1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

198 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 51,07 MB

Nội dung

Rõ ràng là, pháp luật về đầu tư xây dựng trong cơ chế quản lý kinh tế mới phải nhằm mục tiêu tham giavào việc tạo lập thể chế kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỒ HOÀNG ĐỨC

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TREN LĨNH VUC ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG TRONG CƠ CHE KINH TE THỊ TRƯỜNG

CÓ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 62.38.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dân khoa học: | TS Phan Chí Hiếu

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết

luận khoa học của luận án chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình khoa

học nào khác

TÁC GIA LUẬN ÁN

Hồ Hoàng Đức

Trang 3

TrangTrang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng, biểu minh họa

MỞ ĐẦU |

Chương 1 Những vấn đề lý luận về đầu tư xây dựng và quản lý nhà

nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng 1.1 Đầu tư xây đựng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân 8

1.2 Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 221.3 Pháp luật về đầu tư xây dựng và vai trò của nó đối với công tác 42quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

Chương 2 Thực trạng quản ly nhà nước bang pháp luật trong lính vực

đầu tư xây dựng

2.1 Quản lý nhà nước đối với các chủ thể hoạt động đầu tư xây dựng 592.2 Quản lý đấu thầu xây dựng 762.3 Quản lý việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng 94

2.4 Quan lý chất lượng công trình xây dung 108

2.5 Quản lý vốn đầu tư 119

Chương 3 Hoàn thiện pháp luật đầu tư xây dựng nhằm nâng cao

hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

3.1 Nâng cao hiệu qua công tác quan lý nhà nước về đầu tư xây dựng 135

- một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay

3.2 Những căn cứ và định hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công 142

tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư xây dựng 150

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực

đầu tư xây dựng

KẾT LUẬN 187 DANH MUC CONG TRINH CUA TAC GIA

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 4

Hình 2.1- Sơ đồ mô tả quan hệ hợp đồng xây dựng giữa các 94

doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án đầu tư xây

dựng.

Bảng 2.1- Các hình thức chọn thầu được áp dụng cho các gói 88

thầu thực hiện bằng vốn đầu tư nhà nước trong 3

năm 1998 - 2000.

Bảng 2.2- Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 121

Trang 5

1 Bài "Một số suy nghĩ về việc hoàn thiện chế độ pháp lý về quan lý

chất lượng công trình xây dựng", trang 35 - 43, Tạp chí Nhà nước vàPháp luật, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, số ra tháng

5 Bai “Hoàn thiện pháp luật về điều kiện hoạt động xây dung của cácchủ thể đầu tư xây dựng”, trang 32 - 33, Tạp chí Pháp lý, Hội Luật gia

Việt Nam, số ra tháng 12/2004

Trang 6

4 Bộ Xây dựng (1998), Định mức dự toán xây dựng dựng ban hành kèm

theo Quyết định số 1242/1998/QD-BXD, Hà Nội

5 Bộ Xây dựng (2001), Dinh mức chi phí thiết kế công trình xây dung và tưvấn đầu tu và xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội

6 Bộ Xây dung (2002), Định mức dự toán xây dựng ban hành kèm theo

Quyết định số 31/2002/QD-BXD, Hà Nội

7 Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.Nxb Tài chính, Hà Nội

8 Trung Chính (2003), “Tiền xây dựng thất thoát lối nào?", Thời báo Kinh

tế Việt Nam , số ra ngày 13/01/2003

9 Nguyễn Văn Chọn (1996), Kinh tế quản trị kinh doanh xây dựng, NxbKhoa học và Kỹ thuật Hà Nội

10 Chương trình Fulbright Việt Nam (1996), Tài chính phát triển, T.P Hồ

Chí Minh

11 Cô-Dư-Bra N I., Di-U-Ri-A-Ghin I la, Man-Sep G V (1986), Những

ván dé cơ bản về Nhà nước và pháp luật XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội

12 Donald S.Barrie va Boyd C.Paulson J.R (1996), Quản lý công nghiệp xâydựng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

13 Nguyễn Hữu Dũng (2001), "Cần sớm hoàn thiện các văn bản về quản lý

chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng", Tạp chí Xây dựng 2001(12)

14 Nguyễn Sỹ Dai (2002), Pháp lệnh xử phat vi phạm hành chính và các

văn bản hướng dân thi hành, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

15 Nguyễn Văn Đáng (2002), Quản lý dự án xây dựng, Nxb Thống kê, Hà

Nội

16 Lưu Văn Đạt, Dương Văn Long, Lê Nhật Thức (1996), Đổi mới và hoànthiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

Trang 7

ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

18 Huy Đức (2003), "Ba trong những tòa nha", Thời báo Kinh tế Sài Gon, sỐ

ra tháng 10/2003.

19 Nguyễn Van Hải (2003), "Thanh tra Chương trình 135 tại 23 tỉnh, các dự

án đầu tư xây dung: đụng đâu sai đó", Báo Tuổi tré , số ra ngày 24/9/2003

20 Harold Bierman, JR va Seymour Smidt (2000), Quyết định du toán vốn

dau tu - Phan tích kinh tế các dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội

21 Học viện hành chính quốc gia (1992), Bài giảng về quản lý Nhà nước

-tập I: Nhà nước và pháp luật, Ha Nội

22 Học viện hành chính quốc gia (1992), Bài giảng về quản lý Nhà nước tap II: quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, Hà Nội

-23 C Maxwell Stanley (1995), Kỹ su tư vấn, Nxb Xây dung, Hà Nội

24 Nxb Chính trị quốc gia (1995), Bộ Luật Dan sự của nước CHXHCN ViệtNam, Ha Nội

25 Nxb Chính trị quốc gia (1996), Hồ Chi Minh toàn tập, tập 10, Hà Nội

26 Nxb Chính trị quốc gia (2000), Các quy định pháp luật về tín dung đầu

tự phát triển của Nhà nước, Hà Nội.

27 Nxb Chính trị quốc gia (2001), Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Ha Nội

28 Nxb Chính trị quốc gia, Mác - Anghen Toàn tập, tập 23, Hà Nội

29 Nxb Chính trị quốc gia (1996), Tài hiệu hướng dân Đấu thầu Quốc tế về

mua thiết bị và xây dựng công trình theo thể thức do Hiệp hội Quốc tếcác kỹ su tư vấn (FIDIC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Pháttriển Liên Mỹ (IDB) hướng dan, Ha Nội.

30 Nxb Giao thông vận tải (2000), Quy chế đấu thâu và văn bản hướng dẫn trong xây dựng, Hà Nội.

31 NXB Tổng hợp Hồ Chi Minh (2003), Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ

Chí Minh TP Hồ Chí Minh

32 Nxb Xây dựng (1996), Diéu lệ quản lý đầu tu và xây dung - Quy chế

đấu thầu, Hà Nội

33 Nxb Xây dựng (2000), Các văn bản hướng dân thực hiện Quy chế quản

lý đầu tư và xây dựng, Hà Nội

34 Nxb Xây dựng (2001), "Biến Nghị quyết thành hành động tạo nên sứcmạnh tổng hợp, đưa ngành xây dựng lên một tầm cao mới", Tạp chí Xâyđựng 2001 (8), tr.3

35 Nhóm Phóng viên Kinh tế - Xã hội (2003), "Đường dây tham nhũng lớn

ở Petro Việt Nam; lời cảnh báo từ nhiều năm trước", Báo Thanh niên, số

ra ngày 23/06/2003.

Trang 8

37 Hà Thị Ngọc Oanh (2000), Hồ trợ phát triển chính thức ODA - Những

hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam Nxb Giáo dục, TP.Hồ Chi

Minh

38 Thang Văn Phúc và tập thể tác giả (2001), Cai cách hành chính Nhà

nước - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

39 Mạnh Quân (2003), "Sai phạm nghiêm trọng ở công trình cải tạo, nângcấp hệ thống cấp, thoát nước TP.Hồ Chí Minh: đem 221 tỷ đồng tiền vayvứt qua cửa sổ", Báo Thanh Niên, số ra ngày 12/11/2003

40 Sở Xây dựng T.P Hồ Chí Minh (2000), Tài liệu phổ biến công tác quản

lý xây dựng theo quy chuẩn xây dựng và pháp luật tại các nước ASEAN

và Hoa Kỳ, T.P Hồ Chí Minh

41 Lưu Thanh Tam (2003), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế,Nxb Đại học quốc gia T.P Hồ Chí Minh

42 Thời báo Kinh tế Việt Nam (1998), Chính sách tài chính - tiền tệ cho

yêu cầu đầu tư - phát triển, chống suy thoái kinh tế, 1998 (100), tr.10

43 Nguyễn Xuân Thủy (1996), Quản lý đầu tư và xây dung (Theo cơ chế

mới), Nxb Thống kê, Hà Nội

44 Tổng cục Thống kê (1996), Co sở hạ tầng Việt Nam 10 năm đổi mới

48 Trung tâm thông tin KHKT Bộ Xây dựng (1998), Ba Luật lớn và một số

văn bản pháp qui về xây dựng của Trung Quốc, Hà Nội

49 Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng (1999),

Luật gọi đấu thầu của Trung Quốc, Hà Nội

50 Trung tâm thông tin KHKT Bộ Xây dựng (2001), Luật Xây dựng Nhật

Bản, Hà Nội

51 Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ xây dung Bộ Xây dung (2001),Luật Xây dựng công trình Hàn Quốc, Hà Nội

52 Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng (1999),

Luật về hành nghề kiến trúc của Liên bang Nga, Hà Nội

53 Trung tâm thông tin KHKT Bộ Xây dựng (1998), Luật Liên bang Nga về

các cơ sở của xây dung đô thị ở Liên bang Nga, Hà Nội

Trang 9

doanh nghiệp quốc doanh trong điều kiện đổi mới, Hà Nội.

56 Viện phát triển kinh tế Harvard (1994), Việt Nam cải cách kinh tế theo

hướng rồng bay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Tiếng Anh

57 Nick Renton (2000), Understanding - Investment - Property, InformationAustralia Publishing House, Australia.

Trang 10

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Đại hội [X của Dang đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) là "đưa nước ta ra khỏi tinh trạngkém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạonến tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại" Để đạt được các mục tiêu này, chiến lược đã hoạch định cụ thể

phương hướng, nhiệm vụ, cơ chế và biện pháp thực hiện qua từng giai đoạn,trong đó có hai nội dung chủ yếu: một là, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng GDPgiai đoạn 2001-2005 bình quân 7,5%/năm, trong suốt 10 năm 2001 - 2010 tăngbình quân 7,2%/nam để đến năm 2010 GDP tăng ít nhất gấp đôi so với năm2000; hai là, xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu

cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa [27]

Việc hoạch định các mục tiêu phương hướng như trên cũng mang ý nghĩa

là dé ra nhiệm vụ lớn lao cho hoạt động đầu tư xây dung, vì rang đầu tư xâydựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, tạo lập tiền

đề vật chất kỹ thuật cho mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Cácnhà nghiên cứu thuộc Viện phát triển quốc tế Harvard đã đưa ra một kết luậnchung về mối quan hệ biện chứng giữa mức đầu tư cần thiết và tốc độ tăng

trưởng kinh tế qua các con số so sánh "với mức đầu tư bằng 30% của GDP,

nhiều nước thường có tốc độ tăng trưởng từ 7% đến 8%/năm Như vậy, để đạt

được mức tăng trưởng 1% thì tỷ lệ đầu tư phải là 4% của GDP" đồng thời cũngnhấn mạnh đến sự quản lý đầu tư của Nhà nước qua các chính sách kinh tế vĩ

mô nhằm đảm bảo huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu

qua [56-tr.159-165]

Trang 11

nước về đầu tư xây dựng Yêu cầu có tính định hướng của Đảng ta là cần phải

xây dựng bộ máy quản lý với một hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chê quản lý

kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Rõ ràng là, pháp luật về

đầu tư xây dựng trong cơ chế quản lý kinh tế mới phải nhằm mục tiêu tham giavào việc tạo lập thể chế kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

và đảm bảo phát triển kinh tế đầu tư xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trước những nhiệm vụ, yêu cầu mà cơ chế quản lý mới đặt ra, công tác quản lý

nhà nước về đầu tư xây dựng đã bộc lộ các hạn chế nhất định, chưa bao quát và

theo kịp thực tiễn phát triển hoạt động đầu tư xây dựng mà mot trong nhữngnguyên nhân chủ yếu gây nên thực trạng ấy là do hệ thống pháp luật hiện hành

về đầu tư xây dựng, công cụ quản lý vĩ mô thiết yếu của Nhà nước, còn nhiều

vấn đề bất cập, hiệu lực của pháp luật đầu tư xây dựng chưa cao Trong hoàn

cảnh đó, việc nghiên cứu khía cạnh pháp lý của công tác quản lý nhà nước vềđầu tư xây dựng trong điều kiện vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất thiết thực, đóng góp vào quá trình cải tiến, nâng cao

hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nhằm phục vụ tốt hơn

công cuộc phát triển kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trên thế giới trong hơn một thế kỷ

qua đã làm nảy sinh một nhu cầu thiết yếu là nghiên cứu khoa học về vấn đề đầu

tư xây dựng nhằm mục đích không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả quản lýđầu tư và xây dựng ở phạm vi rộng của quốc tế, quốc gia hay ở phạm vi hẹp làquản lý dự án đầu tư xây đựng của từng doanh nghiệp Nhiều nhà khoa học

trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu vấn đề đầu tư xây dựng một cách toàn

diện hoặc khai thác sâu một số khía cạnh cụ thể của đối tượng nghiên cứu hết

Trang 12

tiêu biểu của các nhà khoa học như: "Kinh tê quản trị kinh doanh xây dựng” củaGS.TS Nguyễn Văn Chọn nghiên cứu toàn diện các vấn đề về quản lý kinh tế

xây dựng ở cấp Nhà nước và quản trị kinh doanh xây dựng ở cấp doanh nghiệp,

những vấn đề kinh tế trong quản lý xây dựng và trong việc đánh giá các giảipháp kỹ thuật; các đề tài nghiên cứu khoa học "Quản lý dự án đầu tư” mã số

RD-62/2000, "Quản lý dự án xây dựng” mã số RD-66/2001 của Bộ Xây dựng do

VS.TSKH Nguyễn Văn Đáng thực hiện tập trung vào nghiên cứu những vấn đề

lý luận kinh tế được đặt ra từ công tác quản lý dự án đầu tư, quản lý dự án xây

dựng, so sánh các mô hình quản lý dự án, làm rõ những đặc điểm, những yêu

cầu cơ bản của công tác quản lý ở từng giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng;Quản lý đầu tư và xây dựng của TS Nguyễn Xuân Thủy đề cập đến các nguyên

tắc, yêu cầu, trình tự, thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa

các quy định và hướng dẫn của Nhà nước; Thẩm định dự án đầu tư của PGS.TS

Vũ Công Tuấn nghiên cứu sâu các công cụ kỹ thuật - tài chính, giúp cho các nhà

đầu tư sử dụng chúng có hiệu quả trong khi thẩm định tính khả thi của một dự

án đầu tư nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác; Quản lý đô thị của

PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Châu mang lại những kết qủa nghiên cứu khoa học cótính bao quát về các khía cạnh hành chính - kinh tế - kỹ thuật của vấn đề quản lý

nhà nước đối với yêu cầu và xu thế phát triển của hệ thống đô thị, trong đó cóvấn đề hết sức quan trọng là nhu cầu đầu tư cải tạo và xây dựng đô thị hiện

dai, Những công trình nghiên cứu này góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm

lý luận về kinh tế và quản lý đầu tư xây dựng

Một đặc điểm chung của những công trình nói trên là chủ yếu đi sâu vàonghiên cứu các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật hay các nội dung có tầm bao quát

hơn gắn với quản trị dự án, quản lý đầu tư xây dựng, trong khi vấn đề pháp luật

về quản lý đầu tư xây dựng chỉ được đề cập đến như một mảng, một khía cạnhphục vụ cho chủ đề nghiên cứu của các tác giả

Trang 13

trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở góc độ quản

lý nhà nước bằng pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ

thông pháp luật về đầu tư xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

về đầu tư xây dựng trong điều kiện vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận án xác định các nhiệm

vụ cơ bản cần thực hiện như sau:

- Nghiên cứu, làm rõ những đặc thù của hoạt động đầu tư xây dựng, của

sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xâydựng

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác quản lý nhà nước

về đầu tư xây dựng trong cơ chế kinh tê mới

- Tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt độngđầu tư xây dựng qua các nội dung quản lý chủ yếu như: quản lý chủ thể hoạt

động đầu tư xây dựng, quản lý công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng,

quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý công tác đấu thầu trong xây

dựng quản lý vốn đầu tư xây dựng

- Từ thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tưxây dựng, trên cơ sở những định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước

ta, dé xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây

dựng

4 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng có nội dung hết sức rộng và phứctạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Nó bao gồm các vấn đề cơ bản như: cơchế quản lý, tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước quản lý lĩnh vực đầu tư xây

Trang 14

đựng những vấn đề về quản lý hành chính - kinh tế - kỹ thuật và được điều chỉnhbởi nhiều ngành luật khác nhau gồm luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế

Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở góc độ kinh tế - pháp lý Do

vậy, luận án chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong

lĩnh vực đầu tư xây dựng, tập trung vào đối tượng quản lý là các dự án, công

trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước Trong luận án không táchbạch đầu tư với xây dựng hay ngược lại mà nghiên cứu đầu tư và xây dựng trong

mối quan hệ biện chứng: đầu tư cho xây dựng và xây dựng là một công đoạntrong cả quá trình đầu tư

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài "Qudn lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tuxây dựng trong cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa"được thực hiện trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng và lý luận khoahọc của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề Nhà nước và

pháp luật; quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh

tế, cải cách bộ máy hành chính và trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tếđất nước.

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: so sánh, tổng hợp, phân tích, kết hợp với

các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế Phù hợp với từng vấn đề, từng nội

dung nghiên cứu cụ thể mà luận án sử dụng riêng rẽ từng phương pháp hoặc kếthợp nhiều phương pháp nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu cũng như quan điểm

khoa học của tác giả về vấn đề được đề cập

Trang 15

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về mặt giá trị khoa học, kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa làm

phong phú thêm lý luận về quản lý nhà nước trên một lĩnh vực kinh tê đặc thù làđầu tư xây dựng, đóng góp cho công tác nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung

và pháp luật đầu tư xây dựng nói riêng

Về mặt giá trị thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án phục vụ cho công

tác quản lý thực tế của các cơ quan quản lý chức năng, các cán bộ làm công tác

quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng Luận án cung cấp cho các doanh

nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng một khối lượng thông tin tươngđối bao quát về cơ chế quản lý, yêu cầu và phương thức quản lý đầu tư xây dựng

của Nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tiếp nhận và thực hiện các quyđịnh pháp luật về đầu tư xây dựng một cách đúng đắn

7 Đóng góp mới của luận án

Thông qua việc nghiên cứu, phân tích khía cạnh pháp lý của công tácquản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, luận án đã có những đóng góp chủ yếu

như sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt độngđầu tư xây dựng thông qua việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản về những đặc thù

của hoạt động đầu tư xây dựng, của sản phẩm xây dựng và ảnh hưởng của chúng

đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; tầm quan trọng của quản lý

nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng; nội

dung chủ yếu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong nền kinh tế thịtrường có định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ thống pháp luật đầu tư xây dựng vàvai trò của nó đối với công tác quản lý nhà nước

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong thời gian

qua đã có những chuyển biến căn bản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước, theo đó việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà

Trang 16

nhiệm của cơ quan quản lý, của doanh nghiệp, cá nhân người thực hiện công tácđầu tư xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng được củng cố Bên cạnh đó, công

tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng còn những tồn tại cần được quan tâmgiải quyết như: hoạt động xây dựng của các tổ chức, doanh nghiệp chưa được

quản lý, kiểm soát tốt; tình hình quản lý và đảm bảo chất lượng công trình xây

dựng còn hạn chế, nhiều công trình đầu tư lớn bị "rút ruột", chất lượng không

đảm bảo; tình trạng "mua, bán” thầu,

phá giá trong đấu thầu xây dựng chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả;vốn đầu tư của Nhà nước bị thất thoát, lãng phí lớn

- Lam rõ những điểm chưa hợp lý trong hệ thống pháp luật hiện hành vềđầu tư xây dựng như là nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh những vấn đề đang

tồn tại trong thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng làm giảm

sút hiệu quả quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này

- Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề đang tồn tạitrong thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, nhằm mục tiêu

nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở nước ta,

cụ thể: hoàn thiện các mảng quy định pháp luật về quản lý chủ thể đầu tư xây

dựng, quản lý đấu thầu xây dựng, ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng, quản

lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vốn đầu tư, xây dựng hoàn thiện quychế giám sát của nhân dân trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, hệ thống chếtài trong hoạt động đầu tư xây dựng, cải tiến công tác tổ chức thực hiện phápluật đầu tư xây dựng

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận ángồm có 3 chương, 11 mục và 189 trang

Trang 17

NHÀ NƯỚC TREN LĨNH VUC ĐẦU TƯ XÂY DUNG I.1 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG SỰ PHÁT TRIEN NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1.1 Dau tư xây dựng và vai trò của dau tư xây dựng

Từ xa xưa nhân loại đã biết cách tập hợp sức mạnh tập thể, kết hợp với các

công cu lao động di là rất giản đơn để tạo dung nơi ăn chốn ở cho mình, để xây thành dap lũy chống lại sự xâm lang của kẻ thù Thời gian qua đi nhưng đã để lại

cho muôn đời sau những công trình kiến trúc vi đại như Kim tự tháp, Vườn treoBabilon, Vạn lý trường thành Đến thời đại ngày nay, đầu tư xây dựng đã pháttriển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng do tiếp nhận được những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ và đặc biệt do trí tuệ và khả năng tổ chức

lao động của con người ngày càng ưu việt hơn

Đầu tư xây dựng hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp Nhận thức rõ vai

trò của đầu tư xây dựng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại, đồng

thời với mong muốn hoàn thiện trình độ tổ chức, kỹ năng quản lý đầu tư xây dựng

nhằm mục đích phát triển kinh tế, phục vụ đời sống con người cho nên nhiều nhàkhoa học, các nhà quản lý kinh tế và cả những người hoạt động thực tiễn trên khắp

thế giới đã dày công nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng Vì vậy,

lý luận về kinh tế đầu tư xây dựng cũng phong phú như chính bản thân hoạt độngđầu tư xây dựng trong nền kinh tế

Theo ý kiến của hai nhà nghiên cứu kinh tế người Mỹ là Harold Bierman, JR

va Seymour Smidt thì, "thuật ngữ đầu tư để chỉ việc huy động nguồn lực nhằm biến

các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian đủ dài trong tươnglai"[20, tr.11]

Tác giả Nick Renton, hiện là Chủ tịch hiệp hội luật thương mại của Australia,

trong cuốn "Understanding - Investment - Property" lại dé cập phân tích khái niệmđầu tư dựa trên hai cơ sở đánh giá cơ bản khác nhau:

Trang 18

trong sự kỳ vọng vào lợi ích tương lai Từ quan điểm của quốc gia, đầu tư có nghĩa

là việc xây dựng các xí nghiệp, nhà máy, đường xá , cùng với mức độ gia tăngthực tế về cổ phần do các đơn vị kinh doanh nắm giữ

Nhưng từ quan điểm cá nhân, đầu tư lại có nghĩa là sự mua sắm những tài sảnriéng như cổ phiếu, trái phiếu bất động sản Trong một vài tình huống khác thì

việc gửi tiền ở các ngân hàng và các hình thức tiết kiệm khác cũng được xem nhưmột hình thức của đầu tu" [57, tr.6]

Từ góc độ nghiên cứu quản trị kinh doanh xây dựng, GS.TS Nguyễn VănChọn đã đề cập nhiều khái niệm phổ biến về đầu tư đồng thời cũng chỉ ra một kháiniệm thường được sử dụng trong công tác phân tích dự án đầu tư: "dau tư, đó là mộtchuỗi hành động chi tiền tệ cho một mục đích nhất định và ngược lại chủ đầu tư sẽ

nhận được một chuỗi thu tiền tệ dé bảo đảm hoàn vốn và có lãi" [9, tr.14]

Xâu chuỗi những định nghĩa, khái niệm tiêu biểu nêu trên có thể nhận thấykhái niệm "đầu tư” có nội hàm rất rộng, nó mang ý nghĩa của cả một quá trình gồm

nhiều hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động xây dựng Thuộc về phạm trù đầu tư

có những hình thức kinh tế gắn liền với hoạt động xây dựng và cả những hình thức

kinh tế không có hoạt động xây dựng chẳng hạn như: đầu tư tài chính, đầu tư vàocác loại hàng hóa, tài sản có giá trị cao đang lưu thông trên thị trường (nhà, đất,vàng ).

Vậy hoạt động xây dựng là gì? Điều 2 Luật Xây dụng nước Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa định nghĩa về hoạt động xây dựng, đó là "hoạt động tạo dựng các

loại công trình nhà cửa cùng các công trình phụ thuộc chúng và các hoạt động lắpdat đường dây, đường ống, thiết bị đồng bộ với chúng"

Theo quy định tại Điểm 1.2 của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam thì, hoạt

động xây dựng là mọi hoạt động kỹ thuật liên quan đến xây lắp các công trình xâydựng với hai giai đoạn chính là quy hoạch xây dựng gồm: lập quy hoạch và quản lý

Trang 19

xây dựng theo quy hoạch, và xây dựng công trình gồm: lập dự án đầu tư khảo sát,thiết kế, thi công xây lắp và bảo trì các công trình xây dựng.

Khái niệm hoạt động xây dựng cũng được giải thích rõ tại Điều 3 Luật Xây

dựng của Việt Nam: "Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự

án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thicông xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạtđộng khác có liên quan đến công trình xây dựng”

Rõ ràng là, giữa đầu tư xây dựng có một mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc

Nếu đầu tư là cả một quá trình kinh tế thì xây dựng là một công đoạn của quá trìnhấy; để tiến hành hoạt động xây dựng một công trình cần phải có sự chuẩn bị các

điều kiện vật chất cần thiết trước và trong khi xây dựng hay nói một cách khác làcần đầu tư cho xây dựng công trình; hoạt động xây dựng là phương tiện nhằmchuyển những ý tưởng đầu tư thành tài sản vật chất (đối với dự án đầu tư trực tiếp)

Có nhiều tiêu thức mà có thể dựa vào đó để phân loại các dạng đầu tư xâydựng khác nhau trên thực tế Nếu căn cứ vào đặc tính kinh tế - kỹ thuật của côngtrình xây dựng có thé phân thành các loại sau đây: (i) Đầu tư xây dung công trình

ha tầng; (ii) Dau tư xây dựng công trình công nghiệp; (iii) Đầu tư xây dung công

Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể phân chia thành: (i) Đầu tư xây dựng

một công trình mới; (ii) Đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp một công trình có sắn[54].

Từ những khái niệm cơ ban về đầu tu, từ mối quan hệ giữa đầu tư va hoạtđộng xây dựng có thể đi đến một khái niệm mang tính khái quát về đầu tư xây dựng

Trang 20

du án đầu tu, tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế, tư vấn quản lý dự án, thi công xâylắp do các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng trực tiếp thực hiện bằng tiềnvốn, vật tư, thiết bị và nhân công trong một khoảng thời gian nhất định mà kết quả

của nó là các sản phẩm xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành

Qua khái niệm nói trên thì đầu tư xây dựng có các đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của đầu tư xây dựng là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, nănglực đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật Tùy thuộc vào vai trò, vị trí của mỗichủ thể trong hệ thống đầu tư xây dựng mà doanh nghiệp đó có thể là chủ đầu tư,

đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, nhà tư vấn quản lý dự án, nhà thầu xây lắp hay đơn

vi cung cấp vật tư, thiết bi

Thứ hai, về mặt hình thức kinh tế thì đầu tư xây dựng là loại hình đầu tư phát

triển, đầu tư trực tiếp do các chủ thể đầu tư xây dựng tiến hành bằng tiền vốn, thiết

bị, nhân công của mình nhằm gia tăng giá trị tài sản phục vụ cho kế hoạch phát

triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, tính hình thức này giúp phânbiệt đầu tư xây dựng với các loại hình đầu tư gián tiếp khác mà điển hình là đầu tưtài chính trong đó có việc mua trái phiếu - một nguồn huy động vốn quan trọng

phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển hiện nay

Thứ ba, kết quả của đầu tư xây dựng là các sản phẩm xây dựng, công trình

xây dựng hoàn thành Tương ứng với mỗi hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể sẽ cho

kết quả là các sản phẩm xây dựng hay công trình xây dựng khác nhau, ví dụ: dự ánđầu tư (với các hình thức báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáonghiên cứu khả thi) là sản phẩm của hoạt động tư vấn đầu tư; số liệu khảo sát xâydựng là sản phẩm của hoạt động khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng (thiết kế sơ

bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) là sản phẩm của hoạt động thiết kếxây dựng: công trình xây dựng hoàn thành (một cây cầu, một con đường, một nhà

máy hay một căn nhà) là sản phẩm của hoạt động xây lắp

Trang 21

Du án đầu tu, số liệu khảo sát xây dung, bản vẽ thiết kế xây dung, tất cả đều nhằm chuẩn bị cho hoạt động thi công xây lắp và là cơ sở, điều kiện để tạo nên một công

trình xây dựng hoàn thành Như giải thích tại khoản 2 Điều 3 của Luật Xây dựng,

công trình xây dựng là "sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,

vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có

thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên

mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình

xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nănglượng và các công trình khác”

Đầu tư xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế - xãhội Bất kỳ một xã hội phát triển nào cũng cần tăng cường và đẩy mạnh đầu tư xâydựng đến một mức độ đủ để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển theo chiến

lược, kế hoạch đã định Ở nước ta, vai trò của đầu tư xây dựng ngày càng trở nên

quan trọng hơn trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Đối với

sự vận động và phát triển nền kinh tế quốc dân, đầu tư xây dựng có vai trò tạo lập

cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

đảm bảo thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và nước về phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành trong cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước

Đầu tư xây dựng có chức năng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các

ngành kinh tế, đầu tư xây dựng đóng vai trò là phương tiện thực hiện các chínhsách, chương trình, mục tiêu kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ, từng giai

đoạn phát triển kinh tê xã hội, triển khai cụ thể các kế hoạch đầu tư nhằm đảm bảotừng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Dau tư xây dựng thực hiện nhiệm vu rất quan trọng là điều chỉnh, ưu tiên và tậptrung đầu tư cho các ngành kinh tế giữ vai trò chủ lực theo định hướng của Nhà

Trang 22

nước Trên cơ sở định hướng của Nha nước bang chiến lược, kê hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, thông qua các chương trình mục tiêu và sự đầu tư

to lớn của Nhà nước cũng như đầu tư của toàn xã hội đã đẩy mạnh tốc độ phát triển

mang tính “đầu tàu” của các vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo sự cân đối trong xây

dựng cơ cấu vùng kinh tế của cả nước

Đầu tư xây dựng góp phần vào việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế Ở mỗi thời kỳ,

mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng góp phần củng cố lực

lượng sản xuất, tăng cường tiềm lực kinh tế và phát huy mọi năng lực của mỗi thànhphần kinh tế trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng và Nhà nước về việc phát triển các thành phần kinh tế

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư xây dựng có vai trò, nhiệm vu tăng

cường năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao chấtlượng hàng hóa xuất khẩu, tạo cho doanh nghiệp thế chủ động khi tham gia vào quátrình hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế

kỹ thuật giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế xã - hội phục vụ chocông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với nhiệm vụ kiến thiết bộ mặt đô thị, đầu tư xây dựng giữ vai trò chủ

đạo trong việc triển khai thực thi các chính sách, chiến lược của Nhà nước về quyhoạch và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam Nhiệm vụ cơ bản của đầu tư xây

dựng là kết hợp giữa cải tạo, chỉnh trang các đô thị hiện hữu với quy hoạch và xâydựng các đô thị mới, làm cho bộ mặt đô thị nước ta ngày càng đẹp, hình thành nềnkiến trúc đô thị hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc

Đối với yêu cầu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dan, đầu tư xây dựngđảm đương vai trò thực hiện các chương trình về nhà ở, đáp ứng một trong nhữngnhu cầu căn bản, thiết yếu của nhân dân; xây dựng các cơ sở chăm sóc sức khỏe,bệnh viện, trường học, công viên, các trung tâm văn hóa - giải trí nhằm phục vụ chođời sống của nhân dân ngày một tốt hơn, đầy đủ hơn

Trang 23

quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

Khi xem xét ở cả góc độ lý luận cũng như thực tiễn sản xuất vật chất đã cho

thấy đầu tư xây dựng là một hoạt động kinh tế mang tính đặc thù Tính đặc thù của

đầu tư xây dựng được tạo nên bởi những đặc điểm riêng của nó so với các ngành

sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế Xuất phát từ đặc thù của đầu tư xây dựng

mà công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cần có những định

hướng kế hoạch, những chính sách, chế độ và biện pháp quản lý phù hợp nhằm đáp

ứng nhu cầu phát triển đầu tư xây dựng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước Trong những cách thức, công cụ của quản lý nhà nước, phápluật đầu tư xây dựng là công cụ quản lý có vai trò quyết định Với ý nghĩa là mộttrong những công cụ thiết yếu về quản lý kinh tế của Nhà nước, pháp luật đầu tưxây dựng cũng phải được nghiên cứu, xây dựng sao cho phù hợp với những đặc thù

của hoạt động đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác quản

lý nhà nước về đầu tư xây dựng

Phần nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích một số đặc điểm chủ yếu của hoạtđộng đầu tư xây dựng và sự tác động của chúng tới công tác quản lý nhà nước trong

lĩnh vực đầu tư xây dựng

Thứ nhất, đầu tư xây dựng phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyênkhoáng sản Trong khi phần nhiều các hoạt động sản xuất khác chỉ phụ thuộc vào

một loại tài nguyên khoáng sản nhất định chẳng hạn như ngành chế biến gỗ cần có

gỗ rừng, ngành luyện kim dựa vào nguồn quặng được cung cấp từ các mỏ, ngànhchế biến các sản phẩm dầu khí gắn với nguồn mỏ dầu, khí, thì đầu tư xây dựng lạicần rất nhiều các loại tài nguyên khoáng sản khác nhau: gỗ, cát, đá, sắt thép, đất

(đất nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất gạch, ngói) Những vật liệu xây dựngđược sản xuất từ các nguồn tài nguyên khoáng sản ấy gọi chung là vật liệu xây

dựng truyền thống Cùng với nhân công, thiết bị, vật liệu xây dựng là yếu tố sảnxuất đầu vào chủ yếu câu thành nên sản phẩm công trình xây dựng

Trang 24

phát triển mạnh, cung cấp nhiều loại vật liệu xây dựng mới với các tính nang vượt

trội như siêu bền, siêu nhe, có khả nang chịu lực lớn để thay thé cho các loại vật

liệu xây dựng truyền thống, nhưng mức độ thay thế còn rất hạn chế và không phải

bất kỳ công trình xây dựng nào cũng có thể sử dụng phần nhiều vật liệu xây dựng

mới Trên thực tế người ta mới chỉ sử dụng phổ biến các loại vật liệu xây dựng mới

cho các công trình dân dụng như là nhà ở, khách sạn, còn phần lớn các công trìnhcông nghiệp, công trình hạ tầng như cầu, đường, bến cảng, sân bay, kho xưởng vẫn chủ yếu sử dụng các loại vật liệu xây dựng truyền thống Như vậy, trong mộtthời gian dài nữa, hoạt động đầu tư xây dựng còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài

nguyên khoáng sản

Do đầu tư xây dựng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên khoáng sản nên cómột đặc điểm dễ nhận thấy là: những công trình xây dung được thi công ở nơi ganvới nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, điều kiện vận chuyển thuận lợi sẽ có giáthành thấp hơn nơi cách xa nguồn cung cấp, điều kiện vận chuyển khó khăn Nhưvậy, chi phí đầu tư xây dựng không đồng nhất ở các khu vực khác nhau Từ đặc

điểm này, trong công tác quản lý lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nhà nước phân côngcho từng địa phương, căn cứ vào khung giá của Nhà nước và tình hình thị trường,nghiên cứu và ban hành quy định về đơn giá xây dựng áp dụng cho việc tính toánchi phí đầu tư xây dựng các công trình được thi công trên địa bàn địa phương

Một vấn đề nan giải hiện nay của hầu hết các quốc gia trên thế giớ: đó là tìnhtrạng các nguồn tài nguyén khoáng sản dang bị cạn kiệt dần, môi sinh, môi trường

bị xâm hại nghiêm trọng do sự khai thác tài nguyên khoáng sản một cách tuỳ tiện,

chỉ chú trọng đến yếu tố lợi nhuận Đây cũng là mặt trái của kinh tế thị trường Tìnhhình ấy ảnh hưởng đến sự phát triển của đầu tư xây dựng Để giải quyết bài toán

này cần có sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Nhà nước Trên cơ sở lợi ích của toàn xãhội, vì sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ

bang pháp luật đối với việc khai thác tài nguyên khoáng sản phục vu cho sản xuất

Trang 25

vật liệu xây dung, thông qua các biện pháp hữu hiệu như quy định việc lập quy

hoạch và phân bổ khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên khoáng sản, quy định cácđiều kiện cấp giấy phép khai khoáng, quy định tiêu chuẩn đánh giá tác động môi

trường, quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu

xây dựng trong việc áp dụng các biện pháp đảm bảo giữ gìn môi sinh, môi trường

Đôi với đất dai, loại tài nguyên đặc biệt quan trong của quốc gia - yếu tô có ý

nghĩa nền tang cho đầu tư xây dựng càng phải được quản lý chặt chế hơn Yêu cầu

đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là cần quy

hoạch sử dụng đất đai một cách kịp thời, khoa học đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng

nhằm phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế, theo

đó trình tự, thủ tục quy hoạch và điều kiện sử dụng đất xây dựng phải được quyđịnh rõ thành pháp luật và phải được tuân thủ một cách chặt chẽ

Thứ hai, trong đầu tư xây dựng không cho phép có phế phẩm Khác vớinhiều ngành sản xuất vật chất khác mà thông thường trong quá trình sản xuất vẫn

có một tỷ lệ phế phẩm nhất định được chấp nhận, trong đầu tư xây dựng không chophép có phế phẩm Đặc điểm này xuất phát từ các nguyên nhân: một là, sản phẩm

của đầu tư xây dựng là những sản phẩm đơn chiếc nhưng có giá trị kinh tế cao Từcông trình có quy mô nhỏ nhất như ngôi nhà, đến công trình có quy mô rất lớn như

công trình hạ tầng, công trình công nghiệp đều là những sản phẩm được kết tinh từ

khối lượng lớn vật liệu xây dựng thuộc nhiều chủng loại, từ rất nhiều công lao động

và hao phí máy móc, thiết bị Vì thế giá trị kinh tế của một công trình xây dựnghoàn thành cao hơn hẳn so với các sản phẩm công nghiệp thông thường khác Hai

là, sản phẩm của đầu tư xây dựng có những tác động to lớn và nhiều mat đến đời

sống kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân Điều nàyđược thể hiện rõ nhất qua tính ích lợi của những công trình hạ tầng do Nhà nướcđầu tư Thời gian vừa qua Nhà nước đã đầu tư mỗi năm hàng chục ngàn tỷ đồng chocác công trình hạ tầng giao thông đã có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, giúpthu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng kinh tế, tạo điều

Trang 26

kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, làm ăn, đồng thời phục vụ dac lực cho

nhu cầu an ninh quốc phòng Ba là, so với những sản phẩm hàng hóa khác thì thời

hạn sử dụng của sản phẩm, công trình xây dựng là rất dài Do đặc tính kinh tế - kỹ

thuật của sản phẩm, công trình xây dựng nên tuổi thọ của chúng cao, thông thường

khoảng vài chục năm và lây hơn

Chính bởi tầm quan trọng đặc biệt của sản phẩm xây dựng như đã nêu trên

mà nền kinh tế - xã hội chỉ chấp nhận những sản phẩm, công trình xây dựng hoànchỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Nhà nước hay nói khác đi, trongđầu tư xây dựng không cho phép có phế phẩm Hơn nữa về nguyên tác, khi sảnphẩm xây dựng bị hư hỏng hoặc có chất lượng kém thì phần lớn phải bị phá dỡ

nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như an toàn xã hội Trong trường

hợp này, khả năng tận dụng lại những vật tư cấu thành nên sản phẩm cũng rất thấp

Xuất phát từ đặc điểm trên đây mà công tác quản lý chất lượng công trình

xây dựng luôn được xem là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng

đầu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Để đảm bảo chất lượngcông trình xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của nên kinh tế, của xã hội, đòi hỏi Nhànước không chỉ quản lý, kiểm soát khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của công trình mà

còn quy định và thực hiện quản lý các nội dung khác có liên quan về kiến trúc, mỹquan, môi sinh môi trường, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa Thực hiện tốt cácnhiệm vụ ấy vừa đảm bảo hiệu quả đầu tư vừa tránh gây ra những lãng phí rất lớncho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung Hiện nay Nhànước quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu bằng pháp luật, thông quaviệc ban hành và đảm bảo thực hiện các văn bản pháp luật quy định các tiêu chuẩnxây dựng, quy chuẩn xây dựng, các định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng bat buộctrong đầu tư xây dựng, quy định điều kiện hành nghề tư vấn, xây dựng đối với cácdoanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của từng doanh nghiệptrong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Chính vì thế, xây dựng hoàn

rid \ rỊ f NLPHÒNGGV 2 9|

Trang 27

Thứ ba đầu tư xây dựng thường có quy mô lớn, phức tạp với sự tham gia của

nhiều chủ thể đầu tư xây dựng thường có quy mô lớn thể hiện qua: trị giá công trình hay tổng chi phí đầu tư lớn, khối lượng công tác thi công phải thực hiện, khốilượng nhân công, vật tư, máy thi công được huy động phục vụ thi công công trình

lớn.

Tính phức tạp của đầu tư xây dựng thể hiện qua quá trình các doanh nghiệpđầu tư xây dựng giải quyết một loạt nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện dự án đầu tư

xây dựng bao gồm: tính toán, xác lập các thông số kinh tế - kỹ thuật đảm bảo độ

chính xác, chi tiết và tính khả thi; thực thi những yêu cầu nghiêm ngặt về mặt qui

trình, qui phạm trong đầu tư xây dựng; sự lựa chọn, áp dụng phương án kiến trúc,công nghệ hiện đại, các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công; bố trí, tổ chức bộ máy quản lý và thi công; huy động nhân công, thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư phục

vụ thi công; chuẩn bị chu đáo các điều kiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môitrường, phòng chống cháy, nổ Với từng nhiệm vụ lại bao gồm hàng loạt vấn đềcần được giải quyết một cách kịp thời và chính xác Xem nhẹ hoặc không giải quyếttốt bất kỳ nhiệm vụ nào đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm xây dựng.Điều này đã lý giải tại sao đầu tư xây dựng là một hoạt động sản xuất mang tính

phức tạp.

Trên thực tế, để tiến hành đầu tư xây dựng với một khối lượng công việc rấtlớn và tính chất công việc hết sức phức tạp như thế không chỉ đòi hỏi có sự tham gia

và phối hợp hoạt động của nhiều doanh nghiệp liên quan mà còn cần tới sự quản lý,

giám sát của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng, bảo hiểmtrong suốt quá trình đầu tư xây dựng Tựu chung, các chủ thể tham gia vào đầu tư

xây dựng được xác định theo ba nhóm quan hệ sau:

Nhóm |: quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanhnghiệp thực hiện đầu tư xây dựng phát sinh trong quá trình quản lý thực hiện dự án

Trang 28

đầu tư xây dung nhằm đảm bao quan lý thông nhất, toàn diện hoạt động xây dungtheo đúng các nguyên tắc, yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và phùhợp với quy định pháp luật.

Nhóm 2: quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh xây dựng giữa chủ đầu tư, ban

quản lý dự án và các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng, đơn vị khảo sát, thiết kế, nhà

thầu xây lắp, nhà thầu cung ứng vật tư, thiết bị phát sinh trong quá trình thực hiện

đầu tư xây dựng công trình

Nhóm 3: quan hệ kinh doanh - hỗ trợ - giám sát giữa các tổ chức tài chính tíndụng (Quỹ đầu tư phát triển, ngân hàng, các tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng) và

các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát sinh từ các hoạt động như cho vay vốn đầu

tư, vốn kinh doanh, cấp thư bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng giao

nhận thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh bảo hành công trình xây lắp

Chính vì đầu tư xây dựng có tính quy mô, phức tạp và có nhiều chủ thể tham

gia như thế cho nên, để tổ chức quản lý và định hướng hoạt động này một cách hiệuquả cần thiết phải thiết lập một cơ chế quản lý thống nhất, toàn diện đối với đầu tưxây dựng dựa trên cơ sở đẩy mạnh sự phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng,quyền hạn, nhiệm vụ quản lý giữa các cơ quan quản lý từ cấp trung ương xuống địaphương, sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành quản lý bao gồm: đầu tư xây dựng,tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tài nguyên - môi trường, kiến trúc - quy hoạch, bảo

tồn bao tàng, phóng cháy chữa cháy trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực

đầu tư xây dựng và phải đảm bảo nguyên tắc phân định rõ quản lý của Nhà nước với

quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công tác xây dựng pháp luật về đầu

tư xây dựng phải thể chế hóa và đảm bảo thực hiện tất cả những yêu cầu có tínhnguyên tắc ấy

Thông qua pháp luật, Nhà nước cần có sự điều chỉnh, quy định về các vấn đềcấp phép hành nghề, xếp hạng doanh nghiệp, đăng ký hoạt động xây dựng cũng như

cần quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp trong các hình thứcquản lý thực hiện dự án nhằm duy trì sự trật tự, ổn định của môi trường đầu tư

Trang 29

xây dựng, có tác dụng không ngừng thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao trình độquản lý, năng lực hành nghề nhằm theo kịp yêu cầu phát triển của lĩnh vực đầu tư

xây dựng.

Thứ tư, đầu tư xây dựng thường diễn ra trong một thời gian dài và chịu tác

động trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh mà trước hết là yếu tố thời tiết Sảnphẩm xây dựng thường là những dự án, công trình xây dựng có qui mô lớn như khu

đô thị, cao ốc, khu công nghiệp, nhà xưởng, công trình giao thông, sân bay, bến

cảng với yêu cầu phải tuân thủ cầu nghiêm ngặt các tiêu chuẩn xây dựng về trình tự,thủ tục và các bước thi công xây lắp Mặt khác, yêu cầu về mặt tổ chức thi công doi

hỏi phải có thời gian hợp lý cho sự phối hợp tuần tự, nhịp nhàng ở từng giai đoạn

thực hiện giữa các bên có liên quan như: giao và nhận mặt bằng thi công, bố trí lantrại, nơi tập kết vật liệu, huy động thiết bị phục vụ công trình, tổ chức cung ứng vật

tư, điện nước, bố trí nhân sự làm công tác quản lý và trực tiếp thi công Chính vì thế

công tác đầu tư xây dựng thường được dự trù, chuẩn bị và thực hiện trong nhiều

phí đầu tư; năng lực sản xuất của doanh nghiệp không được phát huy tối đa ở tất cả

các thời gian trong năm, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,

kế hoạch huy động và dự trữ vật tư, kế hoạch ổn định việc làm cho người lao độngtrong doanh nghiệp; làm hư hỏng các kết cấu công trình đang xây lắp và thậm chí

trong nhiều trường hợp đã phá hủy toàn bộ công trình xây dựng dở dang, gây nên

những thiệt hại rất lớn về kinh tế

Việc đánh giá tác động của các điều kiện ngoại cảnh tới hoạt động đầu tư xâydựng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định một số các nhiệm vu cụ thể củacông tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Thực tiễn đầu tư xây

Trang 30

dựng cho thấy có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện một dự án đầu

tư xây dựng một khi thời gian thực hiện kéo dài và phải chịu áp lực của yếu tô thời

tiết Phải quản lý vốn đầu tư ra sao trong điều kiện công tác thanh toán hợp đồngxây dựng thường được chia thành nhiều đợt tương ứng với tiến độ thực hiện hợp

đồng? Cần áp dụng biện pháp gì để ứng phó với thiệt hại do những rủi ro bất ngờ và

không lường trước được, trong đó có nguyên nhân thời tiết như mưa bão, sét đánh,

sóng thần? Trách nhiệm của các chủ thể đầu tư xây dựng ra sao trong quản lý thựchiện dự án nhằm rút ngắn tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào khai thác sử

dung? Thực hiện chức nang quản lý vĩ mô của minh, Nhà nước chú trọng giải quyếtcác vấn đề này bằng việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật quy định cơ chế

cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy định trách nhiệm mua bảohiểm xây dựng, xác lập chế độ trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý thực

hiện dự án, áp dụng bat buộc đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước

Những quy định ấy cũng hết sức quan trọng và cần thiết đối với các dự án đầu tư

thực hiện bằng nguồn vốn khác bởi lẽ với các quy định hướng dẫn của Nhà nước sẽgiúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn và có thé lựa chọn những biện pháp thiết thực

bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp

Do bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết cho nên ở các quốc gia thuộc vùng

nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, đầu tư xây dựng có một tình hình chung là nhu cầucủa thị trường về đầu tư xây dựng thường tăng cao vào mùa nắng và giảm mạnh vàomùa mưa Vì thế vai trò quản lý của Nhà nước càng trở nên hết sức quan trọng trong

việc cân đối, điều tiết vật liệu xây dựng đặc biệt là những mặt hàng chủ lực như ximang, sắt thép nhằm đảm bảo ổn định giá cả thị trường vật liệu xây dựng, cung cấp

đủ chủng loại, khối lượng vật liệu xây dựng theo nhu cầu của đầu tư xây dựng Nhànước thực hiện việc cân đối, điều tiết vật liệu xây dựng thông qua quy hoạch phát

triển, các chính sách và quy định về xuất nhập khẩu, thuế Tùy theo tình hình thịtrường mà Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp can thiệp cần thiết, đặc biệt là

Trang 31

quy định điều chỉnh thuế suất đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu vật liệu xây

dựng.

Vai trò đặc biệt quan trọng của đầu tư xây dựng đối với đời sống kinh tế - xãhội, những đặc điểm riêng thể hiện đặc thi, bản chất của đầu tư xây dung và trình

độ phát triển ngày càng cao của đầu tư xây dựng là những vấn đề mang tính cốt lõi

tham gia vào việc quy định nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây

dựng cũng như đòi hỏi sự tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước Các nhà nghiêncứu Donald S.Barrie và Boyd C.Paulson, JR thuộc Trường Dai học Kỹ thuật dân

dụng Stanford đã đưa ra một đánh giá mang tính tiêu biểu về đặc điểm phát triển và

tương lai của đầu tư xây dựng, trong đó nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước:

"Các phát triển đáng chú ý gần đây trong xây dựng là việc gia tăng tầm cỡ của rấtnhiều dự án và tổ chức xây dựng, sự gia tăng mức độ phức tạp về kỹ thuật củanhững dự án này, sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp hơn và những thay đổi trong cácmối quan hệ giữa các tổ chức và thể chế, sự tăng cường và đòi hỏi ngày càng cao vềpháp chế của Nhà nước"[ 12, tr.5-6]

1.2 QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VUC ĐẦU TƯ XÂY DUNG

1.2.1 Vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Thị trường là tổng thể các quan hệ thực hiện hàng hóa, là nơi diễn ra quá

trình trao đổi, thỏa thuận giữa người mua và người bán nhằm đi tới thống nhất vềgiá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ được mua bán Thị trường là cơ chế vận độngcủa hàng hóa, ở đó có nhiều quy luật tác động như quy luật giá trị, quy luật cung -

cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, trong đó quy luật giá trị là quy

luật cơ bản

Cơ chế kinh tế thị trường chính là hệ thống những nguyên tắc, hình thức vàphương pháp quản lý được thiết lập trên cơ sở một nền kinh tế vận hành theo cácquy luật giá trị, quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh Cơ chế kinh tế thị trường

có những đặc trưng cơ bản là: (i) trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cao nhất của

Trang 32

các doanh nghiệp là lợi nhuận, do đó doanh nghiệp luôn chú trọng vận dụng các

quy luật kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt đến lợi nhuận tối đa

và lợi nhuận trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp tồn tại và phát triển; (ii) các

hình thức sở hữu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, mỗidoanh nghiệp là một thực thể kinh tế tồn tại độc lập, có quyền sở hữu, quản lý và sử

dụng bi sản thuộc phạm vi quản lý, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh; (11) cạnh

tranh và hợp tác là hai mặt của một vấn đề gắn liền với sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh để tồn tại nhưng đồng thời cũng

luôn tìm kiếm đối tác để mở rộng sản xuất kinh doanh; (iv) liên doanh, liên kết kinh

tê là xu thế tất yếu của kinh tế thị trường, không giới hạn phạm vi thị trường trong

nước và thị trường ngoài nước; (v) phương thức phân phối lợi ích trong nền kinh tế

thị trường phù hợp với các hình thức sở hữu và sự đa dạng hóa các loại hình kinhdoanh, liên kết kinh tế

Kinh tế thị trường có tác dụng rất to lớn, làm tăng trưởng kinh tê nhanh và

nâng cao đời sống chung của xã hội, thúc đẩy cách mạng khoa học và công nghệ,

cải tiến trình độ quản lý kinh tế Theo quan điểm của A Smith, một trong những đại

diện của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển cuối XVII - XIX, thì các quy

luật kinh tế chính là “Bàn tay vô hình” tạo nên một trật tự tự nhiên không phụ thuộcvào ý chi con người, nó chi phối và quyết định trật tự, sự phát triển của nền kinh tế.Trên tư duy ấy, ông chủ trương nền kinh tế không cần có sự can thiệp của Nhà nước

mà nó sẽ tự thân vận động theo một trật tự được quy định bởi các quy luật kinh tế,tức “Bàn tay vô hình”|46, tr 77].

Tuy nhiên trong quá trình “tự thân” vận động và phát triển, nền kinh tế thịtrường với những đặc tính vốn có của nó tất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, tác độngtiêu cực đến đời sống xã hội Nói một cách khác, bên cạnh mặt tích cực, đem lại

nhiều lợi ích cho con người thì kinh tế thị trường cũng bộc lộ rõ mặt trái của nó Có

thể nhận thấy điều này qua tình trạng nền kinh tế phát triển mất cân đối, khủnghoảng kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, thất nghiệp xảy ra thường xuyên và

Trang 33

các vấn dé nan giải khác như sự suy giảm các giá trị đạo đức, nền van hóa của mỗi

dan tộc trước nguy cơ bị pha tạp Ngay từ cuối thế ky XVIII - thê ky XIX trướcnhững mâu thuẫn ngay càng gay gat của chủ nghĩa tư bản, các học giả thuộc trườngphái kinh tê tiểu tư sản) mà đại diện là Sismondi đã chống lại tư tưởng về “Bàn tay

vô hình” của A.Smith và nhấn mạnh cần có sự can thiệp của Nhà nước hay "ban tayhữu hình" vào nền kinh tế nhằm điều tiết quan hệ phân phối cho công bằng hơn và

bảo vệ lợi ích của tất cả các giai cấp Trong tác phẩm Những nguyên lý mới củakinh tế chính trị viết năm 1819, Sismondi đã viết về vai trò thiết yếu của Nhà nướctrong nền kinh tế : "chúng tôi coi chính phủ là người bảo vệ kẻ yếu chống lại kẻ

mạnh, người bảo vệ cho những ai không thể nào tự bảo vệ được và là người đại diệnthường xuyên, nhưng bình tĩnh, cho lợi ích của mọi người chống lại lợi ích nhất thời

nhưng say sưa của mỗi người"|46, tr.120- 126]

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn 1929 - 1933 đã làm thayđổi sự nhìn nhận về học thuyết "tự điều chỉnh kinh tế” của các trường phái cổ điển

và tân cổ điển bởi lẽ trong thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản, khủng hoảng

kinh tế là hậu quả tất yếu của nền kinh tế phát triển một cách tự phát theo các quy

luật kinh tế khách quan Cũng vào thời gian này, sự thành công của Nhà nước Nga

xô viết trong lãnh đạo phát triển nền kinh tế theo mô hình quản lý mới có kế hoạch

đã làm thay đối tư duy của các nhà nghiên cứu kinh tế Học thuyết kinh tế củaJ.M.Keynes (1883 - 1946), ra đời trong hoàn cảnh ấy, đã một lần nữa khẳng định

phải có sự điều chỉnh, tác động của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã

hội và nhìn nhận sự can thiệp, quản lý của Nhà nước như là phương cách đưa nềnkinh tê thoát khỏi khủng hoảng [46, tr.213-230]

Xu thế chung hiện nay của các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nhữngnước có nền kinh tế phát triển nhất, là để cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước

trong phát triển kinh tế Điều này thể hiện rõ qua chủ nghĩa chiết trung hay lý

thuyết về nền kinh tê hỗn hợp của P.A.Samuelson một đại diện xuất sắc của lý luận

kinh tế tư sản hiện đại Ông chủ trương phát triển nền kinh tế trên cơ sở kết hợp

Trang 34

giữa cơ chê thị trường và cơ chế điều tiết của Nhà nước, hay phát triển nền kinh tê

phải dựa vào cả “ban tay hữu hình” của chủ nghĩa điều tiết và “bàn tay vô hình” củachủ nghĩa tự do [46 tr.264-268 |

Nhà nước với bộ máy quản lý và các công cụ quản lý vi mô của minh, thực

hiện chức năng, nhiệm vụ tạo lập môi trường kinh tế, đảm bảo trật tự cho nền kinh

tế thị trường phát triển; can thiệp điều chỉnh kịp thời nhằm ngăn ngừa các nguy cơ

tiềm ẩn của kinh tế thị trường đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế; phát huytối đa những yếu tố tích cực của nó phục vụ cho đời sống xã hội, đồng thời hạn chếđến mức thấp nhất những anh huởng tiêu cực của kinh tế thị trường đến lợi ích cộngđồng, lợi ích xã hội Có thể nói vai trò quản lý của Nhà nước mang tính tất yếukhách quan xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế - xã hội, vì lợi ích chung của tất cả

moi người trong xã hội, đúng như K.Mác đã nói : “ Bất kỳ một xã hội hay cộngđồng nào được tiến hành trên qui mô tương đối lớn cũng đều cần có sự quản lý Nóxác lập mối quan hệ hài hòa giữa các công việc riêng ré và thực hiện những chứcnăng chung nhất xuất phát từ sự vận động của toàn bộ cơ cấu sản xuất (khác với sự

vận động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất ấy)” (28, tr.342]

Ở nước ta, ngay từ những năm đầu tiên xây dựng miền Bác xã hội chủ nghĩa,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: trong cuộc vận động xây dựng nước nhà, việc quản

lý kinh tế tài chính là cực kỳ quan trọng Nếu quản lý không chặt chế, thì cái gì

thiếu không biết, cái gì thừa không hay, công việc sẽ bị bế tắc Vì thế phải tăng

cường và củng cố quản lý sản xuất, quản lý vật tư, quản lý lao động quản lý tiềnlương tăng cường việc quản lý từ trung ương đến địa phương [31, tr.318-319].Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Người trong quản lý kinh tế, chúng ta đã và đang

xây dựng một "Nha nước của dân, do dân, vì dân”, là công cụ chủ yếu để thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “quản lý kinh tế bằng pháp luật, chiến lược,

quy hoạch, kê hoạch, chính sách, sử dụng cơ chê thị trường, áp dụng các hình thứckinh tê và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giảiphóng sức sản xuất” [27, tr.88]

Trang 35

Nhà nước tôn trong nguyên tác va cơ chế hoạt động khách quan của thị

trường Thông qua các công cụ, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là pháp

luật, Nhà nước tạo điều kiện phát huy mặt tích cực đồng thời hạn chế và khắc phục

mặt tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.Nhà nước tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, quy hoạch và kếhoạch định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý - đầu tư xây dựng, thực

hiện các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư trọng điểm bằng nguồn lực tập trung

Việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới

cơ chê quản lý có một số đặc điểm như: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối

với toàn bộ hoạt động xã hội, trong đó chức năng quản lý kinh tế là quan trọng nhất;

Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch thống nhất; Nhà nước quản lý thống

nhất toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân, trong đó doanh nghiệp và hoạt động của nó

là khâu trung tâm của cả hệ thống và mọi quan hệ kinh tế, và quản lý nhà nước đốivới các đơn vị cơ sở là nhiệm vụ cơ bản nhất; Nhà nước quản lý nền kinh tế theomột cơ chế quản lý mới khoa hoc, năng động trên cơ sở nhận thức đúng đắn và ápdụng các quy luật kinh tế, quy luật thị trường

Mot trong những yêu cầu, nhiệm vu cơ bản của phương hướng đổi mới cơ chếquản lý kinh tế đó là phải phân định rõ giữa quản lý kinh tế của Nhà nước và quản

lý tác nghiệp của các đơn vị cơ sở Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước đồng thời có tác dụng phát huy tối đa tính chủ động, tích cực,sáng tạo của các doanh nghiệp trong quản lý và phát triển kinh tế

1.2.2 Tác động của nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến

công tác quan lý nhà nước trong lĩnh vực dau tư xây dựng ở nước ta

Suốt một thời gan dài hơn 3 thập kỷ, từ sau khi giải phóng miền Bắc năm

1954 đến trước năm 1986, đất nước ta tiến hành công cuộc xây dựng kinh tế trong

những điều kiện vô cùrg khó khan Sau năm 1954, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã

hội trong hoàn cảnh viv phải chống trả những đợt leo thang đánh phá ác liệt của kẻthù, vừa giữ vai trò là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam kháng chiến chống

Trang 36

Mỹ cứu nước Sau năm 1975 đất nước thống nhất bước vào thời kỳ xây dựng chủnghĩa xã hội trên cả nước nhưng mat khác chúng ta luôn phải đối phó với kẻ thùxâm lược ở biên giới phía Bac và biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Trong điều kiện đó, nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển theo cơ

chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp nhằm bao đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị

- kinh tế - xã hội Toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và đầu tư xây dựngnói riêng được vận hành theo một kê hoạch thống nhất, tập trung cao độ Trong đầu

tư xây dựng việc lập kế hoạch theo trình tự từ trên xuống, cơ quan quản lý haythường gọi là cơ quan chủ quản cấp trên giao chỉ tiêu kê hoạch cho đơn vị cơ SỞthực hiện.

Đơn vị cơ sở tiến hành hoạt động xây dựng theo đúng kế hoạch được giao,xây dựng các công trình theo các đơn đặt hàng của Nhà nước, được Nhà nước bao

cấp về vốn, vật tư và cả "dau ra" cho sản phẩm Co quan chủ quản chịu trách nhiệm

cuối cùng về kết quả đầu tư xây dựng nên có quyền can thiệp vào hoạt động tácnghiệp của đơn vị cơ sở Chính vì vậy, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp,

các đơn vị cơ sở khi thực hiện đầu tư xây dựng ít quan tầm cũng như ít phải chịu sự

tác động của các quy luật kinh tế mà thường chú trọng đến chỉ tiêu, sự cấp phát theo

kế hoạch và mệnh lệnh chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ (năm 1986) đến nay, ở nước ta nền

kinh tê thị trường từng bước được hình thành và phát triển theo một cơ chế quản lý

đặc trưng của Việt Nam: kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa Đó là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyêntac và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phốibởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sởhữu, tổ chức quan lý và phân phối [1, tr.93]

Điểm khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường so với kinh tế kế hoạch hóa tậptrung trước đây ở chỗ, trong nền kinh tế thị trường thì các quy luật kinh tế như quy

luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh được nhìn nhận một cách đúng

Trang 37

dan hơn về bản chat, vai trò và những tác động của chúng đổi với sự vận động và

phát triển của nền kinh tế Việc xác định nội dung, phương thức và các công cụ

quản lý nhà nước không xuất phát từ ý chí chủ quan của Nhà nước mà từ những đòi

hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường Thực tế quản lý nhà nước về đầu tư xây

dung trong thời gian qua cho thấy, Nhà nước chú trong sử dụng các đòn bay kinh tếthay thé dan cho các biện pháp quan lý mang tính hành chính, bao cấp; quy định

phương thức mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo hướng chuyển đổi

từ quản lý biện pháp sang quản lý mục tiêu; thực hiện rộng rãi quy chế đấu thầunhằm tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng trong hoạt động xây dựng Điều đó

thể hiện cách thức quản lý mới của Nhà nước trên cơ sở vận dụng hợp lý các quyluật kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, có đầy đủcác quyền kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển củachính mình Đặc điểm này đặt ra những yêu cầu mang tính cấp thiết đối với công

tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng: cần phải quy định và dam bao

quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng qua các nộidung chủ yếu như quyết định đầu tư, lập kế hoạch đầu tư, lập và thẩm định dự án

ký kết và thực hiện các hợp đồng xây dựng, quản lý thực hiện dự án, quản lý chấtlượng công trình xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư, bảo hiểm xâydựng, bảo hành công trình xây dựng ; cần quy định rõ chế độ trách nhiệm củadoanh nghiệp trong công tác đầu tư xây dựng, theo đó đảm bảo cơ chế doanhnghiệp tự tổ chức thực hiện dự án và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiệnđầu tư xây dựng trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước về đầu tưxây dựng, chế độ quản lý chất lượng công trình, quản lý vốn đầu tư, các quy định vềquản lý sử dụng tài nguyên, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, an toàn phòngcháy chữa cháy.

Chính từ những đặc điểm riêng biệt của hoạt động sản xuất đầu tư xây dựng,

như đã dé cập tại tiểu mục 1.1.2 Chương I của Luận án, đã tạo nên tính chất đặc

Trang 38

biệt của sản phẩm xây dựng Vì thê, san phẩm xây dựng cần được nhìn nhận là hànghóa nhưng là loại hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế Yêu cầu đặt ra đối với côngtác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là, tất cả những yếu tô tham giavào quá trình tạo lập và sử dụng loại hàng hóa ấy phải được Nhà nước quan tâm quy

định, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường nhưng vẫn đảm bảo

sự định hướng của Nhà nước nhằm vào các mục tiêu quản lý vĩ mô, các mục tiêu xãhội Những yếu tố nay bao gồm: san xưuát (định mức, đơn giá nhân công - vat tư -máy thi công, chi phí quản ly, thuế, lợi nhuận định mức), thi trường (phương thức

đấu thầu, đấu giá, ký kết và thực hiện các hợp đồng giao nhận thầu tư vấn, xây lắp

mua bán vật tư, thiết bị), các địch vụ có liên quan (tín dụng - ngân hàng, bảo hành,

bảo hiểm công trình xây dựng)

Bên cạnh tác động nói trên của kinh tế thị trường, những đặc điểm cơ bản củachế độ kinh tế, của tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong đường lối quán lý phát

triển kinh tế ở nước ta cũng ảnh hưởng quyết định đến công tác quản lý nhà nước

trên lĩnh vực đầu tư xây dựng Một đặc trưng nổi bật của chế độ kinh tế của ViệtNam là Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; Nhà nước củng cố, phát triển hệ

thống kinh tế nhà nước, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò

chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nềnkinh tế quốc dân Nhà nước là chủ đầu tư lớn nhất thể hiện rõ qua số liệu vốn đầu tư

của Nhà nước chi cho các dự án, công trình xây dung hàng năm, chi tính riêng tổng

chi ngân sách Nhà nước bình quân qua mười lam năm đổi mới (1986 - 2000) luôn

được giữ ở mức khoảng 20% GDP, trong đó chi cho đầu tư phát triển tăng bìnhquân hang năm khoảng trên 10%, tập trung cho các công trình trọng điểm, có ýnghĩa thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân, những công trình hạ tầngkinh tế - kỹ thuật không có khả năng thu hồi vốn đầu tư Vì vậy, đối với những dự

án đầu tư xây dựng bang vốn nhà nước cần phải được quản lý chặt chẽ về quyhoạch chất lượng, giá cả để tránh lãng phí thất thoát

Trang 39

nước mạnh xã hội công bang, dân chủ, văn minh” Điều này thể hiện tính địnhhướng xã hội chủ nghĩa hay chính là bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.Nhà nước qui định, hướng dẫn việc thực hiện phân phối trong nền kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa chủ yếu dựa trên kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thờiphân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh

và thông qua phúc lợi xã hội.

Nhà nước định hướng phát triển nền kinh tế theo các mục tiêu cơ bản: tăngtrưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng

bước phát triển; tăng trưởng kinh tế phải nhằm phục vụ nâng cao chất lượng cuộcsống của nhân dân về ăn mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếpnhận thông tin; tăng cường xóa đói, giảm nghèo; thu hẹp dần khoảng cách về trình

độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng, các cộng đồng; tăng trưởng

kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ ChiMinh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí,

giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước;

phát triển kinh tế gắn chat với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòagiữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù toàn bộ

guồng máy kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan bi chi phối mạnh

bởi thị trường, tuy nhiên vai trò can thiệp điều tiết nền kinh tế của Nhà nước là vô

cùng quan trọng Bằng thực lực kinh tế của mình, thông qua pháp luật, kế hoạch,

các chính sách kinh tế, Nhà nước “bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm

chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Trang 40

định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và

Nhà nước.

Có thể nhận thấy sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và làm chuyển biến công tác quản lýnhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Sự chuyển biến về mặt tổ chức và hoạt

động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng phù hợp với cơ chế kinh tếmới thể hiện qua bốn nội dung chính: Nhà nước tập trung thực hiện chức năng quản

lý vi mê kinh tê đầu tư xây dựng, sự tăng cường cải cách hành chính trong bộ máy

quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư xây

dựng, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô trong quản lý đầu tư xây dựng

Nhà nước tập trung thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với lĩnh vựcđầu tư xây dựng bao gồm: hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, bao

gồm cả lĩnh vực đầu tư xây dựng; hoàn thiện các công cụ quản lý đầu tư xây dựng;thiết lập môi trường pháp lý - kinh tế cho đầu tư xây dựng: hình thành đồng bộ cácloại thị trường như: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sảnnhằm hỗ trợ và kích thích đầu tư xây dựng phát triển; quy hoạch đất đai phục vụ

cho nhu cầu đầu tư xây dựng Nhà nước tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước

trở thành lực lượng kinh tế trọng yếu để dẫn dắt nền kinh tế, trong đó có kinh tế đầu

tư xây dựng, phát triển theo định hướng của Nhà nước: "trong nền kinh tế của ta,

kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là

công cu để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Tiếp tục đổi mới

cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển vànâng cao hiệu qua" [27, tr.30], và riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng đầu tư xây dựng cần phải "đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nângcấp trang thiết bị, tăng cường chuyển giao công nghệ nhằm phát huy tối đa nội lực,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa" [34, tr.3]

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1- Sơ đồ mô tả quan hệ hop đồng xây dựng giữa các doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án đầu tu xáy dung Hợpđồng xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án dầu tư xây dựng công trình - Luận án tiến sĩ luật học: Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
Hình 2.1 Sơ đồ mô tả quan hệ hop đồng xây dựng giữa các doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án đầu tu xáy dung Hợpđồng xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án dầu tư xây dựng công trình (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w