1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tập bài giảng Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước - Trường Đại học Luật Hà Nội - Vũ Thị Hải Yến chủ biên, Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thị Hiền, Nguyễn Như Quỳnh

263 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà Nước
Tác giả Ts. Vũ Thị Hải Yến, Ts. Nguyễn Thị Thu Hà, Ts. Trần Thị Hiền, Ts. Nguyễn Như Quỳnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại tập bài giảng
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 263
Dung lượng 37,7 MB

Nội dung

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước mang những đặcđiểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự: - Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ được đặt rakhi có hành vi trái p

Trang 1

Tập bài giảng

LUẬT TRÁCH NHIỆM

BỎI THƯỜNGCUA NHÀ NƯỚC

Trang 2

48-2011/CXB/199-10/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 4

Chủ biên

TS VŨ THỊ HẢI YÊN

Tập thể tác giả

1 TS NGUYEN THỊ THU HÀ Chuong IV, Chuong V

2 TS TRAN THI HIEN Chương II (mục I, II), Chương III

3 TS NGUYÊN NHU QUYNH Chương II (mục III - VID)

4 TS VŨ THI HAI YEN Chuong I, Chuong VI

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là đạo

luật có y nghĩa quan trọng, quy định trách nhiệm của

Nhà nước đối với những thiệt hại do hành vi trải phápluật của người thi hành công vụ gây ra cho cá nhân, tổchức Luật trách nhiệm bôi thường của Nhà nước tạo cơ

sở pháp lí bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức khi bị người thi hành công vụ gây thiệt hai dongthời là cơ sở để xử lí nghiêm minh, kịp thời những viphạm pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước, góp phần

nang cao ý thức trách nhiệm và dao đức cua đội ngũ

công chức nhà nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội,góp phân xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên

xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ởViệt Nam đang trong quá trình tiếp tục xây dựng và hoànthiện dé phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước cũng như muc tiêu xây dựng xã hội côngbằng, dân chủ, văn mình Đáp ứng nhu cẩu đào tạo,nghiên cứu khoa học cua giảng viên và người học,Trường Đại học Luật Hà Nội tô chức biên soạn T áp bàigiảng luật trách nhiệm bôi thường của Nhà nước Đây làtập bài giảng lan dau tiên được xuất bản nhằm cung cấp

Trang 6

cho người đọc những nội dung cơ bản, có hệ thong vềpháp luật trách nhiệm bôi thường của Nhà nước ViệtNam và một số nước trên thé giới.

Tuy nhóm biên soạn đã có sự nỗ lực lớn nhưng Tápbài giảng này cũng khó tránh khỏi những hạn chế, canđược tiếp tục bồ sung, hoàn thiện Tập thể tác giả mongnhận được ý kiến đóng góp dé Tập biài giảng luật trách

nhiệm bồi thường cua Nhà nước được hoàn thiện hơn ở

lan tái bản

Truong Đại học Luật Hà Nội xin tran trọng giới thiệucùng bạn đọc Tập bài giảng luật trách nhiệm boi thườngcủa Nhà nước.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DANH MỤC THUAT NGU VIET TAT

Trang 7

CHƯƠNG I

KHÁI QUAT VE LUẬT TRÁCH NHIỆM

BOI THƯỜNG CUA NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIÊM CỦA TRÁCH NHIỆMBOI THƯỜNG CUA NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcBat kì chế độ xã hội nào chỉ có thé tồn tại và phát triểntrên cơ sở có sự ôn định về trật tự xã hội Các quan hệ xãhội rất phong phú, đa dạng, phức tạp, luôn ở trạng thái vậnđộng và phát triển nhưng trong một “trật tự” nhất định bởichúng chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy phạm khácnhau Chủ thé của các quan hệ xã hội khi tham gia vào cácquan hệ này chịu sự chi phối của nhiều loại quy phạm vatương ứng với mỗi loại quan hệ do các loại quy phạm khácnhau điều chỉnh, chủ thé phải gánh vác những trách nhiệm

xã hội nhất định như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm

chính tri, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm pháp lí

Hiểu một cách chung nhất, trách nhiệm là sự ràng buộctrong các mối liên kết của con người, trong đó cá nhân hay

tổ chức phải thực hiện các nghĩa vụ vì người khác hoặc vìcộng đồng Trách nhiệm pháp lí là loại trách nhiệm phátsinh trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng

7

Trang 8

pháp luật Theo nghĩa rộng, trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ

thực hiện tat cả các yêu cầu của pháp luật dé duy trì sự tồntại và phát triển của xã hội và gánh chịu những hậu quả bấtlợi khi có hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội đượcpháp luật bảo vệ Theo nghĩa hẹp, trách nhiệm pháp lí làviệc phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi có hành vi trái pháp

luật.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là loại trách nhiệmpháp lí đã được quy định ngay từ thời kì đầu khi mới có nhànước và pháp luật Trải qua các giai đoạn phát triển, bảnchất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã có sự thay đổi

rõ rệt Ở thời kì cô đại, khi chính quyền trong xã hội chưađược tô chức chặt chẽ, cá nhân được phép dùng hình phạt dé

trừng tri những người có hành vi gay thiệt hại cho mình theo

nguyên tắc “trả thù ngang bằng”, “nợ gì trả nấy” Vì vậy, thời

kì này được gọi là “chế độ tư nhân phục thù” Giai đoạn thứhai, trách nhiệm bồi thường chuyền sang bước phát triển mới

Thay vì phải chịu hình phạt do nạn nhân trả thù, người gây

thiệt hại có thé được “chuộc tội” băng số tiền hay thục kim,

vì vậy giai đoạn này được gọi là “chế độ thục kim” Thời kì

đầu khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, việc chuộc lỗi là

tự nguyện nên các bên tự thoả thuận với nhau về tiền chuộc.Giai đoạn sau khi đã có sự điều chỉnh của pháp luật, số tiềnchuộc lỗi của bên gây thiệt hại được xác định theo ngạchmức do pháp luật quy định Trong giai đoạn này, hìnhphạt vẫn được áp dụng cho cả các quan hệ thuộc lĩnh vực

(1) Ví dụ như trong Luật mười hai bảng ở La Mã, ra đời năm 449 TCN.

8

Trang 9

luật tư, vì vậy mà chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa tráchnhiệm hình sự - mục đích để trừng phạt người phạm tộivới trách nhiệm dân sự - nhằm mục đích đền bù thiệt hạicho nạn nhân Đến giai đoạn thứ ba, trách nhiệm bồithường đã tiến lên bước phát triển mới khi được tách ra

khỏi trách nhiệm hình sự Bộ máy nhà nước cùng chức

năng quản lí trật tự công dần hoàn thiện và chặt chẽ hơn.Nhà nước có sự can thiệp để bảo vệ trật tự xã hội bằngcách dùng hình phat để trừng phạt tội phạm Cá nhân matquyền tự phục thù mà thay vào đó chỉ có quyền yêu cầubồi thường thiệt hại về dân sự dé khôi phục, bù đắp những

thiệt hại mà họ phải gánh chịu Như vậy, trải qua quá

trình phát triển lâu dài, cho đến nay, trách nhiệm bồithường thiệt hại là trách nhiệm pháp lí chịu sự điều chỉnhcủa luật tư, cụ thé là loại trách nhiệm dân sự

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự, theo đóngười gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường nhữngtốn thất mà mình đã gây ra Điều 604 BLDS quy định:

“Người nào do lỗi cô ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng,sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tin, tài san, quyễn và lợiích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hạithì phải bồi thường” Người gây thiệt hại phải bồi thườngcho người bị thiệt hại — đó là nguyên tac cốt lõi trong tráchnhiệm bồi thường dân sự của các quốc gia trên thé giớinhăm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tôchức trong xã hội, duy trì công bằng xã hội

Trang 10

Theo nguyên tắc xác định trách nhiệm trong dân sự,người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyên, lợi íchhợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải chịu tráchnhiệm bồi thường Trong mối quan hệ giữa người gây thiệthại và người bị thiệt hại, có những trường hợp người gâythiệt hại ở một vị thế rất đặc biệt - họ là những cán bộ, công

chức trong bộ máy nhà nước, gây thiệt hại khi đang thực

hiện nhiệm vụ nhân danh nhà nước Nhà nước là “tổ chức

đặc biệt của quyền lực chính tri” thực hiện các chức năng

quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội thông qua những cán bộ,công chức trong các cơ quan nhà nước Trong quá trình thựcthi công vụ, công chức nhà nước có thể gây thiệt hại tráipháp luật cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào Mặc dù quan

hệ này có liên quan đến việc thực hiện những hoạt độngthuộc chức năng quản lí, điều hành mang tính quyền lực củanhà nước, không thê nói rằng nhà nước đứng trên pháp luật

va không phải chịu trách nhiệm khi gây thiệt hại trai pháp

luật cho chủ thé khác Pháp luật dân sự ghi nhận nguyên tắckhi quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức bị xâmphạm bởi cá nhân, tô chức khác thì những chủ thể có hành

vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quyđịnh của pháp luật Trong quan hệ bồi thường thiệt hại vốn

là quan hệ mang tính chất dân sự, cơ quan nhà nước và côngdân cần phải được đối xử bình đăng với nhau Tuy là chủthé của công quyền nhưng khi nha nước gây ra thiệt hạicũng phải có trách nhiệm bồi thường theo những nguyên tắc

(1).Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Gido trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr 49.

10

Trang 11

chung của luật dân sự như bất cứ chủ thể nào khác Mụcđích cơ bản của việc xác lập trách nhiệm pháp lí này lànhằm bảo vệ quyên lợi của bên bị thiệt hại.

Hơn nữa, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có ViệtNam đang trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền —nhà nước mà trong đó không chỉ mỗi cá nhân, tổ chức màbản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyềnđều phải tôn trọng pháp luật và bảo đảm các quyền conngười Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với cácthiệt hại do cán bộ, công chức gây ra cho các cá nhân, tôchức trong xã hội được thiết lập trên cơ sở những tư tưởng

về nhà nước pháp quyền dân chủ theo đó nhà nước phảichịu trách nhiệm trước nhân dân về tính hợp pháp trong các

hoạt động của mình Nội dung cơ bản nhất của trách nhiệm

bồi thường nhà nước chính là cam kết của nhà nước rang

khi cán bộ, công chức có hành vi xâm phạm quyền và lợi

ich hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội và gâythiệt hại thì nhà nước sẽ phải bồi thường cho các thiệt hại

mà cá nhân, tổ chức này đã gánh chịu

Như vậy, trách nhiệm bồi thường của nhà nước là tráchnhiệm pháp lí trong đó nhà nước có trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công

vu gay ra trong một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước

2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường của nhà nướcNhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật có thểmang tư cách chủ thể của quyền lực công (đối với các quan

hệ phát sinh trong hoạt động quản lí nhà nước) hoặc chủ thể

lãi

Trang 12

thông thường (đối với các quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư).

Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí xã hội mà nhà

nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì giữa nhà nước vàbên bị thiệt hại phát sinh một quan hệ pháp luật, theo đó nhànước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra Xét vềbản chất, đây là mối quan hệ dân sự, vì vậy, trách nhiệm bồi

thường của nhà nước là một loại trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước mang những đặcđiểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân

sự:

- Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ được đặt rakhi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi íchhợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác vớimục đích nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người bi

thiệt hại;

- Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là loại tráchnhiệm mang tính chất tài sản, theo đó nhà nước phải bù đắpnhững lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại về vật chất hoặctinh than do hành vi trái pháp luật của người thi hành công

vụ gây ra;

- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà

nước cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói

chung dựa trên bốn yếu tố: có hành vi trái pháp luật; có thiệthại xảy ra trên thực tế; có lỗi của người gây thiệt hại; có mối

quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Tuy nhiên, trách nhiệm bôi thường của nhà nước là loại

12

Trang 13

trách nhiệm phát sinh từ hoạt động thực hiện quyền lực nhànước, vì vậy, nó có những đặc trưng riêng biệt sau đây:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường của nhà nước là loại

“trách nhiệm trực tiếp”

Lí luận về trách nhiệm trực tiếp dựa trên lí do cơ bản:Hành vi của người thi hành công vụ được coi là hành vi củanhà nước, vì vậy nếu người thi hành công vụ có hành vi gây

thiệt hại thì được coi là nhà nước gây thiệt hại và đương

nhiên nhà nước có trách nhiệm bồi thường

Các quốc gia trên thế giới có hai cách thức tiếp cận van

đề trách nhiệm bôi thường của nhà nước: (i) trách nhiệmnhà nước là trách nhiệm thay thế; và (ii) trách nhiệm nhànước là trách nhiệm trực tiếp.“

Nếu coi hành vi của công chức không phải là hành vi

của nhà nước thì trách nhiệm của nhà nước được xác định là

trách nhiệm thay thế Nhà nước gánh chịu trách nhiệm thaycho công chức nhà nước khi thi hành công vụ gây thiệt hại

bởi một số lí do cơ bản sau: (i) Công chức hành động vi lợi

ích của nhà nước, vì vậy với tư cách là người được hưởnglợi ích, nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại

do công chức của mình gây ra; (ii) Nếu xác định trách

nhiệm bồi thường cho công chức thì với khả năng tài chính

của minh, công chức không thé bồi thường và như vậy thìngười bị thiệt hại không được bảo đảm quyền lợi Vì nhànước có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

(1).Xem: Taro Morinaga, Kỉ yếu tọa đàm về Luật bồi thường nhà nước, Dự

án Jica, Nhat Bản và Bộ tư pháp Việt Nam, 2005.

13

Trang 14

công dân nên nhà nước sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thườngthay, sau đó công chức nhà nước có trách nhiệm hoàn trảcho nhà nước Tuy nhiên, quan điểm này có một số hạn chế:(i) Dẫn đến suy diễn là nhà nước được miễn trách nhiệm —quan niệm lỗi thời ảnh hưởng bởi thuyết “Vua không thélam gì sai”; (ii) Có thé hạn chế phạm vi bồi thường trongcác trường hợp công chức nhà nước gây thiệt hại nhưngkhông có lỗi; (iii) Mau thuẫn giữa thuyết trách nhiệm thaythế và trách nhiệm bảo vệ công dân của nhà nước, bởi lẽ nếu

nhà nước có trách nhiệm bảo vệ công dân thì tại sao nhà

nước lại không chịu trả tiền bồi thường cho công dân với tưcách là trách nhiệm tự than.”

Thuyết trách nhiệm trực tiếp hiện nay đang chiếm ưuthế trên thế giới Việc coi trách nhiệm bồi thường của nhànước là trách nhiệm trực tiếp dựa trên lí do căn bản: hành

vi của cán bộ, công chức là hành vi của nhà nước, vì vậy,nếu cán bộ, công chức có hành vi gây thiệt hai thì được coi

là nhà nước gây thiệt hại và đương nhiên nhà nước có tráchnhiệm phải bồi thường

Việc coi trách nhiệm bồi thường của nhà nước là loạitrách nhiệm trực tiếp có những ưu thế sau: (i) Thuyết nàythừa nhận nhà nước có thé sai và phải chịu trách nhiệm nhưcác chủ thé khác trong xã hội; (ii) Có phạm vi áp dung rộngrãi vì nhà nước phải bồi thường ngay cả trong trường hợpcán bộ, công chức không có lỗi khi gây thiệt hai; (iii) Trongmột số trường hợp có thể miễn trách nhiệm cho cán bộ,(1).Xem: Taro Morinaga, Ki yếu toạ đàm về Luật bồi thường nhà nước, Dự

án Jica, Nhật Bản và Bộ tư pháp Việt Nam, 2005.

14

Trang 15

công chức vì về mặt pháp lí, hành vi gây thiệt hại là hành vicủa nhà nước Điều này sẽ tránh được việc công chức khôngthực hiện nhiệm vu do lo ngại gây thiệt hai và phải chịutrách nhiệm; (iv) Bản chất của trách nhiệm hoàn trả trongtrách nhiệm trực tiếp được hiểu là do công chức vi phạmquy định về chức trách, nhiệm vụ, gây thiệt hại cho nhà

nước nên công chức phải bồi hoàn cho nhà nước Hoàn trả

trong trách nhiệm trực tiếp hoàn toàn khác về bản chất sovới bồi hoàn trong trách nhiệm thay thế vì trong trách nhiệmthay thế, nhà nước thay cán bộ công chức để bồi thường vì

nhà nước có khả năng tài chính, sau đó cán bộ công chức phải hoàn trả lại cho nhà nước.

Nếu như đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trongdân sự, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường phụ thuộc vàonăng lực hành vi và khả năng về tài sản của người gây rathiệt hại Trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước, nănglực chịu trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hạikhông được xem xét vì nhà nước đương nhiên thừa nhậntrách nhiệm bồi thường và gánh vác kinh phí chi trả việc bồithường Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường nếu có chỉ đặt

ra trong trường hợp xác định mức hoàn trả của người thihành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại

Thứ hai, phạm vi trách nhiệm bôi thường của nhà nướcgiới hạn trong một sỐ lĩnh vực cụ thé

Phạm vi bồi thường trong dân sự rất rộng, theo đó,người gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh

dự, uy tín, nhân phẩm, quyên va lợi ích hợp pháp của cá

15

Trang 16

nhân, tổ chức phải bồi thường theo nguyên tắc thiệt hại baonhiêu phải bồi thường bấy nhiêu Nhà nước chỉ thừa nhậntrách nhiệm bồi thường giới hạn trong phạm vi một số lĩnhvực hoạt động, cụ thể là lĩnh vực quản lí hành chính, tốtụng, thi hành án và trong từng lĩnh vực hoạt động đó, nhànước không phải bồi thường đối với tất cả thiệt hại do hành

vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra mà chi

phải bồi thường đối với những hành vi gây thiệt hại nhấtđịnh.

Thứ ba, hành vi trai pháp luật chỉ làm phat sinh tráchnhiệm bôi thường của Nhà nước nếu được xác định trongvăn ban của cơ quan nhà nước có thẩm quyên

Một trong những điều kiện tiên quyết làm phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại là hành vi gây thiệt hại phải

là hành vi trái pháp luật Trong trách nhiệm bồi thường của

nhà nước, tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hại phảiđược xác định băng văn bản của cơ quan nhà nước có thâmquyền chứ không thé chỉ dựa trên suy đoán chủ quan của

người bị thiệt hại Người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầubồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thâmquyên xác định hành vi của người thi hành công vụ là tráipháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thâm quyền tronghoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộctrường hợp được bôi thường."

Thứ tư, trách nhiệm bồi thường của nhà nước được đặt

ra cả trong trường hợp không can xác định lỗi và hành vi(1) Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước.

16

Trang 17

trái pháp luật của người thực thi công vụ

Trách nhiệm bồi thường trong dân sự thường phát sinh

khi có đầy đủ bốn điều kiện: có hành vi trái pháp luật; có

thiệt hại xảy ra trên thực tế; có lỗi của người gây thiệt hại;

có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật

và thiệt hại xảy ra Hoạt động quản lí xã hội của Nhà nước

trong một số lĩnh vực có đặc thù riêng Vi du, hoạt động tôtụng hình sự có mục tiêu là phòng ngừa, trấn áp tội phạm

dé bảo vệ trật tự, an toàn xã hội nên người thực thi công vụđược trao cho những thâm quyền nhất định Trong khi thựcthi thâm quyền đó, cán bộ, công chức nha nước có thé gâythiệt hại do việc bắt, tạm giữ, tạm giam, phạt tù oan, gâythiệt hại cho cá nhân công dân nhưng họ không có lỗi vàhành vi đó không bị coi là trái pháp luật Để bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức khi ngườithực thi công vụ gây thiệt hại, Luật trách nhiệm bồi thườngcủa nhà nước ghi nhận trách nhiệm bồi thường của Nhànước trong các trường hợp này mà không cần xác địnhngười tiễn hành tố tung có lỗi hay có hành vi trái pháp luậthay không.”

Thứ năm, trình tự, thủ tục giải quyết bôi thường trongtrách nhiệm bôi thường của Nhà nước bắt buộc phải quagiai đoạn thương lượng giữa người yêu câu bồi thường với

cơ quan giải quyết việc bôi thường

(1) Theo khoản 1 Điều 4 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,

người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường trong các trường hợp quy định tại Điều 26 mà không cần có văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật.

17

Trang 18

Trong trách nhiệm bồi thường dân sự, bên bị thiệt hại cóquyền khởi kiện ngay ra toà án để yêu cầu giải quyết việcbồi thường Còn đối với trách nhiệm bồi thường của Nhànước, khi có căn cứ xác định hành vi gây thiệt hai của người

thi hành công vụ là trái pháp luật, người bị thiệt hại phải gửi

đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước Người bị thiệt hại và cơ quan có

trách nhiệm giải quyết việc bồi thường sẽ tiến hành thươnglượng về việc bôi thường Nếu bên bị thiệt hại không đồng ý

với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan này thì

mới được khởi kiện ra toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.Thứ sáu, phương thức bôi thường trong trách nhiệm bồithường của Nhà nước hạn chế hơn so với phương thức bồi

thường trong dán sự

Trong dân sự, các bên có thể thoả thuận về hình thức bồithường băng tiền, bang hiện vật hoặc thực hiện một côngviệc còn trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ cóhình thức bồi thường băng tiền

II LUẬT TRÁCH NHIEM BOI THƯỜNG CUA NHÀ

NƯỚC VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HỆ

THONG PHÁP LUẬT DÂN SU VIỆT NAM

1 Khái niệm Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc

hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009 tại ki hop thứ 5,

Quốc hội Khoá XII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng

1 năm 2010.

18

Trang 19

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là tổng hopcác quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong hoạt động bồi thường của Nhà nước đối vớinhững thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cho các cánhân, tổ chức.

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy địnhquyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong quan hệ bồi thườngthiệt hại của Nhà nước, căn cứ xác định trách nhiệm bồithường, trình tự, thủ tục, kinh phí giải quyết bồi thườngcũng như thủ tục chi trả của người thi hành công vụ.

2 Vị trí của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước trong hệ thống pháp luật dân sự của Việt NamMột số quốc gia trên thế giới (trong đó có Nhật Bản) coipháp luật bồi thường của nhà nước thuộc lĩnh vực pháp luật

hành chính hoặc quan hệ pháp luật này vừa có tính hành chính vừa có tính dân sự vì đây là quan hệ phát sinh trong

hoạt động quản lí nhà nước về hành pháp và tư pháp và mộtbên trong quan hệ là nhà nước.“

Tuy nhiên, quan điểm được đa số quốc gia tán đồng khixây dựng hệ thống pháp luật này là coi pháp luật bồi thườngcủa nhà nước thuộc lĩnh vực pháp luật dân sự, cụ thể, quan

hệ bồi thường của nhà nước là quan hệ bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng Ở Hoa Kỳ, Luật khiếu kiện bồi thườngthiệt hại của liên bang (viết tắt là FTCA), được ban hànhvào năm 1946 thê hiện rõ tư tưởng trách nhiệm bồi thường

(1).Xem: Taro Morinaga, Ki yếu toạ đàm về Luật bi thường Nhà nước, Dự

án Jica, Nhật Ban và Bộ tư pháp Việt Nam, 2005

19

Trang 20

nhà nước thực chất là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng với mục tiêu bảo vệ và phục hồi quyền

và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại Cụ thể Điều 2672Luật này quy định: “yêu cẩu bôi thường hội đủ các yếu tô

bôi thường thiệt hại ngoài hợp dong là diéu kiện tiên quyết

dé xác định trách nhiệm bồi thường Nhà nước ” Vì vậy, ởHoa Kỳ, việc xác định mức bồi thường, thủ tục giải quyết

bồi thường về cơ bản được áp dụng theo nguyên tắc của

‘) Pháp luật bồi thường nhà nước củapháp luật dân sự.

Trung Quốc, Đức, Canada, Pháp cũng đi theo hướng coi

bồi thường của nhà nước là một phan của pháp luật dân sự.Vậy Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có vi trí

và mối quan hệ như thế nào với pháp luật dân sự Pháp luậtdân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội mà ở đó các chủ thé có vị thế bình dang,được quyền tự do thoả thuận Luật dân sự là ngành luật cóphạm vi rất rộng, điều chỉnh chung các quan hệ có tính chấtdân sự, do đó, có thể coi là “luật gốc” trong hệ thống luật tư.BLDS với tính chất là văn bản quan trọng nhất, có tính nềntảng, điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, vì vậy, chỉquy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, những nộidung chung nhất, 6n định nhất Những van đề đặc thù, cầnđược quy định chi tiết sẽ được điều chỉnh bởi các luậtchuyên ngành Trách nhiệm bôi thường của Nhà nước làmột quan hệ dân sự có đặc trưng riêng biệt vì bên có trách

(1).Xem: Nguyễn Thanh Tịnh, Nhiing vấn dé cơ bản về pháp luật bôi thường

nhà nước của Hoa Kỳ, Tài liệu của Ban soạn thảo Luật bôi thường của Nhà nước.

20

Trang 21

nhiệm bồi thường là Nhà nước — chủ thé của quyền lực

chính trị, do vậy, đây là quan hệ vừa mang tính dân sự, vừa

mang tính hành chính Sự ra đời của Luật trách nhiệm bồithường của Nhà nước với tư cách là đạo luật chuyên ngànhcủa pháp luật dân sự tạo cơ sở pháp lí vững chắc và đầy đủcho việc giải quyết quan hệ bồi thường Nhà nước

Mỗi tương quan giữa Luật trách nhiệm bôi thường củaNhà nước với pháp luật dân sự

Luật dân sự điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội rộng lớn,bao gồm các quan hệ tài sản và nhân thân trong các quan

hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,

lao động,” trong đó BLDS dành riêng một chương quyđịnh về “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcủa dân sự rất rộng, bao gồm trách nhiệm của bất kì cánhân, tô chức nào khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, quyên, lợi ích hợppháp của cá nhân hoặc chủ thé khác mà gây thiệt hại.)Liên quan đến trách nhiệm bồi thường do người thi hànhcông vụ gây ra, BLDS dành ra hai điều luật, Điều 619 bồithường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra và Điều 620bồi thường thiệt hai do người có thâm quyền của co quantiến hành tố tụng gây ra Theo quy định này, phạm vi tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước được hiểu là toàn bộ cáclĩnh vực hoạt động của Nhà nước, bao gồm cả lập pháp,

hành pháp và tư pháp.

(1).Xem: Điều 1 BLDS năm 2005.

(2).Xem: Điêu 604 BLDS năm 2005.

21

Trang 22

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước giới hạnphạm vi bồi thường của Nhà nước chỉ trong ba lĩnh vực:hoạt động quản lí hành chính, hoạt động tô tụng và thihành án Như vậy, luật này loại trừ trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật (hoạt động lập pháp và hoạt động ban hành văn bản quy phạm dưới luật).Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cụ thécác căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, trình tự, thủ tục giải

quyết việc bồi thường, kinh phí và thủ tục chỉ trả

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của mình, các cơ quan nhà nước còn tham gia vào nhiềuquan hệ pháp luật khác như quan hệ dân sự, kinh tế, thươngmại Với tư cách là chủ thể của các quan hệ pháp luật mangtính bình dang này, trong trường hop có hành vi vi phạmpháp luật, vi phạm hợp đồng, gây ra thiệt hai cho các tổchức, cá nhân thì các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệmbồi thường nhưng theo các quy định chung của pháp luậtdân sự mà không theo quy định của Luật bồi thường của

chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ đã được quy

định tại Nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành trung

22

Trang 23

ương Đảng số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 vềChiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Dang.Luật bồi thường của Nhà nước là cơ sở pháp lí quantrọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân,

tô chức trong xã hội khi bị cơ quan nhà nước gây thiệthại trái pháp luật nhằm khắc phục, bù đắp những thiệthại xảy ra, tao ra sự 6n định và trật tự xã hội

Sự ra đời của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước là bước tiến quan trọng trong xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật, khắng định chủ trương xâydựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Nhà nướcpháp quyền luôn đặt ra yêu cầu về tính tối thượng củapháp luật, trong đó hoạt động của bất kì chủ thể nào,không chỉ các cá nhân, tổ chức mà bản thân Nhà nước

và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôntrọng tuân theo Hiến pháp và pháp luật, trong khuônkhổ và thâm quyền luật định Vượt ra khỏi ranh giớithấm quyền đó đồng nghĩa với việc vi phạm thâmquyền, từ đó có thé dẫn tới vi phạm đến quyền, loi ichhợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội Trongnhà nước pháp quyền, nhà nước cũng như một tổ chứchay công dân - đều là những chủ thé bình đăng trướcpháp luật Sự ra đời của Luật bồi thường của Nhà nước

là tuyên ngôn quan trọng khẳng định quyết tâm xâydựng nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta,

23

Trang 24

đồng thời góp phan củng cé và phát triển xã hội côngdân Sự gan bó giữa nhà nước pháp quyền va xã hộicông dân thể hiện ở chỗ nhà nước không trùm lên xãhội mà nhà nước chỉ là tổ chức phụng sự xã hội, bảođảm các quyền của công dân, tô chức được thực hiện.Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là cơ sởpháp lí để xử lí nghiêm minh, kịp thời những vi phạmpháp luật từ phía các cơ quan nhà nước, góp phần nâng

cao ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ công

chức nhà nước, hạn chế những rủi ro đem lại cho người

dân từ hoạt động công vụ, khắc phục tình trạng nhũng

nhiễu, tùy tiện, lạm dụng quyền lực nhà nước gây thiệthại cho nhân dân, đồng thời khắc phục tình trạng yếukém về trình độ và năng lực chuyên môn của một bộ

phận cán bộ, công chức.

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ra đời làtất yếu lịch sử và tất yếu khách quan trong bối cảnhphát triển kinh tế-xã hội, mục tiêu xây dựng chế độ dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Luật bồithường Nhà nước được ban hành bảo đảm sự kết hợphài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tôchức bị thiệt hại và lợi ích của nhà nước Luật này mộtmặt nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị ngườithi hành công vụ gây thiệt hại đồng thời cũng phải bảođảm sự hoạt động ôn định, có hiệu quả của các cơ quancông quyên, đặc biệt là giữ vững sự én định chính trị-xãhội của đất nước; việc quy định trách nhiệm bồi thường

24

Trang 25

Nhà nước một mặt phản ánh trình độ phát triển và tínhdân chủ của quốc gia, mặt khác, là công cụ góp phầnđảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

II DOI TƯỢNG DIEU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁPĐIÊU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM BỎITHƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước

Để quan lí xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện

và biện pháp khác nhau nhưng pháp luật là phương tiện quan

trọng bậc nhất dé quản lí mọi mặt đời sống Kinh tế-xã hộicàng phát triển, xã hội càng dân chủ, văn minh thì các quyền

và lợi ich hợp pháp cho các cá nhân, t6 chức trong xã hộicàng được quan tâm, bảo đảm Các quyền nhân thân và taisản là những quyền dân sự cốt lõi, quan trọng nhất của cánhân cũng như tổ chức, chi phối các quyền năng khác Moichủ thể có nghĩa vụ tôn trọng quyền đối với tài sản, tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín của cá nhân, tô chức Vìvậy, khi có hành vi xâm phạm đến các quyền dân sự này, bất

kế người xâm phạm là ai, đều phải gánh chịu trách nhiệmdân sự Ở Việt Nam, vẫn đề trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước được đặt ra như yêu cầu tiên quyết dé thực hiện

mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và

vì dân, đòi hỏi Nhà nước cũng như các chủ thé khác phảichịu trách nhiệm đối với mọi mặt hoạt động của mình Trên

cơ sở tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự củacác cá nhân, tổ chức trong xã hội, khi nhà nước làm sai gây

2

Trang 26

thiệt hại, nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm.

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều chỉnhcác quan hệ tài sản phát sinh trong việc Nhà nước bồi

thường những thiệt hai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra.

Quan hệ tài sản phát sinh trong quá trình bồi thường củaNhà nước bao gồm nhiều loại với tính chất và đặc điểmkhác nhau Những quan hệ này có thể chia thành hai nhóm:() Nhóm quan hệ mang tính chất dân sự là quan hệ bồithường thiệt hại giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường (đạidiện cho Nhà nước) và người bị thiệt hại Trong quan hệ này

có sự tham gia của nhiều chủ thé khác nhau: Người gây thiệt

hại là người thi hành công vụ của Nhà nước; cá nhân, tổ chức

bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín,nhân phẩm ; co quan trách nhiệm bồi thường — đại diện cho

Nhà nước.

(ii) Nhóm quan hệ mang tính chất hành chính, bao gôm:quan hệ chỉ trả bồi thường giữa cơ quan có trách nhiệm bồithường với cơ quan tài chính; quan hệ nghĩa vụ hoàn trảgiữa người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại với cơ quan

nhà nước; quan hệ giữa cơ quan trực tiếp thực hiện việc bồithường với cơ quan quản lí nhà nước về bồi thường

Trong các quan hệ tài sản do Luật trách nhiệm bồithường của Nhà nước điều chỉnh, nhóm quan hệ mang tínhchất dân sự là nhóm quan hệ chủ yếu; nhóm quan hệ mangtính chất hành chính chỉ là những quan hệ phái sinh để hỗtrợ cho quan hệ bồi thường

26

Trang 27

2 Phương pháp điều chỉnh của pháp luật tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước

Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà Nhà nước ápdụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật dé tác động vàocác quan hệ xã hội Quan hệ bồi thường của Nhà nước làquan hệ xác lập giữa một bên là Nhà nước - tổ chức quyềnlực cao nhất có quyền áp đặt ý chí lên các tô chức và cá

nhân trong xã hội và một bên là cá nhân người bị thiệt hại

-vốn là những chủ thé không bình dang về địa vị pháp lí Tuynhiên, quan hệ bồi thường thiệt hại lại là quan hệ mang bảnchất dân sự, trong đó đặc trưng là tính chất bình đăng, tựnguyện, thoả thuận Vì vậy, những chủ thể này khi tham giacác quan hệ khác như quan hệ hành chính, hình sự sẽhình thành mối quan hệ “quyên lực - phục tùng” nhưng khitham gia quan hệ bồi thường thiệt hại thì Nhà nước cũng cóđịa vị pháp lí bình dang như các tô chức, cá nhân khác Vi

vậy, đặc trưng trong phương pháp điều chỉnh của Luật trách

nhiệm bồi thường là bình dang, thoả thuận

Quan hệ bồi thường thiệt hại nói chung, quan hệ bồithường của Nhà nước nói riêng là quan hệ thuộc lĩnh vựcluật tư, do đó, tính chất bình đăng thể hiện ở chỗ các chủ thểtham gia độc lập về tô chức và về tài sản, bình đăng về địa

vị pháp lí Tinh chất độc lập về tổ chức và về tài sản là tiền

đề quan trọng để các chủ thể, bao gồm bên có trách nhiệmbồi thường là Nhà nước và bên được bồi thường là cá nhân,

tổ chức bị thiệt hại bình dang về dia vị pháp lí, được tự dothoả thuận, thương lượng về vấn đề bồi thường thiệt hại

27

Trang 28

Trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhànước, tính chất thoả thuận thê hiện ở chỗ, khi tham gia quan

hệ này, cá nhân, tô chức bị thiệt hai được quyền yêu cầu cơ

quan nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường: có quyền

thương lượng về việc giải quyết việc bồi thường (như thoảthuận về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồithường ) Mặc dù một bên trong quan hệ này là cơ quan đạidiện quyền lực nhà nước nhưng không được áp đặt ý chí,cam đoán, cưỡng ép, ngăn cản bên bị thiệt hại trong việcthực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Việc giải quyết tranhchấp cũng thông qua thương lượng, hoà giải Nếu các bên

không tự thoả thuận, hoà giải được thì người bị thiệt hại cóquyền yêu cầu toà án giải quyết

Riêng đối với quan hệ chỉ trả tiền bồi thường, quan hệhoàn trả và quan hệ quản lí nhà nước về công tác bồi thường

là những quan hệ phát sinh trong hoạt động t6 chức nội bộ

của cơ quan nhà nước nên nó chịu sự điều chỉnh của phươngpháp mệnh lệnh — phục tùng.

IV NGUON CUA PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM BOITHƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nguồn của pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhànước có thâm quyền ban hành theo thâm quyền, hình thức,trình tự và thủ tục nhất định có hiệu lực bắt buộc thi hànhđối với các đối tượng liên quan và được bảo đảm thực hiệnbằng cưỡng chế Nhà nước Căn cứ vào hình thức của vănbản, cơ quan ban hành và hiệu lực của văn bản, nguồn củapháp uật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được chia

28

Trang 29

thành các loại sau:

1 Hién pháp

Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất, tạo cơ

sở pháp lí đầu tiên trong việc ghi nhận quyền được bồithường của cá nhân, tổ chức khi lợi ích của họ bị xâm phạmbởi hoạt động công quyên Nhằm tiến tới xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng tối cao cácquyền công dân, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sungnăm 2001) tại Điều 72 quy định: “Người bị bắt, bị giam giữ,

bị truy tố, xét xử trải pháp luật có quyên được bồi thường

thiệt hại về vật chat và phục hồi danh dự Người làm trải

pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệthại cho người khác phải bị xử lí nghiêm minh” Điều 74Hiến pháp ghi nhận: “Moi hành vi xâm phạm lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và củacông dán phải được kịp thời xử lí nghiêm mình Người bịthiệt hại có quyền được bôi thường về vật chất và phục hồidanh dự” Đây là cơ sở pháp lí quan trọng xác nhận quyền

được yêu cầu bồi thường khi có hành vi trái pháp luật gây

thiệt hại về vật chất và tinh thần của công dân nói chung,trong việc bị bắt, giam giữ, truy tố, xét xử trái pháp luật nóiriêng Các đạo luật như BLDS, Luật trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước, BLTTHS, BLTTDS, Luật thi hành án dân

sự, Luật thi hành án hình sự khi quy định trách nhiệm bồithường thiệt hại là sự cụ thé hoá quy định của Hiến pháp

2 Các luật

- Bộ luật dân sự

29

Trang 30

BLDS năm 2005 được Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7thông qua ngày 14/06/2005 và được Chủ tịch nước kí lệnhcông bố ngày 27/06/2005, là Bộ luật được sửa đối, bô sungtrên cơ sở đúc rút kinh nghiệm trong 10 năm thi hành va ápdụng BLDS năm 1995 BLDS được coi như đạo luật gốc, chỉđứng sau Hiến pháp, có nhiệm vu bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, tô chức, lợi ích nhà nước, lợi ích côngcộng, bảo đảm sự bình dang và an toàn pháp lí trong quan hệdân sự Liên quan đến trách nhiệm bồi thường do người thi

hành công vụ của Nhà nước gây ra, BLDS năm 2005 dành ra

hai điều luật, cụ thể: Điều 619 quy định về bồi thường thiệthai do cán bộ, công chức gây ra: “Cơ quan, tổ chức quản licán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, côngchức cua mình gây ra trong khi thi hành công vụ Cơ quan,

tổ chức quản li cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu caucán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quyđịnh của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thihành công vụ”; Điều 620 quy định về bôi thường thiệt hại dongười có thâm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra:

“Cơ quan tiến hành tô tụng phải bồi thường thiệt hại doNgười có thẩm quyên của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụtrong quá trình tiễn hành tô tụng Cơ quan tiễn hành tô tung

có trách nhiệm yêu cau người có thẩm quyền đã gáy thiệt haiphải hoàn trả một khoản tién theo quy định của pháp luật,nếu người có thẩm quyển có lỗi trong khi thi hành nhiệmvu’ BLDS được xem như đạo luật gốc, quy định mang tinhnguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người thihành công vụ gây ra Những quy định cụ thê được quy định

30

Trang 31

tại đạo luật chuyên ngành là Luật trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước.

- Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốchội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009 va có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2010 Day là đạo luật có ýnghĩa quan trọng, lần đầu tiên quy định một cách đồng bộ,chặt chẽ về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các

cá nhân tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật củangười thi hành công vụ, quyền yêu cầu bồi thường, phạm vibồi thường, căn cứ, thủ tục giải quyết yêu cầu bôi thường Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gồm 8 chương,

67 điều và được bố cục như sau:

Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều12): Quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng được bồithường; quyền yêu cầu bồi thường; thời hiệu yêu cầu bồithường; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường; quyền vànghĩa vụ của cơ quan có trách nhiệm bồi thường, của người

bị thiệt hại và của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt

hại; trách nhiệm quản lí nhà nước về công tác quản lí bồi

thường.

Chương II: Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tronghoạt động quản lí hành chính (từ Điều 13 đến Điều 25), quyđịnh về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

trong hoạt động quản lí hành chính; cơ quan có trách nhiệm

bồi thường trong hoạt động quản lí hành chính; thủ tục giảiquyết bồi thường trong hoạt động quản lí hành chính

31

Trang 32

Chương III: Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướctrong hoạt động tô tụng (từ Điều 26 đến Điều 37), quy định

về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụnghình sự, tố tụng dân sự và tô tụng hành chính; cơ quan cótrách nhiệm bồi thường trong hoạt động tô tụng hình sự, dân

sự, hành chính; thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạtđộng tố tụng hình sự, dân sự, hành chính

Chương IV: Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướctrong hoạt động thi hành án (từ Điều 38 đến Điều 44), quyđịnh về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hình sự; cơ

quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hànhán; thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành

án.

Chương V: Thiệt hại được bồi thường (từ Điều 45 đến

Điều 5 1), quy định về các loại thiệt hại mà người bị thiệt hại

được bồi thường bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;thiệt hại do thu nhập thực tế bi mat hoặc bị giảm sút; thiệthại do tôn thất về tinh thần; thiệt hại về vật chất do người bịthiệt hại chết; thiệt hại về vật chất do bi tổn hại về sức khoẻ;trả lại tài sản; khôi phục danh dự cho người bị thiệt hạitrong hoạt động tố tụng hình sự

Chương VI: Kinh phi bi thường và thủ tục chi trả (từĐiều 52 đến Điều 55), quy định về nguồn kinh phí chi trảtiền bồi thường; trình tự, thủ tục lập dự toán, quyết toánkinh phí bồi thường: trình tự, thủ tục cấp và chỉ trả tiền bồi

thường.

Chương VII: Trách nhiệm hoàn trả (từ Điều 56 đến Điều

32

Trang 33

63), quy định về các trường hợp mà người thi hành công vụ

phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả; căn cứ xác định mức hoàn

trả; thầm quyên; trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả Chương VII: Điều khoản thi hành (từ Điều 64 đến Điều67)

- Luật khiếu nai to cáo

Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được sửa đôi, bố sungnăm 2004, 2005) tại Điều 1 ghi nhận quyền khiếu nại củacác cá nhân, tổ chức đối với các quyết định, hành vi tráipháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Điều 8 Luật này quy định “Người bị thiệt hại được khôiphục quyên, lợi ich hợp pháp đã bị xâm phạm, được bôithường thiệt hại theo quy định của pháp luật” do quyết

định, hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước gây ra.

- Bộ luật tô tụng hình sự (BLTTHS)

BLTTHS năm 2003 đã có những quy định cụ thé hoácác quy định tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992 về bồi thườngthiệt hại trong lĩnh vực tư pháp, hình sự nhằm đảm bảo

quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, người bị oan

do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

hình sự gây ra Điều 29 BLTTHS năm 2003 quy định

“Người bị oan do người có thẩm quyên trong hoạt động totụng hình sự gáy ra có quyên được bồi thường thiệt hại vàphục hồi danh dự, quyền lợi Cơ quan có thẩm quyên tronghoạt động tổ tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệthại và phục hồi danh dự, quyên lợi cho người bị oan; người

đã gây thiệt hại có trách nhiệm bôi hoàn cho cơ quan có

33

Trang 34

thấm quyên theo quy định của pháp luật” Điều 30 quy định

“Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyêntrong hoạt động to tụng hình sự gây ra có quyên được bồithường thiệt hại Cơ quan có thẩm quyên trong hoạt động totụng hình sự phải bôi thường cho người bị thiệt hại; người

đã gây thiệt hại có trách nhiệm bôi hoàn cho cơ quan cóthấm quyên theo quy định của pháp luật”

- Bộ luật t6 tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS)

Điều 13 BLTTDS quy định “trách nhiệm của cơ quan,người tiến hành tố tụng”, trong đó khoản 2 ghi nhận “cơquan, người tiễn hành tô tụng dân sự chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình”:Khoản 4 ghi nhận “Người tiến hành tô tụng dân sự có hành

vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chứcthì toà án phải bồi thường cho người bị thiệt hại và ngườitiễn hành tô tụng có trách nhiệm bồi hoàn cho toà án theoquy định của pháp luật" Điều 391 Luật này quy định cánhân, co quan, tô chức có quyền khiếu nại của đối với cácquyết định, hành vi trái pháp luật trong tố tụng dân sự

- Luật thi hành an dân sự năm 2010

Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 được Quốc

hội thông qua ngày 14/11/2008 và chính thức có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 07 năm 2009 Khoản 1 Điều 140 Luật nayquy định “Đương sự, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan

có quyên khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thủtrưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên nếu cócăn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật,xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của mình” Diém đ

34

Trang 35

khoản 1 Điều 143 quy định người khiếu nại có quyền “đượckhôi phục quyên, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và đượcbôi thường thiệt hại ”

- Luật thi hành an hình sự năm 2010

Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 được Quốchội thông qua ngày 17/06/2010 và chính thức có hiệu lực từ

01 tháng 07 năm 2011 Điều 150 Luật này ghi nhận quyềnkhiếu nại trong thi hành án hình sự: “Người chấp hành ánhình sự và cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan cóquyên khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan,người có thẩm quyên thi hành án hình sự nếu có căn cứ chorằng quyết định, hành vi đó là trai pháp luật, xâm phạmquyên, lợi ích hợp pháp của minh” Điều 154 ghi nhận cácquyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong thi hành ánhình sự, trong đó khoản I điểm c ghi nhận quyền “đượckhôi phục quyên, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, đượcbôi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật"

- Luật tô tụng hành chính năm 2010 (LTTHC)

LTTHC số 64/2010/QH12 được Quốc hội thông qua

ngày 24 tháng 11 năm 2010 và chính thức có hiệu lực từ 01

tháng 07 năm 2011 Khoản 1 Điều 249 Luật này quy định:

“Cá nhân, cơ quan, tô chức có quyên khiếu nại quyết định,hành vi trong to tụng hành chính của cơ quan, người tiễnhành tô tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định,hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyên và lợi ich hợppháp của mình” Diém c khoản 1 Điều 250 quy định ngườikhiếu nại có quyền “Được khôi phục quyên và lợi ích hợppháp đã bị xâm phạm, được bôi thường thiệt hại theo quy

35

Trang 36

định của pháp luật `.

Có thể nói, các đạo luật trên đều ghi nhận quyền khiếunại yêu cầu bồi thường của các cá nhân, tổ chức khi bị thiệt

hại do hành vi trái pháp luật của các cán bộ, công chức

trong cơ quan tiễn hành t6 tụng, cơ quan thi hành án gây ra.Tuy nhiên, các văn bản trên chưa quy định cơ chế pháp lí cụthể để thực hiện việc bồi thường Do đó, Luật trách nhiệmbồi thường của Nhà nước là đạo luật quy định chi tiết việcgiải quyết bồi thường khi người thi hành công vụ gây thiệt

hại.

3 Các văn bản dưới luật

- Nghị định của Chính phủ số 16/2010/NĐ-CP ngày03/03/2010 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giảiquyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và

trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt

động quản lí hành chính, tố tụng và thi hành án; quản lí nhà

nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lí hànhchính và thi hành án.

- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP

ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lí

Trang 37

hệ dân sự có tính chất đặc thù do bên chu thé phải gánh

chịu trách nhiệm bồi thường là Nhà nước

Quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

là quan hệ xã hội phát sinh khi người thi hành công vụ của

Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lí hành chính, tốtụng, thi hành án gây thiệt hại cho cá nhân, tô chức khác,được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trách nhiệmbồi thường thiệt hại của Nhà nước.

1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật trách nhiệm bồithường của Nhà nước

Bên cạnh các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật nhưtính ý chí, xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nội

dung được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà

việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế nhànước quan hệ này còn mang những đặc điểm riêng:

- Quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước chi phát sinh khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại của

cá nhân, tô chức bị thiệt hại về vật chất hoặc ton thất về tinhthần do hành vi của người thi hành công vụ gây ra;

- Cơ quan nhà nước (đại diện cho Nhà nước) luôn là chủ

BT

Trang 38

thể tham gia vào các quan hệ pháp luật trách nhiệm bồithường của Nhà nước Tuy nhiên, địa vị pháp lí của chủ thênày trong từng quan hệ khác nhau.

- Quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nha

nước bao gồm hai nhóm quan hệ:

() Nhóm quan hệ mang tính chất dân sự là quan hệ bồi

thường giữa một bên là Nhà nước (cơ quan có trách nhiệm

bồi thường là đại diện cho Nhà nước) và người bị thiệt hại(có thé là cá nhân, tổ chức) Trong quan hệ này, các bên chủthể hoàn toàn độc lập về tô chức và về tài sản, bình đăng vềđịa vị pháp lí Mặc dù Nhà nước là chủ thể đặc biệt nhưngkhi tham gia quan hệ bồi thường, Nhà nước không thé sửdụng quyên lực nhà nước dé áp đặt ý chí, bắt buộc các chủthê khác phải phục tùng theo ý chí của Nhà nước Người bịthiệt hại cũng như cơ quan nhà nước đều có quyền tự do bày

tỏ ý chí trong việc xác định thiệt hại, mức bồi thường, hìnhthức bồi thường

(ii) Nhóm quan hệ mang tính chất hành chính, bao gồm:Quan hệ chỉ trả bồi thường giữa cơ quan có trách nhiệm bồi

thường với cơ quan tài chính cùng cấp; quan hệ nghĩa vụ

hoàn trả giữa người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại với

cơ quan nhà nước; quan hệ giữa cơ quan giải quyết việc bồithường với cơ quan quản lí nhà nước về bồi thường Đây làcác quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan nhà nước, do đócác chủ thé có sự lệ thuộc và tổ chức và về tài sản Quan hệnày mang tính chất “mệnh lệnh — phục tùng”, thé hiện: chủthể quản lí (cơ quan nhà nước) có quyền áp đặt ý chí lên đối

tượng quản lí (cán bộ, công chức nhà nước); hoặc một bên 38

Trang 39

đưa ra yêu cầu, dé xuất và bên kia có quyền xem xét, giảiquyết hoặc bác bỏ yêu cầu, đề xuất đó Vi du, cơ quan cótrách nhiệm bồi thường phải lập hồ sơ đề nghị bồi thường,chuyên lên cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan quản lícấp trên; cơ quan này có quyền kiểm tra, xem xét dé giảiquyết bồi thường.

- Việc giải quyết tranh chấp về bồi thường có thé đượcthực hiện tại cơ quan có thâm quyền giải quyết việc bồithường theo thủ tục hành chính hoặc được toà án giải quyếttheo thủ tục tố tụng dân sự

2 Các yếu tố của quan hệ pháp luật trách nhiệm bồithường của Nhà nước

2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước

Trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,

chủ thé luôn được xác định là các cơ quan, tổ chức, cá nhân

tham gia vào quan hệ bồi thường, có các quyền và nghĩa vụ

theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước Theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước, thông thường có ba chủ thé tham gia vàoquan hệ bồi thường thiệt hại của Nhà nước:

(1) Người gây thiệt hại: người gây thiệt hại là người thì

hành công vụ đã gây thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường củaNhà nước, người thi hành công vụ là người được bầu cử,phê chuẩn, tuyên dụng hoặc bổ nhiệm vào một vi trí trong

cơ quan nhà nước dé thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính,

39

Trang 40

tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan có thâmquyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt độngquản lí hành chính, tô tụng, thi hành án Như vậy, người thihành công vụ gồm hai nhóm đối tượng: (i) là cán bộ, côngchức trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản líhành chính, t6 tụng, thi hành án; và (ii) những người không

phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước đó nhưng

được cơ quan nhà nước có thầm quyền giao thực hiện nhiệm

vụ có liên quan đến hoạt động quản lí hành chính, tố tụng,thi hành án.

Năng lực chủ thể của người này chỉ phát sinh khi họđược Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ nhất định vàchấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ đó Năng lựcnày được pháp luật quy định phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ của cơ quan và vị trí công tác của họ trong cơ quan.Năng lực chủ thể của những người thi hành công vụ trong

các hoạt động khác nhau, thuộc các cơ quan khác nhau, thậm chi trong cùng một co quan nhưng ở những vi tri công

tác khác nhau thì khác nhau Năng lực chủ thể của người thi

hành công vụ phụ thuộc vào chức trách, nhiệm vụ được giao.

(2) Nguoi bi thiét hai:

Người bi thiệt hại trong quan hệ pháp luật trách nhiệmbồi thường của Nhà nước là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại vềvật chat, tôn thất về tinh thần do người thi hành công vụ đã

gây ra trong các trường hợp do pháp luật quy định Cá nhân,

tô chức được hiểu bao gồm cả cá nhân, tổ chức Việt Nam va

cá nhân, tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động

40

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w