MỤC LỤC
Những kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nhà kinh doanh lựa chọn áp dụng phương thức giải quyết TCKT phù hợp với mình; các nhà hoạch định chính sách và các nhà xây dựng pháp luật ý tưởng liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế giải quyết TCKT. - Thông qua -các ví dụ thực tiến, luận án đã đánh giá một cách toàn diện thực trạng giải quyết TCKT qua các phương thức thương lượng, trung gian hòa giải, tòa án và trọng tài; chỉ ra các bất cập trong pháp luật về giải quyết TCKT và phân tích nguyên nhân của những bất cập đó.
Như vậy, tranh chấp thương mại, xét về tính chất là tranh chấp hợp đồng; xét về nội dung là tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại hay các hoạt động xúc tiến thương mại; xét về chủ thể là tranh chấp giữa thương nhân (một loại chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập. và thường xuyên) với thương nhân, thương nhân với các bên có quan hệ với thương nhân trên cơ sở hợp đồng. Đây là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên công ty đối với công ty TNHH (thông thường tài sản góp vốn là tiền mặt, hiện vật hoặc bản quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với công ty cổ phần; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đòi các khoản nợ của công ty, thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty hay tranh chấp về các vấn để khác liên quan đến việc.
Trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như các hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư, các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng có những quy định về áp dụng phương pháp thương lượng, hòa giải như là các biện pháp ưu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trên thực tế có nhiều hợp đồng quy định cu thể diéu khoản giải quyết tranh chấp: "Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, trước hết các bên phải thương lượng, hòa giải với nhau", Nhưng khi tranh chấp xảy ra, một bên không thực hiện thủ tục thương lượng mà khởi kiện ngay ra Tòa án thì Tòa án vẫn thụ lý vụ kiện và trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải các bên đương sự.
Theo quy định của Nghị định số 116/CP, các Trung tâm Trọng tài kinh tế có thẩm quyển giải quyết các tranh chấp về HDKT, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên có thỏa thuận bằng văn bản đưa vụ việc ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài kinh tế đó. FOCOCEV phát đơn kiện tai Tòa án nhưng Toa án khéng thụ lý đơn với lý do các bên đã có thỏa thuận trọng tài (căn cứ vào khoản5 Điều 32 PLTTGQCVAKT). Sau nhiều thủ tục phức tạp và với cả sự hướng dẫn của TANDTC thì. Tòa án địa phương mới thụ lý. Khi Tòa án ra quyết định khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản của VAIT thì VAIT mới đồng ý thỏa thuận lại điều khoản thỏa thuận trọng tài để trao thẩm quyền giải quyết cho TTTTQTVN nhưng đến lượt FOCOCEV không chấp thuận. TTTTQTVN giải quyết nếu có nhu cầu. TANDTC xét xử giám đốc thẩm và quyết định hủy bản án phúc thẩm ngày 14/8/1997 và giao vụ án cho Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nắng xét xử phúc thẩm lại theo thủ tục chung. Như vậy, từ một vụ án không lấy gì làm phức tạp về mặt nội dung nhưng do bất đồng quan điểm về thẩm quyền mà phải trải qua nhiều lần xét xử. Nguyên nhân ở đây là do pháp luật không quy định cụ thể điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng như các trường hợp thỏa thuận trọng tài không có giá trị và Tòa án có thể tham gia giải quyết theo yêu cầu của một bờn. Trong khi cỏc tỡnh huống tương tự đó được quy định khỏ rừ trong Cụng ước New-York năm 1958 tại Điều 1 khoản 3:. Tòa án của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về một vấn đề mà các bên đã thỏa thuận theo nội dung của điều khoản này, sẽ theo yêu cầu của một trong các bên, đưa các bên ra Trọng tài giải quyết, trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hoặc hết hiệu lực, không thể thi hành hoặc không thể áp dụng được. * Về quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong việc giải quyết TCKT Chúng ta đều biết rằng Trọng tài là một cơ quan tài phán tư nhân. Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước. Bởi vậy, các. quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế. Trong khi đó, để thực hiện tốt chức năng tài phán của mình, Trọng tài thường xuyên có nhu cầu tiến hành các biệr pháp mang tính cưỡng chế, như: các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấo tạm thời, áp dụng các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ; công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài; không công nhận và hủy quyết định của Trọng tài. Do không có cơ chế hỗ trợ từ phía Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài mà các Trung tâm trọng tài, kể ca TTTTQTVN rất lúng túng trong những trường hợp phải áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế, đặc biệt trong việc thi hành phán quyết của Trọng tài. Đã có rất nhiều phán quyết của trọng tài khòng được thi hành trong thực tế, gây nhiều thiệt hại về lợi ích kinh tế cho bên được thi hành phán quyết trọng tài, làm giảm uy tín của Trọng tài trong nhận thức của các nhà kinh doanh. Phan quyết không được R VI tự nguyện thực hiện và Bissan không biết vận dụng thủ tục nà để có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài. Những vụ như trên là rất nhiều trong thực tiễn giải quyết các TCKT bằng con đường trọng tài [34]. Nhiều trường hợp, Trung tâm trọng tài không thể tiến hành các hoạt động ziải quyết tranh chấp được do không thé ra các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hai mục đích: 1) bảo vệ chứng cứ và (2) bảo đảm cho việc thi hành phán quyết của trọng ‘Ai sau này.
Điều này gây trở ngại đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Trọng tài ở Việt Nam cũng như quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới. Thứ tu: Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài với tư cách là những cơ quan tài phán trong kinh doanh chưa được quan tâm thỏa đáng.
Cũng giống như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, PLTTGQCVAKT quy định gần như toàn bộ các vấn đề cần thiết đến việc giải quyết TCKT như: nguyên tắc của tố tụng kinh tế, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng kinh tế tại Tòa án và các trình tự tố tụng cụ thể cả trong thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, tố tụng kinh tế được xây dựng trên cơ sở kế thừa, kết hợp những quy định thích hợp của tố tụng dân sự (quy định trong PLTTGQCVADS) và tố tụng trọng tài kinh tế trước đây (Điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về HDKT, xử lý vi phạm pháp luật HDKT được ban hành kèm theo Nghị định 70/HDBT ngày 25-3-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài tại Việt Nam là cho đến nay vẫn chưa có cơ chế phối hợp giữa Tòa án và Trọng tài, do đó các phán quyết của các tổ chức Trọng tài Việt Nam chưa được cưỡng chế thi hành nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành.., hoạt động của Trọng tài không hiệu quả. - Các thành phần kinh tế khác tiếp tục được khẳng định và tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển như: kinh tế tập thể (Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm, khóa IX ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể); kinh tế tư nhân (Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa IX ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tao điều kiện phát triển kinh tế tư nhân);.
- Xây dựng Bộ luật Tố tụng Dân sự áp dụng chung cho cả việc giải quyết các tranh chấp dân sự, TCKT và tranh chấp lao động theo hướng đơn giản hóa thủ tục tố tung; dé cao quyền tự định đoạt của các bên tham gia tố tụng; thiết lập thủ tục xét xử rút gọn; mo rộng việc tranh tụng dân chủ; quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với Trọng tài. - Nghiên cứu vai trò và khả năng áp dụng án lệ, tập quán, quy tắc, quy định của các hiệp hội nghề nghiệp với tư cách như là một nguồn của pháp luật tố tụng kinh tế (thu thập, biên soạn các tập án lệ về dân sự, kinh tế, thương mại, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về án lệ và việc áp dụng các tập quán thương mại, quy định của Hiệp hội nghề nghiệp trong việc giải quyết các TCKT).
Theo đó, trong trường hợp cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn chứng cứ, bảo đảm cho việc thi hành quyết định trọng tài sau này, các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo toàn chứng cứ, kê biên tài sản tranh chấp, cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp, phong tỏa tài sản ở những nơi gửi giữ, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng. Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về Trọng tài phải gắn liền và thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; tạo điều kiện cho việc thực hiện triệt để quyền tự do kinh doanh, bảo đảm ý chí, lợi ích, quyền tự do thỏa thuận của doanh nghiệp trong việc quản lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, nếu sự thỏa thuận không trái pháp luật {44, tr.