Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ- Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ hay một số nước gọi là sản phẩm HĐTL trên lãi suất là thỏa thuận mua hoặc bán tài sản cơ sở là trái phiếu
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
Đề tài:
Tìm hiều về thị trường công cụ tài chính
phái sinh Việt Nam
GVHD: Đặng Tùng Lâm
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh - 47K07.2 Phạm Hồng Ngọc – 47K07.2
Đà Nẵng, 11/2023
Trang 2MỤC LỤC PHẦN 1.TRÌNH BÀY CÁC LOẠI CÔNG CỤ PHÁI SINH HIỆN ĐANG
GIAO DỊCH Ở VIỆT NAM 2
I Hợp đồng tương lai 2
II Hợp đồng quyền chọn 5
III Hợp đồng kì hạn 6
IV Hợp đồng hoán đổi 9
PHẦN 2 MÔ TẢ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (HĐTL) CHỈ SỐ VN30 VÀ VÍ DỤ VỀ MỘT HĐTL CHỈ SỐ VN30 10
I Hợp đồng tương lai tại chỉ số VN30 10
II Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 3/2024 12
Trang 3PHẦN 1 TRÌNH BÀY CÁC LOẠI CÔNG CỤ PHÁI SINH HIỆN ĐANG GIAO DỊCH Ở VIỆT NAM
I Hợp đồng tương lai
1 Khái niệm: là sự thỏa thuận giữa 2 bên tham gia về việc mua hoặc bán
một tài sản tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước
2 Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai: là hàng hóa hoặc công cụ tài
chính được sử dụng làm cơ sở để thiết kế hợp đồng tương lai Tài sản có thể được biểu đạt bằng nhiều tên gọi khác nhau như: công cụ cơ sở, công cụ gốc, công cụ cơ sở trên thị trường giao ngay Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai có thể là tiền tệ, hàng nông sản, khoáng sản, chỉ số chứng khoán, lãi suất ,…
3 Thị trường giao dịch
Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh HNX và thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ ( Clearing House ) hay Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD
4 Các loại hợp đồng tương lai tại Việt Nam
Theo như quy định đã nói ở trên thì tại Việt Nam có 2 loại hợp đồng tương
lai được áp dụng đó là: hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán ( chỉ số VN30) và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
4.1 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán)
- Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10/08/2017 và là chứng khoán phái sinh đầu tiên chính thức được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Là hợp đồng dựa trên điểm số của 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 4 loại chính: VN30F1M, VN30F2M, VN30F1Q và VN30F2Q
- Đặc điểm của hợp đồng tương lai chỉ số VN30
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30
3 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
đồng
100.000 VND * điểm chỉ số Vn30 tương lai
Trang 45 Hệ số nhân 100.000 VND
6 Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng
cuối 2 quý tiếp theo
7 Phương thức giao
dịch
Khớp lệnh và thỏa thuận
8 Thời gian giao
dịch
Phiên ATO: 8h45 – 9h00 Phiên liên tục: 9h00 – 11h30 Phiên liên tục chiều: 13h00 – 14h30 Phiên ATC: 14h30 – 14h45
9 Bước giá 0,1 điểm chỉ số ( tương đương 10.000
VND)
10 Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng
11 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao
dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
12 Biên độ dao động
giá
+/- 7%
13 Giá hạn lệnh 500 hợp đồng/ lệnh
14 Giới hạn vị thế NĐT chứng khoán chuyên nghiệp:
20.000 NĐT tổ chức: 10.000 NĐT cá nhân: 5000
15 Ngày giao dịch
cuối cùng
Ngày thứ 5 lần 3 trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghĩ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
16 Ngày thanh toán
cuối cùng
Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
thanh toán
Thanh toán bằng tiền
18 Phương pháp xác
định giá thanh
toán cuối ngày
Theo quy định của VSD
19 Phương pháp xác
định giá thanh
toán cuối cùng
Là giá đóng cửa của chỉ số VN30 tại ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai
20 Mức ký quỹ Theo quy định của trung tâm lưu kí
chứng kháon Việt Nam
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 54.2 Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
- Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ hay một số nước gọi là sản phẩm HĐTL trên lãi suất là thỏa thuận mua hoặc bán tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ tại một mức giá xác định trước tại thời điểm cụ thể trong tương lai Tương tự như các hợp đồng tương lai khác, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được trao đổi trên thị trường chứng khoán tập trung và được tiêu chuẩn hóa
- Đặc điểm của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ:
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
5 năm
3 Tài sản cơ sở Trái phiếu chinh sphur kì hạn 5 năm,
mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa là 5%/năm, trả lãi định kì cuối kỳ
12 tháng/ lần, trả gốc 1 lần khi đáo hạn4
đồng
1.000.000.000 VND
đồng
10.000
giao dịch
Khớp lệnh và thỏa thuận
7 Tháng đáo hạn 3 tháng cuối 3 quý gần nhất
8 Thời gian giao
dịch
Mở cửa trước 15 phút Đóng cửa cùng thị trương cơ sở
10 Đơn vị giao dịch Tối thiểu 1 hợp đồng
11 Biên độ giao
động giá
+/- 3%
12 Giới hạn vị thế Theo quy định của trung tâm lưu ký
chứng khoán Việt Nam
13 Ngày giao dịch
cuối cùng
Ngày 15 trong tháng đáo hạn hoặc ngày liền trước nếu ngày 15 là ngày nghỉ
14 Ngày thanh toán
cuối cùng
Ngày làm việc thứ 3 sau ngày giao dịch cuối cùng
Trang 615 Phương thức
thanh toán
Chuyển giao tài sản cơ sở
xác định giá
thanh toán cuối
ngày
Theo quy định của trung tâm lưukys chứng khoán Việt Nam
xác định giá
thanh toán cuối
cùng
Giá thanh toán cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng
II Hợp đồng quyền chọn
1 Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh tài chính cho
phép người nắm giữ nó có quyền ( nhưng không có nghĩa vụ) được bán hoặc mua một hàng hóa hoặc tài sản tài chính vào một ngày trong tương lai với mức giá đã xác định trước
2 Tài sản cơ sở: Các hàng hóa cơ sở trong hợp đồng có thể là cổ phiếu, trái
phiếu, tiền mã hóa Nhà đầu tư thường sử dụng loại hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro xảy ra với vị thế hiện đại, đồng thời thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ
3 Thị trường giao dịch: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
- Thị trường tập trung: quyền chọn được giao dịch trên thị trường tập trung được tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn Tính minh bạch của thị trường tập trung khá cao, được thể hiện ở giá cả với số lượng hợp đồng giao dịch được công bố minh bạch vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu cơ sở cho ngày giao dịch tiếp theo Các hợp đồng quyền chọn nãy cũng có thể dễ dàng chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư Đây là điều tạo nên tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên thị trường tập trung
- Thị trường phi tập trung: không có sự can thiệp của bên trung gian mà chỉ có bên mua và bên bán Tính linh hoạt của hợp đồng quyền chọn trên thị trường phi tập trung khá cao, thông tin không được niêm yết trên sàn, vì vậy khả năng thanh khoản tại đây cũng khá thấp số lượng giao dịch thấp, chỉ chiếm 2% tổng khối lượng giao dịch trên toàn thế giới
4 Các loại quyền chọn
Trang 7- Quyền chọn mua là quyền chọn để mua tài sản quyền chọn mua cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền mua được mua cái tài sản đảm bảo.Có 2 vị thế là bán quyền chọn mua và mua quyền chọn mua
- Quyền chọn bán là quyền chọn bán 1 tài sản cơ sở Quyền chọn bán cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền bán được bán các tài sản đảm bảo Có 2 vị thế là bán quyện chọn bán và mua quyền chọn bán
Các kiểu quyền chọn cơ bản
- Quyền chọn kiểu Âu: người mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn
- Quyền chọn kiểu Mỹ: người mua được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn
5 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
- Các giá cả liên quan đến quyền chọn:
+ Giá cổ phiếu cơ sở ( S ): biến đổi theo thời gianT
+ Giá thực hiện: mức giá người bán quyền chọn buộc phải thưucj hiện khi người mua yêu cầu Cố định trong suôt thời hạn của quyền chọn
- Viẹc thanh toán, trao đổi theo hợp đồng quyền chọn không diễn ra tại thời điểm ký hợp đồng mà xảy ra ở thời điểm xác định trong tương lai
- Quyền chọn tồn tại cùng cổ phiểu cơ sở hay tài sả cơ sở Tài sản cơ
sỏ là đối tượng hàng hóa mà dựa vào đó quyền chọn đuwocj giao dịch Giá cả của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn
- Cho phép người nắm giữ có nhiều quyết định trong thời gian quyền chọn còn hiệu lực: có thể chỉ là giữ quyền chọn, theo dõi diễn biến giá chứng khoán cơ sở, thực hiện quyền chọn, bán quyền chọn theo
tư cách của một chứng khoán độc lập với chứng khoán cơ sở hay có thể không thực hiện đến quyền và để quyền chọn hết hạn nếu trong suôt thời gian hiệu lực của quyền chọn, người sở hữu quyền không có những cơ hội thực hiện lợi nhuận
- Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để nắm giữ hay sở hữu quyền chọn gọi là phí mua quyền
III Hợp đồng kì hạn
1 Định nghĩa: Hợp đồng kỳ hạn là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán
một tài sản ở một mức giá xác địnhvào một ngày được xác định trong tương lai
Trang 82 Tài sản cơ sở: có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán,lãi suất…
3 Giao dịch tại thị trường OTC.
4 Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
- Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu
- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu
- Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa
- Hợp đồng giao dịch tền tệ kỳ hạn
- Hợp đồng lã suất kỳ hạn
- Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch
Hiện nay ở Việt Nam hợp đồng kỳ hạn ngoại hối là phổ biến nhất
Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối chính là sự thỏa thuận giữa 2 bên về việc mua, bán một lượng ngoại tệ với một mức giá ấn định trước và việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai
Vậy thì tài sản cơ sở của loại hợp đồng kỳ hạn này chính là ngoại tệ và giá kỳ hạn chính là tỷ giá của giữa 2 đồng tiền Tỷ giá được áp dụng vào ngày đáo hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn
Cũng giống như những loại hợp đồng kỳ hạn khác, giá kỳ hạn sẽ do 2 bên thỏa thuận, thì ở hợp đồng kỳ hạn ngoại hối, tỷ giá kỳ hạn cũng sẽ do 2 bên thỏa thuận, tuy nhiên, tỷ giá này phải nằm trong giới hạn của tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm hợp đồng được ký kết Ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn thông thường sẽ được các ngân hàng thương mại yết giá, được xác định dựa vào tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ
Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn:
F0 = S0 (1 + rd) / (1 + ry), với:
F0: tỷ giá kỳ hạn
S0: tỷ giá giao ngay
rd: lãi suất của đồng tiền định giá
Trang 9 ry: lãi suất của đồng tiền yết giá
Công thức này được hình thành từ lý thuyết ngang bằng lãi suất (IRP), nghĩa là chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia bằng với chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay Chứng minh công thức này không quá khó, nếu muốn, các bạn có thể tìm hiểu trên các tài liệu về thị trường tài chính Chúng tôi chỉ để công thức đây cho các bạn tham khảo
5 Các yếu tố cấu thành một hợp đồng kỳ hạn.
- Các tài sản cơ sở để mua bán:
+ Tài sản có thực: Lúa mỳ, gạo, dầu, cao su, cà phê,
+ Tài sản tài chính: Trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ,
- Các bên tham gia trong hợp đồng:
+ Người mua – Long position: là bên đồng ý mua tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay
+ Người bán – Short position: là bên đồng ý bán tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay
- Thời điểm xác định trong tương lai: là thời điểm thanh toán hợp đồng, nghĩa là thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày thanh toán, gọi chung là kỳ hạn của hợp đồng
- Giá kỳ hạn hay giá xác định thanh toán: Là mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở nhưng lại được xác định ở hiện tại, thường được xác định dựa trên cơ sở giá giao ngay và lãi suất của thị trường
6 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn.
Hợp đồng kỳ hạn có những đặc điểm cơ bản sau:
- Vào ngày ký kết hợp đồng, 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản
cơ sở mà hoạt động này sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn
- Đến ngày đáo hạn, các bên phải bắt buộc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và ký kết bởi 2 bên, không qua trung gian và không phải trả bất kỳ khoản phí nào
- Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào mà không cần phải được chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị… như hợp đồng tương lai
Trang 10- Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung như hợp đồng tương lai và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC
- Người tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự
- Không thực hiện ký quỹ
- Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp dẫn đến rủi ro cao hơn
IV Hợp đồng hoán đổi
1 Định nghĩa: Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận giữa hai bên về việc trao đổi các luồn
tiền tương lai vào những thời điểm đã được xác đinh trước trong một khoảng thời gian nhất định cho đén khi hợp đồng đáo hạn
2 Tài sản cơ sở: thường là tiền mà hai bên trao đổi với nhau từ khi bắt đầu hợp đồng
đến khi kết thúc hợp đồng
3 Giao dịch tại thị trường OTC
4 Các loại hợp đồng hoán đổi phổ biến:
+ Hoán đổi lãi suất: là một hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất
để lấy dòng tiền mặt của một bên khác Thông dụng nhất là một bên trả lãi suất cố định cho bên kia và nhận lại một lãi suất thả nổi
+ Hoán đổi tiền tệ: là hai bên trao đổi tiền tệ với nhau với một mức giá và khoản lãi nhất định nhưng khác về đơn vị tiền tệ
+ Hoán đổi chứng khoán: Dòng tiền thanh toán này là lợi nhuận của một cổ phiếu, chỉ số chứng khoán hoặc danh mục chứng khoán dựa trên một số tiền cơ sở Dòng tiền mà bên còn lại thanh toán cũng có thể là lãi suất dựa trên tài sản cơ sở đó hoặc lợi nhuận của một danh mục cổ phiếu khác
+ Hoán đổi hàng hóa: là thỏa thuận mua hàng hóa với giá giao ngay để lấy giá cố định trong một khoảng thời gian cố định xác định
+ Hợp đồng hoán đổi tín dụng là dạng hợp đồng phái sinh tín dụng, trong khi đó bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán và sẽ nhận lại một khoản bồi thường nếu trường hợp công cụ tài chính cơ sở bị mất đi khả năng thanh toán
Trong đó phổ biển nhất là hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ
Trang 115 Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi
+ Mang tính linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia ký kết
+ Có sự khó khăn trong việc thu xếp hợp đồng hoán đổi trực tiếp hai bên là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng
+ Hợp đồng hoán đổi có hiệu lực kể từ ngày khởi đầu (ngày định giá) và hết hiệu lực vào ngày kết thúc (ngày đáo hạn hợp đồng)
+ Có ba loại chủ thể tham gia chính trong thị trường hợp đồng hoán đổi: người dùng cuối, định chế trung gian và nhà giao dịch tự doanh
+ Hợp đồng hoán đổi chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC
+ Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp dẫn đến rủi ro cao hơn
PHẦN 2 MÔ TẢ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (HĐTL) CHỈ SỐ VN30 VÀ VÍ DỤ VỀ MỘT HĐTL CHỈ SỐ VN30
I Hợp đồng tương lai tại chỉ số VN30
1 Định nghĩa: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là một loại hợp đồng tương lai được giao dịch trên sàn giao dịch Hàng hóa và Chứng khoán Việt Nam (HoSE) Hợp đồng này cho phép các nhà đầu tư mua hoặc bán một giá trị tương lai của chỉ số VN30, được tính dựa trên giá trị thực tế của các công ty niêm yết trong danh mục VN30
Cơ chế hoạt động: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 hoạt động dựa trên cơ chế
trao đổi tài sản tương lai với giá được xác định trước đó Đây là một hợp đồng giữa hai bên, một bên mua và một bên bán, với mục đích mua hoặc bán giá trị tương lai của chỉ số VN30 tại một thời điểm sau này Hợp đồng này được giao dịch trên sàn giao dịch Hàng hóa và Chứng khoán Việt Nam (HoSE)
3 Lợi ích và rủi ro khi giao dịch hợp đồng
Lợi ích:
- Cho phép nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán và tiếp cận với chỉ
số VN30 là đại diện cho 30 mã cổ phiếu lớn, cơ hội sinh lời cao
- Giúp NĐT đa dạng hóa danh mục đầu tư khi tham gia vào thị trường chỉ số VN30
- Kiếm thêm thu nhập từ việc kinh doanh chênh lệch giá trên hợp đồng tương lai chỉ số VN30 mà không cần bỏ ra chi phí nào