1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo: Góp ý dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số vấn đề về việc áp dụng phong tục tập quán trong dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi)
Tác giả Bài Thị Minh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hôn nhân và Gia đình
Thể loại Kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 7,05 MB

Nội dung

Quan hệ hôn nhân - quan hệ vợ chồng là loại quan hệ xã hội đặc biệt: Do tinh cộng đồng của quan hệ hôn nhân, sau khí kết hôn, hai ‘vg chồng cùng ăn ở, chung sống với nhau trong suốt thời

Trang 1

KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ TRUONG ĐẠI HỌC LUAT

BỘ MÔN LUAT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HÀ NỘI

KY YEU HỘI THẢO

GÓP Ý DỰ THẢO

HÀ NỘI~2014

Trang 2

MỘT SỐ VAN DE VỀ VIỆC ÁP DUNG PHONG TỤC TAP QUANTRONG DỰ THẢO LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH SỬA BOT

Thạc sỹ: Bài Thị Ming

Trường Đại học Luật Hà Noi

1 Sự cần thiết phải quy định việc áp dạng phong tue, tập quán về hôn nhân

va gia đình.

[Linh vực bôn nhân va gia định (HN&GD) là một lĩnh vực chịu sự tác động

sâu sắc của phong tục, tập quần Vì thé, trong chừng mục nhất định phong tục tậpquán về HN&GD có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điểu chỉnh của Luật'HN&GĐ Ảnh hưởng này tác động ở cả hai chiều hướng Thứ nhất, góp phầnnông cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Bởi vi phong tực, cập quán tốt đẹp vềHNEGD được mọi người tự giác thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều

chinh của pháp luật Phong tục, tập quán lạc hậu làm cho Luật HN&GD không,

được thục thi Vi chế, trong Luật HN&GD năm 2000, tại Điều 6 đã quy định về

nguyên tắc áp dung phong tục, tập quán: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình,

những phong tục, tập quin thé hiệu bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái vớicác nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy", Tiếp đó,Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phú quy định việc ápdụng Luật HN&GD đối với các dân tộc thiểu số tại Điều 2 chỉ rõ: “Phong tụe tậpquán về HN&GĐ của các dân tộc thiểu số (được ghi trong Phy lục A ban hanh

kèm theo Nghị định nay) thé hiện bản sắc của mỗi dân tộc không trái với các quy

định của Luật HN&/GÐ năm 2000 thì được tôn trọng và phát huy” Theo Phụ lục

‘A, mười nhóm các phong tc, tập quán thể hiện ban sắc dan tộc được tôn rong vàphát huy bao gd

+ Chỗ độ hôn nhấn một vợ, một chỒng- hình thái hôn nhân cơ bản của hầu hết

các dân tộc được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát huy

* xem Ph lục A ban hành kèm theo Nghị định sổ 35/2009/NB.CP ngày 1077/2002 <b Chính phí quy định

‘ep ding Liệt HNRCD độ với các doe hiễ 8

Trang 3

+ Nam, nữ tự do tim hiểu, tự do lựa chọn bạn đời,

+ Sau khi kết hồn, tủy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai bến gia đính, vochồng có thé cư trú ở nhà hoặc ở nhà chồng (tục đổi stta mẹ)

+ Cha mẹ có trách nhiệm nuôi đưỡng, giáo dục con nên người, có trách nhiệm.bồi thường hệt hại do con gây ra

+ Con có nghĩa vụ nghe lời, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ khi về giả Trong gia đính vả xã hội, sinh hoạt cổ tốn tỉ trật tự (có trên, có đưới), các con được đối xử.

bình ding như nhau, không phân biệt đối xử giữa con gái và con trai, giữa con dé

và con nuôi.

+ Phong tục cho phép được nhận người khác làm con nuội hoặc làm con nuôi

người khác mà không phân biệt ho hàng, dân tộc Người nhận nuôi con nuôi phải

là người cỏ vợ hoặc có chồng Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em

"hông có nơi nương tựa và không tự nuôi sống được bản thân.

+ Phong tục, tập quán nhận trẻ em mồ côi cha, mẹ làm con nuôi, coi con nuôi

như con đề, con nudi và cơn để coj nhưa như anh, em ruột thịt, con nuôi được:hưởng các quyền như con đề

+ Phong tue tập quán chấp nhận hôn nhân giữa những người thuộc dân tộc mình

với những người thuộc dân tộc khác,

+ Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con, có sự quan tâm, giúp đỡ.lấnnhau Cúc bậc che, me dạy dỗ chỉ bảo con bằng những lời nói dịu dàng, giáodục con tỉnh thần lao động cần cù, tạo cho con ý thức lao động và tự lập Người

phy nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, quan hệ giữa các thành ViÊn trong gia igh không có sự cách biệt

+ Quan hệ hôn nhân và gia đình bền vững

°

Trang 4

‘Nhu vậy, theo các quy định của pháp luật hiện hành phong tục, tập quán về HN&GD chỉ được áp dụng khi không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật

HN&GD Như vậy, trong trường hợp phép luật chưa có quy định thì việc ép dung

"Phong tục, tập quán có được đặt ra hay không boặc trường hợp các bền tự nguyện

‘théa thuậntheo phong tục, tập quan thì giải quyết như thế nào? Điều này dẫn đến.những vướng mắc khi vận dụng việc áp dụng phong rục, tập quán về HN&GD

Theo Báo cáo số 01/BC-TANDTC ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Tòa án nhân

dan tối cao về tổng kết thì hành Luật HN&GD năm 2000 thì trong thời gian qua,việc áp dung phong tục, tập quán dé giải quyết các vụ, việc về HN&GD còn gặpnhiều khó khăn Có trường hợp, một quan hệ HN&GD được các bên có liên quan

thừa nhận và đhực hiện theo tập quán, trong khi đó, Téa án lại căn cứ vào quy

định của pháp luật 48 giải quyết theo hướng không công nhận tập quán và hậuquả là, việc giải quyết nảy đã không được sự đồng thuận của đương sự và cộng.đồng dân cv? Theo Báo cáo số 06/BC- UBDT ngày 18 thắng 1 năm 2013 của Uyban dân tộc của Chính phủ thi có dja phương có đến một nửa số bản án, quyếtđỉnh của Tòa án cấp dưới do đã áp dụng tập quán dé giải quyết tranh chấp, nên đã

không được Tòa án và Viện kiểm sit chấp nhận” Xuất phát từ những vấn đề nêu

trên chúng tôi cho rằng việc quy định cụ thé vấn đề áp dụng phong tục tập quan

là cần thiết

2 Mật số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật đối với việc áp dụng phong

‘tue, đập quần vé hôn nhân và gia đình

Dy thảo Luật HN&GĐ sửa đổi (Dự thảo ngày 7/3/2014) quy định về việc

4p dung phong tục tập quán Điều 6 Dy thảo chỉ rõ:"Trong trường hợp pháp luật

"hông quy định và các bên không cổ théa thuận thi tấp quán tốt đẹp thể hiện bản

sắc của mỗi dân tộc, không trái với các nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không

LÊ xem Bp Tu pháp (2013)KS ybu B tho "Mes sắn đồ vụ táo Luật NAGP sta dit

> Xem Bb T pháp 2018), y hội dào "ats vin đồ về Dy toán Luật HNAGĐ st di"

3

Trang 5

vi phạm điều cắm của luật này được áp dụng” Như vậy, theo quy định của Dự

thảo, việc ép dụng tập quán về HN&GĐ chỉ đặt ra khi:

“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận.

+ Chi áp dụng tập quán tốt dep thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái ve

các nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cắm

‘V6i quy định này cho thấy, nhà làm luật khá thận trọng trong việc ghi nhận.

các điều kiện để áp dụng tập quần về HN&GD Về mặt kỹ thuật lập pháp cho thấy

nội dung quy định của Điều 6 Dự thảo không khác nhiều so với quy định của

Luật HN&GD năm 2000 Bởi vì, trong Luật HN&GD năm 2000 cũng như Dy

thảo chỉ quy định việc áp dụng “những phong tục, tập quán tốt dep thé hiện ban

sắc của mỗi dân tộc không trai với các nguyên tắc cơ bản của Luật Tuy nhiên,

theo quy định của Dự thảo, điều kiện áp dụng phong tục, tập quán về HN&GD lại

thé hiện sự chặt chẽ hon.Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, thì phong,

tục, tập quản tốt deo về HN&GD không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật

sẽ được tôn trong và phát huy Vì thế, dù pháp luật có quy định hoặc không có

quy định thì những phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

mà không trái với Luật vẫn được tôn trọng phát huy Trong khi đó, Dự thảo Luật

'HN&GĐ sửa đổi lại giới hạn phạm vi áp dung: Chi áp dụng khi Luật không quy

định hoặc các bên không có thỏa thuận và những tập quán tốt dep về HN&GĐ

không trái với các nguyên tắc cơ bản tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm Như

vậy, việc áp dung phong tục, tập quán về HN&GD theo quy định của Dự thảo thụ

hẹp hơn rất nhiễu Vì thế, nếu xuất phát từ thực tiễn đời sống HN&GD mà chúng

tôi nêu trên, việc áp dụng phong tục, tập quán theo tỉnh thần của Dự thảo không,

thể giải quyết được những vấn đề vướng mắc, tồn tại mà khi áp dụng Luật

HN&GD năm 2000 chúng ta gặp phải như đã nêu ở nội dung trên.

Ý Xem Điền 6 Luật HN&GD nim 2000

°

°

Trang 6

Mặt khác, quy định điều kiện áp dụng tập quán về HN&GD trong Điều 6

Dy thảo chưa chặt ché: Trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bênkhông có thỏa thuận là một trong những điều kiện để xem xét só thể áp dụng tậpquán vềHN#&GÐ Vậy trong trường hợp pháp luật không cớ quy định nhưng các

bên có thỏa thuận mà tha thuận này không phù hợp với quy định của pháp luật

thì việc áp dụng phong tục, tập quán về HN&GD có đặt ra hay không Rõ ringchiểu theo quy định tại Điều 6 của Dự tháo thì trường hợp Luật không quy định.nhưng các bên có thỏa thuận thi sẽ giải quyết theo sự thỏa thuận của các bền Tôn

trọng sự théa thuận của các bên là một trong những nội dung quan trọng trong

việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống HN&GĐ Tuy nhiên, sự

thôa thuận đó phải phù hợp với php luật và đạo đức xã hội Do đó, trong trường hợp các bên có thôa thuận nhưng thỏa thuận trái với cäc quy định của pháp luật

thì việc áp dụng phong tuc, tập quán tốt dep về HN&GD vẫn cần thiết được đặt

ra Vì vậy, điều kiện để áp dụng phong tục, tập quán về HN&GP theo quy định

ian về HN&GD i tiếp tục được xem xét, Theo

‘ching tôi, cần phải Vào một SỐ khia canh sau:

+ Một là: Về việc sử dụng thuật ngữ: Chúng tôi cho rằng cần phải sử dụng thuậtngữ "phong tục, tập quán về bôn nhân và gia định” thay vì sử dụng thuật ngữ

“tp quán về hôn nhân và gia đình” như trong Dự thảo Theo cách hiểu thông,

thường th tập quán là danh từ chỉ “đới quen hình thành lâu rome đồi sắng, được

Trang 7

mọi người làm theo", còn phong tục là “lối sống thái quen đã thành nạ

dhege mọi người công nhận tuân theo'^ Vì thé, về mặt ng và nghĩa có thé thầy

“phong tục” và “tập quán” có sự khác biệt đáng kể Ví dụ trong "phong tục” cưới

hỏi có nhiều tập quán được hình thành, Tập quán Ấy ở mỗi vùng miền, mỗi dân

tộc lại có những nét riêng Như vay, trong phong tục cưới hỏi có thé có nhiều

“thoi quen” đã được hình thành lâu trong đời sống được mọi người làm theo).Vì

thể, sử dụng cả cụm từ phong tục, tập quán về HN&GD để đảm bảo tính toàn

dign và chặt chẽ về mặt ngôn ngữ

+ Hai là: VỀ nội dung quy định áp đựng phong tục, tập quán về HN&GĐ, theo

quan điểm của chúng tôi nên quy định theo hướng sau:

Trong trường hợp pháp luật không có quy định, phong tục, tập quán tắt

đẹp thé hiện bản sắc của mỗi dân tộc không trái với quy định của Luật nay sẽ:

được áp dung.

Moi thỏa thuận của các bên xuất phát từ phong tuc, tập quán tốt đẹp thé

hiện bản sắc của mỗi dn tộc không trái với quy định của Luật này được tôn

trong và bảo vệ.

* Trung tâm Từ điễn học (2013), Từ điện Tiếng Việt, NXB Da Nẵng, 789,

Trung tim Từ điên học (2013), Từ điền Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 901

6

©

Trang 8

DỰ THẢO LUẬT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH SỬA ĐÔI VỚI QUY ĐỊNH

sẽ góp phần đâm bảo tính thực thi của pháp luật về tuổi kết hôn, lành mạnh hóa.các quan hệ hôn nhân và gia đình Vì thế, ở Việt Nam, trong quá trinh xây dựng,

Dy thio Luật HN&GĐ sửa đôi, tuổi kết hôn là một trong những nội dung quan

trọng mà Ban soạn thio quan tâm xem xét Trong phạm vi bài viết này, chúngtôi xin trao đôi thêm xung quanb việc hoàn thiện pháp luật về tuổi kết hôn,

‘Theo quy định của pháp luật hiện hành, nam là từ hai mươi tuổi trở lên,

nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn Day là quy định độ tuổi tốthiểu nam, nữ được phép kết hồn,Tuối kết hôn được duy trì én định từ LuậtHN&GD năm 1959, 1986 cho đến Luật HN&GĐ năm 2000.Tuy nhiên trongquá trình thực thi pháp luật, có khá nhiều van đề đặt ra xung quanh quy định vềtuổi kết hôn

"Thứ nhất: Mặc dù tuổi kết hôn của Việt Nam không cao so với mặt bằngchung của các nước, nhất là các xước trong khu vực Châu A (Ví dụ:Theo Luật

Hôn nhận của Cộng hòa Trung Hoa, nữ 20 tuổi nam 22 tuổi mới được phép kết hôn) song tình trạng tảo hôn vẫn gia tăng, nhất là ở nông thôn về miễn núi;

“Thứ bai: Hiện nay tré em phát triển sớm hơn do được nuôi dạy trong điềukiện tốt hơn Vì thé, có quan điểm cho rằng quy định về tuổi kết hôn theo LuậtHIN&GD năm 2000 không còn phù hợp nữa;

Xem Khoản 1 Điều 9 Lake HN&GĐ Việt Nam năm 2000

7

Trang 9

“Thứ ba: Quy định tuổi kết hôn của nam và nữ theo pháp luật hiện hành đã.

tạo ra sự phân biệt đối xử gite nam và nữ không đảm bảo vấn đề bình ding

quy định tuổi kết hôn:

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng nên hạ thấp cả độ tuổi kết hôn của nữ theohướng sau: nam từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên mới được phép kết hôn

Quan điểm hạ thấp độ tuổi kết hôn của cá nam và nữ cho rằng thực tếhiện nay do điều kiện kinh tế phát triển, trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện tốthơn, Vì thé, xét trên phương diện khoa học, ở tuổi này trẻ đã phát triển toànign về thé chất và trí tuệ để có thể kết hôn,

+ Quan điểm thứ ha} cho rằng nến quy định tuổi kết hôn của nam và nữ.

đều là đú mười tám tuổi

Quan điểm này cũng dy liệu theo hướng quy định tuổi kết hôn của nam

và nữ phải là tuổi tròn “đủ 18 tuổi” Như vậy, quan điểm này chí ting hộ việc ha

thấp độ tuổi kết hôn ce nam giới Đây là quan điểm chủ trương bảo đảm bìnhđẳng giới trong quy định về tuổi kết hôn l

+ Quan điểm thứ ba cho rằng nên quy định tuổi kết hôn của nam là từ đủ

20 tuổi và nữ là từ đủ 18 tuổi

Quan điểm nay vẫn kế thừa về cơ bản quy định tuễi kết hon như tỉnh thin.

Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng đảm bảo sự đồng bộ và tương thích với các quy

định khác trong hệ thống pháp pháp luật Ví dụ như quy định vé tuổi có năng,

lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân

“Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc xem xét và lựa chon một giải

"pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về tuổi kết hôn có ý nghĩa lý luận và thực

tiến sâu sắc

Trang 10

ae

2 MQT SỐ ĐÈ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE-TUO1 KET HON

“Tuổi kết hôn là một trong những vấn đề quan trọng được bản luận khá sỗinỗi trong quá trinh xây dựng Dự thảo Luật HN&GD sửa đổi Nhiều quan điểm.tri chiều về quy định tuổi kết hôn cũng đã được xem xét Vi thé, cho đến aay,

Dy thio Luật HN&GD sửa đổi (sau đây gọi là Dự thảo) quy định về tudi kết hônvẫn đề xuất hai phương án cho quy định về-suỗi kết hôn Theo quy định tại tạikhoản 1, điểm a Điều 8 quy định vẻ tuổi kết hôn như sau: Phương án thứ nhất:Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tâm tuổi trở lên Phương án thứhai:Nam và nữ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn Như vậy, nhà làm luật

đã lựa chọn phương án thứ nhất là giữ nguyên tuổi kết hôn giống như LuậtHIN&GD năm 2000, Phương án thứ bai là hạ thấp tuổi kết hôn của nam và quyđịnh tuổi tròn đối với cả nam và nữ là đủ mười tám tuổi trở lên

‘Ching tôi không tán thành với cả hai quan điểm trên Bởi lẽ, quy định tuổikết hôn như vậy không thể giải quyết được những vấn đề vướng mắc, bất cập.hiện nay về tuổi kết hôn Do vậy tuổi kết hôn cần phải tiếp tục được xem xét để

uy dink một cách phi hợp

“Chúng tôi không tần thành với quan điểm giữ nguyên tuổi kết hôn nhưLuật HN&GD năm 2000 Bởi vi, quy định về tuổi kết hôn theo Luật HN&GDnăm 2000 đã thể hiện sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặttrong sự so sánh với quy định về năng lực hành vi dan sự cũng như năng lực hành

vi tố tụng dan sự của cá nhân Bởi vì nữ chưa đủ mười tám tuổi được phép kết

‘hon, trong khi đó, người có năng lực hành vi dân sự day đủ phải là người đủmười tám tudi, Điều này ảnh hưởng đáng ké đến quyền và lợi ích của người kết.hôn là nữ giới, Mặt khác, với việc quy định tuổi kết hôn như hiện nay dé dáng tạo

ra sự ty tiện trong việc thực thi pháp luật về tuổi kết hôn Vì vậy, không nên quy.định tuổi kết hôn như hiện nay để đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học đối với cácquy định của pháp luật vẻ tuổi kết hôn Bên cạnh đó, Liên Hiệp kêu gọichống tao hôn đối với bé gái Trong khi đó, Công ước quốc tế về quyền trẻ em

quy định trẻ em là người đưới mười tám tuổi thì quy định về tuổi kết hôn của nữ:

‘theo phương án này không bắt kịp với xu hướng của thé giới trong bối cảnh mới.

Trang 11

“Chúng tôi không tán thành với phương án hai vì nếu quy định tuổi kết hôn.cca nam và nữ như nhau là không bảo đảm tính khoa học trong quy định về tuổi

kết hôn Quy định như vậy cũng không thể hiện việc đảm bảo bình đẳng giới Bởi

lẽ, xét trên phương diện khoa học, nam va nữ có sự phát triển về tâm sinh lý.

không giống nhau Chênh lệch khoảng cách vé tu kắt hôn giữa nam và nữ trung bình khoảng hai tuỗi đó là khoảng cách phù hợp trong biểu đồ sự phát triển của nam và nữ mà nhiều chuyên gia ý tế đã nghiên cửu Điều này cũng phản ánh rõ

trong quy định về điều kiện tuổi kết hôn theo pháp luật của các nước trên thế

giới Tham khảo pháp luật của một số nước trên thể giới, chúng tôi nhận thấy đa

số các nước đền quy cad kết hôn giữa nam và nữ có khoảng cách tech lệch Luậthôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Cu-ba; Luật Gia đình Australia, Luật Gia đình Liên beng Nga, Bộ luật Dân sự Nhật Bán, Bộ luật Dân

sự và Thương mại Thái Lan, Luật Gia định của Philipines, Bộ luật dân sự Cam

pu chia, Luật Hồn nhân Thụy Điển đều quy định tuổi kết hôn tố thiểu của namcao hơn so Với nữ.

Mặt khác, xét từ góc độ xã hội, việc hạ thấp độ tuổi kết hôn củ nam lá một bàioán phi thực tiễn, bởi lẽ với quy định này ở vùng nông thôn và min núi, việenam giới kết hôn sớm sẽ gia ting Như vậy, đặt trong tinh hai hòa giữa cơ sởkhoa học và cơ sở xã hội có thể kết luận,

giới là không phù hợp Bởi vì, 6 ving nông thôn và miền adi, rong

bé trai không được nuôi đưỡng trong điều kiện tốt thì được tạo điều kiện để xác(ập quan hệ hôn nhân sớm (với quy định hạ thấp độ tuổi kết hôn), còn ở các vùng

46 thị lại có xu hướng kết hôn ở độ tuổi khá cao Vì thế, việc hạ thấp tuổi kết han

‘cia nam không phù hợp với cơ sở khoa học cũng như thực tiễn của Việt Nam

‘Tir những phân tích trên, theo quan điểm của chúng tôi việc hoàn thiện.pháp luật về tudi kết hôn nên theo hướng sau: Quy định nam từ đủ hai mươitrở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn Sở dĩ nên quy.định tuổi kết hôn như vậy là xuất phát từ co sở khoa học và cơ sở xã hội sau:

“+ Trước hết, xét dưới khía cạnh khoa học, tuổi kết hôn tối thiểu giữa nam

và nữ có sự trênh lệch nhất đình là do sự bình thành và phát triển tâm sinh lý ở

Te pháp 2012), Tà lệu tam Wo on soạn tháo Luge HNP sửa đội

10

Trang 12

nam và nữ là không gidng chau Nam thường có xu hướng phát triển muộn hơn.

5o với nữ Vi thé, nhiều nghiên cứu trong lĩnh vye sinh sản cũng chi rõ, nam giới

phái hai mươi tuổi trở lên mới phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc xác lập.quan hệ hôn nhân Phải đạt đến độ tuổi này thi việc xác lập quan hệ hôn nhân và.con mới dim bảo việc “ưu sinh” Độ tuổi này với nữ là mười tắm tuổi.Như.

‘vay, xết dưới gốc độ khoa học, việc quy định tuổi kết hôn có sự trêch lệch nhất định với nam và nữ là có cơ sở thuyết phục Đây cling là cơ sở để nhiều nướctrên thé giới quy đình về tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ

+ Quy định tuổi kết hôn theo hướng này đảm bảo tính tương thích và đồng

bộ trong hệ thống pháp luật Bởi vì, quy định nữ đủ mười tám tuổi mới đượcphép kết hôn thể hiện sự thống nhất với các quy định của pháp luật dân sự, phápdnt tổ tụng dân sự về năng lực hánh vi dân sự, năng lực hành vi tố tụng dân sycủa cá nhân Đây là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và Joi ích hợp pháp của nữ:giới Xét dưới khía cạnh này, quy định về tuổi kết hôn như vậy mới thực sự góp.hin bảo đâm bình đẳng giới

+ Quy định về tuổi kết hôn theo hướng nam từ đủ bai mươi tuỗi, nữ từ đủmudi tim tuối mới được phép kết hôn cũng đảm bảo sự phù hợp với pháp luậtquốc tế trong xu hướng chống nạn tảo hồn với các bé géi- Diéu mà những năm.gin đây Liên hợp quốc hết sức quan tâm và kêu gọi cộng đồng quốc tế cùngchung tay để giảm thiếu tình trạng tảo hôn vì lợi ich của nữ giới

+ Quy định về tuổi kết hộn theo hướng này phủ hợp với thực tiễn đời sống.HIN&GD Bởi lẽ, hiện nay, có ý kiến cho rằng trẻ phát triển sớm hơn do được

“nuôi dưỡng trong điều kiện tốt hơn Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với phần.lớn cư din sống ở thành thị Ở nông thôn và miền núi, chi số phát triển cúa trẻ

được cải thiện so với trước đây nhưng không đồng đều, tình trạng trẻ chậm lớn,

còi cọc, suy đỉnh dưỡng vẫn chưa được giải quyết triệt 48 Do đó, quy định nam

từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tim tuổi mới được phép kết hôn thể hiện sự

phù hợp ở cả phương diện khoa học cũng nhự thực tế,

"

Trang 13

MỘT SO VAN DE VE QUAN HỆ GIỮA VO VÀ CHONG.

‘TRONG DỰ THẢO LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH (SỬA ĐÔI”

TS Nguyễn Van Cừ Phu trách Khoa pháp luật Dan sự.

Trường Đại học Luật Hà Nội

‘Theo nguyên tắc chung, kể từ khi việc kết hon được cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền công nhận, giữa hai bên nam nữ đã phát sinh quan hệ vợ chẳng được

pháp luật thừa nhận và bảo hộ Quan hệ hôn nhân - quan hệ vợ chồng là loại quan

hệ xã hội đặc biệt: Do tinh cộng đồng của quan hệ hôn nhân, sau khí kết hôn, hai

‘vg chồng cùng ăn ở, chung sống với nhau trong suốt thời kỳ hôn nhân; thực hiện

các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản nhằm bảo đảm đáp ứng các nhucầu chung của vợ chồng, của gia định; nghĩa vụ nuôi đường, giáo dục các con

i vậy, khi điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa vợ chồng, cần phải có một quy.pháp lý đặc biệt, phù hợp với loại quan hệ xã hội nảy Cần nhận thức ring,

hôn nhân không phải là hop đẳng, không thé áp dit cách thức điều chỉnh của dén

luật thuẫn ty đối với các quan hệ hôn nhân va gia đình (HN&GD), trong đó có

quan hệ giữa vợ chồng

Sau hơn mười ba năm thỉ hành và áp dụng, nhiều quy định của Luật

HN&GD năm 2000 đã không còn phủ hợp với sự phát triển của các điều kiện

kinh tế - xã hội và thực tiễn đời sống trong lĩnh vục HN&GĐ; trong đó có các

quy định về quan hệ pháp luật giữa vợ chang Dự thảo Luật HN&GĐ (sửa đổi)

(sau diy gọi là Dự thảo Luật) tại Chương III với ba mục, từ Điều 17 đến Điều 50

nghĩa vụ nhân thân; các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng, Trong đó có

nhiều quy định mới, cụ thé và chỉ tiết hon rất nhiều so với các quy định của Luật

HN&GB năm 2000; đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật về HN&GD và bảo.

đảm tính khả thi trong thực tiễn.

"Dựa trên Hiển pháp năm 2013 (Chương II) - quy định về Quyền con người,

quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Dự thảo Luật khỉ quy định nội dung các

® DBthếo ngày 07 tháng 3 năm 2014

1

°

Trang 14

“quyển và nghĩa vụ về nhân thân và tai sản giữa vợ chẳng đã thể hiện quan điểm:

“Trước hết, vợ, chồng với tư cách cũng là công dân; các quyển con người, quyền

và nghĩa vụ co bản của công dân được pháp luật ghỉ nhận, tôn trọng và bảo vệ

trong quan hệ hôn nhân, quan hệ gitta vợ chồng Bên cạnh đó, đời sống tình cảm.yêu thương gắn bó, trách nhiệm, lòng thủy chung thé biện các chuẩn mirc đạo

đức tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng của gia đình truyền thống Việt Nam cũng,

được ghi nhận, được Luật hóa; bảo đảm: sự hài hòa của pháp luật và tập quán tốt.

đẹp khi điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa vợ chồng, Đây là một bước phát triển,

hoào thiện của Dy thảo Luật ny.

‘A Nội dung các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng (Mực 2):1/ Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Luật HN&GĐÐ năm

2000, Dự thảo Luật ghi nhận nguyên tắc bình đẳng về mọi phương diện trongquan hệ pháp luật giữa vợ chẳng; vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa

‘vp ngang nhau về mọi mat trong gia đình; trong việc thực hiện các quyền, nghĩa

‘yu của công dân được quy định trong Hiển pháp, Luật HN&GĐ và các Luật khác

có liên quan (Điễu 17)

Quy định này của Dự thảo luật đã thể hiện sự nhất quán của hệ thống pháp.luật của Nhà nước ta ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình.đẳng trong quan hệ vợ chồng; nó có ý nghĩa to lớn và thiết thực cả về kỹ thuật lập.pháp và bảo đảm thực thi pháp luật Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật,không bị phân biệt đối xử Nguyên tắc bình đẳng về quyền, nghĩa vụ gila vợchồng được coi như sợi chi đỏ chỉ phối các quy định của nội dung quan hệ pháp.luật giữa vợ chồng

2l Các quyền, nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ chẳng được tôn trọng và bảo vệ(Điều 18) Đây cũng là quy định mới của Dự thảo Luật Vợ, chẳng với tư cách 18công dân, khí kết hôn va trong thời kỳ hôn nhân (khoảng thời gian tổn tại quan hệ

vợ chồng, tinh từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm die) đều có quyểnquyết định chế định pháp lý vỀ nhân thân của vợ, chồng như các quyền về ho,

tên, tôn giáo, tín ngưỡng, quốc tịch, chỗ ớ, nơi cư trú, nghề nghiệp; tham gia các

"hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quyền đặt, thay đổi họ, tên va đại

B

Trang 15

điện cho con chưa thành niên; quyền sống chung, tôn trọng danh dự, uy tín, nhân.

phim của nhau; quyền đại diện cho nhau, quyền ly thân, ly hôn Như vậy, tắt cả.các quyền nhân thân với từ cách là công dân và tương ứng trong quan hệ pháp

luật giữa vợ chồng đều được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ Quy định

này của Dự thảo Luật nhằm bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ về nhân thân

giữa vợ chống ở trong các quy định tiếp theo; đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ

nữ, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trong quan hệ vợ chồng hiện

nay.

3/ Phát triển quy định tại Digu {8 Luật HN&GD năm 2000, cũng với tên gọi là

“tình nghĩa vợ chông", nhưng Điều 19 Dự thảo Luật được dự liệu với nhiều nội

dụng mới; theo đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu,

chung thủy, rô tromg, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nhau; cảng mưu chia sé,

thực hiện các công việc trong gia dink Vợ chồng có nghĩa vu sống chung với

nhau, trừ trường hợp vợ chồng có théa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề

aghiép, công dáo, học lập, /kam gia các hoạt động chink tri, kinh 18, văn hóa,

xd hội và các (ý do chink đắng khác.

“Xét về ban chất pháp lý, quyền tương ứng với nghĩa vụ của vợ, chẳng; quyền

đồng thời là nghĩa vụ mà vợ, chồng phải thực hiện Vợ chẳng cùng nhau chia sé,

thực hiện các công việc trong gia đình, nghĩa vụ phải sống chung với nhau

nhằm bao đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa vo

chẳng trong thực tế; đồng thời đáp ứng được mục đích của hôn nhân là xây dựng,

gia đình din chủ, bòa thuận, hạnh phúc và bền vững Dự thảo Luật quy định

nghĩa vụ của vợ chồng phải cùng nhau chia sé các công việc gia đình; coi lao

động trong gia đình (các công việc nội trợ, chăm sóc các con ) đều được coi là

lao động có thu nhập Quy định này sẽ bảo dim ®uột nde thang nữa” nhằm xóa.

'bỏ quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình; bảo đảm quyền bình đẳng

thực tẾ của vợ ching đối với các công việc chung của gia đình Việc Dự thảo

"Luật quy định nghĩa vy của vợ chẳng phải sống chung với nhau (tri trường hợp

ngoại lệ khi có lý do chính đáng) nhằm bảo đảm củng cố hơn nữa nghĩa vụ phải

chung thủy với nhau giữa vợ chồng,

4

°

Trang 16

ø

4/ Dự thảo Luật cũng quy định cy thé các quyền vả nghĩa vụ nhân thân khác giữa

‘vg chồng, có một số thay đổi về từ ngữ cho phù hợp

+ Theo đó, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng đo vợ chẳng thỏa thuận,

"không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới bành chính (Điều 20);

- Vợ, ching có nghĩa vụ tôn trọng „ giữ gin và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uytín cho nhau (Điều 21);

~ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo củanhau (Điều 22);

= Đặc biệt, Dự thảo Luật đã dự liệu về quyén Iy thân của vợ chẳng (Điều 23a ~theo phương án 2) Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận ly

thân bằng văn bản có chữ ký của vợ chồng Thỏa thuận ly thân của vợ chẳng vé

nguyên tắc, không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưathành niên, con đã dhành niền mất năng lục hành vi dân sự hoặc không có khảnăng lao động, không có tai sản để tự nuôi mình; không ảnh hưởng đắn quyền và

{gi feh hợp pháp của những người khác có iên quan.

Noi dng văn bản thỏa thuận việc Jy thân của vợ chồng bao gốm quyền,nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong thời gian vợ chỗng ly thân; quyền, nghĩa

vu của vợ, chồng đối với nhau trong trường hợp một bên cần giám hộ hoặc không

có khả năng lao động, không có tai sản để tự nuôi mình Các quyền, nghũa vy vềtải sắn, nghĩa vụ và hợp đồng giữa vợ chẳng với nhau và giữa vợ, chồng vớingười khác có liên quan Dự thảo Luật bước đầu quy định về hậu quả pháp lý củaviệc ly thân giữa vợ chồng: Việc ly thân không làm chấm đứt quan hệ vợ chồng

và các quyền, nghĩa vự của cha, mẹ đối với con; trong thời gian ly thân, nếu có.tranh chấp về quyền, nghĩa vụ (heo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận ly

thân thi vợ, chỗng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 4, 5 Điều 23a).

Theo quan điểm của chúng tôi, guyén lp dhân của vợ chẳng cần phải được

+uật hóa trong Dự thảo Luật Quy định này nhằm đáp ứng nguyện vọng chínhđắng, ý chí của các cặp vg ching trong xã hội hiện nay, đáp ứng được thực tiễncủa đời sống xã hội; đồng thời tương thích với pháp luật của nhiễu quấc gia trén

15

Trang 17

thế giới Tuy nhiên, việc quy định về vấn đề ly thân của vợ chồng trong Dự thảo.Luật là chưa đầy đủ, chưa rõ rang, Thông thường, pháp luật quy định về ly thân.giữa vợ chồng phải bao gồm: Bảo vệ quyền ly thân chính đáng của vợ, chồng;các căn cứ để vợ chồng thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định việc ly thí

trường hợp ly thân (thuận tinh ly thân hoặc một bên vợ, chồng yêu cẳu ly thân)

‘va hậu quả pháp lý của việc ly thân giữa vợ chồng (giải quyết các vấn đề về quan

"hệ nhân thân của vợ chồng - ly thân không làm chấm đứt quan hệ vợ chồng trước

pháp luật vợ, chồng có quyền ở riêng, chấm dứt nghĩa vụ cùng sống chung; tàisin chung của vợ chẳng được chia, mỗi bến vợ, chẳng nhận phẩn ti sán ciamình trong khối tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của tòa án đềsống riêng, chim dứt chế độ tài sản chung - gọi là biệt sản; các con chưa thànhnién được giao cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, giáo dục tực tiếp, người không.được giao nuôi dưỡng, giáo dục con có nghĩa vụ đóng góp phi tin cấp dưỡng,nuôi con) Nếu trong thời gian hoặc đã hết thời gian vợ ching sống ly thân mà vợching tái hợp được với nhau thì có quyền yêu cầu tòa án hủy bản án ly thân đềtrở về chung sống bình thường; nếu không thể tái hợp được thì vợ, chồng cóquyền yêu chu tòa án biển đổi bản án ly thân thành ly hôn để chấm dit quan hệ

vợ chồng trước pháp luật

‘Thyc tiễn hiện nay trong xã hội nhiều trường hợp vợ chồng vì những lý do

khác nhau đã sống riêng biệt “mdi người mỗi ngả”; trường hợp vợ chồng không.thôa thuận được với nhan giải quyết các vấn đề về tài sản, các cơn chưa thành

niên do ai chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp; nghĩa vụ cấp dưỡng nuôicon; trách nhiệm về tài sin của vợ, ching đối với người có quyển, nghĩa vụ liênquan nếu không được Luật hóa để điều chỉnh, sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng.mắc; không bảo vệ được quyền lợi của vợ, chồng, các con và của những ngườikhác có quyền, nghĩa vụ liên quan Vấn đề này cần phải được cơ quan Nhà nướcccó thẩm quyền xem xét cf trọng, quyết định

5/ Tại Mục 2, Điều 24 đến Điều 27 của Dự thảo Luật đã quy định về vấn đề đại diện giữa vợ chồng Các quy định này đã được dự liệu cụ thé hơn so với Luật

16

©

Trang 18

HN&GD năm 2000 (khoản 2 Điều 24) theo từng trường hợp; phù hợp và bảo.

đấm sự thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự và các Luật khác có liên quan(Luật Đắt dai, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bắt động sản

‘V8 căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chẳng, Dự thảo Luật quy định: Việc đạidiện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch được xác

định theo quy định của Luật HN&GĐ, Bộ luật Dân sự và các Luật khác có liên

quan; Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các.giao địch mã theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả hal vợ chồng;'Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mắt năng lực hành vi dân sự mà bên kia

có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi

dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người 46, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự minhthực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan; Trong trường hợp một bên vợ, chồng mắtnăng lực hành vi đân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thi căn

cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự, Tòa án chỉ định người đại diệncho người bị mắt năng lực hành vi dân sự (Điều 24)

Dy thảo Luật cũng quy đính cụ thể vấn đề đại điện giữa vợ và chồng trong

‘quan hệ sản xuất kinh doanh (Điều 25); vin đề đại diện giữa vợ và chồng trongtrường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyển sử dụng đối với tài sản chung

“nhưng chỉ ghỉ tên một bên vo hoặc chồng (Điều 26); quy định về trách nhiệm liênđới của vợ, chồng đối với các giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện nhằmbảo đảm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình (các nhu cầu về an, ở,

mặc, học tập, khám, chữa bệnh ); Trường hợp tài sản chung của vợ chồng,

không đủ thì vợ, chồng có tài sản riêng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sin riêngbảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 27)

.Các quy định này đều xuất phát tie chy tiễn giải quyết cắc tranh chấp liênquan đắn trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ, chồng trong các giao dịch mà vợ,ching kết wie với những người khác nhằm bảo đảm quyền lợi của vợ ching,

của các thành viên trong gia dink và Igi ick của những người khác liên quan

Trang 19

đến tài sản của vợ chồng Những quy định này đã bảo đảm tỉnh thống nhất về

đại điện trong các giao dịch mà hệ thống pháp luge diéu chính.

B.Nội dung các quyền và nghĩa vụ tài sin cũa vợ chồng trong Dự chảo

Luật HN&GĐ (sửa đổi) (Mục 3, từ Điều 28 đến Điều S0 Dy thảo Luật).

1⁄ Khái lược chế độ tài sản của vợ chẳng theo hệ thing pháp luật HN&GD

của Nhà nước ta từ năm 1945 dén nay,

Theo ly luận chung, quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng bao gồm các

quyển, nghĩa vụ tài sin của vợ chồng, Các quyền và nghĩa vụ này luôn gắn liền

và tương ứng với nhân thân của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân

Trong quan hệ hôn nhân - quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tinh cảm, sự

thương yêu gắn bó, chung thủy của vợ chồng, cần phải có đời sống vật chất, phải

có tiền bạc, tải sắn, sản nghiệp của vợ chồng Bởi tài sản là cơ sở kình tế “mudi”

sống gia đình; bảo đảm cho gia đình, vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc

cấp dưỡng cho nhau giữa vợ chẳng; nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con; đáp

ứng các nhụ cầu về tỉnh thin và vật chất của vợ chẳng, các con và các thành viên

trong gia đình Bên cạnh đó, các quy định về tài sản của vợ chồng trong pháp luật

luôn có ý nghĩa: Là cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng;

bio đảm quyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thể khác liên quan đẫn chế độ tài

sản của vợ chồng: LA căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài

sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan (như

trường hợp vợ chồng ly hôn có tranh chấp về tài sin; về các giao địch, hợp ding

với các chủ thể khác ) Như vậy, nhu cầu khách quan và tắt yếu, Nhà nước.

uôn bằng pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng Tùy theo sự

phát triển về kinh tế - xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán 48 nhà làm luật ở'

các quốc gia dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng cho phù hợp.

“Chế độ tài sản của vợ chẳng là tổng hợp các guy pham php (uật do Nhà nước

bar hành điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chẳng

‘Hg thống pháp luật HN&GD của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã có một

số văn bản Luật quy định về chế độ dải sán của vợ chẳng phù hợp với sự phát

18

°

°

Trang 20

triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và thực tiễn cuộc sống trong từng giaiđoạn phát triển của đất nước.

~ Những năm đầu sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ Chủ

‘Tich ký Sắc lệnh số 97 - SL ngày 22/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế.-định trong Dân luật Tuy Sắc lệnh này chưa quy định cụ thé về chế độ tài sản của

vợ chồng, nhưng lần đầu tiên đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ, hình đẳnggiữa vợ chồng về quan hệ nhân thén và quan hệ tài sản “Người din bà lấychẳng, có toàn năng lực về mặt hệ”; người vợ có toàn năng lực thực hiện cáchành vi dân sy, không phải có chẳng cho phép như trước nữa (Điễu 5) Bảo hộ

“quyền chia tải sản chung và quyền thùa kế của vợ, chẳng và các con trong giađình: Trong lúc còn sinh thời, người chồng góa hay người vợ góa, các con đã

thành niên có quyển xin chia tải sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khỉ

đã thanh toán tài sản chung ( Điều 11),

~ Sau năm 1954, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng đất nước, Quốc.hội khóa ï kỷ hop thứ 11 ngày 29/12/1959 đã chính thức thông qua Đạo luật số

13 về HN&GD là Luật HN&GD năm 1959, Luật có hiệu lực từ ngày.13/01/1960) Luật này không quy định về chế độ tài sẵn theo théa thuận ca vợ.chẳng (hay còn gọi là hôn ước) Chế độ tài sin của vợ chồng theo pháp luật quyđịnh là chế độ “cộng đằng toan sản”, với nội dung giữa vợ chẳng chỉ có tài sản.chung; Luật chưa ghỉ nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng Theo quy địnhtại Điều 15, vợ chồng có quyền sở hữu và hưởng dung tắt cả tài sản có trước vềsau khi cưới Đối với tài sản chung, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và

quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng (khi một bên vợ, chẳng.chết trước và khí vợ chỗng ly hôn)

Quy định về chế độ cộng đồng toàn sản của Luật HN&GD năm 1959 đã đápứng với sự nghiệp giải phóng phy nữ vào thời kỳ này ở nước ta; phù hợp với

"kiện phát triển kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.

Ngày 30/04/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, hệ thống,

"pháp luật được áp dụng chung trên cả hai miền Bắc - Nam, trong đó có Luật

19

Trang 21

HN&GD năm 1959 (theo Quyết định số 76 - CP ngày 25/03/1977 của Chính phủ.

VỀ ấp dụng pháp luật thống nhất trong phạm vi c& nước)

~ Bước vào thời kỳ đổi mới, để phd hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xãhội, Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 12 ngày 29/12/1986 đã thông qua Luật

HN&GD năm 1986, Luật có hiệu lực từ ngày 03/01/1987 Luét HN&GD năm.

1986 cũng không quy định về chế độ tài sản theo théa thuận cia vy chẳng

“Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật quy định là chế độ “cộng đằng tạo

sản”, theo đó bên cạnh việc quy định về khối tài sản chung của vợ ching (Điều.

14, Điều 15), Luật HN&GĐÐ năm 1986 đã ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ,chồng (Điều 16) Đối với tài sản chung của vợ chồng, Luật đã quy định căn cứ.xác lập tài sản chung; quyền và nghĩa vụ của vợ chẳng đối với tài sản chung, Tài

‘sin chung của vợ chồng bao gồm những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra; những.thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những tai sản ma

vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung Tai sin chung được sử dung,nhằm bảo dam đời sống chung của gia đình Vợ, chồng có quyền sở hữu bìnhđẳng đối với tài sản chung,

Luật quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng đối với những tải sản màmỗi bên đã có từ trước khi kết hôn; tài sản mà vợ, chồng được tặng cho riêng.hoặc được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân Vợ, chồng có quyền nhập hoặc

không nhập tài sản riêng vào khối tài sán chung của vg chồng.

Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định ba trường hợp chia tài sản chung và các

nguyên tắc chỉ tài sản chung của vợ chồng:

> Chia tài sin chung của vợ chẳng khi hôn thân đang tần tại (Điều 18);

> Chia tài sản chung của vợ chẳng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 17);

> Chie tài sản chung của vợ chẳng khi ly hn (Điều 42)

Với quy định của sự thay đổi từ chế độ “cộng đồng foàn sản” của Luật HN&GD năm 1959 sang chế độ “cộng đồng tgo sản” của Luật HN&GĐ nim

1986 là bước tiến dài về chế độ tai sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật

về HN&GĐ của Nhà nước ta Chế độ “cộng đồng to siin” được quy định phù.hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;

20

Trang 22

phi hợp với các quy định của hệ thống pháp luật điều chỉnh về quan hệ sở hữu

của công dân; tương thích với pháp luật của nhiễu nước trên thé giới Việc LuậtHIN&GD năm 1986 ghỉ nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng là hoàn toàn.hop Lý, dip ứng với nguyện vọng của người din; đồng thời bảo dâm quyền sởhữu tài sản của vợ chồng

~ KỂ thừa các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986, trong xu thé hội nhập vaphát triển của thời kỳ đổi mới, Luật HN&GĐ năm 2000 (có hiệu lực từ ngày01/01/2001) đã cụ thể hóa hơn nữa các quy định về chế độ tài sản của vợ chẳng,

"Luật cũng không quy định về chế độ tài sẵn theo théa thuận cha vợ chẳng,Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cũng là chế

độ “cộng đẳng tạo sản” Luật đã quy định khá cụ thé về căn cứ, nguồn gốc xáclập các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghis tự của vợchồng đối với các loại tải sản đó; các trường hop và nguyên tắc chia tài sản chungccủa vợ chẳng,

+ ĐỐI với tal sin chung, đời sẵn chung của vợ chẳng gầm tồi sân do vợ, chẳngtạo ra, thu nhập do lao động, hoại động sản xuất kick doanh hoặc những thunhập hợp pháp khác củz vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chẳngđược thừa kế chưng hoặc được tăng cho chưng và những tài sản khác mà vợchồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đắt mà vợ chồng có được saukhi kết hôn là tài sản chưng của vợ chỗng (Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GDnăm 2000), Tai sin chung của vợ chẳng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được chỉdùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, (hực hiện các nghĩa vụ chung của vợchồng (Khoản 2 Điều 28 Luật HN&GD năm 2000) Luật cũng duy định nguyêntắc suy đoán xác định tài sản của vợ chồng, trong trường hợp không có căn cứ

chứng minh là tài sản riêng thi tài sin đó được xác định là tài sản chung của vợ chẳng (Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000) Quy định này có ý nghĩa

thiết thực trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp vẻ tái sin của vợ ching

‘Vo, chồng luôn có quyền bình đẳng khi thực hiện nội dung quyền sở hữu đối

với tài sản chung; vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ngang nhau

và luôn có tỳ lệ bằng nhau trong khối tai sin chung Theo nguyên tắc chung,

a

Trang 23

trong thời kỳ hôn nhần mà vợ hoặc chồng “tao ra” hoặc “có được” những tai

sản, những thu nhập hợp pháp thì đều được xác định là tài sản chung (trừ nguồn

gốc là tài sản riêng của vợ, chồng) Tài sản chung ca vợ chồng thuộc sở hữu

‘chung hợp nhất với những đặc điểm riêng: Tai sản chung của vợ chồng không

cần phải cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra; không phụ thuộc vào công sức

đóng góp, thu nhập nhiều, ít khác nhau của vợ, chéng; Lao động trong gia đình

được coi như lao động có thu nhập; khi chưa chia tài sản chung thì không xác

định được đâu là tài sản của vợ, của chồng trong khối tài sản chung đó; không

phy thuộc vào điều kiện vợ chồng củng sống chung hay ở riêng Những đặc

điểm này chỉ áp dụng cho chế độ tai sản chung của vợ chồng

Đối với tài sản chung của vợ chồng mà theo quy định ce pháp ïuật phải dang

ký quyền sử bữu thi khỉ đăng ký phải ghi tên của cả hai vợ chồng Trường hợp

vợ, chồng định đoạt tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của

gia đình thì được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của hai vợ ching Trường

hợp vợ, chẳng định đoạt tài sản chung có giá tr lớn hoặc tai sản chung là bất

động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất ) thì phải c6 sự thoả thuận đồng ý của hai

vg chồng bằng văn bản Nếu một bên vợ, chẳng tự ý định đoạt tài sin chung có

giá trị lớn; tài sản chung là bắt động sản thi giao địch, hợp đồng 46 bị coi là vô

hiệu theo yêu cầu của người chồng, vợ kia,

‘Luft cũng quy định chia tài sản chung cia vợ chẳng trong ba trường hợp:

> Chia tai sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi có lý do chính đáng theo

thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của Tòa án (Điều 29, 36);

> Chia tài sản chung khí một bên vợ, chồng chết trước (Điều 31);

-> Chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn (Điều 95).

*Một số hạn chế, bắt cập của Luật HN&GD năm 2000 kki qay định vé tài sin

chung của sợ chỗ:

“Các quy định về tài sin chung của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2000 đã

cụ thé hơn Luật HN&GĐ năm 1986, tuy nhiên, các quy định này vẫn đừng ở

dang định khung, khái quát, trong thực tẾ áp dụng còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Vídụ:

ø

°

Trang 24

~ Thành phần tài sản chung của vợ chẳng được xác định chưa rõ rằng và đầy đủ,

như: Những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chẳng trong thời kỳ

"hôn nhân được xác định là tài sản chung củ vợ chẳng hay [a tải sản riêng của vợ,chồng là chủ sở hữu tài sản đó? (Vấn đề này đã được pháp luật của nhiều nước.quy định về chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chẳng là chế độ tai sản pháp định

và đều coi các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chẳng trong thời

kỷ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (Pháp, Nhật Bản, Thái Lan )

~ Nguyên tắc chia tai sản chung của vợ chồng đã bị “bd sóf” trong trường,

hợp chia tai sản chung của vợ chồng ở thời ky hôn nhân và chia tài sản chung khi

một bền vợ, chồng chết!

~ Các quy định về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng

‘rong thời kỳ hôn nhân chưa cụ thé, có nhiều cách hiểu khác nhau;

~ Xác định nghĩa vụ chung về tài sin của vợ chồng không rõ rằng (Điều 28);quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng thiếu cụ thé (Điều 25)

‘Thye tiễn áp dựng các quy định về tài sản chung của vợ chồng đối với các

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn nhiều ling túng, thiếu tính thống nhất.Những hạn chế trên đây cần phải được 63 khuyết trong Dự thảo Luật HN&GD(sửa đổi)

+ Đối với tài sản riêng của vợ, chồng: Theo Điều 32 Luật HN&GĐÐ năm

2000 quy định, sài sản riêng của vợ, chẳng gồm những tồi sân me vợ, chẳng có

tt trước whi kết hin; tài sản mà vợ, chẳng được tặng cho riêng, được thừa kế

riêng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sẵn mà vợ, chồng được chia riéng theo

khoản 1 Điều 29 và Điẫu 30; đỒ dùng, tư trang cá nhân

Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sin

chung.

‘Quy định về căn cứ, nguồn gốc xác định tai sản riêng của vợ, ct

đây chưa cụ thể; đối với tài sản là đồ dùng, tu trang cá nhân của vợ, chẳng được

“xác định {ti sản riêng thì cho đến nay vẫn không có các văn bản của cơ quan

Trang 25

‘Nha nước có thẩm quyền quy định hoặc hướng dẫn áp dụng; có nhiều cách

va quan điểm khác nhau về vấn đề nay,

'Về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng, Điều 33 Luật

TIN&GÐ năm 2000 quy định với một số nội dung mới so với Luật HN&GĐ năm.

1986 Theo đó, vợ, chẳng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ti sin riêng của mình không phụ thuộc vào ý chí của người chồng, vợ kia Vợ, ching có thể

‘iy quyền cho nhau trong việc quản lý tài sản riếng của chồng, vợ mình Tài sản

riêng được sử dung cho nhu cầu và bảo đâm thực hiện nghĩa vụ riêng sản

của vợ, chồng Trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng cho.các như cầu sinh hoạt thiết yếu của gia định mà vợ, chồng có tài sin riêng thì phảiđóng góp tài sản riêng cho các nhu cầu sinh host thiết yếu đó Trong trường hợptii sin riêng của vợ, chẳng đã được đưa vào sử dung chung mà hoa lợi, lợi tức

thu được từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi định đoạttài sản đó phải có sự đồng ý của hai vợ chồng (quy định này nhằm hạn chế quyền

sở hữu của người vợ, ching có tài sản riêng vì lợi fh của gia đình - Khoản 5Điều 33)

_2/ Chế độ tài sản của vợ chồng trong Dự thảo Luật HN&GD (sửu déi),

“Trên cơ sở kế thừa và phát các quy định vé chế độ tài sản của vợ.chồng trong Luật HN&QĐ nim 2000; sự tác động của điều kiện kinh tẾ - xã hội,yêu cầu thống nhất các quy định trong hệ thống pháp luật liên quan đến chế độ tàisản của vợ chồng; tham khảo quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số quốc gia trên thé giới; Dự thảo Luật HN&GD (ste đổi) đã quy định.với nhiều nội dung mới và cụ thé hơn về chế độ tai sản của vợ chồng so với Luật

HN&GĐ năm 2000.

a/ Dự thảo Luật đã quy định có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng: Chế độ tài sẵn theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận cata vợ chẳng,(còn gọi là kôn ước) Đây là lần đầu tiên pháp luật HN&GD của Nhà nước tachấp nhận và quy định về gi chế độ đài sẵn theo thöu thuận của vo ching.

Ey

Trang 26

Boi chế độ tài sản của vợ chẳng luôn có tác động và ảnh hưởng đến.quyền {gi của cá nhân vợ, chồng; các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành.viên trong gia đình và quyén, lợi ích của những người có liên quan; sự én địnhcủa các quan hệ tài sin trong giao hưu dân sự nói chung; nên Dy thảo Luật đã quy

định về các nguyên tắc chung khi áp dụng các loại chế độ tài sản của vợ chồng,nhằm bảo dam mục đích điều chỉnh của các quy định này Theo 46, Điều 28 Dựthảo Luật đã quy định về các nguyên tắc áp dụng chế độ tái sản của vợ chồng: Vochồng có quyển Íựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tàisản theo thoả thuận Quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 (các nguyên tắc chung

về chế độ tài sản của vợ chồng) của Dự thảo Luật được áp dụng mà không phụ

thuộc vào chế độ tài sắn do vợ chồng đã lựa chọn Nội dung các nguyên tắcchung áp dụng bao gồm:

~_ Vợ, ching bình đẳng với nhau về quyŠn, nghĩ ve trong việc tạo lập,

chiếm hữu, sẽ dung, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao

động trong gia đình và lao động có thu nhập;

~_ Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ting như cầu thiết yếu

của gia đình;

~ Vike thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chẳng mà xâm phạm đếnquyén, lợi ích hợp pháp của vợ, chằng, của gia đình và của người khác thi phải bôi thường (Điều 29).

= Trong trường hop vợ ching không có tài sản chung hoặc tài sẵn chungkhông đủ dé đáp ứng các như cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chẳng có.nghia vụ đồng góp tài sản riêng theo khá năng kinh té của mỗi bên;

= Fợ, chẳng có quyền, nghĩa vụ thye hiện các giao dịch nhằm đáp ứng như

cầu thiết yêu của gia đình (Điều 30)

= Việc xác lập, thực hiện, chdm ditt ede giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi

ở dây nhất của vợ chồng phải có sự thoả thuận của vợ chồng Trongtrường hop nhà ở thuộc sở hitu riêng của vợ hoặc chồng thi chit sở hiều có.quyền xác lập, thực hien, cham dữ: giao dich liên quan dén tài sản đố

„hưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chẳng (Điều 31)

2

Trang 27

+ Trong quan hé với người thứ ba ngay tình, vợ, chồng là người đứng tên

tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoản hoặc đang chiếm hữu động sản khác mà theo quy định của pháp luật Không phải đăng ký qi

hitu, quyền sử dung được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giaodich liên quan đến tài sản đó (Điều 32)

"Trên đây là các nguyên tắc chung để áp dụng cho cả hai loại chế độ tài sin

của vợ chồng, dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thoảthuận thi đều bị buộc phải tuân thủ nội dung của các nguyên tắc này Đây lànhững quy định boàn toàn mới của Dự thảo Luật Thực hiện các nguyên tắcchung này luôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của gia.đình và những người có liên quan đến tài sin của vợ chẳng

bí Đối với chế độ tài sẵn của vợ chồng theo luật định (đễu mục 2, từ

“Điều 33 đến Điều 46 Dự thảo Luật)

Dự thảo Luật vẫn lựa chọn chế độ “công đẳng ayo sản” là chế độ tài sản.

theo luật định như Luật HN&:GD năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 Tuy

nhiên, các quy định về tài sản chung, tài sân riêng của vợ, chong và nhữngvấn dé liên quan đến cúc loại tài sẵn củ vg cñẳng đã được quy định cụ thé

“ơn và phù hợp với các hoạt động về kinh tế - xã hội và các quy định của hệthống pháp luật hiện nay

+ Đi với tài sẵn chung cia vợ chồng:

~ Dự thảo Luật đã cụ thể hoá về căn cứ và các loại tài sản thuộc tai sản chungcủa vợ chẳng; trong đó đã quy đính cụ thể coi hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sẵnriêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sẵn chưng của vợ chỗng (Khoản

1 Điều 33)

Quy định này đã bảo đảm sự thống nhất trong việc xác định tai sản chungcủa vợ chồng, có sự tương thích với pháp luật các nước khi quy định các hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chằng trong thot Ij hôn nhân được coi

23 edi sản chang của vợ chẳng (Bộ luật din sự Cộng hoà Pháp, Bộ luật dân sự

"Nhật Bản, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan );

6

Trang 28

~ Dự thảo Luật vẫn quy định nguyên tắc suy đoán trong việc xác định tdi sinhung của vợ chẳng; Trường hợp có tranh chấp về ải sin riêng mà không có căn.

cứ chứng minh thi tài sản tranh chấp đó được xác định là tài sản chung của vợchẳng(Khoán 3 Điễu 33);

~ Quy định cụ thé các loại tài sản của vợ chéng mà theo quy định của phápluật phái đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dung (Điều 34),

~ Quy định cụ thé quyền của vợ, chồng khi thực biện nội dung quyền sớ hữu.đối với tài sản chung (quyển chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt); trong,

đó ghỉ nhận trước hết quyền của vợ chồng được thoả thuận (rong việc chiếm hữa,

sử dụng, định đoạt tải sản chung (Khoản 1 Điều 35) và các trường hợp định đoạt

tai sản chung có sự thoả thuận bằng văn bản cia hai vợ chồng Khoản 2 Điều 35),

~ Quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung được.dua vào kinh doanh (Điều 36);

~ Cụ thể hoá các loại nghĩa vụ chung vềtài sân của vợ chồng (Điều 37); theo

đồ xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng gồm:

> Nghĩa vụ do vợ chồng cùng xác lập; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theoquy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

> Nghĩa vụ do vợ hoặc ching thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chung của

gia đình;

> Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ti sản chung;

~> Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tải sản riêng để duy trì, phát triển khốitài sản chung hoặc dé tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

> Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ

cdân sự thì cha mag phải bồi thường,

> Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Dy thảo Luật đã bám sát quy định của Luật HN&GD và các luật liên

quan đễ định rỡ các trường hợp được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng

~ Quy định cụ thé vẫn đề chia tài sin chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân (Điều 38) Theo 46, vợ chẳng có quyển thoả thuận hoặc yêu cầu Toà ánchia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Bổ khuyết nguyên tắc chie tải sản

n

Trang 29

chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân như khi ly hôn (Khoản 3 Điều 38,

Điều 59),

~ Quy đỉnh cụ thể về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vg

chẳng trong thời kỳ hôn nhân theo các trường hợp vợ chồng có thỏa thuận hoặc

theo quyết định của Toà án (Điều 39)

~ Quy định cụ thé về hậu quả pháp lý của việc chie tài sản chung của vo

chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 40);

= Bộ quy định về vin đề khi phục chế độ tồi sân chung của vợ chẳng theo

‘quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy

định chỉ tiết thi hành Luật HN&-GD năm 2000 (Điều 41);

~ Cụ thể hoá các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân bị coi là vô hiệu (Điều 42) Các quy định nảy phủ hợp với hệ thống

pháp luật khi quy định về nghĩa vụ phải thực hiện mà vợ chồng đã trốn tránh.

không thực hiện hoặc việc chia ti sản chưng làm ảnh hướng nghiêm trọng đến

ợi Ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã

thành niên mắt năng lực hành vi đân sợ hoặc con không có khả năng lao động và

không có tài sản để tự nuôi minh,

"Ngoài việc quy định chie tài sản chung của vợ chéng trong thời ky hôn nhân,

‘Dy thảo Luật cũng quy định vẫn đề chia tài sàn chung của vợ chồng khi một bên

vợ, chẳng chết trước (vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết - Điều

70) và khi vợ chồng ly hôn (tir Điều 59 đến Điều 64) Các quy định liên quan đến

việc chia tài sản chung của vợ chổng vẫn được kế thừa từ các quy định của Luật

HN&GD năm 2000 (Điều 31, Điều 95); tuy nhiên, Dự thảo Luật đã ey thé hóa về

nội dung của việc chia tải sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết

trước hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng là đã chết và khi vợ

chồng ly hôn Dee thảo Luật đã quy định cụ thể về nguyén tắc chia tài sản chung

của vợ chồng trong cả ba trường hợp theo quy định của pháp luật (Luật HN&:GD

xăm 2000 đã “Bỏ sót” nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ

‘han nhân và khi một bên vợ, chồng chốt trước!)

28

°

°

Trang 30

Tuy nhiên, đối lậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân và tài sin saw khi

vø, chồng bị Téa án tuyến bố là đã chết mà lại trở về vẫn chưa được Dự thảo.Luật quy định cụ thể Điểu 71 Dự thảo Luật khi quy định về haw gua pháp ieta trường hop ndy lại quy định rằng áp dụng nhu Điều 40 Dự thio Luật (ápdung nhục hậu qué pháp cũa việc chia tài sản chung của vp chẳng trong thot

49 đôn nhắn) là không phù hợp ca về cơ sở lý luận và thực tiễn Ví dụ, anh T

chị H là vợ chồng, kết hôn từ năm 2001 Năm 2009, anh T bị Tòa án duyên bố lá

đã chết Năm 2013, anh T trở về Quan hệ vợ chẳng được khôi phục khi Tòa án

ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh T là đã chết (khi có yêu cẩu), nếu.chị Ff chưa kết hôn với người khác, Tuy nhiên, về quan hệ tài sản của vợ chồng,thì được xác định như thé nào? Giả sử, trong thời gian bị tuyên bổ ià đã chết, anh

T tạo ra được số tài sản trị gìá 2 tỷ đồng (VND); chị H tạo ra số tài sản tị giá 150triệu đồng (VND) Vậy, số tài sản do anh T, chi H sạơ ra được trong khoảng thờigian anh T bị tuyên bé là đã chết được xác định là tài sản chung của hai vợ chénganh T « chị H2 Hay là tài sản riêng của anh T, chị H? Ré rằng vấn để này rất cầnthiết phải được dự liệu cụ thé trong Dự théo Luật HN&GD (sửa đãi)

+Đối với tài sản riêng của vợ, chồng:

‘Dy thảo Luật vẫn sit dụng nội dung Điều 32 Luật HN&GD năm 2000 khi quy.định về căn cứ xác lập và nguồn gốc các loại tài sản được xác định là tài sản.riêng của vợ, chẳng; tuy nhiên, Dự thảo Luật đã cụ thể hoá hơn nữa vỀ tài sản

kiêng của vợ, chồng (Điều 43), Tài sản riêng của vợ, chồng gầm () tài sản mà

‘mdi người có trước Khi kết hôn, tai sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng.trong thời kỳ hôn nhân; tài sẵn được chia rieng cho vợ, chồng theo quy định tại

các điều 38, 39 và 40 exer Luật này (các điều quy định về chia tài sản chung của

‘vg chồng trong thời kỳ hôn nhan);(ii) zài sản phục vụ như edu thiết yéu của vợ,chẳng và các tài sản khúc mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của

vợ, chéng (ii) Trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng được thay thé bing

tài sản khác thì vài sản đó vẫn la tài sản riêng của vợ, chẳng.

Trang 31

Dy thảo Luật đã bỏ cụm từ “dé dùng, trang cả nhân” là tài sản riêng của

vợ, chồng của Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000,

“Các quy định về căn cứ và nguồn gốc xác lập ti sản riêng của vợ, chẳng trong

‘Dy thảo Luật phù hợp với hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu hợp pháp của cá

hân và thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt của vợ, chẳng

_Về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với sài sản riêng, Điều 44, 45, 46 Dựthảo Luật đã cụ thể hoá nhiều nội dung mới về thực hiện nội dung quyển sở hữu.đối với tài sản riêng của vợ, chồng (chiém hữu, sử dung, định đọạt tài sẵn riêng);

xác định cụ qhể các nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng; quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng cũng như các hình thức.

(cin cứ) để xác định việc nhập tải sản Theo đó, về nguyên tắc, vợ, chẳng cóquyền chiếm hữu, sử dung, dinh đoạt tai sản riêng; có quyền nhập hoặc khôngnhập tài sản riêng vào tài sẵn chung; Vg, chẳng có quyén quân lý tài sẵn riêngcủa bên kia trong trường hợp chẳng, vợ không thé tự minh quản lý và cũng khong

xỹ quyền cho người khác quản ty tài sản riêng của mình: trưởng hợp hoa lợi, lợi

“ác thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng là nguén sống duy nhất của gia đìnhthì việc định đoạt tài sản đó phải có sự đẳng ý của ching, vợ;

Cụ thể hoá các loại nghĩa vụ riêng của vợ, chồng gồm:

> Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng từ trước khi kết hôn;

> Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng;nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do một bên xác lập, thực hiện mà không vì

nhủ cầu của gia đình; nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của mỗi

bên vợ, chống (các loại nghĩa vụ này chưa được quy định tại các Điều 32 và Điều

33 Luật HN&GĐ năm 2000).

Đi với việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung của vochồng, Dự thảo Luật ghi nhận trước tiên quyền théa thuận của vợ chồng và xác.định hình thức của văn bản chda thuận theo loại tài sin cụ thé tài sản là động sản.hay bắt động sản Đặc biệt, khoản 3 Điều 46 Dự thảo Luật đã quy định cụ thé về

“xác định tài sản cho việc bảo đâm thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng: “Nếu vợching không có thôu thuận khác thì những nghĩa vụ liên quan đẫn tài sin

30

Trang 32

riêng đã được nhập vào tai sản chung được thực hiện bằng tài sẵn chung, tri

“trường kop pháp tugt cố quy định khác” Quy định này đã bảo dim được sự

khách quan, công bằng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của vợ, ching trong thực tiễn,

‘Tom lại, Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định đã được Dự thảo Luật

guy định cụ thé với nhiễu nội dung mới; phù hợp với quy định của hệ thống pháp

luật về sở hữu tài sản và thực tiễn cuộc sống trong lĩnh vực HN&GD ở nước tạ

các quan hệ HN&GĐ hiện nay; sự tương thích với pháp.

luật các nước trên thé giới; đặc biệt để cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của.công dan về sử hữu, Dự thảo Luật để quy định về chế độ tải sin của vợ chingtheo thỏa thuận (pháp luật các nước thường gọi là Hôn ước hay khế ước) Trước

đây, các văn bản pháp luật dân sự đưới thời pháp thuộc va ở miễn Nam nước tatrước ngày thống nhất đất nước đã từng quy định về loại chế độ tai sản này (BOluật dân sy Bắc kỳ năm 1931, Bộ luật dân sự Trung kỳ năm 1936, Luật gia đình.ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Sắc luật số 15/64 ngày23/07/1964, Bộ luật dân sự ngày 20/13/1972 của nguy quyền Sài Gòn)

Nhà làm luật ở Việt Nam hiện nay cũng “Iva” theo tình hình thực tiễn,

nguyện vọng của các cặp vợ chẳng để quy định về loại chế độ tài sản này cho

phù hợp Tuy nhiên, về nguyên tắc, dù vợ chẳng lựa chọn loại chế độ tài sản nàythì vẫn phải tuân chủ các nguyền tắc chung để áp dụng chế độ tài sản của vợchồng (các quy định từ Điễu 28 đến Điều 32 Dự thảo Luật)

‘Dy thảo Luật đã quy định về văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theothỏa thuận của vợ chồng; các điều kiện để văn bản có hiệu lực và hiệu lực cite

31

Trang 33

văn bản thỏa thuận của vợ chồng khi lựa chọn loại chế độ tài sin náy; cũng như.

các trường hợp bị coi là vô hiệu của văn bản thỏa thuận.

Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tai sản theo thỏa thuận thì văn.

bản thôa thuận này phải được lập từ trước khi kết hôn, được công chứng hoặc

chứng thực Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vg chẳng được xác lập kể từ ngày

ding ký kết bôn Việc lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chẳng phải được

ghi vào Số hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch (Điều 47)

“Thỏa thuận v8 chế độ tai sản của vợ chồng bao gầm các nội dụng cơ bản

(Điều 48):

~> Tai sản được xác định (théa thuận) là tài sản chung, tài sin riêng của vợ,

chồng;

> Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sin chung, tải sin riêng và các

giao dịch có liên quan; các loại tài sin để bảo đảm cho những nhủ cầu của gia

định;

> Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi chấm ditt

ché độ tài sản nay;

> Các nội dung khác có liên quan.

“Trên cơ sở nhằm mục đích bảo vệ quyển lợi của gia đình, Dự thảo Luật đã

uy định, trong quá trình áp dung chế độ tài sản này mà phát sinh những vấn đề

chưa được vợ chồng thỏa thufin hoặc thỏa thuận không rõ rằng thi các quy định

từ Điều 29 đến Điều 32 và các quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật

được áp dụng

Dự thảo Luật cũng lựa chọn phương ấn che phép vợ chẳng có quyển sửa abi,

bổ sung nội dung của văn bản thỏa thuận về chế độ tài sin của vợ chồng (Điều

49),

'Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong các trưởng hợp.

(Điều 50):

+> Không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dich được quy định.

trong Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

-> Vi phạm các quy định từ Điều 29 đến Điều 32 của Luật may;

Trang 34

> Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng,

quyền được thứa kế va các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, me, con và

các thành viên khác trong gia đình.

Mgt số nhận xét:

/ Đây là quy định mới của Dự thảo Luật được xuất phát từ dhực tiển về kinh:

tế - xã hội và đời sống trong lĩnh vực HN&GD Chúng tôi ủng hộ việc quy định

về loại chế độ tài sân này của vợ chẳng;

itl Vé co bản, các guy định trong Dự thảo Luật về loại chế độ tài sẵn này đã

bảo đảm với các quy định của hệ thống pháp luật liên quan như Bộ [uật dân sự,

Lugt doanh nghiệp, Luật đắt dai

ii Tuy nhiên, cần nghiên cứu dé chink sữu một số từ ngữ và nội dung chophù hợp, bảo đâm tính khả thi khi Dự thảo Luật được Quốc hội thông qua Vĩ dụ,cần guy định cụ thé hơn nữa về vội dung của văn bản thỏa thuận của vợ chồng:các lý do để sia đồi, bỗ sung nội dung văn bản thỏa thuận hoặc văn bản thỏa

thuận bị coi là vô hiệu.

3

Trang 35

MỘT SỐ VAN DE VE LY THÂN TRONG DỰ THẢO SỬA ĐÒI MỘT SO

IU CUA LUẬT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NAM 2000

TS Nguyễn Thị Lan!”

4 Thực trang pháp luật Việt Nam với vấn đề ly thân

“Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, ly thân không phải là một khái niệm mới mẻ

mà ly thân đã được pháp luật Việt Nam điều chỉnh tương đối cụ thể, thậm chí, có

những thời điểm, ly thân được coi là yếu tổ chủ đạo đễ giải quyết mâu thuẫn của

sự ctilagl!

‘Quan điểm nhà lập pháp ở Việt Nam trước đây cũng cho rằng, việc giải quyết ly

thân phải dựa vào những căn cứ làm tộn hại nghiêm trọng đến bổn phận và nghĩa.

vụ của của vợ chồng làm cho đời sống chung không thể tiếp tục được như một

bên ngoại tink, bạo lực gia đình”, Bên cạnh đó, nhà lập pháp Việt Nam cũng xây

dựng một thủ tục giải quyết ly thân tượng đối edn trọng chử không chiều theo ¥

chí tự do của vợ chồng Đặc biệt là những nghĩa trụ của vợ chẳng đối với tải sin,

‘con cdi nhằm ngăn chặn sự thu tén tài sản và trốn tránh trách nhiệm đổi với cơn

cái.

“Trong mối liên hệ với pháp luật nước ngoài, don cử như Bộ luật Dân sự của

‘Céng hoà Pháp, ly thân cũng được điều chỉnh bởi một số lý do;

+ Ly thân là một giải pháp thuận tiện cho các cặp vợ chồng theo đạo thiên chúa

+ Ly thân được nhà lập pháp coi như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử

thách cuối cùng trước khi vợ chồng có quyết định ly hôn hay không, vì khi vợ

chồng ly thân, vợ chồng vẫn có cơ hội giải hoà và tái hợp đễ hơn là trong trường

hợp ly hôn (việc chung sống trở lại được ghi bên lề giấy chứng nhận kết hôn)

Chỉ khi nào ly than trong một khoảng thời gian đài mà không có sự tái hợp thì

"mới tiến tới giải pháp quyết liệt hơn là ly hôn (sau thời hạn hai năm mà không tái

hop) Ly thân không làm chấm đứt hôn nhân nhưng lim chấm dứt nghĩa vụ

igi rng boc Lat Nt

"iE S Lae aa nạ I3? a 8 Vic Rm Cag bo ci cho pp cng y thaw ch a

(uteshnerebag bp che doing thine Gye “nh

22pibu 56 Luật Gia đình năm 1959 dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà chi cho phép vợ chồng ly thân và cấm ty hôn.

(Gừhôngườnghợp de Bd ng bản ey)

©

°

Trang 36

chung sống giữa vợ chồng Khi vợ chồng ly thân, tài sản bắt buộc phải tách riêng

“những vợ chồng vẫn có nghĩa vụ cưu mang lẫn nhau khử ly thân, Trong thời gian

ly thân mà người vợ hoặc người chồng chết, thì người kia vẫn được hưởng những

quyền ma pháp fuét quy định (như quyền thừa kế) trừ trường hợp vợ chẳng thuận

tình ly thân có thoả thuận việc từ chối nhận tài sản thừa kế mà họ được hưởng,(heo quy định của pháp luật

“Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, ly thân là một thực tạng phd biểntrong đời sống hôn nhân và gia đình, nhưng pháp luật hiện hành của Việt Nam.([uật Hôn nhân và gia đình năm 2000) không quy định về ly thân Có 18 quanđiểm lập pháp cho rằng ly thân là chuyện riêng tr của vợ chồng nên pháp luậtkhông cần can thiệp Việc vợ chồng ly thân trên thực tế không bị cof ắ tái phápluật bởi một số lý do sau:

+ Luật pháp hiện nay cho phép vợ ching được tự do lựa chọn nơi cư trú.

+ Quan hệ hôn nhân và gia đình nổi chung và quan hệ vợ chồng nói riêng bị chỉ

phối nhiều bởi yếu tế tình cảm Trong quan hệ vợ chồng thưởng có những xung,đột nhất định, vì vậy, có những giai đoạn vợ chẳng muốn sống riêng dé nhìnnhận vấn đề môt cách rõ rằng và tim cách khắc phục những xung đột đó, khixung đột đã được giải quyết thì vợ chồng lại hoà hợp trở lại Do đó, việc sống,riêng một thời gian là giải pháp mã vợ chồng có thể tự lựa chọn

+ Pháp luật đã có dự iệc chia tài san chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn.nhân, vì vậy, nếu vợ chồng muda sống riếng và muốn rõ ràng về vấn dé tài sảnthì họ có thé chia tài sản chung trong thời kỳ hén nhân, quyền và lợi ích hợp pháp

‘cia họ vẫn được pháp luật bảo vệ

‘Tuy nhiênphải khẳng định rằng, việc chia tài sản chung của vợ chẳng trong thời

kỳ hôn nhân và ly dhân 18 hai vấn để hoàn toàn khác nhau Việc chia tài sin

‘chung trong thời kỳ hôn nhân là nhằm giải quyết những vấn để liên quan dén tàisản chung của vợ chồng chứ không nhắm mục đích giải quyết vấn đề tinh cảm.của vợ chồng Rất nhiều trường hợp sau khi chia tài sin chung trong thời kỳ hônnhân (chia tai sản để đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ tài sản riêng)

‘quan hệ vợ chồng vẫn bình thường, hạnh phúc, họ vẫn sống chung, cùng nhau

35

Trang 37

chăm lo cho đời sống gia đình, chăm sóc con cái Quyền và nghĩa vụ về nhân

thân và tài sản giữa vg và chồng sau khi chia tai sản chung trong thời kỳ hôn

nhân không hé thay đổi, ngoại trờ một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định

tải sản chung, tài sản riêng của vợ chồng Mặt khác, hậu quả pháp lý của việc.

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chưa được pháp luật quy định một cách

toàn diện, chưa bao quát được các mối quan hệ gia đỉnh, vi vậy, trong thực tế

phát sinh nt đề làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các.

thành viên gia đình và các chủ thể khác có liên quan.

Một thực tế khỏng thé phủ nhận fä cho di pháp luật không điều chảnh vấn đề ty

thân nhưng thực tế ly thân vẫn cứ diễn ra như một nhu cầu tắt yếu trong những,

hoàn cảnh gia đình nhất định Việc ly thân trong thực tế diễn ra một cách tự phát,

do đó, phát sinh nhiều vẫn đề mà vợ chồng, gia đình và xã hội cũng không lường

hết được Đó chính là những hậu quả về mặt xã hội và pháp lý ma nhà lập pháp

"hiện nay chưa dự liệu được.

Bao gồm:

> Vo chồng vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ - có hành vi ngoại tinh, quan hệ

ngoài hôn nhân.

> Vo chẳng vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau

> Vợ chồng có tranh chấp trong việc xác định con chung

> Vo chồng vi phạm nghĩa vụ với con chung

> Vợ, chồng bị ảnh hưởng đến quyền lợi và về tai sản hoặc vợ, chẳng có thé

lạm quyền đối với tài sản.

> Vợ, chồng khó chứng minh bành vi bạo lực lực gia đình (bạo lực tinh dục)

Nhu vậy, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt, dam bảo sự bình đẳng giữa.

‘yg và chẳng, Luật Hôn nhân va gia đình cần thiết phải quy định chế định ly thân.

Hign nay, trong dự thảo sửa đối một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm.

2000 chỉ quy định duy nhất một điều về ly thân với nội dung như sau:

Điều 23a Ly thân

Phuong án J: Không bỗ sung quy định ly thân trong dự thảo Luật.

Phương án 2:

1

fs

Trang 38

1 Trang thời kỳ hôn nhân, vp ching có quyên thóa thuận ly thân và tự quyết định

đã thành miên mde năng lực hành vi dân sự hoặc cơn không có khả năng lao

động, không có tài sản dé tự nuôi mình, quyền và lợi ích hợp pháp của người

khác có liên quan.

4, Trang quá trình ly thân néu phát sinh tranh chấp thì ede bên có quyền yêu cầu

Tòa án giải quyết

"Với nội dung này thi dự thảo Luật chưa bao quất được toàn bộ vấn đề phát sinh.xung quanh việc ly thân Vĩ vậy, quyén và lợi ích hợp pháp của vợ chẳng, của giađình vả người thứ ba có liên quan vẫn có thé bị ảnh hưởng Do đó, theo quanđiểm của chúng tôi, dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn nữa về ly thân

2, Mit 06 khuyền nghị về ly thần

* Quyền yêu cầu ly thân

+ Quyền yêu cầu Jy than ia quyển nhần thân của vợ chồng và không thể chuyển.giao cho người khác.Hiện nay, dự thảo Luật chỉ cho quy định việc ly thần dothuận tình Theo quan điểm của chúng tôi, điều nảy không phù hợp.Nên chăng dựthảo Luật cần đặt ra trường hợp vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly thân hoặc.chi có một trong bai bên vợ chồng yêu cầu ly thân,

+ Trong trường hợp vợ chồng đang trong quá trình thực hiện việc sinh con bằng,

phương pháp khoa học hoặc dang thực hiện việc nhờ mang thai hộ, nên chăng

cần áp dung điều kiện hạn chế ly thân đối với người chẳng như trường hợp lyhôn Quy định này nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh trách nhiệm của vợ chẳng,đồng thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, đặc

biệt là đứa trẻ được sinh ra từ việc sinh con bằng phương pháp khoa học, từ việc

mang thai ho.

7

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN