1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Việc làm và quy định của pháp luật về việc làm ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Việc Làm Và Quy Định Của Pháp Luật Về Việc Làm Ở Việt Nam - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Văn Quynh
Người hướng dẫn TS. Phạm Công Trứ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 65,6 MB

Nội dung

Quỹ giải quyết việc làmTổ chức giới thiệu việc làm Dạy nghề gắn với việc làm Việc làm đối với một số loại lao động yếu thếĐầu tư nước ngoài và trong nước đối với vấn đề việc làmĐưa lao đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN VĂN QUYNH

Chuyên ngành: Luật Kinhtế

— _——— Mãsõố: 5.0515 THUVIEN |

TRƯỜNG DAI HOC LUẬT HÀ NỘIPHÒNG Gv SSP ——

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAM CONG TRU

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

Tôi xin trân trọng cam ơn Thầy giáo - Tiến sĩ Pham

Công Trứ, người đã có những chỉ dân, giúp đỡ quý báu, nhiệttình và hết sức trách nhiệm trong suốt quá trình nghiên cứu

để hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo,

các bạn đồng nghiệp, đồng khoá và gia đình đã giúp dé tôi

trong quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội vànghiên cứu, hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2003

Tác giảNguyễn Văn Quynh

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi, các số liệu được dẫn theo nguồn đã công bố, kếtquả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Ha Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2003

Tdc giảNguyễn Văn Quynh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương l: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC LAM, GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM

> 1.1 Quan niệm về việc làm

1.1.1 Quan niệm về việc làm ở Việt Nam

1.1.1.1 Dưới góc độ kinh tế - xã hội

1.) 2 Dưới góc độ pháp lý

1.1.2 Quan niệm về việc làm và thất nghiệp theo Tổ chức

Lao động quốc tế và pháp luật của một số nước1.1.2.1 Theo Tổ chức Lao động Quốc tế

LiZ2 Theo pháp luật của một số nước

17 Việc làm với quan hệ lao động

1.2.1 Việc làm - điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ pháp

luật lao độngddd Việc lam - nội dung cua quan hệ pháp luật lao động

Lad, Việc lam - cơ sở để duy trì quan hệ pháp luật lao động

1.3 Ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm

1331 Trên bình diện kinh tế - xã hội

L232 Trên bình diện chính tri - pháp lý

1.2.3.3 Trên bình diện quốc gia - quốc tế

Chương2: VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THEO PHÁP

LUAT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ THUC TIEN THUC HIEN

2F Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm trước khi

có Bộ luật Lao động 1994 và thực tiễn thực hiện

Pol ds Thời kỳ 1945 - 1954

2d 2 Thoi ky 1955 - 1985

2.1.3 Thoi ky 1986 - 1994

2.2, Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm từ khi có

Bộ luật Lao động năm 1994 và thực tiễn thực hiệnVNI Những quy định chung

2214, Các nguyên tắc về lao động việc lam

Dude sh sds Bộ luật lao động dua ra quan niệm mới về việc làm

A243 Xác định trách nhiệm cua "các bên" trong lĩnh vực giải

21U22232324

26

28

31

3131

33

37

4]434345

454848

Trang 5

Quỹ giải quyết việc làm

Tổ chức giới thiệu việc làm

Dạy nghề gắn với việc làm

Việc làm đối với một số loại lao động yếu thếĐầu tư nước ngoài và trong nước đối với vấn đề việc làmĐưa lao động Việt Nam di làm việc có thời hạn ở nước

ngoàiNhững biện pháp khácNhững nhận xét về pháp luật và thực trạng giải quyết

việc làm

Những ưu điểmNhững nhược điểm, tôn tại

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về việc làm

Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế

Từ thực trạng của pháp luật về việc làm

Những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về việc làm và giải quyết hiệu quả vấn đề

việc làm ở Việt Nam

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về việc làmHoàn thiện khung pháp luật về việc làm

Xúc tiến nghiên cứu xây dựng Luật về việc làm

Xây dựng cơ chế bảo hiểm thất nghiệp

Một số giải pháp chính nhằm giải quyết có hiệu quả

việc làm ở Việt NamXây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia vềviệc làm

Su dụng hiệu quả nguồn quỹ giải quyết việc lam

Tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức giớithiệu, dịch vụ việc làm

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên giaKết luận chung

Danh mục tài liệu tham khảo chính

Su5657

60

65

6770

7171

74

76

76

7682

97

99

100 101102105108

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết cua dé tài

Việc làm - Tăng trưởng kinh tế - Thất nghiệp là ba vấn đề quan trọnghàng đầu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường Các chỉ số về 3 vấn đềnày phản ánh khái quát nhất thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Theo dự báo ở nước ta, vấn đề này đang và sẽ diễn biến phức tạp trongquá trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường trong tiến trìnhthực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Do ý nghĩa quan trọng

của việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra quan điểm bảo đảm việc làm cho

dân là mục tiêu xã hội hàng đầu Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người

có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội có việc làm là trách

nhiệm của các cấp, các ngành của Nhà nước và của toàn xã hội Trong Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu

toàn quốc Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ [X thông qua đã xác định: "Giảiquyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và

phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng vàyêu cầu bức xúc của nhân dân"'

Việc làm luôn là một vấn đề được mỗi cá nhân và xã hội quan tâm Mỗi

cá nhân khi mới sinh ra, hoặc khi đã già yếu, bệnh tật, không có khả năng làm

việc để nuôi sống bản thân, thì nhìn chung, đều phải trông dựa vào thu nhập

có được từ những thành viên trong gia đình hoặc cộng đồng còn làm việc; mặt

khác, trong giai đoạn trưởng thành lại có trách nhiệm làm việc để nuôi sống

bản thân và những thành viên chưa có, đã hết hoặc suy giảm khả năng lao

động Sự phát triển dân số dẫn đến sự phát triển nhanh của lực lượng lao động

| 5 š 8 sya ` `“ 3 we Hie od % _ "vẻ.

Dang Cong san Việt Nam (2001), “Chiến lược phát trién kinh tế - xã hội đến năm 2010”, Van kiện Đạt hội

đại biển toàn quốc lan thứ 1X, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 210

Trang 7

xã hội và mức độ tập trung ngày càng cao về tư liệu sản xuất trong tay một

thiểu số cá nhân, đã dẫn đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có việc làm và lệ thuộc vào những thiểu số nắm trong tay các phương tiện sản xuất, việc làm và thu nhập ngày càng thoát ly khỏi khả năng của mỗi

cá nhân Điều này buộc các Nhà nước phải có những chính sách và biện pháp

nhất định để điều chỉnh vấn đề việc làm nhằm nâng cao số lượng va chat lượng việc làm, đảm bảo đời sống dân cư, phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh

tế và giải quyết các vấn đề xã hội

Giải quyết việc làm vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội Về kinh

tế, việc làm gắn liền với vấn dé lao động sản xuất Hiệu quả của việc giải quyết vấn dé việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất; kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm Giải quyết việc làm có nội dung chủ yếu là phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, gắn liền và được thực hiện thông qua các chính sách, chương trình kinh tế Điều

này cũng có nghĩa là việc sử dụng lao động hướng vào mục tiêu tăng trưởng

kinh tế và là động lực của tăng trưởng kinh tế.

Về mặt xã hội, giải quyết việc làm có mục tiêu hướng vào toàn dụng lao

động, chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, bảo đảm tăng

thu nhập, tiến tới bảo đảm việc làm phù hợp, lựa chọn việc làm đối với mọi

người lao động Bảo đảm việc làm là một chính sách xã hội có hiệu quả to lớn

trong vấn đề giữ gìn trật tự kỷ cương và phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội Thất nghiệp và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp bao giờ cũng là hiện

tượng xã hội có tính chất tiền dé của đói nghèo, chậm phát triển, tiêu cực và

các tệ nạn xã hội Vì thế, giải quyết việc làm được coi là một trong những

chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước, góp phần bảo đảm sự ổn định, an

toàn và phát triển của xã hội Đây cũng thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực việc

làm

Trang 8

Về mặt chính tri, nếu không giải quyết tốt vấn dé việc làm, đến một thờiđiểm nào đó, vấn đề này sẽ không còn chỉ khoanh trong lĩnh vực kinh tế, xãhội mà nó sẽ vượt ra thành vấn đề chính tri

Về mặt pháp lý, vấn đề việc làm gan liền với chế độ pháp lý lao động.

Quan hệ pháp luật về việc làm về mặt lý luận pháp luật được coi là quan hệ

"tiền quan hệ lao động" và đóng vai trò quyết định cho việc hình thành, phát

trién và ổn định của quan hệ lao động Chính sách việc làm gắn liền với các

vấn đề, như bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do kinh doanh, bình

đẳng trong lĩnh vực việc làm, chống cưỡng bức lao động, ưu tiên, hỗ trợ các đối tượng yếu thế có cơ hội làm việc nhằm nâng cao chất lượng việc làm, chất lượng lao động, thông qua đó bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền

công dân

Bên cạnh đó, việc làm cũng không chỉ còn đơn thuần là vấn đề nội bộ

một quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu sâu sắc Điều này càng

trở nên rõ ràng hơn trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang

diễn ra hết sức mạnh mẽ

Với mong muốn nghiên cứu một vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp là việclàm dưới góc độ pháp luật một cách có hệ thống, đồng thời đặt nó trong mốitương quan, so sánh với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế; góp phần đưa

ra cái nhìn tổng thể về việc giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường ởnước ta trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn vấn đề "Việc làm và quy định

của pháp luật về việc làm ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiên"

làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay, đã có một số bài nghiên cứu về vấn đề việc làm

nhưng mới đề cập chủ yếu dưới giác độ kinh tế lao động; cũng đã lác đác một

vài công trình nghiên cứu về vấn đề việc làm dưới góc độ điều chỉnh của pháp

Trang 9

luật nhưng được thực hiện đã lâu Do vậy, đây sẽ là luận văn đầu tiên nghiêncứu một cách có hệ thống vấn đề việc làm trong mối quan hệ trực tiếp với lĩnh

vực giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề việc làm và sự điều chỉnh của phápluật đối với vấn đề việc làm; trên cơ sở phân tích tình hình lao động và cácquy định của pháp luật về giải quyết việc làm của nước ta từ trước đến nay,cũng như những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nước và của quốc

tế trong lĩnh vực này để đưa ra những nhận xét, đánh giá và nêu những kiến

nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm và giải quyết

có hiệu quả vấn đề việc làm trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy phạm pháp luật tronglĩnh vực việc làm và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam, trong đó chủ yếu tậptrung vào các quy phạm pháp luật hiện hành được quy định trong Bộ luật laođộng (BLLĐ) năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và những văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan

Vì việc làm và sự điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề việc làm là nhữngvấn đề phức tạp, hơn nữa nguồn tư liệu tham khảo cũng có hạn, nên tác giảkhông có tham vọng giải quyết toàn diện các mặt của dé tài mà chỉ chủ yếutập trung nghiên cứu vấn đề việc làm trong phạm vi quan hệ lao động làm

công ăn lương, đối tượng chủ yếu của luật lao động Việt Nam Tuy nhiên, do

tính chất phức hợp của vấn đề nghiên cứu, nên trong chừng mực nhất định,những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện việc làm trong cáckhu vực khác cũng được đề cập đến trong luận văn

Với mục đích và đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải

quyết các nhiệm vụ:

Trang 10

Một là, xem xét những vấn đề có tính khái quát chung về việc làm và sự

điều chính của pháp luật đối với vấn đề việc làm

Hai là, nghiên cứu những công ước quốc tế về việc làm và liên quanđến việc làm, những quy định của pháp luật cũng như kinh nghiệm của một số

nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm

Ba là, nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc làm cũng như thựctrạng tình hình giải quyết việc làm ở nước ta qua các thời kỳ, từ đó luận giải

về nhu cầu và sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

về lao động nói chung và về việc làm nói riêng ở nước ta

Bốn là, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về

việc làm và những biện pháp nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiếp cận và giải quyết dé tài, tác giả sử dụng phép duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

về Nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu

Ngoài ra, để phù hợp với từng mặt, từng vấn đề của đề tài luận văn, tác giả còn

sử dụng đan xen các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống hoá, phân

tích, so sánh, tổng hợp, điều tra, khảo sát

5 Ý nghĩa của luận văn

Thông qua sự phân tích, đánh giá pháp luật về việc làm và thực trạng

giải quyết việc làm trong thời gian qua, luận văn đã:

- Lam sáng tỏ thêm một bước những vấn đề có tính lý luận, như kháiniệm về việc làm, thất nghiệp, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề

giải quyết việc làm, chống thất nghiệp dưới góc độ kinh tế - lao động cũng

như dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật;

Trang 11

- Giới thiệu có so sánh các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế (chủ yếu là của

ILO) cũng như kinh nghiệm điều chỉnh vấn đề việc làm trong pháp luật của

một số quốc gia trên thế giới; đưa ra những nhận xét, đánh giá cần thiết trên

cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật về việc làm và thực hiện giải quyết việc

làm ở Việt Nam;

- Luận giải về sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc

làm và cơ chế giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm trong cơ chế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa

- Đưa ra một số kiến nghị có tính chất phương hướng cũng như một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về việc làm và giải quyết

hiệu quả vấn đề việc làm

Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa tham khảo đối với các nhà hoạchđịnh chính sách, pháp luật về lao động - việc làm, cũng như đối với những ai

quan tâm đến lĩnh vực này

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

Chương 1: Khái quát chung về việc làm và giải quyết việc làm

Chương 2: Việc làm, giải quyết việc làm theo pháp luật lao động

Việt Nam và thực tiễn thực hiện

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về việc làm và một

số giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 12

Chương IKHÁI QUÁT CHUNG

VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.1 Quan niệm về việc làm

1.1.1 Quan niệm về việc làm ở Việt Nam

1.1.1.1 Dưới góc độ kinh tế- xã hội

Việc làm va thất nghiệp là hai phạm trù luôn đi liền với nhau Đối với một cá nhân người lao động, có việc làm có nghĩa là không thất nghiệp và

ngược lại Đối với một quốc gia, việc làm và thất nghiệp là những phản ánh

quan trọng về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó; luôn là

những vấn đề xã hội được quan tâm hàng đầu không chỉ ở riêng một quốc gia nào mà còn là vấn đề có tính toàn cầu, phản ánh sự phát triển của lao động xã hội Do đó, khi nghiên cứu về vấn đề việc làm, không thể bỏ qua một vấn đề

liên quan đi kèm với nó là vấn đề thất nghiệp

Đối với bất cứ sinh vật nào để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất về mặt năng lượng cho bản thân thông qua đó để tồn tại đều phải tiến hành những

hoạt động nhất định Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế gới sinh vật nói chung và con người nói riêng Tuy nhiên, đối với con người, kiếm sống không phải là hoạt động sinh vật đơn thuần giúp con người thích ứng với thiên nhiên, với điều kiện sống mà qua đó còn cải tạo con người,

biến con người từ sinh vật hoang dã thành sinh vật xã hội, có ý thức, tham giacác quan hệ xã hội, hình thành xã hội Hoạt động kiếm sống của con người

được gọi chung là làm việc, hoặc có việc làm

Hiện có khá nhiều định nghĩa về việc làm, trong đó có thể kể đến là:

Trang 13

Theo H A Gô-rê-lốp (Liên Xô cũ), "việc làm là một quan hệ sản xuất

nảy sinh do có sự kiết hợp giữa cá nhân người lao động với các phương tiệnsản xuất”

Theo Giáo sư Sô-nin và Phó Tiến sĩ E Jít-nốp (Liên Xô cũ), "việc làm

là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có

ích trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội

trợ, trong kinh tế phụ của nông trang viên”

Theo Guy Hân-tơ, Viện phát triển hải ngoại Luân - Đôn (Anh), "việc

làm theo nghiã rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là

tất cả những gì quan quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả

các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quátrình kinh tế”

Theo Phó Cố vấn kinh tế Giăng Mu-tê, Văn phòng lao động quốc tế,

"việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, dó có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân

và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất"

Có thể còn có nhiều quan niệm khác nữa về việc làm Song, dù ở góc độ

nào, các quan niệm đó đều thể hiện các tiêu chí định danh việc làm là: hoạt

động lao động, trong đó có việc người lao động chi phí sức lao động của mình

với mục đích giành được lợi ích (thu nhập) nào đó, nhằm thoả mãn nhu cầucủa bản thân

Hoạt động lao động được coi là việc làm có thể được thể hiện dưới cáchình thức khác nhau, đó là:

- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc

hiện vật cho công việc đó

' Văn phòng Ban soạn thảo BLLD, Bộ Lao động - Thương bình và XH (1995) Một số tài liệu pháp luật lao

động nước ngoài, Ha Nội, tr 10-11.

Trang 14

- Lam các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân.

- Lam công việc cho hộ gia đình mình nhưng không duoc tra thù lao

dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó

Như vậy, dù ở hình thức nào, được trả thù lao trực tiếp hay gián tiếp, thù lao đó được thể hiện bằng tiền hay lợi ích vật chất khác thì việc làm cũng luôn

thể hiện là các hoạt động tiềm tàng khả năng tạo ra lợi ích hay thu nhập chongười bỏ sức lao động tiến hành hoạt động đó Đối với người lao động, dù với

tư cách nào, là người lao động làm thuê hay người chủ của tư liệu sản xuất,

người sử dụng lao động, thì khoản thu nhập có được khi tiến hành hoạt độnglao động cũng là mục đích mà họ hướng tới và mong muốn đạt được

Các hình thức hoạt động được gọi là việc làm nêu trên, trước hết là vấn

Od»,

dé cá nhân, của mỗi cá nhân người lao động, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của mỗi con người Con người vì muốn thoả mãn các nhu cầu của bản thân

nên tiến hành các hoạt động lao động nhất định Họ có thể tham gia làm công

việc nào đó để được trả công, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất

tự tạo việc làm như dùng tư liệu sản xuất mà mình có quyền sở hữu hay sử

dụng và các nguồn lực khác để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanhnhằm thu lợi nhuận, hoặc tự mình làm các công việc cho hộ gia đình mình

Ngoài tính chất cá nhân nói trên, việc làm còn mang tính xã hội Trong

xã hội, con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động (việc làm) của mỗi

cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất của

xã hội Ban thân việc làm là một quan hệ xã hội Từ phạm vi gia đình - “tế bào

của xã hội” đến phạm vi rộng hơn như cộng đồng, xã hội, quốc gia, mỗi cá

nhân khi mới sinh ra hoặc khi đã già yếu không còn khả năng làm việc để

nuôi sống bản thân thì nhìn chung, đều trông dựa vào thu nhập của các thành

viên khác trong gia đình hoặc cộng đồng hiện đang còn làm việc Trong giai

đoạn trưởng thành, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm làm việc để nuôi sống bản

Trang 15

thân và các thành viên trong gia đình Hoạt động lao động của mỗi cá nhân

ngoài đảm nhiệm vai trò mang lại lợi ích cho bản thân mình còn có trách

nhiệm đem lại lợi ích cho những người khác trong gia đình và cộng đồng mà

cá nhân đó là thành viên Ở một khía cạnh khác, bản thân hoạt động lao động

được gọi là việc làm đó cũng chứa đựng khả năng tạo ra những cơ hội để các

cá nhân khác được hoạt động lao động, tức là tạo việc làm cho các cá nhân khác trong cộng đồng và xã hội Mỗi việc làm đảm nhiệm ví trí là một khâu,

một chu trình, một mắt xích trong cả hệ thống sản xuất - tiêu dùng của xã hội.

Mặt khác, việc làm và thu nhập không phải là vấn để mà lúc nào mỗi cá nhân người lao động cũng quyết định được Sự phát triển quá nhanh của dân

số, mức độ tập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm Hệ quả tất yếu của tình trạng này là việc làm và cuộc sống của số đông người lao động lệ thuộc vào thiểu số người nắm trong tay các tư liệu sản xuất Trong điều kiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự tìm việc làm cho mình, phải cạnh tranh dé tìm việc làm Các quan

hệ xã hội trong lĩnh vực này, vì vậy mà nảy sinh và là một trong những loại

quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến Do vậy, việc làm trở thành vấn dé được

xã hội quan tâm Điều này đòi hỏi phải có những cơ chế và biện pháp pháp lý

nhất định của Nhà nước (bộ máy quản lý xã hội) để điều tiết nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm và thông qua đó mà giải quyết các vấn đề xã hội

khác

Cũng có ý kiến cho rằng, việc làm cũng như một "loại hàng hoá” được

đem bán trên thị trường, phải có ích tức là việc làm đó chứa đựng khả năng

đem lại lợi ích cho người mua nó Theo đó, việc làm được đánh giá trên các

mặt như về tính chất cá nhân hay tập thể, tính chất kỹ thuật, yêu cầu về mức

độ thành thạo công việc đối với người lao động, tính chất kinh tế, tính chất cơđộng Dựa trên các tiêu chí này mà người ta chia việc làm thành những phạm

Trang 16

trà nghề nghiệp - xã hội khác nhau Các tiêu chí này thể hiện tính chất cá nhân

của việc làm (mức độ thành thạo, khả năng cơ động ) và cả tính chất xã hội

của việc làm (tính kinh tế, tính tập thể - mỗi việc làm cá nhân là một thành phần trong hệ thống việc làm chung của một tổ, một xưởng, một doanh

nghiệp, trong một dây chuyền sản xuất) Hơn nữa, khi đã được coi như một

"loại hang hoa" thì việc làm không còn là vấn đề của một cá nhân Tính xã hội

của việc làm đòi hỏi việc làm phải đáp ứng được các tiêu chí nhất định thể

hiện các yêu cầu của xã hội và phải được xã hội thừa nhận Điều này lý giải tại sao, trong xã hội có rất nhiều loại hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng

không được coi là việc làm cả về phương diện xã hội và luật pháp

Như vậy, xét về phương điện kinh tế - xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động và việc làm là hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội vàđược xã hội thừa nhận

Đi liên với khái niệm việc làm là khái niệm thất nghiệp Cũng như việc

làm, thất nghiệp cũng là một vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp và nhạy cảm Trong nền kinh tế bao cấp trước đây, thất nghiệp được coi như không có, và quan trọng hơn là thất nghiệp được xem như hiện tượng của riêng và chỉ tồn tại dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, là bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản Theo

từ điển kinh tế Liên Xô (1977), thất nghiệp được hiểu là “hiện tuong chỉ có

trong chế độ tư bản chủ nghĩa, khi một bộ phận người lao động không tìm

được việc làm, trở thành cư dan “thừa” và xung vào đội quân lao động dự trữ” Hơn thế nữa, các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế (trước đây) cho rằng,

có việc làm thì việc làm đó phải hiệu quả; cho rằng, xuất phát từ tính ưu việt

của xã hội chủ nghĩa, trạng thái có việc làm đầy đủ (không có thất nghiệp,

không bị thiếu việc làm) hoàn toàn được bảo đảm, mọi thành viên có khả năng lao động đều thực hiện được khả năng lao động của mình, đều có việc làm.

Trang 17

Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được biểu lộ rõ nét và được thừa nhận là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu Tuy nhiên, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về hiện tượng kinh tế - xã hội này Ví dụ: thất nghiệp là hiện tượng người trong độ tuổi lao động có sức lao động, chưa có việc làm đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm; người thất nghiệp là người đã có việc làm mà bị mất việc làm; người thất nghiệp là người khoẻ mạnh, muốn lao động để kiếm sống nhưng không tìm được việc làm Nhưng cũng có quan niệm khác cho rằng, người thất nghiệp bao gồm cả những người

đã có việc làm mà bị mất việc làm và những người chưa có việc làm.

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, song nhìn chung, các quan niệm đều cho rằng thất nghiệp là một tình trạng tôn tại, trong đó có một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm; còn người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, hiện

không có việc lam và dang di tìm việc làm

Cũng như việc làm, thất nghiệp là vấn dé của mỗi cá nhân va cũng là vấn đề xã hội Trước hết, thất nghiệp được hiểu là tình trạng của người trong

độ tuổi lao động, có sức lao động (khả năng lao động) đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm Nếu chỉ dừng ở phạm vi đối với cá nhân người lao động, thất nghiệp chỉ là hiện tượng của từng người lao động, tình trạng mất việc làm gây những hậu quả tiêu cực đối với bản thân người lao động và gia đình họ (không có thu nhập, điều kiện sống do đó bị ảnh hưởng).

Song, ở phạm vi xã hội, thất nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, thể

hiện tình trạng lao động - việc làm của xã hội, trong đó có một lực lượng không nhỏ những người lao động bị thất nghiệp như nêu trên, gây những tác động xấu trên quy mô lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội của cả một quốc

gia, không loại trừ quốc gia nào, dù quốc gia đó là nước phát triển hay chưa

phát triển, chậm phát triển.

Trang 18

Việc làm và thất nghiệp luôn là hai vấn đề song hành với nhau Có việc

làm có nghĩa là không thất nghiệp và ngược lại Do đó, giải quyết việc làm làmột vấn đề hết sức quan trọng nhằm tạo và bảo đảm việc làm cho người lao

động, hạn chế thất nghiệp, thực hiện phát triển kinh tế đồng thời bảo đảm cácvấn đề xã hội

1.1.1.2 Dưới góc độ pháp lý

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, người lao độngđược coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc

trong các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể Trong cơ chế đó, Nhà nước có

trách nhiệm bố trí việc làm cho người lao động Do đó, trong xã hội không

thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa Quan niệm như vậy xuất phát từ luận điểm: Mọi công dân đều có quyền có việc làm,

có nghĩa vụ phải làm việc và Nhà nước sẽ bảo đảm đầy đủ chỗ làm việc cho

người lao động Trong cơ chế cũ, tiêu chuẩn “trong biên chế Nhà nước” hoặc

ít ra cũng phải làm xã viên trong các hợp tác xã (HTX) mới được coi là có việc

làm nghiêm chỉnh Quan niệm đó song hành với các vấn đề đậm sắc pháp lý chính trị khác, như công dân không thể có quyền tự do kinh doanh, không thể

-có thị trường lao động tồn tại trong chế độ xã hội chủ nghĩa hay không -có loại

hàng hoá nào được coi là hàng hoá sức lao động, cũng như không thể có các

hiện tượng được gọi là thất nghiệp, phá sản, cạnh tranh Chính vì vậy, nguyên

ly một chiều về quyền có việc làm của người dân và trách nhiệm của Nha

nước trong lĩnh vực lao động - việc làm nêu trên đã được ghi nhận trong nhiều

văn bản pháp luật quan trọng, kể cả Hiến pháp Quyền có việc làm được coi như là một trong những quyền cơ bản của công dân Bằng quy định này, Nhà nước đã bảo dam cho mọi công dan có chỗ làm việc theo chế độ biên chế suốt đời Điều này được coi là một thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội Trên

bình diện pháp lý, vấn đề việc làm đã được giải quyết, nạn thất nghiệp được

Trang 19

các văn bản pháp lý, thường chỉ dé cập đến việc làm ở phương diện bao dam

việc làm, trong đó Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc làm cho người lao

động

Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy các thể chế của nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình hình

thành, phát triển và hoàn thiện, song quan niệm về việc làm và các vấn đề liên

quan như thất nghiệp, cơ chế giải quyết việc làm đã có những thay đổi căn

bản Sự thay đổi này được khởi nguồn từ sự phát triển của kinh tế - xã hội qua

các thời kỳ kháng chiến - kiến quốc trước kia và đặc biệt xuất phát từ yêu cầucủa công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế trong nhiều năm gầy đây Hiến pháp

1960 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm

việc Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân,

dan dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bổng,

để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó” (Điều 30) - tức là khẳng định

quyền có việc làm của người lao động; Hiến pháp 1980 kế thừa quy định đó:

“Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân Công dân cóquyền có việc làm Người có sức lao động phải lao động theo quy định củapháp luật ” (Điều 58) - đã chỉ ra rằng việc làm vừa là quyền và nghĩa vụ của

người lao động Hiến pháp 1992 tiếp tục mạch phát triển đó, nhất quán khẳngđịnh: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kếhoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” (Điều 55) Quan

niệm mới này mở ra một bước chuyển căn bản về nhận thức về việc làm và

Trang 20

giải quyết việc làm đối với cả Nhà nước và môi cá nhân công dân Theo đó,

Nhà nước tổ chức, chỉ đạo, quản lý các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

nhằm tạo ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời Nhà

nước tạo điều kiện, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm cho mình và cộng

đồng Trong cơ chế đó, thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn (bao gồm

tất cả các thành phần kinh tế, trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản

xuất, kinh doanh và cũng không bị hạn chế về không gian) Quyền tự do kinhdoanh của công dân được khẳng định và bảo đảm thực hiện, mỗi cá nhân đều

có quyền được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn

lao động theo quy định của luật pháp để tự tạo việc làm cho mình và thu hútthêm lao động xã hội

Trong bối cảnh đó, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng có chọn lọc kinhnghiệm quốc tế vào hoàn cảnh nước ta, Bộ luật Lao động được Quốc hội thôngqua ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã quy định tại Điều 13: “Mọi hoạt động laođộng tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Về mặt lịch sử pháp lý, đây là lần đầu tiên quan niệm về việc làm được

ghi nhận trong một văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước Trước đó,

trong các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực lao động, tuy có ít nhiều để

cập đến vấn đề việc làm nhưng chủ yếu là đề cập ở góc độ các cơ chế, chính

sách bảo đảm việc làm cho người lao động, chứ chưa đưa ra một quan niệm

hay định nghĩa chính thức về việc làm

Quan niệm về việc làm trong BLLĐ nêu trên phản ảnh được nội dungkinh tế - xã hội của việc làm, đó là dạng hoạt động lao động có ích, mang lạithu nhập cho người lao động và xã hội; đồng thời cũng phan ảnh tính chấtpháp lý của việc làm, đó là:

Thứ nhất, việc làm mang nội dung kinh tế mà mục đích cơ bản nhất là

tạo ra thu nhập, đáp ứng nhu cầu cá nhân người lao động và nhu cầu xã hội

Trang 21

Thứ hai, việc lam là những hoạt động lao động mà pháp luật quốc gia

không cấm Điều đó có nghĩa là có nhiều hoạt động mang lại thu nhập nhưng

không được pháp luật thừa nhận là việc làm Đây có thể được coi là dấu hiệu

đậm chất pháp lý của quan niệm về việc làm trong pháp luật lao động hiện

hành

Tuy không trực tiếp đề cập đến chủ thể tiến hành hoạt động lao độngđược coi là việc làm nhưng trong quan niệm này cũng đã không có sự phânbiệt giữa các chủ thể khác nhau là người lao động và người sử dụng lao động.Theo đó, có thể khẳng định, một tính chất pháp lý của việc làm nữa là chủ thể

tiến hành hoạt động là người lao động hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả

những người lao động thuần tuý và những người sử dụng lao động, nhữngngười quản lý quá trình lao động của người lao động, tức là bao gồm mọi cánhân tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải cho xã hội hay đáp ứng

một nhu cầu nào đấy của xã hội Xuất phát từ điều này, có tác giả đã đưa rakhái niệm về người có việc làm là “người làm việc trong những lĩnh vực,

ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, dem lại thunhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xãhội”

Tuy nhiên, dù đó là những dấu hiệu đặc trưng của việc làm, những đặcđiểm có tính pháp lý cao nhưng không phải là những dấu hiệu đơn lẻ để xácđịnh một hoạt động lao động có phải là việc làm hay không Hoạt động laođộng có các đặc điểm trên mới được pháp luật thừa nhận là việc làm

Quan niệm trên về việc làm có sự kế thừa và phát triển những quan

điểm, nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ làm việc, lao động của người lao độngvốn đã được quy định ở nhiều văn bản pháp lý trước đó Trong đó, tính “một

' Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997), Vẻ chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính

trị quốc gia, tr 48.

Trang 22

chiều” trong quan niệm về việc làm của thời kỳ lịch sử trước đó cũng đã được

khác phục

Cũng từ quan niệm về việc làm nêu trên, pháp luật cũng quy định vềvấn đề giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm cho người lao động Điều 13

BLLĐ khẳng định: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng

lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các

doanh nghiệp và toàn xã hội” Đây là một khẳng định có tính chất tuyên ngôn

của Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Theo đó, giải

quyết việc làm còn bao gồm phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm,khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế tự tạo việc làm

cho mình và cho xã hội Điều này có nghĩa là, vấn đề tự tạo việc làm cho bảnthân chịu tác động của việc thực hiện hàng loạt cơ chế pháp lý khác như quyền

tự do kinh doanh, tự do cư trú, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tư Còn việc làm cho người lao động

trong quan hệ với người sử dụng lao động chịu sự tác động của các chế độpháp lý như quyền dược lao động, tự do tìm kiếm việc làm, tự do cư trú, hợp

đồng lao động, dạy nghề, bảo đảm việc làm, thất nghiệp

Do vậy, có thể khẳng định, giải quyết việc làm là một chính sách lớn

của Nhà nước thông qua hàng loạt cơ chế, biện pháp pháp lý và kinh tế - xãhội nhằm tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp nhằm mục tiêu phát triển kinh tế

và bảo đảm các vấn đề xã hội Đó cũng chính là nội dung điều chỉnh của phápluật về vấn đề việc làm

1.1.2 Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm theo Tổ chức Lao động

quốc tế và pháp luật của một số nước THƯ VIÊN 7

2 chú [TRƯỜNG ĐẠIHỌCJUẬTHÀ NỘI

1.1.2.1 Theo Tổ chức Lao động Quốc tế PHÒNG GY

}-Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Ognization - ILO)

cũng coi việc khuyến khích và xúc tiến việc làm là một trong những mục tiêu

Trang 23

quan trong trong tôn chỉ hoạt động của mình Ngay từ những ngày dau đượcthành lập, năm 1919, đã quy định trong Điều lệ của mình cương lính “chốngnạn thất nghiệp, bảo đảm tiền công đủ sống”, và tại Tuyên ngôn Philadenphia

1944 lại dé ra mục đích hoạt động là “toàn dung lao động và nâng cao mứcsống” Nam 1969, ILO đưa ra “chương trình việc làm thế giới” với mục tiêu làtạo việc làm có hiệu quả cao cho một số lượng lớn người dân, đồng thời ILOcòn tiến hành các hoạt động hỗ trợ các quốc gia thành viên của ILO trong việc

soạn thảo, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động quốc gianhằm đạt mục tiêu này Năm 1976, ILO tổ chức Hội nghị việc làm thế giới, tại

hội nghị này đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc và các chương trình

hành động nhằm loại trừ nghèo khổ, phát triển việc làm đầy đủ, có hiệu quả,thoả mãn những yêu cầu cơ bản của người lao động ILO cũng là tổ chức quốc

tế có khá nhiều công ước quan trọng về vấn đề việc làm và chống thất nghiệp,

như: Công ước số 88 (1948) về tổ chức dịch vụ việc làm; Công ước số 122

(1964) về chính sách việc làm; Công ước số 159 (1983) về tái thích ứng nghềnghiệp và việc làm của người có khuyết tật; Công ước số 168 (1988) về xúc

tiến việc làm và bảo vệ chống lại thất nghiệp

Theo quan niệm của ILO: Người có việc làm là những người làm mộtviệc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật,

hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm

vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật

(khái niệm này chính thức được nêu ra tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của các

nhà thống kê lao động ILO); người thất nghiệp là những người không có việclàm nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc

Một nội dung thường được đề cập trong các văn bản của ILO là chính

sách giải quyết việc làm Tại Công ước số 122 (1964) có quy định “mỗi nước

thành viên phải tuyên bố và áp dụng, như một mục tiêu thiết yếu, một chínhsách tích cực nhằm xúc tiến toàn dung lao động, có năng suất và được tự do

Trang 24

lựa chọn” Theo Công ước 122, chính sách việc làm phải đảm bảo: a) sẽ cóviệc làm cho tất cả những người sẵn sàng làm việc va đang kiếm việc làm; b)việc làm đó càng có năng suất càng tốt; và c) sẽ có sự tự do lựa chọn việc làm

và cơ may rộng lớn nhất cho mỗi người lao động để đạt được trình độ tay nghề

và sử dụng được trình độ tay nghề và năng khiếu của mình trong một công

việc thích hợp, bất kỳ thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến,dong dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội nào Đồng thời, chính sách việc làm

đó sẽ phải chú ý đến các giai đoạn và trình độ phát triển kinh tế, cũng nhưnhững mối quan hệ giữa các mục tiêu về việc làm với các mục tiêu kinh tế và

xã hội khác, sẽ được thực hiện bằng các phương pháp phù hợp với điều kiện và

tập quán quốc gia

Như vậy, theo Công ước 122, giải quyết việc làm phải hướng tới các cấp

độ hiệu quả khác nhau: thứ nhất, việc làm đầy đủ; thứ hai, việc làm có hiệuquả và thứ ba, người lao động được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả

năng của mình

Với tư cách là tổ chức quốc tế liên Chính phủ rộng rãi nhất, Liên hợp

quốc cũng có nhiều văn kiện quan trọng ghi nhận quyền được làm việc của

công dân và trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền này

Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 ghi nhận: “Mọi người đều cóquyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi

và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp” (Điều 2) Quy định nàytiếp tục được thừa nhận và cụ thể thêm tại Điều 6 Công ước về các quyền kinh

tế, xã hội, văn hoá năm 1966: “Các quốc gia thành viên của Công ước này

thừa nhận quyền làm việc trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơhội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp thuận, và cácquốc gia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền này”

Trang 25

1.1.2.2 Theo pháp luật của một số nước

Việc làm cho lao động xã hội cũng là mối quan tâm lớn của nhiều quốc

gia Nhìn chung, chính sách việc làm luôn có vi trí quan trọng đặc biệt trong

các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Các quốc gia đều thừa nhận mọi người lao động đều có quyền được có cơ hội kiếm sống bằng

một công việc mà mình tự do lựa chọn theo khả năng hoặc được chấp nhận, người lao động có quyền bình đăng về lao động.

Tham khảo quy định trong pháp luật một số nước, cho thấy, các nước

thường thực hiện vấn đề việc làm và chống thất nghiệp trên hai hướng chủ yếu

`

là:

1) Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về việc làm Nhiều nước có những đạo luật riêng về vấn dé này như Nhật Bản có Luật về ổn định việc làm

năm 1947, Hoa Kỳ có Luật về việc làm và đào tạo nghề (1973), Ba Lan có

Luật về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp (1991), Trung Quốc có sắc luật về

trợ cấp việc làm (1996) ở một số nước khác, vấn đề việc làm được quy định

thành những chương riêng trong luật lao động như Pháp, Philippin, Irac Riêng ở Pháp, trong Bộ luật lao động có riêng một quyển (trong tổng số 9

quyền của Bộ luật) là quyển số III với 6 mục, 122 Điều quy định về việc làm, trong đó các Điều quy định về Sở tìm việc công cộng, quỹ quốc gia về việc làm, cơ quan quốc gia về việc làm, mất việc làm; Bộ luật lao động của Philippin gồm 7 quyển thì quyển I có nhan đề “Trước khi làm việc” (pree-

employment) với những quy định về tuyển mộ và tìm việc, quyển II có nhan

đề “Phát triển nguồn nhân lực”; trong Luật lao động của Trung Quốc (1994)

có 1 chương riêng (Chương II) quy định về vấn đề xúc tiến việc làm Nhìn

chung, pháp luật của các nước đều thừa nhận các nguyên tắc về giải quyết việc

làm như: toàn dụng lao động, việc làm có năng suất và được tự do lựa chọn doILO đưa ra tại Công ước 122 năm 1964 nói trên Đồng thời, với việc xác định

việc làm, hạn chế thất nghiệp là một trong những chính sách ưu tiên trong phát

Trang 26

triển kinh tế - xã hội, pháp luật của các nước cũng quy định trách nhiệm của

Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động trong lĩnh vực việc làm

2) Tổ chức các hoạt động về giải quyết việc làm: Đây là một trong

những mặt công tác được các Nhà nước rất coi trọng Ở một số nước, hoạt

động về giải quyết việc làm do Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện với sự trợ

giúp, tham gia của các tổ chức xã hội và người sử dụng lao động Nhiều cơ

chế, chính sách về thị trường lao động tích cực đã được các quốc gia áp dụng,triển khai thực hiện như đào tạo, đào tạo lại, đào tạo miễn phí, việc làm cho

các đối tượng yếu thế, trợ cấp xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật của một số quốc gia, cho

thấy: Các khái niệm về lao động và việc làm ở các quốc gia không đồng nhất

như nhau Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu của mình mà mỗi nước có thể đưa ra những khái niệm cho phù hợp Điều đó cũng có nghĩa là không thể có

thước đo chung cho mọi quốc gia về vấn đề lao động và việc làm, song, nhìn

chung, các quốc gia đều trong xu hướng tiếp cận các chuẩn mực có tính quốc

tế, đã được hình thành trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế

1.2 Việc làm với quan hệ pháp luật lao động

1.2.1 Việc làm - điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ pháp luật lao động

Việc làm là yếu tố không thể thiếu của hoạt động lao động Không có

việc làm thì không thể có sự làm việc, tức là không có hoạt động lao động.Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ lao động được hình thành trên

cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa hai bên là người lao động và người sửdụng lao động Quan hệ này xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên: người laođộng có nhu cầu làm việc và được trả công cho việc làm đó còn người sử dụnglao động muốn thuê mướn lao động Kết quả thành công của việc thươnglượng, thoả thuận giữa hai bên là cơ sở tạo nên quan hệ lao động Giao kết hợp

đồng lao động là sự kiện pháp lý chủ yếu, thông dụng để hình thành quan hệ

Trang 27

pháp luật lao động Tuy nhiên, hợp đồng lao động chỉ có thể được giao kết trên cơ sở việc làm nhất định hay nói cách khác vấn dé cơ bản và tiên quyết dé

thiết lập quan hệ lao động chính là việc làm Người lao động muốn có việclàm, người sử dụng lao động là người tạo ra chỗ làm, việc làm và nếu không

có việc làm đó thì giữa người lao động và người sử dụng lao động không thể

thiết lập quan hệ lao động Việc làm trở thành cầu nối giữa người lao động và

người sử dụng lao động, là cơ sở để thiết lập quan hệ lao động giữa ha bên Không có việc làm thì quan hệ lao động không có cơ sở để phát sinh và tồn

tại, hoạt động lao động không thể thực hiện được.

Với ý nghĩa đó, việc làm là điều kiện không thể thiếu để thiết lập quan

hệ lao động

1.2.2 Việc làm - nội dung chủ yếu của quan hệ pháp luật lao động

Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là các quyền và nghĩa vụ của

các bên tham gia quan hệ Đối với mỗi chủ thể, quyền và nghĩa vụ của họ luôn

gắn liền với nhau, quyền lợi luôn đi liền với nghĩa vụ, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Cũng như nhiều quan hệ

pháp luật song phương khác, trong quan hệ pháp luật lao động, các bên khôngchỉ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà còn có trách nhiệm tạo

điều kiện cho phía bên kia thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của họ, và đó

cũng chính là phương thức để thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trọn

ven Lợi ích của các bên chủ thể giao hoà nhau trên tinh thần: lợi ích của mình

chỉ được bảo đảm trong mối tương quan với lợi ích của phía bên kia

Việc làm là tiền đề quan hệ pháp luật lao động nên việc làm cũng là nội

dung không thể thiếu trong nội dung quan hệ pháp luật lao động Nếu chẻ nhỏ

quan hệ pháp luật lao động có thể thấy nội dung quan hệ này bao gồm rất

nhiều vấn đề như việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,

bảo hiểm xã hội, các loại phụ cấp nhưng trong đó nổi lên vẫn là vấn đề việc

Trang 28

làm, vấn đề xuất phát, tiền đề các nội dung khác của quan hệ pháp luật lao

động Khi việc làm thay đổi, nội dung quan hệ lao động cũng thay đổi theo.

Các quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ này có những thay đổi

tương ứng

1.2.3 Việc làm - cơ sở đểduy trì quan hệ pháp luật lao động

Không chỉ là tiền đề thiết lập và nội dung quan hệ pháp luật lao động,việc làm còn đảm trách vai trò cơ sở duy trì quan hệ lao động Khi việc làm

không còn tồn tại, quan hệ lao động cũng theo đó mà triệt tiêu Khi giao kết

hợp đồng lao động, tức là thiết lập quan hệ lao động, thời hạn của việc làmquyết định thời hạn của hợp đồng lao động Ở góc độ này, việc làm là cầu nối

giữa hai chủ thể quan hệ pháp luật lao động, vì có việc làm mà quan hệ laođộng có điều kiện tồn tại, khi không còn việc làm hoặc khi công việc đã kết

thúc thì hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt hiệu lực, quan hệ lao động

cũng không còn lý do để tiếp tục duy trì Trong mối tương quan này, quan hệ

lao động phụ thuộc vào và dựa trên cơ sở là việc làm Hơn thế nữa, để cho

quan hệ pháp luật lao động được ổn định, thì rõ ràng, việc làm - nội dung củaquan hệ pháp luật lao động đó cũng phải ổn định Nếu không bảo đảm đượcđiều này thì quan hệ lao động sẽ có nguy cơ bị thay đổi, hoặc bị chấm dứt

Như vậy, việc làm có vai trò hết sức quan trọng đối với quan hệ lao

động Trong mối liên hệ giữa việc làm và quan hệ lao động, việc làm vừa đóngvai trò quyết định sự hình thành, nội dung vừa là cơ sở duy trì quan hệ laođộng Quan hệ việc lam nói riêng là "tiền thân cua quan hệ lao động" thuộc

đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động Đó cũng chính là lý do mà Nhànước cần có các quy định về vấn đề việc làm

1.3 Y nghĩa cua vấn đề giải quyết việc lam

Giải quyết việc làm, chống thất nghiệp là những vấn đề quan trọng vàphức tạp, bởi việc làm và thất nghiệp luôn là những vấn đề kinh tế - xã hội

Trang 29

đồng thời cũng là vấn đề thuộc bình diện chính trị - pháp lý luôn nóng bỏng và

nhay cam, không chỉ đơn thuần là vấn đề bức xúc trước mat mà còn là chiếnlược lâu dài, không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn mang tính quốc tế, tínhtoàn cầu sâu sắc

Đối với Việt Nam, quốc gia được liệt vào hàng các quốc gia đang phát

triển, lại vừa trải qua một thời kỳ dài chịu sự ngự trị của cơ chế kinh tế kếhoạch tập trung, đang chập chững bước vào ngưỡng cửa kinh tế thị trường,một quốc gia có dân số đông, tỷ lệ người thất nghiệp còn lớn, khả năng tạoviệc làm còn hạn chế thì vấn đề việc làm càng trở nên bức xúc Trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua và hiện nay cũng như thực tế thực hiện các chính sách, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội, việc làm luôn được coi

là vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu

1.3.1 Trên bình diện kinh tế - xã hội

Chúng ta đều biết rằng, sức lao động là yếu tố cơ bản nhất thuộc sức sản

xuất; thị trường lao động là thị trường quan trọng nhất có vi trí trung tâm so

với các thị trường khác trong cơ chế kinh tế thị trường và nguồn lực con người

là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và bền vững Tất cả

những điều trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với vấn đề việc làm hoặc trên

cơ sở việc làm hoặc có tiền đề là việc làm

Đối với bản thân người lao động, có việc làm tạo ra điều kiện và cơ hội

để người lao động có thu nhập bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình,

đồng thời đóng góp một phần cho xã hội Đối với mỗi quốc gia, giải quyết tốt

vấn đề việc làm là tạo điều kiện và là cơ sở bảo đảm giải quyết hiệu quả các

vấn đề xã hội khác như phát triển văn hoá, y tế, giáo dục Đối với mỗi cá

nhân và đối với xã hội, việc làm luôn có vai trò hết sức quan trọng

Về mặt kinh tế, việc làm là cơ sở để gắn sức sản xuất với đối tượng lao động, với tư liệu sản xuất tức là cơ sở để phát huy sức sản xuất Dù trong bất

Trang 30

kỳ giai đoạn nào và ở đâu, vấn dé việc làm cũng luôn gắn liền với vấn đề san

xuất Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quảcủa sản xuất Giải quyết tốt được vấn đề việc làm thì mới đảm bảo được sản

xuất phát triển, kinh tế mới đi lên Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để giải

quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, khi không giải quyết tốt vấn đề việclàm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh đó, giải quyết việc làm có nội dung chủ yếu là phát triển và sửdụng có hiệu quả nguồn nhân lực Nạn thấp nghiệp gia tăng có nghĩa là có

một nguồn nhân lực không nhỏ không được sử dụng, đang bị nhàn rỗi, lãngphí và gây những tác động tiêu cực, thậm chí triệt tiêu tăng trưởng kinh tế

Trong vấn đề phát triển và phát huy hiệu quả thị trường lao động, giải

quyết việc làm cũng có ý nghĩa sâu sắc Thị trường lao động là thị trường mà ở

đó người ta mua và bán sức lao động, là một loại thị trường có vi trí đặc biệt

quan trọng trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế, nó cung cấp yếu tố

sức lao động của con người - chủ thể quyết định nhất đối với quá trình sản

xuất và tái sản xuất Thị trường lao động có hai chức năng chủ yếu: Một là,

tạo lập một đội ngũ người lao động đa dạng về sức lực và trí lực, phân phối lực

lượng một cách thích ứng với các yêu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh.Hai là, bảo đảm cho sản xuất được tiến hành liên tục, trôi chảy

Việc làm là yếu tố thể hiện các đòi hỏi cụ thể mà người lao động phải

đáp ứng, có tác động quan trọng đến sự ổn định, sự lành mạnh, tính hiệu quảcủa thị trường lao động Phát triển các cơ hội làm việc phù hợp với sự phát

triển của sức lao động tức là bảo đảm cho sức lao động phù hợp yêu cầu của

thị trường Mặt khác, càng có nhiều chỗ làm mới được tạo ra, cơ hội lựa chọn

việc làm và nghề nghiệp của người lao động càng được mở rộng, mức độ cạnhtranh giữa những người lao động trên thị trường sẽ bớt gay gắt, cung cầu sức

lao động trên thị trường do vậy mà bớt căng thẳng Từ góc độ này, có thể nói,

việc làm có vai trò điều hoà thị trường lao động Như vậy, trong mối liên hệ :

Trang 31

với thị trường lao động, việc làm vừa là cái hiện hữu thể hiện các yêu cầu, điều

kiện đối với hàng hoá sức lao động, vừa có vai trò điều hoà, định hướng sựphát trển của thị trường lao động, thông qua đó mà bảo đảm cho thị trường

này hoạt động có hiệu quả, trước hết bảo đảm sự ổn định và phát triển của sản

xuất và thông qua đó đóng góp vào sự phát triển, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực

Về mặt xã hội, giải quyết việc làm có mục tiêu hướng vào toàn dụng lao

động, chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, bảo đảm tăngthu nhập cho người lao động, có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng, chống,hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ gìn trật tự xã hội Thất nghiệp, việc làm khôngđầy đủ, thu nhập thấp không những chỉ là điều kiện, hoàn cảnh mà bao giờcũng là nguyên nhân sâu xa, tiền dé, nguồn gốc của đói nghèo, chậm phát

triển, tiêu cực và các tệ nạn xã hội Có ý kiến còn cho rằng, việc làm và thất

nghiệp là nguyên nhân kinh tế gây ra các tệ nạn xã hội Ở khía cạnh này, các

chỉ số việc làm và thất nghiệp còn gián tiếp phản ánh mức độ lành mạnh, sự

ổn định của xã hội, là những yếu tố không thể thiếu bảo đảm cho sự phát triển

bền vững của xã hội

1.3.2 Trên bình diện chính trị - pháp lý

Vấn đề việc làm vốn chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội nhưng cũng dễ vượt

ra ngoài khuôn khổ đó và trở thành vấn đề chính trị nếu không được giải

quyết có hiệu quả Không giải quyết hiệu quả vấn đề lao động - việc làm nóiriêng và các vấn đề xã hội nói chung tất yếu dẫn đến sự gia tăng nạn thất

nghiệp, một trong những nhân tố làm trầm trọng hơn nạn nghèo khổ và tình

trạng không ổn định xã hội, đặc biệt đối với các nước nghèo, nước đang pháttriển Điều đó thể hiện, chứng tỏ sự bất lực, yếu kém của Nhà nước, của Chính

phủ trong vấn đề nhạy cảm này Từ đó, đòi hỏi cần có những thay đổi trong

Trang 32

chính sách của Nhà nước theo hướng tích cực hơn và khi yêu cầu đó không

được đáp ứng, thoả mãn thì các đòi hỏi đó sẽ gay gắt hơn, quy mô hơn

Do việc làm là vấn đề rất nhạy cảm, gắn với từng con người, từng giađình nhưng cũng là vấn đề nặng tính xã hội nên cũng rất dễ bị lợi dụng, dễbiến thành nguyên cớ của các vấn đề xung đột quyền lợi chính trị giữa các lực

lượng trong xã hội Từ một vấn dé xã hội dé dang được day thành vấn đề của

Nhà nước, được chính trị hoá thành sự bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích giữa cáccộng đồng người trong xã hội, dần dần trở thành sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa

các lực lượng trong xã hội, nếu không được giải quyết tốt có thể sẽ dẫn đến

vấn đề chính trị Điều này lý giải vì sao, các quốc gia luôn dành sự quan tâmđặc biệt đến vấn đề giải quyết việc làm, hạn chế nạn thất nghiệp

Trên bình diện pháp lý, việc làm là vấn đề gắn liền với nhiều cơ chế

pháp lý Trước hết, cần khẳng định quyền lao động là một phạm trù thuộc

quyền cơ bản của con người Có việc làm là nguyện vọng đáng trân trọng của

con người Con người được tự do trong lao động là tiền dé để giải phóng sức

lao động và phát huy triệt dé tiém năng con người Mọi người có sức lao động

đều có quyền có việc làm, không những thế, đó là quyền tiến hành bất cứ hoạt

động nào tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình chỉ với một điều kiện hoạt động đó hợp pháp Đây chính là biểu hiện sống động nguyên tắc: “Công dân

có quyền làm những gi mà pháp luật không cấm” Với ý nghĩa đó, quyền cơ

ban này được thừa nhận, ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc gia (ca 6 các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp và ở nhiều đạo luật quan

trọng khác) và nhiều văn bản pháp lý quốc tế

Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, vấn đề việc làm gắn liền với chế độ pháp

lý lao động, trong đó quan hệ việc làm được coi là “tiền quan hệ lao động” vàđóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì, quy định nội dung của quan hệ laođộng (như đã phân tích ở phần 1.2.1 trên đây) Không những thế, chế độ pháp0a

lý lao động còn có một phần được biểu hiện là các nguyên tắc pháp lý về lao

Trang 33

động - việc làm Theo đó, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân được tiến

hành đồng thời với các bảo đảm khác như cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao

động, bảo đảm bình dang trong lĩnh vực việc làm, ưu đãi một số đối tượng làngười lao động đặc thù như lao động nữ, lao động là người tàn tật cùng với

hàng loạt chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiệntạo ra ngày càng nhiều việc làm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của lực lượng

lao động trong xã hội

Mặt khác, thực hiện quyền và nghĩa vụ này còn liên quan, thậm chí gắnliên với việc thực hiện nhiều chế độ pháp lý khác như quyền tự do kinh doanh,

bình đẳng giữa các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, khuyến khích và

thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Do đó, chính sách việc làm phải được thể chế hoá bằng luật pháp củaNhà nước với một hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện

pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảođảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội Chế định việc làm vì vậy mà có vaitrò quan trong trong tổng thể các quy dinh của pháp luật lao động

1.3.3 Trên bình diện quốc gia - quốc tế

Đối với mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là lĩnh vực có vị trí quan

trọng đặc biệt trong tổng thể các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Các cơ chế,chính sách xã hội của Nhà nước ở hầu hết các nước đều tập trung vào các lĩnh

vực như thị trường lao động, giải quyết việc làm, bảo hiểm xã hội, cải thiệnđiều kiện lao động Trong đó, cốt lõi và bao trùm nhất là phải tạo ra điều

kiện và cơ hội để người lao động có việc làm, có thu nhập bảo đảm cuộc sống

của bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội Giải quyết việc

làm là một trong những cơ chế, chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phầnbảo đảm an toàn, ổn định và phát triển bền vững của xã hội

Trang 34

Trên bình diện quốc tế, việc làm đã va dang trở thành vấn dé mang tính

toàn cầu sâu sac, được các nước, các các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm, đặcbiệt trong bối cảnh xu thế quốc tế hoá, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập

kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức sâu rộng và ngày càng gia tăng

Trong bối cảnh đó, dù chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tếvới những bước đi được tính toán, cân nhắc thận trọng, các quốc gia cũngkhông thể tránh khỏi áp lực ngày càng gia tăng của tiến trình tự do hoá thươngmại, mở cửa thị trường Trong lĩnh vực xã hội, các quốc gia phải đối mặt với

các vấn đề việc làm, chuyển dịch lao động quốc tế Hoạt động hợp tác, xuất

khẩu lao động cũng được đặt ra đồng thời với việc chấp nhận lao động của các

nước khác đến làm việc tại nước mình (nhập khẩu lao động) thông qua các

chương trình, dự án khác nhau Thị trường lao động, do đó không chỉ tồn tại

trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn được mở rộng không ngừng sang các

quốc gia khác, đồng thời lại bị lao động của các quốc gia xâm chiếm Sự thâm

nhập lẫn nhau giữa các thị trường lao động của các quốc gia thể hiển mức độ

hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia đó Trong thị trường đó, cạnh tranhkhông còn là vấn đề giữa những người lao động mà nó cũng đã trở thành vấn

đề giữa các quốc gia Thực hiện có hiệu quả vấn dé giải quyết việc làm trongnước là biện pháp bảo đảm tăng cường sức cạnh tranh của lao động nước mìnhtrên thị trường lao động quốc tế Điều đó còn nhằm tạo ra nguồn nhân lực đủsức thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện và bảo đảm hiệu quả khi hội nhập

Từ ý nghĩa này, việc làm không những yêu cầu được thể chế hoá bằng

pháp luật quốc gia mà còn bang luật pháp quốc tế, không chi trong khuôn khổquan hệ song phương mà còn trong khuôn khổ các quan hệ quốc tế đa phương,

giữa các nước với nhau, giữa các nước với các tổ chức quốc tế, giữa các nước

trong các tổ chức, hiệp hội, diễn đàn khu vực và toàn cầu Tức là, trong bối

cảnh toàn cầu hoá, ngoài cơ sở luật pháp quốc gia, vấn dé việc làm còn đòi hỏiđược điều chỉnh của các công ước quốc tế về lao động Trên lĩnh vực này, các

Trang 35

nước, dù muốn hay không cũng ít nhiều đều phải áp dụng hoặc tiếp cận dầnnhững chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế với những “luật chơi mới” ngày càngkhó khăn hơn và trên những “sân chơi mới” ngày càng quy mô hơn

Như vậy, việc làm không những chỉ đóng vai trò là cơ sở thiết lập, duy

trì, quy định nội dung quan hệ lao động mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội,

Chính trị - pháp lý sâu sắc, không những chỉ là vấn dé quốc gia mà còn mangtính quốc tế, toàn cầu sâu sắc Chính từ ý nghĩa đó, chính sách của Nhà nước

nhằm giải quyết việc làm là một trong những chính sách hàng đầu, có vị trícốt lõi trong các chính sách xã hội nói riêng và trong hệ thống các chính sáchphát triển kinh tế - xã hội nói chung Do vậy, cùng với việc đầu tư thích đáng

các nguồn lực xã hội nhằm bảo đảm việc làm cho người lao động, các Nhà

nước luôn bảo đảm chính sách giải quyết việc làm của mình phát huy hiệuquả bằng pháp luật hay nói cách khác là thể chế hoá chính sách việc làm củamình Trong đó, nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề việc làm sẽnhằm hướng vào thực hiện có hiệu quả việc giải quyết việc làm, toàn dụng lao

động, chống thất nghiệp cho mọi người lao động trong xã hội

Trang 36

Chuong 2

VIỆC LAM, GIẢI QUYẾT VIỆC LAM THEO PHAP LUẬT

LAO ĐỘNG VIET NAM VÀ THUC TIÊN THUC HIỆN

2.1 Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm trước khi có Bộ

luật lao động năm 1994 và thực tiễn thực hiện

2.1.1 Thời kỳ 1945 - 1954

Sau cách mạng tháng Tám, do điều kiện vừa thành lập lại phải ngay lập

tức bước vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc nên Nhà nước ta chưa cóđiều kiện để quan tâm đầy đủ đến các lĩnh vực kinh tế xã hội Do đó vấn dé

việc làm về cơ bản không có thay đổi nhiều so với thời kỳ lịch sử trước đó, vàthường tồn tại ở khu vực kinh tế tư bản tư nhân hồi đó Tuy nhiên, do yêu cầu

phát triển nền công nghiệp nhất là nhằm mục đích phục vụ kháng chiến, trên

thực tế đã manh nha hình thành quan hệ việc làm Nhà nước (trong các đơn vịkinh tế quốc doanh) với đội ngũ lao động là công nhân phục vụ trong các công

binh xưởng kháng chiến

Pháp luật về việc làm trong thời kỳ này cũng rất ít ỏi cả về số lượng vănbản và diện nội dung đề cập Trước khi có Hiến pháp 1946, chỉ có một số rất ít

văn bản về vấn đề này như Nghị định số 01 ngày 1/10/1945 quy định các điều

kiện bảo đảm việc làm, bênh vực quyền lợi của người lao động, quy định thờihạn báo trước khi muốn thải hồi công nhân (1 tháng), Sắc lệnh số 64/SL ngày5/8/1946 về thành lập hệ thống cơ quan lao động trong cả nước với chức năngbảo đảm việc làm và bênh vực quyền lợi cho người lao động

Hiến pháp 1946 mới chỉ quy định chung về các quyền công dân, chưa

có quy định về quyền có việc làm của công dân Tuy nhiên, vấn dé việc làmcũng đã được đề cập trong một số Sắc lệnh của Chủ tịch nước hồi đó, như Sắc

Trang 37

lệnh số 64/SL ngày 5/8/1946; Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh số76/SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 Trong số các vănbản trên, một số vấn đề về việc làm đã được quy định, quan trọng nhất là cácquy định về việc học nghề để tạo việc làm và duy trì sự ổn định việc làm của

người lao động

Trong thời kỳ này, văn bản pháp lý quan trọng nhất về vấn đề việc làm

là Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 “qui định trong toàn cõi Việt Nam những

sự giao dịch về việc làm công, giữa các chủ nhân, người Việt Nam hay người

ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ,thương diém và các nhà làm nghề tự do” (Điều 1 Sac lệnh 29/SL) Sắc lệnhquy định khá nhiều nội dung liên quan đến việc làm như học nghề, khế ước

làm công, tiền công tối thiểu, tuổi làm việc, thời hạn làm việc, cấm cưỡng bứclao động Người lao động đến tuổi lao động phải ra Uỷ ban xã, phường, thị

trấn để đăng ký lao động, ghi tên vào số lao động Căn cứ vào tình hình lao

động được ghi trong số, Uy ban có trách nhiệm sắp xếp việc làm với cơ chế:

khi có chỉ tiêu của các ngành, các cấp thì giải quyết việc làm cho số người lao

động đó hoặc sắp xếp họ vào làm việc tại các HTX, tổ sản xuất

Đáng chú ý trong thời kỳ này là việc tổ chức các phòng giới thiệu công

nhân tại Bộ Lao động và các liên khu (Nghị định số 21 ngày 15/5/1948 của BộLao động, Thông tư số 02 ngày 18/5/1948 của Bộ Lao động về việc địnhnhiệm vụ các cơ quan giới thiệu công nhân) Theo đó, mục đích thành lập cácphòng giới thiệu công nhân là: 1) huy động nhân công cung cấp cho cácngành sản xuất, vận tải, tiếp tế; 2) tìm việc và giới thiệu chỗ làm cho thợ

thuyền không công ăn việc làm; 3) tổ chức các đoàn thợ cày, thợ cấy, thợ gặt

để đưa đến những vùng khan hiếm nhân công nông nghiệp Đây có thể được

coi là hình thức tiền thân của tổ chức giới thiệu việc làm hiện nay

Nghị định 21 nêu trên cũng quy định: cứ 3 tháng, những phòng giớithiệu công nhân các tỉnh và liên khi phải làm bản thống kê số người xin việc,

Trang 38

số người được giới thiệu đi làm, rồi gửi về Phòng Giới thiệu công nhân Trung

ương đặt tại Bộ Lao động

Nhìn chung, trong giai đoạn này, vấn đề việc làm, giải quyết việc làmcho người lao động được quy định là trách nhiệm của Nhà nước, của người laođộng khi đến tuổi trưởng thành

2.1.2 Thời kỳ 1955 - 1985

Đây là thời kỳ có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng Từ năm 1955 đếnnăm 1975, đất nước bị chia cắt thành 2 miền Nam Bắc: Miền Bắc tiến hành

xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm

lược, kết thúc là đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước Từ đó, cả

nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây cũng là thời kỳ mà chiếntranh, cơ chế kinh tế kế hoạch trung, bao cấp đã có những ảnh hưởng lớn, chỉ

phối mạnh mẽ mọi mặt kinh tế - xã hội nước ta

Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc tiến

hành xây dựng chủ nghĩa xã hội Thực hiện chủ trương khôi phục, phát triển

kinh tế sau kháng chiến, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, các xí nghiệp

quốc doanh và các HTX (dựa trên các hình thức sở hữu chủ yếu thời bấy giờ là

sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể) đã phát triển nhanh về số lượng, tạo ranhiều việc làm cho người lao động

Hiến pháp 1960 ra đời, là văn bản pháp lý quan trọng lúc bất giờ, lầnđầu tiên quy định về quyền có việc làm của công dân Quyén này được bảođảm bởi trách nhiệm tạo việc làm của Nhà nước Trên cơ sở đó, pháp luật lao

động thời kỳ này có những bước tiến nhất định Số lượng các văn bản pháp

luật quy định về vấn đề việc làm theo đó cũng tăng đáng kể và quy định khá

nhiều nội dung về việc làm Có thể kể đến một số văn bản quan trọng, đángchú ý là Điều lệ tạm thời về tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân

viên chức Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963);

Trang 39

Nghị định 186/CP quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người làm công vàchủ tư nhân Việt Nam ở các cơ sở sản xuất công thương nghiệp tư bản tưdoanh; Điều lệ xí nghiệp quốc doanh (ban hành kèm theo Nghị định 93/CP

ngày 8/4/1977)

Chế độ pháp lý về việc làm trong giai đoạn này chủ yếu nhằm phục vụmục tiêu cải tạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta, đẩy mạnh quốc doanh hoá

và tập thể hoá nền kinh tế nói chung và lao động - việc làm nói riêng

Trong giai đoạn này, chỉ có những người trong biên chế Nhà nước hoặc

chí ít là xã viên HTX mới được coi là có việc làm nghiêm chỉnh Quan niệm

này xuất phát từ việc đề cao các hình thức sở hữu được coi là thể hiện bản chấtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa là quốc doanh và tập thể Bên cạnh đó, luật pháp

cũng không thừa nhận sức lao động là một loại hàng hoá, không thừa nhận có

sự tồn tại của các hiện tượng kinh tế - xã hội như thất nghiệp, thị trường laođộng, phá sản hay cạnh tranh, không thừa nhận quyền tự do kinh doanh của

người dân Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất và cũng là chủ sử dụng lao động

lớn nhất của nền kinh tế, có trách nhiệm bảo đảm công ăn việc làm cho mọi

người lao động theo kế hoạch Cũng từ quan niệm trên, các quy định pháp lý

về vấn đề việc làm chủ yếu thể hiện các chế độ như tuyển dụng lao động, chothôi việc đối với công nhân viên chức Nhà nước Việc tuyển dụng lao động

vào các cơ quan, xí nghiệp, nông - lâm trường Nhà nước chủ yếu thông quachế độ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân viên chức Nhà nước

theo quy định tại Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963, trong đó, quy định hai

tiêu chí quan trọng để tuyển dụng là chi tiêu biên chế và tổng quỹ lương (hai

tiêu chí này do cơ quan Nhà nước cấp trên quyết định) Quy định này làm chocác xí nghiệp, đơn vi sử dụng lao động hồi đó hoàn toàn mất quyền chủ động

trong vấn đề lao động của mình Nhà nước lo tất cả mọi vấn đề về việc làm

cho lực lượng lao động trong biên chế từ tiền lương, các chế độ bảo hiểm xãhội cũng như các ưu đãi, phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội được coi như

Trang 40

là một chính sách ưu đãi, một đặc quyền dành cho lao động trong biên chếNhà nước)

Tháng 4/1975, với sự kiện lịch sử là kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ

Chí Minh, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước

cùng đồng thời tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là thời kỳ

mà cơ chế quản lý tập trung, bao cấp phát huy sâu sắc những tác động của nótới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc Chế độ pháp

lý về việc làm theo đó mà cũng có những thay đổi đáng kể

Hiến pháp 1980 ra đời, tiếp tục khẳng định quan điểm về quyền có việc

làm của công dân, đồng thời cũng đã có quy định về trách nhiệm, nghĩa vụcủa người lao động trong vấn đề việc làm: “Lao động là quyền, nghĩa vụ và

vinh dự hàng đầu của công dân Công dân có quyền có việc làm Người có sức

lao động phải lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước dựa vào kế

hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việccăn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao

trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều

kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc ” (Điều 58 Hiến pháp1960) Tuy đây là một quy định mới, tiến bộ, song trong đó vẫn còn một số

vấn đề không khả thi, còn mang tính chất duy ý chí như tuyên bố "công dân

có quyền có việc làm", là một quy định mà chưa một Hiến pháp của quốc gianào từng ghi nhận; và mặc dù đã có sự đổi mới trong quy định về trách nhiệm

lao động của công dân nhưng vẫn chưa thấy manh nha cơ chế xã hội hoá, công

đồng trách nhiệm trong giải quyết việc làm Do vậy, nhiều thể chế pháp lý nhưquyền tự do kinh doanh, các chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển kinh

tế - xã hội nhằm tạo việc làm chưa được xác lập đồng bộ dẫn đến tình trạng

nền kinh tế chậm phát triển, cộng với những tác động của cơ chế bao cấp, đã

dần tạo ra tâm lý y lại, trông chờ vào Nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm của

đại bộ phận người lao động và cả người sử dụng lao động, tiếp tục đề cao quan

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN