thật sự chắc chắn về "Nhà nước pháp quyền" có ahs là gic” Thật vậy, đã có rất nhiễu các tải liệu khoa học lý giải và phát triển các lý thuyết và mô hình lýtưởng về Nhà nước pháp quyền từ
Trang 1Tiến sỹ Tô Văn Hoà
Trang 2Tiến ss Tô Văn Hoà
Trang 3TÍNH ĐỌC LAP CUA TÒA,ÁN 3
LỜI CẢM ON
Trước tiền tôi xin cảm ơn Cha, Mẹ hai bên trong gia đình đã khích lệ
và fing hộ tôi theo đuổi nghiên cửu này Theo truyền thông văn hóa Phương, Đông người con trong gia đình cỏ trách nhiệm chm sóc cha mẹ hai bên: quãng thời gian bổn năm rười nghiên cúu xa nhà đã làm cho tôi không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đạo đức này được Tôi xin đặc biệt cám ơn.
cha mẹ đã hiểu và thông cảm cho tôi vì điều đó!
Tôi xin bay tỏ lời cam ơn sâu sắc nhất tới vợ tôi, Vũ Thị Phương Lan,
con trai tôi, Minh và con gái tôi, Thụy Anh đá thông cảm và luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Nghiên cửu xa nhà trong một thời gian đài là
một quá trình rất vat va đối với nghiên cứu viên, nhưng sự vất va đôi với gia
đình còn lớn gấp nhiễu lần hơn thé Vì thế, tôi đặc biệt cám ơn vợ tôi đã phải
hy sinh rất nhiều cho tối va cho gia đình, cũng như đã quán xuyên rất tốt công, việc gia đình trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu Điễu đó thực sự đã cho.
tôi thém nhiều nghị lực để theo đuổi nghiên cứu mà nếu không có những sự
kiên nhẫn va hy sinh đó có lẽ tôi đã không thể hoàn thành được Cuồn sách nay
vị thể xin dành tặng cho Em va các Con! Vợ tôi cũng đã giúp tôi với những góp.
¥ giá trị về chuyên môn, giúp tôi hiệu đính bản tiếng Việt nay của luận văn vả
thậm chi đã đọc nó hai lần! Tôi xin cám ơn tat cả những điều đó!
Về mặt học thuật, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giáo sư
hướng dẫn, giáo sư Hans-Heinrich Vogel, vì những lời góp ý và hướng dẫn
thấu đáo đã định hướng cho tôi trong quá trình nghiên cứu Tôi đặc biệt cám
ơn giáo sư đã gợi ý tôi bổ sung thêm vào nghiên cứu của minh các vấn dé về
tính độc lập của tòa án Pháp Mặc dù như vậy đòi hoi thêm nhiều nhiệm vanghiên cứu so với dự kiến ban đầu, nhưng sau khi đã hoàn thành và phối hợp
với những phan khác thì nó chứng tỏ là một ý kiến chiến lược và rất có giá
trị Các mỗi quan hệ rộng của giáo sư với cộng đồng nghiên cứu khoa học ở
chau Au và Hội đồng châu Au cũng giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của tôi
Tôi đặc biệt cám ơn Sida (Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế của.Thuy Điễn) và dự án “Tang cường Năng lực Đào tạo Pháp luật ở Việt Nam”của tổ chức này đã tải trợ cho nghiên cửu của tôi Tôi đặc biệt cám ơn sự giúp.
đỡ và khích lệ của phó giáo sư Bengt Lundell, giáo su Lê Minh Tâm, phó
gido su Lars-Göran Malmberg va phó giáo sư Lê Héng Hạnh Tôi cũng xin
cám ơn giáo sư Tâm vả phó giáo sư Lundell về những ý tưởng gợi mở của
Trang 4TÔ VĂN HOÀ.
các ông đối với nghiên cứu này Đặc biệt, phó giáo sư Lundell là người rất
bận rộn, nhưng ông luôn sẵn sảng giúp đỡ khi tôi cẩn Tôi rét lấy lam cảm
kích về điều đó!
Tôi cũng xin cám ơn Trường Luật Suffolk, Mỹ, đặc biệt là giáo sư Bemard Ortwein, giảo sự Steven Hicks và giáo sư Charles Rounds đã nhiệt
tiếp nhận tôi đến nghiên cứu tại trường Tôi đã thu lượm được nhiễu kiến
thức giá trị từ những cuộc trao đổi với các giáo sư về hệ thong tư pháp của
Mỹ cũng như từ thư viện của trường Những cuộc trao đổi với giáo sw
Rounds vẻ nền chính tri Mỹ cũng rất thú vị và có ích đối với tôi.
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bẻ và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
rất nhiệt tình trong suốt thời gian làm nghiên cứu này Đặc biệt, xin cám onVilhelm Persson và Henrik Wenander vì đã kiên nhẫn đọc các bản thảo của
tôi và đã có những hồi âm giá trị Martin Sunnqyist đã cung cap cho tôi thông,
tin cập nhật về những cai cách đang diễn ra trong hệ thông lương công chức &Đức, thông tin nay rat có ích trong việc củng cố các lập luận của tôi vẻ tinhđộc lập của tòa án Đức Tôi cám on Martin về những thông tin đó cũng như
vẻ sự quan tâm Tôi cám ơn Phạm Quốc Hưng, Lê Như Phong và Nguyễn
Van Luật đã giúp tôi rất nhiệt tinh trong việc thu thập các tài liệu và thông tin
về hệ thống tòa án Việt Nam Tôi cũng xin cám ơn Olle Serin và Karin
Jonsson ở thư viện của Khoa Luật của Trường Đại học Lund đã giúp tôi thu
thập các tài liệu quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn dau của nghiên cứu Tôicũng biết on Hans Liepack về sự giúp đỡ tốt bụng đối với các vấn dé hậu can,những giúp đỡ đó giúp tôi cảm thấy rằng tôi chỉ cần chú trọng vào nghiêncửu của mình Tôi thực sự biết ơn tắt cả những sự giúp đỡ này!
'Cuối cùng nhưng không kém phan quan trọng, tôi rat biết ơn các đồng.
nghiệp trong Tổ Luật Hiến pháp của Trường Đại học Luật Hà Nội đã gánh
vác nhiệm vụ giảng day của tôi trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu Tôi
cũng biết om Khoa Hanh chính Nhà nước của trường đã tạo điều kiện cho tôi
Tam nghiên cứu này.
‘Cdn khẳng định rằng, mặc dù nhận được những sự giúp đỡ về chuyên
môn, song tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân đối với những ý tưởng vả
lập luận được trình bày trong luận văn này.
Lund, ngày 29 tháng 9 năm 2006
Tô Văn Hoa
Trang 5TÍNH ĐỘC LẬP CUA TOA ÁN _
GIỚI TH
Bồi cảnh
Thang 9 năm 1985, Liên hiệp quốc ban hành một bộ Các nguyên tic
cơ bản vé Sự độc lập của Tòa an, thé hiện sự quan tâm của mình đôi với vấn
đề này Kể từ năm 1994, tổ chức này đã thánh lập vị trí Báo cáo viên đặc biệt
có nhiệm ky ba năm để chuyên theo dõi, báo cáo, và đề xuất kiến nghỉ cai thiện tinh hình độc lập của tòa án tại các nước thành viên Ké từ khi Các nguyên tắc cơ bản về Sự độc lập của Tòa án của Liên hiệp quốc được ban
hành, vẫn đẻ độc lập của tòa án cũng đã thu hút sự chú ý của nhiêu nhà khoahọc, luật gia, và các giới có thẩm quyền từ các vùng và châu lục lớn trên thế
giới, như châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương, vùng Nam châu Phi,
và khu vực Mỹ La tỉnh, cũng như của các tổ chức quốc tế, như Cao ủy Liên
iệp quốc vẻ các Quyền con người và Hiệp hội Đoàn Luật sư quốc tế Đã có
rất nhiều nỗ lực từ các khu vực và các tổ chúc quốc tế này để nhắn mạnh tim
quan trọng của vẫn để tỉnh độc lập của tòa án và đưa ra các biện pháp nhằm
duy trì và bảo vệ nó Sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề này hiện vẫn
đang không ngừng tăng lên.
Trên khía cạnh lý thuyết, qua thật tính độc lập của tòa án là một vấn
đề quan trọng đổi với bắt kỳ quốc gia nào Các nguyên tắc pháp quyển và tôn
trọng quyền con người là những giá trị quan trong và không thé thiếu đối vớicác nên dân chủ hiện nay Cả hai nguyên tắc này đều yêu câu phải có sự hiệnđiện của một hệ thống tỏa án độc lập như là một điều kiện cơ bản để có thểđược duy tri một cách bền vững Một quốc gia nếu muốn xây dựng và duy trì
được Nhà nước pháp quyền và cơ chế bảo vệ quyền con người bắt buộc trước.
tiên phải bảo đảm được một tư cách độc lập nhất định cho các tòa án và thẩm
phán của nó,
Việc vấn đề về tính độc lập của tòa an đang ngày càng được quan
tâm trên phạm vi quốc tế cũng như tẩm quan trọng của nó trong một nén
dan chủ hiện đại là những cơ sở chắc chin cho sự cần thiết và tinh hữuich của một nghiên cứu pháp lý ở trình độ tiến sĩ về van dé này đối vớibắt kỳ quốc gia nào Đối với Việt Nam, một nghiên cứu như vậy sẽ đặc
biệt có ích, Việt Nam mới đây đã chính thức công nhận Nhà nước pháp.
quyển như một nguyên tắc hiến pháp nền tảng và từ lâu cũng đã công
nhận bảo vệ các quyển con người như một trong những nguyên tắc hiển
pháp của mình Tính độc lập của tòa án chắc chan là yếu tố then chốt để
lập một xã hội trên nén tang Nhà nước pháp quyền, bảo vệ
Trang 66 TÔ VĂN HOA
quyển con người, và đạc được những mục tiểu ma chính sách Đổi Mới
nhiều kỳ vọng đã đặt ra."
Mục đích
Với bối cảnh đặt ra như trẻ én cứu này nhằm hai mục đích
chính Mục dich thir nhất là nhằm đề xuất và phân tích những khía cạnh lýluận chính về tinh độc lập của tòa án từ góc độ pháp lý Phục vụ mục đíchnày, luận văn sẽ nghiên cứu các khía cạnh lý luận của van dé mà có thé được
áp dụng chung đổi với các hoàn cảnh quốc gia, ví dụ như những mỗi quan hệ
điều kiện của tính độc lập của tòa án với nguyên tắc Nhà nước pháp quyển và
tôn trọng các quyền con người, mỗi quan hệ giữa tính độc lập, tính khách
quan, va tính trách nhiệm của tòa án Qua đó luận văn dé xuất và phân tích
những yếu tổ chính can xem xét để xây dựng một cơ ché pháp lý hiệu quả
bảo đảm một mức độ độc lập phù hợp của toa án ở một quốc gia.
Mục đích thứ hai và cũng là mục đích cao nhất của luận văn này là
đưa ra những kiến nghị phù hợp, thực tiễn và khả thi dé hoàn thiện tinh hình.độc lập của tòa án hiện tại ở Việt Nam Những phân tích ly thuyết dé phục vymục đích thứ nhất và hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam là những cơ sở quantrọng nhất cho việc đưa ra các để xuất Một cơ sở quan trong khác dé đạt
*_ Chính sách Øổi Mai (thường được dùng trong tiếng Anh là the Reform,
Reformation, hay Renovation policy), do Dang cộng sản phát động từ năm
1986, được xem như là chính sách kính tế chiến lược và quan trọng nhất củaĐảng kể từ sau giai đoạn chiến tranh 1945-1975 Theo chính sách này, nền
kinh tế Việt Nam được chuyển đỗi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các khu vực kinh tế tư nhân được cho phép và khuyến khích hoạt động; người dân được phép kiện các cơ quan
hành chính ra trước tòa án Để tìm hiểu thêm vẻ chính sách Đổi mới, đọc DaoDuy Tùng, Đổi mới đã bắt dau như thé nào, Thời báo kinh tế Việt Nam,
tháng 12 năm 1994 — 1 năm 1995, trang 31-31 (Dao Duy Tung, How Doi Moi Began, Vietnam Economic Times, December 1994 - January 1995, trang 30-31); Peter Boothroyd and Pham Xuan Nam (edt), Socio-economic Renovation in Vietnam: The Origin, Evolution, and Impact of Doi Moi International Development Research Center (Canada), 2000, ISBN: 0889369046; Jayne Susan Werner and Daniele Belanger, Gender, Household,
State: Doi Moi in Vietnam, Comell University Southeast Asia Program
Publications, 2002, ISBN: 0877271372; Adam Fforde and Stefan De Vilder,
From Plan to Market: The Economic Transition in Vietnam, Westview Press,
1996, ISBN: 0813326842; etc.
Trang 7TÍNH ĐỌC LẬP CỦA TÒA ÁN
được mục dich nay là những kinh nghiệm thích hop từ các nước đã có tiếng
về tỉnh độc lập của các tỏa an va thâm phán của ho Có ba nước được chọn là
Đức, Mỹ, và Pháp Lý do chọn ba nuớc này không chỉ bởi họ là những nướcphát triển với nên dân chủ lâu đời có thực tiễn tốt nhất về tính độc lập của tòa
án, ma còn vi họ là những nước đại điện cho những hệ thông hiển pháp điền
hình trong khu vực của ho - My dại điện cho khối các nước theo hệ thống.pháp luật Chung Anh-Mỹ, trong khi đó Đức và Pháp đại điện cho các nước
Tay Âu ở phía Bắc va Nam day Alps
Nội dung.
Đề đạt được hai mục đích chính đề cập ở trên, các phân tích và trìnhbay trong luận văn được nhỏm theo năm phần chính Phan | trực tiếp phục vụ
mục dich thứ nhất của luận văn Phin nay bản vẻ các vấn đề lý luận của tinh
độc lập của tòa án, bao gồm những môi liên hệ giữa độc lập của tòa án với
hạn của khái niệm tính độc lập của tòa án, những ban luận trên phạm vi
xuyên quốc gia về vấn dé độc lập của tòa án, và những biện pháp bảo damtính độc lập của tòa án Những van để này được trình bay lan lượt trong sáu
chương của Phân 1
Phan II, [II và IV được dành đẻ ban vẻ tinh hình thực tiễn độc lập của
tòa án ở Đức, Mỹ, và Pháp Mỗi phần bao gồm một số lượng chương cấu
thành khác nhau bởi vì hệ thống tòa án và mô hình bảo đảm tính độc lập của
tòa án ở mỗi nước có những đặc điểm riêng Tuy nhiên, do chúng cũng phục vụ
một mục dich, tức là nghiên cửu những thực tiễn tốt nhat trong mô hình bio
dam tính độc lập của tòa án của họ, khung cầu trúc của các phần này tương tự
nhau Chúng đều được mở đầu bằng phần mô tả về hệ thống tòa án ở mỗi nước
cũng với những phân tích những nguyên tắc hiển pháp chi phối tổ chức và chức
năng của chúng, và các Phin déu được kết thúc bảng việc phân tích và kết luận
vẻ những biện pháp bảo dam tính độc lập của tòa án ở mỗi nước
Phan V kết thúc phn nội dung của nghiên cứu nay bằng việc bàn về
hệ thống tòa án Việt Nam và tình hình độc lập của tòa án Việt Nam hiện tại
Phân này kết thúc bằng một chương riêng dành cho việc đề xuất những kiến.
nghị nhằm hoàn thiện tính độc lập tòa án hiện tại ở Việt Nam
Mở đầu mỗi Phan đều có đoạn giới thiệu chỉ tiết hơn về nội dung của.từng Phan
Trang 88 TO VAN HOA
Co một thực tế là toàn văn của những bộ tiêu chuẩn quốc tế về tinh
độc lập của tòa an, cho du rất quan trọng, nhưng lại không nằm tập trung Người doc thường gap khó khan khi tìm và tra cửu chúng Cho đến nay mới
có một đầu sách là Judicial Independence: the Contemporary Debate biêntập bởi Shimon Shetreet là có cung cấp một số bộ tiêu chuẩn quốc té này
Tuy nhiên, quyền sách này đã được xuất bản từ năm 1985 và vi thé không
còn được cập nhật day đủ những nỗ lực gân đây trên phạm vi quốc tế và khu
vực về van dé tinh độc lập của tòa án Dé tạo điều kiện cho những nghiên cứutiếp theo về vẫn để nay, Phụ lục C sẽ cung cấp những bộ tiêu chuẩn quốc tế.được cập nhật đến thời điểm thực hiện nghiên cứu này
Phương pháp nghiên cứu
'Trong cuốn sách nay, các thông tin và kin thức về tính độc lập của.tòa án và các van dé liên quan được xử lý bang ba phương pháp nghiên cứu
chính: phương phap phân tích, so sánh, và mô tả
Các phương pháp phân tích và so sánh được sử dụng ở Phan | khi ban
về các khía cạnh lý luận của tinh độc lập của tòa án Trong Chương | phương.
pháp phân tích được sử dụng để phản tích các tư tưởng khác nhau về nguyên.tắc Nhà nước pháp quyền và nội dung của chúng Phương pháp nảy cũng,được dùng trong Chương 11 để phân tích sự can thiết của tính độc lập của tòa
ấn đôi với vẫn đề bảo vệ các quyền con người từ cả khía cạnh lý luận và yêu
cầu của các công cụ quốc tế về quyển con người Mục đích sử dụng phương, pháp phân tích trong hai chương này là nhằm chỉ ra rằng nội dung củanguyên tắc Nha nước pháp quyền, cho dù nguyên tắc này được thể hiện qua
những mô hình khác nhau, và của một cơ chế hiệu quả bảo vệ quyển con
người đều đồi hỏi tòa án phải độc lập.
Trong Chương III va IV, phương pháp phân tích tiếp tục được sử dung
để khai thác những khía cạnh lý luận khác của tinh độc lập của tòa án nhưkhái niệm về hệ thống tòa án, những nguồn đe dọa tiềm tang đối với tính độc
lập của tòa án, tính độc lập của tòa ản với tư cách là thuộc tính của cả hệ
2 và của từng cá nhân thẳm phán, mỗi quan hệ giữa tính độc lập, tính
trách nhiệm và tính minh bạch của tòa án Mục đích sử dụng phương pháp
này ở những chương nảy là để chỉ ra rằng mặc dù những khía cạnh lý luậncủa tính độc lập tòa án, đặc biệt là những yếu tố cấu thành của hệ tỉ ng tòa
án và các nguồn de doa tính độc lập tòa án, có thể được hiểu một cách rộngrãi, nhưng cần phải thiết lập những giới hạn chung vẻ khái niệm để phục vụ
việc xây dựng một lý thuyết hiệu quả về tính độc lập của tòa án Phương
Trang 9TÍNH ĐỌC LẬP CUA TOA AN 9
pháp so sánh cũng được sử dụng trong hai chương này khi tình hình thực tiễn
ở các nước được viện din dé minh họa cho ly thuyết vi dụ những mô hình.quốc gia khác nhau để minh họa sơ đỏ g6
Ở Chương V, phương pháp so sảnh được sử dụng để so sánh những
‘an tắc bảo đảm tinh độc lập của tòa án khác nhau được đẻ xuất bởi các
văn bản quốc tế khác nhau Mục dich việc so sánh nay là nhằm nêu bật sự
quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đẻ tính độc lập của tòa án trên các khu vực khác nhau của thể giới và các biện pháp bảo đảm tính độc lập của tòa án
mã quốc tế đã có sự thống nhất
Trong các Phần II, Ill, IV, V, cả ba phương pháp nghiên cứu nêu
trên đều được sử dụng trong sự bổ sung cho nhau Phương pháp mô tả được
sử dụng để giới thiệu về hệ thong tòa án ở bổn nước được nghiên cứu ở
đây, gồm Đức, Mỹ, Pháp, và Việt Nam Mục dích sử dụng phương pháp.
này là để cung cắp cho người đọc “bai cảnh" phục vụ cho những phân tích
p sau vẻ tinh độc lập của tòa án ở mỗi nước Sau đó, phương pháp phân
h được sử dụng để xử lý những yếu tổ bảo đảm tinh độc lập của tòa án &
bến nước đó Phương pháp so sánh được sử dụng khi cần thiết để chỉ rarằng mặc dù phạm vi các yếu tố bảo dam tinh độc lập của tòa án ở mỗinước là tương tự nhau và phù hợp với những yếu tố mà quốc tế đề xuất đã
được trình bảy ở Chương V, vi dụ như lương, bảo đảm về sự nghiệp v.v.,nhưng nội dung cụ thể của từng biện pháp bảo đảm được áp dụng ở mỗi
quốc gia là khác nhau vì mỗi nước áp dụng những nguyên tắc hiến pháp
khác nhau Một kết luận khác được rút ra từ việc sử dụng phương pháp so
sánh ở những Phần này là những biện pháp bảo đảm tính độc lập của tòa án
của một quốc gia nào đó có thé mang tính riêng biệt để phù hợp với cấutrúc nhà nước tổng thé của quốc gia đó
Tài liệu
Nghiên cứu nay sử dụng các nguồn tải liệu khác nhau Như thường lệ,
nguồn quan trọng nhất là các đầu sách, sách chuyên khảo, và các bài bao
nghiên cứu có uy tin Đôi với phần vẻ tinh độc lập của tòa án ở các nước, các
van bản pháp lý từ những nước đó cũng là những nguồn thông tin quan trọng.
Một nguồn tai liệu khác là những khảo sát, tim hiểu của bản thân tác giả về các
thực tiễn của tính độc lập của tòa án ở các nước trong phạm vi nghiên cứu.
Những khảo sát này được thực hiện thông qua các cuộc phỏng van ma tác giả
thực hiện với các thẩm phán, nhân viên tòa án, và học giả ở các nước đó
Trang 1010 TO VAN HOA
Cac ngudn tài liệu trên mang Internet được sir dung trong nghiên cửu
này có những hình thức và từ những nhà cung cấp khác nhau Chúng có thể
là những thông tin được chất lọc từ những trang web của các cơ quan nhà.nước có thim quyền ở các quốc gia đã được lựa chọn hoặc của các tổ chức
quốc tế hoặc tổ chức phi Chính phủ Những nguồn tai liệu trên mạng Internet
được sử dụng đặc biệt dé thu thập những thông tin và số liệu thống kê cập,
nhật nhất phục vụ cho những phân tích vé tính độc lập của tòa án ở các nước
Danh mục Tài liệu Tham khảo ở cuối luận văn bao gồm các sách, sách
chuyên khảo, văn bản pháp luật của các nước, các văn kiện quốc tế v tính
độc lập của tòa án và những tài liệu khác được xếp thảnh các nhóm theo hình
thức của chúng.
Lưu ý đối với bản dịch tiếng Việt
“Trong ban dịch tiếng Việt, một số thuật ngữ pháp lý dùng khi dịch các
phan về các hệ thống toa án các nước cỏ thé trùng với thuật ngữ có sử dụng,phổ biến ở Việt Nam, ví dụ như “thỉnh án”, giám đốc thảm”, “phúc thảm”
„v.v Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nghĩa của chúng hoàn toàn tring
hợp với nghĩa đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam Vi thé trong các phan đó,
nghĩa của các thuật ngữ pháp lý cần được hiểu gắn với bối cảnh mà ching
được sử dụng.
Trong bản tiếng Việt này, tên sách tiếng Anh ở các dẫn chiếu cuốitrang (footnotes) không được dịch Ngoài ra cũng có một số dẫn chiều được
đưa thêm vào dé phục vụ riêng bản tiếng Việt
Phy lục C bao gồm toàn văn các bộ tiều chuẩn quốc
tính độc lập của tòa án chỉ được cung cấp trong bản tiếng Anh
Trang 11Hiển pháp liên bang của Đức)
Council of Europe (Hội đồng châu Âu)
Council of Ministers (Uỷ ban các Bộ trưởng của Hi
Deutsche Richterzeitung (Tạp chi Thẩm phán của Đức)
European Court of Human Rights (Toa án Nhân quyềnchau Au)
Ecole Nationale d°Administration (Trường hành chính quốc.
gia của Pháp)
Ecole Nationale de la Magistrature (Trường nghiệp vụ
thắm phán quốc gia của Pháp)European Union (Liền minh châu Âu)
Finanzgerichtsordnung (Đạo luật Toà án Tài chính của Đức)
Grundgesetz (Luật Cơ bản - Hiển pháp liên bang của Đức)
GeschaRsordnung des Bundesverfassungsgerichts (Các
Quy ắc tố tụng của Toa án Hiển pháp liên bang của Đức)
Gerichtsverfassungsgesetz (Đạo luật về tổ chức toa ancủa Đúc)
Hội đồng Tham phán Hội đồng Tham phán Toa án nhân dân tối cao nước
Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Human Rights Committee (Uy ban Quyén con ngưi
Intemational Bar Association (Hiệp hội Doan luật sư
Quốc
Law Association for Asia and the Westem Pacific
{Hiệp hội pháp luật châu A và Tây Th: 1h Dương)
American National Center for State Courts (Trung tâm
quốc gia về tòa án bang của Mỹ)
Trang 12TÔ VĂN HOA
Strafprozessordnung (Bộ luật tổ tụng hình sự của Đức),
Toa án nhân dan tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Tribunal de Grande Instance (Tòa án sơ thẳm có thẳm
quyên chung của Pháp)
Tribunal d’Instance (Toà án sơ thẩm có thẩm quyền hạn
chế)United Nations (Liên hiệp quốc)
Bộ luật liên bang của Mỹ
Uy ban Thẩm phán
UY ban Tham phán Tòa án nhân dan tôi cao nước Cộng,
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
'Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Verwaltungsgerichtsordnung (Đạo luật Tòa án Hành
chính của Đức)
Zivilprozessordnung (Bộ luật tổ tung dân sự của Đức)
Trang 13TÍNH ĐỌC LẬP CUA TOA ÁN l3
PHAN I ¬
TINH ĐỘC LẬP CUA TOA
AN-CÁC KHÍA CANH LÝ LUẬN
Mục đích của phan này là đề xuất và thảo luận những khía cạnh ly
luận chính về tinh độc lập của tòa án Phan này được chia thành sáu chương.Chương | và II bàn về các nguyên tắc Nhà nước pháp quyền va bảo vệ các
quyền con người với tư cách là các cơ sở của tỉnh độc lập của tòa án Nói cách khác, hai chương này chứng minh rằng hai nguyên tắc này là lý do cho
sự cần thiết phải có tinh độc lập của tòa án ở mỗi quốc gia Chương IIT phan
inh độc lập của tòa án từ khía cạnh tổ chức, Chương này giải quyết cau
“Hé thống tòa an” được định nghĩa thé nao trong lý thuyết về tính độc.lập của tòa án? Chương IV xem xét tỉnh độc lập của tòa án trên một số khíacạnh nội dung vi dụ như các nguồn de doa tính độc lập của tòa án, xem xéttinh độc lập của tòa án từ góc độ thiết chế và cá nhân, cơ sở chức năng củatính độc lập của tòa án, và mồi quan hệ giữa tinh độc lập của tòa án với tinh
khách quan và tính trách nhiệm ciia tòa án Chương V giới thiệu va so sánh.
các van dé về tính độc lập của tòa án được dé xuất và thảo luận trên phạm vi
quốc tế Chương VI kết thúc Phan 1 bằng việc đề xuất và giải trình những yếu
tổ cơ bản bảo đảm tính độc lập của tòa án dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn
quôc tế và các khía cạnh lý luận đã được phân tích ở những chương trước,
Trang 14TÍNH ĐỌC LAP CUA TOA AN Is
CHUONGI
NGUYEN TAC NHA NUOC PHAP QUYEN
VA SỰ CAN THIET CUA TÍNH ĐỘC LAP CUA TOA ÁN
Một câu hỏi được đặt ra là tai sao hệ thống tòa án cần phải được độc
lập Ở phương Tây, hệ thống toa án đã từng là cánh tay phải của Nhà vua; các
thâm phán đã từng là các thẩm phán của nhà vua như ở Anh và Pháp.” Ở
phương Đông, các cơ chế xét xử trong thời ky phong kiến cũng đều la những
cơ chế dan áp trong tay các hoàng để phong kiến Vậy, tại sao giờ đây tòa án
và thẩm phán cần phải được độc lập?
Câu tra lời được tìm thấy trong khái niệm “nhà nước pháp quyền"
(theo thuật ngữ the Rule of Law của tiếng Anh, hay Rechtsstaat của tiếng
Đức, hoặc F'tat de Droit của tiếng Pháp Ngày nay, khái niệm này đã trởthành một trong những giá trị cơ ban nhất của một xã hội dan chủ vả đã được.các học giả, luật gia, chính quyển, và những tổ chức quốc tế công nhận một
cách rộng rãi Như phân tích dưới đây, sự tồn tại một cách bền vững của Nhà
nước pháp quyền đòi hỏi một số điều kiện, một trong số đó luôn luôn là hệ
thống tòa án phải độc lập và khách quan Chứng minh được mồi quan hệ
kiện đó cũng chính là mục dich của Chương | này.
Chương này, theo đó, sẽ bắt đầu bằng việc ban luận về khái niệm Nhànước pháp quyền từ góc độ lý thuyết Do các tài liệu viện dẫn cho mục tiêu.này chủ yếu là tài liệu của Anh và Mỹ, có thé nói rằng khải niệm Nha nước.pháp quyền từ góc độ này cũng thể hiện mô hình Nhà nước pháp quyển theocách hiểu và áp dụng ở Anh, Mỹ và các nước theo hệ thống luật chung Anh-
Mỹ khác Sau phan này, các khái niệm về Nhà nước pháp quyền của Đức vàPháp cũng sẽ được phân tích để làm rõ yêu cầu của chúng đối với tính độc
lập của tòa án
1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền
1,1, Sơ lược lich sir hình thành của khái niệm Nhà nước pháp quyền
Định nghĩa nguyên tắc Nhà nước pháp quyền luôn luôn là một công,
George Fletcher, Basic Concepts of Legal Thought, Oxford University
Press (1996), trang 11
Ì_ Những khai niệm này có phạm trụ khác nhau va sẽ được bàn đến trong
mối quan hệ với tính độc lập của toa án trong phan tiếp theo
Trang 1516 TÔ VĂN HOA
việc khó khăn kể từ khi thuật ngữ này được sử dụng lẫn đầu tiên bởi học giả
người Anh A V Dicey vào cuối thé kỳ 19, Hơn một tram năm saa, Richard
Fallon và George Fletcher vẫn thấy rang "nghĩa TÊN xác của Nha nước'pháp quyền có lẽ cảng ngày càng không rõ ring,” và “ hing ta chưa bao giờ
thật sự chắc chắn về "Nhà nước pháp quyền" có ahs là gic” Thật vậy, đã có
rất nhiễu các tải liệu khoa học lý giải và phát triển các lý thuyết và mô hình lýtưởng về Nhà nước pháp quyền từ các cách nhìn khác nhau, mà như Joseph
Raz đã ghỉ nhận, “chúng ta đã di tới một giai đoạn ma trong đó không một luật
gia nào có thé nói rằng chỉ có minh là hiểu đúng về Nhà nước pháp quyền và
phê phán những người còn lại là đã làm sai lệch di nghĩa của khái niệm đó."®
Cho dù thực tế là như vậy, song có thể rút ra ngay từ thuật ngữ của
khái niệm Nhà nước pháp quyền và các tư tưởng phổ biến về nguyên tắc này
rằng nguyên tắc này bao gêm hai van dẻ: vin đề về “Pháp” (Law) và vẫn đẻ
về “Quyên” (Rule) Trong khi phin “Pháp” chỉ đơn giản là nói đến pháp luật
thông thường, thì phần “Quyền” lại dé cập tới một nội dung phức tạp hơn đôi với người không có căn bản kiến thức vẻ luật Thực tế là phần “Quyén” không liên quan gì tới các quy định cụ thể của pháp luật (rules), hay nói cách
khác là các quy phạm pháp luật cụ thé do cơ quan lập pháp hoặc các cơ quanhành pháp có thâm quyền ban hành Một người không có căn bản kién thứcluật vì vậy có thé chi cần hiểu rằng nếu chiểu theo thuật ngữ thi nguyên tắc
Nha nước pháp quyền có nghĩa là pháp luật cần phải đóng vai trò tôi thượng
trong việc chỉ phối các hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi
chinh phủ và của các cá nhân trong xã hội Có thể gọi day là nguyên tắc Nhànước pháp quyền hiểu theo nghĩa rộng bởi vì nghĩa này bao ham không chỉnha nước mà còn cả các đổi tượng khác
Đối với các nhà luật học thì nguyên tắc Nhà nước pháp quyển mangmột nghĩa hẹp hơn là theo cách hiểu triết tự Theo Dicey, “nó (nguyên tắc
Nha nước pháp quyền) có nghĩa trước tiên là tinh tối thượng hoặc thống trị
tuyệt đối của pháp luật thông thường chứ không phải là những ảnh hưởng.chính trị, và loại trừ sự cửa quyển, hoặc đặc quyền, hoặc thậm chí là phạm vi
* Richard H Fallon, "The rule of law" as a Concept in Constitutional
Discourse, 97 Colum L Rev | (1997), trang]
® George Fletcher, Basic Concepts of Legal Thought, Oxford University
Press (1996), trang 12.
® Joseph Raz, The rule of law and Its Virtue, {93 The Law Quatery Review
(1977), trang 196.
Trang 16H ĐỌC LẬP CUA TOA ÁN 7
quyén tự quyết định quá lớn đổi với chính quyển "” F_ A Hayek va Joseph
Raz đã phân tích rõ rang hơn về nghĩa hẹp của nguyên tắc Nha nước pháp.
quyên, Đối với họ, nguyên tắc này “nếu gat bỏ đi tắt cả những nội dung
phụ có nghĩa răng chính quyển khi thực hiện tắt cả các hoạt động của mình déu phải trong khuôn khổ của các quy phạm đã được ban hành và
công bố từ trước."" Wieslaw Lang cũng khẳng định khái niệm do Dicey,
Hayek, và Raz đưa ra là “Nha nước pháp quyền theo nghĩa hẹp," để d
trọng với khái niệm nghĩa rộng hơn là tắt cả các chủ thẻ pháp lý, bao gồm
cả các cơ quan nha nước và tự nhiên nhân, déu bắt buộc phải tuân thủ pháp luật.”
Xem xét từ góc độ lịch sử, khái niệm Nhà nước pháp quyền theo nghĩa hẹp có thể thấy là đã được biết tới từ thời cổ đại, từ rất lâu trước khi bản thân
thuật ngữ nảy được chính thức sử dụng trong các tai liệu khoa học chính trị
vả pháp lý hiện đại Aristotle đã từng đề cập đến nó khi ông bàn về sự công
bằng và công lý trong bộ Nicomachean Ethics:
Bởi vi công ly chỉ có thé tồn tại giữa những người ma các quan
hệ giữa họ được điều chỉnh bằng pháp luật, và pháp luật tôn tại giữa những người mà giữa họ có khả năng xuất hiện sự bất
áp dụng pháp luật có nghĩa là sự phân biệt giữa
công lý và bắt công Các cá nhân mà giữa họ có sự bắt công, có.
thể hành xử một cách bat công với nhau Đây là lý do tại saochúng ta không thé cho phép nhân trị, ma phải là pháp trị, bởi
vì nhân trị sẽ phục vụ mục đích cá nhân và như thế sẽ trở thành.độc tài °
công, niên vi
Nhận thức được rằng con người dé có xu hướng tiểu cực, agi cA
7 A.V Dicey, Introduction to the Study of the Law of the Constitution, 9°
ed., MacMillan and Co., Limited, London (1950), trang 202
® Khái niệm này do Hayek đưa ra và sau đó được Raz phát triển thêm Xem
Hayek, The Road to Serfdom, Chicago & London (1976), trang 72; J Raz,
The Authority of Law: Essays on Law and Morality, Oxford (1979), ISBN:
0198253451, 210.
Ÿ Wieslaw Lang, The European Standards of the rule of law, [8]
Comparative Law Review (1998), trang 79-91, trang 80,
10 Aristotle, Nicomachean Ethics, Book V, in Clarence Morris ed., The Great Legal
Philosophers: Selected Readings in Jurisprudence, University of Pennsylvania Press,
Philadelphia 1959, trang 21
Trang 1718 TÔ VĂN HOA
trao quyển lực cho con người thao túng thôi là việc làm nguy hiểm bởi lẽ điêu
đó sẽ dan tới toàn thể xã hội bị phó mặc vào một hoặc một vai cá nhân,
Aristotle cho rằng "pháp luật là cái lý không có sự thiên vị và vi thé ma bắt cứ
cá nhân nao cũng muốn nó được áp dung,” và điêu dé cũng có nghĩa là pháp trịphải được ưu tiên hơn nhân trị.'"
Tuy vậy, cũng phải đến mười lãm thé ky sau Aristotle, ý tướng về việc
ưu tiên pháp luật so với y chí don thuần của con người mới được lẫn đầu tiên công nhận dưới hình thức một thỏa hiệp chính tri, Magna Carta, được vua
Anh John chấp nhận vào năm 1215 và được vị vua kế vị, Edward 1, khẳng
định lại vào năm 1297 Văn bản này được xem như nẻn tảng về mặt chính trị
cho sự định hình và phát triển của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển trong,văn hóa pháp lý phương Tây Nó đã phản ánh được ý tưởng hạn chế quyềnlực chuyên chế — vào thời kỳ đó là vương triều — bằng một văn bản có thẳmquyền ràng buộc ở một mức độ nào đó đối với vương triều Một trong nhữngđiều khoản của Magna Carta quy định ring
Không một Người tự do nao có thé bị bat, cầm tu, hoặc bịtước bất động sản, quyển tự do, bị áp thuế, bị đặt ra ngoàivòng pháp luật, bị day ải, hoặc bị tiêu điệt bằng bat ky cáchnào; cũng như người đó không thé bị phi bang hoặc bị kết án
tù trừ khi có một bản án hợp pháp được xét xử bởi những
người đồng liêu của người đó, hoặc là pháp luật nói như vay
“Chúng ta sẽ không bán, từ chối, hoặc trị hoãn việc thực hiện
công lý đối với bat kỳ ai ca.”
Bản thân thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” được học giả người Anh
A V Dicey sử dụng lần đầu tiên sáu thập kỷ sau Magna Carta trong cuốn
Giới thiệu Nghiên cứu vẻ Luật Hiến pháp của ông, ` khi ông đề xuất ý tưởng,
dùng pháp luật, đặc biệt là Luật Hiến pháp để kiềm chế quyền lực chính trị.
Cuốn sách này được xem như là nguồn của các ý tưởng gốc về Nhà nước
!'_ Aristotle, Politics book Ill, paragraphs 15-16
"Point XXIX, The Third Great Charter of King Henry The Third, in Ellis
Sandoz ed., The Roots of Liberty: Magna Carta, Ancient Constitution, and
the Anglo-American Tradition of rule of law, University of Missouri Press (1993), trang 264.
"Dicey, trich dan 1.
Trang 18C LẬP CUA TOA ÁN 19
pháp quyền trong giới khoa học pháp ly hiện đại Nó cũng thường xuyên
được các học giả triết học chỉnh trị học và luật học sau Dicey viện dẫn khiban về nguyên tắc Nha nước pháp quyền,
‘Thanh tổ “Quyển” của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển là yếu tố hiểm hoi mà các học giả co sự thông nhất với nhau khi họ bàn đến nguyên tắc.
này, tức là pháp luật phải “cai trị” các cơ quan nha nước Những nội dung của
nguyên tắc còn gây tranh cãi giữa các học giả cho đến tận bây giờ là những,vấn để xoay quanh thành tô thứ hai của khái niệm này, thành tô “Pháp.”Những khác biệt giữa các quan điểm của các học giả liên quan tới thành tổ
này của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển là cơ sở để phân loại họ vào hai
nhóm chính, những người theo mường phái hình thức và những người theo
trường phái trọng nội dung '*
Nhu Lon Fuller nhận xét, hai học thuyết hình thức và nội dung về Nhànước pháp quyển “có những quan điểm không những khá khác nhau mà trên
với nhau cả vé nội dung.”'” Trước khi đi vào phân tíchmột cách chỉ tiết hai hoc thuyết chỉnh vẻ Nhà nước pháp quyển này, có lẽ c
ết phải lưu ý trước rằng chúng khác nhau chủ yếu là về sự nhận thức về
niệm “Pháp luật,” tức là phần “Pháp,” chứ không hoàn toàn khác nhau.
về toàn bộ nội dung của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển Khái niệm Nhà
nước pháp quyển theo trường phải hình thức được đặc trưng bởi những tiêu
4 Một số học giả dựa trên các góc tiếp cận khác nhau phân loại các quan
điểm về Nhà nước pháp quyển thành nhiều hơn hai loại Vi dụ Richard
Fallon, trong bài ""the rule of law" as a concept in constitutional discourse"
(97 Colum L Rev 1 [1997)), phân thành bốn mô hình Nhà nước pháp quyển, mô hình theo qua điểm lịch ử, mô hình theo quan điểm hình thức,
mé hình theo quan điểm quy trình pháp lý và mô hình theo quan điểm nội dung Robert $ Summers, trong bài "a Formal Theory of the rule of law"
(Ratio Juris Vo 6 No 2 July 1993, trangi27), một mat cô vũ trong các học
thuyết nội dung và hình thức về Nhà nước pháp quyền, mặt khác cũng déxuât một lý thuyết “kết hợp” cho nguyên tắc nay Tổ chức thương mại quốc
tế (WTO) thì cô vũ cho cả trường phái hình thức, nội dung và kết hợp về Nhà
nước pháp quyển Do an về nội dung và thời gian nên nghiên cứu nay
sẽ chi tập trung vào hai trường phái học thuyết về Nha nước pháp quyển, tức
1ä trường phái nội dung và trường phái hình thức,
'* Lon L„ Fuller, Adjudication and the rule of law, 54 Am Socy Int! L
Proc 1(1960), trang 2.
Trang 1920 TÔ VĂN HOA
chi hinh thức mà nó đưa ra để đánh giá một công cụ pháp lý nào đó là đủ tiêu.chuẩn để trở thành “pháp luật” theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, Pháp.uật tốt hay xdu về mặt nội dung không phải là mỗi quan tâm của các học giả
theo trường phái hình thức, Đổi với ho, một công cụ pháp lý sẽ đủ tiêu chuẩn
là *Pháp luật” nêu như nó được ban hành trên cơ sở tuân thủ một số những
điều kiện về mặt hình thức.
“Trong khi đó, những học giả về Nha nước pháp quyền theo trườngphái nội dung lại nhắn mạnh rằng "Pháp luật" bắt buộc phải tốt về mặt nộidung Thực tế, những người theo học thuyết này không phủ nhận các tiêuchuan hình thức ma các học giả theo trường phái hình thức đưa ra cho “Phápluật Họ chỉ cho rằng chỉ có những tiêu chuẩn hình thức không thôi thì chưa
đủ để một công cụ pháp lý trở thành thành tô “Pháp” trong nguyên tắc Nhà
nước pháp quyền được Đối với họ, *Pháp luật” phải chứa đựng những giá trị
về mặt nội dung ví dụ như dân chủ, bảo vệ quyền con người, kinh tế thị
trường và các phúc lợi xã hội.
Nói một cách ngắn gọn, học quyết hình thức chi chú trọng vào các tiêuchuẩn hình thức của pháp luật, trong khi đó học thuyết nội dung, mặc dùkhông loại bỏ những tiêu chuẩn hình thức này, nhưng nhắn mạnh nội dungcủa pháp luật phải công bằng và chứa những giá trị cơ bàn nhất định Trong.những phan sau đây, hai học thuyết nay sẽ được phân tích kỹ
1.2 Học thuyết theo trường phái hình thức về Nhà nước pháp quyền
Mô hình lý tưởng về nguyên tắc Nhà nước pháp quyền theo trường,
phái hình thức chính là do Dicey khởi xướng trong công trình Giới thiéu
Nghiên cứu về Luật Hiến pháp,” được xuất bàn lần đầu tiên năm 1885."Mặc dù nội dung nguyên tắc này ngày nay được áp dụng có nhiều khác biệt
so với khi Dicey đưa ra, nhưng Dicey vẫn được coi là người đã phát triển nguyên tắc này, bởi vì ông đã đề xuất ba nội dung cơ bản cho lý thuyết Nhà
nước pháp quyền Thứ nhất, Dicey cho rằng
‘© Xem, vi dụ, Paul Craig, Formal and Substantive Conceptions of the rule
of law, Public Law 467 (1997)
Xem trích dẫn 7.
C6 thé sẽ có quan điểm cho rằng chủ thuyết của Dicey vẻ Nha nước pháp.quyền là học thuyết nội dung chứ không phải hình thức Có thể xem những lý
giải rất thuyết phục về việc Dicey là người theo hoc thuyêt nội dung về Nha
nước pháp quyên tại bai nghiên cứu của Craig, irich dẫn 16.
Trang 20TÍNH ĐỌC LẬP CỦA TÒA ÁN 21
Không ai phải bị trưng phạt hoặc phải chịu dựng hậu quả
pháp ly về mặt thé xác hay vật chất trừ khi bị xác định tại tòa
án là đã có hành vi vi phạm pháp luật cụ thé được xác định trong các văn bản pháp luật, Theo nghĩa này, nguyên tắc Nhà
nước pháp quyển đối lập với bat kỳ hệ thống chính quyền
nao được p trên cơ sở đặt quyền quyết định quá rộng,
‘va không có sự hạn chế vào tay những người có chức vụ.'”
‘Thar hai, Dicey cho rằng “khi chúng ta nói tới ‘Nha nước pháp quyền"
như là một đặc điểm của đất nước chúng ta [nước Anh], thì điều đỏ có nghĩa
rằng đối với chúng ta không chỉ là không có một người nào đứng trên pháp.luật, mà còn là tất cả mọi người, không lệ thuộc vào đăng cấp hay điều kiện
sống, déu phải tuân thủ pháp luật và chịu sự xét xử của các tòa án."
Co thé phân tích và thao luận nhiều về hai thành tổ trên đây của Nha
nước pháp quyền Tuy nhiên có thể nói rằng về cơ bàn chúng đều có chungthông điệp với nội dung của Magna Carta rằng pháp luật là sức mạnh cai trị
tối thượng; không một ai được đứng trên pháp luật, và vi thé nên bản thân
chính quyền cũng phải chịu sự kiềm chế của pháp luật
Trong khi hai nội dung trên của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền,
như phân tích trên đây, về thực chat đã được đề xuất từ thời kỳ các học giả
trước Dicey, vi dụ như Aristotle, thi nội dung thứ ba là một nội dung mới.
Nội dung này liên quan tới “cdc tòa án thông thường” như Dicey nhắc đến trong đoạn trích dẫn từ sách của ông trên đây Dicey phát hiện ra rằng mặc dù
*ở phần lớn các nước châu Âu, nguyên tắc Nhà nước pháp quyển giờ đây [tức là thời kỳ của ông] đã được thiết lập cũng giống như ở Anh,” nhưng,
mô hình nguyên tắc nay ở Anh lại được bảo dam một cách đặc biệt bằng một
vai trò riêng của hệ thống tòa án Anh Theo ông,
Nguyên tắc Nhà nước pháp quyền ld đặc điểm nổi bật củaHiển pháp bởi vi các nguyên tắc chung của Hiến pháp ( )
đối với chúng ta là kết quả của các quyết định của tòa án về quyển của các cá nhân trong những trường hợp cụ thé trước
tòa; trong khi đó theo nhiều bản Hiến pháp nước ngoài thi sự
bảo đảm với quyền con người như vậy là kết quà, hoặc
'° Dicey, trích dan 7, trang 188.
” Dicey, trích đẫn 7, trang 193
2" Dicey, trích dẫn 7, trang 189
Trang 212 TÔ VAN HOA
dường như là kết qua, của bản thân các nguyên tắc chung của
các bản Hiển pháp đó (mà thôi)”
Điều mà Dicey muốn nhắn mạnh qua phát hiện này là, khác với nhiều
nước khác (trong thời kỳ của ông), nước Anh có hệ thông toa án vi những
đặc điểm riêng có thể bảo vệ các quyền cả nhân bên cạnh sự bảo vệ theo quyđịnh của các nguyên tắc hiến pháp Điều nảy, theo ông đã làm cho mô hình
của Anh về Nhà nước pháp quyển nổi bật lên trong số nhiều nước khác Ở
phan sau của cuốn sách của mình, Dicey cho rằng chính tính độc lập của hệ
thống tòa án Anh đã tạo nên khả năng như vậy của hệ thống tòa án và đó
cũng chính 1a diém khác biệt giữa mô hình của Anh vé Nhà nước pháp quyền
và mô hình này của những nước khác.”
“Trong thời kỳ hiện đại, một trong số những lý luận thuyết phục nhất của
lý thuyết hình thức về Nhà nước pháp quyền được tim thấy trong tác phẩm của
Joseph Raz “Tink Thẩm quyên của Pháp luật: Các Tiểu luận vẻ Pháp luật vàDao đức."?* Qua tác phẩm nay, Raz đã đóng góp ít nhất tôi dung mới vào.học thuyết theo trường phái hình thức về Nhà nước pháp quyển
“Thứ nhất, Raz giải thích tại sao học thuyết về Nhà nước pháp quyền
cần phải theo trường phái hình thức chứ không phải là nội dung, qua đó ôngcũng chi ra sự khác biệt giữa mô hình hình thức và mô hình nội dung về
tước pháp quyền Ông nhất định cho rằng nguyên tắc Nha
“chi là một trong những điểm ưu việt mà một hệ thốngpháp lý có thể có và qua đó mà được đánh giá [như] dân chủ, công lý, công
bằng, bảo vệ quyển con người hay tôn trọng cá nhân hoặc nhân phẩm con
® Dicey, «rich dẫn 7, trang 196
2 Xem đá, trang 406, 409-410 Điểm nay được phan tích thêm bởi E C S Wade trong lời giới thiệu cho cuốn sách của Dicey như sau "Chính là quan điểm về tính độc lập của các thâm phán ở các toà án cấp cao là điểm nhắn cho khái niệm của Dicey về Nhà mước pháp quyền" Sdd trang \xxi Tuynhiên cũng có thể thấy rằng bản thân phân tích của của Dicey trong cuốn
sách đó về điểm này cũng không được chỉ tiét cho lắm
* Joseph Raz, The Authority of Law: Essays on Law and Morality,Clarendon Press - Oxford (1979), xem cụ thể chương 11 trong cuốn sách
này Chương này được xuất bin lần đầu tiên ở The Law Quarterly Review (1977), Số 93, trang 195.
Trang 22TÍNH ĐỌC LAP CUA TOA ÁN
người." Triết lý về Nhà nước pháp quyền cần phải được phân biệt với tiết
lý về các tiêu chuẩn khác của hệ thông pháp lý, có như thé thì việc áp dụng,
nó trong một hệ thông pháp lý mới phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả.
Theo Raz học thuyết về Nhà nước pháp quyên không nên bao gdm tat cả các
tiêu chuẩn vé một hệ thống pháp ly tốt như dé cập trên đây “Nếu nguyên lắc
Nha nước pháp quyền có nghĩa là sự thống trị của pháp luật tốt thi việc kiến
giải về ban chất của nó sẽ dong nehĩa với việc xây dựng cả một hệ théng triết
ly xã hội hoàn chỉnh Va như thé ban thân khái niệm của nó sẽ bị mắt đi cái
chức năng hữu dụng của nó,” ông phân tích “' Nói một cách khác, nếu học thuyết về Nhà nước pháp quyển ôm đồm cả triết lý về pháp luật vả qua đó
trở thành cả một triết lý xã hội, thì thông điệp quan trọng nhất của Nhà nước
pháp quyền - tức là dùng pháp luật để hạn che chinh quyền - sẽ bị lu mở và vithế ma bản thân nguyên tắc sẽ không phát huy được tác dụng bởi vi, khi đó
học thuyết về nó đã đã động tới quá nhiều vấn dé ma van dé nào cũng quan trọng không kém so với thông điệp của nguyên tắc Nhà nước pháp quyên
Có thể thấy rằng ý nghĩa mà Raz đem đến cho nội dung nay của
nguyên tắc Nhà nước pháp quyền thực ra lả được đúc rút tử tư tưởng truyền
thống của trường phái hình thức đã được Dicey dé xưởng, tức là chức năng,của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển là kiểm chế quyền lực của chính quyền.trong khuôn khổ một hệ thống do pháp luật quy định Theo học thuyết hìnhthức về Nha nước pháp quyền, chức năng đó có thể được thực hiện chi vớiđiều kiện là pháp luật được ban hành trên cơ sở tuân thủ một số điều kiện donthuần về hình thức Nếu những tiêu chuẩn nội dung cũng được gộp vào dé
làm cho pháp luật trở thành có “nội dung tốt” hoặc "nội dung công bang,” thi
chức năng cơ bản của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển sẽ bị lu mờ đi bởi vi
thông điệp quan trọng nhất của nỏ sẽ không được quan tâm đúng mức Rõ ràng là Raz không nói rằng pháp luật không liên quan tới công lý hay bắt công hay là không cẩn pháp luật “tét.” Ong chỉ khẳng định rằng nếu như cần quan tâm vào cải cẦn quan tâm thì những tranh luận hoặc lập luận về chuyện
luật tốt luật xắu không cần phải đưa vào học thuyết về Nha nước pháp quyền
Từ lập luận về chức năng cơ bản của nguyên tắc Nha nước pháp
quyển, tức là khả năng định hướng hành vi của các đối tượng tác động bao
ổm cả các cơ quan nhà nước và người dân, Raz phát triển tới phan thứ hai
của học thuyết của mình, cũng là nội dung thứ hai ông đóng góp vào học
5 Sdd., trang 196
© Sad trang 196
Trang 23thuyết chung về Nha nước pháp quyển, liên quan tới những yêu cầu về mặthình thức của Nhà nước pháp quyên Ông chỉ ra trong cuôn sách viện dẫn
trên đây là những yêu cầu đó thì có nhiều, nhưng trong số đó có tắm yêu cầu
co bản nhất.” Trên cơ sở tái khẳng định là pháp luật cần phải có khả năng.
định hướng hành vi, Raz chia các yêu cầu hình thức của nguyên tắc Nhà nướcpháp quyền thành hai nhóm
Nhóm thứ nhất bao gồm những tiêu chuẩn hình thức của một văn bản pháp luật Những tiêu chuẩn này có thể được gọi là những tiêu chuẩn nội tại
của pháp luật Có ba tiêu chuẩn thuộc loại này
() Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật phải hậu tố, dễ tiếp cận,
và rõ ràng Yêu cầu vẻ hậu tổ có nghĩa là một văn bản quy phạm pháp luậtđược áp dụng để điều chỉnh một hành vi chỉ khi nào hành vi đó xảy ra sau khi
văn bản đó đã được ban hành hoặc co hiệu lực, bởi vi người thực hiện hành
vi có quyển được biết trước hậu quả pháp lý nao có thể sẽ xảy đến với mình
nêu như thực hiện hành vi đó Yêu cầu nay được áp dụng một cách nghiêm
ngặt với loại pháp luật ma Raz gọi là "pháp luật chung, mở và 6n định,” ví dụHiển pháp, luật do nghị viện ban hành và các quy định của các cơ quan hành
pháp Tuy nhiên, có thể có các trường hợp ngoại lệ đối với yêu câu này nếunhư việc ban hành một quy phạm pháp luật loại này đã mặc nhiên được tiên
liệu trước, ví dụ các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trước đó
có dé cập việc chắc chắn sẽ ban hành quy định đó
Bên cạnh yêu cẩu về tính hậu tố, Raz còn cho rằng pháp luật phảiđược công bố công khai và rộng rãi Người dân phải được biết rằng cỏ thể
tiếp cận tới những nguồn pháp luật đó ở nơi nao, ví dụ như Công bảo hoặc những cơ sở dữ liệu luật trực tuyến Tương tự, pháp luật cũng phải rõ ràng để
người đân có thể biết được nghĩa vụ của minh và những hậu quả pháp ly
mình có thé sẽ phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ.** Trong lý thuyết về Nha
nước pháp quyền, các yêu cầu nay có nghĩa là công chúng phải được tiếp cận
tới các nguồn pháp luật điều chỉnh hành vi của các cơ quan công quyển; và
pháp luật đó cũng phải rõ ràng để công chủng có thể biết được cơ quan công,quyền có nghĩa vụ gì khi tiến hành một hành vi nào đó
Raz, trích dẫn 24, trang 202
% Raz, tích dẫn 24 trang 198
Trang 24TÍNH ĐỌC LAP CUA TOA ÁN 35
Co thé kháng định rang tính hậu tổ, rõ rang và trong sáng là những, yêu câu quan trọng nhất về mặt hình thức của pháp luật trong lý thuyết hinh
thức về Nhà nước pháp quyền Quay trở lại với tư tường ban dau về Nhànước pháp quyển của Aristotle dé cập ở phan trên thi có thé thay lý do chính,
nếu không phải là duy nhất, mã ông wa chuộng quan điểm chính quyền pháp chế hơn là chỉnh quyền nhân chế chính là bởi vi "pháp luật là cái lý không có
sự thiên vị." Và nêu như có một đặc điểm nào d6 của pháp luật làm cho nỗ có
được đặc tính này thì đó chính là tính hậu tổ, tính rõ ràng và tính trong sáng của nó Bởi vì đổi với một ca nhân, tinh hậu tổ của pháp luật đem lại khả
năng lựa chọn hành vi với những hậu quả pháp lý có thê được tiên liệu trước.
Điều đó không những là công bằng đối với ban thân người đó ma còn có tác dụng tốt trong việc hạn chế sự cửa quyền của các cơ quan nhà nước Theo
yêu cầu này thì cơ quan nhà nước không được trừng phạt một người nào đó
vi một hành vi nào đó khi mà chưa cho họ biết trước rằng việc thực hiện hành
vi đồ có thé đem lại hậu quả pháp lý như thé nao Thêm vào đó, tính rõ rang
và trong sáng của pháp luật bé sung một cách hữu hiệu cho tính hậu tỏ Một
văn bản quy pham pháp luật nao đó cho dù được ban hành trước khi hành vi
ma nó điều chỉnh được thực hiện nhưng cũng có thé vẫn mắt tác dụng vàkhông thé áp dụng nêu như người dan không thể tiếp cận nó hay các điềukhoản của nó quá không rõ ràng làm cho họ không thể được Đối với coquan nhà nước tuân thủ các yêu cẩu hình thức của nguyên tắc Nhà nướcpháp quyển có nghĩa là pháp luật phải được để cao trong việc điều chỉnh hoạt
động của các cơ quan nay Khi đó, vì nguời đán có thể tiếp cận pháp luật và
hiểu được chúng, hoặc có thể giám sát và phán xét các hoạt động cửa các co
quan nhà nước theo pháp luật
(2) Pháp luật cần phải ổn định tương đối Pháp luật bao gồm trước
tiên là các quy phạm được xây dựng trên cơ sở các môi quan hệ xã hội mà
chúng điều chỉnh Bởi vì xã hội luôn vận động, cho nên pháp luật cũng phảithay đổi theo cho phù hợp Tuy nhiên, nếu pháp luật thay đổi quá thườngxuyên, đặc biệt là khi sự thay đôi chi lệ thuộc vào ý chí của các cơ quan nhànước thay vì dya trên những thay đổi của thực tiễn khách quan, thì người dẫn
sẽ gặp khó khăn để tiếp cận va biết được pháp luật nào sẽ điều chỉnh hành vicủa minh cũng như của nha nước Vì thé, Raz kết luận
Chúng [pháp luật} không nên bị thay đổi quá thường xuyên.
Nếu như chúng thường xuyên bị thay đổi người dân sẽ thấy
khó khăn để tìm chúng vào những thời điểm bat kỳ và sẽ
thường xuyên trong tình trạng lo sợ rằng pháp luật đã thay đổi
kể từ lần cuối cùng họ tra cứu Nhung quan trọng hơn cả là
Trang 2526 TÔ VĂN HOÀ
người dân cần có pháp luật không chỉ để đưa ra những quyết
định ngăn hạn ( ) ma còn để lập kế hoạch dai hạn Tính ôn
định sẽ là rét cân thiết để người dân được dẫn đường bởi pháp.
luật trong việc đưa ra những quyết định có tắm nhìn dài hạn.”
'Yêu cầu này quan trọng với lý thuyết hình thức về Nhà nước pháp quyền
ở chỗ nó giảm thiểu những tác động của ý chí cửa quyền của con người đối vớipháp luật Bởi vì pháp luật có tinh én định tương đổi, nên không cần thiết phảithay đổi nó thường xuyên; vì thé pháp luật, vốn đã được dự liệu tính hậu tố, rõrang và trong sáng, sẽ chiểm ưu thé so với ý chỉ chủ quan của các cơ quan có.thẩm quyền Hơn nữa, tính ôn định của pháp luật cũng nâng cao thêm tính dễ tiếp.cận của pháp luật Nếu như pháp luật có tinh ổn định, nó sẽ được tiếp cận và tuân
thủ một cách dễ dang hơn bởi người dân và các cơ quan nhà nude
(3) Việc ban hành các văn bản pháp luật cá biệt phải tudn thủ các văn
ban quy phạm pháp luật áp dung chung, rõ ràng, 6n định và dé tiếp cán
‘Theo Raz, phạm trù pháp luật bao gồm cả những quy phạm én định, dễ tiếp cận
và áp dung chung như là Hiền pháp, luật, các quy phạm pháp luật hành chính
được ban hành theo thâm quyền (tức là khái niệm phổ biến về pháp luật) vàpháp luật cá biệt như là lệnh của cảnh sát, của tòa án, của cơ quan hành chính (van bản pháp luật cá biệt Đôi khi, văn bản cá biệt được ban hành theo từng
vụ việc có thé đi ngược lại với nguyên tắc Nha nước pháp quyền, mà đặc biệt làyêu cầu về tính hậu tố Vì thể, chúng phải được ban hành trên cơ sở phù hợp
với văn bản quy phạm pháp luật ở hai khia cạnh Ở khía cạnh hình thức, quytrình ban hành văn bản cá biệt phải được quy định cụ thé trong văn bản quy
phạm pháp luật Ở khía cạnh nội dung, văn bản cá biệt phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật về nội dung Raz cũng nói rõ rằng phải có
Hai loại quy phạm chung dé làm khung cho việc ban hành
văn bản cá biệt: loại quy định về những thẩm quyền cần thiết
để ban hành văn bản cá biệt và loại quy định trách nhiệm của.
người nắm thẩm quyền nhằm hướng dẫn họ thực hiện thẩmquyền được giao Cả hai loại đều có tim quan trọng như
nhau trong việc tạo ra một khung ổn định cho
các văn bản cá biệt °°
® Raz, trích dẫn 24, trang 214-215,
°° Raz, trich dẫn 24, trang 216
Trang 26TÍNH DOC LAP CUA TO
Có thé thấy rang trong tư tưởng của những người theo lý thuyết hình
thức vé Nha nước pháp quyền như Raz sợi day lý luận trong lý thuyết của họ
được xoay quanh y tưởng kiểm chế các cơ quan nhà nước Để làm điều này, trước tiên cân phai có pháp luật "thích hop.” tức là pháp luật được ban hành
trên cơ sở một số yêu câu về hình thức như tính hậu tổ dễ tiép cận, rõ rang va
én định, và việc ban hành các văn bản cá biệt phải tuân thủ pháp luật áp dụng, chung như đã đề cập trên đây Tuy nhiên, cho dit là pháp luật có thể “phir
hợp” đến may thì nó cũng không thé có khả nang tự thi hành Ý tướng trung
tâm của nguyên tắc Nha nước pháp quyển, tức là đưa các cơ quan nha nude vào sự kiểm chế pháp lý, chỉ có thể trở thành hiện thực khi có một cơ chế pháp lý hiệu quả Để xây dựng cơ chế đỏ Raz đề xuất thêm năm yêu cầu hình thức khác Năm yêu cầu này lập thành nhóm thử hai trong lý thuyết của.
Raz về Nha nước pháp quyển Như được phân tích dưới đây, năm yêu cầu
này không liên quan trực tiếp tới bản thân khái niệm pháp luật, mà chúng
nhăm để trả lời câu hỏi làm thế nào để làm cho pháp luật được áp dụng hiệu
quả như là nhân tố tối cao chỉ phối hoạt động của các cơ quan nhà nước.Ching được thiết kế để “bảo đảm rằng bộ máy thi hành pháp luật không tước
i khả năng định hướng hành vi của pháp luật bằng một cơ chế thi hành pháp
uật tôi và rằng bộ máy này phải có khả năng giảm sắt việc tuân thủ nguyên
tắc Nhà nước pháp quyền và có thé đưa ra những chế tài hiệu quà nếu phát
hiện vi phạm.” Có thé gọi năm yêu cẩu nay là những yêu cầu mang tính
công cụ để bảo đảm tinh thực thi của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền,
(1) Tinh độc lập của tòa án phải được đảm báo Cho dù công nhận
rằng đây là một trong số những nguyên tắc mẫu chốt của Nhà nước pháp quyền, nhưng Raz lại không giải thích nhiều về nó Tuy nhiên, có thể thấy rõ
ràng trong lập luận của ông thì chính tòa án, chứ không phải là cơ quan lập
pháp hay hanh pháp, là thiết chế đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảođảm cho sự tổn tại của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền ở một quốc gia
Theo ông, "bởi vi phán quyết của tòa án sẽ đưa ra lời giải cuối cùng về pháp
luật qua việc áp dụng nó vào các vụ án cụ thể, cho nên mọi người chỉ có thể được pháp luật định hướng hành xử một cach đúng đắn nếu như thẩm phan
áp dụng pháp luật một cách chính xác." Tòa án thì chỉ có khả năng đưa ra
các phản quyết đúng đắn về mặt pháp lý nêu như, bên cạnh những điều kiện
khác, nó không bị những luồng ảnh hưởng bên ngoài tác động, Raz kết luận.
Ong cũng đưa ra một số yêu tổ bảo đảm tỉnh độc lập của tòa án, như phương,
°) Raz, trich dẫn 24 trang 218.
® Raz, trích dẫn 24 trang 217
Trang 2728 TÔ VĂN HOA
thức bỏ nhiém, bảo đảm sự nghiệp, cách thức án định lương và các điều kiện
làm việc.” Trong một bài báo sau này, bai Khia cạnh chỉnh trị của Nhà nước
pháp quyền,`" Raz cũng phân tích thêm rang dé bảo đảm một tư cách độc lập
thực sự cho tòa án, tòa án phải được hỗ trợ boi một giới luật gia mạnh va độc lập, bởi vi một giới luật gia mạnh sẽ hỗ trợ dược cho tòa án trong việc bảo
đảm được tinh dong bộ giữa lý thuyết va thực tế áp dụng pháp luật, hơn nữa
“một giới luật gia yêu và dễ bị thao túng về chính trị cũng có khả năng làm
biển thái nguyên tắc Nha nước pháp quyền cing giống như một hệ thống tòa
án yếu và dé bị thao túng về mặt chính trị vậy."
(2) Các nguyễn tắc của công lý sự nhiên phải được áp dung Theo
Raz, những nguyên tắc này là, phiên tòa công khai và công bằng, và việc áp.dụng luật phải không được thiên vị."
(3) Tòa án phải có quyên xem xét việc áp dụng các nguyên tắc cơ bả
&hác Nguyên tắc nay nhắn mạnh vai trò của tòa an dé phục vụ nguyên tắc Nhànước pháp quyển Nhưng một lần nữa Raz không noi nhiều về nó Một mặt,
ông cho rằng quyên xem xét của tòa án bao gồm thẩm quyển xem xét giá trị
pháp lý của cả van bản luật và các quy định do cơ quan hành chính ban hành.
Mặt khác, ông cũng cho rằng đây chỉ là quyền hạn chế Nó chỉ có “chức năng.duy nhất là bảo đảm sự tuân thủ nguyên tắc Nhà nước pháp quyền."
(4) Yêu cầu mang tinh công cụ thứ tư trong học thuyết hình thức vềNha nước pháp quyền của Raz có mỗi quan hệ nhân quả với việc áp dụng yêu
cầu thứ nhất và thứ ba Yêu cầu thứ tư này nổi ring tòa án phải được người
dan tiếp cận một cách dễ dàng nếu muốn Những như trì hoãn xử quá dài, chỉ phí quá cao, v.v có thể làm cho giá trị của một đạo luật sáng suốt
nhất bị giảm xuống còn chẳng khác gì những câu văn vô nghĩa và vì thế sẽlàm cho những nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền trở thành vô vọng.""
(5) Yêu cầu mang tính công cụ cuối cùng liên quan tới các cơ quan
Raz, trich dẫn 24, trang 217.
TM Raz, trich dẫn 24, trang 217.
#
Trang 28TINH ĐỌC LẬP CUA TOA AN 29
ngăn ngửa tội phạm như cảnh sát, tòa án va các cơ quan cỏ quyên công tô.
"Những cơ quan này, theo Raz, không được phép bóp méo pháp luật.
Ngoài Joseph Raz, Robert Summer cung cắp một phiên bản khác của học thuyết theo trường phái hình thức về Nhà nước pháp quyền Trong bai
báo "Trật tự Pháp lý - Xã hội Lý tưởng ~ Khia cạnh “Nha nước pháp quyên”
của Nó" được xuất ban trong tạp chí Ratio Juris nam 1988," ông mô tả tam
mô hình Nhà nước pháp quyển Summer đánh dấu các mô hình từ A đến H.
Theo dé, mô hình chứa đựng số lượng it nhất các tiêu chuẩn hình thức vàkhông có tiêu chuẩn nội dung nào cả (đánh dau là mô hình A) được gọi là mô
hình *mỏng nhất” về Nhà nước pháp quyền; và ngược lại mô hình với nhiễu
yêu cầu hình thức và nội dung nhất (đánh dấu là mô hình H) được gọi là mô
hình “mạnh” hoặc "trật tự pháp lý-xã hội lý tưởng.” Những mô hình mỏng
nhất (mô hình A và B) chỉ bao gồm một số lượng hạn chế các yêu cầu hình.thức, ví dụ như các cơ quan chính quyền cai trị băng pháp luật (mô hình A),
hoặc có thêm một số yêu cầu hình thức khác liên quan trực tiếp tới pháp lui
ví dụ áp dung tiên lệ án, giá trị pháp lý và hình thức của pháp luật, pháp luật
phải được ban hành theo những thủ tục chặt chẽ (mô hình B)."”
‘Theo Summers, các mô hình “mạnh” của Nhà nước pháp quyền bao.gém không chỉ các tiêu chuẩn hình thức như thâm quyền pháp lý, tinh hợp ly,tính công bằng, va tinh dy đoán, ma còn những khía cạnh khác của mô hình
ly tưởng của chính trị ví dụ dân chủ và các yếu tổ bảo đâm một trật tự pháp lý
tốt về nội dung như một chính thé tự do, các quyển cá nhân, một hình thức tổ
chức kinh tế, v.v Các mô hình Nhà nước pháp quyển “day hơn” mà
‘Summers dé cập đã đưa thêm nhiều thứ vào học thuyết Nhà nước pháp
quyền Vì vậy mà chúng có thể làm nhạt đi giá trị lý tưởng của nguyên tắc
"Nhà nước pháp quyền theo trường phải hình thức bằng, đồng nhất nó với
một trật tự pháp lý ~ xã hội lý tưởng, như Raz đã từng cảnh báo.
Mặc dù vậy, theo Summers thì mô hình Nhà nước pháp quyển lý
tưởng là mô hình tương đối mỏng (mô hình C) Mô hình nảy hoàn toàn
không yêu cầu pháp luật phải có được những giá trị tốt về mặt nội dung.
Thậm chi nó cũng không đề cập tới điều kiện dân chủ Nó chỉ bao gồm một
số tiêu chí hình thức như sau
”* Robert S Summers, The Ideal Socio-Legal Order Its “rule of law”
Dimention, Ratio Juris, Vo.1, No.2, 2 July 1988, trang 154-161.
4Ó Sad, trang 154-161
Trang 2930 TÔ VĂN HOA
- Người có thẩm quyền phải được giao quyển hợp pháp:
- Công dân phải được cai trị chỉ bằng pháp luật (trong đó pháp luật có
thể bao gồm án lệ, luật thành văn hoặc những hình thức thể hiện khác);
- Pháp luật phải được tập hợp hóa thành những bộ quy phạm có giá trị
áp dụng chung, rõ ràng và trong sáng, được áp dụng cho cả người có chức vụ
và công dân, được công bó rồng rãi, có tính én định theo thời gian, có tínhthống nhất trong cùng một hệ thống, không được mau thuẫn với những quy
phạm khác, và có tính thực ti
~ Nhà lập pháp được quyển sửa đổi quy phạm pháp luật, nhưng bắt
buộc phải tuân thủ những quy định đã được ban hành trước đó về việc sửa đổi quy pham pháp luật đó;
~ Nguyên tắc tam quyền phân lập và nguyên tắc tòa án phải độc lập
phải được tuân thủ; và
~ Những nhà hành pháp và thầm phán không được thay đổi pháp luậtkhi áp dụng nó,*'
Bởi vi những yếu tổ hình thức của mô hình trên đây tương đồng với
những yếu tổ do Raz đề ra và đã được phân tích trên day, nên không cần thiết
phải lặp lại những phân tích đó 6 đây Tuy nhiên, cần thay rằng Summers cho rằng mô hình tương đối *möng” về Nhà nước pháp quyền là mô hình tốt nhất
bởi vì mô hình này có một số ưu việt Trước tiên, mô hình này mang tính quy
định Nói cách khác, nó đủ cụ thể để cho nhà nước cũng như người dân áp.
dụng Thứ hai, bởi vì m6 hình này cén phải được bổ sung những khía cạnh
nội dung trong khải niệm về "trật tự pháp lý ~ xã hội lý tưởng,” nên nó có tính trung lập hơn về chính trị so với những mô hình “day” bao gồm cả
những tiêu chuẩn về nội dung, Vi thé, nó sẽ có hiệu quả hơn trong việc để
cao ý nghĩa cơ bản của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, tức là chính quyền
bị kiềm chế bởi pháp luật Thứ ba, bởi vì cơ quan lập pháp của quốc gia được
phép thay đổi pháp luật, nên nó có thể xây dựng một mô hình Nhà nước pháp
quyển phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước mình Từ đó, mô hìnhtương đối “mỏng” về Nhà nước pháp quyền của Summers có thể đem đến
một nguyên tắc Nhà nước pháp quyển rit linh hoat.“?
1.3 Học thuyết theo trường pl dung về Nhà nước pháp quyền.Nhu đã dé cập trên đây, trong khi học thuyết hình thức về Nhà nước.pháp quyển tập trung vào các tiêu chuẩn hình thức của pháp luật, thì các tiêu
“Summer, trích đẫn 39, trang 158-159
" Sdd., trang 156, trang 159
Trang 30TÍNH ĐỌC LẬP CỦA TÒA ÁN 3
chuẩn nội dung lại là van đề chính mà học thuyết nội dung muốn nhắn mạnh
Sự khác biệt giữa hai học thuyết vẻ Nhả nước pháp quyền được phân tích rất
rõ qua sự so sánh của Ronald Dworkin về khái niệm "sách luật" (tức là học
thuyết hình thức) và khái niệm “quyển" (tức là học thuyết nội dung) vẻnguyên tắc Nhà nước pháp quyên
Nguyên tắc Nhà nước pháp quyển theo khái niệm “sách luật”, theoDworkin, cho rằng quyển lực nhà nước không bao giờ được thực thi theo
cách thức đi ngược lại với lợi ích của công dân Các trường hợp ngoại lệ chỉ
có thể được phép trên cơ sở tuân thủ các quy tắc đã được quy định một cách
rõ rang trong các sách luật mà tất cả mọi người déu có thể tiếp cận được.Dworkin viết “khái niệm sách luật [về Nhà nước pháp quyển] ở một khíacạnh nào đó có ý nghĩa rất hẹp bởi vì nó không quy định gì về nội dung của
các quy phạm được tập hợp trong sách luật.” Ông cũng nhận ra một thực tế
là những người cổ vũ cho học thuyết hình thức về Nhà nước pháp quyển
cũng có quan tâm tới nội dung của các quy phạm pháp luật nhưng ho cho đó
là van dé thuộc về nội dung của Khai niệm công lý và vì thé ma nó riêng
với hoc thuyết hình thức về Nhà nước pháp quyén.**
Còn phiên bản “quyền” về Nhà nước pháp quyển thì lại gộp nhiễu tiêu
chuẩn nội dung vào khái niệm pháp luật của nguyên tắc Nha nước pháp
quyền Ly giải của ông về các tiêu chuẩn nội dung này rat rỡ ràng
NÓ (tức là phiên bản “quyén” của nguyên tắc Nhà nước pháp.
quyên) cho rằng công dân có các quyền và nghĩa vu đạo đức.đối với nhau, và quyền chính trị đối với nhà nước Nó nhấnmạnh rằng những quyền về đạo đức và chính trị này phải được
công nhận trong pháp luật thực định, để qua đó chúng có thé
được bat buộc thực thi trên thực tế theo yêu cầu của các cánhân công dân thông qua các tòa án hay các thiết chế tư pháp
tương tự Không như phiên bản "sách luật”, nó (tức là phiên
‘ban “quyén” của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền) không táchrời nguyên tắc Nhà nước pháp quyền và công lý nội dung,
ngược lại nó đòi hỏi rằng các quy phạm pháp luật trong sách
luật phải phan ánh và bao đảm thực thi các quyển đạo đức.“
* Ronald Dworkin, A Matter of Principle, Harvard University Press (1985),
trang 11.
“" Dworkin, «rich dẫn 43, trang 12, 13.
“Sad Phần chữ nghiêng nhằm mục đích nhắn mạnh
Trang 3132 TÔ VĂN HOA
Những học giả khác của học thuyết nội dung về Nha nước pháp quyền
cũng có củng quan điểm về nội dung của nguyên tắc này giống như Dworkin.John Law, khi phân tích vé vai trò của toa án trong việc bảo vệ quyển con
người, cũng đã cỗ vũ cho khái niệm Nha nước pháp quyển dựa trên các quyền mang tính nội dung Mô hình lý tưởng về Nha nước pháp quyền theo
ông phải bao gồm cả các yếu tổ từ phiên bản hình thức, tức là pháp luật pha
chắc chăn, rõ rang va việc áp dụng phải công bằng; và các yếu tố từ phiên bản nội dung, chẳng hạn pháp luật phải phản ánh được quyển con người.”
Trevor Allan, một học giả khác của học thuyết nội dung về Nhà nước.
pháp quyển, cũng chia sẻ quan điểm với Raz, học giả của học thuyết hình
thức phân tích trên đây, rằng mục đích tối thượng của Nhà nước pháp quyền.
cỏ thể bị lu mờ nếu như các van đề về đạo đúc được đưa cả vào trong học thuyết Nhà nước pháp quyển Tuy nhiÊn ông cũng cho rằng học thuyết hình
thức của Nhà nước pháp quyền vẫn phải dựa trên một số nén tảng nào đó
mang tính nội dung, bởi vì cuối cùng thì học thuyết này cũng phải hướng tới
các giá trị đạo đức và tôn trọng cá nhân thông qua kiêm chế quyển lực.của nha nước bằng pháp luật Thêm vào đó, Allan cũng cho rằng khi xét xử
một vụ việc mà pháp luật thành văn chưa điều chỉnh, thi tòa án có thể bắt buộc phải dựa trên những nguyên tắc và giá trị dao đức nhất định Theo Allan
thì những nguyễn tắc và giá trị này chắc chắn là mang tính đạo đức Chúng,
liên quan chủ yếu tới công lý và công bằng, những yêu t6 mà học thuyết hình
thức vẻ Nhà nước pháp quyển không đả động gì tới Vi những lý do này,
Allan lập luận rằng học thuyết Nhà nước pháp quyền phải bao gồm cả những yếu tố nội dung, và điều này sẽ làm cho học thuyết vé Nhà nước pháp quyền
nói chung “là một chỉnh thé bao gồm những yêu cầu hình thức của học thuyết hình thức về Nhà nước pháp quyền va cả những yếu tố truyền thống của một
trật tự pháp lý — xã hội lý tưởng như là nhà nước phúc lợi, các mô hình kinh
tế thị trường, bao vệ quyền con người và dan chủ.”
Cũng chính vì sự bao gồm cà những nguyên tắc đạo đức này mà học thuyết nội dung về Nhà nước pháp quyền được dé cập tới như là một học thuyết “dầy” về Nhà nước pháp quyền, đối chọi với học thuyết “mỏng” của các học giả theo trường phái hình thức Đương nhiên, để đưa được những giá trị đạo đức này vào học thuyết, các học gid của học thuyết nội dung về Nhà
nước pháp quyển trước tiên phải xác định chúng Có học giả, ví dụ như John
“ Craig, trích dẫn 16
“Summers, trich dẫn 39, trang 135
Trang 32TINH DOC LẬP CUA TOA AN 33
Law," cho rằng chi cần đưa vào một giá tri thôi, đó là “tự do.” Có người
khác, như Dworkin, thi lại chỉ đề cập chung chung như “các quyển và trách
nhiệm dao đúc giữa các công dan và quyền chính trị của công dan đổi với nhà
nước," và để công việc xác định những quyển cụ thể tủy thuộc vào những hoàn
cảnh cụ thể *° Qua đây có thê thấy, nêu có cảng nhiêu các quyền và nguyên tắc
đạo đức được đưa vào các phiên bản nội dung của Nhà nước pháp quyên thì
phiên bản đó cảng trở nên “day hom,” hay nói cách khác là nội dung của
nguyên tắc đó cảng trở nên nhiễu hon Phiên ban day nhất của học thuyết nội
dung về Nhà nước pháp quyền có lẽ là phiên bản của Marsh, ông đã đưa vào
không chỉ nguyên tắc bảo vệ quyển con người ma cả những nguyên tắc liên quan tới nhà nước phúc lợi và các giá trị của kinh tế thị trường.""
Bởi vi mỗi quan tâm chính của nghiên cửu này là phân tích mối quan
hệ điều kiện giữa nguyên tắc Nhà nước pháp quyền va tính độc lập của tòa
án, nên việc đi sâu phân tích và đánh giá các phiên bản khác nhau của học
thuyết về Nha nước pháp quyền theo trường phái nội dung sẽ không được
chú trọng.
1.4 Mô hình kết hợp về Nhà nước pháp quyền
Tir những phân tích trên đây, có thể thấy rằng học thuyết hình thức và
học thuyết nội dung “day nhất" của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển nằm ở
hai thai cực đối lập nhau Những người đơn thuần theo trường phái hình thứckhông chấp nhận đạo đức như một phan của học thuyết Nhà nước phápquyền mặc dù họ không hề phản đối sự lý tưởng của pháp luật tốt Những,người “nội dung” nhất thì mặc dù hoàn toàn đồng ý với những tiêu chị
hình thức của Nhà nước pháp quyền, nhưng lại dứt khoát cho rằng những yêu cầu đạo đức phải la phần không thé thiếu của học thuyết về Nhà nud
quyển của nó Bên cạnh đó, cũng đã có những nễ lực hòa nhập hai
tưởng trái ngược nhau này thông qua một mô hình kết hợp vẻ nguyên tắc Nhànước pháp quyền Những người cỗ vũ cho mô hình này một mặt mặc nhiên
công nhận ít nhất là một số tiêu chuẩn hình thức do các học giả theo trường
phái hình thức đưa ra, nhưng mặt khác họ cũng mở rộng phạm vi nội dung
của nguyên tắc này để bao gồm cả một số yêu cầu về mặt nội dung
Một phiến ban cia mô hình kết hợp được phát triển bởi Jeffrey
* Craig, trích dẫn 16, trang 479
“© Dworkin, rrích dan 43, trang 11
* Summers, trích dẫn 39, trang 135.
Trang 3334 TÔ VĂN HOA
Jowell"" Trước tiên ông để xuất rằng một phẩn quan trọng của Nhá nước
pháp quyền liên quan tới thủ tục hay nói cách khác là hình thức chứ không
phải là nội dung Sau đó ông cũng dé xuât thêm là nguyễn tắc Nhà nước pháp
quyển cũng phải được nhìn nhận như một nguyên tắc cua đạo đức thiết chế
và vi thể nó phải sở hữu một số những khia cạnh nội dung." Tuy nhiên, rat
tiếc là Jowell không đưa ra những phân tích chỉ tiết hơn về cái mà ông gọi là
đạo đức thiết ché (institutional morality)
Raz, người đã dưa ra tâm tiêu chuẩn hình thức cho học thuyết hình
thức về Nhà nước pháp quyền như phân tích trên đây, có vẻ như cũng đồng ý
với mô hình kết hợp của nguyên tic Nha nước pháp quyền Trong một công trình nghiên cứu gân đây liên quan tới nguyên tác Nhà nước pháp quyền ởAnh,” ông chỉ ra rằng ý tưởng trung tâm của nguyên tắc nay là việc áp dung
pháp luật tuyệt đối nghiêm túc mà trong đó hệ thông tòa án đóng một vai trò trọng tâm Phiên bản này của Nhà nước pháp quyền của ông cũng yêu cẩu tòa
án phải ap dụng nghiém túc pháp luật do một cơ quan lập pháp dân chủ ban
hành Nhắn mạnh vào yếu tổ thục thi pháp luật một cách nghiêm túc, Raz đềxuất rằng "chức năng của nguyên tác Nhà nước pháp quyền là giúp cho các.lĩnh vực lập pháp riêng và những học thuyết phổ cập về hệ thống pháp lyđược hòa hợp với nhau."”* Sau đỏ ông tiếp tục luận điểm của mình với sựphân tích về bao gồm cả những quyền dân sự mang tính đạo đức vào phạm.trù đạo đức của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền: “để bảo dam việc hòa hợp
giữapháp luật thành văn của nghi viện và các công cụ pháp lý hiện hanh với
truyền thống pháp lý thể hiện trong học thuyết về Nhà nước pháp quyền,
nguyên tắc Nhà nước pháp quyền cẩn tôn trọng những quyển dân sự làm
thành xương sống của nền văn hóa pháp lý " RO ràng là trong khi vẫn
nhắn mạnh vào các đặc điểm hình thức như tỉnh ôi ú
giảm sát tu pháp, hệ thống tòa án độc lập, pháp luật do nghị viện ban hành
được công bổ rộng rãi và không có giá trị hồi tổ, Raz cũng đã có xu hướng,
nghiêng ít nhiều về quan điểm là một số giá trị đạo đức nhất định cũng cónhững vai trò nào đó trong học thuyết hình thức về Nhà nước pháp quyền
5) Xem Craig, trích dẫn 16, trang 485-487; Feffrey L Jowell, The rule of
law Today, in F L Jowell and D Oliver eds., The Changing Constitution,
Trang 34TINH DOC LẬP CUA TOA AN 35
Lon Fuller ià người đưa ra một phiên ban khác của mô hình kết hợp vẻ nguyên tác Nhà nước pháp quyền Trong cuỗn sách Khia cạnh Đạo đức cưa
Pháp tudt, ông đưa ra tám tiêu chuân cho việc lập pháp Đỏ là: (1) phải có
các quy định nói rõ rang những công cụ pháp lý mang tính tạm thoi không
phải là những công cụ được sử dung dé giải quyết các tranh chấp cụ thé; (2)các quy phạm pháp luật phải được công bổ hoặc ít nhất là những người liên
quan phải được tiếp cận tới chúng: (3) luật do cơ quan lập pháp ban hành
không được có gid trị hồi tố, trừ một sổ trường hợp có lý do chính đáng; (4)
các quy định của pháp luật phải có thé hiểu được; (5) các quy định của pháp
luật không được mâu thuẫn với nhau; (6) pháp luật không được bắt buộc chủ
thể phải làm những công việc vượt quá khả năng của ho; (7) các quy phạm
pháp luật không được thay đổi quá thường xuyên làm cho chủ thể không thể
định hướng được hành vi của mình; và (8) phải có sự thong nhất giữa quy định
trong văn ban và việc thực thi chúng trên thực tế." Các phân tích của Fuller sau
đó thé hiện rõ rằng tám tiêu chuẩn nay là những tiêu chuẩn đơn thuần mangtinh hình thức."”
Đối với Fuller, néu tuân thủ ding tám tiêu chuẩn này thì pháp luật sẽ
được ban hành một cách hợp pháp và đúng dan vẻ mặt thủ tục Tuy nhiênđiều đó có về như chưa đủ nếu muốn có một nguyên tác Nhà nước pháp
quyền hiệu quả, bởi vì để làm được điều đó cân phải thỏa man một yêu cầu
về nội dung nữa Fuller đưa tiêu chuẩn nội dung nay lên hàng đầu trong số
các tiêu chuẩn cả nội dung và hình thức nhằm bao đảm cho pháp luật được
thực thi Theo ông,
nguyên tắc Nhà nước pháp quyền tổn tại khi, thử nhất là
công lý và nhân phẩm của con người được tôn trong; thứ
hai, khi có những cơ quan có quyển ban hành pháp luật mà
các quy định của nó ban hành ra phải được thực thỉ ngay cả khi các quy định đó sai; thứ ba, khi các quy định được các.
cơ quan tu pháp bảo đảm thực thi một cách nghiêm túc; thứ
tử, khi có một hệ thống cơ quan tòa án độc lập sẵn sảng bảo.
vệ các bên bị xâm hai chống lại các hanh vi cửa quyền của
các cơ quan chức năng v.v.”"
SN:
9
st
on Fuller, The Morality of Law, Yale University Press (1964), trang39.
Xem Sdd., trang 70-79, esp trang 73.
Ton Fuller, Adjudication and the rule of law, $4 American Society of
International Law Procedure 1 (1960), trang 2.
Trang 3536 TÔ VĂN HOA
2 Tinh độc lập của tòa án và nguyên tắc Nhà nước pháp quyềnPhan tích vẻ các học thuyết và mô hình khác nhau của nguyên tắc Nhànước pháp quyền ở phan trên đây cho thấy rằng nội dung trọng tâm của
nguyên tắc này đều là việc kiêm chế quyển lực nhà nước bằng pháp luật Nếu
tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền từ khia cạnh áp dụng, tức là các yêu
câu liên quan đến việc áp dụng nó, có thé thấy rằng nguyên tắc này bao gồm.hai phân Phan thứ nhất liên quan tới khái niệm của luật “tot” về mặt hìnhthức hoặc nội dung Phản này bao gồm những yêu cẩu hoặc tiêu chuẩn vềmặt hình thức hoặc nội dung mà một hệ thống pháp lý phải tuân thủ để có thẻ
có được luật "tốt” Phần thứ hai liên quan tới việc làm thé nào dé bảo đảmrang luật "tốt” đó có khả năng kiểm chế chính quyền cũng như định hướng.hành xử của người dân Phần này được cấu thành bởi các kiện để bảo.dam rằng pháp luật "tốt" có thể được thực thi và hoạt động hiệu quả Haiphân này và các tiêu chuẩn hoặc yếu tố cấu thành của chúng có quan hệ qua.lại mật thiết voi nhau Có thé nói rằng phần thứ nhất bao gồm những điều
kiện cần của nguyên tắc Nhà nước pháp quyển, còn phần thứ hai cung cấp,
các điều kiện đủ để thiết lập và duy trì nguyên tắc đó trong một hệ thống
pháp lý nào đó.
Phần dưới đây sẽ cho thấy rằng, với cái gọi là “cấu trúc thống nhất”
này của các mô hình và hoc thuyết về Nhà nước pháp quyển, thì cho dù
nguyên tắc nay trên thực tế có thé hiện đưới hình thúc náo di chăng nữa thì
âu thành không thể thiếu Cần lưu ý trước khi đi vào những phân tích sâu hơn ở đây rằng khái niệm tính độc lập của tòa án được hiểu như là tư cách độc lập không bị ảnh
hưởng của các nhân tố tác động không tốt từ bên ngoài của hệ thống tòa án
'Những phân tích chi tiết hơn về khái niệm tính độc lập của tòa án được trình
bày tại Chương IV dưới đây.
* Tinh độc lập của tòa dn và nội dung trung tâm của nguyên tắc Nhà
nước pháp quyền
Nhu đã nói trên đây, nội dung trung tâm của nguyên tắc Nhà nướcpháp quyền là chính quyển hay nhà nước phải chịu sự kiểm chế của pháp.luật; và mỗi hành vi của chính quyền đều phải có cơ sở pháp lý Nhìn từ góc
độ khác của nội dung trung tâm này thì thấy rằng không chỉ là các cơ quan
nhà nước mà ngay cả bat cir cá nhân nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật
Pháp luật phải có vai trò tối cao trong việc điều chính các hoạt động trong xã
hội Thế nhưng một điều hiển nhiên là, cho dù pháp luật có được định nghĩ:như thé nào đi nữa thi đã có pháp luật tất yếu sẽ có vi phạm pháp luật Khi
Trang 36TINH ĐỘC LẬP CUA TOA AN 37
vai trở của mình trong việc điều tiết, quản lý xã hội
Thé nhưng, pháp luật thì cũng chi là mot "thực thé vô tri” do con người tạo.
ra Nó không có khả năng tự bảo vệ mình Cẩn phải có ai đó hoặc cơ quan
nao đó được giao thắm quyển dé bảo đảm sự thực thi của pháp luật Vẻ lý
thuyết, người đó hoặc cơ quan đó có thể đến từ một trong ba nhánh quyền lựcnhà nước: lập pháp, hành pháp, hoặc tư pháp Tuy nhiên trên thực tế thì
nhánh lập pháp không di tiêu chuẩn dé làm việc này, bởi vì nd được giao
quyền lập pháp Nếu như nó vừa ban hành luật lại vừa bảo dim thực thi luật
đó thì sẽ không công bằng Hơn nữa, một lý do không kém quan trọng là
nhánh lập pháp bao gồm các đại biểu đại diện và không có kỹ năng trong việc
thi hành pháp luật sẽ khó đảm đương cũng lúc cả công việc bảo đảm thực thi
pháp luật trong các hoạt động hàng ngày Nhánh hành pháp cũng không đủtiêu chuẩn, bởi vì nó được trao quyển hành pháp Trong quả trình thi hànhpháp luật thì nó thường có quyền ban hành các quy định ma rất có thé sẽ vi
phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn Hơn nữa trong quá trình thực hiện
chức năng hanh pháp của mình thì ban thân cơ quan hành pháp cũng có thể vi
phạm pháp luật nữa Vì thé ma cũng sẽ không bảo đảm được công bằng va
công ly nếu trách nhiệm bảo dam thực thi pháp luật lại được trao cho cơ quanhành pháp.
Lúc này thì rõ rang là chỉ có cơ quan tư pháp, không có quyển lập pháp cũng như ban hành các quy tắc xử sự chung, và cũng không có quyền
hành pháp, là cơ quan đủ tư cách để đảm bảo sự thực thi pháp luật Nói cách.
khác, hệ thông tòa án phải là người trọng tải cao nhất bảo đảm cho hiệu lực
thực thi của pháp luật trong thực tiễn
Tuy nhiên, khi chức năng này được trao cho cơ quan tư pháp thi hiệu
quả của việc thực hiện nó cũng phải đối diện với một số thách thức thực sự.
Do bản chất của nó nên hệ thông tòa án là nhánh quyển lực "yếu” nhất Về vấn đề này, Alexander Hamilton, một trong số những Cha đẻ của Hiến pháp.
Mỹ, đã có một nhận xét phù hợp với mọi hệ thống tòa án Ong cho rang
Nhánh Hành pháp không chỉ có chức năng nguyên thủ ma còn
có cả lưỡi kiếm (tức là lực lượng vũ trang) của quốc gia Nhánhpháp không chỉ cỏ uy quyền đối với ví tiền quốc gia (tức làngân sách), mà còn có quyển ban hành các quy định đểđiều chỉnh các quyển và nghĩa vụ của mọi công dân Ngược lại,Nhánh Tư pháp chẳng có ảnh hưởng gì đổi với vẫn dé kiếm
Trang 3738 TO VĂN HOA
quốc gia cả; không có khả năng anh hưởng trực tiếpđổi với vấn để sưc mạnh hay thịnh vương cua xã hội; và cũng.
không có quyền tự thực thi các quyết định của minh Có thé nói
một cách chính xác rằng nó không cỏ quyền liên quan tới SUC
MANH CƯỠNG CHE cũng như là THE CHE HÓA Ý CHÍ,
mà nó chỉ có một thứ là các phán quyét; thậm chi nó cũng phải
lệ thuộc vào sự trợ giúp của Nhánh Hành pháp để các phán
quyết của nó được thực hiện một cách hiệu quả
Rõ rang là Nhánh tư pháp là cơ quan yếu nhất trong số ba
"Nhánh quyền lục nhà nước; nó không bao giờ có khả năng gâyảnh hưởng tới một trong hai Nhánh quyển lực kia; và cần phải
có sự quan tâm tối da dé lam cho Nhanh tư pháp có khả năng,
tự bảo vệ mình trước các mỗi đe dọa `?
Một kết luận hiển nhiên từ những lập luận của Hamilton về “cái sự
ống tòa án trên đây là nhân tố cơ bản và không thể thiếu để làm
cho Nhánh Tư pháp có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của minh với tư cách là
người bảo đảm cuối cùng cho nguyên tắc Nha nước pháp quyền chính là sựđộc lập của nó đổi với những ảnh hưởng có hại từ Nhánh Hành pháp và Lap
pháp nói riêng và từ tit cả các nguồn bên ngoài khác nói chung Nếu như.không độc lập thì tòa an không thé nao thực thi được pháp luật; hoặc nếu như
họ có thực thi pháp luật đi chăng nữa thì nhiều khả năng nguyên tắc Nhànước pháp quyển sẽ bị xâm hại bởi vì khi đó tòa án khó có thể làm điều đómột cách cồng bằng và khách quan Vì thế một điều hiển nhiên là tinh độclập của tòa án chính là một điều kiện không thê thiểu để bảo đảm cho sự duy.trì nguyên tắc Nhà nước pháp quyên trong một hệ thống pháp lý Có thể kếtluận ngắn gọn về mỗi quan hệ giữa tính độc lập của tòa án và nghĩa trung tâmcủa nguyên tắc Nhà nước pháp quyển, bằng một nhận xét của vị giáo sưngười Ao Hans-Georg Heinrich, rằng “tính độc lập của tòa an cỏ địa vị như là.một điều kiện của Nhà nước pháp quyền: Không có cái thứ nhất thì cái thứhai sẽ không thể tổn tại được.”5”
°° Alexander Hamilton, The Federalist Paper No 78 — The Judges as Guardian of the
Constitution, trong cuén Benjamin Fletcher Wright (edited), The Federalist, Havard University Press, Cambridge, Massachusetts, 1961, trang 489-496, trang 489
Hans-Georg Heinrich, The Role of Judicial Independence forthe rule of law, tả liệu cho hội
thảo "Judicial Independence and Incompatibilies ofthe Office of udge-with Other Activites”
do Hội Đồng Châu Au phối hợp với Tod Án Tôi Cap Kyrgyastan tb chức tại Bishkek,
Kyrgyzstan, 2021 April I98 Có thé xem tên - mạng - ti
‘itp www venice co indoed/1998/CDI -]U(1998)044-e asp,
Trang 38TÍNH ĐỌC LẬP CUA TOA AN 39
* Tink doc lập của tòa án và nguyên tắc Nhà nước pháp quyền theo
trường phái hình thức
Trong số các yêu cầu của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền do các học
giả theo học thuyết hình thức đưa ra, điển hình là Raz, thì tinh độc lập của tòa
án là một trong số những điều kiện quan trọng nhất Sự tổn tại của một hệ
thống tòa án độc lập không chỉ tốt cho bản thân tòa án ma còn giúp bao đảm
việc thỏa mãn phin lớn, nếu không muốn nói la tất cả những điều kiện hìnhthức còn lại
Trước tiên, các tòa án độc lập đông một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm pháp luật không có hiệu lực hồi tố Pháp luật trong bồi cảnh
nảy có nghĩa bao gồm các quy tắc xử sự chung Nó bao gồm luật do cơ
quan lập pháp ban hành và các quy định đo cơ quan hành chính ban hành
Theo nguyên tắc vé tính hậu tổ của pháp luật, một điều khoản pháp luật
không được áp dụng cho các sự kiện xảy ra sau ngày nó có hiệu lực trừ trường hợp có những lý do chính đáng Tắt nhiên thỉnh thoảng cũng có
những điều khoản hoặc văn bản luật hồi tố Trong trường hợp đó, tòa án
sẽ phải được yêu cầu để đưa ra phán quyết cuối cùng Liên quan đến loại
tranh chấp này sẽ có ít nhất một bên đương sự là cơ quan nhà nước nơi đã
ban hành ra quy phạm hoặc van bản pháp luật hỏi tố Tat nhiên cơ quan nhà nước đó hoặc là thuộc về ngảnh lập pháp hoặc là ngành hành pháp.
Rõ ràng là một tư cách độc lập trong trường hợp này sẽ là sự bảo đảm tốt
nhất cho tòa án đang thụ lý vụ án để tòa án đó có thể ra một quyết định
công bằng và khách quan."
Thứ hai, nguyên tắc Nhà nước pháp quyền yêu cầu rằng pháp luật phải
rõ ràng để người dân có thể hiểu và tuân thủ theo nó được Rõ ràng là trên
thực tế không hiếm khi pháp luật, đặc biệt là các luật, quy định rat chung
chung hoặc không rõ nghĩa Trong trường hợp đó thông thường là tòa án lại
là cơ quan phải giải thích pháp luật Một tư cách độc lập lúc này lại là sự bảo
dam tối quan trong để tòa án làm điều đỏ bởi vì nó sẽ bảo đảm rằng tòa án có.
khả năng đưa ra những ý kiến khách quan về việc giải thích pháp luật Nếu tòa án không độc lập hoặc có thể bị chỉ phối bởi ngành lập pháp hoặc hành
pháp, sự giải thích pháp luật ma nó tiến hành có thé sẽ trở thành vô nghĩa bởi
* Mỗi quan hệ giữa tính độc lập và tính khách quan của toa án là một khía
cạnh lý thuyết quan trong trong các tranh luậm về tính độc lập của toa án Mỗi
‘quan hệ nay sẽ được khai thác kỹ ở Chương IV, Mục 5
Trang 3940 TÔ VAN HOA
vi lúc dé chẳng khác nào cơ quan lập pháp hay hảnh pháp đi giải thích pháp uật do chính minh ban hành.
Thứ ba, yêu cầu về tính thống nhất của nguyên tắc Nhà nước pháp
quyển chỉ rõ rang van bản áp dụng pháp luật phải tuân thủ các văn bản quy
phạm pháp luật Yêu cầu này được hiểu là trước tiên, văn bản áp dụng pháp
luật do ngành hành pháp và các cơ quan của nó ban hành phải tuân thủ pháp.
luật có hiệu lực áp dung chung Nếu vi phạm yêu cầu này có thể sẽ gây ratranh chấp và tòa án sẽ lại phải được dùng đến để phán xử xem văn bản ápdung pháp luật đó có vi phạm pháp luật hay không Nếu tỏa án không độc lập
thì sẽ không thể xét xử vn dé đó một cách khách quan và chính xác được
Thứ tte, nguyên tắc Nhà nước pháp quyền cũng cổ vũ cho các
nguyên tắc của công lý tự nhiên Một số nguyên tắc loại này được Raz đẻ
cập tới ví dụ như nguyên tắc xét xử công khai và công bằng, không thiên
vị và những nguyên tắc tương tự trong quá trình thực thi công ly Các hệ
thông pháp lý hiện đại công nhận một cách rộng rãi rằng chính hệ thông
tòa án là nơi được trao thảm quyền tối cao dé thực thi công lý; và tính độc
lập của tòa án chắc chắn là một trong số những đặc điểm quan trọng đểlàm cho hệ thống tòa án có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ này Nếukhông độc lập được trước những ảnh hưởng có hại từ những nhánh quyềnlực khác, tòa án sẽ mắt uy tín bởi vì nó sẽ không có khả năng bảo vệ được
người dân trong những vụ việc mà họ đi kiện các cơ quan nhà nước.
Tương tự, nếu không có sự độc lập trước những luồng ảnh hưởng có hại
bên ngoài, tòa án cũng sẽ không có khả năng thực hiện nhiệm vụ xét xử
của mình một cách khách quan và công bằng
* Tính độc lập của tòa án và các tiêu chuẩn nội dung của nguyên tắc
Nha nước pháp quyên theo trường phái nội dung
Nhu đã nói trên đây, một đặc điểm nỗi bật của học thuyết nội dung vẻ
‘Nha nước pháp quyền là trong khi những học giả theo học thuyết nội dungcông nhận các yêu cầu về mặt hình thức do học thuyết hình thức đưa ra thì họ
cũng thêm vào cho học thuyết của họ những tiêu chuẩn nội dung khác nhau
‘Qua việc công nhận các tiêu chuẩn hình thức thì họ cũng đã mặc nhiên công hận tính độc lập của tòa án như là một trong những yêu cầu của nguyên tắc
‘Nha nước pháp quyển Mặc dù vậy, vấn đề tính độc lập của tòa án đối với
học thuyết nội dung về Nha nước pháp quyển còn xứng đáng nhận được2.934, trích dẫn 6, trang 200,
Trang 40TÍNH ĐỌC LAP CUA TOA ÁN 4
nhiều sự quan tâm hơn như vay Bởi vi những học giả nội dung đưa vào học
thuyết cua mình những quyền nội dung khác nhau, nên trong thực tiễn thì
những quyên đỏ phải được quy định ở các đạo luật cao nhất mà cụ thể là
Hiền pháp Sau đó chúng cũng phải được phản ánh trong những vận bản quy
phạm pháp luật thấp hơn như là các luật của cơ quan lập pháp hay là các quy
định hành chinh Như vậy, để bảo vệ nguyên tắc Nha nước pháp quyền, tòa
ăn sẽ phải cân nhắc không chỉ những tiêu chuẩn hình thúc của Nhả nước
pháp quyển ma ca những giả trị nội dung đã được quy định trong những vănbản quy phạm pháp luật nữa Và chắc chăn rằng tòa án cũng sẽ được yêu cầuxét xử các tranh chấp liên quan tới những van dé nội dung, tức là những vấn
để luôn luôn phức tạp, gây nhiễu tranh cãi và thường xuyên gặp phải những,
phan ứng mạnh từ phia cơ quan lập pháp và hành pháp Một tư cách độc lập
trong trường hợp đó là một yếu tố cực kỳ quan trọng che công tác bảo vệ
pháp luật của ngành tư pháp.
Những phân tích trên đây cho thấy về mat ly thuyết, mỗi quan hệ giữa.tính độc lập của tòa án và nguyên tắc Nhà nước pháp quyển là một mỗi quan
hệ điều kiện Cho dù nguyên tắc Nhà nước pháp quyền có tổn tại dưới bất ky
linh thức nảo và theo bắt ky lý thuyết nào di nữa thì một tòa án độc lập luôn
luôn là yéu tố không thể thiếu để nguyên tắc đó có tính khả thi,
Những phan sau đây sẽ phân tích mối quan hệ giữa hai vấn dé này ở
Đức và Pháp.
3 Nguyên tắc Nhà nước pháp quyền ở Đức (echssaa) và tính
độc lập của tòa án
Những học thuyết phân tích trên đây chủ yếu phản ánh những tư
tưởng về Nhà nước pháp quyền được biết đến và áp dụng trong thực tiễn
chính quyền ở các nước trong khối pháp luật chung Anh-Mỹ Trên thực tế,phan lớn những học giả mà ý kiến của họ được phân tích trên đây đến từ hệthống pháp luật này Những tư tưởng của họ thường được áp dụng ở mô hìnhNhà nước pháp quyẻn ở Anh (chẳng hạn Dicey và Raz), hoặc Mỹ (ví dụ
‘Summers hay Fuller),
Khái niệm tương đồng với khái niệm nguyên tắc Nhà nước pháp
quyền theo nghĩa Anh - Mỹ, và đồng thời cũng là một trong những mô hình
‘Nha nước pháp quyền có ảnh hường nhiều nhất trong khối các nước thuộc hệ
thông luật dân sự là khái niệm Rechesstaat (Nhà nước pháp quyền) của Đức
Giống như khái niệm Anh - Mỹ về Nha nước pháp quyền, Rechtsstaat cũng,