Tuy nhiên, một cách gián tiếp, các nhà làm luật Việt Nam đã thừa nhận hoạt động kinh doanh ngân hàng như là một loại hình hoạt động kinh doanh đặc thù, chịu sự điều chỉnh của pháp luật d
Trang 1TS NGUYỄN VĂN TUYẾN
Trang 2Trong điểu kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam _.
Trang 3Mã số: TPA/K - 05 - 27
Trang 4TS NGUYEN VĂN TUYẾN
GIAO DICH THUONG MAI CUA NGAN HANG THƯƠNG MA
Trong điều kiện kinh tế thi trường
ở Việt Nam (SÁCH CHUYÊN KHẢO)
laa THU VIEN
WAT HÀ NỘI
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHAP
HÀ NỘI - 2005
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Trong một nén kinh tế, nếu vốn luôn được coi là điều kiện vật
chất để duy trì các hoạt động kinh tế thì sự tồn tại của các ngân hàng,
lại được coi là điều kiện cân thiết cho việc lưu thông các nguồn vốn
trong xã hội Vì thế, việc tổ chức và đảm bảo sự an toàn (cả về phương.
diện kinh tế và pháp lý) cho các giao dịch của ngân hàng luôn được
xem là vấn dé đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế của một đất nước Đối với nước ta, kể từ khi Đảng,
và Nhà nước chủ trương chuyển đổi nẻn kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước thì hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu sự tác
động mạnh mẽ và sâu sắc nhất bởi các yếu tố mới phát sinh trong quá
trình chuyển đổi nên kinh tế ở mức khái quát, có thể hình dung các
yếu tố này được thể hiện trước hết ở những đòi hỏi khách quan về việcthoả mãn nhu cẩu vốn ngày càng tăng cho các hoạt động kinh tế trong
đời sống kinh tế thị trường, thông qua việc xác lập và thực hiện các
giao dịch vẻ vốn giữa các chủ thé kinh tế với nhau, trong đó có các giao dịch thương mại do hệ thống ngân hàng xác lập và thực hiện đối
với khách hàng
Trải qua hơn 15 năm thực hiện tiến trình chuyển đổi từ nén kinh
tế kế hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế thị trường, Việt Nam đãthu được những thành tựu đáng kbích lệ, trong đó đáng lưu ý là những
thành công trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tăng trưởng kinh tế
liên tục ở mức cao và đã xây dựng một hệ thống ngân hàng theo mô
hình hai cấp thích hợp với điều kiện nên kinh tế thị trường Trong điều
kiện đổi mới đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, sâu sắc và toàn diện vẻ các giao dịch thương mại của ngân hàng để thông qua đó
xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao
dịch thương mại của ngân hang cũng như hoàn thiện kỹ thuật nghiệp
vụ ngân hàng trong điều kiện hiện nay là điều cần thiết và cấp bách.Trong nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt
động ngân hàng nói riêng đã trở thành để tài nghiên cứu của nhiều
Trang 6công trình khoa học có giá trị của các tác giả trong và ngoài nước Ở
mức khái quát, có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu vẻ hệ
thống ngân hàng và hoạt động ngăn hàng chủ yếu được các tác giảliếp cận dưới góc độ kinh tế Còn ở góc độ pháp lý, tuy cũng có một
số công trình nghiên cứu luật học vẻ lĩnh vực ngân hàng nhưng chủ
yếu tập trung nghiên cứu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mạihoặc nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt dongkinh doanh của ngân hàng thương mại, hoặc chỉ nghiên cứu vẻ mộtlĩnh vực giao dich cụ thé của ngân hàng thương mại Có thể nhận thấycác công trình khoa học này ít nhiều đã tiếp cận từ góc độ phân tíchpháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung hoặc nghiên cứu
một loại hình giao dịch cụ thể của ngân hàng Tuy nhiên, nhiêu vấn đẻ
lý luận pháp lý liên quan đến các giao dịch thương mại của ngân hànghoặc còn đang bị bỏ ngỏ, hoặc cần được nghiên cứu, luận giải mộtcách sâu sắc và toàn diện hơn nữa
Với ý nghĩa là một chuyên khảo luật học nghiên cứu chuyên sau
những van dé lý luận và thực tiễn vẻ giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại, cuốn sách “Giao dịch thương mại của ngân hàng,
thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS
Nguyễn Văn Tuyến, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, là một
chuyên khảo đặc biệt cung cấp những thông tin và tri thức khoa học
bổ ích trong lĩnh vực pháp luật quan trọng và mới mẻ này Hy vọng.
cuốn sách sẽ là tai liệu tham khảo hữu ích cho nhiều giới độc giả,đặc biệt là các giảng viên, các nhà nghiên cứu, sinh viên các ngànhkinh tế, luật và các cán bộ thực tiễn dang hoạt động trong lĩnh vựcngân hàng
Xin tran trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Tháng 8 năm 2005
Nhà xuất bản tư pháp
Trang 7Những vấn dé lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mai
Chương 1
NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH
THUONG MAI CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI
Hiện tại, trong nền luật học nước nhà, lý thuyết vẻ giao dịch nói chung
và giao dich thương mại của ngân hàng thương mại nói riêng vẫn dang
là vấn dé gây nhiều tranh luận Ấn phẩm này được biên soạn trong bối
cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam đang có nhiều thay đổi để theo kipvới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Các khảo cứu mang tinh lý luận
vẻ giao dich thương mại của ngân hàng thương mại trong chương này sẽ
là tiền để cn thiết cho việc xem xét bản chất pháp lý của các giao dich thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trong các chương sau.
1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BAN CUA GIAO
DỊCH THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1, Định nghĩa giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại
Trước hết, cần bắt đầu từ khái niệm vé giao dịch thương mại,
xét trong mối quan hệ với giao dịch dan sự.
Quan niệm vẻ giao dịch thương mại
Trong đời sống pháp lý, sự tồn tại của một chủ thể pháp luật thường gắn lién với những hành vi pháp lý do họ xác lập và thực hiện đối với chủ thể khác trong khuôn khổ các quan hệ pháp luật Hanh vi pháp lý - với tính cách là một loại sự kiện pháp lý, cho dù tồn tại dưới nhiều dang thức khác nhau và phản ánh sự diéu chỉnh
Trang 8GIAO DỊCH THƯƠNG MAI CUA NGAN HANG THƯƠNG MAI TRONG DIEU KIỆN
của pháp luật ở những mức độ, cách thức khác nhau nhưng chúng,đều có điểm chung mang tính bản chất, đó là sự thể hiện ý chí
của chủ thể pháp luật nhằm mực đích tạo ra các hệ quả pháp ly’.
Xét trong tính đa dạng của hành vi pháp lý, giao dịch dân sự được
xem là một loại hành vi pháp lý điển hình Loại hành vi pháp lý
này được nhận diện, phân biệt với những loại hành vi pháp lýkhác (ví dụ hành vi làm luật, hành vi hành chính, hành vi quản
) bởi các đặc trưng cơ bản như tính uw nguyện, có chủ đíchkhi bay tỏ ý chí của chủ thể giao dich cũng như đặc trưng về khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi (năng lực hành vi) của chủ
thể giao dịch Trong lịch sử hình thành và phát triển của giao dịch
dân sự, có một loại giao dịch phát sinh trong lĩnh vực đặc thù làhoạt động thương mại và được giới nghiên cứu gọi là giao dịch
thương mại (hay hành vi thương mại)
Kể từ khi xuất hiện loại hình giao dịch thương mại trong hoạt
động thương mại, lịch sử ngành luật học đã chứng kiến cuộc tranh luận kéo dai nhiều nam trong giới luật học xung quanh van
dé xác định ranh giới pháp lý giữa giao dich dan sự và giao dich
thương mại Trong thời điểm hiện nay, cuộc tranh luận này tuykhông còn nhiều ý nghĩa nữa nhưng ý tưởng vẻ sự phân biệt ranh
giới giữa giao dịch dân sự và giao dịch thương mại vẫn còn đểnhững ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đối với nền luật học của
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Điều này thể hiện
ở chỗ, do cố gắng đi tìm ranh giới giữa giao dịch dân sự và giao
dịch thương mại nên trong nhiều trường hợp thực tiễn, các co
quan có chức năng xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật ở
nước ta đã gặp nhiều khó khan, vướng mắc trong quá trình xâydựng cơ chế diéu chỉnh pháp luật cũng như lựa chọn phương án
Ý Xem: Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai TH, 62 Lê Lợi, Sài Gòn, 1964, tr 36.
Trang 9Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự và thương mại Sự
bế tắc trong quá trình điều chỉnh pháp luật đối với một số quan hệ
vừa có tính chất đân sự, vừa có tính chất thương mại ở nước tacũng như ở nhiều nước khác theo truyền thống pháp luật dân sự
đã chứng minh phần nào sự hạn chế của quan điểm phân biệt ranhgiới giữa giao dịch dân sự và giao dịch thương mại
Thực ra, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật chủ yếu phụ
thuộc vào sự phù hợp, tương thích của hệ thống pháp luật đó vớitình trạng xã hội hiện tại cũng như khả năng ứng dụng cao các quyphạm, chế định của hệ thống pháp luật đó trong đời sống thực tiễn.Nhận thức này cho thấy sự không cần thiết phải cố gắng tìm cách
phân biệt sự khác nhau giữa giao dịch dân sự và giao dịch thươngmại hoặc tìm cách tách biệt chúng như là những sự kiện pháp lý có
bản chất khác nhau Điều này cũng có nghĩa là cẩn chấp nhận
quan điểm coi giao dịch phát sinh trong hoạt động thương mại
(giao dịch thương mai) chi là loại giao dịch dân sự có tính đặc thi
Thật vậy, có thể nhận thấy tính đặc thù của các giao dịch phát sinh
trong hoạt động thương mại (giao dịch thương mại) dã phản ánh
quá trình phát triển tự nhiên của đời sống dân sự, vượt ra ngoài
khuôn khổ vốn được xem là tương đối “mềm dẻo” của pháp luậtdân sự truyền thống? và được thể hiện ở những điểm cơ bản như:
tính thường xuyên, chuyên nghiệp của hành vi giao dịch; mục đích
rõ rang là tìm kiếm lợi nhuận của chủ thể giao dich’
Việc chấp nhận quan điểm coi giao dịch thương mại chỉ là
loại giao dịch dan sự có tính đặc thù sẽ có những ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sau day:
? Xem: Nhà pháp luật Việt - Pháp, kỷ yếu hội thảo khoa học về "Sự phái triển của pháp
luật dân sự và thương mại Pháp", Hà Nội 1991 tr 6
3 Xem: TS Phạm Duy Nghĩa, Tìm hiểu luật thương mại Việt Nam, Nxb Chỉnh trị quốc gia,
Hà Nội 2000, tr, 1,
Trang 10GIÁO DICH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN
~ Về mặt lý luận, quan điểm này cho phép chúng ta có những, nhận thức khách quan, khoa học và chính xác hơn vẻ sự thống,
nhất vốn có, mang tính bản chất giữa giao dịch dân sự và giao địch thương mại - với ý nghĩa là hai khái niệm thuộc cặp phạm
trù cái chung - cái riêng, trong đó giao dịch dân sự thuộc phạm
trù “cái chung”, còn giao dịch thương mại thuộc phạm trù "cái riêng” theo nguyên lý “cái chung nằm trong cái riêng và cái riêng,
bao hàm cái chung” của triết học Mác xít Nguyên lý triết học
này cho phép khẳng định rằng vé lý thuyết, giao dịch thương mại (chính xác hơn là giao dịch dân sự đặc thù phát sinh trong hoạt
động thương mại) luôn có bản chất dan sự - quyén lợi tư và bởi vậy, đương nhiên sẽ chịu sự chỉ phối của các quy tắc pháp lý
chung dành cho những giao dịch dân sự Mặt khác, loại giao dịch
này cũng phan ánh những thuộc tính riêng (tính đặc thù) nên cần phải được điểu chỉnh cả bằng những quy tắc pháp lý có tính chuyên biệt, vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý chung của giao dịch
dân sự truyền thống.
- Về mặt thực tiễn, chấp nhận quan điểm này không những giúp ích cho việc thiết kế, xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật
thích hợp đối với các giao dich phát sinh trong đời sống xã hi
mà còn cho phép tránh được các khó khăn và rắc rối trong việc chọn luật áp dụng đối với các “hành vi hỗn hợp” hay giao dich
“lưỡng tính”, vốn thường gặp trong đời sống dân sự ở nước ta
cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới
Tom lại, việc chấp nhận quan điểm coi giao dịch phát sinh
trong hoạt động thương mại chỉ là các giao dịch dân sự có tính
chất đặc thù, có thể xem là giải pháp hiệu quả để chấm dứt sự
tranh luận không cần thiết vẻ ranh giới pháp lý giữa giao dịch dân
sự và giao địch thương mại Trên cơ sở đó góp phần giải toả các khó khăn, vướng mắc hiện đang gặp phải trong quá trình điều
Trang 11Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
chỉnh pháp luật đối với hoạt động thương mại nói chung và hoạt
động thương mại của ngân hàng thương mại nói riêng
Khái niệm giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
Ý thức rằng giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
là vấn dé có liên quan chat chẽ với chủ thể thực hiện chúng - ngân
hàng thương mại nên trước hết cản phải làm rõ khái niệm ngânhàng thương mại (với ý nghĩa là một khái niệm trung gian và có
tính chất tiến để) để từ đó tiếp cận đến khái niệm giao dịchthương mại của ngân hàng thương mại
Nhận diện bản chất của ngân hàng thương mai
Có nhiều quan niệm khác nhau vẻ ngân hàng thương mại.
Thực trang này bat nguồn từ tính chất phức tạp của các nghiệp vụ
ngân hàng, tính đa dạng của các loại hình ngân hàng cũng như
tính đặc thù vẻ truyền thống dân tộc, tập quán phong tục, luật lệcủa mỗi quốc gia và đặc biệt là sự thay đổi thường xuyên của cácnghiệp vụ ngân hàng theo tiến trình phát triển kinh tế Thật vậy,
theo định nghĩa của đạo luật ngân hàng Pháp ngày 13/6/1941 thì
“ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường
xuyên là nhận tién bạc của công chúng dưới hình thức ký thác
hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ,trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tin dung và tài chink"; Luậtngân hàng Đài Loan quy định: “thuật ngữ ngân hàng thương mại
trong Luật này được hiểu là một ngân hàng mà các chức năng
chính là nhận tiên gửi tài khoản phát hành séc và cấp tin dung
ngắn han”; Luật ngân hàng thương mại của Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa quy định: “các ngân hàng thương mại được nêu ra
trong luật này là các bộ phận hợp nhất được thành lập theo bộ
* Xem Lê Tải Triển chủ biên, Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, quyền |, Sài Gòn,
1972, tr 586, 567
Trang 12GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN
luật này và Luật công ty của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, dé nhận tiển gửi từ công chúng, cấp các khoản vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán và tiến hành các loại hình kinh doanh có liên
quan khác" Còn Pháp lệnh ngân hang, hợp tác xã tín dụng vàcông ty tài chính (1990) của Việt Nam lại định nghĩa: "ngá»
hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiên tệ mà hoại dong chủ
yếu và thường xuyên là nhận tin gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dung số tién đó để cho vay, thực hiện
nghiệp vụ chiết khấu va làm phương tiện thanh toán ”
Tit các định nghĩa nêu trên, có thể nhận thấy hầu hết pháp
luật các nước đều lấy tiêu chí chức năng và nội dung hoạt động
ngân hàng làm cơ sở đề định nghĩa vẻ ngân hàng thương mại Các định nghĩa này, cho dù được diễn đạt khác nhau nhưng đều thừa
nhận rằng một ngân hàng thương mại phải hội đủ những tiêu
chuẩn sau da}
- Về chức năng hay nội dung hoạt động, một ngân hàng
thương mại phải tiến hành nhận điển gửi thường xuyên từ công
chúng, sử dụng nguồn vốn đó để cấp tin dung cho khách hàng và cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán như một nghề
nghiệp chính của mình Cả ba loại hình hoạt động này (nhận tiền gửi từ công chúng, cho công chúng vay tiền va cung ứng các
phương tiện, dịch vụ thanh toán) đều phải được ngân hàng thương,
mại thực biện một cách thường xuyên và chuyên nghiệp Đây là
dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng (nói chung) và ngân hàng thương mại (nói riêng) với tổ chức tín dụng khác không phải là ngân hàng” Nếu một tổ chức chỉ huy động vốn từ công chúng mà không sử dụng nguồn vốn đó để cấp
tín dụng như một nghề nghiệp chính (ví dụ, các quỹ tiết kiệm hay
Trang 13Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
các ngân hàng tiết kiệm), hoặc chỉ cấp tín dụng cho khách hàng
bảng nguồn vốn tự có của mình chứ không phải bằng nguồn vốnnhận tién gửi từ công chúng là chủ yếu (ví dụ, các công ty tàichính, công ty cho thuê tài chính hay các công ty bảo hiểm) thì
không thể gọi là ngân hàng thương mai
- Về tên gọi, một ngân hàng thương mại nhất thiết phải duocNgân hàng Trung ương cho phép sử dụng cụm từ “ngân hàng”hoặc “ngân hàng thương mại” như tên gọi chính thức của mìnhtrong quá trình giao dịch Nói khác đi, không một tổ chức nào có
thể được xem là ngân hàng thương mại, nếu không được cơ quan
có thẩm quyền (theo pháp luật Việt Nam, cơ quan này là Ngân
hàng Nhà nước) cho phép sử dụng danh từ “ngân hàng” hoặc
“ngân hàng thương mại” làm tên giao dịch chính thức của mình
- Vé mục dich, một ngân hàng thương mại bao giờ cũng coi
lợi nhuận là mục tiêu chính yếu cần theo đuổi khi tiến hành các
giao dịch với khách hàng Tiêu chí này cho phép phân biệt giữangân hàng thương mại với các loại hình ngân hàng khác như ngânhàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác hay ngânhàng chính sách Tuy nhiên, sự phân biệt giữa ngân hàngthương mại với các loại hình ngân hàng khác theo tiêu chí này
cũng chỉ là tương đối và ranh giới phân biệt giữa chúng cũng rất
mong manh, bởi lẽ trong thực tiễn giao dịch, không chỉ các ngân
hàng thương mại mới xác lập giao dịch với khách hàng vì mụctiêu lợi nhuận mà nhiều khi ngay cả các ngân hàng đầu tư hay ngân hàng chính sách cũng có thể thực hiện các giao dich vì mug
tiêu nay Đặc biệt, trong bối cảnh hau hết các ngân hàng trên thế.giới đang tìm cách chuyển hoá từ mô hình chuyên doanh sang mô.hình kinh doanh đa năng như hiện nay thì sự phân biệt giữa ngânhàng thương mại với các ngân hàng đầu tư hay ngân hàng chínhsách lại càng có ý nghĩa tương đối
Trang 14GIÁO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THUONG MẠI TRONG DIEU KIEN
Tir những phân tích trên đây vẻ khái niệm ngân hàng thương,
mại, có thể khẳng định tiêu chí cơ bản để nhận dạng một ngân
hàng thương mại trong số các loại hình tổ chức tín dụng, chính là
nhờ ở các giao dịch thương mại chủ yếu mà nó thực hiện trên thị trường như một nghề nghiệp có tính chức nang, bao gồm trước hết và chủ yếu là giao dịch nhận tiền gửi, giao dich cấp tín dụng
và giao dịch dịch vụ thanh toán.
Khái niệm giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
Khó có thể tìm thấy một định nghĩa chính thức nào vẻ giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong pháp luật nước.
ngoài cũng như trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt
Nam Tuy nhiên, trong các đạo luật vé thương mại của các nước
đã từng có những điều khoản cụ thể ghi nhận hoạt động kinh doanh ngân hàng như là những hành vi thương mại (hay giao dịch thương mại) mang tính bản chất Ví dụ, Điều 632 Bộ luật thương
mại Pháp quy định các hoạt động ngân hàng và hối đoái chính là những hành vi thương mại bản chất Bộ luật thương mại Đức
năm 1897 cũng quy định tương tự như vậy tại điểm 4 khoản 2
Điều 1 của bộ luật quan trọng này Còn Bộ luật thương mại Sài
Gon năm 1972, tại Điều thứ 342 quy định các hoạt động ngân
hàng là hành vi thương mại” và Bộ luật thương mại Nhật Bản quy
định tại khoản 8 Điều 502 vẻ các giao dịch thương mại, trong đó
có giao dịch của ngân hang’ Riêng đối với Bộ luật dan sự và thương mại Thái Lan, tuy không có: điều khoản nào quy định rõ các hoạt động của ngân hàng là hành vi thương mại nhưng trên thực tế Bộ luật này đã thừa nhận những hoạt động giống như hoạt
© Xem: FRANCIS LEMEUNIER, Nguyên lý và thực hành Luật thương mại, Luột kinh
doanh, Nxb Chính ti quốc gia, Hà Nội, 1993, tr 21
3 Xem: Nguyễn Hùng Trương sao lục, Bộ luật thương mại, Sài Gon, 1972, tr 109
* Xem: Bộ luật thương mại và luật những ngoại lệ về kiểm soát của Nhật Bản, Nxb Chính
Trang 15Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
động của một ngân hàng (bao gồm việc nhận ký gửi tiền và cho
vay tiền) là những giao dich thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật
dân sự và thương mại”
Ngoài việc khẳng định các hoạt động ngân hàng hay hoạt
động kinh doanh ngân hàng là hành vi thương mại (giao dịchthương mại) trong các Bộ luật thương mại như một quy tắc pháp
lý chung, các đạo luật vẻ ngân hàng của một số nước còn có
những quy định cụ thể mang tính liệt kê các hành vi pháp lý đượccoi là hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Ching
hạn, tại Diéu 3 Luật ngân hàng thương mại của nước Cong hoànhân dân Trung Hoa (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1995) quy định
vẻ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; Điều
11.1 chương hai Luật ngân hàng Ba Lan (ban hành ngày
31/11/1989) quy định vẻ các hoạt động ngân hàng của ngân hàng.thương mại hoạt động trên lãnh thổ Ba Lan; khoản mục 2 (giảithích từ ngữ) trong phân mở đầu của đạo luật 372 (Luật các tổ
chức tài chính và ngân hàng năm 1989) của Malaysia quy định vẻkhái niệm kinh doanh ngân hàng; tiết 1 (những quy định vẻ kháiniệm) trong phân thứ nhất (những quy định chung) của đạo luật
vé ngành tín dụng Đức quy định vẻ các nghiệp vụ ngân hàng do
tổ chức tín dụng thực hiện trên lãnh thổ nước Đức - Ngoài ra,
trong các đạo luật về ngân hàng của một số nước cũng đã tìmcách đưa ra định nghĩa chính thức về hoạt dong ngân hàng, chinghạn như Diéu 1 Luật ngân hàng Pháp số 84-46 ban hành nam
1984 quy định vẻ khái niệm hoạt động ngân hàng trên lãnh thổnước Pháp: “Các hoạt động ngân hàng bao gôm nhận vốn của
nhân dân, hoạt động tín dụng cũng như cấp và quản lý các
° Xem: Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, 168-172.
Trang 16GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MAI TRONG BIEU KIEN
phương tiện thanh toán ",
Không giống như pháp luật thương mại của nhiều nước trên thế giới, pháp luật thương mại hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định nào trực tiếp khẳng định hoạt động ngân hàng là một loại hành vi thương mại Điều này cho thấy nội hàm của khái
niệm hành vi thương mại trong pháp luật Việt Nam được hiểu
rất hẹp, không bao gồm các hoạt động thương mại đặc thù như hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh chứng khoán Tuy nhiên, một cách gián tiếp, các nhà làm luật Việt Nam đã thừa nhận hoạt động kinh doanh ngân hàng như là một loại hình hoạt động kinh doanh đặc thù, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, thương mại nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng, bằng cách đưa
ra khái niệm hoạt động ngân hàng tại khoản 7 Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng, theo đó “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiên tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tién gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Có thể nhận thấy, mặc dù pháp luật thương mại và pháp luật
ngân hàng của mỗi nước có những quy định tương đối khác nhau
(bằng cách liệt kê hoặc đưa ra một định nghĩa tổng quát) vẻ các
loại hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nhưng tựu trung, các đạo luật này déu trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận
những vấn để cơ bản sau đây:
Một là, về bản chất, các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng hay hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại déu gắn với phạm trù hành vi thương mại hay giao dich
'® Xem: PTS Nguyễn Đức Thảo - dich và biên soạn, Ngắn hang trong nén kinh tế thi
Trang 17Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mạithương mại của ngân hàng thương mại.
Hai là, về nội dung, các loại hình hoạt động nghiệp vụ kinh
doanh của ngân hàng thương mại tuy được liệt kê với số lượngkhác nhau trong pháp luật ngân hàng của các nước nhưng kháiquát có thể phân loại chúng thành bốn nhóm chủ yếu, bao gồm:
a) các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; b) các hoạt dongnghiệp vụ vẻ cấp tín dụng; c) các hoạt động nghiệp vụ về cung.ứng các dich vụ ngân hang và d) các hoạt động nghiệp vụ khác về
tài chính, tiền tệ, đầu tư Trong bốn nhóm nói trên thi ba nhóm a);b); e) được coi là những nghiệp vụ kinh doanh có tính chức năng
của ngân hàng thương mại và thuộc nội hàm của khái niệm hoạt
động ngân hàng Còn nhóm d) không nằm trong phạm trù khái
niệm hoạt động ngân hàng mà chỉ được xem là những hoạt động.kinh doanh bổ trợ cho hoạt động ngân hang"
Ba là, vẻ tính chất, các hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt
động ngân hàng hay nghiệp vụ ngân hàng bao giờ cũng được các.ngân hàng thương mại thực hiện một cách thường xuyên, liên tục
và mang tính chuyên nghiệp
Bốn là, vẻ mục dich, các hoạt động kinh doanh do ngân hàng
thương mại thực hiện đều theo đuổi một mục đích chung là tìmkiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở tiến hành các giao dịch pháp lý
với khách hàng.
Những phân tích trên đây cho thấy các nhà làm luật của các
nước có ý đồng nhất giữa khái niệm hoạt động ngân hàng với
khái niệm hoạt động kinh doanh ngân hàng và khái niệm nghiệp
vụ ngân hang, do đó cũng đồng nhất với khái niệm giao dịchthương mại của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, giữa khái niệmgiao dịch thương mại của ngân hàng thương mại với các khái
` Xem: PTS Nguyễn Đức Thảo - dich và biên soạn, 44g, tr 228 HU VIE N
Trang 18GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HÀNG THUONG MẠI TRONG ĐIỀU KIEN
niệm hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng hay.
hoạt động nghiệp vụ ngân hàng không phải hoàn toàn đồng nhất.
Điều này thể hiện ở chỗ, nếu xét vé bản chat thì hoạt động ngân
hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng hay hoạt động nghiệp vụ ngân hàng là nội dung kinh tế của các giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Trong khi đó, giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại có thể hiểu là hình thức pháp lý để thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng hay hoạt động nghiệp vụ ngân hàng Từ mối quan hệ này cho phép khẳng định rằng: không có hoạt động nghiệp vụ kinh doanh nào
của ngân hàng thương mại mà không được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là giao dịch thương mại và ngược lại, cũng không có giao dịch thương mại nào của ngân hàng thương mại
mà không thể hiện, hàm chứa những nội dung kinh tế nhất định
-các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Trong thực tiễn pháp lý, ngân hàng thương mại có thể xác lập
và thực hiện nhiều loại giao dịch khác nhau nhưng không phải tất
cả các giao dịch đó đều được coi là giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Sẽ hợp lý khi cho rằng chỉ những giao.
dịch do ngân hàng thương mại xác lập và thực hiện đối với khách hàng trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mới là giao địch thương mại Còn các giao dịch khác của ngân hàng thương
mại, mặc dù cũng do ngân hàng thương mại xác lập và thực hiện
nhưng không phải trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh
và không nhằm mục đích rõ rằng là thu lợi nhuận thì không thể
xem là giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại, các giao dịch loại
này không nhiều và không phải là phổ biến.
Tóm lại, có thể định nghĩa vé giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại như sau:
Trang 19Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại là hành vipháp lý do ngân hàng thương mại xác lập và thực hiện một cách
tự nguyện, có chủ dich trong khi tiến hành công việc kinh doanh
của mình, nhằm hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận trên cơ sở xáclập các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chính mình thực hiện đối
phát triển không ngừng các nghiệp vụ kinh doanh mới, nhằm mụcdich nâng cao khả nang cạnh tranh của minh trên thị trường va
đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng củathị trường Điều này khiến cho số lượng các nghiệp vụ kinhdoanh nói chung và giao dich thương mại nói riêng của ngânhàng thương mại có xu hướng ngày càng đa dạng, tinh vi và phức.tạp Nhìn từ góc độ quản lý, việc điều chỉnh pháp luật đối với cácloại hình hoạt động kinh doanh đa dạng và phức tạp của ngânhàng đòi hỏi phải bất đầu từ cơ sở lý luận là những nhận thứckhách quan, đúng đắn vẻ mỗi loại hình giao dịch thương mại của.ngân hàng thương mại, đặc biệt là việc nhận diện, phân biệt mộtcách rạch rồi, có cơ sở khoa học giữa giao dịch thương mại chủ
yếu và giao dịch thương mại không chủ yếu của ngân hàng
thương mại Sự phân biệt này có ảnh hưởng đáng kể đến việc xâydựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp đối với các hoạt động,kinh doanh của ngân hàng thương mại
Một cách khái quát, có thể phân loại các giao dịch thương mạicủa ngân hàng thương mại dựa vào những tiêu chí cơ bản sau đây:Thứ nhất, nếu dựa vào cấu trúc chủ thể tham gia giao dịch va
Trang 20GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG DIEU KIỆN
cách thức thể hiện ý chí giữa các chủ thể đó thì có thể phân loại
thành giao dịch thương mại da phương (giao dịch thể hiện sự thống
ới nhiều bên đối tác, ví dụ:
giao dịch cho vay hợp vốn, giao dịch đồng bảo lanh ); giao dich
thương mại song phương (giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí
giữa ngân hàng thương mại với một bên đối tác, ví dụ: giao dịch nhận tiền gửi, giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá ) và giao dich
thương mại don phương (giao dịch chi thể hiện ý chí đơn phương
của ngân hàng thương mại, ví dụ: hành vi phát hành séc của ngân
hàng thương mại cho người thụ hưởng séc ).
Thứ hai, nếu dựa vào hệ quả pháp lý của giao dịch, có thé
phân loại thành giao dịch cam kết (ví dụ, việc ký kết hợp đồng tín dụng ) và giao dịch định đoạt (ví dụ, việc giải ngân của ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn ) Vé lý thuyết, hai
loại giao dịch này khác nhau ở chỗ, giao địch cam kết chỉ có hệ
quả làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia vào giao dịch, còn giao dịch định đoạt lại có hệ quả làm
chuyển dịch quyền sở hữu một tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (các bên tham gia vào giao dịch) để nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã phát sinh từ giao dịch cam kết” Hai loại giao
dich này tuy có thé xem là những hành vi pháp lý độc lập nhưng
giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, chỉ phối lẫn nhau, trong đó giao dịch cam kết là tién dé để xác lập giao dịch
định đoạt và ngược lại, giao dịch định đoạt là công cụ, phương,
tiện để thực hiện giao dịch cam kết.
Thứ ba, nếu dựa vào tính chất nghiệp vụ kinh doanh của ngân
hàng thương mại, có thể phân loại thành các nhóm như giao dịch
* Xem: PTS, Trấn Đình Hảo “Glao dịch dân sự và nghĩa vụ dân su”, Báo cáo chuyên đề
của để ti: "Những vấn để lý luận cơ bản về Bộ luật dân sự Việt Nam", Để tai khoa hoc
Trang 21Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
trong lĩnh vực huy động vốn; giao dịch trong lĩnh vực cấp tíndụng; giao dịch dịch vụ ngân hàng; giao dịch ngoại hối; giao dịch
đầu tư tài chính ra bên ngoài; giao dịch mua bán nợ; giao dịchchứng khoán; giao dịch bảo hiểm Trong số các loại hình giaodịch này, có những giao dịch được mọi ngân hàng thương mại
thực hiện như một nghề nghiệp chính mang tính chức năng nên
có thể gọi là giao địch thương mại chủ yếu (ví dụ: giao dịch trong
Tinh vực huy động vốn, giao dịch trong lĩnh vực cấp tín dụng vàgiao dich dich vụ ngân hàng) Mặt khác, cũng có những giao dịchkhông dược mọi ngân hàng thương mại thực hiện như một nghềnghiệp chính mang tính chức năng của nó nên có thể gọi là nhữnggiao dịch thương mại không chủ yếu của ngân hàng thương mại(ví dụ: giao dịch đầu tư tài chính ra bên ngoài, giao dịch mua bán
nợ, giao dịch chứng khoán, giao dịch bảo hiểm ) Theo cách
phân loại này, có thể hiểu rằng giao dịch thương mại chủ yếu của
ngân hàng thương mại là giao dich được mọi ngân hàng thương
mại thực hiện thường xuyên trên thị trường như một nghề nghiệpchính mang tính chức năng và đem lại nguồn doanh thu, lợi
nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại
Với quan niệm như vậy, có thể hình dung giao dịch thươngmại chủ yếu của ngân hàng thương mại có những đặc trưng cơ
+ Giao dịch thương mại chủ yếu là giao dịch đem lại nguồn
doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mai
Trang 22GIAO DỊCH THUONG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN
'Từ sự phân tích trên đây về tính đa dạng, phức tạp của các loại
hình giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, có thể
khẳng định khái niệm giao dich thương mại của ngân hàng
thương mại có nội hàm rất rộng Vì thế, trong khuôn khổ của
chuyên khảo này, người viết tập trung vào việc nghiên cứu những
giao dịch thương mại chi yếu, đồng thời là giao dich song
phương do ngân hàng thương mại xác lập và thực hiện đối với khách hàng của họ Còn các loại giao dịch thương mại khác của
ngân hàng thương mại sẽ được nghiên cứu trong các công trình
khoa học tiếp theo sau này
2 Những đặc trưng co bản của giao dịch thương
mại của ngân hàng thương mại
Trong bối cảnh của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hầu
hết các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng như quan hệ nhận tiên gửi, quan hệ cho vay hay quan hệ thanh toán
giữa các ngân hàng với nhau hoặc với các chủ thể khác đều có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước, cả về phương diện tổ chức va
chỉ đạo thực hiện bằng các công cụ kế hoạch tập trung mang tính mệnh lệnh Những quan hệ này không hoàn toàn do chính các ngân hàng tự nguyện xác lập và thực hiện với khách hàng theo
nguyên tắc tự nguyện thoả thuận thông qua việc ký kết và thực
hiện các hợp đồng Vì thế, có thể khẳng định rằng trong điều kiện
nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở nước ta, trên thực.
tế không tồn tại các giao dịch thương mại của ngân hàng thương,mại theo đúng nghĩa của nó
Kể từ khi Dang và Nha nước ta chủ trương chuyển đổi nên
kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị
trường có sự điểu tiết của Nhà nước, chủ trương này đã tạo ra những tiên dé cn thiết cho việc hình thành các giao dịch thương, mại của ngân hàng thương mại, cùng với sự hình thành của hệ
Trang 23Những van dé lý luận về giao dich thương mại của ngân hàng thương mại
thống ngân hàng hai cấp Các giao dịch thương mại này khongchỉ thể hiện những đạc điểm chung của giao dịch thương mại mà
còn hàm chứa những điểm khác biệt (đặc trưng) so với các loại hình giao dịch thương mại của chủ thể khác Những đặc trưng, này, suy cho cùng được quyết định chủ yếu bởi tính đặc thù của
hoạt động kinh doanh ngân hàng trong diéu kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường Khái quát, có thể hình dung các đặctrưng này bao gồi
Đặc trưng thứ nhất, chủ thể xác lập và thực hiện giao dịch
thương mại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yếu làcác ngân hàng thương mại Nói như vậy là bởi vì theo luật định,
ngoài chủ thể chủ yếu là ngân hàng thương mại thì một số chủ thể khác cũng có quyển thực hiện các giao dịch thương mại
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (Điểu 14 Luật các tổ
chức tín dụng) Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu như các giao
dịch thương mại quan trọng và chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đều do các ngân hàng thương mại thực hiện, ví
dụ như giao dịch về huy động vốn, giao dịch về cấp tín dụng hay
giao dich dich vụ ngân hang
Đặc trưng thứ hai, đối tượng giao dịch trong giao dịch
thương mại của ngân hàng thương mại tương đối đặc biệt, đó làtiền, các giấy tờ có giá, ngoại hối hay các công việc chuyên mon
có sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng Tính đặc biệt cla
những đối tượng này thể hiện ở chỗ, chúng không phải là những, hàng hoá thông thường có thể được sản xuất, chế tạo và đem bán.
tự do trên thị trường, cũng không phải là những công việc thông thường mà ai làm cũng được Tính đặc biệt của những đối tượng, này còn thể hiện ở chỗ, chúng là những hàng hoá và dịch vụ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, thiết yếu trong đời sống kinh
tế - xã hội, nhất thiết phải được Nhà nước kiểm soát bằng những,
Trang 24GIAO DICH THƯƠNG MẠI CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI TRONG DIEU KIÊN
quy chế pháp lý có tính chuyên biệt
Đặc trưng thứ ba, giao dich thương mại của ngân hàng thương
mại là loại hình chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ từ phía Nhà nước, trong đó các biện pháp kiểm soát đặc thù được áp dụng như là
những công cụ chủ yếu nhằm đảm bảo lợi ích chung cũng như lợiích riêng của các bên tham gia vào giao dịch Tính đặc thù trong
cơ chế kiểm soát của Nhà nước đối với giao dịch thương mại của
ngân hàng thương mại so với các loại hình giao dịch khác được
thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu như:
+ Nhà nước quy định những điều kiện pháp lý rất khắt khe
đối với các chủ thể khi tham gia giao dịch thương mại ngân
hàng, trong đó trước hết và chủ yếu là các điều kiện giao dịch
đối với ngân hàng thương mại
+ Nhà nước quy định nghĩa vụ trích lập dự trữ bắt buộc, quy
định vẻ giới hạn huy động vốn và cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phan hay các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong kinh
doanh của ngân hàng thương mại (các điều 77, 78, 79, 80, 81,
thương mại của ngân hàng thương mai
Đặc trưng thứ tw, giao dịch thương mại của ngân hàngthương mại là loại hình giao dich có tính “trọng thức” Tính
chất coi trọng về hình thức của loại giao dịch này thể hiện ởhai phương diện: một là, hầu hết các giao dịch thương mại củangân hàng thương mại phải được xác lập bằng hình thức văn
bản (có thể là văn bản viết trên giấy hoặc văn bản điện tử)
Trang 25Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
nhằm tạo ra chứng cứ can thiết cho việc thực hiện giao dich
cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch; hai
là, việc xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại phải tuân theo những trình tự, thể thức hết sức chat chẽ, nhằm đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các bên tham
gia vào giao dịch Chẳng hạn, đối với giao dịch cho vay, donguy cơ rủi ro rất lớn đối với bên cho vay là ngân hàng thương
mại nên khi xác lập giao dịch này, đòi hỏi các bên phải tuântheo một quy trình chặt chẽ bao gồm các bước chủ yếu như:
Xác định các điều kiện cho vay và xét duyệt hé sơ vay vốn;dam phán các điều khoản của hợp đồng vay; ký kết hợp đồng
vay; phê chuẩn hợp đồng Đặc biệt, việc phê chuẩn hợp đồng
thường được đặt ra như một đòi hỏi nghiêm ngặt đối với ngânhàng thương mại nhằm tránh cho doanh nghiệp này những rủi
ro pháp lý không đáng có trong quá trình giao dịch, đồng thời,giúp cho các cơ quan quản trị và diéu hành của ngân hang
thương mại có khả năng kiểm soát được dòng tiền trước khi nó được chuyển ra khỏi tài khoản của ngân hàng để chuyển vào tài khoản của chủ thể khác Thực tiễn giao dịch còn cho thấy,
các cơ quan quản trị và điều hành của ngân hàng thương mạikhông chỉ quan tâm đến thủ tục phê chuẩn hợp đồng trước khi
nó được thực hiện mà ngay cả việc thực hiện các nghĩa vụ của
ngân hàng theo hợp đồng vẫn cần phải có sự kiểm soát của
những người quản lý ngân hàng Ví dụ: khi ký kết hợp đồng tín
dụng, ngân hàng đặt ra những điểu kiện giải ngân đối vớikhách hàng vay vốn và trên nguyên tắc ngân hàng sẽ chỉ thực
hiện nghĩa vụ giải ngân khi khách hang đã thoả mãn day đủ
các điều kiện đó
Tuy nhiên, có một vấn để đặt ra cần được làm sáng tỏ là
Nhà nước cần quy định trình tự, thể thức giao dịch cho các bên
Trang 26GIAO DỊCH THUONG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG DIEU KIỆN.
hay là để cho các bên tự do thoả thuận vẻ trình tự, thể thức đó?
“Theo quan điểm của người viết, quá trình xác lập giao dịch tuy
là công việc riêng của các bên nhưng trong giai đoạn đầu
chuyển sang nên kinh tế thị trường, khi mà các thói quen pháp
lý và tập quán giao dịch văn minh còn chưa được ngân hàng và
khách hàng của họ biết đến nhiều và chưa sản sàng, tự giác tuân thủ thì việc Nhà nước để cho các bên được tự do tiến hành giao dich theo ý mình có thể sẽ tạo ra nguy cơ rủi ro vẻ pháp lý cũng như các tổn thất về kinh tế cho các bên và từ đó phương
hại đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội Vì thế, với mụctiêu bảo vệ trật tự chung và bảo vệ lợi ích riêng của các bêntham gia vào giao dịch, trong giai đoạn này Nhà nước không,thể phó thác hoàn toàn cho các bên được tự do thoả thuận vẻtrình tự, thể thức giao dịch mà thông qua công cụ pháp luật, Nhà nước cần có những quy định chỉ dẫn cụ thể cho các bên
phải tiến hành giao dịch như thế nào để bảo đảm sự an toàn
pháp lý cho chính ho Cho đến khi, những quy định vẻ trình tự,
thể thức giao dịch đã trở thành thói quen pháp lý trong giao
dịch giữa ngân hàng thương mại với khách hang thì các quy
định pháp lý này dần dan sẽ trở thành những quy tắc mang tính
tập quán Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công cuộc cải
cách hành chính, việc pháp luật quy định cụ thể về trình tự, thể
thức giao dịch giữa các bên có thể sẽ gây ra sự phản ứng,không chỉ từ phía các bên giao dịch mà ngay cả từ phía các nhàkhoa học quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách Tuy
nhiên, việc làm nay là cẩn thiết trong diéu kiện hiện nay ở nước ta, trên cơ sở đó nhằm tạo ra môi trường kinh doanh an
toàn, hiệu quả cho các ngân hàng và từng bước hình thành cácthói quen, tập quán giao dịch văn minh cho ngân hàng vakhách hàng của họ
Trang 27Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
3 Sự tác động của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đối với các giao dịch thương mại của ngânhàng thương mại
Theo nghĩa chung nhất, kinh tế thị trường là phương thức tổchức quá trình sản xuất xã hội dựa trên nên ting các nguyên tắc,
nguyên lý và quy luật của thị trường'` Có nhiêu yếu tố khác nhau hợp thành thể chế kinh tế thị trường của một nước và các yếu tố
này đều có sự ảnh hưởng, tác động ở mức độ khác nhau đối với
hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng
nói riêng Xét vẻ phương diện lý thuyết, có thé phân loại các yếu
tố này thành hai nhóm, bao gồm các yếu tố khách quan (chẳng,
hạn như các nguyên tắc và quy luật của thị trường, xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của công nghệ ngân hàng )
và các yếu tố chủ quan (ví dụ điển hình là sự quản lý, điều tiết, kiểm soát của Nhà nước) Sự tác động của hai nhóm yếu tố này
đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói
riêng tuy là khách quan và mang tính phổ biến đối với mọi quốc gia phát triển kinh tế theo hướng thị trường nhưng cách thức vàmức độ tác động của các yếu tố đó trong mỗi nền kinh tế thị
trường lại có sự khác nhau
Trong diéu kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, sự tácđộng của hai nhóm yếu tố này đối với hoạt động kinh tế (trong đó
có hoạt động ngân hàng) vừa phản ánh những nguyên lý chungmang tính quy luật phổ biến đối với mọi nên kinh tế, vừa thể hiện những điểm khác biệt sò với phần lớn các nền kinh tế thị trường
khác trên thế giới Điều này được thể hiện trên những khía cạnh
chủ yến sau đây:
© Xem: Cầu Đại Kim, Đại từ điển kinh tố thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến ti thức
bách khoa, Hà Nội, 1998, tr 111
Trang 28GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIEN
Trước hết, giao dịch thương mại của các ngân hang chịu sự tác
động trực tiếp của những yếu tố khách quan như các quy luật thịtrường, xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng Có thể hình dung sự
tác động của các yếu tố này đối với các giao dịch thương mại của
ngân hàng thương mại không hoàn toàn giống nhau Cụ thể là:
- Su tác động của các quy luật thị trường đối với giao dịchthương mại của ngân hàng (trong đó quan trọng hơn cả là quyluật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu) thể hiện ởchỗ, nếu quy luật giá trị đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải
tính đúng, tính đủ các loại chỉ phí cần thiết trong giá thành sản
phẩm dịch vụ ngân hàng để trên cơ sở đó đảm bảo lợi ích cong bằng cho các bên giao dịch thì quy luật cung cầu lại đòi hỏi các
ngân hàng phải cung cấp số lượng và chất lượng các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thực tế của khách hàng trong
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước Còn quy luật cạnh tranh đòi hỏi mỗi ngân hang phải tự cố gắng vươn lên trong
việc tiếp cận thị trường, mở rộng thị phần của mình ở trong nước
và quốc tế trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
bằng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích, an toàn,
nhanh chóng và hiệu quả
- Sự tác động của yếu tố hội nhập quốc tế đối với giao dịch
thương mại của ngân hàng được thể hiện ở chỗ: Một mặt, xu
hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế dat ra những yêu cầu vàđời hỏi khách quan cho mỗi ngân hàng Việt Nam trong việc mở
trên cơ sở thành lập.các chỉ nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc liên kết hoạtđộng với các ngân hàng nước ngoài thông qua những hợp đồngđại lý cung cấp dịch vụ ngân hàng trên phạm vi toàn cầu Chính
việc mở rộng quy mô, hình thức và phạm vi giao dịch ngân hàng
Trang 29Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
không phụ thuộc vào vấn đẻ địa lý sẽ tạo ra những thời cơ thuậnlợi cho các ngân hàng trong nước như việc tiếp cận với công nghệngân hàng hiện đại và trình độ quản lý ngân hàng tiên tiến trênthế giới Mặt khác, xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá cũng tạo
ra nhiều nguy cơ và thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước
mà đáng kể nhất chính là việc phải cạnh tranh không cân sức vớicác ngân hàng nước ngoài, không chỉ trên thị trường nước ngoài,
thị trường quốc tế mà ngay cả tai thị trường Việt Nam Rõ ràng,
xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay đang là mot
trong số các nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế nói
chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng ở nước ta Sự
tác động khách quan của yếu tố này có tác dụng định hướng choviệc điều chỉnh của Nhà nước đối với các giao dịch thương mại
ngân hàng trong giai đoạn hiện nay bằng công cụ chính sách kinh
tế vĩ mô và hệ thống luật pháp
- Su tác động của cuộc cách mạng về công nghệ ngân hang
đối với các giao dịch thương mại của ngân hàng được thể hiện ở chỗ: Nhờ có những thay đổi lớn lao trong công nghệ ngân hàng,
đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân
hàng mà số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
ngày càng được nâng cao Các giao dịch ngân hàng theo phương
thức truyền thống đang dân bị thay thế bởi các giao dịch ngân
hàng theo phương thức hiện đại mà điển hình là sự phát triển
nhanh chóng của các giao dịch thương mại ngân hàng điện tử Xuhướng tự động hoá và điện tử hoá trong giao dịch ngân hàng ngàynay đang tạo thời cơ rất thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam
nhịp” với sự phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế
giới Đồng thời, xu hướng này cũng tạo ra những thách thức mớicho các ngân hàng trong nước vì phải đối phó với tình trạng dư
thừa nguồn nhân lực không đủ tiêu chuẩn khi đổi mới công nghệ
Trang 30GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG DIEU KIÊN
ngân hàng Thách thức này có thể sẽ là rào cản làm chậm.
trình đổi mới công nghệ ngân hàng ở nước ta, do đó sẽ ảnh hưởng
đến số lượng và chất lượng của các giao dịch thương mại ngân
hàng trong nền kinh tế Day cũng chính là điểm khác biệt trong
sự tác động của cách mang công nghệ ngân hàng đối với các giaodịch thương mại ngân hàng ở Việt Nam hiện nay so với nhiềunước trên thế giới Sự khác biệt này có nguồn gốc từ thực trạng là
các ngân hàng Việt Nam (đặc biệt là ngân hang thương mại nhà
nước) hiện đang sử dụng một nguồn nhân lực khổng 16 nhưng
kém chất lượng, trong khi đó những ràng buộc từ phía Nhà nước
bằng pháp luật lao động cũng như chính sách đối với nguồn nhân lực đã khiến cho các ngân hàng không thể dễ dàng sa thải người lao động để thay thế họ bằng công nghệ ngân hàng hiện đại.
Tu sự phân tích trên đây, có thể nhận xét khái quát rằng trong giai đoạn nền kinh tế dang chuyển đổi ở nước ta hiện nay, tuy các
yếu tố khách quan đang ngày càng khẳng định vai trò ảnh hưởngtích cực của mình đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt
động ngân hàng nói riêng nhưng trên thực tế, sự tác động của các
yếu tố này trong điều kiện cụ thể của Việt Nam còn tương đối mờ.
nhạt Sự mờ nhạt trong vai trò tác động của các yếu tố khách quanđối với hoạt động kinh doanh ngân hàng ở nước ta hiện nay xuất
phát từ việc nhấn mạnh vai trò can thiệp của Nhà nước vào quá
trình kinh tế nhằm mục tiêu khắc phục các thất bại của thị trường.
và hướng tới việc củng cố, phát triển lợi ích chung của cộng đồng.
xã hội Chính sự tác động còn hạn chế của các yếu tố này đối với
hoạt động giao dịch của các ngân hàng là một trong những điểm
đặc thù của Việt Nam so với hầu hết các nền kinh tế thị trường
khác trên thế giới
Thứ hai, các giao dịch thương mại của ngân hàng chịu sự tác
động trực tiếp của các yếu tố chủ quan, trong đó điển hình là yếu
Trang 31Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
tố quản lý, kiểm soát từ phía Nhà nước Có khá nhiều lý do để khẳng định tính khách quan và cần thiết của sự can thiệp từ phía
Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều
kiện nền kinh tế thị trường Chẳng hạn như, bảo đảm sự an toàn cho các khoản tiên gửi của công chúng; giúp Nhà nước kiểm soát
mức cung tiền cho nền kinh tế nhằm phục vụ mục tiêu chung của
quốc gia; bảo đảm sự bình đẳng và công khai trong việc tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng cũng như các dịch vụ tiện tích của ngân hàng cho mọi đối tượng khách hàng; tăng cường và củng cố lòng
tin của dan chúng vào hệ thống tài chính quốc gia để trên cơ sở.
đó thu hút vốn đầu tư của công chúng cho các nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội; ngăn chan sự tập trung tài chính vào tay một số ít
cá nhân, tổ chức có tham vọng chỉ phối nền kinh tế đất nước và
đảm bảo sự vận hành an toàn của nền kinh tế; trợ giúp các khuvực của nên kinh tế có nhu cầu tín dung đặc biệt như hộ gia
các doanh nghiệp nhỏ và khu vực nông nghiệp, nông thôi
lẽ, đạo lý của sự can thiệp này thể hiện ở chỗ, chính những thất bại của thị trường và mối quan tâm đến sự công bảng là lý do kinh tế căn bản dẫn đến sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động kinh tế của xã hội"” và khiến cho Nhà nước trở thành yếu tố.
“trung tâm” của thể chế kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, nhất
là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ở các nước có nên kinh tế thị trường phát triển, sự can thiệp
của Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng được thực hiện chủ
yếu thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, trên cơ sởkết hợp với việc sử dụng công cụ hành chính ở mức độ hợp lý
`* Xem: PETER S.ROSE, Quần tị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2001,
tr 38
` Xem: Ngân hàng Thế giới), Nhà nước trong một thé giỏi dang chuyển đổi, Nxb Chỉnh tị
quốc gia, Hà Nội 1998, tr 41
Trang 32GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THUONG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN
Đối với Việt Nam, do tính đặc thù của một nên kinh tế dang
trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường nên sự can thiệp của Nhà nước đối vớihoạt động giao dịch của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
có những điểm khác biệt so với hầu hết các nền kinh tế thị
trường khác trên thế giới Sự khác biệt này được thể hiện trên
những khía cạnh chủ yếu như:
~ Nhà nước không xoá bỏ triệt để hoàn toàn các thiết chế của nén kinh tế kế hoạch hoá tập trung để xây dựng mới hoàn toàn
các thiết chế của nên kinh tế thị trường mà chủ trương tiếp tụcduy trì một số thiết chế, chính sách còn cần thiết trong giai doan
chuyển đổi nên kinh tế (ví dụ, duy trì biện pháp quản lý bằng
công cụ hành chính, duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,duy trì mục tiêu bảo hộ các ngân hàng trong nước trước sự cạnh
tranh của các ngân hàng nước ngoài ) Mặt khác, Nhà nước chủ
trương từng bước xây dựng các thiết chế, chính sách của nẻn kinh
tế thị trường như việc hoạch định và điều hành các chính sáchkinh tế vĩ mô (chính sách tài chính, chính sách lãi suất ngân hàng,chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách ngoại hối ) xây dựng và
từng bước hoàn thiện các quy định về quyền tự do kinh doanh cũng như đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
ngân hàng thương mại
- Nhà nước trực tiếp thành lập và tổ chức điều hành các ngân
hàng thương mại nhà nước với ý tưởng giúp các ngân hàng nàygiữ được vai trò, vị trí chủ đạo trong hệ thống tổ chức tín dụng,thông qua đó nhằm chỉ phối, tác động đến hệ thống giao dịchsiữa ngân hàng và khách hàng trên thị trường Mặt khác, để thựchiện ý tưởng củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, bằngpháp luật và các công cụ vĩ mô, Nhà nước vẫn định hướng chocác ngân hàng thương mại trong nước (nhất là các ngân hàng
Trang 33Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
thương mại nhà nước) hướng sự cho vay vào khu vực kinh tế nhànước nhiều hơn mà ít quan tâm đến việc định hướng các ngân
hàng này bỏ vốn đầu tư nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phát
quyền nhóm” đang có xu hướng nảy sinh ở nước ta giữa các ngân
hàng thương mại nhà nước với nhau có thể xem là hệ quả của việc
Nhà nước quan tâm không hợp lý đối với khu vực kinh tế nhà
nước, trong đó có các ngân hàng thương mai nhà nước Về lý
thuyết, không thể phủ nhận việc Nhà nước tác động vào hoạt
động giao dịch của các ngân hàng thông qua việc thành lập vàtrực tiếp điều hành các ngân hàng thương mại nhà nước trong giai
đoạn chuyển sang nên kinh tế thị trường ở Việt Nam Tuy nhiên,
trên thực tế phương thức can thiệp này tỏ ra chưa thực sự hiệu
quả Điều đó thể hiện ở chỗ, thực tế hiện nay Nhà nước chưa xây dựng được môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng thực sự
giữa ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước với các ngânhàng thương mại thuộc các hình thức sở hữu khác Đặc biệt, Nhànước chưa thực hiện được vai trò là người đầu tư năng động đối
với các ngân hàng thương mại nhà nước thông qua các chính sáchhợp lý của mình, chẳng hạn như: tăng vốn diéu lệ cho các ngânhàng thương mại nhà nước, trao quyền tự quyết nhiều hơn vàcủng cố năng lực hoạt động cho các ngân hàng này bằng chínhsách quản trị, diéu hành năng động, có hiệu quả trên cơ sở đồi
mới công nghệ ngân hàng và kiện toàn đội ngũ nhân sự theo
chuẩn mực quốc tế, thay vì chỉ cấp bù lỗ và tạo ra các lợi thếkhông công bằng trong môi trường cạnh tranh cho những ngân
hàng thương mại này
- Vé cơ chế và phương thức tác động của Nhà nước đối với
Trang 34GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG DIEU KIỆN
các giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Thực tiễn
cho thấy vẫn còn dấu ấn của quan điểm thiên vẻ sử dụng các công
cụ quản lý trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính hơn là sử dụng
triệt để, mạnh mẽ những công cụ quản lý gián tiếp như các
chương trình, kế hoạch định hướng dài hạn có tính chiến lược, các
chính sách kinh tế vĩ mô điển hình như chính sách tiền tệ quốc
gia, chính sách thuế, chính sách tỷ giá và ngoại hối, chính sáchlãi suất; chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Diéu nayđược thể hiện cụ thể trong các quy định hiện hành vẻ vị trí pháp
lý, chức năng và hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với quan điểm coi trọng chức nang “quản lý nhà nước” một
cách không hợp lý so với chức năng “ngân hàng trung ương” của
cơ quan công quy: biệt này'5
Tir những phân tích trên đây, có thể nhận xét khái quát rằng
sự tác động của yếu tố Nhà nước đối với giao dịch thương mại
của ngân hàng thương mại trong giai đoạn chuyển sang nên kinh
tế thị trường ở nước ta là khách quan và cần thiết Nhưng khi các.
yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường đã hình thành thì Nhànước phải chấp nhận điều tiết theo hướng giảm dân mức độ canthiệp của mình vào hoạt động giao dịch của các ngân hàng
thương mại, thông qua các chính sách cụ thể như tự do hoá lãi
suất trong huy động vốn và cho vay; tách bạch rõ ràng giữa tíndụng vì mục tiêu chính sách với tín dụng vì mục tiêu thương mạivà|chuyển nghĩa vụ cho vay theo chính sách ra khỏi chức năng
"nh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước, bằng cách
trao nghĩa vụ đó cho các ngân hàng chính sách mới được thành
lập bởi Chính phủ; đối xử công bằng, bình đẳng giữa các ngân
hàng trong nước và nước ngoài trên cơ sở cho phép rộng rãi các
'* Xem: Luật ngân hàng nha nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 35Những vấn dé lý luận về giao dich thương mại của ngân hang thương mại
ngân hàng nước ngoài được thực hiện những hoạt động dịch vụ tàichính - ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình hội nhập
đã cam kết trong các Hiệp định thương mại song phương và đaphương; khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại ViệtNam kinh doanh ở nước ngoài bằng chính sách thuế và chínhsách ngoại hối hợp lý Việc chuyển hoá vai trò của Nhà nước từ
mô hình “Nhà nước quản lý” sang mô hình “Nhà nước phục vu”
trong diều kiện hiện nay ở nước ta là một quá trình phát triển phù
hợp với quy luật tiến hoá của xã hội đương đại
II CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1, Tư cách chủ thể của ngân hàng thương mại
trong giao dịch thương mại
Đối với mọi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương,
mại nói riêng, vốn kinh doanh và quyền sở hữu đối với vốn tài sản
trong kinh doanh luôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, nếu.
không muốn nói là chúng có ảnh hưởng mang tính quyết định đối
với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp Vì lẽ đó, nghiêncứu tư cách chủ thể của ngân hàng thương mại có nghĩa là phải
bắt đầu từ việc nghiên cứu vẻ quyền sở hữu vốn kinh doanh của.
ngân hàng thương mại
Quyên sở hữu vốn kinh doanh và sự ảnh hưởng đối với các
giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, xét từ góc
độ kinh tế chính là những quan hệ tài sản phát sinh giữa ngânhàng thương mại với khách hàng Do vậy, muốn xác lập và thực
hiện các giao dịch thương mại này thì một trong những điều kiện
có tính chất tiền dé là ngân hàng thương mại phải có tài sản riêng.Trong khoa học pháp lý, vấn để tài sản riêng của pháp nhân đã
Trang 36GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN
từng được khẳng định có sự liên quan trực tiếp và mật thiết không thể tách rời với quyền sở hữu tài sản của pháp nhân Đối
với một pháp nhân đặc thù như ngân hàng thương mại, điều này
cũng không phải là ngoại lệ
Ở nước ta, đã có một thời gian đài vấn để tài sản riêng của
pháp nhân và quyền sở hữu tài sản của pháp nhân được quan niệm
khá mơ hồ và được pháp luật quy định một cách hình thức Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù pháp luật quy định tổ chức kinh tế
(trong đó bao gồm cả tổ chức kinh tế nhà nước) có tư cách pháp nhân (Điều 113 Bộ luật dân sự) và có tài sản riêng (khoản 3 Điều
94 Bộ luật dân sự) nhưng trên thực tế pháp luật cũng không có
điều khoản nào chính thức thừa nhận quyền sở hữu của các tổ
chức kinh tế nhà nước (trong đó có ngân hàng thương mại nhà
nước) đối với tài sản là vốn kinh doanh của các tổ chức kinh tế
này Ngoài ra, đối với các tổ chức tín dụng không thuộc sở hữu nhà nước như ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh hay các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, vấn
dé quyền sở hữu tài sản của những tổ chức kinh tế đặc thù này
cũng không được pháp luật quy định một cách rõ ràng và cụ thể,
khiến cho bản thân các doanh nghiệp đó không hiểu rõ mình có quyển sở hữu đối với những nguồn vốn nào, tài sản nào dùng trong kinh doanh (vốn, tài sản do chủ doanh nghiệp đầu tư hay vốn, tài sản đi vay của người khác) Việc tiếp tục duy trì tình trạng “mập mờ” vẻ quyển sở hữu tài sản đối với ngân hàng thương mại đã, đang là vật cản tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại cũng như xu hướng tự do hoá hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên quan điểm coi quyền sở hữu tài sản hay vốn kinh doanh
là một trong những vấn dé cốt lõi, có tính nền ting cho việc xác
lap và thực hiện các giao dich thương mại của ngân hàng thương,
Trang 37Những vấn để lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
mại, thiết tưởng những khó khăn, vướng mắc hiện nay mà cácngân hàng thương mại ở Việt Nam (đặc biệt là các ngân hàngthương mại nhà nước) dang gap phải trong quá trình kinh doanh
có nguyên nhân sâu xa từ vấn dé quyền sở hữu vốn, tài sản trong
kinh doanh của ngân hàng thương mại chưa được giải quyết một
cách thoả đáng và hợp lý Nhận thức này bắt nguồn từ quan điểm
cho rằng "cốt lõi của kinh tế thị trường là quyền sở hữu, về bảnchất, về thực tế, về ý tưởng”” Nếu mọi tổ chức kinh tế nói chung
và các ngân hàng thương mại nói riêng không có được quyển sởhữu thực sự đối với tài sản là vốn kinh doanh thì quá trình chuyển
đổi nên kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh
tế thị trường ở nước ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và khó có
thể mang lại thành công mỹ mãn.
Sự thật, việc thiết lập hệ thống các quyền sở hữu và xây
dựng những cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền sở hữu đó(trong đó bao gồm cả quyền sở hữu của ngân hàng thương mại)
sẽ là chìa khoá, là động lực để tạo dựng môi trường pháp lýthích hợp cho sự tồn tại và phát triển tự nhiên của các giao dịch
thương mại trên thị trường Quyền sở hữu tài sản của mọi ngânhàng thương mại, bất luận đó là ngân hàng thương mại thuộc sởhữu nhà nước hay ngân hàng thương mại thuộc các hình thức sở
hữu khác đều cần phải được pháp luật ghi nhận và bảo hộ mộtcách thoả đáng Việc cải cách nền kinh tế nói chung và cải cách
hệ thống ngân hàng nói riêng ở Việt Nam đồi hỏi phải bắt đầu từ
chính các ngân hàng thương mại nhà nước, bởi lẽ các ngân hàng
thương mại loại này hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong hệ
thống tổ chức tín dụng và dang nắm giữ vào khoảng hơn 80%
tổng giá trị tài sản tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền
'” Xem; Ngân hàng Thế giới, Việt Nam quá độ sang kinh tế thị trường Báo cáo kinh tế của Ngân hàng Thế giới, 1993, tr 33.
Trang 38GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI TRONG DIEU KIỆN
kinh tế đất nước'" Sự chậm trễ trong việc thừa nhận quyền sở
hữu vốn cho doanh nghiệp nhà nước nói chung và các ngân hàng.
thương mại nhà nước nói riêng trong thời gian qua có thể xem là một trong những nguyên nhân làm chậm tré quá trình chuyển đổi
của nên kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang.
cơ chế kinh tế thị trường Thực chất, việc Nhà nước tiếp tục nắm.
gid quyển sở hữu đối với nguồn vốn mình đã đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước (trong đó bao gồm cả các ngân hàng thương mại
nhà nước) không những đã làm giảm trách nhiệm kinh tế của
chính doanh nghiệp nhà nước nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng trong việc sử dụng vốn kinh doanh, mà còn
làm cho trách nhiệm kinh tế đó của Nhà nước càng trở nên nặng,
né hơn trong bối cảnh tự do hoá hoạt động thương mại và yêu cầu giảm thiểu sự can thiệp từ phía công quyên đến mức độ hợp lý.
Rõ ràng, chỉ có thể quy trách nhiệm kinh tế cho các doanh nghiệp
về những hậu quả bất lợi xảy ra cho chính họ va cho xã hội do hành vi pháp lý (giao dịch thương mại) của họ trong kinh doanh
khi các doanh nghiệp đó thực sự được độc lập vé mat tài sản và có quyền tự do kinh doanh thực sự Tính độc lập về mat tài sản cùng
với quyền tự do kinh doanh - có nghĩa là tự do xác lập, thực hiện
giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, vốn là hệ quả tất yếu của việc thừa nhận quyển sở hữu tài sản của ngân hàng
thương mại
Tóm lại, muốn cho các ngân hàng thương mại thực sự trở
thành chủ thể đích thực của giao dịch thương mai trong hoạt dong
kinh doanh ngân hàng thì ít nhất hai điều kiện cốt lõi cần phải được thoả mãn, đó là vốn kinh doanh (điều kiện vẻ mặt kinh tế)
và quyền sở hữu đối với nguồn vốn kinh doanh đó (diéu kiện vé
* Xem: Pham Minh Đức và KAZI MATIN, “Cải cách hệ thống ngắn hàng Việt Nam,
Trang 39Những vấn dé lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
mat pháp lý) Chỉ khi có đủ hai điều kiện đó thì vấn dé năng lựcchủ thể của pháp nhân ngân hàng thương mại mới có thể trở
thành hiện thực và trên cơ sở đó mới đảm bảo khả năng xác lập,thực hiện các giao dịch thương mại của ngân hàng thương mạitrong nên kinh tế thị trường
Vấn đề năng lực pháp luật của ngân hàng thương mại
Cần quan niệm như thế nào về năng lực pháp luật của ngân
hàng thương mại?
Nang lực pháp luật của một chủ thể pháp luật nói chung, được
hiểu là khả năng hành động trong đời sống pháp luật Khả năng
này của chủ thể pháp luật bao gồm hai thành tố cơ bản: năng lựchưởng quyển và năng lực thực hiện các quyển đó bằng hành vi
của minh (năng lực hành vi) Đối với các chủ thể tự nhiên của pháp luật như thể nhân thì trong pháp luật dân sự có sự phân biệt
giữa năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành v dân sự của thểnhân Còn đối với các chủ thể nhân tạo của pháp luật như pháp
nhân (trong đó có pháp nhân ngân hàng thương mại) thi vấn dé
cấu trúc năng lực pháp luật của pháp nhân có phần khác biệt so
với thể nhân Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, pháp nhân không
phải là con người tự nhiên, không có đời sống tâm lý và sinh lý,không có nhận thức và tất nhiên cũng không có những hoạt động
ý thức giống như con người Vì thế, trong khoa học pháp lý,
người ta sử dụng khái niệm “năng lực pháp luật của pháp nhân”
với dụng ý chỉ khả năng hưởng quyển của pháp nhân cũng nhưkhả năng thực hiện các quyền đó thông qua những người đại diệnhợp pháp của pháp nhân Việc pháp nhân luôn luôn và chỉ có thể
thực hiện các quyển của mình thông qua những người đại diện
" Xem: JEAN-CLAUDE RICCI, Nhập môn luật học, Nhà pháp luật Việt - Pháp, Hà
Nội, 2002, tr 101.
Trang 40GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIEN
hợp pháp, chính là một trong những đặc trưng quan trọng để phân
biệt nang lực pháp luật của pháp nhân với nang lực pháp luật của thể nhân trong đời sống pháp luật Đối với pháp nhân ngân hàng thương mại, nguyên tắc này cũng không phải là ngoại lệ.
Năng lực pháp luật của ngân hàng thương mại chịu sự chỉphối, ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Giống như mọi pháp nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân
ngân hàng thương mại luôn phụ thuộc trước hết vào mục dich và
phạm vi chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại Sở di cóthể nói như vậy là bởi vì, năng lực pháp luật của pháp nhân ngân hàng thương mại là khả năng để chủ thể này có các quyền và
nghĩa vụ pháp lý phù hợp với mục dich và phạm vi hoạt dong của mình” Thật vậy, nếu mục đích hoạt động của ngân hàng thương, mại là da dang và phạm vi chức năng hoạt động của ngân hang thương mại là rộng lớn thì vẻ nguyên tắc, ngân hàng thương mại phải có được nhiều quyền nang hon (phạm vi năng lực pháp luật
rộng hơn) để đủ sức thực hiện được các chức năng và mục đích
đó của mình Ngược lại, nếu một ngân hàng thương mại có mụcdich và phạm vi hoạt động nhỏ hep thì phạm vi các quyền nangpháp lý mà nó được hưởng cũng sẽ bị hạn chế tương ứng Sự ảnhhưởng này đặc biệt rõ ràng trong trường hợp ngân hàng thươngmại thay đổi mục đích hoạt động hoặc thay đổi chức năng hoạt động Sự thay đổi này tất yếu sẽ làm cho phạm vi năng lực pháp luật của ngân hàng thương mai bị thay đối theo Tham chí, trong.
trường hợp có bằng chứng rõ ràng chứng minh mục đích hoạt động hay chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại là bất
hợp pháp thì khi đó ngân hàng thương mại không thể được Nhà
nước thừa nhận năng lực pháp luật Một cách khái quát, có thể