1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài vấn đề thất nghệp ở việt nam giai đoạn covid giải pháp cải thiện tình trạng thất nghiệp hậu covid

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Khiến hàng triệu người mất việc và đối diện với những thách thức kinh tế đáng kể.Hiểu rõ về nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp là quan trọng để xây dựng các chínhsách và giải pháp có

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ THẤT NGHỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN COVID GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THẤT

NGHIỆP HẬU COVID

GVHD: Phan Thị Hoài Thu LỚP: 23ĐHQT05 – 010100010509 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 2

Phan Như Ngọc - 2331320208Huỳnh Thị Tú Uyên - 2331320185

Hồ Ngọc Khánh An - 2331320186

Võ Thị Xuân Trang-2331320215Nguyễn Minh Thư - 2331320192

Lê Thị Hồng Yến - 2331320198Trà Huỳnh Duy Long - 2331310064

Đỗ Thị Lan Anh - 2331310096

Vũ Nhật Hạ - 2331310098

TP HCM, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH 5

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: Lý thuyết 2

1 Khái niệm: 2

2 Đặc điểm, phân loại 2

3 Cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp 3

4 Tóm tắt chương 1 4

CHƯƠNG 2: Thực trạng thất nghiệp thời Covid (2019-2022) 4

1 Thực trạng 4

2 Nguyên nhân thất nghiệp thời covid 5

3 Tác động của thất nghiệp 16

3.1 Tác động đến kinh tế vĩ mô 16

3.2 Tác động đến xã hội 17

4 Tóm tắt chương 2 18

CHƯƠNG 3: Giải pháp cải thiện thất nghiệp 18

1 Giải pháp về phía Chính phủ 18

2 Giải pháp về phía doanh nghiệp 20

3 Giải pháp về phía người lao động 20

4 Tóm tắt chương 3 21

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Số người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực, quý IV năm 2021 và quý I

năm 2022

Hình 2: Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020-2022

Hình 3: Lao động có việc làm theo quý, giai đoạn 2019-2022

Hình 4: Lao động trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể theo

quý (giai đoạn 2020-2022)

Hình 5: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý( giai đoạn

2020-2022)

Hình 6: Cơ cấu lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo 3 khu vực kinh tế,

quý IV năm 2021 và quý I năm 2022

Hình 7: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế- xã hội, quý

I, quý IV năm 2021 và quý I năm 2022

Hình 8: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế quý I, giai

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thất nghiệp thường được coi là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại Nókhông chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn tác động rộng rãi đến các khía cạnhkhác của xã hội, bao gồm kinh tế, giáo dục, và sức khỏe Trong thời kỳ đại dịch COVID-

19 Việt Nam có 10,758,189 ca nhiễm bệnh, 43,090 người không qua khỏi và 9,793,800người hồi phục (Tỉ lệ tử vong 0.4% - số liệu của Bộ Y tế tính đến ngày 06/12/2021) Mỗingày mỗi ngày, số ca mắc Covid lên đến vài nghìn Đại dịch đã tạo ra một thực tế đaulòng với tình trạng thất nghiệp tăng lên đáng kể Các ngành như du lịch, giải trí, và dịch

vụ đã chịu nhiều ảnh hưởng, các khu công nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động, ngườidân cũng buộc phải ở trong nhà, không được ra ngoài nếu không có việc gì khẩn cấp,thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong một thời gian nhất định để hỗ trợ phòngdịch Khiến hàng triệu người mất việc và đối diện với những thách thức kinh tế đáng kể.Hiểu rõ về nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp là quan trọng để xây dựng các chínhsách và giải pháp có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực và tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển bền vững Vì vậy đó là một trong những lý do nhóm 2 chúng em chọn đề tài

"Tìm hiểu vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid diễn ra Giải phápcải thiện làm giảm tình trạng thất nghiệp giai đoạn hậu Covid"

Việc chọn đề tài về tình trạng thất nghiệp thời COVID-19 được nhóm em chọn vì nó làmột vấn đề xã hội quan trọng và có sự ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và sự phát triển củađất nước Nghiên cứu về tình trạng thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch có thể giúp hiểu

rõ hơn về những thách thức mà người lao động đang phải đối mặt và cung cấp thông tinhữu ích cho việc phát triển các biện pháp hỗ trợ

1

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Lý thuyết

1 Khái niệm:

Thất nghiệp là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế vĩ mô để chỉ tìnhtrạng người đang trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động và có nhu cầutìm việc làm nhưng chưa có việc làm

2 Đặc điểm, phân loại

Thất nghiệp có thể được phân loại theo 3 cách sau:

 Căn cứ theo lý do thất nghiệp

Mất việc: Đơn vị thuê lao động sa thải người lao động vì một lý do nào đó

Bỏ việc: Người lao động chủ động xin nghỉ việc

Nhập mới: Những người mới tham gia vào thị trường lao động chưa tìm được việclàm

Tái nhập: Những người từng rời khỏi lực lượng lao động nhưng bây giờ muốnquay lại và chưa tìm được việc làm

 Căn cứ theo tính chất thất nghiệp

Thất nghiệp tự nguyện: Người lao động tự nguyện thôi việc

Thất nghiệp không tự nguyện: Tổ chức mà người lao động đang công tác raquyết định sa thải Điều này buộc người lao động phải tìm một công việc khác

 Căn cứ theo nguyên nhân thất nghiệp

Thất nghiệp tự nhiên là loại thất nghiệp luôn tồn tại ở mọi nền kinh tế, gần nhưkhông bao giờ mất đi ngay cả khi thị trường lao động ổn định hay nền kinh tế đangtrên đà tăng trưởng Thất nghiệp tự nhiên gồm:

- Thất nghiệp tạm thời/ thất nghiệp ma sát: Đây là tình trạng thất nghiệp xảy ratrong ngắn hạn khi người lao động thay đổi việc làm hoặc người mới bổ sung vào lựclượng lao động chưa tìm được việc

Ví dụ: Sinh viên mới ra trường và đang tìm việc làm

Trang 6

- Thất nghiệp cơ cấu (dài hạn): bắt nguồn từ sự thay đổi trong quy trình sản xuấthay sự suy giảm của một số ngành nghề khiến người lao động không thể thích nghi vàphải tìm việc làm mới

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất thủ công nhưng hiện tại áp dụng công nghệhiện đại trong sản xuất Người lao động vì không thể thích nghi với quá trình tự độnghóa nên thành tích làm việc kém Họ chủ động nghỉ việc và muốn tìm một việc làmmới

- Thất nghiệp thời vụ: Một số ngành nghề có tính chất thời vụ, chỉ kéo dài trongmột khoảng thời gian nhất định Khi hết thời gian này, người lao động sẽ rơi vào tìnhtrạng thất nghiệp

Ví dụ: Người lao động làm việc trong hợp tác xã trồng mía ở miền Bắc Míathường có 2 vụ chính là vụ đông xuân từ tháng 11 – 3 và vụ thu thu hoạch từ tháng 10– 1 năm sau Khi hết vụ mía thì người trồng mía tạm thời không có việc làm và phảitìm việc khác

- Thất nghiệp chu kỳ là thất nghiệp xảy ra theo chu kỳ kinh tế Loại thất nghiệpnày thường xuất hiện khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái Mức thất nghiệp chu

kỳ cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên Tuy nhiên, khác với thất nghiệp tự nhiên, thấtnghiệp chu kỳ không tồn tại vĩnh viễn

Ví dụ: Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnhhưởng nặng nề Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự để ổn định hoạt độngcủa công ty Điều này khiến người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp

3 Cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng laođộng trong một khoảng thời gian nhất định

CÔNG THỨC: L= E+ U

Trong đó: Lực lượng lao động (L)

Số người có việc làm (E)

Số người thất nghiệp (U)

Tỷ lệ thất nghiệp cho biết nền kinh tế trong khoảng thời gian xác định đã khaithác tối đa nguồn cung lao động sẵn có trên thị trường hay chưa Khi tỷ thất nghiệpthực tế (bao gồm thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ) lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp

3

Trang 7

tự nhiên thì nền kinh tế đang ở trạng thái khiếm dụng, chưa đạt tới mức sản lượngtiềm năng

- Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức:

u = (U/L) x 100% = [(L-E)/L] x 100% = (1-E/L) x 100%

Ví dụ: Số người đã có việc làm là 1.000 người trong khi số người thất nghiệp là

25 người Lúc này, lực lượng lao động gồm 1025 người và tỷ lệ thất nghiệp là: 25 /

1025 x 100% = 2,44%

● Theo thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III năm 2021, tỷ

lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Việt Nam là 3,98%, tăng 1,36điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so vớicùng kỳ năm trước Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ diễnbiến phức tạp của tình hình dịch Covid lần thứ tư và việc kéo dài thờigian giãn cách xã hội tại các địa phương

4 Tóm tắt chương 1

Với những thông tin được cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ thất nghiệp

là gì và những hậu quả mà nó gây ra cho kinh tế và xã hội Một nền kinh tế có sức khỏe tốt sẽ giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp Như đã nói ở trên, thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi Một số loại thất nghiệp xảy ra là điều tất yếu của nền kinh tế Còn một số khác khi xảy ra sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như thất nghiệp chu kỳ

CHƯƠNG 2: Thực trạng thất nghiệp thời Covid (2019-2022)

1 Thực trạng

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có thị trường lao động Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đã tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong quý II năm 2021, tỷ lệ thấtnghiệp và thiếu việc làm của Việt Nam lần lượt là 2,5% và 3,7%, cao hơn so với cùng

kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vựcnông thôn, lần lượt là 4,4% và 1,5%

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người lao động, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, phụ nữ và người lao động

Trang 8

trẻ Họ gặp khó khăn trong việc trang trải cuộc sống, phải giảm chi tiêu, thậm chí là rơi vào cảnh nghèo đói.

2 Nguyên nhân thất nghiệp thời covid

Các hoạt động kinh tế bị đình trệ: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong quý II năm 2021, GDP của Việt Nam giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu thống kê GDP theo quý vào năm 1996

Sự sụt giảm của GDP đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến cắt giảm lao động Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý II năm 2021, có hơn 2,1 triệu người lao động bị mất việc làm và phải tạm ngừng hoạt động do dịch COVID-19

Các ngành nghề, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 bao gồm: du lịch, ăn uống, xây dựng,

Việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội: Để phòng chống dịch COVID-19,Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp giãn cách xã hội ở nhiều địa phương Các biện pháp này đã ảnh hưởng đến khả năng đi lại, giao thương, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, dẫn đến giảm nhu cầu tuyển dụng lao động

Xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao động: Thị trường lao động Việt Nam đang có

xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động ở một số ngành nghề, lĩnh vực, trong khi thừa lao động ở một số ngành nghề, lĩnh vực khác.Tình hình lao động trong giai đoạn cuối dịch Covid

 Tổng quan tình hình lao động

Trang 9

Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm của ViệtNam, khiến số lao động bị ảnh hưởng tăng cao Trong quý I năm 2022, cả nước cóhơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, chiếm 21,1%lực lượng lao động Trong đó, có 0,9 triệu người bị mất việc, 5,1 triệu người phải tạmnghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộcphải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng tiêu cực tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng

và Đông Nam Bộ, nơi có nền kinh tế phát triển và tập trung nhiều doanh nghiệp lớn.Trong đó, tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng ở khu vực Đồng bằng sông Hồng là 25,7%,Đông Nam Bộ là 23,9% Thành thị vẫn là khu vực có số lao động chịu thiệt hại nhiềuhơn nông thôn, với tỷ lệ lần lượt là 25,8% và 20,5%

Lao động trẻ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 Trongtổng số hơn 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực, có 73,8% là lao động từ 25 đến 54tuổi

Ta có thể thấy lực lượng lao động tăng mạnh trong quý I năm 2022, lực lượnglao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 51,2 triệu người, tăng 0,4 triệu người so vớiquý trước, tương đương 0,8% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong quý I của 10năm qua

Trang 10

Và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng trong quý I năm 2022 là 68,1%,tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước Đông Nam Bộ là vùng tăng mạnh nhất, với2,1 điểm phần trăm; tiếp theo đó là Đồng bằng sông Cửu Long; với 0,9 điểm phầntrăm.

 Lực lượng lao động có việc làm

Số người có việc làm tăng mạnh Quý I năm 2022, số người từ 15 tuổi trở lên cóviệc làm tăng 1 triệu người so với quý trước và 132,2 nghìn người so với cùng kỳ nămtrước, đạt 50 triệu người

Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên là 3 vùng có nhiều khởisắc nhất, với số người có việc làm tăng lần lượt là 710,7 nghìn người, 369,8 nghìnngười và 94,1 nghìn người

Quý I năm 2022, thị trường lao động Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực, với sốngười từ 15 tuổi trở lên có việc làm tăng 1 triệu người so với quý trước, đạt 50 triệungười, tăng 2,6% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua

Ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục là ngành có đóng góp quan trọng nhấtcho thị trường lao động, với số lao động tăng 506,8 nghìn người, chiếm 50,6% tổng sốlao động tăng thêm trong quý Tỷ lệ lao động tăng trong ngành này đạt 4,1%, cao hơnmức tăng chung của thị trường lao động Tiếp theo là ngành dịch vụ, với số lao độngtăng 369,8 nghìn người, chiếm 36,9% Tỷ lệ lao động tăng trong ngành này đạt 3,2%

7

Trang 11

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 426,8 nghìn người, chiếm 42,6% Tỷ lệ laođộng giảm trong ngành này đạt 2,9%.

Lao động có việc làm ghi nhận mức tăng ở cả khối doanh nghiệp và cơ sở kinhdoanh cá thể Cụ thể, số lao động trong các doanh nghiệp tăng 521,5 nghìn người,chiếm 52,1% tổng số lao động tăng thêm trong quý Tỷ lệ lao động tăng trong khốidoanh nghiệp đạt 4,1% Số lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng533,4 nghìn người, chiếm 53,3% Tỷ lệ lao động tăng trong khu vực này đạt 4,2%

Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường lao động trong quý I năm 2022 là một tínhiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, vẫn còn một số nhóm lao động bịảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đặc biệt là những người lao động ở khu vựcnông thôn, vùng sâu, vùng xa và người lao động trẻ Chính phủ cần tiếp tục triển khaicác giải pháp hỗ trợ người lao động, tạo điều kiện cho thị trường lao động phục hồi vàphát triển bền vững Trong quý I năm 2022, số người có việc làm tăng 1 triệu người sovới quý trước, đạt 50 triệu người Tuy nhiên, tăng chủ yếu ở lao động phi chính thứcphi hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản

Số người có việc làm phi chính thức chung tăng 97,5 nghìn người so với quýtrước, đạt 33,4 triệu người

Trang 12

Số người có việc làm phi chính thức phi hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng2,0 triệu người so với quý trước, đạt 21,4 triệu người.

So với quý trước, tốc độ tăng lao động phi chính thức phi hộ nông, lâm nghiệp

và thủy sản cao hơn so với tốc độ tăng của lao động chính thức gần 5%

 Lao động thiếu việc làm:

Theo kết quả khảo sát của UNDP và UN WOMEN (2020), “trong tháng

12-2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3% Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng

2020 Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào tháng 2020” Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số và hộ gia đình

4-có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu tác động từ dịchbệnh lớn hơn Cũng theo kết quả điều tra của UNDP và UN WOMEN (2020), “thunhập trung bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong tháng 4 và tháng 5-2020 lầnlượt chỉ tương ứng 25,0% và 35,7% so với mức tháng 12-2019 Trong khi đó, nhữngcon số này cao hơn, lần lượt ước tính khoảng 30,3% và 52% đối với nhóm hộ gia đìnhngười Kinh và người Hoa Trong tháng 4 và tháng 5-2020, thu nhập trung bình của hộ

di cư được ước tính chỉ tương đương 25,1% và 43,2% so với mức của tháng 12-2019.Những con số này lần lượt là 30,8% và 52,5% đối với nhóm hộ gia đình không di cư”.Tình trạng thiếu việc làm đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt ở khu vực dịch vụ

Tỷ lệ thiếu việc làm giảm mạnh và đang dần trở lại trạng thái như đã quan sát được ởthời kỳ trước khi đại dịch xảy ra

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w