tóm tắt: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tóm tắt: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 9140111

NGHỆ AN - 2024

Trang 2

LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Cự Giác

Phản biện 1: PGS.TS Đào Thị Việt Anh Phản biện 2: PGS.TS Đặng Thị Oanh Phản biện 3: TS Phạm Ngọc Sơn

Luận án được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Trường tại Trường Đại học Vinh

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Trung tâm thông tin & Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc Trong đó chú trọng phát triển năng lực, nhân cách người học, lấy chất lượng làm yếu tố then chốt nhằm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Muốn vậy đòi hỏi giáo dục đào tạo cần chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội”

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế tri thức, vai trò của các trường đại học như những động cơ cho sự tăng trưởng kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Một trong những thách thức chính yếu mà các trường đại học đang phải đối mặt là làm thế nào để đào tạo sinh viên có thể đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, và cụ thể hơn là làm thế nào để sinh viên có được các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà các bên liên quan mong muốn Một số nghiên cứu về chất lượng giáo dục cho thấy cải tiến chất lượng giáo dục của Việt Nam đang là một nhu cầu tất yếu và Việt Nam cần có một cách tiếp cận tầm hệ thống Đề xướng CDIO đáp ứng những thách thức này thông qua việc đào tạo sinh viên trở thành người toàn diện, có năng lực: Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết kế (Design) - Triển khai (Implement) - Vận hành (Operate) CDIO thực chất là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả Không chỉ giới hạn cho các chương trình kỹ thuật, phương pháp tiếp cận CDIO đã được áp dụng thích ứng cho các chương trình ngoài lĩnh vực này để cải tiến liên tục và toàn diện chương trình đào tạo

Trang 4

Cho đến nay, chương trình dạy học theo tiếp cận CDIO đã mở rộng ở hơn 100 trường đại học, tại hơn 30 quốc gia trên thế giới

Hiện nay một số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hóa học trong nước đã chuyển sang phương thức dạy học theo chương trình tiếp cận CDIO nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, xây dựng chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế, phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 Đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống

Trong lĩnh vực giáo dục, ở nhiều nước và tổ chức quốc tế đã thiết kế khung năng lực sư phạm làm tham chiếu cho công tác đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ và phát triển nghề nghiệp của giáo viên như khung của khối hợp tác và phát triển kinh tế, Singapore, Thái Lan Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016); Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT) cùng với chương trình giáo dục phổ thông 2018, cơ sở hạ tầng giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục Trong đó, năng lực dạy học nói chung và năng lực thực hành thí nghiệm hóa học nói riêng được xác định là có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học Đào tạo sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực là phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông “Chuyển mạnh quá trình từ chủ yếu chỉ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”

Nghiên cứu chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đại học hệ chính quy theo tiếp cận CDIO, ngành Sư phạm Hóa học tại một số trường đại học trong nước cho thấy năng lực thực hành thí nghiệm là một trong những năng lực hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên hóa học, bởi năng lực thực hành thí nghiệm giúp sinh viên biết cách vận dụng kiến thức cốt lõi; phát triển kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề; kỹ năng khám phá tri thức khoa học, phát triển phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp; kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp;

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, năng lực thực hành thí nghiệm hóa học hiện nay của sinh viên tại các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hóa học còn nhiều hạn chế, cần được tiếp tục củng cố và phát triển, đặc biệt theo tiếp cận CDIO

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực

thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO”

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hoá học theo tiếp cận CDIO, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hoá học tại các trường đại học trong cả nước

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận: Liên quan đến năng lực (NL), phát triển năng lực

dạy học (NLDH), năng lực thực hành thí nghiệm (NL THTN) trên thế giới và Việt Nam; CDIO trên thế giới, Việt Nam; vai trò của CDIO đối với phát triển NL THTN cho sinh viên (SV); dạy học tích cực; vai trò của dạy học tích cực đối với phát triển NL THTN

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Điều tra thực trạng NL THTN hiện nay của sinh

viên ngành Sư phạm Hóa học (SV ngành SPHH); Phân tích vị trí, tầm quan trọng và nội dung thực hành thí nghiệm (THTN) trong chương trình đào tạo tại các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hóa học trong cả nước

- Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc khung năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

- Thực nghiệm sư phạm: Nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện

pháp phát triển NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO tại một số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hoá học trong cả nước

4.2 Đối tượng nghiên cứu

NL THTN và các biện pháp phát triển NL THTN cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO thông qua dạy học THTN bao gồm: Thực hành hóa hữu cơ; Thực hành hóa vô cơ; Thực hành phương pháp dạy học hóa học

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu

Phát triển NL THTN theo tiếp cận CDIO trong đào tạo giáo viên hóa học ở một số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hoá học thông qua các nội dung dạy học THTN bao gồm: Thực hành hóa hữu cơ; Thực hành hóa vô cơ; Thực hành phương pháp dạy học hoá học

Trang 6

5.2 Địa bàn nghiên cứu

Một số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hoá học trong nước bao gồm: Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội; Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên; Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh; Trường ĐHSP - Đại học Huế; Trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học An Giang - ĐHQG TPHCM; Trường Đại học Đà Lạt; Trường Đại học Đồng Tháp

5.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9/2020 đến hết tháng 12/2023

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển NL THTN hoá học cho SV ngành

SPHH theo tiếp cận CDIO; vận dụng các biện pháp đã được xây dựng hợp lí, hiệu

quả thì sẽ góp phần phát triển NL THTN hóa học theo tiếp cận CDIO cho SV ngành

SPHH ở các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hoá học

7 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa); Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm) và Phương pháp thống kê toán học

8 Điểm mới của luận án

8.1 Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về NL THTN hóa học theo tiếp

cận CDIO của SV ngành SPHH, thực trạng NL THTN hiện nay của SV ngành SPHH ở một số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hoá học

8.2 Đề xuất cấu trúc khung NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận

CDIO gồm 09 thành phần NL, 27 tiêu chí biểu hiện và mô tả chi tiết mỗi tiêu chí theo 04 mức độ

8.3 Đề xuất xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá và bộ công cụ đánh giá NL THTN hóa

học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO

8.4 Đề xuất, áp dụng và đánh giá hiệu quả của 03 biện pháp phát triển NL THTN hóa

học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO bao gồm: Biện pháp 1 “Quy hoạch

không gian phòng thí nghiệm hóa học theo hướng trải nghiệm CDIO”; Biện pháp 2 “Xây dựng quy trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm hóa học và bộ tiêu chuẩn đánh giá các bài thực hành thí nghiệm hoá học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO”; Biện pháp 3 “Sử dụng phương pháp dạy học vi mô kết hợp với phương pháp đóng vai nhằm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO”

Trang 7

8.5 Đã thiết kế 07 kế hoạch bài dạy của các mảng kiến thức THTN: Thực hành hoá

hữu cơ, Thực hành hoá vô cơ, Thực hành phương pháp dạy học hoá học và tiến hành dạy TNSP tại 08 trường đại học đào tạo SV ngành SPHH trong nước

9 Cấu trúc của luận án

Luận án được cấu trúc thành 3 phần: Mở đầu (06 trang), nội dung chính (149 trang) và kết luận, kiến nghị (2 trang) Trong đó phần nội dung chính được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực thực hành thí

nghiệm hoá học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO (53 trang)

Chương 2: Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hoá học

cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO (63 trang)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (33 trang)

Trang 8

Tại Việt Nam, vấn đề phát triển NL đã được nhiều nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhị, Trần Hữu Thanh, Nguyễn Hợp Tuấn, Nguyễn Thị Lan Phương, Phan Doãn Thoại, Cao Thị Thặng, Đinh Thị Hồng Minh, Đặng Thị Thuận An, Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Kim Ánh, Lý Huy Hoàng… quan tâm nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu đã cho thấy: Xu hướng được nhiều nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong nước quan tâm và vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia chính là các vấn đề liên quan đến đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu xã hội; Đào tạo giáo viên theo hướng phát triển NL

Bên cạnh đó, vấn đề lý luận về THTN trong dạy học đã được quan tâm trong các công trình nghiên cứu trên thế giới bởi nhiều nhà khoa học như Jan Amos Komensky, B.P Exipop, I.I Samova, Skinner, P.N Ximbixep

Ở Hoa Kỳ, các nước Tây Âu, Canada và Ôxtraylia, các công trình nghiên cứu của Beisenher (1970), Peter Nonnon (2005), James and Schaff (1975), Voltmer and James (1982) và nhiều nhà khoa học cho thấy việc phát triển kĩ năng THTN chuẩn bị cho người giáo viên tương lai là cần thiết Trong các nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục như A.V Khutorskoi (2001), P.I Pidkasistui (2002), S.E Kameneski (2000), Olrg Popov, Irina Tevel (2005), Kondratiev (1989), cho thấy hoạt động hướng dẫn THTN cho SV sư phạm ở Nga còn hạn chế Hiện nay, hệ thống giáo dục của Nga và các nước Đông Âu đang có nhiều đổi mới theo hướng dựa trên phát triển năng lực

Tại Việt Nam, nghiên cứu về sử dụng THTN trong dạy học hiện nay tập trung chủ yếu ở các môn học khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hóa học, Sinh học Trong

đó đối với lĩnh vực Hóa học, nhiều tác giả cho rằng THTN là kim chỉ nam cho việc

hình thành tri thức hóa học và là điều kiện tiên quyết trong dạy học hóa học Một số tác giả nghiên cứu về THTN như: Nguyễn Thanh Hà (2009), Cao Cự Giác, Trịnh Văn Biều đã nhấn mạnh vai trò của THTN trong dạy học Hóa học, đồng thời đưa ra mục

Trang 9

đích trong các giờ THTN là rèn luyện cho SV một số nhóm kĩ năng cơ bản như: kĩ năng tiến hành TN, biết kết hợp TN với nội dung bài giảng, kĩ năng khai thác, sử dụng TN trong các dạng bài khác nhau…

Đối với vấn đề áp dụng chương trình dạy học theo CDIO trên thế giới, các nghiên cứu đã cho thấy mô hình dạy học theo phương pháp tiếp cận CDIO ra đời vào năm 2000 ở Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cùng với ba trường đại học khác đó là Đại học Chalmers ở Göteborg, Học viện Công nghệ Hoàng Gia ở Stockholm, Đại học Linköping (LiU) ở Linköping đã khởi xướng sáng kiến CDIO là một khuôn khổ hợp tác quốc tế về cải cách giáo dục kỹ thuật CDIO đã trở thành một Hiệp hội của thế giới với sự mở rộng nhanh chóng, vượt ra khỏi Mĩ và châu Âu Đến nay, số lượng chương trình học, cộng tác tham gia lên tới hơn 116 trường đại học thuộc 7 khu vực: châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Anh - Ireland, Mĩ Latinh, Australia, New Zealand và châu Phi

Vấn đề áp dụng phương pháp dạy học theo tiếp cận CDIO tại các trường đại học trong nước đã được bắt đầu từ năm 2008, với sự khởi xướng của 2 đại học lớn bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Các tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Trần Quốc Cường, Võ Văn Thắng, Nguyễn Văn Khôi, Phạm Hữu Lộc, Phạm Văn Hải, Đinh Xuân Khoa, Thái Văn Thành, Nguyễn Xuân Bình, Lê Thị Phương…đã chỉ ra rằng tích hợp chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO mang tính tổng quát hóa cao và có thể áp dụng cho chương trình đào tạo của nhiều ngành hay lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực đang là xu thế phổ biến trong giáo dục hiện đại

Hiện nay, ngoài ĐHQG TPHCM; Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Duy Tân và một số trường đại học khác đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội CDIO thế giới Trong đó có các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hóa học đã áp dụng chương trình đào tạo theo tiếp CDIO bao gồm: Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Đà Nẵng…

Như vậy, qua các công trình khoa học đã công bố cho thấy việc phát triển NL

cũng như việc áp dụng chương trình đào tạo tiếp cận CDIO trong dạy học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về xây dựng khung NL THTN hóa học và đề xuất các biện pháp phát triển NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO vẫn còn ít được quan tâm

1.2 Năng lực và phát triển năng lực

1.2.1 Khái niệm năng lực 1.2.2 Cấu trúc năng lực

Trang 10

1.2.3 Phát triển năng lực

1.3 Dạy học tiếp cận CDIO

1.3.1 Giới thiệu CDIO 1.3.2 Bản chất CDIO

1.3.3 Các tiêu chuẩn của CDIO 1.3.4 Lợi ích dạy học tiếp cận CDIO

1.3.5 Năng lực thực hành thí nghiệm hoá học theo tiếp cận CDIO

Các tác giả James và Schaff (1975); Voltmer và James (1982) tại Mỹ đã tiến hành khảo sát vấn đề THTN ở một số trường đại học Nghiên cứu quan tâm đến các kĩ năng thực hiện THTN cần thiết ở giảng viên dạy các môn khoa học tự nhiên Đồng thời các tác giả chia những kĩ năng đó thành nhóm kĩ năng thí nghiệm chung cho các môn khoa học tự nhiên và nhóm kĩ năng riêng cho từng môn học riêng biệt

Thí nghiệm là một quá trình tác động có chủ định của con người vào đối tượng nghiên cứu trong điều kiện xác định tạo ra những biến đổi; phân tích những biến đổi đó để nghiên cứu, phát hiện hay chứng minh, kiểm tra những đặc tính, tính chất của sự vật, hiện tượng

Thực hành là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành thí nghiệm tập triển khai các quy trình kĩ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt Thực hành thí nghiệm được hiểu là tiến hành các thí nghiệm trong các hoạt động thực hành được học sinh thực hiện để học sinh hiểu rõ mục đích thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm Qua thực hành và quan sát thí nghiệm, học sinh xác định được bản chất của hiện tượng quá trình

Khi nghiên cứu về NL, các tác giả trên thế giới và Việt Nam đều cho rằng, NL thí nghiệm là một trong những NL quan trọng cần được hình thành và phát triển cho tất cả đối tượng HS Các tác giả như Schreiber, Theyssen, Schecker cho rằng, NL thí nghiệm bao gồm các NL thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra giả thuyết thực nghiệm; NL thiết kế các phương án thí nghiệm; NL tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế; NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả Hammann (2004) đề xuất mô hình phát triển NL, quá trình thực nghiệm bao gồm 3 thành tố: nghiên cứu giả thuyết, nghiên cứu thí nghiệm và phân tích dữ liệu Theo Trương Xuân Cảnh: “NL thí nghiệm của người học là sự làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng hợp lí để thực hiện thành công nhiệm vụ thực nghiệm trong quá trình học tập ở trường phổ thông” Như vậy, NL thí nghiệm là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ nhằm hình thành giả thuyết thực nghiệm, thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả hay phân tích dữ liệu thực nghiệm

NL THTN hóa học là một trong những NL cơ bản trong dạy học Hóa học, gồm các NL thành phần tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn; quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; xử lí thông tin liên quan đến TN

Trang 11

Mặt khác, nghiên cứu chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hoá học tại một số trường đào tạo theo tiếp cận CDIO cho thấy NL THTN là một trong những năng lực quan trọng trong chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hoá học theo tiếp cận CDIO

Qua nghiên cứu và phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất NL THTN theo tiếp cận CDIO phải được thể hiện qua việc sinh viên có kết quả học tập đáp ứng một hoặc nhiều hơn các tiêu chuẩn trong 12 tiêu chuẩn của CDIO Đây là nội dung cốt lõi mà luận án sẽ nghiên cứu ở chương 2 về việc xây dựng khung NL THTN hóa học và bộ tiêu chuẩn đánh giá NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO

1.4 Một số phương pháp dạy học tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực thực hành thí nghiệm

1.4.1 Dạy học giải quyết vấn đề 1.4.2 Dạy học theo trạm

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Qua đó, chúng tôi rút ra được một số quan điểm về mặt phương pháp luận có tính chất định hướng để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO khi tổ chức dạy học các nội dung THTN bao gồm: Thực hành hóa hữu cơ; Thực hành hóa vô cơ; Thực hành phương pháp dạy học hóa học Trong chương 1, chúng tôi đạt được một số kết quả sau đây:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về việc phát triển NLDH, NL THTN cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO, qua đó chúng tôi nhận thấy rằng đây là xu hướng của nhiều nước trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên của các trường đại học sư phạm

- Nghiên cứu và làm rõ các khái niệm về NL, NLDH, NL THTN, CDIO, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, dạy học vi mô, phương pháp đóng vai Đề xuất các biện pháp phát triển NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận

Trang 12

CDIO Đồng thời, nghiên cứu các cơ sở lí luận về dạy học GQVĐ, dạy học theo trạm, dạy học vi mô, dạy học đóng vai

- Tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của giảng viên về dạy học tiếp cận CDIO (trên đối tượng tiến hành khảo sát là chuyên gia) Tiến hành điều tra thực trạng NL THTN hóa học của SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO (đối tượng điều tra bao gồm SV và chuyên gia); Khảo sát mức độ quan tâm của SV ngành SPHH đến việc tiếp tục phát triển NL THTN Hóa học theo tiếp cận CDIO; Khảo sát mức độ quan tâm của SV ngành SPHH đến việc tiếp tục phát triển các tiêu chí tương ứng với năng lực THTN Hóa học theo tiếp cận CDIO; Khảo sát mức độ phù hợp của các thành phần NL trong khung năng lực THTN Hóa học theo tiếp cận CDIO (đối tượng khảo sát là chuyên gia); Khảo sát mức độ phù hợp của các tiêu chí tương ứng với các thành phần NL trong khung năng lực THTN hóa học theo tiếp cận CDIO (trên đối tượng tiến hành khảo sát là chuyên gia) Tiến hành khảo sát mức độ đồng ý đối với đề xuất các biện pháp phát triển NL THTN cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO (trên đối tượng tiến hành khảo sát là chuyên gia) Tiến hành khảo sát thực trạng không gian phòng thí nghiệm Hoá học hiện nay tại các trường đại học đào tạo SV ngành SPHH (trên đối tượng tiến hành khảo sát là chuyên gia)

Kết quả nghiên cứu và phân tích các nội dung ở chương 1 làm cơ sở cho việc xây dựng khung NL THTN hóa học theo tiếp cận CDIO, một số biện pháp phát triển NL THTN hóa học và công cụ đánh giá NL THTN hóa học cho SV ngành SPHH theo tiếp cận CDIO tại chương 2 và thực nghiệm sư phạm tại chương 3

Trang 13

Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HOÁ HỌC

THEO TIẾP CẬN CDIO

2.1 Phân tích vị trí, tầm quan trọng và nội dung thực hành thí nghiệm trong chương trình đào tạo ở các trường đại học có đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.2 Xây dựng khung năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.2.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng khung năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.2.2 Nguyên tắc xây dựng 2.2.3 Quy trình xây dựng

2.2.4 Cấu trúc khung năng lực thực hành thí nghiệm hóa học theo tiếp cận CDIO

Cấu trúc khung NL THTN hóa học theo tiếp cận CDIO được xây dựng gồm 09 thành phần NL và 27 tiêu chí tương ứng Các thành phần NL có mối tương quan chặt

chẽ với 12 tiêu chuẩn của CDIO

Dựa trên mô tả 4 mức độ cơ bản đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thiết lập bảng mô tả chi tiết 04 mức độ biểu hiện của các tiêu chí tương ứng với các thành phần NL trong khung NL THTN hóa học theo tiếp cận CDIO

2.2 Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.3.1 Biện pháp 1: Quy hoạch không gian phòng thí nghiệm hóa học theo hướng trải nghiệm CDIO

2.3.1.1 Cơ sở khoa học của biện pháp quy hoạch không gian phòng thí nghiệm hóa học theo hướng trải nghiệm CDIO để phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp quy hoạch không gian phòng thí nghiệm hóa học theo hướng trải nghiệm CDIO để phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.3.1.3 Quy trình thiết kế không gian phòng thí nghiệm hóa học theo hướng trải nghiệm CDIO để phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.3.2 Biện pháp 2: Xây dựng quy trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm hóa học và bộ tiêu chuẩn đánh giá các bài thực hành thí nghiệm cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO

2.3.2.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm

Ngày đăng: 26/05/2024, 19:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan