Quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình đã được pháp luật quy định nhằm loại bỏ tư tưởnggia trưởng, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ quyền thừa kế của người v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHAN THỊ KIM CHI
DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Trang 2Qua thời gian hoc tập, nghiên cứu lý luận va tim hiểu công tác thực tiễn, dược sự hướng dẫn, giảng day của quý thầy cô, sự quan tâm giúp do nhiệt tình cua co quan cùng voi sự đóng góp ý biến cua
bạn bè, đồng nghiệp tôi đã hoàn thành Luận van Thạc sỹ Luật học.
Qua đây, tôi xin gởi lời cam ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Dai học Luật Hà Nội, các Giáo su, Phó Giáo su, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền dat
nhiều biến thức, binh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tậptai trường
Đặc biệt, tôi xin được bày to lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thay
giáo Tiến sỹ Phùng Trung Tộp - Người đã dành nhiều thời gian, công sức va tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trinh
thực hiện luận van nay
Cam on gia đình đã hỗ trợ, nâng đổ, động uiên tôi trong suốt thời gian học tập Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ trong
thời gian tôi hoàn thành bhóa học này
Trân trọng!
Trang 31.1 Khai niệm diện thừa kế 61.2 Khái niệm hàng thừa kế 10
1.3 Tiến trình phát triển của pháp luật về diện và hàng thừa kế ở Việt Nam II
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỆN VÀ
2.3.2 Bản chất của thừa kế thế vị 54Chương 3: THUC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP VỀ VIỆC XÁC
ĐỊNH ĐIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TẠI TOA ÁN NHÂN DAN
-MỘT VÀI Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH ĐIỆN
VÀ HÀNG THỪA KE THEO BỘ LUAT DAN SU NAM 2005 58
3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp về việc xác định diện và hàng
tại Toà án nhân dân 583.2 Một vài ý kiến hoàn thiện các quy định diện và hàng thừa kế
theo Bộ luật Dân sự năm 2005 643.2.1 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (điều 679
Bộ luật Dan sự năm 2005) 64
3.2.2 Về thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật Dan su năm 2005) 65 3.2.3 Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế 66 3.2.4 Cần ban hành quy định của pháp luật về những người thừa kế
được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại 67KẾT LUẬN 68 DANII MỤC TAI LIEU THAM KHAO 70
Trang 41 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp Vì thế các quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân cũng đòi hỏi được pháp luật bảo hộ ở mức độ cao hơn Sự vữngmạnh của quốc gia không chỉ dựa trên sự phát triển của nền kinh tế mà còn
được đánh giá trên sơ sở pháp luật bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân như thế nào? Do vậy, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất chocông dân thực hiện quyền của mình một cách đây đủ và toàn diện
Với ban chất là một quan hệ tài san, quan hệ thừa kế dưới tác động của
nên kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và phổ biến trong các giao lưu
đân sự Chính vì vậy, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thực sự cần thiết
trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam Điều này được minh
chứng từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay luôn bảo hộ
quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân được ghi nhận tại Hiếnpháp 1992 Từ đó đến nay, quy định pháp luật về thừa kế nước ta không ngừnghoàn thiện và mở rộng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũngnhư việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế ngày càng hiệu quả hơn
Chế định thừa kế ở nước ta hiện nay được quy định khá đầy đủ trong Bộ
luật Dân sự nhưng chưa thể dự liệu hết được những trường hợp, tình huống
xảy ra trên thực tiễn Số lượng các vụ án tồn đọng chưa được giải quyết trênphạm vi toàn quốc hàng năm tăng cao Trong đó có những tranh chấp kéo dài,
qua nhiều lần xét xử nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm được Số vụ việc
tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các tranh chấp dân sự và có
tính phức tạp Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân: pháp luật thừa kế và những quy dinh pháp luật khác có liên quan dén thừa Kế chưa thật sự đồng bộ, thống nhất Ngoài ra, những sai sót của Tòa ấn thường
Trang 5quan hệ thừa kế, đôi khi còn xâm phạm đến quyền thừa kế theo pháp luật của
công dân
Vì vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra khi giải quyết tranh chấp về thừa
kế là phải xác định đúng tư cách đương sự tham gia các vụ án Bởi lẽ, thực tế
nhiều năm qua các cấp tòa án chưa đánh giá đầy đủ tính chất quan trọng của
việc xác định tư cách của đương sự mà chủ yếu tập trung vào nội dung giảiquyết vụ án nên nhiều trường hợp việc đó liên quan đến nội dung giải quyết vụ
án, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự Có những trường hợp người
con dâu, con rể kiện đòi chia thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với lý do
họ là người thừa kế đương nhiên của người chồng, người vợ đã chết Trong
trường hợp này, có tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của họ với tư
cách nguyên đơn, trong khi đó không hề đề cập đến thừa kế thế vị của người
con của người đã chết mà đặt những người con này vào tư cách những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không chính xác Hoặc có những trường
hợp khi thấy người thừa kế từ chốt nhận hoặc nhường quyền hưởng di sản chongười khác thì tòa án đã bỏ họ ra ngoài vụ án, không xếp họ tham gia vào tố
tụng với tư cách nào
Một vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết
tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản? Để xác địnhđược những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của họvới người để lại di sản Bởi lẽ, không phải tất cả những người thuộc diệnhưởng di sản đều được hưởng thừa kế cùng một lúc, mà tùy vào mối quan hệcủa họ với người để lại di sản như thế nào sẽ được ưu tiên hưởng di sản theo một trình tự do pháp luật quy định Nếu thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện hưởng
thừa kế chỉ xảy-ra khi di sản được chia theo pháp luật Vấn dé xác dịnh “Điện
Trang 6trên thực tế.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, sự cần thiết của việc nghiên cứu chế
định về quyền thừa kế mà cụ thể là diện và hàng thừa kế có ý nghĩa sâu sắc
trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn Trên cơ sở say mê, yêu thích, tác giả
đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp với mục đích đi sâu phân tích
những quy định của pháp luật về điện và hàng thừa kế hiện hành
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
về chế định quyền thừa kế như ““Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt
Nam từ năm 1945 đến nay” của TS Phùng Trung Tập; “Bình luận khoa học về
thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Điện; “Hỏi
đáp về pháp luật thừa kế” của PGS.TS Định Văn Thanh - Trần Hữu Biển Ngoài ra còn có nhiều bài viết về đề tài này được đăng tải trên các tạp chí Luật
học, Nhà nước và pháp luật, Tòa án nhân dân, Dân chủ và pháp luật
Những ý kiến về hướng hoàn thiện đúng đắn của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu đã được pháp luật ghi nhận và điều chính các quy phạm về pháp
luật thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
trên có phạm vi rộng, mang tính toàn diện, bao quát cả chế định pháp luật vềthừa kế Nhưng với đề tài "Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luậtĐán sự năm 2005" tác gia chỉ di sâu nghiên cứu, phân tích làm sáng to banchất và các quy định về quyền thừa kế với mục dich giúp cho mọi người hiểu
rõ hơn về diện và hàng thừa kế theo pháp luật để thực hiện quyển mà Nhà
nước trao cho họ
3 Pham vi nghiên cứu đề tài
Đề tai tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và bản chất quy định củapháp luật về quyền thừa kế nhằm làm sáng tỏ diện và hàng thừa kế Khi
Trang 7sách chuyên khảo và những tài liệu chuyên ngành liên quan đến vấn đề này.
4, Phương pháp nghiên cứu đề tai
Phương pháp nghiên cứu là phương thức đánh giá, xem xét để làm sáng
tỏ vấn dé cần nghiên cứu và luôn gắn liền với đối tượng nghiên cứu Trên cơ
sở áp dụng phương pháp phân tích nội dung diện và hàng thừa kế, đề tài còn
sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phương pháp sosánh chế định này trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử cũng như củamột số nước để thấy được sự kế thừa, phát triển của pháp luật thừa kế và phản
ánh nó đúng với tồn tại xã hội hiện nay
5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm:
- Xác định yếu tố và nội dung cấu thành các khái niệm diện và hàngthừa kế, nghiên cứu cơ sở cho việc xác định đúng, chính xác những ngườithuộc diện thừa kế theo pháp luật và hưởng theo thứ tự ưu tiên do pháp luậtquy định
- Trong quá trình nghiên cứu, rút ra những vấn đề vướng mắc còn tồn
tại khi áp dụng quy định của pháp luật về quyền thừa kế trên thực tế.
- Đề xuất những ý kiến hoàn thiện và phương hướng, cách thức khắc
phục
6 Những kết qua nghiên cứu mới của luận văn
Đề tài liên quan đến lĩnh vực thừa kế từ trước đến nay đã có những công
trình nghiên cứu mang tính chất toàn diện Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề về
thừa kế trong phạm vi hẹp sẽ có giá trị trong việc nhìn nhận và đề xuất những
vướng mắc mà pháp luật về thừa kế còn bỏ ngõ hoặc đã có quy định nhưng
chưa phù hợp trên thực tế Ngoài ra, vấn đề sinh con theo phương pháp khoa
học hiện đại được áp dụng rất nhiều trên thực tế nhưng pháp luật còn chưa quy
Trang 8học này sẽ không có cơ sở pháp lý để áp dụng Xã hội ngày càng phát triển
nên các quan hệ xã hội cũng trở nên đa dang và phúc tạp Với phạm vi một détài tốt nghiệp, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sâu về diện và hàng thừa kế,
tác giả nêu những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế và một vài ý kiến gópphần hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam
7, Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về diện và hàng thừa kế
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kếChương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp về xác định diện và hàngthừa kế tại Tòa án nhân dân - Một vài ý kiến hoàn thiện các quy định diện vàhàng thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2005
Trang 9Ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài người, cùng với quan hệ sở hữu,
quan hệ thừa kế đã manh nha xuất hiện như một tất yếu khách quan và có mốiliên hệ ràng buộc với nhau
Thừa kế di sản là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cánhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế Vậy thừa kế
là một trong những phương thức xác lập quyền sở hữu tài sản Phương thức đó
được đặc trưng bằng các mối liên hệ giữa người dé lại di san và người hưởng
di sản Trong mối quan hệ này, người dé lại di sản là người có tài sản và là chủ
sO hữu của tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất khi họ còn sống Vì thế khi chết
đi, để khối di sản đó được sử dụng đúng như ý chí của người để lại di sản hoặc đảm bảo bổn phận của họ với gia đình của minh thì di san có thể được định
đoạt theo hai hình thức: Thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật
Pháp luật thừa kế ở nước ta luôn tôn trọng quyền tự do định đoạt tài sancủa người lập di chúc và chỉ định người thừa kế Nếu thừa kế theo di chúc là
sự chuyển dịch tài sản theo ý chí của người để lại di sản khi người đó còn sống chỉ định trong di chúc (có thể là cá nhân, tổ chức) thì thừa kế theo pháp luậtchỉ là cá nhân được pháp luật quy định trong số những người có mối quan hệvới người để lại di sản Vậy những trường hợp nào được pháp luật quy định
thuộc diện hưởng thừa kế của người để lại di sản?
1.1 Khái niệm diện thừa kế theo pháp luật
Một trong những vấn đề chính yếu của thừa kế theo pháp luật là việcxác định phạm vi những người có quyền thừa kế theo pháp luật Tính đến thời
điểm hiện nay, pháp luật thừa kế của nước ta chưa từng có quy định thế nào là
diện thừa kế Tuy nhiên, căn cứ vào những người thừa kế trong các hàng thừa
kế, việc xác định diện thừa kế theo pháp luật cũng được làm rộ vì diện thừa kế
Trang 10do quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân chi phối.Mặt khác, phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
còn phụ thuộc vào quan diém lập pháp qua các thời kỳ lịch sử của một quốcgia nhất định Căn cứ vào quan điểm lập pháp và do quan điểm lập pháp chiphối mà phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quyđịnh ở diện rộng, hẹp khác nhau Ở nước ta, trước năm 1945, dưới chế độ thựcdân, phong kiến với ý thức bao vệ chế độ tư hữu tài sản nhằm duy trì sự bóc
lột của mình, giai cấp thống trị dé cao quyền tư hữu và xem đó là quyền thiêng
liêng, luôn được quan tâm nhằm duy trì gia đình nội tộc, do dé quan hệ huyết
thống luôn được để cao và quan trọng nhất trong việc xác định những người
có quyền thừa kế theo pháp luật Những người thuộc diện thừa kế theo pháp
luật được xác định trên quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng được coi trọng như
một đức tin để bảo vệ tài sản của cha mẹ để lại theo quan niệm cha truyền,
con nối |
Dưới chế độ dân chủ, nhân dân ở nước ta kể từ năm 1945 đến nay, diện
thừa kế ngày càng được mở rộng xét theo quan hệ huyết thống Pháp luật thừa
kế của Nhà nước ta đã xoá bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong việc
xác dịnh diện thừa kế theo pháp luật Quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng,
giữa các con trong gia đình đã được pháp luật quy định nhằm loại bỏ tư tưởnggia trưởng, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ quyền thừa kế của người vợ
góa và người con gái đã kết hôn, người vợ góa dù đã kết hôn với người khác
vẫn thuộc diện thừa kế theo pháp luật của chồng đã chết Đây là một quy định
có tính cách mạng, nó không những làm thay đổi quan hệ trong xã hội mà cònthay đổi tận gốc tư tưởng “xuất giá tòng phu”, đồng thời bảo vệ trực tiếpquyền thừa kế của người vợ góa, mà trước đó người vợ góa đã kết hôn khôngthể có được quyển này Các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định diện thừa
Trang 11những nguyên tac chung được quy định trong Sắc lệnh số 97-SL ngày22/5/1950, theo những hướng dẫn trong các Thông tư số 1742-BNC ngày18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 của Toà
án nhân dân Tối cao ghi nhận quyền bình đẳng của vợ, chồng trong gia đình,
quyền bình đẳng giữa nam, nữ trong việc hưởng di san; các con của người để
lại di sản không phân biệt giới tính, độ tuổi, có năng lực hành vi hay không có
năng lực hành vi dan sự đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật và ho được thừa
kế tại hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng phần di sản ngang nhau Nếu phápluật của chế độ phong kiến luôn coi trọng quan hệ huyết thống, quan he nuồi
dưỡng và lấy đó làm căn cứ để quy định phạm vi những người thừa kế theo
pháp luật, thì pháp luật thừa kế của chế độ dân chủ, nhân dân ở nước ta còn
coi trọng quan hệ hôn nhân và theo đó diện thừa kế theo pháp luật còn bao
gồm vợ, chồng của người để lại di san Đặc biệt, kể từ khi Pháp lệnh Thừa kế
ngày 30/8/1990 và Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, diện thừa kế theo
pháp luật đã được mở rộng theo quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ Diện
thừa kế theo pháp luật còn được mở rộng hơn nữa khi Bộ luật Dân sự năm
2005 được ban hành Căn cứ vào quy định các hàng thừa kế tại Điều 676 Bộ
luật Dân sự năm 2005, diện những người thừa kế theo pháp luật đã được mở
rộng hơn so với quy định về diện thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ
luật Dân sự năm 1995 Bề trên có các cụ nội, ngoại; ông bà nội, ngoại; bố, me,
chú, bác, cô, di, cậu ruột của người để lại di san; ngang bậc có vợ, chồng: anh,chị, em ruột của người để lại di san; bề dưới có các cháu, các chat và các cháuruột mà người để lại di sản là chú, bác, cô, di, cậu ruột.
Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người thừa kế
theo pháp luật chỉ là cá nhân và phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai”
Trang 12trước khi người để lại di sản chết Về nguyên tắc, di sản phải được di chuyển
cho người còn sống, do vậy người sinh ra mà không còn sống thì không thuộc
diện thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, vấn đề xác định khái niệm sinh ra và
còn sống trên thực tiễn phải dược quy dịnh rõ, bởi nó ảnh hưởng rất lớn dến kỷphần thừa kế của những người khác Hiện tại, Bộ luật Dân sự hiện hành chưa
có quy định cụ thể về vấn đề trên nên hầu hết trên thực tế, khi giải quyết vấn
đề này thì áp dụng Nghị Định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của ChínhPhủ về đăng ký hộ tịch Theo quy định tại Nghị Định 83 này thì đứa trẻ sinh ra
và còn sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử Do vậy một đứa
trẻ được xem như sinh ra và còn sống sau 24 giờ
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy dinh:
“Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm đút khi
người đó chết” Tuy nhiên, người đã thành thai trước khi người để lại di sảnchết và sinh ra còn sống thì thuộc diện thừa kế theo pháp luật Để xác địnhphạm vi những người có quyền hưởng di sản thì phải căn cứ trên ba mối quan
hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Những người
này có mối quan hệ gần gũi, thân thuộc nhất đối với người để lại di sản Tuy
nhiên, không phải tất cả những người này đều được quyền hưởng di sản của
người chết để lại Nếu những người trong phạm vi những người thừa kế di sản
có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì họ
sẽ không có quyền hưởng di sản
Việc xác định diện thừa kế theo pháp luật là việc rất quan trọng bởi đó
là cơ sở để xác định những người có quyền hưởng di sản thừa kế, người không
có quyền hưởng di sản và đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể khác trong
mối quan hệ thừa kế Mặt khác, việc xác định đúng những trường hợp thuộcdiện thừa kế theo pháp luật sé ngăn chặn được những hành vi lừa dối, trái pháp
luật nhằm chiếm đoạt tài sản của những người khác
Trang 13phát từ đặc điểm này và như phần trên đã nhận định: Cách xác định diện thừa
kế của nước ta qua từng thời kỳ khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là do
cuan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ gia đình chi phối Tuy
nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội thì quan điểm lập phápcũng không giống nhau nên những quy định về việc xác định diện thừa kế
theo pháp luật cũng ở mức độ rộng, hẹp khác nhau Qua những phân tích về
điện thừa kế theo pháp luật, có thể nhận định: Diện thừa kế theo pháp luật là
phạm vi những người có quyền hưởng di san thừa kế được chia theo pháp luật
mà khi còn sống người dé lại di san có mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn
nhân, quan hệ nuôi dưỡng với những người trong phạm vi thuộc một hoặc cácmối quan hệ đó:
1.2 Khái niệm hàng thừa kế theo pháp luật
Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có khả năng được
hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật Như vậy, không phải mọi cá
nhân thuộc diện thừa kế theo pháp luật đều được hưởng di sản thừa kế mà việc
hưởng di sản thừa kế luôn được xác định theo trình tự hàng Về hàng thừa kế,
theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, do
Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 1999, tại trang 64, hàng thừa kế
lược hiểu là "Nhóm người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại
li sản” Tuy vậy, về hàng thừa kế theo pháp luật, cho đến nay chưa có học gia
lào ở nước ta đưa ra được khái niệm đầy đủ về nó Trên thực tế còn tồn tại
thững quan điểm chi dựa vào luật thực định hay dựa theo những quy định hấp luật của một số nước để nhận dinh và dưa ra những ý kiến riêng về việc
:ác định số lượng hàng thừa kế, người thừa kế trong cùng một hàng và trình tựchia di san thừa kế theo hàng Hàng thừa kế và trình tự hưởng thừa kế theo
làng được xác định trên các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi
Trang 14Như vậy, hàng thừa kế là thứ tự những người thuộc diện thừa kế được
hưởng di sản theo trình tự tuyệt đối trên nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa;tùy thuộc vào mức độ thân thích với người để lại di sản, không phân biệt giớitính, độ tuổi, địa vị xã hội; không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân
sự và những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản
ngang nhau
Trong quan hệ thừa kế, có nhiều người thuộc diện thừa kế theo quy địnhcủa pháp luật nhưng không phải tất cả những người đó đều được hưởng di sảncùng một lúc Căn cứ vào diện thừa kế và mức độ gần gũi với người để lại di
sản mà người thừa kế được hưởng di sản theo trình tự nhất định Việc chia
hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực dam bao cho những người thừa kế cùnghàng được hưởng phần di san bằng nhau Những người ở hàng thừa kế sau chỉđược hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bịtruất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp Trongtừng giai đoạn lịch sử, pháp luật quy định về hàng thừa kế cũng khác nhau
Điều này tùy thuộc vào quan điểm lập pháp của từng thời kỳ, từng quốc gia
mà tác động đến việc quy định số lượng hàng thừa kế Theo pháp luật thực
định của nước ta thì số lượng hàng thừa kế được chia thành ba hàng và cơ sở
để ghi nhận những người trong cùng một hàng thừa kế là tùy thuộc vào mức
độ gần gũi, thân thích với người chết để lại di sẵn
1.3 Tiến trình phát triển của pháp luật về diện và hàng thừa kế 6
Việt Nam
e Giai đoạn (trước 1945:
Ở nước ta, pháp luật thừa kế dựa hẳn trên cơ sở đạo đức và chính tư
tưởng đạo đức thống trị trong từng thời kỳ đã ảnh hưởng đến việc quy định
diện pháp luật thừa kế.
Trang 15Giai đoạn này nước ta còn chịu tác động của những tư tưởng phong kiến
lạc hậu và chịu sự thống trị của bọn thực dân Pháp xâm lược nên pháp luật
thời kỳ này mang đậm tính chất thực dân, phong kiến, trọng nam khinh nữ.Pháp luật bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng thống tri qua từng thời
kỳ nên diện và hàng thừa kế giai đoạn này cũng chịu những tác động nhất định
* Về diện thừa kế:
Dưới thời phong kiến, đặc biệt pháp luật thời Lê, Nguyễn chế độ thừa
kế được xây dựng dựa trên ba quy tắc chủ yếu đó là: tín ngưỡng và việc thờ
cúng tổ tiên; chế độ gia đình phụ quyền và chữ hiếu Ngay trong quan hệ gia
đình thì quan hệ huyết thống được coi trọng còn quan hệ hôn nhân bị xem
nhẹ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế định thừa kế
Mặc dù vậy, pháp luật thừa kế của nhà Lê đặc biệt là Bộ Quốc triều Hình luật
đã thể hiện rõ sự tiến bộ đó là con trai và con gái có quyền thừa kế ngang nhau
trong di sản thường, đối với di san thờ cúng thì có sự phân biệt giữa con trai vàcon gái
Diện thừa kế theo pháp luật thời Lê bao gồm: con cháu, cha mẹ, vợ
chồng Nếu người dé lại di san không có con cháu thì di sản mới được chia
cho cha mẹ Ngoài ra, pháp luật còn phân biệt con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng
hầu, những người này không được coi là dòng dõi chính thức của người để lại
di sản, vi vậy sẽ được hưởng phần di sản kém hơn con vợ chính (Điều 388Quốc triều Hình luật)
Do quan hệ hôn nhân không được coi trọng so với quan hệ huyết thống
nên về nguyên tắc vợ, chồng không phải là người thừa kế của nhau theo quyđịnh của pháp luật nhà Lê Tuy nhiên, nếu không có con cháu thì chia cho cha
mẹ nhưng để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ góa, chồng góa, pháp luật
cho phép người vợ góa, chồng góa được hưởng một phần điền sản của người
chồng hoặc người vợ Nếu người vợ góa cải giá (hoặc người chồng cũng vậy)
Trang 16thì phải trả lại điền san đó cho ho hàng người chồng (Điều 376 Quốc triéu
Hình luật)
Với những quy định như vậy, ta thấy r6 ban chất của chế độ phong kiến
là coi trọng quan hệ huyết thống trong việc dịch chuyển di sản để đảm bảo vàduy trì sự phát triển của dòng họ Ngoài ra, trong Quốc triểu Hình luật và Bộ
luật Gia Long cũng quy định con nuôi được quyền hưởng di sản của ngườinhận nuôi, nhưng mối liên hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ còn tuỳthuộc vào từng trường hợp quy định của pháp luật mà người con nuôi đó có
quyền được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột hay không
Theo quy định trong Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì diện thừa
kế theo pháp luật bao gồm: các con đẻ, con nuôi, các cháu, cha mẹ, ông bànội, các cụ nội, anh, chị, em ruột của người để lại di sản Nguyên tắc khôngphân biệt giới tính trong quan hệ thừa kế giữa cha mẹ, và con cái được chínhthức công nhận (Điều 332 Dân luật Trung kỳ, Điều 337 Dân luật Bắc kỳ)
Việc di chuyển tài san bằng con đường thừa kế là biện pháp bảo dam cơ sở
kinh tế cho sự tổn tại lâu dài của gia đình và dòng họ
Do vậy, nếu không có thân thuộc bên họ nội thì di sản về tay những
người thân thuộc bên họ ngoại của người để lại di sản và chia tương ứng như
bên họ nội được hưởng (Điều 336 Dân luật Trung kỳ) Theo luật của chế độ
thực dân phong kiến thì diện thừa kế còn bao gồm con ngoại hôn của người đểlai di sản được khai nhận hợp lệ Những người con được sinh ra khi cha hay
mẹ còn độc thân có quyền thừa kế như con ngoại hôn Nhưng con không
thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người mẹ đẻ đã tái giá qua dời Trong
quan hệ hôn nhân, người vợ chính được hưởng toàn bộ di san của chồng nếu
không còn ai thân thuộc bên chồng Ngược lại, vợ thứ không thuộc diện thừa
ké của chồng
Tóm lại, diện thừa kế thời phong kiến theo nguyên tắc ưu tiên bảo vệquyền thừa kế của những người thuộc họ nội của người để lại di sản Tất cả
Trang 17đều xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, vai trò của người vợ bao giờcũng bị đẩy xuống hàng thứ yếu và quan hệ huyết thống ngoại tộc chỉ được
xét đến khi không còn người thân thuộc trong quan hệ huyết thống nội tộc
* Về hàng thừa kế:
Với diện những người thừa kế trong thời kỳ này được quy định như
phân tích trên thì hàng thừa kế cũng có sự bất bình đẳng trong việc sắp xếp thứ
tự được hưởng thừa kế
Trong thời kỳ thực dân phong kiến, vị trí của người vợ không được xem
trọng và bị đẩy xuống hàng thứ yếu nên không có sự bình đẳng giữa vợ vàchồng trong quan hệ hôn nhân Tư tưởng duy trì và bảo vệ sự tồn tại của gia
đình, dòng tộc được đặt lên hàng đầu nên ché định thừa kế luôn bao vệ quyền
hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc
Do vậy, thứ tự ưu tiên hưởng di sản được quy định như sau:
- Thứ tự thứ nhất: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẻ) Các
con bao giờ cũng được thừa kế đầu tiên, nếu không còn con thì cháu của người
để lại di san mới được hưởng di san của ông bà.
- Thứ tự thứ hai: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha muôi, mẹ nuôi của người để lại disản (trong trường hợp không còn con cháu)
- Thứ tự thứ ba: Ông nội, bà nội Nếu ông, bà nội không còn thì các cụ
nội của người để lại di sản được hưởng.
- Thứ tự thứ tư: Anh, chị, em ruột Nếu anh, chị, em ruột chết trước thìcon của anh, chị, em ruột được hưởng và chấu của anh, chị, em ruột sẽ đượchưởng di sản nếu con của anh, chị, em ruột cũmg đã chết,
- Thứ tự thứ năm: Những người bên họ mgoại của người để lại đi sản chỉ
được hưởng sau khi đã xác dịnh bên họ nội không còn ai thừa kế hoặc có
nhưng đều là người bị coi là không xứng đáng hưởng di san
Với thứ tự những người được chỉ định thừa kế theo hàng như vậy, ta
héy không có bóng dáng của người vợ hoặc chồng khi một bên chết trước
Trang 18Theo quy định của pháp luật thì người vợ góa chi là người thừa kế cuối cùngcủa người chồng khi không còn thân thuộc nào khác bên họ nội của người
chồng Xét trong xã hội phong kiến, quy dinh này khó mà thực thi bởi lẽ xã
hội thừa nhận chế độ đa thê và trong gia đình thường có rất nhiều con, thử hỏi
thứ tự hưởng di sản bao giờ mới đến lượt người vợ góa?
e Giai đoạn 1945 - 1981:
Đây là giai đoạn nước ta vừa mới giành lại độc lập và thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa nên có nhiều quy định mới Cuộc Cách mạng
tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dântộc Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộnghoa được ban hành, đánh dấu bước ngoặc thay đổi của hệ tư tưởng trọng namkhinh nữ thống trị trong suốt thời gian dài Thời gian này đất nước vừa thoát
khỏi chiến tranh và xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, baocấp Vì vậy, pháp luật thừa kế giai đoạn này đã nhiều lần thay đổi Sở dĩ tổn tại vấn đề này là do có sự thay đổi hệ tư tưởng thống trị nên trong giai đoạnđầu tuy pháp luật có nhiều điểm tiến bộ hơn so với thời kỳ phong kiến nhưng
vẫn còn tồn tại những quan điểm lạc hậu Trong quá trình xây dựng, củng cố
đất nước, dần dần những quy định cũ sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu kém và đòi hỏi
phải có sự thay thế của pháp luật Giai đoạn này Hiến pháp 1959 ra đời thaythế cho Hiến pháp 1946 đã kéo theo sự thay đổi cơ bản trong hệ thống pháp
luật nước ta
* Về diện thừa kế:
Ngược lại bản chất pháp luật phong kiến, pháp luật của nước Việt Namdân chủ cộng hoà đã xoá bỏ tàn tích trọng nam khinh nữ, “Người đàn bàngang quyền đàn ông trên mọi phương diện” (Điều 9 Hiến pháp 1946) Quy
định này là nguyên tắc chi phối quyền thừa kế của vợ như các con khi chồng
chết trước Tuy nhiên, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới thành lập
Trang 19nên pháp luật thừa kế vẫn áp dung theo chế độ cũ trừ các điều khoản trái với
nguyên tắc độc lập dân chủ sẽ bị bãi bỏ
Ở chế độ mới, vợ chồng có quyền hưởng di sản của nhau theo pháp luật.Điều này được ghi nhận tại Điều 10, 11 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950(sau đây gọi tắt-là Sắc lệnh số 97) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, quy định diệnthừa kế bao gồm: con cháu, vợ hay chồng của người để lại di sản Với quy
định này ta thấy diện thừa kế ở chế độ mới bước đầu được xác định theo quan
hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân Mặc dù phạm vi diện thừa kế di san chỉ
gồm những người có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di san nhưng day là
một bước tiến, đặt nền móng cho việc xác định diện thừa kế trong chế độ mới
Tuy nhiên, diện thừa kế với phạm vi hẹp tại Sắc lệnh số 97-SL đã không
còn phù hợp với thực tế khi xã hội phát triển lên mức cao hơn Vì thế, Bộ Tư
pháp ban hành Thông tư 1742-BNC ngày 18/9/1956 (sau đây gọi tắt là Thông
tư 1742) với diện thừa kế bao gồm: “Vợ, chồng, các con đẻ, các con nuôi, các
cháu, các chắt, cha mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác”.
Với quy định mở rộng cho “những người thừa kế khác” tại Thông tư 1742 thìkhó mà xác định ai trong số những người thừa kế khác đó trên thực tiễn Thựcchất, các văn bản pháp luật này hầu hết mang tính giải pháp kịp thời chứ chưa
mang ý nghĩa lâu dai Do vậy, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc xác
định phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật thì các văn bản
trên không thể giải quyết thoả đáng Vì vậy, đến Thông tư 594-NCPL ngày27/8/1968 của Tòa án nhân dân Tối cao (sau đây gọi tắt là Thông tư 594) diện
thừa kế mở rộng hơn gồm: “Vợ goa (cả vợ cả, vợ lẻ); con dé và con nuôi; bố
đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi; ông bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột; anh,
chị, em nuôi của người để lại di sản Trong giai doạn này, những người khác
như: chú, bác, cô, di, cậu, cháu họ, anh chi em họ, các cụ nội, các cụ ngoại
đều không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản Tại
Trang 20Thông tư 594, lần đầu tiên ghi nhận các anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi
được hưởng thừa kế của người để lại di sản
* Về hàng thừa kế:
Hàng thừa kế theo pháp luật lần đầu tiên được ghi nhận một cách gián
tiếp tại Điều 10, Điều 11 của sắc lệnh 97-SL Tuy nhiên, chưa có sự phân biệt
ro rang giữa các hàng thừa kế và thứ tự ưu tiên được hưởng di sản của người
chết gồm: Người vợ góa hoặc chồng góa và các con đẻ, con nuôi của người để
lại di sản Sắc lệnh số 97-SL chỉ ghi nhận một hàng thừa kế theo pháp luật vàthừa kế thế vị Các cháu của người để lại di sản là những người thừa kế thế vị
trong những trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà nội, ngoại Sự
tiến bộ của Sắc lệnh số 97-SL thể hiện ở chỗ pháp luật đã coi hôn nhân gia
đình là một căn cứ xác định quyền thừa kế của vợ hoặc chồng khi một bên
chết trước Tuy vậy, những quy định trong Sắc lệnh số 97-SL chưa giải quyếtđược đầy đủ các quan hệ thừa kế trong xã hội
Từng bước khắc phục những vướng mắc mà Sắc lệnh số 97-SL gặp phải
trên thực tế, Bộ Tư Pháp ban hành Thông tư 1742 quy định hai hàng thừa kế
Trang 21mẹ hoặc những người thuộc hang thừa kế khác của người chết Về nguyên tắc thì không thể tồn tại hai hàng thừa kế khác nhau cùng được hưởng di sản.
Tương tự như vậy nhưng pháp luật Nhật Bản quy định rõ ràng hơn Pháp
luật Nhật Bản không xếp vợ vào một hàng thừa kế cụ thể nào Trong trường
hợp nếu vợ (chồng) và người thân trực hệ bề dưới là những người thừa kế thì
mỗi bên hưởng 1/2 Pháp luật Nhật bản đã quy định cụ thể và không bị chồngchéo hai hàng thừa kế hưởng một lúc như Thông tư 1742
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu thống nhất đó, Tòa án nhân dân Tối
cao đã ban hành Thông tư 594-NCPL xác dinh hai hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẻ góa) hoặc chồng gói,các con đẻ, các con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai: Anh, chị, em ruột và anh, chị, em nuôi, ông bànội và ông bà ngoại của người chết
SO VỚI Thông tư 1742, bố mẹ thuộc hàng thừa kế thứ hai thì Thông tư
594 đã quy định bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ
nhất cùng với vợ, con của người để lại di sản J.ần đầu tiên từ khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời, pháp luật đã quy định người có quan hệ huyết
thống trực hệ bề trên là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và những người
có quan hệ huyết thống cùng bậc là anh, chị, em ruột được hưởng di sản củangười chết Ngoài ra, quan hệ nuôi dưỡng cũng được ghi nhận cụ thể, đặc biệt
là khái niệm “anh, chị, em nuôi”
Ở hàng thứ nhất theo Thông tư 594 quy định “bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi” được hiểu là khi một người được nhận làm con nuôi của người khác thìmối quan hệ huyết thống với gia đình cha mẹ đẻ bị chấm dứt Người đang là
con nuôi của người khác và cha mẹ đẻ không thuộc hàng thừa kế của nhau vàanh, chị, em ruột của người con nuôi đó cũng vậy Điều này trái với các quy
tắc đạo đức và ngăn cản việc cho con đi làm con nuôi của người khác trừ
những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trang 22e Giai đoạn 1981 - 1990:
Thời ky này nước ta xây dung nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan
liêu bao cấp nên hầu như nền kinh tế bị đình trệ, không phát triển được Dai
hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 của Đảng đã nhìn nhận được sai lầm nên đã chủtrương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Giai đoạn này được
xem là cột mốc đánh dấu bước ngoặc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường Chính vì vậy, Thông tư 594 không thể bảo đảm quyền thừa kế của công dân lâu dài được và Thông Tư 81-
TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân Tối cao (sau đây gọi tat là
Thông tư 81) được ban hành, thể hiện nhiều điểm tiến bộ và là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này.
* Về diện thừa kế:
Về cơ bản, Thông tư 81 vẫn kế thừa những quy định của Thông tư 594
và diện thừa kế không có gì thay đổi nhưng được bổ sung thêm con riêng và cha kế, mẹ kế thuộc diện thừa kế của nhau Có thể nói quy tắc này được rút ra
từ thực tiễn con nuôi thực tế của đời sống gia đình Việt Nam Thế nhưng, theo
Thông tư 81 thì con nuôi không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ
đẻ và anh, chị, em ruột
Thông tư 81 là văn bản của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn đườnglối giải quyết tranh chấp về thừa kế phát sinh trong bối cảnh xã hội chưa cópháp luật về thừa kế Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế tập trung, quan liêu bao
cấp, di sản của công dân hầu như chỉ là tài sản sinh hoạt, tiêu dùng hàngngày Do vậy, diện thừa kế theo pháp luật thời kỳ này chỉ là một giải pháp
tình thế và chưa phản ánh thực tế của đời sống xã hội
* Về hàng thừa kế:
Thông tư 81 được ban hành hướng dẫn hai hàng thừa kế theo pháp luậtnhư sau:
Trang 23- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ góa (voca góa, vợ lẻ góa) hoặc chồnggóa, các con dé và con nuôi, bố đẻ, me đẻ hoic bố nuôi, mẹ nuôi.
- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội.ông ngoại, bà ngoại, anh chị em
ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ :hác cha và anh chị em nuôi
Về cơ bản hàng thừa kế ở Thông tư 81 thong thay đổi về số lượng và kếthừa Thông tư 594 và các văn bản trước đó ổ hàng thừa kế thứ hai quy định
“anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ kháccha” Quy định này phù hợp vớikhung cảnh xã hội lúc bấy giờ, bởi dé là chế lộ đa thê do xã hội cũ để lại Vì
thế, trong gia đình, có thể có các anh chị em cing cha khác mẹ, cùng mẹ kháccha là lẽ đương nhiên Do vậy, Thông tu 81 96 sung những người này trong
hàng thừa kế thứ hai là hợp với đạo đức gia đình và xã hội lúc bấy giờ
Thông tư 81 không chỉ ghi nhận con riêng của vợ hoặc chồng được
hưởng di sản thừa kế của cha kế, mẹ kế, mà còn quy định nếu giữa những
người này thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thì được thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất và các
con của những người này cũng được thừa kế kế vị Đây là điểm tiến bộ nhằmthắt chặt mối quan hệ giữa những người con riêng với cha kế, mẹ kế trong gia
đình Mặc dù vậy, nếu xảy ra tranh chấp trên thực tế thì rất khó có cơ sở xác
định như thế nào được gọi là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con
Bên cạnh đó, Thông tư 81 lần đầu tiên quy định những người thuộc diện
thừa kế di san nhưng có hành vi xâm phạm dén người để lại di sản thì không
được hưởng thừa kế Đặc biệt hơn, Thông tu 81 còn bảo vệ quyền lợi của cha
mẹ, con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao
động khi di chúc của người để lại di sẵn không cho họ hưởng Những người
này thuộc diện người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Ngoài ra, Thông tư 81 còn quy định trong trường hợp những người thừa
kê lẫn nhau chết trong cùng một thời diểm hoặc không thể xác định ai chet
trước thi không ai được thừa kế của ai, di san của người nào sẽ chia cho người
Trang 24thừa kế của người đó Mat khác, nếu các con dâu, rể, con cháu sống chungtrong gia đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triểnkhối tài sản chung thì khi bố mẹ, ông bà chết được trích chia một phần tươngxứng với công sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung.Nhìn chung, Thông tư 81 có nhiều điểm phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho
công tác xét xử của ngành Toà án dễ dàng và đạt hiệu quả cao
e Giai đoạn 1990-1995:
Đây là những năm đầu của thời kỳ đổi mới nên xã hội có những bướcchuyển mình Hiến pháp năm 1992 ra đời đã góp phần củng cố và xây dựng
hệ thống các văn bản pháp luật khác một cách hoàn chỉnh hơn nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới Trong giai đoạn này, Thông tư 81 đãkhông còn phù hợp để điều chỉnh những tranh chấp phát sinh trên thực tiễn
Do vậy, Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 được ban hành (sau đây gọi tắt là
Pháp lệnh Thừa kế 1990)
* Về điện thừa kế:
Với đa dạng thành phần kinh tế và hình thức sở hữu, mối quan hệ thừa
kế cũng ở mức độ đa dạng, phúc tap hon Vì thế, Thông tư 81 đã không dap
ứng được yêu cầu thực tiễn Nhằm bảo vệ có hiệu quả hơn quyền thừa kế củacông dân trong thời kỳ đổi mới, kế thừa những quy định của Thông tư 8l,Pháp lệnh Thừa kế 1990 quy định thêm diện thừa kế bao gồm: cụ nội, cụ
ngoại, chú, bác, cô, di, cậu ruột của người để lại di san và cháu của người để
lại di sản mà người chết là chú, bác, cô, dì, cậu ruột Bản chất của Pháp lệnhThừa kế 1990 mang tính truyền thống về quan hệ gia đình, trong đó, lợi íchcủa mỗi thành viên gia đình, dong tộc luôn được coi trọng và dam bảo khi mà
sở hữu tư nhân ngày càng phong phú về chủng loại và tăng về giá trị
* Về hàng thia kế:
Pháp lệnh Thừa kế 1990 được ban hành, ghi nhận ba hàng thừa kế tại
Điều 25 của Pháp lệnh, bao gồm:
Trang 25- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, me đẻ, cha nuôi, me nuôi,con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, di ruột của người chết, chau ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột
Khái niệm “anh chị em nuôi” của người chết theo quy định tại Thông
tư 81 đã bị loại bỏ Bên cạnh đó, Pháp lệnh Thừa kế 1990 không còn phân biệtgiữa cha mẹ nuôi với cha mẹ đẻ của người con nuôi trong việc hưởng đi sảncủa nhau Số lượng hàng thừa kế theo Pháp lệnh Thừa kế 1990 đã tăng lên bahàng nhằm bảo vệ ở mức độ cao nhất quyền thừa kế của những người cùng
huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật có thể khước từ, bị tước bỏ hoặc nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác
Đến Pháp lệnh Thừa kế 1990, trình độ lập pháp của nước ta đã được
nâng cao Tuy nhiên, Pháp lệnh Thừa kế 1990 cũng không tránh được nhữnghạn chế như một hệ quả tất yếu của sự vận động trong tiến trình hoàn thiệnthêm một bước pháp luật thừa kế ở Việt Nam
e Giai đoạn 1995 - 2005:
Có thể xem đây là những năm đạt kết quả cao nhất từ khi bắt đầu cải
cách kinh tế Trong giai đoạn này Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành và
lần đầu tiên các quan hệ thừa kế được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cóhiệu lực cao nhất là Bộ luật Dân sự Mặc dù kế thừa quy định của các văn bảntrước nhưng quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 đã phát triển và bổ sung
thêm những quy định phù hợp với xã hội thời bấy giờ
* Về điện thừa kế:
Trang 26Khi Bộ luật Dân sự 1995 ở nước ta được ban hành w có hiệu lực từ01/7/1996, diện những người thừa kế theo pháp luật lần dé tiên được quyđịnh trong van bản có hiệu lực cao Diện những người thừa Kế theo pháp luậtcủa Bộ luật Dân sự 1995 vẫn dựa trên ba mối quan hệ: quanhệ huyết thống,
quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và về cơ bản kế thừanhững quy định
của Pháp lệnh Thừa kế 1990 Những người thuộc diện thừa kí được quy định
tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995 bao gồm:
- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con &, con nuôi của
người chết
- Ong nội, bà nội, ông ngoại, ba ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
người chết,
- Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cíu ruột, cô ruột,
di ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người diét là bác ruột,chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột
Qua việc 4p dụng pháp luật tại ngành Toà án nhân dân iã giúp các nhà
lập pháp nâng cao trình độ kỹ thuật lập pháp để điều chỉnh quan hệ thừa kế
trong xã hội một cách toàn diện Với quy định tại điều 679 Bộ luật Dân sự
năm 1995 ta thấy khái niệm anh, chị, em nuôi đã không céa tồn tại Diện
những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế và di sản
không thể không chia cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản.
* Về hàng thừa kế:
Khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, số lượng hàng thừa kế và
những người thừa kế vẫn bao gồm những người như Pháp lệnh Thừa kế 1990
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên pháp luật quy định hàng thừa kế trong văn bảnpháp luật có giá trị pháp lý cao là Bộ luật Về quyền và trình tự hưởng thừa kế
theo hàng tai Bộ luật Dân sự năm 1995 không có thay đổi so với Pháp lệnh
Thừa kế 1990
Trang 27Theo quy định tại điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995, những người thừa
kế được mở rộng và quy định thành ba hàng thừa kế bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,chị ruột, em ruột của người chết
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú
ruột, cô ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bácruột, chú ruột, edu ruột, cô ruột, di ruột
e Giai đoạn 2005 đến nay:
Sau 10 năm ban hành, những quy định về pháp luật thừa kế tại Bộ luật
Dân sự năm 1995 tương đối hoàn chỉnh nhưng với tốc độ phát triển kinh tếnhư hiện nay thì không tránh khỏi những bất cập, vướng mắc trên thực tế Bộluật Dân sự năm 2005 được ban hành, những quy định về thừa kế cơ bản hầu
hết kế thừa các quan điểm cũ và quy định một số trường hợp mới, khắc phụcnhững vướng mắc mà Bộ luật Dân sự năm 1995 mắc phải
* Về diện thừa kế:
Kế thừa những quy định của pháp luật thừa kế trước đây và Bộ luật Dân
sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định diện thừa kế xét trên ba mối quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng Tuy nhiên, diện
thừa kế tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 ở hàng thứ hai được bổ sung: “cháu
ruột của người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại”.Theo Bộ luật Dân sự 1995 thì ông bà nội, ngoại dược hưởng di sản của cháunhưng cháu thì không được hưởng tại hàng thứ hai thì thật vô lý Và diện thừa
kế ở hàng thứ ba cũng vậy, Bộ luật Dân sự 2005 đã bổ sung thêm “chất ruộtcủa người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”
Nhìn chung, pháp luật thực định đã xây dựng một giải pháp có mức độ
hợp lý cao và dung hoà giữa quan niệm kinh tế và dạo đức về cơ sở của quyền
Trang 28thừa kế Diện những người thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 có những
trường hợp khó- đến lượt mình hưởng di sẵn, bởi trường hợp người chết không
còn cha mẹ, vợ chồng, con cháu trực hệ không phổ biến lắm Do vậy, người thừa kế ở hang sau hiếm khi được gọi để nhận di san Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân, tuổi thọ trung bình ở Việt Nam chưa cao, những người thân thuộc trực hệ ở thứ bậc cao thường không còn sống để được gọi tiếp nhận di
sản bên cạnh người thân thuộc bàng hệ của người chết Mặc dù vậy, pháp luật
vẫn phải dự trù được tất cả các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế nên diện
thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2005 được mở rộng hơn cũng là một lý do
chính đáng
Qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, vị trí của những người được
hưởng thừa kế do tư tưởng thống trị và các quan hệ xã hội quyết định nhưng
đều dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng.Người thừa kế theo pháp luật có thể có một hoặc đồng thời hai mối quan hệ với người để lại di sản.
Tóm lại, diện thừa kế theo pháp luật bao gồm những cá nhân còn sốngvào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di san chết có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
* Về hàng thừa kế:
Nhìn lại cả quá trình xây dựng và phát triển, pháp luật thừa kế nóichung và hoàn thiện những quy định về hàng thừa kế nói riêng, pháp luật ViệtNam cơ ban phù hợp với sự phát triển của xã hội và bảo vệ được quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân _
Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo
pháp luật và số lượng hàng thừa kế vẫn là ba hàng như số lượng các hàng thừa
kế theo pháp luật dã được quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm [995,Những người thừa kế theo quan hệ huyết thống bàng hệ và trực hệ vẫn được
Trang 29giữ nguyên và cũng bao gồm những người như quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 1995 Tuy nhiên, tại hàng thừa kế thứ hai, pháp luật quy định bổ sungcháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản được hưởng di sản theo trình tựhàng và tại hàng thừa kế thứ ba là chất ruột của người chết mà người chết là cụnội, cụ ngoại Đây là điểm mới so với quy định về người thừa kế theo hàng tạiĐiều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995 Theo chúng tôi, đây là một quy địnhnhằm củng cổ và bảo hộ triệt để hơn nữa quyền thừa kế theo pháp luật của cáccháu nội, các cháu ngoại, các chat nội, các chat ngoại của người dé lại di sảntrong những trường hợp cụ thể Vì vậy, quy định này là một bước tiến quan
trọng trong quan điểm và trình độ lập pháp ở nước ta kể từ năm 1945 đến nay,
đồng thời đây còn là một quy định rất mới Quy định tại điểm b, điểm c khoản
1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã mở rộng phạm vi người thừa kế theo hàng, nhằm giải quyết có hiệu quả những quan hệ xã hội có liên quan đến việcchia di san và nhận di sản thừa kế Hơn nữa, lợi ích của cháu nội, cháu ngoại,chat nội, chat ngoại của người để lại di sản trong quan hệ thừa kế di san không
những được đảm bảo thực hiện trong quan hệ thừa kế thế vị, mà còn được
củng cố thêm quyền nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các
cụ nội, ngoại theo trình tự hàng thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại điểm b, khoản | Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005:
- “Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ống ngoại, bà ngoại, anhruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”
Và tại điểm c quy định:
- “Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chiết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, di ruột, chat ruột củangười chết mà ngudi chết là cụ nội, cụ ngoạt”
Trang 30Theo trình tự hàng thừa kế, chau nội, chau ngoai được thừa kế tai hàng
thừa kế thứ hai hưởng đi sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cũng
tương tự như quy định về trình tự hưởng di sản thừa kế theo bậc mà luật của Hoang dé Justinian (thế ky thứ VI) vào thời La Mã cổ đại Luật của Hoàng déJustinian quy định rang: trong trường hợp con của người dé lại di san đã chếthoặc con không có quyền hưởng hoặc con từ chối quyền hưởng thì di sản củangười chết để lai được dịch chuyển cho các cháu nội, ngoại của người để lại di sản hưởng Tuy nhiên, luật La Mã cổ đại không quy định chau vào hàng thừa
kế thứ hai, mà cháu là những người có tư cách thế chân bố, mẹ để hưởng disản thừa kế của ông, bà trong trường hợp bố hoặc mẹ của cháu đã chết trước
ông, bà hoặc cha hoặc mẹ của cháu tuy còn sống nhưng không có quyền
hưởng (bất xứng), từ chối quyền hưởng di san thì cháu hưởng Nếu so với tri
thức pháp lý của thế giới, thì quy định cho cháu nội, cháu ngoại được hưởngthừa kế theo trình tự hàng nhận di sản thừa kế của ông bà nội, ngoại khôngphải là chưa từng có trong lịch sử nhân loại Tuy nhiên, lần đầu tiên pháp luật
dưới chế độ mới ở nước ta quy định cho cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chấtngoại được hưởng di sản thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các
cụ nội, ngoại theo trình tự hàng là một điều mới mẻ và quy định này nhằm bảo
vệ triệt để hơn nữa quyền của các cháu, các chắt hưởng di sản thừa kế của ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cụ nội, ngoại trong những trường hợp cụ thể:
- Cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản được hưởng thừa kế di
sản theo hàng thừa kế thứ hai trong trường hợp bố hoặc mẹ của cháu và nhữngngười thừa kế khác tại hàng thừa kế thứ nhất đều không có quyền hưởng di
sản, đều bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản Người bị kết án
về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược dainghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý
xâm phạm tính mạng người thừa kế Khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộphần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối,
Trang 31cưỡng ép hoặc ngăn can người để lại di san trong việc lập di chúc, giả mao dichúc; người xâm phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản(Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005) Như vậy, cháu được thừa kế theo phápluật tại hàng thừa kế thứ hai nhận di san của ông nội, bà nội, ông ngoại, bangoại trong trường hợp bố hoặc mẹ của cháu cùng những người thừa kế kháctại hàng thừa kế thứ nhất đều không có quyền hưởng di sẵn do bị tước quyền
thừa kế (Toà án tước), đều bị truất quyền hưởng di sản (người lập di chúctruất) hoặc đều từ chối hợp pháp quyền nhận di san (Điều 642 Bộ luật Dân sự
năm 2005)
- Những người thừa kế tại hàng thứ nhất đều bị truất quyền hưởng disản, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản mà trong
số những người này có bố hoặc mẹ của cháu nội, cháu ngoại của người để lại
di sản, thì khi đó cháu nội hoặc cháu ngoại của người để lại di sản được hưởngthừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ hai
Quy định tại điểm b khoản |, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 là một điểm mới trong chế định về quyền thừa kế của pháp luật dân sự Việt Nam
kể từ năm 1945 đến nay Điểm mới này không những đánh dấu sự thay đổicăn bản của chế định về quyền thừa kế, mà quan trọng hơn, quy định tại Điều
676 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bảo vệ quyền hưởng di sản của người chết làông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại của các cháu nội, cháu
ngoại, chat nội, chat ngoại một cách triệt để nhất Quy định này đã phan ánh
bản chất pháp luật của Nhà nước ta, đồng thời còn mang tính đạo lý, hợp lòngdân Đặc biệt, quy định này còn bảo đảm được tính nhất quán về các hàng
thừa kế theo pháp luật: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thuộc hàng thừa
kế thứ hai của các chau nội, ngoại; ngược lại, cháu cũng thuộc hàng thừa kếthứ hai của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại Cụ nội, cụ ngoại được hưởng
thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ ba của các chất nội, chất ngoại;
Trang 32ngược lại, chắt nội, chắt ngoại cũng thuộc hàng thừa kế thứ ba của các cụ nội,
cu ngoại
Tóm lại, diện và hàng thừa kế theo pháp luật kể từ năm 1945 đến nay
được pháp luật thừa kế nước ta không ngừng củng cố, mở rộng, đảm bảo thực
hiện theo các nguyên tắc nhất quán và quyền thừa kế theo pháp luật của công
dân cũng không ngừng được hoàn thiện Diện thừa kế được mở rộng phạm vi
và theo đó số người trong các hàng thừa kế theo pháp luật cũng tăng lên so với
những quy định trước khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, nhằm
củng cố mối đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình và dị sản thừa kế
được truyền lại cho những người thừa kế một cách đúng nghĩa nhất
Trang 33Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ ĐIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
2.1 DIỆN THÙA KE
2.1.1 Căn cứ xác định diện thừa kế
2.1.1.1 Diện thùa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ lôn nhân
Từ khi loài người xuất hiện, giữa nam và nữ luôn tồn tại mối quan hệ và
mong muốn gắn bó với nhau để trở thành mot gia đình, đó muôn đời vẫn là
điều tốt đẹp Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọnggiáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành
trang để con người hoà nhập vào cộng đồng 14 hội.
Để có cơ sở đảm bảo quyền lợi và thể hiện trách nhiệm đối với nhau,
pháp luật thực định chỉ chấp nhận gia đình phải dựa trên nền tang hôn nhânhợp pháp Theo Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quyđịnh “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” Như vậy,mối quan hệ giữa nam và nữ chỉ được pháp luật xem là vợ chồng sau khi đã
kết hôn Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ
giữa các bên trong quan hệ hôn nhân Điều đó cũng có nghĩa là khi một bên
vợ hoặc chồng chết đi, quyền thừa kế của vợ, chồng được pháp luật bảo vệ.
Điều này vừa thể hện ý chí và bổn phận trách nhiệm của người để lại di sản,
vừa hợp với đạo đức và truyền thống gia đình Việt Nam
Dưới thời phong kiến, quan hệ hôn nhân không được xem là cơ sở xác
định diện thừa kế của vợ và chồng Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu
vào ý thức con người trong suốt thời kỳ dài nên quan niệm “nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô” đã tác động đến các quan hệ xã hội kể cả quan hệ thừa kế.
Trong gia đình phong kiến, vị trí của người vợ bị đẩy xuống hàng thứ
^^ ^ A A ` nN, z a h ` Z "A ` +
yếu Hôn nhân không ràng buộc bất cứ bồn phan và trách nhiệm nào của
Trang 34chồng đối với vợ nên vợ không thuộc diện thừa kế của người chồng HoangViệt luật lệ còn quy định sau khi thành vợ, chồng, tất cả tài sản thuộc sở hữucủa chồng ngay cả những tài sản của người vợ đem về nhà chồng khi kết hôn.Nếu vợ chết trước, đương nhiên chồng tiếp tục là người sở hữu, ngược lại,
chồng chết trước thì vợ không được quyền hưởng di sản, chỉ được hưởng hoalợi trên tài sẵn của chồng để lại
Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ có sự phân biệt giữa vợ cả và vợ lẽ.
Người vợ cả được hưởng toàn bộ di san của người chồng nếu không còn aithân thích bên họ nội, còn vợ thứ khi chồng chết chi được ở lại nhà chồng
hưởng lương thực và tiền chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày mà thôi Với quy
định ưu tiên bad vệ quyền lợi cho gia đình, dong tộc, quyền lợi Giữa người vợ
trong thời phong kiến chỉ được đặt sau các con, cháu, cha, mẹ, ông, bà, các cụ,
anh chị em ruột của người để lại di sản
(Ngược với bản chất của chế độ phong kiến, pháp luật thực định quy định vợ, chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau (Điều 676 Bộ luật
Dân sự năm 2005) Việc thừa nhận quyền thừa kế của vợ chồng là hoàn toàn
chính đáng và hợp với quan niệm về gia đình Việt Nam hiện đại “Vợ, chồng
có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế”(Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) Tuy nhiên, để được pháp luật
bảo vệ thì hôn nhân đó phải hợp pháp cả về nội dung lẫn hình thức
Để được pháp luật công nhận là vợ chồng, nam, nữ phải đăng ký kết hôn theo luật định Việc đăng ký kết hôn phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức tổ chức ding ký kết hôn Theo Điều II, Điều
12 Luật Hôn nhân va Gia đình 2000, Uy ban nhân dân xã, phường, thi trấn nơi
cư trú của một hoặc hai bên kết hôn là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết
hôn, tổ chức đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai
bên Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được xem là bằng chứng hôn nhân, làchứng cứ xác nhận sự tồn tại của quan hệ vợ chồng từ thời điểm được cơ quan
Trang 35nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các bên
Tuy nhiên, tuân thủ trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn không thì chưa đủ,
bởi để được đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ phải thoả mãn các diều kiệnkết hôn do Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định tại điều 9, 10, 11, 14 về
độ tuổi, ý chí tự do, tự nguyện, không vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình
1986 thì người mắc bệnh sinh lý bị cấm kết hôn Quy định này hạn chế quyền
kết hôn của công dân nên đã bị bãi bỏ và những trường hợp cấm kết hôn được
quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 Không thể nói rằng
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, Luật Hon nhân và Gia đình 1986 quy định
không hợp lý bởi lẽ pháp luật bao giờ cũng là sự phản ánh của cả chế độ xãhội Do vậy, trong giai đoạn đó pháp luật cấm kết hôn do mắc bệnh sinh lý
cũng một phần xuất phát từ thực tế xã hội lúc bấy giờ
Mặc dù trình tự, thủ tục, điều kiện đăng ký kết hôn đã được quy định từ
Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 nhưng trên
thực tế ở giai đoạn trước đây có bao nhiêu người hoàn tất những thủ tục trên
để có được một giấy chứng nhận đăng ký kết hôn một cách hợp pháp? Đó là
do tàn tích của chế độ phong kiến còn tồn tại, quan hệ xã hội hầu hết dựa trênnền tảng đạo đức, tình cảm và ít ai nghĩ đến pháp luật bởi mọi tranh chấp đềuđược giải quyết trong nội bộ gia đình truyền thống mà lời nói của những người
bề trên luôn được coi trọng Chính vì vậy, những quy định của pháp luật vềđiều kiện kết hôn, trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn cũng không làm cho mọi
người chú ý và thấy cần thiết Bởi lẽ, theo quan niệm truyền thống khi kết hôn,
nam nữ thường tổ chức kết hôn với sự chứng kiến của hai bên gia đình, họ
hang, bạn bè và xem đó là minh chứng cho quan hệ hôn nhân hợp pháp Vì thế
Trang 36khát niệm hôn nhân thực tế được hình thành và quy định tại Thông tư 1
12-NCPL ngày 19/8/1972 của Toà án nhân dân Tối cao Vấn đề hôn nhân thực tế
được ghi nhận chỉ là một giải pháp tình thế nhằm giải quyết những vấn đề conchung của vợ chồng, tài sản của vợ chồng, vấn đề thừa kế di sản nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của công dân, nhất là bảo vệ quyển lợi của bà mẹ
và trẻ em Tuy nhiên, Thông tư 112 còn khá mơ hồ và không giúp các thẩmphán trong quá trình xét xử Vì thế, Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết số35/2000/QH-ngày 09/6/2000 của Quốc hội quy định cụ thể về hôn nhân thực
tế như sau:
Đối với quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987
(ngày luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn,
nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và áp dụng
quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết
vấn đề ly hôn theo thủ tục chung Trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng
đã được xác lập thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày
xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ, chồng) chứ không phảichỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn
- Đối với nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng từ ngày03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và Giađình 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kếthôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì họ có nghĩa vụ đăng ký
kết hôn từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003
- Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thi không
được công nhận là vợ chồng Nếu một hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thìtoà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng Điểm b Khoản 3 Nghị quyết số
35/2000 của Quốc hội; Khoản |, Diéul! Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng Nếu có yêu cầu
về nuôi con và chia tài san thì áp dụng Khoản 2, 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và
Trang 37Gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung Kể từ sau 01/01/2003 họ
mới đăng ký kết hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì
Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục tố tụng chung Trongtrường hợp này, quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày
họ đăng ký kết hôn
- Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ01/01/2001 trở di mà không dang ký kết hôn thì theo quy định tại Khoản |
Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 họ không được công nhận là vợ chồng
Với quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 đã đoạn
tuyệt han với hôn nhân thực tế Bởi lẽ, trong sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, các mối quan hệ trở nên đa dạng và phức tạp nên quy định về “hônnhân thực tế” hoàn toàn không còn phù hợp với xu thế xã hội hiện đại Honnữa, chủ trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng Nhà nước ta thành Nhànước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa thì không có lý do nào để công nhận “thóiquen” của người dân thay cho quy định của pháp luật
2.1.1.2 Diện thùa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyét thống
Đối với người Việt Nam, việc phát huy truyền thống của gia đình, dòng
họ tổ tiên vốn rất được coi trọng và là nghĩa vụ thiêng liêng đối với con cháu.
Vì vậy, pháp luật quy định quan hệ huyết thống là cơ sở để xác định diện thừa
kế theo pháp luật Quan hệ huyết thống bao gồm những người có quan hệhuyết thống bề trên (các cụ, ông, bà, cha mẹ đẻ); quan hệ huyết thống trực hệ
bề dưới (cháu, chat); quan hệ huyết thống bàng hệ (các anh, chị, em) |
e Xét mối quan hệ giữa cha mẹ dé, con đẻ:
Từ trước đến nay, Pháp luật đều quy dịnh con cái dược thừa kế tài sản
của cha mẹ Theo pháp luật phong kiến, các con thuộc thứ tự ưu tiên hưởng di
|
||
|
Ịsản đầu tiên của cha mẹ để lại Tuy nhiên, có sự phân biệt giới tính và dam |bảo dòng chảy liên tục về huyết thống của dòng tộc nên riêng về đất hương |