Hơn nữa, việc nuôi con nuôi không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa người nuôi vàngười được nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, mà giữa họ còn bị ràng buộc bởinhiều chế định pháp luật khác nh
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HOÀN THIEN CHẾ ĐỊNH NUOI CON NUÔI
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS NGÔ THỊ HƯỜNG
HÀ NỘI - 2007
Trang 2MỤC LỤC
Mo dat
Tổng thuật các chuyên để
VỊ trí cia chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam
-Ha số quan niệm và hình thức nuôi con nuôi ở Việt Nam,+ ~
Chế dirh nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam trước khi a hanh
Luật Hôn nhân va gia đình năm 2000
Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp theo Luật Hôn nhân và gia
đình nan 2000
1 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi :—
Một số vấn đề về chấm dứt việc nuôi con nuôi
ene tục giả! quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp
luật Viet Nam
Nuôi con nuôi trong pháp luật quốc tế
Nuôi con nuôi theo pháp luật một số nước
Hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi ở Việt Nam
XThực trạng nuôi con nuôi va quản lý nhà nước về nuôi con nuôi trong
những răm qua ở Việt Nam
WGiải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi
(eto số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm
rang cao hiệu quả điều chỉnh của chế định nuôi
107
126138156
169
184
199
Trang 3CÁC CHUYÊN ĐỀ NGƯỜI THỰC HIỆN
VỊ trí của chế định nuôi con nuôi trong hệ T.S Ngô Thị Hườngthống pháp luật Việt Nam
Một số quan niệm và hình thức nuôi con nuôi ở TS Ngô Thị HườngViệt Nam
Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt ThS Bùi Thị MừngNam trước khi ban hành Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000
Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp theo ThS Bùi Thị Mừng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi ThS Nguyễn Thị LanMột số vấn đề về chấm dứt việc nuôi con nuôi Th§ Nguyễn Thi Lan
Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố ThS Nguyễn Phuong Lan
nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Nuôi con nuôi trong pháp luật quốc tế ThS Nguyễn Thị LanNuôi con nuôi theo pháp luật một số nước ThS Nguyễn Phương LanHợp tác quốc tế về nuôi con nuôi ở Việt Nam T.S Ngô Thị Hường
Thực trạng nuôi con nuôi va quản lý nhà nước T.S Ngô Thị Hường
về nuôi con nuôi trong những năm qua ở Việt
Trang 4PHAN MO ĐẦU
1 TINH CAP THIET CUA VIEC NGHIEN CUU DE TAI
Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý được ghi nhận ngay trong các đạo luật
cổ xuất phát từ thực tế đời sống xã hội và tồn tại cho đến ngày nay Trong mỗi thời
kỳ, nguyên nhân và mục đích của việc nuôi con nuôi có thể khác nhau nhưng nhìnchung quan hệ nuôi con nuôi diễn ra một cách thường xuyên và phổ biến trong xãhội Những năm gần đây, việc nuôi con nuôi có xu hướng ngày càng gia tăng vàkhông chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vượt ra khỏi biên giới
Việt Nam Theo Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 184/CP ngày
30-11-1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi
con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, thì tính đến
ngày 31-12-2000, cả nước đã giải quyết 10.407 trường hợp trẻ em Việt Nam làm
con nuôi người nước ngoài Thực trạng quản lý và giải quyết việc nuôi con nuôi
trong những năm qua đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Nhiều vấn đề phát sinh từthực tiễn cần giải quyết như việc một bên vợ hoặc chồng xin nhận nuôi con nuôi,trường hợp nhận con nuôi là người thân thích, trường hợp xác định tình trạng cô đơn
của người nhận con nuôi trên mười 1am tuổi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Hơn nữa, việc nuôi con nuôi không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa người nuôi vàngười được nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, mà giữa họ còn bị ràng buộc bởinhiều chế định pháp luật khác như bị cấm kết hôn, quan hệ giữa người con nuôi đốivới gia đình của cha mẹ nuôi, quan hệ giữa người con nuôi đối với gia đình cha mẹ
đẻ Qua thực tế xét xử trong những năm gần đây cho thấy những tranh chấp liên
quan đến việc nuôi con nuôi hết sức phức tạp Phổ biến và phức tạp nhất phải kể đến
việc xác định tính hợp pháp của việc nuôi con nuôi trong những vụ tranh chấp vềthừa kế mà người để lại thừa kế có “con nuôi” Ngoài ra, các yêu cầu về chấm dứtViệc nuôi con nuôi, yêu cầu về cấp dưỡng mà người con nuôi là người yêu cầu cha
mẹ đẻ cấp dưỡng hoặc người con nuôi là người phải cấp dưỡng khi cha mẹ đẻ của
họ yêu cầu Xuất phát từ thực tiễn đó việc nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên
sâu về chế định nuôi con nuôi là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn
Trang 5Là một nước đang phát triển, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong các vấn
đề xã hội, đặc biệt là việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Để bảo vệ tốt hơn
quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, ngày 25/3/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt dé án “Cham sóc trẻ em mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật năng, trẻ em là nạn nhâncủa chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn
2005-2010” Về tổ chức thực hiện, Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg cũng chi rõ Bộ
Tư pháp có trách nhiệm “nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân trong và ngoài nước nhận nuôi
con nuôi là tré em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ngăn ngừa các hành vi lợi dụngviệc nuôi con nuôi để trục lợi”
Về mặt pháp luật có thể thấy: Các quy định về nuôi con nuôi trong luậtHN&GD năm 2000, tuy có day đủ hơn so với Luật HN&GD năm 1986, nhưng chưa
‘phan ánh được bản chất khách quan và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi, nên các quy
định đó có phan chưa chặt chẽ, chưa thật sự có tính thuyết phục và khả thi Còn
nhiều khía cạnh của quan hệ nuôi con nuôi chưa được quy định cụ thể như mục đích
nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể, các điều kiện của việc nuôi connuôi quá sơ sài, căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi còn thiếu rõ ràng Huỷ việc
nuôi con nuôi chưa được quy định, mặc dù đây là một vấn đề rất nhạy cảm và dễ
xảy ra trong lĩnh vực nuôi con nuôi Một số quy định chưa tương thích với pháp luậtcủa các nước và quốc tế, đặc biệt là vấn đề hậu quả pháp lý của việc nuôi connuôi Mặt khác, pháp luật về nuôi con nuôi hiện hành quy định rải rác ở nhiều vănbản khác nhau, nên rất tản mạn, hiệu lực không cao, vì khó tiếp cận và áp dụng
trong thực tế Việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi càng có
ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn khi nước ta đang chuẩn bị gia nhập Công ước
La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài (Côngước La Hay).
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề nuôi con nuôi là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Dưới
góc độ khoa học pháp lý, vấn đề này cũng được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khácnhau, kể cả ở trong nước và nước ngoài Tại Việt Nam, những năm gần đây, nghiêncứu về pháp luật nuôi con nuôi khá nhiều, có số lượng tương đối phong phú Viện
Trang 6Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp trong chương trình hợp tác với UNICEF
đã biên soạn một chuyên đề Thông tin pháp lý về: “Chế định nuôi con nuôi trong
pháp luật Việt Nam và Quốc tế” (năm 1998) Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về
chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam, nêu thực trạng về nuôi con nuôi
tại một số địa phương và giới thiệu pháp luật về nuôi con nuôi của một số nước Tácgiả Nguyễn Công Khanh biên soạn cuốn "Hỏi đáp về pháp luật nuôi con nuôi" (năm
2004 - Nhà xuất bản Tư pháp) Luận án Thạc sỹ của Nguyễn Phương Lan với đề tài:
"Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam"
(năm 2000) Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí
chuyên ngành Tác gia Nguyễn Thị Thu Vân có bài: “Chế định nuôi con nuôi trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật (tháng 2năm 2001) Bài viết điểm qua về chế định nuôi con nuôi trong các văn bản pháp luậtđược ban hành trước Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và giới thiệu các quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về nuôi con nuôi Tác giả NguyễnPhương Lan có bài "Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật ViệtNam" (Tạp chí Luật học số 3 năm 2004), "Một số ý kiến về việc vợ chồng nhậnnuôi con nuôi” (Tạp chí Luật học số 2 năm 2005), bài "Cần hoàn thiện các quy định
về châm dứt nuôi con nuôi và hủy việc nuôi con nuôi" (Tạp chí Tòa án nhân dân số
24 năm 2005) và bài "Cơ sở của việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn"(Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 năm 2005) Các bài viết dé cập đến một số khía
cạnh của việc nuôi con nuôi Tác giả Ngô Thị Hường có bài: “Về chế định nuôi connuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” (Tạp chí Luật học số 3 năm2001) Bài viết phân tích và nêu một số khiếm khuyết, bất cập trong các quy định vềnuôi con nuôi của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo khoa học ở những cấp độ khác nhau, cũng
được tì chức Đặc biệt là khi thi hành các Nghị định của Chính phủ về nuôi con
nuôi cố yếu tố nước ngoài, Cục Con nuôi quốc tế — Bộ Tư pháp, đã tổ chức nhiềucuộc Hội thảo khoa học để đánh giá thực tiễn thực hiện và tìm hiểu những vướng
mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Để
đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước La Hay, năm 2005, Viện Khoa học pháp lý vàCục con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp) đã thực hiện dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộvới nh:n đề: “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu
Trang 7câu gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc té” Dé tài nghiên cứu chủ yếu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, có thể nói những nghiên cứu này hầunhư không tiếp cận đến thực tiễn thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước, mặc dù
theo Công ước La Hay, việc nuôi con nuôi trong nước phải là giải pháp cần được
các quốc gia quan tâm, chú trọng đầu tiên
Vấn đề nuôi con nuôi cũng được đề cập trong một phần của hai luận án tiến sĩ
luật học, là luận án với dé tài “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tốnước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” của tác giả Nguyễn
Hồng Bắc và luận án với dé tài “Co sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh
một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” của tác giả
Nguyễn Công Khanh Tuy nhiên, hai luận án trên chỉ tiếp cận ở góc độ giải quyếtxung đột pháp luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà không nhằm
giải quyết những vấn đề đặt ra trong pháp luật thực định về nuôi con nuôi của ViệtNam Tháng 3/2007, tác giả Nguyễn Phương Lan đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài
“Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” tại
Trường Đại học Luật Hà Nội Có thể nói, luận án này là công trình khoa học có tính
chuyên sâu, nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện pháp luật về nuôi con nuôi
hiện nay của nước ta Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận án đã đưa
ra một số giải pháp có tính chất tổng thể, toàn diện hoàn thiện pháp luật về nuôi connuôi Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án tiến sĩ luật học, một số khía cạnh xã
hội học của quan hệ nuôi con nuôi chưa có điều kiện để giải quyết, một số khíacạnh khác cần có thời gian nghiên cứu sâu thêm
Với tình hình nghiên cứu chung đó, việc nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiệnpháp luật về nuôi con nuôi là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Mục đích nghiên cứu đề tài: là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của chế
định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam; tìm ra những điểm bất cậptrong pháp luật hiện hành và trong quá trình thi hành, áp dụng các quy định về nuôicon nuôi; đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chế định nuôi con nuôi và đảm bảo hiệu
quả của việc thi hành, áp dụng chế định nuôi con nuôi trong thực tiễn
Trang 8- Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài: Để thực hiện được mục đích trên,
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất, phân tích để hiểu rõ bản chất pháp lý và tính nhân đạo của chế địnhnuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam; mục đích, ý nghĩa của chế định nuôi connUÔI
Thứ hai, nghiên cứu một cách tổng thể pháp luật nuôi con nuôi của nước tatrong quá trình lập pháp, đồng thời có sự so sánh đối chiếu với pháp luật các nước
và pháp luật quốc tế; phát hiện những bất cập, hạn chế, khiếm khuyết của các quy
định về nuôi con nuôi, từ đó có cơ sở hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi
Thứ ba, khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng chế định nuôi con nuôi, qua đó
phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng và thực hiện pháp luậtnuÔi con nuôi
Thứ tt, tiến hành một số khảo sát xã hội học nhằm tìm hiểu và đánh giá thực
trạng thực hiện và hiệu quả của việc nuôi con nuôi trong thực tế; tìm hiểu nhận thức
chung và mong muốn của người dân về việc nuôi con nuôi, trên cơ sở đó có thể xác
định hướng điều chỉnh của pháp luật cho phù hợp
Thứ năm, phân tích và chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn của các kiến nghị về
hoàn thiện chế định nuôi con nuôi
4 PHAM VI NGHIÊN CỨU CUA ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam trước vàsau Cách mạng Tháng Tám
- Nghiên cứu, tìm hiểu quan niệm, nhận thức chung của người Việt Nam vềvấn đề nuôi con nuôi
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi
- Phân tích vấn đề nuôi con nuôi được điều chỉnh trong các điều ước quốc tế
song phương giữa Việt Nam và các nước
- Nghiên cứu pháp luật một số nước về nuôi con nuôi
- Nghiên cứu chế định nuôi con nuôi trong pháp luật hiện hành của Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện việc nuôi con nuôi, áp dụng pháp luật nuôi
con nuôi, và giải quyết các vấn dé phát sinh trong quan hệ nuôi con nuôi
- Tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước về nuôi con nuôi
Trang 95 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin Trên cơ sở đó, dé tài
được nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể là phân tích, tổng hợp, so sánh, hệthống, kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, thống kê, điều
Trang 10TỔNG THUẬT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 VỊ TRÍ CỦA CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI TRONG HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trong gia đình Việt Nam, con cái chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống
của cha mẹ Bởi vậy, khi vợ chồng chung sống với nhau mà không sinh con thì họnhận con nuôi, trước hết là để có người nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, sau
nữa là để có người nương tựa khi đau ốm hoặc tuổi cao, sức yếu.
Khi được điều chỉnh bằng pháp luật, việc cho nhận con nuôi phải tuân theo các
quy định của pháp luật Các vấn đề như điều kiện để được nhận con nuôi, điều kiện
để được làm con nuôi, căn cứ chấm đứt quan hệ nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi do pháp luật quy định và các bên phải tuân thủ
Các bên trong quan hệ nuôi con nuôi không có quyền được thoả thuận với nhau về
các vấn đề đó Vì vậy, nuôi con nuôi là một chế định pháp lý trong hệ thống pháp
luật Việt Nam
Trong pháp luật phong kiến Việt nam, vấn đề nuôi con nuôi được quy địnhtrong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Hồng đức thiện chính thư và HoàngViệt luật lệ (luật Gia Long) Trong Quốc triều hình luật, vấn dé con nuôi được quyđịnh tại Điều 380 và Điều 381 Trong Hồng đức thiện chính thư, vấn đề nuôi connuôi được ghi tại các đoạn 110, 256, 257, 271 và 272 Pháp luật triều Lê quan tamđến việc xác định quyền lợi của người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi và gia
đình cha mẹ đẻ trên cơ sở lợi ích của gia đình Trong Hoàng việt luật lệ, vấn đề nuôi
con nuôi được quy định tại Mục 4 Quyển 6 về Hộ luật Các văn bản pháp luật này
đều ghi nhận hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi con nuôi lập tự và nuôi con nuôithong thường Con nuôi lập tự có mục đích khác với người con nuôi thường ở chỗ
người nhận nuôi muốn có con nuôi để nối dõi, thờ cúng tổ tiên, tránh sự tuyệt tự.Việc nuôi con nuôi đều dẫn đến hệ quả là phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa
người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi
Nuôi con nuôi vẫn được coi là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật
thời kỳ Pháp thuộc, được thể hiện qua các văn bản pháp luật thời kỳ này là Dân luậtbắc kỳ năm 1931 tại Thiên thứ VII, từ Điều 185 đến Điều 203; Hoàng Việt Trung
kỳ hộ luật năm 1936 tại Thiên thứ VII, từ Điều 183 đến Điều 203; trong Dân luật
Trang 11Gian yếu nam 1883 ở Nam kỳ, vấn đề nuôi con nuôi được quy định tại Tiết VIII.
Vấn đề nuôi con nuôi đã dựa trên một số nguyên tắc trong tục lệ để quy định thànhcác quy phạm pháp luật Chế định nuôi con nuôi trong các văn bản pháp luật thời kỳPháp thuộc đều công nhận hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi con nuôi lập tự (thừatự) và nuôi con nuôi thường
Sau Cách mạng Tháng Tám, vấn đề nuôi con nuôi đã dược quy định ngay trong
luật HN&GD dau tiên của nhà nước ta, và ngày càng trở thành một chế định pháp lýquan trọng trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của nước ta Chế định
nuôi con nuôi được quy định ngày càng day đủ hơn Sự phát triển của chế định nuôi
con nuôi thể hiện quan điểm của nhà nước ta trong việc bảo vệ và chăm sóc các
quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được nhận làm con nuôi Như vậy, có
thể nhận định rằng chế định nuôi con nuôi chiếm một vị tri quan trong trong hệthống pháp luật Việt Nam
2 MỘT SỐ QUAN NIỆM VÀ HÌNH THỨC NUÔI CON NUÔI Ở VIỆTNAM
Việc cho nhận con nuôi là hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ rất lâu trong xãhội Việt Nam, nhằm thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa người nhận con nuôi và
người được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con Tuy nhiên, việc nuôi
con nuôi có thể xuất phát từ những quan niệm rất khác nhau ở mỗi cá nhân Cácquan niệm khác nhau về nuôi con nuôi ở Việt Nam thể hiện qua hệ thống pháp luật
và tục lệ của Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay
Quan hệ nuôi con nuôi thời kỳ phong kiến bị ảnh hưởng lớn bởi phong tục, tậpquán Qua nghiên cứu các văn bản luật cổ (Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long)cũng như tục lệ (thông qua hệ thống án lệ của Uỷ ban cố vấn án lệ), có thể nhậndink rằng ở Việt Nam dưới thời phong kiến từng tồn tại hai quan niệm về nuôi con
nuô: mot là, nuôi con nuôi là để có người thờ phụng cha mẹ, ông bà tổ tiên (nuôi
con nuôi để lập tự) Hai la, nuôi con nuôi để lấy phúc hoặc để khuyếch trươngquyèn thế của gia đình
Nuôi con nuôi để lập tự thì mục đích chính là nhằm đảm bảo sự kế tục trongviệc thờ cúng tổ tiên Vì vậy, việc nuôi con nuôi xảy ra phổ biến là ở những gia đìnhkhông có con Với quan niệm đó, pháp luật thời Lê quy định chỉ những cặp vợchồng không có con hoặc không có con trai mới được nhận nuôi con nuôi lập tự
Trang 12Con nuôi trong trường hợp này là người từ ba tuổi trở lên, bảy tuổi trở xuống Connuôi phải là một người con trai trong họ, nhưng không được là con trai trưởng tronggia đình cha mẹ đẻ của họ.
Nuôi con nuôi để lấy phúc thường diễn ra ở những gia đình không có con hoặc
có sinh nhưng không nuôi được hoặc trong gia đình có sự chia ly, cách biệt Với
quan niệm này, con nuôi thường là những đứa trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi hoặc con củanhững gia đình nghèo đông con Con nuôi có thể là trai hoặc gái, có thể là ngườingoài họ Con nuôi của những gia đình này được đối đãi như con đẻ
Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế xuất phát từ quan niệm: thế lực xãhội và chính trị gắn liền với tầm cỡ và sự giàu có của một gia đình Trong trường
hợp này, con nuôi thường có hai loại Một là, nhận con của những gia đình khác cóđịa vị ngang hàng với người nhận nuôi, nhằm mở rộng mối quan hệ họ hàng,khuyếch trương thanh thế hoặc xin được làm con nuôi của những gia đình giàu có,
quyền lực để được hưởng các đặc quyền hoặc được cha mẹ nuôi che chở trong các
mối quan hệ xã hội, trong việc làm ăn buôn bán Hai là, người nuôi nhận con của
những gia đình nghèo khó, đông con, con của con nợ làm con nuôi, nhưng thực chất
là để lao động trừ nợ Vì vậy, thực chất những trường hợp này không phải là quan
hệ giữa cha mẹ và con, mà là quan hệ giữa ông bà chủ và người làm
Quan niệm về nuôi con nuôi dười thời Pháp thuộc nói chung không có gì khác
so với thời kỳ phong kiến Tuy nhiên, quan niệm về thực chất mối quan hệ tình cảm
giita cha mẹ nuôi và con nuôi đã có sự chuyển biến nhất định Quyền lợi của người
đứng nuôi và của người con nuôi đã được quan tâm hơn Trong trường hợp nuôi con
nuô: để lập tự thì con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi, có day đủ các
quyẻn lợi của con chính thức, con nuôi vĩnh viễn thuộc về gia đình cha mẹ nuôi
Nhung trong thực tế, người con nuôi lập tự vẫn không bị cắt đứt mọi quan hệ với gia
đình cha mẹ đẻ
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay quan niệm về nuôi con
nuôi đã có sự thay đổi đáng kể Điều đó xuất phát từ sự thay đổi quan niệm về gia
đình và vai trò của gia đình đối với cá nhân và xã hội Sự chuyển biến tích cực về
quyén bình dang nam nữ đã làm cho hình thức nuôi con nuôi lập tự không còn ý
nghia và dan mất đi Trong thời ky này, việc nuôi con nuôi chủ yếu là để xác lậpmối quan hệ cha, mẹ con giữa người nhận nuôi với người được nhận nuôi trên cơ sở
Trang 13tình cảm giữa các bên Tuy nhiên, những quan niệm truyền thống trong việc nuôiCon nuôi như nuôi con nuôi vì lòng thương người, để chia sẻ, bù đắp và gắn bó tình
cảm hoặc để có người nương tựa lúc tuổi già hoặc nuôi con nuôi để lấy phúc vẫn
còn tồn tại và chi phối đến việc nhận nuôi con nuôi
Các quan niệm khác nhau về nuôi con nuôi chi phối đến hình thức nuôi connuôi Thực tế đã chứng minh, việc nuôi con nuôi đã từng tồn tại dưới những hình
thức sau:
- Nuôi con nuôi danh nghĩa thường được xác lập do sự tự nguyện và thoả thuậncủa cha mẹ nuôi với con nuôi đã thành niên hoặc với cha mẹ đẻ của người con nuôichưa thành niên, trên cơ sở tình cảm và ước nguyện gắn bó giữa hai gia đình Nuôicon nuôi trên danh nghĩa chỉ có giá trị trong phạm vi hai gia đình (gia đình ngườinuôi và gia đình huyết thống của người con nuôi) mà không có giá trị về pháp lý ở
hình thức nuôi con nuôi này, con nuôi vẫn sống cùng cha mẹ đẻ và được cha mẹ đẻ
chăm sóc, nuôi dưỡng
- Nuôi con nuôi thực tế: là hình thức nuôi con nuôi trong đó, người nuôi và
người được nhận nuôi đã gắn bó với nhau, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ va con với nhau trên thực tế, các bên đều có đủ điều kiện để xác lập quan hệ
nuôi con nuôi về pháp lý, nhưng việc nuôi con nuôi đó chưa được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền Có thể nói, hình thức nuôi con nuôi thực tế xảy ra ở
tất cả các giai đoạn lịch sử Tuy nhiên, do nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôicon nuôi chỉ diễn ra trên thực tế mà không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nên không thể quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacác bên trong quan hệ này
- Nuôi con nuôi có đăng ký là hình thức nuôi con nuôi phù hợp với quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch Với xu hướng pháttriển của các điều kiện kinh tế, văn hoá, người nhận và người cho con nuôi ngàycàng nhận thức được sự cần thiết của việc công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc nhận nuôi con nuôi, nên hình thức này ngày càng được củng cố và
phát triển, bảo đảm tốt hơn quyền lợi của các bên.
3 CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRƯỚC KHI BAN HANH LUẬT HON NHÂN VA GIA BINH NAM 2000
Trang 14Chế định nuôi con nuôi được nghiên cứu qua hai giai đoạn cơ bản: trước Cách
mạng Tháng Tám và sau Cách mạng Tháng Tám đến nay
Trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám có hai giai đoạn:
- Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật phong kiến: Chế định nuôi con nuôi ở
nước ta được quy định trong pháp luật phong kiến Việt Nam đó là Bộ Luật Hồng
Đức và Bộ luật Gia Long và rải rác ở các văn bản khác như Hồng Đức thiện chínhthư Các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thời kỳ này phản ánh khá rõ
nguyên tac bảo vệ quyền của người gia trưởng cũng như phong tục tập quán coi
trọng việc nối dõi tông đường Pháp luật nuôi con nuôi thời kỳ phong kiến quy đã
định về mục đích nuôi con nuôi, diéu kiện nuôi con nuôi, hậu quả pháp lý của việc
nuôi con nuôi Tuy nhiên nội dung của các quy định này chưa thật rõ ràng và cụ
thể Pháp luật phong kiến cho thấy có hai hình thức nuôi con nuôi với mục đích
khác nhau là nuôi con nuôi lập tự và nuôi con nuôi thông thường (nghĩa dưỡng) Vì
mục đích nhận nuôi khác nhau nên mỗi loại việc nuôi con nuôi có những điều kiện
khác nhau
Có thể thấy, các quy định nuôi con nuôi trong pháp luật phong kiến xuất phát
từ quyền lợi của người nuôi và gia đình người nuôi Các quy định về nuôi con nuôi
mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, để cao quyền của người gia trưởng,song nhìn chung thể hiện được những sắc thái riêng trong cuộc sống của người Việt
Nam Đó là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân ái, độ lượng của con người
- Chế định nuôi con nuôi thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ này, vấn dé nuôi con
nuôi được quy định trong ba bộ luật là: Bộ Dân luật Giản yếu Nam kỳ, Bộ dân luậtBắc kỳ, Bộ dân luật Trung kỳ Các quy định của pháp luật thời kỳ này về nuôi con
nuôi nhìn chung được quy định khá cụ thể, rõ ràng và có tính hệ thống hơn Nộidung điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi thời kỳ này bao gồm: các điều kiện của việcnuôi con nuôi; thủ tục xác lập quan hệ nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của các
bên và chấm dứt việc nuôi con nuôi Điều đáng chú ý là pháp luật thời kỳ này, bêncạnh việc thừa nhận hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi con nuôi lập tự và nuôi con
nuôi thông thường, đã quy định khá cụ thể các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi
Với con nuôi và mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ với người con đó trong mỗi hình thức
nuôi con nuôi lập tự hay nuôi con nuôi thông thường (Điều 190 đến Điều 200 Dân
Trang 15luật Bac Kỳ) Có thể thấy, nội dung các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi ở
thời kỳ này mang tính hệ thống cao Các quy định về nuôi con nuôi được quy định
một cách tập trung trong một thiên riêng, tạo thành chế định nuôi con nuôi Quyền
của người con nuôi đã được tôn trọng và bảo vệ hơn so với pháp luật phong kiến
Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, pháp luật nuôi con nuôi được nghiên cứu
qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám đến năm 1975 Giai đoạn này có sự phân
chia hai miền Nam- Bắc, do đó pháp luật ở hai miền chịu sự chỉ phối của hai chế độ
chính trị khác nhau Miền Bắc, trong giai đoạn này có luật HN&GD năm 1959.Luật đã điều chỉnh việc nuôi con nuôi tại Điều 24 nhưng rất cô đọng Các điều kiện
để xác lập mối quan hệ này chưa được quy định.
Thời kỳ này ở miền Nam có ba văn bản điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi, đólà: Luật Gia Đình ngày 02/01/1959 (dưới chế độ Ngô Đình Diệm); Sac Luật 15/64
ngày 23/07/1964 (dưới thời Nguyễn Khánh); Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 (dướithời Nguyễn Văn Thiệu) Nhìn chung, trong cả ba văn bản pháp luật này, vấn đề
nuôi con nuôi được quy định khá cụ thể Các quy định về mục đích, điều kiện cũng
như sự chấm dứt nghĩa dưỡng đều được đề cập tới
- Giai đoạn từ 1975 đến nay: Thời kỳ này, vấn đề nuôi con nuôi được quy địnhthành một chế định riêng trong Luật HN&GD năm 1986 và luật HN&GD năm2000
Tóm lại, trong tiến trình phát triển của Luật HN&GD Việt Nam, vấn đề nuôi
Con nuôi giữ một vị trí quan trọng Các quy định về nuôi con nuôi ngày càng được
phát triển và hoàn thiện, mang tính hệ thống hơn Việc hoàn thiện pháp luật về nuôi
con nuôi cần kế thừa và phát triển có chọn lọc các quy phạm pháp luật hợp lý, tiến
bộ, có tính nhân văn trong các văn bản pháp luật của cha ông, đồng thời đảm bảophát huy được những phong tục tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộctrong lĩnh vực nuôi con nuôi
4 ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC NUÔI CON NUÔI HỢP PHÁP THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
Theo quy định của Luật HN&GD năm 2000, các điều kiện cần thiết để việc
nuôi con nuôi được công nhận về mặt pháp lý bao gồm: điều kiện về chủ thể (Điều
68, 69, 70 Luật HN&GD năm 2000); điều kiện về sự thể hiện ý chí trong việc cho
12
Trang 16và nhận nuôi con nuôi (Điều 7] Luật HN&GD năm 2000); và sự công nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (các Điều 72,73 Luật HN&GD năm 2000)
* Về chủ thể trong việc cho nhận con nuôi, pháp luật quy định điều kiện đối
với người nhận nuôi và người được nhận nuôi
- Đối với người nhận nuôi con nuôi, pháp luật yêu cầu phải có đủ các điều kiện
quy định tại Điều 69 Luật HN&GD năm 2000 Tuy nhiên, trong thực tế, với quy
định như trên còn có một số bất cập nhất định Ví dụ: dựa trên tiêu chí nào để đánh
giá về tư cách đạo đức của người nhận nuôi? Việc đánh giá về đạo đức của người
nhận nuôi nếu không chỉ ra được những tiêu chí cụ thể thì cách đánh giá lại rất khácnhau, tuỳ theo quan điểm của mỗi người Hơn nữa, khoản 5 Điều 69 đã quy địnhmột số hành vi về đạo đức, lối sống của người nhận nuôi có nguy cơ ảnh hưởngkhông tốt đến người con nuôi, do đó, không cần thiết quy định riêng về tư cách đạođức của người nhận nuôi Mặt khác, cần có quy định cụ thể trong trường hợp vợchồng nhận nuôi con nuôi, không nhất thiết đòi hỏi cả hai vợ chồng phải đáp ứng
điều kiện về khoảng cách tuổi tối thiểu, mà chỉ cần một bên đáp ứng điều kiện đó.Đồng thời không nên cho người đang có vợ hoặc có chồng nhận nuôi con nuôi
riêng, trừ những trường hợp đặc biệt, như khi một bên mắc bệnh tâm thần, cònngười kia không muốn ly hôn nhưng muốn xin nhận nuôi con nuôi Pháp luật cần
có quy định cụ thể hơn về phạm vi mối quan hệ họ hàng có thể được phép xác lập
quan hệ nuôi con nuôi
- Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi: về nguyên tắc, người đượcnhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống Trong một số trường hợp,người được nhận làm con nuôi có thể trên 15 tuổi
* Điều kiện về sự thể hiện ý chí giữa các bên trong việc cho nhận con nuôi:
Việc cho nhận con nuôi phải có sự đồng ý của những người được quy định tại Điều
71 Luật HN&GD Tuy nhiên, sự đồng ý của người được nhận làm con nuôi từ đủ 9tuổi trở lên trong nhiều trường hợp chưa phản ánh được lợi ích của người con nuôi.Bên cạnh đó, nếu là con đã thành niên muốn làm con nuôi người khác thì theo quyđịnh của pháp luật không cần có ý kiến của cha mẹ Song quy định này có phần
không phù hợp với truyền thống đạo đức và phong tục tập quán Quy định này đã
phần nào không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của cha mẹ đẻ
Trang 17* Su công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một thủ tục bắt buộc
để việc nhận nuôi con nuôi có giá trị pháp lý Việc công nhận này được thực hiện
thông qua việc đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cơ sở Việc đăng ký nhận nuôi con
nuôi được thực hiện theo Nghị định 158/NĐ-CP Về vấn đề này còn tồn tại một số
vướng mắc sau:
- Nghị định 158/CP không quy định về việc niêm yết việc nhận nuôi con nuôi
trong trường hợp con nuôi có nguồn gốc không rõ ràng Đây là điều cần thiết, nhằmtạo điều kiện xác minh nguồn gốc của trẻ,
- Trong hồ sơ xin nuôi con nuôi phải có "Giấy thoả thuận về việc cho và nhận
con nuôi phải do chính cha, me để và người nhận con nuôi lập" Xét vé ban chất
của việc cho nhận con nuôi va căn cứ vào quy định tại Điều 71 Luật HN&GD thì
Giấy thoả thuận này phải đổi thành Giấy đồng ý cho nhận con nuôi mới phù hợp
5 HE QUA PHAP LÝ CUA VIỆC NUÔI CON NUÔI
Việc nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
và con nuôi Điều 74 Luật HN&GD đã qui định: “Giữa cha mẹ nuôi va con nuôi có
các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo qui định tại Luật này, kể từ thời điểm
đăng ký việc nhận con nuôi ” Tuy nhiên, về hậu quả pháp lý của việc nuôi con
nuôi còn tồn tại một số vướng mắc cần có hướng giải quyết thống nhất Cụ thể là:
- Về việc áp dụng biện pháp hạn chế quyền cha mẹ có áp dụng trong quan hệcha mẹ nuôi và con nuôi Theo Luật HN&GD năm 2000, hậu quả pháp lý của việc
nuôi con nuôi không qui định cụ thể, nên dẫn đến vấn đề là việc hạn chế quyền của
cha mẹ đối với con chưa thành niên có được áp dụng trong quan hệ nuôi con nuôihay không? Để bảo vệ quyền, lợi ích của con nuôi, nên quy định áp dụng việc hạn
chế quyền cha mẹ trong quan hệ đối với con nuôi, đặc biệt là khi người con nuôi
chưa thành niên đó hiện không có ai nuôi dưỡng, chăm sóc Bởi vì, khi bi hạn chế
quyền cha mẹ, thì cha mẹ nuôi vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng con nuôi chưa thành
niên Cha mẹ nuôi có thể sửa chữa lỗi lầm của mình và quan hệ nuôi con nuôi vẫn
còn tồn tại Nếu chấm dứt việc nuôi con nuôi thì quan hệ cha mẹ và con sẽ chấm
dứt hoàn toàn Mặt khác các hành vi là căn cứ để hạn chế quyền cha mẹ không hoàn
toàn giống với các hành vi là căn cứ làm chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, vì vậy
vẫn có thể áp dụng biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ nuôi đối với con nuôi Tuy
nhiên, để có cách hiểu thồng nhất, cần quy định cụ thể về vấn đề này.
Trang 18- Đối với việc nuôi con nuôi thực tế có thể gia hạn một khoảng thời gian nhất
định để họ hoàn tất thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi.
- Mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ với con nuôi
Vấn đề này pháp luật không có quy định rõ Căn cứ vào các quy định hiện hành, cóhai quan điểm Quan điểm thứ nhát cho rằng, khi đi làm con nuôi người khác thìngười con đó vẫn giữ nguyên các quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ
Quan điểm thứ hai cho rằng, về nguyên tắc khi đi làm con nuôi người khác thì
người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ, trừ một số
quyẻn mà pháp luật có qui định cụ thể Như vậy, có thể hiểu, nhận nuôi con nuôi làmột cách thức để đảm bảo những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻbằng cách chuyển giao trách nhiệm cha mẹ về mặt pháp lý từ cha mẹ đẻ sang cha
mẹ nuôi Có những những quan điểm khác nhau về hậu quả pháp lý của việc nuôicon nuôi là do pháp luật qui định không rõ ràng về các hình thức nuôi con nuôi Vì
vậy cần có hướng hoàn thiện về vấn đề này
- Mối quan hệ giữã người con nuôi với gia đình cha, mẹ nuôi: Quan hệ này
chưa được quy định rõ trong pháp luật, và có những điểm chưa thất phù hợp với
thực tế Ví dụ, quan hệ giữa người con nuôi với những người con nuôi khác và cáccon đẻ của cha mẹ nuôi không thuộc diện cấm kết hôn, vì họ không phải là anh, chị,
em nột của nhau nên vẫn có thể kết hôn với nhau Nhưng giữa cha mẹ đẻ của người
nhận nuôi với người con nuôi không có quyền và nghĩa vụ pháp lý của ông bà và
cháu đối với nhau, vậy họ có thể kết hôn với nhau không? và có được thừa kế tài sảncủa nhau không? Điều này phụ thuộc vào từng hình thức nuôi con nuôi cụ thể và
cần được quy định rõ
- Mối quan hệ giữa con nuôi với một bên vợ hoặc chồng của người nhận nuôi
cần được pháp luật quy định rõ đối với từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào tìnhtrạng hôn nhân của người nhận nuôi
6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI
Can cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 76 Luật HN&GD
Tuy nhiên quy định về các căn cứ này không rõ ràng nên còn có nhiều cách hiểukhác nhau Vi dụ: sự tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi ở khoản | Điều 76 có
nhất thiết là từ cả hai bên chủ thể (cả cha mẹ nuôi và con nuôi) hay chỉ cần từ mộtbên chủ thể (chỉ từ cha, mẹ nuôi hoặc từ phía con nuôi) Đối với căn cứ quy định tại
Trang 19khoản 2 Điều 76 cần lưu ý là chỉ trong trường hợp người con nuôi có hành vi viphạm đối với cha mẹ nuôi thì mới được coi là căn cứ để chấm dứt quan hệ nuôi con
nuôi Nếu hành vi xâm phạm đối với người khác thì không được coi là căn cứ chấmđứt quan hệ nuôi con nuôi Khi hành vi xâm phạm của người con chỉ đối với một
bên cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì có coi là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi với
cả người kia không? Đối với căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 76 có thể dẫn tới
cách hiểu là: hành vi của cha mẹ nuôi được coi là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con
nuôi khi hành vi đó được áp dụng với bất kể một người nào đó chứ không chỉ đối
với người con nuôi Điều này là không phù hợp với thực tế khách quan, và có lẽcũng không phù hợp với ý chí của nhà làm luật Khoản 5 Điều 69 chỉ có ý nghĩa khi
xét điều kiện của người nhận nuôi, nên không thể áp dụng một cách đương nhiên
khi giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi Vì vậy cần chỉnh sửa lại quy định này
theo hướng cụ thể, trực tiếp
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không có sự phân biệt giữa chấm dứt nuôicon nuôi với huỷ việc nuôi con nuôi, mặc dù đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau
Do đó chưa có cơ sở pháp lý cần thiết cho việc giải quyết các yêu cầu phát sinh từ
thực tiễn Vì vậy cần quy định cụ thể về huỷ việc nuôi con nuôi
7 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Về khái niệm có thể hiểu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con
nuôi có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc việc nuôi con nuôi được
xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài Tuy nhiên, trong việc nuôi connuôi, “yéu tố nước ngoài” có phạm vi rộng hon so với quy định tại điểm c khoản 14
Điều 8 Luật HN&GD năm 2000, bởi vì không đòi hỏi người nhận nuôi con nuôi và
người được nhận làm con nuôi phải cùng thường trú tại Việt Nam, mà chỉ cần trẻ
em là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
Về nguyên tắc giải quyết: pháp luật quy định hai nguyên tắc cơ bản trong việcnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nguyên tắc thứ nhất là việc cho trẻ em làm connuôi phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ
em Wguyên tắc thứ hai là “người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ
em Việt Nam làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi
16
Trang 20người xin nhận con nuôi thường trú càng là thành viên của điều tước quốc tế hai bên
hoặc điều ớc quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nui”
Tuy nhiên, người nước ngoài thường trú tại nước, mà nước đó và Việt Nam
chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiềubên về hợp tác nuôi con nuôi, có nguyện vọng muốn nhận trẻ em Việt Nam làm connuôi, cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong những trường
hợp sau: Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên; Có
vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; Có quan hệ họhàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi làanh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi; người nước tuy không
thuộc một trong các trường hợp trên, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mấtnăng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc cácbệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng hoặc gia đình làm con nuôicũng được xem xét giải quyết
Đối tượng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài: Theo
quy định tại khoản | Điều 36 Nghị định 68/CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1Nghị định 69/CP, thì “tre em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lam
tuổi trở xuống Trẻ em từ trên mười lam tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được
nhận làm con nuôi nếu là tré em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sv’ Nhữngtrẻ em này đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnhtrong cả nước hoặc trẻ đang sống tại gia đình hoặc đang được chữa bệnh tại nướcngoài hoặc trẻ em Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài và không có hộ khẩu thườngtrú 6 trong nước
Điều kiện đối với người xin nhận con nuôi: người nước ngoài xin nhận trẻ em
Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tạiĐiều 69 Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước nơi người
đó thường trú (khoản 1 Điều 37 Nghị định 68/CP) Tuy nhiên, theo Điều 105 LuậtHN&GbD thì pháp luật nước ngoài được áp dụng để xác định điều kiện của người
nhận nuôi là pháp luật của nước mà người nhận nuôi có quốc tịch Như vậy không
có sư thống nhất trong việc áp dụng pháp luật xác định các điều kiện của người
nhận nuôi Đây là điểm cần sửa đổi cho hoàn chỉnh, thống nhất Hiện nay, các Hiệp
Trang 21định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước quy định xác định điềukiện của người nhận nuôi con nuôi theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.Giải quyết đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luậtViệt Nam có bốn loại việc sau: đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; tại cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự
Việt Nam; ở khu vực biên giới và công nhận việc nuôi con nuôi đã được tiến hành ởnước ngoài Chuyên đề đã phân tích thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng ký việc cho
nhận con nuôi trong mỗi loại việc này theo quy định của pháp luật hiện hành, đánhgiá khái quát tình hình cho nhận con nuôi nước ngoài trong những năm gần đây,đồng thời phân tích một số điểm còn vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp
luật hiện hành và thực tiễn thực hiện việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần cóhướng giải quyết, hoàn thiện
8 NUÔI CON NUÔI TRONG PHÁP LUAT QUỐC TẾ
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi giữa công dân các
nước ngày càng phát triển, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước.Trong quá trình hợp tác và phát triển, thế giới đã có khá nhiều Điều ước quốc tế đa
phương nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi connuôi quốc tế Hiện nay, những văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi bao gồm:Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo
vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước(thông qua ngày 3.12.1986); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (thông
qua ngày 20.11.1989, có hiệu lực ngày 2.9.1990); Công ước La Hay số 33 về bảo vệtrẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài (thông qua ngày 29.5.1993, có
hiệu lực ngày 1.5.1995) Chuyên đề này phân tích những nội dung cơ bản về nuôicon nuôi đựơc điều chỉnh tại các văn bản pháp lý quốc tế đó trong sự so sánh, đốichiếu với pháp luật nuôi con nuôi hiện hành của Việt Nam
- Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quanđến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và
ngoài nước Tuyên bố này đã nêu rõ: Mục đích hàng đầu của việc nuôi con nuôi làđem lại cho những trẻ em không thể được cha mẹ đẻ chăm sóc có được một giađình bền lâu (Điều 13) Tuyên bố này cũng khẳng định việc cho trẻ em làm con
nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế để đảm bảo cho các em có một mái ấm gia
Trang 22đình khi không thể thu xếp cho các em được nhận nuôi trong gia đình hay được chăm
sóc phù hợp tại quốc gia gốc của các em (Điều 17)
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em: Đây là văn bản quốc tế đầu tiên qui địnhmột cách toàn diện nhất về các quyền của trẻ em Công ước đã quy định các nguyêntắc cơ bản mà các quốc gia thành viên phải thực hiện nhằm đảm bảo các quyền cơbản của trẻ em.Vấn đề nuôi con nuôi quốc tế được đề cập đến tại Điều 20 và Điều
21 của Công ước Đây là những cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế và là
cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế, cũng như điềuchỉnh quan hệ nuôi con nuôi ở các quốc gia thành viên
- Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi
nước ngoài Đây là Công ước liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi.Công ước đã đề cập đến khái niệm “nuôi con nuôi nước ngoài” (intercountryadoption) đó là việc nuôi con nuôi mà trẻ em không còn ở nước gốc của mình mà ranước ngoài làm con nuôi và cha mẹ nuôi có thể cùng hoặc khác quốc tịch với người
con nuôi Công ước đã quy định những nguyên tắc chung, phạm vi áp dụng củaCông ước; những yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thủ tục cho — nhậncon nuôi nước ngoài; vấn đề công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi; quy định
về các cơ quan trung ương có thẩm quyền và các tổ chức được uỷ quyền; trách
nhiệm của các quốc gia thành viên Công ước La Hay là điều ước quốc tế da
phương về nuôi con nuôi quốc tế Việc tham gia Công ước này tạo điều kiện thuậnlợi cho các quốc gia trong việc bảo vệ trẻ em và hợp tác giải quyết các vấn đề phátsinh trong linh vực con nuôi quốc tế
9 NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi, việc nghiên cứu pháp luậtcủa một số nước đại diện cho các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới, với tưcách là nước nhận và nước cho trẻ em làm con nuôi, có ý nghĩa thiết thực
- Pháp luật của một số nước theo truyền thống luật dân su (civil law) Phần nàynghiên cứu pháp luật của một số nước là Pháp, Bỉ, Thuy Sỹ, Đức Các nước này đều
là những nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, và đều đã tham gia Công ước
La Hay Pháp luật nuôi con nuôi của các nước này khá phát triển Các quy phạmpháp luật điều chỉnh khá day đủ, chặt ché và cụ thể các vấn đề có liên quan trong
Trang 23việc cho nhận, xác lập, thực hiện nuôi con nuôi Điều đáng chú ý là, các nước nàyđều quy định hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi con nuôi trọn vẹn (đầy đủ) và nuôicon nuôi đơn giản Trong mỗi hình thức đó, các bên chủ thể có những quyền và
nghĩa vụ khác nhau nhất định Các nước này đều là thành viên của Công ước LaHay, nên với tư cách là nước nhận con nuôi, các nước này đều quy định thủ tục
chuyển đổi việc nuôi con nuôi từ hình thức con nuôi đơn giản theo pháp luật củanước gốc sang hình thức con nuôi trọn vẹn theo pháp luật của nước nhận Mặt khác,
các nước đều quy định về cơ quan Trung ương có thẩm quyền về con nuôi theo quy
định của Công ước La Hay
- Pháp luật nuôi con nuôi của một số nước theo truyền thống luật án lệ
(common law): Điển hình của hệ thống pháp luật này là pháp luật của Mỹ và Anh
Trong những năm gần đây, pháp luật nuôi con nuôi của hai nước này khá phát triển
Mỹ là nước nhận nhiều trẻ em nước ngoài làm con nuôi nên vấn đề con nuôitrở thành mối quan tâm trong lĩnh vực lập pháp của Hoa Kỳ Là nhà nước liên bangnên hệ thống pháp luật của Mỹ tuỳ thuộc vào pháp luật của các bang khác nhau, đặcbiệt trong các quan hệ tư như quan hệ gia đình, đồng thời chịu sự chi phối chungcủa pháp luật Liên bang Đối với việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi cũng tương
tự Tại ky họp thứ 2 phiên hop thứ 106 ngày 24/1/2000, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông
qua Luật về nuôi con nuôi quốc tế của Hoa kỳ Luật này có những mục đích chính
như: nhằm mục đích thực hiện công ước La Hay 1993; bảo vệ trẻ em, ngăn chặn
việc lạm dụng quyền của trẻ em, đảm bảo việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất
của trẻ em; nâng cao khả năng của chính quyền liên bang trong việc hỗ trợ công
dân Hoa Kỳ nhận con nuôi là người nước ngoài hoặc công dân của các quốc giathành viên của Công ước có ý muốn nhận con nuôi từ Hoa Kỳ Đây là văn bản tạo
cơ sở pháp lý cần thiết để Hoa Kỳ phê chuẩn và thực hiện Công ước La Hay
Tại Anh, Luật trẻ em và nuôi con nuôi được phê chuẩn ngày 7/11/2002 và cóhiệu lực đầy đủ vào năm 2004 Đạo luật này đã quy định chung cả vấn đề nuôi con
nuôi trong nước va con nuôi quốc tế Đạo luật này gồm 3 phần, 9 chương với 150điều Luật này có một số nội dung cơ bản sau: Việc nuôi con nuôi phải vì lợi ích
của trẻ em Cho phép người chưa có gia đình, một cặp vợ chồng đã kết hôn hoặc cặp
vợ chồng chung sống không đăng ký được nhận nuôi con nuôi Vợ chống muốn
Trang 24nhận nuôi con nuôi thì phải có ý kiến của cả hai người Người nhận nuôi phải đủ 21
tuổi Cha dượng hay mẹ kế có thể nhận con riêng của vợ hoặc chồng mình làm connuôi với điều kiện đứa trẻ đó đã sống chung với họ ít nhất 6 tháng trước ngày nộp
đơn Hạn chế việc đưa trẻ em người nước ngoài vào Anh bất hợp pháp để làm con
nuôi Người đưa trẻ em vào Anh bất hợp pháp có thể bị truy tố, bị phạt tù hoặc phạttiền hoặc bị áp dụng cả hai biện pháp đó Quy định cụ thể và chặt chẽ cơ chế thực
hiện các hoạt động dịch vu trong linh vực nuôi con nuôi và cơ chế giám sát độc lập
của Chính phủ đối với các tổ chức làm dịch vụ trong lĩnh vực con nuôi
- Pháp luật nuôi con nuôi của một số nước ASEAN:
Tại Thái Lan, vấn đề nuôi con nuôi được điều chỉnh chủ yếu trong Bộ luật Dân
sự và Thương mại Thái Lan Vấn đề nuôi con nuôi được quy định tại quyển V về
gia đình, bao gồm các điều từ Điều 1598/19 đến 1598/37 và một số điều khác Bộluật đã quy định về độ tuổi tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi là 25 tuổi, giữacon nuôi và người nuôi phải cách nhau ít nhất là 15 tuổi (Điều 1598/19), sự đồng ý
của các bên có liên quan trong việc nhận nuôi con nuôi Việc nhận con nuôi chỉ có
giá tri khi đã được đăng ký theo quy định của pháp luật (Điều 1598/27) Bố mẹ đẻ
sẽ mất quyền bố mẹ kể từ khi đứa trẻ được nhận làm con nuôi (Điều 1598/28) Bộ
luật quy định về huỷ bỏ việc nuôi con nuôi khá cu thể, bao gồm thủ tục, điều kiện,hậu quả pháp lý (từ Điều 1598/31 đến Điều 1598/37) Bên cạnh đó, còn có một số
đạo luật khác điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi Theo pháp luật Thái Lan, Trung tâmcon nuôi là cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế
Tại Philippin, vấn đề con nuôi nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật cho con
nuôi nước ngoài - Đạo luật Cộng hoà số 8043, hay còn gọi là “Đạo luật về nhậnnuôi con nuôi của người nước ngoài năm 1995” và Quy chế về nhận nuôi con nuôi
của người nước ngoài hướng dẫn thi hành Đạo luật trên Sau gần mười năm thực
hiện, ngày 8/1/2004, Philippin đã ban hành Đạo luật sửa đổi, bổ sung Đạo luật số
8043 nhằm hoàn thiện tổng thể cơ chế giải quyết vấn dé nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài Philippines cũng đã ký kết các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi làTuyên bố 1986 của Liên hợp quốc, Công ước về quyền trẻ em (được phê chuẩnngày 26/7/1990) và Công ước La Hay 1993 (tháng 7/1996) Các văn bản này đã
điều chỉnh tương đối toàn diện các vấn đề về nuôi con nuôi Đặc biệt, pháp luật
Philippin khuyến khích việc nhận con nuôi trong nước Việc cho trẻ em làm con
Trang 25nuôi người nước ngoài chỉ được xem xét khi trẻ em không thể được nhận nuôi trong
nước, với mục dich vì lợi ích tốt nhất của trẻ em Pháp luật cũng quy định cu thể các
chi phí cần thiết trong giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
Các nước ASEAN giống Việt Nam là những nước cho trẻ em làm con nuôi
(nước gốc), vì vậy việc tìm hiểu pháp luật của các nước này là cần thiết để hoàn
thiện pháp luật nuôi con nuôi ở nước ta
10 HOP TÁC QUỐC TẾ VỀ NUỒI CON NUOI Ở VIỆT NAM
Xu thế hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước là một yêu cầu
khách quan Để thực hiện việc hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài, các nước
có thể tham gia vào Công ước La Hay - Công ước quốc tế đa phương về nuôi connuôi hoặc các quốc gia có thể ký kết các hiệp định hoặc thoả thuận song phương
nhằm điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi phát sinh giữa công dân của các nước ký
kết Xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài là điều không tránh khỏi Để giải quyết những xung đột pháp luật đó, để điềuchỉnh tốt quan hệ nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước, Việt Nam đã ký kết một
số hiệp định song phương về nuôi con nuôi với một số nước Bên cạnh đó, quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh qua các Hiệp đinh tươngtrợ tư pháp và pháp lý, Hiệp định lãnh sự giữa nước ta với các nước
- Hiệp định tương trợ tư pháp liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi: Hiệp địnhtương trợ tư pháp là một hình thức pháp lý ngày càng có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Các Hiệp định này đềuquy định việc xác định thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi Các Hiệp định
này quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi
giữa công dân của các nước ký kết là nguyên tắc luật quốc tịch của người nhậnnuôi Bên cạnh đó, một số Hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh quan hệ nuôi con
nuôi theo nguyên tắc luật quốc tịch của con nuôi
- Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi: Để góp phần tạo ra một cơ chế pháp lý
thông thoáng, lành mạnh, hợp tác và nhân đạo, nhà nước ta đã ký kết Hiệp định hợptác về nuôi con nuôi với một số nước Hiện nay đã có 13 Hiệp định hợp tác về nuôi
con nuôi đã được ký kết Nội dung cơ bản của Hiệp định này là:
+ Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em
+ Quy định về thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi giữa các nước
Trang 26+ Quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật và thẩm quyền quyết định việc cho
nhận con nuôi: việc cho nhận trẻ em làm con nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của nước ký kết mà trẻ em đó là công dân quyết định Quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước gốc cho nhận trẻ em làm con nuôi phù hợpvới quy định của pháp luật nước gốc và nội dung của các Hiệp định hợp tác về nuôi
con nuôi sẽ được công nhận tại nước nhận
+ Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: việc nuôi con nuôi theo các hiệp định
đều nhằm xác lập quan hệ pháp luật cha me và con giữa người nhận nuôi và ngườiđược nhận làm con nuôi Những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi phù hợp với
quy định của các hiệp định được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi hoàntất thủ tục nuôi con nuôi (nước nhận) Các Hiệp định này đều công nhận trẻ em ViệtNam sau khi được nhận làm con nuôi và có quốc tịch của nước nhận, tiếp tục mangquốc tịch của nước gốc phù hợp với pháp luật của nước gốc, và có quyền lựa chọnquốc tịch khi trẻ em đó đạt đến độ tuổi được quyền lựa chọn quốc tịch
+ Nghĩa vụ hợp tác: các nước ký kết cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết
để bảo vệ trẻ em; trao đổi thông tin; và phối hợp thực hiện hiệp định.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam trong
những năm qua đã mang lại hiệu quả cao Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đảmbảo tuân thủ pháp luật của cả hai nước: nước gốc và nước nhận Điều đó góp phầnđảm bảo tính nhân đạo, lành mạnh của việc cho nhận con nuôi, khắc phục hiện
tuong lợi dụng việc nuôi con nuôi vào những mục đích trục lợi
11 THỰC TRẠNG NUÔI CON NUÔI VA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CON NUÔI TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu thực trạng nuôi con nuôi và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này
nhằn tìm hiểu lý do của việc cho và nhận con nuôi, tình hình nuôi con nuôi trongnước và nước ngoài những năm qua và những vấn đề vướng mắc trong quản lý nhà
nước để có cơ sở hoàn thiện pháp luật phù hợp.
- Ly do của việc cho — nhận con nuôi:
Việc nhận con nuôi xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Có một số lý do chính
sau: do vợ chồng chung sống nhiều năm mà không có con hoặc vì không sinh đượccon rên nhiều cặp vợ chồng nhận con nuôi để “lấy khước”, để “làm phép” với hy
Trang 27vọng sẽ sinh được con Qua số liệu khảo sát cho thấy có đến 286/300 người được
hỏi (chiếm 95,3%) trả lời là người nhận nuôi con nuôi phổ biến là những cặp vợchồng chung sống nhiều năm mà không có con Lý do thứ hai là người độc thân
muốn nuôi con nuôi để có người nương tựa khi tuổi cao, sức yếu hoặc khi đau ốm,bệnh tật, có 105/300 người được hỏi (chiếm khoảng 35%) cho rằng người nhận nuôicon nuôi là người độc thân Thứ ba: Nhận con nuôi xuất phát từ lòng nhân ái, cóđến 167/300 người được hỏi (chiếm 55,7%) trả lời là nhận nuôi con nuôi vì thươngtrẻ mồ côi, bất hạnh Vì vậy, có 231/300 người được hỏi (chiếm 77%) trả lời họnhận thấy, người được nhận làm con nuôi chủ yếu là trẻ mồ côi
Việc cho con làm con nuôi thường xuất phát từ những lý do như: mong con cócuộc sống tốt hơn (chiếm 70%); do sinh con ngoài giá thú mà không có điều kiệnnuôi con; do hôn nhân đổ vỡ; hoặc cho con làm con nuôi của anh, chị, em khinhững người này có nhu cầu nhận con nuôi
Bên cạnh đó có những trường hợp cho và nhận con nuôi vì những lý do khác,không có mục đích xác lập quan hệ cha - con, mẹ - con trên thực tế mà chỉ để xác
lập quan hệ cha - con, mẹ - con về pháp lý nhằm thoả mãn mot lợi ích cu thể, nhất
thời của người con nuôi Chẳng hạn như nuôi con nuôi là để hợp pháp hoá thủ tục
xuất cảnh cho người con nuôi, nuôi con nuôi để người con nuôi được hưởng các
chính sách ưu đãi của nhà nước Vì mục đích đó nên phần lớn trong các trường
hợp này, việc nuôi con nuôi được thực hiện giữa những người có quan hệ họ hàngvới nhau Ví dụ: Cô, di, chú, bác nhận nuôi cháu, ông bà nhận cháu làm con nuôi
- Thực trạng nuôi con nuôi trong nước: vào đầu những năm 90 của Thế ky XX,khi người nước ngoài đến Việt Nam nhận con nuôi tăng đột biến thì số lượng đăng
ký nuôi con nuôi trong nước chiếm tỷ lệ thấp hơn số lượng đăng ký nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài, ví dụ: từ năm 1990 đến năm 1996, số trẻ làm con nuôi người
Việt Nam chiếm 48,03%, trong khi đó số trẻ làm con nuôi người nước ngoài chiếm
31,07% Từ năm 2001 đến nay, người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm connuôi chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ hơn va chỉ có công
dân của các nước đã ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam mới
được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nên số lượng đăng ký nuôi con nuôi nướcngoài giảm đi rất nhiều Vì vậy, tỷ lệ nuôi con nuôi trong nước cao hơn nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài
24
Trang 28- Quản lý nhà nước về nuôi con nuôi trong nước: Nghị định số 219/HĐBT ngày20/1 1/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chuyển giao công tác hộtịch từ Bộ công an sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý Từ đó đếnnay, Bộ Tư pháp đã thống nhất quản lý công tác hộ tịch trong đó có vấn đề nuôi con
nuôi Tuy có sự thay đổi về co quan quản lý nhưng việc nuôi con nuôi vẫn được
đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của
người được nhận làm con nuôi Thực tế quản lý nhà nước về nuôi con nuôi cho thấycòn tồn tại một số vướng mắc như: nhiều trường hợp không đăng ký nuôi con nuôi,
khi muốn đăng ký thì con nuôi đã trên 15 tuổi nên không thực hiện được; vấn dénuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng chưa được pháp luật quy định
rõ ràng, thống nhất; còn tồn tại một số trường hợp nhận nuôi con nuôi không đúng
mục đích, nhưng không có cơ sở cụ thể để từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi (nuôicon nuôi để nhập hộ khẩu, để hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước)
- Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Nhận định chung là trongnhững năm 90 của thế kỷ XX, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tăng lênnhanh chóng về số lượng Việc nuôi con nuôi thời kỳ này có diễn biến phức tạp,khó kiểm soát, có nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh Nghị định số 68/2002/ND -
CP có hiệu lực đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài,đảm bảo chặt chẽ, công khai, lành mạnh và mang tính nhân đạo Việc cho nhận con
nuôi nước ngoài được giải quyết theo cơ chế Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi nên
đã dần đi vào nề nếp Năm 2003 có 807 trẻ; năm 2004 có 550 trẻ; năm 2005 có
1160 trẻ và năm 2006 có khoảng 1500 trẻ được nhận làm con nuôi nước ngoài
- Quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Vấn đề này đã được
điều chỉnh qua các văn bản khác nhau ở mỗi thời kỳ Có thể thấy, việc quản lý nhanước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, có thể chia làm hai giai
đoạn: Giai đoạn trước khi có Nghị định số 68/2002/ND - CP và giai đoạn từ khi
Trang 2912 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NUÔI CON
* Tranh chấp về nhân thân là những tranh chấp gắn liền với các quyền và nghĩa
vụ về nhân than của các bên chủ thể có liên quan Đó là các dang tranh chấp sau:
Tranh chấp về quyền làm cha mẹ giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi: dạng tranhchấp này thường phát sinh khi quan hệ nhận nuôi con nuôi không được công nhận
về mặt pháp lý Người nhận nuôi nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi, nhưng không
có ý kiến của cha mẹ đẻ do không xác định được cha mẹ, sau đó cha mẹ đẻ tìm doi
lại con Dạng tranh chấp này còn do pháp luật không quy định rõ quyền và nghĩa vụ
giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đối với con nuôi, nên cả hai bên đều không thựchiện, thực hiện không đầy đủ hoặc cản trở nhau thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ đối
với con Vì vậy cần có quy định cụ thể để có cơ sở giải quyết các tranh chấp này
Về quan hệ nhân thân còn có thể phát sinh tranh chấp trong việc xác định dân
tộc của con nuôi Dạng tranh chấp này xảy ra khi người con nuôi xác định được cha
mẹ đẻ của mình sau khi đã làm con nuôi người khác Lúc đó dân tộc của người connuôi được xác định như thế nào?
Xác định quốc tịch của con nuôi cũng là một khả năng xảy ra tranh chấp Tuynhiên dạng tranh chấp này chỉ xảy ra trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài và được giải quyết bằng các quy phạm xung đột Vì vậy việc quy định cácquy phạm xung đột thống nhất điều chỉnh vấn đề này là cần thiết
Trong quan hệ nhân thân cũng có thể xảy ra tranh chấp về việc muốn hay
không muốn chấm dứt quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi
Người con nuôi và cha mẹ nuôi có thể có những mong muốn, tình cảm khác nhau
về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi Đây là một thực tế khách quan cần có sựgiải quyết thoả đáng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên
26
Trang 30* Tranh chấp về tài sản trong qun hệ nuôi con nuôi có thể có các dạng sau:Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng: Cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi tranh
chấp với nhau về nghĩa vụ (quyền) cấp dưỡng cho người con Điều này xảy ra là dopháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này Mặt khác, cha mẹ đẻ có yêu cầu
người con đã làm con nuôi người khác cấp dưỡng hoặc người con yêu cầu cha mẹ
đẻ cấp dưỡng
Tranh chấp trong quan hệ thừa kế: đây là loại tranh chấp thường xảy ra nhất
Đó là do mâu thuẫn trong việc xác định tính hợp pháp của quan hệ nuôi con nuôi.Mặt khác, do pháp luật quy định chưa day đủ, rõ ràng nên việc xác định con nuôi
được thừa kế tài sản như thế nào trong gia đình cha mẹ nuôi cũng không thống nhất
Tranh chấp về tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi khi chấm dứt việc nuôi connuôi hoặc khi cha mẹ nuôi ly hôn mà con nuôi có đóng góp vào tài sản của gia đìnhcũng là những tranh chấp thường hay xảy ra
Việc nhận dạng chính xác những tranh chấp trong quan hệ nuôi con nuôi làcần thiết để có cách giải quyết phù hợp, thoả đáng nhằm bảo vệ được lợi ích của các
bên, đồng thời phát hiện những thiếu sót của pháp luật, từ đó có cơ sở để sửa đổi,
hoàn thiện các quy phạm pháp luật nuôi con nuôi
13 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI
- Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi là yêu cầu khách quan Điều đó xuấtphát từ thực tế tình hình nhận nuôi con nuôi những năm gần đây Việc nuôi con
nuôi trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển với số lượng
lớn và có quy mô ngày càng rộng, với nhiều nước khác nhau Trong khi đó, phápluật nuôi con nuôi hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng,nhưng cũng còn những khía cạnh còn để trống, không có quy phạm điều chỉnh Cónhiều quy định chưa phù hợp và tương thích với pháp luật quốc tế và các nước, đặcbiệt là về các hình thức nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý Nước ta sắp gia nhập
công ước La Hay nên việc nghiên cứu để hoàn thiện chế định nuôi con nuôi là đòi
hỏi cấp thiết Việc hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi phải đáp ứng các yêu cầu của
thực tiễn nuôi con nuôi và phù hợp với bản chất của quan hệ nuôi con nuôi
Trang 31- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi: Việc hoàn thiệnpháp luật nuôi con nuôi cần được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ Cần xâydựng đầy đủ các quy phạm xung đột quy định việc lựa chọn pháp luật áp dụng, điều
chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Cụ thể cần hoàn thiện một số
quy định sau:
Thứ nhất, cần quy định cụ thể về mục đích nuôi con nuôi Mục đích nuôi connuôi là cơ sở pháp lý để quy định những khía cạnh khác có liên quan trong việc
nuôi Con nuôi
Thứ hai, can quy định rõ các hình thức nuôi con nuôi về mặt pháp lý Trênphương diện lý luận và thực tế cho thấy có hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi connuôi trọn vẹn (hay nuôi con nuôi đầy đủ) và nuôi con nuôi đơn giản Hai hình thứcnuôi con nuôi này có sự khác nhau nhất định về hậu quả pháp lý, đặc biệt là việcnuôi con nuôi trọn vẹn sẽ làm cắt đứt mọi liên hệ pháp lý giữa người con nuôi vớigia đình gốc huyết thống Theo pháp luật hiện hành thì ở nước ta chỉ có hình thứcnuôi con nuôi đơn giản Thực tiễn cho nhận con nuôi ở nước ta cho thấy, việc quyđịnh thêm hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn, đồng thời quy định rõ về mặt pháp lýhai hình thức nuôi con nuôi cùng hậu quả pháp lý của mỗi hình thức này là cầnthiết, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của trẻ em được nhận nuôi.
Thứ ba, cần hoàn thiện các quy định về điều kiện của việc nuôi con nuôi Cụ thể là các điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi, đối với người nhận nuôi, sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan, thời gian thử thách, việc nuôi con
nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng
Thứ tư, cần tạo điều kiện cho các trường hợp nuôi con nuôi thực tế trước đâyđược đăng ký để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên
Thứ năm, cần quy định rõ về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Mỗi hình
thức nuôi con nuôi sẽ có hệ quả pháp lý khác nhau Khi pháp luật quy định về hìnhthức nuôi con nuôi đầy đủ song song với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, thì cũng
cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và con nuôitrong mỗi hình thức đó
Thứ sáu, cần có sự sửa đổi, bổ sung các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
cho phù hợp với bản chất khách quan của quan hệ nuôi con nuôi, rõ ràng, dễ hiểu,
dễ áp dụng trong thực tiễn
28
Trang 32Thứ bảy, cần quy định về huỷ việc nuôi con nuôi, vì huỷ việc nuôi con nuôi
hoàn toàn khác với chấm dứt việc nuôi con nuôi về bản chất pháp lý, căn cứ, và hậu
qua pháp lý
Thứ tám, đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần xây dựng đầy
đủ các quy phạm xung đột tương ứng với các nội dung có liên quan Các quy phạm
xung đột này cần được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, thống nhất trong các văn
bản pháp luật Cần mở rộng đối tượng trẻ em được đưa vào các cơ sở nuôi dưỡng
của các tỉnh, đồng thời mở rộng phạm vi các cơ sở nuôi dưỡng được quyền giới
thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, tạo ra sự bình đẳng giữa các cơ sở nuôidưỡng Cần quy định một cách rõ ràng, minh bạch, công khai về các khoản chi phí,
các vấn đề tài chính cần thiết trong việc giải quyết cho nhận con nuôi nước ngoài.Thứ chín, cần xây dựng Luật nuôi con nuôi
- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vựcnuôi con nuôi Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
hoạt động của các cơ quan chức năng, các tổ chức có liên quan trong lĩnh vực nuôicon nuôi, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này
Trước hết, cần kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cơ quan Trung ương
về con nuôi quốc tế ở Việt Nam Cần quy định Cục con nuôi quốc tế là cơ quan duy
nhất có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ của người nước ngoài xin nhận
con nuôi và kiểm tra hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi, trên cơ sở đó cóquyền quyết định việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi,
tức là thực hiện thủ tục “ghép trẻ” Bên cạnh đó, Cục Con nuôi quốc tế còn thựchiện chức năng quản lý nhà nước, chức năng tác nghiệp trong linh vực nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 7, 8, 9 Công ước La Hay Vì vậy,cần tăng thẩm quyền và mở rộng biên chế cho Cục Con nuôi quốc tế.
Cần cho phép thành lập một số tổ chức nuôi con nuôi trong nước Các tổ chứcnày sẽ là đối tác của các tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt
Nam và thực hiện những nhiệm vụ nhất định do cơ quan trung ương có thẩm quyềngiao cho trong lĩnh vực nuôi con nuôi Hoạt động của các tổ chức con nuôi trongnước sẽ giải toa áp lực đối với các cơ quan nhà nước, đồng thời đáp ứng những đòi
hỏi về nhân lực, vật lực, trí lực cho các hoạt động liên quan trong lĩnh vực nuôi connuôi, qua đó phát huy được tác động tích cực của việc nuôi con nuôi Đó cũng là
Trang 33cách thức thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Bên cạnh đó cần xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về trẻ em có thể được cho làm connuôi và thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vựcnuÔI con nuôi
KẾT LUẬNViệc nghiên cứu một cách khá toàn diện, tổng thể các khía cạnh của quan hệnuôi con nuôi trong sự so sánh với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế, cho
thấy:
- Nuôi con nuôi có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và thiết thực trong cuộc sống của
con người Việc nhận nuôi con nuôi mang lại cho các bên chủ thể, cả người nhậnnuôi và con nuôi tình cảm cha mẹ và con, một gia đình thật sự bền vững, hạnh phúc
- Việc cho nhận con nuôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lý do và hoàn cảnh
khác nhau, phản ánh những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống và
hướng tới những mục đích khác nhau Vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật là yêucầu tất yếu nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên và sự ổn định của gia đình
- Nuôi con nuôi là một vấn đề được quan tâm điều chỉnh từ rất lâu trong pháp
luật nước ta và ngày càng trở thành một chế định pháp lý quan trọng Pháp luật nuôicon nuôi đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc và chưa đáp
ứng được các đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt khi việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ngày càng phát triển Do đó phải hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi
- Việc hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi phải thực hiện một cách đồng bộ,
toàn diện và thống nhất Phải xem xét các khía cạnh của quan hệ nuôi con nuôi một
cách tổng thể, trong mối liên hệ chặt chế với nhau để có cơ sở xây dựng các quy
phạm pháp luật phù hợp, có tính khả thi
30
Trang 34VỊ TRÍ CỦA CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI
TRONG HỆ THÔNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngô Thị Hường
1 VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ TRONG
PHÁP LUẬT
1.1 Vị trí của gia đình trong đời sống xã hội
Gia đình là một thể chế xã hội cơ bản Gia đình có vị trí quan trọng trong đời
sống của mỗi cá nhân và trong xã hội “Hạt nhân của xã hội là gia đình” (Hồ ChủTịch) Gia đình là nền tảng của xã hội Sự phát triển của xã hội phụ thuộc rất lớn
vào sự phát triển bền vững của gia đình Điều 16 Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người và Điều 23 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã khẳng định:Gia đình là đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội, cần phải được xã hội và nhà nướcbảo vệ
Đối với mỗi con người, gia đình càng đóng vai trò quan trọng “Mỗi con ngườingay từ lúc sinh ra đã bi đặt vào những quan hệ gia đình nhất định” [1 tr 21] Đờisống mỗi con người bắt đầu diễn ra trong phạm vi gia đình Gia đình là nơi conngười được sinh ra, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục Mỗi cá nhân được sống
và phát triển từ gia đình Văn hoá của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển từchính văn hoá gia đình Gia đình truyền thống ở Việt Nam là một đơn vị tiêu dùng,
tổ chức cuộc sống và sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình Hiện nay, giađình Việt Nam vẫn là một đơn vị kinh tế, đơn vị xã hội cơ sở và là một nhóm tâm lý
- tình cảm Gia đình Việt Nam là gia đình lấy con cái làm trung tâm Cha mẹ không
chỉ hết lòng nuôi dạy con khi chúng còn nhỏ, mà ngay khi con đã trưởng thành, lậpgia đình riêng cha me vẫn dành cho con sự quan tâm cả về vat chất lẫn tinh thần
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học gia đình đã khẳng định rằng “con cái
trong cuộc sống của cha mẹ chiếm vị trí lớn lao hơn là vị trí của cha mẹ trong cuộc
“TS, GVC Bo môn Luật hôn nhân và gia đình, Khoa pháp luật Dan sự, Trường Dai học Luật Hà Nội.
Trang 35sống cua con cái [2 tr 79] Có thể nói gia đình là điểm tựa cơ bản nhất của mỗi
người Việt Nam Trong gia đình, trẻ em được thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục Người cao tuổi, người đau yếu hoặc người tàn tật được phụng dưỡng và
đảm bảo cuộc sống Khi quỹ phúc lợi công cộng, quỹ bảo hiểm, cứu trợ của nhànước chưa đảm bảo được cuộc sống của những người có hoàn cảnh đặc biệt thì giađình là hệ thống an sinh tốt nhất cho mỗi cá nhân Các thành viên trong gia đình
gắn kết với nhau thường xuyên, lâu dài, suốt đời Đây chính là cơ sở chắc chắn để
duy trì và củng cố nền tảng gia đình
1.2 Vị trí của gia đình trong pháp luật
Pháp luật của tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh quan hệ gia đình ởViệt Nam, với vai trò là nền tảng của xã hội, gia đình thu hút sự quan tâm của nhiềungành khoa học, trong đó có Luật học Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã coi giađình là rường cột của xã hội Trong gia đình, các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháuthương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau với truyền thống và quan niệm “trẻ cậy
cha, già cậy con” Gia đình có vững mạnh thì nền tảng xã hội mới bền vững Do đó,những quy định về gia đình không chỉ liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân mà còn
có liên quan mật thiết đến lợi ích của quốc gia Trong các văn bản luật cổ đã cónhững quy định về sự thành lập và tổ chức gia đình Trải qua các biến cố của lịch
sử, gia đình vẫn là đối tượng quan tâm đặc biệt trong công tác lập pháp Việc thànhlap và tổ chức gia đình vẫn là vấn dé quan trọng cần phải được đặt dưới sự điềuchỉnh của pháp luật Gia đình được hình thành dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống
hoặc nuôi dưỡng Do đó, gia đình được hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả những
người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, gọi là
đại gia đình Bên cạnh đó, gia đình cũng được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ gồm có cha
mẹ và con, gọi là tiểu gia đình Trong đó, tiểu gia đình là sự bắt đâu cho sự pháttriển và tồn tại của đại gia đình Vì vậy, việc kết hôn của nam nữ được coi như sựkiện pháp lý hình thành nên tiểu gia đình được coi là một việc hết sức quan trọng
quyết định đến nền tảng của đại gia đình
Pháp luật của Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến hình thức tiểu gia đình, gồm
có vợ chồng và các con của họ Vì vậy, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật Gia đình
được hình thành do các sự kiện kết hôn, sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nuôi con nuôi
Trang 36Con cái là vấn đề đặc biệt quan trọng trong gia đình Việt Nam thời xưa cũng như
ngày nay Gia đình Việt Nam lấy con cái làm trung tâm Bởi vậy, khi vợ chồng
chung sống với nhau mà không sinh con thì họ nhận con nuôi, trước hết là để có
người nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, sau nữa là để có người nương tựa khi
đau ốm hoặc tuổi cao, sức yếu Để đảm bảo quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ
và con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi) tồn tại bền vững, làm cơ sở cho sự bềnvững của gia đình, pháp luật đã có những quy định về căn cứ phát sinh cũng như
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong các quan hệ đó Chính vì vậy, các vấn đề về
kết hôn; về xác định cha, mẹ, con; về nuôi con nuôi; về quyền và nghĩa vụ giữa vợ
và chồng, giữa cha mẹ và con luôn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của
nhà nước ta
2 VỊ TRÍ CỦA CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI TRONG HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Nuôi con nuôi là một chế định pháp luật
Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống của người Việt
từ cổ xưa Người ta nuôi con nuôi vì rất nhiều lý do khác nhau Vì không có con đẻ,
một người hay một cặp vợ chồng nuôi con nuôi là để có người nương tựa khi tuổicao, sức yếu và để kế tục việc thờ cúng khi họ qua đời Vì thiện tâm, một gia đình
nhận nuôi những đứa trẻ lang thang, trẻ là con mồ côi, con của những gia đình
nghèo hoặc con bị bỏ rơi Cũng vì thiện tâm, một gia đình có điều kiện kinh tế khágiả nhận trẻ em con nhà nghèo làm con nuôi và còn cho cha mẹ đẻ đứa trẻ mộtkhoản tiền Vì quyền lợi, một gia đình nuôi con nuôi là để lấy người làm mà không
phải trả công Hoặc vì quyền lợi mà nhiều khi những gia đình giàu có thường nhậnnuôi con của những con nợ của mình để làm việc trừ nợ Vì để khuyếch trươngthanh thế, một gia đình giàu có nhận con của những gia đình cùng tầng lớp với
mình làm con nuôi Vì tin vào những điều thần bí, một gia đình không có con hoặc
một gia đình tuy khá giả nhưng hay gặp tai hoạ nhận nuôi một đứa trẻ của gia đình
đông con với mong muốn đứa trẻ sẽ gánh bớt một phần tai hoạ và đem điều maymắn từ gia đình cha mẹ đẻ của nó đến với gia đình mình Vì muốn gắn bó tình cảm,
một người hoặc một gia đình đã nhận một người làm con nuôi Với một quốc giatrải qua bao thăng trầm, bao biến cố của lịch sử, nhiều người Việt Nam, nhiều gia
đình Việt Nam rơi vào hoàn cảnh có thể dẫn đến việc nhận con nuôi Như vậy, có
Trang 37thể thấy trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nuôi con nuôi xảy ra hết sức phổ biến
trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, ở mọi tầng lớp xã hội khác nhau và trênkhắp các vùng miền Kể từ khi nhà nước điều chỉnh xã hội bằng pháp luật, vấn dénuôi con nuôi đã được quy định trong các văn bản pháp luật Tuy có sự khác nhau
về quan điểm lập pháp, về mục đích của việc nuôi con nuôi nhưng nhìn chung cácvăn bản pháp luật của Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay đều quy định về
điều kiện phát sinh, căn cứ chấm dứt cũng như hệ quả pháp lý của việc nuôi connuôi Khi một cá nhân hoặc một cặp vợ chồng nhận con nuôi thì phải chịu sự điềuchỉnh của pháp luật, tức là phải tuân thủ các quy định về nuôi con nuôi Trong hầu
hết các văn bản pháp luật đều quy định việc nuôi con nuôi phải có sự thoả thuận
bằng văn bản của người nhận con nuôi và của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của
người được nhận làm con nuôi Nhưng sự thoả thuận của các bên chỉ dừng lại ở việcngười nhận con nuôi đồng ý nhận đứa trẻ đó làm con nuôi và cha mẹ đẻ hoặc ngườigiám hộ của đứa trẻ đồng ý cho đứa trẻ làm con nuôi của người này Các vấn đề như
điều kiện để được nhận con nuôi, điều kiện để được làm con nuôi, căn cứ chấm dứt
quan hệ nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi do phápluật quy định và các bên phải tuân thủ Các bên trong quan hệ nuôi con nuôi không
có quyền được thoả thuận với nhau về các vấn đề đó
Như vậy, có thể khẳng định rằng nuôi con nuôi là một tình trạng pháp lý màcác điều kiện và hệ quả của nó đã được pháp luật quy định rõ Khi các bên tham giavào quan hệ nuôi con nuôi phải chịu sự điều chính của pháp luật, có các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật mà không thể thoả thuận để thay đổi các
quyền và nghĩa vụ đó Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý trong hệ thống phápluật Việt Nam
2.2 Vị trí của chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam
Gia đình được hình thành do các sự kiện kết hôn, sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiệnnuôi con nuôi Gia đình Việt Nam lấy con cái làm trung tâm Con cái là vấn đề đặcbiệt quan trọng trong gia đình Việt Nam thời xưa cũng như ngày nay Bởi vậy, nam
nữ kết hôn, sinh dé con cái như một hệ quả tất yếu Người Việt Nam quan niệm con
cái là sợi dây giàng buộc vợ chồng với nhau và đó là lý do để họ duy trì gia đình.Nếu vợ chồng chung sống với nhau mà không sinh con thì họ nhận con nuôi, trước
hết là để có người nối doi tông đường, thờ phụng tổ tiên, sau nữa là để có người
Trang 38nương tựa khi đau ốm hoặc tuổi cao, sức yếu Trên cơ sở tư tưởng đó, qua các thời
kỳ khác nhau của lịch sử, pháp luật của nhà nước ta đều có những quy định về vấn
đề nuôi con nuôi
2.2.1 Chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật trước Cách mang
Tháng Tám
Vấn đề nuôi con nuôi đã được quy định trong các bộ luật dưới thời phong kiến
Trong Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức), Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) và
Hồng đức thiện chính thư đều có những điều luật quy định liên quan đến vấn dé
nuôi con nuôi Trong Quốc triều hình luật, vấn dé con nuôi được quy định tại Điều
380 và Điều 381 Điều 301 quy định về quyên lợi của người con nuôi trong gia đình
cha mẹ nuôi Điều 381 quy định về quyền lợi của con nuôi đối với gia đình cha mẹ
đẻ Theo đó, nếu một đứa trẻ được nhận làm con nuôi bằng một văn bản trong đó có
ghi nhận rằng sẽ được chia điển sản của cha mẹ nuôi thì khi cha mẹ nuôi chếtkhông có di chúc, người con nuôi sẽ được chia điền sản Nếu trong văn bản nuôicon nuôi không ghi là con nuôi sẽ được chia điền sản thì khi cha mẹ chết người con
nuôi không được chia điền san của cha mẹ nuôi nhưng lại được chia điền sản củacha mẹ đẻ Trong Hồng đức thiện chính thư, vấn dé nuôi con nuôi được ghi tại các
đoạn 110, 256, 257, 271 và 272 Trong Hồng đức thiện chính thư, vấn đề nuôi connuôi được quy định cụ thể về điều kiện để làm con nuôi và điều kiện để được nhận
con nuôi Trong Quốc triều hình luật, nhà làm luật chỉ quan tâm đến việc xác định
rõ quyền lợi của người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi và gia đình cha mẹ đẻ.Trong Hoàng việt luật lệ, vấn đề nuôi con nuôi được quy định tại Mục 4 Quyển 6 về
Hộ luật [3, tr 277 - tr 281] Hoàng việt luật lệ quy định nuôi con nuôi thường và
nuôi con nuôi để lập tự Đối với nuôi con nuôi thường thì không đặt ra những điềukiện quá khát khe về phía người được nhận nuôi Nhưng trong nuôi con nuôi để lập
tự thì phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt như: Con nuôi phải là người trong
họ để khỏi làm rối loạn việc phụng sự tổ tiên Qua các quy định trong Quốc triều
hình luật, Hồng đức thiện chính thư va Hoàng việt luật lệ cho thấy vấn đề nuôi connuôi là đối tượng quan tâm của nhà lập pháp Pháp luật thời kỳ này quan tâm và quy
định vấn dé nuôi con nuôi xuất phát từ mục đích của nuôi con nuôi là để lấy ngườithờ phụng tổ tiên, nối dõi tông đường Thậm chí, trong các bộ luật thời kỳ này
không có sự phân biệt giữa vấn đề nuôi con nuôi và vấn đề lập tự nên thực tế gần
Trang 39như có sự đồng nhất giữa hai vấn đề này Trong các văn bản luật cổ, con nuôi đều
được gọi chung là “dưỡng tử” Trong lập tự, người ta cũng nhận một đứa trẻ về nuôi
và xác lập một mối quan hệ cha mẹ và con trên danh nghĩa để sau này người cha mẹnuôi đó chết thì người con nuôi để lập tự sẽ thừa hưởng gia tài, kế tục việc thờ cúng
tổ tiên Người được nhận làm con nuôi phải là con trai trong cùng dòng họ, nhưng
không được là con trai trưởng trong gia đình cha mẹ đẻ Nuôi con nuôi để lập tự chỉ
được thực hiện đối với những cặp vợ chồng sống với nhau mười năm mà không cócon Trong các việc nuôi con nuôi khác, người nuôi có thể đã có con đẻ Ngườiđược nhận làm con nuôi có thể là trai hoặc gái Người con nuôi có thể không được
thừa kế tài sản nếu trong khế ước nuôi con nuôi không ghi rõ là con nuôi được thừa
kế Trên nguyên tắc, việc nuôi con nuôi dẫn đến hệ quả là phát sinh quan hệ giữacha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi giốngnhư quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ Con nuôi có quyền được cha mẹ nuôi chăm
sóc, nuôi dưỡng như con đẻ Ngược lại, con nuôi cũng có nghĩa vụ chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ nuôi
Nuôi con nuôi vẫn được coi là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật
thời kỳ Pháp thuộc Trong Dân luật bắc kỳ năm 1931 (sau đây gọi là Dân luật năm
1931) tại Thiên thứ VII, từ Điều 185 đến Điều 203 quy định về vấn dé con nuôi
Theo đó, vấn đề nuôi con nuôi được quy định tương đối đầy đủ và chỉ tiết Điều
kiện về phía người nhận con nuôi và điều kiện về phía người được nhận làm con
nuôi đã được quy định cụ thể Các vấn đề về hình thức của việc lập con nuôi, phânbiệt giữa con nuôi thường và con nuôi lập tự đã được quy định rõ trong Luật Vấn
đề về hệ quả của việc nuôi con nuôi, mối quan hệ giữa người con nuôi với gia đìnhcha mẹ nuôi và với gia đình cha mẹ đẻ đã được pháp luật quy định rõ Đồng thời,Dân luật năm 1931 cũng đã quy định các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mỗi bên trong quan hệ nuôi con nuôi, quy định các trường hợp chấm dứtviệc nuôi con nuôi Cùng với Dân luật năm 1931 ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ có Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật năm 1936 (sau đây gọi là Dân luật năm 1936) Có thể thấy,Dân luật năm 1936 là sự sao chép lại Dân luật năm 1931 nên các vấn đề về nuôi con
nuôi không có khác biệt so với Dân luật năm 1931 Tại Thiên thứ VII, từ Điều 183đến Điều 203 Dân luật năm 1936 quy định vấn đề con nuôi Trong Dân luật Giảnyếu nam 1883 ở Nam kỳ, vấn đề nuôi con nuôi được quy định tại Tiết VIII Các vấn
Trang 40đề về điều kiện của việc lập con nuôi, hệ quả của việc lập con nuôi, mối quan hệ
glữa người con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi và với gia đình cha mẹ đẻ cũng đượcDân luật Giản yếu quy định rõ Dân luật Giản yếu năm 1883 cũng quy định con
nuôi thường và con nuôi lập tự Như vậy, có thể nhận xét rằng vấn đề nuôi con nuôitrong Dân luật năm 1931, Dân luật năm 1936 và Dân luật Giản yếu năm 1883 đãdựa trên một số nguyên tắc trong tục lệ để quy định thành các quy phạm pháp luật
Chế định nuôi con nuôi trong các văn bản pháp luật thời kỳ Pháp thuộc đều côngnhận hai hình thức nuôi con nuôi là nuôi con nuôi lập tự (thừa tự) và nuôi con nuôi
thường Mục đích của việc nuôi con nuôi cũng đã được nhà làm luật thể hiện rõtrong nuôi con nuôi lập tự là để có người kế tục việc thờ cúng tổ tiên Từ đó cho
thấy, con cái giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì việc phụng sự tổ tiên, tiếp tục
truyền thống của gia đình Con cái có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống củangười Việt Nam
2.2.2 Chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luát Việt Nam từ Cách
mạng Tháng Tám đên nay
Kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, dựa trên quan điểm vềcon người và bảo vệ quyền con người nên đã có những quy định hết sức thoả đáng
về vấn đề nuôi con nuôi Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến
nay quy định về vấn đề nuôi con nuôi không chỉ đơn thuần vì tính lịch sử của mốiquan hệ này mà còn xuất phát từ tính nhân đạo, tính nhân văn trong các mối quan
hệ giữa con người với nhau Chế định nuôi con nuôi không chỉ được quy định trongcác văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình mà còn được quy định trong nhiều
ngành luật khác nhau
- Hiến pháp là cơ sở pháp lý đầu tiên và cao nhất cho các quy định của pháp
luật về nuôi con nuôi Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà (Hiến pháp năm 1946), đã công nhận và bảo vệ quyền dân sự và chính trị
của môi cá nhân, trong đó có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ em Tiếp
đó, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều khẳngđịnh mọi công dân Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng ngang nhau về mọi
mặt trong linh vực kinh tế, chính trị, dân sự Đặc biệt, Hiến pháp năm 1980 và Hiến
pháp năm 1992 ghi nhận vi trí quan trong của gia đình đối với mỗi cá nhân va xã
hội và đưa ra nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi Cha mẹ