1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn công cụ tài chính phái sinh đề tài tìm hiểu về thị trường cctcpsviệt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về thị trường CCTCPS Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Nhật Yến Thi, Nguyễn Thị Vân
Người hướng dẫn Đặng Tùng Lâm
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Công cụ tài chính phái sinh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 769,74 KB

Nội dung

Các loại công cụ tài chính phái sinh hiện đang được giao dịch ở Việt Nam là: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.. Hợp đồng kỳ hạn Forward contract là một sự thỏa thuận giữa hai bên để

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CCTCPS

VIỆT NAM

GVHD: Đặng Tùng Lâm Lớp học phần: FIN3003_1 Thành viên: Nguyễn Thị Thảo_46K07.2

Nguyễn Nhật Yến Thi_46K07.2 Nguyễn Thị Vân_46K07.2

Đà Nẵng,2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Trình bày các loại công cụ tài chính phái sinh hiện đang được giao dịch ở Việt Nam (Mô tả chi tiết mỗi lại công cụ phái sinh: Tài sản cơ sở, loại công cụ, các quy định với công cụ phái sinh đó, ) Các công cụ tài chính phái sinh này

hiện đang được giao dịch trên những thị trường nào (Mô tả chi tiết)? 4

1 Hợp đồng kỳ hạn 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Tài sản cơ sở 4

1.3 Các quy định của hợp đồng kỳ hạn 4

1.4 Thị trường giao dịch 4

1.5 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn 5

2 Hợp đồng tương lai 5

2.1 Khái niệm 5

2.2 Tài sản cơ sở 5

2.3 Các quy định của hợp đồng tương lai 5

a Tài sản cơ sở 5

b Quy mô hợp đồng 6

c Phương thức thanh toán 6

d Thỏa thuận về việc giao hàng 6

e Tháng đáo hạn 6

f Niêm yết giá 7

g Giới hạn chuyển dịch giá hằng ngày 7

h Giới hạn vị thế (mức đầu tư) 7

2.4 Thị trường giao dịch 7

2.5 Đặc điểm của hợp đồng tương lai 7

3 Trình bày cơ hội và thách thức khi triển khai giao dịch Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai ở Việt Nam? 8

3.1 Hợp đồng kỳ hạn 8

a Cơ hội 8

Trang 3

b Thách thức 9

3.2 Hợp đồng tương lai 9

a Cơ hội: 9

b.Thách thức 10

II Mô tả chi tiết Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30( định nghĩa, thiết

kế hợp đồng, cơ chế hoạt động,lợi ích và rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch hợp đồng, các quy định cụ thể giao dịch hợp đồng tương lai…) Hãy chọn 1 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 03/2024 Giả sử nhà đầu tư

mở vị thế bằng cách bán 1 HĐTL vào ngày sinh viên truy cập bằng giá và đóng vị thế sau đó 1 tháng với giá 1,120.6 Tính khoản lãi/lỗ của nhà đầu tư 10

Trang 4

I Trình bày các loại công cụ tài chính phái sinh hiện đang được giao dịch

ở Việt Nam (Mô tả chi tiết mỗi lại công cụ phái sinh: Tài sản cơ sở, loại công cụ, các quy định với công cụ phái sinh đó, ) Các công cụ tài chính phái sinh này hiện đang được giao dịch trên những thị trường nào (Mô

tả chi tiết)?

Các loại công cụ tài chính phái sinh hiện đang được giao dịch ở Việt Nam là: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

1 Hợp đồng kỳ hạn.

1.1 Khái niệm.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai

1.2 Tài sản cơ sở.

 Tài sản là hàng hóa: gạo, tiêu, cà phê, chè,

 Tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối,

1.3 Các quy định của hợp đồng kỳ hạn.

Hợp đồng kỳ hạn là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản

mà không qua trung gian, tài sản cơ sở không cần phải được chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị

1.4 Thị trường giao dịch.

Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) Hợp đồng không được chuẩn hóa, điều kiện của hợp đồng sẽ được người mua và người bán thỏa thuận với nhau về giá và quy mô hợp đồng ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng Vào ngày đáo hạn hợp đồng các bên phải bắt buộc thực hiện theo thỏa thuận

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

trong hợp đồng Người bán phải chuyển giao tài sản cơ sở và nhận tiền còn người mua phải thanh toán tiền và nhận tài sản cơ sở do bên bán chuyển giao

1.5 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

 Tính chuẩn hóa: Không được chuẩn hóa

 Ký quỹ và thanh toán: Không yêu cầu ký quỹ, thanh toán vào ngày đến hạn

 Tính thanh khoản: Thấp, được mua bán trên thị trường phi tập trung

 Thực hiện hợp đồng: Luôn được thực hiện, việc thực hiện dựa vào trách nhiệm của những bên tham gia hợp đồng

 Thanh toán: ở thời điểm chấm dứt hợp đồng

 Ngày chuyển giao tài sản: Được quy định trên hợp đồng

 Công cụ phòng ngừa rủi ro: Vào ngày đến hạn đã xác định

2 Hợp đồng tương lai.

2.1 Khái niệm.

Tương tự như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai (Futures contract) là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai Điểm khác nhau giữa hợp hai hợp đồng là cách chúng được tạo ra và cách giao dịch trên thị trường

2.2 Tài sản cơ sở.

 Tài sản là hàng hóa: cà phê, lúa, tiêu, gia súc, dầu thô, xăng, than, vàng, bạc,

 Tài sản tài chính: tiền tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu,

2.3 Các quy định của hợp đồng tương lai.

a Tài sản cơ sở

Trang 6

 Tài sản là hàng hóa sẽ có quy định phẩm cấp.

 Tài sản tài chính sẽ không quy định phẩm cấp, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có thể có những quy định về đặc điểm của tài sản cơ sở

b Quy mô hợp đồng

Là sự quy định về số lượng (khối lượng) của tài sản cơ sở được chuyển giao theo hợp đồng Việc xác định quy mô hợp đồng là rất quan trọng Nếu quy mô quá lớn, những nhà đầu tư ngại rủi ro hay những nhà đầu tư nhỏ sẽ không tham gia vào thị trường Còn nếu quy mô quá nhỏ việc giao dịch sẽ trở nên tốn kém vì mỗi hợp đồng khi giao dịch đều phải trả một khoản phí Quy mô của hợp đồng thường được xác định tùy thuộc vào loại tài sản cơ sở

c Phương thức thanh toán

Có hai hình thức thanh toán: Chuyển giao vật chất và thanh toán bằng tiền

 Chuyển giao vật chất: Bên bán giao tài sản cơ sở và nhận tiền thanh toán, bên mua sẽ thanh toán tiền và nhận tài sản cơ sở bên bán chuyển giao

 Thanh toán bằng tiền: Các bên tham gia hợp đồng tương lai không cần phải thực hiện quá trình giao và nhận tài sản dưới dạng vật chất, thay vào đó một bên trả (nhận) cho từ bên kia số tiền căn xứ trên kết quả lãi/lỗ của các vị thế hợp đồng tương lai được xác định lần cuối theo giá thanh toán cuối cùng

d Thỏa thuận về việc giao hàng

Trong trường hợp chuyển giao vật chất, sở giao dịch sẽ quy định nơi giao hàng Giá bán có thể được điều chỉnh tùy theo địa điểm giao hàng

Trong trường hợp thanh toán bằng tiền, các bên không cần phải thực hiện quá trình giao và nhận tài sản dưới dạng vật chất khi đến hạn

e Tháng đáo hạn

Trang 7

Là tháng mà hợp đồng phải được thanh toán theo một trong hai hình thức: chuyển giao vật chất hoặc thanh toán bằng tiền Do sở giao dịch quy định: Tháng giao hàng cho mỗi hợp đồng; Khi nào thì bắt đầu giao dịch hợp đồng với tháng giao hàng cụ thể; Ngày giao dịch cuối cùng của một hợp đồng cụ thể

f Niêm yết giá

Hợp đồng tương lai được niêm yết giá tương tự như yết giá tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay Giá tương lai được niêm yết theo cách thuận tiện và dễ hiểu Mức dịch chuyển giá tối thiểu phải nhất quán với cách niêm yết giá

g Giới hạn chuyển dịch giá hằng ngày

Được sở giao dịch quy định, đây là mức biến động tối đa của giá hợp đồng tương lai trong ngày giao dịch so với giá cơ sở Trong đó, giá cơ sở được quy định và thường được lấy giá là giá đóng cửa ngày hôm trước hoặc giá thanh toán ngày hôm trước của hợp đồng Thông thường việc giao dịch sẽ dừng lại khi hợp đồng đạt tới mức giới hạn trên hoặc dưới, tuy nhiên trong một số trường hợp sàn giao dịch có quyền can thiệp và thay đổi giới hạn

h Giới hạn vị thế (mức đầu tư)

Là sự quy định về số lượng hợp đồng tối đa mà một nhà đầu cơ (Speculator) có thể nắm giữ đối với một loại tài sản cơ sở nhất định tại một thời điểm cụ thể Ngoài ra,

sở giao dịch cũng quy định số lượng hợp đồng tối đa với tháng giao hàng cụ thể

mà một nhà đầu cơ có thể nắm giữ Những nhà đầu tư với mục đích thuần túy là phòng ngừa rủi ro không cần theo quy định này

2.4 Thị trường giao dịch.

Hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường tập trung, các sản phẩm đều được chuẩn hóa

2.5 Đặc điểm của hợp đồng tương lai.

Trang 8

 Tính chuẩn hóa: Được chuẩn hóa về giá trị, khối lượng, điều khoản của tài sản cơ sở…Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung, là sản phẩm của chứng khoán phái sinh;

 Ký quỹ và bù trừ: Là biện pháp đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ có tính bắt buộc đối với các bên tham gia hợp đồng Yêu cầu ký quỹ, mức ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày theo sự biến động giá, việc thanh toán thực hiện hằng ngày

 Tính thanh khoản: Cao, được mua bán ở các sở giao dịch

 Thực hiện hợp đồng: Các bên bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định Hợp đồng thường được đóng trước khi đến hạn, việc thực hiện được quản lý bỏi phòng thanh toán bù trừ Khi đáo hạn hợp đồng, bên bán

có nghĩa vụ giao tài sản cơ sở cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán số tiền theo thỏa thuận

 Thanh toán: Hằng ngày

 Ngày chuyển giao tài sản: có một số ngày chuyển giao nhất định

 Công cụ phòng ngừa rủi ro: vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đến hạn đã xác định

3 Trình bày cơ hội và thách thức khi triển khai giao dịch Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai ở Việt Nam?

3.1 Hợp đồng kỳ hạn

a Cơ hội

 Đảm bảo giá cả và nguồn cung ổn định cho người bán và người mua giúp giảm rủi ro từ biến động giá cả và nguồn cung

Trang 9

 Trong môi trường kinh doanh không chắc chắn, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách để quản lí rủi ro thị trường và bảo vệ doanh nghiệp khỏi những biến động đột ngột

 Hợp đồng kỳ hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ

sở như hàng hóa, chứng khoán, ngoại tệ

b Thách thức

 Nếu điều kiện thị trường thay đổi đột ngột, có thể xảy ra rủi ro khi giá cả trên thị trường mà hợp đồng tham chiếu thay đổi nhanh chóng, gây thiệt hại cho một bên

Tính thanh khoản thấp: Vì không được niêm yết trên một sàn giao dịch nào

cả mà chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên nên hợp đồng kỳ hạn không được trao đổi trên thị trường

 Không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ và lời lỗ của hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn

 Rủi ro tín dụng cao

 Thực hiện hợp đồng kỳ hạn có thể phức tạp và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với các yếu tố pháp lý như điều khoản và điều kiện

3.2 Hợp đồng tương lai.

a Cơ hội:

 Tính thanh khoản cao giúp hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi để các nhà đầu tư sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau

 Hiện nay hợp đồng tương lai đã được niêm yết và chuẩn hóa

 Tính thanh khoản cao giúp hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi để các nhà đầu tư sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau

Trang 10

 Nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng để đầu cơ kiếm lời nhờ vào sự chênh lệch giá mua/ bán trên thị trường Do đó đây chính là cơ hội để nhà đầu

tư kiếm không ít lợi nhuận mà không cần phải bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào

 Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm

b.Thách thức

 Mặc dù thị trường đã có sự bùng nổ về khối lượng giao dịch, nhưng thành phần tham gia chủ yếu trong hợp đồng tương lai tại Việt Nam hiện nay vẫn là giới đầu cơ

 Sản phẩm hợp đồng tương lai vẫn còn hạn chế, có thể xem nó như một

“con dao hai lưỡi” Sản phẩm này vừa là công cụ để quản lý rủi ro vừa là nguồn cơn rủi ro nếu không sử dụng đúng cách

II Mô tả chi tiết Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30( định nghĩa, thiết kế hợp đồng, cơ chế hoạt động,lợi ích và rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch hợp đồng, các quy định cụ thể giao dịch hợp đồng tương lai…) Hãy chọn 1 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 03/2024 Giả sử nhà đầu tư mở vị thế bằng cách bán 1 HĐTL vào ngày sinh viên truy cập bằng giá và đóng vị thế sau đó 1 tháng với giá 1,120.6 Tính khoản lãi/lỗ của nhà đầu tư.

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30

 Tên hợp đồng: Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30

 Mã hợp đồng: Theo quy ước xác định của HNX là VN30Fyymm

 Tài sản cơ sở: Chỉ số VN30 của HNX

 Quy mô hợp đồng: 100.000 đồng*điểm chỉ số VN30

Hệ số nhân hợp đồng: 100.000 VND

Trang 11

 Tháng đáo hạn: Tháng gần nhất, tháng kế tiếp, tháng cuối quý gần nhất, tháng cuối quý tiếp theo

 Thời gian giao dịch:

 8h45 – 9h00: Phiên định kỳ mở cửa

 9h00 – 11h30: Phiên khớp lệnh liên tục

 11h30 – 13h00: Nghỉ trưa

 13h00 – 14h30: Phiên khớp lệnh liên tục

 14h30 – 14h45: Phiên định kỳ đóng cửa

 14h45 – 15h: Đóng giao dịch

 Giới hạn vị thế: NĐT chứng khoán chuyên nghiệp 20.000 NĐT tổ chức 10.000 NĐT cá nhân 5.000

 Tỉ lệ ký quỹ: 10%

 Đơn vị giao dịch: 1 hợp đồng

 Biên độ giao động giá: cộng trừ 7%

 Bước giá/Đơn vị niêm yết: 0,1 điểm chỉ số, tương đương 10.000 đồng

 Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn Trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó

 Ngày thanh toán cuối cùng: Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng

 Phương pháp xác định giá thanh toán hàng ngày: Theo quy định của VSD

 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng: Là giá đóng cửa của chỉ số VN30 tại ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 03/2024 là: VN30F2303 Nhà đầu tư mở vị thế bằng cách bán HĐTL vào 11:03 ngày 25/10/2023 với giá 957.0 và đóng vị thế sau đó 1 tháng với giá là 1120.6, khoản lãi/lỗ của nhà đầu tư là:

Trang 12

(1120.6-957.0)*100.000=16.360.000 đồng

=> Nhà đầu tư sẽ lời 1 khoản 16.360.000 đồng

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w