Luận văn thạc sĩ Luật học: Nghiên cứu về Việc làm và Quy định pháp luật về giải quyết Việc làm ở Việt Nam

MỤC LỤC

VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Quan niệm về việc làm

Tại Công ước số 122 (1964) có quy định “mỗi nước thành viên phải tuyên bố và áp dụng, như một mục tiêu thiết yếu, một chính sách tích cực nhằm xúc tiến toàn dung lao động, có năng suất và được tự do. Theo Công ước 122, chính sách việc làm phải đảm bảo: a) sẽ có việc làm cho tất cả những người sẵn sàng làm việc va đang kiếm việc làm; b) việc làm đó càng có năng suất càng tốt; và c) sẽ có sự tự do lựa chọn việc làm và cơ may rộng lớn nhất cho mỗi người lao động để đạt được trình độ tay nghề và sử dụng được trình độ tay nghề và năng khiếu của mình trong một công việc thích hợp, bất kỳ thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dong dừi dõn tộc hoặc nguồn gốc xó hội nào. Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 ghi nhận: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp” (Điều 2). Quy định này tiếp tục được thừa nhận và cụ thể thêm tại Điều 6 Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966: “Các quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền làm việc trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp thuận, và các quốc gia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền này”. Theo pháp luật của một số nước. Việc làm cho lao động xã hội cũng là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Nhìn chung, chính sách việc làm luôn có vi trí quan trọng đặc biệt trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia đều thừa nhận mọi người lao động đều có quyền được có cơ hội kiếm sống bằng một công việc mà mình tự do lựa chọn theo khả năng hoặc được chấp nhận, người lao động có quyền bình đăng về lao động. Tham khảo quy định trong pháp luật một số nước, cho thấy, các nước thường thực hiện vấn đề việc làm và chống thất nghiệp trên hai hướng chủ yếu. 1) Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về việc làm.

Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về việc làm. Nhiều nước có những đạo luật riêng về vấn dé này như Nhật Bản có Luật về ổn định việc làm

    Theo pháp luật của một số nước. Việc làm cho lao động xã hội cũng là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Nhìn chung, chính sách việc làm luôn có vi trí quan trọng đặc biệt trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia đều thừa nhận mọi người lao động đều có quyền được có cơ hội kiếm sống bằng một công việc mà mình tự do lựa chọn theo khả năng hoặc được chấp nhận, người lao động có quyền bình đăng về lao động. Tham khảo quy định trong pháp luật một số nước, cho thấy, các nước thường thực hiện vấn đề việc làm và chống thất nghiệp trên hai hướng chủ yếu. 1) Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về việc làm. Nhiều nước có. triển kinh tế - xã hội, pháp luật của các nước cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động trong lĩnh vực việc làm. 2) Tổ chức các hoạt động về giải quyết việc làm: Đây là một trong. Đối với Việt Nam, quốc gia được liệt vào hàng các quốc gia đang phát triển, lại vừa trải qua một thời kỳ dài chịu sự ngự trị của cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, đang chập chững bước vào ngưỡng cửa kinh tế thị trường, một quốc gia có dân số đông, tỷ lệ người thất nghiệp còn lớn, khả năng tạo việc làm còn hạn chế thì vấn đề việc làm càng trở nên bức xúc.

    VIỆC LAM, GIẢI QUYẾT VIỆC LAM THEO PHAP LUẬT LAO ĐỘNG VIET NAM VÀ THUC TIÊN THUC HIỆN

    Bổ sung và sửa đổi một số chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, các

      Thứ hai, quỹ giải quyết việc làm của của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành từ các nguồn là ngân sách địa phương (do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định), hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn khác. Quỹ giải quyết việc làm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thực hiện chương trình việc làm của địa phương, được sử dụng cho các mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho chương trình giải quyết việc làm của của cấp huyện. Thứ ba, về quỹ việc làm cho người tàn tật. Theo quy định tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của BLLĐ về lao động là người tàn tật thì quỹ việc làm cho người tàn tật là một quỹ của địa phương, do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập để trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm. Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn ngân sách địa phương, hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động là người tàn tật vào làm việc theo quy định, trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.. Quy việc làm cho người tan tật được sử dung vào các mục dich: a) Cấp để hỗ trợ cho các đối tượng: cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu, duy trì việc dạy nghề và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc (tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn có khoản hỗ trợ này phải nhận số lượng lao động là người tan tật cao hơn mức tối thiểu 2 - 3%. tổng số lao động của doanh nghiệp); b) cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng như: Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật, cơ sở dạy nghề có nhận người tàn tật vào học nghề, doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ tối thiểu và các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật. Có nghề nghiệp (tay nghề) là điều kiện tiên quyết đối với người lao động để có thể nhanh chóng tìm được việc và có chỗ làm ổn định, có thu nhập cao. ở tầm vĩ mô, trong chính sách việc làm nói chung cần có gắn kết vấn dé giải quyết việc làm với đào tạo nghề. Vì vậy, trong BLLĐ có hẳn một chương quy định về vấn để học nghề, Chính phủ cũng đã có Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của BLLĐ về học nghề. Ngoài ra, vấn đề dạy nghề cũng được quy định trong Luật Giáo dục. thi hành BLLD và Luật Giáo duc về dạy nghề, thay thé Nghị định 90/CP nói. Sở di có điều này là do trước đây coi học nghề chi đơn thuần là vấn dé thuộc lĩnh vực lao động, và đào tạo nghề lại thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thiếu sự gắn kết giữa học nghề, dạy nghề với giải quyết việc làm. Điều này cũng dẫn đến việc quy định nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ LĐTBXH cũng là nhằm thực hiện sự gắn kết, liên thông vấn đề đào tạo nghề với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động nhằm giải quyết việc làm. Chính phủ cũng đã thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ LDTBXH, còn công tác phát triển đào tạo nghề nằm trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Theo các quy định hiện hành, cơ sở dạy nghề phải bảo đảm các điều kiện do pháp luật quy định. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện mở cơ sở dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho họ có việc làm và đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp. Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Việc dạy nghề được thực hiện thông qua nhiều hình thức: 1) Dạy các nghề phổ thông để giải quyết việc làm cho người chưa có việc làm, người lao động bị mất việc làm hoặc các nghề khác đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; 2) Dạy nghề kết hợp với sử dụng người học nghề làm việc tại doanh nghiệp, HTX sau thời gian học nghề; đào tạo lại nghề để chuyển sang nghề khác trong doanh nghiệp; đào tạo nghề dự phòng cho lao. động nữ; 3) Dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm triển khai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới và các cơ sở dịch vụ khác; 4) Dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia; 5) Dạy nghề phù hợp với mục tiêu hoạt động của các tổ chức đứng ra thành lập cơ sở dạy nghề dân lập; 6) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho giáo viên, nhân viên nghiệp vụ, công nhân Việt Nam'`làm việc tại các cơ sở dạy nghề của nước ngoài; 7) Người lao động được phép học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học.

      TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

      Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ cở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm và

      Chính phủ cần khẩn trương ban hành các Nghị định hướng dẫn chỉ tiết thi hành các quy định của BLLĐ (sửa đổi). Trong lĩnh vực việc làm, cần sớm xây dựng và ban hành các chế độ 1) Chế độ hỗ trợ tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều người lao động; 2) Chế độ cho vay vốn để làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 3) Chế độ vay vốn tự tạo việc làm; 4) Chế độ ưu đãi giải quyết việc làm. để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số; 5) Chế độ tạo việc làm ở khu vực nông thôn; 6) Chế độ đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động; 7) Chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghệ mới; 8) Chế độ giải quyết việc làm cho đối tượng là sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 9) Chế độ giải quyết việc làm cho quân nhân, chiến sĩ công an nhân dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ; 10) Chế độ giải quyết việc làm cho một số đối tượng xã hội khác như phạm nhân đã mãn hạn tù, hết hạn tập trung cải tạo, người mại dâm hoàn lương giúp họ sớm tái hoà nhập cộng đồng. Việc đào tạo (chuẩn bị cung lao động) phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội tạo viéc làm (chuẩn bị cầu lao động). Việc này phải được thực hiện trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Điều này có nghĩa là phải dựa trên chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương để xác định quy mô, trọng tâm đào tạo lực lượng lao động cho ngành, cho địa phương đó. Sự liên kết giữa các trường dạy nghề và giải quyết việc làm phải được thiết lập trên từng địa bàn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội ngay trên địa bàn. Việc đào tạo nghề cũng cần dành sự tập trung thoả đáng cho lực lượng lao động dành cho xuất khẩu. Trên thị trường lao động quốc tế, các quốc gia. có khả năng cạnh tranh cao là những quốc gia đầu tư nhiều cho lao động, tức. là có sự chuẩn bị, trang bị cho người lao động của mình khả năng thích ứng với những môi trường làm việc mới, những việc làm mới với những đòi hỏi đa dạng và ngày càng cao về trình độ chuyên môn, tính chất thành thạo đối với công việc. Việt Nam có nguồn lực lao động đồi dào song chất lượng lao động nhìn chung còn chưa cao, nhất là đối với các ngành lao động kỹ thuật cao. Do hiện nay, lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông nên khả năng cạnh tranh trên thi trường rất kém, đây là một thách thức đối với việc đào tạo nghề. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đi đôi với việc xúc tiến, tìm thị trường cần tăng cường và nâng cao chất lượng lao động Việt Nam căn cứ vào thị trường cầu lao động mà Nhà nước, doanh nghiệp đã ký kết. Day mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia._. Việt Nam cũng đã đặt mục đích đẩy mạnh xuất khẩu lao động và`. Để bảo đảm thực hiện mực tiêu trên, theo chúng tôi, trước hết về quan điểm phải xác định xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động quan trọng có tính chiến lược lâu dài, một giải pháp hữu hiệu, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, cần thực hiện xuất khẩu lao động và chuyên gia theo phương thức đa dạng hoá: 1) đa dạng hoá thị trường (cung cấp lao động cho mọi thị trường có nhu cầu); 2) đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động (cung cấp lao động cho mọi ngành nghề với những trình độ tay nghề khác nhau, chỉ cấm xuất khẩu lao động đối với mọt số nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc không phù hợp với thuần phong, mỹ tục nước ta); 3) đa dạng hoá thành phần tham gia xuất khẩu lao động (bên cạnh việc củng cố các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện có, cần mở rộng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia’; 4) đa dạng hoá hình thức lao động đi làm việc ở nước ngoài.

      KET LUAN CHUNG

      Có thể núi, chớnh sỏch việc làm hiện hành vừa xỏc định rừ trỏch nhiệm của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động trong vấn đề việc làm, vừa bảo đảm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vấn đề việc làm, vừa bảo đảm tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực xã hội giải quyết vấn đề nóng bỏng này, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định này cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, cơ cấu và chất lượng lao động chuyển dịch chậm, quản lý Nhà nước về lao động còn nhiều yếu kém, còn thiếu những chế độ, chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực tăng trưởng kinh tế tạo mở việc làm.