thư đi, nhập án mới hônnhân sơ thẩm.- Giao thông báo nộptiền tạm ứng án phí.- Đóng dấu, ghi số, ghimục lục bút lục.- Tổng hợp, sắp xếp,nhập dữ liệu đơn khởikiện và các tài liệuchứng cứ đ
Thực trạng về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Như đã phân tích ở trên, pháp luật thừa nhận và tôn trọng quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Nhưng trên thực tế rất khó xác định được trường hợp vì trốn tránh các nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên mà thỏa thuận phân chia tài sản chung Người có quyền lợi liên quan cũng khó biết được khi nào thì vợ chồng phân chia tài sản chung và chia ra sao.Ví dụ trong trường hợp người chồng đánh bạc nên chịu một khoản nợ riêng (số tiền mang đi đánh bạc này cũng không nhằm phục vụ cho đời sống gia đình), vì muốn trốn tránh việc trả nợ, hai vợ chồng thỏa thuận toàn bộ tài sản chung giao hết cho người vợ Sau khi văn bản thỏa thuận được công chứng thì người vợ đem bán hết toàn bộ số tài sản chung Khi đó quyền lợi của chủ nợ riêng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng vì chưa có cơ chế kiểm soát nếu vợ chồng khôi phục trở lại tài sản chung “Nếu sau này chủ nợ của người chồng khởi kiện ra tòa và Tòa án xác định việc phân chia trước đây của họ là vô hiệu, phải khôi phục lại tài sản chung Trong trường hợp này khôi phục như thế nào? Ai kiểm soát đối với việc khôi phục? Làm thế nào để buộc người chồng trả nợ? Những vấn đề này đã được đặt ra khi áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nhưng đến nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn chưa giải quyết thỏa đáng.” 14
Trong trường hợp này, kiến nghị bổ sung luật, cụ thể: trong trường hợp vợ chồng thực hiện thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà chồng
14 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, TS
Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản Hồng Đức, tái bản lần thứ nhât, trang 239. hoặc vợ có khoản nợ riêng thì khi thỏa thuận chia tài sản chung phải đảm bảo tài sản riêng của vợ hoặc chồng và phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đủ để trả nợ riêng Trường hợp phân chia tài sản chung vô hiệu, phải khôi phục tài sản chung thì:
+ Nếu tài sản chung đã chia vẫn còn thì khôi phục lại như trước khi chia.
+ Nếu tài sản chung đã chia không còn thì khôi phục bằng tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương đương.
Cơ quan thi hành án có trách nhiệm giám sát, đôn đốc các bên thực hiện việc khôi phục tài sản chung này.
Thực trạng về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Một là, về chia quyền sử dụng đất được bố mẹ tặng cho chung.
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá trị lớn và có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mọi người nói chung và vợ chồng nói riêng Trên thực tế, rất nhiều trường hợp hai bên gia đình tặng bố mẹ cho vợ chồng mảnh đất chưa được đăng ký quyền sử dụng để xây nhà ở nhưng chỉ nói bằng miệng mà không có bất kỳ văn bản nào xác nhận, không có công chứng, chứng thực Khi quan hệ vợ chồng hòa thuận thì không có vấn đề gì nảy sinh, nhưng khi vợ chồng bất hòa, ly hôn thì bố mẹ lại phủ nhận việc tặng cho chung ấy và đòi lại đất hoặc chỉ thừa nhận là cho mượn hoặc nói rằng chỉ cho con trai hay con gái của họ mà thôi và đòi trả lại đất khi hai vợ chồng ly hôn.
Ví dụ như bản án ly hôn giữa chị Đỗ Thị Hồng và anh Phạm Gia Nam Gia đình bố chồng (bố đẻ anh Nam) của chị Hồng đã họp và tuyên bố cho vợ chồng chị diện tích đất, không làm giấy tờ Năm 2001, ông Phác (bố chồng) và anh Nam đi làm thủ tục cấp sổ đỏ nên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ anh Phạm Gia Nam, chị Hồng cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng Anh Nam thì cho rằng bố mẹ anh chỉ cho vợ chồng ở nhờ chứ chưa cho vì gia đình anh còn đông anh em Năm 2001, anh tự kê khai làm giấy tờ đất, gia đình anh không biết Nên anh muốn trả lại đất cho ông Phác Bố mẹ chồng cũng nói chỉ cho vợ chồng anh Nam ra đất để làm ăn sinh sống chứ không cho Tòa sơ thẩm đã xác nhận quyền sử dụng đất thuộc hộ gia đình ông Phạm Gia Phác Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật 15
15 Quyết định giám đốc thẩm 208/2013/DS-GĐT ngày 03/05/2013 về ly hôn của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
“Tranh chấp dạng này diễn ra khá phổ biến, khi không tồn tại một hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa các bên gia đình chồng và cặp vợ chồng mới kết hôn thì để giải quyết kiểu tranh chấp nêu trên Tòa án phải dựa trên một số loại chứng cứ khác nhau để xác định việc tặng cho thực tế đó Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 6.4.2016 đã định hướng giải quyết tranh chấp nêu trên với nội dung sau: Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.” 16
Hai là, về xác định lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị ảnh hưởng nhiều hơn, khi Tòa án xem xét phân chia tài sản thì theo quy định pháp luật sẽ xét thêm các yếu tố, trong đó có yếu lỗi của bên nào nhiều hơn thì sẽ được chia tài sản ít hơn
Một vấn đề đặt ra chính là làm sao để xác định cụ thể vợ hay chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản?
Ví dụ về quan hệ nhân thân: nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình (Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) Khi tình cảm mặn nồng, những nghĩa vụ này tất nhiên được bảo đảm Nhưng khi hôn nhân đổ vỡ, đa số trường hợp là sẽ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã Riêng việc xác định ai không yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau nhiều hơn đã vô cùng nan giải Những nghĩa vụ này mang tính trừu tượng khó xác định
Về quan hệ tài sản: khoản 3 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“ trong trường hợp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.” Nhưng nếu xét thêm điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-Tòa án nhân dânTC-VKSNDTC-Bthành phố hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn xét về lỗi nếu vợ chồng có vi phạm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản đối với người còn lại
16 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, TS
Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản Hồng Đức, tái bản lần thứ nhât, trang 460. thì lại phải chịu chia tài sản chung ít hơn Có thể thấy, cùng một hành vi vi phạm lại phải chịu đến hai trách nhiệm pháp lý
“Chính bởi sự bất cập trong quy định “lỗi” là một trong những căn cứ được xem xét để phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, có quan điểm cho rằng, nên bãi bỏ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng được quy định” Đồng thời, bãi bỏ điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-Tòa án nhân dânTC
-VKSNDTC-Bthành phố hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và ví dụ hướng dẫn điểm khoản này, cụ thể bãi bỏ hướng dẫn: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn và bãi bỏ ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên” 17
Tuy nhiên, tác giả không đồng ý với quan điểm này vì nếu bỏ quy định này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên chịu ảnh hưởng vì lỗi của bên còn lại Ví dụ bản án 106/2017/HNGĐ-ST ngày 05/10/2017 về ly hôn của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Bến Tre Anh T1 và chị T2 tự nguyện đăng ký kết hôn, quá trình sống chung phát sinh mâu thuẫn Quan hệ hôn nhân giữa anh T1 và chị Giang T2 chưa chấm dứt nhưng anh T1 đã sống chung với người khác như vợ chồng Tòa án xác định lỗi của anh T1 là nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn của vợ chồng Căn cứ vào nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn quy định tại điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-Tòa án nhân dânTC- VKSNDTC-Bthành phố ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp dướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình, quy định về
“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” dẫn đến ly hôn Hội đồng xét xử đã xác định mức độ lỗi của anh T1 dẫn đến ly hôn là 7/3 Khi nhận tài sản chung anh T1 có nghĩa vụ phải hoàn lại cho chị Giang T2 giá trị tương đương với mức độ lỗi mà mình đã gây ra Quy định về lỗi không chỉ là để cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý mà rộng hơn đó là để vợ chồng giáo dục con cái, có trách nhiệm hơn với đời sống gia đình.
17 Nguyễn Tùng, “Pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện”, ht thành phố s://tapchitoaan.vn/phap-luat-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon-mot-so- bat-cap-va-giai-phap-hoan-thien7059.html?fbclid=IwAR2-Xc-Eqy-
Uvo2CqGXQ7ssRPb9_VQxet_dp3_im2An7X_Re_HgY9JnSrbs, truy cập ngày 04/04/2023. Để hoàn thiện hơn quy định này, có thể bổ sung luật như sau:
1 Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn.”
2 Bổ sung điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-Tòa án nhân dânTC- VKSNDTC-Bthành phố ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp dướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng trực tiếp dẫn đến ly hôn Khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của vợ chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên;…
Ví dụ hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân: trường hợp người chồng hoặc người vợ có hành vi bạo lực gia đình; không chung thủy; thường xuyên nhục mạ danh dự, nhân phẩm, tín ngưỡng, tôn giáo, uy tín; không cho vợ hoặc chồng thực hiện các quyền chọn nghề nghiệp học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; ngăn cản, không cho vợ hoặc chồng gặp con;… Ví dụ hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ về tài sản: trường hợp người vợ hoặc người chồng phá tán tài sản; không bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
CÁC PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Phiếu đánh giá kết quả thực tập (Dành cho nơi tiếp nhận thực tập) TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Họ và Tên sinh viên thực tập: LÊ NINH NGÂN HÀ Ngày sinh: 05/05/2001 Mã số sinh viên: 1953801012057 Lớp: Dân sự 44A1 Khóa: 44 Đơn vị thực tập: Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức Địa chỉ đơn vị thực tập: Đường Lò Lu, Phường Trường Thạnh, Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Họ và tên và chức danh của người trực tiếp hướng dẫn thực tập: Thư ký Tòa án - Nguyễn Thị Nguyệt
Thời gian thực tập: Từ 24/04/2023 đến 16/06/2023
NỘI DUNG THỰC TẬP Điểm tối đa Điểm của người trực tiếp hướng dẫn thực tập
1 Tìm hiểu về đơn vị thực tập (Nhận biết lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập; Chỉ ra được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập; Biết các chức danh nghề nghiệp và yêu cầu đối với các chức danh tại đơn vị thực tập…)
2 Tìm hiểu hoạt động áp dụng pháp luật tại đơn vị thực tập (Tiếp cận các vụ việc pháp lý tại đơn vị thực tập; Hiểu biết quy trình giải quyết công việc (trong các lĩnh vực pháp lý); Tham gia sử dụng pháp luật giải quyết vụ việc pháp lý…)
3 Thực tập kỹ năng tổ chức và quản lý văn phòng (Phân loại và sắp xếp hồ sơ; tìm kiếm, tra cứu hồ sơ, văn bản…;
Soan thảo được các văn bản (công văn, thư mời, thông báo…); Biết lập lịch công tác, lập lịch trình làm việc trong đơn vị thực tập; Sử dụng được các thiết bị văn phòng cơ bản (máy in, photocopy,…)…) 5
4 Thực tập giao tiếp trong công việc (Có trang phục, tác phong phù hợp với công sở; Biết giao tiếp với khách hàng/đương sự/đối tác; Biết giao tiếp và phối hợp công việc với người quản lý, nhân viên của đơn vị thực tập…) 3 5 Ý thức, thái độ thực tập (Chấp hành nội quy, quy định của đơn vị thực tập, ý thức học hỏi; Tỷ lệ thời gian thực tập
5 thực tế so với thời gian quy định của Trường (dưới 50%, từ 50% đến 70%, trên 70%)….)
Các ý kiến khác của người hướng dẫn thực tập và đơn vị thực tập (đối với sinh viên thực tập hoặc đối với cơ sở đào tạo):
Phiếu đánh giá của giáo viên hướng dẫn TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: LÊ NINH NGÂN HÀ MSSV:1953801012057
Lớp: Dân sự 44A1 Khóa 44: Hệ: Chính quy Đơn vị thực tập: Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức Giảng viên hướng dẫn thực tập:
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm của
GV hướng XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
THỰC TẬP Người trực tiếp hướng dẫn thực tập
(Chức danh, Họ tên, chữ ký và đóng dấu) (Họ tên, chữ ký) dẫn
1 Báo cáo đúng, đủ với giảng viên hướng dẫn về quá trình thực tập theo thời gian biểu
2 Sự phù hợp của chuyên đề thực tập với yêu cầu của giảng viên hướng dẫn thực tập
3 Ý thức, thái độ làm việc với giảng viên hướng dẫn 15
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng … năm ……
Giảng viên hướng dẫn thực tập
Phiếu đánh giá của giáo viên phản biện TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHẢN BIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: LÊ NINH NGÂN HÀ MSSV:1953801012057 Lớp: Dân sự 44A1 Khóa: 44 Hệ: Chính quy Đơn vị thực tập: Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức Chuyên đề thực tập: Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Giảng viên phản biện: ………
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm của giáo viên Hình thức và tài liệu tham khảo
5 Sự phù hợp của chuyên đề thực tập với nơi thực tập
6 Phát hiện vấn đề pháp lý 7
7 Tính khả thi của đề xuất, kiến nghị 8 8 Phụ lục các vụ việc thực tiễn (quyết định, bản án, hợp đồng, hồ sơ, vi bằng )
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng … năm
Giáo viên chấm phản biện