Những quy phạm pháp luật qui định các quyền của cá nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác các quy phạm pháp luật cho phép hay các quy phạm pháp luật trao quyền được thực hiện ở hình
Trang 1TRẦN THỊ XUÂN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Ở THÀNH PHO HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số : 6038 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Động
THU VIỄN
TRUONG ĐẠI HỌC | UAT HA NOIPHÒNG DOC 4 D “¬: +t oma 2
Hà Nội - 2004
Trang 2quan, tổ chic, nha khoa hoe, các Thay (2â giáo va các ban đồngaghiép.
ôi xin tran trong cam on các cán bộ của Oan phòng Uy banahan dan thanh phố F6a V6i, S6& Fu pháp 20à W6i, Téa án nhân
dân thành phố Fa W6i, Chi cục Chuế F6a Wi, Olin Kiéim sat
nhén dan thanh phé 20a Vi
(Đặc biét, tôi xin bay to lòng bitt on sâu sae tối Thay giáo, Fitn
sg QWgquyén (Uăn (Động — Châu da tận tinh chi bdo tôi trong qua
trinh thue hién Luda van nay
Qin trân trong cam oa!
Hà nội, ngày 02 tháng 5 năm 2004
Học viên
Trần Thị Xuân
Trang 3OLN C00020 012021111 n HH TH ng nà TT TK nh TT na cán 6
1.1 Các hình thức thực hiện pháp luật và mối quan hệ giữa chúng với
1.1.1 Các hình thức thực hiện pháp luật 6
1.1.2 Quan hệ giữa các hình thức thực hiện pháp luật 9
1.2 Áp dụng pháp luật ccee cee eeee esse ccsueesaecsensceaeees 11
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của áp dung pháp luật 111.2.2 Trinh tự (các giai đoạn) cua quá trình áp dụng pháp luật 14
1.2.3 Áp dụng pháp luật CURT TH: ác mà ng ws LH tả kg th Kể: es HH BỊ HH bã 206 Thế Tà V48 16
1.3 Những bao dam pháp lý cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở THÀNH PHỐ HÀINGE 0mm À 25
2.1 Những ưu điểm và thành tựu Lcc Q22 n nà 25
2.2 Một số khuyết điểm và tôn tại c cà 36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUA THUC HIỆN PHÁP LUAT Ở THÀNH PHO HÀ NỘI HIỆN
3.1 Một số đặc điểm cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội củathành phố Hà Nội Q0 eee eeeaeaeneneeaeneees 503.2 Những quan điểm có tính nguyên tắc của việc nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật ở thành phố Hà Nội 543.3 Một số biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật ở thành pho Hà Nội 59
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của thành
phố Hà Nội - c1 T11 121 112111211 125111 0511151111111 11 1n 60
Trang 43.3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật 683.3.4 Nang cao hiệu qua xử lý các vi phạm pháp luật 713.3.5 Tiếp tục cải cách hành chính các cơ quan nhà nước ở thành phố
Hà
0) HH HH TT nà nà TT KT nà nen k Tá nh nà nh nu nu rẻ 73
KẾT LAAN sssevsossseracetsestsrnseneeryrnenensqipesnantstutieietcenurentmees A0000 doses NMEA 78
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sảnViệt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang nâng cao nhận thức,
đổi mới tư duy, từng bước đề cao nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta và xây dựng thành công Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân Nhànước pháp quyền ấy quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cườngpháp chế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đạt được các tiêu chuẩn:toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khoa học, thực tiễn, phản ánh đúng các qui
luật phát triển khách quan của xã hội Mot trong những yêu cầu cơ bản trong
nhà nước pháp quyền là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải thực hiệnpháp luật một cách day đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất; ý thức tôn trọng
pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật phải trở thành thói
quen của mỗi người Tất nhiên, để đạt được điều đó không phải chỉ cần đến
sự nỗ lực của mỗi cá nhân mà cần đến sự nỗ lực của toàn xã hội Trước hết,nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới về tổ chức và hoạt động của mình,
trong đó đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật
và bảo vệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc thực hiện pháp
luật Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoạt động xây dựng pháp
luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật là ba hoạt động có liên
quan chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau và đều trực tiếp ảnh hưởngtới thực hiện pháp luật Hiệu quả của ba hoạt động này càng cao bao nhiêu thìviệc thực hiện pháp luật càng đạt kết quả cao bấy nhiêu Cho dù chúng ta có
Trang 6trình phát triển của các quan hệ xã hội nhưng ở mức độ hạn chế Sự tác động
đó chỉ dừng lại ở việc tác động thông qua ý thức pháp luật của công dân và
cũng chỉ ở một bộ phận không đáng kể Pháp luật chỉ thực sự phát huy tácdụng khi nó được áp dụng vào cuộc sống, được thể hiện thông qua hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân Pháp luật phải trở
thành phương thức quản lý xã hội, là cơ sở cho tổ chức đời sống xã hội Dovậy, vấn đề không phải chỉ ban hành thật nhiều văn bản quy phạm pháp luật
mà quan trọng hơn là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu, quiđịnh của nó trở thành hiện thực Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất
pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước bằng pháp luật ở
nước ta hiện nay.
Thực hiện pháp luật ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Nội nói
riêng được đặt ra như một vấn đề có tính thời sự, đã và đang thu hút sự quantâm của nhiều người, nhiều giới, nhất là những nhà lãnh đạo, quản lý, những
người làm công tác pháp luật ở nước ta Trước yêu cầu không ngừng tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước nói chung, ở thành phố
Hà Nội nói riêng, nhằm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân thì nghiên cứu làm rõ các vấn đề
về lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật; đánh giá đúng thực trạng thựchiện pháp luật ở thành phố Hà Nội và đề xuất những biện pháp pháp lý đúng
đắn để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội là việc làm
cấp bách và có ý nghĩa thiết thực.
2 Tình hình nghiên cứu
Thực hiện pháp luật hiện nay ở nước ta đang là vấn đề thời sự nóng bỏng.Trước thực trạng coi thường ký cương phép nước, bất chấp pháp luật của mộ!
Trang 7~ Pháp luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh); Dự án điều tra cơ bản
“Tinh hình thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay” của Viện nghiên cứu nhànước và pháp luật; Luận án Tiến sĩ luật học: ““Thực hiện pháp luật trong hoạt
động của lực lượng công an nhân dân để bảo vệ trật tự an toàn xã hội ở nước
ta hiện nay ”(Đỗ Tiến Triển); Luận văn Thạc sĩ luật học: “Thuc hiện pháp luật
ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay — thực trang và các phương
hướng, giải pháp” (Lê Thanh Bình)
Kết quả nghiên cứu những vấn đề này đã bước đầu xác lập cơ sở lý luận
về thực hiện pháp luật nói chung, làm tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu vấn
đề này trong khoa học pháp lý nước ta
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toànđiện vấn đề thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Tác giả luận văn phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về
thực hiện pháp luật, trên cơ sở đó tìm hiểu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp
luật ở thành phố Hà Nội trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất
nước; đề xuất một số biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội hiện nay
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận văn
Thực hiện pháp luật là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, liên quan tớinhiều lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội Trong phạm vi một luận văn
thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiệnpháp luật trong địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số biện
Trang 85 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lénin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
về nhà nước, pháp luật, pháp chế trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tếhiện nay ở nước ta Luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thểnhư phân tích - tổng hợp, so sánh, xã hội học
6 Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật nóichung, như khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật,những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện pháp luật,
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội hiện nay
trên hai mặt ưu điểm, khuyết điểm và phân tích những nguyên nhân của ưu,khuyết điểm đó
- Đề xuất những giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật ở thành phố Hà Nội hiện nay
7 Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần xây dựng luận cứ khoa họccho các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của thành phố Hà Nội đưa ranhững quyết sách bảo đảm cho pháp luật được thực hiện đầy đủ nghiêmchỉnh, thống nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
- Luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các chuyêngia pháp luật, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong việc tổ chức thựchiện pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc
Trang 9§ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Những vấn dé lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật ở thành phố Hà Nội hiện nay
Trang 10NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.1 CÁC HÌNH THUC THUC HIỆN PHÁP LUẬT VA MOI QUAN HỆ GIỮA
CHÚNG VỚI NHAU
1.1.1 Các hình thức thực hiện pháp luật
“Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật dân
chủ và nhân đạo Việc thực hiện chúng chính xác, đầy đủ càng thể hiện tính
dan chủ và nhân đạo thực sự của xã hội chúng ta” [40, tr 159] Như vậy, thực
hiện chính xác, đầy đủ pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ là mối quan tâm
của nhà nước mà còn là nghĩa vụ của mọi người dân trong xã hội Nhà nước
xã hội chủ nghĩa khi ban hành các quy phạm pháp luật đều mong muốn tất cả
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công
dan luôn luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách day đủ, nghiêm
chỉnh, thống nhất, vì mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dânthế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Do đó, không
phải ban hành thật nhiều các quy phạm pháp luật là được mà phải làm cho
những quy phạm pháp luật đó được hiện thực hoá.
“Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động)của con người phù hợp với những qui định của pháp luật Nói cách khác, tất
cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà phù hợp với quiđịnh của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các
quy phạm pháp luật” [40, tr 461] Như vậy, thực hiện pháp luật là hành vi
Trang 11mức độ phù hợp của hành vi đối với các quy phạm pháp luật Dưới góc độ
pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp Hanh vi đó không trái,không vượt quá phạm vi qui định của pháp luật, phù hợp với qui định củapháp luật và các lợi ích cho xã hội, nhà nước và các cá nhân Hành vi hợp
pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là phải xử
sự như vậy (xử sự chủ động), đó là hành vi tự giác Nhưng cũng có hành vi xử
sự do ảnh hưởng của môi trường xung quanh (thụ động) hoặc do có nhữnghành vi hợp pháp được thực hiện do việc áp dụng pháp luật bằng biện phápcưỡng chế của nhà nước Thực hiện pháp luật là quá trình đưa các qui định
của pháp luật vào thực tiễn đời sống biến nó thành các hoạt động của các chủ
thể pháp luật
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp
lý đã xác định bốn hình thức thực hiện pháp luật: tuân theo pháp luật, thi hànhpháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
- Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật,trong đó các chủ thể pháp luật kiểm chế không tiến hành những hoạt động mà
pháp luật ngăn cấm Các chủ thể pháp luật kiểm chế không thực hiện những
hành vi mà pháp luật hình sự, pháp luật hành chính ngăn cấm, tức là tuân theo
pháp luật Chẳng hạn, các hành khách đi máy bay không mang chất nổ, chất
cháy vào máy bay là đã tuân thủ pháp luật Các hành vi bị cấm được quy định
trong các quy phạm pháp luật ngăn cấm Việc tự kiềm chế để không phạm
vào những điều cấm của pháp luật, về thực chất chính là nghĩa vụ của cá
nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác
Trang 12của mình bằng hành vi tích cực Nghĩa vụ pháp lý là sự cần thiết phải xử sựtheo quy định bắt buộc của pháp luật nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước, xãhội và công dân Những quy phạm pháp luật bắt buộc qui định nghĩa vụ phải
thực hiện những hành vi tích cực nhất định để đáp ứng lợi ích của nhà nước,
xã hội và công dân Bởi vậy, nói thi hành (chấp hành) pháp luật cũng chính là
thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc Chẳng hạn, người kinh doanh nộp
thuế đầy đủ là đã chủ động thi hành pháp luật Yêu cầu của pháp luật ở đây là
không những phải thực hiện những hành vi bắt buộc mà còn phải thực hiện
chúng một cách day đủ Nói cách khác là phải "làm tròn nghĩa vụ" Thực tếcho thấy, cũng có người thực hiện nghĩa vụ nhưng thực hiện không đầy đủ Vídụ: Nguyễn Văn A tự nguyện lên đường làm nghĩa vụ quân sự Điều đó làđúng và tốt Nhưng ở đơn vị quân đội A thường vi pham kỷ luật quân đội và
nhiều lần bị thi hành kỷ luật Như vậy A đã không thực hiện nghĩa vụ quân sựmột cách đầy đủ, hay không chấp hành tốt pháp luật
- Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ
thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà
pháp luật cho phép) Những quy phạm pháp luật qui định các quyền của cá
nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác (các quy phạm pháp luật cho
phép hay các quy phạm pháp luật trao quyền) được thực hiện ở hình thức này
Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ: chủ thể pháp luật có thể thựchiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí củamình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện Chẳng hạn, Luật Hôn nhân và giađình qui định: nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi có quyền kết hôn Như vậy, các chủ
thể pháp luật ở đây có quyền thực hiện kết hôn hay không là tuỳ thuộc vào ý
chí của mình mặc dù pháp luật đã cho phép Đối với hình thức thực hiện pháp
Trang 13cho phép của pháp luật, như lợi dụng quyền hạn để trục lợi hay cố tình gây
khó khăn cản trở người khác thực hiện các quyền hợp pháp của họ hay lợi
dụng quyền tự do dân chủ để tố cáo sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự người
khác, v.v đều là những hành vi vi phạm pháp luật
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho cácchủ thể pháp luật khác thực hiện những qui định của pháp luật hoặc tự mình
căn cứ vào các qui định của pháp luật tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm đứt những quan hệ pháp luật cụ thể Trong
trường hợp này các chủ thể pháp luật thực hiện các qui định của pháp luật có
sự can thiệp của nhà nước
Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là
những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng
pháp luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của cơ quan nhà nước thông
qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền
Trong áp dụng pháp luật có cả tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật
và sử dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là một hình thức rất quan trọng của
thực hiện pháp luật nên cần được nghiên cứu riêng
1.1.2 Quan hệ giữa các hình thức thực hiện pháp luật
- Quan hệ giữa tuân thủ pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật
Tuân thủ pháp luật, tức là tự kiểm chế bản thân mình để không phạm
vào những điều ngăn cấm của pháp luật, về thực chất, cũng chính là thực hiệnnghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng pháp luật Bởi thế cho nên nó tác động tích
Trang 14cực tới chấp hành pháp luật Điều đó có nghĩa là khi chủ thể pháp luật thựchiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành vi tích cực của mình thì cũng phải tựkiềm chế mình để không trốn tránh nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đến nơi đến chốn Ngược lại, hành vi tích cực để thực hiện nghĩa vụ pháp lý cũng góp phần quan trọng để củng cố ý thức pháp luật, giúp chủ thể luôn luôn
có thể tự kiểm chế mình để không phạm vào những điều ngăn cấm của pháp
luật.
Tuân theo pháp luật cũng quan hệ chặt chẽ với sử dụng pháp luật
Trong quá trình sử dụng các quyền pháp lý, chủ thể luôn luôn ở trong nguy cơ
có thể vi phạm pháp luật nếu bản thân không có ý thức tự kiểm chế mình.Một khi chủ thể pháp luật tự kiểm chế mình được thì họ sẽ sử dụng đúng
quyền, tránh được những hành vi vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật.Đồng thời, việc sử dụng đúng quyền cũng sẽ tác động trở lại đối với ý thức tựkiểm chế của chủ thể, giúp chủ thể hiểu được giá trị thực tế của việc sử dụngđúng quyền, từ đó luôn tự kiểm chế mình không phạm vào những điều ngăn
cấm của pháp luật
Tuân thủ pháp luật còn quan hệ mật thiết với áp dụng pháp luật Sự tự
kiểm chế để không phạm vào điều cấm của pháp luật sẽ giúp cho người ápdụng pháp luật tránh được sai lầm, thậm chí là vi phạm pháp luật, để từ đóvận dụng đúng đắn, chính xác các quy phạm pháp luật có sẵn cho từng trường
hợp cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cụ thể Bên cạnh đó, việc vận dụng
đúng dan, chính xác các quy phạm pháp luật có san đó cũng sẽ củng cố ý
thức tự kiểm chế của chủ thể áp dụng pháp luật
- Quan hệ giữa chấp hành pháp luật với các hình thức thực hiện pháp
luật khác.
Như trên đã phân tích, chấp hành pháp luật quan hệ chặt chẽ với tuân
thủ pháp luật Hành vi tích cực trong việc thực hiện sự cần thiết phải xử sự mà
Trang 15pháp luật đã quy định cũng là hệ quả của sự tự kiểm chế trong ban than chủ
thể, cho dù hành vi đó là hoàn toàn tự giác và có ý thức rõ ràng Kết quả của
việc thực hiện nghĩa vụ càng nhiều bao nhiêu thì hiệu quả đạt được của tuânthủ pháp luật càng cao bấy nhiêu Bởi thế cho nên, cần luôn khuyến khích
việc thực hiện nghĩa vụ một cách tự giác; có biện pháp giáo dục, lôi cuốn chủ
thể vào những hành động có ích cho xã hội Bên cạnh đó, cũng phải áp dụngbiện pháp cưỡng chế khi cần thiết đối với chủ thể không tự giác chấp hành
pháp luật.
Theo nguyên tắc hiến định "Quyền của công dân không tách rời nghĩa
vu của công dan" (Điều 51 Hiến pháp năm 1992), mức độ được hưởng quyền
tương xứng với mức độ thực hiện nghĩa vụ, theo nguyên tắc: làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; việc hưởng thụ quyền tạo
tiền đề, điều kiện, cơ sở vững chắc để thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ
Việc thực hiện đấy đủ, nghiêm chỉnh các nghĩa vụ pháp lý là điều kiện quan
trọng để chủ thể pháp luật được hưởng các quyền mà pháp luật đã quy định
Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý sẽ giúp cho việc áp dụng phápluật một cách chính xác, đúng đắn, khách quan Đồng thời, việc áp dụng cácquy phạm pháp luật một cách chính xác, đúng đắn, khách quan sẽ bảo đảm
cho thực hiện nghĩa vụ luôn luôn đầy đủ, nghiêm chỉnh.
1.2 AP DỤNG PHÁP LUẬT
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật
Nếu chỉ có tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luậtthôi thì nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện, vì không có sự thamgia của nhà nước Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, mặc dt đã có quy
phạm pháp luật, nhưng chưa có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩmquyền thì quan hệ pháp luật chưa thể phát sinh Bởi vậy, rất cần hoạt động áp
Trang 16dụng pháp luật của cơ quan nha nước có thẩm quyền để tạo điều kiện cho các
chủ thể khác thực hiện đầy đủ các quy phạm pháp luật Áp dụng pháp luật chi
được tiến hành trong bốn trường hợp dưới đây:
+ Khi đã có quy phạm pháp luật quy định trước về những điều kiện cần và
đủ để làm phát sinh quan hệ pháp luật cụ thể với các bên tham gia cụ thể,
nhưng quan hệ pháp luật đó vẫn chưa hình thành vì chưa có sự can thiệp của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền Bởi vậy, cơ quan có thẩm quyền cần ápđụng pháp luật để làm phát sinh quan hệ pháp luật ấy Ví dụ: đã có Luật Hôn
nhân và gia đình quy định việc kết hôn, có pháp luật hành chính quy định
trình tự, thủ tục, hình thức pháp lý của việc đăng ký kết hôn tai uy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn; có các chủ thể đủ điều kiện kết hôn là anh A và chị
B, nhưng quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa hai người chưa thể phát sinh được
vì họ chưa đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do vậy, cơquan nhà nước đó cần tổ chức cho A và B đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng
nhận kết hôn cho họ Từ đó, quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa A và B mới
chính thức được xác lập.
+ Khi quan hệ pháp luật cụ thể đã phát sinh, nhưng nó vẫn chưa được thựchiện vì giữa các chủ thể quan hệ pháp luật đó có sự tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết Ví dụ: toà án kinh tế giải quyết tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ giữa hai bên đã ký hợp đồng kinh tế là C và D, ra quyết định của
mình về vấn đề này
+ Khi nhà nước thấy cần kiểm tra hoạt động của các bên tham gia những
quan hệ pháp luật quan trọng, liên quan tới lợi ích quốc gia (như quan hệ sở hữu đất đai và các tài nguyên khác, quan hệ ngoại thương) và cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra, hoặc cơ quan
Trang 17có thẩm quyền xác nhận những sự kiện thực tế như xác nhận di chúc, hợp
đồng viết tay, v.v
+ Khi có vi phạm pháp luật xảy ra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật Ví dụ:
toà hình sự xét xử vụ án hình sự và quyết định hình phạt đối với bị cáo; cơ
quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt hànhchính đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật hành chính
Áp dụng pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Chỉ được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: toà
hình sự xét xử các vụ án hình sự, toà dân sự xét xử các vụ án dân sự, cơ quan
có thẩm quyền xử phạt hành chính,
+ Mang tính quyền lực nhà nước: đôi khi, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng pháp luật theo ý chí đơn phương của mình (chẳng hạn, mặc dù
người phạm tội không muốn mình phải chịu hình phạt, nhưng toà hình sự vẫn
phải xét xử để quyết định hình phạt đối với người đó; văn bản áp dụng pháp
luật có tính chất bắt buộc phải thi hành đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức cóliên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
+ Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Ví dụ: toà
hình sự xét xử vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự, toà hành chínhxét xử vụ án hành chính theo pháp luật tố tụng hành chính, v.v
+ Mang tính chất cá biệt, tức là cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụngquy phạm pháp luật hiện hành cho từng trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, cơ
quan, tổ chức cụ thể Ví dụ: toà hình sự căn cứ vào các quy định của Bộ luậtHình sự để quyết định hình phạt đối với A vì A phạm tội giết người
Từ những điều trình bày ở trên, có thể định nghĩa: Áp dung pháp luật là
hoạt động mang tính quyền lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
Trang 18trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luậthiện hành đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể trong trường hợp cụ thể.1.2.2 Trình tự (các giai đoạn) của quá trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là loại hoạt động phức tạp, cho nên nó phải được tiến
hành theo từng giai đoạn (từng bước) nhất định
+ Giai đoạn một: Phân tích kỹ mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống xây
ra vụ việc, nhằm xác định tính chất pháp lý của nó tức là xem nó có liên
quan gì đến pháp luật hay không, có cần đến pháp luật để giải quyết không.Nếu vụ việc có tính pháp lý thì chuyển sang giai đoạn hai Yêu cầu ở giaiđoạn một là phải nghiên cứu toàn diện, khách quan, sâu sắc mọi tình tiết của
vụ việc và nếu cần thì sử dụng các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ (như
giám định pháp y) để xác định tính chất pháp lý, vì trên thực tế có nhiều vụ
việc không cần pháp luật giải quyết
+ Giai đoạn hai: Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết Yêucầu ở đây là phải lựa chọn đúng quy phạm và quy phạm đó còn hiệu lực; phải
hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của quy phạm được lựa chọn Muốnvậy, trước hết phải xem vụ việc vừa xẩy ra thuộc đối tượng điều chỉnh củangành luật nào để lựa chọn quy phạm của ngành luật ấy Sau khi tìm đúngquy phạm phải nghiên cứu nội dung của nó để hiểu được ý tưởng của nhà làm
luật Sau đó đối chiếu nội dung quy phạm ấy với tình tiết, nội dung, thực chấtcủa vụ việc xem đã khớp với nhau chưa, nếu rồi thì chuyển sang giai đoạn ba
là giai đoạn ra văn bản áp dụng pháp luật
+ Giai đoạn ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật Đây là giai đoạn có
ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật Yêu cầu của
giai đoạn này là văn ban áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm
Trang 19quyền, đúng hình thức luật định; nội dung phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dứt
khoát.
+ Giai đoạn bốn: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật Cơ quan
đã ban hành văn bản áp dụng pháp luật phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cá
nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh vănbản đã ban hành; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đó và khicần thiết có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân, cơ quan, tổ
chức không tự giác và không nghiêm chỉnh chấp hành
Hình thức pháp lý chủ yếu của kết quả áp dụng pháp luật là văn bản áp
dụng pháp luật Nó có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Co quan nhà nước
có thẩm quyền ở đây là cơ quan đã áp dụng pháp luật cho từng trường hợp cụthể, đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể Ví dụ: toà dân sự đưa ra bản án
dân sự, toà hình sự đưa ra bản án hình sự,
+ Được ban hành theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định Ví dụ: bản
án hình sự được ban hành theo luật tố tụng hình sự, bản án dân sự theo luật tế
tụng dân sự.
+ Được ban hành theo hình thức do pháp luật quy định, tức là tên và cách
trình bày của mỗi loại văn bản phải theo đúng quy định của pháp luật Ví dụ:
hình thức trình bày của bản án hình sự, quyết định cho nghỉ hưu, quyết địnhphân phối nhà ở, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo mẫu màpháp luật đã quy định
+ Mang tính chất cá biệt, có nghĩa là văn bản áp dụng pháp luật nhằm vào
đối tượng cụ thể vì trong đó có chứa đựng quy tắc xử sự riêng cho những cá
nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể có liên quan
Trang 20+ Được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước Nếu cá nhân, coquan, tổ chức có liên quan không tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành văn bản
áp dụng pháp luật thì cơ quan ban hành văn bản đó sẽ áp dụng biện phápcưỡng chế đối với họ, buộc họ phải chấp hành
+ Được thực hiện một lần trong thực tế đời sống Ví dụ: chấp hành bản ánhình sự một lần, nộp phạt một lần
Từ những điều trình bày ở trên có thể định nghĩa: Văn bản áp dụng pháp
luật là văn bản có tính cá biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo thu tục, trình tự, hình thức do pháp luật quy định, trong đó xác định ré
quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể có liên quan hoặc
biện pháp cưỡng chế cụ thể có tính chất trừng phạt trong trường hợp cần truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức đã vi phạm phápluật và được thực hiện một lần trong thực tế đời sống
Qua định nghĩa trên có thể thấy có hai loại văn bản áp dụng pháp
luật-một loại, trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của đối tượng có liên quan (vídụ: quyết định phân phối nhà ở, quyết định đề bạt cán bộ) và một loại, trong
đó xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính chất trừng phạt đối vớichủ
thể vi phạm pháp luật (ví dụ: bản án hình sự, quyết định xử phạt vi phạm
hành chính)
1.2.3 Áp dụng pháp luật tương tự
Khi xây dựng pháp luật, nhà làm luật đã cố gắng dự liệu (trù tính) hết
điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có thể xẩy ra trong đời sống để đưa ra cácquy phạm pháp luật điều chỉnh Song, do xã hội phát triển quá nhanh, nhiềuvấn đề mới nảy sinh, hoặc do khả năng của nhà làm luật hạn chế, cho nêntrong pháp luật vẫn còn khoảng trống, "lỗ hổng "dẫn đến tinh trạng có không
ít các vấn đề, các quan hệ xã hội còn chưa có pháp luật điều chỉnh Phương
Trang 21hướng chung để khác phục là tiếp tục hoàn thiện pháp luật Song, dé có phápluật mới thì phải chờ đợi trong một thời gian khá lâu, mà những vấn đề mới
nảy sinh thì đang cần giải quyết ngay để bảo đảm lợi ích của nhà nước, xã hội
và của công dân Trước tình thế ấy, pháp luật cho phép các cơ quan có thẩmquyền áp dụng pháp luật tương tự và coi đây chỉ là biện pháp tạm thời mang
tính tình thế
Áp dụng pháp luật tương tự có hai hình thức là áp dụng tương tự quy
phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật Áp dụng tương tự quy phạmpháp luật là giải quyết một vụ việc cụ thể chưa có pháp luật điều chỉnh trên cơ
sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự với vụ
việc đang cần giải quyết Ví dụ: Toà án huyện N đã vận dụng các quy định về
hợp đồng mua bán tài sản để giải quyết tranh chấp giữa A và B vé trao đổinhà khi chưa có quy định pháp luật về vấn đề này Áp dụng tương tự pháp luật
là giải quyết một vụ việc cụ thể theo các nguyên tắc chung, cơ bản của pháp
luật và bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, vốn sống của người áp dụng pháp luật.Chỉ khi nào xác định được rằng vừa không có quy phạm pháp luật điều chỉnh
vụ việc đang cần giải quyết, vừa không có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ
- việc khác có nội dung giống với vụ việc đang cần giải quyết thi mới duoc dp
dụng tương tự pháp luật.
Áp dụng pháp luật tương tự có những điều kiện của nó Điều kiện đó gồmhai loại - điều kiện chung của áp dụng pháp luật tương tự và điều kiện riêngcho mỗi hình thức áp dụng pháp luật tương tự
Điều kiện chung: Người áp dụng pháp luật phải xác định được rằng vụ
việc cần phải giải quyết mang tính pháp lý, tức là thật sự cần tới pháp luật để
giải quyết nhưng lại chưa có pháp luật về nó; phải phân tích kỹ nội dung các
quy phạm pháp luật để tìm ra quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc giống
Trang 22với vụ việc dang cần giải quyết, hoặc các nguyên tắc co ban của pháp luật.Ngoài ra, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và vốn sống của người áp dụng
pháp luật cũng rất quan trọng đối việc áp dụng pháp luật tương tự
Điều kiện riêng: Đối với hình thức thứ nhất thì người áp dụng pháp luậtphải xác định chính xác rằng chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc
đang cần giải quyết, nhưng có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác,
có nội dung giống với vụ việc đang cần giải quyết Đối với hình thức thứ hai,người áp dụng pháp luật cũng phải xác định được rằng vừa không có quy
phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc đang cần giải quyết, vừa không có cả quy
phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác giống với vụ việc đang cần giải
quyết
1.3 Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả
Việc thực hiện pháp luật có đạt được hiệu quả hay không điều đó phải
có những yếu tố, điều kiện pháp lý cụ thể đó là: sự hoàn thiện của hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật, hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp
luật và bảo vệ pháp luật của Nhà nước, sự đồng bộ trong quá trình áp dụngpháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân trong điều kiện
Sự hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật của Nhà nước và sự đồng bộ áp dụng phápluật có mối liên quan mật thiết với nhau Cơ quan áp dụng pháp luật là trung
gian để thông qua đó đạt được những mục đích mà quy phạm pháp luật đặt ra
Bên cạnh đó, trình độ cao của ý thức pháp luật lại có quan hệ hữu cơ với việchoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật và thực tế hoạt động áp dụngpháp luật Không hoàn thiện được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
thì không thể tạo lập được ý thức pháp luật cao trong toàn dân và cũng không
thể áp dụng pháp luật chính xác được Ngược lại, nếu ý thức pháp luật thấp thì
Trang 23cũng khó có thể xây dựng được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
chất lượng cao và áp dụng pháp luật không chính xác Do vậy, phải dam bao
đủ bốn điều kiện trên thì hiệu quả thực hiện pháp luật mới cao được
- Sự hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
Sự hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chặt chẽ vớihiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước Các văn bản quy phạm
pháp luật dù rất phong phú, đa dạng và được ban hành vào các thời điểm khác
nhau, nhưng giữa các văn bản đó đều có mối liên hệ mật thiết với nhau Điềukiện đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật đạt được hiệu quả cao đòi hỏi cácvăn bản quy phạm pháp luật phải đạt được những tiêu chuẩn, những yêu cầu
nhất định và trình độ kỹ thuật pháp lý cao Các văn bản pháp lý đó không
mâu thuẫn, không chồng chéo, có tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi của cuộc sống Các mục đích đề ra trong văn bản quy phạm pháp luật
phải được xây dựng trên cở sở pháp lý mới nhất, đảm bảo tính toàn diện, đồng
bộ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước Tuy
nhiên, trong thực tế không phải lúc nào nhà nước cũng ban hành được những
văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với qui luật phát triển kinh tế — xã hội
của đất nước do trình độ nhận thức của một số nhà làm luật không đây đủhoặc còn thiếu căn cứ thực tế mang tính khách quan Vì vậy, khi xây dựng
pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu một cách
toàn diện, sâu sắc đời sống xã hội trong mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm cụ thể
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì
việc xác định đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế — xã hội để
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, phù hợp là rất quan trọng.Văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với đường lối chính sách củaĐảng, ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động Văn bản quy phạm pháp
Trang 24luật phải được ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộcsống đặt ra Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải
mang tính toàn diện, tức là phải đa dạng mà cụ thể Các văn bản quy phạmpháp luật mang tính toàn diện, không thể chú trọng tới luật nội dung và coi
nhẹ luật hình thức mà phải dam bảo được tính thống nhất toàn diện giữa cácquy phạm pháp luật sẽ tránh được sự trùng lặp chồng chéo lẫn nhau Các quy
phạm pháp luật cần được xây dựng có kết cấu, bố cục lôgic, chặt chẽ Thuậtngữ pháp lý phải được sử dụng chính xác, một nghĩa, dé hiểu phù hợp với
nhận thức của toàn thể nhân dân Bản thân các văn bản quy phạm pháp luật có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc thực hiện pháp luật Do đó, một hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật toàn diện, đồng bộ, phù hợp với cuộcsống là rất cần thiết
- Hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật
của nhà nước
Nhà nước huy động toàn bộ sức mạnh về kinh tế, chính trị, văn hoá,pháp luật, để đưa pháp luật vào cuộc sống để tạo ra những giá trị văn minh
vật chất và văn minh tinh thần ngày càng phong phú cho xã hội Đồng thời,
Nhà nước ta đang thực hiện xã hội hoá tổ chức thực hiện pháp luật nhằm huy
Bảo vệ pháp luật là một hình thức hoạt động quan trọng của Nhà nước
nhằm bảo đảm cho pháp luật luôn luôn được tôn trọng và thực hiện đầy đủ,
nghiêm chỉnh và thống nhất Để nâng cao hiệu quả bảo vệ pháp luật, bản thânNhà nước cũng đang tự đổi mới mình về tổ chức và hoạt động, đặc biệt là các
cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật Bên cạnh đó Nhà nước cũng thực hiện
xã hội hoá bảo vệ pháp luật nhằm tập trung lực lượng của toàn xã hội trong
việc bảo vệ pháp luật.
- Sự đồng bộ trong quá trình áp dụng pháp luật
Trang 25Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống Hoạt động áp dụng pháp luật
có mối liên quan chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật Để thực hiện và
áp dụng pháp luật có hiệu quả thì trước hết phải có pháp luật tốt, tức là có một
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với sự phát triển
của xã hội
Như vậy, sau khi đã ban hành được văn bản quy phạm pháp luật thì vấn
đề quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật là giải thích, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi ngườihiểu mà thực hiện và tránh vi phạm pháp luật Sự hoàn thiện, đồng bộ trong
quá trình thực hiện pháp luật đòi hỏi cán bộ, nhân dân phải có trình độ pháp
lý cao Đối với các cơ quan áp dụng pháp luật thì muốn tránh hoạt động
chồng chéo, trùng lặp, cản trở lẫn nhau thì phải có sự phân công, tổ chức rõ
ràng, khoa học Trong hoạt động phải bảo đảm tính năng động, sáng tạo, phối
hợp đồng bộ, nhịp nhàng Tính hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật
thể hiện ở chỗ họ tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với
công việc được đảm nhiệm Tại Hội nghị tư pháp toàn quốc ngày 02/3/1957,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ tư pháp còn gặp khó khăn là ít được
` học tập do đồ đường lối, phương pháp công tác và tư tưởng bị ảnh _hưởng ”[37, tr 249] Như vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật đòi hỏi ngườitrực tiếp áp dụng pháp luật phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sự hiểubiết về pháp luật Họ được làm việc trong điều kiện vật chất cần thiết cho hoạtđộng áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là tổ chức cho các chủ thể pháp
luật thực hiện pháp luật mà trong đó các văn bản áp dụng pháp luật phải được
xây dựng một cách khoa học, cụ thể, hợp pháp và phù hợp với thực tiễn cuộcsống Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật từng bước phát triển
Trang 26cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, với ý thức pháp luật của nhândân trong điều kiện phát triển của đất nước.
- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân trong điều kiện kinh
tế, xã hội 6n định
Pháp luật xã hội chủ nghĩa được ban hành nhằm để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát triển theo hướng phục vụ lợi ích của nhân dân lao động Nhưngmục đích điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua hành vi xử sự cụ
thể của con người và các tổ chức của con người Việc xử sự tự giác của công
dân theo yêu cầu của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng để bảo đảm cho
pháp luật phát huy được hiệu lực
Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của công dân và thái độ của họ
đối với các qui định của pháp luật Cho nên, ý thức pháp luật càng được nângcao thì tỉnh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu củapháp luật càng được bảo đảm Trong quá trình áp dụng pháp luật, muốn một
quy phạm pháp luật được áp dụng đúng đắn đòi hỏi sự hiểu biết chính xác nộidung và yêu cầu của quy phạm pháp luật đó, phải giải thích nhằm làm sáng tỏ
nội dung và ý nghĩa của quy phạm đó Như vậy, việc áp dụng pháp luật phải
pháp luật đã phát triển đầy đủ Ý thức pháp luật tạo khả năng giải quyết đúng
dan trong những trường hợp vì một lý do nào đó mà pháp luật hiện hànhkhông trực tiếp đề cập đến thì phải bằng cách áp dụng nguyên tắc tương tự
Việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, kiên quyết ngăn chặn những vi phạm
pháp chế phần nào có tác dụng làm cho các quan điểm, quan niệm về phápluật xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển hơn Ý thức pháp luật là
hiện tượng thuộc lĩnh vực chủ quan của đời sống, rất gần gũi với pháp luật
Không có hiện tượng xã hội nào có thể được thể hiện dưới dạng quy phạm
pháp luật thành quyền và nghĩa vụ pháp lý chừng nào chúng chưa được đi qua
Trang 27ý thức của con người Ý thức pháp luật phat triển từ thấp đến cao, nhưng ýthức pháp luật không chỉ dừng lại ở những hiểu biết pháp luật thông thường
mà còn biểu hiện ở những mức cao hơn Từ những nhận thức về lợi ích, vềnhững trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, các chủ thể tự điều chỉnh hành vi
của mình sao cho phù hợp với pháp luật Ý thức pháp luật là cơ sở tạo nên văn
hoá pháp lý của các chủ thể pháp luật Ý thức pháp luật cao còn hình thành ởchủ thể thái độ cũng như cách ứng xử đúng đắn với pháp luật Trong điềukiện sinh hoạt vật chất, điều kiện giáo dục, môi trường xã hội, gia đình khácnhau nên mỗi cá nhân có ý thức pháp luật khác nhau Nhưng ý thức pháp luật
của cá nhân không thể cao hơn ý thức pháp luật xã hội Nhưng trong xã hội
ổn định thì ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, tập thể luôn được bổ sung, hoànthiện bởi ý thức pháp luật của những thành viên khác Công cuộc đổi mới đấtnước, cơ chế kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền đã đem đến
những biến đổi to lớn trong đời sống nhà nước, pháp luật và ý thức pháp luật
Cùng với sự vận động, phát trién của xã hội, lĩnh vực ý thức pháp luật cũng
đang diễn ra quá trình biến đổi to lớn Việc nâng cao ý thức chấp hành
nghiêm minh pháp luật sẽ là điều kiện quan trọng vào việc tổ chức thực hiện
pháp luật có hiệu quả
Kết luận của Chương ]
Việc ban hành được nhiều đạo luật là rất quan trọng, nhưng quan trọnghơn là phải làm cho pháp luật phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống
Thực hiện pháp luật là khâu quan trọng để các đạo luật, các văn bản qui phạm
pháp luật đi vào thực tế cuộc sống Nó phải được thể hiện dưới các hình thức
thông qua các qui định chặt ché của pháp luật Thực hiện pháp luật đạt hiệu
quả là đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, ổn định tình hình chính trị của
đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá Thực hiện pháp luật
Trang 28phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sự hoàn thiện về các văn bản quiphạm phạm luật, sự đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật, ý thức chấp hành
pháp luật nghiêm minh của cán bộ và nhân dân Thực hiện pháp luật là quá
trình phức tạp và phải được nhận thức đúng, tiến hành đồng bộ là một trongnhững vấn đề cấp thiết hiện nay
Trang 29CHƯƠNG 2
THUC TRẠNG THUC HIỆN PHÁP LUẬT
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ THÀNH TỰU
Đánh giá về tình hình đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đại hội lần thứ
IX của Đảng nêu rõ: “Kinh tế tăng trưởng khá Văn hoá, xã hội có những tiến
bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Tình hình chính trị - xã hội cơ
bản được ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường” [32 tr 16] Hoà
chung khí thế của cả nước, trong những năm qua, thành phố Hà Nội cũng đãđạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt Báo cáo của kỳ họp Hội
đồng nhân dân thành phố năm 2003 nêu rõ: an ninh chính trị ổn định, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững; công tác giải phóng mặt bằng chuyển biến
mạnh, có hiệu quả; tổ chức giao thông, kỷ cương văn minh đô thị có nhiều
tiến bộ Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định Nếu năm 2000, thành phế
đạt nhịp độ tăng trưởng GDP là 9,3% thì năm 2001 là 10,02%, năm 2002 là10,08%, năm 2003 là 11,1%, là mức tăng cao nhất trong 6 năm gần đây Đây
là một kết quả rất đáng khả quan (chỉ tiêu mà đại hội Đảng bộ lần thứ 13 đề
ra tới năm 2005 tăng từ 10 — 11%), giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng tăng
22,5%, dịch vụ tăng 8,5%, tổng đầu tư toàn xã hội đạt cao
Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
nhằm tạo hành lang, khung pháp luật cho sự vận hành, chuyển động của xã
hội góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền Việt Nam Pháp luật đã trở thank
Trang 30công cụ chủ yếu của nhà nước quản lý xã hội Nguyên tắc pháp chế từng bướcđược khẳng định và phát huy hiệu quả trên thực tế Trong khuôn khổ có hạn,không có điều kiện đánh giá hết việc thực hiện pháp luật ở thành phố Hà Nội,
nên luận văn chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng tình hình thực hiện pháp luật ở
thành phố Hà Nội trên một số lĩnh vực theo các tiêu chí đã phân tích ở
Chương 1.
Hoạt động thông tin, phổ biến và giáo dục pháp luật có sự chuyển biến
mạnh mẽ, đáp ứng các nhu cầu đa dạng về thông tin pháp luật của công dân,
tổ chức, góp phần từng bước nâng cao ý thức pháp luật Làm tốt công tác phổ
biến, tuyên truyền pháp luật nên ý thức người dân đã tiến bộ, họ đã tuân theopháp luật, kiểm chế những hành vi để không vi phạm pháp luật Các cơ quan
áp dụng pháp luật đã làm tốt việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, công tác giải phóng mặt bằng Theo báo
cáo tổng kết năm 2003 của Sở giao thông công chính Hà Nội, về duy trì bảo
đảm trật tự giao thông đô thị: Với các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông
đô thị, các vi phạm lấn chiếm lòng đường, via hè, tập kết, buôn bán vật liệu
xây dựng, Ban thanh tra giao thông công chính đã kiểm tra, xử lý 17.595
trường hợp vi phạm, phạt hành chính trên 2,5 tỷ đồng tăng 46% so với năm
2002 Kiểm tra xử lý 3763 trường hợp phương tiện vi phạm thể lệ vận tải,
taxi, xe khách chạy vòng vo, dừng đỗ sai qui định phạt hành chính trên 1,1
ty đồng; kiểm tra xử lý 300 trường hop trông giữ xe trái phép Công tác trật tu
an toàn giao thông đã có những chuyển biến mạnh mẽ Số vụ tai nạn giaothông cả năm 1331 vụ, giảm 542 vụ bằng 29%, số người chết giảm 13,5%, sốngười bị thương giảm 35,5% Thành phố đã đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặtbằng
Thực hiện Nghị định số 75/2000/CP của Chính phủ về công chứng,chứng thực; công tác này đã được thực hiện đồng bộ tại các phòng công
Trang 31chứng Theo báo cáo về công tác công chứng của Uỷ ban nhân dân thành phố
Hà Nội, năm 2003, công tác công chứng của các quận, huyện ở Hà Nội đã
“Chứng thực bản sao: 430.688 văn bản; chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy
uy quyền, hợp đồng giao dịch, khai nhận di sản thừa kế, chứng thực chữ kýgần 8000 văn bản, số tiền thu được trên 1 tỷ 53 triệu đồng Riêng 3 phòng
công chứng của thành phố đã công chứng 3.450.589 văn bản, thu 11 tỷ 39
triệu đồng ” Qua thực tế việc đáp ứng hầu hết các yêu cầu của công dân một
cách đơn giản, thuận tiện, nhưng vẫn đảm bao chặt chế về mặt pháp lý đã
chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của công tác công chứng trong vai trò bổ
trợ tư pháp.
Những thành tích trong thực hiện pháp luật đối với ngành thuế Hà Nội
được thể hiện theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2003: Tổng thu Ngân
sách nội địa trên địa bàn thực hiện 17.979 tỷ, đạt 106% dự toán pháp lệnh,103% dự toán phấn đâu, tăng 11% so với thực hiện năm 2002, trong đó, số
thu từ doanh nghiệp nếu tính cả số nộp lệ phí, phí xăng dầu, thuê đất, xổ số
kiến thiết do doanh nghiệp thực hiện là 88% Số thu từ các doanh nghiệp tăng
nhanh, năm 2003 tăng 15% so với năm 2002 Trong đó số thu từ doanh
nghiệp nhà nước đạt gần 12 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2002; thu từdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 1.518 tỷ đồng, tăng 22%, thu
từ doanh nghiệp dân doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp tăng 42% 328
doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô là những gương mặt tiêu biểu tích cực nộp
thuế, làm tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Hoạt động sản xuất kinh
doanh ở khu vực kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh thực
hiện năm 2003 đạt 112% dự toán pháp lệnh, 101% dự toán phấn đấu va tăng
41% so với thực hiện năm 2002 là mức cao nhất từ khi triển khai thực hiệncác Luật thuế mới đến nay Kết quả thực hiện công tác quản lý thuế đối vớikhu vực Ngoài quốc doanh tăng bình quân 10% đối với 17.765 lượt hộ, số
Trang 32thuế tăng thêm 2.305 triệu đồng Như vậy, tại thành phố Hà Nội các thànhphần kinh doanh không những đã nộp thuế đầy đủ mà đã chủ động thi hành
pháp luật rất tích cực
Công tác đào tạo cán bộ pháp luật, nghề luật, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp
lý được coi trọng và phát triển mạnh, góp phần chuẩn hoá cán bộ, công chức.
nâng cao năng lực thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức
Những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác đã tạo nên
tiền dé vat chất, tinh than để có thể đặt ra và thực hiện được các mục tiêu
ngày càng lớn trong xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật Bối cảnh
trong nước tạo môi trường hợp tác, cạnh tranh, thúc đẩy việc tập trung sứcthực hiện chiến lược phát triển kinh tế — xã hội, cải cách bộ máy các cơ quan
ở Hà Nội và thực hiện pháp luật đạt hiệu quả cao hơn nữa
Hoạt động của các cơ quan chức năng ngày càng công khai với phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được qui chế hoá Qui
chế dân chủ đã được phổ biến rộng rãi xuống tận địa bàn cơ sở để tạo điều
kiện nhân dân tham gia và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của
các cơ quan nhà nước, trong đó có quyền khởi kiện công chức nhà nước và cơ
quan nhà nước trước toà án Vai trò của báo chí và của các tổ chức chính trị —
xã hội — nghề nghiệp ngày càng được tăng cường Chính sách an sinh, xoá đóigiảm nghèo, công bằng xã hội được bảo đảm theo đà tăng trưởng kinh tế
Thành phố đã xoá hết các hộ nghèo trong diện chính sách, từ năm 2002 Tỷ lệ
Trang 33báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật ở các cấp từ phường, xã đến thành phố(riêng cấp thành phố có trên 100 báo cáo viên)” Công việc bồi dưỡng nghiệp
vụ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên đều được tiến hành theo địnhkỳ
Nhận thức được tầm quan trọng và đồi hỏi bức xúc về phổ biến, tuyên
truyền pháp luật trong điều kiện hiện nay nên thành phố đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phùhợp với từng điều kiện dân cư: Các báo, đài phát thanh truyền hình địaphương, tổ chức các chuyên mục “Phổ biến và giáo dục pháp luật”, “Pháp luật
và đời sống”, “Bản tin pháp luật Thủ đô” phát hành 2 số/“tháng Triển khainhiều hoạt động giáo dục pháp luật trong trường học, tổ chức bồi dưỡng kiến
thức pháp luật cho giáo viên; Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trong học sinh,phòng chống tội phạm trong nhà trường Tất cả các cuộc thi tìm hiểu về pháp
luật, thi tìm hiểu an toàn trật tự giao thông, thi tìm hiểu về Bộ luật Lao động
sửa đổi có đông đảo nhân dân tham gia, chứng tỏ ý thức pháp luật, sự quan
tâm về pháp luật của nhân dân đang được nâng cao
Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh Nếunhư bào chữa là hoạt động có tính truyền thống thì tư vấn pháp luật là hoạtđộng rất mới mẻ của luật sư Việt Nam Có thể coi hoạt động tư vấn pháp luật
thật sự là sản phẩm công cuộc đổi mới vì nó bắt nguồn từ nhu cầu phát triển
của các quan hệ kinh tế thị trường và quá trình dân chủ hoá, pháp chế hoá các
quan hệ xã hội Dưới góc độ giáo dục pháp luật thì quan điểm coi tư vấn pháp
luật một hình thức giáo dục, đưa pháp luật vào cuộc sống của từng người dân
cũng được thừa nhận bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam: “Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp đểgiáo dục nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”
Trang 34[29, tr 121] Chi thị số 620/Ttg ngày 29/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường quản lý hoạt động tư vấn pháp luật đã khẳng định:
Hoạt động tư vấn pháp luật đã trở thành một nhu cầu khách quan và
đang ngày càng phát triển Hoạt động tư vấn pháp luật đã góp phần giúp các
tổ chức, cá nhân trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và chấp
hành pháp luật Hoạt động tư vấn pháp luật cũng đã bước đầu được thực hiện
ở các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, góp phần tăng cường pháp chế trong
hoạt động sản xuất kinh doanh
Tư vấn pháp luật ở thành phố Hà Nội bao gồm nhiều lĩnh vực từ hướngdẫn, giải đáp pháp luật, các dịch vụ khác ngày càng tăng, trong khi đó ở cáctỉnh khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, người dân chưa hề biết đến loại hìnhgiúp đỡ và giáo dục pháp luật này Theo báo cáo công tác năm 2003, của Sở
tư pháp Hà Nội, toàn thành phố hiện có 102 văn phòng luật su, 09 chi nhánh
trợ giúp pháp lý, trong năm đã trợ giúp pháp lý cho 1183 đối tượng với 1198
việc, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho 146 đối tượng trong 117 vụ án; lực lượng
cộng tác viên của thành phố: năm 2003 là 270 người (năm 2002 có 185
người).
Tổ chức và hoạt động của các tổ hoà giải ở cơ sở được kiện toàn, phát
huy tác dụng tích cực trong việc giáo dục pháp luật và hoà giải các tranh chấptrong nội bộ nhân dân Phần lớn các vụ mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở đãđược phát hiện và hoà giải kịp thời Trong năm qua, toàn thành phố đã hoàgiải thành 5380/6454 vụ mâu thuẫn nội bộ nhân dân
Hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc thihành pháp luật từng bước được nâng lên, tập trung vào nhiều lĩnh vực Nhìnchung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã được thực hiện theo quiđịnh của pháp luật Nhiều kiến nghị qua giám sát đã được các cơ quan hữu
Trang 35quan tiếp thu, giải quyết kip thời Thông qua hoạt động giám sát, sự phối hợp
giữa Hội đồng nhân dân với cơ quan thi hành pháp luật ngày càng tốt hơn.nhất là trong việc thảo luận tim biện pháp tháo gỡ những vướng mắc bảo đảm
thi hành pháp luật đạt hiệu quả Công tác giám sát được đổi mới về nội dung,
phương pháp xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế Công tác giám sát được
tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu là một trong những biện pháp đắc
lực đảm bảo tinh thống nhất của pháp chế và góp phần phát triển kinh tế — xã
hội ở địa phương
Ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đã được nâng cao, thể hiện trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp được phản ánh trong báo
Hà Nội mới số 12644 ngày 26/4/2004: Cả nước có 95% cử tri đã thực hiện
quyền và nghĩa vụ công dân, trong đó, tại Ha Nội moi cử tri hồ hởi, phấn khởi
đi bỏ phiếu, lựa chọn những người xứng đáng đạ: diện cho mình tại Hội đồngnhân dân ba cấp nhiệm kỳ 2004-2009: toàn thành phố có 2.171.476 cử tri đi
bỏ phiếu đạt tỷ lệ 99,5%
Tại Hà Nội, số văn bản pháp quy được ban hành tăng nhanh so với
trước đây Về cơ bản, khung pháp luật đã được tạo dựng cho việc phát triển
nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần, xác lập địa vị pháp lý của các doanh
nghiệp, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng, các cơ chế khuyếnkhích và bảo đảm đầu tư, giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan nhà nước bằng
biện pháp hành chính vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại nói chung
và các hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng; bảo đảm nguyên tắc phát
triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội
Cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội đã được tạo dựng.
Công tác soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp
& ¬ À / R oy xử aw ~ ¬ —
luật dan đi vào nề nếp, theo một qui trình thống nhất, chặt chẽ do luật định,
Trang 36kỷ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật từng bước được thiết lập, tạo
điều kiện để tổ chức, công dân tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật; chất lượng các văn bản pháp luật ngày càng được
nâng cao.
Từ năm 1997 — 2002, ở Hà Nội cấp thành phố đã ban hành 1.100 văn
bản; cấp quận, huyện ban hành 60.000 văn bản
Hoạt động rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật được triển
khai trên diện rộng và đang được trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơquan nhà nước ở trung ương và địa phương Báo Gia đình và xã hội số 25
ngày 27/02/2004 đã nêu: Trong 5 năm (1997 -2002) nhằm phát hiện, sửa đổi,
bổ sung những văn bản cần thiết, bãi bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, hệ
thống hoá các văn bản còn hiệu lực giúp cho việc áp dụng pháp luật đạt hiệu
quả Trong số 890 Văn bản quy phạm pháp luật của thành phố có 425 văn bảncòn hiệu lực, 27 văn bản cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, 438 văn bảnđương nhiên hết hiệu lực (chiếm gần 50% tổng số văn bản pháp luật của
thành phố) Các quận, huyện đã rà soát 60.168 văn bản, qua đó phát hiện 136
văn bản có nhiều sai sót, cần được sửa đổi, bổ sung
Thực hiện Chi thị 08/1999/CT-Ttg, ngày 15-4-1999 của Thủ tướng
Chính phủ về “Tang cường công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm”, những năm qua, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bànthành phố đã có chuyển biến tích cực Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm được các cấp, các ngành đặc biệt chú trọng, không để xẩy ra các vụ ngộ
độc và bệnh dịch liên quan đến ăn uống Đó là kết qua của sự phối hợp hoạtđộng rất chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác tham mưu về
chuyên môn, chủ động giám sát chặt chế các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ
ngộ độc cao Theo Báo Hà Nội mới số 12631, ngày 13/4/2004 trong dịp tết
Quý Mui, đoàn thanh tra của Sở Y tế phối hợp với Chi cục quản lý thị trường
Trang 37(Sở Thương Mại) kiểm tra 6401 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xửphạt 65 cơ sở, huỷ sản phẩm đã quá hạn sử dụng của 36 cơ sở, phát hiện 5865
kg giò có hàn the, chuyển vụ việc sang Công an thành phố xử lý Trongtháng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2003), đã tổchức 264 đoàn kiểm tra được 12.934 cơ sở, đình chỉ 4 đơn vị kinh doanh thựcphẩm không bao đảm chất lượng So với kết quả kiểm tra năm 2002, tất cả
các tiêu chí đều tăng từ 5-10%
Nhờ sự nỗ lực của các ngành trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm,
đặc biệt kể từ khi Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời (7-8-2003),
năm 2003 trên toàn thành phố số vụ ngộ độc đã giảm 6,75 lần so với năm
2002.
Theo Báo Hà Nội mới số 12635 ngày 17/4/2004: Năm 2003 được đánh
giá là năm có nhiều chuyển biến tích cực trên địa bàn thủ đô trong công tác
gif gìn trật tự vệ sinh, trật tự đô thị, nhất là trong việc kiểm chế tai nạn giao
thông và ùn tắc giao thông Các lực lượng chức năng đã xử lý hơn 312.000
trường hợp vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ, tăng gần 18.000
trường hợp, phạt gần 22 tỷ đồng, tạm giữ gần 45.000 lượt phương tiện viphạm Số vụ tai nạn giao thông do đó đã giảm được 28,9%, giảm 13,5% sốngười tử vong và 35% số người bị thương Tình hình đua xe, cổ vũ xe máy
trái phép, gây rối trật tự công cộng cơ bản được ngăn chặn, xử lý kịp thời 6
vụ, 51 đối tượng đua xe máy trái phép, gây rối trật tự công cộng
Hoạt động tổ chức thi hành pháp luật ngày càng được coi trọng Tổ
chức và hoạt động của các cơ quan hành chính đã phân cấp mạnh cho địa
phương Quyền tự chủ của tổ chức và doanh nghiệp được coi trọng Cải cách
hành chính với bước đột phá là cải cách thủ tục hành chính được thực hiện
theo hướng đơn giản, công khai, dễ tiếp cận và dễ kiểm tra, giám sát Việcchuyển đổi từ cơ chế cấp phép sang đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận
Trang 38lợi cho phát triển kinh tế, làm cho cơ quan nhà nước gắn với dân, gần dân
hơn, cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm trước dân trong hoạt động củamình Các yêu cầu pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về cơ bản
được đáp ứng.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được quan tâm
và có những chuyển biến tích cực Số lượng các đơn thư khiếu nại, tố cáođược các cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết và hồi âm đạt tỷ lệ cao hơn
Việc khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cơ quan chức năng thực sự
quan tâm duy trì đều đặn việc tiếp dân hàng ngày, lắng nghe ý kiến, nguyện
vọng của dân để kịp thời giải quyết, không để xẩy ra những điểm nóng Việc
giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân, thực hiện pháp luật trong
giải phóng mặt bằng, đã được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật.Chỉ tính riêng trong một ngành như Sở tư pháp Hà Nội, trong năm qua: “Đã
tiếp nhận 314 đơn thư các loại, đã hướng dẫn công dân gửi đơn đến nơi có
thẩm quyền (chủ yếu trong lĩnh vực thi hành án dân sự) để giải quyết”.
Hoạt động tư pháp tuy chưa được đổi mới đồng bộ với cải cách hành
chính, nhưng cũng có những thành tựu quan trọng VỊ trí, vai trò của cơ quan
tư pháp được đề cao Nhà nước đã có những điều chỉnh nhất định về tổ chức
bộ máy, chức năng nhiệm vụ của toà án, viện kiểm sát, các cơ quan điều tra,
thi hành án, bổ trợ tư pháp Nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm nhân
dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được tôn trọng Hoạt động xét xử của
toà án có sự tham gia ngày càng nhiều của luật sư Thực hiện Nghị quyết
08/NQTU của Bộ chính trị và Chỉ thị 11/CT - TƯ của Thanh uy Hà Nội về
một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp Thủ đô, trong quá trình xét
xử đã tổ chức tranh tụng công khai, dân chủ; đề cao hơn vai trò của luật sư
trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên toà Việc giải quyết các vụ án được
tiến hành thận trọng, chính xác và khách quan hơn.
Trang 39Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong
năm 2003 đã thụ lý gần 12.000 vụ, có hơn 5.600 đối tượng được giải quyết,bắt giữ và đưa vào khởi tố đạt 97% đến 100%, không có trường hợp Việnkiểm sát truy tố mà toà xét xử không có tội.
Lực lượng công an thành phố, trong lĩnh vực bảo đảm an ninh trật tự,
an ninh chính trị đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, hạn chế các điều kiện
phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức Đã điều tra, khám phá thành
công một số vụ án nghiêm trọng, triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm liên tỉnh,
có tổ chức đem lại niềm tin cho quần chúng nhân dân Thực hiện Nghị quyết
13 của Chính phủ, trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự
kỷ cương, văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực Theo báo cáo công
tác năm 2003 của So công an Hà Nội, trong năm, lực lượng công thành phố
và các quận, huyện, phường, xã đã điều tra, khám phá được 6728/8879 vụphạm tội về kinh tế, ma tuý và hình sự, đạt 75,6% Đặc biệt, các lực lượng đã
khám phá 440 vụ trọng án; 440 ổ nhóm cùng 1842 đối tượng lưu manhchuyên nghiệp; xoá 25 tụ điểm, 241 điểm phức tạp về ma tuý; khởi tố hàng
trăm vụ án, bảo đảm đúng pháp luật, không có oan sai
Theo báo An ninh Thủ đô, số 1196, ngày 30/ 3/ 2004, các đơn vị
nghiệp vụ và công an các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ
động triển khai tương đối toàn diện, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ
bản, cả trong phòng ngừa và trấn áp các loại tội phạm cùng với việc luôn đề
cao trách nhiệm chấp hành pháp luật, phòng ngừa sai phạm của cán bộ, chiến
s1 trong khi thi hành công vụ Do làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ
ban, trong quý 1 năm 2004 các đơn vị đã lập được nhiều chuyên án, điều tra,
khám phá 848 vụ phạm pháp hình sự (đạt 60,4%), trong đó khám phá 102 vụ
trong án (đạt 83,5%) Tiếp tục kiểm chế hoạt động của các loại tội phạm và tệnạn xã hội; triệt phá các băng nhóm phạm tội; xoá bỏ các điều kiện, nguyên
Trang 40nhân phạm tội có tổ chức, phạm tội đâm thuê, chém mướn; tỷ lệ điều tra,
khám phá các vụ vi phạm pháp luật hình su đạt 65%, các vụ trọng án đạt85%, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng đạt tỷ lệ 95%
Cũng theo báo cáo của Toà án nhân dân thành phố từ 3 năm trở lại nay(2001, 2002, 2003): trong năm 2001 toàn ngành toà án đã giải quyết 10.672
vụ án các loại trong tổng số 11.672 vụ án đã thụ lý, đạt tỷ lệ là 96,97% Năm
2002 đã giải quyết 10.521 vụ trong tổng số 10.984 vụ án các loại đạt 95,75%,năm 2003 đã giải quyết 11.313 vụ trong tổng số 11.753 vụ án các loại đạt tỷ
lệ 96,25% Hàng năm, không có án tồn đọng, kéo đài đó là những tiến bộ
đáng kể trong công tác xét xử của toà án thành phố
Công tác thi hành án phạt tù được chấn chỉnh Trong 3 năm từ (2001 —2003) toàn ngành đã ra quyết định thi hành án đối với 9379 bị án Công tácthi hành án dân sự được tách khỏi chức năng xét xử của toà án Thường xuyên
kiểm tra, đánh giá thực trạng công tác thi hành án dân sự, tổ chức các cuộchọp với các cơ quan hữu quan để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, giúp
cho việc thi hành án đạt hiệu quả rõ rệt Tại báo cáo công tác thi hành án dân
sự của thành phố năm 2003: “Trong hai năm qua đã giải quyết 15.248 việc
trong tổng số 34.789 việc đạt tỷ lệ trên 70%” Hoạt động bổ trợ tư pháp như
luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng được triển khai mạnh mẽ, rộng khắp,
hỗ trợ công dân, doanh nghiệp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, góp phần bảo đảm an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch
đân sự, kinh tế
2.2 MOT SỐ KHUYET DIEM VÀ TỔN TẠI
Khi đánh giá về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta, Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc,
hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; một số vấn đề văn hoá, xã hội bức xúc và