1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay
Tác giả Trần Thị Thanh Vinh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 43,33 MB

Nội dung

Giá trị lý luận và thực tiễn của luận văn Góp phan làm sáng tỏ giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phô thôngnâng dé cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN THỊ THANH VINH

Chuyên ngành: Ly luận va lịch sử nha nước và pháp luật

Mã số: 60380101

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Hồi

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví du và

trích dân trong luận văn dam bao độ tin cậy

chính xác và trung thực Những kết luận khoa

học của luận văn chưa từng được ai công bồ

trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trần Thị Thanh Vĩnh

Trang 3

Chuong 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA GIAO DUC PHÁP LUẬT

VE GIAO THONG DUONG BO CHO HỌC SINH

TRUNG HOC PHO THONG

Pháp luật về giao thong đường bộ và giáo dục pháp luật về giao thông

đường bộ cho học sinh trung học phô thông

Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông và yêu cầu đối với giáo

dục pháp luật về giao thông đường bộ cho họ

Những điều kiện bảo đảm cho giáo dục pháp luật về giao thông

đường bộ cho học sinh trung học phổ thông

Kết luận chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ

GIAO DỤC PHAP LUẬT VE GIAO THONG DUONG BO CHO HOC SINH TRUNG HOC PHO THONG O

THANH PHO VINH HIEN NAY

Thực trạng giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho hoc sinh

trung học phô thông trên địa bàn thành phố Vinh

Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về giao thông đường

bộ cho học sinh trung học phô thông trên địa bàn thành phố Vinh

38

61 71 dụ

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật là một hiện tượng xã hội rất gần gũi và cần thiết đối với cuộc songcủa mỗi con người, xã hội càng phát triển thì yêu cầu hiểu biết và thực hiện phápluật của con người ngày càng cao Trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền ở nước ta hiện nay, đối với tất cả mọi người mà đặc biệt là đối với nhữngcông dân trẻ tuôi, việc hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật lại làviệc đương nhiên và can thiết trong đời sống xã hội

Chính vì lẽ đó giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông là mộttrong những nội dung rất quan trọng, có nhiệm vụ chiến lược trong sự phát triểnbền vững của đất nước, là nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và củatoàn xã hội trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Giáodục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông là hình thức đặc thù của giáo dụcpháp luật, được thực hiện bằng nhiều hình thức nhằm tạo ra những điều kiện cơbản để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về nhân cách và nhăm từng bướchình thành lối sống văn minh, lối sống theo pháp luật cho thế hệ tương lai củađất nước

Hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước cũng như ở

thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An còn diễn biến phức tạp mà nguyên nhân là

do sự gia tăng của phương tiện cơ giới ở mức độ cao, đặc biệt là môtô, xemáy; sự hạn chế về hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động giao thôngđường bộ: sự thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật giao thông của cácđối tượng tham gia giao thông dẫn đến ùn tắc, tai nạn giao thông: tình trạng viphạm các quy định về quản lý trật tự an toàn giao thông diễn ra còn phổ biến

Trang 5

Trung của Việt Nam Tại đây có nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua như quốc

lộ 1A, 15A, cùng với hệ thống đường bộ nội tỉnh, nội đô dày đặc Do vậy đảmbảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Vinh là đòi hỏi cấp thiết đối

với các cơ quan chức năng Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng đã

tích cực tuyên truyền phổ biến luật giao thông tới đối tượng học sinh trung họcphố thông, nhưng hiện nay trên địa bàn thành phó, tình hình vi phạm pháp luật

về an toàn giao thông của học sinh trung học phố thông đang có chiều hướng giatăng, diễn biến ngày càng phức tạp Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh

Nghệ An thì hàng năm xảy ra hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật giao thông, trong

đó số vụ vi phạm có đối tượng là học sinh trung học phô thông chiếm hơn 25%

vụ, tông số tiền phạt đối với loại đối tượng này lên tới hàng trăm triệu đồng.Điều đó dấy lên hồi chuông cảnh báo về ý thức coi thường các quy định phápluật về giao thông của lứa tuôi học sinh trung học phô thông

Mặc dù thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phối hợp dé đưa giáo dục phápluật vào các trường trung học phố thông nhưng nhìn chung hoạt động này vẫn chưa

được coi trọng đúng mức, do đó, hiệu quả giáo dục pháp luật chưa cao.

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng giáo dục pháp luật về giao thông đường

bộ cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Vinh hiện nay dé từ đó tìm ragiải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này em mạnh dạn chọnnghiên cứu đề tài “Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinhtrung học phổ thông trên địa bàn thành pho Vinh hiện nay” làm luận văn thạc

sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 6

luận và thực tiễn Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học,nhiều luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về giáo dục pháp luật nói chung

và việc giáo dục pháp luật về giao thông cho hoc sinh nói riêng Có thé ké đếnmột số công trình sau:

Luận văn thạc sĩ của tác gia Quách Thi Hạnh “Gido duc pháp luật đối vớiviệc phòng chong bạo lực học đường trong các trường pho thông hiện nay” đãnghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng bạo lực học đường hiện nay, đánh

giá được thực trạng và vai trò của việc giáo dục pháp luật trong trường trung học

phổ thông đối với việc phòng chống bạo lực học đường, đồng thời đề xuất một

số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật trongtrường phổ thông nhăm phòng chống bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Kim Dung “Mot số van dé ly luận vathực tiên giáo duc pháp luật trong trường pho thông ở nước ta” xem xét về mụcdich, vai trò của giáo dục pháp luật trong trường trung học phổ thông, chi ra thựctrạng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông và đưa ra một sốđịnh hướng nhằm đổi mới công tác giáo dục pháp luật trong các trường phổ

thông.

Tác phẩm “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật nâng cao chất lượng pho biến,giáo duc pháp luật trong trường phổ thông ” của PGS.TS Nguyễn Thị Hồi - TS.Phạm Quang Tiến (2012) Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Nội dung cơ bản củatác pham dé cập đến những khái niệm pháp lý cơ bản, thiết thực về nội dung vàhình thức phố biến giáo dục pháp luật trong trường phô thông

Trang 7

5(242)/2012, đề cập đến thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh phổthông trung học hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông.

Bài viết của Thạc sĩ Lê Thị Phương Nga “Y /hức pháp luật và xây dựng ýthức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

- Bộ Tư Pháp, số 7/2009 Bài viết đã đề cập đến vấn đề lý luận về ý thức phápluật và ý thức trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông: khái niệm,vai trò, tầm quan trọng của ý thức pháp luật trong an toàn giao thông, đồng thời

dé xuất các giải pháp nhằm xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao

thông hiện nay.

Bài viết trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 2(227)/2011 của tác giảNguyễn Thị Thắm: “Nâng cao chất lượng giáo duc dao đức, pháp luật cho họcsinh ở trường pho thông ” chỉ ra thực trạng của việc giáo dục pháp luật hiện naytrong các trường trung học phô thông và đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng caochất lượng giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh phổ thông

Mặc dù các công trình trên về cơ bản đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau

về vai trò, nội dung, hình thức, thực trạng nói chung của việc giáo dục pháp luậtcho các em học sinh trong các trường trung học phổ thông Tuy nhiên, có thểkhăng định cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứu

về giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ởthành phố Vinh như công trình này

3 Đôi tượng và phạm vỉ nghiên cứu luận văn

Trang 8

trường trung học phố thông nhằm nâng cao nhận thức của các em khi tham gia

giao thông.

Đề tài giới hạn việc đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật về giao thôngđường bộ cho học sinh trung học phổ thông trong phạm vi thành phố Vinh

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn

Mục đích nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục phápluật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phô thông trên địa bàn thànhphố Vinh nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nay ởthành phố Vinh thời gian tới Để đạt được mục đích đó thì việc nghiên cứu đề tàicần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật giao thông đường bộcho học sinh trung học phổ thông thành phố Vinh: khái niệm, đặc điểm, nội

dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật

Đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh

trung học phổ thông thành phố Vinh thời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hanchế của hoạt động này

Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục phápluật cho học sinh trung học phô thông ở thành phố Vinh trong thời gian tới

5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu luận văn

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng

-và Nhà nước vê đê cao vai trò của pháp luật -và giáo dục pháp luật trong điêu

Trang 9

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé bao gồm: phân tích, tổng hợp, khảo sat,đánh giá thực tế, để giải quyết van đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.

6 Giá trị lý luận và thực tiễn của luận văn

Góp phan làm sáng tỏ giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phô thôngnâng dé cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật trongtrường phổ thong; chỉ ra ưu điểm và hạn chế của hoạt động giáo dục pháp luật vềgiao thông đường bộ cho học sinh phổ thông ở thành phố Vinh thời gian qua,nguyên nhân của thực trạng này và đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo

để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinhtrung học phố thông ở thành phó Vinh

7 Cơ cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kếtcấu thành 2 chương Chương 1 Cơ sở lý luận của giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông Chương 2 Thực trang và giảipháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinhtrung học phổ thông ở thành phô Vinh hiện nay

Trang 10

THONG DUONG BO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHO THONG

1.1 Pháp luật về giao thông đường bộ và giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ cho học sinh trung học phố thông

1.1.1 Pháp luật về giao thông đường bộ

Hoạt động giao thông vận tải và việc bảo đảm an toàn giao thông, trong đó

có giao thông đường bộ giữ vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế của đấtnước Chính vì vậy, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thàng công, tại quyết

định thành lập Bộ Giao thông Công chính của Chính phủ nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Giao thông là mạch máucủa tô chức Giao thông tốt thì các việc déu dé dàng Giao thông xdu thì các việcđình tré” Tùy thuộc vào tính chất phương tiện sử dụng mà hoạt động giao thôngvận tải Việt Nam được chia làm bốn loại hình là đường thủy, đường bộ, đườngsắt và đường hàng không Trong bốn loại hình giao thông nói trên, có thể nóigiao thông đường bộ là lọai hình rất quan trọng với những ưu điểm vượt trội hơn

so với các loại hình khác như tính cơ động cao; việc xây dựng đường bộ đòi hỏiđầu tư ít vốn; tới được những vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở; vận chuyểntrực tiếp không cần qua các phương tiện chuyền tải trung gian; tốc độ vận tải khálớn, hiệu quả cao ở cự li ngắn và trung bình với cước phí vận chuyên rẻ Vớivai trò đó, giao thông đường bộ luôn là trọng tâm phát triển của nước ta trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Trang 11

“là đường di trên đất liên ” Như vay, có thé hiểu một cách ngắn gon: giao thôngđường bộ là hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng cácphương tiện vận tải cơ giới và thô sơ như ô tô, xe máy, xe đạp trên hệ thống

đường bộ.

Do nhu cầu của đời sống, các thành viên của xã hội phải tham gia vào rấtnhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau, phải di chuyển từ nơi này đến nơi khácbang nhiều cách thức khác nhau; trong đó phô biến là giao thông trên đường bộ

Đề đảm trật tự an toàn giao thông, Nhà nước đã ban hành nhiều quy tắc xử sự đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giao thông đường bộ Trên cơ sởkhái niệm pháp luật, có thé hiểu: pháp luật giao thông đường bộ là tổng thể cáccác quy phạm hay quy định có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành vàdam bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực

giao thông đường bộ.

Pháp luật về giao thông đường bộ của nước ta, đề cập đến các nội dung như:quy tac giao thông đường bộ; kết cấu ha tầng giao thông đường bộ; phương tiệntham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện tham gia giaothông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.Hiện nay, nước ta đã có hệ thông văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnhvực giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, bao gồm Luật Giao thông đường bộnăm 2008 và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật được áp dụng đối với tổchức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trong phạm vi lãnhthô Việt Nam

Trang 12

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giao thông đường bộ trên phạm vi

cả nước nhăm đảm bảo tính thống nhất trong việc tuân thủ pháp luật về giaothông đường bộ như Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 của Chính phủQuy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp vớicảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường

bộ; Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ Quy định việc

xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị quyết 88/NQ-CPngày 24/08/2011 của Chính phủ Quy định việc tăng cường thực hiện giải pháp

trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày

16/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bố sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP; Thông tư

liên tịch 02/2011/TTLT-BCA-BGTVT ngày 15/04/2011 của Bộ Công an và Bộ

Giao thông vận tải quy định việc tô chức học và kiểm tra lại Luật giao thôngđường bộ đối với người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồidưỡng kiến thức pháp luật; Thông tư 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/03/2011 của

Bộ giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đàotạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới; Thông tư 06/2011/TT-BGTVT ngày07/03/2011 của Bộ giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật

về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao

thông đường bộ; Thông tư 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011 của Bộ giao

thông vận tải sửa đôi Thông tư 07/2010/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổgiới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánhxích trên đường bộ, vận chuyền hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn xếp hàng

hoá khi tham gia giao thông

Trang 13

Có thể nói, với sự ra đời của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành luật, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giao thôngđường bộ của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ké, tao cơ sở pháp lycho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giaothông đường bộ quốc gia, tạo hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện quản lýnhà nước trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, nhăm hình thành nếp sốngvăn minh, ý thức chấp hành pháp luật, tạo thói quen cho người tham gia giao thôngđường bộ chấp hành đúng quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào côngcuộc phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước.

1.1.2 Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung họcphổ thông ở thành phố Vinh

1.1.2.1 Khái niệm giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinhtrung học pho thông

Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, làphương tiện không thê thiếu dé bảo đảm cho sự tôn tại, phát triển của xã hội.Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước thì đời sống của các tầng lớpnhân dân đang được nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên của trình độ tri

thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng Nhân dân ngày

càng quan tâm hơn đến pháp luật vì thế mà ý thức chấp hành, thực hiện phápluật có những tiến bộ rõ rệt Việc giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức tráchnhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới tự nhiên hay ý thức pháp luật làđiều vô cùng quan trọng, mang tinh chất sống còn đến sự tôn tai và phát triển của

xã hội Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều chịu sự tác độngcủa giáo dục, đó chính là giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội Bằng nhữngnhận thức ban đâu do quan sat, tiép xúc cùng với sự giáo dục, dân dân ý thức

Trang 14

mới hình thành trong con người Ý thức pháp luật của nhân dân cũng hình thànhbang con đường như vậy.

Hiện nay, giới trẻ là lực lượng chiếm đông đảo trong dân số Việt Nam,

là những người có khả năng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh trongtương lai Chính vi vậy néu các em được học tập và có hiểu biết thì sẽ cốnghiến nhiều cho đất nước, ngược lại, nếu không được giáo dục, đặc biệt làkhông được giáo dục pháp luật dễ dẫn đến vi phạm pháp luật Vậy giáo dục

pháp luật là gì?

Giáo dục pháp luật là một loại hình giáo dục, trên cơ sở quan niệm về giáodục có thé hiểu giáo dục pháp luật là “gud trình tác động có mục đích, có tổchức, có nội dung và bằng những phương pháp nhất định tới nhận thức củangười được giáo dục (hay đối tượng được giáo dục) nhằm trang bị cho mỗingười một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức ding đắn vềpháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu câu của pháp luật.” [17, tr.108].Với nghĩa đó, có thê thấy, hoạt động giáo dục pháp luật có những đặc điểm

sau:

Giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động định hướng, có tô chức, thôngqua các cơ quan cá nhân và tô chức Tùy theo điều kiện, nội dung và mục đíchcủa mỗi loại chủ thé mà hoạt động giáo dục pháp luật được xác định, triểnkhai phù hợp với nội dung và chương trình khác nhau Chủ thể giáo dục phápluật phải là người nắm vững các tri thức pháp luật, biết cách truyền tải cácquy định pháp luật đó đến đối tượng được giáo dục Do đó, giáo dục pháp luật

là quá trình phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư, chuẩn bị thật kỹ càng và thậtnghiêm túc Quá trình này phải được tiến hành một cách thường xuyên, liêntục chứ không phải chỉ diễn ra một lần lên đối tượng giáo dục

Trang 15

Giáo dục pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xãhội, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành và bồi dưỡng nhân cách chotừng cá nhân và toàn xã hội trở thành công dân mẫu mực sống và làm việctheo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của nền kinh

tế tri thức và hội nhập toàn cầu

Giáo dục pháp luật là hoạt động cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡngtình cảm, thái độ đúng đắn với pháp luật một cách có định hướng, có chủ địnhlên mỗi thành viên của xã hội thông qua đó nhằm hình thành ý thức pháp luật

và những thói quen xử xự tích cực trong mọi hành vi ứng xử của công dân

trong đời sống xã hội

Trên cơ sở quan niệm về giáo dục pháp luật có thể hiểu giáo dục pháp luật

về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông 1a: gud trinh các cơquan chức năng có thẩm quyển sử dụng tổng hợp các hình thức, biện phápphương tiện tác động đến nhận thức của các em học sinh trung học phổ thônglàm cho các em năm vững và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định củaluật giao thông đường bộ, tham gia quản lý và góp phan gìn giữ trật tự an toàngiao thông đường bộ và trật tự an toàn xã hội Đó là quá trình tác động có mụcđích, có hệ thống và thường xuyên của chủ thể giáo dục pháp luật lên nhận thứccủa các em học sinh trung học phổ thông nhăm hình thành ở các em những trithức, sự hiểu biết về pháp luật và những phương pháp biết đánh giá sự đúng, sai

trong hành vi của mình, từ đó nâng cao ý thức pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

Đây là việc mà các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và cả xã hội đã làmthường xuyên Nhưng đó là bài toán đòi hỏi tiếp tục phải có thêm những lời giải

Trang 16

mới vì những hiện tượng đang diễn ra ngay trên đường phố hiện nay - đó là ýthức chấp hành pháp luật giao thông của giới trẻ, nhất là học sinh trung học phổthông còn thấp.

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổthông trên địa bàn thành phố Vinh là hết sức cần thiết Nhất là trong điều kiệnhiện nay, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam - là Nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân,

sự phân chia quyền lực nhà nước, hệ thống pháp luật dân chủ, minh bạch, tiến

bộ, là công cụ bảo đảm tự do cá nhân, công băng xã hội, sự thống trị của phápluật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội Muốn xây dựng nhà nước phápquyền thì phải có một hệ thống pháp luật dân chủ, minh bạch, tiến bộ, và hệthong pháp luật đó phải được tôn trọng, thực hiện nghiêm minh bởi tat cả các tôchức và cá nhân trong xã hội, từ cơ quan nhà nước, tô chức khác và mọi côngdân, trong đó có đối tượng là học sinh trung học phổ thông Vì thé, dé thực hiệnđược mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi tất cả mọi người dânphải có ý thức pháp luật, biết chấp hành quy định của pháp luật Bên cạnh đó, để

pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thì các cơ quan chức năng phải

tuyên truyền giáo dục pháp luật đến mọi công dân, trong đó có đối tượng là họcsinh trung học phổ thông - những công dân trẻ của đất nước

Mặt khác, trong thời gian, qua tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ

ở thành phố Vinh chưa đảm bảo tính bền vững, hay nói cách khác là còn tiềm an

sự “bùng nổ” về tai nạn giao thông Mỗi năm (từ năm 2009 - 2012) trên địa bànthành phố phát hiện và xử lý phạt tiền trên 31.400 trường hợp, trong đó có

khoảng 18.450 trường hợp bị lập biên bản Binh quân hàng năm xảy ra từ 80 - 95

vụ tai nạn giao thông, làm chết từ 36 - 40 người, bị thương hơn 82 người Trong

đó nguyên nhân chính là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao

Trang 17

thông còn hạn chế, đi sai phần đường, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, không cógiấy tờ hợp lệ với mật độ, lưu lượng phương tiện lớn, ý thức chấp hành củangười dân chưa cao đã gây nên tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông Trongnhững năm gan đây, số vụ vi phạm các quy định pháp luật về giao thông đường

bộ trong đó có vi phạm pháp luật của học sinh phổ thông ngày càng tăng, số vụ

vi phạm về an toàn giao thông đường bộ của các em học sinh là khoảng hơn1.700 vụ Điều đó chứng tỏ ý thức tham gia giao thông của các em còn kém,công tác giáo dục ý thức pháp luật cho các em còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng

bộ Các em chưa thực sự quan tâm hay hiểu hết được tính nguy hiểm của việckhông chấp hành đúng các quy định của pháp luật về giao thông

Chính vì vậy, để các em có được ý thức trong khi tham gia giao thông thìngay từ khi cắp sách tới trường, các em phải được học tập và được làm quen với

kỷ luật, phải chấp hành nội quy dé từ đó hình thành nhân cách, lối sống theo cácquy định của pháp luật Để ý thức chấp hành pháp luật của các em được nângcao thì đòi hỏi phải có sự quan tâm của gia đình và đoàn thê xã hội, mà nhất là

trách nhiệm của các cơ quan chức năng có vai trò trong hoạt động giáo dục pháp

luật về giao thông đường bộ cho các em Trách nhiệm giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ đã được quy định tại khoản 3, Điều 6 Luật giao thông đường bộ

là “Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và dao tạo có trách nhiệm đưa pháp

luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ

sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học” [20, tr.10]

Theo quy định này, việc giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho họcsinh trung học phổ thông là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vềgiáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chủ thé khác mà đặc biệt

là cảnh sát giao thông nhằm làm cho các em nhận thức rõ sự cần thiết, quyền vàtrách nhiệm của mình trong việc chấp hành pháp luật giao thông, nêu cao ý thức

Trang 18

tự giác trong việc chấp hành nghiêm túc luật giao thông, tích cực chủ động thamgia quản lý giao thông, góp phan duy trì và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổthông có một số đặc điểm, việc nghiên cứu làm rõ những đặc điểm này có ýnghĩa rất quan trọng, giúp cho việc xác định những nội dung, định hướng, hìnhthức, các biện pháp tuyên truyền giáo dục sát và đúng với lứa tuổi của các em, do

đó, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này Đó là các đặc điểm sau:Đối tượng của giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ là học sinh trunghọc phổ thông, những người được giáo dục, tiếp nhận, chịu sự tác động có tô

chức, có định hướng của các hoạt động giáo dục pháp luật, thông tin pháp lý, mà

ý thức pháp luật và hành vi của họ chính là khách thé của giáo dục pháp luật.Loại đối tượng này chiếm tỷ lệ rất lớn, đa dạng và phức tạp, có trình độ, tưtưởng, nhận thức, sự hiểu biết và lối sống sinh hoạt khác nhau Khả năng nhậnthức của các em về các vấn đề xã hội tương đối nhanh, sự tiếp cận các thông tinmới rất tốt Phần lớn các em ở lứa tuổi này luôn sinh sống và học tập trong cáctrường học trên địa bàn thành phố Vinh, cho nên trong một chừng mực nào đó có

sự ràng buộc với nhau trong cùng một tô chức, đoàn thê xã hội Do vậy, nội dung

và phương pháp giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho các em cần đượcchú trọng cho phù hợp với năng lực vốn có, đặc điểm vẻ tính cách và khả năng

nhận thức của các em.

Giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thôngtrên địa bàn thành phố Vinh đã và đang diễn ra trong điều kiện phát triển kinh tếthị trường, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập kinh té quốc tế và khu vực, chịu sựtác động của nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, hướngđến một mục đích cao hơn, đó là hình thành nền văn hóa pháp lý nói chung và

Trang 19

van hóa giao thông nói riêng cho thé hệ trẻ Đặc biệt trong bối cảnh các yếu tốcầu thành hoạt động giao thông quốc gia phát triển chưa đồng bộ, chưa tươngđồng với yêu cầu phát triển của xã hội và sự quản lý của Nhà nước, sự hiểu biếtpháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế.

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổthông có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đến tâm tư tình cảm vàquyền lợi cơ bản của công dân nói chung và các em học sinh trung học phổthông nói riêng Việc giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho lứa tuổinày được tiến hành trên cơ sở các quy định pháp luật của Nhà nước, và bởi cácchủ thể như sở Giáo dục và Đào tạo, các trường học, Công an, cơ quan tuyêntruyền, phố biến và giáo dục pháp luật, Đoàn thanh niên, sở Tư pháp Các chủthể đó vừa là đối tượng của giáo dục pháp luật, vừa có trách nhiệm tham gia giáodục pháp luật về giao thông đường bộ cho các em học sinh trung học phô thông.Mỗi chủ thể có vai trò, trách nhiệm và cách thức phổ biến, giáo dục pháp luậtriêng, tuỳ vào tình hình và đặc thù của từng cấp, từng ngành Cụ thé:

Sở Giáo dục va Dao tạo, các trường học trên địa ban thành phố Vinh cótrách nhiệm ban hành các chương trình, kế hoạch hay các dé án phổ biến, giáodục pháp luật về giao thông đường bộ: tổ chức triển khai, kiểm tra và tập huấn,bồi dưỡng, quản lý đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật giao thông đường bộ

trong các trường học trên địa bàn thành phó Chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về

giao thông đường bộ cho các các bộ, công chức và các em học sinh thông quaviệc truyền tải thông tin, nội dung về giáo dục pháp luật giao thông đường bộtrên các trang mạng điện tử, các bài báo, bản tin về giáo dục

Ở các trường trung học phô thông trên địa bàn thành phố Vinh, đội ngũ nhàgiáo, viên chức và các cán bộ trong nhà trường cân có nhận thức rõ ràng, phải

Trang 20

hiểu và năm bắt được các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường

bộ, từ đó có nhận thức đúng đắn về vai trò của các em trong việc đảm bảo an

toàn giao thông đường bộ Trên cơ sở đó mới có được những biện pháp tuyên

truyền, va cách thức giáo dục, hướng dan các em hiểu va chấp hành luật giao

thông, tham gia quản lý an toàn giao thông đường bộ.

Đối với các em học sinh trung học phổ thông ngoài nội dung sách giáo khoathì cần phải được trang bị kiến thức về luật giao thông, kiến thức pháp luật, ýthức công dân, nếp sống văn hoá giao thông cộng đồng ở mức độ tương xứng.Trong việc giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trunghọc phô thông thì các cơ quan Công an, mà đặc biệt là lực lượng Cảnh sát giaothông trên địa bàn thành phố Vinh có vai trò hết sức quan trọng Họ là nhữngngười hàng ngày trực tiếp tiếp cận, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạmpháp luật về giao thông đường bộ của các em hoc học sinh trung học phổ thông

Vi thé, họ vừa có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các em kiến thức vềpháp luật giao thông, phân tích, chỉ rõ những hành vi vi phạm của các em học

sinh Do vậy, mỗi cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông thành phố Vinh cần nêucao tỉnh thần trách nhiệm, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, thường xuyên bồidưỡng pham chat dao đức cách mạng, đấu tranh với những hành vi tiêu cực trong

công tác.

Uy ban nhân dân thành phố Vinh có trách nhiệm ban hành văn ban để tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho các em học sinh trung học

phổ thông, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn các tài liệu, sách báo,

hay các tạp chí liên quan đến nội dung này; có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho nhàtrường trong việc xây dựng tủ sách, mua sắm các trang thiết bị hay tổ chức các

Trang 21

buổi toa dam dé giáo dục, tuyên truyền về luật giao thông đường bộ cho cáctrường trung học phổ thông trên địa bàn thành phó Vinh.

Thành đoàn Vinh có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phốbiến pháp luật, tổ chức các đội tình nguyện dé hỗ trợ các cơ quan chức năng làmtốt công tác tuyên truyền và phô biến pháp luật giao thông đường bộ

Tuy nhiên, trách nhiệm giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho họcsinh trung học phổ thông không chỉ thuộc về các chủ thể nói trên mà còn thuộc

về chính gia đình các em Đồng thời cần có sự phối hợp giữa các cơ quan banngành, nhà trường và gia đình dé thiết lập cơ chế quan hệ trong công tác giáodục pháp luật về giao thông đường bộ cho các em học sinh trung học phố thôngnhằm tạo ra sự đồng thuận, nâng cao sự hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hànhpháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phô thông

1.1.2.2 Nội dung giáo dục pháp luật vé giao thông đường bộ cho học sinhtrung học phổ thông

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổthông có nội dung rộng lớn Dé các em có được ý thức trong tham gia giao thôngthì ngay từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường, các em phải hiểu và nhận thứcđược hành vi của mình Dé có được những đức tính này thì giáo dục đạo đức,giáo dục pháp luật và kỹ năng sống có tam quan trọng đặc biệt Các hành vi lạnglách, đánh võng, tranh giành nhau, gây gỗ và đánh nhau trong khi tham gia giaothông trên thực tế chủ yếu là xây ra ở các đối tượng trẻ tuổi Day cũng là mộttrong những điểm quan trọng cần tính đến trong việc áp dụng các biện pháp giáodục, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ Cần chú trọng nhiềuhơn đến việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đốivới những đối tượng này

Trang 22

Dé tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoc sinh có điều kiện thực hiện đầy

đủ nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong quá trình tham gia giao thông thì việcgiáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông cầntập trung vào một số nội dung sau:

- Giáo dục cho các em về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong việcchấp hành luật giao thông và tham gia quản lý trật tự an toàn giao thông

Thông qua công tác giáo dục pháp luật có thể giúp các em học sinh có sựchuyên biến về nhận thức và hành động, thay duoc trach nhiém, quyén loi cuamình, giúp các em hiểu được việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông

đường bộ của các em là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân các em, cho mọi

người tham gia giao thông và cho toàn xã hội Đề thực hiện tốt nội dung này cầnphải giáo dục nâng cao nhận thức của các em về pháp luật nói chung và phápluật giao thông đường bộ nói riêng, làm cho các em thấy rõ việc chấp hành luật

giao thông chính là bảo vệ mình và bảo vệ cho những người khác khi tham gia

giao thông, góp phan đảm bảo trật tự an toàn giao thông làm cho các em thay rõtrách nhiệm, quyền lợi của mình, những việc được làm và không nên làm khitham gia giao thông, chủ động phát hiện và đấu tranh, lên án, từng bước loại trừnhững thói xấu, những hành vi vi phạm quy tac giao thông khi tham gia giaothông đường bộ; chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý trật tự an

toàn giao thông ở từng địa bàn cơ sở, giúp các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông.

- Giáo duc cho các em học sinh trung học phô thông nắm rõ các nội dung cơbản của Luật giao thông đường bộ và các văn bản có liên quan đến công tác đảm

bảo trật tự an toàn giao thông Nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm

2008 là chuẩn mực pháp ly, bao gồm các các quy tắc giao thông, tiêu chuẩn kỹ

Trang 23

thuật an toàn cho các công trình giao thông, phương tiện giao thông, quy định vềtrách nhiệm của người tham gia giao thông, các hành vi vi phạm hành chính vềtrật tự an toàn giao thông và công tác quản lý nhà nước về giao thông Khi nămđược những nội dung cơ bản thì các em mới hiểu và biết được những việc cầnlàm và không được làm, từ đó mới có điều kiện để lên án với các hành vi viphạm, thấy rõ những tác hại của tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông.Cần giáo dục cho các em nắm rõ các quy tắc giao thông cơ bản như: quyđịnh về phía đi, phần đường, làn đường, quy định về tốc độ và khoảng cách giữacác phương tiện khi tham gia hoạt động giao thông Người điều khiển phươngtiện phải đảm bảo cho phương tiện hoạt động ở tốc độ quy định và giữ khoảngcách an toàn cho phép, tránh vượt xe khi tham gia giao thông Nếu vượt xe phảivượt về bên nào và đảm bảo an toàn khi vượt như: không có chướng ngại vật ởtrước, không có xe chạy ngược chiéu và các quy định về dừng đỗ xe; quy định

về người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông:quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độcồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô; về tốc độ, làn đường,khoảng cách, quy định về người điều khiển ngôi trên phương tiện tham gia giaothông: quy định về hệ thống báo hiệu giao thông: hiệu lệnh của người điều

khiến giao thông, biển hiệu, kẻ vạch đường, rào chắn Cần chú ý nêu rõ đặcđiểm, tính chất, hiệu lực của từng loại biển báo, đèn tín hiệu giao thông và hiệulệnh của Cảnh sát giao thông dé các em biết và chấp hành

Bên cạnh đó, các em còn phải nắm rõ các hành vi vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ, trách nhiệm cua công dân, các hành vi bi cam nhưuống rượu bia say khi điều khiển phương tiện giao thông, tô chức đua xe tráiphép đồng thời phải phân tích rõ trách nhiệm công dân khi thực hiện các hành

Trang 24

vi trên sẽ bi xử ly bang các hình thức: cảnh cáo, phat tiền, bồi thường thiệt hại,tạm giữ phương tiện, bị tước giấy phép lái xe

- Cần giáo dục cho các em cách hành xử khi gặp những hành vi vi phạm, đó

là kiên quyết đấu tranh, lên án những hành vi vi phạm Đó là những hành vi nhưlan chiếm phần đường, rẽ ngang, rẽ tắt, vượt đèn đỏ, đi hàng ngang hàng ba, lấnchiếm vỉa hè là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông gâythiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tai sản của công dân va Nhà nước Vi vậy,phải giáo dục dé các em nhận thức rõ được hậu quả, tác hại của hành vi vi phạm,làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, từ đó thay rõ được nguyên nhân và có giảipháp phòng ngừa Trên cơ sở của việc giáo dục sẽ tạo ra được tâm lý đồng thuận,cho các em không chỉ tôn trọng, chấp hành mà còn thấy rõ được trách nhiệm,nghĩa vụ của các em trong việc ngăn chặn, đâu tranh với các hành vi vi phạm.

- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác, tích cực chủ động sáng tạo ra cáchình thức, biện pháp tham gia vào quản lý trật tự an toàn giao thông Hướng dẫn

để các em nắm vững các động tác chỉ huy, hướng dẫn giao thông đơn giản, dùngcòi, rẽ trái, phải Bên cạnh đó còn phát hiện, giải toả ùn tắc, biết cách tham gia

bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn, ùn tắc chủ động trong tất cả mọi tình huống

Phổ biến cho học sinh, sinh viên các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham giagiao thông: cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậuquả phải gánh chịu khi vi phạm Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộkhông chỉ nhằm trang bị các kiến thức pháp luật mà quan trọng hơn là truyền đạt

ý nghĩa xã hội, sự cần thiết, lợi ích, từ đó tạo ra ý thức tốt đẹp cho các em khithực hiện các quy định về an toàn giao thông Các em có thé không nhớ hết, biếthết các quy định pháp luật về giao thông, song nếu hiểu được sự cần thiết củachúng cùng với lỗi sống đạo đức phù hợp, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân

và cộng đồng, họ sẽ tự kiềm chế dé không vi phạm Điều quan trong trong giáo

Trang 25

dục, phô biến pháp luật về giao thông là phải nâng cao khả năng nhận thức pháp

lý và gây dựng được tình cảm, niềm tin pháp lý ở mỗi cá nhân Theo cơ sở đógiúp các em có ý thức tôn trọng pháp luật, thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và lợiích chính đáng của mọi người trong đó có lợi ích của chính mình khi thực hiện

pháp luật.

1.1.2.3 Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật về giao thông đường

bộ cho học sinh trung học pho thông

- Hình thức giáo dục

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho đối tượng học sinh trunghọc phổ thông là hoạt động tác động trực tiếp vào nhận thức của các em, hoạtđộng này được tiến hành đưới nhiều hình thức khác nhau Nói đến hình thức giáodục pháp luật là nói đến cách thức tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật, cáchtiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở các em tìnhcảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của pháp luật Đốivới học sinh trung học phổ thông, việc giáo dục pháp luật về giao thông đường

bộ có thể được tiến hành dưới các hình thức như: thông qua chương trình mônhọc Giáo dục công dân ở trường, thông qua việc tuyên truyền vận động tậptrung, thông qua các phong trào san có, vận động công khai, vận động trực tiếphay vận động gián tiếp

Hình thức tuyên truyền trực tiếp như: thông qua công tác nghiệp vụ củaCảnh sát giao thông hàng ngày về việc tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi viphạm hành chính về trật tự an toàn giao thông, công tác đăng ky, quản lý phươngtiện và người điều khiển phương tiện giao thông, công tác giải toả ùn tắc đểgiáo dục tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật đến các em học sinh trực tiếp tham

gia giao thông đường bộ.

Trang 26

Hình thức tuyên truyền gián tiếp như: thông qua hệ thống thông tin, báo đài,báo nói, báo viết, tờ rơi, pa nô, áp phích, tranh cô động: đăng tải trên công báo;đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tincủa trường học, tô chức, khu dân cư, Tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông, thisáng tác văn thơ tuyên truyền về giao thông, các buổi nói chuyện, giảng dạy về trật

tự an toàn giao thông Tham gia xây dựng và lấy ý kiến, nội dung, chương trình phốcập và giảng dạy luật giao thông đường bộ trong các trường học, các cấp

Tăng cường kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông dégiáo dục, hướng dẫn các em tự giác chấp hành luật giao thông Mở các lớp tậphuấn ngắn ngày về luật giao thông cho các cơ quan tổ chức có liên quan làm

hạt nhân cho công tác giáo dục pháp luật ở trong trường học và ngoài xã hội.

Phối hợp các lực lượng chức năng dé làm tốt công tác giáo dục pháp luật

về giao thông đường bộ Đối với các lực lượng chức năng phối hợp hướng dẫn

về nghiệp vụ chuyên môn, kết hợp với các lực lượng ngoài ngành như: giađình, nhà trường, thanh tra để có chương trình, kế hoạch phân công phân cấpphối hợp nhằm làm tốt công tác giáo dục pháp luật

Tổ chức xây dựng và nêu gương các điển hình tiên tiễn, xây dựng phongtrào quần chúng nhân dân tự quản trong việc chấp hành luật giao thông và thamgia quản lý trật tự an toàn giao thông ở trong trường học, đường phố, thôn xóm

và các cơ quan tô chức doanh nghiệp

Hình thức tổ chức tuyên truyền vận động quan chúng chấp hành luật giaothông và tham gia quản lý trật tự an toàn giao thông rất phong phú, đa dang Dé

nâng cao hiệu quả công tác này đòi hỏi phải sáng tạo ra các hình thức tuyên

truyền vận động phong phú, sinh động có sức thuyết phục nhằm thu hút khả

năng tham gia nhiệt tình của các em.

Trang 27

- Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là cách thức, biện pháp tổ chức quá trình đưa nhữngtri thức đến với người học dé thực hiện mục tiêu giáo dục Phương pháp giáo dụcgồm phương pháp tổ chức giáo dục và phương pháp giáo dục cụ thé Phươngpháp giáo dục pháp luật gồm hai loại: 1- Các phương pháp tổ chức (các mô hình,phương pháp tô chức sự phối hợp chỉ đạo triển khai giáo dục ở từng cấp, từngngành và cho từng đối tượng) 2- Các phương pháp áp dụng trong một hoạt độnggiáo dục pháp luật cụ thê (thuyết trình, giảng giải, toạ đàm, thực hành ) Cùng

với hình thức giáo dục pháp luật thì phương pháp giáo dục pháp luật có ảnh

hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục, cùng một nội dung nhưng nếu sử dụng phươngpháp phù hợp thì sẽ thu được kết quả cao hơn, và về đích cũng nhanh hơn

Phương pháp tiến hành giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho họcsinh trung học phổ thông hết sức đa dạng, phong phú và có những nét đặc thù

riêng Việc lựa chọn phương pháp giáo dục phải phù hợp với nội dung, mục đích

và đối tượng giáo dục từ đó nhằm hình thành thói quen và cách ứng xử có vănhoá khi tham gia giao thông, cho nên phương pháp giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ cho học sinh trung học phé thông bao gồm các phương pháp sau:Phương pháp giáo dục gắn liền với quá trình dạy học, phương pháp cụ thêcủa dạy và học pháp luật trong nhà trường ngoài phương pháp thuyết trình, vấnđáp, sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác còn có phương pháp

ôn tập, kiểm tra, thi đánh giá kiến thức Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp

có vai trò tích cực trong việc củng cô hệ thống tri thức của học sinh mà một số

hình thức giáo dục pháp luật khác ngoài nhà trường không có được.

Trang 28

Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng các giáo cụ trực quan détrình bày một van dé, nội dung bài giảng như: sơ đồ, bảng biểu, mô hình, bănghình, biển báo tác động lên trực giác của học sinh.

Thông qua hệ thống thông tin đại chúng để mở rộng công tác giáo dục chocác em học sinh nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông Cần đa dạng hoá cáchình thức tuyên truyền, giáo dục sao cho sông động, có sức lôi cuốn và mang lạihiệu quả thiết thực nhất Thiết lập các tụ điểm truyền thông tại một số địa bàn cố

định (xóm, phó ) kết hợp giữa trưng bày tranh ảnh, phát thanh trực tiếp về trật

tự an toàn giao thông Chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, đồng thời phêphán các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của thanh thiếu niên

Bên cạnh đó, ngoài thời gian học tập trên lớp nhà trường cần tổ chức cáchoạt động ngoại khóa như: thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần, hoặc chào cờ đầutuần dé tô chức báo cáo các chuyên đề về trật tự an toàn giao thông, giúp các em

có dịp thống kê trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau cũng có ý nghĩa quantrọng Tổ chức các trò chơi liên quan đến giao thông: thi vẽ tranh, viết báotường nhằm truyền tải các thông tin pháp luật tới các em Bên cạnh đó, chínhquyền địa phương, cơ quan đoàn thê phối hợp với nhà trường, gia đình, tổ chứckhuyến khích hướng dẫn các em đảm nhận các công trình thanh niên về an toàn

giao thông, tham gia hoạt động giữ gin trật tự an toan giao thông tai địa phương

như tham gia đội thanh niên tình nguyện, đội tuyên truyền về an toàn giao thông

Ở các địa phương tô chức cho thanh thiếu niên học tập nghiên cứu luật giaothông đường bộ Tổ chức gặp gỡ trực tiếp các em dé giáo dục, tuyên truyền nângcao ý thức của từng em, phát động phong trào tự nguyện, tự giác chấp hành pháp

luật giao thông Thông tin kip thời tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông

Trang 29

của địa phương, toàn quốc và các biện pháp giải quyết tình trạng này qua cácbuổi sinh hoạt Đoàn, qua báo chí

Tổ chức các hình thức toa đàm, trao đôi về vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ

trong thực hiện và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, các cuộc thi tim

hiểu thi trắc nghiệm về Luật giao thông Các cán bộ đoàn viên thanh niên thườngxuyên vận động, nhắc nhở mọi người chấp hành luật giao thông, kiên quyết lên

án, dau tranh với những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là trongthanh thiếu niên Huy động các đội tuyên truyền thanh niên, tuyên truyền măngnon định kỳ tiễn hành tuyên truyền lưu động về trật tự an toàn giao thông tại cácđịa điểm công cộng trên địa bàn dân cư

Phát động và tổ chức cho 100% đoàn viên, đội viên được học tập nghiêncứu về Luật giao thông đường bộ và cam kết không vi phạm trật tự an toàn giaothông, thực hiện 4 không: không điều khiển mô tô xe gắn máy khi không có giấyphép lái xe; không lạng lách, đánh võng, vượt quá tốc độ khi điều khiển xe mô tô

xe gan máy va xe đạp; không cô vũ đua xe trái phép; không điều khiển xe môtô,

xe gắn máy và xe đạp khi đã uống rượu bia

Công tác giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ phải được tiễn hànhmột cách liên tục, thường xuyên và lâu dài với nhiều hình thức đa dạng Và cóthể xem đây là một phương pháp cơ bản củng cô ý thức pháp luật nói chung và ýthức pháp luật về an toàn giao thông cho các em nói riêng Bên cạnh đó, cần phải

sử dụng phương tiện thông tin đại chúng vào công tác tuyên truyén

1.2 Đặc điểm của học sinh trung học phố thông và yêu cầu đối với giáodục pháp luật về giao thông đường bộ cho họ

1.2.1 Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông

Trang 30

Học sinh trung học phố thông có thé có một số đặc điểm tâm ly theo lứatuôi tương tự nhau, song mỗi em lại có thể có những đặc điểm riêng về đặc điểmtâm sinh lý, nhu cầu, nên khả năng và điều kiện tiếp thu sự tác động của giáo dụckhông hoàn toàn như nhau Vì thế, muốn cho hoạt động giáo dục pháp luật vềgiao thông đường bộ đạt hiệu quả thì phải nghiên cứu, phân tích kỹ về đặc điểmcủa lứa tuôi các em, qua đó làm cơ sở khoa học cho việc xác định các mục tiêu,yêu cau, nội dung giáo dục pháp luật về giao thông phù hop cho các em, từ đó dé

có những hình thức và phương pháp thích hợp cho độ tuôi này

Về thé chất: Học sinh trung học phô thông là những em ở độ tuổi 15-18, đây

là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển, còn có nhiều sự biến động về cơ thé,

và sự phát triển này ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhận thức của các

em Sự phát triển về thé chất tạo cho các em có nhu cầu thé hiện mình rất cao,muốn tìm hiểu, cộng với những tò mò hay ham muốn hiểu biết về mọi việc, các

em muốn làm những việc lớn hơn so với lứa tuổi nhưng lại không có cái nhìnbao quát về cuộc sông nói chung và thiếu hiểu biết pháp luật cho nên các em khó

có thé cảm nhận được chính xác những gì đã va đang xảy ra xung quanh cuộcsống của các em Vì thế, néu không được giáo dục, không được dạy bảo thì các em

dễ có những nhận thức sai lầm, có tâm lý sai lệch dẫn đến hành vi vi phạm pháp

luật.

Về tâm lý: Do ở lứa tuổi học sinh đang trong quá trình hình thành nhân cáchnên tâm lý của các em không 6n định, rất nhạy cảm, thích thử nghiệm với nhữngcái mới lạ nên dé bị kích động và tác động của các yếu tô bên ngoài, hoặc các emxem thường quy định của pháp luật Thực tế cho thấy, trong tâm lý của học sinhtrung học phô thông còn tồn tại nhiều thói quen rất xấu như sự tuỳ tiện, thích théhiện bản thân, dễ bị lôi kéo làm những việc trái với pháp luật, coi thường phápluật là nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn

Trang 31

giao thông Mặc dù các em có thể nhận thức được các quy định của pháp luật về

an toàn giao thông nhưng vẫn cố tình vi phạm, thấy bạn bè vi phạm nhưng chưathực sự đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông củabạn bè các em, thậm chí còn ủng hộ, đồng tình với những hành vi vi phạm đó.Đây là van dé bức xúc hiện nay đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giaothông, nếu không có sự định hướng, tác động giáo dục cho các em theo các mụctiêu, chuan mực xã hội thì rất dé bi lôi kéo vào các hành vi vi phạm Một số em

có tâm lý coi thường các quy định của pháp luật, tâm lý cho rằng mình ít tuổinên không bị xử lý, trẻ con không phải chấp hành Vì thế, khi tham gia giaothông, các em thường tự do đi lại, đi xe đạp hàng 2-3; một số em chưa đủ điềukiện điều khiển xe máy vẫn ung dung trên đường băng những chiếc xe phân khốilớn, chở 3-4 người, đùa nghịch, lạng lách trên đường, vì các em cho rằng mọingười khác tham gia giao thông đều phải nhường các em Mặt khác, các em còncho răng: mình còn là học sinh, nếu có vi phạm cơ quan pháp luật cũng khôngphạt nặng hoặc bố mẹ các em sẽ đứng ra bảo lãnh

Một đặc điểm nữa là hầu hết các trường học đều tập trung ở khu vực trungtâm thành phố, do đó lượng hoc sinh tham gia giao thông vào giờ cao điểm ratlớn Lỗi phần lớn của các em là đi sai phần đường quy định, tụ tập đông ngườitrên đường dẫn đến ùn tắc giao thông và các vi phạm khác Đây là lứa tuổi khi

tham gia giao thông thường sử dụng phương tiện như xe đạp hoặc đi bộ, nên việc

vận dụng những kiến thức về pháp luật khi tham gia giao thông của các em thiếulinh hoạt Các em không nhìn thấy được tính nguy hiểm khi vi phạm pháp luậtgiao thông, không có ý thức so sánh đối chiếu giữa hành vi của mình với các quyđịnh của pháp luật.

Về nhận thức: Ở lứa tuổi này các em có những tư duy rất chân thật, các em

tự phát hiện ra mình có những thay đổi lớn về cả cách suy nghĩ mà từ trước giờ

Trang 32

chưa được nghe hay chưa có va tự ghi nhận suy diễn được đúng sai, các em bắtđầu tiếp cận với những kiến thức khoa học, văn hoá và trong đó có kiến thức vềpháp luật Vì vậy, nhận thức của các em về pháp luật còn nhiều hạn chế, các emchỉ nhận thức được một số quy định cụ thê của pháp luật về giao thông đường bộnhư: không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cắm, đường ngược chiều Lita tuổi

15-18 khi tham gia giao thông thường sử dụng các phương tiện thô sơ như đi xe

đạp hoặc đi bộ, do đó phần nào cũng bị động, thiếu chính xác, thiếu linh hoạttrong việc vận dụng kiến thức pháp luật khi tham gia giao thông trong thực tếcuộc sống, nên các em không đánh giá được hết tính nguy hiểm khi thực hiện

hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, có nhiều em nhận thức được hành vi của mình là trái quy địnhcủa pháp luật nhưng vẫn có tình vi phạm Chang hạn như: các em biết điều khiển

xe mô tô không có giấy phép lái xe là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn cốtình thực hiện, thậm chí còn lạng lách đánh võng trên đường, biết là nguy hiểmnhưng vẫn cô tình vượt đèn đỏ ; thậm chí các em còn ủng hộ bạn bè thực hiệnnhững hành vi vi phạm đó Do vậy, dé thay đôi được nhận thức của các em hocsinh trung học phố thông là việc làm có tính liên tục, lâu dài và cần sự tham giacủa rất nhiều cơ quan

Qua những đặc điểm về tâm lý, nhận thức của học sinh trung học phố thông

đã nêu, chúng ta thấy, đây là lứa tuôi hình thành và phát triển nhân cách, ý thứcpháp luật của các em cũng bắt đầu hình thành và phát triển Do đó, công tác giáodục pháp luật nói chung và pháp luật giao thông nói riêng có thé tác động quantrọng đến việc làm hình thành thế giới quan và nhân sinh quan mới, loại bỏnhững tâm lý, thói quen xấu trong khi tham gia giao thông của các em Điều đócũng đặt ra yêu cầu cho các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đưa ra các biệnpháp giáo dục dé có những giải pháp tối ưu nhất làm giảm tới mức thấp nhất tình

Trang 33

trạng vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của học sinh trung học phổ

có hệ thống những tri thức cơ bản cần thiết cho một công dân và hình thành thóiquen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Vì thế, công tác giáo dụcpháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phô thông cần đảm baocác yêu cầu sau:

Trước hết, giáo dục pháp luật giao thông phải nhằm giúp các em năm chắc,hiểu rõ các quy định của pháp luật giao thông, đặc biệt là các quy tắc gia thông,các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia giao thông,người điều khiến các phương tiện giao thông

Thứ hai, giao dục pháp luật giao thông phải hướng vào việc hình thành,

củng cô lòng tin của các em vào pháp luật (vào các quy định pháp luật, vào thựctiễn áp dụng pháp luật ), tạo cho họ có ý thức rõ ràng khi tham gia vào cácquan hệ xã hội, đây chính là mục đích cảm xúc của giáo dục pháp luật Điều nàyđặc biệt quan trọng góp phan hình thành động cơ và hành vi pháp luật; hành vi

đó vừa là hệ quả, vừa là thước đo ý thức pháp luật, thể hiện ý thức pháp luật,trình độ văn hoá pháp luật của các chủ thé một cách cụ thé

Thứ ba, thông qua giáo dục pháp luật giao thông đường bộ phải làm cho các

em tham gia giao thông tự giác, tự nguyện chấp hành Luật giao thông và tham

gia quản lý trật tự an toàn giao thông ở cơ sở.

Trang 34

Tứ tw, giáo duc các em chấp hành luật giao thông phải được tiễn hành mộtcách thường xuyên, liên tục, rộng rãi trên phạm vi toàn xã hội Muốn cho chocác em nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình để tự giác chấp hành

luật giao thông, tham gia vào hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông thì

phải tiến hành thường xuyên, liên tục và giáo dục rộng rãi trong cộng đồng chứkhông thê nóng vội, một sớm, một chiều

Tư năm, nội dung và hình thức giáo dục pháp luật về giao thông đường bộcho học sinh trung học phô thông phải phù hợp với trình độ, năng lực, kha năngnhận thức, tham gia giao thông của các em Xuất phát từ mục đích của công tácgiáo dục pháp luật về giao thông nhằm làm cho các em khi tham gia giao thông,điều khiển phương tiện hiểu, nắm rõ, chấp hành tốt luật giao thông Do vậy, cácchủ thê tiến hành giáo dục cần nghiên cứu dé xây dựng nội dung, hình thức, biện

pháp giáo dục cho phù hợp.

Thứ sáu, giáo dục pháp luật về giao thông phải kết hợp giáo dục đạo đức, cómục đích và yêu cầu hình thành tính hướng thiện trong hành vi của các em Sựhiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình thành ý thức tôntrọng và lối sống tuân theo pháp luật Con người có lòng tin thì luôn luôn trở nênhướng thiện, hình thành tính cân nhắc, lựa chọn, tự kiềm chế trong hành vi củamình Thực tế cho thấy, các cá nhân có trình độ văn hoá thấp, ít hiểu biết, không

có ý thức pháp luật, thiếu sự giáo dục thường có hành vi bột phát, mất bình tĩnhkhi tham gia giao thông nói riêng, trong các quan hệ giao tiếp xã hội nói chung.Như vậy, sự hiểu biết pháp luật, lối sống có đạo đức là cơ sở hình thành, xâydựng tính bền vững cho phong cách sống điềm tĩnh, chủ động trong những tìnhhuống xung đột của các cá nhân trước sự tác động phức tạp và đa chiều trong khi

tham gia giao thông.

Trang 35

Trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh sự hiểu biết các quy định pháp luật và

ý thức chấp hành các quy định đó thì thái độ, tình cảm, đạo đức, ý thức tráchnhiệm của bản thân, nếp sông và tính cách của con người có ảnh hưởng vô cùngquan trọng Các phẩm chất này nếu được xây dựng, điều chỉnh thường xuyênbăng những biện pháp phù hợp thì chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việcgiảm thiểu ùn tắc giao thông và đặc biệt là sự vi phạm các quy định pháp luậtgây hậu quả xấu cho sức khoẻ, tính mạng và tài sản của người tham gia giao

thông Suy cho cùng, các hiện tượng coi thường pháp luật, lạng lách, đánh võng,

phóng nhanh, vượt âu chủ yếu không phải là do các chủ thể vi phạm không biếtđến những quy tắc pháp luật cơ bản, tối thiểu về trật tự an toàn giao thông màcòn do những nguyên nhân khác thuộc phạm trù tâm lý pháp luật như đã đề cập

ở trên Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu nhiều hơn để tìm kiếm và áp dụng cácbiện pháp thiết thực, phù hợp nhằm hạn chế các vi phạm pháp luật, đảm bảo trật

tự, kỷ cương trong lĩnh vực hoạt động xã hội đặc biệt quan trọng này vẫn luôn làcần thiết

1.3 Những điều kiện bảo đảm cho giáo dục pháp luật về giao thôngđường bộ cho hoc sinh trung học phố thông

Giáo dục pháp luật là quá trình mà các chủ thể, đối tượng và nội dung giáodục có quan hệ tác động qua lại chi phối lẫn nhau Trong phạm vi này, mỗi yếu

tố có vị trí, vai trò nhất định và nội dung giáo dục đóng vai trò không kém phầnquan trọng Mục tiêu giáo dục pháp luật trong nhà trường bị chi phối bởi chủ thégiáo dục (giáo viên trực tiếp chiụ trách nhiệm về công tác này), đối tượng giáodục (học sinh) Việc xác định chương trình, nội dung giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ đưa vào giảng dạy trong các trường trung học phố thông lànhững vấn đề mà người làm công tác giáo dục và cả xã hội quan tâm Nội dung

giáo dục phải như thê nao, phạm vi mức độ kiên thức ra sao, thời lượng so với

Trang 36

các môn học khác sao cho dam bảo tính toàn diện, vừa sức, tránh sự quá tải đốivới học sinh Chính vì thế mà đây là những van dé cần được giải quyết một cáchđầy đủ, thấu đáo, trong trường hợp ngược lại thì không những mục đích của côngtác giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho các em không đạt được màcòn có thê dẫn đến những hậu quả bắt lợi Do đó, công tác giáo dục pháp luật vềgiao thông đường bộ cho các em học sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:

Tứ nhất: Về nhận thức, tư tưởng: Dé đảm bảo giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông diễn ra một cách toàn diện,đồng bộ thì trước hết phải có nhận thức đúng đăn về hoạt động này, hiểu được vaitrò của nó cũng như hiểu được các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.Nhận thức, tư tưởng pháp luật về an toàn giao thông là những tri thức vềpháp luật, là sự phản ánh tự giác, có mục đích, có tô chức của các chủ thể khithực hiện pháp luật về an toàn giao thông, có vai trò hướng dẫn và có tính “vượttrước” Nó trực tiếp góp phần vào việc xác định mục tiêu, phương hướng trongquá trình thực hiện công tác này Khi đã có nhận thức, tư tưởng pháp lí đúng đắn

về việc tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông đường bộ vững vàng thìlúc đó sẽ hình thành được văn hóa khi tham giao thông, làm cho xã hội ôn định

và tốt đẹp Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có khả năng nhận thức hay

có tư tưởng đúng đắn, vì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức, môitrường sống, làm việc của mỗi đối tượng Các chủ thé giáo dục phải biết phânloại các nhóm đối tượng dé có thé trang bị cho họ một cách tốt nhất các kiếnthức về pháp luật giao thông Phương pháp đề truyền tải các kiến thức đó đến cácđối tượng cũng phải thích hợp

Thông qua sự hiểu biết các quy định pháp luật giao thông mà con người cóđược những tri thức pháp lí cần thiết cho cuộc sông của mình, giúp họ có những

Trang 37

hành vi đúng đắn, phù hợp với quy định pháp luật khi tham gia vào các quan hệpháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng Bên cạnh đó còn giúpcho mọi người khả năng nhận thức, đánh giá về đời sống pháp luật với các van

đề như thực trạng của hệ thống pháp luật hiện hành; các tài liệu an pham vathông tin pháp lí; tinh trang pháp chế; công tác tô chức, thi hành va áp dụng phápluật của các cơ quan nhà nước, hoạt động thực hiện pháp luật của các tập thể, củacác tổ chức xã hội, thái độ của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật, tính hợp

pháp hay không hợp pháp trong hành vi của ban thân, của người khác và trong

hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, việc áp dụng pháp luật đã công bằng haychưa và bồn phận của mỗi người phải như thé nao

Thứ hai: Về sách báo, tài liệu và các phương tiện khác phục vụ cho giáo dụcpháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phố thông

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổthông sẽ đạt được hệu qua hơn khi dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật ngàycàng phát triển hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa các đường lỗi chủ trương củaĐảng, phản ánh đúng đặc điểm kinh tế xã hội trong từng giai đoạn Muốn vậy thìcác điều kiện về tài liệu, sách báo, cơ sở vật chất cũng phải được đảm bảo

Như chúng ta đã thấy, pháp luật về giao thông đường bộ được thê hiện trongnhiều văn bản, nhưng cụ thể và rõ nhất là trong Luật Giao thông đường bộ năm

2008 Có thé nói Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có tính xã hội sâu rộng,tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Luật đã điều chỉnh tương đốitoàn diện các lĩnh vực liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ, bao gồm:quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường

bộ của kết cấu hạ tang, của phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ,hoạt động vận tải đường bộ Trong đó có những nội dung, các quy định dành cho

Trang 38

người tham gia giao thông là các em học sinh trung học phô thông Bên cạnh đó

để đảm bảo cho việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tới các em họcsinh thì Quốc hội đã ban hành Luật phố biến giáo dục pháp luật năm 2012 tạo cơ

sở pháp lý vững chắc, thống nhất để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dụcpháp luật về giao thông cho các em

Ngoài ra, cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho công tác giáo dục phápluật về giao thông đường bộ cũng cần được đảm bảo, đó là các loại băng đĩahình, phim ảnh về các hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề của hoạt động giáo

dục ngoai giờ lên lớp Bên cạnh đó, kinh phí cho công tác giáo dục pháp luật

cũng được chú trọng, được huy động từ ngân sách nhà nước, và từ các nguồnhợp pháp khác Cụ thé, chính sách xã hội hóa công tác pho biến giáo dục phápluật, các đạo luật đều quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổchức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt độngphổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật

Thứ ba: Về đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luậtcho học sinh trung học phổ thông là những người, trực tiếp giáo dục, giác ngộ,tuyên truyền day đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung pháp luật về giao thôngđường bộ cho học sinh Do vậy, những người làm công tác này phải y thức đượctầm quan trọng của giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho các em học sinh, vàphải được trang bị đầy đủ kiến thức, phương tiện đảm bảo cho việc giáo dục phápluật về giao thông đường bộ

Đảm bảo về chất lượng cán bộ giúp cho các em nhanh chóng tiếp thu, nắmbắt cơ sở pháp lý cũng như các quy định, thông tin để chủ động và có ý thức hơnkhi tham gia giao thông Cán bộ tốt, có trách nhiệm và kiến thức phong phú sẽtác động lớn đến chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phố biến, giáo

Trang 39

dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh, kịp thời nắm bắt được những

sự thay đổi nhanh chóng, kịp thời của công tác này

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổthông trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội Day là hoạt động có ý nghĩa thiết thựcnhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết pháp luật giao thông đường bộ, hạn chếtối đa tình trạng vi phạm giao thông, là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc và tai nạngiao thông ở các em học sinh trung học phổ thông tại thành phố Vinh Hoạt độngnày đã trở thành mối quan tâm của nhiều cơ quan, ban ngành cũng như của mỗigia đình học sinh và trở thành vẫn đề nóng bỏng được các trường học, Sở Giáo

dục và Đào tạo, lực lượng Cảnh sát giao thông và các cơ quan có liên quan quan tâm, tìm cách tháo gỡ.

Giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ là quá trình các cơ quan chứcnăng có thâm quyên sử dụng các hình thức, biện pháp phương tiện tác động đếnnhận thức của các em học sinh trung học phổ thông, làm cho các em nắm vững

và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật giao thông đường bộ,tham gia quản lý, góp phan gìn giữ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự

an toàn xã hội.

Trong điều kiện xã hội của nước ta hiện nay, giáo dục pháp luật về giaothông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông là một hoạt động rất cần thiết

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w