1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Đan Phượng

87 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Đan Phượng
Tác giả Nguyễn Thị Hường
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 48,44 MB

Nội dung

- Thứ hai, chức năng giám sát của HĐND huyện: HĐND huyện thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI

NGUYEN THỊ HUONG

Chuyên ngành: Lý luận va lịch sử Nha nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN THI HOI

HA NỘI - 2013

Trang 2

tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Hồi.

Hà Nội, ngày 0] tháng 03 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hường

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Trang 4

Chương I NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HỘI DONG NHÂN

DÂN CÁP HUYỆN

1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của HĐND huyện ởViệt Nam qua các thời kỳ

1.1.1 Hội đồng nhân dân huyện theo Hién pháp năm 1946

1.1.2 Hội đồng nhân dân huyện theo Hién pháp năm 1959

1.1.3 Hội đồng nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1980

1.1.4 Hội đồng nhân dân huyện theo Hién pháp năm 1992

1.2 Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện

1.2.1 Vị trí, tính chất của HĐND huyện

1.2.2 Chức năng của HĐND huyện

1.2.3 Nhiệm vu, quyền hạn của HĐND huyện

1.3 Các hình thức hoạt động của HĐND huyện

1.4 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của HĐNDhuyện

1.4.1 Khái niệm chất lượng hoạt động của HĐND huyện

1.4.2 Các tiêu chỉ đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦAHỘI ĐÒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

2.1 Khái quát về HĐND huyện Đan Phượng

2.2 Chất lượng các kỳ họp của HĐND huyện Đan Phượng

2.3 Chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND huyện Đan Phượng

2.3.1 Hoạt động giảm sát cua Thường trực HĐND huyện

2.3.2 Hoạt động phối hop tổ chức thực hiện Chương trình hoạt độngnăm của HĐND huyện

ep OO OO OND DD

Trang 5

2.3.3 Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức tiếp xúc

cử tri trước và sau mỗi ky họp HĐND

2.3.4 Hoạt động tiến dân, giải quyết don thư khiếu nai to cáo của công dân2.4 Chất lượng hoạt động của các ban HĐND huyện Đan Phượng

2.4.1 Chất lượng hoạt động kiểm tra, giảm sát của các ban HĐND huyện

2.4.2 Chất lượng hoạt động thẩm định báo cáo, đề án thuyết trìnhtrước kỳ họp HDND huyện

2.5 Chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND huyện Đan Phượng

2.5.1 Tham gia quyết định những van dé quan trọng tai địa phương

2.5.2 Hoạt động giảm sát của đại biểu HĐND huyện

2.5.3 Hoạt động xem xét, giải quyết khiếu nại, t6 cáo của công dângửi tới đại biểu HĐND huyện

2.5.4 Hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp công dân của đại biểu HĐNDhuyện Đan Phượng

2.6 Nhận xét chung về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ảnhhưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng

Chương III QUAN DIEM, GIẢI PHAP NANG CAO CHAT

LƯỢNG HOAT DONG CUA HĐND HUYỆN DAN PHƯỢNG

TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

3.1 Sự cần thiết của việc tiếp tục tô chức HĐND huyện Đan Phượng hiện

nay

3.2 Quan điểm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện ĐanPhuong trong giai đoạn hiện nay

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng

3.3.1 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND

3.3.2 Tiến tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động của HDND cáp huyện

3.3.3 Nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND huyện, chất lượng hoạtđộng của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND

32

a3 3 35

37

39

40 Al 43

Trang 6

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhândân Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là Quốchội và Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyềnlực Nhà nước ở địa phương Điều 119 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 quyđịnh: “HĐND là co quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịutrách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” Như vậyHĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diệncho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Bởi vậy, xây dựng HĐNDcác cấp có thực quyền dé đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một

yêu câu bức thiệt hiện nay.

Trong tiến trình cải cách nền hành chính của nước ta, bộ máy chính quyền ởđịa phương đã đạt được nhiều thành tựu song hoạt động vẫn chưa thực sự có hiệuquả, bộ máy vừa thừa vừa thiếu, đặc biệt là trong tô chức và hoạt động của HĐND

Vì vậy, việc đôi mới tổ chức và hoạt động của HĐND để phù hợp với chức năng,quyền hạn của mình, thực hiện tốt vai trò của cơ quan dân cử, là cầu nối quan trọnggiữa Đảng, Nhà nước và nhân dân lao động là hết sức quan trọng

Trong các cấp HĐND thì HĐND cấp huyện giữ vị trí, vai trò là cầu nối giữacấp tỉnh và cấp xã, nơi mà hoạt động của HĐND được thể hiện một cách bao quát

và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương, nơi triển khaichính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước tới người dân Trong thời điểm hiện nay,khi mà thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, huyện đã đạt một số kết quả đángmừng, tuy nhiên vẫn còn những điểm kém thuyết phục dé nhân rộng mô hình trong

cả nước thì việc nghiên cứu tô chức và hoạt động của HĐND nhăm tìm ra những

Trang 8

Với vị thế là một huyện ven đô đang trên đà phát triển mạnh, huyện ĐanPhượng, thành phố Hà Nội giữ một vi thế khá quan trọng trong tiễn trình phát triểnchung của thủ đô Dé đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình thé giới cũngnhư quốc gia thường xuyên xuất hiện những biến động khó lường, cả bộ máy chínhquyền phải luôn sẵn sàng hội nhập, tiếp thu cái mới, tiến bộ dé tạo đà phát triển.Trong tiến trình đổi mới và cải cách đó, HĐND huyện giữ vị thé là cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương và đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân Mặc dù ởmột số địa phương đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND, song xuất phát từnhững điều kiện đặc thù riêng mà Đan Phượng chưa thực hiện thí điểm không tổchức HĐND, nhưng trên thực tế chất lượng hoạt động của HĐND huyện hiện nay

chưa được như mong muốn Việc tiếp tục tổ chức HĐND và nâng cao chất lượng

hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng vẫn là điều cần thiết Đó là lý do để tôichọn đề tài: “Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện ĐanPhượng” làm đề tài Luận văn thạc sỹ Luật học của mình

Trong phạm vi của Luận văn thạc sỹ, tôi không nghiên cứu cả quá trình

thành lập và phát triển của HĐND huyện Đan Phượng mà chỉ đề cập đến chất lượng

hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng trong thời kỳ 1999-2011.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chất lượng hoạt động của HĐND ở nước ta được đề cập nhiều trong các

sách báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học nhưng chủ yêu mới quan tâm nghiên cứuchất lượng hoạt động của HĐND cấp tỉnh, HĐND xã Có thể kế đến một số công

trình như:

- Bùi Huyền Mai, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhan dân va

Uy ban nhân dan thành pho Ha Noi, Luan van thạc sỹ Luật hoc, Viện Nhà nước vaPháp luật năm 2004 Luận van tập trung nghiên cứu về hoạt động của HĐND và

Trang 9

UBND thành phố Hà Nội từ đó đưa ra phương hướng đôi mới nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động của các cơ quan này.

- Nguyễn Nam Hà, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cap tỉnh (Qua

kinh nghiệm hoạt động của HDND tỉnh Khanh Hoa), Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2000 Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động

của HĐND tỉnh Khánh Hòa từ đó đưa ra phương hướng đổi mới nhằm nâng caochất lượng của HĐND tỉnh

- Nguyễn Văn Thái, Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhândan và Ủy ban nhán dân xã ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trườngđại học Luật Hà Nội năm 2001 Luận văn nghiên cứu về hoạt động của HĐND,UBND cấp xã ở nước ta từ đó đưa ra những quan điểm, biện pháp nhằm góp phầnhoàn thiện tô chức và hoạt động của HĐND và UBND

- Nguyễn Thị Ngát, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong giaiđoạn hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2011 Khóaluận nghiên cứu tổng quát về HĐND các cấp từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện

tô chức và hoạt động của HĐND

Các luận văn, khóa luận trên tập trung nghiên cứu về HĐND nhưng về cơbản đều xem xét tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung hoặc HĐNDcấp tinh, cấp xã chứ chưa có công trình nào bàn chi tiết về HĐND cấp huyện

Các tạp chí khoa học cũng đã đăng tải nhiều luận bàn của các tác giả khácnhau về HĐND như: Nguyễn Quốc Tuan, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Hội dong nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Tap chí Tổ chức Nhanước số 6/2002; Trương Đắc Linh, 7ổ chức và hoạt động của các ban của Hội đồngnhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003; Dinh Ngọc Quang, Vé đổi mới

tô chức và hoạt động của Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chiQuản lý nhà nước, số 2/2005 Trong khuôn khổ bài viết đăng trên tạp chí nên cáctác giả hầu hết chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ trong nội hàm khái niệm HĐND

Trang 10

trình này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu dé tài là: Tìm ra những giải pháp nhằm nâng caochất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu bao gom:

- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của HĐND huyện; vị trí,tính chất, chức năng của HĐND huyện

- Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng

tại các kỳ họp, hoạt động của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, các đại biểuHĐND huyện Đan Phượng, qua đó đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND

huyện Đan Phượng.

- Xác định sự cần thiết của việc tiếp tục tổ chức HĐND huyện Đan Phượng

- Dua ra những quan điểm, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về hoạt động của HĐND

huyện, đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng trong nhiệm

kỳ 1999-2004 và nhiệm kỳ kéo dài 2004-2011, đồng thời đề xuất các giải pháp nângcao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng trong giai đoạn hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lénin, tư

tưởng Hồ Chi Minh, quan diém của Dang và Nhà nước ta vê Nhà nước kiêu mới,

Hội đồng nhân dân thực quyên

Trang 11

- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như: Phân tích, lịch sử, tổng hợp, thống kê, so sánh

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Bồ sung lý luận về HĐND cấp huyện nói chung, HĐND huyện Dan

Phượng nói riêng.

- Chỉ ra những thành tích cũng như ton tại, hạn chế trong hoạt động của

HĐND huyện Dan Phượng thời gian qua.

- Dé xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND

huyện Đan Phượng.

7 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phân mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

gồm 3 chương 13 tiết

- Chương I: Những vấn đề lý luận về HĐND cấp huyện

- Chương II: Thực trang chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng

- Chương III Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của

HĐND huyện Dan Phượng trong giai đoạn hiện nay.

Trang 12

1.1 Khái quát về quá trình hình thành va phat triển của HĐND huyện

ở Việt Nam qua các thời kỳ

1.1.1 Hội đồng nhân dân huyện theo Hiễn pháp năm 1946

Theo Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, Bộ máy nhànước được phân thành năm cấp: Trung ương, cấp bộ, cấp tỉnh và thành phố trựcthuộc trung ương, cấp huyện, cấp xã Bộ máy chính quyền ở địa phương gồm cóHĐND và Ủy ban hành chính Tuy nhiên HĐND chỉ được thành lập ở cấp tỉnh,thành phố; thị xã và xã còn cấp bộ và cấp huyện không tô chức HĐND

Hiến pháp năm 1946 quy định về HĐND tại Chương V: “Hội đồng nhândân và Ủy ban hành chính” Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định:

“HĐND quyết định các van đề thuộc địa phương mình Những nghị quyết ay không

B99

được trái với chỉ thị của cấp trên” Điều 62 của Hiến pháp năm 1946 cũng quy định:

“Một đạo luật cụ thé sẽ định rõ những chi tiết tô chức các Hội đồng nhân dân và Ủyban hành chính”, nhưng do điều kiện của đất nước trong hoàn cảnh kháng chiếnchống thực dân Pháp nên thời kỳ đó đã không có một đạo luật tổ chức HĐND và

Ủy ban hành chính nào được ban hành Bởi vậy, trên thực tế cách thức t6 chức,quyền hạn và hoạt động của HĐND vẫn được thực hiện theo quy định của Sắc lệnh

số 63 ngày 22/11/1945 về tô chức chính quyền nhân dân xã, huyện, tinh kỳ va Sắclệnh số 77 ngày 21/12/1945 quy định về tô chức chính quyền nhân dân thành phó,thị xã, khu phó

Như vậy, theo quy định của Hiến pháp năm 1946 và các văn bản pháp luậtthời bấy giờ thì HĐND chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố; thị xã và xã còncấp huyện không tô chức HĐND

1.1.2 Hội đồng nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1959

Sau kháng chiến ở miền Bac năm 1954 thang lợi, Nhà nước ta đã tiến hànhcác biện pháp củng có chính quyền ở địa phương Sắc luật số 04-SL ngày 20/7/1957

Trang 13

về thé lệ bầu cử HĐND các cấp và Sắc luật số 110-SL ngày 31/5/1958 về việc tổchức chính quyền địa phương được ban hành quy định việc tổ chức lại các cơ quanchính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, theo đó HĐND và UBHC các cấpđược thành lập Cùng với Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959thì Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính năm 1962 lần đầu tiênđược ban hành đánh dấu một sự đôi mới căn bản trong tổ chức và hoạt động củachính quyền địa phương ở nước ta Theo Hiến pháp năm 1959, đơn vị hành chínhcủa nước ta không còn cấp bộ mà nước được chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố

trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phó, thị xã; huyện chia thành

xã, thị tran Hién pháp năm 1959 quy định tat cả các đơn vị hành chính kê trên đềuthành lập HĐND Nhiệm kỳ của mỗi khóa HĐND cấp tỉnh là ba năm còn HĐNDcấp huyện, cấp xã là hai năm Như vậy, Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp đầutiên quy định việc thành lập HĐND ở cấp huyện

Hiến pháp năm 1959 đã lần đầu tiên xác định HĐND các cấp là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu tráchnhiệm trước nhân dân Theo Điều 28 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy banhành chính năm 1962: “Tùy theo nhu cầu công tác, Hội đồng nhân dân có thể thànhlập các ban của Hội đồng nhân dân” Về co cấu tổ chức và bộ máy giúp việc củaHĐND được quy định tại mục 4 Chương II Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy

ban hành chính năm 1962.

1.1.3 Hội đồng nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 là bảnHiến pháp đầu tiên của thời ky quá độ lên chủ nghĩa xã hội So với bản Hiến phápnăm 1959 thì Hiến pháp năm 1980 có nhiều điểm mới Bộ máy nhà nước ta vẫngồm 4 cấp: Trung ương: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chínhtương đương (khu tự trị theo Hiến pháp năm 1959 đã xóa bỏ); từ năm 1975 có cấphuyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương; cấp xã, phường, thị

tran.

Trang 14

quyên lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệmtrước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên” Lúc này, HĐND ở tất cả cáccấp không có trụ sở, không có con dấu, không có người hoạt động chuyên trách,không có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND vì vậy, Ủy ban nhân dân cùng cấp đãtrở thành cơ quan hoạt động thường xuyên của HĐND cho tới khi Luật Tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1983 ra đời.

Điều 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1983 quyđịnh: “Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ tập thécủa nhân dân lao động ở địa phương động viên và tổ chức nhân dân xây dựng, củng

có chính quyên, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng ” Dé phát huy quyền làmchủ của nhân dân, mở rộng hơn nữa quyền hạn của HĐND, Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1983 quy định: Chủ tịch UBND triệu tập kỳ họpHĐND, điều hòa phối hợp với hoạt động của các ban thuộc HĐND, dự kiến chươngtrình và chuẩn bị cho kỳ họp HĐND

Như vậy, để đảm bảo cho HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn củamình theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và

Uy ban nhân dân năm 1983 đã cụ thé hóa những quy định của Hiến pháp về HĐNDcác cấp Nhìn chung Hiến pháp năm 1980 đã quy định khái quát về tô chức, vị trí,tính chất, quyền hạn của HĐND nhưng chưa quy định cụ thê về từng cấp HĐNDnói chung và HĐND cấp huyện nói riêng

1.1.4 Hội đồng nhân dân huyện theo Hiến pháp năm 1992

Trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, ngày 15/4/1992,Quốc hội đã thống nhất thông qua Hiến pháp năm 1992 và tại kỳ họp thứ 5 Quốchội khóa XI ngày 21/6/1994 đã thông qua Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân năm 1994, tiếp theo đó là Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thêcủa HĐND và UBND năm 1996 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày

Trang 15

25/6/1996 Đây là những văn bản pháp luật quan trọng làm nên tảng lý luận và hànhlang pháp ly dé hoàn thiện tô chức và hoạt động của HĐND.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng dân dân

và Ủy ban nhân dân năm 1994 thì HĐND ở ba cấp đều có chức danh Chủ tịch, Phó

Chủ tịch HĐND Việc triệu tập ky họp HĐND, điều hòa phối hợp hoạt động của các

ban thuộc HĐND được chuyền giao cho Thường trực HĐND ở cấp tinh, cấp huyện

và Chủ tịch, Pho Chủ tịch HĐND ở cấp xã Việc chủ tọa các kỳ họp HĐND đã énđịnh và dan đi vào nên nếp Các kỳ họp HĐND không phải bau ra Doan chủ tịch

lâm thời như các kỳ họp trước đây mà Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND) triệu tập và

chủ tọa các kỳ hop trong suốt nhiệm kỳ của HĐND Đây là điều kiện thuận lợi dédam bảo tính ồn định, khoa học trong việc điều khiển các phiên họp Cũng từ năm

1994, HĐND chỉ họp mỗi năm hai kỳ (trước đây là ba tháng một kỳ)

Để có thé thích ứng với tình hình quốc tế và trong nước có những biếnchuyên không ngừng, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm

2001 va cùng với đó là sự ra đời của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân năm 2003 quy định khá chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp HĐND.Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện trong từng lĩnh vực được quy định từĐiều 19 đến Điều 28

Như vậy, trong suốt lịch sử lập hiến và lập pháp Việt Nam, các quy định vềHĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng được kế thừa lẫn nhau nhưng đồng thờilại có sự sửa đồi, bỗ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn

1.2 Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện1.2.1 Vị trí, tính chất của HĐND huyện

Điều 119, Điều 120 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm

2003 quy định về vị trí, tính chất và chức năng của HĐND như sau: “Hội đồng nhândân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng

Trang 16

và quyên làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bâu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước câp trên”.

Trong bộ máy nhà nước, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm; là cơquan đại diện cho nhân dân địa phương làm nhiệm vụ giải quyết các công việc ởđịa phương trong phạm vi pháp luật cho phép HĐND có quyền quyết định các chủtrương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng vàphát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cô quốc phòng, an ninh, cải thiện đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương HĐND là cơ quan bầu raThường trực HĐND, UBND và Hội thâm Tòa án nhân dân cùng cấp HĐND giám

sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương và hoạt động tuân theo pháp

luật ở địa phương Nghị quyết của HĐND phải được quá nửa tổng số đại biểu biểuquyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND quy định tại Điều 46Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 Các quyết địnhcủa HĐND có tính chất bắt buộc thực hiện đối với mọi cơ quan nhà nước, tô chứckinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương

HĐND huyện do nhân dân trong huyện bầu ra dựa trên nguyên tắc phổthông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín HĐND huyện chịu trách nhiệm trước

nhân dân địa phương và luôn chịu sự giám sát của nhân dân địa phương.

Cơ cấu tô chức của HĐND huyện được hợp thành từ những đại biểu đại

diện cho các giai cấp, các dân tộc, thành phần xã hội trong phạm vi huyện Hội

đồng nhân dân huyện luôn vì lợi ích của nhân dân trong huyện song bên cạnh đócũng phải phù hợp với lợi ích chung của thành phó, của cả nước HĐND huyện là tôchức gần gũi với nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dântrong huyện vì vậy HĐND huyện là tổ chức vừa có tính chất chính quyền, vừa cótính chất quần chúng và cũng là cơ quan quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở

địa phương.

Trang 17

1.2.2 Chức năng cia HĐND huyện

Chức năng của HĐND huyện là phương diện hoạt động chủ yêu của HĐNDhuyện nham thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND Theo Hiến pháp năm 1992 vàLuật Tổ chức Hội đồng nhân dân va Ủy ban nhân dân năm 2003, thì HĐND huyện

có 02 chức năng là: Quyết định và giám sát, hai chức năng này có quan hệ mật thiếtvới nhau, hỗ trợ nhau HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phươngbăng việc ban hành các nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó,thông qua hoạt động giám sát, phát hiện những nội dung cần xem xét sửa đồi

- Thứ nhất, chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương:HĐND huyện quyết định những chủ trương, biện pháp quan trong dé phát huy tiềmnăng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội, củng cỗquốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chat và tinh than của nhândân địa phương, làm tròn nghĩa vu của địa phương với thành phó, với cả nước nóichung Nội dung chức năng quyết định của HĐND huyện rất rộng, bao gồm tất cảcác mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh trênđịa bàn huyện Điều này khăng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng củaHĐND huyện trong chính quyền địa phương Mặt khác đây cũng là những căn cứpháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho chính quyền địa phương khai thác hếtmọi tiềm năng, nội lực san có của mình nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh than

cho nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ đôi với cử tri và câp trên giao cho.

- Thứ hai, chức năng giám sát của HĐND huyện: HĐND huyện thực hiện

quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân

dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghị quyết của

HĐND huyện; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tô chức kinh

tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trên địa bàn huyện Chứcnăng giám sát của HĐND bao giờ cũng gắn với chức năng quyết định những vấn đề

cơ bản về kinh tế, xã hội của HĐND huyện Thực hiện tốt chức năng này cho phépHĐND kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ

Trang 18

Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của HĐND huyện và giúp HĐND phát hiệnđược sự không phù hợp, thiếu thực tế của các nghị quyết do HĐND ban hành dé sửađổi, bố sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện

Chức năng của HĐND huyện được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, quyềnhạn của HĐND huyện trong từng lĩnh vực Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND huyệnđược quy định cụ thể từ Điều 19 đến Điều 26 chương II Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 Cụ thé:

Trong lĩnh vực kinh tế: Luật tô chức HĐND và UBND trước đây quy định

về thâm quyền của HĐND huyện chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra những chủ trương,chính sách đối với các van đề cơ bản như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, pháthuy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phân bổ lao động và dân cư địa phương,quản lý tài nguyên địa phương thì đến Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân năm 2003 đã giao cho HĐND huyện các quyền như: Quyết định quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất đai, xây dựng phát triển đô thịnông thôn, phát trién mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, quyết định các kế hoạchphát triển các thành phan kinh tế ở địa phương, quyết định dự toán thu chi, phân bổngân sách nhà nước trên địa bàn; quyết định việc sử dụng tài nguyên thiên nhiêntrên địa bàn huyện và đưa ra các biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Trong lĩnh vực giáo đục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, xã hội vàđời sống: HĐND huyện xem xét quyết định những chủ trương, biện pháp phát triển

sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, biện phápbảo vệ, phát triển giá trị di sản văn hóa và có các chủ trương biện pháp đảm bảo chođời sống dân sinh ở địa phương ; quyết định kế hoạch phát triển mạng lưới khám

chữa bệnh, các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân; quyết định các biện pháp thực

hiện chính sách ưu đãi đối với thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng

trên địa bàn huyện

Trang 19

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trưởng: HĐND huyện

quyết định biện pháp khuyến khích nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật, ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ để phát triển sản xuất kinh doanh vàđời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, quản lý và sử dụng nguồn đất, nguồn

nước của địa phương, bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lũ trên địa

bàn huyện theo quy định của nhà nước và các quy định của cấp tỉnh

Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội: HĐND huyệnquyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ kết hợp quốc phòng an ninh với kinh tế vàngược lại, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phòng toàn dân, xây dựnglực lượng dự bị động viên; thực hiện nhiệm vu an ninh, trật tự, an toàn xã hội, dautranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương

Trong lĩnh vực thi hành pháp luật HĐND huyện quyết định những biệnpháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên và Nghị quyết của mình trên địa bàn huyện; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,nhân phẩm, các quyên và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo vệ tai sản, lợi ích

của nhà nước và bảo hộ tài sản của cơ quan, tô chức, cá nhân trên địa bàn huyện

Trong lĩnh vực xây dựng chính quyên địa phương và quản lý địa giới hànhchính: HĐND có thâm quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doHĐND bầu ra; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thườngtrực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND; bau, miễnnhiệm, bãi nhiệm Trưởng ban và các thành viên khác của các ban HĐND, Hội thâmnhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp Trong các quyền đó có các quyền bỏ phiếutín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra là quyền mới được bồ sung nhằm

dé cao tính quyền lực thực tế của HĐND HĐND huyện có quyền bãi bỏ một phanhoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND cùng cấp Bên cạnh đó,HĐND huyện có quyền giải tán HĐND cấp dưới trong trường hợp HĐND cấp dưới làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân

Trang 20

Như vậy, HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ đề ra chủ trương, kế hoạch pháttriển kinh tế, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công

dân trong phạm vi huyện minh.

1.3 Các hình thức hoạt động của HĐND huyện

HĐND huyện có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua các kỳ họp HĐND huyện, hoạt động của Thường trực HĐND huyện, các ban HĐND huyện và thông

qua hoạt động của các đại biéu HĐND huyện

- Kỳ họp HĐND huyện diễn ra 2 kỳ/năm, được triệu tập bởi Thường trực

HĐND huyện Kỳ họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của HĐNDhuyện, là nơi thể hiện tập trung quyền lực nhân dân và là nơi thảo luận, quyết địnhnhững van dé quan trọng thuộc thầm quyền của HĐND Kỳ hop làm việc tập thé vàquyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chứcdanh do HĐND huyện bầu ra là cần 2/3 số người tán thành

- Thường trực HĐND huyện có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phốihợp hoạt động giữa các ban của HĐND và các đại biểu HĐND Thường trực

HĐND huyện có nhiệm vụ triệu tập và chu tọa các ky hop của HĐND, giám sát

việc thực hiện Hién pháp và pháp luật tại địa phương, trình HĐND huyện việc bỏphiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do HĐND bầu ra, tổ chức tiếp dân,

giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Ủy ban Mặt trận tô quốc Việt Nam, điều hòa

hoạt động của các ban thuộc HĐND và tập hợp các chất vấn của đại biểu

trình HĐND

- Các ban của HĐND huyện: HĐND huyện thành lập hai ban là Ban kinh tế

- Xã hội và Ban Pháp chế Mỗi ban có cơ cấu gồm Trưởng ban và các thành viên doHĐND bầu ra và phải là thành viên của HĐND Các ban HĐND huyện có nhiệm vụgiúp Thường trực HĐND huyện chuẩn bị kỳ họp, thâm tra các báo cáo do HĐND

hay Thường trực HĐND giao cho, giúp Thường trực HĐND giám sát hoạt động của

cơ quan nhà nước, tô chức chức kinh tê, xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và công

Trang 21

đủ các kỳ họp, liên hệ chặt chẽ với nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyệnvọng của nhân dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề nhân dân quan tâm; tuyêntruyền, phô biến cho nhân dân về Hiến pháp và pháp luật.

1.4 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của

HĐND huyện

1.4.1 Khái niệm chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Nhìn từ góc độ lý luận, “chất lượng” là một khái niệm mang tính tương đối

và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này Theo Từ điển tiếng Việtcủa Viện Ngôn ngữ học thì chất lượng được hiểu là khả năng tập hợp các đặc tinhcủa một sản phẩm, hệ thống hay quá trình dé đáp ứng các yêu cầu của chủ thé cóliên quan Hiểu chất lượng theo nghĩa này ta rút ra một số đặc điểm của chất lượngnhư: Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, chất lượng luôn biến động theo

sự biễn động của nhu cầu Trên thực tế cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái

niệm chất lượng nhưng tựu chung lại, chất lương của một sản phẩm, một hệ thống

hay một quá trình hoạt động là tổng hợp các đặc tinh dam bảo sự phù hợp với mụctiêu, là sự vượt trội, sự hoàn hảo của sản pham, quá trình hoạt động đó so với các sản

phẩm, các quá trình hoạt động cùng loại.

Nhu vậy, có thé hiểu chất lượng hoạt động là tập hợp các đặc tính quy định

sự phù hợp, sự thỏa mãn nhu cầu của hoạt động đó đối với các chủ thé thu hưởngkết quả mà hoạt động đó đem lại

Từ đó có thê hiểu chất lượng hoạt động của HĐND huyện là tập hợp các kếtquả từ các hình thức hoạt động của HĐND huyện phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ

của cơ quan dân cử được quy định trong pháp luật.

Trang 22

1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện

* Tiêu chí chung để đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện:HĐND huyện vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân bởi vậy việc đánh giáhoạt động của HĐND huyện là có chất lượng hay không phải dựa trên tiêu chí sựphù hợp trong kết quả hoạt động của HĐND huyện với các chức năng, nhiệm vụ đề

ra cho HĐND huyện cũng như mức độ đáp ứng yêu cầu là cơ quan đại diện cho ýchí, nguyện vọng của nhân dân địa phương Tiêu chí chung dé đánh giá chất lượnghoạt động của HĐND huyện là sự phản ánh kết quả phát triển kinh tế, xã hội; tìnhhình đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; việc nâng cao đời sống vật chất, tỉnhthần của nhân dân trên địa bàn huyện HĐND huyện được đánh giá là hoạt động cóchất lượng cao khi tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của huyện không ngừng tăngtrưởng ở mức cao, ồn định và bền vững; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hộiđược giữ vững, không dé xảy ra tình trạng thiếu ôn định về chính trị, mat an toàn xãhội tại địa phương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương ngàycàng được nâng cao và giữ vững 6n định phù hợp với đà phát triển chung của tỉnh,

của cả nước.

* Các tiêu chí cụ thé dé đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện:

Trên cơ sở các tiêu chí chung đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện dựatrên kết quả đạt được về kinh tế chính trị, an ninh trật tự, đời sống của nhân dân trênđịa bàn huyện thì việc đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện đòi hỏi phảixem xét quá trình hoạt động của HĐND huyện thé hiện qua kết qua của từng hình

thức hoạt động của HĐND huyện.

Đối với các kỳ họp của HĐND huyện thì kỳ họp có chất lượng cao hay thấpđược đánh giá thông qua việc xem xét quá trình tổ chức, quy trình chuẩn bị tổ chức,điều hành kỳ họp đã phù hợp với các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm,cách thức điều hành kỳ họp hay chưa; việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp có

nghiêm túc, hiệu quả không; tài liệu phục vụ, SỐ lượng đại biểu tham gia, chất lượng

Trang 23

ý kiến thảo luận, chất vấn của đại biểu, quy kết trách nhiệm sau chất vấn; các báocáo, tờ trình đưa ra xem xét tại ky hop đã đảm bao về thé thức, nội dung chưa; cácquyết định của HĐND huyện thông qua các nghị quyết kỳ họp có mang tính thực tiễn,khả thi và thúc day sự phát triển của địa phương không

Đối với hoạt động của Thường trực HĐND huyện thì chất lượng hoạt động

của Thường trực HĐND huyện được đánh giá thông qua việc xem xét quá trình bầu

các thành viên của Thường trực đã phù hợp với các quy định pháp luật và đảm bảo

lựa chọn được những người có đủ năng lực, pham chat dé có thé hoàn thành tốt và

có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình chưa; việc thực hiện chức năng giám sát của

Thường trực đã đúng đối tượng, nội dung, có phát hiện được những sai phạm vàkiến nghị sau giám sát có được thực hiện trên thực tế hay không Dé đánh giá chấtlượng hoạt động của Thường trực HĐND huyện còn phải căn cứ vào việc phối hợp

tổ chức thực hiện chương trình hoạt động năm của HĐND huyện, tổ chức các kỳhọp HĐND huyện, hướng dẫn tô chức các kỳ họp HĐND xã, thị trấn; việc phối hợpvới các cơ quan hữu quan trọng việc tô chức tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họpHĐND; hoạt động tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân có thật

sự hiệu quả, có sát sao trong việc theo đõi quá trình giải quyết đơn thư của công dân

mà Thường trực đã chuyên đến co quan có thâm quyên hay không

Hoạt động của các ban HĐND huyện được coi là có chất lượng tốt khi đápứng được các tiêu chí: Số lượng các ban, thành viên các ban và quá trình bầu các

thành viên đúng theo quy định pháp luật, thành viên của các ban đủ khả năng hoàn

thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; hoạt động kiểm tra, giám sát của các banđúng theo kế hoạch đã đề ra, kết quả kiểm tra, giám sát phát hiện được những saisót và kiến nghị, hướng dẫn khắc phục; việc tiến hành thâm định các báo cáo, đề ánthuyết trình trước kỳ họp được thực hiện nghiêm túc, tìm ra được những điểm chưađúng, chưa phù hợp dé cho ý kiến chỉnh sửa, khắc phục

Đối với các đại biểu HĐND huyện thì chất lượng của đại biểu được nhìnnhận thông qua việc đánh giá trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, số lượng đại

Trang 24

biểu mỗi khóa HĐND huyện; thời gian đại biểu dành dé thực hiện nhiệm vụ đạibiểu (nghiên cứu tài liệu, tham gia các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, đoàn giám sát, quyếtđịnh những vấn đề quan trọng tại địa phương trong các kỳ họp; xem xét, giải quyết

các khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến cho đại biểu ) và kết quả thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của đại biêu.

Với vị thế vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quanđại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn huyện

thì việc xây dựng HĐND huyện có thực quyền, hoạt động có chất lượng nhằm đảm

đương day đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức thiết hiện nay.Trong xu thế thực hiện thí điểm nhằm mở rộng phạm vi không tổ chức HĐND cấp

huyện thì việc tiến hành xem xét, đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Đan Phượng nhằm mục đích nhìn nhận những thành tựu đạt được và chỉ ra nhữngđiểm tồn tại cần khắc phục là thật sự cần thiết Kết quả đó sẽ góp một ý kiến trongviệc xem xét có nên tiếp tục tổ chức HĐND huyện Đan Phượng hay không Việcxem xét thực trạng chất lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng phải dựavào các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện đã nêu trên

Trang 25

CHUONG II.

THUC TRANG CHAT LUQNG HOAT BONG CUA

HOI DONG NHÂN DÂN HUYỆN DAN PHƯỢNG

2.1 Khái quát về HĐND huyện Dan Phượng

Đan Phượng là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây, cửa ngõ phía Tây Kinh

đô Thăng Long - Hà Nội ngày nay; từ đây có thé vươn xa tới miền Tây Bắc ngútngàn, vùng Việt Bắc hùng vĩ, tạo thế tắm giáp chở che toàn bộ phía Tây Thủ đô Đó

là địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự trong các cuộc chiến tranh giành và giữnước Đan Phượng là địa danh hành chính có từ đầu triều Trần, thời quân Minh xâmlược và thống trị có tên là Đan Sơn Đến triều Lê (thế kỷ XV) cho đến nay được gọi

là Đan Phượng Lần ngược lại lịch sử, tính từ thời các Vua Hùng thì vùng đất ĐanPhượng ngày nay là đất Chu Diên, quận Giao Chỉ Đầu triều Nguyễn về trước, ĐanPhượng thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Cuối triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ

XX), Đan Phượng thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông Từ xưa, nơi đây là một vùng

đồng bằng phăng phiu, đất đai mau mỡ, dân cư quan tụ thành chòm, xóm, làng, xãtrù phú, có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi sản phẩm, hàng hóa; nơi đâysản vật giàu có, tập trung buôn bán, trên bến dưới thuyén, cảnh trí sam uất, đường đilối lại thuận tiện, con người trung hậu thuần phúc Đan Phượng còn là vùng đất địalinh đã sinh thành nhiều người con trung hiếu và ưu tú cho đất nước, thời nào cũng

có các vị “hộ quốc, an dan” Về hoc van, Dan Phuong la dat hiéu hoc, tir xua dén

nay có nhiéu người đỗ đạt các bậc khoa cử, trên Bia Tiến sỹ đặt tại Văn miéu Quốc

tử giám hiện còn ghi rõ 09 người thuộc địa phận Đan Phượng ngày nay đã thi đỗ

Tiến sĩ tính từ giữa thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX Trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ cứu nước, nhân dân Đan Phượng luôn một lòng tin theo Đảng

và Bác Hồ, kiên cường chiến dau, dũng cảm hy sinh, góp phần vào thang lợi chung của

Trang 26

Hiện nay toàn huyện có 16 đơn vi hành chính gồm 15 xã và 01 thị trấn; diện tích tựnhiên toàn huyện 76,59 km2, dân số là 150.800 nguoi.

Với truyền thống yêu nước được hun đúc từ ngàn đời, trong công cuộc đổimới xây dựng đất nước hiện nay, huyện Đan Phượng luôn là một trong nhữnghuyện đi đầu của thành phố Hà Nội trong phong trào phát triển kinh tế, bảo vệ anninh quốc phòng, quân sự địa phương được các cấp ủy Đảng và Nhà nước khentặng Dat được những thành tựu đó phải ké đến công lao không nhỏ của tập théHĐND huyện trong việc đề ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp trong từng thời

kỳ lịch sử.

Từ khi thành lập đến nay, HĐND huyện Đan Phượng đã trải qua 18 khóa

HĐND (hiện nay là HĐND khóa XVIII nhiệm kỳ 2011-2016) Hoạt động của

HĐND huyện nhìn trong cả quá trình phát triển luôn theo hướng đi lên cả về lượng

và chất; hoạt động có nhiều chuyên biến tích cực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động

ngày một nâng cao Việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND huyện, quyếtđịnh của chính quyền cấp trên và chính sách pháp luật của Nhà nước đạt nhiều kếtquả tốt Bởi vậy, ngày 22/7/1997 Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Laođộng hạng Ba cho HĐND huyện Đan phượng (đây là đơn vị HĐND đầu tiên được

Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động) Đó cũng là động lực lớn lao là cơ sở

nền tảng cho những bước hoạt động, phấn đấu của HĐND huyện Đan Phượng

Sau này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1999-2011, HĐND huyện Đan Phượng trải qua hai khóa HĐND: HĐND khóa XVI nhiệm kỳ năm 1999-2004 và HĐND khóa XVII nhiệm ky năm 2004-2011.

HĐND huyện Dan Phượng khóa XVI, nhiệm ky năm 1999-2004 có 30 đại

biéu được bầu ở 12 đơn vi bầu cử của huyện Tại kỳ hop thứ nhất HĐND huyệnkhóa XVI đã bầu Thường trực HĐND huyện gồm 02 người, Chủ tịch HĐND huyện

do Bí thư Huyện ủy kiêm chức và 01 Phó Chủ tịch HĐND huyện chuyên trách; Ban

Kinh tế - Xã hội HĐND huyện gồm 05 thành viên, trong đó Phó Chủ tịch HĐND

Trang 27

huyện kiêm Trưởng ban; Ban Pháp chế HĐND huyện gồm 03 thành viên do Trưởngban Tổ chức Huyện ủy kiêm Trưởng ban HĐND huyện được chia làm 12 tổ theođơn vị bầu cử; giúp việc cho Thường trực HĐND huyện có 01 Phó Chánh văn

phòng HĐND và UBND huyện Trong nhiệm kỳ 1999-2004, HĐND huyện giảm 02

đại biểu là Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND chuyền công tác lên tỉnh (HàTây) HĐND huyện đã kịp thời bầu b6 sung chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịchHĐND và Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Đại biểu HĐND huyện khóaXVI về cơ cau nữ, tuôi trẻ, ngoài đảng và tôn giáo được nâng lên so với nhiệm kỳ

trước, tỷ lệ đại biểu có trình độ học van, chính trị cao góp phần nâng cao chất lượng

hoạt động của HĐND (tỷ lệ cụ thé xem biểu 01)

Nhiệm kỳ HĐND huyện Dan Phượng khóa XVII nhiệm ky năm 2004-2011

là nhiệm kỳ có ý nghĩa đặc biệt đối với tổ chức và hoạt động của HĐND, đây là

nhiệm kỳ được kéo dài thêm 02 năm so với luật định HĐND huyện Đan Phượng

khóa XVII nhiệm kỳ năm 2004-2011 có 35 đại biểu Tại kỳ họp thứ nhất HĐNDhuyện đã bầu ra Thường trực HĐND huyện, các ban của HĐND Thường trựcHĐND huyện gồm 03 thành viên, trong đó Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐNDhuyện, 01 Phó Chủ tịch, 01 Ủy viên thường trực HĐND huyện hoạt động chuyêntrách Đến cuối nhiệm kỳ, cơ cấu Thường trực HĐND huyện có sự thay đôi, Ủyviên thường trực HĐND huyện được điều động làm công tác khác Ban Kinh tẾ -

Xã hội HĐND huyện gồm 05 thành viên, trong đó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện

ủy làm Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND huyện gồm 03 thành viên, trong đóTrưởng ban Tổ chức Huyện ủy làm Trưởng ban; các thành viên của 02 ban đều cótrình độ đại học, đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm Đại biểu HĐND huyện khóaXVII về cơ cấu độ tuổi theo hướng trẻ hóa, tỷ lệ đại biểu có trình độ học van, trình

độ chính trị cao hơn so với nhiệm kỳ trước (tỷ lệ cụ thể xem biểu 02), đây là nềntảng quan trọng cho việc đôi mới cách thức và phương pháp hoạt động của HĐNDhuyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Trang 28

2.2 Chat lượng các kỳ hop của HĐND huyện Dan Phượng

HĐND huyện Dan Phượng khóa XVI nhiệm ky năm 1999-2004 đã tô chứctổng số 12 kỳ họp theo đúng luật định trong đó có 01 kỳ họp bất thường, thời giandiễn ra mỗi ky họp từ hai đến ba ngày trong đó đều dành một ngày thảo luận ở tổđại biéu và hội trường tạo điều kiện thuận lợi dé nhiều đại biểu tham gia phát biểu ýkiến Ty lệ đại biêu HĐND tham gia các kỳ họp chiếm 96%, các đại biểu vắng mặtđều có lý do chính đáng Trong nhiệm kỳ HĐND huyện đã xem xét 62 báo cáo, 10

dé án, 21 tờ trình, thông qua 27 nghị quyết trong đó có 03 nghị quyết chuyên dé

HĐND huyện Dan Phượng khóa XVII nhiệm kỳ năm 2004-2011 đã tổ chức

20 kỳ họp theo đúng quy định pháp luật trong đó có 03 kỳ họp chuyên đề và 03 kỳhọp bất thường Thời gian diễn ra mỗi kỳ họp là hai đến ba ngày trong đó dành mộtngày thảo luận ở tổ và hội trường Ty lệ đại biêu HĐND huyện tham dự các kỳ hop

là 94,8% Trong cả nhiệm kỳ, các kỳ họp HĐND huyện đã xem xét tổng số 97 báocáo, 41 tờ trình, kế hoạch của UBND huyện; 42 báo cáo của Thường trực HĐND,

109 báo cáo thâm tra của các ban HĐND; 42 báo cáo của các cơ quan hữu quan.HĐND huyện đã ban hành 75 nghị quyết trong đó có 06 nghị quyết chuyên đề

Việc ban hành các nghị quyết được chuẩn bị chu đáo, từ việc xây dựng đề

án, kế hoạch, khảo sát, lay ý kiến đóng góp của cử tri đến thảo luận dân chủ trong

kỳ họp nhằm làm rõ nội dung của nghị quyết, các vấn đề còn vướng mắc, chưa rõràng, chưa phù hợp với tình hình địa phương cần trao đổi thêm Các nghị quyết doHĐND huyện ban hành đều đảm bảo đúng thâm quyên, quán triệt và cụ thé hóanghị quyết của Huyện ủy, của cấp trên đồng thời phù hợp với tình hình phát triểnkinh tế xã hội của địa phương, có tính khả thi cao, tạo thuận lợi cho UBND huyệnđiều hành thực hiện đạt kết quả tốt

Các kỳ họp đều được Thường trực HĐND, UBND, trưởng, phó trưởng cácban HĐND và Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện, các ngành liên quanthống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, chỉ đạo các cơ quan liên quan

chuan bị các tài liệu, văn bản cho tiêp xúc cử tri lây ý kiên chuân bị kỳ họp Việc

Trang 29

tiếp xúc cử tri của các tổ đại biểu HĐND huyện tại các xã, thị tran dé chuẩn bị cho

kỳ họp HĐND huyện có nhiều đổi mới cả về hình thức, nội dung trong đó chú trọngquan tâm lựa chọn các cử tri đại diện tiêu biểu, luân chuyển thôn, cụm dân cư déhạn chế tình trạng “cử tri chuyên nghiệp” Trong nhiệm kỳ HĐND huyện ĐanPhượng khóa XVII năm 2004-2011 bước đầu làm thí điểm lây ý kiến cử tri thôngqua hình thức phiếu trắc nghiệm (trong 02 năm 2010, 2011) đã đạt kết quả tốt, ýkiến tham gia phản ánh khách quan, trung thực hơn do hình thức lấy ý kiến này cửtri có thé ghi danh hoặc không ghi danh nên cử tri sẵn sàng nói thang, nói thật makhông ngại va chạm Các tài liệu, báo cáo trình kỳ họp đều được chuẩn bị đầy đủ,nghiêm túc và gửi đến các đại biểu trước 05 ngày theo đúng thời gian luật định tạođiều kiện để các đại biểu nghiên cứu chuẩn bị ý kiến tham luận tại kỳ hop dat chất

lượng cao.

Chủ tọa điều hành ky họp đảm bảo theo nội dung chương trình định trước,phát huy dân chủ, trí tuệ của các đại biểu; các kỳ họp được tiễn hành nghiêm túc,theo đúng thời gian dé ra đạt kết quả cao Các đại biêu HĐND đã chủ động nghiêncứu các văn bản và tích cực tham gia phát biểu ý kiến ở tô và hội trường: đến kỳhọp thứ 8 có 100% đại biêu HĐND phát biểu tại hội trường Trong hai nhiệm kỳ đạibiểu HĐND huyện Dan Phuong từ năm 1999-2011, đã có tổng số 352 ý kiến phátbiểu tại hội trường và 960 ý kiến phát biểu tại tổ trong đó các ky họp càng về cuốinhiệm kỳ số lượng và chất lượng ý kiến phát biểu của các đại biểu càng được nângcao Ý kiến phát biéu chủ yếu tập trung vào các nội dung được cử tri quan tâm nhưquản lý đất đai, cải cách hành chính, chính sách lao động, an sinh xã hội trên địa

Trang 30

Nhìn chung, các kỳ hop HĐND huyện Dan Phượng diễn ra trong hai khóa

XVI, XVII nhiệm kỳ từ năm 1999 đến năm 2011 đều được chuẩn bị chu đáo về thờigian, địa điểm, chương trình làm việc rõ ràng, khoa học; tài liệu phục vụ kỳ họp đầy

đủ về số lượng, đảm bảo về thê thức, nội dung, thời gian gửi đến đại biểu trước mỗi

kỳ họp; chủ tọa điều hành kỳ họp khoa học, hiệu quả; việc tiếp xúc cử tri trước vàsau kỳ họp được tổ chức đầy đủ, nghiêm túc; SỐ lượng đại biểu tham gia đạt mứccao, chất lượng ý kiến thảo luận, chất van đã có trọng tâm, trọng điểm tập trung vàocác van dé cử tri quan tâm; các nghị quyết kỳ hop được HĐND thông qua đúng quyđịnh pháp luật về thể thức, nội dung, phù hợp với chủ trương của Đảng, cơ quan cấp

trên và thực tiễn của huyện, mang tính khả thi cao

Bên cạnh đó, kỳ họp HĐND huyện Đan Phượng vẫn tồn tại một số điểmcần khắc phục dé nâng cao hơn nữa chất lượng kỳ họp đó là:

- Chất lượng tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho các kỳ họp chưa đạt hiệu quảmong muốn đo báo cáo của UBND huyện làm tài liệu tiếp xúc cử tri còn dài, chưahướng cho cử tri tham gia ý kiến vào những vấn đề trọng tâm, những chỉ tiêu chủyếu và những van dé xã hội quan tâm Đầu nhiệm kỳ nhiều đại biểu HĐND huyệnmới tham gia kỳ họp HĐND huyện lần đầu nên việc nghiên cứu tài liệu, báo cáo đitiếp xúc cử tri và các văn bản báo cáo, đề án trình tại các kỳ họp của một số đại biéuHĐND huyện chưa sâu, chưa tham gia ý kiến phát biểu thảo luận tại tổ và hộitrường, chất lượng ý kiến phát biểu chưa cao

- Điều hành kỳ họp, thực hiện nhiệm vụ của chủ tọa kỳ họp, thư ký kỳ họp

có việc chưa khoa học, xử lý tình huống có lúc chưa thật nhanh nhạy, linh hoạt, như

dé đại biểu mang tính chat đọc báo cáo tại phiên họp, phát biéu quá dài không đúngtrọng tâm, trọng điểm; trả lời chất van vòng vo, né tránh, dun đây trách nhiệm Việcđiều hành kỳ họp của chủ tọa có lúc chưa biết định hướng rõ ràng, gợi mở van dénên chưa phát huy được ý thức tự giác, tích cực của đại biểu cùng tham gia giảiquyết các nội dung của kỳ họp

Trang 31

- Báo các của các ngành hữu quan trình kỳ họp HĐND còn dài, còn nặng vềbáo cáo công tác theo chuyên ngành, chưa mang tính chất báo cáo trình trước HĐND.Việc thẩm định một số báo cáo của các ban của HĐND có mặt còn hạn chế, chưachỉ rõ những thiếu sót mà chỉ là báo cáo thâm định một cách chung chung mang

nặng tính hình thức.

- Việc thực hiện quyền chất vẫn của đại biểu HĐND con dé dat, chưa thật

sự chất lượng, hiệu quả chưa cao Trả lời chất vấn tại kỳ họp của một số ngành tuy

có nghiêm túc nhưng chất lượng trả lời còn hạn chế, còn có ý kiến trả lời chungchung chưa cụ thể, thiếu sự tập trung vào nội dung chất van nên nhiều đại biểu dựhọp chưa có sự đồng tình cao

Những tồn tại, hạn chế của các kỳ họp HĐND huyện Đan Phượng nói trên

do xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó bao gồm cả những nguyên nhân khách

quan và cả những nguyên nhân chủ quan, điên hình như:

- Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND doThường trực HĐND phối hợp với các cơ quan liên quan (UBND huyện, Ủy banMTTQ huyện, HĐND - UBND xã, thị tran) chuẩn bị các điều kiện phục vụ hội nghịtiếp xúc cử tri, trong đó UBND huyện mà trực tiếp là Văn phòng HĐND và UBNDhuyện giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị các tài liệu, báo cáo phục vụ tiếpxúc cử tri nên chủ yêu là sử dụng báo cáo về phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốcphòng của huyện Thực tế đó dẫn đến tình trạng chung là không có tài liệu chuyênsâu phục vụ hội nghị tiếp xúc cử tri mà nội dung báo cáo dài dòng, không hướng cửtri vào trọng tâm, trọng điểm những van đề đại biểu HĐND huyện cần báo cáo tạihội nghị tiếp xúc cử tri nên cử tri khó nắm bắt, khó tham gia ý kiến dẫn đến chất

lượng ý kiên của các cử tri tại hội nghị là chưa đạt như mong muôn.

- Việc xây dựng chương trình kỳ họp chưa thật chi tiết mà chỉ dừng ở việcphân bồ thời gian kỳ họp buổi nào nội dung gi chứ chưa quy định rõ trong ngày làmviệc này thời gian mỗi vấn đề là bao lâu dẫn đến khó khăn cho chủ tọa trong việcđiều hành kỳ họp Kỹ năng điều hành của chủ tọa kỳ họp những kỳ họp đầu mỗi

Trang 32

khóa còn có phan hạn chê dẫn đến chưa tạo được không khí dân chủ, cởi mở trong

các phiên thảo luận.

- Các ngành hữu quan dành chủ yếu thời gian trong năm dé thực hiện côngviệc chuyên môn chứ chưa đầu tư nhiều cho công tác chuẩn bị tham gia kỳ hop

HĐND nên các báo cáo nặng vê báo cáo công tác chuyên ngành.

- Trong một phạm vi nhỏ hẹp của huyện Đan Phượng nên các chủ thê tiếnhành chat vấn va chủ thé có trách nhiệm trả lời chất vấn đều quen biết nhau, honnữa các đại biểu tiễn hành chat van lại chủ yếu là đại biểu kiêm nhiệm hiện danglàm công tác chuyên môn nào đó tại huyện dẫn đến những mối quan hệ liên quanthậm chí phụ thuộc lẫn nhau nên việc độc lập, thang than trong thực hiện chất vẫn làrất khó khăn

2.3 Chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND huyện Dan Phượng

Trải qua hai khóa HĐND huyện XVI, XVH, HĐND huyện Dan Phượng đã

bầu ra Thường trực HĐND huyện đảm bảo đúng quy định về số lượng, cơ cấu Tại

kỳ họp thứ nhất HĐND huyện khóa XVI nhiệm kỳ 1999-2004, HĐND huyện đãbầu Thường trực HĐND huyện gồm 02 thành viên, trong đó Chủ tịch HĐND huyện

do Bí thư Huyện ủy kiêm chức và 01 Phó Chủ tịch HĐND huyện chuyên trách; ngoài ra, giúp việc cho Thường trực HĐND huyện có 01 Phó Chánh văn phòng

HĐND và UBND huyện Trong nhiệm kỳ 1999-2004, HĐND huyện giảm 02 đại biểu

là Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND chuyên công tác lên tỉnh (Hà Tây) HĐNDhuyện đã kịp thời bầu bổ sung chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện

Tại kỳ hop thứ nhất HĐND huyện Dan Phượng khóa XVII nhiệm kỳ

2004-2011, HĐND huyện đã bầu ra Thường trực HĐND huyện HĐND huyện gồm 03

thành viên, trong đó Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện, 01 Phó Chu

tịch, 01 Ủy viên thường trực HĐND huyện hoạt động chuyên trách Đến cuối nhiệm

kỳ, cơ cau Thường trực HĐND huyện có sự thay đổi, Ủy viên thường trực HĐNDhuyện được điều động làm công tác khác

Trang 33

2.3.1 Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND huyện

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND huyện tập trung vào UBND và

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

cùng cấp; hoạt động của các cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn

vị vũ trang nhân dân và công dân trên địa bàn huyện trong việc thi hành Hiến pháp, luật,

các văn bản của cơ quan nhà nước câp trên và các nghị quyêt của HĐND huyện.

Hoạt động giám sát, kiểm tra thực hiện nghị quyết HĐND, chấp hành phápluật của nhà nước, văn bản chỉ thị cấp trên được Thường trực HĐND huyện ĐanPhượng chủ động xây dựng kế hoạch và tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra Trongnhiệm kỳ 1999-2004 Thường trực HĐND huyện Đan Phượng đã tổ chức giám sát

tập trung 91 cuộc, trong đó năm 2000: 18 cuộc; 2001: 25 cuộc; 2002: 20 cuộc;

2003: 28 cuộc Đồng thời trong nhiệm ky Thường trực HĐND huyện đã phối hợptốt với tô đại biểu HĐND tỉnh Hà Tây, các ban HĐND tỉnh Hà Tây tổ chức giám sát

tập trung được 16 cuộc.

Trong Nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND huyện Đan Phượng đã tổ chức giám

sat tập trung 111 cuộc trong đó năm 2004 là 7 cuộc, 2005 là 16 cuộc, năm 2006 là

18 cuộc, năm 2007 là 16 cuộc, năm 2008 là 10 cuộc, năm 2009 là 23 cuộc, năm

2010 là 21 cuộc Trong nhiệm kỳ Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với tô đạibiểu HĐND, các ban HĐND tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội tổ chức tốt các cuộcgiám sát tập trung theo chương trình của HĐND tỉnh, thành phó

Phương thức tiễn hành các cuộc giám sát được thực hiện theo quy trình cụthé có thông báo về nội dung giám sát, thời gian giám sát, kết hợp nghe báo cáo vakiểm tra thực tế cơ sở, có thông báo kết quả gửi đến đơn vị được giám sát và các cơquan hữu quan Mỗi cuộc giám sát, Thường trực HĐND huyện đều mời lãnh đạoUBND huyện, Ủy ban MTTQ cùng cấp và các ngành liên quan tham gia đoàn giámsát Hoạt động giám sát luôn chú ý cải tiến nội dung, phương thức tiến hành nên

hiệu quả giám sát từng bước được nâng cao Thông qua hoạt động giảm sát đã có

tác dụng tích cực giúp cho UBND huyện, xã, các ngành thực hiện tốt chủ trương

Trang 34

của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu,

chỉ tiêu kinh tế xã hội mà nghị quyết HĐND đề ra

Trong hai nhiệm kỳ HĐND, hoạt động giám sát bằng hình thức chất van vatrả lời chất vấn tại kỳ họp đã được HĐND huyện quan tâm Trong mỗi kỳ họpthường kỳ HĐND huyện Đan Phượng 02 nhiệm kỳ vừa qua đều dành ít nhất 1/2ngày làm việc để tô chức cho đại biéu chất van và trả lời chất van tại hội trường.Nội dung chất van được tổng hợp từ các các câu hỏi chat vấn trực tiếp của đại biểuhoặc thông qua các hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri mà các tổ đại biểuHĐND, các ban HĐND tổng hợp Các ý kiến chất vẫn được gửi trước đến các cơquan liên quan dé chuẩn bị trả lời và phân công trả lời chất van Ngoài ra, các daibiểu cũng đã đưa ra các ý kiến chất vấn ngay tại kỳ họp Mỗi kỳ họp, Thường trựcHĐND huyện thường lựa chọn hai đến ba nhóm vấn đề bức xúc được dư luận, cử tri

và nhân dân quan tâm để chất vấn trực tiếp như: Công tác quản lý đất đai; quản lý,

sử dụng điện sinh hoạt Trong 12 kỳ họp HĐND huyện Dan Phượng nhiệm ky

1999-2004, chủ tọa kỳ họp đã tô chức cho đại biểu tiến hành chất van và nghe trảlời chất vấn tổng số 108 lượt ý kiến chất vấn trong đó có 71 ý kiến chất vấn tại hộitrường Tương tự, nhiệm ky 2004-2011 là 154 lượt chất vấn trong đó chất vấn tạihội trường là 119 lượt ý kiến Trong đó, các ý kiến chất vấn đúng trọng tâm, trọngđiểm những van đề cử tri toàn huyện quan tâm, nội dung chất vấn đã mang tính quykết trách nhiệm chứ không phải hỏi để năm thông tin Nhìn chung chủ tọa kỳ họp,Thường trực HĐND huyện đã điều hành hoạt động chat vấn và trả lời chất van dambảo dân chủ, nghiêm túc và trách nhiệm cao; các đại biểu tra lời chất vẫn đúng trọngtâm, trọng điểm, bước đầu dám nhận trách nhiệm và đưa ra phương hướng khắcphục được đại biểu và nhân dân đồng tình đánh giá cao

Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác giám sát của Thường trực

HĐND huyện Đan Phượng còn tồn tại những điểm hạn chế cần có biện phápkhắc phục:

Trang 35

- Tuy đã xây dựng kế hoạch hoạt động và tiễn hành giám sát theo kế hoạchnhưng hoạt động giám sát có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa tổ chứcđược nhiều cuộc giám sát theo chuyên đề Việc tổ chức các Đoàn giám sát chủ yêutập trung vào trước các kỳ họp HĐND dé có kết quả phục vụ kỳ họp HĐND chứviệc tiễn hành giám sát chưa được tô chức thường xuyên, liên tục Nguyên nhân chủyếu là do đại biểu HĐND hoạt động chủ yếu theo hình thức kiêm nhiệm nên việc tổ

chức Đoàn giám sát còn khó khăn và hiệu quả giám sát chưa cao.

- Một số kiến nghị sau giám sát của HĐND chưa được các cơ quan có tráchnhiệm tiếp thu nghiêm túc và giải quyết có hiệu quả Việc đôn đốc thực hiện cáckiến nghị sau giám sát có lúc còn chưa quyết liệt Hoạt động tái giám sát của

HĐND còn ít Nguyên nhân của thực trang này do sau khi tham gia Đoàn giám sát,

các đại biểu lại trở về với công việc chuyên môn của mình nên nhiều khi không có

thời gian và dé tam huyét vào việc đôn đốc thực hiện kết luận sau giám sat cũng it

quan tâm tới việc chủ thể bị giám sát đã thực hiện nghiêm túc các kết luận sau giám

sát chưa đê đưa ra kiên nghị tô chức tái giám sát.

- Còn tình trạng trả lời chất vẫn của các cơ quan liên quan tại kỳ họp mangtính chất trùng lặp, né tránh, không trực tiếp giải trình về những vẫn đề mà cử triquan tâm do không dám nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, đùn đây trách nhiệm

Có những ý kiến chất vấn chậm được trả lời, chậm được giải quyết do trong kỳ họpthì cơ quan liên quan xin trả lời sau bằng văn bản nhưng khi kỳ họp kết thúc họ lạibận rộn với công việc chuyên môn mà không tập trung trả lời cho đại biểu dẫn đếnmất lòng tin của cử tri

2.3.2 Hoạt động phối hop tổ chức thực hiện Chương trình hoạt độngnăm của HĐND huyện, tổ chức các kỳ họp HĐND huyện, hướng dẫn tổ chứccác kỳ họp HĐND xã, thị trấn

Nhìn chung trong hai khóa HĐND huyện XVI, XVII Thường trực HDHD

huyện Dan Phượng tuy có thay đổi về người giữ chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịchHĐND huyện tức thay đổi thành viên Thường trực HĐND huyện nhưng hoạt động

Trang 36

của Thường trực HĐND huyện luôn đảm bảo giải quyết công việc cả về chất lượng

và tiễn độ Hoạt động của Thường trực HĐND huyện đạt kết quả cao trong việchướng dẫn thực hiện chương trình hoạt động hàng năm của HĐND huyện, chuẩn bịtiến hành các kỳ họp thường ky, bat thường đạt hiệu quả

Hàng năm, trên cơ sở Chương trình hoạt động của HĐND huyện và nghị

quyết giám sát của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện Đan Phượng đã xây

dựng Chương trình hoạt động năm cua Thường trực HĐND huyện là cơ sở hoạt

động của Thường trực HĐND huyện; xây dựng chương trình phối hợp công tácnăm giữa t6 đại biểu HĐND thành phố - Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban

MTTQ huyện Thường trực HĐND huyện chủ động hướng dẫn các ban HĐND xây

dựng chương trình giám sát năm; hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức các kỳ họp

thường kỳ.

Thực hiện Chương trình công tác năm của HĐND huyện, hàng tháng, hàng

qúy, Thường trực HĐND huyện đều tổ chức họp giao ban với các ban HĐND

huyện, đánh giá hoạt động trong tháng, qúy, bàn nhiệm vụ thời gian tới Trong hai

nhiệm kỳ 1999-2004, 2004-2011 Thường trực HĐND huyện thường xuyên tô chứcgiao ban với trưởng, phó trưởng các ban HĐND huyện, các tô đại biểu HĐNDhuyện Tổng số tổ chức được 124 cuộc giao ban cấp huyện (mỗi tháng một lần) déđôn đốc, hướng dẫn các ban, các tô đại biểu những nội dung hoạt động trọng tâmtrong công tác tháng của các ban, các tô và đại biểu HĐND nhằm nâng cao hiệu quahoạt động của HĐND Thường trực HĐND huyện đã tổ chức 41 cuộc giao ban (batháng một lần) với Thường trực HĐND các xã, thị trấn để nắm bắt tình hình hoạtđộng và hướng dẫn, triển khai công tác qúy của HĐND các xã, thị tran Thườngxuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động đại biêu HĐND huyện,

tổ chức cho đại biểu HĐND huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã, thị tran đinghiên cứu, trao đôi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương Qua việc tô chứccác hội nghị giao ban, trao đôi kinh nghiệm, chất lượng tổ chức và hoạt động củaHĐND huyện và xã, thị tran ngày càng được nâng cao

Trang 37

HĐND huyện Dan Phượng đã thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa hoạt độnggiám sát giữa Thường trực HĐND, các ban HĐND có hiệu quả Thực hiện tốt việcphân công các ban của HĐND thâm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghịquyết trình các kỳ họp HĐND Phối hợp với UBND, Thường trực Ủy ban MTTQhuyện chuẩn bi chu đáo cho các kỳ họp và tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ hopHĐND huyện đạt kết quả tốt Tổ chức tốt các hội nghị rút kinh nghiệm các kỳ họpHĐND huyện và HĐND xã, thị tran Thường trực HĐND huyện đã phối hợp vớicác cơ quan liên quan t6 chức thành công cuộc bau cử đại biểu Quốc hội khóa XIII

và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 trên địa bàn huyện Chuẩn

bị và tô chức tốt dé Doan đại biểu Quốc hội tinh Hà Tây, Doan đại biểu Quốc hội thànhphố Hà Nội và Tổ đại biểu HĐND tinh Hà Tây, Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nộitiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND tỉnh, thành phó

Nhìn chung, trong việc phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình hoạt độngnăm của HĐND huyện, tổ chức các kỳ họp HĐND huyện, hướng dẫn tô chức các

kỳ họp HĐND xã, thị tran, Thường trực HĐND huyện Dan Phuong đã phát huyđược vai trò trung tâm của mình nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế cần

khắc phục, điển hình như:

- Các cuộc giao ban với các ban HĐND huyện, Thường trực HĐND xã, thị

tran và các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các đại biểu HĐND huyện cònmang tính hình thức, mới dừng lại ở việc đánh giá kết quả hoạt động trong tháng,qúy còn việc đưa ra phương hướng, cách thức để hoạt động có hiệu quả hơn trongthời gian tới chưa thật sự hiệu quả; nội dung các buôi toa đàm trao đôi kinh nghiệmcòn chung chung, chưa thu hút được sự quan tâm của đại biéu dẫn đến chất lượngkhông cao Điền hình như trong năm 2010, Thường trực HĐND huyện phối hợp vớicác cơ quan liên quan tô chức 02 budi toa đàm về nội dung “Vai trò của người daibiéu nhân dân trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và

“Vai trò gương mẫu của đại biểu HĐND trong việc thực hiện nếp sống văn hóa ởkhu dân cư” Hai buổi tọa đàm trên được tô chức khá quy củ về thời gian, đông dao

về số lượng và thành phan đại biểu tham dự nhưng nội dung lại quá chung chung,

Trang 38

không có định hướng cụ thé, rõ ràng nên không thu hút được tâm huyết của các đạibiểu tham dự, dẫn đến các ý kiến phát biéu không thật sự chất lượng, không dem lạilợi ích thiết thực.

- Các hội nghị rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ họp HĐND được Thường trực

HĐND phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức đầy đủ nhưng còn mang nặngtính hình thức chứ chưa nhìn nhận sâu sắc các vấn đề cần khắc phục trong những kỳhọp sau và đề ra biện pháp khắc phục

2.3.3 Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức tiếp xúc cửtrỉ trước và sau mỗi kỳ họp HĐND

Công tác tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND đã được Thường trựcHĐND huyện Dan Phượng chú trong chỉ đạo tô chức Trước mỗi cuộc tiếp xuc cutri, Thường trực HĐND huyện chủ trì phối hợp với UBND huyện, Uy ban MTTQhuyện tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn nội dung tiếp xúc cử tri cho các tÔtrưởng tô đại biểu HĐND huyện va Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ các

xã, thị tran đồng thời yêu cầu các tổ đại biểu HĐND huyện họp tô phân công nhiệm

vụ các thành viên trong buổi tiếp xúc cử tri Thường trực HĐND huyện ĐanPhượng đã thực hiện tốt việc bố trí thời gian tiếp xúc cử tri là bốn đến năm ngày.Được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của Thường trực HĐND, các cuộc tiếp xúc cửtri tại huyện diễn ra nghiêm túc, đủ thành phần, số lượng từ 50 đến 60 người Các

cử tri tham gia tiếp xúc cử tri đều tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến sôi nổi, đónggóp nhiều ý kiến có chất lượng cao Các ý kiến của cử tri đều được đại biểu thamgia tiếp xúc cử tri ghi nhận, tổng hợp đầy đủ báo cáo tới Thường trực HĐND,

HĐND tại các kỳ họp.

Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND huyện đều phối hợp với các cơ quanliên quan tô chức các buổi tiếp xúc cử tri theo đúng quy định của pháp luật để báocáo với cử tri nội dung, kết quả kỳ họp HĐND, thông báo những ý kiến, kiến nghịcủa cử tri đã được trả lời, giải quyết tại kỳ họp

Trang 39

Ngoài ra Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với UBND, Ủy banMTTQ huyện, Thuong trực HĐND, UBND các xã, thị tran tô chức tốt các cuộc tiếpxúc cử tri đột xuất, theo chuyên đề tại cơ sở để nắm bắt những ý kiến, kiến nghị,giải quyết những vấn đề bức xúc cử tri quan tâm và tổ chức thành công các cuộctiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, tổ đại biểu HĐND tỉnh, thành phố tiếpxúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội, HĐND tỉnh, thành phó

Qua thực tế tiếp xúc cử tri những năm qua tại huyện Đan Phượng, nhìnchung HĐND huyện chưa tô chức được nhiều cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên dé.Trong tổng số 52 cuộc tiếp xúc cử tri được Thường trực HĐND huyện phối hợp tôchức trong 02 khóa HĐND huyện từ năm 1999-2011 thì chỉ có 04 cuộc tiếp xúc cửtri theo chuyên đề Các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND ở noi cư trú, nơicông tác còn hạn chế Một số đại biểu kiêm nhiệm nhiều việc nên có lúc còn văngmặt trong các cuộc tiếp xúc cử tri Có những ý kiến, kiến nghị của cử tri được các

cơ quan, người có thâm quyền giải quyết, trả lời chưa thỏa đáng khiến cử tri phảnánh, kiến nghị nhiều lần Có những ý kiến cần trả lời ngay, giải quyết gấp nhưngđến khi đại biểu trả lời, co quan chức năng giải quyết thì không còn tính thời sự dẫnđến mắt lòng tin trong nhân dân

2.3.4 Hoạt động tiếp dân, giải quyết đơn thw khiếu nại tố cáo của công dânTrong hai nhiệm kỳ 1999-2004, 2004-2011 tình hình tiếp công dân củahuyện nói chung, Thường trực HĐND huyện Dan Phượng nói riêng tương đối ổnđịnh, không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người hay những vụ việc phức tạp.Theo lịch tiếp công dân, hàng tháng Thường trực HĐND huyện đều phân công cácđại biểu HĐND huyện tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của huyện,định kỳ 02 ngày/ tháng và phối hợp với UBND xã, thị trấn tiếp công dân tại trụ sở

xã, thị tran Ngoài việc tiếp nhận đơn, hướng dẫn, giải thích về những van đề côngdân kiến nghị, khiếu nại, tố cáo Thường trực HĐND huyện đã tiến hành tuyêntruyền, phô biến trực tiếp đến người dân những quy định của pháp luật, những chủ

Trang 40

trương, chính sách mới của nhà nước đê công dân hiéu, nâng cao dân trí pháp luật

góp phan ồn định tình hình an ninh nông thôn

Thường trực HĐND huyện Đan Phượng đã thực hiện tốt các hoạt động tiếpcông dân, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tổ cáo của công dân đồng thời quan tâm,đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại tổ cáo của côngdân bằng nhiều hình thức khác nhau Trong hai nhiệm kỳ, HĐND huyện tiếp nhận

77 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân (nhiệm kỳ 1999-2004 là 32 đơn, 2004-2011

là 45 đơn) Nội dung đơn tập trung chủ yếu vào vấn đề đất đai, giải phóng mặtbăng không có đơn thư tổ cáo liên quan đến đại biểu HĐND Thường trực HĐNDhuyện đã nghiên cứu, xem xét phân loại đơn chuyền đến các cơ quan liên quan giảiquyết theo đúng thẩm quyên, trả lời đơn thư khiếu nại của công dân theo quy địnhpháp luật; quan tâm đôn đóc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, t6 cáo của công dân.Kết quả giải quyết đơn thư khiến nại, tố cáo của công dân gửi đến HĐND huyệnĐan Phượng hang năm luôn đạt trên 90% (cụ thé xem biéu 04)

Nhìn chung bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác tiếp dân, giải

quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến chất

lượng hoạt động của HĐND huyện Đan Phượng trong lĩnh vực này chưa cao, cụ thểlà: Công tác trực tiếp công dân của đại biểu HĐND tại cơ sở chưa thường xuyên,còn nặng hình thức, hiệu quả chưa cao do vậy một số vấn đề bức xúc không pháthiện kịp thời để yêu cầu UBND huyện tập trung giải quyết nhất là những sai phạmtrong quản lý, sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường, các tệ nạn xã hội Công tác phốihợp giữa Thường trực HĐND với đại biểu HĐND huyện, UBND huyện, xã, thị tran

và các cơ quan hữu quan trong việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tốcáo của công dân chưa chặt chẽ, chưa quyết liệt trong việc đôn đốc tiễn độ, chấtlượng giải quyết; việc đôn đốc thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếunại t6 cáo của công dân đã có hiệu lực pháp luật còn hạn chế Tuy tỷ lệ giải quyếtkhiếu nại tố cáo do công dân chuyên đến khá cao nhưng lại ít quan tâm tới công tácthực hiện quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp lý

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w