Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiđã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, xã hội, tạo công ăn việc làm đồng thời tăngthu nhập cho người lao động, cải tiến nhiều khía cạnh trong
Trang 11 Đặt vấn đề:
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và nâng cao mức sống của người dân là những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên Thế giới Sự tăng trưởng của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào tiến bộ khoa học – kỹ thuật mà còn phụ thuộc sự tương tác giữa các nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế Sự tương tác này không chỉ thể hiện qua hành động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước mà còn được thể hiện qua dòng vốn FDI Hơn thế nữa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, xã hội, tạo công ăn việc làm đồng thời tăng thu nhập cho người lao động, cải tiến nhiều khía cạnh trong các hoạt động kinh doanh như công nghệ, chuyên môn kĩ thuật,
Trong những năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế trên thế giới Hơn hết nữa,
tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trưởng, và kể cả khi toàn cầu chịu tác động không nhỏ của đại dịch COVID-19, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn không giảm về độ sôi động, tính hiệu quả và chất lượng Theo World Bank (WB), giai đoạn 2015 – 2021, Việt Nam vẫn luôn nằm trong top 3 thu hút vốn đầu tư nhiều nhất khu vực ASEAN và đứng trong top 20 những nước thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới vào năm 2020 Qua đó, dù cho FDI toàn cầu được ghi nhận có xu hướng giảm nhưng đối với khu vực ASEAN vẫn mở ra rất nhiều triển vọng với tỷ trọng ngày càng cao trong đó Việt Nam luôn là điểm đầu tư hấp dẫn và an toàn
Chính vì những lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đồng thời phân tích về tình hình đầu tư nước ngoài vào ASEAN để nhận biết được xu hướng chung của khu vực mang đến cái nhìn bao quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trang 22 Bối cảnh thế giới:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, nền kinh
tế trên thế giới đã rơi vào khủng hoảng khi đại dịch COVID – 19 bủng nổ làm cho các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp phá sản, dòng vốn bị ngưng trệ, lạm phát tăng cao, Điều này đã làm cho FDI toàn cầu suy giảm mạnh mẽ Năm 2020, tổng vốn FDI trên toàn cầu đạt mức thấp nhất kể từ những năm 1990 và thấp hơn 30% so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, ước đạt 859 tỷ USD, giảm 42% so với năm
2019 Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển, mặc dù FDI giảm không đồng đều ở các khu vực trên thế giới, ở mức giảm tới -45% ở Mỹ Latinh
và Caribbean, và -16% ở châu Phi nhưng dòng FDI chảy sang châu Á lại tăng 4% vào
năm 2020
Trang 3Hình 1: Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế thế giới năm 2019 – 2020 (tỷ USD)
Trong năm 2021, nền kinh tế toàn cầu đã và đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID -19 Theo báo cáo, FDI toàn cầu tăng 77%, từ mức 929 tỷ USD năm 2020 lên ước tính 1.650 tỷ USD năm 2021, vượt qua mức trước đại dịch COVID-19 Trong đó, các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng vốn FDI mạnh nhất từ trước đến nay, với ước tính 777 tỷ USD trong năm 2021 Ở châu Âu, hơn 80% vốn FDI gia tăng là nhờ sự thay đổi lớn trong các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực Trong khi đó, dòng vốn FDI vào Mỹ đã tăng hơn gấp đôi do sự gia tăng các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A).Bên cạnh đó, các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất (LDC), ghi nhận mức tăng trưởng phục hồi khiêm tốn hơn Dòng vốn FDI
đổ vào các nền kinh tế đang phát triển tăng 30% lên gần 870 tỷ USD, trong đó Đông và Đông Nam Á tăng 20%, khu vực Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận sự phục hồi gần mức trước đại dịch Dòng tiền đầu tư vào châu Phi cũng tăng, song hầu hết các nước nhận đầu
tư ở châu lục này đều cho rằng FDI tăng vừa phải
Những tháng đầu năm 2022, nền kinh tế toàn cầu đã có những thay đổi nhanh chóng trước sự bất ổn chính trị như xung đột giữa Nga – Ukranie, điều kiện tài chính, lạm phát gia tăng dẫn đến thắt chặt chính sách tiền tệ, Dòng vốn FDI vào các dự án xanh trên toàn cầu cũng đã giảm 21%, các dự án tài trợ cũng đã giảm khoảng 4% đồng thời đối với cáccông ty đa quốc gia thì dòng vốn FDI cũng chỉ bằng 1/5 mức trước đại dịch
Trang 4Hình 2: Tổng vốn FDI toàn cầu giai đoạn 2015 – 2020 và dự báo năm 2021 – 2022 (tỷ USD)
3 Bối cảnh ASEAN:
3.1 Tổng quan:
FDI bắt đầu xuất hiện trong khu vực ASEAN từ những năm 1980 và trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của nên kinh tế khu vực Bên cạnh đó, cuộc khủ hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 là chất xúc tác quan trọng cho sự bùng nổ FDI trong khu vực, trong đó nhiều công ty đa quốc gia tìm kiếm những
cơ hội đầu tư tại các quốc gia trong khu vực ASEAN
Hình 3: Tổng FDI và FDI ròng vào ASEAN đã tăng đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính
GFC(tỷ USD)
Năm 2019 đã chứng kiến dòng vốn FDI đổ vào ASEAN cao nhất mọi thời đại đạt 182 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành khu vực nhận vốn FDI nhiều nhất trên thế giới Do tác động tiêu cực của đại dịch COVID – 19 nên dòng vốn đã giảm 25% còn 137 tỷ USD vào năm
2020 Tuy nhiên, tỷ trọng FDI của ASEAN chiếm khoảng 13% FDI toàn cầu bởi
Trang 5ASEAN là một khu vực tiềm năng do có những lợi thế về nguồn nhân lực đặc biệt là thế
hệ trẻ, chi phí thuê nhà xưởng và nhiều chính sách khác như thuế, dù cho dịch bệnh làm tê liệt các chuỗi cung ứng thế giới và gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp
Năm 2021, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã tăng 42%, lên
174 tỷ đồng USD vào năm 2021 Đây là một mức tăng trưởng kỷ lục và đảo ngược sự suy giảm năm 2020
Năm 2022, nền kinh tế ASEAN vẫn đang phục hồi mạnh mẽ và chiếm 10% thị phần FDI của thế giới, gần như ngang bằng với Trung Quốc Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu chiếm thị phần trọng yếu và giúp cho khu vực trụ vững trước xu hướng suy giảm thương mại toàn cầu
3.2 Thu hút vốn:
Hiện nay, ASEAN ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp đến từ các quốc gia đang phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhờ vào sự nỗ lực của các quốc gia thành viên (AMS) đã áp dụng hiệu quả những biện pháp thuận lợi hóa đầu tư và các biện pháp AIFF Bên cạnh đó, ASEAN thực hiện những thỏa thuận cấp khu vực như Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN mới (ATISA), để tăng cường hợp tác và phát triển nền kinh tế trong thời đại kỹ thuật số Bên cạnh đó, Chiến lược hợp nhất về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4IR) đã mang lại nhiều cơ hội ở nhiều khía cạnh khác nhau cho các quốc gia của khu vực ASEAN nhằm thúc đẩy sự canh tranh trong việc thu hút FDI xanh để giải quyết các biện pháp đầu
tư và thương mại liên qua đến khí hậu mà các nền kinh tế phát triển áp dụng Một hiệp định có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt
là trong giai đoạn COVID – 19 đó là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RECCEP) RCEP tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy
mô dân số RCEP cũng sẽ là điểm đến chính cho đầu tư và sản xuất quốc tế, nơi tập trung nhiều tập đoàn đa quốc gia toàn cầu trong nhiều ngành công nghiệp: Điện tử, chất bán
Trang 6dẫn, ô tô, may mặc, thương mại điện tử, công nghệ Như vậy, RCEP sẽ là một chất xúc tác khác cho triển vọng lạc quan FDI của ASEAN
Bên cạnh những hiệp định để thu hút các nhà đầu tư, các nước thành viên cũng đã đưa ra nhiều biện pháp thu hút nhà đầu tư như Indonesia triển khai những kế hoạch nới lỏng các quy tắc về môi trường để khuyến khích các công ty năng lượng đầu tư vào nước này hay Thái Lan phát triển những cảng biển thuận lợi cho hoạt động thương mại, giá nhân công rẻ,
Tất cả những yếu tố trên đã giúp cho các nước thành viên trong khu vực ASEAN thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài và được các nhà đầu tư đặt rất nhiều niềm tin vào khu vực
3.3 Xu hướng đầu tư của các nước phát triển:
Trong quá khứ, nguyên nhân của sự lựa chọn ASEAN trở thành điểm đến của dòng vốn FDI là do khu vực này có nhiều quốc gia đang phát triển, đồng nghĩa với việc chi phí lao động thấp, bên cạnh đó với vị trí địa lý thuận lợi có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư những nguồn thiên nhiên có sẵn Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố khác tác động tích cực đến dòng vốn FDI như: quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, Bên cạnh đó, các chính sách tài chính và lãi suất thực cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến FDI đồng thời sự ổn định chính trị và chính sách nhà nước cũng rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài
Theo một nghiên cứu của Hoang và Goujon (2014) đã cho thấy chất lượng lao động có tác động dương đến dòng vốn FDI Hiện nay, các công ty đa quốc gia rất quan tâm đến kĩ năng chuyên môn của người lao động và họ sẵn lòng trả lương cao hơn để người lao động đạt năng suất lớn hơn
Mặt khác, sự chuyển dịch đầu tư diễn ra rõ nét với các nhà đầu tư từ khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ở Nhật, các nhà sản xuất đã chuyển các cơ sở sản xuất tới các nước Đông Nam Á nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch COVI – 19
và giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng đồng thời tạo mối quan hệ tốt hơn với các nước trong khu vực ASEAN Trong khi đó, các công ty tài chính ở Hàn Quốc đã có
Trang 7mặt ở nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN như Việt Nam, Indonesi, để đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn trên thế giới vào năm 2022 Ngoài ra, các công
ty đa quốc gia đang di chuyển một phần hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc để đến các quốc gia có chi phí thấp hơn như ASEAN vì do các chi phí ở Trung Quốc tăng lên vào những năm gần đây đồng thời sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
3.4 Cơ hội và thách thức:
Khu vực ASEAN luôn được đánh giá là một trong những khu vực năng động và tăng trưởng tích cực nhất trên bản đồ kinh tế thế giới trong những năm gần đây Ngoài sự tích cực trong tăng trưởng kinh tế, có rất nhiều lý do để ASEAN thu hút FDI Đầu tiên, các nước thành viên tiếp tục thực hiện những chính sách nhằm khôi phục kinh tế cũng như những biện pháp có lợi cho FDI, trong đó bao gồm việc thực hiện Khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN Tiếp theo, đại dịch COVID 19 là điều kiện thúc đẩy các quốc gia trong chuyển đổi công nghiệp 4.0 Nhiều quốc gia thành viên đã tăng cường hoạt động và phát triển trong các lĩnh vực trực tuyến, thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số Những lĩnh vực này sẽ trở thành một trong những điểm thu hút FDI nhiều nhất Bên cạnh
đó, nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số, ví dụ như: mạng 5G và trung tâm dữ liệu ASEAN được dự đoán sẽ trở thành một trung tâm trung tâm dữ liệu toàn cầu đang phát triển nhanh chóng trong 5 năm tới, vượt qua tốc độ tăng trưởng ở Bắc Mỹ và các nước châu Á - Thái Bình Dương Ngoài ra, việc
ký kết hiệp định RCEP sẽ tiếp tục thu hút FDI của khu vực ASEAN sau đại dịch Bên cạnh đó, việc chi phí gia tăng và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho các quốc gia ASEAN trong năm 2021 Các biện pháp của các nước đầu tư, ví
dụ như chương trình đa dạng hoá chuỗi cung ứng của Nhật Bản sẽ giúp ASEAN trở thành khu vực có nhiều nhà máy và dịch vụ kinh doanh
Bên cạnh những cơ hội, ASEAN sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong những năm tới.Trước hết, nguồn nhân lực khu vực cần cải thiện nhiều hơn về mặt kỹ năng nếu không muốn bị đào thải Như đã nói trước đó, những nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
Trang 8nhiều hơn đến kỹ năng thay vì chi phí lao động rẻ Việc có một nguồn lao động chất lượng sẽ thu hút FDI nhiều hơn đặc biệt trong giai đoạn số hóa mạnh mẽ như hiện nay cuộc khủng hoảng chính trị trong nước đang diễn ra ở Myanmar là một thử thách lớn đối với toàn khu vực Trước hết là tác động tiêu cực đến đường lối ngoại giao nội khối ASEAN Các quốc gia thành viên ASEAN dường như bị chia rẽ bởi vấn đề này Bên cạnh đó, ổn định chính trị là yếu tố tác động mạnh mẽ đến dòng vốn FDI Sự kiện này có khả năng sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại và trì hoãn việc đầu tư vào khu vực
4 Việt Nam:
4.1 Tổng quan:
Năm 2021, Dòng vốn FDI tại Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 mặc dù đại dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp đồng thời vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5% Sang năm 2022, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kì vọng tăng mạnh mẽ nhờ những chính sách đâu tư hấp dẫn
và chủ trưởng mở cửa trở lại nền kinh tế sau 2 năm đóng bởi dịch bệnh Bên cạnh đó, Việt Nam thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển mạnh chẳng hạn như Đan Mạch là đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới tính đến năm 2022 Qua đó đã cho thấy các nhà đầu tư coi Việt Nam là một điểm đến đầu tư an toàn, đặt niềm tin về môi trường kinh doanh, tiếp tục đầu từ vào Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại trạng thái bình thường mới
Trang 9Hình 4: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu năm các năm 2018 – 2022 (Tỷ
USD)
Mặt khác, Việt Nam là một trong 3 nước nhận vốn FDI nhiều nhất khu vực ASEAN, bên cạnh là Singapore và Indonesia Ngoài Việt Nam là quốc gia giữ sự ổn định khi có thay đổi nhỏ trong việc thu hút FDI, Brunei và các quốc gia còn lại trong khối CLMV là Campuchia, Lào, Myanmar cũng làm được điều tương tự
Trang 10Hình 5: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN năm 2019 – 2020
(tỷ USD
4.2 Xu hướng đầu tư:
Tính đến gần cuối năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18/21 ngành và lĩnh vực trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó ngành công nghiệp và chế biến dẫn đầu chiếm tỷ trọng cao nhất Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một quốc gia nổi bật và dần chuyển mình trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng hiện nay Các công ty nước ngoài có sức ảnh hưởng không nhỏ trong việc xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam Cụ thể, khu vực FDI chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu và 63% tổng kim ngạch nhập khẩu Một đại diện cho việc FDI ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu tại Việt Nam là Samsung Samsung là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư luỹ kế hơn 18 tỷ USD trong suốt nhiều năm qua và sở hữu nhiều 8 nhà máy và một trung tâm R &D tại Việt Nam Sự thành công của Samsung
đã thúc đẩy những hãng công nghệ khổng lồ khác như Apple, LG, chuyển chuỗi cung ứng họ đế Việt Nam Xu hướng càng phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn hiện nay khi có sự xung đột căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc; nhờ vậy mà sản lượng xuất khẩu của Việt Nam không chỉ nâng cao mà dòng vốn FDI cũng gia tăng Điều này mang ý nghĩa rất tích cực đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn nhưng
sẽ là một thách thức nếu như nước ta muốn phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn
4.3 Cơ hội và thách thức:
Tính đến thời điểm hiện tại, dòng vốn FDI vẫn đang tăng trưởng mạnh dù cho sự bất định toàn cầu gia tăng trong đó vốn thực hiện các dự án đã tăng 7,1% so cùng kỳ năm
2021 Điều này càng chứng tỏ Việt Nam là một trong những điểm đầu tư có nhiều tiềm năng kinh tế và được các nhà đầu tư tin tưởng Mặt khác, Việt Nam đã tự tạo cho mình một vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu; Việt Nam cũng sở hữu những chỉ số kinh tế