Hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng thông qua việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản về những đặc thù của hoạt động đầu tư xây dựng, của sản phẩm xây dựng và ảnh hưởng của chúng đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng; nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ thống pháp luật đầu tư xây dựng và vai trò của nó đối với công tác quản lý nhà nước. - Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở nước ta, cụ thể: hoàn thiện các mảng quy định pháp luật về quản lý chủ thể đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu xây dựng, ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vốn đầu tư, xây dựng hoàn thiện quy.

NHÀ NƯỚC TREN LĨNH VUC ĐẦU TƯ XÂY DUNG

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG SỰ PHÁT TRIEN NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

    Chính vì đầu tư xây dựng có tính quy mô, phức tạp và có nhiều chủ thể tham gia như thế cho nên, để tổ chức quản lý và định hướng hoạt động này một cách hiệu quả cần thiết phải thiết lập một cơ chế quản lý thống nhất, toàn diện đối với đầu tư xõy dựng dựa trờn cơ sở đẩy mạnh sự phõn cụng, phõn cấp rừ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ quản lý giữa các cơ quan quản lý từ cấp trung ương xuống địa phương, sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành quản lý bao gồm: đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tài nguyên - môi trường, kiến trúc - quy hoạch, bảo tồn bao tàng, phóng cháy chữa cháy trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xõy dựng và phải đảm bảo nguyờn tắc phõn định rừ quản lý của Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng đã lần lượt ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, thay thế cho những văn bản pháp luật mang nặng tính hành chính trước đây, đồng thời mở rộng phạm vi bao quát các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đảm bảo triển khai thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng trong thời kỳ mới: Nghị định số 385-HDBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ quản lý xây dựng cơ ban số 232-CP ngày 06/06/1981, Quyết định số 244/BXD-GD ngày 24/12/1990 của Bộ Xây dựng về Điều lệ giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư, Thông tư số 17-TC/DT ngày 19/03/1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách sang hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển để cấp phát vốn cho các công trình do ngân sách đầu tư ghi trong ké hoạch nhà nước, Quyết định số 29-QĐ/LB ngày 1/06/1992 của Liên Bộ Xây dựng - Trọng tài kinh tế nhà nước ban.

    THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC BANG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    QUAN LÝ CÁC CHỦ THE ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    Chất lượng của từng loại hình hoạt động tư vấn như thế lại được quyết định bởi đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ tư vấn đó, chẳng hạn: chất lượng của tư vấn lập dự án phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ giữ vai trò Chủ nhiệm lập dự án và những người phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn của dự án; chất lượng của tư vấn quản lý dự án phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kinh nghiệm của những người đảm nhận các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Phụ trách các lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, cong nghệ, kinh tế trong ban quan lý dự án; chất lượng cua tư vấn thiết kê công trình phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ đảm nhận các chức danh Chủ nhiệm đồ án thiết kế, Chủ trì thiết kế. Bằng việc quy định các điều kiện chung và điều kiện chỉ tiết về năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng, Nhà nước đã tăng cường công tác quản lý, đồng thời định hướng, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng tập trung vào xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn nhằm đảm bảo chất lượng của dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

    QUAN LÝ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

    Theo nội dung quy định của Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/00/2003 của Chính phủ, khi đánh giá các hồ sơ dự thầu trong các cuộc đấu thầu quốc tế tại Việt Nam, Bên mời thầu phải giành cho các nhà thầu trong nước những ưu lãi cụ thể như: đối với gói thầu tuyển chon tư vấn, nhà thầu trong nước đạt điểm ôi thiểu trở lên về mặt kỹ thuật thì điểm đánh giá tổng hợp được cộng thêm 7,5%; đối với gói thầu xây lắp, việc ưu đãi được thực hiện bằng cách cộng thêm 7,5% vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc diện ưu đãi để làm cơ sở so sánh và xếp hạng; trong trường hợp điểm tổng ngang nhau đối với gói thầu tuyển chọn tư ván hoặc giá đánh giá ngang nhau đối với gói thầu xây lắp thi nhà thầu trong nước được ưu đãi xếp hạng trên nhà thầu nước ngoài (Điểm 8 Điều 2 Nghị định số66'2003/ND-CP). Nội dung thẩm định kết quả đấu thầu bao gồm những vấn đề chủ yếu như: kiểm tra những căn cứ pháp lý đối với việc tổ chức đấu thầu; quy trình và thời gian tổ chức đấu thầu; kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia (tài liệu chấm điểm, ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của Tổ chuyên gia, sự phù hợp của nội dung đánh giá theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đỏnh giỏ đú); kiểm tra những nội dung cũn chưa rừ trong hồ sơ trỡnh duyệt kết quả đấu thầu; xem xét những ý kiến khác nhau nếu có giữa Tổ chuyên gia, tư vấn nước ngoài, Bên mời thầu và các ý kiến khác, nếu có (Mục II Chương I Phần thứ năm Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tit).

    QUAN LÝ VIỆC KÝ KẾT VÀ THUC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DUNG

    Mặc dù hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện nhưng để hợp đồng thực sự phát huy vai trò của mình như một phương tiện hữu hiệu giúp doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước phù hợp với quy định pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước thì cần đến sự quản lý của Nhà nước; mặt khác, đôi khi vì nhiều lý do khác nhau nên việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của các doanh nghiệp không được suôn sẻ dẫn đến tranh chấp, vi phạm hợp đồng xây dựng mà bản thân doanh nghiệp không thể tự giải quyết được. Những vi phạm, tranh chấp hợp đồng xây dựng khá đa dạng nhưng chủ yếu gồm: vi phạm, tranh chấp hợp đồng về khối lượng (xoay quanh việc xác định sô lượng vật tư sử dụng cho công trình, khối lượng công tác thi công xây lap hoàn thành,..), chất lượng (liên quan đến chủng loại, xuất sứ và chất lượng của vật tư, chất lượng của sản phẩm, công trình xây dựng hoàn thành), thời gian thực hiện hợp đồng (thường là các vấn đề về tiến độ thi công, tính toán thời gian được cộng thêm do yêu cầu bổ sung công việc của chủ đầu tư, do phải thay đổi thiết kế, xác định ngừng thi công do nguyên nhân bất khả kháng), thanh toán hợp đồng (các vấn đề về trị gid thanh toán, hồ sơ. thủ tục thanh toán, thời gian thanh toán), trách.

    QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

    Tuy nhiên, do những khác biệt xuất phát từ mặt bằng chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng xây dựng nên việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài cũng gây nên nhiều khó khăn, phức tạp cho các doanh nghiệp nước ta, chẳng hạn: tổng chỉ phí đầu tư của một công trình được thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn nước ngoài sẽ cao hơn rất nhiều so với công trình được thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam trong khi doanh nghiệp lại không được phép thực hiện dự án, công trình xây dựng vượt quá tổng hạn mức đầu tư đã duyệt căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Mac dù phương thức quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hiện đã có những thay đổi cơ bản, dựa trên các biện pháp quản lý mang tính ngăn ngừa là chính nhưng trong sự tác động mạnh, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực của kinh tế thị trường thì đầu tư xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật nghĩa là, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động xây dựng có hiệu quả, lấy chất lượng công trình làm mục tiêu hàng đầu cũng sẽ có doanh nghiệp chỉ chú trọng yếu tô lợi nhuận mà phớt lờ yếu tố chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng, không tuân thủ đúng quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình.

    QUAN LY VỐN ĐẦU TU

    Về mat trình tự đầu tư xây dựng, pháp luật quy định các trình tự, thủ tục riêng so với hai nguồn vốn còn lại (vốn tín dụng của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước) bao gồm: lập và bố trí vốn đầu tư theo kế hoạch năm, quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, thành lập Ban Quản lý dự án (trường hợp phải thành lập Ban Quản lý dự án), điều kiện cấp phát, thanh toán vốn đầu tư qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, quy trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát các cơ quan quản lý hữu quan gồm có các Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và các Ủy ban Nhân dân các tinh, Bộ Tài chính, Sở Tài chính vật giá ở các tỉnh, hệ thống cơ quan Kho bạc Nhà nước trong suốt quá trình triển khai. Những cải tiến chủ yếu trong phương thức quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng thể hiện qua việc đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn; quan lý các dự án đầu tư theo trình tu quy định đối với từng loại nguồn vốn, theo đó giao quyền quyết định đầu tư đi đôi với tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện dự án bằng nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp tự huy động; quản lý chất lượng công trình xây dựng theo mục tiêu; đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thông qua việc quy định mở rộng điều kiện nhận thầu tư vấn, xây dựng tại Việt Nam của các nhà thầu nước ngoài, quy định về công tác đấu thầu xây dựng phù hợp với các tập quán, thông lệ quốc tế,.

    DỰNG - MỘT YÊU CẤU CAP BACH TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

    NHUNG CAN CỨ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NANG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỤC DAU TƯ XÂY DUNG

    Nội dung của Chiến lược trong khi định hướng phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là qua việc xác định khối lượng công tác, các chương trình trọng điểm, các dự án đầu tư, công trình xây dựng có ý nghĩa then chốt sẽ được tập trung triển khai thực hiện ở các ngành kinh tê, các vùng kinh tế đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu mà ngành đầu tư xây dựng phải đảm đương nhằm phục vụ thắng lợi chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế của các ngành, các vùng cũng như của cả nước. Theo đó, cần đặt trọng tâm vào những công tác sau: đẩy mạnh công tác phân công, phân cấp quản lý đi đôi với củng cố bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ, trách nhiệm quản lý của các ngành, các địa phương trong các công tác từ làm quy hoạch ngành, địa phương bao pồm ca quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị và nông thôn đến lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó có kế hoạch đầu tư xây dựng..; hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô đầu tư xây dựng bao gồm quy hoạch, kê hoạch phát triển kinh tế ngành, địa phương, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, các loại thuế, các chính sách và biện pháp về khuyến khích đầu tư, huy động vốn đầu tư, quản lý chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng, quản lý kinh doanh và hành nghề xây dựng, đấu thầu xây dựng.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG

    Do quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu chưa xỏc định rừ chế độ trỏch nhiệm, cơ chế xử lý vi phạm cũng như cỏc biện pháp chế tài đối với những người có thẩm quyền đưa ra quyết định không chính xác trong các trường hợp chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế nên trong thời gian qua, mặc dù có không ít các gói thầu xây lap thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách, vốn ODA được chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế không đúng với quy định pháp luật, gây ra những thiệt hại kinh tê cho Nhà nước và tạo nên "đặc quyền” cho một số nhà thầu nhưng chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm giải quyết một cách triệt để và vấn đề xử lý trách nhiệm của những người có thẩm quyền thì chỉ mang tính hình thức, chưa tương xứng với hậu quả thực tế của việc đưa ra các quyết định không phù hợp với quy định pháp luật. Nên chăng bổ sung quy định điều chính trường hợp này tương tự như trường hợp dự án thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư phát triền của doanh nghiệp vì hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp theo hướng chuyển từ chế độ chủ quản toàn diện sang chế độ doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; mỗi doanh nghiệp tồn tại với tư cách là một công ty trách nhiệm hữu han một thành viên và, trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp có đầy đủ quyền han cũng như chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    KET LUAN

    Một yêu cầu có tính cấp thiết được dat ra là cần phải hoàn thiện hệ thông pháp luật về đầu tư xây dựng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dune. Cùng với các giải pháp nêu trên, thiết nghĩ công tác nghiên cứu các đối tượng néng biệt cua đầu tư xây dựng như: hoạt động đấu thầu xây dựng, quy hoạch xây dựng, xây dựng và cải tạo nhà ở trong đô thị,.