Cụ thể: - Khoa luận tập trung phân tích một cách khái quát và có hệ thông các van dé lý luận về tranh chấp thương mại điện tử và pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mạ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN HÀ PHƯƠNG
442419
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP PHÁT SINH TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHAM PHÁT TRIEN THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI SỐ TẠI VIỆT NAM
Hà Nội - 2023
Trang 2BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYEN HÀ PHƯƠNG
442419
HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP PHÁT SINH TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHAM PHÁT TRIEN THUAN LOI THUONG MẠI SO TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Pháp luật kinh tế
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC
TS NGUYÊN NHƯ CHÍNH
Hà Nội - 2023
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa
luận là trung thực, dam bao độ tin cậy./.
Xác nhận của giảng Tác giả khóa luận tốt nghiệp
viên hướng dan (Ky và ghi rõ họ tên)
Trang 4DANH MUC TU VIET TAT
‘Phuong thức giải quyết tranh chấp thay thé
(Alternative dispute resolution)
;Trí tuệ nhân tao (Artificial Intelligence)
‘Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data
Trang 5MỤC LỤC
Trang TANG PRU Di 0000nn88 Ắ | TAO (HINH RUG san sạn Sạn thun th eS US OS IR TA i
Danh mục từ Viet tat ceccccccccesccscsessesessesesvssescsvesesvssesvsesssvsseavsuesestsseassnsaeavsseaeeeacaes iil
MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử và giao dịch thương mại điện tử 9
1.1.2 Khái niệm và phân loại tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại
1.1.3 Khái niệm và các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao
dịch thương mại điỆn tỬ G2 1322112111211 121 11 118118111111 111111 xe 19
1.2 Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương
1.2.3 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại
điện tử theo pháp luật nước 'ậBOải - - + 2+ + *+* +vEsreereerreeerrerrerre a2
Chương 2: THUC TRANG PHAP LUAT GIẢI QUYẾT TRANH CHAP
PHAT SINH TRONG GIAO DICH THUONG MẠI ĐIỆN TỬ VA THUCTIEN THUC HIEN PHAP LUAT TAI VIET NAM
2.1 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương
mại điện tử tại Việt Nam - . 2111611622331 1111 1223111111905 1 ng xe rưy 40
2.1.1 Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch
RCT THÍ ITS “Hts crs: seenescameronansca nserver A AU SN 360/181.0048 40
Trang 62.1.2 Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương
mại điỆNn TỬ <1 1111662331 1111 E935 1111 E935 1K ng 1 ky 43
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao
dịch thương mai điện tử tại Việt Nam - - c 2c 322132 EEEeerrrrrrsrrrsrrsee 50
2.2.1 Những kết qua đạt đưỢC ¿5c s SE E211 111111112111 502.2.2 Những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật giải quyết
tranh phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử và nguyên nhân của những
bat cap, han CHG vee eeecececcececsececsesecsescscsesecsesesucsesucecsesusaesucaesesusarsnsacatsusatstsaeaseeeeees 54Chương 3: HOÀN THIEN PHÁP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAPPHAT SINH TRONG GIAO DICH THUONG MAI DIEN TU NHAMPHAT TRIEN THUAN LỢI THƯƠNG MẠI SO TẠI VIỆT NAM
3.1 Chu trương của Dang và Nha nước về xây dựng và phat triển thương mai số
3.2 Yêu cầu đối với hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong
giao dịch thương mại điỆn tỬ - + 2S 33+ 331132 E* 2 ESEEEEiEErkrrkerrkrrrkrrxke 66
3.3 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyếttranh chấp phat sinh trong giao dịch thương mại điện tử -s- 683.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh
trong giao dịch thương mại điỆn ử - 5c 32c 3+ Svvsrrerrrrerrrerrrke 68
3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật giải quyết tranhchap phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử 2-2 s2 se: 74
KẾT LUẬN - 25s 2 11211221221211211 2112111111121 111111 eerye 77
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO -2- 5-55 ©52+ 2+zzscxeei 79
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây, nhân loại đã và đang chứng kiến sự phát triểnvượt bậc của Internet từ một mạng được thành lập nhằm phục vụ cho quân đội Mĩ(ARPAnet) đến hệ thống mạng lớn nhất thế giới, nền tảng quan trọng của mọi hoạtđộng xã hội Có thé nói, Internet đã chạm đến và làm thay đổi mọi ngóc ngách củathế giới từ những lĩnh vực vĩ mô như kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục, quân sự đến những thói quen, hành vi hàng ngày của con người Vào năm 1994, Internet bắt
đầu được ứng dụng vào lĩnh vực thương mại, dẫn đến sự ra đời của hình thức kinh
doanh mới là thương mại điện tử Suốt những năm qua, cùng với sự phát triển vượtbậc của hệ thống Internet, thương mại điện tử đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọngtrên thị trường bán lẻ thế giới
Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử đã thực sự bùng nô vào thời điểm
đại dịch COVID-19 Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2021 doanh thu bán lẻ
của thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,7 tỉ USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm
2015 (5 tỉ USD)! Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng chỉ số này vẫntăng 20% vào năm 2022, đạt 16,4 tỉ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa,dịch vụ tiêu đùng cả nước Với tỉ lệ người tiêu đùng mua sắm trực tuyến cao thứ haitrong khu vực (sau Singapore), ngành thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn tiềmnăng phát triển vô cùng lớn Trang tin tức OpenGov Asia báo cáo giá trị thương mại
điện tử của Việt Nam sẽ đạt 39 ti USD vào năm 2025 7
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng như tính chất
“xuyên biên giới” của hoạt động này đã kéo theo những rủi ro, nguy cơ tiềm tàng đốivới các chủ thê khi thực hiện giao dịch Một số van đề dé nhận thấy như quyền lợi
của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch thương mại điện tử không được đảm bảo,
doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ quốc tế dẫn đến những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý
! Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2022), Sách thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, tr.3
? Ngô Huyền (2022), Thi trudng thương mại điện tử Việt Nam sé phát triển nhanh nhất Đông Nam A vào năm 2026, bài viết trên website VnEconomy, < https://vneconomy vn/thi-truong-thuon g-mai-dien-tu-viet- nam-se-phat-trien-nhanh-nhat-dong-nam-a-vao-nam-2026.htm >, truy cập lần cuối ngày 25/2/2023
Trang 8thông tin khách hàng, Đây đều là những nội dung dễ dẫn đến tranh chấp trong quátrình tham gia giao dịch thương mại điện tử Nếu tranh chấp không được xử lý kịpthời, triệt để sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các chủ thê tham gia và rộng hơn là thị trường
thương mại điện tử nước nhà.
Trước tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ, cách mạng 4.0, Internet giờ
đây đã là Internet of Things (internet kết nối vạn vật), phải thừa nhận răng pháp luậtkhó có thể bắt kịp với thực tế Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành chưa quy định rõ ràng những khái niệm pháp lý mới cũng như dự liệu được
những quan hệ thương mại điện tử phát sinh trong quá trình áp dụng Bộ luật dân sự
và bộ luật tố tung dan sự cũng có những thay đối trong quy định về hình thức hopđồng điện tử và công nhận chứng cứ điện tử nhưng chưa thật sự hiệu quả khi áp dụnggiải quyết các vụ việc thực tiễn Mới đây nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bỗ sungmột số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã phần nào giảiquyết được những van đề tồn đọng trong giao dịch thương mại điện tử như quy định
trách nhiệm của bên bán hàng, minh bạch thông tin sản phẩm, thương mại điện tử có
yếu tô nước ngoài Nhưng điều đó vẫn chưa đủ khi pháp luật hiện hành còn quy định
sơ sài đối với nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại
điện tử bằng phương thức trực tuyến, vốn là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên công
nghệ.
Quá trình số hóa thương mại đòi hỏi nguồn lực không lồ để đưa ra các chính
sách, tạo môi trường thuận lợi cho lĩnh vực thương mại điện tử cũng như xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật day đủ, thống nhất, cụ thé nhăm điều chỉnh hiệu quacác quan hệ thương mại điện tử Vì vậy, việc nghiên cứu về pháp luật thương mạiđiện tử mà cụ thê là pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thươngmại điện tử có ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn trong quá trình hoàn thiệnpháp luật hiện nay Từ những lí lẽ trên, tác giả đã lựa chọn dé tài: “Hoàn thiện phápluật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử nhằm pháttriển thuận lợi thương mại số tại Việt Nam” dé nghiên cứu và làm khóa luận tốt
nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trang 9Pháp luật thương mại điện tử nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp phátsinh trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng đã được các học giả quốc tế nghiên
cứu từ khá sớm Một sô bài viet nước ngoài nghiên cứu về nội dung này có thê kê đên
như:
E Katsh, J Rifkin, A Gaiten (1999), commerce, disputes, and
E-dispute resolution: In the shadow of eBay Law (tam dich: Thuong mai dién
tử, tranh chấp thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp dựa trên khungkhổ pháp lý của Ebay), bài viết trên Ohio State Journal on DisputeResolution (tạp chí bang Oiho về giải quyết tranh chấp) dé cập đến các vụtranh chấp phức tạp trên sàn thương mại điện tử e-Bay và nhận định hướnggiải quyết đồng thời chỉ ra những khía cạnh cần quan tâm khi giải quyếttranh chấp thương mại điện tử đối với các chủ thé có tranh chấp;
Janice Nadler (2001), Electronically — Mediated Dispute Resolution and
E-commerce, bài viết trên tap chi Negotiation Journal Tập 17, số 4 Tác gia chỉ
ra va phân tích các bat cập của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến,đặc biệt là các hòa giải viên và trọng tài trực tuyến còn gặp khó khăn khi
thực hiện vai trò của mình
Jie Zheng (2016), The role of ODR in resolving electronic commerce
disputes in China (tam dịch: Tam quan trọng của giải quyết tranh chấpthương mại điện tử băng phương thức trực tuyến ODR tại Trung Quốc), tạpchí International Journal of Online Dispute Resolution, nhà xuất bản Eleven
Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu khung khổ pháp lý và thực tiễn thi
hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến tại Trung Quốc, cácvan dé còn gặp phải từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những rao can đó;
D Tsurel, M Doron, A.Nus, A Dagan (2020), E-commerce Dispute
resolution prediction (tạm dịch: Dự đoán về cách thức giải quyết tranh chap
thương mại điện tử), bài viết thuộc Kỷ yếu Hội nghị quốc tế ACM lần thứ
29 về Quan ly thông tin và tri thức (29"" ACM International Conference onInformation & Knowledge Management), p.1465-1474 Bài viết tập trung
nghiên cứu va phân tích phương thức giải quyết tranh chap thương mai điện
tử theo hình thức online cũng như đề cập đến mô hình hệ thống dữ liệu giúp
Trang 10hỗ trợ giải quyết tranh chấp hiệu quả dựa trên các tranh chấp trên sàn thương
mại điện tử E-bay
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Dù đã xuất hiện từ đầu những năm đầu thế kỷ nhưng thương mại điện tử tại ViệtNam chỉ thực sự đạt dấu ấn từ sau năm 2017 Vì vậy các nội dung về giải quyết tranhchấp thương mại điện tử còn là van đề mới cần được nghiên cứu sâu rộng ở nước tatrước tình hình hội nhập và phát triển Những năm gần đây, vấn đề giải quyết tranhchấp trong giao dịch thương mại điện tử được nhiều chuyên gia nghiên cứu, một sốcông trình có thé ké đến là:
- Phan Thị Thanh Thúy (2017) Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng
và thương nhân bằng phương thức trực tuyến ở Liên minh Châu Âu và một
số gợi mở cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 3/2017 Bài viết khái quát cơ chế giải quyết tranh chấp trực
tuyến (ODR) được áp dung dé giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng va
người cung ứng sản phẩm, dịch vụ ở EU Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những
khuyến nghị đối với hiệp hội các quốc gia Đông Nam A;
- Nguyén Duy Thanh (2021), Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng
phương thức trực tuyến, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 47/2021 Bài viếttập trung phân tích và làm rõ khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh
chấp trực tuyến, phân tích đánh giá thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấpthương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp
dé xây dựng và hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp thương mạitrực tuyến đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Chiu Bá Quyết (2022), Hoàn thiện quy định về trách nhiệm liên đới của san
giao dịch thương mại điện tử Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân
hàng, số 247 Trong bài viết tac giả đã tông hợp và phân tích các quy địnhpháp luật về trách nhiệm liên đới của sàn giao dịch thương mại điện tử trong
các vụ tranh chấp thương mại điện từ, so sánh với pháp luật của một số quốcgia và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Trang 11Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống và đi sâu về pháp luật giải quyết
tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Cụ thể:
- Khoa luận tập trung phân tích một cách khái quát và có hệ thông các van dé
lý luận về tranh chấp thương mại điện tử và pháp luật giải quyết tranh chấp
phát sinh trong thương mại điện tử tại Việt Nam;
- Khoa luận dé cập khái quát về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp của quốc
tế và một số quốc gia, khu vực có thị trường thương mại điện tử phát trién.Phân tích, so sánh với pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra các định hướng hoàn
thiện pháp luật;
- Khoa luận phân tích các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử tại Việt Nam;
- Khoa luận đề cập đến thực trạng thi hành pháp luật từ đó chỉ ra các hạn chếbao gồm những bắt cập về quy định pháp luật và các hạn chế khác;
Từ những phân tích, so sánh, tổng hợp về cả lý luận và thực tiễn, khóa luận đềxuất các giải pháp hoàn thiện một phần pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp
phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Khóa luận có thé được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các cá nhân,tập thể có nhu cầu nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp trong thương mại điện
tử Bên cạnh đó, khóa luận góp phan bổ sung vào hệ thống kiến thức pháp lý cho cácchủ thể khi tiến hành các giao dịch thương mại điện tử nhằm bảo vệ tốt hơn quyền valợi ích hợp pháp của họ cũng như hạn chế những rủi ro không đáng có khi tranh chấp
phát sinh.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
4.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận hướng đến việc đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao
dịch thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua quá trình phân tích, tông hợp, đánhgiá các van dé ly luận, nội dung các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng: trên cơ
sở quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về số hóa thương mại và phát triển
thương mại điện tử.
Trang 124.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Với mục đích đã nêu trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
Tổng hợp, phân tích và đánh giá có hệ thống các vấn đề lý luận của phápluật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tửbao gồm: khái niệm, đặc trưng cơ bản, vai trò của việc giải quyết tranh chấp,
các phương thức giải quyết tranh chấp;
Phân tích khái quát nội dung pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp phát
sinh trong giao dịch thương mại điện tử và liên hệ với pháp luật Việt Nam;
Nhận diện và phân tích quy định pháp luật về các phương thức giải quyếttranh chấp - truyền thống và trực tuyến cũng như thủ tục giải quyết tranhchấp theo pháp luật hiện hành;
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh
trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam; chỉ ra những bất cập, hạn
chế và nguyên nhân của thực trạng này;
Từ các nội dung đã phân tích, liên hệ, đánh giá dé xác định các yêu cầu hoàn
thiện pháp luật, định hướng hoàn thiện pháp luật cũng như giải pháp nâng
cao hiệu quả thi hành, góp phần thúc đây thương mại số tại Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề tài
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở đê tài, khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích các nội dung sau:
Các vẫn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử và pháp luậtgiải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử
Các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong giao dịch
thương mại điện tử
Các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về giải quyếttranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử
Tiễn thi hành pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
5.2 Pham vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu các van dé lý luận và quy định pháp luật vềgiải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử ở phạm vi trong
Trang 13và ngoài nước Trong đó tập trung chủ yếu là pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế
được phân tích khái quát phục vụ mục đích liên hệ và so sánh Từ đó phân tích những
điểm bất cap, hạn chế của pháp luật Việt Nam nhằm xác định các yêu cầu đối với
pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử và đề
xuất hướng hoàn thiện pháp luật
Về không gian và thời gian: Đỗi với pháp luật Việt Nam, khóa luận nghiên cứupháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử tạiViệt Nam từ khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được ban hành Ngoài ra do điềukiện thực tế, khóa luận chỉ giới hạn phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về giảiquyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam trong khoảng thờigian từ năm 2017 đến nay Đối với pháp luật quốc tế, khóa luận đề cập đến pháp luật
về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử của Ủy banLiên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế UNCITRAL cũng như của hai khu vực cóthị trường thương mại điện tử lớn hàng đầu thé giới là Liên minh châu Âu và Trung
Quốc
6 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn được tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó bao gồm chủ yếu là các phương pháp sau:
- Phuong pháp phân tích và tổng hop: được sử dụng ở hầu hết các chương
nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, quy định pháp luật về giải quyết tranhchấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam;
- Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu các quy định pháp luật giải quyết tranhchấp trong thương mại điện tử tại của Việt Nam với các quy định pháp luậtquốc tế và một số quốc gia đi đầu lĩnh vực thương mại điện tử; từ những
điểm tương đồng, khác biệt dé làm kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện
pháp luật nước nhà;
- Phuong pháp thống kê, liệt kê số liệu nhằm chứng minh và lập luận cho các
nhận xét, đánh giá của khóa luận;
Ngoài ra, trong khóa luận còn có các phương pháp khác như: phương pháp lịch
sử, phương pháp phân loại dé thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra
Trang 147 Bồ cục tong quát của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại
điện tử và pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại
điện tử
Chương 2: Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch
thương mại điện tử và thực tiễn thực hiện pháp luật tại Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịchthương mại điện tử nhằm phát triển thuận lợi thương mại số tại Việt Nam
Trang 15NỘI DUNG
CHUONG 1:
KHAI QUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP PHAT SINH TRONG GIAODỊCH THUONG MẠI ĐIỆN TU VA PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANHCHAP PHÁT SINH TRONG GIAO DỊCH THUONG MẠI ĐIỆN TU
1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương
mại điện tử
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử và giao dịch thương mại điện tử 1.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Nhìn vào lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử, có thê thấy
hình thức này được định nghĩa khác nhau theo từng giai đoạn Vào năm 1979, Michael
Aldrich đã phát minh ra một hệ thống trực tuyến giúp kết nối khách hàng với cácdoanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc mua sắm bằng cách kết nối TV (sau khi nâng
cấp) với máy tính bằng đường đây điện thoại của mình Dù còn khá sơ khai và đắt đỏnhưng đây được xem là công nghệ nền tảng của thương mại điện tử ngày nay Ở thời
kỳ đầu, thương mại điện tử chủ yếu bao gồm các hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử(Electronic Data Interchange - EDI) và Chuyên tiền điện tử (Electronic FundsTransfer - EFT) cho phép doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như don đặt hanghay hóa đơn điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng hay một dạng khác là hệthống đặt vé máy bay của các công ty du lịch tại Mĩ và Anh Nhờ sự đột phá của
Internet cũng như sự phổ biến của máy tính mà chi trong vai năm ngắn ngủi, thương
mại điện tử đã phát triển và được nhiều người biết đến hơn Giờ đây, người ta bắt đầunhìn nhận rõ nét hơn về thương mại điện tử, là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
có sẵn qua Internet băng cách sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử được bảo đảm
bởi hệ thống kết nối an toàn
Với vai trò là loại hình thương mại ra đời từ sự phát triển của khoa học côngnghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, thương mại điện tử là đối tượng nghiên cứu củacủa nhiều ngành như kinh tế, công nghệ thông tin và pháp lý dẫn đến tồn tại nhiều
quan điểm về khái niệm thương mại điện tử phù hợp với từng chuyên ngành Tuy
Trang 16nhiên có thê khái quát lại thành hai cách tiếp cận chính: thương mại điện tử hiểu theonghĩa rộng và thương mại điện tử hiểu theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử được hiểu là bất kỳ hoạt động có “tính chất
thương mại” nào được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm nhưng
không chỉ giới hạn thông qua Internet Đây là cách tiếp cận của một số tổ chức quốc
tế như Ủy ban liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL), Ủy banChâu Âu Theo đó thương mại điện tử không chỉ là một phần của hoạt động thươngmại mà là các hoạt động sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác Những hoạtđộng này được thực hiện qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet, mạng viễn
thông hoặc bất kỳ một mạng mở nào khác có thê kế đến như điện thoại, fax, telex,
Có thể thấy phạm vi áp dụng của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết cáclĩnh vực kinh tế và trao đôi hàng hóa chỉ là một trong số đó; đồng thời các hoạt độngnày được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử kết nối mạng mở chứ khônggiới hạn bởi Internet Cách hiểu này đã gần như phản ánh được toàn bộ quá trình hìnhthành phát triển cũng như đặc điểm của thương mại điện tử
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử được định nghĩa là “hoạt động mua ban
hang hóa, dich vụ thông qua các dịch vụ tiêu dùng trực tuyến trên Internef°.^ Theocách tiếp cận này thì thương mại điện tử chỉ giới hạn ở những hoạt động thương mạinhư mua bán hàng hóa, cung cấp và sử dụng dịch vụ thông qua Internet mà loại bỏ
các phương tiện khác như fax, điện thoại, Như vậy theo quan điểm này thươngmại điện tử chủ yếu thê hiện qua các giao dịch giữa thương nhân với khách hàng với
hình thức thanh toán điện tử thông qua Internet Một số tổ chức quốc tế đã tiếp cận
thương mại điện tử theo nghĩa hẹp là WTO, OECD.
Tại Việt Nam, các văn bản pháp luật quy định trực tiếp về thương mại điện tử
là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thươngmại điện tử (sau đây gọi là Nghị định 52/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 85/2021/ND-
CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bỗ sung một số điều của Nghị
định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định
85/2021/ND-3 Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, luận án tiễn sĩ, trường đại học Luật
Hà Nội, tr 52
* Phí Mạnh Cường (2022), tlđd số 3, tr.54
Trang 17CP) không đưa ra định nghĩa cụ thé của “thương mại điện tử” mà chi đề cập đến khái
niệm hoạt động thương mại điện tử Cụ thé, khoản 1 Điều 3 Nghị định
52/2013/ND-CP quy định: “ Hoạt động thương mại điện tử là việc tiễn hành một phần hoặc toàn
bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng
Internet, mạng viễn thông di động” Trong đó “hoạ động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gom mua ban hang hoa, cung ung dich vu, ddu tu, xúctién thuong mai va cac hoat dong nhằm mục dich sinh lợi khác”
Định nghĩa này đã tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng do đó mang tínhkhái quát cao, phản ánh được bản chất thương mại điện tử là hành vi thương mại đượcthực hiện qua các công cụ và công nghệ điện tử Tuy nhiên, khi nhìn vào quy định vềcác hình thức tô chức hoạt động thương mại điện tử tại Điều 25 Nghị định này thì đều
là các hoạt động thương mại điện tử thực hiện thông qua Internet Ngoài ra, trong các
báo cáo, thống kê của Cục thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công thươnghay Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng chỉ đề cập đến hai hình thức thươngmại điện tử trên nền tảng website và thương mại điện tử trên nền tang di động (websitephiên bản di động và ứng dụng di động) Kết hợp với tình hình thực tế là thị trườngthương mại điện tử Việt Nam còn non trẻ và diễn ra chủ yêu trên nền tảng Internet,tác giả nhận thấy pháp luật nước ta hiện đang thiên về tiếp cận thương mại điện tử
theo nghĩa hẹp.
Tóm lại, dù được tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì trên thực tế, hoạtđộng thương mại điện tử thê hiện chủ yếu dưới hình thức các hoạt động thương mạidiễn ra thông qua nền tảng Internet Đồng thời không thé phủ nhận rang sự phát triểncủa thương mại điện tử gắn liền với Internet và các công nghệ điện tử liên quan
Cũng chính bởi yêu tố “điện tử” nên thương mại điện tử dù mang những đặc
điểm của thương mại truyền thống nhưng vẫn có những đặc trưng riêng
Mot là, chủ thé tham gia thương mại điện tử ngoài các chủ thể tham gia thương
mại truyền thống là người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ thì xuất hiện bêntrung gian là các nhà cung cấp dịch vụ, tô chứng thực tạo điều kiện cho thương mại
điện tử diễn ra một cách thuận lợi và an toàn
Hai là, trong thương mại điện tử thị trường là mạng lưới thông tin Khác với
thương mại truyền thống khi thông tin chỉ là phương tiện trao đổi dữ liệu thì mạng
lưới thông tin trong thương mại điện tử chính là thị trường, nơi diễn ra các giao dịch
Trang 18thương mại điện tử Các website như Google, Amazon hay các mạng xã hội đóng vai
trò như trang web gốc với các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cung như các gian hàng
“ảo” cho phép người tiêu dùng thực hiện mua bán, thanh toán thông qua thao tác trên
thiết bị điện tử kết nỗi mạng Các chủ cửa hàng, doanh nghiệp cũng cạnh tranh bằngcách đưa ra những thông tin dưới dạng hình ảnh, video, giao điện nhằm tiếp cận và
khơi gợi nhu cầu mua sắm của người dùng
Ba là, thương mại điện tử đã khiến ranh giới truyền thống giữa các linh vực kinhdoanh vốn phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm, dịch vụ cũng như phương tiện phânphối được gỡ bỏ Bởi các chủ thé tham gia thương mại điện tử không cần trực tiếpgặp mặt, các hoạt động như tìm kiếm bạn hàng, trao đổi, giới thiệu sản phẩm, giaokết hợp đồng đến chăm sóc khách hàng đều được thực hiện trực tuyến bất kể ngàyđêm thông qua mạng toàn cầu Giờ đây với những ứng dụng cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử, người dùng có thê vừa đặt quân áo từ kho hàng tại Trung Quốc vừa lựa
chọn vi trà sữa yêu thích với vài cú click chuột hay thao tác trên màn hình smartphone
tại bất cứ nơi nào có kết nối Internet
Bốn là, thị trường trong thương mại điện tử có tính chất phi biên giới Bởi như
đã đề cập, nền tảng của thương mại điện tử là Internet - một mạng kết nối toàn cầu
cho phép các thương nhân, doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập thực hiện công việc kinh
doanh ở các quốc gia trên thé giới mà không phải chịu rào cản lớn từ vị trí dia lý,nguồn nhân lực cũng như tiềm lực tài chính khi tham gia thị trường mới
1.1.1.2 Khái niệm giao dịch thương mại điện tử
Tổ chức Hop tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa giao dịch thương
mại điện tử theo nghĩa rộng là “việc mua ban hàng hóa, dich vụ giữa doanh nghiệp,
hộ kinh doanh, cả nhân, chính phủ và các tổ chức công hoặc tổ chức tu nhân khác,
được thực qua mạng máy tính trung gian Trong đó hàng hóa và dịch vụ được mua
bán thông qua những mạng này, tuy nhiên việc thanh toán và việc vận chuyển hànghóa tại khâu cuối Cùng co thể được thực hiện trực tuyến hoặc truc tiếp” Theo nghĩa
hẹp, giao dịch thương mại điện tử được định nghĩa tương tự nghĩa rộng nhưng thay
vì “được thực hiện qua mạng máy tính trung gian” (computer-mediated networks) thì
5 OECD (2002), Measuring the information economy 2002, tr 89,
< https://www.oecd.org/sti/ieconomy/1835738.pdf >, truy cập lần cuối ngày 15/2/2023
Trang 19việc mua bán “được thực hiện trên mạng Internet Tô chức này gọi giao dịch thương
mại điện tử theo nghĩa rộng là “giao dịch điện tử” (electronic transaction) va giao
dịch điện tử theo nghĩa hep là “giao dịch (qua) Internet” (Internet transaction).
Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể về khái niệm “giao dịch thương
mại điện tử”, do đó khóa luận tiễn hành tiếp cận khái niệm này thông qua các kháiniệm liên quan về “giao dịch dân sự” và “hoạt động thương mại điện tử” Cụ thể:
Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa giao dịch dân sự như sau: “ Giao dich dan sự là
hop đồng hoặc hành vi pháp ly đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dittquyên, nghĩa vụ dân sự” ° Như vay có thê hiểu giao dịch thương mại là hợp đồnghoặc hành vi pháp ly đơn phương làm phát sinh, thay đôi hoặc cham đứt quyền, nghĩa
vụ của các chủ thê khi tiễn hành hoạt động thương mại
Ta lại có định nghĩa về hoạt động thương mại điện tử tại khoản 1, Điều 3 Nghịđịnh 52/2013/NĐ-CP: “ Hoạt động thương mại điện tử là việc tiễn hành một phầnhoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kếtnổi với mang Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mang mở khác"
Căn cứ vào những quy định trên, ta có thé hiểu giao dich thương mại điện tử
là giao dịch thương mại được tiễn hành một phan hoặc toàn bộ bằng phương tiện
điện tir có kết noi với mang Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mởkhác Trong đó, giao dịch thương mại được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp
lý đơn phương lam phát sinh, thay doi hoặc cham dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể khi tiễn hành hoạt động thương mại.”
1.1.2 Khái niệm và phân loại tranh chấp phát sinh trong giao dịch
thương mại điện tử
1.1.2.1 Khái niệm tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử
Về mặt ngữ nghĩa, tranh chấp là “đấu tranh, giang co khi có những mâu thuần,
298
bat dong thường là trong van dé quyên và lợi ich giữa các bén’® Ö góc độ pháp ly,tranh chấp được hiéu là những xung đột, bất đồng ý kiến, quan điểm gắn với quyền
5 Điều 116 Bộ luật dân sự ngày 24 thang 11 năm 2015
7 Nguyễn Thị Hà An (2021), Giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử theo pháp
luật Việt Nam — thực trạng và giai pháp hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, trường đại học Luật Hà Nội, tr.14
8 Từ điển trực tuyến Soha, < http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tranh_ch%E1%BA%A5p >, truy cập lần cuối
ngày 15/2/2023
Trang 20và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ xã hội như dân sự, lao động, kinh doanh
thương mại,
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có văn bản định nghĩa cụ thể thế nào làtranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử Mặc dù tại Điều 51 Luật giao dịchđiện tử năm 2005 quy định: “Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phátsinh trong quá trình giao dịch bằng phương tiện điện tv” nhưng khái niệm này cònmang tính chat chung chung bao gồm cả những tranh chấp không có tính thương mại.Tuy nhiên, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đều nhìnnhận tranh chấp phát sinh trong thương mại điện tử là sự bất đồng, mâu thuẫn, xungđột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé tham gia hoạt động thương mại điện tử”.Trên cơ sở khái niệm giao dịch thương mại điện tử đã tìm hiểu, có thể địnhnghĩa ranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử là những mâu
thuẫn, bat dong, xung đột về quyển và nghĩa vụ giữa các cá nhân và tổ chức thamgia giao dịch thương mại được thiết lập thông qua phương thức điện tử bằng cácphương tiện kết nỗi với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng
mở khác Trong đó các phương tiện điện tử có thé là một trang mạng (website),
ung dụng điện tứ (Electronic Application — App) cài đặt trên may tính, điện thoại
thông mình cũng như những nên tang khác của thương mại điện tử
Về bản chất, tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử là tranh chấp thươngmại điện tử Bởi tranh chấp trong thương mại điện tử gồm: tranh chấp trong giao dịchthương mại điện tử (tranh chấp về hợp đồng thương mại điện tử) chiếm phan lớn,tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ về tên miền, tranh chấp liên quan đếnvan dé bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Hiện nay một số dé tài nghiên cứu, bàiviết khoa học có xu hướng đồng nhất “tranh chấp trong giao dịch thương mại điệntử” với “tranh chấp thương mại điện tử” Tuy nhiên trong phạm vi của khóa luận, tácgiả chỉ tập trung nghiên cứu loại tranh chấp thương mại điện tử phát sinh từ giao dịchthương mại điện tử mà không bao gồm tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến
quyên sở hữu trí tuệ.
? Đoàn Quỳnh Hương (2015), Vé một số tranh chap trong thương mại điện tử, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
14/2015, tr 37
Trang 21Tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử có các đặc điểm:Thứ nhất, về chủ thé của tranh chấp, chủ thé của tranh chấp thương mại điện tử
đa dang và các chủ thé không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau trong quá trình giao dịch
mà thông qua không gian mạng Do đó, bên cạnh những chủ thé là thương nhân (cácnhân kinh doanh, pháp nhân) thì trong tranh chấp thương mại điện tử tồn tại bên thứ
ba có trách nhiệm liên đới là các nhà cung cấp nền tảng công nghệ điện tử (công nghệsố/ công nghệ trực tuyến) cho giao dịch
Thit hai, về căn cử phát sinh tranh chấp, căn cứ phát sinh tranh chấp là các hành
vi vi phạm trong giao dịch thương mại điện tử Về bản chất, giao dịch thương mạiđiện tử đã hình thành hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa
vụ của các bên trong hoạt động thương mại điện tử Nói cách khác, căn cứ phát sinh
tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử là hành vi vi phạm hợp đồng thươngmại điện tử Thông thường, tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử phát sinh do cácbên có hành vi vi phạm hợp đồng làm tốn hại quyền và lợi ích của nhau nhưng khôngphải hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng gây ra tranh chấp
Thứ ba, về nội dung tranh chấp, tranh chấp phát sinh trong giao dịch thươngmại điện tử có nội dung là những xung đột về quyền và lợi ích của các bên trong quan
hệ thương mại và thường là về lợi ích kinh tế Ngoài ra, vì thương mại điện tử có tínhchất xuyên quốc gia nên tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử thường xuấthiện yếu tố nước ngoài
Thứ tw, về phương thức giải quyết tranh chấp, trên thế giới hiện tốn tại haiphương thức chính đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện
tử là phương thức truyền thống và phương thức trực tuyến (qua nền tảng ODR) Dùtheo hướng nào thì dé giải quyết hiệu quả và triệt dé các tranh chấp phat sinh trong
thương mại điện tử đều đòi hỏi một chế pháp luật công bằng, minh bạch và thỏa đáng
cũng như sự đáp ứng về mặt công nghệ, kỹ thuật
1.1.2.2 Phân loại tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tửTranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại có nhiều loại, căn cứ vào
những yếu tô cơ ban trong giao dịch thương mại điện tử có thể phân loại tranh chấp
như sau:
Trang 22Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp
Như đã dé cập ở phần trước, các chủ thé chính của giao dịch thương mại điện
tử là: Doanh nghiệp, người tiêu dùng (khách hàng), Chính phủ Những chủ thé này
khi tham gia hoạt động thương mại điện tử dưới các hình thức: doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp với
chính phủ (B2G), người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C), người tiêu dùng với
chính phủ (C2G) Các tranh chấp tương ứng với những hình thức giao dịch thương
mại điện tử bao gồm:
Một là, tranh chấp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: tranh chấp thường xảy
ra khi doanh nghiệp tham gia hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp
với doanh nghiệp (Business to Business — B2B) Đây là loại hình giao dịch điện tử
chủ yêu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử điển hình như
các sàn thương mại điện tử Những hệ thống này cho phép doanh nghiệp tìm kiếmđối tác, khách hàng, quảng bá sản phẩm, đặt hang, ký kết hợp đồng Bên cạnh đó,tranh chấp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có thé xảy ra khi các doanh nghiệptranh chấp về tên miền website sử dụng dé quảng cáo, thực hiện giao dịch mua ban
hàng hóa và các hoạt động phục vụ thương mại khác.
Hai là, tranh chap giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng: tranh chấp này xảy
ra chủ yếu trong hoạt động ban lẻ trên Internet của doanh nghiệp hoặc hình thức dathàng theo nhóm Nội dung tranh chấp thường xoay quanh các van dé về chất lượng,giá thành sản phẩm, dịch vụ, thời điểm giao hàng,
Ba là, tranh chấp giữa doanh nghiệp với chính phủ: tranh chấp gắn với hình thức
thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (Business to Government — B2G) trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng của doanh nghiệp Ví dụ: Cơ
qua nhà nước thực hiện mua sắm công thông qua trang mạng của doanh nghiệp
Bon là, tranh chấp giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng: là tranh chấp trong
giao dịch thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau (Consumer to Consumer — C2C) Trong trường hợp này, các cá nhân sẽ đóng vai trò là người mua hoặc người
bán để giao dịch trên các nền tảng ứng dụng thương mại điện tử có sẵn
Năm là, tranh chấp giữa người tiêu dùng và chính phủ: xảy ra trong mô hình
giao dịch thương điện giữa cá nhân với chính phủ (Consumer to Government — C2G).
Trang 23Ví dụ: tranh châp xảy ra khi cơ quan nhà nước mua săm hàng hóa, dịch vụ công do
cá nhân cung cấp thông qua phương tiện điện tử
Căn cứ vào đối tượng của tranh chap
Các tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử gắn với quá trìnhgiao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử cũng như các vấn đề liên quan đếnquá trình thực hiện giao dịch Theo đó, các tranh chấp bao gồm:
Một là, tranh chấp về hình thức chấp thuận giao kết hợp đồng thương mại điện
tử Khác với việc giao kết hợp đồng thương mại truyền thống, hợp đồng thương mạiđiện tử có hai hình thức giao kết phổ biến là nhấp chuột (click-wrap) và truy cập
website (browse-wrap) Cụ thể, với hình thức nhấp chuột (click-wrap), các bên tham
gia sẽ được yêu cầu nhấp chuột vào ô “đồng ý” (hoặc ô có nội dung, biểu tượng mangnghĩa tương tự) dé thé hiện sự chấp thuận của mình Việc khách hàng nhấp con trỏ
chuột vào ô quy định được thế giới công nhận là hành động có tính pháp lý để thực
hiện giao kết hợp đồng thương mại điện tử Với hình thức truy cập website wrap), hay còn gọi là hình thức “xem và đồng ý”, sự chấp thuận giao kết hợp đồngđược thể hiện qua việc các chủ thê tham gia tiếp tục sử dụng các trang mạng (website)
(browse-có chứa điều khoản hợp đồng Hình thức này không yêu cầu người dùng phải thựchiện thao tác cụ thé nao dé thé hiện sự chấp thuận Đối với các hợp đồng hình thànhtheo hình thức browse-wrap, trên website của nhà cung cấp sẽ có thông báo đến người
dùng về nội dung: “Bang việc tiếp tục sử dung trang web này hoặc chuyên sang trang
kế tiếp, bạn đã chấp thuận các điều khỏan và điều kiện của chúng tô†” kèm theo đườngdẫn (link) đến nội dung các điều khoản, điều kiện hợp đồng hoặc quy định cụ thể
Mặc dù hình thức giao kết này đã được Tòa án nhiều nơi trên thế giới công nhậnnhưng xét về mặt thực tiễn, vì không phải thực hiện thao tác cụ thể nên nhiều ngườidùng không ý thức được việc mình đã đồng ý giao kết hợp đồng, dễ dẫn đến tranh
chấp Trong nhiều trường hợp, người dùng do nhiều lí do đã không biết về các điềukhoản, điều kiện hợp đồng hay biết không đầy đủ mà vẫn thực hiện duyệt web, liệuviệc này có thé hiện sự đồng ý của họ đối với việc giao kết hợp đồng hay chưa?Hai là, tranh chấp về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại điện tử Chữ
ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu dưới dạng văn bản, hình anh, video được
tạo ra bằng phương tiện điện tử nhằm mục đích xác thực Chữ ký điện tử được sử
Trang 24dụng trong các giao dịch điện tử và cần đảm bảo các chức năng của một “chữ ký”truyền thông là xác định chủ thể ký kết và thể hiện sự chấp thuận của chủ thể với nộidung của tài liệu Tuy nhiên việc sử dụng chữ ký điện tử so với chữ ký truyền thống
tồn tại nhiều rủi ro khi khó đảm bảo tính an toàn về nội dung cũng như tính xác thực
của chữ ký điện tử Các tranh chấp liên quan đến chữ ký điện tử thường gắn với việcxác định chữ ký điện tử và xác nhận chủ thé giao kết hợp đồng băng chữ ký điện ttr.!°
Ba la, tranh chap về nội dung và việc thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Thông thường khi tham gia giao dịch điện tử, người tiêu dùng (khách hàng) phải sử
dụng hợp đồng mẫu do bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ lập ra tử trước nên khó tránhkhỏi việc bên bán lợi dụng đề làm nội dung hợp đồng có lợi hơn cho mình và gây khókhăn cho khách hàng Bên cạnh đó, các tranh chấp về thông tin xuất hiện trong hợpđồng còn xuất phát từ lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch thương mại điện tử Đây đượcxem là rủi ro không mong muốn của các bên tham gia do các thông điệp dir liệuthường được lập trình trước và giao dịch điện tử diễn ra với tốc độ rất nhanh, ở khoảngcách xa và với số lượng lớn trong cùng thời điểm dẫn đến phát sinh lỗi khá phổ biến.Những lỗi này thường không quá nghiêm trọng nhưng có những lỗi rất khó phát hiện
và xử lý kịp thời, gây ra sự bất đồng về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch điện
tử Các tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thương mại điện tử cũng không tránhkhỏi, những tranh chấp này thường liên quan đến các nội dung như chất lượng hànghóa, dịch vụ; quá trình, thời điểm giao nhận hàng hóa; việc thanh toán,
Bốn là, tranh chấp liên quan đến bảo vệ đữ liệu cá nhân của người tiêu dùng khi
thực hiện giao dịch thương mại điện tử Thông thường khi thực hiện các giao dịch
thương mại điện tử các bên cần cung cấp một số thông tin xác thực như số điện thoại,
số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hang, địa chỉ, địa chỉ thư điện tử (email) dẫn đếnnguy cơ những thông tin này bị rò rỉ cho bên thứ ba Các tranh chấp liên quan đến
bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng hay xuất phát từ những hành vi thu thập,
sử dụng bất hợp pháp số điện thoại, email dé phục vụ mục đích quảng cáo trực tuyến
hay bán cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, nghiêm trọng hơn là việc ăn cắp địnhdanh cá nhân, thông tin về tài khoản ngân hàng của người dùng để giao dịch bất hợp
pháp, trộm cap tai san.
'© Đoàn Quỳnh Hương (2015), tldd số 9, tr.38
Trang 251.1.3 Khái niệm và các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh
trong giao dịch thương mại điện tử
1.1.3.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tửTranh chấp là điều không tranh khỏi khi các chủ thê tham gia giao dịch thương
mại điện tử Nhằm đảm bảo quyên lợi cho các bên tham gia cũng như xây dựng môi
trường kinh doanh lành mạnh trên phương tiện điện tử thì việc giải quyết tranh chấpmột cách minh bạch và hiệu quả là vấn đề cấp thiết được đặt ra
“Giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử được hiểu
là hoạt động được tiễn hành khi phát sinh những bat đồng hoặc mâu thuần giữa haihay nhiễu chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, trong đó các bên tranhchấp lựa chọn hình thức, thủ tục phù hop dé tiễn hành các giải pháp nhằm loại bỏcác mâu thuân, xung đột về lợi ích phat sinh từ giao dich thương mại điện tu, nhằmbảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh’ |
Ở góc độ quản lí nhà nước, giải quyết tranh chấp thương mại điện tử là việc cơquan, tô chức có thâm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp trên cơ sởxem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức Đối với lĩnh vực thương mại điện tử tại
Việt Nam, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải quyét là Tòa án.
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tứ có một
số đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thê thực hiện, chủ thể thực hiện giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử là thẩm phán, trọng tài viên, hội đồng trọng tài, hòa giải viên, hội đồng
hòa giải Đây là các bên trung gian được các chủ thé tham gia giao dịch lựa chọn dé
giải quyết tranh chấp
Thứ hai, về phương thức giải quyết tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp tronggiao dịch thương mại điện tử bao gồm các phương thức như đối với giải quyết tranhchấp thương mại truyền thống là thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án Để phù hợp
với tính chất của thương mại điện tử, các tranh chấp thường được giải quyết bằng
hình thức trực tuyến của các phương thức trên Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp
!' Nguyễn Thị Ha An (2021), t/dd số 7, tr 21
Trang 26cũng có thé thực hiện thông qua các bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như
sàn thương mại điện tử, website của doanh nghiép
Thứ ba, về cách thức thực hiện, khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể sẽ tiếp cận
các phương thức giải quyết tranh chấp và lựa chọn phương thức phù hợp với tính chất
và nội dung tranh chấp Đối với phương thức giải quyết tranh chấp băng thương
lượng, các bên cần có thiện chí giải quyết tranh chấp và chủ động thực hiện theo nộidung đã thương lượng Tuy nhiên không phải lúc nào các chủ thể cũng có thể tự giảiquyết vấn đề, khi đó cần bên thứ ba là trung tâm hòa giải, hội đồng trọng tài hay tòa
án can thiệp hỗ trợ Trong trường hợp các bên lựa chọn các phương thức hòa giải,
trọng tài, tòa án đẻ giải quyết tranh chấp cần tuân theo quy định về trình tự, thủ tụccủa pháp luật về tô tung dân sự, trọng tài thương mai, hòa giải
Thi tu, về kết quả giải quyết tranh chấp, kết quả giải quyết tranh chấp sẽ phụthuộc vào phương thức các chủ thê đã chọn Cụ thẻ, đối với phương thức giải quyếttranh chấp thông qua thương lượng hoặc hòa giải, kết quả giải quyết là biên bảnthương lượng, hòa giải với nội dung được các bên thống nhất trên cơ sở tự nguyện.Đối với phương thức giải quyết là tòa án hoặc Hội đồng trọng tài thương mại thì bản
án hoặc quyết định của hội đồng trọng tài là kết quả buộc các bên phải tuân thủ
1.1.3.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương
mại điện tử
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và thương mạiđiện tử nói riêng bao gồm phương thức giải quyết tại Tòa án và các phương thức giảiquyết tranh chấp thay thé (Alternative Dispute Resolution — ADR) Những phương
thức này được thực hiện theo hai hình thức là truyền thống và trực tuyến
Phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Giải quyết theo hình thức Tòa án truyền thống
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại nói chung và giao dịch thươngmại điện tử nói riêng bằng tòa án là một trong các phương thức cơ bản được quy địnhtrong pháp luật của các quốc gia và điều ước quốc tế Đây là phương thức giải quyếttranh chấp do cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước là Tòa án tiễn hành theo
trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ mà pháp luật quy định Theo đó, tòa án nhân
danh quyền lực nhà nước đưa ra bản án/quyết định buộc các bên phải thi hành và
Trang 27được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Tại Việt Nam, tranh
chấp thương mại điện tử chủ yếu thuộc thâm quyền xét của Tòa Kinh tế - Tòa chuyêntrách trong hệ thống tòa án nhân dân theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tô tụng
dân sự năm 2015.
Phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án có một số ưu điểm như:
- _ Việc giải quyết tranh chấp có thé qua nhiều cấp xét xử nhằm đảm bảo quyếtđịnh của tòa án được chính xác, công bằng, đúng pháp luật
- Cac phán quyết của tòa được đảm bảo thi hành băng cưỡng chế nhà nướcBên cạnh đó, phương thức này cũng tồn tại một số điểm cần lưu ý là:
- Tht tục tố tụng phải tuân thủ nghiệm ngặt các quy định của pháp luật dẫnđến sự thiếu linh hoạt, cứng nhắc
- _ Thời gian giải quyết có thé bị kéo dài, tốn thời gian và tiền bạc của các bêntranh chấp, khiến họ có thé bị lỡ những cơ hội kinh doanh khác
- _ Các phiên tòa thường được xét xử công khai, bản án/ quyết định được công
bố rộng rãi có thé gây bat lợi đối với thương nhân khi uy tín, danh dự, bí mậtkinh doanh bị tiết lộ
Giải quyết theo hình thức Tòa án trực tuyén
Về bản chất, Tòa án điện tử là chuyên một phần hoạt động của Tòa án từ không
gian thực lên không gian số, trong đó, cốt lõi là việc tiến hành, tối ưu hóa và pháttriển trên nền tảng số một số hoạt động: quản trị nội bộ Tòa án; công khai hoạt độngcủa Tòa án; cung ứng cho người dân các dịch vụ tư pháp công; hỗ trợ các tiện ích
nâng cao hiệu quả hoạt động của các chức danh tư pháp; kết nối và khai thác cơ sở
dữ liệu của các nền tảng SỐ quốc gia; đặc biệt là tiến hành các hoạt động tố tụng điệntử.!2 Với phương thức nay, các bên sẽ không cần trực tiếp đến tòa án dé giải quyết
tranh chấp, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chỉ phí
Một số đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tửbằng tòa án trực tuyến:
Một là, về hình thức xét xử, một số hoặc toàn bộ giai đoạn cua quá trình xét xử
sẽ được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet Do đó, những đương sự tham gia
!? Nguyễn Hòa Bình (2022), Xây dung Tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược cải cách
tu pháp, Tạp chi Tòa an điện tử, https://tapchitoaan
vn/xay-dung-toa-an-dien-tu-mot-nhiem-vu-quan-trong-cua-chien-luoc-cai-cach-tu-phap5767.html , truy cập lần cuối ngày 4/3/2023.
Trang 28phiên tòa không nhất thiết phải ở cùng một địa điểm, cùng gặp trực tiếp ở budi xét
xử Thay vì phải trực tiếp đến trụ sở Tòa án trong giờ làm việc, Tòa án điện tử tạođiều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng ở mọi nơi, mọi thờiđiểm thông qua nền tảng số (nộp đơn khởi kiện, cung cấp chứng cứ trực tuyến ).Người dân còn có thê sử dụng các dịch vụ tra cứu các bản án, hỗ trợ phân tích và dựđoán kết quả tố tụng
Hai là, về trình tự, thủ tục xét xử trực tuyến, VIỆC chuyên sang hình thức trực
tuyến không làm thay đổi các nguyên tắc xét xử cũng như trình tự, thủ tục cơ bản sovới giải quyết tại tòa án truyền thống Một số hoạt động tố tụng khi thực hiện thôngqua nền tảng số sẽ được tự động hóa hoặc tiến hành trực tuyến (từ khâu thụ lý đơnkhởi kiện, tiếp nhận hồ sơ vụ án cho đến kết thúc vụ án) Qua đó, vừa tăng năng suấtlao động của Tòa an, vừa tiết kiệm nhân lực và thời gian
Ba là, tòa án trực tuyến phụ thuộc vào hệ thống công nghệ thông tin, do đó cóthể xảy ra những vấn đề khách quan trong quá trình giải quyết như gián đoạn đườngtruyền, lỗi truy cập, Ngoài ra, do thói quen của người dân nên khi thực hiện xét xử
trực tuyên có thê làm giảm tính nghiêm trang, răn đe của Tòa án.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thé (ADR)
Nhăm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương
mại, bên cạnh việc giải quyết tại Tòa án thì các bên có thé lựa chọn các phương thứckhác như thương lượng, trung gian, hòa giải, trọng tài Những hình thức này rất đadạng, không mạng nặng tính chất nhà nước cũng như có các đặc điểm phù hợp vớihoạt động kinh doanh, thương mại nên ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành
một hệ thống được nhiều quốc gia trên thé giới gọi là “Alternative Dispute Resolution
— ADR” Hiện nay, pháp luật trên thế giới cũng như Việt Nam chưa quy định cáchhiểu thống nhất về thuật ngữ này Trong dé tài này, tác giả tiếp cận ADR với ý nghĩa
dùng dé chỉ tat cả các phương thức ngoài tranh tụng (giải quyết thông qua tòa án) bao
gồm cả trọng tài, nhằm ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp với sự trợ giúp củabên thứ ba!? Vì bản chất từ “Alternative” có nghĩa là thay thé và có tính lựa chọn nêntác giả hiểu đây là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế Trong lĩnh vực
!3 Dương Quỳnh Hoa (2010), Về lợi thé của các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 7/2010, tr 45
Trang 29thương mại điện tử, những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế vừa được thựchiện theo cách truyền thống, trực tiếp (offline) vừa được số hóa thành phương thức
giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Disputes Resolution — ODR), cụ thé:
Phương thức giải quyết tranh chấp thay thé truyền thong bao gom:
Thương lượng
Đây là phương thức giải quyết phổ biến và thường được các bên nghĩ đến đầutiên khi xảy ra tranh chấp, thé hiện ở việc các bên chủ động gặp gỡ, trao đồi, thỏathuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên Phương thức thương lượng không
chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật mà phụ thuộc tất cả từ quá trình đến kết quả vào
thiện chí giải quyết của các chủ thê tham gia Do đó phương thức này cho phép cácbên tự do thỏa thuận, không bi ràng buộc bởi các thủ tục rườm rà giup tiết kiệm chiphí cung như đảm bảo an toàn thông tin, hạn chế ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp
Tuy nhiên cũng vì không có ràng buộc pháp lý mà các bên có xu hướng kéo dài thời
gian thương lượng, nếu tranh chấp không được giải quyết thì cũng quá hạn khởi kiện
hoặc đã đạt được thỏa thuận nhưng không thực hiện đúng khiến việc thương lượng
không đem lại hiệu quả.
Hòa giải
Hòa giải là phương thức mà các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranhchấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên Thay vì tự thương lượng, các bên
có thể thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm
và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụcủa mình Đặc điểm này giúp quá trình giải quyết tranh chấp của các bên phần nào
thuận lợi và hiệu quả hơn; đồng thời việc xuất hiện bên thứ ba làm trung gian hòa giải
khiến việc tôn trọng và tuân thủ các nội dung thỏa thuận cao hơn so với phương thứcthương lượng Tuy nhiên ý kiến của hòa giải viên chỉ mang tính tham khảo, kết quả
của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải quyết định của hòa giảiviên Do đó kết quả hòa giải không được pháp luật đảm bảo thi hành mà phụ thuộc
vào sự tuân thu của các bên tham gia.
Trọng tài
Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử băng trọng tài cũng là một trong những
lựa chọn được các chủ thê ưa chuộng, đặc biệt với những tranh châp có yêu tô nước
Trang 30ngoài bởi đây là phương thức pháp luật quy định trình tự và đảm bảo kết quả được
thực thi mà không mang nhiều tính quyền lực nhà nước như giải quyết tại tòa án.Trong phương thức này, Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tu cách là một bên
trung gian, độc lập giải quyết các mâu thuẫn, bat đồng giữa các chủ thé bằng việc dua
ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành với các bên Khi hết thời hạn chấp hành mà
có bên không thực hiện hoặc thực hiện không đây đủ thì bên còn lại có quyền gửi đơnyêu cầu cơ quan nhà nước có thấm quyền cưỡng chế thi hành phán quyết của trongtài Đây được xem là điểm ưu việt của phương thức trọng tài so với thương lượng vàhòa giải Bên cạnh tính linh hoạt, chủ động thì quyết định trọng tài không được công
bố rộng rãi giúp bảo vệ thông tin, bí mật kinh doanh của các bên Ở hau hết các quốcgia, hội đồng trọng tài thương mại được thành lập dưới nhiều tên gọi khác nhau nhưngđều mang vai trò là tổ chức phi chính phủ nhằm giải quyết các tranh chấp trong lĩnhvực kinh tế đối ngoại, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc té
Ngoài những phương thức kể trên, còn tồn tại phương thức trung gian(Mediation) là hình thức can thiệp của bên thứ ba khi được sự đồng thuận của các bênliên quan trong tranh chấp Người trung gian sẽ là một cá nhân trung lập với kiến thứcchuyên sâu liên quan đến lĩnh vực tranh chấp với chức năng đưa ra giải pháp chotranh chấp với mong muốn được các bên chấp thuận mà không áp đặt phương thứcgiải quyết tranh chấp đối với các bên ! Ưu điểm của phương thức này là tiễn trìnhlinh hoạt, bảo mật, tự nguyện, phù hợp với yêu cầu và luôn trong tầm kiểm soát củacác bên chủ thể tranh chấp
Phương thức giải quyết tranh chấp thay thé trực tuyến (ODR)
Theo các chuyên gia pháp lý, “giải quyết tranh chấp trực tuyến” (OnlineDisputes Resolution) là một thuật ngữ ghép giữa “trực tuyến” (Online) và “giải quyết
tranh chấp thay thế” (ADR) Do đó phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến
ODR được hiểu một cách rộng rãi trên thế giới là sự kết hợp giữa phương thức giảiquyết tranh chấp thay thế ADR với công nghệ Internet !Š Về cơ chế hoạt động, hệ
'4 Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế (2019), Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thé - Lý luận và thực tiễn, kỷ yêu hội thảo khoa học cấp khoa, trường Dai học
Luật Hà Nội, tr 4
'5 Phan Thi Thanh Thủy (2016), Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn dé pháp lý đặt ra cho Việt Nam, Tap chí Khoa học DHQGHN: Luật hoc, tập 32 số 4 (2016), tr 39
Trang 31thống ODR là hệ thống phần mềm được các tổ chức ODR xây dựng nham cung cấpdịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến cho các bên khi có tranh chấp phát sinh, đặcbiệt phù hợp cho các tranh chấp thương mại điện tử, tranh chấp tiêu dùng giá trị nhỏ
và các tranh chấp dân sự, kinh tế khác mà các bên có sự xa cách về mặt địa lý Theo
Ban Lưu ký kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến (Technical Note on ODR)!6thì thủ tục ODR gồm các giai đoạn: thương lượng (negotiation); hỗ trợ giải quyết(facilitated settlement); giai đoạn cuối cùng [a third (final) stage] Cụ thể:
- _ Giai đoạn thương lượng: Khi nguyên don (claimant) nộp yêu cầu trên hệthống ODR thì quản trị viên hệ thống ODR thông báo cho bị đơn(respondent) về yêu cầu của nguyên đơn và phản hồi cho nguyên đơn Bướcđầu thương lượng có thê được hỗ trợ bởi một công nghệ (có thé là AD), các
bên có thé thương lượng trực tiếp trên nền tảng hệ thông ODR;
- _ Giai đoạn hỗ trợ giải quyết: Nếu thương lượng không thành công, quản trị
viên hệ thống ODR chỉ định một hòa giải viên hỗ trợ các bên thương lượngnhằm đạt mục đích thỏa thuận;
- Giai đoạn cuối: Nếu giai đoạn 2 không thành công thì tiếp theo của tiễn trình
là quản trị viên hệ thống ODR hoặc hòa giải viên thông báo cho các bên về
bước tiếp theo cần xử lý có thé giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án 7
Có thé thấy rang, tùy theo chức năng và phạm vi hoạt động của từng tổ chức
ODR, hệ thong ODR sẽ cho phép các bên thực hiện thủ tục giải quyết vụ việc tranh
chấp của mình bằng một, hai hay cả ba phương thức sau:
- Thuong lượng trực tuyến giữa các bên tranh chấp;
- Hoa giải vụ việc tranh chấp trực tuyến giữa các bên với sự tham gia của hoagiải viên thuộc tổ chức ODR;
- Xét xu vụ việc theo thủ tục trọng tai trực tuyến nếu tô chức ODR có chức
năng hoạt động trọng tài.
‘© UNCITRAL (2017), Technical Notes on Online Disputes Resolution,
<https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/mediadocuments/uncitral/en/v1 700382 english technical _n
otes_on_odr.pdf> truy cập lần cuối ngày 1/3/2023
!” Nguyễn Thành Minh Chánh (2022), Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam, bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21 (445) tháng 11/2021, tr.39
Trang 32Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trực tuyến trên hệ thống ODR sẽ phụthuộc chặt chẽ vào quy định pháp luật tại từng nước, tuy nhiên có thé thay răng, nhờ
có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông mà các thủ tục này được thựchiện rất nhanh chóng và thuận tiện
Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ODR có một số đặc trưng sau:Mot là, ODR là sự kết hợp linh hoạt giữa ADR và các hỗ trợ tử công nghệInternet Phương thức này được tiến hành mà không đòi hỏi bắt buộc phải có sự hiệnhữu của các chủ thé tham gia giải quyết tranh chap trong một không gian cụ thé Mọitranh chấp khiếu nại được giải quyết trên không gian mạng thông qua các công cụ
như website email hay qua một diễn đàn ảo (virtual forum) do các nhà cung cấp
dịch vụ ODR cung cấp.
Hai là, phương thức ODR không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, lãnh thô.Các tranh chấp phát sinh từ giao dịch thương mại điện tử mang tính chất phi biên giới
dẫn đến việc giải quyết tranh chấp cũng phải có đặc tính này Việc tiến hành ODR
không chỉ dựa trên luật pháp của các quốc gia, lãnh thé, hiệp định tương tro tư phápsong song, đa phương tiện giữa các quốc gia với nhau mà còn phải dựa trên điều ước
và thong lệ quốc tế !8
Ba là, phương thức giải quyết tranh chấp này có sự tham gia của bên thứ tư là
công nghệ điện tử trong ODR Dé tiễn hành một quy trình ODR không chỉ có các bênthông thường gồm hai bên có tranh chấp, bên thứ ba hỗ trợ giải quyết tranh chấp
(người trung gian, hòa giải viên, trọng tài viên) mà còn có sự tham gia của bên thứ tư
đặc biệt (the fourth party) là công nghệ điện tử được sử dụng giải quyết tranh chấp
Các công nghệ tham gia với vai trò là một bên tham dự chủ động trong quy trình giải
quyết tranh chấp cung cấp các hỗ trợ cho ODR như mạng Internet và các thiết bị kết
noi thông tin, lưu giữ và truyền tai dữ liệu, '?
'§ Phan Thi Thanh Thủy (2016), tldd số 15, tr.40
'9 Phan Thi Thanh Thủy (2016), tldd số 15, tr.41
Trang 331.2 Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao
dịch thương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch
thương mại điện tử
Những lợi thế to lớn của thương mại điện tử là không thể phủ nhận, nếu biết
năm bắt và khai thác thì nền kinh tế của các quốc gia sẽ có tiềm năng phát triển mạnh
mẽ Tuy nhiên, do những đặc tính của thương mại điện tử nên dé giải quyết các van
dé, rủi ro trong quá trình giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi phải kết hợp các giảipháp mang tính công nghệ, kỹ thuật với khung pháp lý đầy đủ, hiệu quả Nếu thiếucác quy phạm pháp luật thì các chủ thể tham gia như doanh nghiệp, thương nhân,người tiêu dung buộc phải đối mặt với nhiều rủi ro, sự thiếu an toàn khiến các lợi thếcủa thương mại điện tử khó có thé phát huy toàn diện Tuy đã có nhiều các đề tàinghiên cứu về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử cả trong nước lẫn quốc tếnhưng các công trình này chủ yếu nghiên cứu các khía cạnh về phương thức, thủ tụcgiải quyết tranh chấp thương mại điện tử mà không đề cập đến khái niệm pháp luậtgiải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử Do vậy, tác giả sẽ khái quát
từ khái niệm pháp luật thương mại điện tử.
Một cách chung nhất, “có thé hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại
điện tử là hệ thong quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận diéu
chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử”?° Khái niệm này
đã khái quát được pháp luật thương mại điện tử nhưng còn chung chung và chưa thể
hiện được nội dung của pháp luật thương mại điện tử.
Tác giả Phí Mạnh Cường đã định nghĩa pháp luật thương mại điện tử là:
“Pháp luật thương mại điện tử là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước banhành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với
nhau trong quả trình tô chức và thực hiện các hoạt động thương mại điện tu Trong
đó, hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiễn hành một phan hoặc toàn bộquy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối Internet”!
?° Dương Thi Mai Ngọc (2009), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam — Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.16
?! Phí Mạnh Cường (2022), tldd số 3, tr.74
Trang 34Từ những định nghĩa trên có thé khái quát lại như sau: pháp luật giải quyết
tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử là tong thé các quy phạmpháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể khitiễn hành giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện từ nhằmbảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình
Xuất phát từ bản chất và các đặc trung của giao dịch thương mại điện tử, phápluật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử có những đặcđiểm dưới đây:
Một là, pháp luật giải quyết tranh chấp trong giao dich thương mại điện tử là hệthống các quy định về giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại và pháp luật
tố tụng dân sự
Hai là, pháp luật giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử cómối quan hệ với khoa học, công nghệ Nếu trong giao dịch thương mại truyền thống,yếu tố khoa học công nghệ chi đóng vai trò hỗ trợ thì trong giao dịch thương mại điện
tử, yeu tố khoa học công nghệ là môi trường, nén tảng cho các giao dịch, nó quyếtđịnh các tính năng của giao dịch thương mại điện tử Điều này có nghĩa là các bướctiễn hành giao dịch thương mại điện tử cũng như sự an toàn, tính tiện dụng của giaodịch thương mại điện tử phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ thông tin Vì vậy, đểđiều chỉnh hiệu quả thì các quy phạm pháp luật của pháp luật giải quyết tranh chấptrong thương mại điện tử cần có sự tương thích với sự phát triển của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Ba là, pháp luật giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử có tínhquốc tế Thực tế cho thấy, các quốc gia khi xây dựng pháp luật thương mại điện tửnói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại điện tử nói riêng đều căn cứ
vào các quy định của Liên hợp quốc về thương mại điện tử: Luật mẫu về thương mạiđiện tử năm 1996 (Model Law on Electronic Commerce 1996), Luật mẫu về chữ ký
điện tử năm 2001 (Model law on Electronic Signatures 2001) Lý giải cho đặc điểm
này là do một trong các đặc trưng cơ ban của giao dịch thương mại điện tử là tính phi
biên giới (đặc biệt đối với các giao dịch có sản phẩm được số hóa), nên pháp luậtquốc gia cần có sự tương thích với pháp luật của các quốc gia khác dé giải quyết tranhchấp có hiệu quả Ngoài ra, sự gắn bó mật thiết của giao dịch thương mại điện tử với
Trang 35sự phát triển của khoa học công nghệ cũng đặt ra yêu cầu pháp luật giải quyết tranhchấp thương mại điện tử quốc gia phải phù hợp nhất định với chuẩn mực thé giới.Bon là, ngoài các chủ thê tham gia giao dịch thương mại truyền thống thì pháp
luật giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử quy định về trách nhiệmcủa bên thứ ba là các bên cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện cho các giao dịch thực hiện
an toàn Các đối tượng này có nhiệm vụ di chuyền, lưu giữ, tiếp nhận các thông tingiữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác thực độtin cậy của giao dịch Do đó pháp luật giải quyết tranh chấp trong giao dịch thươngmại điện tử cần thiết phải quy định trách nhiệm liên đới của bên thứ ba này Nhữngquy định pháp luật đối với bên thứ ba trong giao dịch thương mại điện tử sẽ giúp quátrình xác minh và thu thập chứng cứ nham bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các
bên trong giao dịch chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hon.
1.2.2 Câu trúc pháp luật giải quyết tranh chap phát sinh trong giao dịch
thương mại điện tử
1.2.2.1 Cau trúc về hình thức của pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh
trong giao dịch thương mại điện tử
Tranh chấp là van đề không thể tránh khỏi trong các quan hệ xã hội, ở lĩnh vựcthương mại đặc biệt là thương mại điện tử cũng không phải ngoại lệ Một hệ thống
pháp luật bao gồm những quy định điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp phù hợp,
mang lại hiệu quả cao, giúp các bên chủ thé trong giao dịch thương mại bảo vệ đượclợi ích chính đáng sẽ góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng caotính cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như thúc day thương mại điện tử phát triển
mạnh mẽ Thương mại điện tử von là lĩnh vực có tính đặc thù cao, chịu sự chi phối
của hai yếu tố chính là thị trường và công nghệ - yếu tố thực với yếu tổ ảo Vì vậy
khung pháp lý của thương mại điện tử nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp
trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng cần được xây dựng và hoàn thiện dựa
trên tình hình thực tiễn kết hợp với nền tảng công nghệ của mỗi quốc gia
Tại Việt Nam, pháp luật hiện hành chưa có chế định riêng dé điều chỉnh việcgiải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử Theo đó, các quy
định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử nói chung và tranh
chấp phát sinh trong giao dịch điện tử nói riêng nằm trong các văn bản pháp luật gồm:
Trang 36Thứ nhát, Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại 2005 Đây là hai văn
bản mang tính chất nên tang cho hoạt động thương mai đặc biệt là quan hệ hợp đồng,tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thé thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mìnhkhi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp Trong đó Luật thương mại 2005 là văn bảnchuyên ngành điều chỉnh trực tiếp quan hệ hợp đồng thương mại phát sinh giữa các
thương nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với thương nhân trong trường hợp lựa chọn
áp dụng luật thương mại Các quy định về giải quyết tranh chấp tại luật này được ápdụng đối với các tranh chấp trong thương mại nói chung, bao gồm cả tranh chấp phát
sinh trong giao dịch điện tử.
Thứ hai, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP vềthương mại điện tử (được sửa đi bởi Nghị định 85/2021/ND-CP) Luật giao dịchđiện tử năm 2005 ra đời dựa trên nhu cầu phát triển của thương mại điện tử tại nước
ta, quy định các nội dung cơ bản của giao dịch điện tử bao gồm: các quy định chung
về giao dịch điện tử; thông điệp dữ liệu; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điệntử; an ninh, an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử
lý vi phạm trong giao dịch điện tử Căn cứ cơ sở tại luật này, Nghị định số
52/2013/NĐ-CP được ban hành nhằm quy định cụ thê về hoạt động thương mại điện
tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này với mục tiêu thiết lập hành
lang pháp lý cho các giao dịch điện tử diễn ra một cách minh bạch, thuận lợi Luật
Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tửu tuy baohàm một số quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử nhưng còn
rất khái quát và chủ yếu mang tính nguyên tắc
Thứ ba, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật trọng tài thương mại năm 2010,Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại Những văn bản pháp luật nàyquy định về thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện
tử Theo đó, giải quyết tranh chấp bằng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015; giải quyết tranh chấp bằng các phương thức ngoài tố tụng như trọngtài, hòa giải được quy định tại Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị định SỐ22/2017/NĐ-CP cũng các văn bản hướng dẫn liên quan Nghị định số 22/2017 ND-
CP về hòa giải thương mại là một trong những văn bản pháp lý có quy định nội dung
về hòa giải thương mại trực tuyến, bước đầu tạo điều kiện cho việc hình thành giải
quyết tranh chấp trực tuyến Tuy nhiên, các nội dung như: phạm vi tranh chấp được
Trang 37sử dụng phương thức ODR; trình tự, thủ tục và giá trị pháp lý của các quyết định giảiquyết tranh chấp chưa được cụ thé hóa và chưa có hướng dẫn nên các trường hopxảy ra tranh chấp đều chưa thê xử lý được.
Ngoài những văn bản trên, các quan hệ thương mại điện tử nói chung và việc
giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng còn được điềuchỉnh bởi các luật chuyên ngành về công nghệ thông tin cũng như về sở hữu trí tuệ
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Luật công nghệ thông tin năm 2006 (đượcsửa đồi, bổ sung năm 2017); Luật viễn thông năm 2009 (được sửa đổi b6 sung năm2018); Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 (sửa đổi bổ sung năm 2019); Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng năm 2010 (được sửa đôi bổ sung năm 2018)
1.2.2.2 Cau trúc về nội dung của pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong
giao dịch thương mại điện tử
Cấu trúc về nội dung của pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giaodịch thương mại điện tử bao gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất là các quy định chung về giải quyết tranh chấp phát sinh tronggiao dịch thương mại điện tử như các khái niệm liên quan đến giao dịch điện tử,nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại điện tử, các phương thức giải quyết
tranh chấp, những nội dung này nằm tản mạn ở các văn bản pháp luật thương mại,luật giao dịch điện tử, luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dung và các quy định về thương
mại điện tử khác Khi xảy ra tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử,
các bên có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các phương thức bao gồm:
thương lượng, hòa giải, trọng tai, tòa án Trong đó, pháp luật luôn khuyến khích các
bên giải quyết tranh chấp bang các phương thức ngoài tổ tụng trước và chỉ đưa ra tòa
án khi các phương thức khác không đem lại kết quả như mong muốn
Phan thứ hai là các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong
giao dịch thương mại điện tử, được điều chỉnh bởi pháp luật tố tụng dân sự, luật trọngtài thương mại và các văn bản quy định về hòa giải thương mại Pháp luật Việt Nam
hiện hành chỉ quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài và hòagiải mà không có quy định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Các văn bản
quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp tập trung chủ yếu vào các nội dung: Nguyêntắc giải quyết tranh chấp, thấm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục giải
Trang 38quyết tranh chấp Việc giải quyết tranh chấp băng thương lượng được tiến hành theo
nhu cầu và thủ tục các bên tự đưa ra cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung tranhchấp Ngoài những phương thức trên, pháp luật Việt Nam đã bắt đầu có những quy
định mở rộng cho các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến dù chưa cụ thẻ,
ro rang.
1.2.3 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dich thương
mại điện tử theo pháp luật nước ngoài
1.2.3.1 Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại
điện tử theo UNCTTRAL
UNCITRAL (United Nations Commission On International Trade Law) là tên
viết tat của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế, được Đại hội đồngLiên Hợp Quốc thành lập theo Nghị quyết 2205 (XXI) ngày 17 Tháng 12 năm 1966
"để thúc day tiễn bộ hài hòa và thong nhất của pháp luật thương mại quốc té".2? Day
là cơ quan pháp lý cốt lõi của hệ thống Liên hợp quốc trong lĩnh vực luật thương mại
quốc tế Hiện nay, thông qua 6 nhóm công tác, hoạt động của UNCITRAL đang tập
trung vào các mảng công tác về trọng tài và hòa giải, cải tổ cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, thương mại điện tử, luật phá sản, giao dịch bảo
đảm, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mại điện
tử, UNCITRAL đã ban hành nhiều văn kiện quốc tế như Quy tắc trọng tài(UNCITRAL Arbitration Rules), Luật mẫu về hòa giải thương mại quốc tế
(UNCITRAL Model Law on International Commercial Mediation), Lưu ký kỹ thuật
về giải quyết tranh chấp trực tuyến (Technical Notes on Online Disputes Resolution).Quy tắc trọng tài (UNCITRAL Arbitration Rules)
Quy tắc trọng tài của UNCITRAL là một bộ quy tắc đầy đủ về quy trình tố tụngtrong tài như thành lập uỷ ban trọng tài, tiễn hành tổ tụng trọng tài và ban hành phan
quyết trọng tài cũng như cung cấp điều khoản trọng tài mẫu, đặt ra các điều kiện thỏa
thuận, thủ tục tô tụng trọng tài và thiết lập các quy tắc liên quan đến hình thức, hiệu
Theo Wikipedia tiếng Việt
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%A6y ban Li%C3%AAn H%EI%BB%A3p_Qu%E1%BB%9I1c_ V%E1%BB%81_Lu%E1%BA%ADt_Th%C6%BO%C6%AIng mM%EI%BA%ALi Qu%E1%BB%II1c t%E 1%BA%BE >
Trang 39lực và thi hành phán quyết trong tài Bộ quy tắc này được sử dụng trên toàn thé giới
và được chấp nhận rộng rãi, áp dụng cho cả trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.Hiện Quy tắc trọng tài có 3 bản: (1) Quy tắc trọng tài năm 1976; (2) Quy tắc
trọng tài sửa đổi năm 2010; (3) Quy tắc trọng tài năm 2013 kết hợp với Quy tắc
UNCITRAL về tinh minh bach cho Trọng tài nhà nước — Nha dau tư dựa trên hiệp
ước (UNCITRAL Rules on Transparency for Treaty-based Investor-State
Arbitration) va Quy tac trong tai nhanh UNCITRAL ( UNCITRAL Expedited
Arbitration Rules).
Luật mẫu về hòa giải thương mai quốc tẾ (UNCITRAL Model Law on
International Commercial Mediation)
Luật mẫu về hòa giải thương mại quốc tế được xây dựng nhằm hỗ trợ các quốcgia cải tiến và thé chế hóa các quy định pháp luật quốc gia về hòa giải Văn bản quyđịnh các nguyên tắc thống nhất về quy trình hòa giải nhằm khuyến khích sử dụng
phương thức này và đảm bảo khả năng áp dụng hòa giải trong giải quyết tranh chấp
Luật này đề cập đến các nội dung sau của thủ tục hòa giải: chỉ định hòa giải viên, cácbước tiễn hành hòa giải, trao đổi giữa hòa giải viên và các bên có tranh chap, van débảo mật thông tin và thừa nhận tính pháp lý của chứng cứ trong các thủ tục tố tụng
khác cũng như các van dé sau hòa giải như việc thi hành thỏa thuận hòa giải ? Bêncạnh đó, luật mẫu cũng đưa ra các cơ sở để các bên có thẻ viện dẫn trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp thương mại
Lưu kỷ kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến (UNCITRAL Technical
Notes on Online Disputes Resolution)
Trước sự phat triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới cũng như
sự gia tăng của các tranh chấp xuyên quốc gia, vào phiên họp lần thứ 43 năm 2010,
UNCITRAL đã xây dựng Lưu ký kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến
(Technical Notes on Online Disputes Resolution).
Tại lưu ký nay, UNCITRAL đã đưa ra một số cách tiếp cận về cơ chế ODR tại
đoạn 24 mục V (Section V — ODR definitions, roles and responsiblities, and
communications), theo đó “ODR là cơ chế giải quyết tranh chap thông qua việc sử
?3 Nguyễn Thị Hà An, tlđd số 7, tr.33
Trang 40dung các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ thông tin và truyền thông
khác Quá trình giải quyết có thể được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau vàđược phát triển theo thời gian” ? Lưu ký bao gồm các điều khoản về nguyên tắc áp
dụng thủ tục ODR tại mục II Các nội dung chính của quy trình giải quyết tranh chấptheo ODR được quy định tại mục II, mục VII đến mục IX Theo đó, quá trình giải
quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng ODR có thể bao gồm các giai đoạn: đàm phán
(negotiation); đàm phán được hỗ trợ bởi bên thứ ba (facilitated settlement) và giai
đoạn cuối (a third/ final stage).? Ở giai đoạn đầu của quá trình giải quyết tranh chấp,các chủ thé (claimant) sẽ thực hiện đàm phán thông qua hệ thống trực tuyến ODR
(đoạn 37 -39 mục VII) Sang giai đoạn hai, bên trung gian (ví dụ hòa giải viên, trọng
tài viên) sẽ hỗ trợ các bên đàm phán (đoạn 40 — 44 mục VIII) Giai đoạn cuối chỉ
được thực hiện nếu các bên chưa đạt được thỏa thuận sau khi trải qua hai giai đoạn
đầu Khi đó, bên cung cấp dịch vụ ODR hoặc bên trung gian giải quyết sẽ thông báocho các bên về các phương thức và hình thức giải quyết tranh chấp ở giai đoạn cuối
mà các bên có thé lựa chon.?° Đây là quy định mở dé các chủ thé của tranh chap cóthé tự do lựa chọn phương thức giải quyết, mang lại sự linh hoạt tối đa
Nhìn chung UNCITRAL quy định khá cụ thé về các phương thức giải quyếttranh chấp thương mại ngoài tố tụng (phương thức thay thé ADR) như trọng tai, hòagiải Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến, UNCITRAL
quy định ở mức khái quát các nội dung cơ bản, tạo khung pháp lý để các quốc gia áp
dụng và xây dựng cơ chế ODR phù hợp
1.2.3.2 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch thương mạiđiện tử theo pháp luật Liên minh châu Âu (EU)
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức truyền thống
Tứ nhất, đôi với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, đây là phương thức lâuđời và phổ biến nhất Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án được thực hiện theo thủtục tố tụng thông thường Tuy nhiên vì tính chất xuyên biên giới của các tranh chấp
thương mại điện tử nên việc xác định tòa án có thầm quyền là vẫn đề cần được lưutâm và quy định cụ thể Tại EU, nội dung này được quy định tai Quy định Brussels I
*4 UNCITRAL (2017), Technical Notes on Online Disputes Resolution, tldd số 16
°5 Đoạn 18, mục III, UNCITRAL Technical Notes on Online Disputes Resolution, tldd số 16
? Đoạn 45, mục IX, UNCITRAL Technical Notes on Online Disputes Resolution, tldd số 16