GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
Giới thiệu chung về công ty cổ phần Logistics Vinalink
Tên công ty: CÔNG TY CỔ LOGISTICS VINALINK
Tên giao dịch quốc tế: VINALINK
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301776205
Trụ sở chính: 226/2 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ: 247 tỷ VNĐ (năm 2022)
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Vinatrans thành lập Xí nghiệp Đại lý Vận tải và Gom hàng với tên giao dịch là Vinaconsol
Ngày 24/06/1999: Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0776/1999/QĐ-BTM phê duyệt Phương án cổ phần hóa một bộ phận DNNN Vinatrans, chuyển Xí nghiệp Đại lý vận tải và gom hàng thành Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và thương mại, tên giao dịch: Vinalink; vốn điều lệ 8 tỷ VND (nhà nước giữ 10%); chuyên kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, văn phòng, xuất nhập khẩu
Ngày 01/09/2000: Công ty chính thức hoạt động theo tư cách pháp nhân đã đăng ký với Sở kế họach và Đầu tư TP.HCM ngày 31/7
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 1
Ngày 01/01/2001: Phòng Giao nhận hàng hàng không được thành lập và chính thức hoạt động tại văn phòng A8 Trường Sơn, Quận Tân Bình, sau chuyển về 44 Trường Sơn Quận Tân Bình 33
Tháng 10/2001: Vinalink cùng Freight Consolidators Pte.Ltd (Singapore) thành lập công ty liên doanh Đại lý vận chuyển FC (Vietnam) chuyên kinh doanh dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không quốc tế như British Airways, Royal BruneiAirlines
Ngày 01/01/2005: Chi nhánh công ty tại Hà Nội chính thức hoạt động
Ngày 15/9/2005: Bộ Giao thông vận tải cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho Vinalink
Từ ngày 04/09/2005 chính thức triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa - Vinalink Express Tháng 10: Vinalink được trao Giải thưởng – Cúp vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm 2008 do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khóan Việt Nam, Trung tâm thông tin Tín dụng – NHNN, Tạp chí Chứng khóan –UBCKNN và 1 số cơ quan chức năng tổ chức bình chọn và trao tặng
Ngày 17/08/2009, Chứng khóan của Công ty chính thức được niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khóan TPHCM (HOSE) với Mã Chứng khoán VNL
01/10/2009: Chi nhánh công ty tại Hải Phòng chính thức hoạt động
Ngày 17/12/2010: Bộ Thương mại Vương quốc Cambodia đã cấp Giấy phép hoạt động cho Văn phòng đại diện của Công ty tại Phnompenh – Campuchia.
Ngày 06/05/2011 Tham gia thành lập Công ty cổ phần Logistics Kim Thành (Lào Cai), ngày 11/11/2011 Trung tâm Logistics Kim Thành chính thức khởi công xây dựng dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo tỉnh Lào Cai, Bộ Công Thương và Lãnh đạo, doanh nhân tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Ngày 16/07/2011 nhân ngày thành lập Công ty, chính thức giới thiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu mới, bao gồm:
Ngày 04/01/2013, Công ty TNHH MTV Logistics Vinalink (Cambodia) đã được Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia cấp giấy phép thành lập với nội dung như sau:
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 2
- Tên công ty: Vinalink Logistics (Cambodia) Co., Ltd
- Số đăng ký với Bộ Thương mại: Co.3199E/2012, ngày 24/12/2012 - Loại hình công ty: Công ty TNHH Một thành viên
- Vốn đầu tư: 25,000 USD (100.000.000 riel)
Vinalink thay đổi tên mới kể từ ngày 24/5/2014 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301776205 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư TPHCM cấp thay đổi lần thứ 10 ngày 22/05/2014
* Tên công ty trước khi thay đổi: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
*Tên công ty sau khi thay đổi: CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK
Ngày 01/06/2018: Chi nhánh công ty tại Đà Nẵng chính thức hoạt động
Ngày 01/07/2018: Chi nhánh công ty tại Quy Nhơn chính thức hoạt động
Thay đổi trụ sở chính tại 226/2 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh từ ngày 21/05/2019 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
0301776205 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư TPHCM cấp thay đổi lần thứ 16 ngày 21/05/2019
Quyết định chấm dứt hoạt động Công ty TNHH MTV Logistics Vinalink(Cambodia) từ ngày 01/11/2020, theo NQ HĐQT số 2371/2020/NQ/VNL- 35 HĐQT ngày 26/10/2020, thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài và giải thể theo quy định.
Cơ cấu tổ chức
Mô hình quản trị Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng 4 chi nhánh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 3
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức
Lĩnh vực hoạt động
Vinalink là công ty cung cấp các dịch vụ logistics toàn diện, bao gồm:
Dịch vụ logistics cho hàng xuất – nhập khẩu:
+ Khai thuê Hải quan + Thủ tục xuất nhập khẩu + Giao nhận hàng triển lãm và công trình + Giao nhận hàng hóa tận nhà (door to door services) + Đóng gói bao bì hàng hóa
+ Tư vấn xuất nhập khẩu
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 4
+ Thủ tục chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa (C/O ) + Bảo hiểm, hun trùng , kiểm văn hóa …
+ Xuất / nhập khẩu ủy thác + Đóng kiện các loại hàng hoá + Hàng chuyển cảng (từ các cảng chính tại TPHCM – Hải Phòng – Đà Nẵng) đi các tỉnh.
+ Làm thủ tục cho hàng quá cảnh đi Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Dịch vụ phân phối hàng hóa thiết bị XNK và nội địa : Thực hiện các công việc giao nhận vận chuyển tập trung về kho, bảo quản, phân loại và tổ chức vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận đến các địa điểm được yêu cầu, thu chi hộ cho chủ hàng … thông qua hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn và chương trình phần mềm quản lý theo yêu cầu của các công ty đa quốc gia.
Các nhóm hàng chính đã thực hiện : thiết bị viễn thông/ trạm BTS; máy rút tiền tự động ATM, nguyên liệu cho sản xuất bia, điện tử gia dụng, thực phẩm … cho các khách hàng là các công ty viễn thông, các ngân hàng và các nhà nhập khẩu đầu mối đại lý cho các hãng nước ngoài.
Dịch vụ vận chuyển + Vận chuyển container và hàng rời + Di dời văn phòng, nhà xưởng và tài sản cá nhân + Vận chuyển hàng quá cảnh Lào, Campuchia,Trung quốc
Dịch vụ kho thường / kho ngoại quan:
+ Đại lý lưu kho và phân phối hàng hóa + Kinh doanh kho ngoại quan và dịch vụ giao nhận của kho ngoại quan + Dịch vụ quản lý hàng thế chấp cho các ngân hàng thương mại
Dịch vụ cung cấp cho hãng tàu – dịch vụ tại cảng + Đại lý thủ tục cho các hãng tàu
+ Dịch vụ kiểm kiện + Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập khẩu qua kho CFS + Thực hiện đưa hàng chung chủ trong cùng 01 container vào kho cảng + Dịch vụ cho tàu và thuyền viên khi cập cảng
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 5
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK
Phân tích nguồn lực của công ty phục vụ cho hoạt động vận tải
2.1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty hiện sở hữu đội xe tải riêng gồm 10 xe tải, 12 đầu kéo và 24 sơmi rơmooc 40 feet (sử dụng cho container) Các xe đều đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, được bảo dưỡng định kỳ cùng với đội ngũ nhân viên điều hành chuyên nghiệp và năng động đã tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả đội xe hiện có trên cơ sở những quy định của công ty đề ra.
Bên cạnh đó, công ty cũng hợp đồng thuê xe của các đối tác vận tải khác (Công ty CP Vận tải và Thuê tàu biển Hải Âu, Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây, Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng,Tổng công ty Vận tải Hà Nội – Transerco, ) để đáp ứng nhu cầu vận chuyển linh hoạt Thông qua hợp đồng hợp tác, Vinalink có thể linh hoạt sử dụng nguồn phương tiện và lái xe của các đối tác này để phục vụ khách hàng Đây là một trong những lợi thế của Vinalink trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
Hệ thống kho bãi của công ty tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đảm bảo điều kiện lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
Công ty đã thực hiện việc quy chuẩn và tiêu chuẩn hóa về chất lượng dịch vụ vận tải, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ để cho mỗi lái xe căn cứ vào đó thực hiện để đảm bảo chất lượng dịch vụ, như:
Quy định các trạm dừng nghỉ cho từng tuyến đường Tổ chức định kỳ các khóa học cơ bản về sửa chữa ô tô nhằm nâng cao ý thức, hiểu biết cho lái xe về quản lý chất lượng của xe và an toàn giao thông. Đảm bảo lái xe phải đi đúng hành trình, cung đường đã quy định Để đảm bảo đội xe luôn ở trong tình trạng tốt, sẵn sàng cho việc vận chuyển hàng hóa, công ty đã biên chế 02 thợ kỹ thuật phụ trách về sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ cho toàn bộ đội xe.
Quản lý theo dõi hành trình của xe:
Hiện nay, 100% xe tải đã được gắn camera hành trình trên thùng xe để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Toàn bộ xe cũng đã được trang bị hệ thống GPS để phục cho công tác quản lý và điều hành Việc theo dõi xe trên hệ thống GPS đã quản lý được các xe chạy đúng
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 6 hành trình để đảm bảo thời gian giao hàng, an ninh, an toàn của hàng hóa trên xe.
Những trường hợp xe dừng đỗ không đúng nơi quy định thì đã có biện pháp xử lý kịp thời.
Hiện tại, công ty chưa sở hữu phương tiện vận tải đường sắt riêng Công ty chủ yếu ký hợp đồng với các đối tác vận tải đường sắt để cung cấp dịch vụ.
Công ty có hợp tác với một số đối tác lớn như: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) để sử dụng các toa xe, container chuyên dụng của họ.
Các loại phương tiện vận chuyển chính bao gồm: toa xe chở hàng khô, toa xe chở container, toa xe chở dầu, toa xe chở xi măng phù hợp với nhu cầu vận chuyển các mặt hàng khác nhau.
Công ty hiện chưa đầu tư xây dựng kho bãi, trạm dỡ hàng riêng cho vận tải đường sắt Việc giao nhận, lưu kho được thực hiện tại các bãi container, kho hàng của các đối tác.
Hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm quản lý điều hành còn hạn chế, chủ yếu dựa vào thông tin do đối tác cung cấp.
Vinalink có hệ thống bãi Container với các vị trí thuận lợi cho việc phục vụ hoạt động dịch vụ vận tải đường biển Với vị trí gần ngay Xa lộ Hà Nội, thuận lợi cho xe đưa container ra vào không bị các hạn chế cầu đường và khoảng cách đến các cảng và các khu công nghiệp chung quanh ngắn :
+ Cách cảng Cát Lái khoảng 8 km + Cách cảng VICT khoảng 10 km + Cách các khu công nghiệp chính ở Bình Dương, Đồng Nai, khoảng 12 km.
+ Ngay sát bên ICD Phước Long, ICD SoTrans Bãi Container của Vinalink với tổng diện tích là 22,000 m2, diện tích bãi 20,000 m2, xưởng sửa chữa có diện tích 2000 m2, được đánh giá là khá lớn, đủ kích thước để bảo quản các mặt hàng cồng kềnh có sản lượng lớn như sắt thép, thiết bị vận tải …chủ yếu đang cung cấp dịch vụ bảo quản cho hàng thế chấp của các Ngân hàng thương mại.
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 7
Các phương tiện hiện có trong bãi Container của Vinalink + Xe nâng chụp (reachstacker) : 02 chiếc
+ Xe nâng càng (forklift) : 01 chiêc + Đầu kéo (prime mover) : 12 chiếc + Rờ-moóc (chassis) : 18 chiếc Ngoài việc đầu tư cho mình hệ thống kho bãi chất lượng và hoàn thiện, đảm bảo điều kiện bốc dỡ, lưu kho,kiểm tra hàng hóa, phục vụ cho các hoạt động trong dịch vụ vận tải đường biển, công ty đã ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ kho bãi với các cảng lớn khác như Tân Cảng Cát Lái, Cảng Quy Nhơn, Cảng Hải Phòng,… với các hợp đồng này công ty liên kết sử dụng hệ thống thiết bị và kho bãi của cảng nhằm phục vụ cho việc đóng hàng tại cảng, rút hàng tại bãi, lưu kho và lưu container rỗng tại các cảng Để nâng cao năng lực vận tải đa phương thức kết hợp vận tải biển quốc tế và vận tải nội địa, công ty đã ký kết hợp đồng với các đơn vị vận tải nội địa như Lê Chân, Delta, Dương Anh, Pacific, Minh 56 Huong Transport, Tan Cang Trucking,… Công ty sử dụng dịch vụ của các công ty này nhằm nâng cao năng lực dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ giao hàng trọn gói tại công ty.
Hiện tại, công ty không sở hữu tàu biển riêng mà chủ yếu ký hợp đồng thuê tàu của các hãng tàu biển khác để đảm bảo thực hiện vận tải biển quốc tế Một số đối tác cung cấp tàu chính gồm: Vinalines, Wanhai Lines, CMA CGM Các loại tàu thường được sử dụng bao gồm tàu container, tàu bulk, tàu tanker tùy theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển Hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Logistics Vinalink nói riêng chưa có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại nước ngoài nên phải ký hợp đồng đại lý với các công ty logistics nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức Việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào đại lý tại nước ngoài.
2.1.1.4 Vận tải đường hàng không Để nâng cao năng lực vận tải đường hàng không cùng với các hoạt động nhằm nâng cao dịch vụ của mình, Vinalink đã đầu tư hệ thống kho hoàn chỉnh thuộc sở hữu của mình để phục vụ lưu kho cho các hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không với diện tích 14.000 m2 ở Quận 4, cạnh Cảng Saigon trên đường Nguyễn Tất Thành – trục đường chính vận chuyển chính hàng hóa Xuất Nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 8
Các mô hình vận tải đa phương thức của công ty
Ở từng mô hình vận tải đa phương thức của công ty, trình bày biểu giá, quy trình thực hiện, các bộ chứng từ cần có, v.v.
2.2.1 Vận tải biển – đường hàng không
Bảng 2.4 Biểu giá, chứng từ cần có cho phương thức vận tải đường biển – đường hàng không Đường biển Đường hàng không
Châu Á: 3-5 USD/kg Châu Âu: 5-7 USD/kg Châu Mỹ: 6-8 USD/kg
Kiểm hóa, kiểm dịch: 80 USD/container Kho ngoại quan: 0,05 USD/kg/ngày Bảo hiểm hàng hóa: 0,2%-0,6% giá trị hàng Phí cảng, sân bay
Cấp/rút container tại cảng: 50 USD/container Cân, đóng gói, vận chuyển nội địa: thỏa thuận
Phụ phí xăng dầu Phụ phí hàng quá khổ, hàng nguy hiểm: +15%
Phụ phí về tải trọng: +10%
Phụ phí hàng dễ vỡ, nguy hiểm: +10%
Hợp đồng vận tải đa phương thức: Xác định các điều khoản vận chuyển đường biển và đường hàng không.
Vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L): Áp dụng cho đoạn vận chuyển đường biển.
Vận đơn hàng không (Air Waybill - AWB): Áp dụng cho đoạn vận chuyển đường hàng không. Đơn container (Container Manifest) Danh mục hàng hóa (Packing List) Tờ khai hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu kiểm dịch.
Các hóa đơn thương mại, chứng từ thanh toán cước
Bảng giá trên chưa bao gồm thuế và có thể thay đổi tùy theo từng hợp đồng.
Bước 1: Ký kết hợp đồng vận tải:
- Xác định rõ hàng hóa, số lượng, cảng/sân bay đi và đến
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 12
- Thỏa thuận phí vận chuyển, phụ phí, thời gian vận chuyển - Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên
- Ký kết hợp đồng vận tải giữa hai bên
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa:
- Kiểm đếm, đóng gói, dán nhãn mác hàng hóa - Làm các thủ tục pháp lý cần thiết (kiểm dịch/thông quan) - Đóng container/xếp pallet hàng hóa
- Vận chuyển container/pallet đến cảng/sân bay:
- Chuẩn bị container/phương tiện chứa hàng đúng quy cách - Sử dụng xe tải chuyên dụng vận chuyển đến cảng/sân bay - Xếp dỡ container/hàng hóa lên tàu/máy bay
- Tàu biển: Xếp hàng khoang tàu, lập vận đơn và các chứng từ liên quan - Máy bay: Xếp container/pallet lên máy bay, làm thủ tục vận chuyển đường hàng không
- Tàu cập cảng/máy bay cất/hạ cánh sân bay đích - Xe tải tiếp nhận container/hàng tại cảng/sân bay vận chuyển về kho hàng
Bước 5: Giao nhận và thanh lý:
- Bên vận chuyển bàn giao hàng cho người nhận - Đối chiếu số lượng, chủng loại hàng theo hợp đồng - Xác nhận biên bản giao nhận, nghiệm thu hợp đồng - Thanh toán cước phí, hoàn tất thủ tục
2.2.2 Vận tải đường bộ - đường biển
Bảng 2.5 Biểu giá, chứng từ cần có cho phương thức vận tải đường bộ – đường biển Đường bộ Đường biển
Cước vận chuyển Giá cước theo km: 0,20 - 0,35
USD/km Thuê xe tải Dưới 2 tấn: 10 -15 USD/ngày Từ 2-5 tấn: 15 - 20USD/ngày
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 13
Trên 5 tấn: 20 – 30 USD/ngày LCL: 60-100 USD/m3
Kiểm hóa, kiểm dịch: 80 USD/container Kho ngoại quan: 0,05 USD/kg/ngày Bảo hiểm hàng hóa: 0,2%-0,6% giá trị hàng Phí cảng, sân bay
Cấp/rút container tại cảng: 50 USD/container Cân, đóng gói, vận chuyển nội địa: thỏa thuận
Phụ phí xăng dầu Phụ phí hàng quá khổ, hàng nguy hiểm: +15%
Phụ phí về tải trọng: +10%
Phụ phí hàng dễ vỡ, nguy hiểm: +10%
Hợp đồng vận tải đa phương thức: Xác định các điều khoản vận chuyển đường biển và đường bộ
Vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L): Áp dụng cho đoạn vận chuyển đường biển
Lệnh vận chuyển đường bộ: Áp dụng cho đoạn vận chuyển đường bộ Đơn container (nếu có sử dụng container) Danh mục hàng hóa (Packing List)
Tờ khai hải quan (nếu có) Các loại hóa đơn thương mại, chứng từ thanh toán cước phí
Bước 1: Ký kết hợp đồng vận tải:
- Xác định cụ thể thông tin hàng hóa, lộ trình vận chuyển - Thỏa thuận về giá cước, điều khoản thanh toán
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa và đóng gói bảo quản:
- Kiểm đếm, đóng gói và xếp hàng lên pallet/container - Có dán nhãn mác, ký mã hiệu để nhận diện
Bước 3: Vận chuyển bằng đường bộ:
- Sử dụng xe tải chuyên dụng để vận chuyển hàng đến cảng - Xếp dỡ hàng lên tàu, làm thủ tục hải quan
Bước 4: Vận tải đường biển
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 14
- Xếp hàng lên tàu theo kế hoạch - Vận chuyển theo lộ trình và lịch trình của tàu biển - Bốc dỡ hàng xuống tàu tại cảng đích
Bước 5: Vận chuyển đường bộ - Dùng xe tải đón hàng tại cảng, vận chuyển về kho, địa điểm giao hàng
Bước 6: Bàn giao và nhận hàng
- Kiểm đếm, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng - Ký xác nhận biên bản giao nhận hang
Bước 7: Thanh lý hợp đồng
- Xác nhận hoàn thành vận chuyển - Xác nhận số lượng, chất lượng hàng hóa - Thanh toán cước phí, làm thủ tục thanh lý 2.2.3 Vận tải đường bộ - đường sắt
Bảng 2.6 Biểu giá, chứng từ cần có cho phương thức vận tải bộ – đường sắt Đường bộ Đường sắt
Giá cước theo km: 0,20 - 0,35 USD/km
Thuê xe tải Dưới 2 tấn: 10 -15 USD/ngày Từ 2-5 tấn: 15 - 20USD/ngày Trên 5 tấn: 20 – 30 USD/ngày
Container 20 feet: 500- 800 USD/container Container 40 feet: 800- 1.200 USD/container
Kiểm hóa, kiểm dịch: 80 USD/container Bảo hiểm hàng hóa: 0,2%-0,6% giá trị hàng Cấp/rút container tại cảng: 50 USD/container Phí lưu kho, lưu bãi: 2 – 10 USD/container/ngày Cân, đóng gói, vận chuyển nội địa, bốc xếp: thỏa thuận Phí làm thủ tục hải quan, pháp lý: thỏa thuận
Phí lưu kho, lưu bãi: 2 – 10 USD/container/ngày
Phụ phí xăng dầu Phụ phí hàng quá khổ, hàng nguy hiểm: +15%
Phụ phí về tải trọng: +10%
Phụ phí hàng dễ vỡ, nguy hiểm: +10%
Chứng từ Hợp đồng vận tải đa phương thức
Vận đơn đường sắt (đối với đoạn vận chuyển bằng đường
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 15 sắt) Lệnh vận chuyển đường bộ (đối với đoạn vận chuyển bằng đường bộ) Đơn hàng vận tải/ đơn container Vận tải đơn hàng hóa (đối với hàng lẻ) Danh mục hàng hoá (Packing List) Các loại giấy tờ vận chuyển, minh chứng thanh toán cước phí Đơn container (nếu có sử dụng container) Tờ khai hải quan (nếu có)
Các loại hóa đơn thương mại, chứng từ thanh toán cước phí
Bước 1: Ký kết hợp đồng vận tải:
- Xác định loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng - Xác định điểm đi, điểm đến
- Thỏa thuận phương thức vận chuyển, thời gian dự kiến - Thỏa thuận giá cước, điều khoản thanh toán
-Ký kết hợp đồng giữa hai bên
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa:
- Kiểm tra, đóng gói hàng hóa sẵn sàng xếp lên container - Dán nhãn mác, ký hiệu để nhận diện hàng hóa
- Xếp hàng lên container, đóng nắp kín container
Bước 3: Vận chuyển đường bộ:
- Kiểm tra kỹ thuật đối với xe tải vận chuyển container - Tài xế lái xe chở container đến ga/trạm cảng
- Hoàn thiện các thủ tục vận tải đường bộ
Bước 4: Bàn giao đường sắt:
- Xếp container lên toa hàng của đường sắt - Kiểm tra, niêm phong container
- Lập các chứng từ đi kèm vận chuyển đường sắt
Bước 5: Nhận hàng và giao hàng:
- Nhận container/hàng tại ga/trạm - Vận chuyển bằng xe tải container đến địa điểm giao
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 16
- Bốc xếp, giao nhận hàng - Xác nhận biên bản giao hàng
Bước 6: Thanh lý hợp đồng:
- Xác nhận hoàn thành đơn hàng - Xác nhận số lượng, chất lượng hàng hóa - Thanh toán cước phí, lập chứng từ thanh toán - Kết thúc hợp đồng vận tải
2.2.4 Vận tải đường hàng không – đường bộ
Bảng 2.7 Biểu giá, chứng từ cần có cho phương thức vận tải đường hàng không
– đường bộ Đường hàng không Đường bộ
Châu Á: 3-5 USD/kg Châu Âu: 5-7 USD/kg Châu Mỹ: 6-8 USD/kg
Container 20 feet: 500- 800 USD/container Container 40 feet: 800- 1.200 USD/container
Kiểm hóa, kiểm dịch: 80 USD/container Bảo hiểm hàng hóa: 0,2%-0,6% giá trị hàng Cấp/rút container tại cảng: 50 USD/container Phí lưu kho, lưu bãi: 2 – 10 USD/container/ngày Cân, đóng gói, vận chuyển nội địa, bốc xếp: thỏa thuận Phí làm thủ tục hải quan, pháp lý: thỏa thuận
Phí lưu kho, lưu bãi: 2 – 10 USD/container/ngày
Phụ phí xăng dầu Phụ phí hàng quá khổ, hàng nguy hiểm: +15%
Phụ phí về tải trọng: +10%
Phụ phí hàng dễ vỡ, nguy hiểm: +10%
Chứng từ Hợp đồng vận tải đa phương thức
Vận đơn hàng không: Áp dụng cho đoạn vận chuyển đường hàng không.
Lệnh vận chuyển đường bộ (đối với đoạn vận chuyển bằng đường bộ) Đơn hàng vận tải/ đơn container Vận tải đơn hàng hóa (đối với hàng lẻ) Danh mục hàng hoá (Packing List) Các loại giấy tờ vận chuyển, minh chứng thanh toán cước phí Đơn container (nếu có sử dụng container) Tờ khai hải quan (nếu có)
Các loại hóa đơn thương mại, chứng từ thanh toán cước
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 17 phí
Bước 1: Ký kết hợp đồng:
- Xác định rõ hàng hóa, số lượng, cảng hàng không đi và đến - Thỏa thuận chi tiết về phí vận chuyển, phụ phí, thời gian dự kiến - Quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên
- Ký kết chính thức hợp đồng giữa hai bên
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa:
- Kiểm đếm, đóng gói và dán nhãn mác hàng hóa - Làm thủ tục hải quan (nếu cần)
- Xếp hàng lên pallet/container theo tiêu chuẩn
Bước 3: Vận chuyển đường bộ:
- Sử dụng xe tải chuyên dụng để vận chuyển hàng đến sân bay - Xếp dỡ hàng lên khoang hàng máy bay
- Làm thủ tục khai báo an ninh, vận chuyển hàng không
Bước 4: Vận chuyển đường hàng không:
- Xếp hàng lên máy bay theo kế hoạch - Máy bay cất cánh và vận chuyển theo lịch trình bay
Bước 5: Nhận hàng và giao hàng:
- Dùng xe tải nhận hàng tại sân bay về kho hàng - Bàn giao hàng cho người nhận, đối chiếu với hợp đồng - Ký biên bản xác nhận việc giao và nhận hàng
Bước 6: Thanh lý hợp đồng:
- Nghiệm thu, bàn giao hồ sơ vận tải- Xác nhận hoàn thành vận chuyển- Thanh toán cước phí, hoàn tất các thủ tục
Đánh giá so sánh hoạt động vận tải đa phương thức của công ty với
Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics và khoảng 1000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý vận tải và giao
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 18 nhận hàng hóa trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh với nước ngoài Công ty tất yếu gặp phải cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty lớn có tên tuổi trong nước như Gemadept, DHL, Transimex, APL, Safi, cũng như các công ty, tập đoàn logistics nước ngoài.
Thị trường càng thể hiện mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt khi các hãng tàu tính thêm các khoản phụ phí làm giá cước tăng, các công ty làm đại lý vận tải cạnh tranh giành khách hàng bằng cuộc chiến giảm phí dịch vụ một cách tối đa và trong nhiều trường hợp, chịu chấp nhận không có lãi nhằm lôi kéo khách hàng.
Trước tình hình đó, VINALINK chủ trương vẫn duy trì giữ nguyên mức phí của Công ty và đồng thời tăng cường tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng của dịch vụ vận tải đa phương thức về mảng nguồn lực, công nghệ, hiệu suất vận tải, cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp thêm nhiều dịch vụ vận tải trọn gói để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Do vậy đến nay VINALINK vẫn duy trì được một vị thế nhất định trên thị trường dịch vụ vận tải đa phương phương thức và đại lý giao nhận hàng hóa.
Song với đó, có nhiều điểm Vinalink chưa đáp ứng chưa tốt cho nhu cầu khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh ở mảng dịch vụ này
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong mảng vận tải cung cấp một phương thức vận chuyển truyền thống đường bộ, đường biển và đường hàng không, hay kết hợp 2 phương thức để đáp ứng nhu cầu khách hàng Một số doanh nghiệp được nhắc đến như TRANSIMEX chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển đa phương thức (đường biển- đường hàng không, đường biển - đường bộ), SOTRANS chuyên hoạt động vận chuyển hàng hóa đường bộ và đường sắt và kết hợp 2 phương thức đó Đối với Vinalink, công ty cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp hơn không chỉ theo một phương thức vận chuyển truyền thống, Vinalink đã xây dựng nên dịch vụ vận chuyển đa phương thức bằng cách kết hợp linh hoạt nhiều hình thức: đường biển – đường hàng không, đường bộ - đường biển – đường hàng không , đường bộ - đường hàng không – đường biển ,….Nhờ vào hệ thống các đại lý của Vinalink đã có mặt rộng khắp thế giới Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn để rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí cho các nhu cầu của mình
Phương thức vận chuyển kết hợp Sea – Air là một giải pháp rất hiệu quả, Vinalink sử dụng các Hub transit (cảng trung chuyển quá cảnh) tại Singapore / Dubai /
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 19
Hong Kong cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đến các thị trường Mỹ hoặc Châu Âu Với phương thức này, khách hàng sẽ rút ngắn được thời gian vận chuyển và tiết giảm được chi phí hơn là chỉ vận chuyển đơn thuần bằng đường biển hoặc đường hàng không.
Nhóm khách hàng chủ yếu mà VINALINK cung cấp dịch vụ vận tải là là các công ty sản xuất các sản phẩm, mặt hàng với khối lượng tương đối nhỏ với số lượng lớn như linh kiện điện tử, giày dép, quần áo, hàng bách hoá và thuỷ sản tươi sống đi các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước ở khu vực Đông Bắc Châu Á Đối với hàng siêu trường siêu trọng, công ty hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ này vì chưa có trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ Về mảng này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có khả năng đáp ứng dịch vụ này, phải kể đến như VIETRANSTIMEX, VGT (Công ty CP vận tải toàn cầu Việt Nam),
Mạng lưới dịch vụ giao nhận đa phương thức nội địa của VINALINK rải khắp các khu vực ở trong nước, tuy nhiên các chi nhánh chỉ được bố trí ở các thành phố lớn và cửa khẩu quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
So với SOTRANS, doanh nghiệp chỉ hoạt động tập trung vào các cảng miền Nam, các sân bay lớn, và các thành phố lớn như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Thủ Đức, hay một số doanh nghiệp khác chỉ tập trung vào khu vực nhất định Cho thấy rằng, mạng lưới hoạt động của Vinalink tương đối lớn ở thị trường nội địa, mặc dù ở các tỉnh lẻ chưa thực sự hoạt động tốt Ở dịch vụ vân tải quốc tế, Vinalink đang có một hệ thống đại lý nước ngoài rộng khắp thế giới như Vantec World Transport, Global Container Freight, Freight Link Singapore, KMTC, Hansa, một số đại lý chính hiện nay của Vinalink là các công ty có tầm hoạt động mạng trong thị trường giao nhận quốc tế
Hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Logistics Vinalink nói riêng chưa có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại nước ngoài nên phải ký hợp đồng đại lý với các công ty logistics nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế Việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào đại lý tại nước ngoài Dù vậy, Vinalink vẫn chưa thực sự hoạt động kinh doanh lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng tại thị trường nước ngoài trong dịch vụ vận tải quốc tế.
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 20
Mặc dù có thế mạnh về kho bãi hiện đại nâng cao năng lực vận tải, nhưng Vinalink không sở hữu các phương tiện chính cho vận tải đường biển như tàu biển hay đường hàng không mà Vinalink vẫn thuê ngoài và kí kết hợp tác với công ty khác để phục vụ cho hoạt động đường biển cũng như đường hàng không
Theo phân tích, hiện Vinalink mới chỉ sở hữu 10 xe tải, 12 đầu kéo và 24 cơ sở vật chất kỹ thuật rơmoóc container Với lĩnh vực kinh doanh rộng, quy mô lớn như Vinalink, con số này có phần khiêm tốn Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt Nam đều đầu tư hàng trăm xe tải container, nhiều tàu biển nhằm phục vụ vận chuyển. Điểm mạnh của Vinalink là đã xây dựng được mạng lưới hợp tác rộng khắp các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải Thông qua các hợp đồng này, Vinalink có thể linh hoạt sử dụng nguồn phương tiện của đối tác để cung cấp dịch vụ Tuy nhiên, cách làm này cũng khiến Vinalink phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp, dễ bị động trong điều kiện thị trường có biến động.
Nhìn chung, nguồn lực vận tải tự có của Vinalink còn khá mỏng so với mặt bằng chung chung của ngành Doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư bài bản hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới Việc mở rộng đội xe, tàu riêng và hệ thống kho bãi là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt.
Bảng 2.8 So sánh nguồn lực tài chính (số liệu năm 2022)
Công ty Vinalink Gemadept Sotrans
Vốn điều lệ 247 tỷ VNĐ 5.203 tỷ VNĐ 504 tỷ VNĐ
Tổng tài sản 360 tỷ VNĐ 13,030 tỷ VNĐ 2,784 tỷ VNĐ Đánh giá, nhận xét:
Vốn điều lệ của Vinalink là 247 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với Gemadept (5.203 tỷ đồng) và Sotrans (504 tỷ đồng) Điều này cho thấy nguồn lực tài chính của Vinalink còn hạn chế.
Tổng tài sản của Vinalink đạt 360 tỷ đồng năm 2022 Con số này cũng thấp hơn đáng kể so với Gemadept (13.030 tỷ đồng) và thấp hơn một chút so với Sotrans (2.784 tỷ đồng) Điều này phản ánh sự chênh lệch lớn về quy mô vốn và nguồn lực tài chính giữa Vinalink và một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong ngành logistics Việt
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 21
Nam, đặc biệt là Gemadept Nó có thể làm hạn chế khả năng đầu tư mở rộng kinh doanh và công nghệ của Vinalink trong tương lai.
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
Đánh giá
Kinh nghiệm trong hoạt động vận tải đa phương thức -Vinalink là một trong những công ty hàng đầu tại Việt nam có kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trọn gói và có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động kho bãi cung cấp cho khách hàng dịch vụ lưu trữ hàng hóa kết hợp vận tải
Công ty đã xây dựng được danh tiếng trên thị trường vận tải giao nhận trong nước và được nhiều công ty kinh doanh sản xuất biết đến
Có hệ thống đại lý lớn uy tín trên thế giới và 1 số đại lý có tầm hoạt động mạnh.
Một số bộ phận chính như đại lý vận tải đường biển và đại lý hàng không đều được áp dụng phần mềm tin học ứng dụng nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân sự quản lý có thể kiểm tra, giám sát công việc mà một nhân viên nào đó đang triển khai thực hiện và do vậy giúp tăng cường việc kiểm soát và giảm thiểu được sai sót.
Vinalink đã tạo được các mối liên kết dịch vụ với các đối tác trong và ngoài nước Công ty ký kết hợp đồng với các hãng tàu, các hãng hàng không, các kho bãi, vận tải nội địa để đảm bảo dịch vụ vận chuyển quốc tế và nội địa của mình.
Do nguồn vốn hạn hẹp, công ty không đầu tư nhiều vào máy móc, trang thiết bị hiện đại, không ứng dụng các phần mềm quản lý thông tin hiện đại EDI cho phép theo dõi các đơn hàng (PO) trực tiếp Họ thường sử dụng dịch vụ “track & trace” của các hãng tàu biển và các hãng hàng không để cung cấp thông tin hàng hóa vận chuyển quốc tế cho khách hàng Việc này dẫn đến không chủ động trong việc theo dõi lịch trình, nhiều khi hàng đã đến nơi rồi mà công ty vẫn không biết để thông báo cho khách hàng, gây ra sự chậm trễ, phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi và ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng.
Sự liên kết giữa công ty với các đối tác trong nước cũng như các đối tác nước ngoài nhằm thực hiện toàn bộ các công đoạn trong một chuỗi logistics Hình thành nên mối liên kết giữa các bộ phận, các công ty độc lập trên chuỗi cung cấp dịch vụ logistics với nhau Tuy nhiên, mối liên kết này không có tính chất lâu dài và bền vững,
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 25 nó chỉ là mối liên kết tạm thời vì lợi ích các bên, do bản thân các công ty cung cấp dịch vụ là đối tác trên chuỗi luôn có nhu cầu về lợi ích riêng Đây chính là yếu tố làm giảm sự cạnh tranh về cả giá và dịch vụ của công ty.
Mặc dù công ty có hệ thống đại lý uy tín trong khu vực và trên thế giới, nhưng theo xu thế khi Việt Nam mở rộng thị trường giao nhận vận tải , các công ty lớn sẽ thành lập công ty tại Việt Nam để tự do khai thác thị trường mà không cần các đại lý trong nước do vậy rủi ro mất đại lý là một trong những vấn đề mà công ty quan tâm rất nhiều.
Nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự ổn định và chuyên nghiệp, quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Điều này làm giảm chất lượng dịch vụ, khách hàng chưa thực sự cảm thấy thuyết phục và hoàn toàn tin tưởng vào dịch vụ vận chuyển của công ty
Kiến nghị
Để phát triển mạnh hơn trong tương lai, trở thành một trong những công ty hàng đầu về vận tại đa phương thức, Vinalink cần phải nâng cao chất lượng kho bãi, nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, ,đầu tư công nghệ, mở rộng hợp tác chiến lược với các công ty đối tác, mở rộng thêm các dịch vụ bổ sung của mình để nâng cao năng lực vận tải, nhằm mục tiêu cung cấp toàn bộ các dịch vụ trong chuỗi logistics, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
3.2.1.Phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ
Củng cố và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải như hãng tàu biển, hãng hàng không để đảm bảo nguồn cung và giá cả cạnh tranh Xây dựng các hợp đồng dài hạn, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Vinalink hiện chủ yếu hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không theo hợp đồng ngắn hạn, tùy theo từng đơn hàng Điều này dẫn đến giá cước bấp bênh, thiếu sự ổn định.
Do đó, Vinalink nên xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với một số nhà cung cấp dịch vụ vận tải uy tín như các hãng tàu biển, hãng hàng không lớn Cụ thể:
- Ký kết các hợp đồng dài hạn (1-3 năm) với giá cước ưu đãi, đổi lại Vinalink cam kết lượng hàng tối thiểu hàng năm.
- Xây dựng cơ chế hợp tác chiến lược, trong đó các bên cùng hỗ trợ, tương trợ về nguồn lực, thông tin, công nghệ.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi định kỳ giữa lãnh đạo hai bên để thúc đẩy hợp tác.
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 26
Việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược sẽ giúp Vinalink chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định, giá cả hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp.
3.2.2 Xây dựng và phát triển hệ thống kho, bãi hàng tại các nhà ga
Hệ thống kho bãi của công ty còn lạc hậu, cũ kỹ, vì vậy cần tiến hành đầu tư và nâng cấp hệ thống kho, bãi hàng tại các nhà ga Cải tạo, xây mới lại các kho bãi đã cũ, xuống cấp, cơ cấu hợp lý các loại kho phù hợp với nhu cầu hiện tại và dự đoán trong tương lai Nâng cấp mua sắm trang thiết bị bốc xếp hiện đại tăng năng suất phục vụ.
Trang bị các thiết bị cần thiết như phòng cháy, chữa cháy, chống trộm Áp dụng phổ biến tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho Áp dụng hệ thống phần mềm quản lý container tại các ga, làm giảm được nhiều thời gian chờ đợi, lấy hàng khỏi ga, góp phần vào việc giải tỏa tắc nghẽn tại các nhà ga.
3.2.3 Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistic tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90, đến nay đã có khoảng trên 1.200 công ty được thành lập và hoạt động trên cả nước Để phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của mình, công ty cần tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng được sự phát triển của dịch vụ logistics cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng
Việc đầu tiên công ty có thể làm ngay là cử nhân viên tham gia các chương trình đào tạo của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam - VIFFAS đã và đang kết hợp với các Hiệp hội giao nhận các nước Asean, các chương trình của Bộ Giao thông Vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, cùng với Trường cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng chứng chỉ cho các hội viên trong thời gian qua.
Về giao nhận hàng không, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA thông qua Việt Nam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế Nếu tham gia các chương trình học và có được chứng chỉ của IATA thì việc cung cấp dịch vụ của Vinalink sẽ chuyên nghiệp hơn với những nhân viên có trình độ cao.
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 27
Bên cạnh đó, công ty có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước Phối hợp 69 và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội, thông báo với Hiệp hội nhu cầu đào tạo nhân lực của mình để hiệp hội có hướng giải quyết.
Tóm lại, nhất thiết công ty cần đầu tư để đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao năng lực của nhân viên và thu hút nhân tài từ xã hội Phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao là nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn và thành công trong hoạt động logistics – một hoạt động mang tính chất toàn cầu
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, để phát triển được trong lĩnh vực logistics đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ Các doanh nghiệp cần có những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mạng lưới kết nối internet vạn vật và các công cụ hiện đại hóa Đây l à những yếu tố mà các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh của Việt Nam cần tính đến trong kế hoạch phát triển logistics thời gian tới.
Cụ thể, Vinalink cần chú trọng cải thiện và xây dựng mới hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt ứng dụng hệ thống EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) nhằm cải thiện công tác chuyển giao dữ liệu và số hóa dữ liệu, tăng mức độ bảo mật và tốc độ chuyển giao dữ liệu Đặc biệt, Vinalink có thể hợp tác với các công ty phần mềm để đặt hàng những ứng dụng chuyên biệt với công ty, từ đó có thể tận dụng tối đa hiệu quả của từng ứng dụng Bên cạnh đó, Vinalink cũng cần nhanh chóng cải tiến công nghệ để có thể bắt kịp với các công ty logistics trên thế giới, thông qua việc trang bị các công cụ tự động, hiện đại như: Robot giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thông; Xe chuyển hàng tự động (AGV) có thể thực hiện đơn hàng, tự bổ sung hàng trong kho Ứng dụng Co- pilot trên điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế; Ứng dụng cung cấp định tuyến (mapping) và định hướng (directional routing), tạo điều kiện cho chuyển hướng thông qua việc theo dõi trực tuyến phương tiện vận tải; Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho; Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây; Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics (Ứng dụng Web
GVHD: TS Trần Thiện Vũ Trang 28 fleet của Android); Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến,…
3.2.5 Mở rộng, liên kết dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác trong chuỗi logistics
Dịch vụ vận tải kết hợp giao nhận và phân phối hàng hóa Quản lý việc vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Người kinh doanh dịch vụ logistics, phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết.