1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua vai trò của luật sư với thực trạng ở Hải Phòng

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRAN QUANG MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Viết Tý

HÀ NOI - 2010

Trang 2

Nhân đây xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo

trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.

TS Nguyễn Viết Tý cùng sự giúp đỡ, động viên kịp thời của gia đình, bạnbè, cơ quan và đồng nghiệp dé tôi hoàn thành luận văn này.

Học viên

Trần Quang Minh

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của doanh nghiệp thông qua vai trò luật sư

1.1 Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

1.2 Sự cần thiết, vai trò, chức năng của luật sư trong bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

doanh nghiệp thông qua vai trò luật sư

2.1 Các hình thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệpthông qua vai trò luật sư

2.2 Một số hành vi phô biến xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp

2.3 Thực trạng thực thi pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

doanh nghiệp ở Hải Phòng

2.4 Đánh giá chung về thực trạng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của doanh nghiệp thông qua vai trò luật sư

Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và phương hướng, giảipháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệpthông qua vai trò luật sư

3.1 Những kiến nghị vê việc hoàn thiện hệ thông pháp luật về bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua vai trò luật sư3.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của doanh nghiệp thông qua vai trò luật sư

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp thông qua vai trò luật sư

Trang 4

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủtrương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phan kinh tế, hộinhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sứcsản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; trongđó việc xác định đúng, thể chế hoá và có cơ chế bảo vệ các quyền và lợiích hợp pháp của doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa mang tính mẫuchốt và vô cùng quan trọng Thực hiện chủ trương đó, trong thời gian qua,

Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ

thống pháp luật về doanh nghiệp và các lĩnh vực có liên quan, như banhành Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Luật Thươngmại

Tuy nhiên trên thực tế việc bảo vệ các quyền và lợi ích của doanhnghiệp theo quy định pháp luật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải cónhững thiết chế phù hợp, hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tếnước ta mới chuyền đôi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đang trong quá trình từngbước hoàn thiện, với sự chưa đồng bộ trong quản lý; kết hợp giữa sự tồntại và phát triển với vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước với pháttriển các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phan kinh tế, cùng với

sự cạnh tranh ngày càng đa dạng, phức tạp; và tác động của việc hội

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Luật sư là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạtđộng pháp luật, là người có kỹ năng nghề nghiệp, luật sư có sứ mệnhcao cả là góp phần bảo vệ công lý, duy trì công băng xã hội, phát huy

Trang 5

và tô chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh đã được Hiếnpháp và pháp luật quy định Do đó luật sư là một trong những thiết chếcó khả năng tham gia bảo vệ hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Hải Phòng là một thành phố nằm trong ba cực tăng trưởng kinhtế trọng điểm của khu vực phía Bắc, có cảng biển, có sân bay quốc tế, dođó có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sôi động trong sự tác động củahội nhập kinh tế quốc tế, với sự gia tăng không ngừng về số lượng cácloại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Sự xung đột trongthực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp là việc diễn ra phổbiến và thường xuyên, có thê nói là hàng ngày, hàng giờ trên các lĩnh vực.Vì vậy vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp ở thành phố Hải Phòng là một vấn đề cấp thiết.

Trước tình hình đó, học viên chọn đề tai: “Bao vệ quyén và lợiích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua vai trò của luật sự với thực

trạng ở Hải Phòng” làm Luận văn thạc sĩ của mình.

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, đã có một số bài viết, nghiên cứu, bàigiảng về vai trò của luật sư đối với doanh nghiệp, luật sư với doanh nghiệptrong hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu sử dụng luật sư của doanh nghiệp

đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu khái quát những nétcơ bản về vai trò của luật sư trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.

Trang 6

Phòng” sẽ góp phần trong việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện các cơchế, chính sách nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng về bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, phát triển doanhnghiệp, nâng cao vai trò của luật sư đối với doanh nghiệp.

2 Mục dich và phạm vi nghiên cứu của Luận van

2.1 Mục dich

Mục đích khi nghiên cứu đề tài là phân tích, làm rõ những quyđịnh của Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan về quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp, thực tế việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của doanh nghiệp, thông qua vai trò của luật sư với những ví dụ

minh hoạ ở Hải Phòng dé từ đó tìm ra những hạn chế, bat cập và đề xuất,kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về doanhnghiệp nói chung và nâng cao hiệu quả việc bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp thông qua hoạt động của luật sư.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông quahoạt động của luật sư là một vấn đề có phạm vi rộng, với nhiều nội dung,

song trong phạm vi của một Luận văn thạc sỹ luật học, học viên chỉ xin

tập trung nghiên cứu một số van dé cơ bản là: những quyền và lợi ích

hợp pháp cơ bản của doanh nghiệp, vai trò của luật sư trong bảo vệ

những quyền và lợi ích đó, thực tế vấn đề này ở thành phố Hải Phòng,những khó khăn, vướng mắc, bất cập.

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu3.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học, đường

lôi, chủ trương, chính sách của Đảng, lý luận chung vê Nhà nước và

Trang 7

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử và phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích, thống kêcác số liệu thực tế để hoàn thành nội dung đề tài.

4 Ý nghĩa của Luận văn

Luận văn góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức đúng,đầy đủ các quy định pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp, về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thôngqua chế định luật sư.

5 Những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn có những đóng góp mới như sau:

Thứ: nhất, làm rõ một cách có hệ thống va mang tính tổng quátnhững quyền và lợi ích hợp pháp cơ ban của doanh nghiệp, vai trò củaluật sư trong bảo vệ những quyên và lợi ích đó.

Tht hai, phân tích thực trạng thi hành các quy định pháp luật vềquyên và lợi ích hợp pháp cơ bản của doanh nghiệp (từ phía cơ quan Nhànước, các doanh nghiệp, tô chức, cá nhân khác), vai trò tích cực của luậtsư trong tham gia bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp đó phòng ngừa sự viphạm và giải quyết tranh chấp khi xảy ra.

Thứ ba, đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện phápluật về quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quảbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua chế định

luật sư trong thời gian tới.

6 Cơ cầu của Luận văn

Luận văn được kết cau cụ thê như sau:

Lời mở dau;

Trang 8

Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa doanh nghiệp thông qua vai trò luật sư

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và phương hướng, giảipháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp thông qua vai trò luật sư

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA VAI TRÒ CỦALUẬT SƯ

1.1 Khái niệm về quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệpCụm từ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được sử dụngkhá phổ biến trong các văn bản pháp luật, các tài liệu, bài viết cũng nhưtrong cuộc sống hàng ngày và luôn gắn liền với những van đề về bảo vệva phát triển doanh nghiệp, tuy nhiên cho đến nay có thé nói chưa cómột khái niệm chính thức, đầy đủ mang tính quy phạm hay giải thíchthuật ngữ pháp lý và cũng chưa có sự phân tích tách bạch giữa quyền và

lợi ích của doanh nghiệp.

Để làm rõ khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp, trước hết cần làm rõ ý nghĩa của từng thuật ngữ thành phần đólà thuật ngữ “quyền” và thuật ngữ “lợi ích”.

Theo Từ điển tiếng Việt thì “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xãhội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi hay những điều

do dia vi hay chức vụ mà được làm [27, tr.815].

Trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định Doanh nghiệp là tổchức kinh tế có trụ sở giao dịch ôn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh (khoản1, Điều 4); tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng như các vănbản hướng dẫn thi hành đã không quy định rõ thế nào là quyền mà chỉ liệtkê các quyền cụ thé của doanh nghiệp, bao gồm các quyên sau:

- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hìnhthức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh

Trang 10

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bố và sử dụng- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyền dung, thuê và sử dung lao động theo yêu cầu kinh doanh.- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng caohiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.- Chiém hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được phápluật quy định.

- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo.

- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố

tụng theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra đối với các doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sảnphẩm, dịch vụ công ích, Luật doanh nghiệp còn quy định có các quyền

- Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặcthu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thâmquyên.

- Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ

thích hợp dé thu hồi vốn đầu tư và có lãi hop ly [7]

Các quyền trên của doanh nghiệp được cụ thể hóa trong các chếđịnh pháp luật quy định về từng loại hình doanh nghiệp trong Luật

Trang 11

Công ty cô phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Nhóm Công

Như vậy quyền của doanh nghiệp là những việc mà pháp luật quy

định cho doanh nghiệp được hưởng, được làm, được đòi hỏi từ phía các

cơ quan, tô chức, cá nhân liên quan, quyền mang tính hiện hữu, đã được

pháp luật quy định và thừa nhận.

Cũng theo Từ điển tiếng Việt thì “loi ích” là điều có ích, có lợi chomột đối tượng nào đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy [27, tr.587].

Trong Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi

hành đã không quy định thế nào là lợi ích doanh nghiệp, hay liệt kê cáclợi ích cụ thể của doanh nghiệp Tuy nhiên trên thực tế, các doanhnghiệp đều mong muốn đạt được những điều có lợi (về thương hiệu, uytín, thuận lợi trong kinh doanh lợi nhuận ) khi thực hiện các quyền màpháp luật quy định cho doanh nghiệp trong hoạt động của doanh nghiệp.

Có thé hiểu lợi ích của doanh nghiệp là những điều có lợi chodoanh nghiệp trong quan hệ với các cơ quan, tô chức, cá nhân liên quankhi thực hiện các quyền của mình, lợi ích là cái doanh nghiệp hướng tới,tuy nhiên doanh nghiệp có thể đạt được hay không đạt được mục đích đãhướng tới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tổ khách quan khác như: các chủthé khác có đảm bao cho việc thực hiện quyền của doanh nghiệp không?Doanh nghiệp đã thực hiện quyền tự do kinh doanh nhưng sự lựa chọnlĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có phù hợp với thị trường, với điềukiện của doanh nghiệp không để doanh nghiệp có đạt được mục đích về

lợi nhuận không?

Trang 12

doanh nghiệp và xã hội, lợi ích đem lại cho doanh nghiệp sẽ là thuận

lợi trong ngành, nghề kinh doanh, xây dựng được thương hiệu uy tín,thu nhiều lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn cao hoặc được hưởng nhữnglợi ích từ việc khuyến khích của Nhà nước như miễn, giảm thuế, đượcưu đãi trong vay vốn; hay khi doanh nghiệp thực hiện quyền tuyểndụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh thì doanh nghiệpsẽ được hưởng lợi là tuyên dung va sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lựcvới số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu kinh doanh, đem lạiphương án tối ưu về tổ chức, nhân lực mà không bị phụ thuộc vào cơquan, tô chức nào Nếu không có lợi ích thì doanh nghiệp sẽ khôngthực hiện quyền.

- Mặt khác, lợi ích của doanh nghiệp chỉ có thể đến với doanhnghiệp khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cụ thể để thực hiệnquyền của mình, hay nói cách khác quyền là một trong những phươngtiện cơ bản dé doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi ích, và lợi ích của

doanh nghiệp chỉ có thé đạt được thông qua việc thực hiện quyên Ví dụ để

đạt được mục tiêu lợi ích về tài sản thì doanh nghiệp phải thực hiện cácquyền về tài sản để bảo vệ, phát triển và làm sinh sôi, nảy nở khối tài sảncủa mình thông qua các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài sản

Trang 13

Lợi ích không được pháp luật quy định cụ thể nhưng được pháp luật thừanhận và bảo vệ thông qua việc bảo vệ các quyền của doanh nghiệp vànhững kết quả của việc thực hiện quyền đó đem lại.

* Như vậy có thê nói quyền và lợi ích của doanh nghiệp là hai thuậtngữ không thể tách rời trong một khái niệm pháp lý là “quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp”, khái niệm này bao gồm các quy định phápluật về những việc, những điều mà doanh nghiệp được hưởng, được làmvà được yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện

và đáp ứng, và có đặc tính là có lợi cho doanh nghiệp, bảo vệ cho mục

đích có lợi mà doanh nghiệp hướng tới, thể hiện quan điểm pháp lý củaNhà nước ta là tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp phát triển trongnên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nếu tách rời kháiniệm “quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp” thành hai thuật ngữriêng rẽ là thuật ngữ “quyền của doanh nghiệp” và thuật ngữ “loi ich củadoanh nghiệp” sẽ không phản ánh hết bản chất của khái niệm “quyền vàlợi ích hợp pháp của doanh nghiệp” và các thuật ngữ thành phần cũngnhư mục đích của các quy định pháp luật về quyền và lợi ích của doanh

Phá sản ), nhưng trong đó, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp luật quy

định mang tính tổng hợp, tương đối đầy đủ và cụ thể nhất về nhữngquyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trang 14

Theo các quy định hiện hành, thì doanh nghiệp có các quyền và

lợi ích hợp pháp cơ bản sau:

- Quyén va loi ich trong viéc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảncủa doanh nghiệp: Dé tồn tại và hoạt động, doanh nghiệp phải có tài sảnvà những quyền năng nhất định đối với tài sản đó Theo quy định củaLuật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tai sản của mình dé phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.Tuy nhiên, cũng có những sự khác biệt nhất định trong việc thực hiệncác quyền năng về tài sản giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp

nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty) Việc trao cho doanh nghiệp

quyền chủ sở hữu đối với tài sản của mình tạo điều kiện cho các loạihình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường trên

CƠ SỞ tự quyết, linh hoạt đối với việc sức dụng von dau tư.

- Quyén va lợi ich trong việc chu động lựa chọn ngành, nghè, địa

bàn đầu tư, hình thức đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành nghềkinh doanh đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kếthợp đồng:

+ Quyền và lợi ích này của doanh nghiệp xuất phát từ nguyên tắctự do kinh doanh Doanh nghiệp có quyền lựa chọn ngành nghề kinhdoanh sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, nhu cầu của thịtrường Do có thé là bất cứ ngành nghề gi, thuộc bất cứ lĩnh vực nàokhông thuộc danh mục ngành nghè, lĩnh vực pháp luật cắm kinh doanh.

Sự lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp Việc thay

đổi ngành nghề kinh doanh cũng được pháp luật chấp nhận ở bat cứ thờiđiểm nào và cũng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp.

+ Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền lựa chọnđịa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, có quyền xác định quy mô kinh doanh.Pháp luật chỉ quy định vốn tối thiêu dé thành lập doanh nghiệp trong một

Trang 15

số ngành nghé, chứ không hạn chế sự phát triển về von cũng như quy mô

kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, cách thức huy động

vốn và góp vốn vào doanh nghiệp khác Trong kinh doanh, vốn là yêu tôquan trọng, doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng quy mô kinh doanhthì phải huy động vốn ở nhiều nguồn khác nhau Doanh nghiệp có quyềnlựa chọn những hình thức và cách thức huy động vốn cho phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của mình và theo quy định pháp luật Ngoài nguồn vốnban đầu (vốn điều lệ) doanh nghiệp có thể huy động bằng cách tăng vốnđiều lệ hoặc tạo thêm vốn bằng cách đi vay, phát hành trái phiếu theo

quy định.

+ Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết

hợp đồng Trong nên kinh tế thị trường, việc lựa chọn khách hàng dé quan

hệ làm ăn là van dé đặc biệt quan trọng Pháp luật không cấm đoán việclựa chon ban hàng dé giao dịch, ký kết hợp đồng Việc giao dich với ai làphụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền trực tiếpgiao dịch để ký kết hợp đồng theo nguyên tắc tự nguyện, bình đăng,cùng có lợi và không trái pháp luật Đây cũng là một trong những côngcụ dé doanh nghiệp có thé có chỗ đứng, tồn tại trong môi trường kinhdoanh mà cạnh tranh chính là động lực chủ yếu của phát triển.

- Quyền và lợi ich trong việc kinh doanh xuất khâu và nhập khẩu:

đây là sự đảm bảo pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp có một “sân

choi” đủ rộng và bình dang dé phát triển hoạt động kinh doanh Theo nộidung của quyền này, doanh nghiệp có quyền trực tiếp tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa của mình băng xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hóa từnước ngoài để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, phù hợp với chứcnăng kinh doanh đã được xác định trong Giấy chứng nhận kinh doanh.

Trang 16

- Quyền và lợi ich trong việc tuyên, thuê và sử dụng lao động theoyêu cầu kinh doanh: Căn cứ vào yêu cầu kinh doanh, doanh nghiệp tựquyết định số lượng lao động cần tuyển dụng, thuê mướn, quy địnhnhững yêu cầu về nghề nghiệp, trình độ của người lao động.

- Quyền và lợi ích trong việc tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụngnhững phương pháp quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quảvà khả năng cạnh tranh: Trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinhdoanh, doanh nghiệp có quyền tự mình quyết định những vấn đề phátsinh trong hoạt động kinh doanh Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nảo,sản xuất cho ai ? thuộc quyền quyết định của doanh nghiệp, không mộttổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp.

- Quyền và lợi ích trong việc từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cungcấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơquan hay tổ chức nào trù những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đíchnhân đạo và công ích; trong việc khiếu nại, tố cáo và trực tiếp hoặcthông qua người đại diện dé tham gia tố tụng theo quy định của phápluật: điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ trong quátrình hoạt động kinh doanh, tránh được sự tác động không có lợi từ bênngoài, hạn chế sự can thiệp quan liêu, tiêu cực, sự sách nhiễu của cáccơ quan chức năng, những người có thế lực đối với hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp [28]

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các quyền và lợi ích khác theo quyđịnh pháp luật, như: tiếp cận thông tin, ban, cho thuê doanh nghiệp,tạm ngừng hoạt động kinh doanh, nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

Mặc dù, theo các quy định trên của Luật Doanh nghiệp, thì doanh

nghiệp có nhiều quyên và lợi ích hợp pháp khác nhau, nhưng tựu chung lạidoanh nghiệp có bốn nhóm quyên, lợi ích hợp pháp cơ bản sau:

Trang 17

- Nhóm quyên và lợi ích của doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh (bao gồm: đăng ký kinh doanh, lựa chọn ngành nghé, lĩnh vực,

quy mô kinh doanh, tự chủ kinh doanh )

- Nhóm quyền và lợi ích của doanh nghiệp đối với tài sản (chiếm

hữu, sử dụng, định đoạt tài sản )

- Nhóm quyền và lợi ích của doanh nghiệp trong t6 chức quản trịdoanh nghiệp (quyết định loại hình, cơ cấu tô chức, tuyên dụng lao động )- Nhóm quyên và lợi ích khác của doanh nghiệp (khiếu nại, tố cáo,trực tiếp hoặc thông qua đại diện tham gia tố tụng, tiếp cận thông tin )

Sự phân biệt trên cũng chỉ mang tính chất tương đối do có sự đanxen, liên kết, b6 sung cho nhau giữa các quyền và lợi ích của doanhnghiệp, như quyền và lợi ích về tài sản với quyền và lợi ích về vốn;quyền và lợi ích về quy mô kinh doanh với quyền và lợi ích về tự chủkinh doanh )

1.2 Sự cần thiết, vai trò và chức năng của luật sư trong bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

1.2.1 Một số vẫn đề chung về Luật sư

Nhìn từ góc độ lịch sử, việc hình thành nghề luật sư có căn nguyênsâu xa từ cuộc đấu tranh chống những áp bức và bất công trong xã hội,phản ánh ước vọng, khát khao của những tầng lớp nhân dân về lẽ côngbằng, dân chủ, do đó nghề luật sư luôn gắn liền với các điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội.

Trên thé giới có nhiều quan điểm khác nhau về luật sư, các nướctheo hệ thống luật tập quán coi luật sư là một người hành nghề kinhdoanh, nhưng thuộc loại hình kinh doanh đặc biệt; các nước theo hệthống luật thành văn nhìn chung coi luật sư là những người hành nghề tựdo (luật sư, công chứng, kiểm toán, bác sỹ ) Nhưng đều có chung mộtđiểm là luật sư trước hết là một chuyên gia pháp luật, là một có vấn phápluật mà ở họ có những kỹ năng nghề nghiệp thực thụ, luật sư là một nghề

Trang 18

trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo công lý Nghề luậtsư được điều chỉnh và kiểm soát rất chặt chẽ băng những quy định phápluật.

Theo Từ điển Việt Nam do Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm

2000 thì Luật sư là người chuyên bào chữa cho đương sự trước Tòa án

theo pháp luật hoặc làm cố vẫn về pháp luật nói chung [27, tr591].

Theo Pháp luật hiện hành về luật sư thì luật sư là người có đủ tiêuchuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, được Bộ Tưpháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, gia nhập một Đoàn luật sư tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầucủa cá nhân, cơ quan, tô chức (gọi chung là khách hang) nhăm góp phanbảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội, công bằng, dân

chủ, văn minh.

Dịch vụ pháp lý của Luật sư bao gồm:

- Tham gia tô tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tamgiữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan trong vụ án hình sự.

- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mai, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dansự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ

việc khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tư van pháp luật.

- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các côngviệc có liên quan đến pháp luật.

- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.Khi hành nghề luật sư phải tuân theo các nguyên tắc, yêu cầunghiêm ngặt sau:

Trang 19

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tuân theo quy tắc đạo đức vàứng xử nghề nghiệp luật sư.

- Độc lập, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan; Sử dụng cácbiện pháp hợp pháp dé bảo vệ tốt nhất quyên, lợi ích hợp pháp của kháchhàng: chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của

- Luật sư tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng: chỉ nhận vụ, việctheo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu củakhách hàng.

- Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàngmà mình biết được trong khi hàng nghé; không được sử dụng thông tinvề vụ, việc, khách hàng vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước,lợi ích công cộng, quyên và lợi ích của co quan, tô chức, cá nhân.

- Luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng cóquyên lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc [12]

Trong Bộ luật Tó tụng dân sự, tại Điều 63, khoản 2, điểm a ghinhận: Luật sư tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp củađương sự trong các vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật về luật

Như vậy, từ các tài liệu, van bản pháp luật trên có thê đưa ra kháiniệm về luật sư như sau: luật sư là một người am hiểu và nắm vững pháp

luật, có kỹ năng hành nghé, được Nha nước thừa nhận và cho phép hành

nghề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, luật sư hànhnghé theo những nguyên tắc nhất định dé thực hiện các dich vụ pháp lytheo yêu cầu của khách hàng, nhăm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, công băng xã hội.

Trong đó chức năng tham gia bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp là một trong những lĩnh vực hành nghé cơ bản của luật sư.

Trang 20

Bên cạnh khái niệm trên, hiện nay trong điều kiện phát triển kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây mạnh hội nhập quốc tế,với xu hướng hành nghề luật sư theo hướng chuyên sâu, chuyên mônhóa, trong một số tài liệu đã xuất hiện khái niệm luật sư kinh doanh, theoquan điểm này thì luật sư kinh doanh là những luật sư mà hoạt động chủyếu của họ là cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho

các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trong quá trình kinh doanh

của các tô chức đó Tuy nhiên đây là những khái niệm không phé biến vathé hiện quan điểm cá nhân, do đó chỉ mang tinh chất dé tham khảo.

1.2.2 Sự can thiết, vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của doanh nghiệp

Ở nước ta, “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đã trởthành một khẩu hiệu hành động cho tất cả cơ quan, tô chức, doanhnghiệp và công dân Ngày nay, khi công cuộc đổi mới và quá trình hộinhập đã và đang được thực hiện, khi xây dựng nhà nước pháp quyền củadân, vì dân, do dân thì việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật đã là mộtbảo đảm, một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện cho hiệu quả của cácnhiệm vụ nói trên Một trong những mục tiêu của quá trình đôi mới, hộinhập, xây dựng nhà nước pháp quyền là làm cho “dân giàu, nước mạnh”và trong quá trình này vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơsở sản xuất rất to lớn và rất quan trọng Sự hưng thịnh của nền kinh tếmột quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp và sự

phát triển của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào nhiều yeu to, trong đó có

yếu tố chất lượng cung cấp dich vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hànhnghề luật sư cho doanh nghiệp Ở các nước phát triển người ta đánh giákhả năng phát triển của một doanh nghiệp qua 03 tiêu chí cơ bản: Ngườiđứng đầu doanh nghiệp; Tổ chức tài chính cung cấp vốn cho doanh

Trang 21

nghiép; va luat su, tô chức hành nghề luật sư tư vấn, thực hiện trợ giúp

pháp lý cho doanh nghiệp [41].

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng sự trợ giúp pháp lý do luật sư cungcấp lại phụ thuộc vào yếu tố quyết định là trình độ phát triển kinh tế xãhội Điều này được minh chứng bằng lịch sử phát triển của luật sư ởnước ta Từ những năm 1945 - 1954, khi nước Việt Nam dân chủ cộnghòa mới được thành lập, kinh tế xã hội vừa thoát khỏi chế độ phong kiếnnửa thuộc địa còn nghèo nàn, lạc hậu, nhu cầu về luật sư hầu như khôngcó, lúc này luật sư chỉ tham gia những vụ án hình sự nghiêm trọng và vớimục đích là bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ Giai đoạn 1955 -1975, cả nước tập trung cho nhiệm vụ lớn nhất là thống nhất Tổ quốc,nhu cầu luật sư về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làkhông có, lúc này ở miền Bắc không có quy định pháp luật về luật sư,chỉ có các bào chữa viên nhân dân dé tham gia các vụ án hình sự Giaiđoạn 1976 - 1986, cả nước bắt tay vào xây dựng lại sau chiến tranh, kinhtế - xã hội vô cùng khó khăn với cơ chế quản lý, tập trung, quan liêu, baocấp, chỉ có hai thành phần kinh tế là Quốc doanh va Tập thé, việc sửdụng luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làkhông cần thiết vì mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều mang tínhmệnh lệnh - kế hoạch Giai đoạn từ 1987 đến này, với sự phát triển nênkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tham gia của nhiềuthành phần kinh tế, đội ngũ các doanh nghiệp ngày càng phát triển thìnhu cầu sử dụng dich vụ pháp ly của luật sư dé bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp cũng xuất hiện và ngày càng trở lên cầnthiết.

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hải Phòng nóiriêng, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, doanh nghiệp luônphải chịu sự tác động của kinh tế thị trường Bên cạnh những thành công

Trang 22

có được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cũngthường gặp phải những khó khăn, trở ngại, đôi khi là thất bại Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đó là do doanh nghiệp chưahiểu đúng các quy định pháp luật hoặc chưa được tư van, hỗ trợ pháp lykịp thời để có được các giải pháp tốt nhất nhằm tránh được những tainạn, những thua thiệt đáng tiếc có thé xảy ra.

Luật sư có thể tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xãhội và liên quan tới tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và từng cánhân công dân trong xã hội Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất từ khihình thành tới khi chấm dứt sự tồn tại đều cần tới sự trợ giúp pháp lý củaluật sư, sự trợ giúp này có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác

nhau và ở các giai đoạn khác nhau.

Ngay từ khi làm thủ tục thành lập, doanh nghiệp đã bị chi phối bởi

các quan hệ pháp luật, từ thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, các

quan hệ giữa các thành viên, hình thức góp vốn, các giao kết dân sự chođến các xung đột, tranh chấp về quyền lợi khiến cho nhiều doanh

nghiệp gặp phải không ít khó khăn.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệpphải thường xuyên đối mặt với những mối quan hệ phức tạp, một khi cóhậu quả xảy ra, rất nhiều doanh nghiệp lung túng, càng gỡ càng tối,khiến cho sự việc diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đôi khi khó kiểmsoát.

Luật sư còn có vai trò tham vấn, giúp cho doanh nghiệp lựa chọnphương thức xử lý nhằm chủ động giải quyết các tình huống, lườngtrước hậu quả có thé xây ra, giúp cho doanh nghiệp có được sự tự tintrước khi quyết định vấn đề hệ trọng.

Những điều này đã được thê hiện và minh chứng qua thực tiễn các

vụ việc cụ thê, xin nêu ví dụ sau ở Hải Phòng:

Trang 23

Vụ Công ty đầu tư Xuất nhập khẩu Liên Việt, Hải Phòng ký kếthợp đồng mua bán 2000 tấn thép cuộc cán nóng với Tập đoànInternational Cord, Hàn Quốc vào tháng 12/2008; khi có tranh chấp xảyra do việc giao nhận hàng thiếu; do không có sự giúp đỡ pháp lý của luậtsư, Công ty đã gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết; sau khi mờiluật sư tham gia, luật sư đã tư van hoàn chỉnh hồ sơ, nghiên cứu các điều

khoản hợp đồng, các vận đơn, chứng thư giám định và tư van cho

Công ty yêu cầu Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết vớinhững yêu cầu hợp lý trong việc thanh toán, đòi bồi thường kết quảCông ty đã thắng kiện, quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty được bảođảm theo quy định pháp luật.

Còn nhiều vụ việc cụ thé tiêu biểu khác thé hiện sự cần thiết và vaitrò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp, nhưng trong phạm vi Đề tài này chi xin nêu một minh chứng cụthé.

Có thé nói doanh nghiệp muốn thành công, luôn có được su bao đảman toàn về mặt luật pháp, bảo vệ được quyên va lợi ích hợp pháp củamình thì sự hỗ trợ pháp lý của luật sư, vai trò của luật sư đối với doanhnghiệp là rất cần thiết.

Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội, quan hệkinh tế và hệ thống pháp luật điều chỉnh nó cũng ngày càng trở lên đadạng, phức tạp Sự tham gia, hỗ trợ của các luật sư cho các doanh nghiệpđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sẽ góp phần tạonên sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - xã hội, thông qua sự tácđộng đến bốn nhóm đối tượng sau:

- Trong mối quan hệ với Nhà nước: việc các doanh nghiệp sử dụngdịch vụ của luật sư sẽ giúp doanh nghiệp có được sự hiểu biết rõ hơn về

quyên và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đôi với Nhà nước đê thi hành

Trang 24

pháp luật đúng dan Ngoài ra với sự hỗ trợ của luật sư , nhiều hành vi lamquyền hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đếnquyên, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sẽ được hạn chế hoặc ngănchặn; điều này thể hiện rõ trong việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tụchành chính trên các lĩnh vực quan lý nhà nước theo Dé án 30/2007/DA-TTg ngày 15/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có rất nhiềucác thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.

- Trong mối quan hệ giữa các bên tham gia kinh doanh với nhau: cácluật sư bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của một bên tham gia giao dịch, tránhsự thua thiệt của doanh nghiệp do không hiểu pháp luật trong thực tiễnkinh doanh, như việc giúp cho doanh nghiệp hiểu biết các quy định phápluật về hợp đồng kinh doanh, các điều khoản ràng buộc, quyền và nghĩavụ khi có tranh chấp

- Đối với quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp: luật sư góp phần bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua việc giúp chonội bộ doanh nghiệp được tổ chức và vận hành lành mạnh, theo đúng quyđịnh pháp luật, đoàn kết, trật tự, ôn định dé phát triển, như việc xây dựngĐiều lệ công ty, việc góp vốn, giải quyết mỗi quan hệ giữa Chủ tịchHội đồng thành viên và các thành viên

- Đối với xã hội: từ sự tác động lành mạnh đến các nhóm đối

tượng trên, hoạt động của luật sư trong việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp

pháp của doanh nghiệp góp phan chung tay vào việc 6n định kỷ cươngpháp luật và trật tự kinh doanh, phát triển văn hóa kinh doanh lành mạnhtrên nên tảng pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn nữa các quyền vàđược hưởng nhiều hơn nữa các lợi ích.

Luật sư có vai trò đảm bảo cho các hoạt động quản lý, kinh doanhcủa doanh nghiệp được thực hiện đúng quy định pháp luật Luật sư trong

Trang 25

hoạt động của doanh nghiệp đóng vai trò là “nhịp cầu” giữa pháp luật vàkinh doanh, pháp luật về cơ bản là khuôn khô, là hành lang, trong khi đótrên thực tế kinh doanh lại có xu hướng đòi hỏi sự năng động, sang tạo.Luật sư là người đứng giữa giúp các nhà quản trị, điều hành doanhnghiệp đưa pháp luật vào thực tế hoạt động kinh doanh một cách đơngiản, hợp lý, hiệu quả và an toàn nhất.

* Như vậy, luật sư có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; sử dung dịch vụ của luật sưlà một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của doanh nghiệp Điều này có thể là những quan niệm bước đầuvà còn là sự mới mẻ với không ít doanh nghiệp, cơ quan, tô chức, cánhân ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng,nhưng nó đã trở thành phổ biến và một thói quen, một thông lệ mang

tính tự giác ở nhiêu nước trên thê giới.

Trang 26

CHUONG 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYEN VÀ LỢI ÍCH HỢPPHAP CUA DOANH NGHIỆP THONG QUA VAI TRÒ CUA

LUAT SU

2.1 Cac hinh thire bao vé quyén va loi ich hop phap cia

doanh nghiệp thông qua vai trò Luật sư

Sự thành công, thất bại của doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiềunguyên nhân khác nhau, nhưng một trong những nguyên nhân rất quantrọng đó là sự hiểu biết va vận dụng pháp luật trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuynhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được điều đó, chínhvì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều tự xoay sở mà không biết rằng nhưvậy là mạo hiểm với chính sinh mạng kinh tế của mình khi các tai nạnpháp lý nếu chưa xảy ra đối với họ chỉ còn là vấn đề thời gian và thườngphụ thuộc rất nhiều vào sự may TỦI.

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển tạo thành một sân chơi chung,trong sân chơi đó mọi thành phần kinh tế đều bình đăng như nhau, phầnthắng sẽ thuộc về người hiểu biết luật chơi và tôn trọng các quy ước xãhội Luật Doanh nghiệp năm 2005 chính là cây cầu nối giữa việc bảo vệquyền và loi ích hợp pháp của doanh nghiệp với vai trò của luật sư, vớiviệc sử dụng vai trò của luật sư dé đảm bảo an toàn cho sự tôn tại và pháttriển hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, pháp luật quy định các hình thức luật sư bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp gồm:

2.1.1 Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thôngqua hoạt động tư van pháp luật của luật sư

Theo Luật Luật sư năm 2006 thì: Tư vấn pháp luật là việc luật sưhướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên

Trang 27

quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Khi thực hiện tư vanpháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật dé bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Doanh nghiệp có thé sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý để bảo vệquyền và lợi ích của mình bằng hình thức tư van của luật sư Đây cũng làhình thức phổ biến và chủ yếu hiện nay mà luật sư tham gia bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Thông qua hình thức tư vấnpháp luật (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) luật sư giải đáp cho doanhnghiệp các vướng mắc những vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp lý như:

- Thủ tục thành lập, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanhnghiệp.

- Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, chuyên đổi doanh nghiệp.- Các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (góp vốn,mở rộng thành viên, mở rộng ngành nghề kinh doanh, công tác tổ chức,đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, giao kết hợp đồng lao động, cungcấp các văn bản pháp luật có liên quan, tư vấn giải quyết các tranhchấp ).

- Các van đề về tài sản, quyên tài sản

Tuy pháp luật đã có quy định và hướng dẫn cụ thê về quyền và lợiích của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất, nhưng thựctế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc vận dụngcác quy định pháp luật, từ đó để lại những hậu quả tiêu cực, làm ảnhhưởng đến uy tín trong sản xuất, kinh doanh, vô tình xâm hại đến quyềnvà lợi ích hợp pháp của người khác thậm chí là vi phạm pháp luật, nhiềudoanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý bằng các chếtài pháp luật do chính lỗi của mình gây ra.

Ví dụ: theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại

thì Thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi thỏa thuận đó không quy định hoặc

Trang 28

quy định không rõ về tổ chức trọng tài có thâm quyền giải quyết tranhchấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung Doanh nghiệpkhông nắm được quy định này, khi có tranh chấp hợp đồng phát sinh màtrong nội dung hợp đồng chỉ thỏa thuận chung chung là khi có tranh chấpsẽ giải quyết băng Trọng tài thương mại, nhưng không quy định là tôchức trọng tài nào, và doanh nghiệp cũng chưa thống nhất lại với bên đốitác về việc này nhưng đã đưa vụ việc ra Trung tâm Trọng tài quốc tế đểdé nghị giải quyết, do đó sẽ bị Trung tâm Trọng tài quốc tế từ chối vithỏa thuận trọng tài là vô hiệu.

Việc cung cấp dịch vụ tư vẫn pháp luật của luật sư đối với doanhnghiệp hiện nay thường có hai hình thức: tư van thường xuyên và tư vantheo vụ việc Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

- Tư vấn pháp luật thường xuyên: Dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình, doanh nghiệp phải mày mò, tìm tòi các quy định pháp

luật để vận dụng cho hoạt động của mình, nhưng từ sự mày mò tronghàng trăm ngàn văn bản pháp luật đã được ban hành đến tìm hiểu xem

văn bản nào đang còn hiệu lực pháp lý, vận dụng quy định nào vào công

việc cụ thé của mình tức là dé tìm đúng và khai thác có hiệu quả các quyđịnh của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành là một vấn đềkhông đơn giản, chính vì vậy nếu có sự tư vấn pháp luật thường xuyên

của luật sư, là những người có nghiệp vụ chuyên môn thì doanh nghiệp

sẽ yên tâm đầu tư cho hoạt động kinh doanh, sản xuất Thay vì chỉ có sự

trợ giúp pháp lý của luật sư qua từng vụ việc thì nay doanh nghiệp chỉ

cần chi phí một khoản ôn định hàng tháng sẽ nhận được trách nhiệm hỗ

trợ pháp lý thường xuyên, kịp thời của luật sư.

Khi sử dụng hình thức tư vấn thường xuyên, doanh nghiệp sẽ thường

xuyên nhận được các văn bản pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luậtmà doanh nghiệp quan tâm, nhận được sự trợ giúp pháp lý, những lời

Trang 29

khuyên, định hướng công việc để doanh nghiệp thực hiện Khi nhậnnhiệm vụ tu van thường xuyên cho doanh nghiệp, mặc dù luật sư không

phải là thành viên doanh nghiệp nhưng luật sư phải thực hiện các cam

kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý là đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng,đúng pháp luật của doanh nghiệp vào bat kỳ thời điểm nào kế cả vào cácngày nghỉ, ngày lễ trừ trường hợp bất khả kháng cho dù hợp đồng khôngchỉ rõ số lượng thời gian tư vẫn trong một tháng (trong trường hợp sốlượng thời gian tư vấn vượt quá thời gian thỏa thuận thì quyền lợi vànghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồngdịch vụ pháp ly) Luật sư khi tư van thường xuyên cho doanh nghiệp thiđồng thời có nghĩa vụ tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củadoanh nghiệp trong các vụ việc cụ thé Ví dụ tư van soạn thảo hợp đồngkinh tế, tham gia đàm phán, tư vấn giải quyết tranh chấp lao động giữa

người lao động và với doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng laođộng

Trong quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam có nhiều điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoàithông qua các giao dịch thương mại, hợp tác kinh doanh Các doanh

nghiệp nước ngoài đã có thói quen có sự trợ giúp pháp lý của luật sư và

trong nhiều giao dịch chủ doanh nghiệp chỉ đặt bút ký sau khi có chữ kýcủa luật sư hoặc sau khi có sự tham định văn ban của luật sư Các chuyếncông du nước ngoài cua các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đều có sự hiệndiện của luật sư Khi giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư,tổ chức hành nghề luật sư với nội dung tư vẫn thường xuyên, doanh nghiệp

có thuận lợi là luôn có luật sư bên cạnh trong mọi tình huống Và về phía

các luật sư tư van thường xuyên cho doanh nghiệp thi chất lượng tư vancũng cao hơn bởi họ luôn được cập nhật các thông tin khác về doanh

nghiệp.

Trang 30

Nói chung, việc ký kết hợp đồng tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lýthường xuyên thì phía luật sư phải thực hiện tất cả những công việcnhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong phạm vipháp luật quy định Vì vậy, một khi có hậu quả thiệt hại xảy ra với doanhnghiệp, nếu xác định được đó là do lỗi tư vẫn pháp luật thì khi đó luật sưcung cấp dịch vụ pháp lý phải hoàn toàn chịu trách nhiệm Tuy nhiên,cũng có những phần việc và trách nhiệm được coi là ngoài hợp đồng (vídụ như: các tranh chấp về quyền va lợi ích ngoài hoạt động của doanhnghiệp, hoặc xảy ra các vụ kiện phải giải quyết bằng con đường tòa án)

thì những việc này phải được tách riêng thành những vụ việc độc lập

ngoài hợp đồng Nếu luật sư được mời tham gia giải quyết, hoặc thamgia tố tụng tại Tòa án thì hai bên sẽ lập thành hợp dong riêng, theo đóquy định cụ thé trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.

- Tư vấn theo vụ việc cho doanh nghiệp là hình thức tư vấn trongđó luật sư chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp đang đứng trước một côngviệc, một tranh chấp hoặc một sự kiện pháp lý nào khác mà doanhnghiệp thấy cần có sự tư vấn của luật sư Việc sử dụng luật sư theo vụviệc dé bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp giúp chodoanh nghiệp có thé chủ động giải quyết từng van đề mà vẫn luôn nhậnđược sự hỗ trợ từ phía luật sư, có thé lựa chọn những luật sư chuyên mônsâu theo từng lĩnh vực; đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp giảm bớtđược chi phí về tài chính nếu một khi hợp đồng có thé bị kéo dài thờigian ngoài dự kiến.

Tư vấn theo vụ việc thường bao gồm các công việc như mời luậtsư tham gia đàm phán với đối tác, ký biên bản ghi nhớ, soạn thảo côngvăn, hợp đồng, tăng vốn điều lệ, mua bán doanh nghiệp, thuê tài chính,giải quyết tranh chấp hoặc tuyên bé phá sản

Trang 31

Thực tế cho thấy, có những vụ việc dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình, doanh nghiệp rất cần được tham van, vi dụ: muốn ký kếthợp đồng kinh tế với đối tác, doanh nghiệp thường gặp phải lúng túngkhông biết phải thực hiện thủ tục gì; cơ sở nào dé kiểm chứng độ tin cậycủa đối tác, trong khi đó để năm được các thông tin của đối tác, doanhnghiệp cần phải tìm hiểu trong một thời gian không ngắn và thậm chí cácthông tin thu nhận được chưa chắc đã đầy đủ và khách quan; hai bên nênhợp tác với nhau theo hình thức nào; hiệu quả của hợp đồng sẽ ra sao,các dự báo về rủi ro, xung đột và tranh chấp nếu xảy ra trong quá trìnhthực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết như thế nào Đối với các trườnghợp này, doanh nghiệp thường yêu cầu luật sư tư vấn và hỗ trợ pháp lýcho toàn bộ vụ việc từ khi tham gia đàm phán cho đến khi hoàn thànhxong việc ký kết hợp đồng.

2.1.2 Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thôngqua hoạt động tham gia to tụng của luật sw

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sẽphải bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình trong những trường hợp liênquan đến tố tụng, là những vụ việc về dân sự, kinh tế, lao động, hànhchính Trong trường hợp đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình một cách hữu hiệu, doanh nghiệp có thể thông qua vai trò của luậtsư tham gia tô tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật Luật sư.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh xuất hiện nhiều mối quan hệlàm ăn giữa doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp với các phápnhân, cá nhân khác, và trong những mối quan hệ ấy có thé phát sinh nhữngtranh chấp kinh doanh, thương mại, đó là những mâu thuẫn (bất đồng hayxung đột)về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện cáchoạt động thương mại Theo pháp luật về tô tung dân sự, các tranh chấp

Trang 32

về kinh doanh, thương mại thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án, gồmCÓ:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữacá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đầu có mục đích lợinhuận, bao gồm: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại

diện, đại lí; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dung; tư vấn, kỹ thuật;

vận chuyên hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủynội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách băng đường hàng không,đường biển; mua bán cô phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; dau tư,tài chính, ngân hàng; bảo hiểm, thăm dò, khai thác;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyên gia công nghệ giữacá nhân, t6 chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa cácthành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giảithé, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức củacông ty;

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại [6]

Như vậy có thé thấy tranh chấp kinh doanh, thương mại rất đadạng, và luật sư có trách nhiệm giúp cho doanh nghiệp giải quyết tranhchấp, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả nhấtvới các hình thức mà pháp luật quy định, bao gồm thương lượng, hòagiải, trọng tài thương mại, Tòa án Trong trường hợp các bên không thểhòa giải hay thương lượng thì biện pháp cuối cùng đó là đưa tranh chấpra giải quyết tại cơ quan tài phán Lúc này luật sư sẽ tham gia t6 tung đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, từ khâu nộp đơnkhởi kiện hoặc yêu cau giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền, xác minh,thu thập tài liệu, chứng cứ, chuẩn bị quan điểm, lập luận đến tham gia

Trang 33

phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trướcTòa.

Thực tế ở Hải Phòng, có vụ việc giải quyết tranh chấp đã thé hiện rõvai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp trong tranh chấp hợp đồng kinh tế Ví dụ: vụ án tranh chấp hợpđồng vận chuyền hàng hóa bằng đường biên có liên quan đến Hợp đồngbảo hiểm hàng hải giữa Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Công tyTNHH Thương mại vận tải Hải Phòng do Tòa án nhân dân thành phốHải Phòng xử tháng 6/2009:

+ Nguyên đơn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

+ Bi đơn: Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hai Phòng

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Tổng công ty cổ phầnBảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PIV)

Tóm tắt vụ việc như sau: Ngày 9/6/2006 Công ty Xi Măng ChinfonHải Phòng đã ký hợp đồng vận chuyển xi măng số CHC - 06-341 vớiCông ty TNHH Thương mại Vận tải Hải Phòng để thuê tàu HP 07 vậnchuyển 1880 tấn ximăng từ Hải Phòng vào Cảng Ba Ngòi - Khánh Hoà.

Lô hàng 1880 tấn ximăng được Công ty Ximăng Chinfon Hải Phòngtham gia bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam - Công ty Bảohiểm Hải Phòng nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt- Công ty BảoViệt Hải Phòng theo đơn bảo hiểm số 714 VHP 2006 ngày 9/6/2006.

Vào hồi 2 giờ 00 ngày 16/6/2006 sau khi đã nhận xong hàng, tàuHP07 trong khi di chuyển trong luồng Hai Phòng để đi Ba Ngòi đã vachạm với xác tàu Hoàng Chiến 08 dẫn đến bị thủng và chìm cùng toàn bộ

hàng hoá.

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt căn cứ Hợp đồng bảo hiểm, Giấynhận tiền và thế quyền đòi bồi thường ngày 29/9/2006 của Công tyXimăng Chinfon Hải Phòng cho Công ty Bảo hiểm Hải Phòng đã yêu cầu

Trang 34

Công ty TNHH Thuong mại Vận tải Hai Phòng chịu trách nhiệm bồithường tổn thất hàng hoá bằng thương lượng nhưng không đạt kết quả.

Vì vậy ngày 31/5/2007 và 3/9/2008 Tổng Công ty Bảo hiểm BảoViệt đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư gửi đơn khởi kiện đề

nghị Toà án xét xử buộc Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hải Phòngphải bồi thường cho Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt số tiền tổn thấthàng hoá mà Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã bồi thường cho Công tyXimăng Chinfon Hải Phòng là 1.096.012.000đồng

+ Trong quá trình thụ lý vụ án, quan điểm cua Tổng Cong ty Bảohiểm Bảo Việt là Chủ tàu ( Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hải

Phòng) đã có lỗi gây ra tổn thất hàng hóa, do đó phải bồi thường toàn bộ.+ Quan điểm của Công ty TNHH Thuong mại Vận tải Hải Phòngvà Tổng Cong ty cổ phan Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ( viết tắt PVD) là:

Lô hàng 1880 tấn ximăng vận chuyển trên tàu HP07 bị tổn thấttoàn bộ là do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng chứ không do lỗi

chủ tàu HPO7.

PVI là người bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Công ty TNHH

Thương mại Vận tải Hai Phòng - Chủ tàu HP0Ø7 theo Giấy chứng nhận

bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu Theo đơn bảo hiểm và các quyđịnh liên quan của luật Việt Nam, PVI không hề có bất cứ quan hệ hợpđồng nào với Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, với Công ty XimăngChinfon Hải Phòng và cũng không có bất cứ hành vi xâm hại trực tiếpđến quyền, lợi ích hợp pháp hoặc tài sản của Tổng Công ty Bảo hiểm BảoViệt, Công ty Ximăng Chinfon Hải Phòng Do đó PVI không có bất kỳnghĩa vụ nào liên quan hay phát sinh từ việc giải quyết vụ án nêu trên.Mặt khác thời hạn khởi kiện vụ án này là 2 năm kể từ ngày xảy ra tai nạnchìm tàu 16/6/2006 đến ngày 16/6/2008 Đến ngày 3/9/2008 khi thờihiệu khởi kiện đã hết Bảo Việt mới nộp Biên lai nộp án phí nên khôngđồng ý việc thụ lý và giải quyết vụ án của Toà án Hải Phòng Không có

Trang 35

cơ sở xác định thời hiệu khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 257 Bộ

luật Hàng hải Việt Nam

PVI, Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hải Phòng đều đề nghị

Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiệncủa Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.

Tuy nhiên, Luật sư của Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt đã dựatrên các tài liệu trong hồ sơ: hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận chuyểnhàng hóa bằng đường biển, Bản kết luận điều tra của Cảng vụ Hải Phòng đãdua ra các chứng lý về phần lỗi của Thuyền trưởng và kíp trực tàu HP07

thuộc Công ty TNHH Thương mại Vận tải; đã viện dẫn các quy định củaBộ luật Hàng Hải để xác định trách nhiệm của bên có lỗi, giải quyết cácvấn đề về thời hiệu khởi kiện

Kết quả là Tòa án đã quyết định:

1 Xử: Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hải Phòng phải cónghĩa vụ thanh toán trả Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 1/2 số tiềnximăng tổn thất trên tau HPO7 bị tai nạn là 548.006.000đồng ( Nam tram

bốn mươi tấm triệu, không trăm lĩnh sấu ngàn đồng).2 ,n phí kinh doanh, thương mai sơ thẩm:

Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hải Phòng phải chịu14.000.000 đồng.

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phải chịu phải chịu 14.000.000đồng.

3 Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam không có quyền

lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc này.

Như vậy, trong vụ việc trên, luật sư đã góp phần tích cực trongviệc giúp cho Công ty Bảo hiểm Bảo Việt bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của minh trong quá trình tranh tụng tai Tòa an.

Ngoài việc việc thể hiện vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của doanh nghiệp thông qua hoạt động tham gia tố tụng hình

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN