1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích các quy định pháp luật về hoạt động đại lý

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Phân Tích Các Quy Định Pháp Luật Về Hoạt Động Đại Lý
Tác giả Nguyễn Hoàng Minh Anh, Trần Uyên Đan, Lê Huỳnh Yến Nhi, Đặng Lê Thảo Nguyên, Lê Huỳnh Thùy Trang
Người hướng dẫn THS. Trần Thị Ngọc Hết
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI (6)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm đại lý thương mại (6)
      • 1.1.1. Khái niệm (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm đại lý thương mại (6)
    • 1.2. Các hình thức đại lý, chủ thể đại lý (8)
      • 1.2.1. Các hình thức đại lý (8)
      • 1.2.2. Thù lao (10)
      • 1.2.3. Chủ thể đại lý (10)
    • 1.3. Hợp đồng đại lý (11)
      • 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đại lý (11)
      • 1.3.2. Hình thức hợp đồng (12)
      • 1.3.3. Nội dung hợp đồng đại lý (13)
      • 1.3.4. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý (14)
      • 1.3.5. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý (15)
      • 1.3.6. Thời hạn chấm dứt và trách nhiệm của các bên khi kết thúc hợp đồng đại lý (18)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN (21)
    • 2.1. Thực trạng về áp dụng pháp lí về hợp đồng đại lý (21)
    • 2.2. Một số tranh chấp về hợp đồng đại lý (22)
    • 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện (26)
  • KẾT LUẬN (3)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Hình thức trung gian thương mại này đã được quy định tại LTM 1997 và sauđó được tiếp tục quy định tại LTM 2005 từ Điều 166 đến 177 với sự thay đổi từ“đại lý mua bán hàng hóa” thành “đại

KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

Khái niệm và đặc điểm đại lý thương mại

1.1.1 Khái niệm Đại lý thương mại là hình thức trung gian thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay Hình thức trung gian thương mại này đã được quy định tại LTM 1997 và sau đó được tiếp tục quy định tại LTM 2005 (từ Điều 166 đến 177) với sự thay đổi từ

“đại lý mua bán hàng hóa” thành “đại lý thương mại”.

Theo quy định tại Điều 166 LTM 2005 thì đại lý thương mại là hoạt động thương mai theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

1.1.2 Đặc điểm đại lý thương mại

Từ các quy định của LTM 2005, có thể nhận thấy đại lý thương mại có các đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, đây là hình thức trung gian thương mại theo đó một thương nhân, gọi là bên đại lý, đứng ở giữa làm trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa, cung cứng dịch vụ giữa bên giao đại lý và khách hàng Nhưng, khác với ba hình thức trung gian thương mại ở trên về cách thức thực hiện Ví dụ, trong trường hợp một công ty sản xuất vật liệu xây dựng (A) ký hợp đồng đại lý với một công ty làm đại lý (B) thì B sẽ trực tiếp bán hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng đại lý cho khách hàng (C), và như vậy, bên giao đại lý (A) không trực tiếp là một bên trong quan hệ mua bán vật liệu xây dựng với người mua (C) nhưng đã bán được hàng, đã có doanh thu trên cơ sở quan hệ đại lý bán hàng giữa A và B.

Thứ hai, đại lý thương mại là quan hệ giữa hai bên là bên đại lý và bên giao đại lý theo đó cả hai bên đều phải là thương nhân, bởi vì bên giao đại lý chính là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi, vì thế việc LTM 2005 qui định bên giao đại lý phải là thương nhân là hoàn toàn phù hợp Bên đại lý cũng phải có tư cách thương nhân bởi vì bên đại lý chính là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc làm trung gian thương mại dưới hình thức này Điều kiện để trở thành đại lý trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành Chẳng hạn, điều kiện để làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu được quy định tại Điều 16 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu qui định tại Điều 19 Nghị định này Theo đó, thương nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm đại lý bán lẻ xăng dầu: Phải là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh xăng dầu; Phải có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định;

Phải có cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành Như vậy, cũng giống với việc làm đại diện cho thương nhân, cả hai bên trong quan hệ đại lý thương mại đều phải là thương nhân.

Nhưng khác với hình thức môi giới thương mại hay ủy thác mua bán hàng hóa vì trong hai hình thức trung gian thương mại này, chỉ cần bên làm dịch vụ là thương nhân, còn bên thuê dịch vụ, tức bên được môi giới hay bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân.

Thứ ba, cách thức thực hiện đại lý thương mại cũng khác hoàn toàn với các hình thức trung gian thương mại khác Trong quan hệ đại lý thương mại, bên làm dịch vụ, tức là bên đại lý nhân danh chính mình, sử dụng tư cách pháp lý của mình trong việc giao dịch với các bên thứ ba (khách hàng), cũng giống như người môi giới trong môi giới thương mại hay bên nhận ủy thác trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa Bên đại lý bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng chứ không phải bán hàng của mình, mua hàng cho mình hay cung ứng dịch vụ của mình Đặc điểm này có nhiều điểm tương đồng với quan hệ thác mua bán hàng hóa nhưng thực chất ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại khác nhau một cách cơ bản.

Thứ tư, bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa đã giao cho bên đại lý để bán cho khách hàng hoặc là chủ sở hữu đối với tiền giao cho bên đại lý để mua hàng Theo đúng bản chất của đại lý, một hình thức trung gian thương mại, một loại hình dịch vụ, thì việc qui định hàng hóa đại lý thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lý là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của bên giao đại lý.

Thứ năm, quan hệ đại lý thương mại giữa bên đại lý và bên giao đại lý được thực hiện mang tính gắn bó lâu dài, ổn định chứ không phải thường là theo từng vụ việc, từng đợt mua bán hàng hóa như quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa Trong rất nhiều trường hợp, quan hệ đại lý thường có thời hạn cụ thể, có thể là 1 năm, 3 năm thậm chí 5 năm hay 10 năm, trong khi quan hệ ủy thác thường không đặt ra vần đề thời hạn Hơn nữa, đối tượng của hoạt động đại lý có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng đối tượng của quan hệ ủy thác chỉ có hàng hóa chứ không có dịch vụ, tức là ủy thác mua hàng hay bán hàng chứ không có ủy thác cung ứng dịch vụ.

Thứ sáu, cũng giống như các hình thức trung gian thương mại khác, quan hệ đại lý thương mại phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đại lý thương mại được thiết lập theo qui định của pháp luật Đây chính là cơ sở, là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Các hình thức đại lý, chủ thể đại lý

Nhận thấy từ thực tế cho thấy thương nhân có thể sử dụng những hình thức đại lý khác nhau, khá đa dạng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình Điều 169 của Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về các hình thức đại lý như sau:

- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý để được hưởng thù lao Hình thức đại lý này có nhiều nét tương đồng với ủy thác mua bán hàng hóa Bên đại lý phải thực hiện trọn vẹn một khối lương hàng hóa nhất định hay mua một khối lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể “một khối lượng hàng hóa” là bằng bao nhiêu, bên các bên tham gia có thể tự thỏa thuận về vấn đề này.

- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định Nếu vậy, chữ “độc quyền” cho thấy sự hạn chế về thị trường địa lý và hàng hóa đại lý hoặc dịch vụ làm đại lý của bên đại lý.

Luật Thương mại 2005 không có quy định chi tiết về phạm trù “một khu vực địa lý nhất định”, do vậy mà các bên trong quan hệ hợp đồng đại lý có thể tự mình xác định không gian đại lý này Trong thực tế, bên đại lý có xu hướng muốn làm đại lý độc quyền bởi vì không phải lo ngại về vấn đề cạnh tranh.

- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc.

Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý Như vậy, Luật Thương mại 2005 quy định rõ ràng về tư cách giao dịch với bên giao đại lý của tổng đại lý và các đại lý trực thuộc, nhưng còn chưa rõ ràng về “sự quản lý” của tổng đại lý đối với các đại lý và các đại lý đều là những thương nhân độc lập, nhưng theo Luật Thương mại 2005 thì các đại lý trực thuộc sẽ phải chịu sự quản lý của tổng đại lý

Ngoài ra thương nhân cũng được quyền thỏa thuận với nhau các hình thức đại lý khác mà các bên tự thỏa thuận với nhau Hình thức đại lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào quan hệ hai bên với nhau Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể đại lý bán hàng, đại lý mua hàng hay đại lý cung ứng dịch vụ là những hình thức đại lý.

Nhưng nếu phân tích từ quan hệ đại lý theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì có thể như sau:

+ Đại lý bán hàng là hình thức đại lý mà bên giao đại lý giao hàng hóa cho bên đại lý bán theo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng đại lý.

+ Đại lý mua hàng là hình thức đại lý mà bên giao đại lý giao tiền cho bên đại lý để bên đại lý đi mua hàng theo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng đại lý.

+ Đại lý cung ứng dịch vụ tức là bên giao đại lý ủy quyền cho bên đại lý cung ứng dịch vụ cho khách hàng Như vậy, Luật Thương mại 2005 sử dụng cụm từ “ủy quyền cung ứng dịch vụ” chứ không phải là giao dịch vụ như hình thức giao hàng cho bên đại lý Đại lý cung ứng dịch vụ là một dạng đại lý mới so với quy định trước đây trong Luật Thương mại 1997.

Thù lao là khoản tiền công bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.

Theo Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về thù lao đại lý được trả như sau:

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

- Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

- Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

- Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

+ Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

+ Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

+ Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Chủ thể của hoạt động đại lý thương mại gồm hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý.

Hợp đồng đại lý

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đại lý

Giống với các hoạt động trung gian thương mại khác, bản chất đại lý thương mại là một quan hệ hợp đồng, đó là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng Luật thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa chính xác về HĐĐL, tuy nhiên quan hệ đại lý thương mại giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Xét về bản chất, HĐĐL là một hợp đồng dịch vụ Theo quy định tại Điều 518 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

- Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng: chủ thể của hợp đồng đại lý gồm hai bên là bên đại lý và bên giao đại lý, theo đó cả hai bên đều phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thứ hai, về hình thức của hợp đồng: hợp đồng đại lý phải lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương Đây là cơ sở, căn cứ quan trọng cho việc xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hợp tác.

- Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng: hàng hóa là đối tượng của quan hệ đại lý và dịch vụ mà bên đại lý được ủy quyền cung ứng cho khách hàng phải là những hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, không bị cấm lưu thông, bị cấm giao dịch; và phải tuân theo những quy định cụ thể của các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.

- Thứ tư, về nội dung của hợp đồng: có thể bao gồm thỏa thuận cụ thể về các vấn đề như: hình thức đại lý, hàng hóa hay dịch vụ mà bên đại lý mua, bán hoặc cung ứng; thù lao của bên đại lý; thời hạn hợp đồng; thời hạn thanh toán, giao nhận,…

Hình thức của hợp đồng là phương thức bày tỏ ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã thỏa thuận.

HĐĐL là sự thỏa thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Nó là căn cứ để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Do đó, HĐĐL phải được thể hiện dưới hình thức nhất định nào đó Theo Điều 168 Luật thương mại năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng đại lý như sau: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”

Các hình thức tương đương với văn bản có thể hiểu là điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Như vậy, bên cạnh hình thức văn bản, pháp luật Việt Nam nhìn chung đã thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch khác Quy định này đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát triển thương mại ở nước ta trong thời gian tới Do tính chất lâu dài và thanh toán nhiều đợt, việc thực hiện bằng văn bản sẽ giúp thỏa thuận giữa hai bên rõ ràng, thuận tiện khi thực hiện hợp đồng, và là cơ sơ, căn cứ quan trọng xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hợp tác giữa hai bên với nhau.

1.3.3 Nội dung hợp đồng đại lý

Nội dung của HĐĐL là các điều khoản do các bên thỏa thuận, theo đó các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng hoàn toàn có thể thỏa thuận và thống nhất về một số điều khoản mà các bên cho là quan trọng trong việc ràng buộc nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên Các điều khoản này trong một chừng mực nhất định nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật thì cần được tôn trọng, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐĐL.

Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 không quy định trong một hợp đồng nói chung và HĐĐL mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nói riêng các bên bắt buộc phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào Tuy nhiên, một số luật chuyên ngành lại đưa ra những nội dung, điều khoản chủ yếu mà HĐĐL cần đảm bảo Vì thế, tùy từng trường hợp các bên có thể thỏa thuận nội dung hợp đồng trên cơ sở những quy định của pháp luật và phù hợp với việc kinh doanh từng mặt hàng, điều kiện và khả năng của các bên.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý tránh những tranh chấp về sau, nội dung trong hợp đồng cần có các điều khoản cơ bản sau: Hình thức đại lý; Thù lao đại lý; Thời hạn hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ các bên;

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm một số nội dung khác như:

+ Biện pháp bảo đảm hợp đồng + Chế độ bảo hành đối với hàng hóa đại lý + Nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý + Cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị + Chế độ thưởng phạt vật chất

1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 172 và 173 Luật Thương mại 2005 đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật là theo sự thỏa thuận giữa các bên Bên giao đại lý chính là bên có hàng hóa hoặc có tiền để giao cho bên đại lý thực hiện việc bán hàng hoặc việc mua hàng hoặc là bên có dịch vụ ủy quyền cho bên đại lý thực hiện việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng Bên giao đại lý có thể bị rủi ro bởi các hành vi vi phạm hợp đồng của bên đại lý.

Nếu giữa bên đại lý và bên giao đại lý không có thỏa thuận khác thì theo Luật Thương mại 2005, bên giao đại lý có các quyền sau đây:

- Quyền ấn định giá bán hàng, giá mua hàng hay giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng trong hoạt động của bên đại lý Như vậy, bên đại lý thực hiện việc bán hàng nhưng không có quyền sở hữu với hàng hóa mà mình bán phải tuân theo quy định về giá bán của bên giao địa lý.

- Bên cạnh việc quyết định giá bán ra của đại lý cho khách hàng, Luật Thương mại 2005 còn cho phép bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, tức là mức giá “đầu vào” của bên đại lý, tuy nhiên mức giá bán ra và giá đầu vào như thế nào có liên quan chặt chẽ đến vấn đề xác định thù lao đại lý Theo quy định tại Điều 177 LuậtThương mại 2005 thì thù lao đại lý, về cơ bản được xác định theo một trong hai hình thức là hoa hồng hoặc chênh lệch giá, vì thế đôi khi người ta gọi là đại lý hoa hồng (song, các bên có quyền thỏa thuận cách thức xác định thù lao đại lý khác với hai hình thức hoa hồng và hưởng chênh lệch theo quy định của Luật Thương mại2005) Trong hình thức đại lý hoa hồng thì bên giao đại lý sẽ quyết định cả giá bán hàng, giá mua hàng hay giá cung ứng tiền thù lao là hoa hồng tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá bán, giá mua, hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng và bên đại lý sẽ được hưởng tiền thù lao là hoa hồng tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá bán, giá mua, hoặc giá cung ứng dịch vụ, hay nói một cách khác là các mức giá như trên nhân với số lượng, khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua, đã bán hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ cần ấn định giá giao đại lý, tức là mức giá “đầu vào” của hàng hóa đại lý bán ra; thù lao của bên đại lý chính là số tiền chênh lệch giữa giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Thực trạng về áp dụng pháp lí về hợp đồng đại lý

Nhầm lẫn giữa hợp đồng đại lý với hợp đồng phân phối hàng hóa trên thực tế Về bản chất, hợp đồng đại lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thương mại, theo đó bên trung gian là bên đại lý nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý nhằm hưởng thù lao, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý LTM 2005 không quy định về hoạt động phân phối, nhưng trên thực tiễn kinh doanh của thương nhân thì xuất hiện loại hợp đồng này.

Trong loại hợp đồng này, nhà phân phối hoạt động độc lập, mua hàng hóa từ nhà sản xuất và nhân danh chính mình bán lại hàng hóa đó trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất Nhà phân phối trong trường hợp này là chủ sở hữu của hàng hóa, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với hàng hóa đó Việc phân định giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng phân phối phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể mà các bên thỏa thuận có tính quyết định bản chất của hai loại hợp đồng này Trong hợp đồng phân phối chứa đựng các điều khoản xác lập quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, cơ bản phản ánh tính độc lập về mặt pháp lý của các bên, sự độc lập này vẫn tồn tại ngay cả trong trường hợp các bên có những thỏa thuận mà theo đó nhà phân phối có nghĩa vụ tuân thủ một số chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan tới phương thức hoạt động nhưng không ảnh hưởng đến quyền định đoạt hàng hóa của nhà phân phối Có lẽ chính những thỏa thuận này làm cho các bên nhầm lẫn giữa hợp đồng phân phối hàng hóa với hợp đồng đại lý trong quá trình giao kết hợp đồng.

Bản chất của hợp đồng phân phối chính là hợp đồng mua bán có điều kiện, thế nên,nó có dấu hiệu của quan hệ đại lý, nhưng đó là mua đứt bán đoạn Tranh chấp hợp đồng đại lý thể hiện trong quyết định giám đốc thẩm số 05/2011/KDTM-GĐT ngày

20/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một ví dụ về sự nhầm lẫn giữa hợp đồng phân phối hàng hóa với hợp đồng đại lý Hợp đồng có nội dung như sau: Công ty Cổ phần (CTCP) Chữ thập đỏ Việt Nam có quan hệ hợp đồng đại lý thuốc tân dược (Reamberin, Cycloferon viên và ống) với các công ty:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại dược phẩm Thống Nhất, CTCP Dược phẩm Y Phương, CTCP Dược phẩm Thanh Phương, CTCP Dược Hòa Bình.

Mặc dù hình thức các bên ghi trong hợp đồng là đại lý nhưng các điều khoản trong hợp đồng lại trái với bản chất của hoạt động đại lý như chứa đựng thỏa thuận bên đại lý là chủ sở hữu hàng hóa, bên đại lý phải chịu rủi ro do hàng hóa mất mát, hư hỏng… Bên cạnh đó, một số thỏa thuận khác mang tính chất là các chỉ dẫn của nhà sản xuất đã làm các bên lầm lẫn mà xác định đây là hợp đồng đại lý Các bên thỏa thuận cụ thể về mức chiết khấu, tiền thưởng khi bán hàng vượt doanh số, mức phạt khi không đạt 100% giá trị hợp đồng… Sở dĩ có sự nhầm lẫn đó vì những thỏa thuận này thường có trong hợp đồng đại lý nhằm khuyến khích nỗ lực bán hàng của bên đại lý Nếu đây chỉ là hợp đồng mua bán thông thường thì các bên không nhất thiết phải đặt ra các điều khoản mang tính chất chỉ dẫn nghiêm ngặt giống như trên.

Tuy nhiên, vì đây là hợp đồng phân phối – hợp đồng mua bán có điều kiện nên bên phân phối phải tuân thủ những chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan đến phương thức hoạt động Thực tế xét xử vụ án này các tòa sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đều giải quyết theo hướng xác định đây là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.

Một số tranh chấp về hợp đồng đại lý

Tranh chấp thể hiện trong bản án số 80/2008/DSPT ngày 17/3/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao cũng là một ví dụ khác Nội dung bản án thể hiện ông Trần Văn Dũng đã ký kết hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam Theo hợp đồng đại lý này, ông Dũng được Công tyCoca-Cola chỉ định là đại lý độc quyền tiếp thị và phân phối các sản phẩm choCông ty Coca-Cola Việt Nam, ngược lại ông Dũng được hưởng hoa hồng cùng các quyền lợi khác, đồng thời ông Dũng phải có các nghĩa vụ mua hàng và thanh toán các khoản tiền hàng theo đúng quy định Dựa vào những nội dung trên, đây là hợp đồng phân phối hàng hóa (hợp đồng mua bán có điều kiện) chứ không phải là hợp đồng đại lý như các bên ghi trong hợp đồng Ban đầu, Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là tranh chấp mua bán hàng hóa Sau đó, tại cấp phúc thẩm tuyên rằng

Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm đã dựa vào tên gọi của hợp đồng và lời khai của các bên giao kết hợp đồng để xác định loại hợp đồng Trong trường hợp này, cụ thể là lời khai của đương sự thống nhất với nhau nhưng lại khác với thỏa thuận trong hợp đồng thì ngoài xem xét hai vấn đề trên, Tòa án còn phải xem xét cả quá trình thực hiện hợp đồng để xác định đây là hợp đồng đại lý hay mua bán hàng hóa Theo đó cần xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hay không Tuy nhiên, Tòa án đã không xem xét đến vấn đề này.

Trong vụ án bên giao đại lý là Công ty TNHH thực phẩm nước giải khát A&B kiện bên đại lý là chị Trần Thị Hương tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, bên giao đại lý có ký hợp đồng với chị Hương là hộ có đăng ký kinh doanh để làm đại lý bán sản phẩm cho Công ty A&B tại thị xã Hà Giang, với số lượng hàng gồm các sản phẩn là nước tinh lọc 3000 thùng trong một tháng tính theo thời điểm từ 1.2.2015 đến 30.4.2015 Còn từ 1.5.2015 đến 31.1.2016 mỗi tháng chị Hương phải tiêu thụ2400 thùng 1 tháng Đối với mặt hàng sữa chua Yoyo 300 thùng/1 tháng nước tăng lực Buffalo 500 thùng/1 tháng Giá cả theo báo giá hàng tháng do công ty kèm theo chương trình khuyến mại là có triết khấu cho đại lý Sau khi ký hợp đồng chị TrầnThị Hương đã thực hiện được 5 tháng, còn tháng 5/2015 chị nghỉ sinh con nên chị có công văn gửi ông Tổng giám đốc xin được nghỉ Ngày 1.6.2015 công ty có Công văn số 024 gửi cho chị Hương yêu cầu, chị thực hiện hết tháng 6.2015 và thực hiện tháng 5.2006 nhưng chị Hương chỉ thực hiện hết tháng 6.2015 còn tháng 5.2016 chị không thực hiện Nên ngày 27.4.2016 Công ty A&B đã có đơn khởi kiện tại Tòa án thành phố Hà Nội yêu cầu chị Hương phải bồi thường cho Công ty vì không thực hiện tiếp hợp đồng.

Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng 2 bên ký kết thì không quy định thời hạn khiếu nại, khi xảy ra tranh chấp.

Vì thế phải căn cứ vào điều 318 Luật Thương mại đã quy định và tại khoản 3 điều 318 có nêu thời hạn khiếu nại là 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng Như vậy từ tháng 7.2015 chị Hương không thực hiện nghĩa vụ nhưng bên Công ty A&B cũng không có công văn nào yêu cầu chị Hương thực hiện tiếp hợp đồng trên, như vậy phía công ty đã đồng ý đơn đề nghị dừng hợp đồng từ 1/6/2015 và từ bỏ quyền khiếu nại, đối với quyền lợi của công ty Căn cứ điều 426 Bộ luật dân sự 2015 thì khi một bên muốn chấm dứt hợp đồng phải làm bằng văn bản gửi cho bên kia biết trước, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Luật còn quy định thời điểm chấm dứt hợp đồng là từ khi bên kia nhận được thông báo và vụ án này công ty đã nhận được thông báo của chị Hương xin nghỉ đẻ, nên ngày 1/6/2015 công ty có công văn số 24 yêu cầu chị Hương thực hiện.

Hết tháng 6/2015 và tháng 5/2016 và chị Hương thực hiện tháng 6/2015 còn tháng 5/2016 không nằm trong hợp đồng nên chị không thực hiện Nay công ty buộc chị Hương phải thực hiện chỉ tiêu 5/2016 là không có căn cứ Bởi vậy nghĩ nên bác yêu cầu khởi kiện của Công ty A&B

Tòa đã quyết định bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH thực phẩm nước giải khát A&B và yêu cầu chị Trần Thị Hương bồi thường cho công ty vì không tiếp tục thực hiện hợp đồng số 005/2015 với công ty

Qua thực tiễn vụ việc trên cho thấy không chỉ các bên trong hợp đồng nhầm lẫn hình thức của hoạt động mình đang thực hiện mà chính các cơ quan tài phán – được mặc định là phải am hiểu các quy định của pháp luật hơn cũng chưa rõ ràng trong việc xác định Thiết nghĩ, khi xét xử, Tòa án phải dựa vào bản chất của các thỏa thuận cũng như cả quá trình thực hiện hợp đồng để xác định cho đúng loại tranh chấp Một khi các bên đã có các thỏa thuận mua bán và thực hiện chuyển quyền sở hữu trên thực tế thì phải xác định quyền và nghĩa vụ của các bên như là giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Thực ra, nếu phải thực hiện hợp đồng đại lý theo đúng với các đặc điểm của nó, bên giao đại lý là bên có nhiều nguy cơ rủi ro hơn cả do tính chất của việc sở hữu hàng hóa Bên giao đại lý có thể đối mặt với các rủi ro sau:

Thứ nhất, bên đại lý bán xong hàng hóa nhưng không thanh toán lại tiền cho bên giao Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bên đại lý có hành vi bội tín, không tôn trọng đạo đức kinh doanh.

Thứ hai, bên giao đại lý phải gánh chịu những rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa Bên giao là chủ sở hữu nhưng trên thực tế không phải là người chiếm hữu thế nên bên giao đại lý không thể trực tiếp quản lý hàng hóa của mình Hàng hóa trong sự quản lý của bên đại lý có thể bị tổn thất nếu có những rủi ro xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do sự thiếu thiện chí của bên đại lý trong bảo quản hàng hóa dẫn đến cháy nổ, quá hạn sử dụng…Và một khi có tổn thất, về nguyên tắc bên giao đại lý phải gánh chịu vì hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lý.

Trên đây là hai lý do mà các thương nhân e ngại khi giao kết loại hợp đồng này Do đó, khi soạn thảo hợp đồng thương nhân giao đại lý đã đưa ra các điều khoản có mục đích đẩy rủi ro sang cho bên đại lý Vậy, việc các bên thỏa thuận các điều khoản mang bản chất mua bán đứt đoạn trong hợp đồng đại lý không hẳn là nhầm lẫn do thiếu hiểu biết mà là sự nhầm lẫn một cách có chủ đích của thương nhân giao đại lý Bên đại lý có thể không biết bất lợi này, hoặc biết nhưng vẫn chấp nhận vì họ không có quá nhiều lựa chọn hoặc tiếp tục làm đại lý để nhận thù lao hoặc không tiếp tục giao kết với bên giao đại lý nữa.

Mỗi hoạt động thương mại đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng Đại lý thương mại cũng không phải là ngoại lệ Một khi lựa chọn kênh phân phối nào thì thương nhân phải cân nhắc các yếu tố như đặc tính hàng hóa, chiến lược kinh doanh, hệ thống cửa hàng sẵn có… chứ không nên dùng các ưu thế của doanh nghiệp dồn ép bên đại lý nhằm có lợi cho mình Hơn nữa, trong hình thức đại lý thương mại, bên giao đại lý đã có lợi khi không phải trực tiếp thiết lập cơ sở vật chất để phân phối hàng hóa mà vẫn thực hiện được mục tiêu bán hàng, mở rộng thị trường Đây gọi là “được” và “mất” trong kinh doanh, thương nhân chiến lược phải biết cách dung hòa hai mặt này để đạt lợi nhuận tối đa Pháp luật không cấm việc các bên thỏa thuận khác bản chất đại lý trong hợp đồng đại lý nên việc các bên thỏa thuận như vậy là không vi phạm pháp luật ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc các bên phải giao kết với nhau dưới hình thức hợp đồng đại lý Tuy nhiên, vai trò của pháp luật là đem lại sự công bằng cho tất cả chủ thể nên cần có những quy định có tính chất thu hẹp một số quyền của bên giao đại lý để việc thực hiện hoạt động này đi vào khuôn khổ.

Ngày đăng: 26/05/2024, 10:26

w