1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUU HƯƠNG LY

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

VỀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ

XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂNChuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

_ THƯ VIẸỆN.TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỈ ¡

PHÒNG ov EGR |

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nông Quốc Bình

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AR All Risks Diéu kién bao hiém moi rui ro

FPA Free from Particular Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất

Average riêng

Le Institute Cargo Clauses Các điều kiện bao hiểm hang hóa của

Học hội bảo hiểm Luân-đôn

ILU Institute of London _ Học hội bảo hiểm Luân-đônUnderwriters

MIA Marine Insurance Act Luat bao hiém hang hai Anh 1906

1906 1906

WA With Particular Average — Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng

VIET TAT TIẾNG VIỆT

Viết tắt Tiếng Việt

BLDS Bộ luật Dân sựBLHH Bộ luật Hàng hải

LKDBH Luật Kinh doanh bảo hiểm

Nxb Nhà xuất bản

QTC 1990 Quy tắc chung về bảo hiểm hang hóa XNK van chuyển bangđường biển ban hành kèm theo Quyết định số 305/TC/bảohiểm ngày 09/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

TMQT Thuong mại quốc tế

VCĐB Vận chuyển bằng đường biểnXNK Xuất nhập khẩu

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN MO ĐẦU 010010180126 ¬ CHUONG | : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOAXUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BANG DUONG BIEN“ ố.ố.ẽ Salnas 7

1.1 Khái niệm, sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm hanghoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển -2-2- 222 evce cac 7

1.1.1 Khái niệm bao hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu van chuyển bằngđường biển và pháp luật bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biỂNn 5-5 St TT 1 1111111111 11111510111 1E EEEEerereo 7

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm hàng-hoá xuấtnhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2-52 Sen cesscce¿ 101.2 Vai trò của bảo hiểm hang hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường

05227 131.3 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường biển :- 56-5 StTtEEEE1 1111171712111 EEeEsre 15

1.3.1 Quyền lợi có thể bảo hiểm 6-5 Set SESE12E2E1212525515.2s5Ece2 15

1.3.2 Trung thực tuyệt đỐI - cà k 2S TH HH HT Hee, 161.3.3 Bồi thudng ssssssssssesssssssssssssssssssssssesessssssssesessessseesessesseeessseeeveveeeee 18

1.3.4 Thế QUy€i en eccecccessscsscscseseseescscscscssscscscscsssevsvevavasacacaseceasevasavavanseees 18

1.4 Nguồn pháp luật điều chỉnh bảo hiểm hang hoá xuất nhập khẩu van

chuyển bằng đường biỂn - 2© St 9xềEEEEEEE2E151121111111125 21521151 EEsre 19CHƯƠNG 2 : CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO

HIẾM HANG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG DUONG BIỂN 242.1 Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường Ce 1 24

2.1.1 Điều kiện bảo hiểm A scctct tE St E111 1111 111111115 EEEEcree 242.1.2 Điều kiện bảo hiểm B - - L tt St TT TT 1 11x E1 txtHnnreng 252.1.3 Điều kiện bảo hiểm C

Trang 4

2.2.2 Số tiền bảo hiểm -.-sctSt St 1 1 E1 E1 1101211111111 net 282.2.3 Phí bảo hiểm ccttn 1 1011111111111 1155 1T EnrerHereei 292.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo hiểm : 29

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm -: 252 Sa cac crzssecscec 29

2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm nen 312.4 Hợp đồng bao hiểm hang hoá xuất nhập khẩu van chuyển bằng đường

2.4.1 Nội dung của hợp đồng bảo hiểm hang hóa xuất nhập khẩu vận

chuyển bang đường biển - 62t SEEE E1 SE12111531111111111EEE11E se 35

2.4.2 Hình thức hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường biển - tt St 2EExSEESE1211 1151111121125 11E11EEE nen 35

2.4.3 Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu van

chuyển bằng đường biển -¿- St SE 2E12112112112111112112E515E1EEEEEEEEEnseeg 372.4.4 Giao kết hợp dồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vanchuyển bằng đường biỂn - - cv tt EES21211215 2122521121125 11EEEEEE 1E nnenreei 38

2.4.5 Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩuvận chuyển bằng đường biỂn - t2 2E5E11111211115212525E1EEEEEEEEEnsre 39

2.4.6 Giải thích hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất THẬP ° khẩu vậnchuyển bằng đường biỂn 2-2 St‡ESEEEEE2E12E1211211211221215E1EE1EEEEEnre 39

2.4.7 Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường BIEN ccc ecsessessesecsssssessesstessessessscasecsessssssesssesssesteeeeeees 39

2.4.6 Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường biển - - t2 221 S01921321121521122121121E11EEnnnnneee 4I2.4.9 Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường DIED eee cssesescsessessesstesesssesesssesessesstssssssessvessestesteseeee: 42

2.4.10 Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm 52- 52522 SE 43

Trang 5

2.5 Khiếu nại đòi bồi thường - + 1s 111116151 111111111511 ece 432.3.1 Thời hạn khiếu nại đòi bồi thường óc + se sec se se ceca2 43

2.3.2 Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường 521 SE 2E 5521 EEcs ren 44

2.3.3 Thời hạn bồi thường t1 S111 S 191 E113 E1 tx ng n nghe 442.3.4 Giới hạn bồi thường của người bảo hiểm ¿ - se cececsca 442.5.5 Cách tính và thanh toán số tiền bồi thường - ¿2-2 cccscc c5: 482.3.6 Hình thức bồi thường G1 tt SESn ST SH SH nen tng 49

2.6 Giải quyết tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm - ¿te 50

CHƯƠNG 3 : NHỮNG VẤN DE ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO

HIẾM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BANG DUONG BIỂNTRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá

xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong quá trình hội nhập kinh

TE QUỐC Ế 2G S11 9111911111011 1111111101111 H1 nh HT neo 51

3.1.1.Toàn cảnh thi trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vanchuyển bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay -¿- 222 22s 2E 51

3.1.2 Những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật

về bao hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Việt

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt

Nam về bảo hiểm hàng hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển bằng Đường3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt NAM t1 1 1111111111111 11 11111111115 TE TH neo 613.2.2 Nhóm giải pháp nhằm loại bỏ những điểm bất hợp lý của phápluật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường

Trang 6

TÀI LIEU THAM KHẢO SE HH 78

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của

Việt Nam, các thương nhân của Việt Nam đã và đang tham gia hết sức tích

cực vào các quan hệ TMQT với hình thức chủ yếu là XNK hang hoá Kimngạch XNK của Việt Nam tăng trung bình hàng năm là 16,8%, những năm

gần đây Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thếgiới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều Đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có 19mặt hàng xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm như dầu thô, may mặc, cà phê, đồ

điện tử, đồ go [13] Thị trường XNK của Việt Nam cũng không ngừng được

mở rộng Trước năm 1990, chúng ta mới chỉ có quan hệ thương mại vớikhoảng 30 nước va vùng lãnh thổ (chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN ở

Đông Âu trước đây) Đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam đã được mởrộng trên tất cả các châu lục Cơ cấu thị trường cũng có sự chuyển dịch mạnh

từ những thị trường truyền thống như Đông Âu, châu Á sang các thị trường rất

khó tính như Tây Âu, Hoa Kỳ Đặc biệt với việc Việt Nam gia nhập vào tổchức thương mại lớn nhất toàn cầu là WTO, chắc chắn các hoạt động XNK

của Việt Nam sẽ còn trở nên sôi động hơn nữa do việc mở rộng thị trường với

149 thành viên còn lại của tổ chức này.

Phần lớn lượng hàng hoá XNK của Việt Nam được chuyên chở bằng

đường biển (hiện nay khoảng 90% lượng hàng hoá được vận chuyển trên thế

giới bằng đường biển) Không thể phủ nhận những ưu điểm của hình thức vận

chuyền này như phí vận chuyển tương đối thấp, không phải bỏ vốn nhiều vào

việc xây dựng những tuyến đường biển, thích hợp cho hầu hết các hàng hoá

trong TMQT, khả năng chuyên chở rất lớn Tuy nhiên, do tuyến đường dài,

việc vận chuyển thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu nên rất dễ gặpphải tai nạn, rủi ro bất ngờ trên biển như va phải đá ngầm, mất tích, cháy

Theo thống kê của nhiều nhà khoa học Hoa Kỳ, ngành hàng hải đã có lịch sử

Trang 8

Bảo hiểm hàng hải, trong đó, có bảo hiểm hàng hoá XNK VCDB, ra đời

đã đáp ứng được nhu cầu của các nhà kinh doanh và ngày nay đã trở thành

một phan không thể thiếu trong nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá XNK Bảohiểm hàng hoá XNK VCĐB là nghiệp vụ bảo hiểm lâu đời nhất, phổ biến nhất

song cũng là lĩnh vực phức tạp nhất, phát sinh nhiều tranh chấp nhất Trong

nhiều trường hợp, quyền và lợi ích chính đáng của người được bảo hiểm vàngười bảo hiểm đã không được bảo đảm.

Số lượng các giao dịch bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB diễn ra tại Việt

Nam hiện rất lớn, song phan lớn thi phần bảo hiểm trong lĩnh vực này lạithuộc về các công ty bảo hiểm của nước ngoài Thực trạng này xuất phát từ

nhiều nguyên nhân như năng lực còn hạn chế của các doanh nghiệp bảo hiểm

Việt Nam, thói quen nhập khẩu CIF xuất khẩu FOB không tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp bảo hiểm nước ta nhưng không thể không nhắc đến mộtnguyên nhân khá quan trọng đó là hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đầy

đủ, chưa bảo vệ tốt quyền lợi của người được bảo hiểm cũng như chưa tạo điều

kiện cho sự phát triển lớn mạnh của các công ty bảo hiểm trong nước.

Năm 2006 là năm đánh dấu 10 năm chúng ta bắt đầu mở cửa thị trường bảo

hiểm, là năm cuối cùng của lộ trình cho Việt Nam mở cửa thị trường bảo hiểm

theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ [23] và cũng là năm Việt Namchính thức trở thành thành viên của WTO Việc mở cửa thị trường bảo hiểmcho các công ty bảo hiểm nước ngoài là một xu thế tất yếu Pháp luật về bảohiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá XNK VCDB nói riêng tất yếu cũng sẽ

phải đi theo xu thế chung của thế giới, phù hợp với những chuẩn mực củaquốc tế Nhưng thực tế cho thấy ngay cả các công ty bảo hiểm của Việt Namcũng chưa có sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về pháp luật và tập quán quốc tếvề bảo hiểm cũng như những cam kết của Việt Nam đối với việc mở cửa thị

Trang 9

trường bảo hiểm Điều này đã và đang gây ra những bất lợi cho các doanhnghiệp bảo hiểm Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế.

Do vậy, một yêu cầu cấp bách được đặt ra hiện nay chính là cần có sự nghiên

cứu toàn diện, sâu sắc về lĩnh vực pháp luật này nhằm hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam cho phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế cũng

như những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm trong quá trình hội

quá trình hội nhập là một công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa Chính vì

thế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hang hoá XNK VCDB” làm dé tài cho

luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đếnlĩnh vực nay như: _

- “Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa” của GS-TSKH Trương MộcLâm, Nxb Thống kê, 2002;

- "Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa” của Th.s

Nguyễn Vũ Hoàng, Nxn Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;

- Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, các bài viết trên các báo, tạpchí như tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí

Thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm Việt Nam có liên quan đến lĩnh VỰC

này Song các công trình trên đây hoặc là nghiên cứu pháp luật về bảo hiểmhàng hải nói chung, hoặc là chỉ nghiên cứu một khía cạnh của pháp luật Việt

Trang 10

thực tiền vẻ pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB.

3 Muc dich, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Mục đích:

Luan var có mục dich:

~ Lam sáng to một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn

về phip Juat bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

+ Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá

XNK VCDB.

+ Chỉ ra những điểm chưa phù hợp và dé xuất các giải pháp nhằm hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB.- Nhiêm vu

Luận văn có các nhiệm vụ sau đây:

+ Làm sáng tỏ khái niệm, nguồn gốc, vai trò và các nguyên tắc cơ bảncua bio hiếm hàng hoá XNK VCDB.

+ Phân tích các nội dung pháp lý cơ bản của bảo hiểm hàng hoá XNK

VCbB theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: Bộ luật hàng hải

2005, Quy tác chung về bảo hiểm hàng hoá VCĐB ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 305/TC/BH ngày 9/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Luat kinh

doanE bao hiểm 2000, Bộ luật Dân sự 2005.

+ Rút ra những điểm bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng

hoá ANK VCĐB phát sinh trong quá trình thực thi và dé xuất các kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB.- Đối tượng nghiên cứu

Luin văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam cũng nhưpháp uật và tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB, cụ thể là:khái riệm, các nguyên tác cơ bản của bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm, giá

trị bảo hiểm số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên

Trang 11

tham giz quan hệ bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, khiếu nại bồi thường và giảiquyế: tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm và chỉ ra những vướng mắc phát sinh

trong qui trình thi hành.- Phạm vi nghiên cứu

Luận văn này không nhằm vào việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm hàng

hải nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của bảo hiểm

hàng hải đó là bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB Luận văn tập trung chủ yếu

vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng

hóa XNK VCĐB trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật và tập quán quốc

tế, trong đó có MIA 1906, các điều kiện bảo hiểm của Học hội bảo hiểm

London đây là những quy tắc mang tính chuẩn mực trong thương mại quốctế và hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế gidi.

4 Phuong pháp nghiên cứu

Luận văn đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương phápđối chiếu, so sánh, khái quát hóa, phương pháp logic và lịch sử trong việcphân tích và luận giải các vấn đề đã đặt ra.

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để hoàn thành luận văn là

phân tích, tổng hợp kết hợp đối chiếu, so sánh các quy định của pháp luật Việt

Nam với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế và những cam kết củaViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để thấy được những điểmcòn chưa phù hợp và đưa ra những kiến nghị Phương pháp tổng hợp được sử

dụng chủ yếu để đưa ra những nhận xét mang tính chất khái quát hóa từ đó

đưa ra những kiến nghị thích hợp.5 Những đóng góp mới của luận văn

1 Lam sáng tỏ về mat lý luận các khái niệm, các nguyên tắc cơ bản, cũngnhư nating nội dung pháp lý co bản của bảo hiểm hàng hoá XNK VCDB.

2 Phén tích, so sánh các quy định về bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB của

pháp luậ: Việt Nam với các quy định tương ứng của pháp luật và tập quán

quốc :ế

Trang 12

Luận văn có 70 trang, ngoài Phần mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh

mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương | - Một số vấn đề lý luận pháp luật về bảo hiểm hàng hoá xuất

nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Chương 2 - Các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng

hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Chương 3 — Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về bảo hiểmhàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế và phương hướng hoàn thiện.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc tới TS Nông Quốc Bình, người

Thay đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứunày Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, các Thây, các Cô là

giang viên cho lớp Cao học Luật khóa XI trường Đại học Luật Hà Nội đãnhiệt tình giảng dạy, truyền bá những kiến thức qúy báu sâu rộng giúp tôi có

nền tảng khoa học khi thực hiện đề tài này.

Trang 13

Trên thực tế có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm Tùy thuộc vào quan niệm

của từng lĩnh vực như luật, kinh tế học, lịch sử, khoa học thực tế, lý thuyết về

rủi ro và xã hội học mà các khái niệm về bảo hiểm có nhiều điểm khác nhau.

Tuy nhiên cũng có một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi trên thế giới

như: |

Theo Ủy ban thuật ngữ bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm và rủi ro Hoa Kỳ

thì “bảo hiểm là việc chuyển giao những rủi ro do các tổn thất bất ngờ và ngẫu

nhiên gây ra từ người được bảo hiểm sang cho người bảo hiểm khi họ cam kết

bồi thường cho những tổn thất này; cung cấp các quyền lợi bằng tiền khi tổnthất xảy ra hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến rủi ro cho người được bảohiểm”.

Theo Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh thì “bảo hiểm là sự thỏa thuận trong

đó một bên (người bảo hiểm) hứa sẽ thanh toán cho bên kia (người được bảohiểm hay người tham gia bảo hiểm) một khoản tiền nếu sự cố xảy ra gây tổnthất tài chính cho người được bảo hiểm Trách nhiệm thanh toán những tổn

thất này được chuyển giao từ người được bảo hiểm sang người bảo hiểm Để

chấp nhận trách nhiệm thanh toán này, người bảo hiểm đòi người được bảohiểm một khoản tiền là phí bảo hiểm”.

Trên đây là những khái niệm thông dụng nhất trên thế giới về bảo hiểm ỞViệt Nam, pháp luật Việt Nam không trực tiếp đưa ra định nghĩa về “bảo

Trang 14

doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó, doanh nghiệp bảohiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểmđóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụhưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”(Điều 3 LKDBH 2000).

Hiện nay pháp luật Việt Nam không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về bảo

hiểm hàng hóa XNK VCĐB nhưng có thể hiểu khái niệm “bảo hiểm hàng hóa

XNK VCĐB' như sau:

Bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB là cam kết bồi thường của người bảo hiểm

cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo

hiểm đối với hàng hóa chuyên chở trên biển hoặc trên bộ, trên sông liên quan

đến hành trình đường biển với điều kiện người được bảo hiểm đóng một khoản

phí bảo hiểm |

Trong định nghĩa về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB nói trên, cần lưu ý

một số khái niệm sau đây:

Thứ nhất, người bảo hiểm (the insurer/ underwriter) là người nhận trách

nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm, được hưởng phí bảo hiểm và phảibồi thường khi có tổn thất xảy ra trong hành trình hàng hải Người bảo hiểm

thường là các công ty bảo hiểm (nhà nước hoặc tư nhân) Nhiều nước đã banhành các đạo luật quy định về doanh nghiệp bảo hiểm, ví dụ hiện nay ở Anhcó Luật công ty bảo hiểm 1982, ở Việt Nam có LKDBH 2000

Thứ hai, người được bảo hiểm (the insured) là tổ chức hoặc cá nhân có lợi

ích bảo hiểm (tức là người sẽ bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra) và được người bảohiểm bồi thường Người được bảo hiểm thường là người có quyền sở hữu đối

với đối tượng bảo hiểm và phải nộp phí bảo hiểm.

Trang 15

Thứ ba, đối tượng bảo hiểm (subject matter insured), trong bảo hiểm hàng

hóa XNK VCDB, đối tượng bảo hiểm chính là hàng hóa Theo Điều 3 MIA1906 thì một trong các đối tượng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hàng hóahay các động sản khác ở trong tình thế có thể bị đe dọa bởi rủi ro hàng hải.Tại Phụ lục thứ nhất, mục 17 phần quy tắc giải thích đơn bảo hiểm của MIA1906 có quy định “hàng hóa” có nghĩa là hàng hóa với tính chất thương mạiva không bao gồm đồ đạc cá nhân hay lương thực dự trữ để dùng trên tàu.Hàng hóa chở trên boong và súc vật không được coi là hàng hóa trừ phi có

tập quán trái ngược” Điều 26 MIA 1906 yêu cầu tên đối tượng bảo hiểm phải

được miêu tả trong đơn bảo hiểm một cách rõ ràng và hợp lý.

Thứ tư, rủi ro được bảo hiểm (risk insured), trong bảo hiểm hàng hóaVCDB, rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro liên quan đến hành trình đường

biển được người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng.Về nguyên tắc, người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro

đã thỏa thuận gây ra mà thôi Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa VCĐB có nhiềuloại Rui ro bao gồm thiên tai, tai họa của biển, các tai nạn bất ngờ khác, rủi rodo các hiện tượng chính trị, xã hội

Thứ năm, phí bảo hiểm (premium) là khoản tiên mà người được bảo hiểmphải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi thiệt hại xảy ra đối với

hàng hóa được bảo hiểm Phí bảo hiểm cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều

yếu tố như điều kiện bảo hiểm, tính chất của hàng hóa được bảo hiểm, cáchthức đóng gói hàng hóa được bảo hiểm, phương tiện vận tải, thời gian van tải,

tuyến đường vận tải hàng hóa được bảo hiểm

Pháp luật bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB có thể hiểu là tổng hợp những

quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểmliên quan đến hàng hóa XNK VCĐB được người bảo hiểm cam kết bồi thường

khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trang 16

1.1.2 Sự hình thành va phát triển của pháp luật bảo hiểm hang hoá

XNK VCDB

Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như mức độvà số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những ngườivận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức để bảo đảm an toàn cho quyền lợi

của mình.

Đầu tiên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, người ta đã tìm cáchgiảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ralàm nhiều chuyến hàng Đây là một cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi

đó là hình thức sơ khai của bảo hiểm.

Sau đó, để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạohiểm” đã xuất hiện theo đó, trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hóa

trong quá trình vận chuyền, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiềnvay cả vốn và lãi Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hóađến bến an toàn, như vậy có thể hiểu lãi suất rất cao này là hình thức sơ khai

của phí bảo hiểm Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều đã làm cho các

nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và hình thức bảo

hiểm đã ra đời để thay thế vào đó.

Vào thế kỷ XIV ở Floren, Genoa nước Ý đã xuất hiện các hợp đồng bảo

hiểm hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với ngườiđược bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo

hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận

một khoản phí Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghingày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren Sau đó, cùng với việc pháthiện ra Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo

hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh.

Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona 1435 là văn bản pháp

luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm Sau đó là sắc lệnh của Philippe de

Trang 17

Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552và ở Amsterdam năm 1558 Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

Tuy nhiên phải đến thế kỷ XVI — XVII cùng với sự ra đời của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và

ngày càng di sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế — xã hội Mở đường

cho sự phát triển này là Luật 1601 của Anh thời Elizabeth, sau đó là Chỉ dụ1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những

đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.

Đên thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán vàhang hải quốc tế với London là trung tâm phén thịnh nhất Tàu của các nướcdi từ chau A, Châu Âu, Châu Mỹ, Chau Phi đều vẻ cập bến hai bờ sôngThames của thành phố London Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà

buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm để giao dịch, trao

đổi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau.

Nói đến bảo hiểm hàng hóa bang đường biển không thể không nhắc đến

Lloyd's Có thể nói, sự hình thành và phát triển của công ty Lloyd’s có anhhưởng rất sâu rộng đối với bảo hiểm trên thế giới đặc biệt là bảo hiểm hànghải.

Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ởphố Great Tower ở London vào khoảng năm 1692 Các nhà buôn, chủ ngânhàng, người chuyên chở, người bảo hiểm thường đến đó để trao đổi cácthông tin về các con tàu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về su antoàn và tình hình tai nạn của các chuyến tàu Ngoài việc quản lý quán càphê, nim 1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các tình hìnhtàu bè và các vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng của

ông Tuy nhiên việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách

hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp.

Trang 18

Sau khi Edward Lloyd’s qua đời người ta thấy rang cần phải có một nơi

tương tự như vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải tập trung đến giaodịch bảo hiểm Vào năm 1770, “Society of Lloyd’s” với tư cách là một tổ chức

tự nguyện đã được thành lập và thu xếp một địa điểm ở Pope’s Head Alley cho

các thành viên của họ Năm 1779, các hội viên của Lloyd’s đã thu thập tất cả

các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và tập hợp thành một mẫu đơn bảo hiểm gọilà mau don SG Lloyd’s (Lloyd’s S.G Policy) Mẫu don này được Quốc hội

Anh thông qua và trong suốt thời gian nhiều năm sau đó đã được nhiều nướcthừa nhận và sử như là một chuẩn mực cho ngành bảo hiểm hàng hải.

Năm 1834, Quốc hội Anh đã thông qua một Đạo luật thành lập công ty

Lloyd”s Ngày nay Lloyd’s đã trở thành một trong số ít các công ty bảo hiểmlớn nhất thế giới với 400 nghiệp đoàn khai thác bảo hiểm và chi nhánh khắpnơi trên thế giới và thu nhập lên đến khoảng 700 triệu Bảng Anh mỗi năm.

Sau khi bảo hiểm du nhập vào Anh và dần dần phát triển rộng khắp, dựa

vào các kỹ thuật bảo hiểm ban đầu này, bảo hiểm hàng hóa XNK đã ra đời và

hoàn thiện hơn Khi các tổ chức, các công ty bảo hiểm hàng hóa XNK ra đời,loại hình bảo hiểm này chính thức tồn tại trên thị trường bảo hiểm thế giới như

một hoạt động tài chính quan trọng.

Ở Việt Nam, hiện không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về

thời điểm xuất hiện của bảo hiểm mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880, các Hội

bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa Kỳ đã đểý đến Đông Dương Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi

các công ty thương mại lớn Ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm

một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên làcủa Công ty Franco-Asietique Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặttrụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty nhưng chỉ hoạt động vềbảo hiểm xe ôtô Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng

Trang 19

dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểmtrong nước và ngoại quốc.

Ở miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là “Bảo

Việt”) mới chính thức đi vào hoạt động Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ

tiến hành các nghiệp vụ về bảo hiểm hàng hải như bảo hiểm hàng hóa XNKVCĐB, bảo hiểm tàu viễn đương

Như vậy, có thể thấy tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, bảohiểm hàng hóa XNK VCDB là loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất, ngày càngphát triển và đóng vai trò quan trong trong ngành bảo hiểm.

1.2 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB

Kể từ khi ra đời đến nay, bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB đã đóng vai tròrất lớn đối với sự phát triển của thương mại quốc tế, cụ thể là:

Thứ nhất, bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB là biện pháp hữu hiệu nhất đểkhác phục những nhược điểm của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,

đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho chủ hàng '

Hiện nay, trong thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức vận chuyểnhàng hóa XNK như bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàngkhông nhưng trong các phương thức vận chuyển đó, phương thức VCDBchiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng trên 90% tổng khối lượng hàng hóa XNK của

thế giới) Nhiều nước ở vị trí không tiếp giáp với biển cũng phải thông quacảng của nước khác dé vận chuyển hang hóa bằng đường biển.

VCĐB có rất nhiều ưu điểm như có thể chuyên chở được nhiều hàng hóacó khối lượng lớn, nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau; các tuyến đườngbiển rộng lớn nên trên một tuyến đường có thể tổ chức nhiều chuyến tàu cùng

một lúc cho cả hai chiều; tan dụng được tuyến đường có sắn, không phải đầu

tư nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng va giá thành VCDB

cũng thấp hơn so với các phương tiện khác.

Trang 20

Tuy nhiên, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng có một số nhượcđiểm là VCĐB gặp rất nhiều rủi ro, do hành trình kéo dài, trên biển xay ranhiều tai họa, khi tai họa xảy ra lại khó ứng phó, cứu giúp; mỗi chuyến tàu

chuyên chở giá trị và khối lượng hàng hóa lớn nên khi rủi ro xảy ra sẽ gây tổn

thất rất lớn về tài sản; cuối cùng, hàng hóa do người chuyên chở chịu trách

nhiệm chính nhưng trách nhiệm này lại rất hạn chế về thời gian, phạm vi và

mức độ tùy theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.

Do vậy, bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB ra đời đã khắc phục được rấtnhiều nhược điểm của hình thức vận chuyển này, tạo tâm lý an tâm cho chủhàng khi gửi hàng bằng đường biển, góp phần quan trọng vào sự phát triển của

các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Thứ hai, trong nền kinh tế mở ngành bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB ra

đời góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường

thương mại và có ảnh hưởng sâu sắc tới vấn dé kinh tế — xã hội cho cả hai

nước xuất khẩu và nhập khẩu.

Thứ ba, bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB cung cấp vốn đầu tư cho hoạt

động kinh doanh XNK từ các quỹ mà lẽ ra phải được giữ lại làm dự phòng cho

những tổn thất trong tương lai.

Thứ tư, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong hoạt động của mình cáccông ty bảo hiểm luôn luôn chú trọng khâu dé phòng và hạn chế tổn that chongười được bảo hiểm Điều này sẽ giúp cho người được bảo hiểm giảm thiểutổn thất, tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Thứ năm, việc phát triển của bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng và ngànhbảo hiểm nói chung có tác động rất tích cực đến nền kinh tế vĩ mô ở chỗ đem

lại cho ngân sách nhà nước các khoản thu, giảm tỉ lệ thất nghiệp

Với vai trò quan trọng như vậy, sự tồn tại của bảo hiểm hàng hóa XNKVCĐB là một điều tất yếu khách quan và ngày nay việc mua bảo hiểm cho

Trang 21

hàng hóa XNK VCDB đã trở nên phổ biến đến mức được coi như một tậpquán trong kinh doanh quốc tế.

1.3 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

1.3.1 Quyền lợi có thể bảo hiểm

Quyền lợi có thể bảo hiểm là nguyên tắc đầu tiên trong bốn nguyên tắc cơ

bản của bảo hiểm hàng hải Theo MIA 1906 thì sẽ là vi phạm nếu người nàothực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền lợi có thể bảo hiểm trênđối tượng bảo hiểm hoặc không dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy.

Điều 5 MIA 1906 định nghĩa người có quyền lợi có thể bảo hiểm là người

liên quan đến một hành trình đường biển Một người được coi là liên quan đến

một hành trình đường biển khi người ấy có liên quan hợp pháp hoặc côngbằng đối với hành trình hoặc bất cứ tài sản có thể bảo hiểm nào chịu rủi ro

trong hành trình đó mà theo đó người ấy có thể hưởng lợi nếu tài sản có thể

bảo hiểm được an toàn hay về được đến bến đúng hạn, hoặc có thể bị thiệt hạinếu tài sản đó bị tổn thất hay tổn hai, hay bị cầm giữ hoặc có thể chịu trách

nhiệm vẻ những tổn thất đó |

Người được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể bảo hiểm trong đối tượngbảo hiểm vào thời điểm xảy ra tổn thất mà không cần phải có quyền lợi ấy vàothời điểm yêu cầu bảo hiểm Các điều kiện bảo hiểm của Viện những ngườibảo hiểm London đều quy định “người được bảo hiểm có quyền đòi bồithường cho số tổn thất được bảo hiểm xảy ra trong giai đoạn bảo hiểm nàybảo hiểm, dù cho tổn thất xảy ra trước khi hợp đông bảo hiểm được ký kết trừkhi người được bảo hiểm biết là có tổn thất và người bảo hiểm chưa hay biết".

Khi có khiếu nại thuộc đơn bảo hiểm, người bảo hiểm có thể buộc người

được bảo hiểm phải chứng minh quyền lợi có thé bảo hiểm của mình trên đối

tượng bảo hiểm vào thời điểm xảy ra tổn thất và nếu không chứng minh được

thì khiếu nại đòi bồi thường không được giải quyết.

Trang 22

Nguyên tac quyền lợi có thé bảo hiểm được dua ra nhằm tránh hiện tượngmưa bảo hiểm cho tài sản không phải của mình Mọi đơn bảo hiểm chỉ có hiệu

lực khi nó bảo đảm thực hiện một quyền được bảo hiểm, nếu không người

được bảo hiểm sẽ có thể thu lợi dù tổn thất không xảy ra đối với họ.

1.3.2 Trung thực tuyệt đối

Trung thực tuyệt đối là nguyên tắc cơ bản thứ hai của bảo hiểm hàng hải.

MIA 1906 từ Điều 17 đến Điều 20 dé cập đến vấn đề yêu cầu trung thực, theo

đó tất cả các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải thươnglượng với nhau trên cơ sở trung thực tuyệt đối Điều 17 MIA 1906 quy định

“hợp dong bảo hiểm hàng hải là một hợp đông được giao kết dựa trên sự trungthực tuyệt đối và nếu bất kỳ bên nào trong hợp đồng bảo hiểm không tuân thinguyên tắc này thì phía bên kia cũng có quyên hủy bỏ hợp đồng”.

Trung thực tuyệt đối có nghĩa là phải khai báo đầy đủ mọi sự kiện cần thiết

đã biết hoặc coi như đã biết Đặc biệt nguyên tắc này yêu cầu người được bảohiểm phải kê khai và trình bày đúng tất cả các sự việc cụ thể có liên quan đếnhàng hóa được bảo hiểm những sự việc mà họ biết hoặc phải biết trong hoạtđộng thương mại thông thường Việc này sẽ giúp người bảo hiểm biết đượcđây đủ các thông tin cần thiết để tiến hành đánh giá rủi ro, quyết định nhậnhay từ chối bảo hiểm và tính giá phí hợp lý.

Nghĩa vụ trung thực cũng ràng buộc cả người bảo hiểm, người bảo hiểm

không thể xúi giục khách hàng thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà họ biếtlà không hợp pháp hoặc họ không thể nhận một rủi ro mà họ đã biết là không

còn nữa trong khi người yêu cầu bảo hiểm chưa biết.

Một điểm đặc thù của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB là đốitượng bảo hiểm (hàng hóa) được yêu câu bảo hiểm có thể cách xa người bảohiểm và người được bảo hiểm cả ngàn dặm vào thời điểm tiến hành đàm phán

và ký kết hợp đồng bảo hiểm Việc giám định trước khi nhận bảo hiểm hầu

như không thể thực hiện được Do vậy, người được bảo hiểm phải tự cung cấp

các thông tin mà người bảo hiểm đòi hỏi trước khi ký kết hợp đồng Nếu

người được bảo hiểm vi phạm nguyên tắc trung thực thì người bảo hiểm có

Trang 23

quyền coi hợp đồng là vô hiệu Nói cách khác, khi người được bảo hiểm

không khai báo những chi tiết quan trọng để đánh giá rủi ro, người bảo hiểm

có thể hủy bỏ hợp đồng vào bất cứ lúc nào bất kể việc không khai báo đó là sơý hay cố ý.

Trong nghĩa vụ khai báo các sự kiện cần thiết đã biết, người được bảo hiểmđược coi là đã biết mọi tình hình mà trong tiến trình thông thường của nghiệpvụ họ phải biết, khi đó, người được bảo hiểm phải khai báo đầy đủ tất cả cácsự kiện này Đồng thời khi không có yêu cầu từ phía người bảo hiểm thì cũngcó những thông tin không cần thiết phải khai báo Điều 18.3 MIA quy địnhnhững thông tin không cần thiết là những thông tin sau:

- Những tình hình làm giảm rủi ro;

- Mọi tình hình mà người bảo hiểm được biết hay coi như là biết được (đólà những vấn đề mà ai cũng biết hoặc những vấn đề thuộc kiến thức thôngthường mà theo tiến trình nghiệp vụ thông thường người bảo hiểm phải biếtnhư tập quán thương mại, tuyến đường của tàu biển );

- Bất kỳ tình hình nào mà những tin tức đưa ra bị người bảo hiểm bác bỏ;

- Bất kỳ tình hình đặc biệt nào mà khai báo cũng là thừa vì đã có cam kết

công khai hoặc ngụ ý.

Nghĩa vụ khai báo còn ràng buộc cả người môi giới bảo hiểm và nghĩa vụ

này đối với người môi giới bảo hiểm thậm chí còn nặng nề hơn Người môi

giới không những phải khai báo mọi sự kiện cần thiết do người được bảo hiểmđã khai báo (trừ khi điều đó được biết quá chậm hoặc không kịp thông báocho người môi giới) mà còn phải khai báo mọi sự kiện mà người môi giớiđược biết và được coi như biết Nếu người môi giới vi phạm nghĩa vụ này thì

người bảo hiểm có thể hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và nếu có thể quy trách

nhiệm cho người môi giới thì người môi giới có trách nhiệm bồi thường chokhách hàng của họ về hợp đồng bị hủy bỏ đó (Điều 19 MIA 1906).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬI Ha NÓI

PHONG Gv _TT

=F: a

Trang 24

1.3.3 Bồi thường

Bồi thường là nguyên tac cơ bản quan trọng nhất của bảo hiểm nói chungcũng như bảo hiểm hàng hải nói riêng và cũng chính vì mục đích này mà bảohiểm tồn tại |

Trong bảo hiểm, bồi thường được hiểu là một cơ chế mà người bảo hiểm sửdụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính với mục đích khôi phục tình

trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra [25,

tr.46] Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, ngườiđược bảo hiểm không thể đòi số tiền lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm,nói cách khác, không ai có thể kiếm lời từ việc tham gia mua bảo hiểm.

Nguyên tắc này có hai mục đích cơ bản:

Mục đích thứ nhất là ngăn ngừa người được bảo hiểm được lợi từ bảo hiểm.

Người được bảo hiểm không thể được lợi khi tổn thất xảy ra mà chỉ được phụchồi nguyên vẹn về mặt tài chính như đã có trước khi tổn thất xảy ra.

Mục đích thứ hai là giảm rủi ro đạo đức Nếu người được bảo hiểm không

thật thà họ sẽ có thể thu lợi từ tổn thất, họ có thể tạo ra tổn thất để lấy tiền của

người bảo hiểm Vì vậy nếu bồi thường tổn thất không vượt quá giá trị thực tế

bằng tiền thì rủi ro đạo đức sẽ giảm đi.

Nguyên tắc bồi thường được quán triệt đặc biệt trong một số trường hợpphức tạp như: bảo hiểm trên giá trị; bảo hiểm trùng; trường hợp có người thứba phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của tài sản được bảo hiểm.

Một nét đặc trưng của bảo hiểm hàng hải là bồi thường theo cách thức vàmức độ thỏa thuận, nghĩa là cách thức và mức độ bồi thường được xác định

trên hợp đồng và theo quy định của luật, nói cách khác, đây là việc bồi thường

mang tính chất thương mại.

1.3.4 Thế quyền

Thế quyền là nguyên tắc cơ bản thứ tư của bảo hiểm hàng hải Nguyên tắcnày gắn kết chặt chẽ với nguyên tắc bồi thường và là kết quả tất yếu củanguyên tắc bồi thường Thế quyền là quyền của một người sau khi bồi thường

cho một người khác theo một nghĩa vụ pháp lý có thể thay thế vị trí của người

Trang 25

đó để đòi bồi thường từ bên thứ ba đối với những tổn thất được bảo hiểm [25,

tr.56] Nói cách khác, người bảo hiểm có quyền đòi một bên thứ ba nào đó

Nguyên tắc này có những mục đích sau:

Thứ nhất, thế quyền ngăn ngừa người được bảo hiểm đòi hai lần đối với

một ton thất Nếu như không áp dụng nguyên tắc thé quyền, rất có thể ngườiđược bảo hiểm sẽ đòi tiền từ người bảo hiểm và cả người gay ra tổn thất Như

vậy là vi phạm nguyên tắc bồi thường vì người được bảo hiểm thu lợi từ tổnthất.

Thứ hai, thế quyền bắt buộc người có lỗi phải chịu trách nhiệm đối với tổn

thất Bằng việc thực hiện quyền truy đòi của mình, người bảo hiểm có thể thuhồi thiệt hại từ phía người có lỗi.

1.4 Nguồn pháp luật điều chỉnh bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

Nguồn pháp luật điều chỉnh bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB là hình thứcchứa đựng những quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa bên bảo hiểm và bên

được bảo hiểm khi tham gia vào các hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNKVCĐB.

Công cụ pháp lý chủ yếu điều chỉnh quyên và nghĩa vụ của các bên trong

quan hệ bảo hiểm chính là hợp đồng bảo hiểm do các bên ký kết Ngoài ra,hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB trên thế giới còn chịu sự điềuchỉnh của các loại nguồn pháp luật là các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia

và các tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB.

Điều ước quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB là văn bản pháp lý docác quốc gia ký kết hoặc gia nhập nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của

mình đối với nhau trong hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB.

Pháp luật quốc gia về bảo hiểm hàng hóa XNK VCDB là tổng hợp các quyphạm pháp luật do chính quốc gia ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động bảo

hiểm hàng hóa XNK VCDB Về giá trị pháp lý, pháp luật quốc gia chỉ có giátrị pháp lý bắt buộc nếu bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm đều có quốc tịch

hoặc nơi cư trú tại quốc gia đó, chẳng hạn một công ty XNK của Việt Nam

Trang 26

mua bao hiểm tại một công ty bảo hiểm của Việt Nam cho một lô hàng xuấtkhẩu thì pháp luật Việt Nam sẽ đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh mối

quan hệ giữa hai bên Pháp luật quốc gia không có giá trị pháp lý bắt buộc nếu

chỉ có người bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm có quốc tịch hoặc nơi cư trútại quốc gia đó, chẳng hạn nếu một công ty bảo hiểm của Việt Nam ký hợpđồng bảo hiểm với một công ty của Đức cho một lô hàng nhập khẩu vào Việt

Nam thì pháp luật Việt Nam không đương nhiên được áp dụng Trong trườnghợp này, các bên sẽ thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh mối quanhệ giữa hai bên, pháp luật quốc gia do các bên lựa chọn sẽ được coi là nguồn

luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên Ngoài ra, pháp luật quốc gia cũng có thể

được áp dụng khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến, trong những trường

hợp người bảo hiểm và người được bảo hiểm không thỏa thuận lựa chọn luậtcủa quốc gia nào thì cơ quan xét xử có quyền dựa vào các quy phạm xung độtđể lựa chọn luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên Hiện nay, các nước đều banhành pháp luật để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB,nhưng nổi bật nhất phải nói đến MIA 1906 Nước Anh có một nền bảo hiểmhàng hải ra đời sớm và rất phát triển, chính vì thế, MIA 1906 cho đến nay vẫnđược nhiều nước áp dụng và được coi như một đạo luật mẫu mực về bảo hiểmhàng hải Trong luật này có nhiều điều khoản có liên quan đến hoạt động bảohiểm hàng hóa XNK VCĐB.

Tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB là những thói quenđược hình thành lâu đời và áp dụng liên tục, có nội dung cụ thể, rõ ràng và

được đa số các chủ thể tham gia hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK VCDB

hiểu biết và chấp nhận Tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB

được áp dụng khi các bên trong hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận áp dụng,trường hợp các bên không thỏa thuận thì tập quán quốc tế về bảo hiểm hànghóa XNK VCĐB vẫn có thể được áp dụng trong trường hợp pháp luật quốc gia

hoặc điều ước quốc tế có quy phạm dẫn chiếu đến hoặc trường hợp cơ quanxét xử cho rằng các bên trong hợp đồng bảo hiểm đã mặc nhiên áp dụng tập

quán quốc tế trong giao dịch của họ.

Trang 27

Một trong những tập quán quốc tế dién hình trong lĩnh vực bảo hiểm hàng

hóa XNK VCDB chính là các điều kiện bảo hiểm hàng hóa do Viện những

người bảo hiểm London soạn thảo gọi tắt là ICC 1963 Các điều kiện bảo hiểmnày do Ủy ban Kỹ thuật và Điều khoản (Technical and Clauses Committee)

thuộc Viện những người bảo hiểm London (ILU) soạn thảo và được Phong

Thương mại London ấn hành vào ngày 01/01/1963, do đó các điều kiện này

còn được gọi tắt là ICC 1963 Sau khi được ban hành, hầu hết các nước trênthế giới đã sử dụng các điều kiện bảo hiểm này.

Nội dung của ICC 1963 gồm có 6 điều kiện bảo hiểm:- bao hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (FPA)- bao hiểm tổn thất riêng (WA) |- bảo hiểm mọi rủi ro (AR)

- bao hiểm chiến tranh (War)- bao hiểm đình công (Strike)- bao hiểm mất cắp

Ngoài ra ICC 1963 còn quy định việc áp dụng mẫu đơn S.G Lloyd’s.

Các điều kiện bảo hiểm này đã từng được áp dụng rộng rãi trong các hợpđồng bảo hiểm trên thế giới Tuy nhiên qua thực tế áp dụng người ta nhận thấy

ICC 1963 tồn tại những bat cập sau:

- Về ngôn ngữ, ICC 1963 còn dùng nhiều từ ngữ cổ, khó hiểu, dé gây ratranh chấp giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thứ ba.

- Về tên gọi, các điều kiện bảo hiểm tự thân nó không nói lên được đầyđủ những quy định và cam kết bồi thường cho: đối tượng bảo hiểm, dễ gây

nhầm lẫn giữa tên gọi các điều kiện và phạm vi bảo hiểm Chang hạn, điều

kiện FPA (nghĩa là miễn đòi bồi thường tổn thất riêng) lại đưa ra một số ngoại

lệ: cạn, đắm, cháy, đâm va gây tổn thất hàng hóa, hoặc điều kiện AR (tức làbảo hiểm mọi rủi ro) thì lại có một loạt các rủi ro loại trừ riêng.

- ICC 1963 có sự phân biệt giữa tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộnhưng khi container ra đời thì việc phân biệt hai tổn thất này rất khó khăn.

Trang 28

- Trong ICC 1963, cướp biển — một rủi ro trên biển thuần túy- lại thuộc

bảo hiểm chiến tranh nên người mua bảo hiểm muốn mua bảo hiểm cho rủi rocướp biển thì phải mua bảo hiểm chiến tranh.

- ICC 1963 quy định việc áp dung mẫu don S.G Lloyd’s mà mẫu đơn này

là mẫu đơn cho cả tàu và hàng trong khi ICC 1963 chỉ quy định riêng chohàng hóa, điều này là quá bảo thủ và khó chấp nhận [7, tr 199-201].

Nhằm khắc phục những bất cập trên, đến năm 1982, ILU đã ban hành ICC1982 thay thế cho ICC 1963 ICC 1982 đã thay các tên gọi như “bảo hiểm mọi

99 6

rủi ro”, “bảo hiểm tổn thất riêng”, “miễn bảo hiểm tổn thất riêng” dễ gâynhầm lẫn giữa tên gọi và phạm vi bảo hiểm bằng các điều kiện bảo hiểm mớiđược sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái ICC(A), ICC(B), ICC(C) Ngoài ra, tinhthần của các điều kiện bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công không có gì

Nhắc đến tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB thì không

thể không dé cập đến Quy tắc York — Antwerp năm 1974 về tổn thất chung

được Hội đồng Hàng hải Quốc tế chuẩn y tại Hội nghị Hamburg tháng 4 năm1974 Quy tắc này lần đầu tiên được dự thảo tại York năm 1864 sau đó dầndân được bổ sung thay đổi ở Antwerp năm 1877 Năm 1890, dự thảo được tiếnhành ở Liverpool, năm 1924 ở Stockholm và năm 1949 ở Amsterdam Cuốicùng quy tac York — Antwerp 1950 đã ra đời và được áp dụng cho đến năm

1974 Sau đó, quy tac được tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hầu như tất cả các hợp

đồng thuê tàu và vận tải đơn đã tiếp nhận các quy tắc trong việc xác định vàthanh toán ton thất chung Phần đóng góp tổn thất chung của người được bảohiểm sẽ được người bảo hiểm bồi thường nếu hàng hóa VCĐB đã được muabảo hiểm.

Trang 29

Ở Việt Nam, nguồn pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa XNK

VCDB hiện nay gồm: |

- Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua

ngày 09/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2001

- Bộ luật hàng hải Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thôngqua ngày 14/06/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006

- Bộ luật Dân sự được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngàyI4/06/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006

- Quyết định số 305/TC/bảo hiểm ngày 09/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tàichính ban hành bản “Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB”(QTC 1990) (trong đó có các điều kiện bảo hiểm tương đồng với ICC 1982).

Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác có liên quan (xem Phụ lục 5).Dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật trên, đặc biệt là bản QTC

1990 của Bộ Tài chính, các công ty bảo hiểm của Việt Nam tự xây dựng nêncác bản quy tắc riêng về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB của mình, ví dụ, Bảo

Việt đã ban hành các quy tắc của riêng họ như QTC 1995, QTC 1998, QTC

2000, QTC 2001, QTC 2004

Theo Điều 12 khoản 3 và khoản 4 LKDBH 2000 thì “hợp đồng bảo hiểmhàng hải được áp dụng theo quy định của BLHH Việt Nam, đối với những vấndé mà BLHH Việt Nam không quy định thì áp dụng theo quy định của luật

này Những vấn dé liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong

Chương này được áp dụng theo quy định của BLDS và các quy định khác của

pháp luật có liên quan” Như vậy, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung

và bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB nói riêng thì luật trực tiếp điều chỉnh là

BLHH 2005, LKDBH 2000 và BLDS 2005 Việc áp dụng các đạo luật nàyđược thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

Trang 30

CHƯƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂMHÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.1 Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

Điều kiện bảo hiểm hang hóa XNK VCĐB là những quy định về phạm vitrách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa XNK VCĐB.Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những tổn thất xảy ra dorủi ro quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường.

Hiện nay, cả BLHH 2005, LKDBH 2000 và BLDS 2005 đều không có quyđịnh gì về các điều kiện bảo hiểm hàng hoá VCDB Tuy nhiên, trong bản QTC1990 có quy định về vấn đề này tại Chương II - Pham vi bảo hiểm và Chương[II — Loại trừ bảo hiểm Dựa trên quy định về các điều kiện bảo hiểm trong

bản QTC 1990, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam tự xây dựng nên các

điều kiện bảo hiểm của doanh nghiệp mình và được áp dụng sau khi đăng kývới Bộ Tài chính QTC 1990 quy định hợp đồng bảo hiểm có thể được ký kếttheo một trong 3 điều kiện là điều kiện bảo hiểm A, điều kiện bảo hiểm B vàđiều kiện bảo hiểm C.

2.1.1 Điều kiện bảo hiểm A

Đây là điều kiện có phạm vi rộng nhất trong 3 điều kiện bảo hiểm, gần nhưbảo hiểm mọi rủi ro về hàng hải kể cả rủi ro cướp biển Theo điều kiện A,người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng chohàng hóa được bảo hiểm trừ những trường hợp bị loại trừ bảo hiểm theo quy

định tại Chương II của bản QTC 1990, bao gồm:

- Những trường hợp loại trừ chung:

Bao gồm những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh:

+ Do việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;

+ Do chậm trễ dù chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm gây nên;

Trang 31

+ Do tau hoặc sa lan không du khả năng di biển, không thích hợp cho việc

chuyên chở hàng hóa an toàn nếu người được bảo hiểm đã biết về vấn dé này

vào thời gian bốc xếp hàng hóa;

+ Do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hóa không đây đủ, không thích hợp

và do việc xếp hàng hỏng lên tàu;

+ Do rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông

thường hoặc hao mòn tự nhiên; |

+ Do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều hành tàu không trảđược nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra.

- Những trường hợp loại trừ riêng:

Đây là những trường hợp mà trừ khi người bảo hiểm và người được bảo

hiểm có thỏa thuận khác, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với

những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh:

+ Do chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần

chúng nổi dậy; việc chiếm giữ, bắt giữ, cầm giữ hoặc kiểm chế tài sản (trừcướp biển); min, thủy lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôidat;

+ Do đình công, cấm xưởng, gây rối trong lao động, phan loạn, bạo động

hoặc khủng bố

+ Do việc sử dụng vũ khí chiến tranh có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt

nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xự hoặc tương tự

2.1.2 Điều kiện bảo hiểm B

Trừ những trường hợp quy định trong điều kiện loại trừ, điều kiện B bảo

hiểm cho những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm có thể

quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

+ Cháy hoặc nổ;

+ Tau hay sa lan bi mắc can, bị lật úp;

Trang 32

+ Tau đâm va nhau hoặc tau, sa lan hay phương tiện vận chuyển đâm va

phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

+ Dé hàng tại một cảng lánh nan;

+ Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;+ Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh;

+ Hy sinh tổn thất chung:

+ Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;

+ Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sa lan, hầm hàng,

phương tiện vận chuyển, công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng; |

+ Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi

đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan;

+ Hàng hóa bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Như vậy so với điều kiện A thì điều kiện B có phạm vi bảo hiểm hẹp hơn,

thể hiện ở việc không bảo hiểm một số rủi ro như: trộm cắp và/hoặc không

giao hàng; hành vi ác ý hay phá hoại; hư hai do nước mưa, nước ngọt, do đọng

hơi nước và hấp hơi nóng; va đập phải hàng hóa khác; gi và oxy hóa; vỡ, cong

và/hoặc bẹp, bóp méo; rò ri, và/hoặc thiếu hụt hàng hóa; hư hại do-móc cầu

hàng; dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ và những rủi ro phụ khác tương tự Muốnđược bảo hiểm những rủi ro phụ này, người được bảo hiểm theo điều kiện B

phải thỏa thuận và trả thêm phí bảo hiểm cho người bảo hiểm .

2.1.3 Điều kiện bảo hiểm C

Trừ những trường hợp quy định trong điều kiện loại trừ, điều kiện C bảo

hiểm cho những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa do những nguyên

nhân sau:

+ Cháy hoặc nổ;

+ Tàu hay sà lan bị mắc cạn, bị lật úp;

+ Tau đâm va nhau hoặc tau, sa lan hay phương tiện vận chuyển đâm va

phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

Trang 33

+ Dỡ hang tại một cảng lánh nan;

+ Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;+ Hy sinh tổn thất chung;

+ Ném hàng khỏi tàu;

+ Hàng hóa bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Như vậy, trong ba điều kiện bảo hiểm thì điều kiện C có phạm vi hẹp

nhất thể hiện ở chỗ không bảo hiểm thêm một số rủi ro như động đất, núi lửa

phun hoặc sét đánh; nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan,

hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng: tổn thất

toàn bộ của hàng rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hoặc dỡ

hàng ra khỏi tàu hoặc sà lan.

Tất cả các điều kiện bảo hiểm trên đều giống nhau ở chỗ:

- Không phân biệt tổn thất bộ phận hay tổn thất toàn bộ miễn là nguyên

nhân trực tiếp đo rủi ro được bảo hiểm gây ra

- Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về người được bảo hiểm

- Không bat buộc phải để cập đến mức miễn thường có khấu trừ haykhông khấu trừ.

2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm2.2.1 Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm Do việc xác định

giá trị hàng hóa thực tế không thể thực hiện được vào thời gian và địa điểm

xảy ra tồn thất hay tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển nên người bảohiểm và người được bảo hiểm thường thỏa thuận trước về giá trị của hàng hóatrước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm Giá trị hàng hóa được xác định như vậygọi là giá trị bảo hiểm thỏa thuận và đơn bảo hiểm có giá trị bảo hiểm thỏa

thuận được gọi là đơn bảo hiểm định giá Về nguyên tắc, hầu như tất cả các

đơn bảo hiểm hàng hóa VCĐB đều là don bảo hiểm có định giá [7, tr.25].

Trang 34

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giá trị bảo hiểm của hàng hóa làgiá trị ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá trị thường ở nơi và thời điểm

bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, tiền cước vận chuyển và có thể cả tiên lãi ướctính (Điều 232 BLHH 2005) So với BLHH 1990 thì quy định về giá trị bảohiểm trong BLHH 2005 có điểm khác biệt là đã bổ sung tiền cước vận chuyển

vào giá trị bảo hiểm Điều này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ bảo hiểm

quốc tế và thực tiễn kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam (thông thường giá trị

bảo hiểm được tính bằng giá CIF cộng 10% lãi ước tính).

2.2.2 Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm chomột tài sản, bên mua bảo hiểm phải tự kê khai số tiền cần bảo hiểm cho đốitượng bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm (Điều 41 LKDBH 2000 vàĐiều 233 BLHH 2005).

Về nguyên tắc, bên mua bảo hiểm chỉ được ký kết hợp đồng với số tiền bảohiểm thấp hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm Cả LKDBH 2000 và BLHH 2005đêu quy định doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giaokết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị Điều này có nghĩa là nếu số tiềnbảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần tiềnvượt quá giá trị bảo hiểm không được thừa nhận (Điều 233 BLHH 2005).

Trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ýcủa bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảohiểm số phí đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trườngcủa tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí có liên quan, tuy nhiên, nếuxảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ bồi thường thiệt

hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm thấp hơn giá trịbảo hiểm thì người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo tỷ lệ

Trang 35

cách thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển, tuyến

Thứ nhất, bên bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong

hợp đồng bảo hiểm Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo

hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền tăngphí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

Bên bảo hiểm còn có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ,

trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo

Ngoài ra, bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

trong các trường hợp sau: khi bên được bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai

sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc khôngthông báo các trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm tráchnhiệm của bên bảo hiểm khi bên bảo hiểm yêu câu; hoặc khi có sự thay đổinhững yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo

Trang 36

hiểm mà bên được bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm; hoặc khi hếtthời hạn 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí mà bên được bảo hiểm vẫnkhông thể đóng được các khoản phí tiếp theo (trường hợp phí bảo hiểm đượcđóng làm nhiều lần và bên được bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phíbảo hiểm); hoặc khi bên được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảođảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm dù đã được bên bảo hiểm ấn định một

thời hạn để thực hiện các biện pháp đó.

Trong những trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc

trường hợp loại trừ bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì bênbảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu bên được bảo hiểm áp dụng các biện phápdé phòng, hạn chế tổn thất như các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an

toàn lao động, vệ sinh lao động

Bên cạnh đó, bên bảo hiểm có quyền tái bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐBmà mình đã nhận bảo hiểm cho người khác Hợp đồng tái bảo hiểm độc lập

với hợp đồng bảo hiểm gốc Do vậy, trong trường hợp tái bảo hiểm thì người

bảo hiểm gốc (bên tái bảo hiểm) vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người đượcbảo hiểm (Điều 227 BLHH 2005, Điều 9 LKDBH 2000).

Cuối cùng, bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiềnbảo hiểm mà bên bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người

thứ ba gây ra đối với hàng hóa Đây chính là sự cụ thể hóa của nguyên tắc thếquyền trong bảo hiểm Theo quy định tại Điều 247 BLHH 2005 thì sau khi đãtrả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền truyđòi người thứ ba (là người có lỗi gây ra tổn thất đó) trong phạm vi số tiền đãtrả Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm mọi tintức, tài liệu, bằng chứng và phải áp dụng những biện pháp cần thiết để ngườibảo hiểm có thể thực hiện quyển truy đòi này Nếu người được bảo hiểm

không thực hiện nghĩa vụ này hoặc có lỗi làm cho quyền truy đòi của người

Trang 37

bảo hiểm không thể thực hiện được thì người bảo hiểm được miễn trả toàn bộ

tiền bồi thường hoặc được giảm ở mức hợp lý |

Theo quy định của BLHH 2005 và LKDBH 2000 thì bên bảo hiểm có các

nghĩa vụ cơ bản sau: |

Trước hết, bên bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên được bảo hiểm vềcác điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên được bảohiểm Khoản 2 Điều 10 LKDBH 2000 nghiêm cấm bên bảo hiểm thông tin,quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làmtổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên được bảo hiểm Nếu bên bảo hiểm

cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên

được bảo hiểm có quyên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, bên bảo hiểm còn có nghĩa vụ cấp cho bên được bảo hiểm giấychứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểmvà bồi thường cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trongtrường hợp bên bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải giải thích rõ lý do bằngvăn bản cho bên được bảo hiểm.

Cuối cùng, bên bảo hiểm có nghĩa vụ phối hợp với bên được bảo hiểm đểgiải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộctrách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Điều 249 BLHH 2005 quyđịnh người bảo hiểm phải ký bảo lãnh đóng góp tổn thất chung trong phạm visố tiền bảo hiểm trên co sở cam kết đóng góp tồn thất chung của người đượcbảo hiểm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm

BLHH 2005 và LKDBH 2000 quy định bên được bảo hiểm có các quyềncơ bản sau:

Trước hết, bên được bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm

hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm và có quyên yêu cầu doanh nghiệpbảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận

Trang 38

bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm Khi xảy ra sự kiện bao hiểm, bên được bảo hiểmcó quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường tổn thất đối với hàng hóađã được bảo hiểm Ngoài ra, bên được bảo hiểm còn có quyền chuyển nhượng

hợp đồng bảo hiểm.

Bên được bảo hiểm còn có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

bảo hiểm trong 2 trường hợp: một là, khi bên bảo hiểm cố ý cung cấp thông

tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm và hai là, khi có sự thay đổinhững yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảohiểm mà bên bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm _

Bên cạnh đó, bên được bảo hiểm có quyền từ bỏ hàng và chuyển cho ngườibảo hiểm quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến hàng hóa để nhận tiên bồithường tổn thất toàn bộ khi hàng hóa bị tổn thất toàn bộ là không thể tránhkhỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó gây ra chi phí quá cao so với giá trị củahàng hóa Quyền từ bỏ hàng có thể được thực hiện khi hàng hóa bị chìm đắm,

bi cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí

sua chữa, phục hồi, chuộc hang là không có hiệu quả kinh tế, hoặc chi phí sửachữa, vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng là quá cao so với giá thị trườngcủa hàng hóa đó tại cảng trả hàng Việc thực hiện quyên từ bỏ hàng phải đượctuyên bố bằng văn bản trong đó ghi rõ căn cứ áp dụng quyền từ bỏ hàng và

không kèm theo bất kỳ điều kiện nào Tuyên bố từ bỏ hàng phải được gửi cho

người bảo hiểm trong thời hạn hợp lý nhưng không được quá 180 ngày kể từ

ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyền từ

bỏ hàng hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm

trong trường hợp hàng hóa bị cưỡng đoạt hoặc bị mất quyền chiếm hữu vìnhững nguyên nhân khác, sau thời hạn này, người được bảo hiểm mất quyền

từ bỏ hàng nhưng vẫn có quyền đòi bồi thường tổn thất Trong thời hạn 30ngày kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ hàng, người bảo hiểm có nghĩa vụthông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc từ bỏ

Trang 39

hàng của người được bảo hiểm, sau thời han này, người bảo hiểm mất quyềntừ chối (Điều 251, 253 BLHH 2005).

Mặt khác, bên được bảo hiểm có các nghĩa vụ cơ bản sau:

Nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của bên được bảo hiểm chính là đóng phíbảo hiểm day đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồngbảo hiểm Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn đóng phí bảo hiểm thì

theo quy định tại Điều 240 BLHH 2005, người được bảo hiểm phải nộp phí

bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi

được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm Tuy vậy, khi có sự thayđổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro đượcbảo hiểm thì bên được bảo hiểm có quyền yêu cầu bên bảo hiểm giảm phí bảohiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

Nghĩa vụ cơ bản thứ hai của bên được bảo hiểm là nghĩa vụ kê khai đầy đủ,

trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của

bên bảo hiểm Nghĩa vụ này của người được bảo hiểm xuất phát từ nguyên tắc

trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm Theo Điều 229 BLHH 2005 thì người

được bảo hiểm và người đại diện của người được bảo hiểm phải cung cấp chongười bảo hiểm tất cả các thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đếnviệc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năngxảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm vàcác điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểmđã biết hoặc phải biết Nếu người được bảo hiểm hoặc người đại diện của họ viphạm nghĩa vụ này thì người bảo hiểm có quyên chấm dứt hợp đồng.

Nghĩa vụ cơ bản thứ ba của bên được bảo hiểm là phải thông báo về nhữngtrường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm củabên bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu củabên bảo hiểm Điều 241 BLHH 2005 quy định sua khi hợp đồng bảo hiểmđược giao kết mà có bất kỳ thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm làm tăng mức

Trang 40

độ rủi ro thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảohiểm về sự thay đổi đó ngay khi họ biết Nếu người được bảo hiểm vi phạmnghĩa vụ này, người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toànbộ số tiền bảo hiểm (Điều 241 BLHH 2005).

Khi xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm, bênđược bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho bên bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện

bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và áp dụng các biện pháp

ngăn ngừa, hạn chế tổn thất và bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nạicủa người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất theo chỉ dẫn hợp lý củangười bảo hiểm Người bảo hiểm phải bồi hoàn lại mọi chi phí hợp lý và cầnthiết mà người được bảo hiểm đã sử dụng để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất (theoty lệ giữa số tiền bảo hiểm va giá trị bảo hiểm) Người bảo hiểm không chịutrách nhiệm đối với những tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá cầuthả hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ này (Điều 242 BLHH 2005).

2.4 Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

Cho đến nay pháp luật Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về hợpđồng bảo hiểm hàng hoá XNK VCDB Điều 12 LKDBH 2000 chỉ đưa ra địnhnghĩa về hợp đồng bảo hiểm nói chung như sau: “hợp đồng bảo hiểm là sựthỏa thuận giưa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bênmua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiênbảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khixảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Điều 224 BLHH 2005 cũng chỉ đưa ra định nghĩa về hợp đồng bảo hiểmhàng hải nói chung, theo đó, hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đông bảohiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiển cam kết bồi thường chongười được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm

theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng Rủi ro hàng hảiđược giải thích là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển,

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.4.2. Hình thức hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận - Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
2.4.2. Hình thức hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận (Trang 4)
Hình nước ngoài - Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Hình n ước ngoài (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN