1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Tại Thôn Ngô Xuyên - Thị Trấn Như Quỳnh Văn Lâm - Hưng Yên
Trường học Trường Đại Học Khoa Học
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,57 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (1)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (2)
  • Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về mô hình và đánh giá hiệu quả mô hình (0)
      • 2.1.1. Những vấn đề chung về mô hình (3)
        • 2.1.1.1. Khái niệm mô hình (3)
        • 2.1.1.2. Vai trò của mô hình (4)
        • 2.1.1.3. Các nhân tố trong mô hình sản xuất rau an toàn (4)
      • 2.1.2. Đánh giá mô hình (6)
        • 2.1.2.1. Khái niệm đánh giá (6)
        • 2.1.2.2. Các loại đánh giá (6)
        • 2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá (8)
      • 2.1.3. Hiệu quả sản xuất (10)
        • 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế và bản chất của nó (10)
        • 2.1.3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn (11)
      • 2.1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu (13)
      • 2.1.5. Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất rau an toàn (15)
      • 2.1.6. Vai trò của rau an toàn (17)
    • 2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới và Việt Nam (20)
      • 2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế Giới (20)
      • 2.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam (23)
      • 2.2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn huyện Văn Lâm (27)
    • 2.3. Đặc điểm địa bàn (29)
      • 2.3.1. Điều kiện tự nhiên (29)
      • 2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội (32)
  • Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (35)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (35)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (35)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu (35)
      • 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu (37)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý tài liệu (38)
  • Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 4.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại Như Quỳnh (39)
      • 4.1.1. Tình hình phát triển về diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn (39)
        • 4.1.1.1. Diện tích rau an toàn từ năm 2005 - 2008 (39)
        • 4.1.1.2. Năng suất rau an toàn (0)
        • 4.1.1.3. Sản lượng một số rau an toàn (40)
      • 4.1.2. Tình hình tiệu thụ rau an toàn của Như Quỳnh (41)
      • 4.1.3. Thực trạng triển khai và cách tiếp cận mô hình sản xuât rau an toàn tại Như Quỳnh (43)
      • 4.1.4. Tình hình áp dụng quy trình sản xuất rau tại Thôn Ngô Xuyên - Như Quỳnh (45)
        • 4.1.4.1. Tình hình áp dụng quy trình sản xuất rau thường (45)
        • 4.1.4.2. Tình hình áp dụng quy trình sản xuất RAT (47)
    • 4.2. Hiệu quả kinh tế một số loại rau an toàn tại Như Quỳnh (48)
      • 4.2.1. Hiệu quả kinh tế của rau Cải Bắp an toàn (CBAT) và rau Cải Bắp thường (CBT) (48)
      • 4.2.2. Hiệu quả kinh tế của rau Cà chua an toàn (CCAT) và Cà chua thường (CCT) (51)
      • 4.2.3. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại rau an toàn với một số loại lúa (54)
    • 4.3. Tác động của mô hình (56)
      • 4.3.1. Tác động của mô hình đến các vấn đề xã hội (56)
      • 4.3.2. Tác động của mô hình đến môi trường (59)
    • 4.4. Tính bền vững sản xuất rau an toàn (59)
    • 4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình rau an toàn (60)
    • 4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn (62)
      • 4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật (63)
      • 4.6.2. Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau an toàn (64)
      • 4.6.3. Giải pháp về vốn, đầu tư cho sản xuất rau an toàn (64)
      • 4.6.4. Giải pháp qui hoạch vùng sản xuất (65)
      • 4.6.5. Chính sách thị trường (65)
      • 4.6.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với việc phát triển rau an toàn (66)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (67)
    • 5.1. Kết luận (67)
    • 5.2. Kiến nghị (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................70 (70)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Một số mô hình điển hình về sản xuất rau an toàn và sản xuất thường tại các hộ sản xuất rau tại thôn Ngô Xuyên - Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên.

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 09 tháng 02 năm

Về không gian: Các hộ sản xuất rau an toàn và rau thường tại Thôn NgôXuyên - Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương từ 2005 - 2008 gồm các nội dung như: Diện tich trồng, Năng suất và Sản lượng

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn và rau thường

+ Chi phí sản xuất cho 1 sào trồng rau an toàn, rau thường

+ Hạch toán kinh tế cho 1 sào trồng rau an toàn, rau thường.

+ Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn

- Phân tích tác động xã hội và tính bền vững sản xuất rau an toàn.

+ Số hộ tham gia mô hình

+ Tạo ra phương thức sản xuất mới cho người dân địa phương.

+ Tạo việc làm cho người dân địa phương.

+ Sản xuất ra 1 sản phẩm mới cho người tiêu dùng.

+ Khả năng tồn tại và nhân rộng của mô hình. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên trong những năm tiếp theo Đây là nội dung được rút ra từ kết quả nghiên cứu của 3 nội dung trên.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm các thông tin về tình hình sản xuất rau trên thế giới và tình hình sản xuất rau ở ViệtNam được thu thập từ các báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành Các số liệu phản ánh tình hình sản xuất rau an toàn bao gồm diện tích, năng suất, sản lượng do Phòng NN& PTNN cung cấp Các số liệu về tình hình sử dụng đất đai, lao động, tình hình kinh tế xã hội Thị trấn Như Quỳnh được thu thập từ tài liệu do ban thống kê Thị trấn cung cấp.

- Số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn rau thường của hộ nông dân Phương pháp dùng để thu thập các số liệu này là:

- Hộ sản xuất rau an toàn và rau thường tại 2 Xóm 6, 8 thôn Ngô Xuyên - Như Quỳnh.

Tiêu chí chọn hộ điều tra rau:

+ Phải là những hộ trồng rau an toàn, rau thường

+ Có diện tích trồng từ 360 m 2 trở lên

+ Có các vụ sản xuất đa dạng các loại rau,

Các hộ trồng lúa Khang Dân, Bắc Thơm có tiêu chí tương đương với các hộ trồng rau.

* Cách chọn mẫu điều tra:

- Cách chọn mẫu điều tra: cách chọn hộ nông dân điều tra trên địa bàn Thôn Ngô Xuyên - Như Quỳnh dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Cụ thể, dựa trên danh sách các hộ nông dân tham gia mô hình, ngoài mô hình, các hộ sản xuất lúa đã được đánh số thứ tự để có thể chọn mẫu ngẫu nhiên, bằng cách cứ trung bình cách 3 hộ ta chọn 1 hộ làm sao đảm bảo các hộ có cơ hội được lựa chọn là bằng nhau, đủ số lượng mẫu và đảm bảo có tính đại diện cho tổng thể.

Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng với đặc điểm sản xuất của từng thôn tiến hành điều tra.

Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra Địa điểm

* Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi hỏi phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng biểu từ đó đưa ra những nhận định về mô hình sản xuất rau an toàn.

 Những hộ nông dân tham gia trồng rau an toàn và rau thường, trồng lúa khang dân và Bắc thơm tại thôn Ngô Xuyên

 Cán bộ địa phương (cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm HTX, trưởng thôn)

* Chọn địa điểm điều tra

- Điều tra tại thôn Ngô Xuyên - Như Quỳnh - Văn Lâm

PRA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng những kiến thức kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tương lai [6]. Đề tài này sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức nông dân trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu thập thông tin.

* Thảo luận nhóm: Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm gồm: Thảo luận thông qua lớp tập huấn kỹ thuật, sinh hoạt nhóm sản xuất RAT nhằm mục đích đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ RAT và các yếu tố ảnh hưởng, có các giải pháp trong việc hoàn thiện và phát triển sản xuất rau an toàn

* Tham vấn chuyên gia: Tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Cán bộ kỹ thuật viện nghiên cứu rau quả, Trung tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư Tỉnh và các cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp giàu kinh nghiệm tại địa bàn nghiên cứu từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (thời gian, loại rau trồng…) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của sản xuất rau an toàn cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển sản xuất rau an toàn của TT Như Quỳnh trong những năm qua.

* Phương pháp thống kế phân tích kinh tế: Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thông câu hỏi phỏng vấn Từ kết quả tài liệu thu thập được chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sở cho phân tích và phát triển ra xu hướng phát triển của hiệu quả trong sản xuất rau an toàn

3.4.3 Phương pháp xử lý tài liệu

Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng máy tính theo các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng sản xuất rau an toàn tại Như Quỳnh

4.1.1 Tình hình phát triển về diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn

Thị trấn Như Quỳnh với vị trí địa lý thuận lợi, đã hình thành vùng chuyên canh rau, nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất Đây là các yếu tố quan trọng để xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn đầu tiên của huyện Văn Lâm tại Thôn Ngô Xuyên

4.1.1.1 Diện tích rau an toàn từ năm 2005 - 2008

Qua điều tra và thu thập số liệu chúng tôi nhận thấy diện tích rau an toàn của Thị trấn Như Quỳnh đều tăng Năm 2005 bắt đầu trồng với 1ha Thì đến, năm 2008 đã lên tới 6,1ha trồng rau an toàn Trong cơ cấu trồng rau an toàn năm 2008 chủ yếu là rau cải bắp chiếm 20,49%, cà chua chiếm 21,64% Tốc độ phát triển diện tích rau an toàn của Như Quỳnh bình quân 2005 - 2008 là 90,67% Đây là một tốc độ tăng trưởng cao, có được điều này là do sự nhận thức ngày càng cao của người sản xuất rau, của các cấp chính quyền địa phương và đặc biệt là lợi ích của sản xuất rau an toàn mang lại về kinh tế, xã hội cho người dân địa phương

Bảng 4.1: Diện tích rau an toàn Như Quỳnh năm 2005 - 2008

1 Cải bắp 0,35 35 0,56 22,4 1,17 23,4 1,25 20,49 160 208,93 106,84 158,59 2.Cà chua 0,25 25 0,48 19,2 1,14 22,8 1,32 21,64 192 237,5 115,79 181,76 3.Dưa chuột 0,15 15 0,3 12 0,65 13 0,85 13,93 200 216,67 130,77 182,48 4.Súp lơ 0,05 5 0,4 16 0,7 14 0,95 15,57 800 175 135,71 370,24 5.Các loại cải 0,1 10 0,4 16 0,9 18 1 16,39 400 225 111,11 245,37

Năng suất một số loại rau an toàn của thị trấn Như Quỳnh năm 2005 - 2008 có xu hướng tăng lên, do người dân tích đã tiếp thu được kỹ thuật sản xuất, giống mới đã được đưa vào sản xuất thay thế cho các giống địa phương Rau cải bắp năng suất năm

2008 là 1436 kg/sào/vụ tăng 0,56% so với năm 2007; bình quân từ năm 2005 - 2008 tăng 0,73% Rau cà chua an toàn năng suất năm 2008 là 1521 kg/sào/vụ tăng 0,86% so với năm 2007; bình quân từ năm 2005 - 2008 tăng là 0,58% Rau dưa chuột năng suất năm 2008 là 1141 kg/sào/vụ tăng 0,35% so với năm 2007; bình quân từ năm

2005 - 2008 là 0,47% Rau súp lơ năng suất năm 2008 là 1.123 kg/sào/vụ tăng 0,45% so với năm 2007; bình quân từ năm 2005 - 2008 là 0,33%

Bảng 4.2: Năng suất một số loại rau an toàn Như Quỳnh ĐVT: Kg/ sào

1 Cải bắp 1405 1413 1428 1436 100,57 101,06 100,56 100,73 2.Cà chua 1495 1505 1508 1521 100,67 100,2 100,86 100,58 3.Dưa chuột 1125 1132 1137 1141 100,62 100,44 100,35 100,47 4.Súp lơ 1112 1116 1118 1123 100,36 100,18 100,45 100,33 5.Các loại cải 975 979 982 995 100,41 100,31 101,32 100,68

4.1.1.3 Sản lượng một số rau an toàn

Nhìn chung sản lượng rau an toàn của Như Quỳnh đều tăng từ năm 2005 - 2008; bình quân tăng 87,08% đây là một tỉ lệ tăng rất cao; là do diện tích rau của Như Quỳnh tăng với tỉ lệ cao Một số giống mới đã được đưa vào sản xuất thay thế cho các giống cũ của địa phường đã làm tăng năng suất của các loại rau, điều này góp phần làm tăng sản lượng rau an toàn của thị trấn Cụ thể, sản lượng rau cải bắp năm 2008 đạt 49.72 tấn chiếm 24,46% tổng sản lượng; bình quân từ năm 2005 -

2008 tăng 59,83% Rau cà chua năm 2008 đạt 55.61 tấn chiếm 27,5%; bình quân từ

Tổng sản lượng rau an toàn

Hình 4.1: Cơ cấu sản lượng rau an toàn Như Quỳnh năm 2005 - 2008

4.1.2 Tình hình tiệu thụ rau an toàn của Như Quỳnh Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề được người sản xuất quan tâm hàng đầu Vì vậy, tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích, sản lượng rau an toàn ở địa phương

Tuy nhiên đầu ra của sản phẩm rau an toàn Như Quỳnh chưa có thị trường ổn định, việc tiêu thụ còn mang tính tự phát, chủ yếu tiêu thụ trong địa bàn Văn Lâm Điều này làm ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của người sản xuất rau. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ rau an toàn của Thị trấn Như Quỳnh như: diện tích gieo trồng chưa lớn, chủng loại rau không phong phú, sản lượng rau thường cao vào vụ đông nhưng lại thấp vào các vụ khác trong năm, không đáp ứng được nhu cầu thường xuyên của thị trường, HTXDV chưa đóng vai trò trong tiêu thụ sản phẩm.

Qua điều tra thị trường cho thấy RAT Như Quỳnh được tiêu thụ qua 2 kênh phân phối chủ yếu:

Thứ nhất: kênh tiêu thụ 1, đây là kênh phân phối chính chiếm 78% sản lượng rau được tiêu thụ.

Hình 4.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ 1 Ưu điểm của kênh tiêu thụ 1 là:

Người sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng

- Giảm bớt được khâu trung gian từ người sản xuất đến người tiêu dùng

- Làm tăng được lợi nhuận cho người sản xuất, hạ giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng

Nhược điểm: phạm vi phân phối hẹp, không tập trung được nguồn hàng để mở rộng thị trường.

Thứ hai: kênh tiêu thụ 2 có khoảng 12,6% RAT được thu gom để mang đi tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, 9,4% tiêu thụ ở các vùng lân cận như: Mỹ Hào, Yên Mỹ… qua kênh phân phối.

Hình 4.3: Sơ đồ kênh tiêu thụ 2

- Tập trung được hàng để mở rộng thị trường, đảm bảo được nguồn hàng để tiến tới ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nông dân cũng như doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng rau.

* Nhược điểm: tăng khâu trung gian, giảm lợi nhuận người sản xuất, người tiêu dùng chịu giá thành sản phẩm cao hơn kênh phân phối thứ 1.

Với tình hình tiêu thụ hiện này giá bán của RAT của Như Quỳnh không cao hơn so với rau thường là mấy chỉ cao hơn khoảng 450 - 500 đồng/kg, thậm chí khi vào chính vụ rau thì giá bán rau an toàn chỉ bằng với rau thường Dẫn đến thu nhập người sản xuất RAT chưa cao, tính trên 1 sào sản xuất rau an toàn cao hơn so với sản xuất rau thường trung bình hơn 400.000 đồng/sào, làm cho người dân chưa yên tâm sản xuất theo hướng an toàn

Nhằm khắc phục tình trạng trên phòng NN&PTNT huyện cùng với HTXDV xây dựng đề án mở rộng vùng sản xuất RAT với diện tích 10ha, cơ cấu cây trồng phong phú chủng loại, diện tích trồng ổn định trong năm, nhằm đảm bảo lượng rau cung ứng thường xuyên cho thị trường Điều này là tiền đề đưa RAT Như Quỳnh có thị trường ổn định và mở rộng thị trường sang các vùng lân cận, đặc biệt thị trường

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ

Hà Nội là một thị trường tiềm năng Tiến tới đưa RAT vào tiêu thụ trong bếp ăn của các nhà máy, trường học trên địa bàn huyện.

Hình 4.4: Sơ đồ các kênh phân phối rau an toàn

Qua kênh phân phối này góp phần ổn định thị trường tiêu thụ RAT, đảm bảo lợi ích kinh tế của người sản xuất RAT không những tiêu thụ trên địa bàn huyện mà còn mở rộng phạm vi tiêu thụ trên các thị trường tiềm năng khác và RAT trở thành một cây trồng chính của huyện Văn Lâm trong giai đoạn tới

4.1.3 Thực trạng triển khai và cách tiếp cận mô hình sản xuât rau an toàn tại Như Quỳnh

Thị trấn Như Quỳnh là một địa phương có truyền thống trồng rau màu với diện tích hàng năm 65 ha Trên diện tích chuyên rau của Thị trấn nông dân đã luân canh 4-5 vụ/năm, các chủng loại rau chính là su hào, cải bắp, rau thơm và các loại rau khác Sản xuất rau Như Quỳnh mang tính tự phát, manh mún không có kế

Siêu thị, nhà hàng, khách sạn

Người tiêu dùng hoạch Cơ cấu chủng loại thể hiện sự mất cân đối: chủ yếu là rau ăn lá, các loại rau ăn quả và rau cao cấp không đáng kể Hoạt động sản xuất rau của bà con tập trung vào chính vụ (vụ đông xuân), mùa hè diện tích trồng rau rất ít, chỉ sản xuất một số loại rau bản địa Việc bón phân, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh còn tùy tiện, thiếu khoa học Tình trạng thu hoạch không đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc hoặc bón đạm vẫn còn.

Vì vậy, phòng NN&PTNT, TT Như Quỳnh kết hợp với trung tâm Khuyến nông, Sở Khoa học & Công nghệ triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn” giai đoạn 2005 - 2010 Tháng 5/2005 mô hình rau an toàn được chính thức bước vào trồng vụ đầu tại Ngô Xuyên - Như Quỳnh với diện tích 1ha chủ yếu trồng cà chua, dưa chuột, cải bắp, hộ tham gia 29 hộ Doanh thu trung bình 1 sào cải bắp, dưa chuột từ 3 - 4 tr.đ/sào/vụ, cà chua đạt mức cao hơn 6 - 7 tr.đ/sào/vụ. Đến nay sau 4 năm triển khai mô hình, diện tích rau an toàn của Như Quỳnh đã lên tới 6,1ha, chủng loại rau phong phú, một số giống mới có giá trị cao đã đưa vào sản xuất thí nghiệm bước đầu cho năng suất cao, khả năng thích ứng tốt trên đồng đất Ngô Xuyên

Hiệu quả kinh tế một số loại rau an toàn tại Như Quỳnh

Bảng 4.3: Chi phí sản xuất cho 1 sào/Vụ rau CBAT và CBT năm 2008 ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu CBAT CBT SS CBAT/ACT ± %

Như Quỳnh là một trong những vùng có phong trào trồng và phát triển RAT khá mạnh nhất là trong những năm gần đây Trong sản xuất thì vấn đề đầu tư chi phí là quan trọng bởi vì có ý nghĩa quyết định đến năng suất, sản lượng và từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau

Qua bảng 4.3 cho thấy mức đầu tư chi phí cho 1 sào/vụ rau Cải Bắp an toàn và Cải Bắp thường là rất khác nhau cụ thể:

Chi phí trung gian (IC) đầu tư cho CBAT là 770.750 đồng tăng 10,8 nghìn đồng tương ứng tăng 1,42% so với CBT Nguyên nhân do sản xuất CBAT sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh và chi phí khác cao hơn sản xuất CBT Đây là những yếu tố cơ bản làm cho chi phí trung gian của CBAT tăng so với CBT Nhưng trong sản xuất rau CBAT lại sử dụng phân vô cơ và thuốc BVTV ít hơn sản xuất CBT đây là một hướng sản xuất bền vững cho nông nghiệp trong thời gian tới.

Do nhà nước đã miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và trong số các hộ điều tra không có hộ nào đi thuế đất để sản xuất rau nên khoản thuế đất và chi phí thuê đất chúng tôi không hạch toán vào chi phí sản xuất

Một yếu tố cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của rau đó là chi phí về công lao động, đây là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi quá trình sản xuất, qua điều tra chúng tôi thấy rằng chi phí về lao động của rau CBAT so với CBT tăng 10% tương ứng tăng 70 nghìn đồng/sào Qua phân tích chúng tôi rằng cả chi phí trung gian và công lao động của CBAT đều tăng so với CBT đã làm cho tổng chi phí của CBAT tăng 5,68% tương ứng tăng 82 nghìn đồng so với CBT Trong hạch toán tài chính thì các khoản công lao động đều phải tính vào giá thành, tuy nhiên thực tế trong hạch toán sản xuất các hộ thường không tính khoản chi phí này mà quan điểm “sản xuất lấy công làm lãi”

Qua tình hình đầu tư chi phí cho CBAT và CBT so sánh giữa 2 loại rau này làm cơ sở để đánh giá phân tích hiệu quả kinh tế của 2 loại rau để thấy được rõ hơn hiệu quả của rau CBAT đem lại

Bảng 4.4: K t qu v hi u qu kinh t CBAT v CBT tính trên 1 s o/v n m 2008ả và hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 à hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 ệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 ả và hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 à hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 à hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 ụ năm 2008 ăm 2008

Chỉ tiêu Đơn vị tính CBAT CBT So sánh CBAT/CBT ± %

1 Năng suất bình quân Kg/sào 1431 1457 26 98,22

2 Giá bình quân Đồng/kg 2950 2500 450 118

3 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 4.221.45 3.642.5 578,95 115,9 4.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 770.75 759.95 10,8 101,42

5 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 3.450.7 2.882.55 568,15 119,71

Do đầu tư chi phí của rau CBTA và CBT là khác nhau nên kết quả thu được của 2 loại rau này cũng khác nhau Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu kết quả mà chúng tôi đã phản ánh trên bảng 4.4 cụ thể như sau:

Năng suất bình quân tính trên 1 sào thì CBAT đạt 1431kg/sào/vụ giảm 1,78% tương ứng giảm 26kg/sào so với CBT Năng suất của CBT cao hơn CBAT do sản xuất rau CBT sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc BVTV, CBAT bị sâu bệnh hại hơn CBT.

Tổng giá trị sản xuất (GO) giữa CBAT so với CBT tăng 15,9% tương ứng mức tăng 578.950 đồng Mặc dù do năng suất bình quân của CBAT so với CBT giảm như giá trị sản xuất lại tăng là do giá bán của CBAT so với CBT tăng 18% ứng với tăng 450đồng/kg.

Giá trị gia tăng (VA) và chỉ tiêu lợi nhuận (TPr) của CBAT tăng lần lượt là 19,71% và 22,71% ứng với mức tăng lần lượt là 568.150 đồng và 496.150 đồng.

Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu kết quả, chúng tôi cũng sử dụng một số chi tiêu hiệu quả để thấy được giữa 2 loại rau CB thì loại rau nào có hiệu quả hơn.

Qua bảng 4.4 ta thấy giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng và lợi nhuận trên1đồng chi phí trung gian đều tăng đối với rau CBAT Các chỉ tiêu này lần lượt là

5,48; 4,48; 3,48 Còn đối với CBT thì lần lượt là 4,47; 3,79 và 2,87 Từ đó có thể cho chúng ta thấy được việc sử dụng vốn cho việc đầu tư vào CBAT hiệu quả hơn việc sử dụng vốn đầu tư cho CBT Để đánh giá hiệu quả kinh tế, ta không chỉ xem xét các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, muốn có sự chặt chẽ, đánh giá chính xác thì ta cần xem xét hiệu quả sử dụng lao động của các hộ Trên đây, chúng tôi cũng sử dụng 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động đó là chỉ tiêu GO/CLĐ; VA/CLĐ; TPr/CLĐ Đối với CBAT các chỉ tiêu này lần lượt là 191.880 đồng; 156.850 đồng và 121.850 đồng Đối với CBT các chỉ tiêu lần lượt là 182.130 đồng; 144.130 đồng và 109.230 đồng So với CBT thì CBAT các chỉ tiêu hiệu quả lao động đều tăng lần lượt là 5,35%; 8,83% và 15,54% hiệu quả sử dụng lao động của CBAT cao hơn CBT Điều đó chứng tỏ rằng việc sử dụng lao động trong sản xuất rau CBAT có hiệu quả hơn so với sản xuất rau CBT

Qua việc phân tích, ta thấy được việc sản xuất rau CBAT đem lại hiệu quả hơn so với việc sản xuất rau CBT do đó cần phải mở rộng diện tích, tăng cường đầu tư cho việc sản xuất rau an toàn vừa để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất rau

4.2.2 Hiệu quả kinh tế của rau Cà chua an toàn (CCAT) và Cà chua thường (CCT)

Bảng 4.5: Chi phí sản xuất cho 1 sào/vụ rau CCATvà CCT năm 2008

Chỉ tiêu CCAT CCT SS CCAT/CCT ± %

Qua bảng 4.5 cho thấy mức đầu tư chi phí cho 1 sào/vụ rau Cà chua an toàn và Cà Chua thường là rất khác nhau cụ thể:

Về chi phí trung gian (IC) đầu tư cho CCAT là 832.750 đồng tăng 20,5 nghìn đồng tương ứng tăng 2,52% so với CCT Nguyên nhân do sản xuất CCAT sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh và chi phí khác cao hơn sản xuất CCT Đây là những yếu tố cơ bản làm cho chi phí trung gian của CCAT tăng so với CCT Nhưng trong sản xuất rau CCAT lại sử dụng phân vô cơ và thuốc BVTV ít hơn sản xuất CCT đây là một hướng sản xuất bền vững cho nông nghiệp trong thời gian tới.

Do nhà nước đã miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và trong số các hộ điều tra không có hộ nào đi thuế đất để sản xuất rau nên khoản thuế đất và chi phí thuê đất chúng tôi không hạch toán vào chi phí sản xuất

Tác động của mô hình

4.3.1 Tác động của mô hình đến các vấn đề xã hội

Sản xuất rau an toàn ngoài mang lại hiệu quả kinh tế, nó có hiệu quả xã hội rất lớn Hiệu quả kinh tế 1 sào sản xuất CBAT, CCAT tương ứng 2.680.700 đồng; 15.504.7500 đồng, trong khi đó 1 sào sản xuất lúa Khang dân chỉ là 404.750 đồng và 908.500 đồng đối với lúa Bắc Thơm Chính điều góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, nâng cao mức sống của người dân địa phương Người nông dân có điều kiện cho con cái mình đi học, vận dụng gia đình được mua sắm phục vụ đời sống giá đình như: bếp ga, xe máy, tivi, tủ lạnh… chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Tạo ra phương thức sản xuất mới cho người dân địa phương Người dân quen với một cách làm mới an toàn trong sản xuất, thân thiện với môi trường sản phẩm làm ra không ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng Trong quá trình sản xuất hạn chế sử dụng phân hoá học, không dùng thuốc BVTV bị cấm, thời gian cách ly đúng quy định, chuyển sang dùng các chế phẩm sinh học (phân hữu cơ sinh học BIORGANIC No1, chế phẩm BIMA…) và thuốc thảo mộc (đầu trâu Bi-sad 0.5

ME, đầu Trâu Jolie 1.1-2.6 SL, Olicide 9DD, Thumb 0.5 SL, FEAT 25 EC).

Trình độ dân trí được nâng lên, bước đầu người dân ở Như Quỳnh đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, nhận biết và phòng trừ sâu, bệnh hại rau sau khi được chuyển giao TBKT thâm canh cây rau theo hướng an toàn cho chất lượng sản phẩm Chỉ từ tháng 9/2005 đến tháng 3/2006 đã tổ chức được 4 lớp tập huấn sản xuất rau an toàn với 389 lượt người tham gia; 5/2007 đến tháng 5/2008, đã tổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn với trên 180 lượt người tham gia theo phương thức: tập trung các hộ mô hình, cán bộ kỹ thuật cơ sở và người trông rau quan tâm tại trụ sở thôn Các học viên được cán bộ chuyên gia Viện nghiên cứu rau quả tập huấn kiến thức kỹ thuật, được cấp tài liệu tập huấn với 10 quy trình kỹ thuật của 10 loại rau và tài liệu 30 trang về “Cách nhận biết một số sâu bệnh hại rau chính và biện pháp phòng trừ” do cán bộ chuyên gia Viện nghiên cứu rau quả soạn thảo và quy trình xử lý rác thải hữu cơ sau thu hoạch, sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình Ngoài ra, học viên còn được hướng dẫn các thao tác kỹ thuật trực tiếp ngoài đồng ruộng, giải đáp các vướng mắc, giúp các hộ gia đình nhận diện một số đối tượng sâu, bệnh hại trên vườn và biện pháp phòng trừ theo hướng an toàn cho sản phẩm Các vấn đề kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên rau còn được chuyên gia kiểm tra thường xuyên hàng tuần (thứ 3, thứ 6), phổ biến trực tiếp cho người tham gia mô hình trồng rau và cán bộ kỹ thuật cơ sở ngoài đồng ruộng Các ý kiến chỉ đạo kiểm tra, giám sát kỹ thuật được được truyền tải cho các cán bộ kỹ thuật cơ sở, sau đó cán bộ kỹ thuật cơ sở giám sát, phổ biến hàng ngày cho nông hộ tham gia mô hình Nhờ đó nhận thức của người dân được nâng cao kết hợp với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ chỉ đạo mô hình đã đạt được kết quả khả quan Kết quả mô hình, đặc biệt là kết quả về sản xuất cây con giống rau, an toàn chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của nghề trồng rau, kết quả tham gia triển lãm sản phẩm đã kích thích người dân có được ý thức, niềm tin vào việc thâm canh rau theo hướng an toàn chất lượng làm động lực để thực hiện mở rộng mô hình trong những năm tiếp theo.

Với sản xuất 1 sào RAT trung bình khoảng 22 - 32 CLĐ/vụ Trong khi đấy, 1sào sản xuất rau thường sử chỉ từ 20 - 26 CLĐ/vụ Đối với sản xuất lúa chỉ sử dụng 8 - 10 CLĐ/vụ Sản xuất rau an toàn cần sử dụng công lao động nhiều gấp từ 2,75 - 3,2 lần so với trồng lúa Tính trung bình 1 ha rau an toàn tạo việc làm thường xuyên 20 - 30 lao động Sản xuất rau an không những giải quyết được thời gian nhàn rỗi tại địa phương, mà còn góp phần vào việc bảo vệ an ninh trật tự làng thôn, có nhiều lao động dư thừa

Sản xuất ra 1 sản phẩm được kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng Rau sản xuất tại Như Quỳnh đã được kiểm định mẫu sản phẩm rau trồng thâm canh theo hướng an toàn chất lượng (trong mô hình) cho các chỉ tiêu an toàn, chất lượng.

Mô hình sản xuất rau an toàn đã giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân, ngoài ra mô hình còn tác động đến vấn đề bình đẳng giới tại địa phương

Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có địa vị như nhau, có cơ hội như nhau để phát triển tiềm năng và được hưởng thụ bình đẳng và công bằng những lợi ích của sự phát triển [3].

Trên thực tế thì bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại từ lâu đặc biệt ở khu vực nông thôn, một đặc điểm là người phụ nữ luôn là những người phải gánh chịu hậu quả Trong mọi công việc họ là những người phải làm nhiều hơn, và hưởng các lợi ích ít hơn cả.

Do đặc thù sản xuất rau là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, cần cù Qua điều tra sản xuất rau an toàn tại địa phương, hiện nay phần lớn công việc vẫn do người vợ đảm nhiệm, người chồng chỉ tham gia ở một số công đoạn trong quá trình sản xuất

Bảng 4.8: Sự tham gia của người chồng và người vợ trong quá trình sản xuất rau an toàn

Công việc Số hộ điều tra

Sự tham gia sản xuất rau an toàn Người chồng Người vợ Cả 2

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.8 ta thấy trong tổng số 50 hộ điều tra của 2 thôn được điều tra thì ở công đoạn làm đất chủ yếu do người trồng chiếm 56% Tuy nhiên các công việc không được chia đều cho cả nam và nữ, khâu thu chăm sóc và tiêu thụ phụ nữ đảm nhiều nhất

Qua điều tra cho thấy công việc sản xuất rau an toàn đã có sự chia sẻ giữa người chồng và vợ, những người vợ vẫn là lao động chính trong quá trình sản xuất

Nhìn chung mô hình sản xuất rau an toàn đã có sự tham gia của cả nam và nữ giới Ngưới đàn ông có ý thức hơn trong công việc đã cùng chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ Tuy chưa phải hoàn toàn nhưng đã có sự bình đẳng giới ở đây Vấn đề bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước rất quan tâm đã và đang có những chính sách để giải quyết vấn để này.

Hiệu quả của mô hình sản xuất rau an toàn tại Ngô Xuyên - Như Quỳnh - Văn Lâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất rau an toàn và xây dựng nhãn hiệu rau an toàn chất lượng cao của Hưng Yên sau này

4.3.2 Tác động của mô hình đến môi trường Đất đai trồng rau an toàn đã được cung cấp một khối lượng vi sinh, chất mùn rất lớn thông qua bón phân vi sinh học, phân hữu cơ hoại mục Trồng xen các loại rau một cách khoa học tạo ra hệ số sử dụng đất tăng lên nhưng không làm cho đất nghèo dinh dưỡng Không sử dụng thuốc hoá học để trừ cỏ, làm cỏ thủ công tạo sự thông thoáng cho đất tạo điều kiện cho hệ sinh vật trong đất hoạt động

Hạn chế sử dụng phân bón hoá học trong quá trình sản xuất, lượng nitrat ít tồn dư không là chua đất Sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và thảo mộc tốc độ phân giải nhanh không tồn dư lại trong đất, khi mưa không ngấm xuống ảnh hưởng tới mạch nước ngầm Hiện nay, khi đến vùng sản xuất rau an toàn không nhận thấy mùi thuốc BVTV, các loài thiên địch được bảo vệ

Tính bền vững sản xuất rau an toàn

Tính bền vững của mô hình không chỉ là sự tồn tại của mô hình, khả năng tồn tại của sản phẩm trên thị trường, mà nó còn là khả năng nhân rộng mô hình trồng rau an toàn trên vùng trồng rau của thị trấn Như Quỳnh nói riêng của huyện Văn Lâm và Tỉnh Hưng Yên nói chung

Lúc đầu khi mô hình mới thực hiện chỉ là 1ha chiếm 10,42% diện tích trồng rau của toàn thôn và có 29 hộ tham gia sản xuất, nhưng qua hơn 4 năm thực hiện mô hình đã và đang đạt được những kết quả to lớn cả về mặt xã hội cũng như kinh tế Hiện nay, đã có 121 hộ (tương ứng 61,11% tổng số hộ sản xuất rau) hộ tham gia sản xuất với tổng diện tích 6,1ha chiếm 63,21% diện tích trồng rau của thôn Ngô Xuyên Không những tăng lên về quy mô sản xuất mà cả về chủng loại rau cũng phong phú, một số giống mới đã được đưa vào sản xuất thí điểm tại mô hình (đặc biệt năm 2007 Sở KHCN tỉnh kết hợp với Viện Nghiên Cứu Rau Quả chuyển giao thành công kỹ thuật ghép cây cà chua trên thân cây cà tím.

Bảng 4.9: Sự phát triển của mô hình rau an toàn tại Ngô Xuyên

Diễn giải Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008

Số lượng chủng loại rau trồng loại 9 12 15 17

* Thị trường tiêu thụ rau an toàn Như Quỳnh

Với mức sống của người dân địa phương ngày càng được nâng cao, do vậy nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng được chú trọng đây là điều đáng mừng cho sản xuất rau an toàn Như Quỳnh phát triển Qua điều tra và phân tích tình hình tiêu thụ rau an toàn của Như Quỳnh với vị trí địa lý thuận lợi là một điều kiện tốt để tiêu thụ rau an toàn của Như Quỳnh tại địa phương và các vùng lân cận đặc biệt là thị trường Hà Nội nhu cầu RAT khoảng 1.200 tấn/ngày Không những thế người tiêu dùng còn sẵn sàng mua RAT với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được dùng RAT, Hà Nội mới đủ 70% nhu cầu rau xanh, đây là một tiềm năng cần phải khai thác trong thời gian tới

Hình 4.7: Sơ đồ thị trường tiêu thụ rau an toàn Như Quỳnh

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình rau an toàn

- Như Quỳnh là một thị trấn phát triển của huyện Văn Lâm, với vị trí thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao, giá nhân công lao động trong sản

Thị trường huyện khác trong tỉnh

Các nhà máy trên địa bàn huyện

Văn lâm xuất nông nghiệp phổ biến từ 35 - 40 nghìn đồng/ngày CLĐ Đây là những lợi thế để phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian tới

- Người nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, được các cán bộ khuyến nông, Viện rau quả TW thường xuyên theo dõi và tư vấn về kỹ thuật sản xuất, tình hình sâu bệnh để đảm bảo các loại rau an toàn có thể sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất cao nhất.

- Điều kiện sinh thái tự nhiên của thị trấn Như Quỳnh rất thuận lợi cho phát triển một số loại rau như: dưa chuột, cà chua, bắp cải, súp lơ, các loại cải….do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch, cơ cấu các loại rau trồng quanh năm. Nhằm đạt được về năng suất và giá thành sản phẩm là cao nhất.

- Chính quyền các cấp quan tâm đến phát triển sản xuất rau an toàn, có đề án phát triển sản xuất RAT được phê duyệt, nằm gần kề với Hà Nội một thị trường tiêu thụ lớn Nhu cầu tiêu dùng rau xanh đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp ngày càng cao, thị trường thiếu nguồn cung rau an toàn.

- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội cho rau Việt Nam gia nhập thị trường thế giới Chính phủ đã phê duyệt chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau, quả, chè an toàn đến năm 2015

- Sản xuất manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, vẫn mang tính chất thủ công Diện tích trồng rau chia nhỏ về các hộ Chủng loại rau chưa phong phú, các loại được trồng trái vụ còn ít Cây giống chưa được kiểm soát

- Sản phẩm chưa có thương hiệu, bao bì, nhãn mác, phương tiện bảo quản hữu hiệu Mua bán chưa có hợp đồng kinh tế Diện tích đất trồng rau đang bị thu hẹp, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước lớn do các nhà máy thải ra

- Nguy cơ phải cạnh tranh với rau chất lượng và giá rẻ từ các nước khác tràn sang (nhất là từ Thái Lan và Trung Quốc).

- Giống được sử dụng chủ yếu vẫn là giống địa phương, vì vậy năng suất rau chưa cao.

- Do sản xuất rau an toàn cần nhiều công chăm sóc hơn sản xuất rau thường, năng suất thấp hơn rau thường, giá bán lại chưa cao hơn so với rau thường Chính điều này gây nên tâm lý ngại sản xuất rau an toàn của một số hộ khi chuyển từ sản xuất rau thường sang sản xuất rau an toàn, thu nhập mang lại cho người sản xuất rau an toàn chưa hơn rau thường.

- Người nông dân vẫn giữ những tập quán cũ trong sản xuất không tuân thủ khắt khe quy trình sản xuất do đó năng suất thực tế không cao như năng suất lý thuyết, mặt khác còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh do việc dùng thuốc BVTV và phân bón bừa bãi…

- Như Quỳnh đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn đầu tiên của huyện Văn Lâm, nhưng đầu ra cho rau an toàn Như Quỳnh vẫn là một bài toán đối với chính quyền địa phương Thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp, chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn huyện.

Tóm lại, mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị trấn tuy đạt được những kết quả - hiệu quả đáng khích lệ và nhiều lợi thế cần được khai thác trong những năm tiếp theo; nhưng còn nhiều tồn tại và bất lợi Những tồn tại và bất lợi này đều có những liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, đòi hỏi phải được xử lý một cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất chuyên canh lúa sang sản xuất rau màu đang là hướng đi đúng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Văn Lâm Trồng rau an toàn là một hướng sản xuất mới đối với người dân Như Quỳnh mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm trong sản xuất rau an toàn đã có thu nhập cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị kinh tế ngành trồng trọt, cải thiện thu nhập của nhiều hộ nông dân Vì vậy, trong thời gian tới diện tích trồng rau an toàn sẽ tiếp tục được mở rộng với cơ cấu cây trồng hợp lý.

Trong những năm tới giai đoạn 2009 - 2015 sản xuất rau ở Văn Lâm sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng Phát triển Văn Lâm trở thành vùng sản xuất rau an toàn với cơ cấu các giống rau hợp lý là hướng phát triển nông nghiệp phù hợp và bền vững trong những năm tiếp theo Để sản xuất rau thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn huyệnVăn Lâm cần khuyến khích nông dân thực hiện tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất rau theo quy mô trang trại hoặc mô hình HTX Từ đó đầu tư sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, kiểm soát tốt được chất lượng các yếu tố đầu vào và chất lượng rau đầu ra, hạn chế rủi ro về thiên nhiên, dịch bệnh Bên cạnh đó, cần hỗ trợ tư thương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ rau không chỉ Hà Nội mà tiêu thụ trên phạm vi cả nước và hướng đến xuất khẩu. Người sản xuất liên kết với những tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối tiêu thụ rau chuyên nghệp, có uy tín thông qua các hợp đồng kinh tế.

4.6.1 Giải pháp về kỹ thuật Đưa các giống rau chất lượng cao vào sản xuất, khuyến cáo các hộ nông dân áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý, áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác mới (thuốc BVTV, điều hoà sinh trưởng cho cây rau, tưới phun và tưới nhỏ rọt, kỹ thuật che chắn…), áp dụng công nghệ sơ chế bảo quản cho các nhóm rau ăn lá, rau ăn quả và rau ăn củ trong điều kiện nhiệt độ không khí bình thường và trong điều kiện bảo quản mát Đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước và vai trò người lao động thông qua hệ thống kiểm tra chất lượng rau an toàn tại nơi sản xuất, nơi sơ chế và nơi tiêu thụ rau an toàn Để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất rau an toàn thì cần phải có các cơ sở vật chất, kiến thức cơ bản để tiến hành áp dụng những thành tựu khoa học đó Chính vì vậy, địa phương cần xác định cơ cấu chủng loại rau phù hợp với từng loại đất và truyền thống canh tác của địa phương Viện nghiên cứu rau quả, trường Đại học Nông Nghiệp I, cơ quan khuyến nông cần có những công tác hỗ trợ như: nghiên cứu chọn ra giống mới, tăng cường chuyển giao các loại rau cao cấp, rau chất lượng, cơ cấu cấu quanh năm vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo rải vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường

Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV các loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới ít độc phân giải nhanh để nông dân nắm bắt thực hiện, đồng thời mở các lớp tập huấn về sản xuất RAT, công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV cho các thành viên đội kiểm tra của HTX để họ hiểu và thực hiện trên địa bàn thị trấn

Chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các quy trình sản xuất rau an toàn đã được cán bộ của Viện nghiên cứu rau quả chuyển giao tới người sản xuất với mục tiêu sản xuất rau an toàn có chất lượng cao, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường nghiên cứu các biện pháp rải vụ rau gắn liền với áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, bố trí hợp lý luân canh nhất là các loại cây trên ruộng sản xuất rau.

Ngoài ra công tác thủy lợi phục vụ cho sản xuất rau an toàn đóng vai trò quan trọng đến việc sinh trưởng, phát triển và năng suất của các chủng loại rau, chính vì vậy vùng trồng rau an toàn cần thực hiện các giải pháp về thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu hợp lý như: tiến hành khoan giếng ở ruộng trồng rau, phải xây dựng một cách khoa học đảm bảo cho việc tưới tiêu hợp lý Nghiên cứu cụ thể về lượng nước tưới tốt nhất, chất lượng nước phải bảo đảm, có thể xử lý trước khi tưới cho rau một cách an toàn giàu chất dinh dưỡng

4.6.2 Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau an toàn

Chất lượng rau an toàn được bảo đảm về dinh dưỡng trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ thì ngoài việc đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về trồng, chăm sóc ra thì công đoạn thu hái, đóng gói và bảo quản cũng rất quan trọng. Khuyến cáo các hộ nông dân công đoạn thu hái, đóng gói, bảo quản rau an toàn cần tuân thủ nghiêm các qui trình kỹ thuật về đóng gói, thu hái, bảo quản rau đảm bảo cho rau an toàn được tươi nguyên, không dập nát, héo úa và giảm chất lượng rau, ngoài ra còn giữ uy tín về chất lượng của rau đối với người tiêu dùng Cần xây dựng thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng khi nghe đến thương hiệu là có thể biết ngay được RAT này sản xuất ở đâu và chất lượng như thế nào Việc xây dựng thương hiệu còn có ý nghĩa trong xuất khẩu RAT đi nước ngoài

4.6.3 Giải pháp về vốn, đầu tư cho sản xuất rau an toàn

Các cấp, ngành, trong huyện và các cơ quan liên quan đang rất coi trọng các chính sách hộ trợ khuyến khích việc đầu tư sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện như: hỗ trợ 100% vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, 50% kinh phí xây nhà lưới, chính sách về đất đai, thuế tín dụng, chính sách thương mại tạo thị trường Giải pháp ở đây chủ yếu là tập trung vào hoàn thiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng, các thị trường lân cận nói chung Hoàn chỉnh, kiên cố hoá kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động, có khoa học cho vùng sản xuất rau an toàn Đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng rau trong nhà lưới để có rau an toàn cung cấp cho thị trường.

Nghiên cứu để có giải pháp phù hợp cho việc mở rộng và đa dạng các hình thức bảo quản và chế biến rau xanh theo yêu cầu của người tiêu dùng

Tiếp tục đầu tư và có chính sách thoả đáng cho các dự án lựa chọn thử nghiệm các loại rau mới, có giá trị, để đa dạng về chủng loại, rải vụ RAT trong năm đáp ứng nhu cầu của thị trường

4.6.4 Giải pháp qui hoạch vùng sản xuất Đẩy mạnh xây dựng và mở rộng vùng sản xuất rau đến năm 2010 lên 10ha, có đầy đủ cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt để sản xuất chế biến rau an toàn theo quy trình đạt hiệu quả cao

Phát triển các giống rau cao cấp, chất lượng cơ cấu rau quanh năm vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế đảm bảo rải vụ quanh năm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Nghiên cứu sử dụng rộng rãi các loại phân hữu cơ, vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh để bảo đảm chất lượng sản phẩm Đồng thời quản lý thật tốt việc lưu thông, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn

Kết thúc khâu sản xuất phải là sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn đây vừa là trách nhiệm của người sản xuất vừa là bắt đầu khâu quản lý lưu thông

Ngày đăng: 27/09/2023, 15:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ mô phỏng các nhân tố tham gia mô hình sản xuất RAT - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 2.1 Sơ đồ mô phỏng các nhân tố tham gia mô hình sản xuất RAT (Trang 5)
Hình 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam  năm 2005 - 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 2.2 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2005 - 2008 (Trang 19)
Hình 2.3: Sơ đồ các vùng trồng rau chính của Việt Nam năm 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 2.3 Sơ đồ các vùng trồng rau chính của Việt Nam năm 2008 (Trang 24)
Bảng 2.1. Tình hình đất đai của thị trấn Như Quỳnh năm 2006 - 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 2.1. Tình hình đất đai của thị trấn Như Quỳnh năm 2006 - 2008 (Trang 31)
Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 3.1 Số lượng mẫu điều tra (Trang 36)
Bảng 4.1: Diện tích rau an toàn Như Quỳnh năm 2005 - 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4.1 Diện tích rau an toàn Như Quỳnh năm 2005 - 2008 (Trang 39)
Bảng 4.2: Năng suất một số loại rau an toàn Như Quỳnh - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4.2 Năng suất một số loại rau an toàn Như Quỳnh (Trang 40)
Hình 4.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ 1 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 4.2 Sơ đồ kênh tiêu thụ 1 (Trang 41)
Hình 4.3: Sơ đồ kênh tiêu thụ 2 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 4.3 Sơ đồ kênh tiêu thụ 2 (Trang 42)
Hình 4.4: Sơ đồ các kênh phân phối rau an toàn - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 4.4 Sơ đồ các kênh phân phối rau an toàn (Trang 43)
Hình 4.5: Sơ đồ tiếp cận trực tiếp giữa BCĐ với hộ nông dân Hộ nông - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 4.5 Sơ đồ tiếp cận trực tiếp giữa BCĐ với hộ nông dân Hộ nông (Trang 44)
Bảng 4.3: Chi phí sản xuất cho 1 sào/Vụ rau CBAT và CBT năm 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4.3 Chi phí sản xuất cho 1 sào/Vụ rau CBAT và CBT năm 2008 (Trang 48)
Bảng 4.4:  K t qu  v  hi u qu  kinh t  CBAT v  CBT tính trên 1 s o/v  n m 2008 ả và hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 à hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 ệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008  - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4.4 K t qu v hi u qu kinh t CBAT v CBT tính trên 1 s o/v n m 2008 ả và hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 à hiệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 ệu quả kinh tế CBAT và CBT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 (Trang 50)
Bảng 4. 6: Kết quả và hiệu quả kinh tế CCAT và CCT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4. 6: Kết quả và hiệu quả kinh tế CCAT và CCT tính trên 1 sào/vụ năm 2008 (Trang 53)
Bảng 4. 7: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế 1 sào/vụ một số loại rau an toàn với 1 sào/vụ một số loại lúa tại Như Quỳnh năm 2008 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4. 7: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế 1 sào/vụ một số loại rau an toàn với 1 sào/vụ một số loại lúa tại Như Quỳnh năm 2008 (Trang 54)
Bảng 4.8: Sự tham gia của người chồng và người vợ trong quá trình sản xuất rau an toàn - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Bảng 4.8 Sự tham gia của người chồng và người vợ trong quá trình sản xuất rau an toàn (Trang 58)
Hình 4.7: Sơ đồ thị trường tiêu thụ rau an toàn Như Quỳnh - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên thị trấn như quỳnh văn lâm hưng yên
Hình 4.7 Sơ đồ thị trường tiêu thụ rau an toàn Như Quỳnh (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w