Tình hình nghiên cứu Cho đến nay ở nước ta đã có một số công trình khoa học, nhiều bài viết đề cập và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGỌ DUY THỊ
TỘI VI PHAM QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40
LUẬN VĂN THAC SY LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Quang Phuong
THUVIEN |TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NCPHONG DOC
'
HA NOI - 2008
Trang 2LOI CAM ON
Em xin chân thành cam ơn TS Đặng Quang Phương - Phó Chánh án
thường trực Toà án nhân dân tối cao, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học,
chỉ bao em trong việc nghiên cứu để tai này Đồng thời, cho phép em bày tô
lòng biết ơn của mình tới các thay, cô giáo trong Khoa Sau dai học, Khoa Hình
sự - Trường Đại học Luật Hà Nội và các cô chú, anh chị công tac tại Toa án
nhân dân tối cao, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội cùng
toàn thể người than, bạn bè, đồng nghiép về sự động viên, giúp do trong quá
trình hoàn thành ban luận văn này
Luận văn được hoàn thành tai Khoa Sau dai học - Trường Đại họcLuật Hà Nội
Hà Nội, 5/2008
Người thực hiện
Ngo Duy Thi
Trang 3MỤC LỤC
MỞ DAU cococccsccscsccscsssssssucoseessssesssssestessssivsssesestesvessessussetsavesesstespeeseeesesstesees
Chương 1 Một số vấn đề chung về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam
1.1 Khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam CS SSS St vrvreeeres
1.2 Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ giai đoạn
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS
LỆ PIN, Lễ ho Se ae es a a Ce a a Lạ
1.2.1 Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
kinh), L1 ye? Ice’ a PirLL415Ai:lá5 Since oll RS:sen keen ee ern V7 Âu wl SESE A xe
1.2.2 Quy định của BLHS năm 1985 về tội vi phạm quy định về điều
Khiếm IpHưởïlB TEN GIÁO THÔN HƯỚNG ĐỘ xe, sac: 60566166sueirastdio XE velar hy sa»
Chương 2 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong BLHS năm 1999
2.1 Quy định của BLHS năm 1999 về dấu hiệu định tội đối với tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
2.1.1 Khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
Trang 4OUEN RIC EAC tet an
2.1.2.2 Hậu qua của hành vi khách quan và mối quan hệ nhân quả giữa
2.2 Quy định của BLHS năm 1999 về các tình tiết định khung hình phạt đối
với tỘi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 2.2.1 Quy định của BLHS năm 1999 về các tình tiết định khung tang
nặng đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
KG TP) (ee a ee
2.2.2 Quy định tai khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999
‹+ 2.3 Quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt đốt với tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ -.- 5+.2.3.1 Quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt chính đối với tội viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
2.3.2 Quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt bổ sung đối với tội vi
phạm quy dinh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Chương 3 Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ và hướng hoàn thiện quy định của
Bộ luật hình sự về tội phạm này
3.1 Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thi TM, UT Do osssesssevrgreepgs cnontglxcesgserdoclssoicdSoscesblsEfnoblOi2 soxsyemdisesrnmsngsilmoitt3.2 Hướng hoàn thiện quy định của BLHS về tội vi phạm quy định về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
3.2.1 Hoàn thiện quy định của BLHS về dau hiệu định tội đối với tội vi
Trang 5phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 46
3.2.2 Hoàn thiện quy định của BLHS về dấu hiệu định khung hình phạt đối
với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 493.2.3 Về quy định tại khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 - s8)3.2.4 Hoàn thiện quy định của BLHS về hình phạt đối với tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - ¿+ 2552 53
3:4 9.) 00080 55 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22222222222252EzExce 58
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn
và có ý nghĩa lịch sử Thành tựu đó đã tạo cho đất nước thế và lực mới, là tiền đề
quan trọng để nước ta tiến vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức của thời kỳ hội nhập sâu nền kinh tế thế giới.Ngoài những thách thức về kinh tế, về tình hình tham nhũng, lãng phí và những
diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới thì trật tự an toàn xã hội trongnước cũng là một thách thức không nhỏ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
hiện nay Trật tự an toàn giao thông, một bộ phận của trật tự xã hội nói chung,
những năm qua đã bị xâm phạm nghiêm trọng, đang là một trong những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm.
Những năm qua, cùng với các loại hình giao thông vận tải đường sắt, đườngthuỷ, đường hàng không, giao thông vận tải đường bộ đã góp phần to lớn vào sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Giao thông vận tải đường bộ đã góp phần đảm bảo lưu thông hàng hoá, giao lưu xã
hội, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài sản của
Nhà nước và nhân dân; góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộitrong phạm vi ca nước
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông nói
chung, trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng đang có chiều hướng diễnbiến phức tap Các vụ vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ không nhữngkhông giảm mà có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, quy mô và hau quả Tai
nạn giao thông đường bộ đã cướp đi sự sống của hàng vạn con người, để lại thươngtật cho nhiều vạn người, gây nên su phan nộ rất lớn trong xã hội Những vụ tai nạngiao thông đường bộ diễn ra hàng ngay, hàng giờ, gây thiệt hại lớn đến tài sản của
Trang 7Nhà nước và nhân dân Những vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng xảy ra
gần đây đang để lại trong dư luận sự lên án gay gắt và lâu đài, đang đánh lên hồi
chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội và mỗi chúng ta Tai nạn giao thông đường
bộ đang len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống của mỗi gia đình và của toần xã
hội, để lại hậu quả xã hội hết sức nặng nề
Mặc dù không phải là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm cao nhưng
những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lại diễn ra một cách
thường xuyên và phổ biến trong đời sống hàng ngày, nó không chỉ gây thiệt hại về
mặt kinh tế, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng, sức khoẻ con người Do đó, đấu tranh phòng, chống với loại tội phạm này hiện nay hon lúc nào hết đòi hỏi sự nghiêm minh, kip thời và
phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đã bộc lộ
những bất cập, chưa được cụ thể, chưa thống nhất, do đó nhận thức về tội phạm
này có nơi, có lúc còn không được nhất quán Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ khi Bộ luật hình
sự năm 1985 có hiệu lực thi hành đến nay, đặc biệt là khi Bộ luật hình sự năm
1999 ra đời cho thấy việc nhận thức về loại tội phạm này có lúc, có nơi chưa nhấtquán Trong một số trường hợp các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn lúng túng,
chưa có quan điểm thống nhất, hoặc mắc phải thiếu sót trong việc giải quyết các
vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Vì vậy,
việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
sẽ không chỉ góp phần vào sự thống nhất trong nhận thức mà còn có ý nghĩa choviệc giải quyết đúng đắn về mặt thực tiễn xét xử các vu án vi phạm quy định về
Z
Trang 8điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trongLuật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật hoc.
2 Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay ở nước ta đã có một số công trình khoa học, nhiều bài viết đề
cập và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2006, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần
các Tội phạm của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2003; một số côngtrình nghiên cứu chuyên ngành của một số tác giả về vấn đề này, như: Luận văn tốtnghiệp dai học của tác giả Trịnh Quang Hưng về “Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm
2001; một số bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành, như: “Nguyên tắc lỗi trong
các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” củatác gia Lê Văn Luật (Tap chí Toà án nhân dân số 6 năm 2005); “Toi vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” của tác giả Mai Bộ (Tạp chí
Toà án nhân dân số 7 năm 2006); “Một số vấn đề về định tội và định khung tăng
tặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ” của tác giả Huỳnh Quốc Hùng (Tạp chí Toà án nhân dân số 9 năm 2007) Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu nêu trên về các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ mới chỉ dừng lại ở từng vấn để cụ thể, Vì thế, tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ đặt ra vấn dé là cần tiếp tục đượcnghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, hệ thống hơn cả về mặt lý luận và thực
.Ã
tiên.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 9Trên cơ sở những vấn đề lý luận, pháp lý về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn xét
xử tội phạm này, từ đó kiến nghị hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về
tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong giaiđoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này và
các tội phạm về an toàn giao thông nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Phân tích khát niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong BLHS năm 1999,
- Phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về diéu khiển
phương tiện giao thông đường bộ trong thời gian vừa qua.
- Kiến nghị hướng hoàn thiện quy định của BLHS về tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Doi tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; thực tiễn xét xử tội vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hướng hoàn thiện quy
định của BLHS về tội phạm này
4.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông dường bộ dưới góc độ Luật hình sự Theo đó, tác giả đi sâu phân tích cácdấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này, đồng thời, tác giả cũng đi vào phân
tích thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Trang 10đường bộ, từ đó tác giả kiến nghị hướng hoàn thiện quy định của BLHS về tội phạm này.
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của khoa học Luật hình sự, các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999, các kết quả, luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học về lĩnh vực hình sự, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác
nhau như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, lịch sử, thống kê để
từ đó giải quyết các nhiệm vụ của đề tài đặt ra
6 Bô cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
Chương 3 Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ và hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội
phạm này.
Trang 11CHUONG 1
MOT SO VẤN DE CHUNG VE TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE
DIEU KHIEN PHUONG TIEN GIAO THONG DUONG BO
TRONG LUAT HINH SU VIỆT NAM
1.1 Khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam
Ở nước ta, ngày 21/12/1999, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá X đã thôngqua BLHS mới thay thế cho BLHS năm 1985 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2000.
BLHS năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc,những chế định, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng phápluật và đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhiều năm qua
Theo Điều 8 BLHS năm 1999 thì tội phạm được định nghĩa như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
XHCN.”
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thong đường bộ được
quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 Theo đó, nó mang đầy đủ các dấu hiệu
(đặc điểm) của tội phạm nói chung, nhưng nó cũng có đặc điểm riêng của loại tội
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX BLHS năm 1999).Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xâm hai đếnkhách thể được Luật hình sự bảo vệ là quan hệ xã hội đảm bảo an toàn công cộng,trât tự công cộng mà cụ thể đó là an toàn, trật tự giao thông đường bộ Đây là quan
6
Trang 12hệ xã hội được Nhà nước ta quan tâm bảo vệ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay
khi đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập và phát
triển, xây dựng xã hội văn minh, phồn vinh, gia đình hạnh phúc Tội phạm này gia
tăng không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng, sức khoẻ con người
Từ trước đến nay, việc trừng trị đối với tội phạm này đã được đề cập và quy
định trong pháp luật hình sự Việt Nam Nhưng hiện nay do quy mô, tính chất, mức
độ và hậu quả của tội phạm này ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn, do đó
việc đưa ra một khái niệm chính xác, thống nhất về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ là hết sức cần thiết và quan trọng để xác
định chính sách hình sự, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống
tội phạm này.
Để xây dựng được khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ một cách khái quát, khoa học, đầy đủ và chính xác,
chúng ta cần thống nhất về mặt nhận thức một số khái niệm có liên quan sau:
- Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ(Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ)
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giớiđường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (Khoản 12 Điều 3 Luật Giaothông đường bộ) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo,
xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe
cơ giới dùng cho người tàn tật (Khoản 13 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ)
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển bằng
sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự (Khoản
14 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ)
- Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi trực tiếpthực hiện các chức năng vận động của các phương tiện khi tham gia giao thông
đường bộ [7, tr 516]
Trang 13- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là người trực
tiếp thực hiện các chức năng vận động của phương tiện tham gia giao thông đường
bộ.
- Vị phạm quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường
bộ hành vi vi phạm các quy định trực tiếp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt độngcủa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ [33, tr 28]
Từ quy định về khái niệm tội phạm, quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999
về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và từ nhậnthức một số khái niệm liên quan trên đây, thông qua nghiên cứu một số quan điểm
của các nhà luật học, các nhà nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và điều khiển các phương tiện tham gia
giao thông đường bộ thực hiện với lỗi vô ý, gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gâythiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; hoặc vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chan kip thời.”
1.2 Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ giai đoạn từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1999 có hiệulực pháp luật
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, bên cạnh việc quan tâm pháttriển nền kinh tế, hoạt động giao thông vận tải cũng phát triển mạnh mẽ cùng với
sự phát triển của xã hội Giao thông trong thời kỳ này đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu đi lại, vận chuyển và giao lưu hàng hoá của nhân dân Hoạt động giao
thông phát triển, đi đôi với nó là tai nạn giao thông do các hành vi của người tham
gia giao thông vi phạm các quy tắc về đảm bảo an toàn giao thông Nhận thức
Trang 14được tầm quan trọng của giao thông đối với sự phát triển, đồng thời cũng nhận
thức được tính nguy hiểm của các hành vi vi phạm quy tắc về đảm bảo an toàngiao thông đường bộ, các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã coi các hành vi viphạm quy tắc về đảm bảo an toàn giao thông là tội phạm và đi kèm theo đó là hìnhphạt thích đáng đối với tội phạm này Điển hình là các đạo luật: Bộ hình thư (năm1042), thời nhà Lý; Bộ hình thư mới (năm 1244), thời nhà Trần; Quốc triều hình
luật (Bộ luạt Hồng Đức) của nhà Lê, thế kỷ thứ XV; Bộ Hoàng Việt luật lệ (Bộ luậtGia Long) của nhà Nguyễn, thế kỷ XIX Song do giới hạn nghiên cứu, tác giả sẽkhông di sâu phân tích các quy định của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam
về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, mà tác giảtập trung vào các giai đoạn sau:
1.2.1 Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ từ sau Cách mạng tháng Tam năm 1945 đến
trước khi ban hành BLHS năm 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộnghoà ra đời đã mở ra một thời kỳ mới, một bước ngoặt cho cách mạng Việt Nam
Vừa mới ra dời, chính quyền còn non trẻ, thêm vào đó là lực lượng phản cáchmạng trong và ngoài nước âm mưu muốn lật đổ chính quyền cách mạng Vì thế,
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà rất chú trọng đến việc bảo vệ, củng cố và
xây dựng chính quyền, xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh để chống lại kẻ
thù Bên cạnh với việc tăng cường chuyên chính đối với kẻ thù của nhân dân,Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành một loạt các Sắc luật, Sac lệnh
quy định việc trừng trị những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến nền kinh tế, tài chính, trật tự, trị an xã hội và các quy định liên quan đến việc trừng trị đối với
các hành vi làm xâm hại đến chính quyền Nhà nước
Nam trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, so với các tội phạm khác,tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy
định muộn hơn Vì các quy phạm pháp luật quy định về tội vi phạm quy đỉnh về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hầu hết là các quy phạm viện dẫn
Trang 15(quy phạm dẫn chiếu), nên tội phạm này chỉ ra đời khi có các quy định về đảm bảo
an toàn giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng
Vào cuối năm 1946, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta, do vay,toàn bộ bộ máy chính quyền của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà phải
chuyển về căn cứ địa cách mạng Việt Bắc để thực hiện cuộc kháng chiến chống
Pháp trường kỳ Và với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chúng ta đã hoàntoàn giải phóng được miền Bac Trong gần 10 năm từ 1945 đến 1954, do phải taptrung chống Pháp, nên Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà chưa ban hành được
hệ thống các quy tắc về đảm bảo an toàn giao thông nói chung và an toàn giaothông đường bộ nói riêng Chính vì vậy, tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ không có cơ sở pháp lý để ban hành Trong giaiđoạn này, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
vẫn được vận dụng và áp dụng các quy định của pháp luật chế độ cũ
Với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn
được giải phóng, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệchính quyền, Chính phủ cũng đã tiến hành để xây dựng các văn bản pháp luật
nhằm quản lý xã hội Trong rất nhiều các lĩnh vực được Nhà nước quan tâm điềuchỉnh lúc đó, có việc đảm bảo an toàn và trật tự giao thông đường bộ Với việc ban
hành Luật đi đường bộ (ngày 03/10/1955) và kèm theo đó là Nghị định số 348/ND
của Bộ Giao thông và Bưu điện được xem là những văn bản pháp lý đầu tiên của
Nhà nước ta quy định về quy tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ Tiếp theo
hai văn bản nêu trên, về sau này là hàng loạt các văn bản pháp luật về đảm bảo antoàn giao thông van tải được Nhà nước ta ban hành, như: Nghị định số 139/NDngày 19/12/1956, Nghị định số 44/ND ngày 27/4/1958 của Bộ Giao thông và Bưuđiện; Nghị định liên Bộ Giao thông và Bưu điện - Công an số 09/NDLB ngày07/3/1956 của Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ trưởng Bộ Công an ban
hành Bản thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ; Nghị định số 10 ngày 11/01/1968
của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật an toàn giao thông vận tảitrong thời chiến; Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ ban hành kèm
10
Trang 16theo Điều lệ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao
thong đô thị; Nghị định số 36/2001/ND - CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ banhành kèm theo Điều lệ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự antoàn giao thông đô thị Đặc biệt đáng chú ý là Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 9, khoá X vào ngày 29/6/2001 đã thông qua
Luật Giao thông đường bộ Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 và
kèm theo đó là các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành của các cơ quan chứcnăng Các văn bản pháp luật chuyên ngành trên đây là cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam
Văn bản pháp luật hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là Thông tư số
442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội
phạm Tại Mục 4 của Thông tư đã quy định:
“Không cần thần hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người
khác bị thương sẽ phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm Nếu gây tai nạn làm chết
người có thể bị phạt tù đến 10 năm”.
Đây có thể nói là một bước phát triển rất rõ rệt trong quá trình xây dựng
pháp luật hình sự của Nhà nước ta lúc bấy giờ Lần đầu tiên, một văn bản pháp luật
đã quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ và quy định hình phạt cho tội phạm này Từ quy định của Thông tư nêu trên vềtội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, chúng ta có
+ ⁄ ^ ^ ^ z
thé rút ra một số nhận xét sau:
- Về quy định dấu hiệu định tội: Theo như quy định của Thông tư thì chỉ
những hành vi nào vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ (luật đi
đường), do lỗi vô ý (không cẩn thần hay không theo luật đi đường) dẫn đến hậuquả gây thương tích, gây chết người mới cấu thành tội phạm và bị xử phạt
- Về khung hình phạt: Thông tư đã quy định hai khung hình phạt
Trang 17+ Khung thứ nhất (khung cơ bản) có hình phạt từ ba tháng đến ba năm tù,được áp dụng cho trường hợp vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ dẫn đến hậu quả thương tích cho con người.
+ Khung thứ hai (khung tăng nặng) có hình phạt đến mười năm tù, được ápdụng cho trường hợp vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ dẫn đến hậu quả chết người
Sau một thời gian áp dụng Thông tư số 442/TTg để trừng tri tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã bộc lộ những hạn chế,
như: Về kỹ thuật xây dựng pháp luật chưa khoa học và phù hợp; quy định về tội
phạm còn đơn giản, chưa có tính pháp lý cao, chưa thể hiện sự phân hoá cao trách
nhiệm hình sự Về nội dung, Thông tư số 442 mới chỉ quy định gây hậu quả làthương tích, hậu quả chết người mới cấu thành tội phạm, còn trong trường hợp gâyhậu quả là thiệt hại cho tài sản của nhân dân thì không cấu thành tội phạm; vàtrong trường hợp gây hậu quả là chết nhiều người thì Thông tư 442 chưa quy
định Do đó, để khắc phục những hạn chế này, theo để nghị của Ban Nội chính
Chính phủ và được sự đồng ý của Trưởng ban thường trực Quốc hội, ngày
29/6/1955 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 556/TTg bổ khuyết
Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 về việc trừng trị một số tội phạm Thông tư
số 556/TTg đã quy định:
“Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người
khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm Nếu gây tai nạn làm chết
người thì có thể bị phạt tù đến 10 năm
Trường hợp gây ra tai nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến tài
sản của nhân dân thì có thể bị phạt đến tù chung thân hoặc tử hình”
Việc ban hành Thông tư 556 bổ khuyết cho Thông tư 442 cũng đã có một
số thay đổi đáng kể, song về cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả áp dụng
chưa cao.
12
Trang 18Như vậy, có thể thấy trong suốt thời gian đài từ sau ngày giải phóng miềnBắc năm 1954 đến trước ngày giải phóng miền Nam năm 1975, tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được xử lý theo Thông tư số442/TTg ngày 19/01/1955 và Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 của Thủ tướng
Chính phủ
Với chiến tháng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975,
miền Nam được giải phóng khỏi ách xâm lược của Đế quốc Mỹ, đất nước đượcthống nhất, bộ máy chính quyền Nhà nước bên cạnh việc khắc phục những tàn dưcủa chiến tranh, củng cố và xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, định hướng đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta cũng tập trung vào việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng Đối với hệthống pháp luật hình sự, cùng với các tội phạm khác, tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng được hoàn thiện Với việc ban hành
Sắc luật số 03 - SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâmthời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, tội vi phạm quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ đã được quy định rõ hơn, khoa học hơn, cụ thể hơn TạiĐiều 9 của Sắc luật số 03 - SL/76 quy định về nhóm tội xâm phạm đến trật tự công
cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân, trong đó quy định:
“Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung
hình phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm, trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù đến
15 năm Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng Ngân
Trang 19+ Khung thứ nhất (khung cơ bản) có mức phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm áp dụng cho trường gây tai nạn nghiêm trọng.
+ Khung thứ hai (khung tăng nặng) có mức phạt tù đến 15 năm tù áp dụng trong trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng.
- Điều luật quy định bổ sung hình phạt tiền áp dụng cho người phạm tội
So sánh Sắc luật số 03 với Thông tư 442 và Thông tư 556 quy định tội viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, chúng ta có thể
thấy có một số điểm mới sau: Trong Sac luật số 03 đã quy định căn cứ pháp lý cao
hơn, nhà làm luật đã quy định trường hợp vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản cũng cấu thành tội phạm Sắc luật
số 03 đã bỏ hình phạt tù chung thân và tử hình đối với tội phạm này và quy định
mức hình phạt tù tối đa là 15 năm Bên cạnh đó, Sắc luật số 03 đã quy định bổsung hình phạt tiền và quy định mức phạt áp dụng cho người phạm tội Có thểthấy, những điểm bổ sung mới của Sắc luật số 03 so với Thông tư 442 và Thông tư
556 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
đã góp phần quan trọng trong việc trừng trị tội phạm này
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới nêu trên, Sắc luật số 03 cũng đã bộc
lộ một số hạn chế chủ yếu, đó là chỉ quy định hai khung hình phạt; quy định cácmức hình phạt trong một khung quá xa nhau Điều này đã dẫn đến việc đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ bị hạn chế, không phù hợp với loại
tội phạm này, đồng thời sẽ dẫn tới việc áp dụng hình phạt và mức hình phạt khôngđược thống nhất
1.2.2 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiên giao thông đường bộ
Trước đây, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, Nhànước ta chưa có điều kiện để xây dựng một BLHS, tức là một văn bản pháp luậthình sự thống nhất do Quốc hội ban hành, trong đó quy định tổng hợp, thống nhấtnhững vấn đề về tội phạm và hình phạt, về áp dụng hình phạt và những vấn đề
14
Trang 20khác liên quan Vì thế, dẫn đến tình trạng các văn bản pháp luật hình sự thiếu đồng
bộ, thống nhất, có nhiều “chỗ hong”, không đáp ứng được nhu cầu đấu tranh
toàn chính trị và trật tự an toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu hoàn thiện một bước hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng
Nhận thức được tầm quan trọng đó, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị,Trung ương Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ), Ban dự thảo BLHS đã đưa ra dự thảo BLHS năm 1985 và tại kỳ họp thứ 9
Quốc hội khoá VHI ngày 27/6/1985, BLHS năm 1985 đã được thông qua và có
hiệu lực từ ngày 01/01/1986.
BLHS năm 1985 ra đời đã thể hiện rõ ràng, tập trung chính sách hình sựcủa Đảng và Nhà nước ta, quy định một cách thống nhất, tổng thể và có hệ thốngnhững vấn đề về tội phạm và hình phạt Từ khi ra đời, BLHS năm 1985 đã gópphần to lớn vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
Cùng với các loại tội khác tại Chương VIII, Mục A “Các tội xâm phạm antoàn công cộng” lần đầu tiên, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ được ghi nhận trong một văn bản pháp luật hình sự có hiệu lựccao Trong BLHS năm 1985, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ được quy định chung trong tội vi phạm các quy định về an toàngiao thông van tải
Tại Điều 186 BLHS năm 1985 quy định như sau:
“1, Người nào điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các
quy định về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường
hàng không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây
Trang 21thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến
5 năm:
a Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép;
b Không di đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ
cao quy định;
c Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải
2 Phạm tội thuộc mot trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm:
a Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng lái;
trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu
Nghiên cứu quy định Điều 186 BLHS năm 1985, tác giả rút ra một số kết
luận và nhận xét, đồng thời so sánh với quy định của các văn bản trước đó, cụ thểnhư sau:
- Về kỹ thuật lập pháp: So với các văn bản trước đây quy định về tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, BLHS năm 1985
đã có một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp BLHS năm 1985 đã quy định
thành một điều luật riêng, với tên gọi tội danh riêng và các khung hình phạt cụ thể,
rõ ràng với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
- Về nội dung điều luật:
Trang 22+ Điều luật đã nêu được tội danh, mặc dù tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ còn được quy định chung trong “Tội vi
phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng” Cácvăn bản trước đó (Thông tư số 442, Thông tư số 556 và Sắc luật số 03 đã không
quy định được điều này
+ Điều luật không chỉ nêu được tội danh mà đã mô tả cụ thể các dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của tội phạm (khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ
quan của tội phạm)
+ Điều luật đã quy định cụ thể các khung hình phạt tương ứng với các loại
trường hợp phạm tội khác nhau (Khoản | Điều 186 - Khung cơ bản; khoản 2,3
Điều 186 - khung tăng nặng; Điều luật còn quy định trường hợp phạm tội có khả
năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặnkịp thời)
+ Các hình phạt chính và mức phạt được quy định cụ thể hơn, khoa họchơn, phù hợp với bản chất của tội phạm Điều luật quy định bổ sung hình phạt cảitạo không giam giữ, không quy định hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình.
Về mức hình phạt tù tối đa được nâng từ 15 năm lên 20 năm
+ Các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại Điều 186 BLHS năm
1985 được quy định cu thé, rõ ràng, khoa học và đầy đủ hơn
+ Bên cạnh hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình
phạt bổ sung khi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ (Khoản I Điều 218 BLHS năm 1985 quy định hình phạt bổ sung áp
dụng cho người phạm tội là cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc
công việc nhất định từ hai năm đến năm năm).
Việc BLHS năm 1985 ra đời và quy định tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 186 BLHS) và qua các lần sửa đổi,
bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 đã phát huy tác dụng to lớn trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm này Song bên cạnh đó, qua quá trình thực tiễn áp
ˆ | 17
THU VI EN |
Trang 23dụng cũng đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể đó là việc quy định chung cả bốn loại
hành vi phạm tội trong bốn lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt,đường thuỷ, đường hàng không vào cùng một điều luật đã dẫn đến rất khó xác
định hành vi phạm tội cụ thể trong lĩnh vực an toàn giao thông vận tải, đồng thời
ảnh hưởng đến vấn đề phân hoá trách nhiệm hình sự
BLHS năm 1999 ra đời, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy
những nguyên tắc, những chế định, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thựctiễn áp dụng pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trong nhiều năm qua đã quy định tách
Điều 186 BLHS năm 1985 thành bốn điều luật, quy định bốn tội phạm khác nhau
Cu thể, Điều 186 BLHS năm 1985 được quy định tách như sau:
- Điều 202: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ.
- Điều 208: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường sắt
- Điều 212: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường thuỷ
- Điều 216: Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
Như vậy, với sự ra đời của BLHS năm 1999, lần đầu tiên tội vi phạm quyđịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mới có tên tội danh riêng.Điều luật đã quy định cụ thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, quy
định cụ thể các khung hình phạt, các tình tiết định khung tăng nặng Điều này đã
góp phần quan trọng trong nhận thức, cũng như trong đấu tranh phòng, chống tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
18
Trang 24CHUONG 2TOI VI PHAM QUY ĐỊNH VE DIEU KHIỂN PHƯƠNG TIEN
GIAO THONG DUONG BO TRONG BLHS NAM 1999
2.1 Quy định của BLHS năm 1999 về dấu hiệu định tội đối với tội viphạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ
2.1.1 Khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường Độ
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại Theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999, tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xâm hại sự an toàn của hoạt
động giao thông vận tải đường bộ cũng như sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tàisản của con người Thông qua sự gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại đồng thời
hai khách thể trực tiếp là trật tự, an toàn giao thông đường bộ và sự an toàn về tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của con người, tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ xâm hại khách thể loại và khách thể chung được quy
định tại Điều 8 BLHS năm 1999,
2.1.2 Mặt khách quan của tội vì phạm quy định về điều khiển phươngtiện giao thông đường bộ
Cũng giống như bất kỳ các tội phạm khác, tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ khi xảy ra đều có những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được Những biểu hiện
đó là: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; Hậu quả nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bênngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội Tổng hợp các biểu hiện này tạo thành
mặt khách quan của tội phạm
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là tội
có cấu thành tội phạm vật chất, do đó, ngoài hành vi khách quan nguy hiểm cho xã
Trang 25hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậuquả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
2.1.2.1 Hành vi khách quan cua tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông dường bộ
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơbản, là dấu hiệu đặc trưng trong mọi cấu thành tội phạm Hành vi khách quan là
nguyên nhân làm biến đổi đối tượng tác động của tội phạm, do đó dẫn đến thiệt hại
cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm Hành vi khách quan đóng vai
trò là cầu nối giữa chủ thể và khách thể của tội phạm Không có hành vi khách
quan thì không có tội phạm.
Trong tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ, hành vi khách quan được biểu hiện là sự vi phạm quy định về diéu khiển
phương tiện giao thông đường bộ Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là dấu hiệu pháp lý đầu tiên và đặc trưng của mặt khách
quan Nếu không có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ sẽ không có hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, và đồng thời sẽ không có khách thể,mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm Chính vì vậy, nghiên cứu hành vi khách của
tội phạm là cơ sở cho việc xác định có hay không tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ
Trước hết, để làm rõ hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điềukhiến phương tiện giao thông đường bộ, chúng ta cần lãm rõ và thống nhất về mặt
nhận thức một số khái niệm có liên quan Tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ,
thì các khái niệm được hiểu như sau:
- Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ Trong đó, phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
20
Trang 26bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Còn phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển
bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự Xe
máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham
gia hoạt động giao thông đường bộ.
- Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi trực tiếpthực hiện các chức năng vận động của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Từ việc thống nhất một số khái niệm nêu trên, chúng ta xem xét đến hành
vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ Như chúng ta đã biết, để cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ, trước tiên phải có hành vi khách quan, tức làhành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Khácvới các tội phạm khác, hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, nhà làm luật không quy định trong điều luật mà
được quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật giao thông đường bộ).Quy phạm pháp luật quy định cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ là quy phạm dẫn chiếu (quy phạm viện dẫn) Do
đó, để xác định một hành vi của một người nào đó có cấu thành tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hay không, chúng ta cần phảixem xét hành vi của người đó có vi phạm các quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ được quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành hay không.
Xem xét hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, chúng ta xem xét thông qua các hành vi viphạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Luật Giao thông
đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể các hành vi vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Cụ thể bao gồm
các hành vi vi phạm sau đây:
- Hanh vi không chấp hành tín hiệu, báo hiệu đường bộ
Trang 27- Hành vi vị phạm về tốc độ và khoảng cách giữa các xe.
Việc quy định tốc độ và khoảng cách của các phương tiện tham gia giao
thông đường bộ (Điều 12 - Luật Giao thông đường bộ) có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
+ Quy định về tốc độ: Khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thôngđường bộ, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định về tốc độ tối đa,
tốc độ tối thiểu và trong những trường hợp nhất định người điều khiển phương tiện
còn phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm
và có thể dừng lại một cách an toàn
Theo Quyết định số 05/2007/QD-BGTVT, ngày 02 tháng 02 năm 2007 của
Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới
tham gia giao thông đường bộ, cụ thể: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới đường bộtham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như
sau: Đối với xe 6 tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg,tốc độ tối đa 50 km/h Đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọngtải từ 3.500 kg trở lên; ô tô-sơ mi rơ moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô
chuyên dùng; xe mô tô; xe gan máy, tốc độ tối da 40 km/h (Điều 6 Quyết định số
05/2007/QD - BGTVT)
Tốc độ tối da cho phép xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ngoài khuvực đông dân cư được quy định như sau: Đối với ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi(trừ ô tô buýt); ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg, tốc độ tối đa 80km/h Đối với 6
tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trởlên, tốc độ tối đa 70 km/h Đối với ô tô buýt; ô tô-sơ mi rơ moóc; ô tô chuyêndùng; xe mô tô, tốc độ tối đa 60 km/h Đối với ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác;
xe gan máy, tốc độ tối đa 50 km/h (Điều 7 Quyết định số 05/2007/QD - BGTVT)
Đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích
lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang
252
Trang 28được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30 km/h khi tham gia giao thông
đường bộ (Điều 8 Quyết định số 05/2007/QD - BGTVT)
Trong những trường hợp sau đây, người điều khiển xe phải giảm tốc độ
thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm và có thể dừng lại một
cách an toàn:
- Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường:
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Qua nơi đường bộ giao nhau; nơi đường bộ giao cắt đường sắt; đường
vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận;
- Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh đốc, khi xuống đốc;
- Qua khu vực có trường học vào giờ học sinh đến trường và tan trường;
khu vực có nhiều dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vựcđang thị công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
- Có súc vật đi trên đường hoặc ở gần đường không có rào chắn;
- Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt;
- Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
- Gặp đoàn xe ưu tiên; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm;
vượt đoàn người đi bộ;
- Trời mưa; có sương mù; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cátbụi rơi vai
+ Quy định về khoảng cách giữa các xe cơ giới tham gia giao thông đường
Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe phải giữ
một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo
Trang 29“Cự ly tối thiểu giữa giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trênbiển báo.
Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe phải duy trì
khoảng cách an toàn với xe đang chạy phái trước Khi mặt đường khô ráo thìkhoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
Đến 60 30
Trên 60 đến 80 50
Trén 80 dén 100 70
Trén 100 dén 120 30
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường tron trượt, đường có địa hình quanh
co, đèo đốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lơn hơn
khoảng cách tối thiểu theo quy định nêu trên
- Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tham gia giao thông của phươngtiện tham gia giao thông đường bộ (xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng)
- Hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ tham gia giao thông đường bộ.
- Hanh vi vi phạm quy định về sử dụng làn đường
- Hành vi vi phạm quy định về vượt xe, chuyển hướng xe, lùi xe, tránh xe đi
ngược chiều, nhường đường tại nơi giao nhau, đi trên đoạn đường bộ giao cắt vớiđường sắt
- Hành vi vi phạm quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị vatrong đô thi.
- Hanh vi vi phạm quy định khi qua pha, qua cầu phao
- Hành vi vi phạm quy định về giao thông trên đường cao tốc, giao thông
trong hầm đường bộ
24
Trang 30- Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm tải trọng và khổ giới hạn của
đường bộ.
- Hành vi vi phạm về kéo xe, kéo rơ-moóc
- Hành vi vi phạm về điều khiển xe, chở người, đội mũ bảo hiểm
2.1.2.2 Hậu qua của hành vi khách quan và mối quan hệ nhân quả giữahành vi và hậu quả
- Hậu qua của hành vi khách quan
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ
xã hội là khách thể bảo vệ của Luật hình sự Hậu quả của tội phạm được biểu hiệnthông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm.Hậu quả của tội phạm có thể là thiệt hại về vat chất, tinh thần, thể chất và các biến
đổi khác Bất cứ tội phạm nào cũng gây ra hoặc đe doa gây ra thiệt hại đáng kể chocác quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Song dấu hiệu hậu quả của tộiphạm không phải có ở tất cả các cấu thành tội phạm mà chỉ có ở các tội phạm cócấu thành tội phạm vật chất
Theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999, tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất,
do đó dấu hiệu hau qua của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậuquả là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm Theo đó, hành vi vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị truy cứutrách nhiệm hình sự nếu đã gây ra hậu quả là những thiệt hại cho tính mạng hoặc
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác Trong Điều 186BLHS năm 1985, nhà làm luật đã quy định hành vi vi phạm các quy định về antoàn giao thông vận tải gây thiệt hại đến sức khoẻ của người khác thi đã cấu thànhtội phạm Còn tại Điều 202 BLHS năm 1999, thì chỉ trong trường hợp hành vi vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho
sức khoẻ của người khác đến mức nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm
Trang 31Nhu vay, hậu quả của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giaothông đường bộ là thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ,tài sản của người khác.
Việc xác định hậu quả của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình định tội danh.Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ - HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình
sự thì:
“Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định
về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây
thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoe, tàisản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách
nhiệm hình sự theo khoản | Điều 202 BLHS năm 1999:
+ Làm chết một người;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của
mỗi người từ 31% trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ
41% đến 100%;
+ Gây tổn hai cho sức khoẻ của một người với ty lệ thương tật từ 21% đến
30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đếndưới năm mươi triệu đồng;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗingười dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ
30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệuđồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới nămtrăm triệu đồng.” [13, tr 28 - 29]
26
Trang 32- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi
khách quan.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có
cấu thành tội phạm vật chất, do vậy ngoài dấu hiệu hành vi khách quan, hậu quảcủa hành vi khách quan phải có trong cấu thành tội phạm, đòi hỏi mối quan hệnhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó cũng phải có trong cấu thành tội
phạm này.
Xuất phát từ nguyên tắc một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự vềhậu quả nguy hiểm cho xã hội khi hậu quả đó là kết quả của hành vi có lỗi củangười đó gây ra trong pháp luật hình sự Việt Nam Theo đó, đối với tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đồi hỏi phải xác định mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu qua do hành vi đó gây ra
Xét về mặt thời gian, hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiệngiao thông đường bộ phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội Đồng thời,
hành vi đó phải chứa đựng khả năng, là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguyhiểm cho xã hội Ngược lại, hậu quả là thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại cho
sức khoẻ, tài sản của người khác phải là hậu quả đã xảy ra trên thực tế và là kếtquả của hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trước đó gây ra
Từ thực tiễn xét xử các tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong thời gian qua cho chúng ta thấy, việc xác định mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ với hậu quả do chính hành vi đó gây ra là rất phức tạp và có lúc, có nơiviệc xác định mối quan hệ này không được chính xác, dẫn đến xét xử oan sai, bỏlọt tội phạm Một yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành
xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong quá trình giải quyết
vụ an vỀ tai nạn giao thông đường bộ là cần phải xác định chính xác các hành vi vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan, trong
các hành vi đó, hành vi nào là hành vi chứa đựng kha năng thực tế, là nguyên nhân