1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện ở Nghệ An

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THỊ THU HOÀI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã so: 623850

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

TS NGUYEN THI KIM PHUNG

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOHPHÒNG Đọc

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Bộmôn Luật Lao động - Khoa pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, người đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này Tôi cũngxin bay tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo tại Khoa pháp luật kinh tế, Đại họcLuật Hà Nội về những sự giúp đỡ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu tại trường.

Trang 3

MỤC LỤC

09)8/90827.10005 |Chương 1.MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT BẢO HIEM THAT

NGHIEP ssssssssssssssesseesessessessscosecesssscssscsessssesecsseessesssssessseesesssesssessesesesseeesessseeseeeseneen 5

1.1 KHÁI NIỆM PHAP LUAT BHTN ceccssccsssssesscsscsssessessessssssssesseesesesseanteesven 51.1.1 Khai niệm that nghiệp và người that nghiệp -55525sccscsee 5

1.1.2 Khái niệm BHTN "— 71.1.3 Khái niệm pháp luật BHÍN - - Ác HH HH HH ng ket 8

1.2 CAC NGUYEN TAC CUA PHAP LUAT BHTN -5- 252 csecsee 131.2.1 BHTN kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việc làm chongười thất nghiỆp - + + 22s E3 E1 E1 152171111111 111 111111 11 1 T11 11 1 1 re 131.2.2 BHTN phải vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho người thất

nghiệp chủ động trở lại làm VIỆC - cọ HH ng TT ng ng 14

1.2.3 Quỹ BHTN được hình thành theo nguyên tắc ba bên cùng có trách nhiệm 151.3 NOI DUNG CƠ BAN CUA PHAP LUẬT BHTN 5 5s+szs<s<xz<2 161.3.1 Đối tượng tham gia BHTN c.cccccccccsscccssssseseescessessessvessessesssesessscssesecsseseseaseass l61.3.2 Các chế độ BHTN ¿+26 Sz St 12 3E 3 1721111112 1111111 1811.1111 g1 tre, 19

Ic=<Ne 0: 0007 ^>^ˆ 22

1.3.4 Tổ chức thực hiện BHTNN ¿- 5c ©222Ss x2 2212212171211 E11 re, 25Chương 2 PHÁP LUẬT BHTN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIẾNTHỰC HIỆN Ở NGHỆ AN = Ô 272.1 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HANH VỀ BHTN 272.1.1 Đối tượng tham gia BHTTN -5-©2<Sk2EEEk 2k 1121321111112211 111112 272.1.2 Cac ché 0i) 29

2.1.4 Tổ chức thực hiện BHTN o c.ccsccscceccssecsesseecessessessessseseesesssssesseesessessesseceseanee 352.2 THỰC TIEN THUC HIEN BHTN Ở NGHE AN 55c5scccczccrccez 392.2.1 Tình hình lao động, việc lam, thất nghiệp và nhu cau tham gia BHTN ở Nghệ An 39

Trang 4

2.2.2 Những kết quả đạt được trong ba năm thực hiện BHTN ở Nghệ An 422.2.3 Những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện BHTN ở Nghệ An và

NQUVEN MAN 00 48

Chương 3 MOT SO KIEN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHAP LUAT VÀ NANGCAO HIEU QUA THUC HIEN BHTN Ở NGHỆ AN 5: 555cccs sec: 573.1 MOT SO KIÊN NGHỊ CỤ THẺ NHẰM HOÀN THIEN PHAP LUAT BHTN 573.1.1 Từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHTN + - 2 ccscs+zsz +: 573.1.2 Hoàn thiện các chế độ BHTN cccscccccssessessessessessesseeseessssseseeseeses " 573.1.3 Hoan thiện quy định về quỹ BHTN c.ccccsccccccesceesesessesessestseeseeseeeseseeneee 593.2 MOT SỐ KIÊN NGHỊ NHẰM TO CHỨC THỰC HIEN BHTN HIỆU QUA 623.2.1 Một số kiến nghị chung - 6-56 SE 1E 121181111 11111111 11111111 e 623.2.3 Một số kiến nghị cụ thé với Nghệ An + cSs tk 211211211 21.21 21 1e6 63KET LUAN.cecccccccceccccsessccscsescsssessssssscscvesacsesceasecsesasaacsesssasacacasassavasssatacsesavaacacacsnasaes 70

Trang 5

DANH MỤC TU VIET TAT

BO LD-TBXH:SO LD-TBXH:

Bảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm xã hội

Bộ Lao động — Thương bình và Xã hộiSở Lao động — Thương bình và Xã hội

Hợp đồng lao độngHợp đồng làm việc

Người lao động

Người sử dụng lao động

Tổ chức lao động quốc tế

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG, HÌNH VE, SƠ DO

STT TEN BANG, HÌNH VE, SƠ ĐỎ TRANG

Tình hình thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn Tỉnh

Bảng 2.1 43Nghệ An năm 2010 - 2011

Bảng 2.2 | Số đã thu qua các năm (2009 - 201 1) 45

Bảng 2.3 | Tống quỹ lương đóng BHTN (2009 - 2011) 45Số lượng cán bộ và số điểm tiếp nhận giải quyết BHTN

Bảng 2.4 | của Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An (2010 — 462011)

Tuyên truyền phô biến pháp luật về Lao động (trong đó

Bảng 2.5 ` 4?có chính sách về BHTN)

Mô hình | Mô hình tô chức BHXH Việt Nam 37

2.1

Trang 7

LOI NOI DAU1 Tinh cấp thiết của viéc nghiên cứu dé tai:

Lich sử thế giới đã chứng minh rang: thất nghiệp là con đẻ của nền kinh tếthị trường, là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp Hầu hết các nướctrên thế giới, ké cả những nước phát triển và những nước đang phát triển đều phảiđương đầu với vấn đề này.

Nhận thức rõ vấn đề đó, ngày 29/06/2006 Quốc hội nước ta đã thông quaLuật BHXH trong đó có nội dung về BHTN và bắt đầu từ ngày 01/01/2009 phápluật về BHTN chính thức có hiệu lực thi hành ở Việt Nam.

Như vậy, BHTN là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ ở nước tavà trong ba năm đầu triển khai thực hiện đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắccần phải nghiên cứu giải quyết Trong ba năm qua, việc nghiên cứu về BHTN, đặcbiệt là nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện BHTN ở các địa phương (nơi trực tiếpphải đối mặt với các khó khăn, vướng mắc) không nhiều Chính vì những lý do đó,tác giả luận văn chon đề tài “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thựchiện ở Nghệ An” với mong muốn góp phan nghiên cứu sâu về mặt lý luận va timhiểu thực tiễn thực hiện, đặc biệt là các vướng mắc phát sinh, giúp cho các cơ quan

xây dựng pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện BHTN nâng cao

hơn hiệu quả điều chỉnh và áp dụng pháp luật BHTN ở nước ta nói chung và ở

Nghệ An nói riêng.

2 Tình hình nghiên cứu:

Ngay sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, vấn đề thấtnghiệp đã bắt đầu được nhận diện và tình trạng thất nghiệp có xu hướng ngày cànggia tăng trong thời gian dài, ké cả ở khu vực nông thôn và thành thị Chính vi vậy,BHTN và trợ cấp thất nghiệp đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoahọc và nhiều nhà quản lý.

Năm 1993, trong cuốn “Mộ: số vấn dé về chính sách BHXH ở nước ta hiệnnay” do NXB lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn Phần đã có một bài viết vớitiêu đề: “Mộ: số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp hưu trí” Nội dung bài viếtmới chi dé cập đến khái niệm, sự cần thiết của trợ cấp thất nghiệp cho NLD trongcơ chế thị trường.

Năm 2000, tác giả Đỗ Năng Khánh trong luận văn thạc sĩ luật học “Thatnghiệp và việc xây dựng chế độ BHTN trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã

Trang 8

bước đầu nghiên cứu một số nội dung quan trọng của chính sách này như đối tượngtham gia, mức đóng, mức hưởng, thời gian đóng Tuy nhiên, ở thời điểm LuậtBHXH chưa được ban hành, nội dung của đề tài này chỉ dừng lại ở những vấn đề

mang tính định hướng.

Đến năm 2004, trong luận án tiễn sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nén kinhté thi trường ở Việt Nam”, tác giả Lê Thị Hoài Thu đã đi sâu nghiên cửu những nộidung thiết yếu nhất của chế độ BHTN cần được triển khai ở Việt Nam trong cáinhìn đối sánh với những quy định của Tổ chức lao động quốc tế và một số nướckhác trên thế giới.

Năm 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội đã nghiên cứu dé tài khoa học“Hoàn thiện pháp luật về BHXH ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thị Kim Phụng làmchủ nhiệm, trong đó có đề cập đến BHTN như một nội dung cần có để hoàn thiện hệthống pháp luật về BHXH nói chung.

Năm 2008, khi Luật BHXH đã được ban hành, tác giả Nguyễn Hiền Phươngtrong luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở jý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoànthiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” cũng đã luận giải về nội dung cũng nhưcách thức thực hiện chế độ BHTN trong thực tiễn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đã nghiêncứu BHTN ở một số khía cạnh như: “M⁄áy ý kiến về BHTN trong dự thảo LuậtBHXH” của TS Trần Thúy Lâm đăng trên Tạp chí lao động và xã hội số 350/2005;“Diéu kiện, thời gian và mức hưởng chế độ BHTN ở Việt Nam” của TS Lê Thị HoàiThu đăng trên báo Dân chủ và pháp luật số 04/2005; “BHTN - chỉ nên quy định vềnguyên tắc và định hướng” của TS Nguyễn Thị Kim Phụng đăng trên tạp chíNghiên cứu lập pháp số tháng 3 năm 2006; “Van dé BHTN cho NLD hiện nay” củaPGS.TS Nguyễn Văn Định đăng trên Tạp chí lao động và xã hội số 343 +

Như vậy, trong phạm vi quan sát của tác giả, cho đến nay, hầu như chưa có

công trình nào đánh giá các quy định BHTN hiện hành trong quá trình thực hiện và

nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật BHTN ở Nghệ An Vì vậy, đề tài “Phápluật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện ở Nghệ An” không trùng với cáccông trình khoa học khác đã được công bố.

Trang 9

3 Muc đích và nhiém vu nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích của dé tài là nghiên cứu để tìm ra những bat cập trong hệ thốngpháp luật BHTN và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện ở Nghệ An ba nămqua; trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả thực hiện BHTN ở Nghệ An nói riêng và ở Việt Nam hiện nay nói chung.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số van dé lý luận như: khái niệm, các nguyên tắc, nội dung cơ bảncủa pháp luật BHTN làm cơ sở để đánh giá hệ thống pháp luật BHTN hiện hành ở

nước ta.

- Nghiên cứu các quy định hiên hành như đối tượng tham gia, các chế độ hưởng,quỹ và tổ chức thực hiện BHTN để tìm ra những bat cập, góp phần hoàn thiện phápluật về BHTN ở nước ta trong thời gian tới.

- Nghiên cứu thực tiễn tổ chức thực hiện BHTN ở Nghệ An, tìm ra những vướngmắc, tồn tại và nguyên nhân.

- Trên cơ sở các nghiên cứu trên, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả quá trình tô chức thực hiện BHTN ở Nghệ An nói riêng

và trên bình diện cả nước nói chung.4 Pham vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hànhvề BHTN và thực tiễn áp dụng ở Nghệ An từ ngày 01/01/2009 (thời điểm bắt đầutriển khai BHTN) đến nay Bên cạnh đó, để luận văn có độ sâu cần thiết, nhữngchuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm nước ngoài về BHTN cũng được luận văn đềcập đến ở mức độ nhất định.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác-Lênin về đuyvật biện chứng, tư tưởng Hồ Chi Minh về Nhà nước và Pháp luật; các quan điểmmang tính nguyên tặc của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường, đảm bảoquyền lợi cho NLD trong xu thé hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, trong tất cả các chương của luận văn còn sử đụng các phươngpháp logic, phân tích, tổng hợp, so sánh để thức hiện các mục đích và nhiệm vụ

nghiên cứu đã đê ra.

Trang 10

6 Dong gop cúa luân van

Luận văn góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận về pháp luật BHTN vàđánh giá hệ thống các quy định hiện hành về BHTN ở Việt Nam sau ba năm thực

Luận văn đã nêu rõ kết quả đạt được trong quá trình thực hiện BHTN ở NghệAn, tông hợp những số liệu cụ thể, xác đáng làm minh chứng cho việc đánh giá kếtquả, những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện BHTN ở

Nghệ An.

Luận văn không những chỉ rõ được những bat cap trong cac quy dinh cua

pháp luật mà còn tim ra được những han chế trong thực tiễn áp dung pháp luậtBHTN, từ đó đưa ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vềBHTN và nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện BHTN trong thực tế.

7 Kết cau của luân van

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cầu thành 3 chương.

Chương 1: Một số van dé lý luận về pháp luật BHTN

Chương 2: Pháp luật BHTN Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện ở Nghệ An

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

hiện BHTN ở Nghệ An.

Trang 11

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÉ PHAP LUAT BẢO HIEM THAT NGHIỆP

1.1 KHÁI NIEM PHAP LUẬT BHTN

1.1.1 Khái niệm that nghiệp va người that nghiệp

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong nền kinh tế thịtrường Ở hau hết các quốc gia có chế độ chính trị, trình độ phát triển khác nhau đềucó một ty lệ thất nghiệp nhất định.

Công ước số 102 (1952) của tố chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra kháiniệm thất nghiệp tại Điều 20: “7hát nghiệp là hiện tượng NLD bị ngừng thu nhập

do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có

khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc” Định nghĩa này của ILO dựa trên một tiêuchí quan trọng “sự ngừng thu nhập” của NLD dé xác định hiện tượng thất nghiệp.Quan điểm này xuất phat từ căn cứ chỉ có việc làm mới mang lại thu nhập cho NLDvà việc bị ngừng thu nhập đồng nghĩa với việc bị mắt việc làm Định nghĩa này cònchỉ ra điều kiện NLD bị “øgừng thu nhập”, bi coi là thất nghiệp là NLD không cókhả năng tìm việc làm thích hợp trong khi có khả năng và sẵn sàng làm việc để tạo

ra thu nhập.

Định nghĩa thất nghiệp của ILO được nhiều nước tán thành và đưa vào ápdụng ở quốc gia mình Theo đó có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng phát sinh khi“tổng cung về lao động của những NLD muốn làm việc với mức tiền lương danhnghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối lượng việc làm hiện có”[39].

Ở nước ta, dưới góc độ pháp lý thì thuật ngữ “thất nghiệp” cũng đã từngđược đề cập ở hai văn bản, đó là: Sắc lénh số 29/SL ngày 12/03/1947 (Điều 76) vàNghị định số 233/HĐBT ngày 22/6/1990 của Hội đồng bộ trưởng ban hành quy chếlao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoản 1 Điều 46) Tronghai văn bản này mới chỉ đề cập thuật ngữ thất nghiệp mà không đưa ra một địnhnghĩa về thất nghiệp.

Trên cơ sở quan điểm nêu trên về thất nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế(ILO), Văn phòng lao động quốc tế (BIT) đã đưa ra khái niệm về người thất nghiệpnhư sau: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao độngnhưng không có việc làm Họ có thé là người chưa có việc làm hoặc có việc làm

nhưng đã thôi việc và đang can tìm việc lam có thu nhập [56, tr.198].

Trang 12

Định nghĩa này cho thấy, không phải người nào không có việc làm cũngđược xếp vào nhóm “người thất nghiệp”, mà phải có những điều kiện nhất định thìhọ mới được coi là người thất nghiệp Sở dĩ người thất nghiệp phải là người “trongđộ tuổi lao động, có khả năng lao động” là vì, về mặt tự nhiên, con người chỉ có thélao động khi cơ thể đạt đến một sự phát triển về thê lực và trí lực- tức là phải đạtđến một độ tudi nào đó dé có thé bằng chính hành vi của mình thực hiện các côngviệc phù hợp - và chưa bị suy giảm khả năng lao động do tuổi già Và có một thựctế là không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều có thé tham gia laođộng, mà một bộ phận do những nguyên nhân nào đó (tàn tật, tai nạn ) dẫn đến

không có khả năng lao động

Bên cạnh các đặc trưng kê trên, người thất nghiệp còn phải là người “đang

không có việc lam, dang di tìm việc lam” Tinh trạng không có việc làm của những

người thất nghiệp được hiểu là họ không có các nguồn thu nhập dưới dạng tiền

lương do không tham gia quan hệ lao động Những người không có việc làm nhưng

phải đang tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng đi làm khi được giới thiệu của cơquan lao động mới được coi là “người thất nghiệp” Đây là điều kiện quan trọng đểphân biệt người thất nghiệp và người không có việc làm nói chung.

Xuất phát từ khái niệm thất nghiệp của ILO, pháp luật của các nước đã đưara khái niệm về người thất nghiệp Khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2006 của Việt Nam.quy định: “Người thất nghiệp là người dang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc

cham dứt HĐLĐ, HĐLV nhưng chưa tìm được việc làm”.

Việc xác định khái niệm “người thất nghiệp” là vấn đề quan trọng, liên quanđến nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xác định phạm vi, đối tượngđiều chỉnh của chế độ BHTN Do đặc điểm xã hội và chính sách kinh tế của từngquốc gia, khái niệm “người thất nghiệp” có thể được mở rộng hoặc thu hẹp Kháiniệm “người thất nghiệp” theo quy định của pháp luật Việt Nam đã được thu hẹp lạiso với quan điểm của ILO Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với cơ chế quản lýnguồn lao động của Việt Nam và cũng là phù hợp khi chúng ta lần đầu triển khaithực hiện chế độ bảo hiểm được đánh giá là khó thực hiện nhất trong các chế độ

Trang 13

1.1.2 Khái nệm BHTN

Dé giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằmtrợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việclàm và tạo cơ hội cho họ học nghé, tim kiém công việc mới Một trong số các biệnpháp đó là xây dựng và thực hiện chế độ BHTN.

BHTN đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, khởi đầu là nguồn tài chính của quỹcông đoàn, dần dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính mình để 6n địnhđội ngũ của công nhân lành nghề đã thành lập quỹ trợ cấp thôi việc, nghỉ việc tạmthời, thất nghiệp một phần trong đoanh nghiệp Về sau, một số thành phó, chínhquyền đứng ra thành lập quỹ BHTN với phương thức tự nguyện và đến những nămđầu của thế kỷ XX, BHTN được tiến hành theo phương thức bắt buộc có sự thamgia của Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ BHTN được ban hành để bù đắp thu nhập chongười bị thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thất nghiệp có cơ hội

quay trở lại thị trường lao động, kích thích họ tích cực tìm việc làm và sẵn sàng đi

làm việc theo sự giới thiệu của cơ quan lao động Trợ cấp thất nghiệp được chi trảcho những cá nhân bị thất nghiệp nhưng bản thân họ không có lỗi và họ đã mat đinguồn sinh sống của bản thân và gia đình Việc chỉ trả trợ cấp thất nghiệp nhằm hỗtrợ một phần thu nhập cho NLD bị mất việc làm và giúp họ có điều kiện học nghé,tạo cơ hội tiếp tục tham gia thị trường lao động Nguồn chi trả được lấy từ một quỹtài chính tập trung được tồn tích dần bởi sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ có hỗ trợthêm của Nhà nước Từ những phân tích trên đây có thể hiểu khái niệm BHTN theohướng: BHTN là sự bảo đảm hoặc bù đắp một phan thu nhập từ lao động của NLDbị mat việc lam do thất nghiệp, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tàichính được đóng góp từ các bên tham gia BHTN, nhằm góp phan đảm bảo an toànđời sống của NLD và gia đình họ, đồng thời góp phan bảo đảm an toàn xã hội.

Theo Công ước số 102 của ILO, BHTN là một trong chín nhánh của BHXH.Cùng với các chế độ BHXH khác, chế độ BHTN đã góp phần hoàn thiện và nângcao kha năng bảo vệ NLD của hệ thống pháp luật về BHXH.

Giống như các chế độ BHXH khác, BHTN cũng xuất phát từ quan hệ laođộng, có mục đích bù đắp thu nhập của NLĐ Bên cạnh đó, BHTN cũng có một số

Trang 14

Thứ hai, BHTN không chỉ thu và chỉ trả trợ cấp thất nghiệp mà còn thực hiệncác biện pháp để đưa NLĐ trở lại thị trường lao động Do đó, cơ quan BHTN vừacó trách nhiệm đăng ky thất nghiệp, kiểm tra các điều kiện của NLD trước khi trảtrợ cấp thất nghiệp vừa phải kịp thời nam bắt các thông tin về thị trường lao động đểgiới thiệu việc làm, đào tạo nghé phù hợp cho người thất nghiệp Đây là điểm khácbiệt của hoạt động quản lý BHTN so với việc quản lý các chế độ BHXH khác.

Thứ ba, đối tượng áp dụng chế độ BHTN là những người trong độ tuổi laođộng, có sức lao động nhưng bị mắt việc làm, tạm thời không có thu nhập và sẵnsàng trở lại làm việc Như vậy, đối tượng hưởng BHTN là những NLD bị chấm dứt

quan hệ lao động một cách không tự nguyện trong khi họ vẫn có khả năng lao động.

Còn đối tượng của các chế độ BHXH khác là những NLD vẫn đang tồn tại quan hệlao động (chế độ trợ cấp ốm đau; thai sản) hoặc chấm dứt quan hệ lao động dokhông có khả năng tiếp tục làm việc (hưu trí; tử tuất).

Thứ tw, việc thực hiện chế độ BHTN rất phức tạp và khó quản lý Quy mô vàtý lệ thất nghiệp không thể dự đoán chính xác, gây khó khăn rất lớn trong việc hạchtoán và cân đối thu — chỉ của quỹ BHTN Hoạt động của BHTN lại có mối liên quanmật thiết với hệ thống đào tạo nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm và chươngtrình quốc gia về việc làm nên phải có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quan lý

BHTN với các cơ quan quan lý chức năng khác trong lĩnh vực lao động việc làm.

BHTN không chỉ bó hẹp trong việc thực hiện các nghiệp vụ BHXH thuần tuý màcòn phải giúp NLĐ tìm kiếm và tạo việc làm Đây là hai chức năng cơ bản củaBHTN và cũng là điểm khác biệt cơ bản của BHTN so với các chế độ BHXH khác.

Thứ năm, việc xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khó khăn hơn sovới các chế độ BHXH khác Sở dĩ như vậy vì ranh giới để phân định giữa có việc

làm và không có việc làm, giữa có thu nhập và không có thu nhập không rõ ràng,

khó xác định và kiểm tra trong thực tế.

1.1.3 Khái niệm pháp luật BHTN

Pháp luật BHTN là tông thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng gópvà sử dụng quỹ BHTN, chỉ trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho NLĐ bịmắt việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.

Nội dung của pháp luật BHTN thường gồm các quy định về: đối tượng ápdụng; các chế độ BHTN; điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng BHTN;

quản lý, sử dụng quỹ BHTN Cac quy định mang tính toàn diện đó đã tạo cơ sở

Trang 15

pháp lý quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực hiệu lực thực thi các chế độ BHTN,đáp ứng nguyện vọng của đông đảo NLD và góp phan bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với các chế độ BHXH khác, BHTN đã góp phan tạo “lưới an toàn”

chung giúp đỡ và bảo vệ NLD khi gặp khó khăn trong quan hệ lao động Vai trò của

BHTN không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp tạo cơhội cho họ quay lại làm việc mà còn góp phan tạo sự ôn định chung cho xã hội, giúpcho kinh tế phát triển bền vững Đặc biệt, đối với những nước phát triển theo cơ chếkinh tế thị trường, chế độ BHTN thực sự đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chếnhững tác động tiêu cực được coi là “mặt trái” của kinh tế thị trường Dưới tác độngcủa các quy luật khách quan, do sự dịch chuyển và biến động không ngừng của thịtrường lao động, thất nghiệp đã trở thành tình trạng phổ biến của mọi quốc gia theomô hình kinh tế thị trường Vì vậy, thực hiện chế độ BHTN chính là biện pháp hiệuquả để giải quyết nạn thất nghiệp góp phan vào sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước Hệ thống BHTN với các quy định về trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ tìm kiếmviệc làm là đảm bảo cần thiết cho NLĐ có cuộc sống bình thường khi bị mat việclàm, tránh những tác động xấu của kinh tế thị trường và bảo vệ những giá trị tiến bộ

xã hội.

1.1.3.1 Hệ thông pháp luật BHTN quốc tế

Trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc thông qua năm 1948,có đoạn: “Te at cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyên đượchưởng BHXH Quyên đó được đặt trên cơ sở thỏa mãn các quyên về kinh tế, xã hộivà văn hóa can cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người ` Điều 25 cóghi: “Mỗi người có quyền có một mức sống cân thiết cho việc giữ gìn sức khỏe bảnthân và gia đình, có quyền được bảo dam trong trường hợp that nghiệp” Nếu nhìnnhận BHTN là một chế độ trong hệ thống BHXH thì sự ra đời của chế độ này làmcho quyền được bảo hiểm của con người được nâng lên một bước Quyền đượchưởng BHXH cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định ởhau hết trong Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới Nhìn vào hệ thống pháp luậtBHXH, và thông qua các chế độ trợ cấp, có thể đánh giá phan nao tính ưu việt củamột chế độ xã hội.

Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp cũng đã được ILO đề cậptrong các Công ước và Khuyến nghị:

- Công ước số 44 về Phòng chống thất nghiệp năm 1934.

Trang 16

b Công ước số 102

Công ước số 102 (gọi tắt là “Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tốithiểu), 1952”) được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông quangày 28/6/1952, tại “phần IV - Trợ cấp thất nghiệp” quy định: “Moi nudc thànhviên chịu hiệu lực của Phan này trong Công ước phải đảm bảo cho những ngườiđược bảo vệ được nhận trợ cấp khi thất nghiệp” (Điều 19) Công ước quy định rõvề các trường hợp được bảo vệ (Điều 20); Những người được bảo vệ (Điều 21)cũng như đưa ra các khuyến nghị về mức chỉ trả cho các đối tượng Theo đó: nếungười được bảo vệ là người làm công ăn lương, trợ cấp là chế độ chi trả định kỳmột khoản ít nhất bằng 45% so với tổng số tiền lương của NLĐ nam giới thànhniên; nếu người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinh sống khitrường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định, thì trợ cấp là chế độchỉ trả định kỳ một khoản được ấn định theo một bảng tính quy định hoặc theo bảngtính do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo những quy tắc nhất định.

c Công ước số 168

Công ước này được Hội nghị toàn thể của Tố chức lao động quốc tế thông

qua ngày 21/6/1988, trên cơ sở:

- Nhắn mạnh vai trò quan trọng của nghề nghiệp và việc làm, sản xuất trongxã hội không chỉ là nguồn tạo ra của cải cho xã hội mà còn đem lại thu nhập choNLD, vai trò xã hội được củng cố và lòng tự trọng của NLD cũng được nâng cao;

- Xét thấy tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến đang ảnh hưởngtới nhiều nước trên thế giới ở tất cả thời kỳ phát triển;

Trang 17

- Ghi nhận những quy định về trợ cap thất nghiệp trong Công ước về An toànxã hội (những tiêu chuẩn tối thiểu), 1952, đã giảm mức độ bảo vệ của hầu hết các hệthống bồi thường hiện có tại các nước công nghiệp, và những tiêu chuẩn đang đượcthảo luận có thể vẫn tạo thành mục tiêu đối với các nước phát triển vì những nướcđó đang ở thời điểm thiết lập một hệ thống bồi thường thất nghiệp.

Tại Phần I Công ước đặt ra những quy định chung đối với các nước thànhviên: “Mọi nước thành viên sẽ thực hiện từng bước phù hợp để phối hợp với hệthong bảo vệ chống thất nghiệp và chỉnh sách việc làm Cuối cùng, điều này đảmbảo rằng hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp và những biện pháp đặc biệt bảo đảmtrợ cấp thất nghiệp, góp phan khuyến khích đây đủ việc tự do lựa chọn việc làm cóhiệu quả và không ngăn cản NSDLĐ được yêu cầu và NLĐ được tìm kiếm việc làmhiệu qua” (Điều 2 Phan J).

Công ước cũng đã đưa ra những chi dẫn cụ thé đối với các nước thành viêndé thưc hiện các nội dung về xúc tiến việc làm và chống lại thất nghiệp: Trường hợpđược bảo vệ (Điều 10); Những người được bảo vệ (Điều 11); Phương pháp bảo vệ(Điều 12); Mức trợ cấp (Điều 14, 15); Điều kiện hưởng trợ cấp (Điều 17); Thời giantrợ cấp (Điều 19); Các trường hợp không được hưởng hoặc bị cắt giảm trợ cấp(Điều 20, 21, 22); Vấn đề chăm sóc y tế cho người thất nghiệp; Những quy định đặcbiệt cho người mới xin việc (Điều 26); Quyền khiếu nại (Điều 27)

Như vậy, quyền được hưởng BHXH, quyền được làm việc là một trongnhững quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận và đề cao trong pháp luậtBHTN quốc tế Sự ra đời của chế độ BHTN là một biện pháp hữu hiệu góp phần tạođiều kiện cho các quyền cơ bản của con người, quyền công dân trở thành hiện thực.

1.1.3.2 Pháp luật BHTN của các quốc gia

Hiện đã có rất nhiều quốc gia có hệ thống BHXH đã ban hành và thực hiệnchế độ BHTN (69/153 quốc gia) Tuy nhiên, quan điểm của các nước về vị trí củachế độ BHTN trong hệ thống pháp luật quốc gia không hoàn toàn giống nhau Đa sốcác nước cho răng BHTN là một bộ phận của hệ thống BHXH và được quy địnhtrong Luật BHXH của quốc gia (Anh, Mỹ, Thuy Dién ) Một số ít các quốc gia (Balan, Nhật Bản, Hàn Quốc ) [56, tr.204] xuất phát từ quan điểm không coi BHTN làbiện pháp giải quyết hậu quả thất nghiệp một cách bị động, nhắn mạnh vai trò chủđộng của BHTN trong việc thúc đây sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm thấtnghiệp, tìm và tạo việc làm cho NLĐ đã ban hành luật về việc làm, trong đó cóquy định về trợ cấp thất nghiệp Tại các nước này, các quy định về BHTN không

Trang 18

Để phù hợp với các công ước của ILO, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộcủa hệ thống pháp luật lao động, phù hợp với mục đích của BHTN, trong địnhhướng xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam, BHTN được coi là một chế độ của

Đáp ứng những yêu cầu khách quan về việc phải có một chính sách quốc giamang tính téng thé để huy động sức mạnh của NLD va Nhà nước trong vấn đề giảiquyết thất nghiệp, ngày 29/7/2006, Quốc hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã thông qua Luật BHXH, trong đó điều 2, điều 80 đến Điều 87 và cácđiều 102 đến 105 quy định về những vấn đề như đối tượng bắt buộc tham giaBHTN, điều kiện hưởng BHTN, các chế độ BHTN Cũng theo quy định tại LuậtBHXH từ ngày 01/01/2009 pháp luật về BHTN đã chính thức có hiệu lực thi hành ở

Việt Nam.

Cùng với Luật BHXH, để triển khai thực hiện BHTN, các văn ban hướngdẫn và các văn bản có liên quan đã được ban hành và đưa vào thực hiện, như: Nghịđịnh của Chính phủ số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chỉ tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN: Thông tư số32/2010/TT - BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số127/2008/NĐ-CP; Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với NLD matviệc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; Quyết định số¡01/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

Trang 19

BHTN là một chế độ trong hệ thống BHXH Đây là một trong những chínhsách xã hội cơ bản thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướngvào mục tiêu phát triển con người, thúc đây công bằng và tiến bộ, nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.Việc xây dựng, ban hành và triển khai tổ chức thực hiện BHTN ở nước ta là cầnthiết, tuy nhiên đây là công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi chúng ta phải cónhững bước đi thận trọng và phù hợp với thực tiễn khách quan, góp phần giải quyếtcó hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2 CÁC NGUYEN TAC CUA PHÁP LUAT BHTN

Để làm tốt vai trò và đạt được các mục đích về kinh tế, chính trị, xã hội đãđặt ra, trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật BHTN, cần chú ý tuân thủnhững nguyên tắc chung của BHXH, bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những nguyên tắc

riêng sau đây:

1.2.1 BHTN kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việclàm cho người thất nghiệp.

BHTTN có hai chức năng cơ bản là trả trợ cấp thất nghiệp và xúc tiến việc làmcho NLĐ Kết hợp hài hoà và đảm bảo thực hiện hai chức năng này được coi lànguyên tắc cơ bản chi đạo hệ thống các quy định và quá trình tổ chức thực hiện

BHTN .

Dé dam bảo thực hiện nguyên tắc này, bên cạnh việc quy định các mức trợcấp thất nghiệp, điều kiện và thời gian hướng trợ cấp thất nghiệp nhằm hỗ trợ thunhập cho NLĐ bị mắt việc làm, BHTN còn phải thực hiện các biện pháp nhăm tạocơ hội cho NLĐ tiếp tục tham gia quan hệ lao động Cung cấp thông tin về thị

trường lao động, đào tạo lại nghè, môi giới việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp nhậnngười thất nghiệp là những biện pháp được BHTN hỗ trợ kinh phí hoặc trực tiếptriển khai trong thực tế nhằm tạo cơ hội làm việc cho NLĐ, hạn chế tỉ lệ thất nghiệp

trong xã hội.

Trang 20

Với mục đích đảm bảo quyền cho người thất nghiệp, việc giúp họ tiếp tụctham gia thị trường lao động thông qua các hoạt động xúc tiến và tạo việc làm nhiềukhi còn có ý nghĩa hơn việc trợ cấp thất nghiệp Do đó, chế độ BHTN phải tạo hànhlang pháp lý thông thoáng, giúp đỡ các doanh nghiệp tạo việc làm cho người thất

nghiệp, hỗ trợ NLD tự tìm việc làm hoặc hoc nghề Trong thời gian chưa tìm đượcviệc làm, NLD có thé được hỗ trợ thu nhập thông qua khoản trợ cấp thất nghiệp.Đây được coi là giải pháp tạm thời tháo gỡ khó khăn cho người thất nghiệp Về lâudài, giải pháp quan trọng vẫn là vấn đề tìm và giải quyết việc làm gắn với ổn định

cho NLD trong thời gian chưa tìm được việc làm Thông thường, mức BHTN được

tính theo tỷ lệ % lương và được trả hàng tháng cho người thất nghiệp trong một thờihạn nhất định Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng không thấp hơn mức lương tốithiểu (được xác định trên cơ sở nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của NLĐ) và được cânđối với mức đóng góp BHTN trước đó của NLĐ.

Khi xác định mức trợ cấp thất nghiệp, ngoài việc căn cứ vào khả năng chỉ trảcủa quỹ BHTN, còn phải khuyến khích NLD chủ động tìm kiếm việc làm dé thoátkhỏi tình trạng thất nghiệp Đây là điểm khác trong việc xác định mức trợ cấp thấtnghiệp so với các loại trợ cấp BHXH thông thường Nếu quy định mức trợ cấp thấtnghiệp cao, thời hạn hưởng trợ cấp kéo đài sẽ gây tâm lý trông chờ vào sự trợ giúpcủa BHTN, chấp nhận tình trạng thất nghiệp để hưởng trợ cấp xã hội của người thấtnghiệp Đây là thực tế đã xây ra ở một số nước phát triển Nhằm hạn chế tình trạngnày, thời hạn trợ cấp thất nghiệp phải được quy định hợp lý, vừa đủ thời gian đểNLD tìm việc làm hoặc học nghề, nâng cao tay nghề, mức trợ cấp hàng tháng vừađủ đảm bảo cuộc sống tạm thời cho NLD nhưng vẫn buộc họ phải tích cực tìm việclàm, sẵn sàng làm việc khi được giới thiệu để có thu nhập ở mức cao hơn, én địnhhơn so với khoản tiền trợ giúp của BHTN.

Trang 21

Đây là sự cụ thể hoá của nguyên tắc cùng nhau chia sẻ rủi ro khi thực hiệnchế độ BHTN Do thất nghiệp là hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thịtrường, các bên của quan hệ lao động và các quốc gia đều phải đối mặt cho nên hìnhthức tham gia BHTN là bắt buộc Với các ưu thế của loại hình bảo hiểm bắt buộc,quỹ BHTN sẽ có nguồn thu đều đặn và én định tinh theo tỷ lệ % lương của NLDtrích từ lương hang tháng và doanh thu của các doanh nghiệp để chi trả cho các

trường hợp thụ hưởng và thực hiện các chức năng khác nhau của BHTN Đây là

nguồn thu co bản tạo thành quỹ BHTN, là nguồn tài chính mà quỹ BHTN có théchủ động nhằm hỗ trợ những NLD khi bị mat việc làm theo phương châm “lấy sốđông bù số ít”.

Bên cạnh nghĩa vụ đóng góp bắt buộc của các bên trong quan hệ lao động,nhà nước cũng cần có sự hỗ trợ cần thiết cho hoạt động của BHTN Đối với Nhànước, chính sách BHTN là một trong những công cụ quản lí Nhà nước sử dụng đểbảo vệ, che chắn cho NLD trước rủi ro mat việc làm Thông qua chính sách này,tình trạng thất nghiệp và hậu quả của chúng không những được hạn chế, mà còn gópphần thực hiện công băng xã hội và giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.Chính phủ các nước ban hành và tô chức triển khai chính sách BHTN đều nhằmmục đích chung là đảm bảo én định cuộc sống cho NLD và gia đình họ khi NLDlâm vào tình cảnh thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, đảo tạo nghề cho NLD déhọ sớm quay lại thị trường lao động, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Trang 22

Ở nước ta, Nhà nước là của dân, do dân và vì din mà nền tang là giai cấp

công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa Vì vậy, Nhà nước luôn có trách

nhiệm trong việc hình thành quỹ BHTN để đảm bảo đời sống cho NLĐ và giảiquyết các vấn dé chung của xã hội như lập dit liệu thông tin, giải quyết việc làm,phát triển thị trường lao động và giảm thiểu các rủi ro xã hội khác.

1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT BHTN

1.3.1 Đối tượng tham gia BHTN

Xác định đối tượng áp dụng BHTN (những người có trách nhiệm tham giaBHTN và cần được bảo vệ khi thất nghiệp) là một trong những vấn đề có tínhnguyên tac được đặt ra khi thiết kế nội dung của BHTN Dé 4n định ranh gidi cuasự bảo vệ xã hội chống thất nghiệp, người ta thường xem xét các yếu tố: Nhu cầu

bảo vệ, khả năng tài chính của người tham gia và khả năng quản lý của nhà nước

thông qua tố chức BHTN.

Điều 2, Công ước 44 quy định: Chỉ những người làm công ăn lương mớiđược hưởng BHTN; còn những NLĐ độc lập thì không thuộc đối tượng BHTN TạiĐiều 2 cũng chỉ rõ: Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh mỗi nước có thê đặt thêm các trườnghợp ngoại lệ đối với một số đối tượng Sở di có các trường hợp ngoại lệ này là vìnguyên tắc chung xác định đối tượng cần được bảo vệ là tìm cách đạt được sự cânbằng giữa các yếu tô kể trên mà các yếu té này lại không được quan tâm giống nhauở các quốc gia khác nhau nên mỗi quốc gia có thể xác định những quy định riêng

phù hợp.

Thứ nhất, đôi với những người giúp việc nhà: Đây là loại lao động mà sựtham gia bảo hiểm đặt ra nhiều van dé nan giải nhất về mặt quan lý cũng như về mặttài chính Việc quản lý đối tượng này rất khó khăn, tốn kém chỉ phí và khó xác địnhthời điểm bắt đầu thất nghiệp thực sự của họ Hơn nữa những người giúp việc nhàthường hưởng phần lớn thù lao dưới dạng hiện vật, do đó không thuận tiện cho việctính số đóng góp như trường hợp thù lao bằng tiền Nhưng những người giúp việcnhà lại có nhu cầu bảo vệ chống lại thất nghiệp khẩn thiết hơn những loại lao độngkhác vì so với các nghề nghiệp khác, việc làm của những người này không ổn địnhbằng, họ lại thường bị thôi việc một cách đột ngột và đồng lương của họ cũng rấtkhiêm tốn nên không có khả năng dành dụm cho những ngày không may bị thấtnghiệp Như vậy, trên khía cạnh nhu cầu bảo vệ, người giúp việc nhà cần được đưavào là đối tượng áp dụng của BHTN Nhưng trên khía cạnh quản lý của các nướcmới thiết lập BHTN thì việc mở rộng đối tượng áp dụng BHTN cho những người

Trang 23

17 TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

hoàn thành công việc được giao tại nhà mình hoặc một nơi nào khác mà họ không

chịu sự đôn đốc, kiểm soát trực tiếp của người ủy nhiệm Như thế, họ được gan nhutự do làm việc cho chính mình, nhưng cũng đặt dưới su kiểm tra của người ủynhiệm nên họ ở vào thế vừa là người làm công ăn lương, vừa là NLĐ độc lập Họcũng đứng trước nguy cơ mắt việc làm, do đó mắt thu nhập và có nhu cầu được bảovệ chống thất nghiệp.

Thứ ba, công chức Nhà nước có việc làm thường xuyên hoặc theo hợp đồngdài han do đó công việc khá ổn định và không có nhu cầu khẩn thiết tham gia

Thứ tw, đôi với NLD làm công có thu nhập cao có thể tự mình phòng chốngrủi ro thất nghiệp Nhưng người ta cũng cho rằng việc làm có thu nhập cao thườngkhông én định bang các việc làm khác Hơn nữa, không phải toàn bộ những ngườicó thu nhập cao đều có khả năng dành dụm để tự bảo vệ khi mắt việc làm Xét trênkhía cạnh quản lý thì nếu loại trừ không cho những người có thu nhập cao tham giaBHTN thì chi phí quản lý không được cắt giảm nhiều Xét trên khía cạnh tài chính,số đóng góp của những người có thu nhập cao thường giúp cho BHTN tăng thu vàthuận lợi cho sự cân đối tài chính của quỹ Do đó cần cân nhắc xem có nên loại trừ

những người làm công có thu nhập cao khỏi phạm vi áp dụng của BHTN haykhông.

Thứ năm, đối với lao động làm việc theo mùa vụ: Việc làm theo mùa lànhững công việc thực hiện mỗi năm vào một thời kỳ hầu như nhất định, kéo dài từvài tuần đến vài tháng Như vậy, họ chỉ bị coi là thất nghiệp và được BHTN nếu vàolúc đang mùa mà không được thuê mướn làm việc BHTN không chấp nhận bảohiểm cho lao động mùa vụ không có việc làm trong những thời kỳ khác khôngthuộc mùa vụ đó và khi thực hiện BHTN, nhiều nước trên thế giới không áp dụng

với NLĐ theo mùa vụ.

Thứ sáu, đối với những lao động trẻ sát cận tuổi lao động theo quy định: Dasố những người trẻ tuổi khi chưa đạt tới một độ tuổi nào đó thường chưa bắt đầu laođộng hoặc không có đều đặn một việc làm đầy đủ thời gian Những người này lại

thường sống với gia đình và chưa phải là người frụ cột Do vậy, việc xác định một

Trang 24

thiếu niên không có việc làm có phải bị thất nghiệp hay không là điều khá khó khăn.Vả lại những lao động này cũng chưa có nhu cầu khẩn thiết được bảo vệ chống thất

nghiệp Thêm vào đó, những lao động trẻ chỉ được trả thù lao một cách khá khiêm

tốn, do đó đóng góp BHTN đối với những đối tượng này có thể là một gánh nặng tàichính Với các lý do này, các quốc gia cần nghiên cứu kỹ trước khi chấp nhận hayloại trừ khỏi đối tượng áp dụng của BHTN những lao động trẻ chưa đạt đến một độtuổi nhất định.

Thứ bảy, đôi với những lao động đã vượt quá tuổi quy định, nghỉ hưu; nănglực làm việc thường giảm đi và nguy cơ bị thất nghiệp tăng Do đó, nếu không thậntrọng quỹ BHTN sẽ phải chỉ một phần lớn trong tổng số trợ cấp cho những ngườigià mà do thể trạng, họ khó có thể kiếm và giữ được việc làm Vì vậy nên loại trừkhỏi BHTN những người đã vượt trên một hạn tuổi nhất định.

Thứ tám, đôi với lao động làm việc tùy dip và phụ trợ: Công việc tùy dip vaphụ trợ (ngoài hoạt động nghề nghiệp bình thường) là những công việc làm khôngthường xuyên, day đủ thời gian do đó thường bị loại trừ khỏi BHTN vì việc mat thunhập sẽ không gây ảnh hưởng lắm (do họ đã có thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp

chính), vả lại nhu cầu bảo vệ cũng không khẩn thiết.

Thứ chín, đối với người làm công là thành viên trong gia đình của chủ nhân:Những người này có liên hệ thân thuộc, gần gũi với chủ nhân nên sẽ khó khăn trongviệc kiểm tra tình trạng thất nghiệp, và cũng dễ xảy ra lạm dụng Thêm vào đó, việcmắt thu nhập cũng không gây khó khăn trầm trọng cho họ; do đó hầu hết các nướctrên thế giới đều loại trừ những người này ra khỏi đối tượng áp dụng của BHTN.

Lao động nông, lâm, ngư nghiệp, thủy thủ cũng bị loại trừ khỏi đối tượng áp

dụng BHTN do gây khó khăn cho việc quản lý và tài chính của quỹ BHTN Sản

xuất phân tán nên việc đăng ký tham gia, thu tiền đóng góp là khó; Việc làm mangtính mùa vụ không thường xuyên, do đó để xác định xem họ có bị thất nghiệp thựcsự hay không là điều không hè dễ.

Theo kinh nghiệm của các nước, đối tượng áp dụng BHTN là những NLĐ đãcó thời gian lao động nhất định, ở lĩnh vực ngành nghề nào đó và làm trong cơ sở cóquy mô lao động theo quy định Ở Cộng hòa Liên bang Đức, về nguyên tắc tất cảnhững NLD làm việc theo hợp đồng như: công nhân, nhân viên hoặc những ngườiđang đi học cũng như chủ của họ, không phụ thuộc vào mức thu nhập đều là đốitượng bat buộc tham gia BHTN Ở Trung Quốc, Điều lệ BHTN áp dụng đối với tất

cả lao động ở thành thị, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư

Trang 25

nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những nông dân làm hợp đồngtrong các doanh nghiệp này [37] Nhìn chung BHTN của các nước chỉ áp dụng đốivới những NLD trong các doanh nghiệp, NLD làm việc theo chế độ HDLD trong

các cơ quan Nhà nước.

1.3.2 Các chế độ BHTN

1.3.2.1 Điều kiện hưởng BHTN

Theo Công ước số 44 của ILO, để được hưởng trợ cấp BHTN, người thấtnghiệp phải có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, “có năng lực làm việc và sẵn sảng làm việc nhưng hiện tại khôngcó việc làm”: BHTN nhằm bao vệ NLD bị mất việc làm do những nguyên nhânngoài ý muốn của họ Theo đó, nếu NLĐ không có việc làm do không có khả nănglao động thì sẽ không thuộc trách nhiệm của BHTN Vì vậy, muốn được nhận trợcấp thất nghiệp, người thất nghiệp phải là người không có việc làm nhưng có “nănglực làm việc” Đây là điều kiện chủ yếu mà pháp luật BHTN các nước đều đặt lênhàng đầu.

Cùng với việc “có khả năng lao động”, muốn được hưởng trợ cấp BHTN,người thất nghiệp phải “sẵn sàng làm việc” Đây là điều kiện quan trọng để phânbiệt “người thất nghiệp” và những người không có việc làm nhưng không muốn làmviệc và do đó không tích cực tìm kiếm việc làm.

Thứ hai, “có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc”: Việc đăng ký thấtnghiệp không những giúp các cơ quan chức năng chủ động tìm kiếm và giới thiệuviệc làm cho người thất nghiệp mà còn giúp Nhà nước thống kê số lượng người thấtnghiệp để có sự điều chỉnh kịp thời đối với chính sách thất nghiệp.

Thứ ba, “có số BHTN dé chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạnquy định của thời kỳ dự bị”: Dé tránh sự lạm dụng của người thất nghiệp, pháp luậtBHTN của các nước đều qui định về thời gian dự bị - đó là khoảng thời gian NLDcó tham gia đóng góp cho quỹ BHTN trước khi thất nghiệp.

Quy định về thời kỳ dự bị có hai tác dụng: Thứ nhất, thời kỳ dự bị đảm bảorằng chỉ có những người thực sự và thường xuyên thuộc dân số hoạt động kinh tếthì mới có thé xem như mất thu nhập thực sự khi lâm vào tình trạng thất nghiệp, dođó cần một khoản trợ cấp thay thế Thứ hai, nhờ thời gian dự bị mà cơ quan BHTNcó thể đảm bảo số đóng góp của mỗi người tham gia BHTN sẽ đạt tới mức tối thiểukhi xảy ra thất nghiệp, điều này góp phân cân đối tài chính quỹ BHTN Tùy thuộcvào tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước và tình hình tài chính của quỹ BHTN

Trang 26

mà độ dài của thời kỳ dự bị được các nước quy định rất khác nhau Điều 6, Khuyếncáo số 44 có hướng dẫn: “Thời kb dự bị thường không vượt quá 26 tuân lễ làmviéc trong thời gian 12 tháng trước khi xin hưởng trợ cap BHTN” Luật BHTNcủa Ba Lan quy định là 180 ngày trong 12 tháng cuối cùng trong quan hệ lao động.Cộng hoà Pháp quy định là có 3 tháng đóng góp BHTN trong 12 tháng cuối cùngtrước khi thất nghiệp Ngoài ra nhiều quốc gia cũng quy định thêm về điều kiệnkhông có thu nhập trong thời gian hưởng trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa của trợ cấp

[27 tr.32].

1.3.2.2 Các chế độ BHTN

Một trong những nguyên tắc quan trọng của BHTN là BHTN phải vừa bùđắp thu nhập, vừa tác động tích cực cho người thất nghiệp trở lại việc làm Bởi vậy,bên cạnh việc chi trả cho người đủ điều kiện hưởng một khoản tiền trợ cấp thay

lương khi họ ở trong trường hợp được hưởng BHTN thì pháp luật BHTN các nước

còn quy định về việc hỗ trợ học nghé, hỗ trợ tìm việc và đảm bảo chăm sóc y tế chongười đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Công ước số 102 tại “phần IV - Trợ cấp thất nghiệp” quy định: “Moi nướcthành viên chịu hiệu lực của Phan này trong Công ước phải đảm bảo cho nhữngngười được bảo vệ được nhận trợ cấp khi thất nghiệp ” (Điều 19).

+ Quan điểm chung VỀ mite tro cap BHTN

Khi mat việc lam, NLD mat phương tiện mưu sinh do nguồn thu nhập khôngcòn Để giúp đỡ họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống trong thời gian chờ tìm đượcviệc làm mới, BHTN sẽ cung cấp cho họ khoản trợ cấp tạm thời để ổn định cuộcsống Công ước số 102 của Tổ chức lao động quốc tế quy định mức trợ cấp thấtnghiệp tối thiểu là 45% tổng thu nhập trước đó của người thụ hưởng, trong thời hạnít nhất là 13 tuần (Điều 24) Trên cơ sở pháp luật quốc tế và điều kiện của từng quốcgia, mức và thời gian hưởng được quy định không giống nhau.

Khi xác định mức trợ cấp phải lưu ý nếu mức trợ cấp quá thấp sẽ không đủgiải quyết nhu cầu tối thiểu, kết quả là cuộc sống của NLD sẽ gặp khó khăn Connếu mức trợ cấp BHTN cao ngang bằng tiền lương trước khi thất nghiệp sẽ khuyếnkhích NLĐ không làm việc, kéo đài thời gian hưởng trợ cấp, gây thiệt hại cho quỹBHTN và có ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất Do đó, mức trợ cấp BHTN hợplý là mức vừa đảm bảo mức sống tối thiểu nhưng phải thấp hơn mức lương đang

hưởng khi còn làm việc của NLD.

+ Thời gian hoãn hưởng trợ cấp BHTN

Trang 27

Thời gian hoãn hưởng là thời gian kế từ khi người thất nghiệp nộp đơn xinhưởng trợ cấp đến khi họ thực sự nhận được trợ cấp Mục đích của thời gian hoãnhưởng là để giảm bớt gánh nặng tài chính cho quỹ BHTN đối với các trường hợptạm ngừng việc ngắn hạn Theo Khuyến cáo số 44 của ILO, thời gian này khôngđược vượt quá 8 ngày cho mỗi thời kỳ thất nghiệp.

+ Thời gian hưởng trợ cấp BHTN

Theo Khuyến cáo số 44 của ILO, thời gian trả trợ cấp dài hay ngắn là tùythuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN Thời gian này càng dài càng tốt nếuquỹ còn đủ khả năng chỉ trả và NLĐ còn có yêu cầu giúp đỡ Kinh nghiệm thực tế ởcác nước cũng chi ra rằng việc chi tra trợ cấp khó có thể đáp ứng day đủ tình trangkhó khăn của người thất nghiệp và thời gian chi trợ cấp cũng cần có giới hạn cầnthiết.

Điều 24, Công ước số 102 hướng dẫn: “Tre cấp thất nghiệp có thé trả suốtthời gian NLD bị mắt việc làm ngoài ý muốn, và đôi khi trợ cấp này cũng có thể hạnchế trong nhiều trường hợp đối với các loại đối tượng hưởng trợ cấp Riêng đối vớiđổi tượng hưởng trợ cáp là người lam công ăn lương, thời gian hưởng trợ cấp cóthé bị hạn chế trong khoảng 13 tuân trong từng thời kp 12 thang.”

Ở một số nước phát triển, thời gian hưởng trợ cấp BHTN có thể lên đến 3năm hoặc hơn Nhưng đối với các nước đang phát triển, số người thất nghiệp là khálớn thì thời gian trả trợ cấp tối đa thường chỉ là 1 năm [35, tr.50].

- Việc thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp luôn được gắn với vấn đề giảiquyết việc làm cho NLD Tại Điều 2, “Phần I Công ước 168 quy định: “Moi nướcthành viên sẽ thực hiện từng bước phù hợp để phối hợp với hệ thống bảo vệ chốngthất nghiệp và chính sách việc làm Cuối cùng, diéu này đảm bảo rang hệ thong bảovệ chống thất nghiệp và những biện pháp đặc biệt bảo đảm trợ cắp thất nghiệp, gópphân khuyến khích đây đủ Việc tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả và không ngăn

cản NSDLĐ được yêu câu và NLĐ được tìm kiếm việc làm hiệu quả `.

Đề thực hiện tốt chính sách BHTN, ngoài việc thu đóng góp bảo hiểm và chỉtrợ cấp cho người thất nghiệp thì một chức năng rất quan trọng khác của chươngtrình BHTN là cung cấp việc làm, đào tạo nghè, phát triển kỹ năng, tạo điều kiệncho NLD dé giúp họ có thé tái hòa nhập vào thị trường lao động, nhanh chóng có

được việc làm mới phù hợp Vì vậy, chính phủ Thái Lan đã giao nhiệm vụ cho các

cơ quan chức năng liên quan tới chương trình BHTN bao gồm: Tổ chức BHXHchịu trách nhiệm thu đóng góp bảo hiểm, xét duyệt và tiến hành chi chế độ, giải

Trang 28

quyết các thắc mac của đối tượng; Vụ Lao động việc làm có trách nhiệm đăng kýđối tượng BHTN trong chương trình tìm việc làm, cộng tác với các tô chức đào tạotrong trường hợp người thất nghiệp cần đào tạo hoặc đào tạo lại kỹ năng và tiếpnhận người thất nghiệp đang hưởng chế độ hàng tháng dé báo cáo về kết quả timviệc làm; Vụ phát triển kỹ năng có trách nhiệm thực hiện các khóa đào tạo nâng caokỹ năng nghiệp vụ cho người thất nghiệp [35, tr 134].

- Công ước 168 cũng hướng dẫn các nước thành viên cần đảm bảo chăm sócy tế cho những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và những người phụ thuộcvào người thất nghiệp (khoản 1 Điều 23).

Hệ thống BHTN với các quy định về trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếmviệc làm, chăm sóc y tế là sự đảm bảo cần thiết cho NLD có cuộc sống binhthường khi bị mat việc làm, tránh những tác động xấu của kinh tế thị trường va baovệ những giá trị tiến bộ xã hội.

Đối với NSDLĐ, trong quá trình sử dụng lao động, họ đã sử dụng một lực

lượng lao động do xã hội tạo ra và giá trị thặng dư mà họ thu được cũng sinh ra từ

quá trình sử dụng sức lao động Do đó, NSDLĐ phải có trách nhiệm đóng góp đểbảo hiểm cho những NLĐ mà mình thuê mướn, đặc biệt trong việc đóng góp BHTNđể khắc phục rủi ro mat việc làm của NLD Sự đóng góp của NSDLĐ vào quỹBHTN còn góp phan giảm bớt gánh nặng cho chính họ khi phải chi phí cho NLD bịmat việc làm, nhất là khi doanh nghiệp khó khăn, NLD bị thất nghiệp hàng loạt.

Đối với Nha nước, việc tham gia đóng góp vào quỹ BHTN nhằm hé trợ choviệc hình thành quỹ BHTN và thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với các vấndé có tính xã hội như giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp Với vai trò chủ đạotrong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết tình trạng thất nghiệp, Nhà

Trang 29

nước không chỉ đưa ra các chính sách, chế độ mà còn thực hiện các giải pháp cụ thể

và tham gia đóng góp vào quỹ BHTN

1.3.3.2 Căn cứ xác định mức đóng và tỷ lệ đóng quỹ BHTN

a Về căn cứ xác định mức đóng quỹ BHTN

Đóng góp của NLĐ và NSDLĐ vào quỹ BHTN có thể được thực hiện dưới 2

hình thức:

- Đóng theo một khoản cô định và hưởng theo một khoản cô định:

Hình thức đóng góp này không có liên quan gì đến mức lương của NLĐ.Khoản cố định ở đây có thể hiểu là “mức thu nhập được bảo hiểm” Mức này do cơquan BHTN lựa chọn sao cho phù hợp với mức sống, với tình hình kinh tế - xã hộinói chung và phù hợp với nhu cầu của đa số người hưởng chế độ.

Đóng theo hình thức này, mức đóng và hưởng sẽ như nhau đối với mọi NLD.Điều này thể hiện được sự bình đẳng về nhu cầu được bảo hiểm đối với những NLDcó vị tri khác nhau trong xã hội Hình thức này có thé áp dụng ở các nước đang pháttriển, khi mà tiền công (tiền lương) của NLĐ biến động theo sự thay đổi chỗ làm

việc và Nhà nước chưa quản lý được mức lương và thu nhập của NLD.

Khi áp dụng hình thức này, khoản thu nhập được bảo hiểm phải luôn được

Nhà nước quan tâm, điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với mức sinh hoạt chung,nhất là theo kịp sự biến động của chi số giá dé đảm bảo được nhu cầu bảo hiểm đặtra lúc ban đầu Thông thường, mức hưởng này sẽ được điều chỉnh định kỳ như điềuchỉnh lương tối thiểu; nếu cần có thể điều chỉnh đột xuất.

Hình thức này có thé không nhận được sự ủng hộ của những người có mứclương cao có nhu cầu bảo hiểm ở mức cao, do tính bình quân của hình thức nàykhông giải quyết thỏa đáng quyền lợi của họ Nhược điểm này có thể được khắcphục bằng cách quy định NLĐ có thể tự nguyện tham gia đóng góp ở mức cao hơndé được hưởng quyền lợi cao hơn.

- Đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương:

Hình thức này được ILO khuyến nghị và được NLD ủng hộ hơn, do dam baocông bằng trong đóng và hưởng BHTN - người lương cao đóng nhiều sẽ đượchưởng nhiều; người lương thấp đóng ít sẽ được hưởng ít Tuy nhiên, xác định mứcđóng và hưởng theo cách này điều quan trọng là phải kiểm soát được mức lươnghay thu nhập của NLĐ Nếu không thi sẽ không có cơ sở tính toán, cân bang thu —chi quỹ, dễ dẫn đến bội chi Nếu quỹ BHTN cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước,đóng theo cách này sẽ dẫn đến việc nhà nước (lấy từ thuế của toàn dân) hỗ trợ cho

Trang 30

người giàu (thu nhập cao) nhiều hơn hỗ trợ cho người nghèo (thu nhập thấp), dẫnđến không công băng trong phạm vi toàn xã hội Nhược điểm này có thể khắc phụcbằng cách giới hạn mức lương làm căn cứ đóng BHTN ở một mức độ phù hợp.

b Về tỷ lệ đóng quỹ BHTN

Tùy tình hình kinh tế xã hội từng nước mà quỹ BHTN được thành lập dựa

-trên ty lệ đóng góp của các bên có trách nhiệm đóng quỹ là hoàn toàn khác nhau.

NSDLĐ có thé đóng đúng bằng NLD (phương thức đồng đều), vi dụ ở Đức quyđịnh NSDLĐ đóng 3,25% bằng mức đóng của NLĐ Phương thức này tạo tư tưởng2 bên cùng chia sẻ gánh nặng BHTN NSDLD cũng có thể đóng nhiều hơn so vớiNLD (Ở Pháp, NLD đóng 2,42%, NSDLD đóng 4,18%; Trung Quốc quy định tý lệđóng góp của NSDLĐ là 2% tổng quỹ lương, NLD không phải đóng góp ).Phương thức này thể hiện sự quan tâm tốt hơn của NSDLĐ đối với NLD [56,

Việc tham gia đóng góp của Nhà nước có thé đưới hình thức hỗ trợ khi quỹcó sự thiếu hụt, bảo toàn giá trị của quỹ hoặc đóng góp theo định kỳ vào quỹ ViệcNhà nước tham gia đóng góp BHTN ở các quốc gia cũng không giống nhau TạiĐức, Nhà nước chỉ hỗ trợ khi cần thiết Tại Thuỷ Điển, Nhà nước đóng 85% trongtổng thu của quỹ BHTN Tại Ba Lan, quỹ BHTN chủ yếu do ngân sách nhà nướcđóng góp, có khi chiếm tới 61,4 % tong quỹ [56, tr.230].

1.3.3.3 Quản lý và sử dụng quỹ

Quỹ BHTN được sử dụng vào mục dich:

Thứ nhất, trả trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp Số tiền trợ cấp thấtnghiệp trả cho mỗi cá nhân sẽ phụ thuộc vào mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và thờigian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, chi cho các hoạt động hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệpThứ ba, chi cho các hoạt động tìm và tạo việc làm cho người thất nghiệpDù xét ở góc độ nào đều thấy giữa chế độ BHTN và giải quyết việc làm cómỗi quan hệ rất chặt chẽ Đó là hai giai đoạn của một quá trình, hai mặt của sựthống nhất BHTN không chỉ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ mà còn cótính tích cực trong việc khuyến khích NLD tự tìm việc làm, phat triển nền kinh tế cá

nhân đồng thời là cơ sở phát triển kinh tế quốc gia Đây chính là đặc điểm của phápluật BHTN hiện nay trên thế giới Nếu trước đây, pháp luật BHTN chủ yếu là chútrọng đến mục tiêu ổn định thu nhập cho NLD, ổn định kinh tế-xã hội quốc gia, thìđến nay, mục tiêu chính của việc điều chỉnh pháp luật BHTN ma Tổ chức Lao động

Trang 31

quốc tế khuyến cáo các nước là: tập trung vào các nội dung phòng và chống lại tìnhtrạng thất nghiệp, ưu tiên thực hiện các chế độ xúc tiến việc làm, hỗ trợ họcnghé cho người thất nghiệp.

động thuộc Bộ lao động chỉ quản lí chung và giám sát quá trình tổ chức của các

bang theo đúng pháp luật [35, tr.126].

Những nước áp dụng mô hình này thường có điều kiện cả về kinh tế lẫn xãhội, có thị trường lao động rất phát triển Đặc biệt là nhận thức của NLD và NSDLDở những nước này về BHTN rất cao Nhưng nếu áp dụng mô hình này thì đối tượng

được bảo vệ của BHTN thường chỉ giới han ở những NLD làm công hưởng lương

trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Bởi vì, lao động làm việc ở khu vựcnày dễ thị thất nghiệp, còn những NLĐ là công chức, viên chức Nhà nước khôngthuộc diện bảo vệ của BHTN vì họ được nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dàinên khả năng bị thất nghiệp rất thấp Nếu áp dụng mô hình này thì BHTN thườngdo Bộ lao động, việc làm trực tiếp đứng ra tổ chức triển khai.

Mô hình 2: BHTN được coi là 1 nhánh (1 chế độ) của BHXH, cho nên ngànhBHXH trực tiếp đứng ra tổ chức triển khai Mô hình này đã và đang được áp dụng ởkhá nhiều nước như Cộng hoà liên bang Đức, Trung quốc, Thái lan

Ở Trung Quốc, BHTN là | trong 5 chế độ BHXH (bên cạnh chế độ hưu trí,BHYT cơ bản, tai nạn lao động và thai sản) Về công tác quản lí hành chính, chínhquyên trung ương và địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm quản lí BHXH Trong đó

Trang 32

chính quyền trung ương có nhiệm vụ đưa ra các quy định, chính sách và mức chuẩntại địa phương phù hợp với quy định của trung ương; tổ chức thu các khoản đónggóp và chi trả trợ cap về BHXH Nhiệm vụ chính của co quan BHXH là: Tiếp nhậnđăng kí tham gia; tổ chức thu BHXH; hạch toán các khoản đóng góp; quản lí tàikhoản cá nhân của người tham gia; kiểm tra tính phù hợp của các yêu cầu; chỉ trảcác khoản trợ cấp; quản lí quỹ BHXH Như vậy, ở Trung quốc, việc tổ chức BHTNcũng nằm trong hệ thống tổ chức BHXH Tuy nhiên, Bộ lao động và bảo dam xã

hội cũng tham gia quản lí [35, tr 13 1].

Những nước áp dụng mô hình này thường có đối tượng tham gia BHXHcũng chính là đối tượng tham gia BHTN Vi thế, diện bảo vệ sẽ rộng hơn do đốitượng tham gia BHXH bat buộc về cơ bản là tat cả mọi NLD làm công hưởng lươngtrong các doanh nghiệp, trong các tổ chức đoàn thể, trong khu vực hành chính sựnghiệp Khi có đối tượng tham gia đông đảo, trong lúc thị trường lao động chưathực sự phát triển, sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc hình thành quỹ BHTN và chitrả trợ cấp BHTN cho NLĐ Đặc biệt là quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm sẽ

phát huy tác dụng nhanh chóng.

Cho dù mô hình va cách thức tổ chức có khác nhau, song BHTN đều có liênquan chặt chẽ đến các chương trình việc làm, đến việc đào tạo và đào tạo lại taynghề cho NLD nhằm giúp họ sớm có cơ hội tìm việc làm mới Có thể nói, đây làvẫn đề khó khăn nhất đối với những nước lần đầu tiên triển khai BHTN Khó khăncả về việc lựa chọn mô hình tổ chức, khó khăn cả trong công tác triển khai và quản

lí BHTN.

Trang 33

Chương 2

PHÁP LUẬT BHTN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỀNTHỰC HIỆN Ở NGHỆ AN

2.1 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VẺ BHTN

2.1.1 Đối tượng tham gia BHTN

2.1.1.1 NLD tham gia BHTN

Luật BHXH năm 2006 (khoản 3 Điều 2) và Nghị định 127/2008/NĐ-CP(Điều 2) quy định chỉ những NLD làm việc theo HDLD hoặc HĐLV (sau đây gọichung là NLĐ) mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thờihạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng mới được tham gia đóng góp và hưởng BHTN.Trong đó, nếu NLĐ đang hưởng lương hưu hăng tháng, trợ cấp mắt sức lao động hằngtháng có giao kết HDLD, HDLV với NSDLĐ cũng không thuộc đối tượng tham gia

Từ quy định trên có thé thấy đối tượng áp dụng BHTN chỉ chiếm một tỷ lệnhỏ so với tổng số người thất nghiệp Sự lựa chọn xác định đối tượng áp dụng nhưtrên là hoàn toàn có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có khả năng thực thi.

Vì rằng, chúng ta mới bước vào kinh tế thị trường, nền kinh tế chưa phát triển, dođó chưa đủ tiềm lực kinh tế mở rộng diện đối tượng áp dụng BHTN đối với ngườimới bước vào tuổi lao động, chưa từng tham gia BHTN Mặt khác, chúng ta cũngchưa đủ năng lực kiểm soát lực lượng lao đông tự tạo việc làm Do vậy, việc xácđịnh đối tượng áp dụng BHTN ở phạm vi hẹp trong giai đoạn đầu tổ chức thực hiệnnày là hết sức cần thiết, nó thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: kiểm soát được đối tượnghưởng BHTN và cơ bản đáp ứng được nguyên tắc tài chính của BHTN “lây thu bù chi”là chủ yếu, sự hỗ trợ của nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

So sánh với phạm vi áp dụng các chế độ BHXH khác ở nước ta cho thấy

phạm vi áp dụng BHTN hẹp hơn, đặc biệt có căn cứ vào quy mô sử dung lao động

của NSDLĐ Điều này xuất phát từ thực tiễn lần đầu tổ chức thực hiện, không thểngay lập tức quy định phạm vi áp dụng rộng như các chế độ BHXH khác Chúng tachưa thể trù liệu hết những khó khăn trong quản lý, thực hiện nên cần có nhữngbước đi thích hợp nhằm đảm bảo tính kha thi của chế độ này Mặt khác, tính chất xãhội của BHTN phải được kết hợp hài hoà với tính chất kinh tế - đảm bảo an toàn vàsử dụng hiệu quả quỹ BHTN vì vậy không thể quy định tất cả người thất nghiệphiểu theo nghĩa thông thường đều là đối tượng áp dụng BHTN Đối tượng được quy

Trang 34

định tại khoản 3 Điều 2 Luật BHXH 2006 tuy không chiếm tỷ lệ lớn trong số nhữngngười thất nghiệp nhưng họ có nhu cầu và điều kiện tham gia BHTN, có thể đónggóp một phần nhất định trong việc hình thành quỹ BHTN Do tính chất công việckhông én định, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường nên họ dễ bị mat việclàm hơn so với cán bộ, công chức nhà nước Xuất phát từ lý do này, chế độ BHTNtrước hết, được thực hiện đối với NLĐ bị mất việc làm từ quá trình thực hiệnHĐLĐ hoặc HDLV Khi điều kiện kinh tế xã hội và khả năng chi trả của quỹBHTN cho phép, đối tượng áp dụng BHTN sẽ được mở rộng cho những đối tượng

Bên cạnh việc chỉ ra cụ thể đối tượng tham gia BHTN, pháp luật cũng nêu rõđối với trường hợp người đang hưởng lương hưu hang tháng, trợ cấp mat sức lao độnghang tháng có giao kết HĐLĐ, HDLV với NSDLĐ không thuộc đối tượng tham giaBHTN Quy định này cũng phù hợp với sự giới hạn của tổ chức lao động quốc tế về“người thất nghiệp” Định nghĩa của ILO cho thấy, không phải người nào không cóviệc làm cũng được xếp vào nhóm “người thất nghiệp”, mà chỉ những người “trongđộ tuổi lao động, có khả năng lao động, dang không có việc làm, dang di tìm việclàm” thì mới được coi là người thất nghiệp.

Cũng trên cơ sở lập luận đó chúng ta cũng thấy cần phải bé sung các trườnghợp: NLD nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên,không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; NLDtạm hoãn thực hiện giao kết HDLD hoặc HĐLV theo quy định của pháp luật thì trongthời gian này, NLĐ cũng không thuộc đối tượng hưởng BHTN.

Đáng nói, do chưa có văn bản hướng dẫn Luật Viên chức, trong khi việcphân biệt giữa cán bộ, công chức, viên chức lại khó, nên van đề xác định đối tượngtham gia BHTN tại các đơn vi sự nghiệp nhà nước gặp khó khăn Đối với công chứcnhà nước, người làm việc ở các Cơ quan Đảng, Đoàn thể theo ngạch công chức, lựclượng vũ trang là những đối tượng không áp dụng chế độ BHTN Công chức nhànước là người được các cơ quan nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ mộtcông việc thường xuyên nên đối tượng này có việc làm ổn định lâu dài Có thể nói,công chức nhà nước là người được Nhà nước tuyển dụng vào làm việc suốt đời,không phải giao kết HDLD nên khả năng thất nghiệp thấp (trừ trường hợp cơ quan

giảm biên chê và thôi việc).

Trang 35

2.1.1.2 NSDLĐ tham gia BHTN

BHTN được ví như bà đỡ đối với NLĐ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, bêncạnh đó, chế độ này cũng mang lại lợi ích cho chính NSDLĐ Nhờ có chế độ BHTNnên khi những NLĐ tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ ra mộtkhoản chi phí lớn dé giải quyết chế độ cho NLĐ Nhờ vậy, gánh nặng tài chính của

doanh nghiệp được san sẻ, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu

hẹp sản xuất, có nhiều NLĐ thất nghiệp Hơn nữa, khi đã tham gia BHTN và biết rõquyền được trợ cấp thất nghiệp, NLD sẽ yên tâm làm việc, tạo ra năng suất và chấtlượng cao trong quá trình sản xuất Điều này gop phần tăng lợi nhuận và hiệu quảsử dụng lao động Chính vì những lẽ đó mà các nước đều quy định về việc NSDLD

tham gia BHTN.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, NSDLĐ có sử dụng từ mười (10)

NLD trở lên tại các cơ quan, đơn vi, tổ chức, doanh nghiệp được quy định tại khoản4 Điều 2 Luật BHXH thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Như vậy, rõ ràng việc tham gia BHTN mang lại nhiều ý nghĩa với NSDLĐnhưng không phải mọi NSDLĐ đều thuộc đối tượng tham gia của chế độ này Đốivới doanh nghiệp, về nguyên tắc doanh nghiệp sử dụng lao động từ 01 lao động trởlên là phải tham gia đóng BHTN cho NLD, nhưng trong thời kỳ đầu chúng ta chưacó điều kiện để kiểm soát và quản lý các doanh nghiệp dưới 10 lao động nên chỉ bắtbuộc các doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động Sau này, khi có điều kiện chúng tasẽ mở rộng tới các đối tượng này.

2.1.2 Các chế độ BHTN

2.1.2.1 Điều kiện hưởng BHTN

Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, kết hợp với điều kiện thực tếcủa Việt Nam, pháp luật BHTN của chúng ta quy định: Người thất nghiệp được h-ưởng BHTN, khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số

127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính Phủ.

Xuất phát từ đặc thù của BHTN, điều kiện để được hưởng chế độ này phứctạp hơn các chế độ bảo hiểm khác nhằm giúp cơ quan quản lý BHTN thực hiệnnghiệp vụ chính xác, kịp thời, hỗ trợ đúng đối tượng và góp phần đảm bảo côngbằng xã hội Theo đó, để được hưởng các chế độ BHTN, người thất nghiệp phảithoả mãn 3 điều kiện:

Điều kiện thứ nhất, dé được hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ phải tham giađóng góp vào quỹ BHTN một khoảng thời gian nhất định trước khi bị mất việc làm.

Trang 36

Quy định nay nhằm buộc NLD thực hiện nghĩa vu của minh theo nguyên tắc cóđóng góp mới được hưởng thụ, để quỹ BHTN có nguồn thu đủ chi Theo quy định

của pháp luật Việt Nam, NLD phải có thời gian đóng góp BHTN đủ 12 tháng trở

lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị thất nghiệp nhằm mục đích vừa đảm bảotính chất kinh tế vừa đảm bảo tính chất xã hội của BHTN.

Diéu kiện thứ hai, người được hưởng BHTN đã đăng ký thất nghiệp với tổchức BHXH Điều kiện này nhằm đảm bảo việc theo đối, quán lý, kiểm soát sốngười thất nghiệp để chỉ trả chính xác chế độ trợ cấp thất nghiệp Người thất nghiệpphải trình cơ quan quản lý BHTN các giấy tờ tài liệu chứng minh tình trạng thấtnghiệp kèm theo đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Điều kiện thứ ba, người được hưởng BHTN phải chưa tìm được việc làm sau15 ngày ké từ ngày đăng ký thất nghiệp Quy định này của pháp luật Việt Nam phùhợp với quy định chung của các nước có triển khai chế độ BHTN Quy định nàynhằm tiết kiệm tài chính đối với các trường hợp thất nghiệp ngắn ngày tái diễn gầnnhau hoặc trường hợp chuyền tiếp giữa hai quan hệ lao động Đây cũng là khoảngthời gian NLĐ tích cực tìm kiếm việc làm mới hoặc thông qua sự giúp đỡ của cơquan môi giới để tìm việc làm.

Ngoài ra nhiều quốc gia cũng quy định thêm về điều kiện không có thu nhậptrong thời gian hưởng trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa của trợ cấp Tuy nhiên trongđiều kiện hiện nay Việt Nam chưa thể quy định được điều kiện này vì vấp phảinhững khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập của NLĐ Nhưng về nguyên tắc,những người thất nghiệp đã có thu nhập thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Điều kiện này dù khó xác định trong thực tế nhưng vẫn nên quy định trong tương lainhằm đảm bảo ý nghĩa của BHTN.

Như vậy, so với các chế độ BHXH khác, điều kiện để hưởng trợ cấp BHTNphức tạp hơn nhiều Nếu không có những quy định chặt chẽ về điều kiện đượchưởng trợ cấp BHTN thì sẽ dễ bị lợi dụng dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong xã

2.1.2.2 Các chế độ BHTN

Khi được xác định là đối tượng đủ điều kiện để được hưởng BHTN, NLD sẽđược hưởng một khoản tiền trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghé, hé tro timviệc làm và hưởng chế độ BHYT Quy định này của pháp luật Việt Nam về chế độBHTN là phù hợp với Công ước quốc tế và quy định của một số quốc gia (đã đượcdé cập ở Chương | của luận văn).

Trang 37

- Trợ cấp that nghiệp:

Dưới góc độ kinh tế, đây chính là giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của tìnhtrạng thất nghiệp, giúp người thất nghiệp tạm thời đảm bảo cuộc sống và tìm kiếmviệc làm Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về mức trợ cấp và thời gian đượchưởng trợ cấp tại Điều 16 Nghị định 127/2008/NĐ-CP.

+ Về mức hưởng trợ cấp:

Quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam (khodn 2 Điều 16Nghị định 127/2008/NĐ-CP) là tương đối phù hợp với khuyến nghị của ILO vàpháp luật các quốc gia trên thế gidi Vé van dé nay, Công ước số 168 của ILO quyđịnh: “Mic trợ cấp không ít hơn 45-50% mức thu nhập trước đó, hoặc tiền lươngtối thiểu đã được ấn định, hoặc theo mức bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu ở mứccao nhất? (Điều 15).

Trong trợ cấp thất nghiệp, nếu quy định mức hưởng quá thấp sẽ không đảmbảo được giá trị của trợ cấp và mục đích của bảo hiểm, tuy nhiên nếu quy định quácao sẽ gây khó khăn trong thời kỳ đầu hình thành Việc xác định mức 60% theoLuật BHXH hiện hành là tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam

hiện nay.

+ Thời gian hưởng trợ cấp:

Công ước số 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quy định mức trợ cấpthất nghiệp tối thiểu 45% tổng thu nhập trước đó của người thụ hưởng, trong thờihạn it nhất là 13 tuần (Điều 24) Trên cơ sở pháp luật quốc tế và điều kiện của từngquốc gia, thời gian hưởng được quy định không giống nhau.

Thời gian hưởng trợ cấp được các quốc gia quy định khá linh hoạt phụ thuộcvào điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng việc làm, đảm bảo mục đích của bảohiểm Da phan các quốc gia đều quy đỉnh thời gian hưởng tùy thuộc vào thời gianđóng bảo hiểm, lũy tiến theo thời gian đóng Việc quy định thời gian hưởng trợ cấpBHTN ở nước ta cần phải đạt được hai mục tiêu: thi nhất, đảm bao trợ cấp BHTNtrong thời gian thất nghiệp; / hai, phải đảm bảo kích thích NLD tích cực tìm kiếmviệc làm trong thời gian hưởng trợ cap BHTN.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghịđịnh số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện tại khoản 2 Điều 3 Thông tư

32/2010/TT-BLDTBXH như sau:

e 3 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN.

Trang 38

e 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN.e 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN.e 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.

Như vậy, quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam làtương đôi phù hợp với khuyến nghị của ILO và quy định của các quốc gia trên thế

- Hé trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm:

NLD thất nghiệp ngoài trợ cấp được hưởng hàng tháng để sinh sống cònđược hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm nhằm tạo điều kiện cho NLD có thé

sớm quay trở lại thị trường lao động:

+ Hỗ trợ học nghề theo Diéu 83 Luật BHXH được cụ thé hoá tại Điều 17

Nghị định 127/2008/NĐ-CP:

Thời gian được hỗ trợ học nghé phụ thuộc vào thời gian dao tạo của từngnghề và từng NLD, nhưng không quá 6 tháng Thời gian bắt đầu dé được hỗ trợ họcnghề tính từ ngày NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.

Theo quy định hiện hành, mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ đang hưởng trợ cấpthất nghiệp bằng mức chỉ phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạynghề Quy định này cần được sửa đổi theo hướng - Mức hỗ trợ học nghề cho NLDđang hưởng trợ cấp thất nghiệp tuỳ theo mức chi phí học nghề của từng nghề, mứchỗ trợ học nghề được tính theo tháng trên cơ sở mức chỉ phí đào tạo của từng nghề.Mức hỗ trợ học nghề cụ thé theo quy định của Thủ tướng Chính phủ- nhăm đảm

bảo tính khả thi hon của chính sách.

+ Hỗ trợ tìm việc làm theo Điều 84 Luật BHXH được cụ thé hoá tại Diéu 18

Nghị định 127/2008/NĐ-CP:

NLD đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tổ chức BHTN hỗ trợtìm việc làm - tư van, giới thiệu việc làm miễn phí Việc tổ chức tư van, giới thiệu

việc làm do Bộ LD-TBXH hướng dẫn thực hiện Thời gian được hỗ trợ tìm việc làm

được tính từ ngày NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quátổng thời gian NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

- NLD đang hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được hưởng BHYT theo quy địnhtại khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.

Như vậy, những nội dung về chế độ BHTN được quy định trong pháp luậtViệt Nam là tương đối toàn diện và phù hợp với quy định chung của ILO và pháp

Trang 39

2.1.3.1 Trách nhiệm đóng quỹ, mức đóng và phương thức đóng

Ở Việt Nam, nhìn chung thống nhất quan điểm là Nhà nước, NLĐ và

NSDLD cùng có trách nhiệm đóng góp dé hình thành và duy trì quỹ BHTN (Diéu

25 Nghị định 127/2008/NĐ-CP) Quy định này phù hợp với một trong các nguyên

tắc cơ bản của BHTN - quỹ BHTN phải được hình thành theo nguyên tắc ba bêncùng có trách nhiệm Kinh nghiệm của các quốc gia cũng cho thấy sự đóng góp củaba bên trong việc hình thành quỹ BHTN là hợp lý, vừa đảm bảo sự cân đối trongthu chi tài chính vừa tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ giữa

+ Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền

công tháng đóng BHTN của những NLD tham gia đóng BHTN

Ngoài ra, cũng theo quy định tại Luật BHXH năm 2006 (Điều 102), để hìnhthành quỹ BHXH còn có thể có thêm một số nguồn thu khác như tiền sinh lời củahoạt động dau tư từ quỹ, các nguồn thu hợp pháp khác

Quy định về mức đóng như trên là hợp lý bởi lẽ trong điều kiện Việt Namhiện nay, nếu quy định mức đóng của NLD và NSDLD quá cao sẽ không đảm baotính khả thi, không thu hút được sự tham gia Đối với NLĐ mức đóng góp 1% tiềnlương, tiền công tháng đóng BHTN có thé thấp hơn rất nhiều so với quy đỉnh củacác nước có nền kinh tế phát trién (6 Cộng hoà liên bang Đức, NLD đóng 3,25%

lương; ở Pháp NLD đóng 2,42% ) [56, tr.228] tuy nhiên nó phù hợp bởi mức

lương thực tế của NLĐ ở Việt Nam vốn đã thấp, nay lại tăng thêm mức đóng bảohiểm sẽ gây khó khăn cho họ trong cuộc sống Đối với NSDLĐ, pháp luật quy địnhmức đóng là 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLD thamgia BHTN Đây cũng là mức đóng thấp so với hầu hết các nước (ở Đức: 3,25%, ởPháp: 4,18% ) [56, tr.229] tuy nhiên là mức quy định hợp lý trong những năm đầutrién khai bởi nó vừa đảm bao cân đối quỹ nhưng đồng thời cũng không quá ảnh

Trang 40

hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Đối với Nhà nước, nhằm đảm bảo tài chínhcho quỹ và tránh những thất bại đáng tiếc, việc quy định mức hỗ trợ của nhà nướcngang bang với NLD và NSDLD là phù hợp Tuy nhiên, cần phải xác định lộ trìnhrút dần vai trò của nhà nước băng cách lũy thoái mức hỗ trợ khi chế độ bảo hiểmnay dan đi vào ôn định Có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc chung hạch toánđộc lập với ngân sách nhà nước, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ và đảm bảo công bằngkhi đặt trong mối tương quan chung về nghĩa vụ đóng góp của các chế độ BHXHkhác Thực tế cho thấy, rất ít quốc gia xác định mức hỗ trợ của Nhà nước bằng củaNLĐ và NSDLĐ như Việt Nam mà đa phần chỉ cấp bù khi thiếu hụt về tài chính.Đây là một thuận lợi cho việc đảm bảo thành công của chế độ bảo hiểm này khi mớitriển khai Song, phù hợp với tương quan chung của các chế độ BHXH bắt buộckhác trong tương lai cần xác định vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc bảo trợcho quỹ, trong trường hợp mắt cân đối nhà nước có bù đắp.

+ Thứ ba, chỉ cho các hoạt động tìm và tạo việc làm cho người thất nghiệp.Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu cơ bản thứ hai mà BHTN hướng tới là tạođiều kiện để NLĐ khi rơi vào tình trạng thất nghiệp có thể sớm quay trở Tại thịtrường lao động Đề đưa người thất nghiệp trở lại làm việc, cơ quan thực hiệnBHTN sử dụng quỹ thực hiện một số biện pháp co bản như: Đào tao và dao tạo lạinghề cho người thất nghiệp; Môi giới việc làm, tư vấn lao động, tư vấn về nghềnghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc

Ngoài các khoản chi cơ bản nói trên, quỹ BHTN còn được dùng dé chi chocác khoản khác như đóng BHYT cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp, chi cho việcquản lý quỹ, đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ (Quy định cụ thể tại thông tư

- Quản lý quỹ BHTN:

Quản lý quỹ BHTN theo Điều 30 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP đượchướng dẫn cụ thé tại Diéu 6 Thông tư 96/2009/TT-BTC, theo đó: BHXH Việt Nam

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN