1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chúng chủ yếu là túi nilon, ly nhựa hay hộp xốp….Đặc biệt làtrong lối sinh hoạt nhanh của đa số bộ phận sinh viên ngày nay thì việc sử dụng nhữngsản phẩm nhanh, gọn, dễ mang đi là cấp th

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢIHỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU THUYẾT TRÌNH

THUỘC HỌC PHẦN

Nghiên cứu và Thuyết trình

Giảng viên: Mai Thị Hằng

Nhóm trưởng nhóm 8: Nguyễn Hoàng Phú MạnhLớp: 23ĐHKL02

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2023

ĐỀ TÀI: GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA DÙNG MỘT LẦN

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

CHƯƠNG 1: ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Đối tượng, phạm vị và khách thể nghiên cứu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.6 Kế hoạch nghiên cứu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng tình hình chung của rác thải nhựa ở Việt Nam

2.2 Một số công trình có liên quan

2.3 Nội dung khoa học chưa được giải quyết của rác thải nhựa

2.4 Khó khăn và thuận lợi trong việc giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lầnCHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RÁC THẢI NHỰA

3.1 Thu thập dữ liệu về lượng rác thải nhựa tiêu dung

3.2 Các nguồn phát ra rác thải nhựa

3.3 Các cách thức xử lý và tái sử dụng rác thải nhựa

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA MỘT LẦN

4.1 Định nghĩa và mục tiêu của phương pháp

4.2 Các ví dụ và ứng dụng của các phương pháp giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần

Trang 3

4.3 Lợi ích và hạn chế của các phương pháp giảm thiểu rác thải nhựa dung một lần

DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1 Nguyễn Hoàng Phú Mạnh 2331710068

Tổng hợp, Chương 4 (Giới thiệu phương pháp), Chương 5 (Kết luận và đề xuất)

2 Vương Phúc Khang 2331710073

Chương 2 (Tổng quan), Chương 5 (Kết luận và đề xuất)

3 Nguyễn Thị Tường Vy 2331710089

Chương 4

(Giới thiệu phương pháp), Tóm tắt nội dung hỗ trợ Slide

4 Võ Ngọc Thục Nghi 2331710096

Chương 2 (Tổng quan), Tóm tắt nội dụng hỗ trợ Slide

5 Tòng Bùi Thành Long 2331710094

Chương 3

(Phân tích tình hình), Tóm tắt nội dung hỗ trợ Slide

6 Trần Hùng Nghĩa 2331710098 Chương 1 (Mở đầu), Thuyết trình báo cáo

7 Hà Tuyết Mai 2331710111

Chương 1 (Mở đầu), làmSlide, Thuyết trình báo cáo

8 Phan Thuý Diễm 2331710064

Chương 3

(Phân tích tình hình), Làm Slide

Trang 4

CHƯƠNG 1.

MỞ ĐÀU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

a) Khái niệm: Rác thải sinh hoạt sinh ra từ nhu cầu sinh hoạt của sinh viên như ăn uống,

đặt hàng online, đi chợ Chúng chủ yếu là túi nilon, ly nhựa hay hộp xốp….Đặc biệt làtrong lối sinh hoạt nhanh của đa số bộ phận sinh viên ngày nay thì việc sử dụng nhữngsản phẩm nhanh, gọn, dễ mang đi là cấp thiết.

b) Nguồn gốc: xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của đa số sinh viên hiện nay cũng như sự

tiện lợi mà sản phẩm từ nhựa dùng một lần mang đến mà tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang trở nên trầm trọng Thêm vào đó, nhựa nói chung có thời gian phân hủy rất lâu cũng như rất khó phân hủy nên tình trạng ô nhiễm này bị tích tụ lại và trở nên đáng báo động

c) Lý do chọn đề tài:

1 Tác động đến môi trường: rác thải nhựa gây hại cho môi trường đặc biệt là cho hệ

sinh thái biển Túi nilon hay vỏ chai nhựa khi thải ra biển có thể làm các động vật, sinh vật biển tổn thương Ngoài ra nó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn cống rãnh gây mất mỹ quan đô thị nếu không được xử lí đúng cách

2 Tác động đến sức kháng của hệ sinh thái: rác thải nhựa khi phân hủy tạo ra các hạt

vi nhựa gây độc và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, làm suy yếu sức kháng của hệ sinh thái trước các biến đổi khí hậu và các tác nhân khác.

3 Sức đề kháng của con người: rác thải nhựa thải ra môi trường nước sẽ ảnh hưởng

đến thực phẩm tiêu dùng, từ đó tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta Chính vì thế mà vấn đề giảm thải rác thải nhựa trở nên cấp bách đối với sức khỏe con người.

Trang 5

4 Trách nhiệm đối với xã hội: trung bình mỗi năm ở Việt Nam thải ra khoảng 1,8

triệu tấn rác nhựa ra môi trường (theo thống kê từ Bộ tài nguyên và Môi trường) nhưng chỉ có rất ít lượng rác thải được tái chế Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến mỹ quan đô thị ở Việt Nam.

Những lí do này kết hợp lại báo động cho chúng ta rằng cần phải có một biện pháp thật sự hợp lí và cần được đưa vào thực tiễn để giảm thiểu tình trạng lạm dụng quá mức các sản phẩm từ nhựa dùng một lần và cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người.

1.2 Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các sản phẩm làm từ nhựa dùng một lần - Khách thể nghiên cứu: sinh viên làm việc tại Học Viện Hàng Không- Phạm vi:

● Thời gian: 2023

● Không gian: khuôn viên Học Viện Hàng Không

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Làm thế nào để khuyến khích sinh viên sử dụng sản phẩm nhựa tái sinh hoặc tính

năng phân hủy nhanh?

- Tác động của rác thải nhựa đối với các môi trường khác nhau như biển cả, rừng rậm

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích nghiên cứu: làm rõ ảnh hưởng của rác thải nhựa dùng một lần tới môi

trường Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mô tả thực trạng sử dụng nhựa dùng một lần của sinh viên tại Học Viện Hàng Không

(mục đích sử dụng, tần suất sử dụng, lý do sử dụng…)

Trang 6

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần đến môi trường

tự nhiên.

- Đưa ra một số đề xuất và kiến nghị giúp sinh viên và nhân viên làm việc tại Học Viện

Hàng Không nhận thức rõ tác hại của nhựa dùng một lần

- Đề ra giải pháp hạn chế lượng rác thải từ các sản phẩm từ nhựa dùng một lần đối với

môi trường.

1.5 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp thu thập số liệu- Phương pháp phân tích và tổng hợp- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng tình hình chung của rác thải nhựa ở Việt Nam

- Rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường quan trọng và ngày càng trầmtrọng trên toàn cầu Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và có tác động đáng kể đến hệ sinh thái, động và sức khỏe con người Với nhận thức về sự cần thiết phải giảm thiểu tác động của rác thải nhựa, lĩnh vực nghiên cứu này đã trở thành một trọng điểm quan trọng của cộng đồng khoa học và nghiên cứu.

- Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

- Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Trang 7

(https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/2018/826009/rac-2.2 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giảm thiểu nhựa dùng một lần ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Có nhiều quan điểm khác nhau trong vấn đề giảm thiểu nhựa dùng một lần trong những năm gần đây Các cơ quan nhà nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách giảm thiểu nhựa dùng một lần ở Việt Nam đó là các nghiên cứu về việc giảm thiểu nhựa dùng một lần sẽ tác động tích cực đến môi trường của các vùng đô thị lớn Những đề tài này cũng đã cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống kế hoạch và quátrình giảm thiểu nhựa dùng một lần trên khắp cả nước Vấn đề này là vấn đề nóng bỏng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong những năm qua Và đã có rất nhiều bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này tiêu biểu như:

- "Plastic Pollution in the World's Oceans: More than 5 Trillion Plastic Pieces Weighing over 250,000 Tons Afloat at Sea" (2015) - Tác giả: Eriksen, M et al.

● Nghiên cứu này ước tính lượng rác thải nhựa trôi nổi trên biển toàn cầu, với kếtquả cho thấy sự bất ổn nghiêm trọng của vấn đề này.

- "Plastic pollution and potential solutions" (2017) - Tác giả: Lebreton, L et al.

● Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa và đề xuất các giảipháp tiềm năng để giảm thiểu tác động của nó.

- "Plastics and Environmental Health: The Road Ahead" (2019) - Tác giả: Wright, S L et al.

● Bài viết này tập trung vào tác động của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người và đề xuất các hướng đi cho nghiên cứu và quản lý tương lai.- Dự án giảm thiểu rác thải nhựa của AEON Việt Nam

● Dự án được thực hiện với mục tiêu hỗ trợ thay đổi hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một lần của người tiêu dùng.

- Thông qua các Hội thi “Dạ hội hóa trang chung tay bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhựa, an toàn cho phụ nữ và trẻ em”,“Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”;“Duyên dáng sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa”

2.3 Nội dung khoa học chưa được giải quyết của rác thải nhựa ●Khả năng phân huỷ của nhựa dùng 1 lần

Trang 8

- Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và môi trường, tại Việt Nam có khoảng 1,8triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm Tuy nhiên, chỉ có 27% trong số đó được tái chế và tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp Số còn lại bị chôn, lấp trong lòng đất hoặc thải ra biển (https://newstarpaper.vn/rac-thai-nhua-kim-loai-va-giay-can-bao-lau-de-phan-huy/) Còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, bao gồm tốc độ phân hủy thực tế, điều kiện cần thiết để phân hủy, và tác động của chúng đối với môi trường.

●Phát triển Công nghệ Phân loại và Tái chế nhựa hiệu quả hơn

- Sự tăng cường của rác thải nhựa đặt ra thách thức lớn đối với quản lí và xử lí rác thải nhựa Nhiều nơi trên thế giới đối mặt với sự thiếu hụt trong hệ thống quản lý rác thải, bao gồm cả việc phân loại và tái chế

- Sự tự động hoá và AI có thể giúp cải thiện khả năng phân loại nhưng còn nhiều thách thức Tái chế nhựa thường đòi hỏi nhiều công đoạn và còn đắt đỏ

●Tìm kiếm các vật liệu thân thiện với môi trường để thay thế

- Có nhiều ứng dụng mà vật liệu thay thế hiện tại vẫn chưa thể thay thế nhựa hoàn toàn Ví dụ, trong một số trường hợp, tính linh hoạt và độ bền của nhựa vẫn là không thể đạt được bằng các vật liệu thay thế.

- Một số vật liệu thay thế có chi phí sản xuất cao hơn so với nhựa, đặc biệt khi sản xuất trên quy mô lớn Điều này có thể làm cho vật liệu thay thế trở nên kém cạnh tranh về mặt kinh tế.

- Vật liệu thay thế cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và hiệu suất Sự phát triển và kiểm tra chất lượng của vật liệu thay thế là một thách thức.Nhiều người tiêu dùng vẫn ưa chuộng nhựa truyền thống

●Hiện thực hoá giải pháp tái sử dụng và tái chế

- Một số nơi trên thế giới vẫn đang đối mặt với hệ thống quản lý rác thải không hiệu quả, thiếu cơ sở hạ tầng và quy trình phân loại và tái chế Xử lý rác thải nhựa, đặc biệt là khi có thực hiện tái chế, đôi khi có thể tạo ra các chất độc hại hoặc tạo ra nguy cơ an toàn cho người tham gia Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai công nghệ tái chế đòi hỏi đầu tư lớn.

Trang 9

- Để cải thiện quá trình tái sử dụng và tái chế, cần phải có sự phát triển công nghệ vànghiên cứu liên quan Các phát triển công nghệ mới có thể giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí Khối lượng rác thải nhựa trên khắp thế giới là khổng lồ Việc tái sử dụng và tái chế một lượng lớn rác thải nhựa đòi hỏi một quy mô lớn và sự hợp tác toàn cầu.

2.4 Khó khăn và thuận lợi trong việc giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần❖Khó khăn

- Lối sống hiện tại của người tiêu dùng: Người tiêu dùng đã quen với sự tiện lợi

của sản phẩm bao gồm nhựa một lần sử dụng Thay đổi lối sống và thái độ có thể gặp khó khăn.

- Khả năng tái sử dụng và tái chế: Không phải tất cả sản phẩm nhựa có thể tái sử

dụng hoặc tái chế một cách hiệu quả Điều này làm gia tăng khó khăn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.

- Giá cả và tài chính: Một số sản phẩm thân thiện với môi trường có thể có giá đắt

hơn so với sản phẩm nhựa một lần Điều này có thể làm tăng ngưỡng ngạnh của một số người tiêu dùng

- Hạn chế công nghệ và sự phụ thuộc vào nhựa: Một số ngành công nghiệp và sản

xuất vẫn cần phải sử dụng nhựa trong quá trình sản xuất, và việc tìm kiếm giải pháp thay thế có thể khó khăn

❖Lợi thế và cơ hội

- Sự hỗ trợ từ chính phủ: Nhiều chính phủ trên khắp thế giới đang thúc đẩy các

biện pháp và chính sách để giảm thiểu rác thải nhựa, bao gồm hạn chế sử dụng túi nhựa một lần và áp thuế môi trường.

- Thúc đẩy sáng tạo: Thách thức giảm thiểu rác thải nhựa có thể thúc đẩy sự sáng

tạo trong việc phát triển sản phẩm và giải pháp thân thiện với môi trường.

- Giáo dục và tạo ý thức: Sự tăng cường về giáo dục và tạo ý thức về vấn đề rác

thải nhựa có thể thúc đẩy sự thay đổi trong thái độ và hành vi của người tiêu dùng.

- Lợi ích dài hạn cho môi trường và con người: Giảm thiểu rác thải nhựa mang lại

lợi ích lâu dài cho môi trường và sức khỏe con người bằng cách bảo vệ tài nguyên tự nhiên và giảm tác động xấu đối với hệ sinh thái và sức khỏe

CHƯƠNG 3.

Trang 10

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RÁC THẢI NHỰA

3.1 Thu thập dữ liệu về lượng rác thải nhựa tiêu dùng

Trong các mẫu báo cáo khảo sát của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,kết quả thu được khoảng 93,9% sinh viên tham gia khảo sát có hiểu biết về ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần đối với môi trường Trong đó 79,8% hiểu biết về ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe nhưng họ vẫn sử dụng với tần suất lớn trong một ngày (theo tạp chí khoa học công nghệ hàng hải).

Dựa trên bản khảo sát thói quen sử dụng vật dụng nhựa dùng một lần của sinh viên Học viện Hàng Không Việt Nam, kết quả thu được 62,1% sinh viên lựa chọn sử dụng túi nilon là nhiềunhất trong số nhóm các sản phẩm từ nhựa dùng một lần và khoảng 38% là các sản phẩm khácnhư chai nhựa, hộp xốp…

Theo số liệu khảo sát, hơn 60% sinh viên chọn sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần bởi sự tiện lợi mà chúng mang lại Trong đó 92% sinh viên nhận thức được tác hại của rác thải nhựadùng một lần đối với môi trường.

3.2 Các nguồn phát ra rác thải nhựa

Trang 11

Thông qua đối tượng được khảo sát, số liệu cho thấy rằng nguồn rác thải nhựa xuất phát từ mục đích tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn (54,7%), tỷ lệ cho rằng xuất phát từ sản xuất và công nghiệp khá thấp (11,3%), tỷ lệ từ ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống (17,5%) vàsự vứt bỏ không đúng cách (16,5%) có sự chênh lệch không lớn:

- Tiêu dùng cá nhân: từ các hoạt động ăn uống của sinh viên tạo ra rác thải nhựa thông

qua việc sử dụng và sau đó vứt bỏ các sản phẩm nhựa một lần như túi nhựa, chai nướcnhựa, ống hút nhựa và nhiều sản phẩm khác.

- Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống: Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ

uống sử dụng sản phẩm nhựa một lần, như hộp đựng thực phẩm, bao bì nhựa, cốc nhựa, và ống hút nhựa.

- Sản xuất và công nghiệp: các ngành công nghiệp, sản xuất và xử lý sử dụng nhựa

trong quá trình sản xuất và có thể tạo ra lượng lớn rác thải nhựa từ việc sản xuất và loại bỏ sản phẩm không mong muốn.

- Sự vứt bỏ không đúng cách: Nhiều lượng rác thải nhựa bị vứt bỏ không đúng cách,

bao gồm việc vứt rác vào sông, biển, ao và khu vực tự nhiên.

3.3 Các cách thức xử lý và tái sử dụng rác thải nhựa

Từ các số liệu khảo sát cho thấy, khoảng 74% số sinh viên thực hiện khảo sát lựa chọnphương pháp tái sử dụng các rác thải nhựa dùng một lần, khoảng 17% sinh viên lựa chọn giảipháp xử lý bằng cách đốt chúng và còn lại lựa chọn các cách xử lý khác như chôn hoặc thậmchí là không sử dụng.

Không thể phủ nhận các tiện ích mà các sản phẩm từ nhựa mang lại như tính bền, tiện dụng.Nhưng chính vì sự lạm dụng sản phẩm nhựa dùng một lần mà không có cách xử lý phù hợpsẽ gây ra các tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w