1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

219 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Hoàn Thiện Pháp Luật Quản Lý Chất Thải Nguy Hại Ở Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Duyên Thủy
Người hướng dẫn GS.TS. Lê Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 50,73 MB

Nội dung

* Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê sau: - Nghiên cứu, đánh giá những quan điểm, luận điểm khoa học về CTNH, quản

Trang 1

VŨ THỊ DUYÊN THUỶ

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUAN LY CHAT THAI NGUY HAI O VIỆT NAM

LUAN AN TIEN SY LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat kinh té

Mã số: 62 38 5001Người hướng dẫn: GS.TS Lê Hồng Hạnh

š as |

| THUVIENTRƯƠNG ĐẠI HOC LUATHA NO!

HA NOI 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan đáy là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận

án là trung thực Những kết quả khoa học củaluận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ

công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Vii Thị Duyên Thuy

Trang 3

pháp luật quản lý chất thải nguy hại

Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải nguy hại

Những van đề lý luận về pháp luật quản ly chất thải nguy

hại

Chương 2 Thực trạng pháp luật quản lýchất thải nguy hại ở Việt NamThực trạng các quy định pháp luật về quản lý chất thảinguy hại tại nguồn

Thực trạng các quy định pháp luật về thu gom vậnchuyên chat thải nguy hại

Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý, tiêu huỷ chất

thải nguy hại

Chương 3

Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật

quản lý chất thải nguy hại ở Việt NamCác yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luậtquản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lýchất thải nguy hại ở Việt Nam

78

99

120

147 155

199 201 202 212

Trang 4

NHUNG TU VIET TAT TRONG LUẠN ÁN

NHUNG TU VIET TAT BANG TIENG VIET

CTNH Chat thai nguy hai

DTM Danh giá tac động môi trường

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

NHỮNG TỪ VIET TAT BẰNG TIENG ANH

EU Liên minh Châu Âu (European Union)

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for

Economic Cooperation and Development)PCB Tên một loại chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ

(Polychlorinated Biphenyls)

POP Chat 6 nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Persistant Organic

Pollutants)

RCRA Luật Bảo tồn và phục hồi tài nguyên (Resource Conservation

and Recovery Act)UNEP Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations

Environmental Programme)

Trang 5

Ô nhiễm môi trường là thách thức lớn không chỉ đối với Việt Nam mà của

toàn thé giới Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do chất gây ô nhiễm

từ các loại chất thải, đặc biệt là CTNH phát sinh trong quá trình tiến hành các

hoạt động phát triển của con người

Tại Việt Nam, theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2005

của Bộ TN&MT thì CTNH, đặc biệt và chủ yếu là chất thải rắn nguy hại đang

phát sinh rất đa dạng với số lượng không ngừng gia tăng theo tốc độ phát triểncông nghiệp cũng như mức độ gia tăng dân số Tống lượng chất thải răn nguyhại phát sinh trên địa bàn cả nước vào khoảng 275.000 tan/nam Với tốc độ tăngtrưởng công nghiệp như hiện nay, con số này được dự báo sẽ là hon | triệu tấnvào năm 2010 [70, tr 142] CTNH phát sinh chủ yếu ở các vùng kinh tế pháttriển, các thành phó lớn (điển hình là vùng Đông Nam Bộ) và từ các nguồn khácnhau như từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh hoạt Tháchthức này càng trở nên lớn lao, không dễ giải quyết khi hiện tại, việc thu gom và

xử lý CTNH trên địa bàn cả nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển vàthực tế đó vẫn là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước,ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan đô thị, sức khoẻ cộng đồng Điều này

càng trở nên nan giải hơn khi Việt Nam đang bước vào tiến trình đây mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khi các hoạt động phát triển sẽ diễn ra mạnh

mẽ hơn và kéo theo số lượng khổng 16 các CTNH

Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41/2004/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm

2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước đã xác định rõ: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân

loại; là nhân tô bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp

phan quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh

quốc gia và thúc day hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” Nhận thức rõ điều

đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề bảo

Trang 6

Việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống và toàn diện các quy định

pháp luật về quản lý CTNH cũng như thực trạng quản lý CTNH băng pháp luật,

từ đó dé ra những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu

quả áp dụng của chúng là yêu cầu cấp thiết đối với bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững Chính vì ly do nay mà tôi đã chọn đề tài “Xây dung và hoànthiện pháp luật quan lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” làm luận án tiễn sỹ luậthọc của mình.

2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý CTNH đượccông bố Nghiên cứu tông thé các van dé chung về quản lý CTNH có thé kế đến

cuốn “Quan lý chất thải nguy hai” (Hazardous Waste Management) của nhóm

tác giả Michee D La Grega, Philup L Buckingham, Jefry C Evans do nhà

xuất ban Mc Graw ấn hành năm 1994 Ngoài ra còn có một số công trình nghiêncứu về cơ sở kinh tế và chính trị cho việc xây dựng khung pháp luật quản lýCTNH như chuyên khảo “Quy định về các chất độc hại và chất thải nguy hai”

(The regulation of toxic substances and hazardous wastes) của Cellia Campel —

Mohn, Jan G.Laitos và John S Applegate, nhà xuất bản Thomson West

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật quản lý CTNH cũng đã được

tiến hành, song chỉ là những nghiên cứu đơn lẻ, lồng ghép trong các nội dungkhác mà chưa được công trình khoa học nao nghiên cứu một cách hệ thống Dé

cập chung về quan lý CTNH, có thé kể đến cuốn “Quản lý chất thải nguy hạt"

của tác giả Nguyễn Đức Khién - Nhà xuất bản Xây dung Hà nội 2003: “Giáotrình quản ly chất thải nguy hại" của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

quản ly CTNH Năm 2004, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hoà Binh với đề tài:

“Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thai rắn nguy hại của Việt Nam và dé

xuất một số giải pháp quan lý có hiệu qua” đã tập trung đánh giá hiện trang quản

ly chất thải ran nguy hại Trong công trình nghiên cứu nay, tác giả có đề cập đôichút đến yêu cầu hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải răn nguy hại, song khá

mờ nhạt và chỉ với tư cách là một trong số rất nhiều giải pháp cần thực hiện đểquản lý hiệu quả chat thải ran nguy hại ở nước ta

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý CTNH từ góc độ pháp

lý thì không nhiều Bên cạnh một số khoá luận tốt nghiệp của các sinh viênTrường Dai học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,một số nhà khoa học đã có những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành,nhưng những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vàikhía cạnh của pháp luật quản lý CTNH Có thể kế đến một số bài viết về vấn dénày như: Bài viết của tác giả Nguyễn Hoà Bình đăng trên tạp chí Bảo vệ môitrường năm 2000 và 2002 của Cục Môi trường “Một số công việc cần triển khaithực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”; “Thực hiện Công ước

Basel về kiểm soát vận chuyền xuyên biên giới chất thải nguy hai”; bài viết của

tác giả Lê Kim Nguyệt “Một cơ chế phù hợp cho quản ly chất thải nguy hại ởViệt Nam" đăng trên Tap chí Nghiên cứu lập pháp tháng 11 năm 2002; bài viếtcủa TS Nguyễn Văn Phương với tiêu đề “Khái niệm chất thải và quy định về

xuất, nhập khẩu chất thải của Cộng hoà liên bang Đức ” trong cuỗn “Bảo vệ môi

trường và phát triển bên vững” do nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ấn hànhnăm 2008 Mới đây, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số LH-08-16/DHL của Trường Đại học Luật Hà Nội “Hoàn thiện pháp luật về quản lýchất thai” năm 2008 cũng đề cập van đề hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH ở

Việt Nam, nhưng đó chỉ là một nội dung nhỏ trong mỗi quan hệ tổng thể với các

nội dung khác của pháp luật quản lý chất thải Nói cách khác, các công trình

Trang 8

nghiên cứu pháp luật quản lý CTNH đã công bố ở Việt Nam trong thời gian qua

không nhiều và chi dé cập một hoặc một vai nội dung pháp lý của quản lý

CTNH Ở tầm luận án tiến sỹ chưa có một luận án nào nghiên cứu chuyên sâu

về pháp luật quản lý CTNH

Từ cái nhìn bao quát đó có thể khăng định: cho đến nay, chưa có công

trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện các van dé lý luận va thực tiễn vềquản lý CTNH bang pháp luật cùng những giải pháp xây dựng và hoàn thiện

pháp luật quản lý CTNH Do vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu pháp

luật quản lý CTNH ở nước ta với cấp độ luận án tiến sỹ Luật học

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vẫn đề lý luận và thực

tiễn về pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam, qua đó đề xuất các giải pháp nham

xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH, đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế

đang và sẽ đặt ra trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tếcủa đất nước

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Dé đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có những nhiệm vụ

nghiên cứu cụ thê sau:

- Nghiên cứu, đánh giá những quan điểm, luận điểm khoa học về CTNH,

quản ly CTNH và pháp luật quản lý CTNH;

- Nghiên cứu, đánh giá toàn diện các quy định pháp luật hiện hành về quản lý

CTNH cũng như thực tiễn áp dung chúng dé tìm ra những tồn tại, vướng mắc

của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này;

- Phân tích các yêu cau và dé xuất giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật

quản lý CTNH nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng ở Việt Nam hiện nay và trongthời gian sắp tới

* Đối tượng nghiên cứu:

Đôi tượng nghiên cứu của luận án bao gom:

Trang 9

ước quốc tế về CTNH và pháp luật của một số nước trên thế giới về quản lýCTNH;

- Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam trong thời gian qua

* Phạm vi nghiên cứu:

Quản lý CTNH là van đề phức tap và mang tính chất liên ngành Tuynhiên, Luận án không giải quyết tất cả các van dé về quan lý CTNH theo nghĩarộng mà chỉ tập trung nghiên cứu những van dé lý luận về quản lý CTNH vàpháp luật quản lý CTNH theo nghĩa hẹp (bao gồm hệ thống các quy phạm phápluật), thực trạng áp dụng pháp luật trên thực tế làm cơ sở cho việc xác định các

yêu cầu và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin để xem xét và phântích các van dé, đảm bảo cách tiếp cận: các quan hệ kinh tế chi phối nội dung vàphương pháp điều chỉnh pháp luật Chính từ cách tiếp cận theo phương phápbiện chứng này, luận án đã đề xuất việc áp dụng các biện pháp kinh tế trong việcđiều chỉnh pháp luật về quản lý CTNH mặc dù thoáng qua không ai nghĩ đến giátrị sử dụng của loại chất thải này Bên cạnh đó, để giải quyết nội dung luận án.đặc biệt là các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý CTNH, luận án đã sửdụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, về phát triển bền vững, về chiến lược xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và thực hiện pháp

luật Các phương pháp nghiên cứu cụ thé như: phân tích, thống kê, so sánh, lịch

sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp, mô hình hoá cũng được kết hợp sử dụng đểtriển khai thực hiện dé tài Trong đó, phân tích thống kê, so sánh và chứng minhđược xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án Cụ thểnhư sau:

Trang 10

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận

an dé thực hiện mục đích và nhiệm vụ cua dé tài

- Phương pháp thống kê được sử dụng đê tập hợp xử lý các tài liệu, sốliệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp so sánh được sử dụng ở cả ba chương của luận án dé đốichiếu, đánh giá các quan diém khác nhau của một số quốc gia trên thế giới, củacác tổ chức quốc tế và Việt Nam về CTNH và quản lý CTNH bang pháp luật; sosánh quy định của pháp luật một số quốc gia với quy định của pháp luật ViệtNam về quan lý CTNH

- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong chương | và chương 2 của luận

án để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của khái niệm CTNH, quản lýCTNH; làm rõ sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh cácmối quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý CTNH

- Phương pháp chứng minh được sử dụng dé chứng minh các luận điểm taichương 1, các nhận định về thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật quản lyCTNH ở Việt Nam tại chương 2 và các yêu cầu, đề xuất phương án xây dựng,

hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH tại chương 3 của luận án.

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra

những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận án

5 NHUNG KET QUÁ MỚI CUA LUẬN AN

Là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về pháp luậtquản lý CTNH, luận án đã tạo ra một số điểm mới khoa học sau:

Một là, luận án đã hoàn thiện khái niệm CTNH, quản lý CTNH trên cơ sở

tổng hợp, phân tích nhiều quan điểm, khái niệm của các tô chức quốc tế, các

quốc gia trên thế giới và sự phù hợp, tính hiện đại của các quan điểm, khái niệm

đó Những đặc trưng cơ bản của CTNH, quản lý CTNH và sự chỉ phối của chúngđến nội dung điều chỉnh và yêu cầu của pháp luật quản lý CTNH cũng được pháthiện và phân tích sâu sắc Đặc biệt, luận án đã đưa ra được khái niệm mới vềpháp luật quản lý CTNH Day là khái niệm được tác giả xây dựng dựa trên

Trang 11

phân tích, so sánh với những căn cứ khoa học và thực tiễn, trên cơ sở phù hợpvới những đặc trưng cơ bản của quản lý CTNH nên sẽ rất có giá trị về lý luận đốivới khoa học pháp lý.

Hai là, luận án đã phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý trong quan niệmcủa các nhà hoạch định chính sách và trong pháp luật hiện hành về quản lý

CTNH Những thiếu sót này lần đầu tiên được phát hiện và lần đầu tiên cũng

được phân tích từ nhiều góc độ Vì thế, luận án đã tạo ra được những luận cứkhoa học và thực tiễn thuyết phục cho sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiệncác quy định pháp luật về quản lý CTNH Trong số những phát hiện đó, luận án

đặc biệt lưu ý đến những bất cập trong cơ chế đảm bảo an toàn CTNH; sự thiếu

chỉ tiết của các quy định nhằm tạo động lực kích thích kinh tế cần thiết cho việcdam bảo thực thi pháp luật quản lý CTNH; sự thiếu thống nhất giữa các van bảnpháp luật quản lý CTNH hiện hành và sự “vắng bóng” của các quy định pháp

luật về quản lý CTNH trong sinh hoạt và trong hoạt động nông nghiệp

Ba là, luận án đã đề xuất được những giải pháp cụ thé và có tính chất đôi

mới cơ bản cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam

hiện nay Các giải pháp này dựa trên những phân tích toàn diện về quản lý

CTNH và pháp luật quản lý CTNH nên chứa đựng những điểm mới rất cơ bản sovới hệ thống pháp luật hiện hành vẻ lĩnh vực này Đó là các giải pháp như: Xây

dựng Nghị định về sản xuất sạch hơn; Xây dựng Nghị định về phí bảo vệ môitrường đối với khí thải; Nội luật hoá các quy định của Công ước Stockholm Bên cạnh đó, luận án còn có những kiến nghị bổ sung nhằm hoàn thiện các quyđịnh pháp luật hiện hành về quản lý CTNH Các giải pháp như: Bồ sung các quy

định về thu hôi số đăng ky chủ nguồn thai CTNH; Sửa đổi quy định về điều kiện

hành nghề thu gom, vận chuyển CTNH; Sửa đổi, b6 sung các quy định pháp luật

về xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTNH đã được dé xuất và luận giảichỉ tiết trong luận án

Trang 12

Những kết quả nghiên cứu của luận án có thê dùng làm tài liệu nghiên cứuhữu ich cho các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình sửa đôi bổ sungnhăm xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam.

6 KET CÂU CUA LUẬN ÁN

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận án có kết cầu gồm ba chương:

Chương !: Những van đề lý luận về quản lý CTNH và pháp luật quan lýCTNH (gồm hai mục)

Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam (gồm ba mục)Chương 3: Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý CTNH

ở Việt Nam (gồm hai mục)

Trang 13

PHAP LUAT QUAN LY CHAT THAI NGUY HAI

1 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LY CHAT THAI NGUY HAI

1.1.1 Khai niém chat thai nguy hai

Theo cách hiểu thông thường, chat thải là những chat ma con người bỏ di,không tiếp tục sử dụng nữa Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môitrường dưới những trạng thái nhất định và có thé gây ra rất nhiều tác động bat lợicho môi trường cũng như sức khoẻ con người Tuỳ theo mức độ gây tác độngxấu của chúng, chat thải có thé được phân loại thành chat thai thông thường vàCTNH Theo đó, dưới giác độ ngữ nghĩa thì CTNH được hiểu là loại chất thải có

nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khoẻ con người cao hơn sovới chất thải thông thường

Chất thải nguy hại (Hazardous wastes) là thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiênvào khoảng những năm 70 của Thế kỷ trước ở các nước Âu - Mỹ và lan rộng

sang nhiều quốc gia khác [92, tr.15] Cùng với tiến trình phát triển, sau một thời

gian, tùy thuộc vào quan điểm và cách tiếp cận cũng như sự phát triển của khoahọc kỹ thuật, mỗi nước có cách định nghĩa khác nhau về CTNH Chính vì lẽ đó,

trên thế giới hiện có rất nhiều cách định nghĩa về loại chất thải này

Theo UNEP thì: “C7NH la những chat thải (không ké chất thải phóng xa)

có hoạt tính hoá học, có tính độc hại, cháy no, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có

thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người hay môi trường khi tôn tại riêng lẻhoặc tiếp xúc với các chất thải khác" [2, tr.767] Như vay, trong định nghĩa này

của UNEP, CTNH được hiểu là loại chất thải có mang các đặc tính hóa học, độchại, ăn mòn, có thé gây cháy nỗ khi chúng tồn tại một cách độc lập hoặc tương

tác với các chất khác trong môi trường khi tiếp xúc Với những đặc tính này,

CTNH có thé gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người và gây ảnhhưởng xấu đối với các thành phần môi trường khác Nói cách khác, theo địnhnghĩa này, việc xác định một chất thải có phải là CTNH hay không, được thực

Trang 14

hiện dựa trên một tiêu chí duy nhất Đó là các đặc tính gây nguy hại đối với môitrường va sức khỏe con người của chất thải Bên cạnh đó định nghĩa này củaUNEP cũng chỉ rõ, chất thải phóng xạ không được tính là CTNH Thực tế, chất

thải phóng xạ là loại chất thải có tính độc hại và có thể gây nguy hiểm đến sức

khoẻ con người cũng như môi trường, nếu như không được quản lý tốt Song,đây lại là loại chất thải mang những đặc thù riêng nên các quốc gia cần có quy

chế riêng dé quản ly và kiểm soát một cách chặt chẽ

Luật bao tồn và phục hồi tài nguyên Mỹ năm 1976 (ResourceConservation and Recovery Act - RCRA) đưa ra định nghĩa về CTNH như sau:

“CTNH là chất thải (ở dạng rắn, bản rắn, lỏng và khí) có khối lượng, nông độ

hoặc các tỉnh chất vat ly, hóa học, lay nhiễm mà khi xử ly, vận chuyển, thai bohoặc bằng những cách quan lý khác có thé gây ra nguy hiểm hay tiếp tục tăng

nguy hiém hoặc làm tăng đáng ké số tử vong, hoặc làm mat khả năng phục hồi

sức khỏe của người bệnh” [2, tr.767] Cũng tương tự như định nghĩa của UNEP,

định nghĩa này đã chỉ rõ tiêu chí cơ bản để xác định CTNH là các đặc tính nguyhại của chúng đối với sức khỏe con người Tuy nhiên, có thể nhận rõ những khác

biệt nhỏ trong hai định nghĩa này như sau:

i) Đạo luật RCRA không nhắn mạnh đến tác động nguy hại nói chung của

CTNH đối với môi trường như định nghĩa của UNEP mà nhắn mạnh tác độngcủa những đặc tính đó với sức khỏe con người nhưng chỉ với một khối lượng vànòng độ nhất định Điều đó có nghĩa, một loại chất thải, bản thân nó có thể chứanhững đặc tính gây nguy hại, song những đặc tính này chỉ có thể gây tác độngxấu đến sức khỏe con người khi ở một nồng độ nhất định và với một khối lượngnhất định

ii) Đạo luật RCRA chỉ rõ trạng thái tồn tại của CTNH Đây là loại chấtthải có thê tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau như dạng rắn, dạng lỏng, dạngkhí và cả dạng bán rắn

iii) Đạo luật RCRA không xác định chất thải phóng xa nằm ngoài danhmục CTNH.

Trang 15

do các đặc tính nguy hại của loại chất thải này đến môi trường là một thiếu sót.Với một đặc tính gây nguy hai, ở mức độ nhất định, một chat thải khi bị thải bỏvào môi trường có thể chưa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưnglại làm suy giảm chất lượng đất hay làm cản trở nghiêm trọng sự phát triển củacác sinh vật khác Trong trường hợp này nếu chất thải đó không được xác định

là CTNH thì chưa thật sự hợp lý dưới góc độ bảo vệ môi trường.

Luật bảo vệ môi trường của Canada (Canadian Environmental ProtectionAct, 1999) có cách tiếp cận không giống với quan điểm nêu trên của UNEP và

Mỹ Theo đó, CTNH được hiểu là “nhitng chất mà do bản chat và tính chất củachúng có kha năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường,những chất này yêu cẩu các kỹ thuật xu lý đặc biệt dé loại bỏ hoặc giảm tinhnguy hei của nó” [2, tr 767] Định nghĩa này cho thấy, tại Canada, những tiêuchí để xác định một vật chất là CTNH không được thực hiện theo cách liệt kê

những đặc tính gây nguy hại của chúng (độc hại, ăn mòn, có thé gây cháy nỗ )như cách định nghĩa của UNEP Hai tiêu chí cơ bản để xác định CTNH đượcLuật này quy định là: (i) CTNH phải là chất thải có khả năng gây nguy hại chomôi trường hay sức khỏe con người hoặc đồng thời gây nguy hai cho môi trường

và sức chỏe con người; (ii) CTNH là loại chất thải đòi hỏi những yêu cầu kỹthuật nhất định cho việc loại bỏ khả năng gây nguy hai của chúng Nhu vậy, nếudựa trêr hai tiêu chí này thì chất thải phóng xạ, theo quan điểm của Canada cũng

là một lai CTNH.

€ Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, định nghĩa CTNH đã được đưa ra lầnđầu tiên tại Quy chế quản lý CTNH, ban hành kèm theo Quyết định số155/19⁄9/QĐ- TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ (sauđây gọi tắt là Quy chế quản lý CTNH) Tại Khoản 2 Điều 3 của Quy chế này cóquy địm: “CTNH la chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong cácđặc tín! gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dé no, làm ngộ độc, dé ăn mòn, dễ lây

Trang 16

nhiém và các đặc tính gay nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gâynguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người” Cách tiếp cận này trùng vớiquan điểm cua UNEP, song không làm rõ chất thải phóng xạ không thuộc danhmục CTNH giống như định nghĩa tại Luật Bảo vệ môi trường của Canada và đạoluật RCRA của Mỹ Điều này xuất phát từ thực tế quản lý CTNH ở Việt Nam.

Cho đến nay, mặc dù Việt Nam đã có những quy định riêng về an toàn và kiểm

soát bức xạ, nhưng các loại chất thải phát sinh từ những hoạt động có liên quan

đến lĩnh vực này vẫn chưa có cơ chế quản lý riêng Vì thế, chất thải phóng xạ,

với những đặc tính gây nguy hại cao cho môi trường và sức khỏe con người tạmthời được quản lý theo quy chế chung về quản lý CTNH

Năm 2005, định nghĩa này một lần nữa được chỉnh sửa và hiện được ghinhận tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam như sau: “C7NH

là chất thải chứa yếu 16 độc hại, phóng xạ, dé chay, dé nồ, dé ăn mon, dé laynhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tinh nguy hai khác” Như vậy, định nghĩa nay

được xây dựng theo hướng liệt kê những đặc tính gây nguy hai của CTNH mà

không dé cập đến đối tượng chịu tác động của những đặc tính đó Diều naykhông giống với cách tiếp cận của các định nghĩa trước đây và cũng không theo

xu hướng chung của các nước trên thé giới về van dé này Cụ thé như sau:

Thứ nhất, định nghĩa CTNH nêu trên chưa đầy đủ vì không dé cập đối

tượng chịu tác động của các đặc tính gây nguy hại của CTNH Theo cách định

nghĩa này, chất thải có chứa một trong các đặc tính gây nguy hại nêu trên được

xác định là CTNH khi nó gây tác động xấu đồng thời cho môi trường và sứckhỏe con người, hay chỉ cần gây tác động xấu tới một trong hai đối tượng ấy làtiêu chí chưa được xác định rõ Điều đó dễ đến tình trạng thiếu thống nhất trongcách hiểu về thuật ngữ này

Thứ hai, định nghĩa CTNH không chỉ rõ trạng thái tồn tại của CTNH

Theo cách hiểu logic, CTNH là một loại chất thải nên nó cũng có đầy đủ các

trạng thái tồn tại giống như chất thải thông thường Quan điểm của pháp luậtViệt Nam vé van dé này đã được thé hiện kha rõ trong định nghĩa chất thải được

Trang 17

Từ định nghĩa này, có thé hiểu, theo quan niệm của Việt Nam, CTNH cũng tồntại dưới ba dạng: dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí Quan niệm như thế là chưa

day đủ Trên thực tế, CTNH còn có thé tồn tại ở một số dạng khác, ngoài ba

dạng ton tại nêu trên như dạng sệt (các chất sệt hydroxit kim loại), dạng bức xạlon hóa

Như vậy, cho đến nay, trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều định nghĩa vềCTNH Mặc dù có những khác biệt nhất định về ngôn từ và cách diễn đạt, song

tổng hợp các định nghĩa nêu trên về CTNH cho thấy những dấu hiệu đặc trưngsau đề nhận biết CTNH:

Thứ nhất: CTNH mang đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của chất thải

Thuật ngữ chất thải (waste) dùng để chỉ những chất hay vật liệu được loại

bỏ ra từ các hoạt động của con người Chúng có thé tổn tại ở các dạng khác nhaunhưng đều có chung một bản chất: là vật chất được loại ra sau quá trình sản xuấthoặc sử dụng Để xác định một chat là chất thải hay không, cần dựa vao ba tiêu

chí sau:

i) Chất thải tồn tại dưới dang vật chất ở dang rắn, dang lỏng, dạng khí

hoặc các dạng khác Những yếu tố phi vật chất không thé được coi là chất thải

ii) Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ hoặc bị buộc phải thải bỏ Nói cáchkhác, các dạng vật chất được coi là chất thải khi người chủ sở hữu hay sử dụng

chúng thải bỏ một cách chủ động theo ý chí của họ, hoặc phải thải bỏ một cách

bị động theo ý chí của Nhà nước, không sử dụng nó vào bất kỳ mục đích nàokhác [58, tr 40] [59, tr 15,16].

ii) Nguồn gốc phát sinh ra chất thải là từ các hoạt động của con người

Đó là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động

khác.

Trang 18

Như vậy, vì CTNH là một loại chất thải nên trước hết, để xác định mộtloại vật chất có phải là CTNH hay không, ba tiêu chí nêu trên là một căn cứmang tinh chất bat buộc

Thứ hai: CTNH có chứa một trong các đặc tinh gây nguy hai Các đặctính gây nguy hại chủ yếu của loại chất thải này bao gồm:

i) Đặc tính dễ gây phản ứng: Đặc tính này đòi hỏi trong chất thải phảichứa một hoặc nhiều chất dễ phản ứng Đây là chất không bền vững trong điều

kiện thông thường Nó có thé dé dàng gây nỗ hoặc phóng thích khói, hơi mù, khíđộc hại khi chúng tiếp xúc với nước hay các dung môi

ii) Đặc tính dễ cháy: Loại CTNH mang đặc tinh này thường có chứa chất

dễ bốc cháy Chat dễ bốc cháy là chat dé bắt lửa và rất dé bị cháy Chúng có thé

bắt cháy ở nhiệt độ 60°C

iii) Đặc tinh dé ăn mòn: Chất ăn mòn là các chất thực hiện phan ứng oxy

hoá khử rất mạnh với nguyên vật liệu kim loại hoặc chứa kim loại Chất thải cóchứa chất ăn mòn là CTNH mang đặc tính này

iv) Đặc tính dễ gây độc hại: Chat gây độc hai là chất có tính độc hại hoặcgây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người thông qua ăn uốngthực phẩm có chứa chúng hoặc hít thở, hấp thụ chúng như: các hoá chất độc hại,các kim loại nặng, xyanua, cadimi Trong các loại CTNH, chất thải y té baogồm các mam mống gây bệnh truyền nhiễm cho con người và động vật thường

mang đặc tính này.

vi) Chất có tính phóng xạ CTNH mang đặc tính này thường là loại chấtthải được sản sinh ra từ quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân, các hoạt độngquân sự hay các hoạt động về y học [70, tr 10]

Chất thải chỉ cần mang một trong các đặc tính gây nguy hại nêu trên, đượcxác định là CTNH Một loại chất thải có thể có một trong các đặc điểm như khảnăng gây độc, cháy, nỗ, ăn mòn song những đặc điểm này chi trở thành đặctinh gây nguy hại khi tổn tại với một khối lượng và nồng độ nhất định (ngưỡngnguy hại) Vì thế, chỉ cần chất thải có chứa một trong các đặc tính gây nguy hại

Trang 19

đã đủ dé coi là CTNH mà không nhất thiết phải nói đến khối lượng và nồng độcủa nó như cách định nghĩa trong đạo luật RCRA của Mỹ Theo logic, vì mangcác đặc tính gây nguy hại nên CTNH đòi hỏi phải có các yêu cầu kỹ thuật đặcbiệt dé xử lý Do đó, với các đặc tính này, việc xác định những yêu cau kỹ thuật

xử lý đặc biệt dé loại bỏ hoặc giảm tính nguy hại của nó là một dấu hiệu để nhậnbiết CTNH theo định nghĩa CTNH tại Luật Bảo vệ môi trường của Canada cũngkhông thật sự cần thiết

Thứ ba: CTNH có thế gây tác động nguy hại cho môi trường và/hoặc sức

khỏe con người Điều này có nghĩa là, khi chất thải có mang một trong các đặc

tính gây nguy hại mà đặc tính ấy có thể chỉ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượngmôi trường, hay chỉ gây tác động nguy hại cho sức khỏe con người, hoặc gây tácđộng nguy hại đồng thời cho cả hai đối tượng đó đều được xác định là CTNH.Quan diém này cũng hoàn toàn phù hop với mục tiêu bảo vệ môi trường ma tat

cả các quốc gia trên thế giới đều theo đuôi Bảo vệ môi trường không chỉ hướngtới bảo vệ sức khỏe con người mà còn bảo vệ chất lượng môi trường sống chocác hệ động thực vật sống khác, bảo vệ tat cả các yếu tố tạo thành môi trường.

Từ những phân tích nêu trên, ở Việt Nam, thuật ngữ CTNH dưới góc độ

pháp lý cần được định nghĩa như sau: “Chat thải nguy hại là chất thải ton tại ởdạng ran, lỏng, khí và các dạng khác, có một trong các đặc tính gáy nguy hại(dễ cháy, dé nồ, dé làm ngộ độc, dé ăn mòn, dé lây nhiễm và các đặc tính gâynguy hại khác), có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi

trưởng `.

CTNH có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Tuỳ theo mục

đích quản lý, sử dụng hay thông tin mà có những tiêu chí phân loại nhất định đốivới CTNH Trên thế giới, hiện có một số tiêu chí phân loại CTNH chủ yếu sau:

Một là: Phân loại theo nguồn thải “phi đặc thù” Cách phân loại này tậptrung vào bản chất của các công đoạn sản xuất sản sinh ra CTNH như: CTNH từkhâu sản xuất, pha chế, phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; CTNH từcác công đoạn sản xuất, pha chế dược chất Cách phân loại này không giúp cho

Trang 20

việc nhận biết trực tiếp bản chất của CTNH mà chỉ có tác dụng cảnh báo vềthành phần nguy hại tiềm tàng của chúng

Hai là: Phân loại theo nguồn thải “đặc thù” Hệ thống phân loại CTNH

theo cách này được xây dựng dựa trên đặc thù của việc sản sinh CTNH Ví dụnhư: bộ phận cơ thé thải bỏ sau mô xẻ hoặc phẫu thuật tử thi; chất thải sau khi

xử lý nhiệt có chứa xyanua Đây là cách phân loại có thể cung cấp khá đầy đủcác thông tin đặc thù về CTNH hoặc cho phép đưa ra những kết luận nhanh vềbản chất của chúng

Ba là: Phân loại theo đặc tính nguy hại Đây được coi là thành tố quantrọng của hệ thống phân loại CTNH, dựa trên những đặc tính gây nguy hại củaloại chất thải này như: CTNH độc hại, CTNH dễ cháy, CTNH dễ nổ Cáchphân loại này cho phép xác định rõ bản chất của CTNH, nhưng nó đòi hỏi từngđặc tính này phải được định nghĩa chi tiết và phải kiểm tra cụ thé đối với từngchất thải

Bốn là: Phân loại theo tình trạng vật lý Cách phân loại này dựa trên tinhtrạng vật lý cụ thể của CTNH như rắn, lỏng, khí, rắn nguyên khối, ran dạng hạt,rắn dạng bột Sự phân loại này chỉ ra các yêu cầu của việc ngăn ngừa ô nhiễm

môi trường và xác định một số thành té trong các lựa chọn dé xử ly chúng

Nam là: Phân loại CTNH theo nhóm ngành Đây là hệ thống phân loại sửdụng tiều chuẩn phân loại công nghiệp (standard industrial classification — SIC)

làm thành tố cơ bản Cách phân loại này có thể giúp dự đoán được tổng lượngphát thải đối với một khu vực hay một cơ sở công nghiệp Tuy nhiên, cách phânloại này sẽ hạn chế khi được áp dụng cho một khu vực có nhiều hoạt động côngnghiệp rên cùng một địa điểm, nên có thể dẫn đến tình trạng “dự đoán hai lần”

[45, tr 5-8].

G Việt Nam, theo Quyét định của Bộ trưởng Bộ TN&MT số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục CTNH,CTNH tược phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như: Chất thải

từ ngàm thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than; chất thải từ

Trang 21

ngành sản xuất hoá chất vô cơ; chất thải từ ngành luyện kim; chất thải hộ giađình va chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác; các loại chất thải bao bì, chất hấpthụ, gié lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ

1.1.2 Khái niệm quản lý chất thải nguy hại

Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý được hiểu là việc “16 chức và điều khiếncác hoạt động theo những yêu cau nhát định" [88, tr 800] Trong lĩnh vực quản

lý CTNH, những hoạt động tổ chức và điều khiển của các cơ quan nhà nướccũng như việc tố chức quản lý CTNH của các tổ chức, cá nhân có liên quan,

nhằm giảm bớt những tác động xấu của CTNH đối với môi trường và sức khỏe

con người được hiểu là hoạt động quản lý CTNH Day là tổng hợp các biện

pháp, cách thức nhằm kiểm soát quá trình phát sinh, vận chuyên, xử lý CTNH và

những ảnh hưởng, tác động của CTNH đến môi trường Theo cách tiếp cận về

quản lý chất thải nói chung, quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiềubiện pháp, cách thức khác nhau, từ các cách thức thủ công truyền thống đến cáccách thức tân tiến hiện đại; từ các biện pháp khoa học kỹ thuật đến các biện pháphành chính - pháp lý, tuyên truyền giáo dục [40, tr 47]

Quản lý CTNH là thuật ngữ đã hình thành trong thập niên 60 của Thế ky

trước Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những thay đổi trongnhận thức về bảo vệ môi trường của nhân loại, ngày nay quản lý CTNH đã trởthành mối quan tâm hàng dau của hau hết các quốc gia trên thế giới Để quản lý

hiệu quả loại các loại chất thải (bao gồm cả CTNH), trên thế giới hiện có baphương thức quản lý, với ba cách tiếp cận không giống nhau Đó là phương thức

quản lý cuối đường ống sản xuất (end — pipe — approach) , phương thức quản lý

dọc theo đường ống sản xuất ( production — pipe — line approach) và phươngthức quản lý nhân mạnh vào khâu tiêu dùng (consumer — driven — approach) Ưuđiểm của quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất là thuận tiện, ít chi phí về tàichính và tiết kiệm thời gian, nhưng phương thức này lại không tạo được sự chủđộng trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường Theo phương thức này, vẫn đề quản

lý chat thai chỉ đặt ra khi chất thải đã phát sinh tại nguồn thải, nên hiệu quả quản

Trang 22

lý tuỳ thuộc chủ yếu vào công đoạn xử lý chất thải Nếu công đoạn này khôngđược thực hiện tốt thì việc phòng ngừa và giảm thiêu những tác động tiêu cựccủa chất thải hầu như không thực hiện được Ngược lại, phương thức quản lýchất thải dọc theo đường ống sản xuất lại khắc phục được hạn chế này Nó đảmbảo chat thải được kiểm soát tại từng công đoạn của quy trình sản xuất, nên néu

có van dé phát sinh tai bất ky công đoạn nào cũng có thê được xử lý mà không bị

phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của riêng một công đoạn như phương thức

quản lý cuối đường ống Cùng với hai phương thức này, hiện nay, một số quốcgia, chủ yếu là các nước phát triển đã bắt đầu tiếp cận với phương thức quản lý

chất thải nhắn mạnh vào khâu tiêu dùng Phương thức này cho phép các loại chấtthải được quản lý trên cơ sở nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để khuyếnkhích ho lựa chọn những sản phâm thân thiện với môi trường, qua đó khuyếnkhích các doanh nghiệp hướng tới sản xuất các sản phâm đó dé đáp ứng nhu caucủa thị trường [52, tr.16] Tuy nhiên, đây chưa phải là phương thức quản lý chấtthải phù hợp với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung,những nơi mà nhận thức vẻ bảo vệ môi trường và mức sống của đại bộ phậnngười tiêu dùng còn bị hạn chế và bảo vệ chất lượng môi trường sống chưa thực

sự trở thành một mối quan tâm lớn của cả cộng đồng

Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ quản lý CTNH đã được đề cập trong cácvăn bản pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới từ khá sớm so với Việt Nam.Chang han, tại Mỹ, từ năm 1976, Điều 42 Đạo luật RCRA đã ghi nhận “quản lýCTNH là hệ thống kiểm soát việc thu gom, phán loại tại nguồn, hưu trữ, vậnchuyển, xử lý, tái chế và thải bo các CTNH” Định nghĩa này phan ánh cách tiếpcận quản lý CTNH theo phương thức quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất,phương thức quản lý duy nhất và phố biến trên thé giới vào thời điểm đó

Năm 1992, Công ước Basel về kiểm soát qua biên giới các CTNH và việctiêu huý chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) đã ghi nhận khái niệm quản

lý CTNH như sau: “Quản lý CTNH là việc thu thập, vận chuyền và tiêu huỷ cácCTNH, bao gom cả việc giảm sát các địa điểm tiêu huy” [51, tr 505] Như vậy,

Trang 23

cách định nghĩa này mặc dù không liệt kê chỉ tiết các hoạt động quản lý CTNHnhư định nghĩa quan lý CTNH trong Đạo luật RCRA, nhưng cũng thé hiện cáchtiếp cận theo phương thức quản lý chất thải truyền thống là phương thức quản lýchat thải cuối đường ống sản xuất Van dé giảm thiểu CTNH trong quá trình sản

xuất, yếu tố cơ bản thể hiện rõ nhất phương thức quản lý chất thải dọc theo

đường ống sản xuất, không được dé cập là một trong số các hoạt động quản lý

CTNH ở định nghĩa này.

Ở Việt Nam thuật ngữ quản lý CTNH được hiéu qua từng giai đoạn cũng

có những khác biệt nhất định, tuy không lớn Định nghĩa quản lý CTNH ở nước

ta được quy định lần đầu tiên vào năm 1999, tại Điều 3 Quy chế quản lý CTNH.Theo đó “Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình

từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủyCTNH” Định nghĩa này phản ánh rõ vấn đề quản lý CTNH ở Việt Nam đượctiếp cận hoan toàn theo phương thức quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất

Đó là quá trình kiểm soát CTNH từ khi nó được phát sinh tại nguồn thải, đến

việc thu gom, vận chuyền và xử lý, tiêu hủy cuối cùng Cách tiếp cận này mặc

dù không thật sự tiến bộ và chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của quản lý CTNH,nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam ở thời điểm đó Điều này được lý

giải bởi những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất: Trình độ quản lý và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật ở ViệtNam trong bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế Điều đó làm cho Việt Nam ít

có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận và ứng dụng các quy trình công nghệ hiện đại

để kiểm soát CTNH từ khâu sử dụng nguyên liệu sản xuất theo phương thức

quản ly CTNH doc theo đường ống sản xuất

Thứ hai: Khả năng đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường ở Việt Namcòn thấp Hạn chế này làm giảm cơ hội đầu tư cho việc sử dụng các giải pháp kỹthuật công nghệ hiện đại để giảm thiểu CTNH trong quá trình sản xuất sản

phẩm Vì thé, các sản phẩm được sản xuất ra khó có thé đáp ứng các yêu cầukhắt khe về môi trường Đây cũng chính là lý do mà cả phương thức quản lý chất

Trang 24

thải doc theo đường ống sản xuất cũng như phương thức quan ly chất thải nhấnmạnh vào khâu tiêu dùng chưa có điều kiện áp dụng thuận lợi ở nước ta.

Thứ ba: Mức sống và nhận thức về bảo vệ môi trường của đại bộ phận

người Việt Nam còn thấp Trong điều kiện đó, mối quan tâm hàng đầu của phần

lớn người tiêu dùng Việt Nam khi chọn lựa sản phâm là giá cả, chứ không phải

là tính thân thiện với môi trường của sản phẩm Vì thế, việc quản lý CTNH theo

phương thức nhân mạnh vào khâu tiêu dùng khó có kha năng áp dụng hiệu quả ở

Việt Nam.

Bay (07) năm, sau khi định nghĩa quản lý CTNH đầu tiên được quy định

trong Quy chế quản lý CTNH, định nghĩa thứ hai về quản lý CTNH đã được ghi

nhận tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 26 tháng 12năm 2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấpphép hành nghề, mã số quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là Thông tư 12) Theo văn

ban nay “Quan lý CTNH gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,

giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyên, lưu giữ, xử lý (kê cả tái chế, thuhồi), tiêu huy CTNH” Ra đời sau và có thay đổi về cách tiếp cận, định nghĩa này

đã phản ánh những tiến bộ trong cách hiểu về quản lý CTNH ở nước ta, song lạibộc lộ một số hạn chế so với định nghĩa trước đó

Điểm tiến bộ nôi bật của định nghĩa nay là đã phản ánh sự thay đối mangtính chất hiện đại hơn, phù hợp hơn với xu thế chung của thế giới trong quản lýCTNH Việc xác định giảm thiểu CTNH là một hoạt động trong quản lý CTNH

đã cho thay bóng dáng, tuy không lớn, của phương thức quản ly doc theo đườngống sản xuất, một phương thức quản lý được thừa nhận là tiễn bộ hơn, ưu việt

hơn so với phương thức quản lý cuối đường ống hiện đang được áp dụng Tuynhiên, định nghĩa này lại bộc lộ những hạn chế so với định nghĩa trước đó, tại

Trang 25

biên giới CTNH sẽ diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt với một quốc gia mà vấn đềbáo vệ môi trường bằng pháp luật còn khá non trẻ như Việt Nam Vì thế, việc bỏsót hoạt động này trong quản lý CTNH là hạn chế không nhỏ, làm giảm hiệu quảcủa công tác này.

Thứ hai, tất cả các hoạt động được liệt kê trong quản lý CTNH như giảmthiêu, phân loại, thu gom, vận chuyền, lưu giữ, xử lý CTNH đều hướng tới mộtmục đích chung là phòng ngừa ô nhiễm môi trường Vì thế, việc xác định hoạtđộng phòng ngừa trong thuật ngữ này là không cần thiết Hơn nữa, việc sử dụngthuật ngữ phòng ngừa đề chỉ một hoạt động quản lý CTNH cũng không hợp lý.Trong quán lý CTNH, phòng ngừa được hiểu là mục đích của quản lý chứ khôngphải là hoạt động quản lý Vì vậy, các hoạt động quản lý CTNH như giảm thiểu,phân loại, thu gom, vận chuyền, lưu giữ, xử lý lại được liệt kê cùng với mục đíchphòng ngừa ô nhiễm môi trường là điều bất hợp lý về cách sử dụng thuật ngữ

Với những phân tích nêu trên, có thế đưa ra một định nghĩa phù hợp hơn

về quản lý CTNH như sau: “Quản ly CTNH là những hoạt động giảm thiếu,phan loại, thu gom, van chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý (kế cả tái chế, thu hôi),tiêu huỷ CTNH” Day là khái niệm quản lý CTNH được hiểu theo nghĩa rộng,

thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là: Chủ thê thực hiện quản lý CTNH

Quản lý CTNH là hoạt động được thực hiện bởi hai nhóm chủ thể là Nhànước và các tô chức, cá nhân

Nhà nước thực hiện quản lý CTNH thông qua hoạt động của các cơ quan

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Đây là hệ thống cơ quan được tổ chức

từ Trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện

và giám sát thực hiện các hoạt động quản lý CTNH của các tổ chức, cá nhântrong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu xác định mà Nhà nước đã đặt ra.Hoạt động của hệ thống này giữ vai trò quan trọng mang tính chất quyết địnhhiệu quả quản lý CTNH của quốc gia Không giống với các lĩnh vực khác, các

vân đê về CTNH thường dân dén sự xung đột lợi ích giữa lợi ích trước mặt và

Trang 26

lợi ich lâu dai; giữa lợi ich của từng tô chức, cá nhân với lợi ich chung của cộngđồng Vì thế, khó có thể trông chờ vào sự tự giải quyết của các bên xung đột màcần có sự can thiệp mạnh mẽ mang tính tô chức quyền lực Không chủ thé nào

có thể đảm nhiệm được vai trò này tốt hơn Nhà nước, với quyền lực và sức mạnhcưỡng chế của nó

Cùng với Nhà nước, quản lý CTNH còn được thực hiện bởi các tô chức,

cá nhân trong xã hội Đó là các chủ nguồn thải, chủ thu gom vận chuyển CTNH,chủ xử lý CTNH; các chuyên gia môi trường và cộng đồng dân cư Nhóm chủthé này thực hiện quản lý CTNH thông qua việc áp dụng các biện pháp dé giảmthiểu CTNH, xử lý loại bỏ các đặc tính gây nguy hại của chúng, hay giám sátviệc thực hiện quản lý CTNH của các chủ nguồn thải Hiệu quả quản lý CTNHcũng phụ thuộc không nhỏ vào mức độ và khả năng thực hiện các hoạt độngquản lý CTNH của nhóm chủ thể này

Hai là: Mục đích của quản ly CTNH.

Mục đích của quản lý CTNH là phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môitrường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi

trường Nói cách khác, quản lý CTNH là quá trình con người chủ động thực hiện

các hoạt động để ngăn chặn, phòng ngừa những rủi ro cho môi trường và sứckhoẻ con người do tác động nguy hai của CTNH từ những hoạt động phát triển

Nếu vì những lý do khác nhau mà tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thìviệc tiến hành các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, khôi phục lại môitrường đã bị ô nhiễm cũng là mục đích của quản lý CTNH

Ba là: Công cụ quản lý CTNH Quản lý CTNH được thực hiện trên cơ sởkết hợp đồng bộ nhiều công cụ, biện pháp khác nhau Các hoạt động quản lýCTNH không chỉ được thực hiện bang biện pháp pháp lý mà còn được thực hiệnbằng việc sử dụng các công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các giải phápcông nghệ hay các yếu t6 xã hội, yếu tố thị trường

Bốn là: Nội dung của quản lý CTNH

Trang 27

thực hiện theo ba giai đoạn chính Tuỳ vào đặc điểm và yêu cầu của mỗi giaiđoạn các chú thể quản lý CTNH cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau Cụthê như sau:

i) Giai đoạn 1: Quản lý CTNH tại nguồn Hoạt động quản lý trong giai

đoạn nay đòi hỏi cần phải nam vững các thông tin về CTNH tại nguồn Đó là cácthông tin về số lượng nguồn phát sinh CTNH trong phạm vi địa phương, lượngCTNH phat thải, thành phan và tính chất độc hại của loại chất thai đó Bên cạnh

đó, việc giảm thiểu CTNH hay phân loại, lưu giữ CTNH an toàn tại ngu6n thảitrước khi chuyển giao cũng là những hoạt động quan trọng của giai đoạn này

ii) Giai đoạn 2: Thu gom và vận chuyển CTNH Tùy thuộc vào điều kiện

và khả năng cụ thể của từng khu vực, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

có phát sinh CTNH, toàn bộ CTNH phat sinh từ các nguồn thải khác nhau sẽđược thu gom và chuyên đến khu xử ly, đến trạm trung chuyền hay đến nơi lưu

gitt tạm thời CTNH.

iii) Giai đoạn 3: Xử lý, tiêu huỷ CTNH Đây là giai đoạn cuối cùng củaquản lý CTNH Ở giai đoạn này, một số CTNH được tái chế, tái sử dụng cho

nhiều mục đích, phần còn lại được thải bỏ bằng các phương pháp khác nhau như

đốt hoặc chôn lap [33, tr 99] (Các giai đoạn thực hiện quan lý CTNH được mô

tả qua sơ đồ tại phụ lục 1)

Từ khái niệm quản lý CTNH, có thể thấy, so với quản lý chất thải thôngthường, quản lý CTNH có bốn đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: Quan lý CTNH là những hoạt động đòi hỏi sự tập trung nguồn

lực kỹ thuật và tài chính lớn.

Đặc trưng này phản anh sự khác biệt rõ nét giữa quản lý CTNH với quan

lý chất thải thông thường CTNH phải được xử lý, loại bỏ hoàn toàn các đặc tính

nguy hại để trở thành chất thải thông thường Vì vậy, quản lý CTNH đòi hỏi áp

dụng nhiều biện pháp kỹ thuật môi trường để xử lý lượng và độ độc của CTNH,

Trang 28

biến nó thành chat thải không có một trong các đặc tính dễ cháy, dễ nỗ dễ lâynhiễm như các loại chat thải thông thường khác Điều đó chi có thé thực hiệntrên cơ sở sử dụng các giải pháp kỹ thuật cao và nguồn tai chính lớn dé xử lý

Thực tế quản lý CTNH đã cho thấy, xử lý “tiêu độc” trước khi tiêu huỷcuối cùng là khâu kỹ thuật rất quan trọng của quản lý CTNH Tuy nhiên, khâunay lại đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao và tốn kém mà hau hết các chủ nguồn thaikhông thê đáp ứng Thậm chí, nhiều khi các cơ sở xử lý CTNH của một thành

phố cũng không đủ khả năng dé trang trai cho việc xử lý CTNH vi thiết bị cũngnhư hoá chất dé xử lý rất đắt tiền và lượng CTNH phải xử lý lại quá nhỏ [48, tr

891] Vì vậy, trên cơ sở đặc trưng này của quan lý CTNH, các nước phát triển đãtính đến và áp dụng mô hình xử lý CTNH tập trung Chỉ khi số lượng CTNH đủlớn đến một mức độ nhất định của quy mô công nghiệp thì giá thành dịch vụ cho

xử lý số lượng lớn CTNH mới đủ trang trải cho chi phí đầu tư và vận hành

Theo mô hình xử lý tập trung CTNH, nguồn lực và kỹ thuật trình độ cao

của quốc gia có thé được huy động một cách tối đa Nhờ đó, ngoài việc cho phép

sử dụng hiệu quả quỹ đất do tận dụng tốt các vùng đất hoang hóa khô căn, cách

xa khu dân cư, đô thị, mô hình này còn làm giảm đáng ké chi phí đầu tư xã hội

so với các mô hình xử lý phân tán, quy mô nhỏ lẻ Quan trọng hơn, sử dụng mô

hình này còn giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và việc kiểm soát khả

năng gây ô nhiễm thứ cấp cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn Tuy

nhiên, xây dựng các khu xử lý CTNH tập trung cũng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn.Tuỳ thuộc vào quy mô xử lý, vốn đầu tư trung bình cho một khu xử lý CTNH

tập trung là 40 — 100 triệu USD [33, tr 111] Ở nước ta, theo quy hoạch pháttriển công nghiệp Việt Nam, để phù hợp với ba vùng phát triển công nghiệp tậptrung, việc hình thành các cơ sở xử lý CTNH tập trung tại ba vùng này đã được

cân nhắc và chuẩn bị triển khai trên thực tế

The hai: Quản lý CTNH là những hoạt động được thực hiện với quy trình

nghiêm ngặt và những đòi hỏi khắt khe

Trang 29

xử lý tuỳ theo tính chất và thành phần của từng loại CTNH Không thê xử lýhoặc tiêu huỷ tất cả các loại CTNH phát sinh chỉ bằng một công nghệ CTNH cónhững đặc tính lý hoá hoặc sinh học đòi hỏi phải có phương tiện vận chuyền và

quy trình đặc biệt để xử lý nhăm tránh những rủi ro đối với môi trường và sức

khoẻ con người Chăng hạn, đối với vận chuyên CTNH, không phải loại CTNHnào cũng có thé được vận chuyên chung, nên nguy cơ cháy nỗ trong chính khốiCTNH được van chuyén là khó tránh khỏi, nếu không được tính toán một cáchkhoa học Xe vận chuyên CTNH phải là các xe chuyên dụng với cấu tạo và thiết

kế đặc biệt nhằm tránh các sự cố có thể xảy ra trong quá trinh vận chuyển Vậtliệu làm bồn chứa phải là thép không gi, thép cacbon, thép hợp kim tùy thuộcvào loại CTNH được chứa Lộ trình vận chuyển CTNH cũng cần được hoạchđịnh chỉ tiết, tránh tối đa các sự cố giao thông, khó khăn do cầu phà và gây ônhiễm môi trường Tuyến vận chuyển CTNH cần được lựa chọn sao cho ngắn

nhất, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, khu vực có nguồn nước

dùng cho sinh hoạt hay khu bảo tổn thiên nhiên, tránh đi qua các giao lộ lớn

nhiều xe cộ và đông người qua lại Thời điểm vận chuyển cũng được tính toán

không trùng với các giờ cao điểm và rút ngắn tối đa thời gian vận chuyền [90,

tr 80-82] Những yêu cầu nghiêm ngặt này không đặt ra đối với vận chuyển chất

thải thông thường.

Xử lý CTNH cũng đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu tương tự như thế.Trước khi đem chôn lấp, CTNH phải trải qua các khâu xử lý trung gian nhưđóng thành bánh dé giảm thé tích và cô lập các thành phan nguy hại không chophát tán một cách dễ dàng, hoặc thiêu đốt trước khi đem chôn lấp; khử trùng,khử độc trước khi chôn lap và cũng có thé phải kết hợp đồng thời hai biện phápnày [33, tr 96] Việc chôn lấp chất thải thông thường không cần phải qua cáckhâu xử lý trung gian như thế Điều đó cho thấy, quản lý CTNH cần phải đượcthực hiện theo quy trình rất nghiêm ngặt Nếu không tuân thủ đúng quy trình

Trang 30

nay, tính nguy hại của CTNH không được loại bo và nguy cơ gây những tác

động bắt lợi lớn là không thê tránh khỏi

Như vậy, so với quản lý CTNH, quản lý chất thải thông thường đơn giản

và ít khắt khe hơn, mặc dù những yêu cầu về đảm bảo an toàn trong quá trình

quản lý vẫn được đặt ra Đặc trưng này cũng quyết định các điều kiện cần thiết

cho việc tiến hành những hoạt động có liên quan đến CTNH trong quản lýCTNH bằng pháp luật Đó là những điều kiện về phân loại, lưu giữ CTNH tạinguồn để đảm bảo an toàn cho môi trường lao động tại nơi phát sinh ra chúng:các điều kiện đối với thiết bị vận chuyển CTNH; điều kiện đối với cơ sở xử lý,tiêu huy CTNH để được phép hành nghề

Thứ ba: Quản lý CTNH là hoạt động đòi hỏi cao về chuyên môn

So với chất thải thông thường, việc nhận biết, kiểm soát và xử lý CTNH

phức tạp hơn nên thường đòi hỏi một trình độ hiểu biết nhất định về chuyênmôn của những người có liên quan đến quản lý CTNH Chăng hạn, cùng làmphát sinh chất thải, nhưng việc thải bỏ an toàn chất thải thông thường và CTNH

lại đòi hỏi sự khác biệt trong nhận thức của chủ nguồn thải Những người dânbình thường, với trình độ nhận thức ở mức trung bình có thể nhận biết một cách

dé dang làm thế nào để thải bỏ an toàn các loại thức ăn thừa Thế nhưng, rất ítngười trong số họ biết cách dé thải bỏ an toàn một cục pin hay một viên thuốc đãhết hạn sử dụng Các cơ sở công nghiệp có sản sinh chất thải thông thường vàCTNH cũng thế Xử lý chất thải thông thường là hoạt động mà rất nhiều cơ sở cóthé tự lam được, nhưng những cơ sở có thé tự xử lý CTNH mà mình sản sinh ralại rất ít Tương tự như vậy, những người thu gom và xử lý rác thải thông thường

có thể không cần được đào tạo về chuyên môn, nhưng đối với những người thu

gom, vận chuyền và xử lý CTNH thi đấy lại là một yêu cầu bắt buộc dé đảm bao

trước hết cho sự an toàn đối với sức khoẻ của bản thân họ, sau đó là sức khoẻcộng đồng và sự trong lành của môi trường

Thứ tư: Quản lý CTNH là hoạt động đòi hỏi sự can thiệp thường xuyên va

“mạnh tay” của Nhà nước.

Trang 31

Nhà nước thê hiện rõ rệt ở việc xác định "các guy tắc trò choi" đê can thiệp vàonhững khu vực cân có sự lựa chon, đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sựđiều tiết của Nha nước, cũng như những lĩnh vực có thé hạn chế sự can thiệp đó[84, tr 24] So với các hoạt động quan lý chat thải thông thường, quản lý CTNH

là một trong những lĩnh vực mà sự can thiệp mạnh mẽ và thường xuyên của Nhànước là đặc biệt cần thiết Điều đó có thể được lý giải bởi hai lý do cơ bản sau:

Một là: Do mang các đặc tính gây nguy hại, hậu quả mà CTNH gây ra cho

môi trường, sức khoẻ, tính mạng của con người cũng như sự phát triển kinh tế xãhội thường lớn hơn hậu quả mà các chất thải thông thường khác có thể gây ra.Việc thải bỏ bừa bãi một đồng vật liệu xây dựng lớn có thé chưa làm ảnh hưởngđến sức khoẻ con người, ngoại trừ việc làm mất cảnh quan đô thị, thì việc thải bỏkhông đúng cách một chai thuốc trừ sâu vào nguồn nước lại có thể ngay lập tức

gay ngộ độc cho nhiều người sử dụng nước hay gây bệnh, thậm chí làm chết mộthoặc nhiều loài thuỷ sinh Vì vậy, nếu thiếu sự can thiệp “mạnh tay” của Nhànước trong lĩnh vực này thông qua các biện pháp chế tài nghiêm khắc và sự giámsát, kiểm tra thường xuyên thì van dé an toàn môi trường và sức khoẻ cộng đồng

khó được đảm bảo.

Hai la; Trong quản lý CTNH, đặc biệt là xử lý, tiêu huỷ CTNH, cơ sở hạ

tầng giữ vai trò quyết định đến việc đảm bảo an toàn khi tiến hành các hoạt độngnày So với xử lý chất thải thông thường, xử lý CTNH đặt ra những đòi hỏi khắt

khe va chi phí tốn kém hơn nhiều lần cho việc xây dựng cơ sở hạ tang Tuynhiên, lợi nhuận thu được từ quá trình xử lý CTNH lai không lớn hơn so với xử

lý chất thải thông thường nên lĩnh vực này khó thu hút được sự đầu tư từ bất kỳnguồn lực nào khác trong xã hội, ngoại trừ Nhà nước Bên cạnh đó, do ảnhhưởng của các hoạt động xử lý CTNH đối với sức khoẻ con người, việc đặt cácdiém xử lý CTNH thường vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng dân cư

Trang 32

sống tại vùng đó và vùng kế cận Tinh trang này sẽ rất khó giải quyết nếu thiểu

“bàn tay quyền lực” của Nhà nước

1.1.3 Tính tất yếu của quản lý chất thải nguy hại

Quản lý CTNH là đòi hỏi tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại.Trước những tac động nguy hại của CTNH, trước sự gia tăng nhanh chóng cualoại chất thải này và mặt khác, vì những lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường màquản lý CTNH có thể mang lại, quản lý tốt CTNH là một trong những phươngcách hiệu quả dé đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người Cụthê như sau:

Một là: Tác động nguy hại của CTNH.

Do mang các đặc tính gây nguy hại như dễ gây ngộ độc, dễ cháy, dé nó,

dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm nên CTNH là loại chất thải có khả năng gây nguy hạicao cho môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế

i) Tác động nguy hại của CTNH đối với môi trường: CTNH nếu không

được quản lý hiệu quả có thé gây ra tình trang 6 nhiễm nặng né đối với các thànhphần môi trường như nước, đất, không khí, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sựphát triển của các hệ động, thực vật Khi có mặt trong môi trường, CTNH di

chuyên hoặc kết hợp và phản ứng với một số yếu tố nhân tạo hoặc tự nhiên khác.Chúng có thể lan truyền, xâm nhập một cách nhanh hay chậm trực tiếp hay giántiếp Đặc biệt, sự di chuyển này có thể xảy ra ở ca ba môi trường ran, lỏng và

khí.

CTNH khi được con người thải vào môi trường sẽ nhanh chóng phát tán

vào khí quyền, thủy quyên và địa quyền Một phần CTNH cũng như các độc chấtcủa chúng được giữ lại ở khí quyền, thủy quyền hoặc địa quyền, một phần khác

quay trở lại sinh quyền, qua các quá trình tích lũy sinh học cũng như tích tụ sinh

hóa Không những thế, CTNH còn có thé di chuyến từ khí quyên sang địa quyền,

thủy quyền và ngược lại thông qua các quy trình như sự lắng tụ, bốc hơi, sự dẫn

nước, xói mòn Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng

đôi với nguôn nước, ô nhiễm không khí, suy thoái đât, gây ảnh hưởng xâu cho

Trang 33

ii) Tác động nguy hai của CTNH đối với sức khỏe con người: Các chấtnguy hai trong CTNH có thé xâm nhập trực tiếp vào cơ thé con người Các chathữu cơ tổng hợp như các loại hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng khi đưavào cơ thê có kha năng tích tụ trong mau, các tổ chức giàu mỡ (não, tủy, gan,thận ) gây tốn thương tác động đến hệ thần kinh, hệ bài tiết, tuần hoàn, tiêuhóa dẫn đến các chứng bệnh thần kinh, mắt trí nhớ, rối loạn chức năng gan, thận,

gây ung thư, vô sinh Việc tiếp xúc qua da có thể dẫn đến kích thích da, viêm

da, tốn thương mắt, rối loan thị giác Ngoài ra, sự xâm nhập của các chất bụi, hơikhí độc hại vào cơ thể con người qua đường hô hấp còn có thể gây ảnh hưởngnguy hại đến đường hô hấp, hệ thống tuần hoàn, hệ thống thần kinh, gây rối loạntrao đôi chất, suy nhược cơ thê [3, tr 776,777] [14 tr 41- 48] [22, tr 46]

iii) Tác động nguy hại của CTNH đối với sự phát triển kinh tế: Ngoàinhững nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường như đã phân tích ởtrên, CTNH nếu không được quản lý chặt chẽ và khoa học, còn có thể gây ranhững thiệt hại lớn về kinh tế như làm đình trệ sản xuất, cản trở sự phát triển củamột số ngành kinh doanh dịch vụ có liên quan Chăng hạn, các CTNH mang đặctính dé cháy nỗ có thé dẫn đến những sự cố cháy nỗ lớn Các sự cô này khôngchỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có thể dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình trệ

CTNH mang đặc tính dễ ăn mòn có khả năng ăn mòn vật liệu, gây hư hỏng các

công trình, thùng chứa nhà kho Ngoài ra, CTNH còn có thể trở thành tác nhân

làm cản trở sự phát triển của một số ngành như: du lịch, chế biến thực phẩm,kinh doanh dịch vụ ăn uống, xuất, nhập khẩu

Trên thực tế, khả năng gây nguy hại của CTNH đối với môi trường, sứckhỏe con người và sự phát triển kinh tế là điều đã được chứng minh Trong lịch

sử, đã từng có những người nô lệ ở Hy Lạp bị mắc bệnh phôi do tiếp xúc với bụiaminăng trong khi dệt quần áo Ở thế kỷ 17, nước thải từ việc khai thác quặng

Trang 34

mỏ gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước Châu Âu cũng

đã được thừa nhan [42, tr 245]

Trong xã hội hiện đại, tác động nguy hại của CTNH đối với môi trường,sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế cũng được chứng minh qua hàng loạt

các thảm họa lớn Đó là vụ mây khí độc ở Bohpal, Trung An Độ năm 1984 do

tập đoàn Union Carbide gây ra với những con số thống kê thiệt hại gây sốc: mộtthành phố 3/4 triệu dân mà có tới hàng nghìn người chết, một phân tư dân số bị

thương, hơn một nửa dang tìm kiếm sự bù dap cho khủng hoảng về tinh thần vathé chat, 470 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại và 1 tỷ USD dé chống chọi với

nguy cơ bị thôn tính do đã gây ra sự cố Vụ gây chứng bệnh Minamata (bệnh rối

loạn hệ thần kinh mãn tính gây ra bởi chất Metyl thủy ngân) tại Nhật Bản năm

1968 cũng dé lại những con số thiệt hại khó quên với 2.248 bệnh nhân, trong đó

có 1.004 người chết, 47.900 tý yên cho việc khôi phục môi trường và 90.800 tỷyên tiền bồi thường thiệt hai [28] Ở Việt Nam, mặc dù chưa có những thảm

họa khủng khiếp như trên, nhưng những thiệt hại do ảnh hưởng của CTNH cũngkhông phải là chưa có Việc làm rò ri kho chứa dầu hạt điều (có chứa các hợpchất của phenol) ở Bình Chánh làm hơn 20 công nhân bị bỏng nặng khi nạo vét

hệ thống mương rãnh thoát nước, hay trường hop dé chất thải thuốc trừ sâu

không đúng quy định gây ngộ độc cho hơn 50 người ở gần khu vực nhà máy

thuốc bảo vệ thực vật KOSVIDA tinh Binh Duong [42, tr 258] trong nhữngnăm gan đây là những minh chứng điển hình

Những con số thống kê thiệt hại khó quên này đã trở thành những bài họcđau xót về quản lý CTNH Chúng đặt cả thế giới trước một đòi hỏi tất yếu của sự

phát triển là phải quan lý tốt CTNH nhằm phòng ngừa và giảm thiểu những thiệthại mà loại chất thải này có thể gây ra

Hai là: Thực trạng phat sinh CTNH

Chất thải nguy hại là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển xã hội Cùngvới sự tăng trưởng kinh tế, cùng với sự đi lên trong đời sống vật chất và tinh thầncủa loài người, lượng CTNH phat sinh cũng ngày một gia tăng và trở thành mối

Trang 35

xuất ắc quy, chất thải có chứa Cr, chất thải công nghiệp lọc dầu, chất thải có

chứa phóng xạ và chất thải chứa floride từ công nghiệp sản xuất nhôm đã không

ngừng gia tăng ở các nước Châu Âu Sau thế chiến thứ II, sự xuất hiện ngày một

nhiều các CTNH từ những sản phẩm trung gian như: các dung môi có chứa Clo,các loại thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, sản xuất polyme, nhựa, chế biến gỗ

cũng đã được thừa nhận Vì mục tiêu phát triển, sự tăng cường đầu tư vào hoạtđộng sản xuất ở các quốc gia đã kéo theo việc sử dụng và thải bỏ các hóa chất

độc hại vào môi trường ngày càng nhiều, với tốc độ và quy mô ngày càng lớn.Theo ước tính, chỉ riêng ngành công nghiệp của Mỹ trong khoảng thời gian từ

giữa năm 1970 đến 1989, lượng CTNH phát sinh đã tăng từ dưới 25 triệu

tan/nam lên đến 500 triệu tấn/năm Các quốc gia thuộc OECD mỗi năm cũngthải ra môi trường khoảng 30 đến 45 triệu tân CTNH Con số này là khoảng 6triệu tan ở các quốc gia Đông Âu và các nước dang phát triển [91, tr 70]

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra thông kê của Cục Bảo vé môi trường(nay là Tổng cục Môi trường), vào nửa cuối những năm 90, tổng lượng CTNH

trên toàn quốc vào khoảng 141.464 tan/nam, thì đến nay, chi tính riêng lượng

CTNH phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm, con số này đã lên tới 226.376

tan/nam Mỗi năm, có khoảng 113.118 tan CTNH phát sinh tại 3 khu vực kinh tếtrọng điểm của cả nước Với nhịp độ tăng trưởng công nghiệp như hiện nay củaViệt Nam, dự tính đến năm 2010, tổng lượng CTNH sẽ sản sinh và đạt đến

khoảng hơn 1 triệu tan [70, tr 142] [89]

Sự gia tăng nhanh chóng lượng CTNH trên phạm vi toàn thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, việc thực hiện các biện pháp cần thiết để

kiểm soát và giảm thiểu lượng CTNH phát thải vào môi trường đã trở thành một

yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển

Ba là: Lợi ích của quản lý CTNH

Trang 36

Mặc dù mang các đặc tính nguy hại, song CTNH nếu được quản lý tốt cóthé đem lại những lợi ích lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường

Về kinh tế: Một hệ thống quản lý CTNH hiệu quả có thê mang lại những

ý nghĩa quan trọng về kinh tế Dù mang tính chất nguy hại, song bản thân một số

loại CTNH vẫn có thé có những giá trị kinh tế nhất định Trong một số trường

hợp, CTNH được coi là một loại tài nguyên Với loại CTNH này, việc thu hồi,tái chế chúng có thé đem lại nguồn thu nhập cao cho một bộ phận lao động phố

thông, không đòi hỏi phải có trình độ hay kỹ năng, phẩm chất lao động đặc biệt.Mặt khác, lượng CTNH được tái sử dụng có thể làm giảm lượng tài nguyên cần

khai thác cho các hoạt động của nền kinh tế, từ đó giảm được sự hao mòn tài sản

quốc gia CTNH nếu được giảm thiểu hiệu quả sẽ tiết kiệm được một khoản chỉphí không nhỏ để xử lý chúng Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lýhiệu quả CTNH giúp các cơ sở này có thé tránh hoặc hạn chế được sự thất thoát,

lãng phí nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất Một hệ thống quản lý

CTNH hiệu quả còn có thé giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí liên quanđến CTNH đã phát sinh trong hoạt động của mình (như chi phí đỗ bỏ CTNH, chỉphí xử lý CTNH, tiền bồi thường thiệt hại do làm ảnh hưởng xấu đến môi trườnghay sức khỏe con người ) và có thể tăng lợi nhuận thu được từ việc tái chế, tái

sử dụng CTNH Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao nếu thựchiện tốt yêu cầu quản lý CTNH cũng là một thực tế đã được thừa nhận

Về xã hội: Quản lý tốt CTNH có thể đem lại những lợi ích đáng kể về mặt

xã hội Nó bảo đảm sự an toàn sức khỏe cho những người lao động trực tiếp làm

việc trong môi trường có CTNH, bảo vệ sức khỏe cộng đồng Ngoài ra, cácchương trình quản lý CTNH, thông qua đây mạnh công tác xã hội hóa việc thu

gom, vận chuyền, tái chế CTNH có thé thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau,tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội

Về môi trường: Việc quản lý tốt CTNH có thể mang lại những giá trị lớn

cho bảo vệ môi trường Hoạt động này giữ vị trí quan trọng trong phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiềm, suy thoái môi trường, hạn chê các sự cô môi trường, giảm

Trang 37

nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên dam bao chất lượng môitrường Khi CTNH được giảm thiểu phân loại tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc tái chế chúng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất Nhờ do, sức ép từ việc khaithác tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất sẽ giảm, tức là làm giảm nguy cơsuy thoái tài nguyên thiên thiên Bên cạnh đó, lượng CTNH được giảm thiểucũng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ môi trường bị 6 nhiễm.

Kinh tế, xã hội và môi trường là ba nhân tố quan trọng của phát triển bềnvững, con đường phát triển mà cả thế giới đã lựa chọn cho tương lai của mình và

các thế hệ mai sau Vì thế, với những lợi ích đồng thời về kinh tế, xã hội và môi

trường mà hoạt động này có thể đem lại, quản lý CTNH đã, đang và sẽ là đòi hỏitat yếu khách quan cho tiến trình phát triển bền vững của nhân loại

1.1.4 Hoạt động quản lý chất thái nguy hại trên thể giới và Việt Nam

Quản lý CTNH là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới

để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng Tùy thuộc vào khả năng tài chính,trình độ khoa học công nghệ của mỗi nước, hoạt động này đang được thực hiện

theo nhiều phương thức khác nhau

Tại Singapore, quốc gia được biết đến như một minh chứng điền hình chonhững thành công về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng,

các loại chất thải sau khi phân loại, một phần được tái chế, phần còn lại đượcđưa vào 4 nhà máy thiêu hủy Nhiệt lượng trong quá trình thiêu hủy được thu hồi

đề chạy máy phát điện Hiện tại, việc thu gom và xử lý CTNH ở Singapore hầuhết do tư nhân đảm nhiệm dưới hình thức các công ty cỗ phan Nhà nước hỗ trợmột phan kinh phí cho việc xây dựng nha máy xử lý, tiêu huy chất thải Thực

hiện trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ Môi trường giámsát chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi cả nước Hàng tháng, các chủ

nguồn thải có nghĩa vụ nộp phi chất thai, khoản phi này được trả cho các hoạt

động thu gom và xử lý chất thải của các công ty nói trên [70, tr 175]

Na Uy, đất nước ở Bắc Âu, cũng đang áp dụng một hệ thống thu gom, xử

lý CTNH hiệu quả Ở quốc gia này, hệ thống chứng từ CTNH giữ vai trò khá

Trang 38

quan trọng và được cấp cho các chủ nguồn thải thông qua đơn vị tư vấn Trênmỗi chứng từ thường có chữ ký xác nhận của 04 chủ thé liên quan gồm: chủnguồn thải; chủ thu gom vận chuyên; chủ phân loại, tái chế và chủ xu ly, tiêuhủy Các chứng từ được định kỳ chuyền cho đơn vị tư vấn Đơn vị này có trách

nhiệm báo cáo lại với chính quyền địa phương Hầu hết các khâu trong hệ thống

thu gom xử lý CTNH ở Na Uy hiện nay đều do tư nhân thực hiện [87, tr 7]

Tại Cộng hoà Liên bang Đức dé quản lý và ngăn ngừa những ảnh hưởngxấu của CTNH, quốc gia này đã xác định rõ ba mục tiêu quan lý CTNH Đó là:Giảm thiểu CTNH tại nguồn; ngăn ngừa ô nhiễm từ nguồn thải và tăng cường táichế, tái sử dụng CTNH Hiện tại, Cộng hoà liên bang Đức có khoảng 2.000 điềuluật quy định về vấn dé này Những vấn dé chủ yếu được điều chỉnh trong cácquy phạm pháp luật này là: Phân loại các chất độc hại trong khí thải, nước thai,

chat thai ran; thu gom, vận chuyên CTNH và các biện pháp xử lý CTNH Các

quy định này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với những đòi hỏi củathực tiễn quản lý CTNH theo hướng ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe

và chế tài nghiêm khắc hơn Các tổ chức, cá nhân làm phát sinh CTNH, trong

trường hợp vi phạm các quy định này có thể bị phạt tiền, truy cứu trách nhiệmhình sự, bị đình chỉ hoạt động hoặc bị buộc bồi thường thiệt hại [55, tr 69]

Tại Pháp, vấn đề quản lý CTNH cũng được quan tâm khá sớm Từ năm

1810, Napoleon đã ký Sắc lệnh liên quan đến quản lý chất thải tại các cơ sở côngnghiệp và thường xuyên được sửa đổi bd sung từ năm 1917 Theo đó, các cơ sở

công nghiệp được “xếp hạng”, nghĩa là hoặc phải có giấy phép an toàn về môi

trường hoặc đơn giản chỉ cần khai báo về mức độ ô nhiễm có thể đạt tới Các

quy định bổ sung có thé được đặt ra nếu trong quá trình sản xuất có sử dụng các

chất có độc tố cao, hoặc cơ sở sản xuất không đảm bảo đủ độ an toàn Tại quốc

gia này, các chất thải y tế nguy hại được xử lý bằng lò đốt đặc biệt, với số lượng

lò đốt không nhiều Năm 2002, tại Pháp chỉ có 17 lò đốt rác thải y tế, trong khi

đó có tới 480 lò đốt các loại rác thải khác [56]

Trang 39

O Việt Nam quan lý CTNH là van dé được quan tam muon hon so voicác quốc gia nói trên Lượng CTNH phat sinh ngày một nhiêu, các hóa chất độchại tồn lưu trong chiến tranh, các loại thuốc bảo vệ thực vật không còn gia tri sửdụng đang tồn đọng với số lượng không nhỏ đòi hỏi phải xử lý, trong khi đó

năng lực quan ly CTNH nói chung và xử lý CTNH nói riêng của Việt Nam còn

quá yếu Trước đây, công tác quản lý CTNH, chủ yếu là quản lý chất thải rắnnguy hại ở nước ta thường chỉ tập trung vào hai van dé chính là thu gom và chôn

lap Đến nay, hoạt động này đã được tiếp cận theo một hướng mới, tiến bộ hơn là

đưa ra các cách thức quản lý khác nhau và đặc biệt chú trọng tới việc phối kếthợp các chiến lược giảm nguồn thải, tai sử dung, tái chế CTNH với thu gom vàchôn lấp, thiêu hủy Tuy nhiên, hiện nay việc phân loại rác tại nguồn đối với

CTNH công nghiệp và y tế mới đang được thực hiện một cách hạn chế, CTNH

sinh hoạt mới đang giai đoạn thực hiện phân loại thử nghiệm ở một số địaphương Thực trạng này là một cản trở đáng ké cho công tác thu gom, tái ché, tái

sử dụng và tiêu hủy CTNH Tỷ lệ thu gom chat thải ran nói chung (trong đó baogòm cả chất thải ran nguy hại) ở các đô thị hiện trung bình chi đạt khoảng 71%.

Tỷ lệ này là 76% ở các thành phố lớn, 70% ở các thành phố nhỏ và 20% ở cácvùng nông thôn Hoạt động tái chế CTNH cũng đạt được kết quả rất thấp do cácloại CTNH ít được phân loại tại nguồn Thực tế, hoạt động này phần lớn do tưnhân đảm nhiệm, với trình độ kỹ thuật thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, quy môhoạt động nhỏ, lại thêm sự kiểm soát lỏng lẻo từ phía các cơ quan quản lý nhànước nên chất lượng tái chế CTNH ở mức thấp, nhiều trường hợp chưa loại bỏđược hoàn toàn các đặc tính gây nguy hại của chất thải, gây ảnh hưởng xấu chomôi trường và sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm tái chế từCTNH Bên cạnh đó, các CTNH khác không tái chế được thì xử lý theo phương

pháp đốt Song, các lò đốt rác ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng được 50%

tống lượng chất thải y tế nguy hại Một số khu công nghiệp đã bắt đầu thực hiệnthiêu hủy chất thải công nghiệp nguy hại tại các lò đốt đơn giản Còn các CTNH

từ nông nghiệp và sinh hoạt hiện vẫn được chôn lấp chung với chất thải thông

Trang 40

thường, do chưa thực hiện phân loại chất thải tại nguồn một cách triệt dé Năm

2002, Việt Nam đã xử lý một lượng lớn hóa chất nông nghiệp tồn lưu trong cáckho bằng cách thiêu đốt hoặc bằng kỹ thuật hóa học Tuy nhiên hiện vẫn cònkhoảng 37.000 tan hóa chất nông nghiệp tồn lưu cần được xử lý [48, tr 889]

Trong điều kiện hiện tại, hoạt động quản lý CTNH ở nước ta đang có rấtnhiều thuận lợi, nhưng cũng phải đối đầu với không ít trở ngại Những thuận lợi

cơ ban của quản ly CTNH ở nước ta hiện nay là:

Thứ nhất: Đường lỗi, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã thê

hiện những cam kết mạnh mẽ về quản lý CTNH Mặc dù được quan tâm muộnhơn so với các quốc gia trên thế giới, song có thể thấy, vấn đề quản lý CTNH ởnước ta đã nhận được sự quan tâm đúng mức, cần thiết của Đảng và Nhà nước.Trong đường lối lãnh đạo quốc gia, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được chútrọng và đặt ngang tầm với các vẫn đề phát triển kinh tế, xã hội khác Vì thế, cáchoạt động quản lý CTNH ở nước ta hiện nay đang có được những thuận lợi rất

đáng ghi nhận với các chủ trương, chính sách ưu tiên cho mục tiêu phòng ngừa

và giảm thiêu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi ảnh hưởngcủa CTNH như: Chính sách miễn hoặc giảm thuế cho các cơ sở tái chế chất thải,

chính sách trợ giá cho các sản phẩm tái chế từ chất thải hay chính sách hỗ trợ tàichính cho các doanh nghiệp đầu tư quy trình công nghệ sạch, công nghệ thân

thiện với môi trường

Thứ hai: Thuận lợi trong học hỏi kinh nghiệm, trình độ quản lý CTNH và

sự trợ giúp về tài chính của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thé giới

Trình độ quản lý, kinh nghiệm quản lý cũng như trình độ khoa học kỹthuật đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả và chất lượng

quản lý CTNH ở bắt kỳ một quốc gia nào Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

về bảo vệ môi trường, là một nước đi sau trong quản lý môi trường, Việt Nam cóthể nhận được nhiều sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật cũng như kỹ năng, kinhnghiệm quản lý CTNH, đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức quốc tế,

các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Điều đó không chỉ giúp giúp Việt

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w