1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình sản xuất tiên tiến đóng góp vào kinh tế tuần hoàn trong vấn đề xử lý rác thải nhựa của hộ kinh doanh chị nguyễn minh tâm tại thuận thành bắc ninh

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Sản Xuất Tiên Tiến Đóng Góp Vào Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Vấn Đề Xử Lý Rác Thải Nhựa Của Hộ Kinh Doanh Chị Nguyễn Minh Tâm Tại Thuận Thành, Bắc Ninh
Trường học Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Tuần Hoàn
Thể loại báo cáo tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,53 MB

Nội dung

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm cácbao bì bằng nhựa polyethylene PE sau

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔ HÌNH SẢN XUẤT TIÊN TIẾN ĐÓNG GÓP VÀO KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG VẤN ĐỀ XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA CỦA

HỘ KINH DOANH CHỊ NGUYỄN MINH TÂM TẠI THUẬN THÀNH, BẮC NINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RÁC THẢI NHỰA 2

2 THỰC TRANG RÁC THẢI NHỰA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5

3 LỢI ÍCH CỦA KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA 7

4 MÔ HÌNH TÁI CHẾ NHỰA PET CỦA HỘ SẢN XUÂT GIA ĐÌNH NGUYỄN MINH TÂM TẠI THUẬN THÀNH, BẮC NINH 10

5 KẾT LUẬN 15

6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RÁC THẢI NHỰA

Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hiện đại không thể phủ nhận sự tiện lợi và cần thiết của các đồ dùng bằng nhựa Chúng ta sử dụng các đồ dùng và thiết

bị làm từ nhựa mọi nơi và mọi lúc trong cuộc sống Tuy nhiên sau khi sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày một hoặc nhiều lần thì chúng ta không còn nhu cầu sử dụng đối với đồ dùng bằng nhựa đó nữa đặc biệt là các đồ nhựa dùng một lần

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE Nguồn gốc rác thải nhựa có thể gồm: Chất thải nhựa sinh ra từ các chợ, tụ điểm buôn bán, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, dịch vụ, khu văn hoá,…; Chất thải sinh hoạt của dân cư, chung cư, khách vãng lai, du lịch,…; Thực phẩm dư thừa nilon, nhựa dùng một lần, chai nước nhựa hoặc các chất thải nguy hại…; Chất thải từ nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu khoa học, cơ quan, trường học,…; Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng dân sinh, cải tạo và nâng cấp nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp Và còn nhiều nguồn rác thải nhựa từ nhiều nơi trong cuộc sống Rác thải nhựa đó gồm nhiều chất có thời gian để phân hủy rất lâu

Đã có rất nhiều đánh giá của các nhà khoa học nghiên cứu về tác hại của rác thải nhựa đến môi trường và sự sống của con người và các loài động vật trên hành tinh của chúng ta Cụ thể đối với môi trường, do tính chất là khó phân hủy nên kể cả việc rác thải được thu gom và đưa đi chôn lấp ngay thì chúng vẫn có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc hàng ngàn năm Cụ thể chai nhựa phân hủy sau 450 năm đến

1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm đến 500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm… Dần dần rác thải nhựa được chôn lấp sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây ra ô nhiễm môi trường đất, làm cho đất không thể giữ được lượng nước cần thiết và dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn và thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các cây thực vật sống

Trang 4

trên đất, chưa kể các chất có yếu tố độc hại ngấm vào cây và đưa vào cơ thể con người khi con người sử dụng làm thực phẩm

Bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Hình ảnh chôn lấp rác tại bãi rác Nam Sơn

Nguồn: https://vnexpress.net/

Trang 5

Đối với động vật và thực vật sinh sống trên biển, việc rác thải nhựa bị xả thẳng ra biển sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, và hiện tượng ô nhiễm này gọi là “ô nhiễm trắng” Theo thống kê có gần 300 loài sinh vật biển thường bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trôi nổi trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu vào hệ tiêu hóa… và làm tắc khí quản gây ngạt thở

Hình ảnh động vật biển bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa

Nguồn: Sưu tầm

Theo nghiên cứu, bình quân trong mỗi con cá có thể chứa khoảng 2,1 mảnh

vi nhựa Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho nhiều loài sinh vật biển Việc sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa do các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm một phần đa dạng sinh học và làm thay đổi các cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái dưới đại dương Đối với con người, việc sử dụng túi nilon đã là cần thiết và là điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên trong một số loại túi nilon lại có thể lẫn một số chất nguy hại như lưu huỳnh, dầu hỏa… Do đó khi bị đốt cháy và gặp hơi nước các hợp chất sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra hiện tượng mưa axit cực

kì nguy hiểm đối với sức khỏe của con người Còn đối với các loại rác thải nhựa xử

Trang 6

lý bằng phương pháp đốt, quá trình đốt sẽ sinh ra các loại khí độc gồm dioxin, furan… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra bệnh ung thư Ngoài ra hiện nay có rất nhiều loại rác thải nhựa kém chất lượng được sản xuất số lượng lớn, trong quá trình được sử dụng sẽ sinh ra BPA, chất này là chất độc hại và gây ra bệnh vô sinh, tiểu đường, ung thư cho con người

2 THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Các sản phẩm nhựa có mối liên hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, bởi vậy việc khai thác và vận chuyển nhiên liệu hóa thạch giải phóng carbon vào khí quyển, làm trầm trọng thêm sự ấm lên trên toàn cầu

Đã từ lâu, vấn đề rác thải nhựa vẫn luôn là mối lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe của con người lẫn môi trường Theo thống kê của WHO mỗi phút cả thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường Chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa khác như: đồ dùng, ghế, bàn, đồ chơi nhựa, tã… Đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có tầm 6,3 tỷ tấn là rác thải có thành phần nhựa Mỗi năm trung bình thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong số đó thì thải ra biển khoảng 8 triệu tấn Theo Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy

dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá trên đại dương thì sẽ có 1 tấn rác thải nhựa

Về vấn đề xử lý rác thải nhựa hiện nay đang không đáp ứng được mức độ tiêu thụ Theo thống kê từ các tổ chức như WHO, EPA cho thấy trong số 6,3 tỉ tấn rác thải nhựa đang tồn tại trong môi trường thì chỉ có 9% rác thải nhựa được tái chế, 12% rác thải nhựa được đốt, 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm

cả môi trường biển Dự báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp hoặc xả thẳng ra đại dương Con số này cho thấy việc xử lý, tái chế rác thải nhựa chưa mang lại hiệu quả cao và đang ở mức báo động Chính thực trạng này đã khiến việc ô nhiễm rác thải nhựa trở nên báo động trên toàn cầu

Tại Mỹ ngày 13/7/2022, chính quyền của Tổng thống Biden đã thực hiện những một trong những bước đầu tiên nhắm hạn chế sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong hoạt động mua sắm liên bang sau áp lực từ các tổ chức bảo vệ môi trường

Trang 7

trên toàn thế giới Trong thông báo mới nhất của Cơ quan Dịch vụ công Hoa Kỳ (GSA) cho biết : ”Với việc nhựa sử dụng một lần đang là nguyên nhân góp phần quan trọng vào mối lo ô nhiễm nhựa trên toàn cầu, chúng tôi đang xem xét các ý kiến của công chúng để cân nhắc vấn đề hạn chế loại rác thải này.”

Hình ảnh rác thải nhựa bị xả ra tự nhiên

Nguồn: Sưu tầm

Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ cuộc sống của họ và các thế hệ mai sau Hành động giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, ngoài các lệnh cấm sử dụng nhựa dùng một lần bằng các công

cụ chính sách của Chính phủ còn rất cần ý thức chung tay của cả cộng đồng và trách nhiệm của mỗi cá nhân

Các tổ chức môi trường quốc tế cũng như nhiều quốc gia đang kêu gọi người dân hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và túi nylon.Ttrước hết, chúng ta phải bắt đầu từ việc giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa dùng một lần và tập thói quen dùng các loại túi khác thân thiện với môi trường như: túi giấy, túi nylon tự phân hủy hay túi dệt từ sợi nylon sử dụng nhiều lần, túi vải sử dụng nhiều lần … Bên cạnh đó, việc tái sử dụng nhiều lần là biện pháp đang được rất nhiều tổ chức môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường Thay vì dùng một lần và vứt đi, chúng

ta có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích trang trí khác Việc tái chế này đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà Như chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, làm bình trồng cây, đựng các đồ dùng khác hoặc làm

đồ trang trí như ống cầm bút, chậu hoa…

Trang 8

Về thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam, hiện tại Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có lượng chất thải nhựa cao thải ra hàng năm Đáng quan ngại, tại Việt Nam hiện nay rác thải nhựa mới chỉ được quy định chung trong nhóm

có khả năng tái sử dụng, tái chế; chưa có cơ chế đặc thù, chính sách cụ thể nào để quản lý, thu gom và xử lý Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, rác thải

có nguồn gốc làm từ nhựa có số lượng và khối lượng vượt trội so với các loại rác khác Phần lớn loại rác thải này sẽ thải trực tiếp hoặc gián tiếp ra khu vực biển, nơi rất dễ bị ô nhiễm nguồn nước và các sinh vật biến khác Các bãi biển ở Việt Nam có mức ô nhiễm nhựa cao, phần lớn có vị trí hoặc nằm gần bến tàu, khu dân cư, các khu tập trung nhiều hoạt động du lịch, đánh bắt cá Đáng chú ý, kể cả tại khu vực đảo xa bờ, ít hoạt động du lịch như Côn Đảo, Hòn Cau cũng dễ bị ô nhiễm rác thải nhựa với số lượng và khối lượng rác cao hơn so với các bãi nằm gần bờ Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam có thể sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng Hơn 80% trong số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần, dễ quan sát nhất việc sử dụng tràn lan núi nilon là hoạt động mua bán tại các chợ dân sinh Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết vào năm 2015, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ đến 5 triệu tấn nhựa Con số tiêu thụ này đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 1990 –

2018, nếu như năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm thì đến năm 2018 con số này đã lên đến 41,3 kg nhựa/năm Đồng thời theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới) Đơn cử như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là rác thải nhựa, nilon Hiện tại ở Việt Nam nhận thức của mọi người về ô nhiễm nhựa đang gia tăng và yêu cầu về trách nhiệm của lĩnh vực công và tư cũng ngày càng lớn Do vậy, chúng ta cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về quản lý và phát rác thải nhựa để giảm khối lượng loại bỏ ra môi trường

3 LỢI ÍCH CỦA KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG VIỆC XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA

Trang 9

Kinh tế tuần hoàn trong việc tái chế sử dụng lại các đồ vật có nguồn gốc từ nhựa đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ mang lợi lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường Việc áp dụng tuần hoàn lại nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng lại là đầu ra của ngành kinh tế khác sẽ đem nguồn lợi lớn cho xã hội, vừa hạn chế được sử dụng nguyên liệu là các tài nguyên nguyên thủy hữu hạn, vừa tạo ra nguồn sản phẩm mới đưa vào lưu thông Hiện nay đã có nhiều đánh giá

về tính hiệu quả của việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong vấn đề tái chế rác thải nhựa Cụ thể:

Nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa là từ các tài nguyên nguyên thủy hữu hạn Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản… Cụ thể, 135 tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300m3 đất để chôn lấp

Tái chế, tận dụng rác thải nhựa để sử dụng vào các việc khác còn giúp chúng

ta tiết kiệm tiền chi tiêu Ví dụ thay vì mua các chậu trồng hoa chúng ta có thể tận dụng các chai lớn để dùng, thay vì mua các loại lọ đụng trong nhà bếp ta có thể dùng các chai nước suối sau khi sử dụng…

Hiện nay tái chế rác thải nhựa là quá trình cần rất nhiều nhân lực để thu gom, phân loại và xử lý rác Bắt đầu là nhân viên thu gom rác từ các hộ gia đình, chung cư; sau đến nhân viên thu gom rác ở quận, thành phố; sau khi rác được đưa đến bãi rác lớn tập kết thì còn có một bộ phận người dân đi nhặt thu gom các chai nhựa, lon bia bán cho các cơ sở thu mua phế liệu; sau đó cơ sở thu mua sẽ tập hợp bán cho các cơ sở tài chế Chính vì thế, nó góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người Đồng thời việc có một bộ phận sinh sống bằng nghề thu gom rác cũng giúp cảnh quan môi trường đô thị được sạch sẽ gọn gàng hơn

Một trong những lợi ích lớn nhất của tái chế rác thải nhựa là có thể giúp tiết kiệm được năng lượng hơn nhiều so với sản xuất vật liệu nhựa mới nhờ giảm bớt được các hoạt động như khai thác, chế biến, vận chuyển… Cụ thể nếu sử dụng 30% rác tái chế mỗi năm đã tiết kiệm được gần 45 tỷ lít dầu và giảm được khí thải nhà kính tương đương như giảm 25 triệu ôtô chạy trên đường Theo một nghiên cứu trên thế giới, tái chế 1 tấn túi nilon giúp tiết kiệm năng lượng điện tương đương 5.774

Trang 10

kilowat/giờ, tiết kiệm lượng dầu thô tương đương 16,3 thùng Ngoài ra việc sử dụng tái chế rác thải nhựa đã hỗ trợ giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm, giảm lượng khí ảnh hưởng đến tầng ôzôn

Phương pháp xử lý rác bằng hình thức chôn lấp và đốt rác là các phương pháp thất bại về mặt kinh tế bởi để có thể sử dụng các lò đốt cần sự đầu tư rất lớn về tài chính và đòi hỏi một lượng rác đủ lớn mới có thể vận hành Điều này đi ngược lại với lợi ích của môi trường tự nhiên,gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề Chính vì thế, tái chế được coi là phương pháp hữu hiệu nhất

Một vấn đề đau đầu hiện nay đang tồn tại là số lượng rác thải nhựa chưa kịp

xử lý đang ngày một nhiều Các bãi rác thải nhựa đang chồng chất và gây ô nhiễm nghiêm trộng môi trường sống của chính chúng ta Chưa kể việc xử lý rác thải nhựa bằng phương pháp chôn lấp vẫn tồn tại nguy hại cho môi trường tự nhiên và sức khỏe con người Việc tái chế rác thải nhựa giúp giảm thiểu số lượng rác thải sẽ phần nào giải quyết vấn đề này

Sử dụng túi nhựa tái chế giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Khi

mà sống xanh ngày càng trở thành xu hướng của thế giới Thì việc bảo vệ môi trường sẽ luôn được cộng đồng ưu tiên hàng đầu Theo các cuộc khảo sát thì có khoảng 60% người tiêu dùng trên thế giới sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các hàng hóa bền vững, bảo vệ môi trường Trong đó không thể bỏ qua túi nhựa tái chế

Vì vậy, khi các doanh nghiệp sử dụng túi từ nhựa tái chế vừa giúp cả thiện tình trạng ô nhiễm môi trường Mà hành động này còn giúp doanh nghiệp tạo được nhiều thiện cảm với người tiêu dùng Và hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp tiên phong thay đổi bao bì dùng nhựa tái chế Việc này đã tạo cho ngành nhựa phát triển một cách tuần hoàn và bền vững, trong khi mà nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa

là tài nguyên thô và hữu hạn

Việc sử dụng túi giấy cũng là một trong những phương án thay thế để giảm rác thải nhựa ra môi trường Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa nếu nhu cầu sử dụng giấy tăng lên thì việc tặng phá rừng ngày càng nhiều Những cánh rừng chính

là lá phổi của thế giới Vì thế khi việc tàn phá rừng ngày càng tăng cũng sẽ ảnh hường trầm trọng đến môi trường và bầu khí quyển Vậy nên việc sử dụng túi nlon

từ nhựa tái chế hiện nay, sẽ góp phần giảm thiểu sử dụng túi giấy Cũng như giảm

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w