1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường toà án ở Việt Nam

221 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Tế Bằng Con Đường Tòa Án Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Đình, TS. Phạm Duy Nghĩa
Trường học Viện Nghiên Cứu Nhà Nước Và Pháp Luật
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sỹ
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 50,61 MB

Nội dung

31, Điều đó làm cho hoạt động xét xử của Tòa kinh tế gặp nhiều khó khăn vướng mắc, dẫn đến tình trang có những vụ án kinh tế bị giải quyết kéo dàiqua nhiều cấp giải quyết, hướng dan của

Trang 1

, AAO DỤC VA DAO TẠO TRUNG TAM KHOA HỌC XÃ HỘI VA

NHÂN VĂN QUỐC GIAVIỆN NGHIÊN CUU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NGUYÊN THỊ KIM VINH

ÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ

BANG CON DUONG TOA ÁN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 5.05,15

hướng dân khoa học:

1 TS Nguyễn Van Ding

2 TS Paam Duy Nghia

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa họccủa luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nàokhác

Trang 3

MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU |

CHUONG 1

NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE GIAI QUYET 7

TRANH CHAP KINH TE BANG TOA AN

1.1 Dac điểm của pháp luật kinh tế - thương mai va vai trò của

pháp luật tố tụng kinh tế 71.1.1 Đặc điểm của pháp luật kinh tế - thương mai 71.1.2 Vai trò của pháp luật tố tụng kinh tế 101.2 Khai niệm chung về giải quyết tranh chap kinh tế 12

14 Các nguyên tắc đặc trưng giải quyết tranh chấp kinh tế bằng

con đường toà ấn 4ä

1.5 — Tố chức và hoạt động của hệ thống toà kinh tế 32(.5.1 Lich sử tài phán kinh tế ở nước ta 321.5.2 Sự cần thiết của hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con

dường toà án 37

1.5.3 Những yêu cầu đố: với việc giải quyết tranh chấp kinh tế tạitoàán 60

1

Kết tuận chương 1

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

I TÍNH CAP THIẾT CUA DE TÀI

Trong mọi hoạt động xã hội loài người, thường xảy ra những tranh chấpgiữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với pháp nhân hay giữa các pháp nhânvới nhau Khi xã hội càng phát triển thì tính chất của các loại tranh chấp

càng trở nên phức tạp Để đảm bảo trật tự, ổn định xã hội Nhà nước đã sử

dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh những loại tranh chấp đó Mỗingành luật sẽ điều chỉnh những tranh chấp có cùng tính chất chung Từ đó cóthể hiểu tranh chấp là những bất đồng mâu thuẫn giữa các bên về quyền vànghĩa vụ phát sinh từ một quan hệ pháp luật cụ thể Trong đời sống xã hội córất nhiều loại tranh chấp khác nhau như tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân

và gia đình, kinh tế, hành chính, Tương ứng với mỗi loại tranh chấp thi cómột thủ tục tố tụng riêng giải quyết phù hợp với bản chất và đặc tính pháp lýcủa chúng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế nảy sinhcác quan hệ kinh tế mà nội đung của nó chính là những quy định về quyền vànghĩa vụ kinh tế, Mọi hoạt động kinh tế đều phụ thuộc sự phát triển của xã

hội Khi xã hội phát triển thì nền kinh tế thị trường, nền kinh tế cạnh tranh đáp

ứng nhu cầu người tiêu dùng cũng làm cho các quan hệ kinh tế càng trở lênphức tạp Vì vậy pháp luật Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh những quan hệkinh tế này mà trong đó có cả những quy định pháp luật điều chỉnh những

tranh chấp kinh tế Mà cu thé ở nước ta thì vào thời điểm tháng 7 nam 1994,

pháp luật tài phán kinh tế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã chuyểnsang của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước

Điều này đã đặt ra yêu cầu khách quan đổi mới trong cơ chế quản lý

kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hê thống chính trị, trong đó có sự phân

công, phân chia rành mạch giữa Quốc hội Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao dudi sự lãnh đạo của Dang Việc đổi mới đókéo theo sự thay đổi của hệ thống tư pháp và các cơ quan tài phán nói chungcũng như sự thay đổi của cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp trong kinh

doanh nói riêng và Tòa kinh tế ra đời trong khuôn khổ đổi mới trên như mộttất yếu khách quan Cũng từ đó, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

Trang 5

đ mi được Uy ban thường vụ Quốc Hội thông qua ngày 16/3/1994 và được công

doanh lành mạnh, đúng khuôn khổ pháp luật

Trong 7 năm qua, khi giải quyết tranh chấp kinh tế, toà án áp dụng chủyếu Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế này và những văn bảnhướng dẫn của ngành, cùng với luật nội dung chủ yếu là Pháp lệnh hợp đồngkinh tế Trong khi đó, Pháp lệnh HDKT lại là van ban được ban hành từ nam

1989 cho đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình phát triển

của nền kinh tế thị trường và không thống nhất với những quy định về tố tungkinh tế tại Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cũng như Luậtthương mại Thực tiễn trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế cũng đã bộc lộnhiều vấn dé vướng mắc cần phải nghiên cứu do hệ thống các văn bản hướngdẫn còn thiếu đồng bộ, chậm được ban hành, chưa phù hợp, chưa thống nhất

dẫn đến cách hiểu không thống nhất và việc vận dụng không đạt được tính

thuyết phục Như Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị "về một số nhiệm

vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã khẳng định: "Pháp luật

trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở.Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật, trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn

chế” L2! 31,

Điều đó làm cho hoạt động xét xử của Tòa kinh tế gặp nhiều khó khăn

vướng mắc, dẫn đến tình trang có những vụ án kinh tế bị giải quyết kéo dàiqua nhiều cấp giải quyết, hướng dan của ngành không thống, quan điểm giảiquyết không thống nhất giữa các cấp giải quyết và hậu quả là khi bản án có

” Trong luận án này, chúng tôi không di sâu phân tích khái niệm tài phán kinh tế mà gia định là khái niệm này có nội hàm tương đồng với khái niệm giải quyết tranh chấp kinh tế.

Trang 6

hiệu lực thì bên buộc phải thi hành đã mất khả năng thanh toán hoặc tau tánhết tài sản rồi tuyên bố phá sản

Do đó, trong điều kiện hiện nay, nghiên cứu về giải quyết tranh chấp

Nhận thức đúng vai trò của Tòa án, nắm vững các quy định pháp luật về giảiquyết tranh chấp kinh tế và tìm ra những biện pháp thúc đẩy hình thức tàiphán này phát triển là một việc làm thiết thực góp phần hoàn thiện khung pháp

luật kinh tế Vì, pháp luật kinh tế không thể hoàn thiện nếu không có một chế

định pháp luật hoàn chỉnh về giải quyết tranh chấp kinh tế , đáp ứng yêu cầucủa thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới

Xuất phát từ những yêu cầu kể trên và với vị trí công tác là người làm

công tác thực tiễn, đã và đang trực tiếp tham gia nhiều hoạt động xét xử tronglinh vực này, ở nhiều cấp khác nhau trong ngành Toà án, tôi chọn dé tài

"Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tòa án ở ViệtNam" để thực hiện luận án tiến sĩ luật học của minh

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Phải nói rằng, giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua toà án không

phải là vấn dé mới lạ trong khoa học pháp lý Việt nam Dé chuẩn bị cho việc

ra đời các toà kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, ngay

từ đầu những năm 90 đã hình thành những đề tài nghiên cứu của các cơ quan

Nhà nước như: Trọng tài kinh tế Nhà nước, Bộ tư pháp để tạo cơ sở thực tiễn

và lý luận cho việc hình thành cơ chế tài phán kinh tế mới với sự ra đời củacác toà kinh tế Tiếp theo đó, nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật học (nhưĐại học luật, Khoa luật DHQG) đã cập nhật vấn dé này vào các giáo trình củamình nhằm giới thiệu loại hình tài phán toà án kinh tế Dự án VIE/94/003 do

Bộ tư pháp chủ trì cũng đã có phần trình bầy về các phương pháp giải quyếttranh chấp kinh tế ở Việt nam Đáng kể đến là nhiều các luận văn tốt nghiệpđại học và cao học luật trong những năm vừa qua được thực hiện về loại đề tài

này như: “thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế bằng toà án trong nền kinh tế

thị trường ở Việt nam” của Lê Công Đồng, TP Hồ Chí Minh, 1996; “Hoà giải

trong giải quyết tranh chấp kinh tế” của Đào Thị Xuân Lan, Hà nội, 1977;

“Giải quyết tranh chấp bằng toà án” của Đào Vĩnh Tường, Hà Nội, 1977;

“Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án tại TP Hà nội” của Nguyễn Tuấn

Trang 7

Anh, Hà nội, 2000 Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành về pháp luật cũng

đã có không ít các bài viết về loại dé tài này '

Nhìn lại những công trình đã được thực hiện trên đây có thể thấy rằng:Nhìn chung, các công trình đã nhìn thấy su cần thiết và giới thiệu khái quát vềloại hình tài phán mới trong xã hội Việt nam: tài phán toà án kinh tế Hơn thénữa, các công trình chủ yếu vẫn đi sâu vào việc trình bầy và làm rõ những thủtục cần thiết trong mỗi vụ án kinh tế và cũng đề xuất nhiều kiến nghị về hoàn

thiện các thủ tục trong vụ án kinh tế.

Như vậy là, vấn đề về phương diện pháp luật giải quyết các tranh chấpkinh tế bằng con đường toà án, bao gồm cả pháp luật nội dung mà quan trọng

là pháp luật về hình thức, thuộc chế định này chưa thực sự được nghiên cứumột cách toàn diện và ở mức độ cần thiết Hơn thế nữa, cùng với sự phát triểncủa các quan hệ thị trường và của khoa học pháp lý hiện hành, nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn đang được tiếp tục dat và có nhu cầu được giải quyết Đócũng chính là cơ hội để luận án này có thể góp phần đóng góp cho khoa họcpháp lý hiện nay

Ill MỤC DICH, ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU

Thực ra, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường toà án

là một vấn đề có nội dung pháp lý rất rộng Nó không chỉ bao hàm những quyđịnh pháp luật về tố tụng (luật hình thức) mà còn có nhiều quy định mang tínhchất của pháp luật nội dung và thậm chí cả pháp luật liên quan đến tổ chức.Tuy nhiên, khi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án, tác giả của nó gid’hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở những quy định của pháp luật hiện hành

liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án mà

đặc biệt là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và những văn bản

pháp luật có liên quan.

Rang việc kết hợp lý luận và thực tiễn với các phương pháp phân tích,

tổng hợp, so sánh, luận án có mục đích là làm rõ hơn nữa những vấn dé liên

quan đến vai trò vi trí của tài phán tòa án trong hệ thống tài phán kinh tế hiện

nay, trình bày những nguyên tắc xét xử vụ án kinh tế, phân tích và làm rõnhững vướng mac của pháp luật hiện hành về tài phán Tòa án kinh tế thôngqua những ví dụ điển hình của các vụ án cụ thể trong thực tiễn và qua đó đưa

ra một số dé xuất góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hoạt động tài

Trang 8

phán Tòa án kinh tế trên cơ sở phân tích một số nội dung chủ yếu của Pháplệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế về thẩm quyền giải quyết và trình tựthủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế và đặc biệt là thực tiễn của việc giảiquyết tranh chấp kinh tế Tuy nhiên do tính bao quát của dé tài, luận án chỉgiới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số vấn đề bức xúc, cần thiết liên quan đếnpháp luật về giải quyết tranh chấp của Tòa án để chúng được tiến hành thuận

lợi và đạt hiệu quả cao.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của triết học Mác

-Lê nin mà theo đó các quan hệ kinh tế quyết định và quy định tính chất và nộidung của thượng tầng kiến trúc pháp lý, đồng thời sử dụng phương pháp hệthống, phân tích và so sánh để giải quyết các vấn dé được dé cập trong luận

án Luận án sẽ đi từ lý luận đến thực tiễn và ngược lại, từ đó đề xuất những ýkiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh tế

Trong luận án này, tác giả đặc biệt quan tâm sử dụng phương pháp phântích thực tiễn (phương pháp xã hội học pháp luật) mà cụ thể là thông qua việcphân tích những vụ án điển hình và cụ thể để minh chứng cho những nhận xét

và đánh giá về những thành công và bal cập của pháp luật hiện hành Daycũng được coi là một phương pháp tiếp cận đặc thù của luận án trong bối cảnhhạn chế về tính công khai và minh bạch của các hoạt động xét xử ở Việt Nam.Qua đó, luận án tạo điều kiện cho độc giả tiếp cận với thực tiễn xét xử án kinh

tế ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những phương pháp chủ đạo trên đây, luận án còn sử dụngcác phương pháp truyền thống và hiện đại khác đang được ưu dùng trong khoa

học pháp lý như: Phương pháp lịch sử được áp dụng để nhìn nhận chế định

pháp luật trong sự hình thành và phát triển; phương pháp luật học so sánh

được sử dụng để tham khảo kinh nghiệm nước ngoài vì mục tiêu hợp tác và

có ít nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn để làm tài liệu tham khảo

Tác giả của luận án với một mong muốn đây là công trình n

cho các hoạt động giảng dạy pháp lý cũng như tạo những gợi ý có giá trị cho

Trang 9

các nhà lập pháp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp kinh

tế và uốn nắn hành vi của các nhà thực tiễn Cụ thể luận án có những đóng gópcho khoa học pháp lý như sau:

- Làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranhchấp kinh tế bằng toà án; về khái niệm tranh chấp kinh tế và về những đặctrưng của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án

- Phân tích làm sâu sắc thêm những nội dung hợp lý và bất cập củapháp luật hiện hành phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế

- Thông qua nhiều ví dụ thực tiễn để đánh giá thực trạng của quá trình

áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế và chứng minh cho những pháthiện về những vấn đề bất hợp lý trong pháp luật hiện hành

- Căn cứ vào thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật, trên cơ sởnghiên cứu các nhu cầu hoàn thiện pháp luật, luận án có đưa ra một số kiến

nghị về nhận thức, về lập pháp và về nguyén tắc áp dụng pháp luật

Trên cơ sở đó, luận án sẽ tìm cách góp phần vào việc hạn chế sự cácbiệt giữa pháp luật giải quyết tranh chấp bằng toà án tại Việt nam và pháp luậtcủa các quốc gia trong khu vực và thế giới

VI BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Với yêu cầu và mục đích trên đây, luận án có cơ cấu bao gồm: Ngoàiphần Lời mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có phần nội dunggồm 4 chương :

- Chương 1: Những vấn dé lý luận chung về giải quyết tranh chấpkinh tế bằng toà án

- Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết cáctranh chấp kinh tế tại Toà án

- _ Chương 3: Định hướng đổi mới và ¬nàn thiện pháp luật về giải quyếttranh chấp kinh tế bang con đường tòa án

Trang 10

CHƯƠNG |NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

KINH TẾ BẰNG TOÀ ÁN 1.1 ĐẶC DIEM CUA PHÁP LUẬT KINH TẾ - THƯƠNG MAI VA VAI

TRO CUA PHAP LUAT TO TUNG KINH TE.

1.1.1 Đặc điểm của pháp luật kinh tế - thương mai

Nếu hiểu theo cách chung nhất thì luật kinh tế là tổng thể các quy phạm

pháp luật mà với các quy phạm đó, Nhà nước tác động vào các tác nhân tham

gia đời sống kinh tế và các quy phạm liên quan đến mối tương quan giữa sự tự

do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của Nhà nước Nếu hiểu theo cách đó thìluật kinh tế tồn tại cả ở pháp luật công và pháp luật tư; Nó điều chỉnh một mặtkhả năng và cách thức của sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế,

bảo vệ lợi ích công và mặt khác nó thể hiện nguyên tắc bình đẳng và bảo vệJoi ích tụ của các thành viên tham gia thương trường !?#?6?”Ì_ Như vậy, khái

niệm luật kinh tế là một khái niệm vô cùng rộng lớn mà ở đó, người ta có thểthấy nhiều chế định pháp luật với những phương pháp điều chỉnh không giốngnhau

Nhiều nhà khoa học pháp lý thuộc trường phái Civil Law phân chia luậtkinh tế thành “luật kinh tế công” hay “luật hành chính kinh tế” và “luật kinh

tế tư” Nếu từ phương diện tài phán thì luật kinh tế công sẽ là mảng pháp luậtnội dung để hình thành tài phán hành chính Đó là những lĩnh vực pháp luậtliên quan đến hoạt động của công quyền can thiệp vào đời sống kinh tế mà khi

có yêu cầu tài phán thì đó là những tài phán liên quan đến những lĩnh vựcquản lý kinh tế của Nhà nước (công quyền) như: Điều tiết thị trường, cạnhtranh; Các quyết định liên quan đến cấp phép kinh doanh, xây dựng; Cácquyết định về thuế.v.v Vì thực ra, đây đều là những quá trình mà ở đó đều cóban hành các quyêt định hay văn bản hành chính

Trong khi đó, “luật kinn tế tư” sẽ là mang pháp luật bao gỏm nhiều lĩnhvực pháp luật của đời sống kinh tế, bao gồm: pháp luật dan sự (áp dung choKinh tế), pháp luật thương mại, pháp luật công ty (doanh nghiệp), pháp luậtcạnh tranh.v.v Như vậy, từ cách nhìn của tài phán thi pháp luật kinh tế (mà

Trang 11

trong luận án này được hiểu theo “luật kinh tế tư”) thì pháp luật kinh tế và

pháp luật thương mại là những lĩnh vực pháp luật “cùng loại”

Là khu vực pháp luật được điều chỉnh và nhìn nhận theo những nguyêntác của pháp luật tư và những nguyên tắc đặc thù áp dụng trong đời sống kinh

tế nên luật kinh tế - thương mại có những đặc điểm phổ biến và cá biệt như

Sau:

Thứ nhất: Day là lĩnh vực pháp luật được điều chỉnh theo nguyên tac

mà theo đó “các chủ thể được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”

Nguyên tắc này cho phép các chủ thể pháp luật được tự do sáng tạo và hànhđộng trong những điều kiện pháp lý chung và tự do thoả thuận để hình thành

và thực hiện các lợi ích của mình khi chúng không xâm hại các lợi ích khác

được pháp luật công khai bảo vệ.

Theo nguyên tac này, mọi sự giới hạn quyền tu do xử xu của các chủthể, được hình thành từ phía Nhà nước, đều chỉ có thể thực hiện nếu có căn cứpháp lý cụ thể được ghi nhận trong luật theo các nguyên tắc chung về Nhànước pháp quyền Cũng theo nguyên tac này, tính chất của các quy phạm phápluật thuộc khu vực pháp luật này chủ yếu là tính chất tuỳ nghi hay có người

gọi là “pháp luật tự hành” Từ đó còn có thể thấy rằng:

- Chủ thể các quan hệ pháp luật có thể có những sự lựa chọn khác nhau

cho hành vi của mình trên cơ sở các quy phạm mang tính tuỳ nghi

- Chủ thể các quan hệ pháp luật có thể có những hành vi mà pháp luậtkhông du liệu nhưng vẫn không thể coi là trái pháp luật

Thứ hai: Đây là lĩnh vực pháp luật có những nguyên tắc phái sinh, bắtnguồn và mang cả tính đặc thù so với các nguyên tắc dân sự Pháp luật thươngmại là luật riêng so với pháp luật dân sự, theo hai nghĩa: các quy định của

pháp luật thương mại có thể bổ sung hoặc cụ thé hoá các quy định của phápluật dan sựÉ*#?31,

Bat nguồn từ những nguyên tắc dân sự, pháp luật kinh tế thương mại

luôn mang trong mình những nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật dân sự

truyền thống Đó là các nguyên tắc tự do ý chí, tự do thoả thuận; nguyên tắc

về tự do khế ước; nguyên tắc tin tưởng và trung thực; nguyên tắc tôn trọng đạo

Trang 12

đức xã hội và hợp tác cùng có lợi; nguyên tác đề cao quyền tự định đoạt củacác chủ thể pháp luật

Bên cạnh đó, với tính cách là một lĩnh vực pháp luật tư đặc thù, luật

kinh tế - thương mại cũng cé những đặc tính để ít nhiều phân biệt được vớipháp luật dân sự truyền thống

Trước hết, luật kinh tế - thương mại được coi là “pháp luật của cácthương gia hay doanh nghiệp” Điều này được lý giải từ nguồn gốc của luật

thương mại và tính chất của các giao lưu thương mại khi:

Các thương gia tạo thành một giai tầng xã hội riêng và có nhu cầu thểhiện riêng trước xã hội, Nhà nước và pháp luật

- Các thương gia có “luật chơi” riêng của mình và những quy tắc xử xự

đó cần được pháp luật thừa nhận và trở thành pháp luật

- Thương trường là một thực thể hết sức sống động và linh hoạt nên các

thang giá trị của thương trường đôi khi không chỉ được đo bằng pháp luật màphải cần đến cả các thói quen, thông lệ riêng có của đời sống kinh tế, thươngmại Từ đó, thông lệ thương mại mặc nhiên được coi là nguồn bổ xung củapháp luật kinh tế - thương mại

- Cũng từ tính năng động của các quan hệ thương mại, từ lợi ích hợppháp của các thương gia, xã hội và người tiêu dùng, điều cần thiết đặt ra là,các công cụ pháp lý để điều chỉnh các hành vi thương mại phải đáp ứng đượccác nhu cầu ngày càng cao về tính năng động, nhanh nhạy, đơn giản và antoàn về pháp lý của các giao dịch thương mại

Một đặc điểm tiếp theo của pháp luật kinh tế thương mai so với dân luật

truyền thống là sự mở rộng quyền tự do cá nhân trong các giao lưu thươngmại

Lịch sử phát triển của pháp luật thương mai của n: `âu nước trên thế giới

cho thấy, ngay nguyên tắc về tự do khế ước (xuất phát từ dân luật cổ điển), khi

ấp dụng cho các thương gia cũng dược mở rộng Những vấn đề về tự do thoảthuận, tự do thiết lập hình thức hợp đồng đều được pháp luật thương mại

“phóng khoáng” hon so với pháp luật dan sự Trong khi pháp luật dan sự còn

đang kiên trì những chế định truyền thống về năng lực pháp lý và năng lực hành

Trang 13

vị thì pháp luật thương mại (trừ Việt nam) thừa nhận luôn cả thương gia thực tế

và mọi hành vi của họ vì mục đích thương mại nói chung đều được thừa nhận làhành vị thương mại và được hưởng những “ưu đãi” của pháp luật thương mại

Bởi lẽ chúng tôi cho rằng, pháp luật thương mại tạo cho các chủ thể một mức độ

cao hon của quyền tự định đoạt va cũng đồng thời [a trách nhiệm và mức rủi ro

cao hơn so với pháp luật dân sự.

Trong khi pháp luật dân sự và tố tụng dân sự còn chỉ biết đến toà án làcán cân công lý và được xác định thẩm quyền xét xử theo nguyên tắc chỗ ở của

bị đơn thì pháp luật thương mại biết đến nhiều hình thức tài phán khác nhau vànhiều cơ quan tài phán khác nhau mà về nguyên tắc, các thương gia có thể lựachọn Thêm vào đó, bản thân giới thương gia cũng tham gia vào các hoạt độngtài phán Theo thông lệ, khác với ở phiên toà dân sự, tại toà kinh tế - thương mại,các hội thẩm nhất định phải là thương gia - những người đại diện và am hiểu vềmột nghề cũng danh giá và chuyên nghiệp không kém phần nghề công chức củathẩm phán và giúp thẩm phán hiểu được những sâu thẳm của nghề kinh doanh?

trố| =

1.1.2 Vai trò của pháp luật tố tung kinh tê

Trong lý luận về Nhà nước và pháp luật, người ta biết đến cặp phạm trù

về pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, hay còn gọi là pháp luật tố tụng.Nếu theo tư duy triết học về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì ¢hac)

là pháp luật nội dung phải quyết định pháp luật hình thức Điều đó cũngkhông sai và ít nhất là trong trường hợp khi xem xét về mối quan hệ giữa phápluật nội dung và pháp luật hình thức theo truyền thống pháp luật Civil Law màViệt nam, theo chúng tôi, là mệt quốc gia có hệ thống pháp luật chịu ảnhhưởng nhiều của tư tưởng pháp luật Civil Law

Pháp luật hình thức, hay pháp luật tố tụng, trước hết là loại pháp luậtmang tính thủ tục nhưng cũng không chỉ là mang tính kỹ thuật, như đã cóquan niệm Thực ra, pháp luật tố tụng có vai trò rất to lớn trong việc chuyển

pháp luật nội dung thành hiện thực, trong việc đảm bảo tính hiệu quả của pháp

luật nội dung Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, pháp luật (nội dung)

sẽ chỉ là con số không nếu nó không tạo tiền đề và có khả năng để tiến hành tố

tụng Thông qua các hoạt động tổ tụng theo luật tố tung, các pháp luật nội

dung được nhận thức đúng đắn, bị phát hiện những sơ hở và đây cũng chính là

Trang 14

tiền đề để phát triển, cải cách và hoàn thiện pháp luật nói chung Điều này là

dễ hiểu bởi lẽ: công tý được khẳng định thông qua các hoạt động tố tụng, hợp

pháp, lẽ phải, công bang cũng được đánh giá tại các quá trình này Vì vậy,

pháp luật tố tụng mà không đúng đắn và chính xác và tạo cơ sở pháp lý vữngchác cho các hoạt động tố tụng thì toàn bộ những tư tưởng pháp lý tiến bộ củaluật nội dung sẽ không được bảo vệ Như vậy, pháp luật tố tụng sẽ là nền tảng,định hướng và điều chỉnh các quá trình tố tụng theo đúng tính chất của từng

loại pháp luật khác nhau.

Thông qua pháp luật tố tụng và các quá trình tố tụng, người ta có thể

hiểu và phân biệt tốt hơn về phương thức điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật

khác nhau Nếu nhìn từ phương diện phương pháp và nguyên tắc của phápluật, người ta sẽ khó phân biệt về tính chất pháp luật giữa pháp luật công ty vàpháp luật thuế Song, đi vào tố tụng, khi phải áp dụng các thủ tục và cácnguyên tắc xem xét đánh giá các hành vi pháp lý một cách khác nhau người tamới thấy được những nguyên tắc khác nhau của từng lĩnh vực pháp luật Theo

được tiềm ẩn trong pháp luật nội dung phải là bất di bất dịch khi thực hiện các

thủ tục tố tụng và vì vậy, chúng phải được quán triệt trong pháp luật tố tụng

Điều đó có nghĩa là, những nguyên tắc và đặc điểm của của pháp luật kinh tế thương mại như đã được tóm tat trên đây cần phải được trở thành những

-nguyên tắc phán xử trong các hoạt động tài phán kinh tế - thương mại - những

nguyên tắc và đặc điểm không luôn đồng nhất với các nguyên tắc dân sự Điều

này sẽ không dẫn đến nhu cầu phải có pháp luật tố tụng riêng rẽ về dân sự vàkinh tế - thương mại và cũng không mâu thuẫn với một kinh nghiệm quốc tế

là, ở nhiều nước, không có pháp luật tố tụng được phân biệt giữa kinh tế vathương mại hay kinh tê, song thủ tục và trình tự và các nguyên tắc cụ thể được

Ap dung tại phiên toa thương mại là có khác biệt

Về mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tung, có vấn décần bàn thêm là, trên thế giới, quả thực có nơi mà ở đó, pháp luật tố tụng có

vai trò đôi khi nổi trội so với pháp luật nội dung Đó là trường hợp của các

Trang 15

quốc gia thuộc truyền thống pháp luật Common Law mà điển hình là Anhquốc và Hoa kỳ Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, pháp luật Việt nam là hệthống pháp luật theo trường phái ý thức hệ song chịu nhiều ảnh hưởng củaCivil Law nên khá xa lạ với các hệ thống tư duy pháp lý theo kiểu CommonLaw Vì vậy, khó có thé lấy các học thuyết pháp lý kiểu Hoa kỳ, dé cao vai

trò của pháp luật tố tụng để áp dụng vào hệ thống pháp luật Việt nam#T#43 1,

Mặt khác, lại phải thừa nhận rằng, trong cải cách tư pháp ở Việt nam hiện naythì cải cách về pháp luật tố tụng và các hoạt động tố tụng là khâu có ý nghĩathen chốt Bởi lẽ, theo chúng tôi, pháp luật nội dung ở nước ta trong thời gian

qua đã có nhiều bước tiến đáng kể theo hướng văn minh, hiện đại Tuy nhiên,

pháp luật tố tụng và các thủ tục tố tụng đã không theo kịp và phan ánh những

tư tưởng mới và tiến bộ của pháp luật nội dung!4! "341,

1.2 KHÁI NIEM CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH TẾ

Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì

vậy giải quyết các tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân của các

quan hệ kinh tế Theo hiểu biết chung, giải quyết tranh chấp kinh tế (tài phán

kinh tế) chính là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả

các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng

về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được

Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường phải

đáo ứng các yêu cầu:

+ Nhanh chóng, thuận lợi , không làm hạn chế, can trở các hoạt độngkinh doanh

+ Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, sự tín nhiém giữ: các bên

trong kinh doanh.

+ Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thucine trường

+ Kinh tế nhất (ít tốn kém nhất cả về thời sian, tiền bạc và sức lực)

Sự tác động của những đặc điểm riêng biệt về phong tục, tập quán,

truyền thống, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, đã làm cho các cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tê của các quốc gia rất khác nhau Mặc dù vậy, căn cứ

vào nhu cầu điều chỉnh pháp luật có sự phan hoá đối với các hoạt động kinh

Trang 16

doanh trong điêù kiện kinh tế thị trường, cho tới thời điểm hiện tại các hìnhthức giải quyết tranh chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới baoồm:

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanhkhông cần đến vai trò của người thứ ba Đặc điểm cơ bản của thương lượng làcác bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biệnpháp thích hợp, và đi đến thống nhất thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng

Thương lượng là hình thức phổ biến thích hợp cho việc giải quyết tranh

chấp trong kinh doanh Hình thức này từ lâu đã được giới thương nhân ưa

chuộng, vì nó đơn giản lại không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiénphức, ít tốn kém hơn và nói chung không làm phương hại đến quan hệ hợp tácvốn có giữa các bên trong kinh doanh cũng như giữ được các bí mat kinhdoanh Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện chí tiung thực,hợp tác, và phải có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên mon và về pháp

lý Đối với sự việc phức tap, mỗi bên có thể chỉ định những chuyên gia, những

tổ chức có trình độ chuyên môn, "có tay nghề", thay mặt và dai diện cho mình

để tiến hành thương lượng Thông thường, đều có sự kết hợp giữa cic chuyêngia kinh tế, kỹ thuật và các chuyên gia pháp lý trong các vụ việc iranh chấptrong kinh doanh được giải quyết thành công thông qua thương lương Thương_ lượng thật sự đã trở thành quá trình trao đổi ý kiến, bày tỏ ý chí giữa các bên

để tìm giải pháp tháo gỡ Do vậy, nói theo ngôn từ pháp l7 là trong thương

lượng, các bên tiến hành bàn bạc, trao đổi ý kiến, tho’ thuận thông qua “hành

_ VI giao dịch” Cho nên cần lưu ý đến những yêu cầu đòi hỏi nhất định về matpháp lý như (chế định đại diện, chế định uỷ quyền, giao dich dân su, nang lựchành vi ) Kết qua của thương lượng thường là những cam kết, thoả thuận về

Trang 17

những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà

các bên thường không ý thức được trước đó.

Pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều quy

định hình thức pháp lý của việc ghi nhận kết quả thương lượng là biên bản.

Nội dung chủ yếu của biên bản thương lượng phải đề cập đến các vấn đề sau:

- Những sự kiện pháp lý có liên quan

- Chính kiến của mỗi bên (sự bất đồng)

- Các giải pháp được đề xuất

- Những thoả thuận, cam kết đã đạt được

Khi biên bản thương lượng được lập một cách hợp lệ, những thoả thuận

trong biên bản thương lượng được coi là có giá trị pháp lý như hợp đồng và

đương nhiên nó có ý nghĩa bắt buộc đối với các bên Trong trường hợp kết quảthương lượng không được | bên tự giác thực hiện vì thiếu thiện chí, biên bảnthương lượng sẽ được bên kia sử dụng như một chứng cứ quan trọng để xuấttrình trước các cơ quan tài phán kinh tế, để yêu cầu các cơ quan này thừa nhận

và cưỡng chế thi hành những thoả thuận nói trên

Do có những yếu điểm riêng của nó, thương lượng đã trở thành hìnhthức giải quyết tranh chấp phổ biến của các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế

giới, đặc biệt là các tập đoàn kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân

hàng, bảo hiểm, chứng khoán để bảo vệ một cách có hiệu quả những bí mật

thương mại giữa họ.

Tuy nhiên, trong điều kiện của các quốc gia chuyển đổi như Việt Nam,khi mà các doanh nghiệp nhà nước còn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơcấu kinh tế thì thương lượng cũng bộc lộ một số những yếu điểm nhất định:

Mot là việc giải quyết tranh chấp khép kín này là điều kiện lý tưởngphát sinh các hiện tượng tiêu cực giữa các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ ởnước ta trong một số năm qua như: giãn nợ, xoá nợ, giảm nợ cho nhau tráivới các nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước

Trang 18

Hai là hoạt động thương lượng ở nhiều quốc gia chuyển đổi trong đó

có Việt Nam hoàn toàn mang tính tự phát, theo truyền thống mà chưa có sựđiều chỉnh pháp lý thích hợp Do đó, giá trị pháp lý của kết quả thương lượngkhông được xác định rõ ràng nên thường bị các bên lợi dụng để kéo dài thờigian phải thực hiện nghĩa vụ Nói cách khác đi, việc thuc kết quả thươnglượng phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên nên trong nhiều trườnghợp tính khả thi thấp

1.2.2 Hoà giải

Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp tiếp theo, mà trong đó các

bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai

bên cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bênnhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằmchấm dứt các tranh chấp, bất hoà

Hoà giải là giải pháp mang tính chất tự nguyện, tuỳ thuộc vào sự lựachọn của các bên Đặc biệt là bên thứ ba với tính chất trung gian hoà giải phải

có vị trí độc lập đối với các bên Điều đó có ý nghĩa là, hên thứ ba này không

ở vị trí xung đột lợi ích đối với các bên hoặc không có những lợi ích gắn liềnvới lợi ích của một trong các bên trong các vụ việc đang có tranh chấp

Bên thứ ba làm trung gian hoà giải không phải là những đại diện bất kỳcủa bên nào và cũng không có quyền quyết định, phán xét như một trong tài

Ad-hoc (trọng tài vụ việc) Bên thứ ba làm trung gian hoà giải thường phải là

những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về

những vụ việc có liên quan đến các tranh chấp phát sinh Công việc của họ là:

- Xem xét, phân tích, đánh giá và đưa ra những ý kiến, nhận định bìnhluận về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và những vấn dé có liên quan để các

bên tham khảo (chẳng hạn như: Tổ chức giám định, đánh giá, tư vấn chuyên

môn, tư vấn pháp lý ) :

- Đề ra những giải pháp, những phương án thích hợp để các bên tham

khảo lựa chọn và quyết định

Cho đến nay, người ta sử dụng hai hình thức hoà giải chủ yếu là: Hoà

#lải ngoài tố tụng và hoà giải trong tố tụng.

Trang 19

*Hoà giải ngoài tố tung: là hình thức hoà giải qua trung gian, được cácbên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán Khi thống nhất

được các hình thức giải quyết tranh chấp, các bên phải tự nguyện thực hiện

theo phương án đã thoả thuận Đối với hoà giải ngoài tố tụng, pháp luật củanhiều quốc gia trên thế giới đã coi đây là công việc riêng tư của các bên nênkhông điều chỉnh trực tiếp và chi tiết

Mặc dù vậy, ngay trong hình thức này cũng có những vấn đề pháp lý

sau đây được đặt ra:

Một là, sự lựa chọn của các bên về trung gian hoà giải (Ví dụ như giám

định viên, hội đồng giám định ) có thể đã được quy định trước về mặt

nguyên tắc trong hợp đồng và sau đó trong trường hợp xẩy ra tranh chấp cácbên sẽ chỉ định cụ thể Trong trường hợp hợp đồng không có quy định nhưvậy, khi xây ra tranh chấp các bên sẽ phải thoả thuận chỉ định trung gian hoagiải

Hai là các bên có thể xác định một quy trình tiến hành trung gian hoà

giải, va trong trường hợp ngược lại, không có xác định như vậy thì có thể duce

hiểu là các bên giành cho trung gian hoà giải toàn quyền quyết định một quytrình mềm dẻo và linh hoạt.

Ba là, các ý kiến , nhận xét, biên luận và đề xuất của trung gian hoàgiải có tính chất khuyến nghị đối với các bên; khi được các bên chấp thuận,

chúng sẽ trở nên có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên (conclusive)

Bốn là, việc thừa nhận giá trị pháp lý của những khuyến nghị như vậycủa trung gian hoà giải, khi đã được các bên chấp nhận, phải được ghi nhận vađảm bảo thi hành bằng các quy định của pháp luật Điều này cho đến nay,pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ;

Năm là, một hợp đồng dịch vụ có liên quan đến việc trung gian hoà cần

phải được thiết lập giữa các bê: tranh chấp và trung gian hoà giải nhằm giảiquyết các vấn đề như: ai phải chịu phí tổn, các chuẩn mực cần thiết cho trung

gian hoà giải, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thực chất hình thức trung gian hoà giải thường thích hợp cho việc giải

quyết các tranh chấp mà ở đó ngoài yếu tố thiện chí của các bên, còn có các

Trang 20

vấn đề đòi hỏi chuyên môn, mà tự các bên khó có thể xem xét đánh giá chính

xác, khách quan được Ở nhiều quốc gia;hòa giải được xem xét là hình thức

giải quyết tranh chấp quan trọng và đây cũng là điều giải thích cho việc ra đờicác trung tâm hoà giải (chẳng hạn như trung tâm hoà giải Bắc kinh để giảiquyết các tranh chấp thương mại và hàng hải quốc tế ); và các quy trìnhhoà giải mẫu (chẳng hạn như quy trình hoà giải Folloberg-Taylor, "quy trìnhhoà giải không bắt buộc" của phòng thương mại quốc tế tại London, quy trìnhhoà giải mẫu của UNCITRAL năm 1980 )

Có thể nói rằng, hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải

chưa phổ biến ở Việt Nam do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể cũng nhưcác điều kiện chuyên môn, thói quen trong thương mai và vi vậy dường nhưtrung gian hoà giải con mang nang tinh lý tưởng ở Việt Nam

*Hoà giải trong 16 tung: là hoà giải được tiến hah tại Toà án hay(rong tài , khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên.Người trung gian hoà giải trong trường hợp này là Toà án hoặc Trọng tài (cụ

thể là thẩm phán hoặc trọng tài viên phụ trách vụ việc)

Như vậy, hoà giải trong tố tụng được coi là một bước, một giai đoạntrong quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án hay trọng tài vàchỉ có thể được tiến khi một bên có đơn khởi kiện ến toà án hoặc đơn yêucầu trọng tài giải quyết và đơn này đã được thụ lý

Với bản chất của hoà giải là sự tự quyết định của các bên tranh chấp mà

trong quá trình hoà piải thầm phán boặc trọng tài viên khỏi ø được ép buộc ma

pha) tôn trọng tính tự nguyện tự do ý chí của các bên cũng shi tiết lộ phươnghướng đường lối xét xử Khi các đương sự đạt được tho: thuận với nhauvềviệc giải quyết tranh chấp thì toà ấn hay trọng tai lập biến án hoà giải thành

và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương su A guyết định này

có hiệu lực, được thi hành như một bản án của toà án hi phán quyết của

trọng tài Đây chính là diểm khác cơ ban giữa hoà giải ng: ai tố tụng và hoà

giải trong tố tụng

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hoà giải trong tố tụng

đặc biệt là trong tố tụng toà án phải tuân theo một quy trình hết sức chặt chẽ

Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, hoà giải

có thể thực hiện trước giai đoạn xét sử, trong giai đoạn xét sử và kể cả sạu khi

THU VIEW

NG ĐA! HỌC LU

neon 403

Trang 21

đã có phán quyết của toà án hay trọng tài Sở di có được điều này là vì theo

quan điểm của họ mục đích của việc giải quyết tranh chấp sẽ đạt được một

cách hiệu quả nhất thông qua sự thoả thuận của các đương sự

Ở Việt Nam, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh va cácquy tắc tố tụng trọng tài hiện hành đang cho phép hiểu rằng, hoà giải trong tố

tụng chỉ được tiến hành trước khi toà án hoặc trọng tài ra phán quyết Xuấtphát từ những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự về tự do, tự nguyên camkết thoả thuận (điều 7) và nguyên tac hoà giải (điều 11) chúng tôi cho rằngmọi thoả thuận phù hợp với pháp luật đã đạt được giữa các bên trong hoà giải

dù trước, trong, hoặc sau tố tụng đều cần được công nhận và đảm bảo thi hành

từ phía nhà nước và pháp luật.

Khi nói đến hoà giải, có vấn đề đặt ra là, đến nay, giới pháp lý Việtnam mới chỉ biết đến thủ tục hoà giải trong quá trình giải quyết tranh chấp(trước và trong tố tụng) Những khả nang hoà giải bên ngoàÏ việc giải quyếttranh chấp nói chung và tranh chấp kinh tế nói riêng thường chưa được quan

tâm Ở đây và trước hết liên quan đến luận án, chúng tôi nói đến các khả năng

hoà giải được tiến hành trong quá trình thi hành các thoả thuận hoà giải thànhhay thi hành các bản án có hiệu lực Việc đạt được một hoà giải thành trong

quá trình giải quyết tranh chấp hay có được một bản án có hiệu lực mới chỉ là

xác nhận cho các bên các quyền hay nghĩa vụ chủ quan Việc đưa các quyền

và nghĩa vụ đó thành hiện thực lại là một quy trình khác mà ở đây lại phảixem xét đến tính chất của các quan hệ xã hội Khác với luật hình sự và việc thihành án hình sự (luật công), người bị phạt tù giam nhất định phải thi hành ántại nhà tù; tại đây, các bên có quyền và nghĩa vụ thi hành án hay kết quả hoàgiải thành lại có quyền lựa chọn phương thức, tiến độ và mức độ của việc thi

hành nghĩa vụ hay hưởng quyền của mình Tại đây, các bên lại phải có khảnăng để thương lượng, hoà giải với nhau về việc thực hiện những quyền lợi và

nghĩa vụ phái sinh từ những quyết định của chính họ hay của toà án Trongcuộc sống cũng như thương trường đã và đang có không ít các đương sự mà

chỉ vì đanh dự, uy tín mà họ theo đuổi kiện tụng đến cùng, còn lợi ích vật chất

họ sẵn sàng bỏ qua Vì thế, chỉ trong trường hợp, những khả năng này bị cố

tình bỏ lỡ thì vấn đề cưỡng chế mới đặt ra

Cũng cần nói thêm rang, việc cưỡng chế thi hành án dân sự kinh tế ởnước ta lại được giao cho hệ thống các cơ quan tư pháp - nơi mà các tác giả

Trang 22

của các ban án không còn vai trò giải thích va thông báo các ý tưởng củamình Điều mà chúng tôi quan tâm trong vấn đề hoà giải này là, các kết quảcủa hoà giải thành là những kết quả của tự do ý chí và tương tự như một hợpđồng nên có giá trị thi hành bắt buộc Tuy nhiên, để cưỡng chế thi hành cácthoả thuận này, chúng ta chưa thực sự một cơ chế pháp lý cụ thể4+?l,

Qua việc khảo sát kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của trọng tài

thương mại ở một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, cho phép

chúng tôi nêu ra một số đặc điểm cơ bản của hình thức giải quyết tranh chấp

này như sau:

=

Mot là, trong tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ (phi

chính phủ), hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài Ở phần lớn các

nước có nên kinh tế thị trường phát triển không dat ra vấn dé hỗ trợ của Nhà

nước đối với trọng tài, trừ việc cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài Ở

nhiều nước Châu á hoạt động của trọng tài được sự hỗ trợ rất nhiều của nhànước, đặc biết về tài chính như ở Hàn Quốc, Malaysia, Thái lan, Philippine.Dac biệt ở Thái lan có viện trọng tài nằm trong bộ tư pháp, bộ tư pháp cấp trụ

sO va trả lượng tanh chính cho tất các nhân viên và chi phí van phòng cho việntrọng tài Chỉ có các trọng tài viên hoạt động déc lập không thuộc Bộ Tu

pháp 903i

cưỡng chế thị bành

Nó có quyền phán quyết như toà án, quyết định của trọng tài được

Về việc Nha nước ta đến nay van chưa thực sự có su hỗ trợ đối với các

tổ chức phi chính phủ nói chung và các tổ chức trong tài kinh tế nói riêng,

chúng tôi thấy rang, trong cơ chế thi Tường Nhà nước và doanh nghiệp không

é

thể quan hệ,với nhau theo kiểu cũ vì:

- Mọi doanh nghiệp không còn là của Nhà nước,

- Các lợi ích của doanh nghiệp đã được cá thể hoá

Trang 23

- Tự do kinh doanh bao gồm cả tự do trong việc thiết lập cho mình các

khả năng tài phán mang tính dân chủ

Như vậy, trong thiết chế dân chủ này, mặc dù không đối lập nhưng lợiích của Nhà nước và lợi ích của giới doanh nghiệp là không luôn đồng nhất,

Nhà nước không nhất thiết phải đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp và

lợi ích của các doanh nghiệp không luôn đồng nhất với lợi ích của Nhà nước.Điều đó cho thấy, cần phải có một sân chơi tài phán riêng cho các doanhnghiệp Vì như mọi người đều biết, mọi loại trọng tài, suy cho cùng đều do ý

chí tự do của các doanh nghiệp tạo nên.

Vấn dé quan trong là, việc các tổ chức trọng tài ra đời không chỉ gdp

phần tạo ra một đời sống dân chủ và tự do trong tư pháp mà hơn thế nữa, các

tổ chức trọng tài này là những người chia sẻ nhiệm vụ với Nhà nước trong việcxoá bỏ các bất đồng trong xã hội, tạo cuộc sống hoà bình trong kinh tế Trong

khi đó, khác với các nước phát triển, ở Việt nam, những tiền để về pháp lý vàvật chất của những tổ chức này rất thiếu thốn vì thế, nếu không có cái “hích”ban đầu của Nhà nước thì những loại tổ chức này khó có thể gánh vác sứ mệnh

dân chủ và trợ giúp Nhà nước và có thể có được những vai trò xứng đáng troig

xã hội như các tổ chức trọng tài trên thế giới”

Hai là, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa

hai yếu tố thoả thuận và tài phán Cụ thể, thoả thuận làm tiền để cho phán

quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thoả thuận

Bởi vậy về nguyên tac thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi phápluật Các đương sự có thể lựa chọn bất cứ lúc nào bất cứ một trọng tài Ad- hochoặc bất cứ một tổ chức trọng tài nào trên thế giới Tuy nhiên, để bảo vệ lợi

ích công,

trong lĩnh vực luật tu (Private Law)

pháp luật của nhiều quốc gia chi thừa nhận thẩm quyền của trọng tài

Ba là hình thức giải quyết tranh chấp bang trọng tài đã đảm bảo quyền

tự do định đoạt của các đương sự cao hơn so với quyết định giải quyết tranhchấp bằng toà án như:

2 tài Viên,

5 cl

- Các đương sự có quyền lựa chọn tron

* Khi nghiên cứu vẻ Trung quốc - một quốc gia có bối cảnh phát triển tương đồng với Việt nam, chúng

tôi thấy rằng các tổ chức trong tài phi chính phủ ở đó được Nhà nước hồ trợ vẻ điều Kiện vat chất rất lớn.

Trang 24

- Các đương sự có quyền lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp

- Các đương sự có quyền lựa chọn quy tắc tố tụng

- Các đương sự có quyền lựa chọn luật áp dụng cho tranh chấp

Bốn là phán xét của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể khángcáo trước bất cứ cơ quan, tổ chức nào Về nguyện tắc, trọng tài không xét sử

công khai, do đó ngoài nguyên đơn và bị đơn, trọng tài chỉ triệu tập các đương

sự khác khi cần thiết

Năm là, quy tắc tố tụng trọng tài ở các quốc gia rất khác nhau nhưng

nhìn chung quy tắc lựa chọn trọng tài viên và thủ tục của hầu hết các trungtâm trọng tài trên thế giới đều dựa theo khuân mẫu của Quy tắc trọng tài mẫuUNCITRAL

Sáu là về nguyên tac pháp luật của các quốc gia nay đều quy định su

hỗ trợ từ phía toà án trong việc đảm bảo việc thực thi các quyết định của trọngtài Thông qua trình tự công nhận và cho thi hành, toà án đảm bảo thực thi trên

thực tế các quyết định của trọng tài khi một bên đương sự không tự nguyên thực hiện:

- Quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của trọng tài

như: Cấm hoặc cho phép thực hiện một số hành vi nhất định, kê biên tài

sản để đảm bảo hiệu lực thực tế của phán quyết trọng tài

- Phán quyết của trọng tài về giải quyết tranh chấp

Bay là trọng tài thương mại ở các nước trên thế giới chủ yếu tồn tại

dưới hai dạng cơ bản: Trọng tài vụ việc (còn gọi là Ad-hoc) và trọng tàithường trực (còn được là quy chế)

- Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyếtnhững tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong

những tranh chấp đó

Đặc điểm cơ bản của trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không có bộ

máy giúp việc, và không lệ thuộc vào bất cứ một quy tắc xét sử nào Về

Trang 25

nguyên tắc, các bên đương sự khi yêu cầu trọng tài Ad-hoc xét sử có quyềnlựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng.

Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt và mềmdẻo về phương thức hoạt động nên nói chung phù hợp với những tranh chấp íttình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và nhất là các bên tranhchấp có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, cũng như kinh nghiệm tranh tụng.Tuy vậy, trên thực tế số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết thông quatrọng tài vụ việc không nhiều

- Trọng tài thường trực là những trọng tài có hình thức tổ chức, có trụ

sở ổn định, có danh sách trọng tài viên, và hoạt động theo điều lệ riêng Phần

lớn các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo

mô hình này dưới các tên gọi như: Trung tâm trọng tai, Uy ban trọng tài, Viện

trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế

Thông thường , cơ cấu tổ chức của trọng tài thường trực gồm có hai bộ

phận:

+ Bộ phận thường trực (Ban quản trị và phòng thư ký) Các hội đồngtrong tài được thành lập khi có vụ việc

+ Bộ phận giúp việc.

Đặc điểm cơ bản của trọng tài thường trực là có quy chế tố tụng riêng

và được quy định rất chặt chẽ Về cơ bản, các đương sự không được phép lựachọn thủ tục tố tụng Trong những năm sau thập kỷ 80, nhiều trung tâm trọngtài quốc tế đã cho phép các bên đương sự lựa chọn quy tắc trọng tài mẫuUNCITRAL là thủ tục tố tụng trong vụ án của họ Mỗi tổ chức trọng tài

thường trực đều có điều lệ riêng và luôn được bổ xung, sửa đổi và hoàn thiện

để ngày càng thích ứng với những điều kiện và đòi hỏi của thực tiễn Mặt khácngoài việc hạ thấp biểu phí, các tổ chức trọng tài trên thế giới điều cố gắng cải

tiến để rút ngắn thời gian tố tụng và đưa vào c¬nh sách trọng tài viên những

người có uy tín, hiểu biết rộng, chuyên môn giỏi và giầu kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, và vì vậy nâng cao chất lượnghoạt động của các tổ chức trọng tài Điều này cũng giải thích tại sao ở cácquốc gia có nền kinh tẻ thị trường phát triển, hình thức giải quyết tranh chấp

Trang 26

bằng trọng tài được giới kinh doanh ưa chuộng hơn hình thức giải quyết tranh

chấp bằng toà án

1.2.4 Giải quyết tranh chấp bằng toà án

Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án là hình thức giải quyết tranhchấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân đanh quyềnlực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả

bằng sức mạnh cưỡng chế Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp

của Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợiích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hoàgiải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con

đường Trọng tài.

Thông qua việc nghiên cứu và trực tiếp khảo sát tại các quốc gia có nềnkinh tế thị trường phát triển, đồng thời có hệ thống pháp luật phát triển nhưPháp, Đức, Nhat , Anh, Mỹ , chúng tôi thấy việc giải quyết tranh chấp kinh

doanh bằng con đường toà án của họ đã nổi lên một số điểm đáng lưu ý như

sau:

+ Về nguyên tắc tổ chức hệ thống toà án:

Hệ thống toà án của các quốc gia này đều được tổ chức theo cấp xét sử

và dựa trên nguyên tắc hai cấp xét sử (Sơ thẩm, phúc thẩm và toà phá án”) Số

lượng các toà án không được xác định theo địa giới hành chính mà được xácđịnh theo yêu cầu của công tác xét xử Thông thường, số lượng các toà phúcthẩm ở thủ đô hoặc các địa giới hành chính là trung tâm thương mai sẽ nhiêùhơn so với các địa giới hành chính khác

+ Về nguyên tắc thẩm quyền theo vụ việc của toà án:

Về nguyên tắc, theo pháp luật về tố tụng dân sự và kinh tế của các

„ quốc gia này, thẩm quyền theo vụ việc chỉ đặt ra để phân định thẩm quyền

giữa các cơ cấu trong hệ thống toà án Điều đó có nghĩa là, thẩm quyền toà ánkhông bị giới hạn bởi các vụ việc phát sinh trong đời sống dân sự nói chung và

-* Đây là sự khác biệt khá quan trọng so với cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án ở Việt nam

mà tại day, Toà da nhân dan tối cao van thực hiện chức nang xét xử.

Trang 27

kinh tế nói riêng Từ cách quan niệm đó, các đương sự tìm đến sự trợ giúp củatoà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền

và lợi ích của mình nên pháp luật về tố tụng dân sự và kinh tế của các quốcgia này đã thừa nhận một nguyên tắc "Thẩm phán không được phép từ chốixét xử với lý do pháp luật chưa có quy định về vấn dé này" Hơn thế nữa, hành

vị từ chối xét xử của thẩm phán còn được xem là một tội danh bị xử lýnghiêm khắc bằng pháp luật hình sự Từ cách tiếp cận này, đã cho phép chúng

ta thấy được vai trò to lớn của hệ thống án lệ - một nguồn luật quan trọng dochính toà án sáng tạo ra để phục vụ hoạt động xét xử một cách có hiệu quả

Thông thường, thẩm quyền của toà án của các quốc gia này bao gồm

nhưng không bị giới hạn bởi các tranh chấp sau:

- Tranh chấp giữa các thương nhân trong các giao dịch thương mai

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động phát hành, lưu ký, bảo lãnh, kinh

doanh chứng khoán.

- Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa thành viên công

ty với nhau về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể công ty

- Tranh chấp liên quan đến thương phiếu

- Tranh chấp mua bán, cho thuê, khoán kinh doanh một doanh nghiệp

- Tranh chấp liên quan đến số hiệu công nghiệp (sáng chế, giải phaphữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi và xuất sứ hànghoá )

- Tranh chấp lĩnh vức cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soái độc

quyền

- Tranh chấp thương mại hang hải

+ Về thủ tục tố tụng:

Thủ tục tố tụng được áp dụng cho các tranh chấp trong kinh doanh được

dua trên nền tang thủ tục tố tụng dân sự càng với một số quy định đặc thù cho

phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: về hội đồng xét xử, về thờigian của các trình tự tố tụng Bởi vậy, ở các quốc gia này người ta không

Trang 28

hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong kinh doanh mà chỉ cóluật về tố tụng dan sự

+ Về cơ cấu tổ chức toà án:

Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về các điều kiện văn

hoá, tập quán và truyền thống xây dựng pháp luật, toà án các quốc gia này

được tổ chức hết sức khác nhau Tuy nhiên, người ta thường thấy có hai môhình tổ chức toà án để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh là:

- Thành lập các toà chuyên trách với tên gọi là toà kinh tế hay toàthương mại độc lập về mặt tổ chức với toà án thường để giải quyết các tranhchấp trong kinh doanh

Mô hình này thường gặp ở các nước theo dòng họ pháp luật châu Âu

luc địa (Continetal Law) như: Công hoà Pháp , Cong hoà liên bang Đức

Điều đáng lưu ý là, thẩm phán thương mại (tương đương với hội thẩm

tại Toà kinh tế ở Việt Nam) thường được bổ nhiệm hoặc bầu theo một quy chế

riêng khác với hội thẩm thông thường Ở Pháp, CHLB Đức, thẩm phán thương

mại là một nghề danh dự và không hưởng lương Các hội thẩm tham gia hoạtđộng tại các toà kinh tế (toà thương mại) phải là các thương gia hoặc các

chuyên gia kinh tế có uy tín và giầu kinh nghiệm và do đó họ thường được bổ

nhiệm theo đề nghị của Phòng thương mại và công nghiệp

- Trao thấm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cho toà dân

sự Ở các quốc gia theo mô hình này không có sự phân biệt rạch ròi giữa tranh

chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh vì theo họ, tranh chấp trong kinh doanh

về bản chất là một dạng của tranh chấp dân sự, và do đó không cần phải phân

hoá điều chỉnh phán luật về thủ tục tố tụng đến mức phải có luật tố tạng chocác tranh chấp trong kinh doanh Mô hình tổ chức này thường gặp ở cá: quốc

gia theo dòng họ pháp luật Anh - Mỹ (Common Law) như Vương quốc Anh,Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và một số quốc gia chuyér đổi như Trung quốc,

Cong hea Sec :

| So với phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài,

việc giải quyết tranh chấp tại Toà án đã bộc lộ nhiều ưu thế hơn hẳn về trình

tự, trình tự tố tung chặt chế và tinh kha thi của hiệu lực phán quyết Mac dù

Trang 29

vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng toà án thường dài hơn và chi phí cao

hơn so với giải quyết bằng trọng tài Thêm vào đó, nguyên tắc xét xử công

khai tài toà án không được giới doanh nghiệp nhìn nhận là một nguyên tắc có

thể bảo vệ được bí mật kinh doanh và uy tín của họ trên thương trường /

Có thể nói rằng, mỗi hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

đều có những đặc điểm và hạn chế nhất định và chỉ có các đương sự và luật sưcủa họ mới hiểu rõ họ cần đến hình thức giải quyết tranh chấp nào trongnhững vụ việc cụ thể Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh hiện nay ở các nước trên thế giới đang cho thấy một khuynh hướng: ở

các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các hình thức giải quyết tranh

chấp trong kinh doanh như thương lượng, hoà giải, trọng tài là các hình thứcgiải quyết tranh chấp chiếm ưu thế thì ngược lại ở các quốc gia chuyển đổi(trong đó có Việt nam), việc toà án tiếp tục vẫn đóng vai trò là hình thức giải

quyết tranh chấp quan trọng nhất !

1.2.5 So sánh tố tụng kinh tế và những dạng tố tụng cùng loại theo pháp

luật hiện hành.

Ngày 28-12-1993, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá IX ky họp thứ Tu đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số diéu củaLuật tổ chức Toa án nhân dân quyết định giao cho Toà án nhiệm vụ xét xử các

vụ án kinh tế và thành lập Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân để thựchiện nhiệm vụ này Tại kỳ họp nói trên, Quốc hội cũng đã quyết định phải ban

hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để kịp thời tạo cơ sở pháp

luật cho các Toà kinh tế hoạt động từ ngày 1-7-1994

Ngày 16-3-1994, Uy ban thường vụ Quốc hội khoá IX đã thôngqua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh có hiệu lực từngày 1-7-1994, ngày các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân đượcthành lập và đi vào hoạt động xe

>Trong khoa hoc pháp ly cũng như từ thực tiễn đã có nhiều bài viết,

nhiều ý kiến đề cập đến hoặc phân tích, lý giải cho sự cần thiết phải ban hànhPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Những nội dung này cũng đãđược đưa ra trao đổi, thảo luận khi xây dựng phương án thành lập cơ quan tàiphán để giải quyết các tranh chấp kinh tế đã và sẽ phát sinh trong nền kinh tế

thị trường - các tác giả, các nhà thực tiễn đều tậ trung xem xét đến điều kiện

Trang 30

kinh tế, việc chuyển đổi cơ chế quan lý kinh tế, tính chất và đặc điểm của

tranh chấp kinh tế, cũng như những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra đối với cơ quancũng như thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế trong cơ chế kinh tế mới,trong điều kiện kinh tế hoà nhập như hiện nay

Tuy nhiên, khi thảo luận, xây dựng phương án điều chỉnh hoạtđộng giải quyết tranh chấp kinh tế của Toà án nói chung, của Toà kinh tế nóiriêng, việc có hay không một thủ tục tố tụng riêng, cũng như hình thức vănbản là vấn dé không có gì phải ban cãi, bởi nhiệm vụ này đã được xác định ghitrong Nghị quyết Quốc hội Khoá IX Kỳ họp thứ IV: Cần sớm ban hành Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để kịp thời tạo cơ sở pháp luật cho

các Toà kinh tế hoạt động từ ngày 1-7-1994

Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc Quốc hội quyết định giao

cho Toà án nhân dân nhiệm vụ xét xử các vụ án kinh tế và thành lập các Toàkinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này là điềukiện quyết định phải ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tếdân đến sự ra đời của 1 ngành luật tố tụng mới trong hệ thống pháp luật ởnước ta - tố tụng kinh tế,

Xét về tính khoa học, quy trình xây dựng pháp luật như vậy phần nào

đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của những người thực thi nhiệm vụ xâydựng phương án, soạn thao văn bản luật, pháp lệnh

Vấn đề đặt ra trước ban soạn thảo, cũng như trước các nhà khoa học làPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được thiết kế, xây dựng theo

mô hình nào và điều chỉnh những nội dung gì Nhiệm vụ của các nhà làm luật

lúc đó là xem xét, tổng kết rút kinh nghiệm thực tế điều chỉnh hoạt động tố

tụng của hai cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp trong hai lĩnhvực cận kể, có nhiều nét tương đồng, chung và riêng (Trọng tài kinh tế (Nhànước) và Toà dân sự thuộc hệ thống TAND) Hai cơ quan này hoạt động tốtụng theo hai thủ tục tố tụng riêng Các cơ quan Trọng tài kinh tế giải quyếtcác tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tếtheo trình tự, thủ tục quy định tại Bản điều lệ về trình tự thủ tục giải quyết cáctranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế (sauđây viết là Điều lệ) được ban hành kèm theo Nghị định 70/HDBT ngày 25-3-

1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) được gọi là Tố tụng trọng tài

Trang 31

kinh tế Các Toa dan sự xét xử các vụ án dân sự theo thủ tục được quy định tạiPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ban hành ngày 29-11-1989

Ngoài ra, việc nghiên cứu đặc điểm của tranh chấp kinh tế, những yêu

can đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện mới cũng

được những nhà làm luật quan tâm Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt dé cập đến

những nội dung này, với mong muốn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn củaviệc ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lý do có những

quy định giống và khác nhau so với những dạng tố tụng cùng loại:

Tố tung trong tài kinh tế

Điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý

vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế tại các cơ quan trong tài kinh tế điềuchỉnh hoạt động tố tụng của các cơ quan trọng tài kinh tế cho đến ngày 30-6-

1994, ngày các cơ quan này chấm dứt hoạt động Điều lệ có những đặc điểmcần chú ý sau:

* Quyền và nghĩa vụ yêu cầu trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợpđồng kinh tế

Theo quy định của Điều lệ,

- Các đơn vị kinh tế không những có quyền, mà còn có nghĩa vụ yêucầu trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp kinh tế;

- Các don vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan và Uỷ ban nhân dân cáccấp có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng

kinh tế trái pháp luật;

- Các cơ quan trọng tài kinh tế có nhiệm vụ giải quyết tranh caấp hợpđồng kinh tế theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, có quyền và cónghĩa vụ kiểm tra, kết luận và xử lý những hợp đồng kinh tế vi phạm pháp luật

do tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế, cơ quan, :Š chức hữuquan và Uy ban nhân dan các cấp (Điều 2, Điều 3 của Điều lệ)

Các quy định này mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế hành

chính, quan liêu bao cấp, hạn chế quyền tự chủ, tự định đoạt của các đơn vị

Trang 32

20 1

kinh tê cơ sở do đó không thể thích hợp và không “có đất để tồn tại” trong cơchế kinh tế mới

* Những quy định về thẩm quyền: Thẩm quyền giải quyết các tranh

chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế được phânđịnh giữa các cơ quan trọng tài kinh tế theo những nguyên tắc sau:

- Các bên tranh chấp hợp đồng kinh tế, nếu không ở cùng một tỉnh,

thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương thì được thoả thuận chọn Trọng tài

kinh tế ở một trong hai tỉnh nơi có trụ sở chính hoặc nơi có đăng ký kinhdoanh của các bên có tranh chấp hợp đồng kinh tế giải quyết

- Các bên tranh chấp hợp đồng kinh tế, nếu không ở cùng một huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được thoả thuận chọn Trọng tài ở một tronghai huyện nơi có trụ sở chính hoặc nơi dang ký kinh doanh của các bên cótranh chấp Chỉ khi các bên không đề cập chọn trọng tài kinh tế hoặc khôngthoả thuận được với nhau về chọn trọng tài kinh tế thì mới phân định thẩm

quyền theo quy định tại khoản 3 Diéu 6 Điều lệ, trong đó thẩm quyền giải

quyết tranh chấp được phân định theo giá trị tranh chấp, theo lãnh thổ dựa trêndấu hiệu trụ sở bên bị khiếu nại Trong đó Trọng tài kinh tế Nhà nước (cơ

quan ở Trung ương) có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trị tranh

chấp trên 200 triệu đồng giữa các đơn vị kinh tế không nằm trên địa bàn mộttỉnh Khi các đơn vị kinh tế (có tranh chấp) nằm trên địa bàn mot tỉnh, hoặc

một huyện thì không phụ thuộc giá trị tranh chấp đều thuộc thẩm quyền giải

quyết của trọng tài kinh tế tỉnh, huyện đó

Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là hợp lý, đơn giản, thuận lợi, tôn

trọng sự thoả thuận lựa chọn của các bên

* Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại Trọng tài kinh

+cbr,

Theo «vy, định tại Điều lệ, “Trọng tai kinh tế giải quyết tranh chấp hợp

đồng kinh tế, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế bằng một phiên họp Trường

hợp sự việc đã rõ ràng, có đủ chứng cứ được các bên thừa nhận bằng văn bản,trọng tài kinh tế có quyền ra ngay quyết định mà không cần tổ chức phiên

họp” (Điều 29 Điều lệ) Phiên họp giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm domột Trọng tài viên hoặc do | Hội đồng trọng tài gồm 3 Trọng tài viên tiến

Trang 33

hành" (Điều 30 Điều lệ) "chủ toa phiên họp, thư ký phiên họp và các đương

sự phải ký vào biên ban‘phién họp Trường hợp từ chối ký vào biên bản, phải

néu rõ lý do trong biên bản phiên hop" (Điều 40 Điều lệ).

Như vậy, trong tố tụng trọng tài kinh tế, việc giải quyết tranh chấp bằng

một phiên họp ma không phải phiên toà xét xử, phán quyết được đưa ra bằng 1

quyết định mà không phải bản án như tại Toà án, thành phần tiến hành tố tụng

là 1 hoặc 3 trọng tài viên, không có sự tham gia của đại diện viện kiểm sáthoặc của hội thẩm nhân dân, kết thúc phiên họp, các trọng tài viên, thư ký vàcác đương sự đều phải ký vào biên bản phiên họp

Đây cũng là nét đặc thù, một sự mềm dẻo, thuận lợi và phù hợp với đặc

điểm, tính chất tranh chấp kinh tế của tố tụng trọng tài kinh tế

* Thời hạn, thời hiệu

Điều 23 Điều lệ qui định: “Thời hạn có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tếgiải quyết tranh chấp là 6 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm hợp đồng kinh tếhoặc từ ngày một bên cho là đã có vi phạm xảy ra Trong trường hợp hợp đồngkinh tế hết hiệu lực thì thời hạn được tính từ ngày hợp đồng kinh tế het hiệu

lực.

Trong trường hợp mà các bên thương lượng tự giải quyết nhưng khôngthành, thì thời hạn tính từ ngày các bên ký biên bản thương lượng cuối cùng”

Qui định như vậy là xuất phát và phù hợp với đặc điểm, tính chất của

lĩnh vực sản xuất kinh doanh, yêu cầu phải nhanh chóng kịp thời, tránh cantrở, gián đoạn chu trình sản xuất kinh doanh Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án kinh tế đã quy định thời hiệu khởi kiện 6 tháng như trong tố ting Trọngtài kinh tế, nhưng cách tính cứ rối tung rối mù, do cách hiểu, giải thích hướngdẫn cách tính thời hạn này

* Nehia vụ chứng minh

Treng tố tụng trong tài kinh tế, các đương sự có nghĩa vụ chứng minh

cho yêu cầu của mình và cung cấp các chứng cứ, tài liệu theo yêu cầu của

Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế trên cơ sở chứng cứ,

tài liệu đã có trong hồ sơ Riêng khi giám sát Quyết định, trọng tài kinh tế cóquyền (không bắt buộc) xem xét tại chỗ, tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ

Trang 34

“Nêu bi đơn không đưa ra được các chứng cứ theo yêu cầu của trọng tài kinh

tế được quy định tại khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh Trọng tài kinh tế thì trọng tàikinh tế chi xem xét trên cơ sở chứng cứ đã có" (K2 điều 27 Điều lệ) "Khigiấm sát các quyết định, người có thẩm quyền giám sát có quyển yêu cầuTrọng tài Kinh tế cấp dưới hoặc Trọng tài viên liên quan cung cấp các tài liệucần thiết, có quyển xem xét tại chỗ, tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ"(Điều 61 Điều lệ)

* Thi hành quyết định của Trọng tài kinh tế

Quyết định của Trọng tài kinh tế vé giải quyết tranh chấp hợp đồngkinh tế được thi hành trên nguyên tắc tự nguyện hoặc thông qua ngân hàng.Trình tự này được thực tiễn cũng như các nhà khoa học cho là điểm yếu của tốtụng trọng tài kinh tế Các đương sự có quyền kháng cáo quyết định của trọngtài kinh tế, nhưng "trong khi chờ xét kháng cáo, đương sự vẫn phải chấp hành

quyết định của trọng tài kinh tế, nếu không có quy định gì khác" (Điều 48

Điều lệ)

Tố tung dân sư

Tố tụng dân sự hiện hành được quy định tại Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự ban hành ngày 29-11-1989 So với thủ tục giải quyếttranh chấp hop đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế tại các

cơ quan Trọng tài kinh tế chúng tôi vừa dé cập đến ở phần trên, so sánh vớinhững đặc thù của tranh chấp kinh tế trong cơ chế kinh tế mới và những yêucầu đối với việc giải quyết các tranh chấp đó, chúng tôi thấy, Pháp lệnh thủtục giải quyết các vụ án dân sự có những đặc điểm cần chú ý sau đây

Thứ nhất là những quy định về thẩm quyền Khoản 3 Điều 11 Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dan sự quy định "trong trường hợp đặc biệt,Toà án nhân đân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời là chung

thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà Toà án nhân dântối cao lấy lên để giải quyết' - quy định này là khong phù hợp trong tc `ụngKinh tế và nhìn chung, không nên quy định thẩm quyền sơ thẩm án kinh tế cho

Toà án nhân dân tối cao vì như vậy sẽ vi phạm nguyên tac xét xử hai cấp, han

chế quyền được kháng cáo của các đương sự

Trang 35

Thứ hai về vai trò của Viện kiểm sát Trong tố tung dân sự, Viện kiểm

sát không những tham gia tố tụng với chức năng là cơ quan giám sát việc tuân

thủ pháp luật - mà trong những trường hợp quy đỉnh tại Điều 28, Viện kiểm

sát còn có quyền khởi tố vụ án dân sự Ngược lại, trong tố tụng kinh tế cũng

hạn chế được sự tham gia của Viện kiểm sát, bởi các chủ thể trong quan hệ

kinh tế thường là các cá nhân có đăng ký kinh doanh, các pháp nhân mà đạidiện là các doanh nhân, họ hoàn toàn ý thức được và đủ khả năng tự bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp của họ khi bị vi phạm Hơn nữa cầntôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự

Thứ ba Pháp lệnh thủ tụcgiải quyết các vụ án dân sự có quy định cáctrường hợp được miễn giảm án phí - vấn dé này không nên đặt ra đối với cácđương sự trong tố tụng kinh tế bởi khả năng tài chính của họ, và cũng bởi vìchính họ là những người kinh doanh

Thứ tư về thành phần Hội đồng xét xử - Hội đồng xét xử sơ thẩm các

vụ ấn dân sự gồm 1 thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân Hội đồng xét xử

kinh tế cần được chuyên sâu, tăng số lượng Thẩm phán bởi tranh chấp kinh tế

là các tranh chấp phức tạp, đòi hỏi có kiến thức chuyên môn cao Tuy nhiênphải dam bảo nguyên tắc, việc xét xử của Toà án nhân dan có hội thẩm nhândân tham gia,

Thứ năm trong tố tụng dân sự có quy định những trường hợp khôngđược hoà giải - Trong tố tụng kinh tế không nên có hạn chế này bởi cần tôntrọng quyền tự định đoạt của các đương sự

Thứ sáu chương VII Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dân sự quyđịnh về điều tra vụ án - trong tố tụng kinh tế không nên có những quy địnhnày, bởi nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự Toà án chỉ giải quyếttrên cơ sở chứng cứ tài liệu do đương sự cung cấp, tuy nhiên, khi cần thiết Toà

án có thể xác minh thu thập thêm chứng cứ

1.3 TRANH CHẤPt ⁄NH TẾ VÀ THẤM QUYỀN CUA TOA AN THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 36

1.3.1 Khái niệm chung về tranh chấp kinh tế

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường

với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau đã

làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp Dưới sựtác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, lợi nhuận chẳng những làđộng lực, là một trong những thước đo hiệu quả hoạt động mà còn là mục đích

và phương tiện tồn tại của các chủ thể kinh doanh

Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm cuốicủa thế kỷ này được diễn ra trong bối cảnh sự phát triển theo chiều rộng vàchiều sâu của các quan hệ kinh tế với một tốc độ nhanh chóng chưa từng có để

từng bước khẳng định nó là bộ phận không thể thiếu được của thị trường thế

giới Tranh chấp trong kinh tế nói chung và trong kinh đoanh nói riêng vớitính cách là hệ quả tất yếu của quá trình này cũng trở nên phong phú hơn vềchủng loại, và gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô Bởi vậy, yêu cầuphải áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, cóhiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp phápcủa các chủ thể kinh tế, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, thông qua đó zóp phầntạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc day quá trình phát triển kinh tế -

xã hội

Về mặt học thuật, tranh chấp kinh tế và tranh chấp trong kinh doanh lànhững khái niệm có nội hàm rộng hẹp khác nhau, mặc dù chúng đều được

hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột lợi ích, về quyền và

nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quá trình kinh tế

Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống

nhất cho rang, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến về một

sự kiện pháp lý, là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ

giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau.Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có các dang cơ bản sau:

- Tranh chấp trong kinh doanh: Được diễn ra giữa các chủ thể tham giakinh doanh Cụ thể, đó là những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư,

sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm

mục đích sinh lợi.

Trang 37

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư:

Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO,

BT BOT, thực hiện các điều ước quốc tế khuyến khích và bảo hộ đầu tư song

phương và đa phương.

- Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc

tế về thương mại song và đa phương

- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trongviệc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương như: Tranh chấp

giữa Mỹ và EU tại WTO về nhập khẩu chuối

Có thể nói, trong các loại hình tranh chấp quốc tế kể trên, tranh chấp

trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số

trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấpkinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương với nhau

Từ cách tiếp cận khác, tranh chấp trong kinh doanh còn được hiểu là sựbất đồng về một hiện tượng pháp lý (chứ không chỉ là những bất đồng trong

việc khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể của các bên”), phát sinh trong

đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắnliền với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản Do đó, có thể khái quát những đặc

điểm tranh chấp trong kinh doanh như sau:

+ Nó luôn gắn liền với những hoạt động kinh doanh của các chủ thể

+ Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp

+ Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột

về mặt lợi ích kinh tế của các bên.I 639

Điều cần nhấn mạnh là, hình thức tồn tại của các tranh chấp trong kinhdoanh tự thân nó là yếu tố phản ánh nhữag đặc trưng của các quan hệ kinh tế

trong các cơ chế kinh tế tuỳ ting 046!

* Trên thực tế, nhiều khi toà án hay các cơ quan tài phán phải đưa ra những phán quyết mà khong trực tiếp ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bản như xác định một sự kiên pháp lý: Xác định một chứng cứ,

tuyên bố về tính hợp pháp của một quan hệ pháp luật ý tưởng này hiện nay dang được shi nhận gián tiếp trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự mà tại đó, các nhà soạn thảo phân chia thành “việc dan sự" và

“vi Kiện dan sự”.

Trang 38

1.3.2 Dac diém tranh chap kinh té trong nén kinh té thi trudng

Mỗi loại tranh chấp đều mang những đặc điểm riêng, phụ thuộc va tinh

chất của mối quan hệ pháp luật vào chủ thể của các mối quan hệ đó cũng như

lợi ích do mối quan hệ đó mang lại

Tranh chấp kinh tế, dù là tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp trongnội bộ công ty hay các tranh chấp kinh tế nào khác đều mang những nét đặctrưng cơ bản sau đây:

_ Thứ nhất, Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với

hoạt động phong phú đa dạng và các chu trình khép kín, với những mối liên hệ

hữu cơ, phục thuộc lẫn nhau, chỉ một vi phạm, một trục trac nhỏ ở một khâunào đó dé dàng gay phản ứng dây truyền, ảnh hưởng đến các khâu khác trongkinh doanh

Thứ hai Các bên tranh chấp là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh

doanh, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được Nhà nước thừa nhận quyền

kinh doanh Tính đa dạng của chủ thể, của các chủ sở hữu quyết định tínhphức tạp, đa dạng và quyết liệt của tranh chấp

Thứ ba, Tranh chấp kinh tế thường có giá trị lớn, nhiều trường hợp, giátrị vụ tranh chấp có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn, tồn tại, phát triểnhoặc phá sản một doanh nghiệp - do đó hậu quả xã hội của nó là rất lớn

Cuối cùng, các chủ thể kinh doanh tuy có bất đồng, tranh chấp nhau,

nhưng luôn muốn giữ gìn tốt mối quan hệ kinh tế đã thiết lập, giữ uy tín củamình và của các bạn hàng và muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp mình nếu bị vị phạm

1.3.3 Tranh chấp kinh tế theo pháp luật hiện hành

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các tranh chấp trong kinh doanhchủ yếu ton tại dưới dạng các anh chấp về hợp đồng kinh tế, phản ánh tinh

đơn điệu của các lợi ích cần bảo vệ trong mô hình kinh tế này Ngược lại,

trong điều kiện kinh tế thị trường, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự xuất hiện

của các phương thức kinh doanh, thị trường và các yếu tố sản xuất phi truyền

thống làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới như: tranh chấp giữa thành

Trang 39

viên công ty với công ty, tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau trongquá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp đến mua bán các

loại cổ phiếu, trái phiếu; tranh chấp vé liên doanh, liên kết kinh tế; tranh chấp

trong các lĩnh vực quảng cáo, bảo hiểm, kiểm toán, tu vấn, giám dinh ;

tranh chấp liên quan đến hối phiếu và séc, tranh chấp liên quan đến việc bảo

hộ các bí mật thương mại Có thể nói, sự thay đổi về nội dung và hình thức

các tranh chấp trong kinh doanh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế mới đã

và đang đòi hỏi các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh phảiđược xây dựng trên cơ sở các nguyên lý cơ bản của cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước

Theo cách hiểu phổ biến, tranh chấp kinh tế là sự bất đồng quan điểm

về lợi ích kinh tế phát sinh trong quá trình các bên thực hiện quan hệ kinh tế

So với tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế có các đặc thù sau:

- Tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự tuy đều là các tranh chấpmang tigh tài sản, các bên tham gia quan hệ không phân biệt thành phần kinh

tế đều bình đẳng trước pháp luật nhưng mục đích khác nhau Tranh chấp dân

sự là tranh chấp xảy ra trong những quan hệ mang mục đích tiêu dùng hàngngày Còn tranh chấp kinh tế thì xảy ra trong những quan hệ tài sản mang mục

đích kinh doanh kiếm lời.

- Giá trị kinh tế trong các vụ tranh chấp kinh tế thường là rất lớn bởiđây là tài sản mà các nhà kinh doanh huy động vào các vụ làm ăn với mụcđích lợi nhuận cao Trong khi đó các tranh chấp dân sự có giá trị tài sảnthường nhỏ hơn rất nhiều bởi quan hệ dân sự chỉ nhằm mục đích tiêu dùngthỏa mãn nhu cầu giản đơn của bản thân

- Chủ thể của quan hệ kinh tế hẹp hơn chủ thể các tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự xảy ra trong các quan hệ mang mục đích tiêu dùng sinh

hoạt hàng ngày vì vậy chủ thể có thể là một người, một cơ quan,hay tổ chức

xã hội nào Các tranh chấp kinh tế xảy ra trong các quan hệ mang mục đích

Kinh đoanh vì vay chủ thể trong quan hệ tranh chấp chính là chủ thể của các

quan hệ kinh doanh

Trước đây, do tính đặc tht của quan hệ kinh tế nên tranh chấp kinh tếthường được hiểu là những tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế baosồm tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế

Trang 40

Trong điều kiện hiện nay, tranh chấp không chỉ bao gồm tranh chấp về hợpđồng kinh tế Hơn thế nữa, những tranh chấp về hợp đồng kinh tế hiện nay

cũng đã thay đổi nhiều so với trước

Theo điều 12, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, quy định

thẩm quyền của tòa án, thì tranh chấp kinh tế hiện nay bao gồm:

- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân-pháp nhân, pháp

nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.

- Các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thànhviên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể

công ty.

- Tranh chấp liên quan việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu

- Các tranh chấp khác theo quy định pháp luật

Các tranh chấp hợp đồng kinh tế

Tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế, các bên đều mong muốn các điều

Khoản mà các bên đã cam kết trong hợp đồng sẽ được thực hiện một cách trọn

ven, quyền và lợi ích các bên sẽ được đáp ứng một cách thỏa đáng Nhưng cónhiều trường hop vì những nguyên nhân khác nhau mà hợp đồng bi bỏ dỡ nửachừng hoặc không được thực hiện nghiêm chỉnh, quyền lợi các bên bị xâmphạm, tranh chấp phát sinh và buộc họ phải yêu cầu tòa án giải quyết Các

tranh chấp về hợp đồng kinh tế có thể là:

- Tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế khi một bên có hành

vị vị phạm các cam kết trong hợp đồng

- Tranh chao trong việc thay đổi, đình chỉ, thanh lý hợp đồng kinh tế;Ễ © vit ý HỢP g

xem xét và tuyên bố hợp đồng kinh tế có vô hiệu hay không

Để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế, điều quan trọng

là Tòa án phải phân biệt được hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Hợp đồng

kinh tế là hợp đồng thỏa mãn các yêu cầu: hình thức phải bằng văn bản hoặc

tài liệu giao dịch, có mục đích kinh doanh và chủ thể của hợp đồng kinh tế làpháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN