1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

284 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Tác giả Nguyễn Diệu Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Thuý Giang, TS. Trần Đình Chiến
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 284
Dung lượng 5,95 MB

Nội dung

Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớiGiáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Trang 1



NGUYỄN DIỆU LINH

GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2024

Trang 2



NGUYỄN DIỆU LINH

GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Trịnh Thuý Giang Người hướng dẫn khoa học 2: TS Trần Đình Chiến

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận án “Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các kết quả nghiên cứu của luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Diệu Linh

Trang 4

được nhiều sự giúp đỡ quý báu của tập thể và cá nhân.

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới tập thể hướng dẫn cô giáo – PGS.TS Trịnh Thuý Giang và thầy giáo – TS Trần Đình Chiến Thầy/cô đã tận tình chỉ bảo, tư vấn, định hướng cho tôi về mặt học thuật, truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học, giúp tôi thể hiện được ý tưởng nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện luận án.

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý Giáo dục học, Bộ môn Lý luận dạy học, các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Công tác Thanh thiếu niên – nơi tôi đang công tác đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc và động viên tinh thần giúp tôi

có động lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban Thường vụ, cán bộ Đoàn chuyên trách tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, đại diện lãnh đạo địa phương, các ban ngành liên quan, các nghệ nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm luận án.

Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và những người bạn đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án Nguyễn Diệu Linh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN .

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Những luận điểm cần bảo vệ 8

9 Những đóng góp mới của luận án 9

10 Cấu trúc luận án 9

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10

1.1.1 Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên 10

1.1.2.Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên và thanh niên nông thôn 13

1.1.3 Nhận xét chung 20

1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 22

1.2.1 Nông thôn Việt Nam 22

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới 23

1.3 Khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên nông thôn 29

1.3.1 Thanh niên và thanh niên nông thôn 29

1.3.2 Trách nhiệm của thanh niên nông thôn đối với xây dựng nông thôn mới 32

1.3.3 Nghề truyền thống 33

1.3.4 Đặc điểm khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên nông thôn 36

Trang 6

1.4.1 Khái niệm giáo dục, giáo dục khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 45 1.4.2 Vai trò của giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông

thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 48

1.4.3 Các lực lượng tham gia giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 48

1.4.4 Nguyên tắc giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 51

1.4.5 Mục tiêu giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 53

1.4.6 Nội dung giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 54

1.4.7 Hình thức giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 61

1.4.8 Phương pháp giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 62

1.4.9 Đánh giá kết quả giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 64

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 71

1.5.1 Nhóm yếu tố thuộc về thanh niên nông thôn 71

1.5.2 Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể giáo dục và các lực lượng phối hợp 72

1.5.3 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường 73

Kết luận chương 1 75

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 76

2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể khảo sát 76

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay 76

Trang 7

2.1.3 Đặc điểm thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng 79

2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 81

2.2.1 Mục đích khảo sát 81

2.2.2 Đối tượng, địa bàn khảo sát 81

2.2.3 Nội dung khảo sát 82

2.2.4 Phương pháp khảo sát 82

2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát 83

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 84

2.3.1 Thực trạng khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay 84

2.3.2 Thực trạng nhận thức của thanh niên nông thôn và cán bộ Đoàn về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 91

2.3.3 Đánh giá thực trạng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay 95

2.4 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới 119

Kết luận chương 2 123

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 124

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 124

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 124

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 124

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả 124

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và hệ thống 125

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 125

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính cộng đồng 125

Trang 8

3.2.1 Bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp và khởi nghiệp từ nghề truyền thống

cho thanh niên nông thôn trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới 125

3.2.2 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống và yêu cầu xây dựng nông thôn mới cho các lực lượng tham gia giáo dục khởi nghiệp .128

3.2.3 Thiết kế các chủ đề giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới 130

3.2.4 Tổ chức cho thanh niên nông thôn thiết kế các dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống gắn với yêu cầu xây dựng nông thôn mới 135

3.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn trên nền tảng số 139

3.2.6 Huy động các cộng đồng làng nghề tham gia giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn 141

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 143

3.4 Thực nghiệm sư phạm 145

3.4.1 Mục đích thực nghiệm 145

3.4.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 145

3.4.3 Nội dung thực nghiệm 145

3.4.4 Giả thuyết thực nghiệm 145

3.4.5 Quy trình thực nghiệm 146

3.4.6 Kết quả thực nghiệm 148

Kết luận chương 3 165

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 166

1 Kết luận 166

2 Khuyến nghị 168

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 172

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC

Trang 9

Bảng 1.1 Rubric đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng

yêu cầu xây dựng NTM 67Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến TNNT các tỉnh ĐBSH 81Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các

tỉnh ĐBSH 81Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về mức độ tham gia

khởi nghiệp của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay 87Bảng 2.4 Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về mức độ thành

công của các mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức tổ chức SXKD của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay về các điều kiện để khởi nghiệp từ nghề truyền thống 90Bảng 2.6 Đánh giá của TNNT các tỉnh ĐBSH về vai trò của việc GDKN từ nghề

truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM 92Bảng 2.7 Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về vai trò của việc

GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM 94Bảng 2.8 Đánh giá mức độ quan trọng của nguyên tắc GDKN từ nghề truyền thống

cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 95Bảng 2.9 Mức độ phù hợp của mục tiêu GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các

tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 96Bảng 2.10 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục ý thức khởi nghiệp từ nghề truyền

thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM

hiện nay 98Bảng 2.11 Mức độ thực hiện nội dung hình thành và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp từ

nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựngNTM hiện nay 100

Trang 10

ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 101

Bảng 2.13 Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thực hiện dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống đã thiết kế ở các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 102

Bảng 2.14 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 103

Bảng 2.15 Đánh giá thực trạng hình thức GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 104

Bảng 2.16 Đánh giá thực trạng phương pháp GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 108

Bảng 2.17 Đánh giá mức độ tham gia của các LLPH trong GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay .110

Bảng 2.18 Đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 114

Bảng 2.19 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 116

Bảng 3.1 Mục tiêu và nội dung của các chủ đề GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM 132

Bảng 3.2 Quy trình thực nghiệm các biện pháp luận án đề xuất 146

Bảng 3.3 Bảng quy ước giá trị điểm số của thang khoảng 148

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá TNNT trước thực nghiệm lần 1 149

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá TNNT sau thực nghiệm lần 1 151

Bảng 3.6 Kiểm định Independent Sample T-Test kết quả đánh giá trước và sau khi thực nghiệm lần 1 153

Bảng 3.9 Kiểm định Independent Sample T-Test kết quả đánh giá trước và sau khi thực nghiệm lần 2 159

Bảng 3.10 Kiểm định mức độ tương quan kết quả giữa 02 lần thực nghiệm 161

Trang 11

Biểu đồ 2.2 Nhu cầu lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp của TNNT các tỉnh ĐBSH 85Biểu đồ 2.3 Thống kê nhu cầu của TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay về việc lựa chọn

mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức tổ chức SXKD 86Biểu đồ 2.4 Thống kê những mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống 88

theo hình thức tổ chức SXKD của TNNT các tỉnh ĐBSH 88Biểu đồ 2.5 Mục đích tham gia khởi nghiệp từ nghề truyền thống của TNNT

các tỉnh ĐBSH hiện nay 89Biểu đồ 2.6 Ý kiến của TNNT các tỉnh ĐBSH về sự cần thiết của việc GDKN

từ nghề truyền thống cho TNNT hiện nay 91Biểu đồ 2.7 Ý kiến của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về sự cần thiết của

việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay .93Biểu đồ 2.8 Đánh giá của TNNT và cán bộ Đoàn về mức độ thực hiện nội dung GDKN

từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 98Biểu đồ 2.9 So sánh điểm trung bình mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức

GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 106Biểu đồ 2.10 Tỉ lệ sử dụng phương pháp đánh giá kết quả GDKN từ nghề truyền thống

cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay 113

Trang 12

STT Viết tắt Viết đầy đủ

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

GDKN là một lĩnh vực giáo dục đặc biệt trong GDCĐ, có vai trò rất quan trọngđối với quá trình khởi nghiệp của thanh niên Để có thể khởi nghiệp và khởi nghiệpthành công thì thế hệ trẻ nói chung và thanh niên nói riêng cần phải có những kiếnthức khoa học, có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, có những hiểu biết về nhu cầuphát triển ngành nghề xã hội Thanh niên hiện đại luôn có khát khao được khám phá vàphát triển tiềm năng bản thân, khám phá thế giới và thế giới nghề nghiệp, muốn thửsức trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau Đặc biệt với sự phát triển xã hội nhưhiện nay, khi nhiều ngành, nghề mới ra đời, nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên ngàycàng có những thay đổi thì GDKN lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.Nghề truyền thống là một thành phần của cơ cấu nghề nghiệp xã hội, có vaitrò hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống,làm nên bản sắc văn hoá của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Không những thế, NTTcòn góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế cho mỗi gia đình, mỗi địa phương,mỗi quốc gia

GDKN từ NTT cho thanh niên nếu phát huy hết chức năng xã hội thì sẽ manglại nhiều lợi ích đối với phát triển KT – XH, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vùngmiền và huy động được tối đa nguồn nhân lực trẻ có trình độ, có tay nghề, giảmthiểu tình trạng thất nghiệp ở mỗi địa phương và mỗi quốc gia

Như vậy, ở mọi thời kỳ phát triển của xã hội, GDKN từ NTT cho thế hệ trẻnói chung và thanh niên nói riêng luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu Các cấp chính quyền, các ban ngành địa phương luôn chú trọng và cónhiều kỳ vọng đối với việc bảo tồn, phát triển các NTT, phát triển kinh tế, VH – XHcủa từng địa phương, đặc biệt là đối với phát triển nguồn lực lao động và phát triểnkinh tế ở nông thôn

Với tầm quan trọng của GDKN và GDKN từ NTT như đã phân tích ở trên,Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII (2021) của Đảng xác định mục tiêu chiến lược

Trang 14

phát triển KT – XH giai đoạn 2021 – 2030: “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáodục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt… Tập trung nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn” [34, tr.232].Trong đó, với vai trò là trường học XHCN của thanh niên Việt Nam, thực hiện chỉđạo của Đảng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ trì thực hiện Đề án

“Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022”; Chương trình công tác năm 2021với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; Kế hoạch “Thực hiện Chiến lượcphát triển thanh niên Việt Nam”; Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giaiđoạn 2022 – 2030”

Thực tế ở nước ta hiện nay, thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp rất lớn, “cứ 2thanh niên Việt Nam thì có 1 người khao khát khởi nghiệp” [2, tr 148] Tuy nhiên,

“chỉ có 27,6% thanh niên hiện thực hoá được ước mơ và dự án của mình” [2, tr.148] Mặt khác, tại khu vực nông thôn, hoạt động khởi nghiệp từ NTT của TNNTchỉ chiếm 3,9% [12], tỷ lệ thành công rất thấp (dưới 5%) Trong đó, ĐBSH là khuvực tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước, với 300 làng được công nhận là làngNTT Tuy nhiên, trong điều kiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập kinh tếquốc tế, sản phẩm NTT được làm ra bằng công nghệ thiết bị cũ với năng suất khôngcao, mẫu mã đơn điệu, sức cạnh tranh kém, thu nhập thấp, đặt ra yêu cầu cấp bách

về việc GDKN từ NTT cho TNNT Qua đó, nâng cao hiểu biết cho họ về kiến thức,

kỹ năng khởi sự kinh doanh, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăngkhả năng cạnh tranh của sản phẩm, đa dạng các loại hình dịch vụ, thực hiện nộidung phát triển ngành nghề nông thôn trong xây dựng NTM

Trên cơ sở thực hiện các yêu cầu pháp lý và nhu cầu thực tiễn về khởi nghiệpcủa thanh niên, các cấp bộ Đoàn tại các tỉnh ĐBSH đã tích cực phối hợp với cácLLCĐ tổ chức các hoạt động giáo dục cho thanh niên nói chung và TNNT nóiriêng Tuy nhiên, một số cơ sở Đoàn ở các tỉnh ĐBSH chưa phát huy được hiệu quảcác nguồn lực cộng đồng, quá trình giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu khởinghiệp của TNNT và chưa gắn với yêu cầu xây dựng NTM bền vững của địaphương Mặt khác, GDKN từ NTT là vấn đề rất mới, Đoàn TN và các LLPH chưa

Trang 15

có sự thống nhất về nội dung, việc áp dụng các phương pháp và hình thức chưa thuhút được đông đảo thanh niên tham gia, các hoạt động đánh giá kết quả giáo dụccòn cảm tính và mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnhĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay là rất cần thiết, giúp TNNT nângcao hiểu biết, hình thành ý tưởng sáng tạo, định hướng khởi nghiệp phù hợp Từ đó,

tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân và phát triển KT – XH nông thôn,xây dựng NTM bền vững

Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu được chọn là “Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GDKN từ NTT cho TNNT cáctỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, luận án đề xuất biện pháp GDKN từNTT cho TNNT tại địa bàn nghiên cứu đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM Kết quảnghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng GDKN từ NTT cho TNNT và đáp ứngđược yêu cầu xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầuxây dựng NTM

4 Giả thuyết khoa học

GDKN cho TNNT các tỉnh ĐBSH hiện nay chưa được quan tâm đúng mức vàchưa đáp ứng được yêu cầu của xây dựng NTM Nếu làm rõ được lý luận về GDKN từNTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM; đánh giá khách quan thực trạngvấn đề đó tại các tỉnh ĐBSH, thì luận án sẽ đưa ra được các biện pháp khoa học và tincậy, góp phần đáp ứng được một số yêu cầu của tiêu chí xây dựng NTM về thunhập, lao động, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

Trang 16

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.Nghiên cứu lý luận về GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM

5.2.Khảo sát, đánh giá thực trạng GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM

5.3.Đề xuất biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêucầu xây dựng NTM

5.4.Thực nghiệm sư phạm

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Luận án nghiên cứu GDKN từ các NTT: nghề sản xuất các đồ dùng phục vụđời sống (nghề mộc, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng, khâu nón, dệt chiếu, đan

tơ, lưới, đan võng, cào bông, da giày); nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ(khảm, gỗ mỹ nghệ, gốm, sơn mài, tạc tượng, mây tre đan, vàng bạc, đá quý, thêuthùa); nghề chế biến nông sản, thực phẩm (xay xát, nấu rượu, chè khô, làm muối,làm bánh, giò chả, bánh đa, bún, miến)

Các lực lượng tham gia GDKN từ NTT cho TNNT gồm: Đoàn TNCS Hồ ChíMinh; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh ĐBSH; Các TTGD nghề nghiệp - GDTX;Các Trung tâm HTCĐ; Hội Nông dân Việt Nam; Hội LHTN Việt Nam; Hiệp hộilàng nghề địa phương; các cơ sở SXKD nghề truyền thống, các gia đình có thanhniên có nhu cầu khởi nghiệp Trong đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là LLGD chính

có vai trò chủ đạo trong phối hợp với các LLGD

Luận án nghiên cứu GDKN từ NTT đáp ứng các tiêu chí xây dựng NTM gồm:Tiêu chí 10 – Thu nhập; Tiêu chí 11 – Nghèo đa chiều; Tiêu chí 12 – Lao động;Tiêu chí 13 – Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

6.2 Về khách thể và địa bàn khảo sát

- Địa bàn khảo sát: Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; huyện Vĩnh Bảo,thành phố Hải Phòng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; huyện Thái Thuỵ, tỉnh TháiBình; huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

- Khách thể khảo sát: TNNT từ 18 đến 25 tuổi đang sinh sống và lao động sảnxuất ở các địa bàn nêu trên Cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, đại diện

Trang 17

nghệ nhân tiêu biểu trong các làng nghề, đại diện Hội LHTN Việt Nam, đại diệnHội Nông dân địa phương, đại diện CQĐP tại các tỉnh ĐBSH, đại diện các sở Nôngnghiệp và PTNT các tỉnh các tỉnh ĐBSH, đại diện TTGD nghề nghiệp – GDTX,giám đốc các Trung tâm HTCĐ, đại diện các gia đình có thanh niên có nhu cầu khởinghiệp tại địa bàn khảo sát.

6.3 Về địa bàn thực nghiệm sư phạm

- Chủ thể phối hợp tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục khởi nghiệp:Đoàn TNCS huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minhhuyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

- Địa bàn thực nghiệm: Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023

6.4 Về thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2024

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu

7.1.1 Quan điểm lịch sử - logic

Với quan điểm này, các nghiên cứu có liên quan đến khởi nghiệp, khởi nghiệpnghiệp của TNNT, GDKN cho TNNT, nghề truyền thống, GDKN từ NTT đượctổng quan, phân tích theo trật tự logic nhất định nhằm xác định rõ nguồn gốc lịch sử,

ưu điểm, hạn chế và những nội dung nghiên cứu còn bỏ ngỏ của các công trìnhnghiên cứu đó, từ đó xác định rõ các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong Đềtài

7.1.2 Quan điểm hệ thống – cấu trúc

GDKN là một quá trình lâu dài, do đó với quan điểm hệ thống – cấu trúc, đềtài thực hiện nghiên cứu GDKN từ NTT cho TNNT với tư cách là một thành phầncủa quá trình GDKN nói chung và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với quá trìnhphát triển KT – XH, VH – XH của các tỉnh ĐBSH nói chung và của mỗi địaphương nói riêng

Đề tài nghiên cứu cũng xác định rõ các thành tố của quá trình GDKN từ NTTcho TNNT (nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung, hình thức, phươngpháp và đánh giá kết quả GDKN) và các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quá trìnhGDKN

Trang 18

7.1.3 Quan điểm thực tiễn

Những nghiên cứu mà luận án thực hiện đều xuất phát từ yêu cầu đặt ra củathực tiễn về GDKN cho thanh niên trong thời đại mới tại địa bàn nghiên cứu Đặcbiệt nghiên cứu về GDKN từ NTT cho TNNT được xem là một giải pháp quantrọng góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 -

2025 Kết quả nghiên cứu của Luận án phải góp phần giải quyết những khó khăn,bất cập trong thực tiễn GDKN cho TNNT tại địa bàn nghiên cứu, từ đó thúc đẩytinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn, tạo ra các giá trị văn hoá, xã hội, bảo tồn và phát triển làng nghề bềnvững trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay

7.1.4 Tiếp cận hoạt động

Với cách tiếp cận này, GDKN được nghiên cứu thông qua các hoạt động củaTNNT để đánh giá năng lực và phẩm chất cần thiết của họ, đồng thời, nghiên cứucác hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trò là chủ thể GDKN chothanh niên Các hoạt động này được nghiên cứu trên cơ sở xem xét mục đích, động

cơ, điều kiện, phương tiện và bối cảnh xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay

7.1.6 Tiếp cận liên ngành

GDKN từ NTT cho TNNT được nghiên cứu dưới nhiều phương diện, dựa trênnhững lý thuyết của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: Tâm lý học, Giáo dục học,

Xã hội học, Kinh tế học, Văn hoá học

Các vấn đề về GDKN cho TNNT nảy sinh trong thực tiễn GDKN tại địa bànnghiên cứu được xem xét, phân tích, giải thích một cách biện chứng, toàn diện vàtổng thể, nhất quán

Trang 19

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Tác giả thực hiện phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tàithông qua các công trình khoa học, sách chuyên khảo, tạp chí khoa học trong vàngoài nước về khởi nghiệp của thanh niên; GDKN cho thanh niên; GDKN từ NTTcho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM Đồng thời, căn cứ trên cơ sở các vănkiện của Đảng, các đề án, dự án, chương trình, chính sách của Nhà nước, các Bộ,ban ngành liên quan, luận án xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý luận vềGDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát các hoạt động và những biểu hiện liên quan đến quá trình khởinghiệp

của TNNT và các hoạt động GDKN của Đoàn TN các tỉnh ĐBSH nhằm thu thậpnhững thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu

7.2.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục

Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm các câu hỏi đóng và mởdành cho TNNT và cán bộ Đoàn các cấp nhằm tìm hiểu các vấn đề về khởi nghiệpcủa TNNT, GDKN cho TNNT và GDKN từ NTT cho TNNT của Đoàn THCS HồChí Minh tại địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh xây dựng NTM hiện nay

7.2.2.3 Phương pháp đàm thoại

Đề tài tiến hành trò chuyện và phỏng vấn sâu TNNT, cán bộ Đoàn TNCS HồChí Minh tại các xã và các LLPH nhằm thu thập và kiểm chững những thông tincần thiết về khởi nghiệp và GDKN, phục vụ cho nghiên cứu đề tài

7.2.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Nghiên cứu kinh nghiệm GDKN của các nước trên thế giới, từ đó kế thừa vàphát triển các kinh nghiệm đó ở Việt Nam, tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạnhiện nay

7.2.2.5 Phương pháp chuyên gia

Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến nhậnxét, đánh giá của các chuyên gia trong quá trình thực hiện đề tài Phương pháp được

Trang 20

thực hiện thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp nhằm thẩm định khung lý thuyết

và bộ công cụ của đề tài Đồng thời, giúp tác giả thu thập những đánh giá về thựctrạng và tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT cáctỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM

7.2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức thực nghiệm các biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêucầu xây dựng NTM tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để kiểm tra tính khảthi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học Trong đó, sử dụng phầnmềm SPSS 22.0 với các tham số: Giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn để

xử lý những thông tin thu thập được dưới dạng thống kê mô tả và thống kê suy luận,

từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài nghiên cứu

8 Những luận điểm cần bảo vệ

8.1.GDKN từ NTT cho thanh niên là một quá trình lâu dài, trong đó mục đích,nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện, phương tiện GDKN được xác địnhtrên cơ sở những đặc trưng của NTT, đặc điểm của thanh niên, đặc điểm của khởinghiệp và GDKN Chủ thể GDKN từ NTT cho thanh niên là các LLCĐ, trong đóĐoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò chủ đạo và nòng cốt trong quá trình phối hợpvới các LLGD để thực hiện GDKN

8.2.GDKN từ NTT cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM là quá trìnhtrong đó các thành tố của quá trình GDKN: mục tiêu, nội dung, hình thức, phươngpháp GDKN phải dựa trên các tiêu chí xây dựng NTM và hướng đến đáp ứng yêucầu của xây dựng NTM

8.3. GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH còn nhiều hạn chế, khó khănnhất định và chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng NTM Các chủ thể giáo dục khởinghiệp chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong xác định mục tiêu, nội dung, hìnhthức, phương pháp giáo dục, chưa phát huy được các nguồn lực cộng đồng trongGDKN Môi trường và các điều kiện để GDKN từ NTT còn chưa phù hợp và cónhững hạn chế nhất định

8.4.Để GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đạt được kết quả như mong

Trang 21

muốn, Đoàn TN các cấp các tỉnh ĐBSH cần chủ động phối hợp với các LLGD bồidưỡng kiến thức về khởi nghiệp và khởi nghiệp từ NTT cho TNNT trong bối cảnhxây dựng NTM; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng GDKN từ NTT đáp ứng yêu cầu xâydựng NTM cho các lực lượng tham gia GDKN; thiết kế các chủ đề GDKN từ NTTcho TNNT phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM; tổ chức cho TNNT thiết kế các dự

án khởi nghiệp từ NTT gắn với yêu cầu xây dựng NTM; xây dựng môi trườngGDKN từ NTT cho TNNT trên nền tảng số; huy động các cộng đồng làng nghềtham gia GDKN từ NTT cho TNNT

9 Những đóng góp mới của luận án

Chương 3 Biện pháp GDKN từ NTT cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêucầu xây dựng NTM và thực nghiệm sư phạm

Trang 22

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên

Các nghiên cứu về khởi nghiệp của thanh niên:

Cùng với xu thế phát triển của thế giới hiện nay, khởi nghiệp ngày càng trởnên cần thiết và được các nhà nghiên cứu quan tâm Ngay từ những năm đầu củathế kỉ XXI, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện các công trình, đề tài liênquan đến “khởi nghiệp của thanh niên” theo ba xu hướng:

Một là, nghiên cứu về “cơ hội khởi nghiệp của thanh niên”: Nabi, G và cs

(2005) đã thực hiện đề tài “Tổng quan về ra quyết định khởi sự doanh nghiệp”; Tổ

chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (2009) đã thực hiện dự án nghiên cứu

“Đổi mới và khởi nghiệp” tại các trường Đại học ở Đông Đức là Halle, Rostock và Berlin Wise, S và Feld, B (2018) nghiên cứu “Cơ hội Khởi nghiệp” Các nghiên

cứu đều khẳng định sinh viên, thanh niên là những người có ưu thế về tư duy, ưakhám phá và tìm tòi cái mới, năng lực sáng tạo vô hạn, luôn có mong muốn làmgiàu Chính vì vậy, cần có sự hướng dẫn giá trị sớm nhất để thanh niên sàng lọc vànắm bắt cơ hội, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, phát huy hết khả năng để khởinghiệp thành công

Hai là, nghiên cứu về “điều kiện khởi nghiệp thành công của thanh niên”:

Guillebauu, C (2016) trong “Khởi nghiệp với 100 đô” đã nhấn mạnh đến “niềm

đam mê và sự sáng tạo”, thành công không phải chỉ từ nguồn vốn [39] Aulet, B

(2016) với “Kinh điển về khởi nghiệp: 24 bước khởi sự kinh doanh thành công”, khẳng định “khởi nghiệp không chỉ là một cách tư duy mà còn là một bộ kỹ năng”

[4]

Ba là, nghiên cứu về “xu hướng khởi nghiệp của thanh niên”: Zain, Z.M

cùng cs (2010) và Suan cùng cs (2011) đều đã thực hiện nghiên cứu về “Ý định

Trang 23

khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học” tại Malaysia Niels Bosma, T.S (2016) đã thực hiện nghiên cứu về “Khảo sát tinh thần khởi nghiệp toàn cầu: Báo cáo chủ đề đặc biệt về tinh thần khởi sự kinh doanh xã hội” Israr, M và cs (2018) thực hiện nghiên cứu về “Ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Ý” Các

nghiên cứu đã đưa ra báo cáo về độ tuổi khởi nghiệp chủ yếu là từ 18 đến 34 tuổi,

xu hướng khởi nghiệp của giới trẻ chủ yếu là ưu tiên các lĩnh vực đem lại giá trịkinh tế cao Do đó, để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động khởi nghiệp củathanh niên, các nhà nghiên cứu đề xuất định hướng các ý tưởng khởi nghiệp theohình thức khởi sự kinh doanh xã hội nhằm ưu tiên việc tạo ra các giá trị xã hội vàmôi trường

Nghiên cứu về “khởi nghiệp của thanh niên” tại Việt Nam được các nhà khoahọc tiếp cận theo hai góc độ:

Một là, các nghiên cứu về “ý định, tinh thần khởi nghiệp của thanh niên”: Tác

giả Võ Phước Tám và cs (2016) đã báo cáo về “Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong bối cảnh mới hội nhập kinh tế quốc tế”; Ngô Thị Thanh Tiên và cs (2016) nghiên cứu về “Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên”; Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Kim Chi với

“Tiềm năng khởi sự của sinh viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội” Các nhà nghiên cứu đều rút ra lý thuyết cơ bản về khởi nghiệp và tinh thần

khởi nghiệp, khẳng định sự phát triển rất nhanh của lực lượng lao động trí thứctrong xã hội hiện đại, chỉ rõ tiềm năng, cơ hội của giới trẻ

Hai là, những nghiên cứu về “thực trạng và giải pháp khởi nghiệp của thanhniên”: Năm 2018, tại Hội thảo “Quốc gia khởi nghiệp và đổi mới trong kinh

doanh”, tác giả Phạm Thị Hương (2018) đã báo cáo về “Khởi nghiệp của sinh viên: Thực trạng và giải pháp”; Phạm Thị Minh Nguyệt và cs (2018) với báo cáo

“Các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” Năm 2019, Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về “Đổi mới và Đào tạo giáo viên”, tác giả Hà Thị Thanh Thuỷ đã báo cáo “Thực trạng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp điển hình tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội” Năm 2019, tại Hội thảo Khoa học Quốc gia

Trang 24

“Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Cơ hội phát triển bền vững”, tác giả Nguyễn

Tuấn Anh thực hiện báo cáo về “Ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay” Năm 2020, tác giả Trần Thị Út và cs thực hiện “Đánh giá

hệ sinh thái khởi nghiệp tại An Giang 2017 – 2018” Tại Hội nghị Khoa học trẻ

lần 3 năm 2021, tác giả Võ Nguyễn Duy Bình (2021) đã thực hiện bài nghiên cứu

“Thực trạng trạng và giải pháp khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0” Các nghiên cứu đều khẳng định được sự quan tâm của

thanh niên đối với vấn đề khởi nghiệp và làm rõ những khó khăn mà thanh niêngặp phải trong giai đoạn đầu khởi nghiệp Đồng thời đề xuất xây dựng hệ sinh thái

hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nuôi dưỡng thái độ tích cực, mong muốn khởinghiệp của thanh niên qua giáo dục

Các nghiên cứu về khởi nghiệp từ nghề truyền thống của thanh niên:

Azim, M T (2013) thực hiện nghiên cứu về “Chương trình đào tạo khởi nghiệp tại Bangladesh: Nghiên cứu trường hợp tại Viện đào tạo các ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”; Shang Guangyi (2018) nghiên cứu về “Phân tích các biện pháp phát triển tổng hợp của nghề thủ công truyền thống Phúc Kiến và tinh thần khởi nghiệp văn hoá” Chủ thể khởi nghiệp trong hai nghiên cứu này đều

là những người trẻ tiềm năng có nhu cầu khởi nghiệp Vấn đề khởi nghiệp từ NTTđược xem là một ý tưởng có tác động đến sự phát triển bền vững trong cộng đồng,xem đó là giải pháp quan trọng thúc đẩy hội nhập của nghề thủ công truyền thống

và xây dựng văn hoá khởi nghiệp của địa phương

Như vậy, luận án nhận thấy các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đềkhởi nghiệp của thanh niên, sinh viên Các công trình khoa học là đã chỉ rõ đượcnhững thuận lợi và khó khăn mà thanh niên có thể gặp phải khi bắt đầu khởi nghiệp,đánh giá được những cơ hội và xu hướng khởi nghiệp của thanh niên Từ đó, đềxuất các phương hướng và giải pháp để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Tuy nhiên,khởi nghiệp trong lĩnh vực “nghề truyền thống” còn rất ít, chưa có nghiên cứu nàogắn với nhu cầu của TNNT nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay Nhữngnghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận án thực hiện nghiên cứu về

“khởi nghiệp từ nghề truyền thống của TNNT”

Trang 25

1.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên và thanh niên nông thôn

1.1.2.1 Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp cho thanh niên

Nghiên cứu về các chương trình giáo dục khởi nghiệp cho thanh

niên:

Tại Hoa Kỳ, Robinson và cs (1991) đã thực hiện công trình“GDKN tại các trường Đại học lớn của Hoa Kỳ”; Vesper và cs (2001) nghiên cứu về “Các chương trình khởi nghiệp Đại học” Bên cạnh đó, Nicole Seymour (2001) trong nghiên cứu

“GDKN trong các trường Cao đẳng Cộng đồng và Đại học tại Hoa Kỳ” đã mở

rộng đối tượng giáo dục không chỉ là sinh viên trong các trường cao đẳng, đại họccông lập mà còn là những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệp Năm 2006, Gordon

Michael Bloom nghiên cứu về “Phòng thí nghiệm cộng tác quyền tham gia xã hội (SE Lab): Vườn ươm đại học cho thế hệ doanh nhân xã hội” Sau khi thực hiện

nghiên cứu này, Bloom đã đồng sáng lập phòng thí nghiệm “Doanh nhân Xã hội(SE Lab)” tại trường Đại học Stanford, sau đó là trường Đại học Harvard

Tại Châu Âu, năm 1994, Garavan, T và cs đã xác định chương trình GD &

ĐT về khởi nghiệp tại Châu Âu với các chủ đề phân theo ba giai đoạn [101].Hisrich and Peters (1998) tập trung vào các nội dung giáo dục kỹ năng và chiathành 03 nhóm kỹ năng [105] Onstenk, J (2003) xác định chương trình GDKN tạiChâu Âu với các nội dung giáo dục về tinh thần khởi nghiệp, quản lý điều hành vànhận biết các cơ hội kinh doanh [123]

Ở Trung Quốc, GDKN bắt đầu khá muộn, Li, J và cs (2003) đã nghiên cứu về

“GDKN tại Trung Quốc” và đưa ra 02 loại chương trình theo định hướng “lý luận

khởi nghiệp và thực tiễn khởi nghiệp” [115] Năm 2011, chính phủ Trung Quốc đãban hành các chính sách mới để thúc đẩy việc làm thông qua khởi nghiệp, khoá học

“Nền tảng khởi nghiệp” trở thành khóa học bắt buộc dành cho sinh viên Mặt khác,chương trình GDKN không chỉ dành cho sinh viên mà còn được mở rộng trong thanhniên là công nhân, lao động thất nghiệp hay các tầng lớp lao động có nhu cầu Đặcbiệt, trong quá trình giáo dục đó có có sự tham gia của nhiều chủ thể như “ĐoànTNCS, Liên hiệp Lao động quốc gia và các tổ chức phi chính phủ” [137]

Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Woojin Lee, Hwang Bo-yoon (2015) về “Lịch

sử GDKN Hàn Quốc” tại 61 Trung tâm GDKN cho thấy đến năm 2013, các khoá

học về khởi nghiệp đã lan toả ra hơn 160 trường đại học tại Hàn Quốc với 3544

Trang 26

khoá học cùng 142 tạp chí trong nước đang xuất bản với chủ đề nghiên cứu liênquan đến khởi nghiệp phục vụ giáo dục [141].

Ấn Độ được xem là quốc gia có nhiều khởi đầu sớm đối với nhiều chươngtrình GDKN trong số các quốc gia đang phát triển Phần lớn, GDKN ở Ấn Độ saukhi độc lập tập trung vào các biện pháp được thiết kế để khuyến khích tự kinhdoanh và thành lập các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Trong nghiên cứu của

Rehman, A và cs (2012) về “GDKN ở Ấn Độ” chỉ rõ các chương trình tập trung

vào “giải quyết vấn đề phát triển các kỹ năng cần thiết để hình thành tư duy kinhdoanh và chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lại giải quyết các vấn đề phức tạphơn, liên kết với nhau và thay đổi nhanh chóng” [125, tr.5]

Tại Đông Nam Á, từ năm 2003 đến năm 2007, các nhà giáo dục tại Malaysia

đã thực hiện chương trình GDKN theo mô hình “Consulting-based Learning forASEAN SMEs” (CoBLAS) Mô hình này được bàn đến nghiên cứu của Mansor, M

và cs (2011) trong nghiên cứu “GDKN dựa trên tư vấn tại các cơ sở giáo dục đại học Malaysia” Nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục về khởi nghiệp và

định hướng phát triển mô hình này tại Thái Lan và Campuchia cùng thời điểm[116]

Trong những năm gần đây, các nước ASEAN đã và đang thúc đẩy mạnh mẽcác chương trình GDKN trong các trường đại học, trong đó: Tại Singapore, chươngtrình GD & ĐT khởi nghiệp tại các trường đại học được triển khai mạnh mẽ, sinhviên được cấp bằng chính thức về khởi nghiệp, một số trường xây dựng “phòng thínghiệm” cho sinh viên thực tập về khởi nghiệp, tham gia vào quá trình phát triển dự

án như “Chương trình tư vấn SME”; “Khung Quốc gia về sáng tạo và khởi nghiệp(NFIE)” Bộ Giáo dục Đại học tại Malaysia đã đưa ra “Chính sách Phát triển Khởinghiệp cho các trường đại học” với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng từsinh viên, có kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp

Tại Việt Nam, trong năm 2017, Bộ GD & ĐT chủ trì thực hiện Đề án “Hỗ trợhọc sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, gọi tắt là Đề án 1665 Bộ đề nghịcác trường đại học, học viện, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm tập trungtriển khai nhiệm vụ “Các cơ sở đào tạo xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưavào Chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn”

[21] Tổ Công tác triển khai Đề án 1665 đã xây dựng tài liệu gồm 03 tập: “Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên dành cho Lãnh đạo các trường đại

Trang 27

học”; “Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho Cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp” và “Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho Sinh viên các trường đại học” Trên cơ sở thực hiện Đề án 1665 và chủ trương về “chương trình

GDKN quốc gia”, nhiều trường Đại học đã tổ chức giảng dạy các kiến thức, kỹnăng cơ bản về khởi nghiệp Qua đó, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niênnói chung và sinh viên nói riêng Chương trình GDKN quốc gia được thực hiện tạicác cơ sở giáo dục đại học thể hiện qua các nghiên cứu: Bùi Hữu Đức (2018) với

“Đào tạo khởi nghiệp tại các trường Đại học và định hướng mở chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp kinh doanh tại trường Đại học Thương mại”; Hồ Kim Hương (2018) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về “Giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam”; Nguyễn Trần Sỹ và cs (2020) nghiên cứu về “GDKN của các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” Những

nghiên cứu này góp phần xác định nội dung GDKN trong các trường đại học, cungcấp hệ thống tài liệu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn phục vụ cán bộ, giảng viên vàsinh viên học tập, nghiên cứu về GDKN

Bên cạnh những chương trình GDKN cho sinh viên trong nhà trường, hiện nay

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2022”, trong đó thực hiện GDKN nhằm nâng cao nhận

thức, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên Chính vì vậy,

tác giả Nguyễn Hải Đăng và Hồ Kim Hương (2020) đã xuất bản cuốn “Giáo trình khởi nghiệp trong thanh niên” Cuốn giáo trình gồm 05 chương, không chỉ nhằm

mục đích phục vụ chương trình đào tạo Đại học chính quy tại Học viện Thanh thiếuniên Việt Nam mà còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, báo cáo viên Trungương Đoàn thực hiện công tác GDKN cho thanh niên [37]

Như vậy, GDKN ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phát triển mạnh

mẽ, nhiều chương trình GDKN được xây dựng hầu hết trong phạm vi các trườngcao đẳng, đại học và có cả bậc phổ thông Các chương trình đều không chỉ dừng lại

ở việc cung cấp kiến thức mà còn cả kỹ năng và thái độ cho người học, lấy việc thúcđẩy tinh thần khởi nghiệp làm cốt lõi Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốcgia Châu Á có chương trình GDKN mở rộng đối tượng đến các nhóm thanh niênkhác nhau và huy động được các LLCĐ tham gia giáo dục, trong đó tại Trung Quốc

có sự

Trang 28

tham gia của tổ chức Đoàn Tại Việt Nam, các chương trình GDKN đã và đang lantoả mạnh mẽ trong nhà trường và ngoài cộng đồng, thu hút sự tham gia của thanhniên Điều này đặt cơ sở quan trọng để phát triển các chương trình GDKN cho thanhniên tại Việt Nam tiếp cận GDCĐ với chủ thể giáo dục là Đoàn TNCS Hồ ChíMinh.

Nghiên cứu về đánh giá kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp GDKN cho thanh niên:

Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn GDKN tại Hoa Kỳ Bắc Mỹ: Solomon, GT

và cs (2002) đã thực hiện khảo sát về “Mức độ GDKN tại Hoa Kỳ - Khảo sát và phân tích trên toàn quốc” Ibrahim (2002) và Stephen Daze (2021) đều thực hiện nghiên cứu về GDKN ở Canada Ibrahim (2002) với nghiên cứu “GD & ĐT khởi nghiệp ở Canada: Đánh giá quan trọng về GD & ĐT” Stephen Daze (2021) nghiên cứu “GDKN ở Canada, đánh giá hàng năm – 2021” Các nghiên cứu đã chỉ

ra nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của những người trẻ tại Hoa

Kỳ và Canada ngày càng cao, đặt ra yêu cầu giáo dục toàn diện, thúc đẩy tinh thầnkhởi nghiệp và áp dụng phương pháp giảng dạy trải nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn GDKN ở Châu Âu: Henry và cs (2003) đã

xuất bản cuốn sách chuyên khảo “GD & ĐT khởi nghiệp” Peng Xiaobo và cs (2012) nghiên cứu về “Thực trạng GDKN ở phương Tây hiện nay và kinh nghiệm đối với đất nước ta” Các nghiên cứu đều khẳng định những thành tựu trong GDKN

tại các nước phương Tây, trong những năm gần đây đã có một số thay đổi mới, đãhình thành một hệ thống hoàn thiện, có tác dụng định hướng tốt cho tinh thần khởinghiệp của sinh viên cũng như những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệp

Tổng kết kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy: Mazura Mansor và cs

(2011) với “GDKN dựa trên tư vấn trong giáo dục đại học Malaysia” Azim,

M.T và cs (2014) nghiên cứu “GD & ĐT khởi nghiệp: Khảo sát từ tài liệu thứ cấp” Olokundun, M và cs (2018) thực hiện báo cáo định lượng về “Ảnh hưởng của các phương pháp giảng dạy phi truyền thống trong GDKN đối với sinh viên yêu thích khởi sự kinh doanh” Điểm chung của các nghiên cứu là đề xuất

phương pháp giảng dạy kết hợp giữa trong và ngoài lớp học, lý thuyết đi đôi vớithực hành, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tư vấn, tổ chức cuộc thi

Như vậy, Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và các nước Châu Âu là những quốc gia thực hiệnkhởi nghiệp sớm và đặt những nền móng cơ bản cho GDKN Trên cơ sở đánh giá,rút

Trang 29

kinh nghiệm, các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nghiên cứu, so sánh vớiquốc gia mình và đưa ra những đề xuất để thực hiện GDKN hiệu quả Trong đó, xuhướng đổi mới trong các nghiên cứu đều hướng đến phương pháp trải nghiệm, lýthuyết kết hợp thực hành, xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở, linh hoạt

để người học không chỉ có kiến thức mà hình thành hành vi, thói quen, thúc đẩymạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp Những công trình trên đây giúp xác định căn cứthực tiễn để xây dựng các chương trình GDKN tại các quốc gia trên thế giới hiệnnay

Tại Việt Nam, tác giả Vương Chí Cường (2016) nghiên cứu “Xu thế phát triển GDKN của Liên minh Châu Âu”; Trương Vệ Dân và cs (2016) nghiên cứu

“Đường lối xây dựng chương trình giáo dục khởi nghiệp trong trường đại học Mỹ”.

Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả Phạm Tất Dong (2016) đã tổng hợp và

đưa ra đánh giá chung trong chuyên đề “Giáo dục và khởi nghiệp” về xu hướng

phát triển GDKN Tác giả Thái Văn Thơ và cs (2018) đã thực hiện nghiên cứu về

“GDKN: Kinh nghiệm Trung quốc và một số đề xuất đối với Việt Nam”; Lâm Thị Kim Liên và cs (2018) nghiên cứu về “Kinh nghiệm GDKN của một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”; Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (2018) đã thực hiện công trình tương đối tổng quát về “GD &

ĐT khởi nghiệp hiện nay trên thế giới”; Trần Thị Thu Hà (2019) nghiên cứu về

“Cần có chiến lực phát triển GD & ĐT khởi nghiệp cấp Quốc gia” Điểm chung

trong các nghiên cứu là rút ra bài học kinh nghiệm trên thế giới và xác định xu thếGDKN ở Việt Nam Từ đó, đưa ra đề xuất những hàm ý chính sách để tạo điều kiệnpháp lý cho hoạt động GDKN ở Việt Nam diễn ra thuận lợi, phổ biến và hiệu quả

Tác giả Phạm Thế Kiên Kiên và cs (2021) đã thực hiện nghiên cứu “Thực trạng năng lực khởi nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế”; Giao Thị Hoàng Yến (2021) với “Rào cản đối với GDKN trong các trường đại học ở Việt Nam”; Nguyễn Văn Vũ An và cs (2021) đã cho ra đời cuốn sách chuyên khảo“Phương pháp giảng dạy các kỹ năng cho quá trình khởi nghiệp” Các nghiên cứu này đều rút ra những

đánh giá về GDKN cho sinh viên trong trường đại học và đề xuất đổi mới phươngpháp GDKN, tăng cường sự chia sẻ của LLGD ngoài nhà trường, nâng cao sự kếtnối giữa nhà trường với doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp dạy học trải

Trang 30

nghiệm, các trò chơi và tình huống thực tiễn.

Như vậy, các nghiên cứu về đánh giá kinh nghiệm thực tiễn và giải phápGDKN cho thanh niên chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng thanh niên là sinh viên.Bên cạnh đó, một số tác giả đã đề xuất mở rộng đến các đối tượng thanh niên kháctrong phạm vi ngoài nhà trường, phát huy vai trò của các LLCĐ như:

Tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2019) trong báo cáo về “Ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay” đề xuất “tăng cường hoạt động GDKN cho thanh niên” Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2020) với nghiên cứu “Dự định khởi

sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, từ nghiên cứu đến chính sách” Cả hai

nghiên cứu đều đưa ra những đề xuất đầu tư nhiều hơn vào giáo dục KSDN chothanh niên, có thể giáo dục từ bậc phổ thông Đặc biệt, hai nghiên cứu còn nhấnmạnh áp dụng các phương pháp giáo dục từ môi trường thực tế, khuyến khích sựtham gia của các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước, phát huy vai trò của cáccâu lạc bộ thanh niên

Tóm lại, trên cơ sở các hướng nghiên cứu trên đây, luận án nhận thấy: (1)GDKN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất tích cực đến việc tạo động lực thúc đẩythanh niên hình thành nhu cầu và ý định khởi nghiệp; (2) Đối tượng GDKN chothanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, bao gồm sinh viên, lao động trẻ, doanhnhân trẻ có nhu cầu, nguyện vọng khởi sự kinh doanh; (3) Chủ thể thực hiện GDKNkhông chỉ gắn với vai trò của nhà trường mà cần sự tham gia của các LLCĐ nhằmphát huy vai trò, hiệu quả từ các nguồn lực cộng đồng hỗ trợ thanh niên khởinghiệp;

(4)Mục tiêu giáo dục không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức cho người học

mà phải đặt mục tiêu phát huy năng lực thực hành, hình thành kỹ năng và thúc đẩytinh thần khởi nghiệp trong thanh niên; (5) Nội dung GDKN tập trung vào các vấn

đề “Kiến thức cơ bản về khởi nghiệp; Ý định, tinh thần khởi nghiệp; Các kỹ năngkhởi nghiệp cơ bản”; (6) Sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức giáo dục,gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường các mô hình hoạt động trải nghiệm, tươngtác, chú trọng phát huy vai trò của các câu lạc bộ khởi nghiệp trong thanh niên

1.1.2.2 Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn

Trung Quốc là quốc gia ở phía Bắc Việt Nam với nhiều điểm tương đồng về hệthống chính trị, là một trong số rất ít quốc gia có tổ chức Đoàn TNCS Trong việcphát

Trang 31

huy vai trò của TNNT trong quá trình xây dựng NTM, nghiên cứu tiếp cận GDKN cho

TNNT trong phạm vi ngoài cộng đồng phải kể đến: Yang Yusong (2013) “Nghiên cứu về GDKN cho TNNT ở khu vực Mẫu Đơn Giang” Nghề truyền thống được

nhắc đến cùng với nông nghiệp ở nông thôn, xem đó là một biện pháp quan trọng đểphát huy năng lực của TNNT trong xây dựng NTM Trong đó, “chương trình thựchành khởi nghiệp của TNNT là một nguồn tài nguyên giáo dục tiềm năng, xác địnhmột môi trường GDKN cho TNNT cụ thể và cung cấp một hình thức tổ chức khônggian cụ thể…, khác với GDKN cho sinh viên trong các trường đại học” [140, tr 34]

Tác giả Guo Wen (2019) đã thực hiện “Nghiên cứu về các vấn đề và biện pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của TNNT – Nghiên cứu trường hợp tỉnh Tứ Xuyên”.

Nghiên cứu cho thấy tổ chức Đoàn TNCS đã rất chú ý đến tình hình khởi nghiệpcủa TNNT, nhất là quá trình khởi nghiệp ở nông thôn cho thấy tác động tích cực đốivới việc thay đổi tình trạng lạc hậu, có lợi cho việc thúc đẩy xây dựng NTM, có lợihơn cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Chính vì vậy, Đoàn TNCSTỉnh uỷ Tứ Xuyên đã thể hiện vai trò giáo dục, tư vấn tích cực cho thanh niên khởinghiệp Tác giả đã đưa ra một số đề xuất về việc thiết lập các khoá học khởi nghiệp,lựa chọn các khoá học dựa trên giá trị cơ bản của GDKN, tăng cường tính thực tiễn

và tính mới của các khoa học [136]

Tại Việt Nam, tiếp cận các nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo nghề cho thanhniên tại các làng NTT, luận án nhận thấy: Tác giả Nguyễn Quang Việt (2010) trong

cuốn sách chuyên khảo về “Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các làng NTT” đã thể hiện nội dung tổng quan về tình hình phát triển các làng nghề,

đánh giá thực trạng, nêu ra định hướng và một số giải pháp thực hiện đào tạo nghề

trong các làng NTT [87] Tác giả Vũ Thị Xen (2019) trong bài báo về “Mô hình ươm tạo ảo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại các làng NTT” đã đưa ra những

hoạt động chủ yếu của Trung tâm Ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệp KHCN(NTBIC) Mặc dù nghiên cứu không trực tiếp tác động đến nhóm đối tượng TNNT,song mô hình “ươm tạo ảo” có thể xem là một giải pháp để Đoàn TNCS Hồ ChíMinh vận dụng thực hiện GDKN từ NTT cho TNNT [92]

Năm 2021, Nguyễn Diệu Linh và cs đã thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng GDKN từ NTT cho thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay”.

Trang 32

Thực hiện khảo sát trên 162 thanh niên về hoạt động GDKN từ NTT của ĐoànTNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy: “GDKN từ NTT là vấn

đề mới, chủ thể giáo dục chưa vận dụng được hiệu quả các phương pháp, khả nănglan toả thấp Bên cạnh đó, nội dung giáo dục chưa gắn với tình hình thực tế của địaphương nên mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp từ các ngành NTT cho thanh niên chưađạt yêu cầu” [52]

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu trên đây đề cập đến NTT như một ý tưởng

để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp Đặc biệt, tại Trung Quốc, vấn đề khởi nghiệp

từ NTT trong những năm gần đây đã được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy TNNT khởinghiệp để tạo ra các giá trị xây dựng NTM, xoá đói giảm nghèo tại địa phương Chủthể giáo dục có sự tham gia của nhà trường và các LLCĐ, đặc biệt là vai trò củaĐoàn TNCS Tuy nhiên, GDKN từ NTT chưa nghiên cứu sâu trong các đề tài khoahọc, mới chỉ được tiếp cận ở góc độ định hướng ý tưởng khởi nghiệp cho TNNT,đặt ra khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này Chính vì vậy, “GDKN từ NTTcho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM” cần được thực hiện nghiên cứu, tiếpcận dưới góc độ Khoa học Giáo dục Qua đó, giúp TNNT nâng cao hiểu biết, hìnhthành ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, không chỉ góp phần tạo ra các giá trị về kinh tế

mà còn tạo ra các giá trị về nghệ thuật, văn hoá, xã hội trong thời kỳ kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

1.1.3 Nhận xét chung

Thực hiện tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về “khởi nghiệp từ NTTcủa thanh niên”; “GDKN từ NTT cho thanh niên và TNNT”, luận án nhận thấy:Một là, hầu hết thanh niên Việt Nam đều có nhu cầu khởi nghiệp nhưng ýtưởng khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào những lĩnh vực đem lại giá trị kinh tế cao,

ít quan tâm đến khởi nghiệp từ NTT

Hai là, GDKN là yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất tích cực đếnviệc tạo động lực thúc đẩy thanh niên hình thành nhu cầu và ý định khởi nghiệp củamình Trong đó, GDKN từ NTT là một bộ phận của GDKN, cần được Đảng, Nhànước và toàn xã hội quan tâm đẩy mạnh, xem đó là giải pháp quan trọng để hỗ trợthanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo ra được những giá trị bềnvững cho cộng đồng làng nghề trong thời đại hiện nay

Trang 33

Ba là, nhóm đối tượng GDKN trong các nghiên cứu chủ yếu là sinh viên trongcác trường đại học, số ít có đề cập đến những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệptrong độ tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi), chưa có nghiên cứu cụ thể dành cho đốitượng TNNT Điều này đặt ra yêu cầu về việc tiếp tục nghiên cứu, quan tâm hơnđến việc phát triển nhóm đối tượng đặc thù là TNNT.

Bốn là, chủ thể thực hiện GDKN không chỉ gắn với vai trò của nhà trường màcần sự tham gia của các LLCĐ nhằm phát huy vai trò, hiệu quả từ các nguồn lựctrong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Trong đó, giáo dục trong nhà trường đặt cơ sởnền tảng về kiến thức, GDCĐ tạo môi trường thực hành, thực tế và bồi dưỡngnhững kỹ năng khởi nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể Trong đó, đã có nghiên cứuchỉ ra Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức CT - XH tham gia tích cực nhất trongcác hoạt động GDKN, cùng với Hội LHTN Việt Nam tổ chức các hoạt động tư vấn,

hỗ trợ thanh niên, tiếp cận dưới góc độ GDCĐ

Năm là, GDKN từ NTT cho thanh niên và TNNT là vấn đề mới, các nghiêncứu còn hạn chế Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trong cácnghiên cứu chủ yếu tập trung vào GDKN nói chung Mặc dù đã có nghiên cứu vềGDKN từ NTT song áp dụng chung cho thanh niên, chưa thể hiện được tính đặc thùcủa TNNT Điều này đặt ra khoảng trống về việc tiếp tục nghiên cứu

Sáu là, phương pháp và hình thức GDKN hiệu quả được các nhà nghiên cứuxác định là gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường các mô hình hoạt động trảinghiệm, tương tác Đây được xem là cơ sở để luận án tiếp tục kế thừa và áp dụngtrong GDKN từ NTT cho TNNT

Như vậy, mặc dù chưa có nghiên cứu nào về “GDKN từ NTT cho TNNT”được thực hiện, song những vấn đề rút ra trên đây đã đặt ra cơ sở lý luận quan trọng

để luận án tiếp tục kế thừa và phát triển Những khoảng trống trong nghiên cứu đặt

ra yêu cầu để luận án tiếp tục làm rõ, tiếp cận dưới góc độ GDCĐ, trong đó: Chủthể giáo dục chính là tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đối tượng giáo dục làTNNT, áp dụng khảo sát thực trạng tại các tỉnh ĐBSH, khu vực có nhiều làng nghềnhất cả nước Qua đó, giúp TNNT nâng cao hiểu biết, hình thành ý tưởng khởinghiệp sáng tạo từ NTT, bảo tồn và phát triển các giá trị của làng nghề, xây dựngNTM hiệu quả, bền vững

Trang 34

1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.1 Nông thôn Việt Nam

1.2.1.1 Khái niệm nông thôn

Theo Từ điển Tiếng Việt (2003), “Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủyếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị” [54, tr 740]

Tác giả Dương Văn Sơn và cs (2009) cho rằng: “Nông thôn với tư cách làkhách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã địnhhình từ lâu trong lịch sử Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệtcủa môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý – tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổchức xã hội phân tán về mặt không gian” [59]

Nghị quyết số 16-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (2022) nêu rõ: “Nôngnghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thểtách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển KT - XH, bảo vệ môi trường,thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, anninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế” [7, tr 2]

Như vậy, “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị trấn, với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ phát triển KT – XH thấp, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã”.

1.2.1.2 Đặc điểm nông thôn Việt Nam

Theo tác giả Dương Văn Sơn và cs [59], tác giả Lê Xuân Tâm [63], tác giả ĐinhTrọng Thu [72], luận án xác định các đặc điểm của nông thôn Việt Nam như sau:

- Nông thôn là nơi sinh sống chủ yếu của nông dân, sản xuất nông nghiệp làchủ yếu, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp là thứ yếu;

- Môi trường tự nhiên đa dạng, nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai tháchợp lý để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng;

- KT - XH chưa phát triển, thu nhập và đời sống của người dân còn nhiều khókhăn và hạn chế Năng suất lao động còn thấp, thu nhập không ổn định, cơ hội việclàm hạn chế Ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều hộ dân nghèo và cận nghèo;

- Văn hoá - xã hội ở nông thôn là văn hoá làng, xã, thể hiện nhiều bản sắc vănhoá của nền văn minh lúa nước, lưu giữ và bảo tồn được nhiều giá trị truyền thốngthống

Trang 35

qua các nghi lễ, phong tục, lễ hội, di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh Quan hệlàng xóm, dòng họ, gia đình bền chặt được t hể hiện qua hương ước, lệ làng, các phongtục tập quán, các quy định trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người;

- Trình độ dân trí của người dân nhìn chung chưa cao, trình độ chuyên môn,KHCN kỹ thuật còn thấp

Như vậy, những đặc điểm nêu trên cho thấy nông thôn Việt Nam còn nhiềukhó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế, VH – XH

Với những đặc điểm trên của nông thôn Việt Nam, việc xây dựng nông thônViệt Nam trở thành NTM với sự phát triển cao hơn về kinh tế, VH – XH là yêu cầucấp thiết mà Chính phủ và các cơ quan ban ngành coi đó là nhiệm vụ quan trọngtrong Chiến lược phát triển KT – XH ở Việt Nam hiện nay

1.2.2 Xây dựng nông thôn mới

1.2.2.1 Khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

Khi nghiên cứu về NTM ở Việt Nam, tác giả Lê Xuân Tâm (2013) đưa raquan điểm: “Nông thôn mới là sự cải biến bộ mặt nông thôn dựa trên nền tảng bảotồn và phát huy những giá trị, thành tựu tiến bộ, xây dựng các giá trị mới phù hợpvới xu thế của thời đại, đáp ứng các tiêu chí đề ra” [63]

Tác giả Đinh Trọng Thu (2018) cho rằng: “Nông thôn mới là nông thôn có kếtcấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý;

xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; đời sống vật chất, tinh thầnđược nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững”[72]

Căn cứ vào các khái niệm nêu trên, luận án cho rằng: “Nông thôn mới là sự thay đổi ở nông thôn về phương thức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế dần sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao”.

Theo tác giả Zhao Na (2016), “xây dựng NTM là việc giải quyết tốt 3 vấn đềcủa nông thôn là nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, tác giả cho rằng “xây dựngNTM cần hướng đến việc đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích của nông dân, tạođiều kiện cho nông dân hưởng thụ các thành quả của cải cách, đồng thời phát huysáng kiến trong quá trình xây dựng NTM” [135]

Theo tác giả Nguyễn Đăng Khoa (2011), xây dựng NTM tại Việt Nam “là

Trang 36

cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng chung tay, góp sứcxây dựng làng xã của mình khang trang, sạch đẹp; sản xuất phát triển toàn diện, thunhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bản sắc văn hoádân tộc được giữ gìn; môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo” [47].

Ngày 22/02/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn

263/QĐ-2021 – 2025” bao gồm 11 nội dung thành phần nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát:

“Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngànhnông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu,hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vànông thôn mới cấp thôn, bản Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dânnông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới Xây dựng hạ tầng KT- XH nông thôn đồng bộ

và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, đẹp,

an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và pháttriển bền vững” [68]

Căn cứ theo những quan điểm trên, luận án cho rằng: “Xây dựng nông thôn mới

là quá trình tạo ra sự thay đổi ở nông thôn về kinh tế, văn hoá – xã hội thông qua đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế dần sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới” 1.2.2.2 Yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Nghị quyết Số 19-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm

2030, tần nhìn đến năm 2045” của BCH Trung ương Đảng Khoá XIII đã xác địnhmục tiếu phấn đấu phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2030: “Thu nhập bìnhquân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm2020; Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; bìnhquân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn” [7, tr 4] vàtầm nhìn đến năm 2045: “Nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàndiện, có thu nhập cao Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giátrị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệpchế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng

Trang 37

đầu thế giới Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trườngsống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội được bảo đảm vững chắc” [7, tr 5] Từ đó, các nhiệm vụ và giải phápphát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng xác định như sau:

(1) “Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn”;

(2) “Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng”;

(3) “Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn”;

(4) “Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá”;

(5) “Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;(6) “Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mớisáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn”;

(7) “Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năngthích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai”;

(8) “Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồnlực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ”;

(9) “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân vàcác tổ chức CT - XH, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn”

Căn cứ vào các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, yêu cầu xây dựng NTM ở Việt Nam được xác định như sau:

- Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho nông dân và cưdân nông thôn theo hướng “ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảoquản, chế biến, tiêu thụ nông sản, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn”;

- “Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng caothu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nôngthôn”;

- “Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và cư dân nông thôn phát triển SXKD,chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang SXKD theo theo hướng hiện đạihoá, tạo việc làm ổn định cho nông dân và cư dân nông thôn”;

Trang 38

- Chú trọng GDCĐ theo hướng “nâng cao chất lượng giáo dục cho nông dân

và cư dân nông thôn, bảo đảm bình đẳng cho người dân nông thôn được tiếp cận vớichương trình giáo dục cộng đồng phù hợp và mang tính hiện đại”;

- “Phát huy vai trò của các LLXH trong cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phápluật, kiến thức SXKD, khoa học - công nghệ”;

- “Đầu tư phát triển các làng nghề phù hợp với quy hoạch và điều kiện cụ thể tạiđịa phương; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tưvào nông nghiệp, nông thôn; hình thành các doanh nghiệp SXKD các sản phẩm nôngnghiệp; tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn”;

- “Bảo tồn, phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn gắn vớibảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống Chú trọng đào tạo, tôn vinh nghệnhân ở nông thôn Kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mạihiện đại phù hợp với từng địa bàn; nâng cấp hệ thống chợ truyền thống đáp ứng nhucầu của người dân Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong liên kết sảnxuất”;

- “Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn Hoàn thiện chính sách phát triển trang trại, kinh tế hộ, kinh tếtập thể, liên kết, hợp tác SXKD; tăng cường liên kết giữa các HTX, hình thành cáchiệp hội, liên hiệp HTX”;

- “Đổi mới toàn diện hình thức tổ chức và nội dung đào tạo nghề cho lao độngnông thôn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầuthị trường Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ, quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầulao động ở nông thôn, chuyển đổi nghề nghiệp Khuyến khích các doanh nghiệp,HTX, tổ chức tư nhân tham gia đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động ở nôngthôn”;

- “Hỗ trợ thành lập các trung tâm khởi nghiệp, quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo, cácdoanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn Thúc đẩy liên kết, hợp tácgiữa các viện, trường, doanh nghiệp, HTX và nông dân Khuyến khích doanh nghiệp

và người dân ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong SXKD và kết nối cung cầu; đẩy mạnh thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thựcphẩm”;

Trang 39

Chú trọng phát triển nhân lực cho nông thôn “Đổi mới toàn diện hình thức tổchức và nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ năngnghề, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường Mở rộng quy mô, ngànhnghề đào tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học - côngnghệ, quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu lao động ở nông thôn, chuyển đổi nghềnghiệp và xuất khẩu lao động Có chiến lược nâng cao năng suất lao động, khuyếnkhích các doanh nghiệp, HTX, tổ chức tư nhân tham gia đào tạo nghề, phát triển thịtrường lao động ở nông thôn”.

Các nội dung xây dựng NTM nêu trên là căn cứ để thực hiện GDKN từ NTTcho TNNT Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án tập trung nghiên cứunhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” để thực hiện GDKN từ NTT cho TNNTđáp ứng các tiêu chí trong xây dựng NTM (Xem phụ lục 10)

Các nội dung xây dựng NTM nêu trên muốn thực hiện đạt kết quả cần phải cónhững điều kiện nhất định

1.2.2.3 Điều kiện xây dựng nông thôn mới

Theo Lý thuyết hoạt động, mọi hoạt động của con người muốn thực hiện đượcmục tiêu cần phải có môi trường tương ứng Môi trường của hoạt động luôn có vaitrò quan trọng – là điều kiện, phương tiện cho hoạt động Các điều kiện về tự nhiên,

về xã hội, về con người, về CSVC… tạo nên một sự tổng hoà không thể thiếu đểtriển khai mọi chương trình, kế hoạch hoạt động của con người Thông thường, cácđiều kiện chi phối đến hoạt động bao gồm: Đặc điểm vị trí địa lý và các điều kiện tựnhiên khác; Trình độ phát triển KT - XH; Thể chế CT - XH; Đặc điểm văn hoá dântộc, vùng miền; Trình độ phát triển giáo dục

Trong các Nghị quyết của Đảng, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, khixác định những nhiệm vụ và giải pháp chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, Nghịđịnh, Quyết định cũng luôn đề cập đến các điều kiện liên quan đến yếu tố con người(yêu cầu đối với các nhà quản lý ở các ban, bộ ngành, lãnh đạo các cấp chínhquyền, nguồn nhân lực, trình độ dân trí), điều kiện về tài chính, cơ cấu tổ chức giữacác ngành, bộ để kết hợp thực hiện các quy định một cách đồng bộ và hiệu quả, cácđiều kiện CSVC khác đảm bảo để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước…

Trang 40

Theo một số nghiên cứu về nông thôn, xây dựng NTM [42], [63], [72], cácđiều kiện thực hiện bao gồm: điều kiện về nguồn lực; điều kiện về cơ chế chínhsách; điều kiện về tài chính; điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.

Căn cứ vào yêu cầu xây dựng NTM (Mục 1.3.2.2), căn cứ Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng NTM [68], các điều kiện xây dựng NTM được luận án xácđịnh như sau:

- Điều kiện pháp lý: Các điều kiện pháp lý cần thiết để xây dựng NTM bao

gồm: các quy định Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM (Nghị quyết của Đảng, Nghịđịnh, Quyết định của Chính phủ); các văn bản pháp luật (các luật liên quan đến lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn, các Thông tư quy định, hướng dẫn của Bộ Nôngnghiệp và PTNN và các bộ, ngành khác có liên quan…); Các Quyết định hướng dẫnthực hiện văn bản pháp luật và các chế độ, chính sách của CQĐP các cấp Các điềukiện pháp lý này đảm bảo tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động chỉ đạo, triểnkhai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông thôn và xây dựngNTM Các văn bản pháp lý có sự thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địaphương, được thực hiện bởi bộ máy quản lý Nhà nước, là cơ sở quan trọng vàkhông thể thiếu cho thực hiện xây dựng NTM ở Việt Nam

- Điều kiện về nhân lực: Mỗi hình thái kinh tế xã hội được đặc trưng bởi lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất có vai trò quyếtđịnh Như vậy, đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và chất lượng là yếu tố then chốtquyết định đến năng suất lao động và phát triển KT - XH Trong quá trình xây dựngNTM, nguồn nhân lực cần phải tham gia vào mọi khâu của quá trình này, đảm bảocác yêu cầu về số lượng và chất lượng, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng nguồn nhânlực: trình độ quản lý của CQĐP; đội ngũ chuyên gia về nông nghiệp, nông thôn; độingũ doanh nhân; đội ngũ nghệ nhân; đội ngũ TNNT có nhu cầu khởi nghiệp; độingũ các giáo viên dạy nghề ở các TTGD nghề nghiệp - GDTX; trình độ chuyênmôn, khoa học kỹ thuật của TNNT và các LLXH khác có liên quan đến xây dựngNTM

- Đặc trưng KT - XH của địa phương: Điều kiện KT - XH của mỗi khu vực

nông thôn tác động không nhỏ đến hiệu quả của quá trình xây dựng NTM: cơ cấu

xã hội, cơ cấu kinh tế ngành nghề ở nông thôn; tính chất của kinh tế của địaphương; thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn; tỉ lệ hộ nghèo, hộ

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến TNNT các tỉnh ĐBSH - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu phiếu trưng cầu ý kiến TNNT các tỉnh ĐBSH (Trang 93)
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về mức độ thành công của các mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp về mức độ thành công của các mô hình khởi nghiệp từ nghề truyền thống theo hình thức (Trang 101)
Bảng 2.5. Đánh giá của TNNT các tỉnh ĐBSH về các điều kiện để khởi nghiệp từ nghề truyền thống - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.5. Đánh giá của TNNT các tỉnh ĐBSH về các điều kiện để khởi nghiệp từ nghề truyền thống (Trang 103)
Bảng   2.6.   Đánh   giá   của   TNNT   các   tỉnh   ĐBSH   về   vai   trò   của   việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
ng 2.6. Đánh giá của TNNT các tỉnh ĐBSH về vai trò của việc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM (Trang 105)
Bảng 2.8.   Đánh  giá  mức  độ quan  trọng  của nguyên  tắc GDKN từ  nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ quan trọng của nguyên tắc GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 108)
Bảng  2.9.  Mức độ phù  hợp  của  mục  tiêu GDKN  từ  nghề  truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
ng 2.9. Mức độ phù hợp của mục tiêu GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 109)
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục ý thức khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục ý thức khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 111)
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện nội dung hình thành và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện nội dung hình thành và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH (Trang 114)
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thiết kế dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống gắn với yêu cầu xây dựng NTM - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện nội dung hướng dẫn TNNT thiết kế dự án khởi nghiệp từ nghề truyền thống gắn với yêu cầu xây dựng NTM (Trang 115)
Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng hình thức GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng hình thức GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 118)
Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng phương pháp GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng phương pháp GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 122)
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ tham gia của các LLPH trong GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ tham gia của các LLPH trong GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 124)
Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDKN từ nghề truyền thống cho TNNT các tỉnh ĐBSH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay (Trang 130)
Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm các biện pháp luận án đề xuất - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm các biện pháp luận án đề xuất (Trang 162)
Bảng 3.3. Bảng quy ước giá trị điểm số của thang khoảng - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 3.3. Bảng quy ước giá trị điểm số của thang khoảng (Trang 164)
Bảng 3.10. Kiểm định mức độ tương quan kết quả giữa 02 lần thực nghiệm - Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Bảng 3.10. Kiểm định mức độ tương quan kết quả giữa 02 lần thực nghiệm (Trang 177)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w