1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập địa điểm thực tập tòa án nhân dân thành phố thủ đức

46 39 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập địa điểm thực tập Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức
Tác giả Lê Thị Hồng Gấm
Người hướng dẫn Thẩm phán Nguyễn Thái Bình
Trường học Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,13 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 3. NỘI DUNG (40)
    • 1. Giới thiệu về cơ quan, đơn vị nơi sinh viên thực tập (40)
      • 1.1. Cơ cấu, tổ chức (40)
      • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ (40)
      • 1.3. Số lượng, tình hình nhân sự (40)
      • 1.4. Thông tin lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực tập (41)
    • 2. Mô tả công việc đã thực hiện (41)
      • 2.1. Mô tả chi tiết số lượng và tính chất công việc đã thực hiện (41)
      • 2.2. Vấn đề áp dụng pháp luật trong các tình huống cụ thể, các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật (42)
      • 2.3. Tài liệu sưu tầm (42)
    • 3. Những kiến thức, kỹ năng đào tạo tại trường được áp dụng tại cơ quan thực tập (42)
    • 4. Những kiến thức, kỹ năng học được tại cơ quan thực tập (43)
    • 5. Giải quyết các vấn đề trong quá trình thực tập liên quan đến nhiệm vụ được giao (44)
    • 6. Đề xuất của sinh viên (44)
      • 6.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật (44)
      • 6.2. Kiến nghị hoàn thiện chương trình đào tạo và các vấn đề thích hợp khác của nhà trường (45)

Nội dung

- Photo tài liệu- Học đánh bút lục và sắp xếp hồsơ- Tập soạn thảo văn bản gửi Thừaphát lại.- Dự thảo Thông báo về phiên họpkiểm tra việc giao nộp tiếp cận,công khai chứng cứ và hòa giải.

NỘI DUNG

Giới thiệu về cơ quan, đơn vị nơi sinh viên thực tập

Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức có trụ sở chính tại: 1400 Đồng Văn Cống, Phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo Nghị quyết số 1111/NQ – UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế thừa nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức Ngày 18/01/2021 Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức được điều động, bổ nhiệm

Là đơn vị hành chính mới được thành lập, thành phố Thủ Đức có những đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên, xã hội: Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79 km diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2; toàn bộ 2 113,97 km diện tích tự nhiên, 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km diện 2 2 tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người Sau khi 2 thành lập và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Thủ Đức có 34 phường

Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức với nhiệm vụ chính trị được giao là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vị trí, vai trò rất quan trọng để bảo đảm trật tự, kỷ cương, tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức, góp phần lớn đến sự phát triển của thành phố Thủ Đức Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

1.3 Số lượng, tình hình nhân sự:

Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức có tổng số biên chế là 126 người, gồm:

7 Thẩm phán trung cấp, 54 Thẩm phán sơ cấp, 40 thư ký, 01 thẩm tra viên, 02 kế toán, 05 văn thư lưu trữ, 17 nhân viên văn phòng (Bảo vệ, tạp vụ, tài xế, văn phòng) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 01 tiến sỹ, 26 thạc sỹ, 97 cử nhân Trình độ lý luận chính trị: 07 Cao cấp, 04 cử nhân, 44 trung cấp Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức thành lập Văn phòng và 05 Tòa chuyên trách: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Gia đình và người chưa thành niên, Tòa Xử lý hành chính, Tòa Kinh tế.

1.4 Thông tin lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực tập:

+ Chánh án Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức: Ông Nguyễn Thành Vinh

+ Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP Thủ Đức: Các ông, bàNguyễn Xuân Tùng, Vũ Thanh Lâm, Nguyễn Thu Sương.

Mô tả công việc đã thực hiện

2.1 Mô tả chi tiết số lượng và tính chất công việc đã thực hiện.

2.1.1 Nhóm công việc có tính chất chuyên môn. Đọc hồ sơ vụ án: trong giai đoạn điều tra (biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung, kế hoạch điều tra, biên bản khám nghiệm hiện trường, bản giám định pháp y, kết luận điều tra,…); trong giai đoạn truy tố (yêu cầu điều tra, phiếu đề xuất, báo cáo án, cáo trạng, quyết định truy tố bị can,…); trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định thay đổi thẩm phán, quyết định đình chỉ xét xử, bản án,…).

Hỗ trợ trong quá trình giải quyết quyết vụ án; trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; xét xử sơ thẩm; tra cứu văn bản pháp luật có liên quan, sắp xếp hồ sơ theo quy trình tố tụng, tống đạt lệnh/quyết định, kiểm tra/đối chiếu hồ sơ đã nhận so với danh mục từ cơ quan tố tụng khác, đóng bút lục hồ sơ lưu kho,…

2.1.2 Nhóm công việc có tính chất văn phòng.

Ngoài những công việc chuyên môn, sinh viên còn thực hiện các công việc văn phòng tại đơn vị thực tập: Photo, trình ký, đóng dấu và giao các quyết định cho Viện kiểm sát, Chi cục Thi hành án.

2.2 Vấn đề áp dụng pháp luật trong các tình huống cụ thể, các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, sinh viên nhận thấy vướng mắc như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về “Tội hành hạ người khác”, theo đó chủ thể của tội phạm là người mà nạn nhân lệ thuộc Mối quan hệ lệ thuộc trong trường hợp này chỉ được hiểu theo một cách chung, đại khái là mối quan hệ lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng… (Theo Nghị quyết 04/HĐTPTANDTC năm 1986) Chưa có quy định cụ thể về mức độ như thế nào là lệ thuộc Do đó dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Thứ hai, để phân biệt tội phạm “Hiếp dâm” và “Dâm ô”: cần làm rõ hành vi xâm nhập vào bộ phận sinh dục của bị hại, được hướng dẫn trong Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP.

Trong thời gian thực tập sinh viên đã sưu tầm được các tài liệu sau (Phần phụ lục kèm kèm theo Báo cáo thực tập):

03 Bản án hình sự sơ thẩm; 01 Kết luận điều tra; 01 Bản cáo trạng.

Những kiến thức, kỹ năng đào tạo tại trường được áp dụng tại cơ quan thực tập

- Sử dụng kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật để hỗ trợ tìm kiếm quy phạm pháp luật.

- Áp dụng kiến thức pháp luật chung để xác định vấn đề pháp lý trong quá trình giải quyết công việc.

- Áp dụng kiến thức pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự để nghiên cứu, phân tích, đối chiếu tài liệu các vụ án so với quy định pháp luật.

- Vận dụng kỹ năng soạn thảo văn bản để nhận diện các loại văn bản (quyết định, lệnh, công văn, báo cáo,…) Sau đó lấy số, trình ký, đóng dấu và phát hành theo quy định.

- Áp dụng kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm,…) để tiếp nhận thông tin và phối hợp với cán bộ tại đơn vị thực tập.

Những kiến thức, kỹ năng học được tại cơ quan thực tập

- Hiểu phương thức phối hợp giữa Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát - Tòa án trên thực tế.

- Nắm rõ kiến thức tố tụng trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

- Các nội dung cần lưu ý đọc hồ sơ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án,…

- Cách tranh luận giữa Kiểm sát viên, Luật sư/Trợ giúp viên pháp lý và các bị cáo tại phiên tòa.

- Phương thức hỏi của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Người bào chữa đối với bị cáo.

- Ngoài những vấn đề trên, trong quá trình thực tập, sinh viên còn được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng văn phòng và kỹ năng mềm như:

+ Cách sử dụng mạng nội bộ của cơ quan (nhận văn bản đến, gửi văn bản đi, tra cứu thông tin,…).

+ Biết phân loại và lưu trữ các loại văn bản.

+ Cách sử dụng máy in, máy photo, máy scan.

+ Phương thức phối hợp làm việc với đồng nghiệp và người hướng dẫn(phân chia công việc theo trình độ, tiếp nhận và phản hồi thông tin, biết lắng nghe).

+ Tính kỷ luật, nghiêm túc tuân tuân thủ quy định của cơ quan.

Giải quyết các vấn đề trong quá trình thực tập liên quan đến nhiệm vụ được giao

Kinh nghiệm áp dụng pháp luật: Trong vấn đề xử lý vật chứng, pháp luật quy định như sau:

“2 Vật chứng được xử lý như sau: a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng tr6, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.”

Do đó tùy từng trường hợp cần xác định rõ tính chất của vật chứng để có cách xử lý phù hợp Ví dụ trong vụ án trộm cắp tài sản, nếu bị cáo dùng xe máy để tẩu thoát sau khi trộm được tài sản thì trong trường hợp này xe máy chính là phương tiện phạm tội, cần bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước Hay trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy, nếu các bị cáo sử dụng điện thoại để liện lạc, trao đổi cách thức, địa điểm phạm tội thì trong trường hợp này điện thoại được coi là công cụ, phương tiện phạm tội, cần bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước.

Kinh nghiệm xử lý tình huống: Hồ sơ vụ án là tài liệu mật, do đó không được phép mang tài liệu, hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan Hồ sơ bị mất rồi không thể khôi phục được vì theo đúng nguyên tắc, hồ sơ vụ án chỉ có một bộ, một bản gốc duy nhất Do đó đối với trường hợp sao chụp hồ sơ, tài liệu cần có đơn xin sao chụp hồ sơ tài liệu và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền Trong quá trình sao chụp, cần chú ý tránh sự đánh cắp hồ sơ, tài liệu.

Đề xuất của sinh viên

6.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật.

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là một trong những quyền rất quan trọng, giúp người bị buộc tội có cơ hội bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước cơ quan tố tụng Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ghi nhận quyền im lặng dành cho người bị buộc tội, gồm 4 chủ thể pháp lý khác nhau bao gồm:

Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo Theo đó, trong quá trình tham gia tố tụng, tất cả các đối tượng trên đều có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội Việc quy định quyền không đưa ra lời khai chống lại chính mình có thể được hiểu là người bị buộc tội có quyền không khai những điều chứa đựng thông tin bất lợi cho bản thân mình Quy định này có thể hiểu tương đương với quyền im lặng Căn cứ theo nội dung điều luật, người bị buộc tội chỉ có thể từ chối đưa ra lời khai nếu sự thẩm vấn yêu cầu lời khai có chứa đựng thông tin chống lại họ hoặc buộc họ phải nhận mình có tội Còn đối với những câu hỏi khác trong quá trình thẩm vấn, người bị buộc tội không có quyền giữ im lặng Do đó nếu người bị buộc tội sử dụng quyền im lặng thì không đồng nghĩa với việc bị tước đi tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự Tuy nhiên trên thực tế khi áp dụng pháp luật có rất nhiều trường hợp người bị buộc tội sử dụng quyền im lặng từ chối đưa ra lời khai khi sự thẩm vấn yêu cầu lời khai có chứa đựng thông tin chống lại họ hoặc buộc họ phải nhận mình có tội, còn những câu hỏi khác họ không sử dụng quyền im lặng nhưng lại không được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định Do đó pháp luật cần có quy định hướng dẫn cụ thể để người bị buộc tội không bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời đảm bảo tính khách quan trong quá trình tố tụng.

6.2 Kiến nghị hoàn thiện chương trình đào tạo và các vấn đề thích hợp khác của nhà trường.

Sinh viên kiến nghị Nhà trường tăng cường các giờ học kỹ năng thay vì số lượng ít và chỉ tập trung và kỳ học cuối như hiện nay, cần tăng khối lượng môn học tự chọn để sinh viên có thể lựa chọn môn học yêu thích, phù hợp với định hướng tương lai hơn, nhất là các môn nghiên về nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời tăng cường thêm các tiết học thảo luận để sinh viên được tìm hiểu sâu hơn các khía cạnh khác nhau của các vấn đề lý thuyết đã được học

6.3 Kiến nghị hoàn thiện quy trình thực tập và đánh giá kết quả thực tập cho Nhà trường và Khoa.

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w