1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Năm năm thực hiện và một số kiến nghị hoàn thiện

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Năm năm thực hiện và một số kiến nghị hoàn thiện
Tác giả Dang Thị Vân Khánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Phụng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 45,03 MB

Nội dung

- Mức độ bảo hộ của Nhà nước cho quỹ BHXH tự nguyện thường nhiều hơn so với BHXH bắt buộc vì trong quỹ BHXH không có sự đóng góp thêm từ người sửdụng lao động, nên để đảm bảo nguồn tài c

Trang 1

DANG THỊ VAN KHÁNH

TRUNG TAM ‘HONG TIN THY VIỆN;

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HA NỘI|

PHONG bọc @đ 4 |

CHUYEN NGANH: LUAT KINH TE

MA SO: 60380107

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THI KIM PHUNG

HÀ NỘI 2013

Trang 2

trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Đồng thời, em cũng xingửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại học -Trường đại học Luật Hà Nội với nhiệt tâm của mình đã truyền dạy cho emnhững kiến thức quý báu dé hoàn thành chương trình học cao học.

Trang 3

2.2.2 Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ooccccccccccccceerree 32

2.3 Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện 222222222222 2x S221 22.2 ctrrrtre 33 2.3.1 Chế độ đối với người hoàn toàn đóng BHXH theo hình thức tự nguVỆn 34 2.3.2 Chế độ đái với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bat buộc và vừa có thời

Bian Gong BA HỈ Tứ: NGHI TÌ: sunatrdntaneouididtintT0i903iiố Q0đ03845858188104013850105515V01G80001914001077811RNEISIE130000010E783 44

2.4 Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện 2-2-2222 E23 2212212711271 2211212221111 47 2.4.1 Nguôn hình thành Quỹ BHXH tự hgUJỆH - S52: 2 t2 2 re 48

2.4.2 Sir dụng Quy BHXH tit THGHUỆN siscsscsvosevossunve ta tà và i11 811110024543451: 3511408 445E1464418859 615000115587 50

2.5 Quản lý Bảo hiểm xã hội tự nguyện 22-2252 222C 2E 2222223222 53 2.5.1 Quan h' Nhà nước vê BHXH tur HgUVỆH 5: tt St St HE v2 E1 2 E21 errree 53

Trang 4

3.1.1 Phù hợp với chính sách cua Dang và Nhà nước về an sinh xã hội ‹ 56

3.1.2 Mớ rộng hơn các đổi tượng tham gia BHXH tự nQuven, ĂccSSeeeiiricei S7

3.1.3 Các quy định về BHXH tự nguyện cân linh hoạt hơm e5 5s Scccsccscccsrsecce 57 3.1.4 Phù hop với xu thé hội nhập hóa quốc té WO ceesescsesssessscessesvsessessssssissseessesssesstssseesssees 58 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Pháp luật Bao hiểm xã hội tự nguyện 58 3.2.1 Hoàn thiện các quy định về mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện 58 3.2.2 Hoàn thiện các quy định về chế độ cua BHXH tự 7371073 ng iaamensistawe 61 3.2.3 Hoàn thiện các quy định vê chu thé trong quan hệ BHXH tự nguVỆn -.-.«¿ 65 3.3 Một số kiến nghị nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Pháp luật Bao hiểm xã hội tự

II 00070 6 4 66 3.3.1 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH tự nguyện

“ “ .ÔỎ 66 3.3.2 Nâng cao chat lượng đội ngũ can bộ công chic, viên chức về 16 chức thực hiện BHXH

84012, T10 n ốốỀẼốẻố ốẻốốốẽố ốố ốẽốố 6 sa Cố cố CS 67 3.3.3 Lông ghép chương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác - 68 3.3.4 Hoàn thiện công tác tô chức quan ly đổi tượng tham gia BHXH tự nguyện 69 KẾT LUẬN .SLS2.10 2 HảH HH HHg00 1 ca 2101341003001 401 ckA114k 13 cES2.1E08241422772120 90 4.0, 70

5000095 9213 ::ÔÔ 7] DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 1 cv 1E E1 ESE11115115111E111211111171511111EEEEEcxcei 73

Trang 5

kiện cơ bản tạo ra của cải vật chat và tinh than cho xã hội Trong thuc té cudc sống.

không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe khả năng laođộng hoặc những may man khác dé hoàn thành nhiệm vụ lao động công tác hoặctạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm lo hạnh phúc Người nao cũng cóthé gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau tai nạn hoặc già yếu, chết hoặcthiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên của những điều kiện sống vàsinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác Khi rơi vào các trường hợp do, cácnhu cầu thiết yếu của con người không vi thế mà mat di Trái lại có cái còn tănglên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới Bởi vậy muốn tôn tai, con người và

xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra các cách giải quyết khác nhau Đểkhắc phục những rủi ro bất hạnh giảm bớt những khó khăn cho bản thân và gia

đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao dộng phải được sự bảo trợ củacộng đồng và xã hội

Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khácnhau đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống Bảo hiểm xã hội(BHXH) đã có cơ sở để hình thành và phát triển Hệ thống BHXH đầu tiên ra đờitrên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XIX là công trình của Chính phủ Đứcdưới thời Thủ tướng Bismark với cơ chế ba bên (Nhà nước - giới chủ - giới thợ)cùng đóng góp nhăm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp họ gặprủi ro Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu sau đó sang các nước Mỹ Latin,

rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX Sau chiến tranh thé

giới thứ hai BHXH dan dan đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh

xã hội và được các nước thừa nhận là một trong những quyền con người Tại ViệtNam BHXH ra đời phát triển gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nướcViệt Nam dân chủ công hòa (1945) được coi là lĩnh vực có quá trình phát triển lâu

Trang 6

buộc đã trở thành mong muốn và niềm tự hào người lao động Việt Nam CònBHXH tự nguyện tuy đã được đề cập đến từ năm 1995 trong Điều lệ BHXH banhành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 nhưng vẫn chưa được tổ chức thực

hiện đồng bộ cho đến khi Luật BHXH 2006 ra đời BHXH tự nguyện chính thứcđược áp dụng từ 01/01/2008 với hai chế độ là hưu trí và tử tuất theo hình thức tự

nguyện Như vậy, so với lịch sử BHXH trên thế giới và tại Việt Nam BHXH tự

nguyện từ khi được ban hành chính thức trong luật cũng như thực tiễn thực hiệncòn quá mới mẻ thiếu kinh nghiệm và nhiều bất cập chưa thu hút được đông đảo

người lao động tham gia Trong khi đó BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất lớn đối vớingười lao động và xã hội Việc ra đời BHXH tự nguyện đã đáp ứng được kỳ vọng

của số đông người lao động không thuộc điện tham gia BHXH bắt buộc, mở ra cơ

hội tham gia BHXH tự nguyện, điều đó đã thực sự tạo được sự bình đăng giữa

những người lao động vẻ chính sách BHXH phá vỡ sự phân biệt giữa người laođộng khu vực các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp với người lao động tự do, tự

hành nghề Qua 5 năm thực hiện BHXH tự nguyện đã mang lại những kết quả đángkhích lệ Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện BHXH tự nguyện trên thực tế cũng

còn nhiều vướng mắc bất cập đòi hỏi phải có sự đánh giá một cách nghiêm túc.toàn điện dé trên cơ sở đó có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp

Chính vì những ly do đó tôi đã chọn: “Bao hiểm xã hội tự nguyện - 5 năm thực

hiện và một số kiến nghị hoàn thiện” làm dé tài luận văn thạc sĩ luật học của mình

Qua luận văn này tôi muốn đưa ra cái nhìn khái quát về các quy định của pháp luật

liên quan đến BHXH tự nguyện cũng như thực tiễn 5 năm thực hiện trên cơ sở đó

đưa ra những giải pháp cụ thé trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về

BHXH tự nguyện và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện trên thực tế hiệu quả hơn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 7

"Thực trạng pháp luật Bảo hiém xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay" - tac giả HồThị Hải (thực hiện năm 2010) “Bao hiểm xã hội tự HguyỆn - Bon năm thực hiện vàmột số kiến nghị hoàn thiện” - tác giả Trần Thị Huyền Lê (thực hiện năm 2012).

Đặc biệt, có hai công trình được thực hiện ở cấp độ thạc sỹ với tên gọi: “Bao hiểm

xã hội tự nguyện ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Hang (thuc hién nam 2007) va

“Bao hiểm xã hội tw nguyện - Thực trạng va một số giải pháp nâng cao hiệu quảthực thi pháp luật" của tác giả Hoàng Quốc Đạt (thực hiện năm 2012) Day lànhững nguồn tài liệu tham khảo quý giá bổ trợ cho tôi hoàn thành được dé tài

nghiên cứu của mình Trên các tạp chí, bài viết về BHXH tự nguyện không nhiều

và mỗi bài cũng chỉ đề cập đến từng khía cạnh đơn lẻ của BHXH tự nguyện

Những bài viết này đem lại cho tôi kiến thức nhất định về lý luận và thực tiễn của

các van dé liên quan đến BHXH tự nguyện giúp tôi bổ sung phần nào tri thức vàotrong luận văn của mình Tuy nhiên, chưa có đề tài nào (đặc biệt là đề tài ở cấp độ

thạc sĩ) đánh giá về Bảo hiểm xã hội tự nguyện qua 5 năm thực hiện

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một van đề mang tính xã hội cao nên có rất nhiều

khía cạnh cần nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện Tuy nhiên trong luận văn này,tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những quy định pháp luật về BHXH tự

nguyện và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện từ năm 2008 đến năm

2012 tại Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũngnhư tô chức thực hiện Ngoài ra luận văn cũng đề cập đến các quy định có liên

quan trong pháp luật lao động quốc tế (chủ yếu là của Tổ chức lao động quốc tế

-ILO) cũng như kinh nghiệm pháp luật về vấn đề này của một số quốc gia nhằm có

sự so sánh và học hỏi.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trang 8

nước ta về người lao động và quan hệ lao động trong cơ chế kinh tế thị trường vàmột số vấn dé kinh tế - xã hội có liên quan làm cơ sở phương pháp luận của việcnghiên cửu Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu, phương pháp

so sánh phương pháp phân tích - tổng hợp phương pháp mô tả Những phươngpháp trên không sử dụng độc lập mà đan xen và kết hợp với nhau nhằm vận dụng

nhuần nhuyễn những kiến thức lý luận vào thực tiễn dé góp phan làm sáng tỏ van đềcân nghiên cửu Cu thê:

Chương I: Đây là phần lý luận của luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiêncứu phương pháp phân tích và phương pháp tông hợp

Chương II: Luận văn tìm hiểu sâu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiệnBHXH tự nguyện tại Việt Nam trong 5 nam qua Tác gia đã sử dụng phương pháp

tìm kiếm phương pháp liệt kê phương pháp nghiên cứu phương pháp so sánh,

phương pháp phân tích, phương pháp mô tả

Chương III: Từ chương I và chương II, luận văn rút ra được những giải pháp để

hoàn thiện vấn đề đặt ra Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phương pháptông hợp phương pháp suy luận phương pháp thống kê

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện nhằm mục đích là nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn

dé lý luận cơ bản về BHXH tự nguyện đồng thời nghiên cứu một cách có hệ thốngcác quy phạm pháp luật điều chỉnh đến vấn đề này Trên cơ sở đó làm sáng tỏ

những van đề của thực tiễn rút ra những nhận xét kết luận cần thiết về việc thựchiện pháp luật về BHXH tự nguyện cũng như yêu cầu khách quan của việc sửa đổi

bồ sung các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, mạnh dạn đưa ra một số kiếnnghị đề xuất hy vọng có thể góp phần vào việc hoàn thiện chế định pháp lý cũng

Trang 9

- Thw hai đánh gia phân tích thực trạng pháp luật BHXH tự nguyện tại Việt Nam.

- Tht ba đánh giá thực tiễn thực hiện BHXH tự nguyện trong 5 năm (từ năm

2008 đến năm 2012)

- Thy tư đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực hiện trên thực tế về BHXH tự nguyện

6 Những đóng góp chính và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn đã phân tích được những van đề lý luận cơ bản của BHXH tự nguyệnnhư khái niệm đặc điểm của bảo hiểm xã hội tự nguyện nội dung pháp luật về bảohiém xã hội tự nguyện

- Luan văn đã phân tích và đánh giá được thực trạng pháp luật hiện hành về bảo

hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

- Luận văn đã đưa ra được bức tranh tông quát thực tiễn thực hiện bảo hiém xã hội

tự nguyện qua 5 năm thực hiện.

- Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật vềBHXH tự nguyện đồng thời tổ chức thực hiện hiệu quả BHXH tự nguyện ở ViệtNam.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài lời nói đầu kết luận mục luc, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cầu thành ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chương 2: Pháp luật BHXH tự nguyện và thực tiễn 5 năm thực hiện ở Việt Nam

(2008 - 2012).

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp

luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam

Trang 10

1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải là một khái niệm mới nó đã được thực

hiện khá rộng rãi trên thế giới như Mỹ, Canada, Ha Lan Anh, Nhật, Singapore.Philippin BHXH tự nguyện ở mỗi nước có những nét riêng do điều kiện kinh tế,

xã hội và quá trình phát triển của mỗi nước Hiện nay trên thế giới tồn tại hai môhình BHXH tự nguyện là: BHXH tự nguyện áp dụng như một hình thức bảo hiểm

bổ sung cho BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện áp dụng cho bat cứ người lao

động nào tự nguyện tham gia[23.tr.5] Dù thực hiện dưới mô hình nao thì BHXH tự

nguyện cũng hoạt động theo cơ chế tự nguyện có nghĩa là việc tham gia BHXH tựnguyện do người lao động hoàn toàn tự nguyện đóng góp một phần thu nhập của

mình mức đóng góp và phương thức đóng góp cũng do người lao động lựa chọn dựatrên quy định của từng quốc gia Như vậy có thê hiểu, BHXH tu nguyện là loại hìnhbảo hiêm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng vàphương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình đề hưởng bao hiém xã hội[T]

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình của BHXH nên cũng có những đặcđiểm chung của BHXH Tuy nhiên bên cạnh đó BHXH tự nguyện còn có những

đặc điêm riêng sau đây:

- _ Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường là những người lao động tự do,

những người nông dân họ hầu như không có quan hệ lao động với chủ sử dụng

lao động hoặc nếu tham gia quan hệ lao động thì thời gian lao động rất ngan vàkhông ôn định Những người lao động có quan hệ lao động lâu dài và ôn định thuộc

diện BHXH bắt buộc họ bắt buộc phải tham gia BHXH Khi tham gia BHXH, họđược sự hỗ trợ một phan của chủ sử dụng lao động Bởi vay, nếu họ tham giaBHXH tự nguyện cũng chỉ dé tăng thêm thu nhập khi nghỉ hưu Còn những người

tham gia BHXH tự nguyện là những lao động tự do tự tạo việc làm những người

Trang 11

tỉnh thần tự nguyện cao và thực sự coi BHXH tự nguyện sẽ là nguồn thu nhập chínhđảm bảo cho họ khi về già.

- Pham vi BHXH tự nguyện thường chỉ bó hẹp ở một số chế độ bảo hiểm nhưchế độ hưu trí tử tuất hay tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Khác với BHXHbat buộc BHXH tự nguyện chủ yếu chi áp dung ở một số chế độ bảo hiểm xã hội cótính chat dai hạn Đây cũng là điều dé lý giải bởi đối tượng tham gia BHXH tựnguyện thường là những người không tham gia quan hệ lao động hoặc có tham gianhưng quan hệ lao động không ôn định do đó khả năng đóng góp phí BHXH củanhững đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này thường hạn chế Họ thường chỉquan tâm và tham gia những chế độ BHXH mang tính thiết thực nhất mà thôi Chỉ khi

điều kiện kinh tế của họ ngày một khá hơn cùng với sự phát triển chung của toàn xã

hội mới có thể mở rộng phạm vi và những ché độ khác, như: 6m đau thai san

- Phi BHXH tự nguyện thường được ấn định ở các mức rất linh hoạt và có thé

có nhiều mức phí khác nhau để người tham gia dé dang lựa chọn cho phù hợp với

khả năng kinh tế và nhu cầu của mình Phương thức đóng phí cũng rất đa dạng, cóthé dong theo tháng theo quý, theo năm Thậm chí đối với những người lao độngnông nghiệp có thể đóng phí theo mùa vụ cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh

doanh và thu nhập của họ Đương nhiên ứng với mỗi mức phí khác nhau thì mức

hưởng trợ cấp BHXH cũng khác nhau Nguyên tắc công bằng này trong BHXH tựnguyện là rất quan trọng trong mối quan hệ hải hòa với các nguyên tắc san sẻ rủi ro,

san sẻ tài chính trong Bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Mức độ bảo hộ của Nhà nước cho quỹ BHXH tự nguyện thường nhiều hơn

so với BHXH bắt buộc vì trong quỹ BHXH không có sự đóng góp thêm từ người sửdụng lao động, nên để đảm bảo nguồn tài chính thực hiện cần có sự bảo trợ của Nhà

nước Mức độ bảo hộ của Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào số lượng đối tượng tham

gia toc độ phát triền và tăng trưởng của nên kinh tê.

Trang 12

- Mọi người lao động đều có quyên tham gia và hưởng bao hiém xã hội.

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức đóng thời gian đóng bao hiém và

chia sẻ cộng đồng

- Nhà nước thống nhất quan lý bảo hiểm xã hội

Tuy nhiên bên cạnh đó BHXH tự nguyện còn có các nguyên tắc riêng sau đây:Thứ nhất, Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện củangười tham gia.

Đây là nguyên tắc đặc trưng của BHXH tự nguyện khác với BHXH bắt buộc làloại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải bắt buộc thamgia theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện hoàn toàn

trên cơ sở tự nguyện của người lao động tham gia, họ được tự quyết định tham gia

hay không tham gia BHXH tự nguyện Phí đóng BHXH tự nguyện hoàn toàn dựa trên sự đóng góp của người lao động mà không có khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động Những người tham gia BHXH thường là những người lao động có

thu nhập thấp và không ổn định nên họ được lựa chọn mức đóng và phương thức

đóng phù hợp với thu nhập của minh.

Thứ hai, các quy định về BHXH tự nguyện phải linh hoạt nhưng trong giới

hạn nhất định dé đảm bảo cân đối, hài hòa lợi ích của các chủ thé trong quan hệBHXH tự nguyện.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường là những người nông dân người

lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức và người nghèo đời sống và thu nhập

của họ bap bênh không ổn định Vì vậy, dé tạo điều kiện cho những đối tượng này

có đủ điều kiện để tham gia BHXH tự nguyện thì các quy định về BHXH tự nguyệnphải linh hoạt Sự linh hoạt thể hiện rõ nhất ở các quy định về mức đóng phươngthức đóng và mức hưởng bảo hiểm Khác với BHXH bắt buộc mức đóng được tínhtrên cơ sở tiền cong, tiền lương mức đóng trong BHXH tự nguyện thường được

Trang 13

nhiều nơi khác nhau với nhiều chủ sử dụng lao động khác nhau thu nhập giữa các

tháng cũng khác nhau Bởi vậy đề thuận tiện cho người lao động thì việc quy địnhmức đóng BHXH tự nguyện trên cơ sở mức thu nhập là phù hợp và linh hoạt.Phương thức đóng cũng phải linh hoạt để người lao động tham gia có thé lựa chọn

Họ có thé đóng bảo hiểm hang thang, hăng quý, hoặc sáu tháng một lần thậm chímột năm một lần Vì thu nhập bap bênh nên họ không thể có mức đóng én định, ho

có thé tam ngừng đóng BHXH tự nguyện mà không can ly do Chính vì vay mức

hưởng của người tham gia BHXH tự nguyện cũng rất đa dạng cần được tính toánphù hợp đâm bảo lợi ích của người tham gia bảo hiểm Mức hưởng bảo hiểm xã hội

tự nguyện cần được tính trên cơ sở mức đóng thời gian đóng bảo hiểm xã hội Quyđịnh mức hưởng như vậy mới phù hợp vừa đảm bảo quyền lợi của người tham gia

bảo hiểm vừa cân đối được thu - chi của quỹ BHXH tự nguyện

Tuy nhiên, không có quyền lợi nào là tuyệt đối Ngoài việc quy định về BHXH

tự nguyện một cách linh hoạt cũng cần trong giới hạn nhất định, như vậy mới cân

đối được lợi ích của các chủ thể trong quan hệ BHXH tự nguyện lợi ích của ngườilao động mới được lâu dài, bền vững Ví dụ như theo quy định của pháp luật Việt

Nam mức đóng bảo hiêm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập

tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương toi thiếu chung và

cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung Sở di phải quy định mức thấp nhất

bang mức lương tối thiểu chung dé tin tưởng rang cuộc sống của người lao động khi

về già và nghỉ hưu vẫn được đảm bảo dù họ làm công việc giản đơn nhất Pháp luật

giới hạn mức đóng bảo hiểm dé tránh tình trạng hưởng bảo hiểm nhưng phải đóng

thuế thu nhập

Thứ ba, đâm báo tính liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.Thông thường người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng nhiều ché độ honngười tham gia BHXH tự nguyện Tuy nhiên về phương diện pháp lý việc tham gia

Trang 14

bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện đều tạo nên các quyên lợi

về bảo hiểm xã hội có giá trị như nhau và trong thực tế tùy theo tính chất và đặcđiểm của quan hệ lao động mà người lao động có thê có thời gian tham gia bảohiểm xã hội theo các loại hình khác nhau (vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hộibat buộc vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện) Vi thế, dé đảm bảoquyền lợi của người lao động và tính liên thông trong quan hệ bảo hiểm xã hội thìngười lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gianđóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất theoquy định của pháp luật trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảohiêm xã hội tự nguyện.

Thứ tư, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ,công khai, minh bach; được sử dụng đúng mục dich và hạch toán độc lập.

Quỹ BHXH tự nguyện là một phần rất quan trọng trong cơ cau Quỹ BHXH QuỹBHXH tự nguyện hình thành từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu vẫn là do ngườilao động tự đóng góp Quỹ BHXH tự nguyện được sử dụng dé chi trả cho chế độtrong BHXH tự nguyện thường là các chế độ dai hạn như hưu tri và tử tuất, chính

vì vậy người lao động được hưởng các chế độ của BHXH tự nguyện là kết quả của

sự tích góp cả đời họ Hoạt động của Quỹ BHXH tự nguyện rất quan trọng, ảnh

hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện

Quỹ BHXH tự nguyện bị mất khả năng thanh toán hoặc mat cân đối thu - chi sẽ cónguy co dẫn đến khủng hoảng tài chính nếu Nhà nước không có đủ khả năng bù đắpthiếu hụt bằng nguồn ngân sách nhà nước Chính vì vậy Quỹ BHXH tự nguyện cần

được quản lý thông nhất, dân chủ, công khai, minh bạch được sử dụng đúng mục

đích được hạch toán độc lập để tạo sự an toàn cho Quỹ và đảm bảo quyền lợi củangười lao động tham gia.

Thứ năm, việc thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đơn giản, thuậntiện, dam bảo kịp thời và day đủ quyên lợi của người tham gia

Trang 15

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện da phan là những người lao động có quan

hệ lao động không ồn định như người nông dân người tự tạo việc làm Đa số họhiểu biết về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng thường rất hạn chế

Việc tham gia BHXH tự nguyện lại hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của người lao

động và họ phải đóng góp toàn bộ phi bảo hiểm Các chế độ trong BHXH tự nguyệnthường là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất Vì vậy, để được hưởng chế độBHXH thì sự tham gia của người lao động phải là cả một quá trình chứ không phải

là một vài năm Từ những nguyên nhân trên đòi hỏi việc thực hiện BHXH tựnguyện phải đơn giản dễ dàng thuận tiện bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi

của người lao động Đơn giản từ khâu tuyên truyền dé người lao động thấy được lợiích của việc tham gia BHXH tự nguyện, giúp họ gạt bỏ những cái lợi trước mắt màthay được lợi ich lâu dài của BHXH tự nguyện Thủ tục để người lao động tham giađơn giản, tránh phức tạp, rườm rà; mức phí và mức thụ hưởng cần rõ ràng, minhbạch để người lao động tin tưởng; các cán bộ làm việc cần quan tâm, nhiệt tình giải

thích và hướng dẫn cho người lao động tat cả các van dé về BHXH tự nguyện Déthực hiện tốt được nguyên tắc này thì cần sự tuân thủ nguyên tắc một cách toàn diệncủa cả một hệ thống thực hiện BHXH tự nguyện

1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.1 Đi với người lao động

Thứ nhất BHXH tự nguyện có vai trò rất lớn đối với người lao động giúp bảo

đảm thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong

cuộc sống làm giảm hoặc mắt thu nhập Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện lànhững người lao động tự do, hau như không có quan hệ lao động với chủ sử dụnglao động thu nhập thường thấp không 6n định như những người nông dân nhữngngười kinh doanh buôn bán tự do Vì vậy khi họ tham gia BHXH tự nguyện sẽđảm bảo phan nào thu nhập cho họ và gia đình khi ho gặp phải những rủi ro như ốmđau tai nạn lao động già yêu rôi chết

Trang 16

Thứ hai BHXH tự nguyện là cơ hội đê mỗi người thực hiện trách nhiệm tương

trợ cho những khó khăn của các thành viên khác trong xã hội Từ đó, các rủi rotrong lao động sản xuất và trong đời sống của người lao động được khống chế khắcphục hậu quả ở mức độ cần thiết Tham gia BHXH tự nguyện không chỉ đảm bảo antoàn về mặt thu nhập cho bản thân khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống màcòn thê hiện tinh thân "lá lành dum lá rách” san sẻ trong cộng đông.

Thứ ba tham gia BHXH tự nguyện còn giúp người lao động nâng cao hiệu quảtrong chi tiêu cá nhân giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ đều đặn dé có nguồn dự

phòng can thiết chi dùng khi già cả mat sức lao động góp phan 6n định cuộcsống cho bản thân và cho gia đình Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là

nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn làm cho họ

ôn định về mặt tâm lý giảm bớt lo lang khi 6m đau tai nạn tuôi già Người lao

động tham gia BHXH tự nguyện được đảm bảo về thu nhập ôn định ở mức độ cần

thiết nên thường có tâm lý yên tâm tự tin hơn trong cuộc sống Cuộc sống của

những thành viên trong gia đình người lao động, nhất là trẻ em, những người tàn

tật cũng được đảm bảo an toàn.

1.2.2 Đối với chủ sử dụng lao động

Tuy rằng BHXH tự nguyện dựa trên sự tự nguyện tham gia của người lao động

nhưng không gạt bỏ hoàn toàn trách nhiệm của người sử dụng lao động trong một

số trường hợp như người lao động là người giúp việc trong gia đình và lao độngkhông thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong những trường hợpnày người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với ky trả lương

của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng

bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm y tế bắt buộc bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ

phép hang năm theo quy dinh[3] Tuy rằng người lao động được quyên lựa chọn

tham gia hoặc không tham gia BHXH tự nguyện nhưng người sử dụng lao động vẫn

phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người lao động BHXH tự nguyện đã

tạo điêu kiện đê người sử dụng lao động thê hiện trách nhiệm với người lao động.

Trang 17

ngay cả khi quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động không dai (dưới 03 tháng) Quyên lợi của người lao động được đảm bảo thì tinh thân lao

động và chất lượng lao động cũng được đảm bảo hơn năng suất lao động cao hơn

đem lại nhiêu lợi ích vê kinh tê cho người sử dụng lao động.

1.2.3 Đôi với xã hội

Thứ nhát BHXH tự nguyện tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro nâng cao tính cộng đồng

xã hội củng có truyền thống đoàn kết, gan bó giữa các thành viên trong xã hội Mặc

dù không nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận nhưng BHXH tự nguyện là công cụ

phân phối sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro,

tạo động lực phát triển kinh tế xã hội

Thứ hai, vai trò đôi với xã hội của BHXH tự nguyện còn được thể hiện việc

BHXH tự nguyện gop phan thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu

nhập giữa nhưng người tham gia BHXH tự nguyện tạo sự công bằng giữa nhữngngười được tham gia BHXH bắt buộc và những người lao động tự do, tự hành nghề.1.3 Nội dung cơ bản của Pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.3.1 Chủ thể tham gia quan hệ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

a) Chủ thé tham gia BHXH tự nguyện

Chủ thé tham gia BHXH là người đóng góp phí BHXH để bảo hiểm cho mìnhhoặc cho người khác được hưởng BHXH Theo quy định của pháp luật, chủ thểtham gia BHXH là người sử dụng lao động người lao động và trong chừng mựcnao đó là Nhà nước Chủ thé tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là người lao động.dựa trên sự tự nguyện của người lao động Với BHXH tự nguyện, người lao động

có thê lựa chọn tham gia hoặc không tham gia BHXH tự nguyện Nếu tham gia họ

có thể chọn tham gia một hoặc một số hoặc tất cả các chế độ BHXH tự nguyện mà

Nhà nước tô chức thông qua các cơ quan thực hiện BHXH tự nguyện

b) Chủ thé được hưởng BHXH tự nguyện

Trang 18

Chủ thể được hưởng Bảo hiểm xã hội là người lao động hoặc thành viên giađình họ khi thỏa mãn day đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp

luật Đối tượng bảo hiểm trong BHXH tự nguyện là thu nhập của người lao độngtham gia BHXH tự nguyện Mà nguồn thu nhập này không chỉ là phương tiện để

dam bao cho ban thân người lao động mà còn cho cả gia đình họ Do đó, những ai

được hưởng thu nhập của người lao động đều thuộc đối tượng được hưởng BHXH

tự nguyện khi thu nhập của người lao động bị giảm hoặc bị mất, không phân biệt họ

có trực tiếp tham gia đóng bảo hiểm hay không Tuy nhiên để được hưởng một chế

độ bảo hiểm nào đó của BHXH tự nguyện người lao động hoặc thân nhân củangười lao động phải có những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.Căn

cứ vào thời gian đóng BHXH tuổi đời người lao động tham gia BHXH tự nguyện

để xác định điều kiện hưởng của chủ thể được hưởng BHXH tự nguyện Khi có đủ

những điều kiện theo quy định của pháp luật, họ được nhận bảo hiểm từ cơ quan

thực hiện BHXH tự nguyện.

c) Chủ thê thực hiện BHXH tự nguyện

Chủ thé thực hiện BHXH tự nguyện là cơ quan, đơn vị hoặc tô chức thực hiệnchức năng thu, quản ly và chi trả bảo hiểm cho người được BHXH tự nguyện theo

quy định của pháp luật Ở một số nước, chủ thể thực hiện BHXH có thể là tổ chức

bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập hoặc có thể do các tổ chức kinh tế, tổ chức

xã hội và tư nhân lập ra theo quy định của pháp luật Hoạt động của tổ chức thựchiện bảo hiểm xã hội được nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ Ở nước ta, hiện

nay hoạt động bảo hiểm xã hội do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực

hiện Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội được thống nhất từ trung ương đến địaphương Trong đó hệ thống bảo hiểm xã hội ở địa phương, ở cơ sở có ý nghĩa quantrọng trong việc đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng kịp thời các khoản trợ cấp chongười được bảo hiểm theo quy định của pháp luật Các nhiệm vụ khác dù rất cầnthiết nhưng đều phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhiệm vụ trên Như vậy, bên thực hiện

BHXH chụu trách nhiệm trước nhà nước vê việc thực hiện BHXH đôi với mọi người

Trang 19

lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm vật chất và tài chínhđôi với bên được bảo hiém khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

13.2 Mức đóng và phương thức đóng bao hiểm xã hội tự nguyện

1.3.2.1 Mức đóng BHXH tự nguyện

Mức đóng BHXH tự nguyện có vai trò quyết định đối với cân đối thu chỉ trong

tô chức và hoạt động của quỹ BHXH tự nguyện nên việc xác định mức và tỷ lệ

đóng có tầm quan trọng đặc biệt Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mức đóng BHXH

tự nguyện là phải đáp ứng được các trợ cấp BHXH trong hiện tại và trong tương lai.đồng thời phải phù hợp với điều kiện thu nhập và mức sống của số đông người lao

động trong từng thời kỳ Cụ thể:

+ Mức đóng phải phù hợp với thu nhập và khả năng của đa số người lao độngđang tham gia và sẽ tham gia BHXH tự nguyện Khi xác định tỷ lệ đóng BHXH tựnguyện các cơ quan chức năng cần phải dựa trên quy luật số lớn, nghĩa là phải dựa

vào số lớn người lao động với nhiều lĩnh vực ngành nghề và phạm vi địa lý khác

nhau dé đưa ra ty lệ mức đóng BHXH tự nguyện cho phù hợp Do đó cân tránh tìnhtrạng mức đóng BHXH quá cao hoặc quá thấp so với mức chi trả thực tế Mức đóngBHXH tự nguyện quá cao sẽ không hấp dẫn người lao động tham gia, từ đó làmgiảm hiệu quả của chính sách BHXH Ngược lại, néu mức đóng BHXH tự nguyệnthấp sẽ không dam bảo cân đối thu - chi trong BHXH tự nguyện và như vậy BHXH

tự nguyện không thể tồn tại bền vững được

+ Mức đóng BHXH tự nguyện phải cân đối với mức hưởng đảm bảo nguyên tắc

cân băng trong BHXH tự nguyện Mức đóng cao nhưng mức hưởng thấp sẽ gây áplực tâm lý cho người lao động và họ sẽ không mặn mà tham gia và hưởng BHXH tự

nguyện Trái lại mức đóng thấp mà mức hưởng cao sẽ làm tăng nguy cơ mat cân

đối quỹ BHXH tự nguyện ảnh hưởng trực tiếp đến sự tôn tại của quỹ BHXH tự

nguyện và kết quả chính sách BHXH tự nguyện

Trang 20

+ Mức đóng BHXH tự nguyện nên được xác định dựa vào kinh nghiệm của các

nước có đặc điểm kinh tế - chính trị trong đồng với quốc gia mình hoặc đưa ra mứcphí ban đầu thực hiện thí điểm sau đó điều chỉnh tăng (hoặc giảm) cho phù hợp saukhi có sự đánh giá kết quả thực hiện

1.3.2.2 Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Bên cạnh việc quy định mức đóng vào quỹ BHXH của các đối tượng người laođộng pháp luật về BHXH của từng quốc gia thường quy định về phương thức đóngBHXH khác nhau Ví dụ, có quốc gia đóng góp BHXH thông qua thuế, có quốc gia

đóng góp BHXH qua hình thức trích từ thu nhập của người lao động qua tài khoản

tại ngân hàng Mặt khác trong cùng một quốc gia nhưng do đặc thù nghề nghiệpcủa các ngành nghề khác nhau dẫn đến phương thức đóng BHXH ở các ngành nghềkhác nhau Người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện theo tháng hoặctheo quý Ở Việt Nam hiện nay phương thức đóng BHXH vào quỹ BHXH tựnguyện được quy định cụ thể là người lao động được lựa chọn đóng hằng tháng

hoặc hang quý hoặc sáu tháng một lằn[7]

1.3.3 Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Các chế độ BHXH tự nguyện là các quyền lợi mà người tham gia BHXH tựnguyện được hưởng khi có đủ các điều kiện bảo hiểm phát sinh

Việc xác định đối tượng tham gia, xác định các chế độ BHXH tự nguyện tùy

thuộc vào nhu cầu tham gia bảo hiểm và trình độ quản lý rủi ro của từng nước Tuy

nhiên việc xây dựng và thực hiện các chế độ của BHXH tự nguyện ở các quốc giađều dựa vào những quy định của Công ước số 102 về các chế độ BHXH đã được Tổchức Lao động Quốc Tế (ILO) thông qua ngày 28/6/1952 và điều kiện kinh tế

chính trị xã hội của mỗi quốc gia

Theo quy định của ILO trong Công ước 102 dé đảm bao mức tối thiểu thì trongBHXH các nước thành viên cần lựa chọn ít nhất là ba trong trong chính chế độ sau:chăm sóc y tẾ: trợ cấp ốm đau: trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tai nạnlao động bệnh nghề nghiệp: trợ cấp gia đình: trợ cấp thai sản; trợ cấp tàn tật; trợ

Trang 21

cấp tiền tuất Trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ: bảo hiểm thất nghiệp.hưu trí tai nạn lao động bệnh nghé nghiệp tàn tật và tiền tuất Như vay ILO khôngquy định rõ BHXH tự nguyện phải áp dụng chế độ nào Bởi vậy các chế độ BHXH

tự nguyện được áp dụng linh hoạt tùy theo điều kiện của từng nước Tuy nhiên đa

số các nước trên thế gidi đều lựa chọn chế độ hưu trí và chế độ tử tuất cho BHXH

tự nguyện Bởi đây là hai chế độ BHXH mang tính dài hạn và thu hút được nhiềungười tham gia Việt Nam là thành viên cua ILO tuy chưa tham gia Công ước nàynhưng cũng đã tham khảo nó khi hoạch định các chế độ BHXH tự nguyện Với điều

kiện nước ta hiện nay cũng như nhu cầu thực tiễn của người dân Việt Nam đã

bước đầu thực hiện hai chế độ của BHXH tự nguyện là hưu trí và tử tuat

Đề xây dựng hệ thống các chế độ BHXH tự nguyện phù hợp ngoài việc kế thừanhững tri thức về BHXH của thế giới, phải căn cứ vào các điều kiện kinh tế chínhtrị xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thé Bởi lẽ trong kết cấu của

một chế độ của BHXH tự nguyện bao giờ cũng xác định rõ đối tượng tham gia và

đối tượng được hưởng, mức đóng góp các điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian

hưởng Những van dé này phụ thuộc vào đường lối chủ trương của Dang camquyền và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

Tuy các chế độ BHXH tự nguyện là khác nhau nhưng đều được tạo thành bởicác yếu tố cơ bản như: Đối tượng được hưởng BHXH tự nguyện, điều kiện, mứchướng và thời gian hưởng BHXH tự nguyện.

+ Đối tượng được hưởng BHXH tự nguyện là cá nhân hoặc thân nhân của người

lao động khi có đủ điều kiện hưởng BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật.Tùy theo từng nước và tùy từng chế độ BHXH tự nguyện đối tượng được hưởngBHXH tự nguyện được quy định khác nhau Tùy từng chính sách của mỗi quốc gia

mà đối tượng được hưởng BHXH tự nguyện có thể mở rộng cho những nhóm đốitượng nào.

+ Điều kiện được hưởng BHXH tự nguyện là tập hợp các quy định của pháp luậtlàm cơ sở pháp lý để người lao động hoặc thành viên gia đình họ được hưởngBHXH tự nguyện Việc quy định điều kiện hưởng BHXH tự nguyện ở từng quốc

|

|TRUNG TAM THONG TiN THU view]

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HA NỘI|

PHONG - ¬ˆ oe |

Trang 22

gia khác nhau xuất phát từ những cơ sở thiết lập khác nhau Co sở của việc quy

định điều kiện hưởng BHXH tự nguyện bao gồm: đặc điểm nhân khâu học (giới

tính tuôi đời) điều kiện lao động và môi trường lao động (sự suy giảm khả năng

lao động) điều kiện kinh tế - xã hội điều kiện tài chính BHXH tự nguyện

+ Mức hưởng và thời gian BHXH tự nguyện: tùy từng chế độ của BHXH tựnguyện mà mức hưởng và thời gian hưởng BHXH tự nguyện được quy định khác

nhau Mức hưởng BHXH tự nguyện thường dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Mức hưởng BHXH tự nguyện thấp hơn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH lúclàm việc Nguyên tac này nhằm khuyến khích người lao động làm việc và không ỷ

lại cân đối được thu chi trong quỹ BHXH tự nguyện Và mức hưởng BHXHthường có quan hệ tỷ lệ với mức tiền lương tiền công hoặc thu nhập tháng làm căn

cứ đóng BHXH Người đóng BHXH tự nguyện nhiều hơn thì mức hưởng BHXH tựnguyện sẽ lớn hơn.

1.3.4 Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quỹ BHXH tự nguyện là một quỹ tập trung tiền tệ được hình thành từ sự đónggóp của người lao động tham gia BHXH tự nguyện sự hỗ trợ của Nhà nước và các

nguồn khác, được sử dụng chủ yếu dé chi trả trợ cấp cho những trường hợp đượcBHXH tự nguyện quy định Quỹ BHXH tự nguyện giữ vai trò là “xương sống” của

cả hệ thống BHXH tự nguyện bảo đảm nguồn tài chính cho mọi sự hoạt động của

hệ thong này Quá trình dién ra các hoạt động thu - chi bằng tiền từ quỹ BHXH tựnguyện được tiến hành trên cơ sở luật lệ của Nhà nước

Nguôn thu quỹ BHXH tự nguyện được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: thu

từ người lao động tham gia bảo hiểm: hỗ trợ của Nhà nước Phan lớn các nước trênthế giới đều lập quỹ BHXH tự nguyện từ hai nguồn chủ yếu trên Tuy nhiên, ở mỗi

nước quy định tỷ lệ đóng góp khác nhau Ngoài các khoản đóng góp kể trên, quỹ

BHXH tự nguyện còn có những nguồn thu khác bao gồm:

+ Nguồn thu từ hoạt động dau tư quỹ với nhiều hình thức khác nhau: lãi tiền gửingân hàng trái phiếu cổ phiếu lãi cho vay lãi cho thuê tài san, lãi đầu tư vào các

hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ :

Trang 23

+ Tiền do các tô chức trong và ngoài nước hỗ trợ cho quỳ BHXH tự nguyện:

+ Các khoản thu khác.

Trên cơ sở quỹ BHXH tự nguyện được hình thành nội dung chi quỹ BHXH tự

nguyện bao gồm: chỉ trả trợ cấp cho các chế độ BHXH tự nguyện chi phí cho bộ

máy quan lý chi đầu tư tăng trưởng quỹ và chi dự phòng

+ Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH tự nguyện: là khoản chi quan trọng vàchiếm tỷ trọng lớn nhất nhăm thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH tự nguyện Trong

số các khoản chỉ thực hiện chế độ BHXH tự nguyện được thực hiện ở các nước,

thông thường khoản chỉ lớn nhất là chi cho chế độ trợ cấp hưu trí

+ Chi phi cho bộ máy quan lý: Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo hoạt độngcủa bộ máy quản lý của co quan BHXH bao gồm các khoản: chi lương và cáckhoản có tinh chất lương cho cán bộ, nhân viên; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi

quản lý hành chính

+ Chi cho hoạt động dau tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện: Khoản chi nàythường được đánh giá riêng và được lấy từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi quỹ

BHXH tự nguyện Chi phí đầu tư bao gồm các chi phí dé thực hiện dau tư

+ Chi dự phòng: Đây là khoản chi được trích hang năm trên tổng số chi theo một

tỷ lệ nhất định nhằm dé phòng và ứng phó với những rủi ro và các chi phí có liênquan dự kiên có thê xảy ra trong quá trình chi trả các chê độ.

1.3.5 Quản lý Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quản lý BHXH tự nguyện có thể được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lývào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH tự nguyện

nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phùhợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế Quản lý BHXH tự nguyện baogồm hai nội dung cơ ban:

- Quan lý Nhà nước về BHXH tự nguyện là sự tác động của các chủ thê nhândanh quyền lực nhà nước, theo các quy định của pháp luật nham thực hiện các chức

năng nhà nước trong lĩnh vực BHXH tự nguyện Quản lý Nhà nước về BHXH tựnguyện được thê hiện thông qua một sô nội dung cơ bản sau:

Trang 24

+ Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH tự nguyện trên phạm vi toàn quốc giathê hiện thông qua việc chi có Nhà nước mới ban hành chính sách vĩ mô địnhhướng hoạt động của BHXH tự nguyện Nhà nước định ra các chế độ BHXH tựnguyện các nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện phù hợp với điều kiện kinh tế -

xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển

+ Xây dựng pháp luật BHXH tự nguyện Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng của mình (tùy theo mô hình quản lý Nhà nước của mỗi nước) xây dựng các

văn bản pháp luật về BHXH tự nguyện bao gồm các đạo luật các luật, các văn bản

pháp quy (Nghị định quyết nghị ) và các văn bản đưới luật để thực hiện pháp luật

BHXH tự nguyện thống nhất trong phạm vi quốc gia

+ Định hướng các hoạt động BHXH tự nguyện Với chức năng của mình Nhà nước

đề ra các chính sách BHXH tự nguyện nhằm định hướng cho các hoạt động BHXH

tự nguyện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từngthời kỳ bao gồm: định hướng chính sách: định hướng về mô hình tô chức hệ thong

BHXH tự nguyện: định hướng tài chính BHXH tự nguyện.

+ Bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động của BHXH tự nguyện Khác với các loại

hình bảo hiểm thương mại, BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo an sinh xã hội Vì vậy,Nhà nước luôn luôn bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH tự nguyện, nhăm

đảm bảo cho BHXH tự nguyện không bị ảnh hưởng trước những biến động về kinh

tế và xã hội, đặc biệt là những biến động về tài chính

- Quan lý hoạt động sự nghiệp BHXH tự nguyện thường do các cơ quan thựchiện BHXH đảm nhiệm Thực tế, trên thế giới có rất nhiều mô hình tổ chức BHXH

tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh của từng nước trong từng thời kỳ Có nước lựa chọn

mô hình chế độ tự quản của những người đóng góp theo quy định của pháp luật Có

nước tồn tại nhiều tô chức bảo hiểm độc lập theo từng chế độ (quỹ chăm sóc y tế,

quỹ tai nạn lao động ) Tuy nhiên, nhiều nước, trong đó có Việt Nam, lựa chon

thiết lập một cơ quan thống nhất từ cấp trung ương đến các địa phương dé quan lý

nghiệp vụ BHXH Điều đó không những hỗ trợ cho thị trường lao động thống nhất

mà còn có khả năng mở rộng phạm vi bao phủ và thực hiện đông bộ chính sách bảo

Trang 25

hiêm xã hội nói riêng và an sinh xã hội nói chung Hoạt động quản lý sự nghiệpBHXH tự nguyện bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Quản lý quá trình thực hiện thu - chi BHXH tự nguyện Thông qua bộ máy của

mình và trên cơ sở pháp luật BHXH của mỗi nước các cơ quan BHXH tiến hành

quản lý các nghiệp vụ thu tiền đóng BHXH tự nguyện của người lao động và triểnkhai chi trả các trợ cấp cho người thụ hưởng BHXH tự nguyện và các chi phí quan

ly khác Thực hiện các nghiệp vụ kế toán - tài chính BHXH tự nguyện theo chính

sách tài chính của mỗi nước.

+ Quản lý đối tượng Trong hoạt động BHXH tự nguyện có hai nhóm đối tượng đó

là nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH

tự nguyện Nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người lao động họ phải

đóng phí BHXH tự nguyện Dé đảm bảo nguồn thu cho Quỹ BHXH tự nguyện, các

cơ quan BHXH phải có được những thông tin đầy đủ về người lao động để xác địnhđược nguồn thu và dự báo các khoản chi trong tương lai Nhóm đối tượng thụhưởng BHXH tự nguyện bao gồm người lao động và gia đình họ (theo quy định của

từng nước) Cơ quan BHXH phải có đầy đủ các thông tin về người lao động khi thụ

hưởng BHXH tự nguyện để chi đúng chi đủ cho đối tượng và hạn chế những sự

lạm dụng BHXH.

+ Quản lý quỹ BHXH tự nguyện Bao gồm quản lý công tác thu BHXH tự nguyện

và quản lý công tác chi BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo cho quỹ được an toàn vàđảm bao thu dung, thu đủ; chi đúng chi du cho đối tượng thụ hưởng BHXH tự

nguyện: hạn chế tôi đa sự thất thoát quỹ BHXH tự nguyện Xây dựng chiến lược

tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện thông qua các hoạt động đầu tư

+ Thực hiện thanh tra kiểm tra Tùy theo mô hình của từng nước mà nhiệm vụ

thanh tra kiểm tra về BHXH tự nguyện có khác nhau Đối với những nước có quản

lý Nhà nước về BHXH riêng thì chức năng thanh tra kiểm tra hoạt động BHXH tựnguyện của các cơ quan quản ly Nhà nước rất lớn Tuy rang, trong hệ thống BHXHvẫn có chức năng thanh tra, kiểm tra của mình nhăm đảm bảo các hoạt động của

BHXH tự nguyện đúng với các quy định của pháp luật.

Trang 26

CHUONG 2: PHAP LUAT BẢO HIẾM XÃ HỘI TỰ NGUYEN VÀ THỰCTIEN 5 NĂM THỰC HIEN Ở VIET NAM (2008 - 2012)

2.1 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Với mục tiêu mọi đối tượng lao động trong xã hội đều được hưởng BHXH Đạihội Dang IX năm 2001 đã khang định: “Khan trương mở rộng hệ thong BHXH và

ASXH Thực hiện các chính sách xã hội bảo dam an toàn cuộc sống cho mọi thành

viên cộng đồng bao gôm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phân kinh

tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bat hạnh, " Tiếp thu đường lỗi củaĐảng một số địa phương đã xây dựng cho mình mô hình BHXH tự nguyện và đemlại nhiều thành công điển hình là Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An Tuy nhiêncác hình thức xã hội này chỉ là hoạt động tự phát sơ khai và thực hiện trong phạm

vi hẹp còn mang nặng tính chất tiết kiệm cá nhân Nhưng điều này đã chứng minh,

BHXH tự nguyện ra đời sẽ là một chính sách đúng dan của Dang và Nhà nước trongviệc mở rộng đối tượng tham gia và được hưởng BHXH Đại hội Đảng lần thứ X

tiếp tục nhắn mạnh: “Đồi mới hệ thong BHXH, da dạng hóa hình thức bảo hiểm và

phù hợp với kinh tế thị trường " Nhu cầu ra đời BHXH tự nguyện ngày càng cấp

thiết, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đa dạng về thành phan kinh tế, ngànhnghề kinh doanh, số lượng lao động thuộc khu vực phi chính thức ngày càng tăngcao Chỉ đến khi Luật Bảo hiểm xã hội 2006 ra đời mới quy định cụ thê về BHXH

tự nguyện Từ đây tạo hành lang pháp ly cho việc thực hiện Bao hiểm xã hội tựnguyện trên thực tế hiệu quả hơn ý nghĩa hơn tạo điều kiện pháp ly dé nhữngngười lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH

tự nguyện băng việc giành một phần nhỏ thu nhập của mình đóng góp vào QuỹBHXH dé được hướng khi có nhu cau

Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 Luật BHXH 2006 thì người tham gia BHXH

tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc doi tượngtham gia BHXH bắt buộc Như vậy đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện là khônghạn chế chỉ cần họ đáp ứng đủ 2 điều kiện: một là công dân Việt Nam trong độ tuổi

Trang 27

lao động theo quy định của pháp luật (nghĩa là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuôi đối vớinam và từ đủ 15 tuôi đến đủ 55 tuôi đối với nữ) thậm chí họ không có khả năng laođộng: hai là không thuộc déi tượng tham gia BHXH bắt buộc Quy định như vậy làphù hợp mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện một cách tối đa lại tránh

được sự chồng chéo đối tượng tham gia với BHXH bắt buộc

Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số

điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện và Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXHngày 31/01/2008 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một

số điều của Nghị định 190/2007/NĐ-CP đã quy định rõ người tham tham gia BHXH

tự nguyện bao gồm: “Người lao động làm việc theo hợp dong lao động có thời hạndưới 3 tháng: Cán bộ không chuyên trách ở cap xã, ở thôn và tô dân phố; Ngườitham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Xã viên không hướng tiền

lương, tiên công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hop tác xã; Người lao động tự

tạo việc làm bao gồm những người tự tô chức hoạt động lao động dé có thu nhập

cho bản thân, Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưatham gia bao hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiém xã hội bắt buộc nhưng

đã nhận bao hiém xã hội một lần; Người tham gia khác." Việc quy định rõ rang, chitiết về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như thế này sẽ giúp được cán bộ thựchiện BHXH dễ dàng làm việc và giải thích pháp luật tới người dân cụ thể hơn,người dân cũng dễ hiểu hơn và có thể nhanh chóng biết được mình có thuộc đối

tượng tham gia BHXH tự nguyện hay không Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

đa số là những người lao động tự do, lao động ở các làng nghề nông dân ở các hợp

tác xã trình độ cũng như nhận thức pháp luật của họ còn nhiều hạn chế Bản thân

họ cũng không biết được hết người lao động nào thuộc đối tượng tham gia BHXH

bat buộc thì làm sao họ biết loại trừ dé hiểu đối tượng nào được tham gia BHXH tự

nguyện như pháp luật quy định Nên việc quy định rõ đối tượng như vay giúpngười lao động dé dàng nam bắt được quyền lợi của mình hon Tuy nhiên với cáchquy định liệt kê rõ từng đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện sẽ không tránh

Trang 28

khỏi những thiết sót nên tùy theo tình hình phát triển của đất nước các quy địnhcua pháp luật cần thường xuyên cập nhật và có những bô sung phù hop hơn.

Ngoài ra pháp luật còn quy định về trường hợp đối tượng tham gia BHXH tựnguyện mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc Người lao động vừa có thởi gianđóng BHXH bat buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện ẩn tuôi nghỉ hưu đủ

20 năm đóng bao hiém thì được hướng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sởtông thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Quy định liên thông giữaBHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc rất có lợi cho đông đảo đội ngũ lao động làmviệc ở cấp xã như cán bộ đài truyền thanh trạm y tế, dân số - kế hoạch hóa giađình có thời gian dai đóng BHXH bắt buộc nhưng lúc nghỉ công tác thường chỉ

được hưởng chế độ BHXH mot lần Có BHXH tự nguyện họ có thé được cộng nối

thời gian khi chuyền sang chế độ BHXH tự nguyện

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động có các quyền như Được cấp số

báo hiém xã hội; Nhận lương hưu và trợ cấp bao hiêm xã hội day đủ; Hưởng bảo

hiém y tế khi đang hưởng lương hưu Đồng thời người tham gia BHXH tự nguyệncũng phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức và mứcđóng quy định của pháp luật, Thực hiện quy định về việc lập hô sơ bảo hiém xã hội

tự nguyện; Bao quản số bao hiểm xã hội theo đúng quy định Đây là những quy

định chung về quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện Các quyđịnh quyền của người tham gia bảo hiểm khá rõ ràng cụ thể, người tham gia BHXH

tự nguyện có thể thấy được quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH tự

nguyện Nhưng các quy định về trách nhiệm của người lao động khi tham giaBHXH tự nguyện có phần đơn giản hóa tuy rằng việc tham gia BHXH tự nguyện làquyên của người lao động nhưng cũng cần có những quy định có tính ràng buộc hơn

dé nâng cao trách nhiệm của người lao động khi tham gia.

Thực tế cho thay, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tương

đối cao Theo kết quả cuộc điều tra về triển vọng tham gia BHXH tự nguyện của

người lao động khu vực phi chính thức được tiến hành tại 10 tỉnh năm 2005 của

Trang 29

Viện Khoa học Lao động và Xã hội có khoảng 39% số người được hỏi có thể sẵnsàng tham gia chế độ hưu trí và 68.1% sẵn sàng tham gia chế độ bảo hiểm tử tuất

mà không cần có sự hỗ trợ của Nhà nước Nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước thì cókhoảng 17% nữa cũng sẵn sàng tham gia Đây là con số có nhiều ý nghĩa bởi nếulàm tốt công tác truyền thông khả năng thực hiện BHXH tự nguyện ở nước ta sẽbao dam sự thành công kha cao Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện BHXH tự nguyện

vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm của người lao động tuy rằng số người

tham gia BHXH tự nguyện liên tục tăng qua các năm nhưng quá ít so với đối tượng

thuộc điện tham gia BHXH tự nguyện (Biểu 1)

Năm 2008 - năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện theo Luật BHXH 2006, sốngười lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 6.110 người Đây là một con

số khiêm tốn so với gần 30 triệu lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện

thời điểm đó Nhưng đây là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện theo LuậtBHXH 2006 nên việc thu hút người lao động tham gia còn nhiều hạn chế Đối

tượng tham gia loại hình này chủ yếu sống ở vùng nông thôn thu nhập thấp không

ồn định điều kiện kinh tế khó khăn đa phan là những cán bộ không chuyên tráchcap xã người lao động tự do, người tham gia BHXH đã nghỉ việc nhưng chưa đủ 20năm nên còn bảo lưu thời gian, chưa hưởng chế độ 1 lần Các đối tượng này chưa có

sự nhận thức day đủ, chưa hiểu đúng ý nghĩa của chính sách này, nhất là ở những

vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn khó tiếp cận với loại hình bảo hiểm này Công

tác tuyên truyền, vận động về loại hình BHXH này còn nhiều hạn chế, chưa sâurộng cụ thể, thiếu hình thức phù hợp nhăm tác động trực tiếp đến đối tượng, đặcbiệt là ở khu vực nông thôn làng nghề các cơ sở dich vu

Sau 2 năm thực hiện, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng lên là 41.193người nhưng chủ yêu là do BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang (25.650 người

tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện) Đa số các đối tượng tham gia BHXH tựnguyện là những người đã tham gia BHXH bắt buộc được một số năm nay tham

gia tiếp dé đáp ứng điều kiện tối thiểu có 20 năm dé hưởng chế độ BHXH: Số lao

Trang 30

động trong khu vực phi chính thức đặc biệt là nông dân nông thôn lao động trẻtham gia chưa nhiều một phần là do nhận thức về BHXH tự nguyện không cao.

công tác tuyên truyền thông tin còn yếu và lý do chính là do thu nhập hàng tháng

thập nên không du khả năng tham gia Một bộ phận lớn người lao động (nam từ 45,

nữ từ 40 tudi trở lên) không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện do không có

cơ hội được hưởng lương hưu khi đến tuổi về hưu vì điều kiện phải có đủ 20 năm

đóng BHXH Thiếu cơ chế để thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động khu vựcphi chính thức, đặc biệt là người lao động nghèo người không đủ điều kiện về tuổi

tham gia bảo hiểm.

Tiếp sau đó sé người lao động tham gia BHXH tự nguyện liên tục tăng qua các

năm Cụ thể: Năm 2010 là 61.689 người tham gia BHXH tự nguyện so với năm

2009 tăng 49.8% Năm 2011, số người tham gia BHXH tự nguyện là 104.518

người tang 69.43% so với năm 2010 Và sau 5 năm chính thức thực hiện BHXH tự

nguyện, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện theo Báo cáo của BHXH Việt

Nam tính đến hết 31/12/2012 là 139.643 người tăng 33.6% so với số liệu của năm2011.Tuy răng số người tham gia BHXH tự nguyện liên tục tăng nhưng với hơn139.000 người tham gia mới chỉ chiếm 1.3% tổng số người tham gia BHXH Sốlượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện còn rất khiêm tốn so với số lượngđối tượng thực tế thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện Đến cuối năm 2012, cảnước có hơn 19.000 hợp tác xã, 54 liên hiệp hợp tác xã và khoảng trên 370.000 tôhợp tác thu hút khoảng 13 triệu xã viên, thành viên tham gia, trong đó, có khoảng hơn 03 triệu người có quan hệ lao động, làm công hưởng lương trong diện thực hiệnBHXH bắt buộc khoảng 10 triệu người còn lại là đối tượng tiềm năng của BHXH

tự nguyện Tuy nhiên theo báo cáo tại đề án đánh giá tình hình hoạt động quỹ

BHXH BHYT: dự báo cân đối quỹ đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 số người

lao động trong khu vực kinh tế hợp tác xã tham gia BHXH BHYT chỉ đạt khoảng

trên 15% số lao động dang làm việc thực tế tại khu vực nay[44] Chưa kế đến hơn

11 triệu lao động làm trong khu vực kinh tế phi chính thức, đóng góp khoảng 20%

Trang 31

GDP cho xã hội nhưng chi có 0.31% lao động trong khu vực này tham gia BHXH

tự nguyén[30].

Sở di sô lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn it trong khi tiêm năng cua thị trường này còn rât lớn là do xuât phát từ một sô nguyên nhân:

+ Từ phía người lao động:

Thứ nhất, đời sông cua người lao động còn rất nhiều khó khăn thu nhập thấp.không ôn định nên việc tham gia BHXH tự nguyện là rất khó khăn với mức đóng và

thời gian đóng bảo hiểm như hiện nay Thêm vào đó là các rủi ro tiềm 4n gan liền

với nghề nghiệp công việc có thé xuất hiện bat ky lúc nào tác động tiêu cực đến thunhập do đó thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của người nộp bảo hiểm là điềukhông hề đơn giản Điều nữa là cho đến thời điểm hiện nay người muốn tham giaphải thương thảo và làm việc trực tiếp với cơ quan BH, tự mình thực hiện nghĩa vụ

tự mình chịu trách nhiệm Họ vẫn chưa có một hiệp hội nào dé uy quyén đối tac, thương thao, và đặc biệt là hỗ trợ tiếp sức khi mùa màng hay công việc làm ăn thất

bát khó có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Thứ hai, việc người dân chưa tích cực tham gia BHXH tự nguyện cũng do một

phần nguyên nhân là trình độ học vấn của người dân ở khu vực phi chính thức vàkhu vực nông thôn ở mức thấp Theo kết quả của cuộc điều tra Hộ sản xuất kinhdoanh và khu vực kinh tế phi chính thức (HB&IS) tại Hà Nội (năm 2007) và TP Hồ

Chí Minh (năm 2008) số năm đi học bình quân của lao động khu vực phi chính

thức là 9,4 năm ở Hà Nội và 7,9 năm ở TP HCM thấp hơn 2 năm đối với khu vựcchính thức (con số tương ứng là 10,9 và 9,3) Trong khi Hà Nội và TP Hồ ChíMinh là hai thành phố lớn có trình độ dân trí và điều kiện học tập cao hơn các địaphương khác trong cả nước Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến khả năng nhậnthức và tiếp cận thông tin về vai trò của BHXH tự nguyện những người có hiểu biết

về BHXH sẽ có triển vọng tham gia nhiều hơn những người khác Thêm vào đó

Trang 32

trình độ học van thấp ảnh hưởng đến việc làm 6n định và tạo thu nhập ôn định mộtnhân tố quan trọng đối với khả năng tham gia BHXH.

Thứ ba truyền thống và tập quán của Việt Nam là người già được con cháu chăm

lo nuôi dưỡng nên ít quan tâm đến vấn đề BHXH cho ban thân: Nhiều người giavẫn còn mang tư tưởng “già cậy con” nên mang suy nghĩ minh làm việc cả đời dé

nuôi con đến khi về già để con cháu phụng dưỡng nên họ không muốn tham gia và

không quan tâm đến BHXH nhiều người còn cho răng tiền lương hưu nhận đượccũng không đáng bao nhiêu.

+ Từ phía các cơ quan nhà nước:

Thứ nhất, khâu tô chức thực hiện của các cơ quan quan lý nhà nước vẫn chưamang lại hiệu quả cao Theo tìm hiểu thì BHXH tự nguyện còn thiếu sự chia sẻ và

hỗ trợ kịp thời cho người tham gia Hồ sơ thủ tục đăng ký kê khai dành cho người

tham gia rườm rà khó khăn cho việc đi lại của người có nhu cầu tham gia nhất là ởvùng sâu vùng xa (các thủ tục tham gia phải tiến hành tại BHXH cap huyện, thành

phố thuộc tỉnh), trong khi đó thiểu sự hợp tác của chính quyền địa phương

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mac các quy định liên quan vẫn chưa

được chú trọng và thiếu những hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến từngđối tượng BHXH tự nguyện là chính sách mới, lần đầu tiên triển khai nên rất nhiềungười lao động chưa hiểu biết về BHXH hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật

về BHXH tự nguyện chưa được triển khai rộng khắp, tổ chức triển khai còn chậm,

chưa đều tại các tỉnh, thành phó và còn thiếu các hình thức phù hợp tác động trực tiếpđến đối tượng tham gia đặc biệt khu vực nông thôn, làng nghé, dịch vụ Công táctuyên truyền chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức kinh phí rất hạn hẹp

Nhận thay tầm quan trọng của việc phát triển BHXH nói chung và BHXH tựnguyện nói riêng Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giaiđoạn 2012 - 2020 Với quan điểm: “Mo rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bao

Trang 33

hiêm xã hội bao hiêm y tế có bước di, lộ trình phù hợp với phat triên kinh tế - xãhội cua đất nước Phat triên hệ thong bao hiém xã hội, bao hiểm y tễ dong bộ vớiphát triên các dịch vụ xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cau của nhân dan; taođiều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ báo hiém xã hội,

báo hiểm y rể" Mục tiêu dua ra là : “Thue hiện có hiệu qua các chỉnh sách chế độbao hiém xã hội, bảo hiểm y tế: tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bao

hiêm xã hội, nhất là bảo hiém xã hội tự nguyện, thực hiện mục tiêu bao hiém y tétoàn dân Phan đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia baohiém xã hội" Nghị quyết 21-NQ/TW đã nhân mạnh tam quan trọng của việc phát

triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, dé đạt được mục tiêu đến năm 2020 50%lực lượng lao động tham gia BHXH thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam phái phan đấu rất

nhiều vì hiện tại đối tượng tham gia BHXH bat buộc là 10.436.868 người, mới chỉ

chiếm khoảng 20% tổng số lao động và số lượng tham gia BHXH tự nguyện hiện nay

là không đáng ké so với 52.58 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên[40].

2.2 Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2.2.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tại khoản 1, Điều 100 - Luật BHXH 2006 có quy định về mức đóng của người

lao động khi tham gia BHXH tự nguyện: “Mire đóng hang thang bằng 16% mức thu

nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH, từ năm 2010 trở di, cứ hai năm một lan

đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% Mức thu nhập lam cơ sở dé tính

đóng bao hiém xã hội được thay đôi tùy theo khả năng của người lao động ở từng

thời kỳ, nhưng thấp nhất bang mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng haimươi tháng lương toi thiêu chung.” Hiện tại thì tỷ lệ phần trăm mà người lao động

tham gia BHXH tự nguyện phải dong đang ở mức là 20%, từ thang 01/2014 người

lao động tham gia sẽ phải đóng với tỷ lệ là 22% đây là mức cao nhất mà pháp luật quy định.

Theo quy định của pháp luật thì công thức mức đóng hàng tháng như sau:

Trang 34

Mức dong TY lệ phan trăm đóng Múc thu nhập thang người tham

hằng tháng BHXH tự nguyện gia BHXH tự nguyện lựa chọn

Trong đó:

Mức thu nhập tháng người tham

= Lin + mx 50.000 (đông/tháng) gia BHXH tự nguyện lựa chon

Linin? mức lương tối thiểu chung: m là số nguyên >0( ví dụ: 0.1.2 n)

Thời điểm hiện nay Lyin= 1.050.000 déng[9] Mức thu nhập tháng người tham

gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bang mức lương tối thiểu chung, cao nhất

bằng 20 tháng lương tối thiểu chung Như vậy, 0<m<399 Day là một khoảng rộng

để người lao động lựa chọn mức đóng phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.Dựa trên cách tính mức đóng hàng tháng người lao động sẽ tính được mức đóng

hàng quý và mức đóng 6 tháng một lần

Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại mức thu nhập tháng làm căn

cứ đóng BHXH tự nguyện với tô chức BHXH, nhưng được thực hiện it nhất là 6

tháng ké từ lan đăng ký trước Quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện

của người lao động tham gia BHXH tự nguyện vì thu nhập của họ bắp bênh nếu họ

có được thu nhập én định thì việc đóng BHXH duy trì ở một mức nào đó trongkhoảng thời gian liên tục là không van dé gi, nhưng khi gặp khó khăn về kinh tế, thìkhoảng thời gian 6 tháng để đăng ký lại mức đóng sẽ làm cho họ không đủ khả năngtham gia liên tục.

Các quy định của pháp luật đã quy định mức đóng rất rõ ràng chỉ tiết để giúpcho người có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện dé hiểu dễ lựa chọn mức đóng

phù hợp Nhưng sau 5 năm thực hiện BHXH tự nguyện người lao động vẫn khônghào hứng tham gia đặc biệt là người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức,

một trong những nguyên nhân quan trọng là mức đóng quá cao so với thu nhập thực

tế của đối tượng có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện Nền kinh tế của nước ta

Trang 35

vẫn chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu tính đến hết năm 2012 tỷ lệ

lao động thất nghiệp tại Việt Nam là gan 1 triệu người Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở

Việt Nam không cao trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng nhiều người lao động

hâu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những công việc

trong nền kinh tế phi chính thức với mức thu nhập thấp và bat ôn định vì cuộc sốngcủa bản thân và gia đình Theo kết quả điều tra mà Tông cục thống kê đưa ra laođộng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoai và khu vực Nhà nước có xu hướnggiảm dan qua các quý của năm 2012 (giảm 3% từ quý 1 đến quý 3) Ngược lại khuvực ngoài Nhà nước (bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh doanh cá thé,

doanh nghiệp tư nhân va hợp tác xã) lại tăng lén[41] Lao động khu vực phi chính

thức ngày càng chiếm số lượng lớn nhưng chủ yếu là lao động tự do, làm trong các

cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ manh mun đa dang về ngành nghé nên thu nhập

cũng ở mức thấp bap bênh thiếu ôn định Đối với lao động nông nghiệp thu nhậpcủa người lao động phụ thuộc nhiều vào vụ mùa Nói cách khác, thu nhập của họ có

tính thời vụ Khi thu hoạch được sản phẩm người nông dân mới có thu nhập Vào

những thời điểm khác trong năm thu nhập của họ rất thấp hoặc không có Hơn nữa,sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, có năm đượcmila có năm mat mùa Vì vậy, nhìn chung thu nhập của lao động nông nghiệpvừa thấp, vừa không ồn định, sự tham gia BHXH của họ rất thất thường, họ có thểtham gia (khi được mùa có thu nhập) hoặc tạm đừng tham gia (khi mat mùa không

có thu nhập) Với mức đóng như vậy, đối với những người sống ở vùng nông thôn,

đa phan là nông dân người lao động có thu nhập thấp và không ôn định nên việc

tham gia BHXH tự nguyện bang cách chat bóp thu nhập vốn it oi hàng tháng củamình là rất khó khăn Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,

thu nhập bình quân của lao động tự do tại các thành phó lớn năm 2010 chỉ đạt 2.5 triệu đồng/tháng (con số này mới tăng lên thêm 500 ngàn đồng so với nămtrước) Số tiền đó với chi tiêu hàng ngày đã là quá khó nói gì đến việc tham gia

2.2-BHXH Còn đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các vùng nông thôn

hoặc miên núi với mức thu nhập thâp hơn nhiêu mức thu nhập ở thành pho, việc

Trang 36

tham gia BHXH vẫn còn khá xa vời Tóm lại đời sống của phan lớn lao động khu

vực phi chính thức còn thấp thậm chí thu nhập chưa đủ chi tiêu và lo cho con cái

gia đình vì đa số họ là lao động chính trong nhà vừa nuôi con cái lại vừa nuôi cha

mẹ già Do đó đối với nhiều người van dé trước mắt là tồn tại chứ không phải lo

lắng cho tương lai xa đặc biệt là với nông dân và lao động nông nghiệp có thu nhập

từ sản xuất nông nghiệp thất thường

P.22 Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia bảo hiểm xã hội đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội theo một

trong 3 phương thức sau: đóng hăng tháng (thời điểm đóng là 15 ngày đầu): hoặcđóng hăng quý (thời điểm đóng là 45 ngày đầu): hoặc đóng 6 tháng một lần (thờiđiểm đóng là 3 tháng đầu) Khi đã lựa chọn được phương thức đóng phù hợp ngườitham gia BHXH tự nguyện có thé đóng bang hai hình thức: đóng trực tiếp băng tiềnmặt tại cơ quan đăng ký đóng BHXH hoặc đóng bằng chuyển khoản vào tài khoản

chuyên thu của co quan BHXH huyện{ 6].

Có thê nhận thấy, phương thức đóng BHXH tự nguyện tương tự như phương

thức đóng của BHXH bat buộc, chưa thể hiện được sự khác biệt, trong khi đốitượng tham gia hai loại hình bảo hiểm xã hội này hoàn toàn khác nhau Đối tượngtham gia BHXH tự nguyện thường là lao động có thu nhập thấp không ổn định vi

vậy nên tạo điều kiện dé người lao động được lựa chọn phương thức đóng linh hoạt

hơn Người lao động cảm thấy thu nhập của họ tại một thời điểm nhất định đủ đảmbảo cuộc sống và tham gia bảo hiểm thì họ đóng không ké là theo tháng, theo quýhay theo năm.

Tuy cần đưa ra các quy định để tạo điều kiện cho người tham gia BHXH tựnguyện dễ dang hon pháp luật cũng phải quy định rõ việc xử lý đối với các trường

hợp nộp chậm bảo hiểm Nhưng theo quy định của pháp luật hiện nay không có

trường hợp nộp chậm BHXH tự nguyện chỉ có trường hộp tạm dừng đóng BHXH

tự nguyện Chính vì vậy, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nộp chậm BHXH tự

Trang 37

nguyện và tạm dừng đóng BHXH tự nguyện Theo quy định của pháp luật, zgưởi

tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH

và không có yêu câu nhận BHXH một lan Pháp luật không nói rõ thời điểm nào được

coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện người tham gia BHXH tự nguyện khi tạm

dừng đóng BHXH tự nguyện không cần phải nêu lý do tạm dừng hay trình báo gì với

cơ quan bảo hiém xã hội Như vậy là không có ranh giới cho việc nộp chậm BHXH

tự nguyện và tạm dừng đóng BHXH tự nguyện Nộp chậm quá thì có thể coi là tạmdừng, người lao động không phải chịu bat kỳ một chế tài nào Với quy định như thénày có thể nói là tôn trọng người lao động tối đa nhưng không đảm bảo được tínhnghiêm minh của pháp luật bản thân người lao động cũng sẽ thay không có sự ràng

buộc và trách nhiệm cao với việc đóng BHXH cho mình Người dang tạm dừng dong,néu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phai đăng ký lại phương thức đóng và mức thunhập tháng lam căn cứ đóng BHXH tự nguyện với tô chức BHXH Việc đăng ky lại

phương thức đóng và mức đóng được thực hiện ít nhất là sau 3 tháng kê từ tháng

người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng Quy định này của pháp luật dường như

lại khắt khe với người lao động hơn khi quy định người lao động chỉ được đăng ký lạiphương thức đóng va mức đóng ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia

BHXH tự nguyện dừng đóng Do thu nhập bap bênh nên không phải lúc nào ngườitham gia BHXH tự nguyện có thể nộp đúng hạn, có khi chỉ chậm một vài ngày so vớiquy định nên pháp luật như vậy là chưa phù hợp.

2.3 Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo tinh than của Công ước số 102 (1952) của ILO và tùy thuộc vào điều kiện

kinh tế chính trị xã hội trong từng thời kỳ mỗi quốc gia xây dựng cho riêng minh

một hệ thống các chế độ BHXH Ở Việt Nam hiện nay đã thực hiện được 7 chế độBHXH, bao gồm: ốm đau thai sản tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hưu trí,

tử tuất chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) và bảo hiểm thất nghiệp Trong đó BHXH tựnguyện thực hiện được hai chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất Tuy nhiên hai

chế độ này đối với người lao động hoàn toàn đóng BHXH theo hình thức tự nguyện

Trang 38

va người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bat buộc vừa có thời gian đóng

BHXH tự nguyện có một số điêm khác biệt

2.3.1 Chế độ doi với người hoàn toàn đóng BHXH theo hình thức tự nguyện2.3.1.1 Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm dành cho những người không còn tham giaquan hệ lao động Vì vay, nó rất cần thiết và không thê thiếu được boi bat cứ ngườilao động nào cũng sẽ đến lúc già yếu hết tuổi lao động nhưng vẫn có nhu cầu đảm

bảo cuộc sống và lương hưu sẽ là nguồn thu nhập chính của họ trong lúc này Được

hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích động lực cơ bản để người

lao động tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội Đây là mong muốn chung của tất cả

người lao động đặc biệt là đối với những người lao động tham gia BHXH tựnguyện Những người tham gia BHXH tự nguyện thường là lao động tự do công

việc không ồn định, quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động ngăn (dưới 3tháng) kèm theo đó là thu nhập không ôn định không có được sự đóng góp của chủ

sử dụng lao động họ phải hoàn toàn chịu phí BHXH nhưng với mong muốn đượchưởng các chế độ của BHXH, họ đã tự nguyện tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tất cả những đối tượng nào thuộc diệntham gia BHXH tự nguyện đều là đối tượng được hưởng chế độ hưu trí của BHXH

tự nguyện Đó là công dân Việt Nam trong độ tudi lao động không thuộc diện thamgia BHXH bắt buộc Tùy từng đổi tượng tham gia và điều kiện được hưởng BHXH

tự nguyện mà có các loại chế độ hưu trí khác nhau như: lương hưu hàng tháng trợcấp một lần khi nghỉ hưu trợ cấp BHXH một lần

Lương hưu hang thang

a) Điều kiện được hưởng lương hưu hàng thang:

Người tham gia BHXH tự nguyện muốn được hướng lương hưu hàng tháng phải

thỏa mãn điều kiện sau: Nam từ du 60 tudi, nữ từ du 55 tuổi và có du 20 năm đóng

Trang 39

BHXH trở lên Hoặc nam du 60 tuôi, nữ du 55 tuôi nhưng thời gian đóng BHXH

con thiếu không quá 5 năm (so với thời gian quy định là 20 năm), mà chưa nhận

BHXH 1 lan có nhu câu tham gia BHXH tự nguyện, được đóng tiếp theo quy định

cho đến khi du 20 năm

Các quy định về tuổi nghi hưu và số năm tham gia BHXH của Việt Nam co sựtương đồng với các nước trong khu vực thậm chí tuổi nghỉ hưu của Việt Nam cònthấp hơn đây là một lợi thế cho người lao động được nghỉ ngơi sớm hơn mà vẫnđược đảm bảo về thu nhập Ví dụ: Tại Lào hiện nay cả nam và nữ có tuổi nghỉ hưungang bang là 60 Campuchia quy định nam và nữ công chức nghỉ hưu ở tuổi 60,riêng đối với các lãnh đạo cấp cao (từ Quốc Vụ khanh - tương đương Thứ trưởng -trở lên) thì không giới hạn tuổi nghỉ hưu Tai Trung Quốc Chính phủ quy định 60tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ công nhân viên chức làm việc trong các ngànhchuyên môn và quản lý 50 tuổi cho công nhân nữ làm việc trong các khu vực sảnxuất[31] Các quy định về tuổi nghỉ hưu và số năm đóng BHXH dé được hưởng chế

độ hưu trí theo pháp luật Việt Nam là khá phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như

sự phát triên chung của xã hội Tuy nhiên, để đảm bảo được nhu cầu cũng nhưquyền lợi của người lao động muốn tham gia BHXH tự nguyện cần có những quy

định linh hoạt hơn.

Quy định chung của pháp luật về BHXH tự nguyện là người lao động đượchưởng chế độ hưu trí ít nhất là đủ 20 năm tham gia BHXH không có các trường

hợp khác, điều này thiếu linh hoạt hơn so các quy định của BHXH bắt buộc Đây là

một trong những lý do khiến người lao động chưa mặn mà với việc tham gia BHXH

tự nguyện Việc qui định thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm dé đượcnhận lương hưu nhằm đảm bảo giá trị tồn tích của quỹ đề tránh việc mắt cân đối vềtài chính giữa giá trị hiện tại của các khoản đóng phí và mức trợ cấp mà người nàyđược hưởng Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng chế độ bảohiểm khi đã thực hiện việc đóng các khoản phí đầy đủ và phải đạt đến độ tuôi nhất

định theo quy định của pháp luật Trong khi đó ở chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trang 40

thì quy định về vấn đề đó tỏ ra mềm dẻo hơn nhiều Loại hình BHXH tự nguyệnkhông có quy định về giảm độ tuôi hưởng chế độ hưu trí cho lao động làm nghề

hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm (nam 55 tuôi nữ 50 tuôi có đủ 15năm làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm) trong khi đối tượng tham gia

BHXH bit buộc lại được hướng chế độ này Qui định nay có thé làm hạn chế khả

năng tham gia của nhiều lao động đặc biệt là lao động làm các công việc nặng nhọcđộc hại nguy hiểm

Việc quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu 20 năm hoặc thiếu không quá 5năm so với quy định đã làm giảm một số lượng lớn những lao động nam trên 45 tuôi

và lao động nữ trên 41 tuổi tham gia BHXH tự nguyện Trong nền kinh tế thị trường,việc người lao động phải di chuyên tìm kiếm việc làm khi thì thuộc thành phần kinh

tế này lúc thì chuyển sang thành phần kinh tế khác, khi thì có hợp đồng lao động, lúc

thì phải tự hành nghề để kiếm sống là điều khó tránh khỏi đối với một bộ phận lớnlao động xã hội Nhiều người tham gia cả hai hình thức BHXH bắt buộc và tự nguyện

trong nhiều giai đoạn nhưng cuối đời vẫn không đáp ứng đủ ít nhất 15 năm tham gia

BHXH (dù chỉ thiểu một vài thang) dé được hưởng lương hưu hàng tháng - đó thực

sự là một điểm hạn chế cần được các nhà làm chính sách xem xét

b) Mức hưởng lương hưu hàng tháng:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự

nguyện được tính băng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH hoặc mức

tiền lương tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóngBHXH sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3%đối với nữ: mức tối đa bằng 75% Mức lương hưu hàng tháng được tính:

Lương hưu hàng tháng = Ty lệ hưởng lương hưu (%) x Mb,

Trong đó: M,, là mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương.tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH Như vậy để xác định được mức lương

hưu hàng tháng cần thiết phải xác định được tý lệ hưởng lương hưu và mức bình

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w