1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài áp dụng pháp luật việt nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Pháp Luật Việt Nam Trong Giải Quyết Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Trường học Công ty luật TNHH An Bình
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề Tài
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 49,35 KB

Nội dung

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty luật TNHH An BìnhMột số chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty luật TNHH An Bình được thểhiện như sau:Thứ nhất, cung cấp dịch vụ pháp lí, hỗ trợ pháp lí, t

Trang 1

Đề tài: Áp dụng Pháp luật Việt Nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

1 Khái quát về Công ty luật TNHH An Bình 4

1.1 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển 4

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty luật TNHH An Bình 5

1.3 Về cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH An Bình 6

2 Áp dụng Pháp luật Việt Nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án thông qua nghiên cứu hồ sơ được lưu trữ bởi Công ty luật TNHH An Bình .7

2.1 Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài 7

2.2 Khái niệm về yếu tố nước ngoài 8

2.3 Thẩm quyền và căn cứ pháp luật áp dụng giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài 10

2.3.1 Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài 10

2.3.1.1 Thẩm quyền xét xử chung tại tòa án Việt Nam 10

2.3.1.2 Thẩm quyền xét xử riêng của Tòa án Việt Nam 11

2.3.1.3 Thẩm quyền xét xử theo cấp, theo lãnh thổ của Tòa án Việt Nam .12

2.4 Văn bản pháp luật Việt Nam quy định về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài 13

2.5 Hòa giải trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài 13

2.6 Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài và kinh nghiệm của Công ty luật TNHH An Bình trong lĩnh vực này 15

2.6.1 Một số vướng mắc trong pháp luật Việt Nam 15

2.6.2 Kinh nghiệm của Công ty luật TNHH An Bình trong giải quyết li hôn có yếu tố nước ngoài 16

3 Những kết quả đạt được và một số kiến nghị 17

3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập 17

3.1.1 Những kết quả theo chuyên ngành luật 17

Trang 3

3.1.2 Về kỹ năng 18

3.1.3 Về thái độ trong công việc 19

3.2 Một số kiến nghị và đề xuất hoàn thiện sau quá trình thực tập tại Công ty luật TNHH An Bình 20

3.2.1 Kiến nghị đối với công tác của cơ sở thực tập 20

3.2.1.1 Đối với các luật sư, nhân viên tư vấn pháp luật của Công ty 20

3.2.1.2 Đối với cơ sở vật chất của Công ty 21

3.2.1.3 Đối với cấp lãnh đạo của Công ty 22

3.2.2 Những kiến nghị và đề xuất khác 22

3.3 Kiến nghị đối với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 23

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC THAM KHẢO 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam hiện nay đang ngày càng hòa mình vào xu hướng hợp tác hội nhậpkinh tế, văn hóa, chính trị xã hội Cố gắng bắt kịp tốc độ thay đổi, phát triển của thếgiới Với sự phát triển của quan hệ ngoại giao, công dân các quốc gia trong và khuvực có nhiều có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ Từ đó thiết lập những mối quan hệ hônnhân có yếu tố nước ngoài ngày một tăng Dù mục tiêu của công dân quốc tế nóichung và công dân Việt Nam nói riêng khi kết hôn đều là xây dựng nên một “tổ ấm”hạnh phúc, hòa hợp Tuy nhiên thực tế thì có nhiều trường hợp không thể chiếnthắng nổi khoảng cách về địa lý cũng như sự khác biệt trong mỗi người làm họ xảy

ra mâu thuẫn Kết quả là đi đến ly hôn, đặt dấu chấm hết cho quan hệ hôn nhân của

họ Việc nghiên cứu về ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ giúp những cặp vợ chồngđang có ý định ly hôn hiểu rõ về những quy định của pháp luật Việt Nam trong giảiquyết quan hệ này Cũng như giúp Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ ápdụng một cách chính xác, phù hợp Vấn đề ly hôn thường được đặt ra theo nhiềutrường hợp, có thể là thuận tình ly hôn, cũng có thể là đơn phương ly hôn Tuy vậytrong bài báo cáo này, người viết sẽ chỉ làm rõ những vấn đề liên quan đến việc đơnphương ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam, một bên là người nước ngoài,công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH An Bình, em đã không hiếm gặpnhững hồ sơ lưu trữ về một số vụ án tranh chấp hôn nhân giải quyết ly hôn có yếu tốnước ngoài Em thấy đây là một đề tài hay trong đời sống xã hội hiện nay, do vậy

em chọn đề tài “Áp dụng Pháp luật Việt Nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nướcngoài tại Công ty luật TNHH An Bình” để hoàn thành bài báo cáo thực tập củamình

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

1 Khái quát về Công ty luật TNHH An Bình

1.1 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển

Công ty luật TNHH An Bình đã xây dựng được vị thế và tầm ảnh hưởng củamình trong đời sống pháp luật tỉnh Vĩnh Phúc trong suốt những năm được thành lập.Đây được coi là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy với đội ngũ Luật sư và nhân viên tưvấn pháp luật giàu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực như: Hôn nhân và Gia đình;Kinh doanh thương mại; giải quyết các vụ việc dân sự; Hình sự…

Trụ sở chính của Công ty: số 36, Phố Phan Văn Trác, Khu Đô thị Hà Tiên,phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Người Đại Diện: Vũ Trường Hùng, sinh năm 1984

Mã Số Thuế: 2500596810

Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã được các doanh nghiệp, cá nhân và các

cơ quan nhà nước đánh giá rất cao về tính chuyên nghiệp cũng như chất lượng dịch

vụ pháp lý của Công ty Với hơn 10 văn phòng đại diện tại khắp các tỉnh miền Bắc

và 3 văn phòng đại diện tại: Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Công ty Luật An Bìnhđang hướng tới củng cố vị trí là một cơ sở uy tín về cung cấp dịch vụ pháp luật tạimiền Bắc Sau đó, sẽ phát triển đến khắp mọi tỉnh thành của Việt Nam từ bắc vàonam

Tổ chức hành nghề, nghề luật sư là một trong những nghề quan trọng trongđời sống xã hội của người dân Việt Nam Vì vậy, với mong muốn được giúp đỡkhách hàng trong mọi lĩnh vực, đa ngành, Công ty Luật TNHH An Bình ngày càng

tự phát triển chất lượng dịch vụ của mình từ việc tuyển chọn kỹ càng các luật sư, cácnhân viên tư vấn pháp luật đến việc tuyển chọn các nhân viên hành chính văn phòngtrợ giúp việc hoạt động của công ty Công ty đã vượt qua mọi khó khăn từ lúc mớithành lập như tạo dựng thương hiệu, thu hút nhiều khách hàng, nâng cao chất lượngdịch vụ cũng như cạnh tranh với các cơ sở khác cùng lĩnh vực kinh doanh, ngày nay

Trang 6

Công ty ngày càng có vị thế riêng của mình trên địa bàn miền Bắc nói chung và trênđịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty luật TNHH An Bình

Một số chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty luật TNHH An Bình được thểhiện như sau:

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ pháp lí, hỗ trợ pháp lí, tuyên truyền và phổ biến,giáo dục pháp luật để mọi người sống và làm việc theo pháp luật, tuân thủ pháp luật

Thứ hai, tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực như dân sự, hôn nhân gia đình,hợp đồng thương mại – dân sự, lao động, xây dựng, doanh nghiệp, đất đai – môitrường, hình sự, thi hành án hình sự, dân sự ; soạn thảo văn bản, hợp đồng, chỉ ratình trạng pháp lí và cung cấp giải pháp lí hữu ích cho các cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp trong và ngoài nước

Thứ ba, tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án: Tư vấn cách thức giảiquyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các bên tranh chấp và đưa raphương án có lợi để bảo vệ cho thân chủ trong quá trình đàm phán, hòa giải ( nếucó); hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự, thủ tục, thời hiệu, điều kiện khởikiện và soạn đơn khởi kiện gửi đến tòa án có thẩm quyền; tiến hành điều tra, thuthập chứng cứ, tài liệu để trình trước Tòa; tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bàochữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại Tòa án; tham gia với tưcách người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của khách hàng

Ngoài ra, Công ty luật TNHH An Bình còn thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp

lý cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành Đây là mộtcông việc ý nghĩa và nhân đạo đồng thời thể hiện sự quan tâm của Công ty đối vớinền tư pháp của tỉnh nhà cũng như thể hiện tinh thần tương trợ luôn sẵn sàng hếtmình đối với mọi vụ kiện mà Công ty phụ trách Với phương châm mang pháp lý

Trang 7

đến cho mọi nhà, Công ty luôn cố gắng hoàn thành mọi vụ việc liên quan đến trợgiúp pháp lý theo yêu cầu của các đương sự, bị cáo trong nền Tố tụng nước nhà.

1.3 Về cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH An Bình

Với mô hình là một Công ty Trách nhiệm hữu hạn, giám đốc công ty là người

có quyền hạn cao nhất, cơ cấu cụ thể của công ty bao gồm:

Giám đốc công ty: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có thẩmquyền cao nhất trong việc điều hành và tổ chức hoạt động của Công ty; Chịu tráchnhiệm báo cáo về hoạt động của Công ty trước Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc

Phó giám đốc: phối hợp với giám đốc trong việc quản lí và điều hành cáchoạt động của Công ty; thay mặt giám đốc phòng quản lí, điều hành các hoạt độngcủa công ty theo kế hoạch đã được phê duyệt khi giám đốc công ty vắng mặt

Các chuyên viên pháp lý, các luật sư (thành viên cao cấp và cao cấp), luật sưtập sự, các nhân viên hành chính khác: Tiếp khách hàng của Công ty theo sự phâncông của Trưởng Công ty (trừ những khách hàng yêu cầu đích danh Luật sư) Tưvấn pháp luật tại trụ sở của Công ty theo sự phân công, chỉ đạo của Giám đốc Côngty; Tham gia tố tụng; Đại diện ngoài tố tụng; Soạn thảo văn bản, hợp đồng; liên hệcông việc, giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tư vấn phápluật, trả lời yêu cầu của khách hàng qua điện thoại, email ; Không được làm việcvới bên thứ ba, tiết lộ thông tin vụ việc, thông tin khách hàng hoặc tham gia hoạtđộng nào khác mà có thể trực tiếp hay gián tiếp gây mâu thuẫn với Công ty và kháchhàng của Công ty; Được nhận tiền lương, tiền thưởng, nhận thù lao, chi phí theo quyđịnh của Công ty Trường hợp khách hàng không tiếp tục mời Luật sư thực hiệncông việc theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với Công ty thì Luật sư đang thựchiện công việc theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đó chỉ được nhận thù lao theo khốilượng và kết quả của công việc đã làm và phải thanh toán lại cho khách hàng số thùlao, chi phí còn lại

Trang 8

Các thực tập sinh và người học việc: Trợ giúp trong việc photo tài liệu, scantài liệu, trợ giúp và học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng của các luật sư trong quá trìnhhoạt động, tư vấn và làm việc với khách hàng; hỗ trợ công ty tổ chức các sự kiện nội

bộ và các buổi hỗ trợ pháp lý cộng động, các tọa đàm

2 Áp dụng Pháp luật Việt Nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án thông qua nghiên cứu hồ sơ được lưu trữ bởi Công ty luật TNHH An Bình

2.1 Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài

Mỗi người công dân của nước Việt Nam đều được nhà nước cho phép và bảo

vệ những quyền cơ bản, thiêng liêng mà không ai có thể xâm phạm Trong đó có

quyền ly hôn Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Quan hệ vợ chồng được thiết lập là do vợ chồng tự nguyện đăng ký tại cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, được cơ quan đó cho phép dựa trên quy định của pháp luật

về kết hôn hợp pháp Vì vậy quan hệ vợ chồng cũng phải do cơ quan có thẩm quyền

đó là Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mới được chấm dứt Bêncạnh đó, nhằm tuân thủ những điều ước, luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thànhviên thì pháp luật Việt Nam cũng cần xây dựng khái niệm, quy định liên quan đếnviệc chấm dứt một quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Khái niệm này lần đầutiên được nêu rõ tại Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HNVGĐ)

Từ đó Luật HNVGĐ năm 2014 kế thừa quy định trên với nội dung việc ly hôn có

yếu tố nước ngoài là “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan

có thẩm quyền của Việt Nam”.

Nhìn chung, hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong xã hội hội nhập toàn cầuhóa, hiện đại hóa hiện nay không phải là hiếm gặp, dần trở thành xu hướng của

Trang 9

nhiều tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh có nền kinh tế hội nhập phát triển thu hút đượcnhìn vốn đầu tư FDI của nước ngoài hay các tỉnh có đường biên giới và các cửakhẩu quốc tế Thực tế các quốc gia có cô dâu, chú rể là người nước ngoài đa phầnđến từ các nước khu vực đông á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc cácnước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia… Với số lượng cáccuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài lớn như vậy, việc ly hôn tranh chấp giữa cáccặp đôi không có cùng quốc tịch diễn ra tại nước ta cũng ngày một tăng lên.

2.2 Khái niệm về yếu tố nước ngoài

Khái niệm trên tuy đã nhắc đến yếu tố nước ngoài nhưng vẫn chưa thể hiệnhết nội hàm của nội dung này Vậy khi ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân vàgia đình, thì yếu tố nước ngoài sẽ là gì? Theo khoản 25 Điều 3 Luật HNVGĐ, quan

hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là:

“quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.” Kết hợp các quy định trên, yếu tố nước

ngoài trong quan hệ ly hôn có một trong các dấu hiệu sau:

Về chủ thể, “Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài” Pháp luật Việt Nam yêu cầu chủ thể của quan hệ ly hôn có yếu tố

nước ngoài phải có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài Hoặc cả hai đều làngười nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam Hiện nay theo pháp luật Việt Nam thìkhái niệm người nước ngoài được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau.Theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

năm 2014, “người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài

và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam” Bên cạnh đó, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định “Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam; Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch

Trang 10

nước ngoài” Không chỉ vậy, quan hệ này còn có thể xảy ra khi đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là “công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài

là “người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”

Ví dụ, một người là công dân Việt Nam, một người mang quốc tịch Mỹ, đăng

ký kết hôn ở Việt Nam Sau một thời gian chung sống, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn,mục đích hôn nhân không đạt được Hai người yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyếtyêu cầu ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân của họ

Về sự kiện pháp lý,“Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài” Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp luật

nước ta không ngần ngại thừa nhận hệ quả pháp lý mà các chủ thể đã: Xác lập quan

hệ hôn nhân với nhau, có đăng ký kết hôn, thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sựcác bên tại nước ngoài; Thay đổi quan hệ hôn nhân khi các chủ thể thay đổi quyền

và nghĩa vụ dựa trên nguyên tắc tự nguyện ý chí các bên, không ép buộc lẫn nhau;Thực hiện quan hệ hôn nhân đã được xác lập tại nước ngoài, theo đúng pháp luậtcủa nước sở tại Trường hợp công dân Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ cácbên trong quan hệ hôn nhân không tuân thủ theo quy định của nước sở tại thì việcthực hiện quan hệ đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước ta Hơnthế nữa, nếu những sự kiện pháp lý trên trái với những nguyên tắc cơ bản của phápluật Việt Nam quy định trong Hiến pháp hay có các hành vi bị cấm trong pháp luậtHôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự hoặc đương sự chưa hoàn tất thủ tục đăng kýkết hôn tại nước ngoài thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cóquyền không công nhận quan hệ hôn nhân đó

Ví dụ, hai công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, định cư tại Mỹ đápứng đầy đủ những yêu cầu về kết hôn hợp pháp, đăng ký kết hôn tại cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam tại Mỹ

Trang 11

Về khách thể, “Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài” Hiện nay vì tính đặc

thù của yếu tố nước ngoài có liên quan đến pháp luật quốc gia khác nên pháp luậtViệt Nam chỉ chấp nhận đối tượng của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là tài

sản như là “Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản

và động sản”.

Ví dụ, vợ chồng là công dân Việt Nam, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.Sau thời gian chung sống có tạo ra tài sản chung như bất động sản là nhà tại Mỹ.Khi về Việt Nam thì muốn ly hôn và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của họ trong

đó có tài sản đang ở nước ngoài

2.3 Thẩm quyền và căn cứ pháp luật áp dụng giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

2.3.1 Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của công dân cũng như tuân thủcác điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên Pháp luật nước ta cũng đãban hành các quy định điều chỉnh, giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.Trong đó có quy định về thẩm quyền của Tòa án được xác định theo hai cách làthẩm quyền chung và thẩm quyền riêng

2.3.1.1 Thẩm quyền xét xử chung tại tòa án Việt Nam

Đối với những quan hệ mang yếu tố nước ngoài, mang đặc điểm là liên quanđến pháp luật hai hay nhiều nước Nên bên cạnh việc thuộc thẩm quyền xét xử củaTòa án Việt Nam, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng có thể thuộc thẩmquyền của Tòa án nước ngoài Vì vậy “Tòa án của hai hay nhiều nước có thể cóthẩm quyền giải quyết theo những tiêu chí mà mỗi nước tự thiết lập” 1 Nếu Tòa ánnước ngoài xét xử vụ việc đó thì bản án, quyết định tương ứng của Tòa án đó có thểđược Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Với quan hệ ly hôn có yếu

tố nước ngoài thì pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền xét xử chung của Tòa ánViệt Nam sẽ là những “vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt

1 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quý (2010), Tư pháp Quốc tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Trang 12

Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tạiViệt Nam” 2

Tuy nhiên, nếu đương sự có một bên là “công dân Việt Nam không thườngtrú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theopháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng” Việc này nhằm tạo điềukiện cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có đủ khả năng để tiến hànhcác biện pháp, thủ tục liên quan đến tố tụng Cũng như giúp đương sự thuận tiện hơntrong việc tham gia giải quyết yêu cầu của họ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

họ được toàn vẹn hơn Ngoài ra, nếu họ không có nơi thường trú chung thì quan hệ

ly hôn đó sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam.3

2.3.1.2 Thẩm quyền xét xử riêng của Tòa án Việt Nam

Bên cạnh thẩm quyền chung, Việt Nam có quyền xét xử những quan hệ nhấtđịnh thuộc thẩm quyền riêng Là những vụ việc chỉ có thể thuộc thẩm quyền xét xửcủa Tòa án Việt Nam Việt Nam sẽ chỉ thừa nhận phán quyết về vụ việc nếu phánquyết đó được tuyên bởi Tòa án Việt Nam Nếu đương sự đưa vụ việc ra Tòa ánnước ngoài xét xử thì phán quyết đó không được công nhận cũng như cho thi hànhtại Việt Nam Pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền riêng của Việt Nam về giải

quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài khi “cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam”.4 Việc yêu cầu đương sự phải cư trú, làm ăn ở Việt Namnhằm xác định quyền tài phán của nước ta trong việc giải quyết những vụ việc nảysinh trong lãnh thổ đất nước Từ đó pháp luật Việt Nam cũng ra quy định nếu ngườinước ngoài muốn cư trú tại nước ta thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnhhoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao cấp cho người đó thẻ tạm trú hoặcthẻ thường trú Là loại giấy tờ chứng nhận người đó được phép cư trú có thời hạnhoặc không có thời hạn tại Việt Nam, có giá trị thay thị thực.5

2 Điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

3 Khoản 2 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

4 Điểm b khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

5 Khoản 13, 14 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm

Trang 13

2.3.1.3 Thẩm quyền xét xử theo cấp, theo lãnh thổ của Tòa án Việt Nam

Nếu đương sự đang thường trú tại Việt Nam thì việc giải quyết ly hôn có yếu

tố nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.6 Theo đó, hệthống Tòa án Việt Nam được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ Trong đó, chỉ

có Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền để xét

xử sơ thẩm các tranh chấp về hôn nhân và gia đình Những tranh chấp nào có đương

sự hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Tòa án Việt Nam ở nướcngoài, cho Tòa án nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có khả năng, thẩm quyền

để giải quyết Trừ trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi cư trú của công dânViệt Nam là đương sự của việc ly hôn ở khu vực biên giới với công dân của nướcláng giềng cùng nơi cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.7 Vì thế nên Tòa án cấptỉnh là Tòa án cấp trên trực tiếp, có thẩm quyền rộng hơn cũng như có kỹ năngnghiệp vụ sâu hơn để tiến hành ủy thác tư pháp với nước ngoài cũng như giải quyếtquan hệ tốt hơn Thông thường trong vụ án dân sự nói chung thì tòa án theo lãnh thổnơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án Tuy nhiên trường hợpđơn phương ly hôn có bị đơn là người nước ngoài8 hoặc người Việt Nam đang ởnước ngoài định cư thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú, làmviệc để giải quyết

Ngoài ra, một khi vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa ánViệt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sựthì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết Cho dù trong quá trình giải quyết có sựthay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho

vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa ánnước ngoài.9

6 Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

7 Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

8 Điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

9 Điều 471 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w