1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Lê Hồng Hạnh

298 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Lê Hồng Hạnh
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 298
Dung lượng 71,44 MB

Nội dung

Các nước xã hội chủ nghĩa ý thức được qua những thành công của doanh nghiệp nhà nước ở Liên Xô vai trò của loại hình doanh nghiệp này đối với sự phát triển độc lập của đất nước.. Điểm đặ

Trang 2

Mã số _3-339.1 (V)

CTQG - 2004

Trang 4

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cố phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một biện pháp

hữu hiệu được tiến hành phổ biến ở nhiều nền kính tế trên thế

giới Ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển

phương thức quản lý doanh nghiệp tiên tiến như: Anh, Pháp,

Mỹ cũng phải áp dụng

Ở nước ta, cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và

Nhà nước, một giải pháp quan trọng tạo chuyển biến cơ bản

trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh

của doanh nghiệp nhà nước Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Dang đã chỉ rõ: "Thực hiện tốt chủ trương cổ

phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp

phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có lộ trình và bước đi thích

hợp Vì vậy trong thực tế khi áp dụng các quy định pháp luật vềvấn đề này còn có những điểm diễn ra không được như mong

Trang 5

muốn Để hiểu rõ thực trang và những yếu t6 cần, đủ để thúcđầy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Nhà xuất ban

Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước - Những vấn đề lý luận và thực

tiên” của Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Hồng Hạnh, Phó hiệu trưởng

Trường đại học Luật Hà Nội Những nội dung trong cuốn sách

được tác giả đúc rút từ lý luận và thực tiễn của công tác giảng

dạy và nghiên cứu khoa học.

Cuốn sách gồm 4 chương:

Chương I: Doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia và xu thế

cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Chương II: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh

nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Chương III: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước.

Chương IV: Hoàn thiện nền tảng pháp lý cho cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước.

Hy vọng cuốn sách là nguồn tài liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách, đồng thời là những tư liệu

đáng lưu tâm cho những nhà lập pháp khi tiến hành xây dựng

pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và là cuốn sách

bổ ích cho sinh viên, giảng viên và cán bộ nghiên cứu ở các

trường đại học chuyên ngành luật, kinh tế và quản lý nhà nước.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 3 năm 2004

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Thực tiên hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hàng chụcnăm qua cho thấy mặc dù doanh nghiệp nhà nước đượcgiao phó vai trò chủ đạo song hoạt động của chúng có

nhiều điểm bất cập Doanh nghiệp nhà nước chiếm phầnvốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Đội ngũ cán bộ có đào

tạo, cán bộ quản lý có năng lực cũng tập trung chủ yếu ở

trong các doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp nhà

nước chiếm lĩnh những lĩnh vực quan trọng của nền kinh

tế như dầu khí, vận tải, bưu chính, điện, khai khoáng và

nhiều ngành dịch vụ chiến lược khác như bảo hiểm, ngân

hàng, v.v Tuy nhiên, với nhiều thế mạnh như vậy song

doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai

trò nòng cốt của chúng trong việc làm cho kinh tế Nhà

nước thực sự đóng vai trò chủ đạo Đa số các doanh

nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản của

Nhà nước một cách nghiêm trọng Những vụ tham nhũng

điển hình đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến doanh

Trang 7

nghiệp nhà nước Chính vì vậy, từ trước đến nay, vấn désắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để loại hình

doanh nghiệp này trở thành động lực chủ yếu của nền kinh

tế luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng sắp xếp,

đổi mới doanh nghiệp nhà nước càng trở nên cấp bách khi

đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và sự chủ động hội nhập vào nền kinh tế

khu vực và thế giới Một trong những giải pháp đổi mới

doanh nghiệp nhà nước được thực hiện có hiệu quả và

mang lại nhiều thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ chức và

hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá Cổ

phần hoá được bắt đầu triển khai cách đây 1O năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng

khắp trên cả nước Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, cổ

phần hoá vẫn chưa mang lại những kết quả mong muốn

Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước được cổphần hoá đã chứng tỏ tác dụng to lớn của nó song thực tế

số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá ít hơn rất

nhiều so với yêu cầu đặt ra Chính vì vậy, việc nghiên cứu

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tìm được những hạn

chế của nó, đưa ra các giải pháp nhằm day nhanh tiến trình

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc làm rất có ý

nghĩa về lý luận và thực tiễn

Cổ phần hoá là một biện pháp quan trọng trong việc sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tương đối triệt để và phù hợp với chủ

trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

Trang 8

chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta Cổ phần hoá độngcham tới nhiều vấn đề vừa phức tạp và vừa nhay cảm nhưvấn đề sở hữu, vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,

hậu quả xã hội đối với người lao động, v.v Chính vì vậy,việc làm rõ một số khía cạnh chủ yếu của cổ phần hoá,

nhất là những khía cạnh pháp lý, những can trở của tiến

trình cổ phần hoá và đưa ra những kiến nghị góp phần hoànthiện chính sách và pháp luật về cổ phần hoá rất đáng được

chú ý Cuốn sách chuyên khảo "Cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước - những vấn dé lý luận và thực tiên" hy

vọng sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề bức xúc của tiến

trình cổ phần hoá ở nước ta dưới góc độ pháp lý.

Tác gia xin chân thành cam ơn Giáo sư, Tiến sỹ

Lars-G Malmberg, Tiến sỹ Bùi Quốc Tuấn, Tiến sỹ Trần TháiDương, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Thinh, Thạc sỹ Lê Dinh Vinh

và Phòng trị sự Trường đại học Luật Hà Nội về những sự

giúp đỡ quý báu đối với tác giả

TÁC GIÁ

Trang 9

CHUONG IDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở CÁC QUOC GIA VA XU THE CẢI CÁCH

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I SỰ THĂNG TRAM CUA DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở CÁC QUỐC GIA

Doanh nghiệp nhà nước tồn tại phổ biến ở nhiều quốc

gia trên thế giới mac dù quy mô và vi trí của chúng có khácnhau ở từng nước Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ

yếu của kinh tế nhà nước, nhất là trong lĩnh vực công

nghiệp Nhìn từ góc độ lịch sử, có thể thấy rằng doanh

nghiệp nhà nước phát triển mạnh trên thế giới từ sau Chiến

tranh thế giới lần thứ II Sự thăng trầm của doanh nghiệpnhà nước ở trên thế giới có liên hệ khá chặt chẽ với sự ra

đời, phát triển và suy yếu tạm thời của hệ thống kinh tế xã

hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ

đạo Mỗi nhóm quốc gia phát triển doanh nghiệp nhà nước

theo những cách thức và với những mục tiêu và nhận thức

khá khác nhau

Nói đến doanh nghiệp nhà nước, người ta thường gắn

Trang 10

với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây Sở di như vậy là

do, doanh nghiệp nhà nước trong các nước xã hội chủ

nghĩa trước đây là các chủ thể chính của nền kinh tế

Chúng chiếm ưu thế không chỉ về số lượng mà cả về vai trò

quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

Doanh nghiệp nhà nước ở các nước Liên Xô, Cộng hoà dân

chủ Đức, Ba Lan, Hunggary, Rumani, v.v chiếm gần như

tuyệt đối các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Các nướcthuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa khác như Việt Nam,

Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba đều tổ chức hoạt

động kinh tế chủ yếu thông qua các doanh nghiệp nhà

nước Doanh nghiệp nhà nước trong các quốc gia xã hội

chủ nghĩa được thành lập và hoạt động dưới tác động của

nhiều yếu tố song chủ yếu nhất là mô hình chủ nghĩa xã

hội theo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin Môhình chủ nghĩa xã hội này đã coi sở hữu nhà nước và sởhữu tập thể là nền tảng của sự phát triển xã hội công bằng,không có chế độ người bóc lột người Chính vì vậy, việc

tạo ra các chủ thể kinh tế thuộc sở hữu nhà nước được coi

là nhiệm vụ chiến lược Doanh nghiệp nhà nước khẳngđịnh là đóng vai trò chủ đạo Bên cạnh ảnh hưởng của lý

luận về chủ nghĩa xã hội, việc hình thành các doanh nghiệp

nhà nước cũng diễn ra dưới ảnh hưởng của những viện trợkinh tế mà Liên Xô dành cho các nước xã hội chủ nghĩa

Nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhất là những doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, chế tạo máy

được hình thành ở nhiều nước thông qua viện trợ trực tiếp

Trang 11

của Liên Xô Điều đáng nói hơn cả là anh hưởng của các

thành tựu mà doanh nghiệp nhà nước ở Liên Xô thu được

trong thời kỳ phục hồi và xây dựng kinh tế trước Chiến

tranh thế giới thứ IT và đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh

vệ quốc Các nước xã hội chủ nghĩa ý thức được qua những

thành công của doanh nghiệp nhà nước ở Liên Xô vai trò

của loại hình doanh nghiệp này đối với sự phát triển độc

lập của đất nước Chính vì vậy, trong công cuộc phục hồi

kinh tế đất nước sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, các

nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã thành lập nhiều doanh

nghiệp nhà nước để thông qua đó chi phối toàn bộ nền kinh

tế quốc dân Doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò quyết

định cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở những nước xã

hội chủ nghĩa Đông Âu trong một giai đoạn khá dài Ở các

nước như Ba Lan, Hunggary, Rumani, Bungari, v.v., doanh

nghiệp nhà nước đều chiếm vi trí chủ dao trong nền kinh tếquốc dân trên nhiều phương diện Điểm đặc trưng chung

của các doanh nghiệp nhà nước trong khối xã hội chủ

nghĩa trước đây bao gồm: Chiếm tuyệt đại đa số các doanhnghiệp trong nền kinh tế; chiếm giữ các vị trị then chốt củanền kinh tế, thu hút phần lớn các nguồn đầu tư ngân sách,

tập trung phần lớn các nguồn lao động có kỹ thuật và trithức cao, được bao cấp ở rất nhiều khía cạnh, nhất là tin

dụng và xuất nhập khẩu Ở Liên Xô, trước lúc chủ nghĩa xã

hội sụp đổ, doanh nghiệp nhà nước chiếm hầu như tuyệt

đối trong nền kinh tế quốc dân

Nền kinh tế Liên Xô đã phát triển mạnh dựa vào các

Trang 12

doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau

Chiến tranh thế giới thứ II Ở Trung Quốc và các nước xã

hội chủ nghĩa khác, doanh nghiệp nhà nước cũng đã có

những đóng góp hết sức quan trọng trong kinh tế xã hội

Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước - chủ thể kinh tế

chủ yếu trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã góp

phần giải quyết các vấn đề chính sau:

- Xây dựng và củng cố được nền kinh tế tự chủ của các

quốc gia xã hội chủ nghĩa;

- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến phát

triển đồng đều giữa các khu vực về kinh tế và xã hội;

- Giải quyết nhiều vấn đề xã hội quan trọng;

- Tạo ra việc làm cho quần chúng nhân dân;

- Góp phần làm cho công bằng xã hội được duy trì ở

mức độ cao.

Ở Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nước được phát triển

rất mạnh và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền

kinh tế của đất nước này Tính đến năm 1996, Trung Quốc

có hơn 100.000 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 10.000

doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn.' Doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đã thay đổi kết cấu công nghiệp của

Trung Quốc, biến Trung Quốc từ nước nông nghiệp điển

hình thành một nước xã hội chủ nghĩa công nghiệp hoá

Năm 1949, công nghiệp của Trung Quốc chỉ chiếm 15%

1 Truong Văn Ban: Ban về cai cách toàn điện doanh nghiệp nhà

Trang 13

tổng giá trị sản lượng nông công nghiệp, còn nông nghiệp

chiếm 85% thì nam 199], tỷ lệ này là 77,6% và 22,4%

nghiêng về công nghiệp Doanh nghiệp nhà nước ở TrungQuốc thu hút 43,64 triệu lao động, tạo ra 70% thu nhập của

đất nước Những số liệu khái quát này cho thấy đóng góp

to lớn của doanh nghiệp nhà nước, lực lượng chủ đạo trong

công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc tính đến thời

điểm 1996 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở Trung

Quốc được các nhà khoa học Trung Quốc khái quát ở một

số điểm như sau: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ

đạo của công cuộc phát triển kinh tế; doanh nghiệp nhà

nước là nguồn thu nhập chính của Trung Quốc; doanh

nghiệp nhà nước là chô dựa vững chắc cho việc giải quyết

vấn đề việc làm; doanh nghiệp nhà nước là nguồn cung cấp

chủ yếu các sản phẩm cho nhu cầu trong nước và xuất

khẩu; doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở quan trọng

của công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc; doanh nghiệp nhà

nước là công cụ và điểm tua của điều tiết vĩ mô.”

Trước khi tiến hành chương trình tư nhân hoá hàng loạtcác doanh nghiệp vào năm 1992, trong nền kinh tế Rumani

có 6.300 doanh nghiệp nhà nước, tương đương với số lượng doanh nghiệp nhà nước đang hiện có ở Việt Nam Ba Lan

và Hunggary là hai nước xã hội chủ nghĩa được coi là

những nước có nền kinh tế kế hoạch hoá mềm dẻo hơn thì

1 Trương Van Ban: Sdd, tr 25.

2 Truong Van Ban: Sdd, tr 28-31.

Trang 14

thành phần kinh tế công cũng chiếm tỷ trọng lớn Khu vựckinh tế công ở Ba Lan và Rumani đã tao ra thu nhập quốc

dân chiếm tỷ trọng 80% và 82% Ở các nước xã hội chủ

nghĩa khác, tỷ trọng này chiếm đến 98-99%, tức là gần như

tuyệt đối.'

Doanh nghiệp nhà nước cũng đã có mặt ở nhiều nước

tư bản chủ nghĩa như Anh, Pháp, Niu Dilân; kể cả ở Mỹ Ở

những quốc gia này doanh nghiệp nhà nước cũng có vai trò

nhất định trong nền kinh tế Tuy nhiên, doanh nghiệp nhànước ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển khá mạnh

sau Chiến tranh thế giới thứ If Sự ra đời của hàng loạt

doanh nghiệp nhà nước ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh trước

và sau Chiến tranh thế giới thứ II có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau Khó có thể liệt kê và phân tích được các

lý do dẫn đến sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nướctrong những quốc gia tư bản chủ nghĩa Có quốc gia, doanhnghiệp nhà nước tồn tại như một thực tế lịch sử, ở phần lớn

các nước có nền quân chủ lập hiến (Niu Dilân, Thuy Điển,

Tân Tây Lan, Đan Mạch, Ôxtrâylia, v.v.) Doanh nghiệp

nhà nước ở một số quốc gia khác được thành lập để thực

hiện những chiến lược phát triển kinh tế quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia là những ví dụ Tuy nhiên, nếu xét

đến tận cùng vấn đề thì sự tồn tại của doanh nghiệp nhà

nước ở nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ sự

1 Xem: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Kinh nghiệm thế

Trang 15

cần thiết phải dùng Nhà nước để can thiệp vào các hoạt

động kinh tế thị trường Chủ nghĩa kinh tế tự đo (laisserfair) và học thuyết bàn tay vô hình cho đến đầu những năm

30 cua thế ky XX đã bộc lộ hết những khiếm khuyết củamình và cho thấy không thể không có sự can thiệp tích cực

của Nhà nước vào đời sống kinh tế Một trong những

phương sách để thực hiện sự can thiệp này chính là việc

Nhà nước trực tiếp nắm những tiềm lực kinh tế quan trọng.Doanh nghiệp nhà nước chính là một trong những tiềm lực

như vậy Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu trên, những thànhcông kinh tế mà doanh nghiệp nhà nước ở Liên Xô tạo racũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia tăng về số lượngcũng như vi trí của doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia

tư bản chủ nghĩa

Doanh nghiệp nhà nước phát triển mạnh ở Italia, NhậtBan, Anh, Pháp, Niu Dilan, Na Ủy và một sô nước khác

Trong nền kinh tế Pháp hiện nay vẫn tồn tại nhiều doanh

nghiệp nhà nước mặc dù trong vài thập ky vừa qua, Chính

phủ đã tư nhân hoá phần lớn các doanh nghiệp nhà nước.Doanh nghiệp nhà nước ở Nhật Bản phát triển khá mạnh.

Nhật Bản được coi là một trong những nước tư bản cóthành phần kinh tế công phát triển mạnh nhất, nhất là trong

các lĩnh vực dịch vụ công cộng Chẳng hạn, riêng trong

lĩnh vực cầu đường, Công ty đường bộ Nhật bản, Công ty

đường bộ tn đô, Công ty đường ĐỘ Kansal, Cone ty xây

25 000 nhân viên, quan lý kinh doanh cñệ-tuyến đường cao

| IRƯỜNG £ DA HQC LUẬT HÀ NỘI

Trang 16

tốc, các cây cầu trọng yếu, đặc biệt là các tuyến đường cao

tốc khu vực Tokyo-Osaka, và ba cây cầu không lồ nối liềndao Honsyu với dao Shikoku Doanh thu từ phí cầu đườngkhoảng 2.600 tỷ yên/năm Doanh nghiệp nhà nước cònchiếm ưu thế trong ngành bưu điện Toàn bộ hệ thống bưu

điện có 18 ngàn bưu cục, với khoảng 300 ngàn nhân viên

kinh doanh trên ba lĩnh vực: Chuyển phát thư tín, tiền gửi bưu điện, bảo hiểm Theo số liệu của Liên đoàn kinh tế

Nhật Bản, trong giai đoạn từ 1988 đến 1997, cùng với sự

phát triển chung của nền kinh tế Nhật, ngành bưu điện đãđạt mức tăng trưởng 25% cho cả thời kỳ (tính trung bình

2,5%/naim) với mức lợi nhuận năm 1997 dat 30 tỷ yên

Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước ở Thuy Điển

có một số điểm đáng lưu ý Doanh nghiệp nhà nước ở Thuy Điển có số lượng không lớn, song lại có vai trò đặc biệtquan trọng, nhất là trong lĩnh vực công ích Làn sóng tư

nhân hoá tràn qua hầu hết các nước châu Âu nhưng lại tác

động không lớn đến nền kinh tế Thuy Điển Cho đến nay, rất ít trong số các doanh nghiệp nhà nước của Thuy Điền bị

tư nhân hoá Các tập đoàn lớn như: SAS, Nordea, Telia vẫnvững vàng trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh ở đất nước

Bắc Âu này Hiện tại, chỉ có Công ty Zenit đang chuẩn bị

giải thể và tài sản sẽ được bán cho tư nhân Tính đến năm

2002, Thuy Điển có 60 doanh nghiệp nhà nước, trong số

đó có bốn doanh nghiệp nhà nước có niêm yết chứngkhoán trên thị trường Trong số 60 doanh nghiệp nhà nướcnày có 26 doanh nghiệp được coi là công ích đặc biệt

Trang 17

Một số doanh nghiệp nhà nước có liên quan trực tiếp đến

cơ quan quản lý nhà nước như Cục quản lý hàng không

và hang hải, Samhall AB Doanh nghiệp nhà nước ởThuy Điển có doanh thu 340 tỷ curon và lợi nhuận là10,2 tỷ curon Khoảng 30 trong số 60 doanh nghiệp nhànước của Thuy Điển hoạt động trong những lĩnh vựccạnh tranh khốc liệt song vẫn thu được lợi nhuận trongđiều kiện hoàn toàn không nhận bất cứ sự bao cấp hay

ưu đãi nào của Nhà nước Các khoản đầu tư của nhữngđoanh nghiệp nhà nước này đều thông qua sự thu hút vốn

và lao động từ thị trường Năm 2002, doanh nghiệp nhà

nước ở Thuy Điển thu hút 139.302 lao động trong số hơn bốn triệu lao động của nước này.' Thụy Điển không

có luật riêng về doanh nghiệp nhà nước Các quy định về

công ty được áp dụng với doanh nghiệp nhà nước tùy

theo hình thức của chúng

Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước ở các nước tưbản chủ nghĩa cũng có những nguyên nhân kinh tế, lịch sử

của chúng Đương nhiên, sự phát triển của của các doanh

nghiệp nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa không có

những nguyên nhân như sự phát triển của doanh nghiệp

nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nước

đang phát triển mặc dù ảnh hưởng của những thành công

của Liên Xô trong phát triển kinh tế giai đoạn trước vàsau Chiến tranh thế giới thứ II có thể được coi là nguyên

| Parliamental yearbook Sweden 2002/3.

Trang 18

nhân chung ở chừng mực nhất định Sự hình thành doanh

nghiệp nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa có thể do

nguyên nhân chủ yếu nhất là sự cần thiết phải can thiệpsâu hơn vào đời sống kinh tế từ phía Nhà nước Nhữngkhủng hoảng liên tục của chủ nghĩa tư bản vào những

thập kỷ đầu của thế kỷ XIX đã chứng minh sự sụp đổ của

học thuyết “bàn tay vô hình” Sự can thiệp của Nhà nước

vào các hoạt động kinh tế trở nên cần thiết để duy trì sự phát triển cân đối, có định hướng của nền kinh tế quốc

dân Nhà nước tư sản đã sử dụng nhiều hình thức khác

nhau để tác động vào nền kinh tế trong đó có việc thành

lập các doanh nghiệp nhà nước để nắm giữ một số lĩnh

vực kinh tế trọng yếu, bảo đảm cho Nhà nước trực tiếp chìphối các hoạt động kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm vai trò chủ đạo ở

nhiều nước đang phát triển, nhất là những nước sau khi

giành được độc lập dân tộc và chọn con đường phát triển tự

chủ An Độ, Ai Cập, Tanzania, Môdămbíc, Angiêri,

Inđônêxia trong những thập ky 60, 70 thế ky XX là những

ví dụ điển hình Cho đến nay ở các quốc gia này doanhnghiệp nhà nước vẫn đang chiếm giữ những vị trị quantrọng của nền kinh tế quốc dân mặc dù làn sóng tư nhânhóa trong hai thập ky vừa qua đã làm biến mất một số

lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước Gana là quốc gia

châu Phi có nhiều doanh nghiệp nhà nước được thành lậptrong giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II và đếngiữa những năm 70 của thế kỷ trước Tuy nhiên, đến thập

Trang 19

niên 80 thé ky XX, các doanh nghiệp nhà nước đã tỏ ra quá

thiếu hiệu qua, gây thua 16 lớn mặc dù được bao cấp khá

lớn Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ các ngành then

chốt của nền kinh tế Quốc gia châu Phi nhỏ bé này có đến

235 doanh nghiệp nhà nước.' Ấn Độ là một nước dang phát triển có sự phát triển mạnh của doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp nhà nước ở Ân Độ cùng với các bộ phận

khác của thành phần kinh tế công hiện đang giữ vai tròquan trọng đối với nền kinh tế của đất nước, nhất là trong

những lĩnh vực công ích, an ninh, quốc phòng Thái Lancũng là quốc gia có sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước Tại thời điểm hiện tại, tính theo giá trị vốn, tỷ trọngcác chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước được niêmvết trên thị trường chứng khoán Thái Lan chiếm tới 39%.Những doanh nghiệp nhà nước lớn của Thái Lan cần kể

đến là Thai Airway, PITEP, EGCOMP, RATCH, TA,

TT&T, Shin Satellite, v.v

Doanh nghiệp nhà nước phát triển mạnh ở các nước

đang phát triển do nhiều nguyên nhân kinh tế, xã hội vàchính trị khác nhau dưới đây:

- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu

nhất là bối cảnh kinh tế, xã hội của các quốc gia này ở thời

điểm giành được độc lập Sự lệ thuộc về mặt kinh tế đối với

các nước thực dân, tình trạng công nghiệp không phát

triển, tiém lực kinh tế của nhà nước yếu va sự bap bênh về

1 http://www.countrystudies.us.ghana/7 | htm.

Trang 20

tương quan lực lượng là những thực tế phổ biến ở các quốc

gia mới giành độc lập Chính những thực tế này đã thúc

đẩy những lực lượng dân tộc, dân chủ vừa nắm quyềnquyết tâm xây dựng thành phần kinh tế nhà nước vữngmạnh Quốc hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước của nướcngoài và chuyển chúng thành doanh nghiệp nhà nước của

mình, chính vì thế đã trở thành xu hướng chung ở các nước

này Doanh nghiệp nhà nước được coi là cứu cánh cho việc

phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ và trên nền tảng đó là

nền chính trị và chính quyền tự chủ

- Mặt khác, có thể nhận thấy rằng, mặc dù không chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa song nền kinh tế của

các quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng khá lớn của hệthống xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là của nền kinh tế Xô

viết Đa số các nước mới giành độc lập đều hướng tới sự

giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền

kinh tế độc lập tự chủ Những viện trợ kinh tế, khoa học

-kỹ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô không

thể không ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của

doanh nghiệp nhà nước ở các nước này

- Phần lớn các lực lượng chính trị nắm chính quyền ở các nước đang phát triển đều có xu hướng dân tộc chủ

nghĩa, không muốn lệ thuộc vào tư bản nước ngoài màcội nguồn chính là sự chi phối của các công ty đa quốc

gia, các công ty nước ngoài có tiềm lực Đối trọng chủ

yếu đối với ảnh hưởng của các công ty nước ngoài mà

các thế lực chính trị này hy vọng có được chính là sức

Trang 21

mạnh của kinh tế nhà nước trong đó lực lượng chính là

doanh nghiệp nhà nước.

Rõ ràng, hiện tượng doanh nghiệp nhà nước không

chỉ là đặc trưng của các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.Như đã khái quát ở trên, doanh nghiệp nhà nước trướcđây và hiện nay đều tồn tại ở hầu hết các quốc gia cho

dù là quốc gia đang phát triển hay quốc gia phát triển,

quốc gia phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa haycon đường tư bản chủ nghĩa Sự phát triển của doanh

nghiệp nhà nước ở nhiều nước trong những giai đoạn

nhất định đã đóng góp rất lớn cho việc bảo vệ sự độc lập

về kinh tế của nhiều nước phát triển, nhất là trong việcgiải quyết những nhiệm vụ kinh tế lớn của những nước

đó Điều này hoàn toàn chính xác đối với các nước xãhội chủ nghĩa và các nước giành được độc lập trước đây

Nhiều thắng lợi kinh tế, xã hội quan trọng của các quốcgia đều gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp nhà

nước Sự kỳ vọng của các quốc gia, đặc biệt là các nước

đang phát triển vào sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước

thể hiện không chỉ ở số lượng các doanh nghiệp nhà

nước được thành lập ở các nước này mà ở mức độ đầu tư

cho chúng Nhìn chung, mức độ đầu tư của các quốc gia cho doanh nghiệp nhà nước là khá lớn so với GDP của

mình Số liệu đầu tư của các nước vào doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 1990-1997 cho thấy rõ điều đó.

Trang 22

TT Tên nước Tỷ lệ đóng góp vào GNP'

Doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia được thành lập

theo những cách thức khác nhau, được định nghĩa hay được

hưởng địa vị pháp lý tương đối khác nhau Tuy nhiên, có

thể nhận thấy rằng doanh nghiệp nhà nước được thành lập

1 2000 World Development Indicators.

Trang 23

xuất phát từ mong muốn của các quốc gia để một phần

hàng hoá và dịch vụ, nhất là những hàng hoá và dịch vụ

nhạy cảm, ít lợi nhuận hoặc có vị trí quan trọng đối với anninh, quốc phòng và quốc kế dân sinh được đảm nhiệm bởi

thành phần kinh tế nhà nước Đây có thể được coi là điểm

chung giữa các quốc gia trong việc thành lập và duy trì sự

phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Tuy nhiên, kỳ vọng chung của các quốc gia đối với

doanh nghiệp nhà nước không đồng nhất vai trò của doanhnghiệp nhà nước trong từng nền kinh tế Đối với nhiềuquốc gia, doanh nghiệp nhà nước được giao phó sứ mệnhxây dựng nền kinh tế tự chủ, còn đối với quốc gia khác thìdoanh nghiệp nhà nước được giao sứ mệnh hỗ trợ vật chất

cho sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh

tế Tuy nhiên, vé tổng thể, doanh nghiệp nhà nước có

những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong

việc xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế Do tác động của

quy luật giá trị, việc đầu tư vào hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin, liên lạc, các dịch vụ công ích như điện,

xây dựng hạ tầng, vận tải hành khách và hàng hoá thường

ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư Hơn nữa, đốivới nhiều doanh nghiệp thì những dự án đầu tư vào các lĩnhvực nêu trên thường vượt ra ngoài khả năng tài chính, khảnăng kỹ thuật và công nghệ Ngay trong mỗi quốc gia, việcđầu tư vào các cơ sở hạ tầng ở một số vùng xét về mặt tài

chính là những rủi ro lớn đối với doanh nghiệp Chính vì

Trang 24

vậy, doanh nghiệp nhà nước được coi là giải pháp cho việcxây dựng hạ tầng cơ sở ở nhiều quốc gia, nhất là ở nhữngquốc đang phát triển, thiếu vắng những doanh nghiệp tư

nhân có tiềm lực kinh tế va kỹ thuật

Doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò khá lớn

trong việc bảo đảm các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu hoặcnhạy cảm của nền kinh tế mà các doanh nghiệp thuộc

những thành phần kinh tế khác không thể đảm nhiệm vìnhững lý do khác nhau Các loại hàng hoá, dịch vụ thiếtyếu mà doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ phải bảo đảm

là điện, nước, dịch vu giao thông công cộng, thông tin liênlạc Những hàng hoá và dịch vụ nhạy cảm là các sản phẩm như chất nổ, chất độc, chất phóng xa, dịch vụ viễn thôngquốc tế, v.v

- Doanh nghiệp nhà nước phải tạo ra được nguồn thu

cho ngân sách để phát triển kinh tế xã hội Vai trò này thể

hiện khá rõ nét ở các nước đang phát triển, nhất là những

nước nông nghiệp lạc hậu Thực tế này rất dễ giải thích vì

những nước này không thể trông chờ vào những nguồn thu

khác, nhất là từ lĩnh vực nông nghiệp Doanh nghiệp nhànước đóng góp khá lớn cho ngân sách và góp phần tạo ra

tích luỹ cho nền kinh tế của nhiều quốc gia Có thể nói, đối

với nhiều quốc gia phát triển, đóng góp của doanh nghiệp

nhà nước vào tổng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà

nước là rất lớn Bảng liệt kê tỷ lệ đóng góp của doanh

nghiệp nhà nước vào GNP của các quốc gia đang phát triển

giai đoạn 1990-1997 cho thấy rõ điều này

Trang 25

TT Tên nước Tỷ lệ đóng góp vào GNP'

Ngay ca đối với nhiều nước công nghiệp phát triển, ty

lệ đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GNP cũng khá

lớn Dưới đây là số liệu về đóng góp của doanh nghiệp nhà

nước vào GNP của một số quốc gia phát triển

TT Tên nước Tỷ lệ đóng góp vào GNP

Trang 26

- Doanh nghiệp nhà nước còn có vai trò to lớn trongviệc điều tiết nền kinh tế Nhờ vào sự tồn tại của thành

phần kinh tế công với tiềm lực to lớn của nó, nhà nước có

thể tác động tới sự phát triển của nền kinh tế theo những

chiều hướng hoặc theo những chính sách thích hợp với lợi

ích quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể.

- Thúc đẩy và bảo đảm việc làm cũng là một trong

những vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước tạo khá nhiều việc làm chongười lao động Điều này được giải thích bởi những yếu

tố sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nên

số lượng lao động làm việc trong đó thường đông hơn so

với các doanh nghiệp khác.

Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước thường đảm nhiệmnhững dự án lớn, cần sự tham gia của lực lượng laođộng đông đảo Doanh nghiệp nhà nước thường được

thành lập để kinh doanh trong các lĩnh vực như xây

dựng hạ tầng, khai thác khoáng sản, vận chuyển hàng

hoá và hành khách nên khả năng thu hút lao động củachúng là rất lớn

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc thúc đẩy

và bảo đảm việc làm thể hiện khá rõ ở trong tất cả các quốc

gia, nhất là các quốc gia đang phát triển Số liệu dưới đây

có thể nói lên điều đó.

Trang 27

TT Tên nước Tỷ lệ sử dụng lao động trong

nghiệp nhà nước cần phải trở thành động lực của việc xoá

đói giảm nghèo Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp nhà

nước đã thực hiện được vai trò này ở một số vùng Đối với

những vùng kinh tế kém phát triển của một quốc gia, nếu

không có sự hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước với

tư cách là những động lực thì việc phát triển kinh tế, xoá

1 2000 World Development Indicators.

Trang 28

dan sự cách biệt về nghèo đói khó có thể thực hiện được.

- Tăng cường sự phát triển kinh tế quốc dân và củng cố

chủ quyền quốc gia là vai trò khá phổ biến của doanhnghiệp nhà nước ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc giadang phát triển Sự tổn tại của doanh nghiệp nhà nước

trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế bảo đảm cho

chính phủ đứng vững trước các sức ép kinh tế của các quốc

gia khác, cũng như sức ép từ những doanh nghiệp khác kh

đứng trước sự cần thiết phải thay đối hoặc điều chỉnh chínhsách cũng như cơ cấu kinh tế Trong thực tế của nhiều quốc

gia, do có những doanh nghiệp nhà nước mạnh trong

những lĩnh vực kinh tế quan trọng, nên các nhóm chính trị

cầm quyền đã đứng vững trước những sức ép từ phía các

công ty đa quốc gia cũng như sự chi phối của các quốc giakhác Malaixia là một vi dụ điển hình cho trường hợp aay Trong quá trình phát triển kinh tế của mình, Malaixi đã

nhiều lần bi các tổ chức tài chính, ngân hàng và mộ sốquốc gia phương Tây gây sức ép phải cải tổ cơ cấu nền

kinh tế theo cách của họ Tuy nhiên, do có được tiềm lực

kinh tế mạnh, đất nước này đã kiên trì các cuộc cải cách

của mình và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng

- Doanh nghiệp nhà nước ở các nước, đặc biệt là các nước

xã hội chủ nghĩa thường được giao sứ mệnh tro thành nình

mẫu về hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mô hình giải quyếtcác vấn đề về an sinh xã hội cho người lao động Vai trò này

của doanh nghiệp nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩ: bắt

nguồn từ quan niệm về tính chủ đạo của kinh tế nhà rước,

Trang 29

theo đó doanh nghiệp nhà nước phải là hình mẫu của cácdoanh nghiệp khác xét ở nhiều tiêu chí: Đóng góp cho ngân

sách, đóng góp cho GDP, công nghệ tiến tiến, quản lý hiện

đại, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận cao Trong

thực tế, ở những thời điểm nhất định, doanh nghiệp nhà nước

ở các nước xã hội chủ nghĩa đã thực hiện tốt được vai trò này.Doanh nghiệp nhà nước ở bất cứ quốc gia nào đều

gánh vác một số hay toàn bộ những vai trò nêu trên Doanh nghiệp nhà nước ở giai đoạn từ những năm 50 đến giữa

những năm 80 của thế kỷ trước đã chứng tỏ được vai trò củachúng Với nhiều nước như Ai Cập, An Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,

Hàn Quốc, doanh nghiệp nhà nước là động lực phát triển

kinh tế Các doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc có mứctăng trưởng cao hơn hai lần so với mức tăng trưởng bình

quân của nền kinh tế trong những năm 60, 70 thế kỷ XX Do

sự thành công của thành phần kinh tế công mà lực lượng chủ

chốt là doanh nghiệp nhà nước vào những năm 50 thế kỷ XX,

công nghiệp hoá thông qua loại hình doanh nghiệp này trở

thành xu hướng chủ đạo ở các nước "thuộc thế giới thứ ba”

Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện với những mức độ thành công khác nhau ở các nước Nhìn chung, doanh nghiệp nhà nước trong những thời kỳ

nhất định đã đạt được nhiều thành tựu Theo đánh giá của

tổ chức UNIDO' thì doanh nghiệp nhà nước trong những

i UNIDO: viết tat của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên

hợp quốc.

Trang 30

năm 50, 60 đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh

tế ở nhiều nước kể cả những nước xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển, song chịu ảnh hưởng của nền kinh

tế tập trung lẫn các nước phát triển theo con đường chủ

nghĩa tư bản

Tuy nhiên, thế mạnh và vai trò của doanh nghiệp nhànước không được duy trì một cách bền vững Do sự xơ

cứng trong cơ chế quản lý, nhất là ở các nước có nền kinh

tế kế hoạch tập trung, doanh nghiệp nhà nước càng ngày

càng trở nên kém hiệu quả Thực tiên ở các nước cho thấy

doanh nghiệp nhà nước thường xuyên thua lỗ Vào giữa

những năm 70, thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước ở

các nước đang phát triển bình quân tương đương với 4%

GDP Nhà nước càng ngày càng trở nên bất lực trong việc

bao cấp doánh nghiệp nhà nước Tình trạng hoạt động kémhiệu quả, sự bất lực của doanh nghiệp nhà nước trong việc

thực hiện sứ mệnh là động lực kinh tế diễn ra ở hầu hết các

nước, bất kể đó là các nước đang phát triển, các nước xã

hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa Lấy Nhật Bản, mộtnước có nền kinh tế công có tỷ trọng lớn và là nước có sự

phát triển kinh tế thần kỳ làm ví dụ Ở nước này, doanh

nghiệp nhà nước cũng vấp phải những căn bệnh cố hữu, dùchúng đến muộn hơn Các doanh nghiệp nhà nước trong

lĩnh vực cầu đường hiện đang nợ chính phủ Nhật Bản một

số tiền khổng lồ lên tới 40.000 tỷ yên Số tiền này thực chất

là các khoản đầu tu của Chính phủ Nhật dưới dang cho vay

lãi suất thấp, nhằm xây dựng những tuyến đường cao tốc

Trang 31

huyết mạch, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội vàquốc phòng Tuy nhiên, khi mà các tuyến đường tư nhân đãrất phát triển với hon một triệu km đường quốc lộ và đườngliên tinh thì vấn dé hiệu quả kinh tế và khả nang thu hồi

vốn đối với các công ty đường bộ của nhà nước là vấn đề

không dễ giải quyết Theo báo cáo của Chính phủ Nhật

Bản trình lên Quốc hội vào tháng 2-2003, các khoản thuphí của các công ty đường bộ nhà nước hiện nay chỉ vừa đủtrang trải chi phí quan lý, vận hành của những công ty này

và hoàn toàn không có khả năng chi trả các khoản vay

chính phủ trước đây Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản còn

thất thu một khoản thuế không lồ do những công ty nayđược miễn nhiều loại thuế Ngành bưu điện từ năm 1998

đến nay liên tục ở vào tinh trạng thua 16 kéo dài, năm sau

cao hơn năm trước, cụ thể là năm 1998 lỗ 62 tỷ yên, năm

1999 lô 74 tỷ yên, 6 tháng đầu năm 2000 lỗ 59 tỷ yên.Nguyên nhân cơ bản khiến cho ngành bưu điện thua 16,14

chi phí nhân công quá cao, chiếm tới 60% tổng chi của

toàn ngành Tổng số nhân viên lên tới gần 300.000 người,

phần lớn thuộc vào độ tuổi trung niên, có mức lương cao

Tuy nhiên, tình trạng yếu kém của doanh nghiệp nhà

nước thể hiện rõ nét nhất ở các nước đang phát triển, nơihoạt động của doanh nghiệp nhà nước không được hỗ trợbởi một hệ thông quản lý thích hợp, một hệ thống phápluật có hiệu lực Tình trạng hoạt động của doanh nghiệpnhà nước ở một số nước được thống kê dưới đây nói lên

điều này:

Trang 32

Tây Phi Số liệu thống kê của 12 nước Tây Phi cho thay

62% doanh nghiệp nhà nước ở những nước này

bị lô ròng trong khi 36% doanh nghiệp nhà

nước còn lại có lãi tương đối

Bắc Phi và | Khảo sát 48 doanh nghiệp nhà nước ở khu vực

Châu Phi cho thấy chỉ có 12 doanh nghiệp nhà nước báo

cân Xahara | cáo kinh doanh có lãi ở mức không quá 4%.’

Gana 43% doanh nghiệp nhà nước của Gana thua lô

liên tục từ năm 1979-1983

Hàn Quốc | Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh

nghiệp nhà nước ở nước này chỉ đạt 3,71% so

với 10,1% của toàn bộ nền kinh tế.“

Philippin Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ va trên toàn

bộ vốn của doanh nghiệp nhà nước trong suốt

giai đoạn 1984-1987 là 2,9% và 3,7%, dưới

mức lãi suất trung bình và thấp hơn nhiều so với

1000 doanh nghiệp hàng đầu của nước này.”

1 John R Nellis Public Enterpnses in Sub-Saharan Africa Discussion

paper No | page 17.

2 John R Nellis & Kiken “Public Enterprises reform: Privatization and the World Bank” World Bank Vol 17, No 5, page 660.

3 Akuoko & Frimpong Rebalancing the public and private sectors in

developing countries - The case of Gana Technical paper No 14, page 15.

4 Young Park “Evaluating the performance of Korea’s government

invested enterprises” Finance and Development Vol 24,No 3, page 25

5 Zinnia F Godinez “Privatization and Deregulation in the

Philippines: An option package” ASEAN Economic Bulletin Vol 5, No 3,

Trang 33

Inđônêxia | Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cho doanh

nghiệp nhà nước chỉ dưới 2,5% trong giai đoạn 1983-1987, 3,5% trong năm 1989 70% doanh

nghiệp nhà nước có tình trạng tài chính không

lành manh '

Thái Lan Năm 1989, 63 doanh nghiệp nhà nước của Thái

Lan có lợi nhuận trước thuế là 1,8 tỷ đôla Mỹ

L so với 312,5 tỷ đôla Mỹ được đầu tư vào đó.”Trinidad và | Các doanh nghiệp nhà nước (không kể trong

Tôbagô lính vực dầu khí) có mức chi phí vượt quá

doanh thu là 700 triệu đôla Mỹ.”

Sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước thông qua sự pháttriển của doanh nghiệp nhà nước mang tính không bềnvững Tốc độ tăng trưởng cao của doanh nghiệp nhà nước

chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn Hiệu quả và vai trò

của doanh nghiệp nhà nước với tư cách là động lực phat

triển kinh tế càng ngày càng trở nên mờ nhạt Thêm vào

đó, sự thua lỗ triển miên của doanh nghiệp nhà nước đã

khiến ngân sách nhiều quốc gia không còn đủ sức để bao

l Paul Handley “Privatized parts” Far Economic Eastern

Review June, 17, 1991 page 48.

2 Towards a competitive economy The emerging role of the private sector in Indonesia Manila, Asia Development Bank April 1991,

page 31.

3 Frank Rampersad "The nationalization of the State enterprises sector” Trinidad & Tobago Economic Association, Ninth Annual Conference Port of Spain, November 1991.

Trang 34

cấp và duy trì sự hoạt động của chúng Các nước dua chủ

yếu vào doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế

liên tục hai thập kỷ gần đây hầu như không nhìn thấy đượctốc độ tăng trưởng Nước có tốc độ tăng trưởng cao trong

15 năm gần đây là Trung Quốc cũng không hoàn toan dua

vào doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước thua

lỗ đến 4% GDP của các quốc gia

Tình trạng trên của doanh nghiệp nhà nước có nhiềunguyên nhân khác nháu Doanh nghiệp nhà nước ở tất cả

các nước đều có những căn bệnh phổ biến song cũng có

những căn bệnh đặc trưng bắt nguồn từ hình thái kinh tế xãhội, kết cấu và tính chất của nền kinh tế, cơ chế quản lý

của mỗi nước Những căn bệnh phổ biến của doanh nghiệp nhà nước ở hầu hết các quốc gia thể hiện ở những mức độ

khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng

nước Những căn bệnh này bao gồm:

- Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là hiện tượng

phổ biến ở hầu hết các quốc gia Do doanh nghiệp nhà

nước thuộc sở hữu của nhà nước nên chính phủ, các cơ

quan nhà nước khác có lý do để can thiệp vào hoạt động

của chúng Thực tế này khiến doanh nghiệp nhà nước khó

trở thành một chủ thể kinh tế độc lập, có quyền tự chủ, điều mà bất cứ chủ thể nào tham gia các quan hệ kinh tế,

thương mại đều hết sức cần Nhược điểm này thể 1iện rõ

nét nhất ở doanh nghiệp nhà nước của các nước xã 161 chủ

nghĩa và các nước đang phát triển theo định hướng xã hội

Trang 35

chủ nghĩa mà theo một học giả Trung Quốc là bát nguồn từ

“sai lầm đặt vào tay nhà nước quyền lực tổng hop ba ngôi nhất thể, vừa là người vở hữu, vừa là người quản, vừa là người kinh doanh” |

- Sự xung đột giữa các mục tiêu đặt ra cho kinh tế nhà

nước Phần lớn, doanh nghiệp nhà nước được giao thựchiện các mục tiêu kinh tế song cũng có không ít những

mục tiêu khác hoặc mang tính chất chính trị, quân sự, an

ninh quốc phòng hoặc mang tính chất xã hội Việc thựchiện một lúc nhiều mục tiêu khác nhau khiến doanh nghiệpnhà nước đê rơi vào trình trạng lúng túng Hơn nữa, khi

thực hiện các mục tiêu chính trị và xã hội thì doanh nghiệpnhà nước cũng khó có thể hạch toán, khó có thể tránh được

rủi ro, thua lõ

- Thiếu sự đầu tư cho việc tăng năng suất lao động.Năng suất lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp

trong bất cứ nền kinh tế nào, bất cứ quốc gia nào Năng

suất lao động phụ thuộc vào sự thay đổi công nghệ tiên tiến

một cách thường xuyên, vào cơ chế quản lý năng động mà

những điểm này thì doanh nghiệp nhà nước khó có được do

bị kiểm soát bởi hệ thống quản lý nhiều tầng cấp, quan liêu

và mệnh lệnh Nhược điểm này cũng thể hiện rõ ở doanh

nghiệp nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa và các

nước đang phát triển

- Thiếu cơ chế kích thích thích hợp đối với không chỉ

1 Xem: Truong Văn Ban, Sdd, tr 37.

Trang 36

người lao động mà cả đối với những người quản lý doanhnghiệp nhà nước Sự ràng buộc bởi chế độ lương, bảng

lương quy định đã không cho phép doanh nghiệp nhà nước

có những chính sách kích thích người lao động làm việc,

kích thích những người quản trị doanh nghiệp nhà nướclàm tốt hơn công việc của mình Tất cả đều thực hiện công

việc của mình một cách cầm chừng, thụ động vì không cóđộng cơ vật chất thôi thúc |

- Thiếu khả năng cạnh tranh Phần lớn doanh nghiệp

nhà nước ở các quốc gia đều thiếu khả năng cạnh tranh

Điều này thể hiện ở chỗ giá hàng hoá, dịch vụ của các

doanh nghiệp nhà nước đều cao hơn nhiều so với các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân hay hôn hợp.

Nhược điểm này có thể được coi là hệ quả tổng hợp của

các nhược điểm trên.

II CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

-XU THE VÀ HÌNH THỨC

3.1 Xu thế cải cách doanh nghiệp nhà nước trênthé giới

Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước

đều vấp phải tình trạng chung là hiệu quả thấp, sự lãng phí

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp nhà nước là mảnh

đất của sự tham những Sự sa sút không thể cứu van nồi của

doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến quá trình cải cách

doanh nghiệp nhà nước Cải cách doanh nghiệp nhà nước

Trang 37

được thực hiện ở các nước theo những hình thức khác nhau

tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính tri xã hội ở nước đó.Cải cách doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thông qua

biện pháp chủ yếu sau đây:

« Tu nhân hoá;

‹ Cổ phần hoá;

¢ Cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

¢ Bán doanh nghiệp nhà nước;

¢ Cho phép doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước trong cùng ngành công nghiệp;

¢ Phuong thức BOT trong xây dựng ha tầng và công ich;

¢ Thuê tư nhân quản lý doanh nghiệp nhà nước;

« Giảm các cổ phần của Nhà nước trong các doanh

nghiệp thuộc các ngành có tính cạnh tranh và

khuyến khích sự tham gia của nguồn vốn không phải

từ nhà nước;

¢ Chia nhỏ hoặc sáp nhập doanh nghiệp nhà nước tuỳ

theo tính chất và mục tiêu của việc cơ cấu lại;

¢ Thành lập các doanh nghiệp công tư hợp doanh.

Những biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước nêu trên cũng chính là những biện pháp cải cách thành phần

kinh tế công Trong số đó có những biện pháp động chạmtới sở hữu của doanh nghiệp nhà nước và những biện phápchi mang tính cải cách cơ chế quản lý Một số trong nhữngbiện pháp nêu trên đã từng được áp dụng trong các nền

kinh thị trường lẫn các nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây

Tuy nhiên, ngoại trừ biện pháp tư nhân hoá, chưa có biện

Trang 38

pháp nào trong số này được áp dụng phổ biến và trở thành

làn sóng mang tính toàn cầu Trong số các biện pháp cảicách doanh nghiệp nhà nước nêu trên ở một số nước thìhình thức tư nhân hoá được sử dụng rộng rãi nhất

Nhìn chung, cải cách doanh nghiệp nhà nước đang

được tiến hành dù dưới hình thức nào đều nhằm mục đíchthị trường hoá doanh nghiệp nhà nước Thị trường hoádoanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển việc phân bố nguồn lực được thực hiện bằng phương thức quản lý nhà

nước sang cơ chế điều chỉnh của thị trường, chuyển một

phần tài sản doanh nghiệp nhà nước thành phi nhà nước Thị

trường hoá doanh nghiệp nhà nước biểu hiện ở bốn khía

cạnh: (1) Cải cách việc quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặctài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp khác theo định

hướng thị trường; (2) Đa dạng hoá tài sản của doanh nghiệp

nhà nước; (3) Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh

nghiệp nhà nước phải được thực hiện theo các nguyên tắc

của thị trường, và (4) Hình thành cơ chế loại bỏ các doanh

nghiệp nhà nước yếu kém ra khói thị trường

3.1.1 Cải cách quan lý vĩ mô đổi với doanh nghiệp

nhà nước theo hướng thị trường

Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng thị

trường được thực hiện từ lâu ở nhiều nước, nhất là nhữngnước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Việc cải cách

quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặc tài sản của Nhà nước

trong các doanh nghiệp nhằm các mục đích sau:

- Phân biệt rõ chức năng quản lý của Nhà nước và chức

Trang 39

năng sản xuât - kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, tạo

điều kiện để doanh nghiệp nhà nước trở thành các chủ thể

độc lập của thị trường Trung Quốc là nước có nhiều thành

công trong lĩnh vực này.

- Thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con để các

doanh nghiệp nhà nước tự quản lý lần nhau theo cơ chế vận

động của cổ phần Cơ chế vận động của cổ phần và việc

hình thành công ty mẹ - công ty con được sử dụng khá

thành công ở Italia và Nhật Bản Điển hình của mô hình

này là sự hoạt động của các công ty đầu tư vốn

- Đối với các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nướcthì nhà nước thực hiện sự can thiệp của mình theo cách củamột cổ đông, phù hợp với các quy định của pháp luật về

công ty đối vốn Những đại diện của Nhà nước trong các

doanh nghiệp không bị chồng chéo chức năng của chủ sởhữu và người quản lý đối với tài sản của doanh nghiệp

3.1.2 Da dạng hoá sở hữu đối với tài sẵn của doanh

nghiệp nhà nước

Đa dạng hoá sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp

nhà nước được thực hiện qua nhiều biện pháp Mục tiêucủa giải pháp này là làm cho giá trị của doanh nghiệp nhà

nước được thị trường quyết định thông qua việc phát hành

cổ phần ra công chúng, biến doanh nghiệp nhà nước vốnchỉ thuộc sở hữu nhà nước thành doanh nghiệp thuộc nhiều

thành phần kinh tế, trong đó có ca thành phần kinh tế tư

nhân Các hình thức pháp lý chủ yếu để thực hiện giải pháp

đa dạng hoá sở hữu bao gồm:

Trang 40

- Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công

ty cổ phần thông qua việc phát hành cổ phần ra công chúng

và đăng ký lại Giải pháp này còn được gọi dưới cái tênkhác là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Chuyển hoá các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ

thành các công ty trách nhiệm hữu hạn có sự tham gia của

các thành phần kinh tế khác

- Chuyển hoá các doanh nghiệp nhà nước lớn thành tập

đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con có

sự tham gia của các công ty con thuộc các thành phần kinh

tế khác

- Thúc đẩy việc niêm yết cổ phần của các công ty cổ

phần nhà nước trên thị trường chứng khoán nhằm mở rộng

hơn nữa phạm vi chủ thể tham gia sở hữu doanh nghiệp

1 Trung Quốc rất chú ý đến hình thức này Năm 1992, Trung

Quốc chỉ có 52 doanh nghiệp nhà nước có niêm yết cổ phần; năm 2000

có 1086 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 458 công ty không hề có

cổ phần của nhà nước, năm 2001 có 1159 công ty niêm yết trong đó có

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức sở hữu chứ không dựa vào mức độ kiểm soát. - Sách chuyên khảo: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Lê Hồng Hạnh
Hình th ức sở hữu chứ không dựa vào mức độ kiểm soát (Trang 76)