1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu

205 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Kinh Tế Vô Hiệu Và Hậu Quả Pháp Lý Của Hợp Đồng Kinh Tế Vô Hiệu
Tác giả Lê Thị Bích Thọ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Luyện, TS. Nguyễn Thị Bích Vân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 46,4 MB

Nội dung

Luận õn tập trung nghiởn cứu lý luận hợp đồng kinh tế vừ hiệu vỏ hậuquả ?hõp lý của nụ xuất phõt từ hiện trạng khõi niệm "hợp đồng kinh tế".Những vấn đề nghiởn cứu của luận õn được tiếp

Trang 1

| BỘ GIÁO DỤC VA ĐÀ0 TAQ) TRUNG TAM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA#1

CUA HGP DONG KINH TẾ Vô HIỆU

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ

TRUONG DA AI HỌC yg 1À he

PHONG ĐỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hưởng dan khoa học: TS NGUYÊN VĂN LUYEN

TS NGUYEN THỊ BÍCH VAN

HÀ NỘI - 2002

re lat sl wee

eS SAA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu nêu trong luận án là trung thực và chính xác Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Trang 3

1.3.1 Khái niệm về hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu 69

1.3.2 Phương thức xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu a2

Chuong 2: HOP DONG KINH TẾ VÔ HIỆU - THUC TRANG PHAP LUAT VA 81

THUC TIEN AP DUNG

2.1 Cách tiếp cận của pháp luật và thực tiễn áp dung pháp luật về hợp 81

đồng kinh tế vô hiệu

2.2 Nhận xét đối với pháp luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu và thực tiễn 133

áp dụng

Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VỀ HỢP ĐỒNG 144

KINH TẾ VÔ HIỆU

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp 144luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu

3.2 Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế 158

vô hiệu

KẾT LUẬN 192

DANH MỤC TÀI LIỆU "1AM KHẢO 195

Trang 4

NHUNG TU VIET TAT TRONG LUẬN ÁN

1 BLDS : Bộ luật dân sự

2 BLHS : Bộ luật hình sự

3 DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

4 DINN : Đầu tư nước ngoài

5 DT& PT : Đầu tư và phát triển

6 LDN : Luật doanh nghiệp

7 PLHĐKT : Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

8 TAND : Toà án nhân dân

9 TNHH : Trách nhiệm hữu han

10 XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Œ LÍ tò

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng về quy mô kinh

doanh, hình thức hoạt động, hình thức sở hữu trong giai đoạn chuyển đổisang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường

theo định hướng XHCN đã làm cho quan hệ hợp đồng kinh tế thay đổi về cơ

bản Cùng với sự phát triển một bước các quan hệ hợp đồng kinh tế, pháp luật

về hợp đồng kinh tế đã có những bước phát triển nhất định với việc ban hành

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế Lần đầu tiên các quy định về hợp đồng kinh tế vôhiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu được phi nhận trong một văn bản pháp

luật có giá trị pháp lý cao là Pháp lệnh.

Trong những nam đầu thực hiện, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã póp phan

quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế, gdp phần thúcđẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácchủ thể kinh tế cũng như bảo đảm trật tự an toàn pháp luật của đất nước Tuyvậy, Jo được ban hành vào thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi, các quan hệkinh tế mới tuy đã phát sinh song chưa định hình một cách rõ rệt và phổ biến,các tíc động đa chiều của quan hệ kinh tế thế giới đến các quan hệ kinh tế

trone nước chưa mấy phức tạp, khiến cho giờ đây các văn bản pháp luật này

đang bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập Sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật

về hep đồng kinh tế nói chung và về hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng đã gay

ảnh tưởng không nhỏ đến các chủ thể của nền kinh tế, đến sự ổn định và phattriển kinh tế

[rong điều kiện các quan hệ kinh tế - xã hội đã thay đổi, khoa học pháp

lý nó chung và lý luận về luật kinh tế và luật dân sự cũng như lý luận về hợp

Trang 6

đồng kinh tế và hợp đồng dân sự nói riêng cần có sự đổi mới và tiếp tục phát

triển Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự, Luật thương mại và Luật doanh

nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn dé cần được làm rõ như khái niệm hợp đồng

kinh tế, mối liên hệ giữa hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng tronghoạt động thương mại Chính sự không phân định rõ ràng các quan hệ nói trên

đã đưa đến sự không thống nhất trong cách hiểu cũng như trong vận dụng đểgiải quyết các vấn đề của thực tiễn

Việc hoàn thiện chế định hợp đồng kinh tế là một vấn đề hết sức phức tạp

bởi về lý luận lẫn thực tiễn chế định này còn chứa đựng nhiều điểm không hợp

lý, hạn chế hiệu lực của nó Trong những nhược điểm đó, các quy định về hợpđồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu là vấn đề đáng quan

tâm Nếu việc xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu không được thực hiện đúng thì

số phận của toàn bộ cam kết, và đương nhiên là lợi ích của các bên kí kết sẽ bị

đặt trước nguy cơ.

Vì vậy nhận thức đúng về bản chất hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quảpháp lý của nó, từ đó xây dựng các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu vàbiện pháp xử lý thích hợp sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinhre

tê.

Từ các lí do nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài "Hợp đồng kinh tế vôhiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” làm dé tài luận ánnghiên cứu sinh Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận xà thực tiễn về hợp đồngkinh tế thông chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc

2 Muc đích và nhiệm vu của đề tài

?

Mic đích chính của dé tài luận án là nghiên cứu một cách hệ thống các

vấn dé F luận, các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lýcủa nó cược quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng

dẫn, thụ: tiễn của việc áp dụng các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu để từ

Trang 7

đó lam sáng tỏ vấn dé này, góp phần hoàn thiện một bước lí luận, các quy

định pháp luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu và đưa ra một số giải pháp nhằm

nâng cao năng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vực nêu trên Xuất phát từ mục

đích trên, đề tài có nhiệm vu:

1 Nghiên cứu những vấn dé lý luận co bản về hợp đồng kinh tế vô hiệu,phân tích bản chất của hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó,đồng thời nghiên cứu về thực tiễn hợp đồng kinh tế và xử lí hợp đồng kinh tế

vô hiệu.

2 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hop với đánh gid thực tiễn, nêu lên

những vướng mắc của thực tiễn áp dụng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, từ đó đưa

ra các giải pháp khắc phục, những hạn chế, bất cập của hợp đồng kinh tế theo

các quy định hiện hành.

3 Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận về hợp đồng kinh tế

vô hiệu cũng như lý luận về hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu;

hoàn thiên pháp luật hợp đồng kinh tế nói chung và các quy định về hợp đồng

kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng; và

các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật tronp lĩnh vự này

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lí luận, thực trạng pháp luật và

thực tiễn áp dụng các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu để hoàn thiện vềmặt lí luìn, hoàn thiện các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả

pháp lý của chúng

Luận án giới hạn ở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận, thực trạngpháp lua về hợp đồng kinh tế vô hiệu và thực tiễn áp dụng pháp luật trong

việc giải quyết tranh chấp kinh tế có liên quan đến hợp đồng kinh tế vô hiệu

để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện lý luận cũng như pháp luật về hợp

đồng v6 \iệu

Trang 8

Luận õn tập trung nghiởn cứu lý luận hợp đồng kinh tế vừ hiệu vỏ hậuquả ?hõp lý của nụ xuất phõt từ hiện trạng khõi niệm "hợp đồng kinh tế".

Những vấn đề nghiởn cứu của luận õn được tiếp cận theo chiều sóu vỏ toỏndiện của vấn dờ trong sự liởn hệ với lý luận vỏ quy định của Phõp luật về hop

đồng dón sự vỏ thương mại, cũng như so sõnh với phõp luật của nước ngoỏi về

vấn đờ nghiởn cứu, liởn hệ với thực tiễn õp dụng phõp luật ở cõc Toỏ õn Nhóndón từ đụ củng cố nhận thức về lý luận cũng như hoỏn thiện cõc quy định vềhợp đồng kinh tế vừ hiệu vỏ hậu quả phõp lý của nụ

4 Tớnh hớnh nghiởn cứu

Hợp đồng kinh tế lỏ đề tỏi đọ được nhiều nhỏ nghiởn cứu lý luận cũng

như thực tiễn quan tóm nghiởn cứu Đọ cụ một số sõch chuyởn khảo về chế độ

hợp đồng kinh tế được xuất bản như "Hợp đồng kinh tế” của Lở Lộc, "Kế

hoạch hoõ kinh doanh vỏ hợp đồng kinh tế” của Phan Văn Tón, "Hợp đồng

kinh tế vỏ vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta" của cõc tõc giảHoỏng Thế Liởn, Phạm Hữu Nghị, Trần Đớnh Huỳnh, "Phõp luật về hợp đồngmua bõn ngoại thương” của TS Nguyễn Mạnh Bõch

Bởn cạnh cõc sõch chuyởn khảo cún cụ rất nhiều bỏi viết của cõc nhỏ luậthọc bỏn về vấn đề hợp đồng kinh tế cũng như những vấn đề cụ liởn quan đến

nụ trong cõc tap chợ chuyởn ngỏnh như: "Thi trường vỏ phõp luật” của TS.KH

Đỏo Trợ ĩc, "Kinh tế thị trường vỏ sự cần thiết phải hoỏn thiện phõp luật kinh

tế” của TS Lở Hồng Hạnh, "Về trõch nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng

`

kinh tở vỏ cõch xử lợ hợp đồng kinh tế vừ hiệu” của TS Trần Dinh Hảo, "Co sởkhoa hoc vỏ thực tiễn của việc xóy dựng phõp Luật thương mai 6 nước ta” của

TS Dương Đăng Huệ, "Nghĩa vụ hoỏn trả tỏi sản được lợi về tỏi sản khừng cụ

căn cỷ phõp luật” của Phạm Kim Anh, "Vỏi suy nghĩ về nguyởn tắc chỉ đạo

xóy dựng phõp luật ở nước ta hiện nay” của TS Tran Ngoc Đường, “Vi trợ, vaitrú củ: chế định hợp đồng trong Bộ luật dón sự Việt Nam" của +: NguyễnĐức Ciao, "Mấy ý kiến về hợp đồng Lao động vừ hiệu” của TS Đỏo Thi

Trang 9

Hang, "Một số ý kiến về Pháp lệnh hợp đồng kinh tế sửa đổi” của Nguyễn Thị

Khé, ' Xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh

tế sửa đổi" của TS Hoàng Thế Liên, "Về mối quan hệ giữa Luật dân sự, Luật

kinh tế và Luật thương mai", "Luận cứ khoa hoc của việc xây dựng pháp luậtkinh tế ở Việt Nam" của TS Nguyễn Văn Luyện; "Pháp Luật thương mại ViệtNam trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, "Về mối quan

hệ giữa pháp luật thương mại, kinh tế và dân su" của TS Phạm Duy Nghĩa;

"Luật kinh tế trong nửa thế ky phát triển của Nhà nước", "Tư pháp dân Mấy vấn dé lý luận và thực tiễn” của TS Nguyễn Như Phát

sự"-Về đề tài nghiên cứu sinh có "Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của TS Phạm Hữu Nghị Có hai

đề tài luận văn cao học: 1) "Hop đồng kinh tế vô hiệu theo quy định của pháp

luật Việt Nam” của NCS thực hiện năm 1997 và 2) "Hợp đồng kinh tế vô hiệu

và xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu” của Phan Xuân Tuy

Về vấn đề hợp đồng vô hiệu đã được nghiên cứu tương đối sâu thông quacác tác phẩm của các tác gid nước ngoài như: "Luật dân sự" của Christien

Atias, "Hợp đồng mua ban" của Jan Heliner, "Textbook on Contract" của

Antony Downes, "Contracts" của Claude D Rohwer & Gordon D Schaber,

"Basic contract law" cua Lon L Fuller, Melvin Aron Eisenberg, "Introduction

to comparative Law" của Zweigert & Kotz,

Các công trình nghiên cứu nói trên của các tác gia đã tiếp cận vấn dé hợp

đồng va hợp đồng kinh tế từ nhiều góc độ khác nhau va là những tài liệu vôcùng quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu dé tài của mình Tuy

nhiên, đề tài mà chúng tôi lựa chọn chỉ tả một vấn đề hẹp mang tính chuyên

sâu trong toàn bộ những vấn dé có liên quan đến hợp đồng kinh tế, đó là hợpđồng tinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó Vấn đề vô hiệu của hợp đồngnói ching cũng như hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng là mảng đề tài chưa có

một d: tài nghiên cứu khoa học ở bậc nghiên cứu sinh

Trang 10

Đề tài mà tác giả nghiên cứu là sự phát triển một bước luận văn cao học

của mình Ở luận văn cao học tác giả tập trung vào việc nghiên cứu các quy

định pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế vô hiệu Luận án được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về hợp đồng kinh tế vô hiệu và

hậu quả pháp lý của nó Trên cơ sở pháp luật hiện hành, những tài liệu, thông

tin hiện có, việc nghiên cứu một dé tài hẹp như trên là một việc làm hết sức

khó khăn song cũng rất lí thú

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được trình bày trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin về

Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế Nội dung

của luận án được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của

Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, các tài liệu tổng kết thực tiễn áp dụng pháp

luật, các bản án kinh tế và các tài liệu pháp lí

Luận án được sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương phápduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp

như: phân tích và tổng hợp, so sánh luật học, đối chiếu lich sử

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về mặt lí luận: Đây là luận án nghiên cứu sinh đầu tiên nghiên cứu mộtcách có hệ thống, toàn diện về vấn đề hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quảpháp lý của nó Các kiến nghị, kết luận nêu ra trong luận án là những luận cứ

khoa koc của tác giả Có thể nói đây là công trình khoa học được nghiên cứu

một céch nghiêm túc, có hệ thống và đã đề cập đến nhiều vấn đề mà từ trướcđến ney chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để Đó là vấn đề khái

niệm hợp đồng kinh tế vô hiệu, hau quả pháp ly của hợp đồng kinh tế vô hiệu,

các tiều chí xác định vô hiệu hợp đồng kinh tế vô hiệu, phương thức xử lí hợpđồng kinh tế vô hiệu Có những vấn đề mà trước đây còn có nhiều tranh luận

Trang 11

pháp, phương thức hoàn trả tài sản, trách nhiệm tài sản khi hợp đồng kinh tế

vô hiệu, khái niệm vi phạm điều cấm của pháp luật

Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệutham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu lí luận, làm tài liệu giảng dạy và học

tập cho giảng viên và sinh viên đại học luật và là tài liệu tham khảo trong việc

hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế

Về thực tiễn: Những nghiên cứu, kết luận, đề xuất của luận án còn có ý

nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế và nâng cao hiệu

quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này

7 Cơ cấu của bản luận án

Cơ cấu của luận án được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi

nghiên cứu Luận án bao gồm các phần sau:

- Lời nói đầu

- Phần nội dung gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của họp đồng kinh tế vô hiệu và hậu qua pháp

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỔNG KINH TẾ VÔ HIỆU

VÀ HẬU QUÁ PHÁP LÝ CỦA NÓ

1.1 HỢP DONG KINH TẾ VÀ NHUNG ĐẶC THU CUA NÓ TRONG

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA

1.1.1 Những yêu câu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng bằng

pháp luật

Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dày lịch sử Ngay từ

khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổihàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việcđiều tiết các quan hệ tài sản Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và cóhiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá - tiền tệ Thực tiễn của

các nền kinh tế thị trường trên thế giới từ xưa đến nay đã khẳng định giá trị và

vai trò của hợp đồng Ngày nay phần lớn các quan hệ xã hội được điều chỉnh

bằng các hợp đồng Điều này xuất phát từ việc pháp luật hiện đại thừa nhận

quyền bình đẳng của con người trước pháp luật và quyền tự do cá nhân Vai

trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ

thống pháp luật "Kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn mình thì chế định

hợp đồng càng được coi trọng, càng được hoàn thiện" [18, tr 34]

Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng giữmột vị trí vô cùng quan trọng Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thốngkinh tế và pháp luật không phải là ngẫu nhiên, đặc biét là trong nền kinh tế thi

trường, nơi mà mọi dịch vụ, hàng hóa phải được tự do chuyén dich trong thi

trường thì vai trò của chế định hop đồng càng được thé hiện lớn hơn, bởi lẽtrong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên mang tính quyết định Về

nguyén tac pháp luật tôn trọng ý chí của các bên và chi can thiệp trong các

Trang 13

trường hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật "Vai trò của chế định hợp

đồn: là quy định làm căn cứ để giải thích rõ nội dung của các phần mà cácbên :hể hiện chưa rd, hay bổ sung những phần mà các bên chưa xác định" [13,

tr 49].

Ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, hợp đồng được thừa nhận

về mặt pháp lý khi đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham

gia kí kết

Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của nền kinh tế thịtrường Chức năng cơ bản của hợp đồng quyết định bản chất và giá trị xã hộicủa n6 trong điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Hợp đồng là hình

thức pháp lý của sự trao đổi hàng hóa, tiền tệ Trao đổi hàng - tiền đặt ra sự

bình đẳng hình thức giữa những người tham gia trao đổi đó và thừa nhận

quyền tự do hành động của họ [49, tr 5]

Hợp đồng luôn luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể.

Tu do ý chí trong giao kết hợp đồng được hình thành va phát triển mạnh mẽ ởPháp từ thế kỷ 18 Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí Nguyêntắc này cho phép các cá nhân được tự do quyết định trong việc giao kết hợp

đồng và khẳng định quyền của mỗi cá nhân tham gia vào giao dịch chỉ phụ

thuộc vào chính họ mà không phụ thuộc vào pháp luật Ý chí của họ được thể

hiện mot cách độc lập và xuất phát từ lợi ích cá nhân Quan niệm này xuất

phát từ việc cho rằng nếu các cá nhân tự do giao kết thì sẽ đảm bảo được sựcông bằng trong quan hệ hợp đồng Nguyên tắc tự do kí kết hợp đồng đưa đến

một hệ quả là hợp đồng khi đã được kí kết thì có giá trị bất buộc thực hiện.

Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể được thực hiện bởi sự thoả thuận củacác chủ thể hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũngnhư khéng có quyền làm thay đổi ý chí của họ Tuy nhiên, thực tiễn phát triển

Trang 14

của hợp đồng cho thấy quan điểm tự do một cách tuyệt đối như trên đã không tồn tại được lầu và càng ngày đã càng bộc lộ sự bất bình đăng trong giao kết

hợp đồng Trên thực tế ý nghĩa của nguyên tắc này chỉ mang tính hình thức

mà thôi Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ thể trong đó bình đẳng về

quyền và nghĩa vụ Thế nhưng, thực tiễn cho thấy các bên kí kết hợp đồng

thường không ngang bằng nhau mà có một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn

về kinh tế Do đó trên thực tế không có sự tự do kí kết hợp đồng mà thường là

một bên phải phụ thuộc vào ý chí của bên kia chứ không thể hiện ý chí chung

của các bên bằng việc thông qua hợp đồng đã được định sẵn của một bênmạnh hơn về kinh tế Hợp đồng trên thực tế không còn là kết quả của sự thểhiện ý chí chung của các bên nữa mà trở thành hình thức biểu hiện của sự bất

bình đẳng giữa các bên với nhau Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự can thiệp

của Nhà nước đến các quan hệ này Công cụ can thiệp được Nhà nước sử dụng

là pháp luật và chế định hợp đồng vì thế giữ một vi trí rất quan trong trongviệc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Cùng với sự thay đổi về quan điểm dé

cao lợi ích cá nhân sang lợi ích xã hội đã làm cho quan điểm về các nguyên

tắc này thay đổi

Để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, lý thuyết

về hợp đồng của một số nước đã đưa ra khái niệm lạm dụng, ngay tinh và

công bằng Điển hình là Pháp, Đức, Nhật, Việt Nam đã phi nhận nguyéntắc này trong Bộ luật dân sự của mình

Nguyên tac Ngay tình được áp dụng nhằm làm giảm nhẹ hiệu lực bắtbuộc của hợp đồng Thực ra rất khó để định nghĩa thế nào là ngay tình Đầu

tiên, người ta nhìn nhận ngay tình như nghĩa vụ trung thực, nghĩa là người có

nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng một cách trung thực, còn đối vớingười có quyền thì không được cản trở người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng

Dần dần, qua thực tiễn người ta cho rằng nếu chỉ hiểu ngay tình là trung thực

thì chưa đủ và khái niệm ngay tình còn được hiểu là nghia vụ hop tác piữa các

Trang 15

bên Nghĩa vụ hợp tác giữa các bên thể hiện ở việc các bên phải có nghĩa vụcung cấp thông tin cho nhau để thực hiện hợp đồng Nguyên tắc ngay tình

không chỉ được áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn được ápdụng trong cả quá trình hình thành hợp đồng Nguyên tắc ngay tình nhằm bảo

vệ bên yếu hơn trong hợp đồng và nhằm lập lại sự bình đẳng giữa các bêntrong hợp đồng

Khái niệm Lạm dụng được hình thành ở Pháp vào những năm 70 Xuấtphát từ sự mất cân đối trong hợp đồng có nguyên nhân từ việc một bên lànhững thương gia đơn phương soạn thao hợp đồng và đối tác thường là những

người tiêu dùng phải tham gia hợp đồng mà không có sự thể hiện ý chí Lúc

đó nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và huỷ bỏ các điều khoản lạm dụng

và nhằm bảo vệ bên yếu hơn trong hợp đồng các nhà lập pháp đã đưa vào luậtkhái niệm lạm dụng Có hai tiêu chí để xác định có sự lạm dụng là sự lạmdụng thế mạnh kinh tế để áp đặt các điều khoản của hợp đồng và sự lạm dụng

đem lại lợi ích thái quá cho một bên chủ thể

Da bằng cách này hay cách khác thì chế định hợp đồng ở mỗi quốc gia

khác nhau đều hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng giữa các bên giao kết hợp

đồng

Thứ hai, hợp đồng phải là tập hợp những cam kết được pháp luật thừanhận, ung hộ và đứng ra bảo vệ

Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự

tự do đó phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật Nói cách khác, pháp luật chỉ

bảo vệ các cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công Xuất

phát tt nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dan sự là tôn trọng quyền tự do ý chí

của moi cá nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của

mình, sháp luật của các nước quy định rằng các chủ thể được hoàn toàn tự do

giao kết hợp đồng, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội Việc hình

Trang 16

Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bat buộc song cũng hết sức linh

hoạt, uyển chuyển Điều này không dé dàng đạt được nếu như các quy định

pháp luật không được xây dựng theo dạng "mềm", tức là xác định các nguyêntắc co ban va coi các cam kết trong hợp đồng không đơn thuần là các chứng

cứ Về vấn đề này, hiện đang có hai xu hướng luật trái ngược nhau Mét là, xuhướng đơn giản hóa các quy tắc, giảm bớt số lượng va sự phức tap của những

điều luật mang tính chung và có kết cấu mạch lạc hơn, hợp lí hơn, dễ hiểu

hơn Hai là, xu hướng làm cho luật phong phú hơn bằng nhiều chi tiết rõ ràng

Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống luật án lệ được xây dựng

theo hướng thứ hai Do sử dụng án lệ nên pháp luật của các nước này rất dễ

dàng thích nghi với các điều kiện thực tiễn và cũng rất dễ dàng thay đổi để

phù hợp với thực tiễn Nói cách khác, nó mang tính linh hoạt và cập nhật

Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống luật văn bản tương đối ổn

định và mang tính ràng buộc cao Tuy nhiên, do thủ tục ban hành luật rất phức

tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nên sự thay đổi chúng là rất khó khăn Theo hệ

thống pháp luật này có một số quốc gia vẫn đồng thời áp dụng các án lệ, cáchọc thuyết pháp lý, mà đại diện là Pháp Luật được coi là "phần cứng” tương

đối ổn định, còn án lệ là "phần mềm" làm nhiệm vụ bổ sung, cập nhật pháp

luật Vì lẽ đó luật về hợp đồng ở các nước này vừa mang tính ràng buộc và vừa

linh hoạt, uzển chuyển Pháp luật nước ta chưa thừa nhận án lệ như một nguồn

luật của hợp đồng Chính vì vậy việc giải quyết các bất cập của pháp luật là rất

khó thực hiện và cũng vì thế mà việc sửa đổi và bổ sung luật là công việc thường xuyên được đặt ra đối với nhà làm luật Hiện nay để giải quyết vấn đề

này thong thường Tòa án tối cao có các báo cáo chuyên đề, công văn hướng

Trang 17

dẫn, song các hướng dẫn kiểu này không mang tính bắt buộc cao và vì vay

việc đưa ra các phán quyết khác nhau cho các vụ án có nội dung tương tự nhau

là việc không thể tránh khỏi ở nước ta hiện nay.

Ngoài ra, thực tiễn luôn luôn thay đổi và rất sinh động, trong khi đó luật

lại tương đối ổn định, vì vậy mâu thuẫn trong điều chỉnh các quan hệ hợp

đồng đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyềnthống và thực tiễn hợp đồng sinh động là không thể tránh khỏi

Thực tiễn hợp đồng phát triển đưa đến sự phát triển của pháp luật về hợp

đồng theo các hướng: Mét là, phạm vi hiệu lực của hợp đồng được mở rộng do

sự xuất hiện các loại hợp đồng mới Các loại hợp đồng mới được hình thànhbởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất đó là các loạihàng hóa mới xuất hiện, tự chúng đòi hỏi sự điều chỉnh đặc biệt về mặt pháp

lý Ví dụ, do kết quả của cách mạng khoa học kĩ thuật mà các thông tin

thương mại có giá trị trở thành đối tượng của hợp đồng Một nguyên nhân

khác aữa đó là sự xuất hiện các hợp đồng được cấu thành bởi nội dung của hai

hay miều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng leasing Trong nội dung hợpđồng này có sự kết hợp đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mua

bán Bên cạnh đó, hợp đồng dân sự ngày càng hướng tới điều chỉnh các quan

hệ về tổ chức như hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp, thoả ước dưới

mọi tình thức Hai la, một số quan hệ hợp đồng trước kia chỉ do những quy

phạm luật dân sự điều chỉnh nhưng nay lại được điều chỉnh bởi các quy định

của cic ngành luật khác Một số Toại hợp đồng bị loại ra khỏi lĩnh vực hop

đồng lân sự như các thoả ước lao động tập thể [49, tr 6]

Thứ tu, hợp đồng phải là những ưng thuận, thoả thuận, cam kết phản ánh

sự thêng nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng

Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng của các bên

giao kết Thiếu nó thì không thể coi là có hợp đồng Nói cách khác, đó phải là

Trang 18

sự thể hiện sự ưng thuận, thống nhất ý chí đích thực của các chủ thể Mọi nội

dung thoả thuận không phù hợp với ý chí thực của các bên có thể và cần phảidẫn đến việc không thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng

Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật về hợp đồng của các nước Ở ViệtNam nguyên tắc này cũng được thể hiện rất rõ trong các quy định pháp luật

về hợp đồng như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Bộ luật dan sự và Luật thương

mại

Nguyên tắc này tôn trọng ý chí của các bên và xem sự thể hiện ý chí đíchthực của các bên giao kết hợp đồng là yếu tố quyết định để hình thành hợpđồng Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là dịch vụ, ở đó cácgiao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dich vu)với nhiều chủ thể khác nhau (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như

nhau, hợp đồng thường được bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn, bên nhận dịch vụchỉ có quyền tự do trong việc quyết định có tham gia vào quan hệ hợp đồng đó

không mà không cùng thảo luận để đưa ra các điều khoản của hợp đồng Khitham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo các điều khoản của hợp

đồng đã được bên dịch vụ đưa ra Những hợp đồng này được gọi là "hợp đồng

gia nhập" Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải

đường sắt với khách hàng, hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng trong việccho vay tín dụng, mở tài khoản Trong các hợp đồng này, sự thương thuyết

để đi đến thoả thuận về các điều khoản hợp đồng phần nào bị hạn chế Tuynhiên, xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung được thể hiện thông

qua việc cả hai bên cùng mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đãchấp nhận giao kết hợp đồng Trong trường hợp này sự thoả thuận của các bên

được hình thành khi một bên chủ thể chấp nhận và quyết định tham gia vào

các hợp đồng này với những điều kiện và điều khoản như vậy Loại hợp đồng

này trên thực tế ngày càng phát triển và giữ một vị trí rất quan trọng, song đặt

ra vấn đề là làm thế nào để đảm bảo sự bình đẳng thích hợp giữa các bên Trên

Trang 19

thực tê, đã xảy ra không ít trường hợp mà ở đó bên gia nhập phải gánh chịu

những tổn thất từ các điều khoản của hợp đồng gia nhập Ở các nước, về vấn

đề này đã có rất nhiều cuộc bàn cãi Lúc đầu người ta chủ yếu chú tâm vào

việc làm thế nào để công nhận các hợp đồng loại này có hiệu lực pháp lý ràng

buộc các bên Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các hợp đồng này đã phát sinh

lý luận nhằm làm mất hiệu lực của các điều khoản không phù hợp Các ý kiến

đã lại tập trung vào ý nghĩa ban đầu của hợp đồng là các điều khoản của hợp

đồng có hiệu lực do ý chí của các bên hợp đông Vì vậy, khi người kí hợp

đồng không được cung cấp thông tin do đó không thể thoả thuận được hoặckhi ý nghĩa của các điều khoản hợp đồng vượt quá sự hiểu biết của họ thì hợpđồng không có hiệu lực

1.1.2 Đặc thù của hợp đồng kinh tế trong chế vy HỢP, đồng kinh tế

Rhee tua." ag = > |

{

hién hanh I :

1.1.2.1 Khái niệm hop đồng kinh tế - Ì `` , wuld 15: Ao

"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dich giữa

các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,

nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật và các thoả thuận khác cómục đích kinh doanh với sự quy định rố ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi

bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch" [32, Điều 1] Từ định nghĩa nêu trên

có thể rút ra một đặc điểm quan trọng và chung của các loại hợp đồng kinh tế

đó là sự thoả thuận giữa các bên nhằm phát sinh, thay đổi hay chấm đứt một

quan hệ trái vụ trong kinh tế

được thừa nhận như một chế định độc lập với chế định hợp đồng dân sự bởicác đặc trưng của nó Sự phân biệt giữa các hợp đồng này được dựa trên ba

Trang 20

a Mục đích của hợp đồng:

Hợp đồng kinh tế được kí kết nhằm thoả mãn mục đích kinh doanh kiếm

lời Day là một đặc trưng cơ ban thể hiện bản chất của hợp đồng kinh tế va dựa vào đó để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự Mục đích kinh

doanh được hiểu là mong muốn hướng đến lợi nhuận và lợi nhuận luôn là mục

tiêu hàng đầu của các bên tham gia kí kết hợp đồng Thông thường mục đíchcủa quan hệ hợp đồng được xác định thông qua tư cách chủ thể kí kết hợpđồng đó là liệu các chủ thé này có đăng kí kinh doanh để thực hiện công việc

trong lĩnh vực mà họ kí kết hợp đồng không? Tuy nhiên, mục đích kinh doanh

của các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế không phải lúc nào cũng dễ xác

định Chỉ trên cơ sở các hành vi cụ thể của các bên trong việc định đoạt, xử lí

các kết quả đạt được qua quan hệ hợp đồng kinh tế mới có thể xác định được

mục dich nay Một giao dịch kinh tế có hai bên chủ thể đều nhằm mục đích

kinh doanh là hợp đồng kinh tế còn các hợp đồng khác là hợp đồng dân sự

Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều hợp đồng mà ở đó chỉ có một bên chủ thểtham gia quan hệ hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh như hợp đồng xây

dựng trụ sở của một cơ quan hành chính sự nghiệp với công ty xây dựng Đốivới những hợp đồng này thực tiễn vẫn thừa nhận như hợp đồng kinh tế

b Chủ thể của hợp đồng:

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là pháp nhân với pháp nhân và pháp nhân

với cá nhân có đăng kí kinh doanh; với người làm công tác khoa học, nghệ

nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân cá thể; với các tổ chức, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam Như vậy, trong các quan hệ hợp đồng kinh tế một bên

tham gia bao gid cũng phat là pháp nhân Cách tiếp cận như trên của pháp luật

về hợp đồng kinh tế đã giới hạn phạm vi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tếđối với khá nhiều chủ thể kinh tế, loại họ ra khỏi sự điều chỉnh của pháp luật

về hợp đồng kinh tế Ví dụ như quan hệ hợp đồng mà hai bên tham gia kí kết

Trang 21

hop dong nhằm mục đích kinh doanh giữa hai doanh nghiệp tư nhân Quyđịnh như vậy đã vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp

luật của các chủ thể kinh doanh (được ghi nhận tại Hiến pháp 1992) và cũng

đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan giải quyết tranh chấp Quan điểmchung của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề này là chỉ thừa nhận chủ thể hợp

đồng kinh tế là pháp nhân và cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định tại

Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế mà thôi Theo quan điểm này các chủ thể

của quan hệ hợp đồng kinh tế một lần nữa lại bị thu hẹp hơn: những người làm

công tác khoa học ki thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư

dân tham gia quan hệ hợp đồng với một pháp nhân và nhằm mục đích kinhdoanh cũng không được thừa nhận là chủ thể hợp đồng kinh tế Chúng tôi chỉđồng tình với một phần quan điểm nêu trên Riêng đối với hộ nông dân, neudan cling cần được coi là các chủ thể của hợp đồng kinh tế, bởi quan hệ hợpđồng mà họ tham gia là các quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh

tế Bén cạnh đó có một số chủ thể mới được hình thành theo Luật doanhnghiệ2 như công ty hợp danh cũng không được xác định có là chủ thể củaquan 1¢ hợp đồng kinh tế không do cách quy định liệt kê các loại chủ thể củaPháp lệnh hợp đồng kinh tế Việc quy định mang tính liệt kê các loại chủ thểnhư láu nay rõ ràng đã tạo nên sự bất cập của pháp luật và không thể bao quátđược sác loại chủ thể

c Hình thức của hop đồng:

dinh thức của hợp đồng kinh tế phải là văn ban hoặc tài liệu giao dich

(32, Điều 11] Mọi thoả thuận bằng những hình thức khác đều không có hiệu

lực pidp lí Day cũng là một điểm khác so với hình thức của hợp đồng dan sự

và hẹp đồng thương mại Hình thức của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương

mại cược hiểu theo nghĩa rộng hơn Nói cách khác, trong quan hệ dân sự vàthuorg mại các chủ thể được quyền tự chủ hơn Thực tế, không phải lúc nào

các tên kí kết hợp đồng cũng thương lượng rồi đi đến kí kết hợp đồng kinh tế

Trang 22

theo đúng thủ tục luật định Nhiều hợp đồng phát sinh do hành vi mặc nhiên

hoặc cam kết thoả thuận bằng các hình thức khác rồi thực hiện những cam kết,thoả thuận đó và sau đó hợp thức hóa bằng văn bản Những giao dịch như vậy

hiện tại không được thừa nhận là hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành

Bên cạnh đó, do sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin điện

tử thì việc quy định hợp đồng kinh tế phải được thể hiện bằng văn bản đã gâyrất nhiều khó khăn cho các chủ thể cũng như các cơ quan giải quyết tranh

chấp Theo chúng tôi cần tôn trọng sự lựa chọn của các bên, pháp luật chỉ nênquy định bat buộc kí kết bằng văn bản đối với một số chủng loại hợp đồng

mang tính chất quan trọng, có ý nghĩa đối với các bên, đối với Nhà nước và có

giá trị lớn Ngoài ra, cũng cần hiểu khái niệm văn bản rộng hơn chứ khôngphải chỉ là các văn bản hợp đồng được các bên trực tiếp kí Thêm nữa, lâu nayngười ta vẫn chỉ xác định hình thức của hợp đồng bằng văn bản là cái thể hiện

nội dung của hợp đồng mà chưa quan tâm đến mặt khác của hình thức đó là sự

xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền đưa đến hiệu lực của hợp đồng Ví

dụ, cơ quan công chứng đối với các hợp đồng đòi hỏi phải có sự xác nhận của

các cơ quan này như hợp đồng thế chấp, bảo lãnh Chính vì những lí do nhưvậy ma định nghia về hình thức hợp đồng kinh tế đòi hỏi phải được hoàn chỉnh

thêm Việc quy định mang tính chất liệt kê và áp đặt các hình thức thể hiện

nội dung hợp đồng như trên đã bộc lộ một số nét hạn chế như: Mor ld, không

khuyến khích và giúp đỡ tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động

kinh doanh Bởi lẽ, do đặc thù của các quan hệ kinh doanh là mang tính thời

cơ néa đòi hỏi mọi "thao tác” phải được thực hiện một cách nhanh chóng và

an toàn Nếu phải tuân thủ theo những yêu cầu vẻ thủ tục nhất định nhiều khi

sẽ làm mất cơ hội làm ăn và ảnh Hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các

chủ thể; hai là, hạn chế quyền tự do kinh doanh thực chất của các chủ thể

Xuất phát từ các đặc trưng của hợp đồng kinh tế như đã nêu ở trên chophép a phân biệt một cách tương đối các quan hệ hợp đồng kinh tế với hợp

Trang 23

đồng dân sự và hợp đồng thương mại Nói một cách khác, là có thể xác định

được mối quan hệ giữa các loại quan hệ này Cũng như các quan hệ hợp đồng

dân sự, các quan hệ hợp đồng kinh tế và các quan hệ hợp đồng trong hoạtđộng thương mại là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ Tuy

nhiên, các quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự lại được phân biệt với

tư cách là đối tượng của hai lĩnh vực luật riêng biệt: luật kinh tế và luật dân sự.Các quan hệ dân sự phát sinh giữa các công dân với nhau hoặc giữa công dân

với tổ chức trong quá trình chuyển giao các giá trị vật chất nhằm mục đích

tiêu dùng, sinh hoạt Ngược lại, quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát sinh giữa các

đơn vị kinh tế với nhau trong quá trình kinh doanh vì mục đích kinh doanh thì

được coi là quan hệ kinh tế Song cũng cần thấy rằng căn cứ quan trọng để

phân biệt hai loại quan hệ trên theo hai hướng điều chỉnh khác nhau chi mangtính chất tương đối, nhất là trong điều kiện hiện nay

Các tiêu chí nêu trên ban đầu đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực

tiễn Song cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoàn thiện pháp luật về

hợp đồng dân sự, đặc biệt khi Bộ luật dân sự được ban hành thì việc phân biệtmột cách rach ròi giữa quan hệ hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế đã gaprất nhiều khó khăn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Không phải lúc nàocũng có thể phân biệt được đâu là quan hệ hợp đồng dân sự và đâu là quan hệ

hợp đồng kinh tế một cách dễ dàng, bởi vì ranh giới giữa chúng nhiều khi rất

mơ hò, vùng giao thoa giữa chúng ngày càng rộng và những quan hệ được coi

`

là ngoại lệ lại trở thành phổ biến.

Mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự đã trở thành vấn

đề tranh luận khoa học và luật thực định cũng chưa có câu trả lời ranh giới rõ

ràng.

1.1.2.2 Hình thành hop đồng kinh tế

đợp đồng được hình thành khi có sự thoả thuận của các bên Tuy nhiên,

Trang 24

trong các trường hợp các bên giao kết gián tiếp thì việc xác định thời điểm hợp

đồng, được hình thành là rất khó khăn Cách tiếp cận các vấn đề này khác nhau

ở các nước Một số nước sử dụng thuyết "Ý chi thuc sự" trong khi đó một số

nước lại chấp nhận "Ý chí tuyén bố” Theo quan điểm sau, bất luận ý chí thực

sự của người kí kết là gì người ta cũng chỉ chú trọng đến ý chí đã tuyên bốtrong hợp đồng mà thôi Pháp luật của Pháp là ví dụ về trường phái ý chí thực

sự Tuy vậy, việc xác định ý chí thực sự chỉ áp dụng để giải thích các điều

khoản không rõ ràng Còn đối với các hợp đồng đã rõ ràng thì các thẩm phán

phải áp dụng các diéu khoản trong hợp đồng mà không được giải thích gì

thêm Dân luật Đức tuy dùng giải pháp "Ý chí tuyên bố" song vẫn quan tâm

tới việc tìm kiếm ý chí thực của người kí hợp đồng

Hợp đồng kinh tế có thể được kí kết bằng hai cách: Kí kết trực tiếp và kí

kết gián tiếp Thực tế cho thấy các hợp đồng được kí kết thông qua hình thứcgián tiếp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong kí kết hợp đồng Việc phân biệt haicách thức kí kết hợp đồng kinh tế có ý nghia nhất định trong việc xác địnhthời hạn có hiệu lực của hợp đồng Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy khôngphải lúc nào người kí kết cũng sử dụng một cách thức kí kết mà có lúc ápdụng linh hoạt các hình thức Do vậy, xác định thời hạn có hiệu lực của hợp

đồng kinh tế căn cứ vào sự phân biệt giữa kí gián tiếp và kí trực tiếp sẽ pâynhiều khó khăn cho người kí kết và cơ quan giải quyết tranh chấp Đối vớihình thức kí kết gián tiếp, hợp đồng kinh tế được hình thành kể từ khi các bênnhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoảnchủ yếu của hợp đồng Việc kí kết hợp đồng bằng hình thức này thường được

tiến hành thông qua việc một bên gửi đề nghị giao kết cho bên kia và bên nhận

sẽ trả lời chấp nhận Khi có sự chấp nhận thì hợp đồng được hình thành Tuy

nhiên, không phải lúc nào sự thống nhất ý chí của các bên cing thể hiện một

cách rõ ràng và chính xác trong các văn bản hoặc tài liệu giao dịch nên việc

Trang 25

nhận biết sự thoả thuận của các bên là vấn đề khá phức tạp.

Để biết được khi nào hợp đồng được hình thành là vấn dé khó khăn trong

trường hợp những người giao kết chỉ thương lượng với nhau bằng tài liệu giao

dịch Việc xác định thời điểm hình thành hợp đồng là vô cùng quan trọng

Làm thế nào để biết được khi nào các bên thoả thuận với nhau và dựa trên cơ

sở nào xác định hợp đồng đã hình thành Hợp đồng kinh tế hình thành và có

hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm các bên kí vào văn bản hợp đồng hoặc từ khi

các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điềukhoản chủ yếu của hợp đồng [32, Điều 11] Cách tiếp cận trên chỉ nêu lên hợp

đồng được hình thành khi có sự thoả thuận song không nói rõ sự thoả thuậnđược hình thành khi nào trong trường hợp các bên kí kết hợp đồng bằng tài

liệu giao dịch Điều này là rất khó khăn trong việc xác định sự tồn tại của hợpđồng

Pháp luật của các nước khác có bốn quan điểm khác nhau về việc xác

định thời hạn giao kết hợp đồng như sau:

1 Theo lý thuyết tuyên bố: hợp đồng được giao kết kể từ khi bên chấpnhận tuyên bố chấp nhận bằng thư hay điện tín

2 Theo lý thuyết tống phát: hợp đồng được giao kết kể từ khi bức thư hay

điện tín chấp nhận được gửi di

3 Theo lý thuyết tiếp nhận: hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị giaokết hợp đồng nhận được thư hay điện tín chấp nhận

4 Theo lý thuyết thông đạt: hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị giaokết hợp đồng thực sự biết rõ sự chấp nhận ấy:

Như vậy thời điểm hình thành hợp đồng sẽ khác nhau tùy theo pháp luật

hoặc các bên chấp nhận giải pháp nào theo các lý thuyết trên Trong các lý

thuyết nêu trên thì thuyết tống đạt ít được áp dụng vì nó đòi hỏi bên đề nghị

Trang 26

phải biết rõ sự chấp nhận của bên nhận đề nghị giao kết Một số nước áp dung

lý thuyết tiếp nhận theo đó bên đề nghị được coi là đã xem thư trả lời ngay khinhận được thư và như vậy hợp đồng được giao kết và không phụ thuộc vào ý

muốn của bên này Lý thuyết này được áp dụng ở các nước Bắc Âu và Cộng

hòa lièn bang Đức Đối với một số nước khác thì hai thuyết trên là không thích

hợp và họ áp dụng lý thuyết thứ ba - hợp đồng được giao kết ngay khi bênnhận đề nghị gửi thư trả lời chấp nhận Lý thuyết này được luật của các nước

Anh, Mỹ, Nhật và Pháp áp dụng.

Ở nước ta, thời điểm hình thành hợp đồng được xác định tùy theo hình

thức và nội dung hợp đồng mà các bên lựa chọn và cam kết Đối với cách thức

kí kết hợp đồng thông qua việc gửi văn bản qua lại cho nhau pháp luật nước ta

chấp rhận lý thuyết tiếp nhận để xác định thời điểm giao kết hợp đồng

1.1.2.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế

khi xây dựng pháp luật về hợp đồng các quốc gia đều quan tâm đến quy

định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, về hợp đồng vô hiệu để đảmbảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên và ổn định trật tự lưu thông, ổn

định các quan hệ xã hội Hiệu lực của hợp đồng chính là sự tạo lập ra quyền

và nghia vụ giữa các bên giao kết Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệulực bá buộc thi hành đối với các bên Một hợp đồng muốn có hiệu lực phải

bảo đìm các điều kiện, các đòi hỏi nhất định của pháp luật Thông thường

người ta quan tâm đến ba nội dung: Năng lực chủ thể, nội dung và hình thức

của hop đồng Theo quan niệm chung của các nước, khi xuất hiện khái niệm

hợp đồng thì cũng là lúc xuất hiện khái niệm hợp đồng có hiệu lực và hợp

đồng vO hiệu Pháp luật các nước nói chung đều công nhận nguyên tac "Các

thoả tiudn được hành thành một cách hợp pháp là bắt buộc đối với người làmnên ní” [54, tr 5] Như vậy để thiết lập một hợp đồng đồi hỏi thoả thuận đó

phải top pháp, tức là các thoả thuận đó phải phù hợp với các đòi hỏi của pháp

Trang 27

luật Tuy nhiên, ở các nước khác nhau sẽ có những quy định cụ thể khác nhau

về từng điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Theo pháp luật Việt Nam các điềukiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế chưa được thể hiện rõ và có hệ thốngtrong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế Song đây lại là vấn đề đã được các nhà khoa

học pháp lý cũng như lập pháp dân sự quan tâm và thừa nhận Theo đó, Bộ

luật dân sự đã quy định bốn yếu tố để một giao dich (hợp đồng) dân sự có hiệu

lực như sau:

a Phải có sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng của các bên

Sự tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để các bên xác lập quan

hệ hợp đồng Điều này đòi hỏi các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí

chung đích thực của mình Mọi thoả thuận không phản ánh đúng ý chí của các

bên hoặc một bên kí kết hợp đồng đều vô hiệu

b Chủ thể phải có đủ năng lực pháp lý cần thiết để giao kết hợp đồng

Chủ thể kí kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.Hầu hết pháp luật các quốc gia khi quy định về điều kiện để một hợp đồng cóhiệu lực đều đề cập đến năng lực của chủ thể Chủ thể của hợp đồng có thể là

pháp nhân hay cá nhân đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định Người

kí kết hợp đồng là những người đại diện hợp pháp: đại diện đương nhiên và

đại điện ủy quyền

Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi người kí kết hợp đồng có đủ năng lực pháp

lý cần thiết để thành lập hợp đồng Người kí hợp đồng có thể tự mình đứng ra

kí hợp đồng hoặc thông qua người đại diện Việc kí kết hợp đồng kinh tếthường được thực hiện thông qua người đại diện "Nguoi kí hợp đồng là đạiđiện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng kí kinh doanh" (32,Điều 9] Đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng kí kinh

doanh có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mình kí hợp đồng

kinh tế Đại diện hợp pháp của pháp nhân là người được bổ nhiệm hoặc được

Trang 28

th Le)

bầu vào vi trí đứng đầu pháp nhân va dang giữ chức vu đó Sử dung khái niệm

đại diện hợp pháp như trên nhằm phân biệt những người đại diện đương nhiên

do pháp luật quy định với đại diện theo ủy quyền.

c Nội dung và muc đích cua hợp đồng không trái pháp luật

Nội dung của các thoả thuận phải không trái với pháp luật, trái đạo đức

xã hội Những hợp đồng được giao kết trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội,

gây thiệt hại cho Nhà nước, cho lợi ích chung của xã hội đều không có hiệu

lực.

d Hình thức của hợp đồng phù hợp quy định của pháp luật

Hình thức của hợp đồng là phương thức biểu hiện nội dung của hợp đồng.

Đối với từng loại hợp đồng khác nhau pháp luật có thể quy định những hình

thức kí kết hợp đồng thích ứng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định có hai

hình thức hợp đồng là: văn bản và tài liệu piao dịch, mọi thoả thuận bằng các

hình thức khác đều không có giá trị pháp lí

Từ việc trình bày trên đây cho thấy thuật ngữ hợp đồng kinh tế ở nước ta

ra đời và được sử đụng trong thời kì của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao

cấp và cho đến nay cũng đã có những thay đổi nhất định xét về nội dung của

sự điều chỉnh của chế định hợp đồng kinh tế, nhưng hiện tại trong pháp luậtthực định vẫn tồn tại và sử dụng thuật ngữ hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự,hợp đồng trong hoạt động thương mại (theo Luật thương mại) và trong khoahọc pháp lý ở nước ta ba thuật ngữ này vẫn là đối tượng của các cuộc tranh

luận khoa học.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận án, tác giả; hông có tham vọng va

đặt ra mục đích tham gia luận bàn về ba thuật ngữ này mà xuất phát từ hiện

trạng của khái niệm, thuật ngữ "Hợp đồng kinh tế” để lấy đó làm giả định

nghiên cứu về hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó

Trang 29

1.2 HỢP DONG KINH TẾ VÔ HIỆU

1.2.1 Nhận thức chung về hợp đồng vô hiệu

Thuật ngữ hợp đồng kinh tế vô hiệu được sử dụng rộng rãi trong việc xác

định hiệu lực của hợp đồng kinh tế cũng như sự vô hiệu của hợp đồng kinh tế,

song để dua ra một khái niệm cu thể thì chưa có tài liệu nào dé cập tới Khoa

học pháp lý cũng như pháp luật thực định Việt Nam mới chi đi sâu làm rõ các

tiêu chí xác định vô hiệu hợp đồng và từ đó đưa ra cách thức xử lí đối với các trường hợp vô hiệu mà chưa làm rõ khái niệm này Để có thể đưa ra khái niệm

hợp đồng kinh tế vô hiệu, trước hết phải đặt chúng trong mối quan hệ với kháiniệm hợp đồng vô hiệu nói chung

Vo hiệu hiểu theo nghĩa thông thường là không có hiệu lực [87, tr 1826]

Hợp đồng vô hiệu được hiểu là một hợp đồng không tồn tại theo luật hoặc một

hợp đồng không có giá trị pháp lý hoặc không có giá trị bắt buộc đối với các

bên giao kết hợp đồng [101, tr 1574] Điều này thể hiện ngay cả trong trườnghợp các bên giao kết hợp đồng thừa nhận việc kí kết hợp đồng Hợp đồng như

vậy không được thừa nhẩn về mặt pháp luật và không thiết lập nên các quyền

và nghĩa vụ pháp lý Cách hiểu trên được áp dụng cho trường hợp vô hiệutuyệt đối Đối lập với nó là hợp đồng có thể vô hiệu Khái niệm hợp đồng có

thể vô hiệu được hiểu là một hợp đồng có hiệu lực nhưng có thể bị vô hiệu

theo sự lựa chon của một trong các bên giao kết [101, tr 1574] Hợp đồng chi

có thể bị vô hiệu đối với bên có lỗi, nhưng không bị vô hiệu đối với bên không

có lỗi, trừ trường hợp anh ta lựa chọn cách thức đó Một hợp đồng có thể vô

hiệu là một hợp đồng mà ở đó một hoặc nhiều bên có quyền vô hiệu các

quyền và nghĩa vụ pháp lý được thiết lập bởi hợp đồng theo sự lựa chọn của họ

hoặc có thể thừa nhận hợp đồng bằng sự từ bỏ quyền vô hiệu hợp đồng của

mình.

Một hợp đồng không đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật sẽ

Trang 30

không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên giao kết hợp

đồng Thời điểm xác định sự vô hiệu của một hợp đồng được tính từ thời điểm

hình thành hợp đồng Khi đã bị tuyên bố vô hiệu, hợp đồng đã kí sẽ không cógiá trị bat buộc thực hiện và việc thực hiện vì thế bi chấm dứt

Khác với các trường hợp hợp đồng bị mất hiệu lực, hợp đồng bị chấm dứt

hiệu lực, hợp đồng không thể thực hiện được, hợp đồng bị vô hiệu được xác

định không có hiệu lực kể từ thời điểm mà hợp đồng được xác lập Hợp đồng

mất hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xác lập và sau đó rơi vào

tình trạng mất hiệu lực Như vậy, sự mất hiệu lực của hợp đồng xáy ra khôngphải ngay từ khi giao kết hợp đồng Ví dụ: Một hợp đồng được xác lập tại thời

điểm giao kết là hoàn toàn hợp pháp, nhưng sau thời điểm đó lại có quy định

cấm kinh doanh đối với loại đối tượng của hợp đồng, trong trường hợp này,hợp đồng đương nhiên không còn hiệu lực Một hợp đồng bị chấm dứt hiệu

lực có thể xảy ra khi hai bên trong quá trình thực hiện đã thoả thuận chấm dứt

do không thể thực hiện tiếp tục ví dụ như trường hợp một bên chủ thể chuyểngiao nhiệm vụ kinh doanh sang một chủ thể khác Trong trường hợp này, cáchợp đồng đã kí cũng được chuyển giao cho chủ thể mới, song nếu chủ thể mớikhông có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể chấm dứt

thực hiện hợp đồng đã kí Hoặc một ví dụ khác như trường hợp một bên bị

chấm dứt tư cách chủ thể thì hợp đồng đã kí cũng bị chấm dứt hiệu lực

Về mặt lý luận, hợp đồng là những giao dịch pháp lý song phương hoặc

đa phương của hai hay nhiều bên, mà qua đó thể hiện sự thống nhất ý chí (còn

được gọi là "sự ưng thuận”) của các bên với những mong muốn và chủ đích

đạt được những hệ quả pháp lý nhất định là việc xác lập các quyền và nghĩa vụ

ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng Hợp đồng được xác lập qua những

giao dịch pháp lý thể hiện "sự ưng thuận”, "thoả thuận” hay thống nhất ý chí

này của các bên sẽ được pháp luật thừa nhận và có hiệu lực pháp luật một khi

đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật

Trang 31

Chừng nào những điều kiện như vậy theo quy định của pháp luật không được

thoả man, có nghĩa là những giao dịch pháp lý ưng thuận (gọi là hợp đồng) đãchứa đựng những khiếm khuyết nhất định và do vậy bị coi là vô hiệu, cầnđược tiêu huỷ và xử lí theo những trình tự pháp lý nhất định Khái niệm hợpđồng vô hiệu được sử dung trong trường hợp này

Bản chất của hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng kinh tế vô hiệu nói

riêng thể hiện ở chỗ những hợp đồng này chứa đựng những khiếm khuyết làm

cho hợp đồng rơi vào một trong những tình trạng sau đây:

a Trái hoặc xâm hại trật tự pháp lý, lợi ích công cộng của xã hội duoc

pháp luật bao vệ (trong trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật và trái dao

đức xã hội không có căn nguyên hoặc có đối tượng gia tạo) và do đó hợp đồnghoàn toàn không có hiệu lực pháp luật (vô hiệu tuyệt đối)

Tu do thể hiện ý chí là một trong các nguyên tac chủ yếu trong giao kếthợp đồng Theo nguyên tắc này các bên được quyền tự do kết lập các hợp

đồng theo ý chí của mình, như tự do quyết định nội dung của hợp đồng, tự dotrong việc lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng Tuynhiên, sự tự do đó không mang tính tuyệt đối mà còn bị chi phối bởi nhữnghạn chế nhất định

Hạn chế thứ nhất là mọi thoả thuận phải không trái pháp luật Thoả thuận

trái pháp luật sẽ không có hiệu lực Khoa học pháp lý cũng như pháp luật Việt

Nam thừa nhận điều này như một nguyên tắc trong giao kết hợp đồng [32,Điều 3] Tiêu chí xác định một hợp đồng bất hợp pháp hoặc trái đạo đức xã

hội được nhìn nhận khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau và ởmỗi hệ thống pháp luật vào những thời kì khác nhau, vấn đề này cung đượcnhìn nhận không giống nhau

Hạn chế thứ hai là mọi thoả thuận không trái đạo đức xã hội Các hợpđồng mac dù không vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng van bị coi là vô

Trang 32

hiệu khi vi phạm đạo đức xã hội Pháp luật về hợp đồng của nhiều nước đã đưa

ra hạn chế nay Moi giao dich trái đạo đức xã hội đều vô hiệu

Pháp luật nước ta cũng ghi nhận hạn chế này trong giao kết dân sự,

thương mại (Điều 131 và 395 BLDS), song lại không làm rõ khái niệm dao

đức xã hội và khi nao được coi là vi phạm, vì vậy đã gay không ít khó khăn

cho việc áp dụng chúng Ở các nước việc xác định các nội dung cụ thể của

khái niệm đạo đức xã hội thường được xem xét trong mối liên hệ với án lệ và

khoa học pháp lý trong sự thay đổi không ngừng của hệ tư tưởng xã hội và giá

trị đạo đức

Hạn chế thứ ba là về người giao kết hợp đồng Pháp luật của nhiều nước

quy định những người không có năng lực giao kết hợp đồng như người chưathành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bi hạn chế năng lực

hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thầnhoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được mình Người

hạn chế năng lực hành vị dân sự là những người nghiện ma túy hoặc các chất

kích thích khác không có quyền giao kết hợp đồng Pháp luật dân sự ở nước

ta cũng có cách tiếp cận tương tự Mặc dù, pháp luật về hợp đồng kinh tế chưa

có các quy định cụ thể về vấn đề này, song trong các văn bản pháp luật có liên

quan, về chủ thể của quan hệ pháp luật kinh tế nói chung và quan hệ hợp đồngkinh tế nói riêng cũng đã có các quy định hạn chế kinh doanh đối với một số

đối tượng, ví dụ như Luật doanh nghiệp 1999 đã hạn chế quyền kinh doanh

đối với những người sau:

1 Người mất trí;

2 Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án tù mà chưa

được xoá án;

3 Công chức Nhà nước

Trang 33

b Nội dung của hop đồng mau thuần với y chí thực sự của một hoặc cả

hai chủ thể tham gia hợp đồng và do đó mâu thuẫn với lợi ích của chính các

chủ thể đó Những hợp đồng chứa đựng nội dung như vậy chỉ bị vô hiệu khi

các chủ thể đó yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.

Sự tự nguyện giao kết hợp đồng là yếu tố cơ bản để các bên xác lập quan

hệ hợp đồng Điều này đòi hỏi các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí

đích thực của mình Moi thoả thuận không phan ánh đúng ý chí của các bên

hoặc một bên kí kết hợp đồng đều có thể dẫn đến vô hiệu Pháp luật của phần lớn các nước đều đòi hỏi sự thể hiện ý chí phải là đích thực Để hạn chế các trường hợp vô hiệu mà từ đó gây nên sự tổn thất rất lớn về kinh tế, luật hợp

đồng ở một số nước như Nhat Bản, Đức, Pháp vẫn thừa nhận hiệu lực củahợp đồng mà trong đó sự nhầm lẫn là đơn phương Hợp đồng chỉ vô hiệu trongtrường hợp cả hai bên đều biết trước sự sai lệch giữa ý muốn đích thực vànhững gi các bên cam kết hoặc buộc phải biết theo quy định của pháp luật

Các yếu tố như gây nhầm lẫn, lừa dối hoặc de doa đều có thể đưa đến sự vô

hiệu của hợp đồng

c Về hình thức hợp đồng Mặc dù nguyên tắc tự do ý chí là nguyên tắc

cơ bản trong giao kết hợp đồng và một hợp đồng được hình thành khi có sự

tồn tại ý chí thực sự của các chủ thể, song đối với một số hợp đồng còn phải

tuân theo những hình thức mà pháp luật quy định.

Ở một số nước theo hệ thống luật lục địa (Continental law system) như

Pháp, Đức coi sự thoả thuận thể hiện ý chí chung của các bên là điều kiệncần và đủ để hình thành nên hợp đồng cho dù chúng được thể hiện dưới bất cứ

hình thức nào.

Ở một số nước theo hệ thống luật Anh, Mỹ (Common law system) thì lại

có quan điểm khác Hình thức văn bản bắt buộc đối với các hợp đồng có giá

trị cao Ví du, ở Anh, Úc thì hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản

Trang 34

nếu cÓ gia trị từ trên 10 bang Anh trở lên (Sales of goods Act 1876) Quy định

này xuất phát từ hệ thống luật án lệ coi các văn bản hợp đồng có giá trị bắt

buộc và có tính chất như luật đối với các bên và đó là căn cứ cơ bản để cơ

quan CÓ thẩm quyền xem xét giải quyết tranh chấp Thực tế các hợp đồng ở

các nước này được soạn thảo rất chặt chẽ

1.2.2 Các yếu tố vô hiệu hợp đồng

Xét theo phương diện lí thuyết thì có những phương án, cách điều chỉnh

pháp luật về hợp đồng vô hiệu khác nhau mà mỗi quốc gia có thể sử dụng như

sau:

Một là, quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để căn cứ vào

đó suy ra và xác định hợp đồng vô hiệu

Hai là, quy định các trường hợp vô hiệu của hợp đồng Đại diện cho cácquốc gia sử dụng phương án này là Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật Bản Bộluật dân sự của CHLB Đức và Nhat Ban đã quy định các gqường hợp vô hiệu

của hành vi pháp lý trong phần chung mà không quy định các điều kiện hợp

đồng có hiệu lực

Ba là, quy định cả các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lẫn các trườnghợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng Đây là cách tiếp cận của Bộ luật dân sự

Cộng hoà Pháp Bộ luật dân sự Việt Nam

Ở Việt Nam, do có sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế

và hợp đồng trong hoạt động thương mại nên pháp luật có các phương án tiếpcận khác nhau về điều kiện hiệu lực và vô hiệu hợp đồng trong các lĩnh vựcnói trên Bộ luật dân sự đi theo phương án ba - quy định cả điều kiện hiệu lực

lẫn các yếu tố vô hiệu giao dịch dân sự (hợp đồng) Pháp lệnh hợp đồng kinh

tế lại theo phương án hai, nghĩa là chỉ quy định các trường hợp hợp đồng kinh

tế vô hiệu, còn Luật thương mại, tuy không có quy định chung về điều kiện

Trang 35

hiệu lực cũng như vô hiệu của hợp đồng trong hoạt động thương mại, song

trong quy định về một số hợp đồng cụ thể đã đưa ra điều kiện hiệu lực của hợp

dong

Mỗi quốc gia khi sử dung phương án nao cũng đều đưa ra những lí do

riêng của quốc gia mình Theo phương án một, nhà làm luật muốn sử dụng phương pháp loại trừ để xác định hợp đồng vô hiệu từ các giao dịch không đủ điều kiện để có hiệu lực này Theo chúng tôi, phương án này cũng có điểm hạn chế đó là các quy định rất cứng nhắc thể hiện ở việc chỉ thừa nhận những

quan hệ hợp đồng tuân thủ các điều kiện mà pháp luật đưa ra, nói cách khác là

các chủ thể chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định và vì vậy sẽ loại trừ

các giao dịch trên thực tế có thể chưa đủ điều kiện để xác định vô hiệu song

do không đảm bảo điều kiện hiệu lực mà bị loại trừ là chưa đề cao được vai trò

chủ động trong hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm của chủ thể giao

kết Phương án thứ ba, thoạt nhìn đó là phương án tương đối hoàn hảo và chặt

ché bởi lẽ cả điều kiện hiệu lực cũng như vô hiệu đều được pháp luật phi nhận

Trong trường hợp này chủ thể sẽ rất an tâm vì tất cả các trường hợp đều được

pháp luật dự liệu Tuy nhiên, phương án này về cơ bản cũng không khácphương án trên về cách thức tiếp cận và hạn chế của phương án trên vì thế còn

cao hơn Chúng tôi cho rằng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế sửa đổi cần đi theohướng quy định các yếu tố vô hiệu hợp đồng cụ thể và từ đó xác định hợp

đồng có hiệu lực nếu nó không bị vô hiệu Cách tiếp cận này thoả mãn được

quan điểm lập pháp và hành pháp của cơ chế quản lý kinh tế mới đó là "chủ

thể kinh doanh được làm những gi mà pháp luật không cấm” thay vi chỉ được

làm những gì mà pháp luật quy định.

iy, SẼ

1.2.3.1 Nhầm lan

Theo cách hiểu thông thường, nhầm lẫn được hiểu là hành vi được thực

hiện hoặc nhận thức không đúng với ý định của người thực hiện hành vị hay

Trang 36

nhận thức Ví dụ, nhầm đường, cầm nhầm, hiểu nhầm Trong khoa học pháp

ly, nhầm lẫn là sự thể hiện không chính xác ý muốn đích thực của các bên hay nói cách khác đó là sự không trùng hợp giữa ý chí được thể hiện với mong muốn thật của người thể hiện ý chí Có cách hiểu cho rằng nhầm lẫn là một

giả thiết sai lầm liên quan đến sự việc hoặc luật lệ tồn tại vào thời điểm giaokết hợp đồng [92, Điều 3.4] Cũng có cách hiểu cho rằng nhầm lẫn là sựkhông phù hợp giữa niềm tin và thực tế, nói cách khác là cái nghĩ trong đầu

khác với cái xảy ra trong thực tế Dù cách thể hiện bằng ngôn từ có khác nhau, song nội dung của khái niệm nhầm lẫn về cơ bản được hiểu như nhau Đó là

sự không phù hợp giữa sự thể hiện ý chí của chủ thể với thực tế của sự việc.

Theo quan điểm của các nha lập pháp Việt Nam, "khi một bên do nhầm

lân về nội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch thì có quyền yêu

cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dich đó; nếu bên kia không chấp nhậnyêu câu thay đổi của bên bị nhầm lan, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu

tòa an tuyên bố giao dịch vô hiệu” [62, Điều 141] Tuy không đưa ra khái

niệm về nhầm lẫn song Bộ luật dân sự đã khẳng định nhầm lẫn là yếu tố có thể

đưa đến vô hiệu hợp đồng Nếu lừa dối là hậu quả của việc cố ý đưa thông tinsai, Xuyên tac thông tin của bên kia thì nhầm lẫn là hậu quả nhận thức sai của

bản thân người bị nhầm lẫn do thiếu những kiến thức hoặc điều kiện nhất

định Việc xác định liệu một người có bị nhầm lẫn hay không phụ thuộc rất

nhiều vào việc xác định liệu có thông tin đưa đến khả nang gay nhầm lẫn haykhông? Thông tin gây nhầm lẫn có khi cho một bên song cũng có khi cho cảhai bên Ví dụ: A và B ký hợp đồng thuê tàu Cửu Long vận chuyển hàng hoá

A hiểu tau Cửu Long là Cửu Long I, còn B hiểu là Cửu Long II Hai tau này có

cùng tên song tải trọng và lịch trình khác nhau Như vậy nhầm lẫn có thể xảy

ra đo lỗi của một bên song cũng có thể là do lỗi của cả hai bên Khi xác định

lỗi trong nhầm lẫn, yếu tố gây nhầm lẫn cũng cần phải được phân biệt Đây

cũng là một trong những vấn dé cho tới nay ở nước ta vẫn chưa được làm rõ cả

Trang 37

v¿ phương điện lý luận cũng như trong pháp luật thực định.

Ở nhiều nước thuộc hệ thống Common Law và Civil Law đã có sự phânpict giữa nhầm lẫn do một phía (nhầm lẫn đơn phương) với nhầm lẫn do haiphía (nhầm lẫn chung, nhầm lẫn tương hỗ) và nhầm lẫn về sự việc với nhầm

Jin về luật Việc phân biệt các trường hợp nhầm lẫn như trên sẽ đưa ra các hậu

quả pháp lý khác nhau Nhầm lẫn do một bên giao kết có thể không dẫn tới vô

hiệu hợp đồng Ngược lại nhầm lẫn do cả hai phía có thể dẫn đến sự vô hiệu cla hợp đồng.

Nhầm lẫn đơn phương là nhầm lẫn chỉ của một bên Hầu hết các trườnghợp mà trong đó sự nhầm lẫn đơn phương xảy ra khi các bên không thống

nhất cách hiểu về một hay nhiều điều khoản hợp đồng Một khi cách hiểu của

một bên được khẳng định là đúng thì nhầm lẫn đơn phương đã xuất hiện và

bên nhầm lẫn là bên kia Điều này có nghia tại thời điểm kí kết hợp đồng, một

bên hiểu chính xác nội dung hợp đồng, còn bên kia thì không

Nhầm lần chung (nhầm lấn từ cả hai phía) là trường hợp các bên cùng

nhầm lẫn về một hoặc một số điều khoản cụ thể của hợp đồng Cả hai bên đềuhiểu sai về cùng một vấn đề Ví dụ, nhầm lẫn của A và B đối với tàu Cửu Long

như đã nêu ở trên Pháp luật nhiều nước thường coi hợp đồng được giao kết do

hai bên cùng bị nhầm lẫn là vô hiệu.

Nhầm lan tương hô là nhầm lẫn của hai bên song mỗi bên nhầm lẫn một

vam đề khác nhau Sự nhầm lẫn của cả hai bên đã dẫn đến việc giao kết hợpđồng của ho Sự nhầm lẫn của bên này là yếu tố dan bên kia đến chỗ giao kết

hợp đỏng và ngược lại Mỗi bên trong trường hợp này đã thiết lập hợp đồng

khác với ý định thực của mình [102, tr 655]

Nhầm lẫn về luật là sự hiểu sai luật đưa đến một cam kết không đúng với

mong muốn của người giao kết Quan điểm pháp luật truyền thống không coi

nhầm lẫn về luật song lại coi nhầm lẫn về sự việc là đối tượng cần sự bảo vệ

Trang 38

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa nhầm lẫn về luật và nhầm lẫn về sự việc khó cóthể được xác định rõ ràng trong nhiều trường hợp.

Nhâm lân về sự việc là sự nhầm lẫn về nội dung của vụ việc Các biểuhiện của nhầm lẫn như: mộ? là, sự nhầm lẫn vô ý thức về sự việc mang tínhchát quan trọng đối với hợp đồng; hai là, tin vào sự tồn tại của một sự việc làquan trọng đối với hợp đồng nhưng thực tế đã không tồn tại

Pháp luật hợp đồng của các quốc gia như Pháp, Mỹ, hầu như không thừa

nhin nhầm lẫn đơn phương là yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu hoặc nếu có

thừa nhận thì cũng đòi hỏi những điều kiện rất chặt chẽ Trái lại, pháp luật

Việt Nam, chỉ đề cập sự nhầm lẫn của một bên tham gia hợp đồng là yếu tố vô

hiệu hợp đồng mà chưa làm rõ nhầm lẫn do cả hai bên kí kết hợp đồng cóđược xem là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng không Đây là một điểm

chưa được làm rõ trong qui định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vô hiệu.Nku đã nêu ở trên, một trong những đòi hỏi mang tính ban chất của hợp đồng

là sự thể hiện ý chí đích thực của các bên Không có sự thống nhất ý chí thìkhông có hợp đồng Trong trường hợp cả hai bên nhầm lẫn về nội dung chủ

yêu của hợp đồng do đó ý chí của cả hai bên và những gi họ cam kết trong hợp

đéng không phù hợp với nhau Vì vậy, không thể không coi sự nhầm lẫn đến

từ hai phía là yếu tố có thể đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng Bản thân quyđịnh trên đã tự mâu thuẫn với chính quan điểm chung của Bộ luật dân sự vềnguyên tắc tự nguyện trong giao kết hợp đồng |

Xác định yếu tố nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng là một vấn đề rất phức

tạp Các bên hợp đồng thường bị nhiều nhân tố, hoàn cảnh dẫn đến sự nhầm

lân Những nhân tố dẫn đến nhầm lẫn pho ?ến nhất là do cách diễn đạt khi

soạn thảo hợp đồng, do sự khác biệt nhau về ngôn ngữ, sự khác nhau về các

tisu chuẩn kỹ thuật Thực tế có nhiều hợp đồng mà trong đó một hoặc cả hai

bin bị nhầm lẫn ngay từ khi giao kết Tuy nhiên, không phải bất cứ nhầm lẫn

Trang 39

nào cũng đều dẫn đến khả năng vô hiệu hợp đồng.

Ở các nước theo hệ thống Common Law cũng như Civil Law, nhầm lẫn

thường được các thẩm phán xác định thông qua việc áp dụng án lệ, các học

thuyết pháp lý hơn là áp dụng các quy định của luật hợp đồng Đây chính là

cách giải quyết năng động và có hiệu quả của pháp luật ở các nước này Lý do đơn giản là pháp luật không thể dự liệu được hết mọi tình huống có thể có trên

thực tiễn nên học thuyết pháp lý được sử dụng để khắc phục những "lỗ hổng"

này của pháp luật Học thuyết pháp lý là những quan điểm đã trở thành bất dibất dịch và được các tòa án áp dụng để giải quyết các trường hợp mà pháp luật

khong thể tiên liệu được Ở nước ta, việc áp dụng các học thuyết pháp lý còn

rất mới mẻ nếu như không muốn nói là chưa được biết đến trong việc xác định

hiệu lực của hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp về hợp đồng Án lệ thì

không được coi là nguồn pháp luật mặc dù trong giải quyết tranh chấp cácthẩm phán vẫn sử dụng các văn bản hướng dẫn của tòa án tối cao về đường lối

xét xủ, các báo cáo tổng kết của ngành tòa án Kinh nghiém thực tiễn của các

nước cho thấy, việc áp dụng các án lệ tỏ ra rất hiệu quả trong việc xác địnhcác vân dé như nhầm lẫn, lừa dối , tức là những vấn đề liên quan đến hiệu lựccủa hợp đồng

Việc coi nhầm lẫn nào là yếu tố có thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng

tùy thuộc vào cách tiếp cận vấn đề này của hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia

Đa số các hệ thống pháp luật đều nhìn nhận nhầm lẫn về sự việc, nhầm lẫn do

cả hai phía là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu Ở các nước này nhầm lẫn đơnphương hoặc các nhầm lẫn về luật hầu như không ảnh hưởng đến hiệu lực hợpđồng rừ những trường hợp ngoại lệ Trong giao dịch thương mại quốc tế,

nhầm lẫn về luật và nhầm lẫn về sự việc lại được xem như những yếu tố có thể

đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng "Việc đánh đồng hậu quả pháp lý của hai

loại naam lần này (nhầm lan về sự việc và nhầm lần về luật) dường như là có

Trang 40

li, vì các hệ thống pháp luật hiện đại ngày càng trở nên phức tạp Trong các

giao dịch thương mại quốc tế, vấn đề này gây khó khăn cho những giao dịch

mà các bên trong hợp đồng chưa quen thuộc với các hệ thống pháp luật" [92,Điều 3.4]

Để hạn chế việc trốn tránh các nghĩa vụ đã cam kết bằng cách coi hợp

đồng không có hiệu lực thông qua sự lạm dụng yếu tố nhầm lẫn, thẩm phán

cũng như các cơ quan tài phán khác cần phải có phân tích một số khía cạnh

nhất định Luật hợp đồng của Mỹ quy định nhầm lẫn do cả hai phía có thể làm cho hẹp đồng vô hiệu khi có ba điều kiện:

- Nhầm lẫn liên quan đến đối tượng mà các bên định giao kết;

- Nhầm lẫn có tác động rất cơ bản đến sự cam kết của các bên;

- Rui ro, thiệt hai gay ra từ sự nhầm lẫn [102, tr 657]

Theo các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà Pháp, điều kiện để xácđịnh sự nhầm lẫn rất khat khe Cu thể đó phải là nhầm lẫn về nội dung, phải

không do người kí hợp đồng gây ra và nhầm lẫn phải có tính quyết định, tức là

nếu các bên tham gia quan hệ hợp đồng biết trước điều đó thì sẽ không bao

giờ kí hợp đồng Một bên tham gia hợp đồng, trước khi kí phải tự tìm hiểu vàphải thể hiện sự biểu biết tối thiểu đối với những điều mà mình kí kết Nhầm

lẫn về giá cũng không được chấp nhận ở Pháp, mặc dù đây là những lỗi

thư-ờng x4y ra Nguyên đơn có trách nhiệm chứng minh rằng tại thời điểm giaokết hcp đồng mình đã nhầm lẫn, đã hiểu sai vấn dé do kha năng diễn đạt của

đối tá: Nhầm lẫn có thể được xác định bởi sự thiếu thông tin

Như vậy, cả hệ thống Common Law và Civil Law đều chỉ thừa nhận

nhầm lẫn như là yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu nếu đó là sự nhầm lẫn về sự

việc, hầm lẫn quan trong và sự nhầm lẫn xảy ra trong giai đoạn hình thànhhợp ding

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w