Vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

MOT SỐ VAN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Khái niệm bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB và pháp luật bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

Năm 1779, các hội viên của Lloyd’s đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và tập hợp thành một mẫu đơn bảo hiểm gọi là mau don SG Lloyd’s (Lloyd’s S.G Policy). Mẫu don này được Quốc hội. Anh thông qua và trong suốt thời gian nhiều năm sau đó đã được nhiều nước. thừa nhận và sử như là một chuẩn mực cho ngành bảo hiểm hàng hải. Năm 1834, Quốc hội Anh đã thông qua một Đạo luật thành lập công ty. Ngày nay Lloyd’s đã trở thành một trong số ít các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới với 400 nghiệp đoàn khai thác bảo hiểm và chi nhánh khắp nơi trên thế giới và thu nhập lên đến khoảng 700 triệu Bảng Anh mỗi năm. Sau khi bảo hiểm du nhập vào Anh và dần dần phát triển rộng khắp, dựa vào các kỹ thuật bảo hiểm ban đầu này, bảo hiểm hàng hóa XNK đã ra đời và hoàn thiện hơn. Khi các tổ chức, các công ty bảo hiểm hàng hóa XNK ra đời, loại hình bảo hiểm này chính thức tồn tại trên thị trường bảo hiểm thế giới như một hoạt động tài chính quan trọng. Ở Việt Nam, hiện không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về. thời điểm xuất hiện của bảo hiểm mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880, các Hội. bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa Kỳ.. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các công ty thương mại lớn. Ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco-Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ôtô. dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc. Việt”) mới chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng có một số nhược điểm là VCĐB gặp rất nhiều rủi ro, do hành trình kéo dài, trên biển xay ra nhiều tai họa, khi tai họa xảy ra lại khó ứng phó, cứu giúp; mỗi chuyến tàu chuyên chở giá trị và khối lượng hàng hóa lớn nên khi rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản; cuối cùng, hàng hóa do người chuyên chở chịu trách nhiệm chính nhưng trách nhiệm này lại rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tùy theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.

Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hoá XNK VCĐB

Pháp luật quốc gia không có giá trị pháp lý bắt buộc nếu chỉ có người bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm có quốc tịch hoặc nơi cư trú tại quốc gia đó, chẳng hạn nếu một công ty bảo hiểm của Việt Nam ký hợp đồng bảo hiểm với một công ty của Đức cho một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không đương nhiên được áp dụng. Tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB được áp dụng khi các bên trong hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận áp dụng, trường hợp các bên không thỏa thuận thì tập quán quốc tế về bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB vẫn có thể được áp dụng trong trường hợp pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế có quy phạm dẫn chiếu đến hoặc trường hợp cơ quan xét xử cho rằng các bên trong hợp đồng bảo hiểm đã mặc nhiên áp dụng tập quán quốc tế trong giao dịch của họ.

CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trên thực tế, khi đó người bảo hiểm không phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, trừ trường hợp trước khi giao kết người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi bên được bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, trong trường hợp này, bên được bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Bên bảo hiểm phải bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn bồi thường thì bên bảo hiểm phải bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường (Điều 29 LKDBH 2000).

Tuy nhiên, người bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí hợp lý và cần thiết do người được bảo hiểm sử dụng để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chi phí để bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất, chi phí để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất (còn gọi là chi phí giám định), và chi phí đóng góp vào tổn thất chung dù cho số tiền bồi thường như vậy có thể vượt quá số tiền bảo hiểm (Điều 242 BLHH 2005).

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

HIỂM HÀNG HOÁ XNK VCĐB TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Toàn cảnh thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK VCĐB ở Việt

Nhằm đề phòng tổn thất do rủi ro có thể xảy ra, ngày 10/2/1996, đại diện CTXNKTN đến Công ty bảo hiểm Tây Ninh thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) làm thủ tục mua bảo hiểm cho lô hàng nêu trên. Đại diện công ty bảo hiểm Tây Ninh đã nhận bộ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm lô hàng 200 tấn mủ cao su của CTXNKTN vận chuyển trên tàu QN 04 và ngày 12/2/1996, sau khi xếp hàng lên tàu xong, CTXNKTN nộp tiếp hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu vận chuyển hàng hóa. Do những ngày này đúng vào dịp chuẩn bị Tết nguyên đán nên hai bên chưa hoàn tất thủ tục hợp đồng. Hồ Chí Minh) đi Quảng Ninh. Hiện nay, chúng ta đã và đang tham gia ngày một nhiều vào các cam kết về việc mở cửa thị trường bảo hiểm trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cam kết về việc mở cửa thị trường bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ, các cam kết với ASEAN, APEC và đặc biệt là các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hơn nữa, việc mở chi nhánh tai các tỉnh, thành của các doanh nghiệp này cũng bị hạn chế, cụ thể là, trong năm hoạt động đầu tiên, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép mở một chi nhánh ngoài trụ sở chính, sau 3 năm kể từ khi hoạt động được phép mở thêm 2 chi nhánh, và sau 5 năm kể từ khi hoạt động, việc mở thêm chi nhánh sẽ được thực hiện theo nhu cầu phát triển thị trường và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Do vậy cần sửa lại khoản 1 điều 105 LKDBH theo hướng bổ sung thêm một hình thức hoạt động tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đó là thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ, đồng thời Bộ Tài chính cũng cần xây dựng cơ chế cấp phép và quản lý riêng đối với hình thức chi nhánh phi nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm và ổn định thị trường. Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì không thể xử lý theo hướng hợp đồng vô hiệu vì như thế sẽ tiếp tay cho người mua bảo hiểm mặc sức cung cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp đồng để khi gặp rủi ro họ sẽ được bồi thường còn trong trường hợp xấu nhất, hợp đồng bị tuyên vô hiệu, thì họ cũng chẳng mất gì, như vậy, nguyên tắc thiện chí và trung thực sẽ không được đảm bảo. Hơn nữa, việc đăng ký các sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích quản lý cũng không phải là một việc làm cần thiết bởi trong cơ chế thị trường, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải cạnh tranh với nhau về sản phẩm bảo hiểm, theo đó chỉ những doanh nghiệp có những sản phẩm bảo hiểm hấp dẫn, hợp lý, bảo đảm tốt lợi ích cho người mua bảo hiểm thì doanh nghiệp đó mới thu hút được nhiều khách hàng.