phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh tây ninh

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh tây ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên cạnh những mặt tích cực như sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mang lại nguồn th

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TRẦN LÊ DUY

SKC008632

Trang 2

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Trang 3

ii

Trang 4

iii

Trang 5

iv

Trang 6

v

Trang 7

vi

Trang 8

vii

Trang 9

viii

Trang 10

ix

Trang 11

x

Trang 12

xi

Trang 13

xii

Trang 14

xiii

Trang 15

xiv

Trang 16

xv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được tác giả cảm ơn Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình

Người cam đoan

Trần Lê Duy

Trang 17

xvi

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành làm nền tảng lý luận cho Luận văn này

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn TS Vòng Thình Nam đã tận tình đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này

Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các anh chị bạn bè đồng nghiệp tại Tây Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất, động viên, giúp đỡ và cùng chia sẻ, trao đổi, góp ý cho tôi trong quá trình vừa học vừa làm cũng như quá trình thực hiện Luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các anh chị bạn bè trong lớp học đã luôn bên cạnh và là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong thời gian qua

Do hạn chế về thời gian và năng lực bản bản thân, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi sự thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và toàn thể bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Sau cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô và tất cả các đồng nghiệp cùng toàn thể bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống Trân trọng cảm ơn./

Học viên

Trần Lê Duy

Trang 18

xvii

TÓM TẮT

Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Tây Ninh Kết quả phân tích là căn cứ quan trọng đề xuất các giâi phập phât triến ngânh công nghiệp chế biên gổ của Tỉnh, góp phân nâng cao hiệu qủa của ngành kinh tế mũi nhọn này trong thời gian tới

Trang 19

xviii

Summary

This research analyzes the current situation of the wood processing industry in Tay Ninh province The analysis results is an important basis for the authors to propose solutions to develop the wood processing industry in the province, contributing to improving the effectiveness of this key economic sector in the coming time

Trang 20

xix

Trang 21

2 Các nghiên cứu trước liên quan 26

3 Mục tiêu nghiên cứu 31

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31

5 Phương pháp nghiên cứu 31

6 Những đóng góp của đề tài 31

7 Kết cấu của đề tài 32

Chương 1 33

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 33

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ 33

1.1 Các khái niệm 33

1.1.1 Công nghiệp chế biến 33

1.1.2 Công nghiệp chế biến gỗ 33

1.1.3 Phát triển công nghiệp chế biến gỗ 34

1.2 Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến gỗ 34

1.2.1 Thúc đẩy vùng nguyên liệu rừng trồng 35

1.2.2 Nâng cao giá trị của sản phẩm gỗ tăng hiệu quả kinh tế 36

1.2.3 Đáp ứng nhu cầu sản phẩm gỗ của thị trường trong và ngoài nước 36

1.2.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan 36

1.2.5 Tạo thêm việc làm cho người lao động 36

1.3 Nội dung phát triển công nghiệp chế biến gỗ 37

1.3.1 Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ 37

1.3.2 Chính sách phát triển công nghiệp chế biến gỗ 38

1.3.3 Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ 39

1.3.4 Kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ 39

Trang 22

xxi

1.3.5 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực, chế biến gỗ 40 1.3.6 Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm gỗ chế biến 40 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến gỗ 41 1.4.1 Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gỗ chế biến 41 1.4.2 Trồng rừng làm nguyên liệu chế biến gỗ tại Tây Ninh 41 1.4.3 Quy hoạch trồng rừng 41 1.4.4 Vốn đầu tư 43 1.4.6 Tình hình cạnh tranh 44 1.4.7 Chính sách quản lý của Nhà nước 44 1.5 Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước về phát triển công nghiệp chế biến gỗ 45 1.5.1 Kinh nghiệm nước ngoài 45 1.5.2 Kinh nghiệm trong nước 46 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại Tây Ninh 50 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 51 Chương 2 52 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 52 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 52 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 52 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 54 2.2 Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 55 2.3 Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

55 2.3.1 Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ 55 2.3.2 Chính sách quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp chế biến gỗ 56 2.3.3 Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ 61 2.3.4 Kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ 62 2.3.5 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực, chế biến gỗ 65 2.3.6 Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm gỗ chế biến 70

Trang 23

xxii

2.4 Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 72 2.4.1 Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gỗ chế biến 72 2.4.2 Trồng rừng làm nguyên liệu chế biến gỗ tại Tây Ninh 73 2.4.3 Quy hoạch trồng rừng 74 2.4.4 Vốn đầu tư 77 2.4.5 Tình hình cạnh tranh 77 2.4.6 Chính sách quản lý của Nhà nước 83 2.5 Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Tây Ninh 85 2.5.1 Những kết quả đạt được 85 2.5.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 88 Chương 3 89 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 89 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 89 3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 89 3.1.2 Chủ trương phát triển ngành lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước 90 3.1.3 Dự báo xu hướng trồng rừng và tiêu thụ gỗ những năm tới 92 3.2 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 95 3.2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Tây Ninh 95 3.2.2 Tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ phù hợp với yêu cầu của thị trường 97 3.2.3 Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất công nghiệp chế biến gỗ theo công nghệ cao 98 3.2.4 Phát triển các loại hình dịch vụ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực 98 3.2.6 Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động của ngành chế biến gỗ của doanh nghiệp 101 3.3 Kiến nghị với nhà nước và cơ quan cấp trên 102 3.3.1 Đối với Chính phủ 102

Trang 24

xxiii

3.3.2 Đối với tỉnh Tây Ninh 103 3.3.3 Đối với doanh nghiệp chế biến gỗ 103 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 111

Trang 25

bộ xuyên Thái Bình Dương

Trang 26

xxv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 54 Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm giai đoạn 2005 – 2022 84

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ sở chế biến gỗ tỉnh Tây Ninh 63 Bảng 2.2: Mức độ đổi mới của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Tây Ninh 65 Bảng 2.3: Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ và thị phần của Việt Nam 80 Bảng 2.4: Mức độ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp chế biến gỗ 82

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thị phần nguồn cung đồ gỗ nội thất vào Mỹ năm 2021 79 Biểu đồ 2.2: Nhập khẩu gỗ nội thất của Mỹ từ Việt Nam và Trung Quốc 80 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đồ gỗ nội thất 81

Trang 27

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tây Ninh là một tỉnh tọa lạc ở Miền Đông Nam Bộ, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh phía bắc của Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Với đường biên giới phía Tây Nam dài 240km, tỉnh giáp trực tiếp với Vương Quốc Campuchia Diện tích tự nhiên của Tây Ninh là 4.041,25 km2 Trong đó diện tích trồng rừng hiện nay là khoảng 58.171ha Tây Ninh đang tích cực thúc đẩy quá trình CNH - HĐH, đặt ra mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại Để đạt được điều này, tất cả các ngành công nghiệp trong tỉnh đều cần phải nỗ lực, đồng lòng vươn lên, và phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu Tây Ninh là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ chiếm hơn 60% sản lượng và hơn 70% giá trị xuất khẩu gỗ của cả nước Bên cạnh những mặt tích cực như sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mang lại nguồn thu nhập cho đấtonước, góp phầnothúc đẩy nềnokinh tế phátotriển, đem lạiogiá trị kim ngạchoxuất khẩu cao, kéootheo sự phátotriển của nhiềuongành công nghiệpophụ trợ khác v.v… thì việc tàn phá các loại cây trồng rừng làm nguyên liệu chế biến một cách bừa bãi, thiếu quản lý khiến cho tình trạng diện tích rừng ngày càng dần thu hẹp do nhu cầu về gỗ cho hoạt động xây dựng và sản xuất đồ dân dụng cho người tiêu dùng ngày càng tăng Quá trình phát triển ngành chế biến gỗ ở Tây Ninh cũng có những hạn chế và những vấn đề khó khăn đặt ra cần giải quyết như: vấn đề sản phẩm giữa thủ công truyền thống với hiện đại; tiêu chuẩn sản phẩm chưa đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước, quốc tế, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực, công nghệ chế biến và nguyên liệu gỗ trong chế biến đồ gỗ; hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trên địa bàn chưa thực sự ổn định và bền vững Trước thực trạng như vậy,

tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Tây Ninh” có ý nghĩa rất

quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung, làm hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình

2 Các nghiên cứu trước liên quan 2.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Nghiênocứu của Dr David Cohen (2002): “Influences on Japanese demand for wood

Trang 28

products” Dựa trên số liệuominh họa từ nămo1974 đếnonăm 2000, nghiênocứu tập trung vào việc mô tả sự tăng sản lượng sản phẩm gỗ chế biến nhập khẩu của Nhật Bản Nghiênocứu đã phânotích các yếuotố đóng góp vào việc gia tăng sử dụng sản phẩm gỗ chế biến trong cộng đồng Nhật Bản và cũng làm rõ sự gia tăng trong việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ chế biến Đề xuấtomột số biệnopháp để Nhật Bản có thể tự chủođộng trong việc sản xuất sản phẩmogỗ chế biến, nhằm hạn chế việc phải nhập khẩu, đặc biệt khi Nhật Bản sở hữu ưu thế là quốc giaosản xuất công nghệ máyomóc và thiết bịohiện đại, phục vụ cho ngành công nghiệp chếobiến gỗ Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tíchocung cầu trong lĩnh vực gỗochế biến của Nhật Bản, điều này là cơ sở để đề xuất những giải pháp chủ động hơn trong việc phát triển sản phẩm gỗ chế biến

Côngotrình nghiên cứuocủa Akihiko Nemoto (2009): “Farm tree planting and the wood

industry in Indonesia: a study of Falcataria Plantation and falcataria product mark in Java”

Nghiên cứu về trang trạiocây trồng vàongành côngonghiệp gỗ tại Indonesia, với trường hợponghiên cứu tập trung vào Java, đã làm rõ sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia này trong lĩnh vực lâmonghiệp và ngành côngonghiệp chế biến gỗ Trong lĩnhovực lâm nghiệp, nghiênocứu đã chỉ ra rằng sự phát triển của các sản phẩm gỗ ở Indonesia có nguồn gốc từ điều kiện tự nhiên thuận lợi, bao gồm khíohậu, đấtođai tạo điều kiện cho việc phát triểnorừng, và vai tròoquan trọng của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ ngành này Indonesia đã khẳng định vị thế của mình là mộtotrong những quốc gia hàngođầu xuất khẩu các loại gỗ nhưogỗ tròn, lim, gỗ hương vớiolượng lớn chuyểnođi các nước trong khu vực và trên thế giới Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ, Indonesia không chỉ tiêu thụ một lượng lớn gỗ nội địa mà còn cung cấposản phẩm chấtolượng cao, với môiotrường kinh doanhothân thiện và hỗ trợ từochính sách đầuotư của Chính phủ Chính phủoIndonesia nhận thức rằng, trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo và nông dân, nông thôn vẫn quanotrọng, cần cóonhững chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy ngànhocông nghiệp chế biến nông lâm sản, trong đó ngành chế biến gỗ đóng vai trò quan trọng

Côngotrình nghiên cứu củaoNorchahaya Binti Hashim (2011): “Sustainability of

Resources For Wood - Based Industry” – Nội dung trình bày nghiên cứu về cânobằng nguồn tài nguyênocho ngành công nghiệpochế biến gỗ tại Malaysia Sử dụngosố liệu thứ cấp, nghiênocứu mô tả chi tiết về sảnolượng gỗ xuấtokhẩu hàng nămocủa Malaysia, bao gồm

Trang 29

loạiogỗ tròn và tỷ trọngonhập khẩuogỗ từ Malaysia đến các thịotrường quan trọng nhưoMỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, ĐàioLoan, Nghiên cứu đặc biệt đề cập đến nguồn cungocấp gỗ từ cácovùng, lãnh thổ củaoMalaysia và dự báoosản lượng gỗ trong giaiođoạn 2010-2020 Nghiênocứu làm rõ những vấnođề quan trọng liên quan đếnonguồn nguyênoliệu gỗ trong ngànholâm nghiệp, như cần phải tập trung vào việc khai thác hợp lý cùng việc tái tạo cây rừng, mở rộng diện tích rừng trồng để đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, và đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm chi phí nhập khẩu Mặc dù nghiên cứu đề cập đến một số biện pháp trực tiếp để duy trì và cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Malaysia, nhưng vẫn chưa khám phá sâu về cân bằng giữa cung và cầu nguyênoliệu gỗ, cũng như các yếu tố như giábán, nhu cầuthị trường, sở thích, và vănohóa tiêu dùng

Trang 30

2.2 Công trình nghiên cứu trong nước

TrầnoVăn Hùng, “Thực trạng năng lực sản xuất ngành chế biến gỗ Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

đáng kể trong thời gian gần đây Tuy nhiên, quyomô và khả năng sản xuất của ngànhovẫn chưa đápoứng đầy đủ các yêu cầu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế Để giải quyết những thách thức này, bài viết tập trung vào việc nghiên cứu thựcotrạng sản xuấtocủa ngành chế biếnogỗ Việt Nam, đồng thờiophân tích các yếuotố thuận lợi và hạn chếotrong quá trìnhosản xuất và tiêu thụ của ngành này Trên cơ sở những thông tin thu được, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất của ngành chếobiến gỗ Việt Nam Điều này có thể bao gồm những biện pháp như tăng cường đầu tư vào công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, cũng như tăng cường nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhanh chóng với sự biến động của thị trường và yêu cầu chất lượng ngày càng cao từ phía quốc tế Bằng cách này, ngành chế biến gỗ Việt Nam có thể hiệu quả hóa hoạt động sản xuất, tăng cường cạnh tranh, và thích ứng tốt với môi trường kinh tế quốc tế ngày càng khắc nghiệt

Tô Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung (2016),“Một số rủi ro

chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập” Bài nghiên cứu tập trung

vàoosự phát triển đáng kể của ngànhocông nghiệp gỗ, không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho các đối tượng liên quan như những người sản xuất, chế biến, và thương mại gỗ xuất khẩu, mà còn đóng góp quan trọng vào việc cải thiện nguồn thu nhập và nâng cao chất lượng sống của hàng triệu lao động tham gia trong chuỗi cung ứng Điều này bao gồm nhiều hộ gia đình tham gia trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về tăng trưởng xanh, bao gồm cả yêuocầu về nguồn gốc gỗohợp pháp, đang trởothành xu hướng chính ở nhiều thị trường Những yêu cầu này đưa ra những tháchothức lớn đốiovới sự phát triểnocủa ngành chế biến gỗ xuất khẩu Hơn nữa, ngành này cũng phải đối mặt với các rào cản, như biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch thực vật, ngày càng phổ biến ở nhiều thị trường xuất khẩu Rủi ro mà ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang đối diện là khảonăng không đáp ứng được nhữngoyêu cầu mới của thị trường, điều này đặt ra một thách thức lớn Để giải quyết vấn đề này, bài nghiên cứu đặt ra những câu hỏi quan trọng: Ngành gỗ có thể làm gì để tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập, đồng thời chuẩn

Trang 31

bị cho bản thân để vượt qua những rủi ro này? Đây là những vấn đềoquan trọng cần được giải quyết sớm, và tìm raocác giải pháp để ngành chếobiến gỗ có thể tận dụngocơ hội và giảm thiểuorủi ro là hết sức quan trọng Điều này giúp ngành gỗ duy trì đà tăng trưởng và thúc đẩy sựophát triển bền vững trong tương lai

Vũ ThuoHương, Trần VănoHùng, Lê Thị MaioHương (2014), “Hiệp định Đối tác toàn

diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cơ hộiovà thách thức đối với ngành công nghiệpochế biến gỗ Việt Nam” Bài nghiên cứu đã mô tả sự thành công về mặt số lượng và

chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời chỉ ra rằng những sản phẩm này đã đạt được sự phổ biến ở 120 quốc gia trên thế giới Là mộtotrong năm ngànhoxuất khẩuochủ lực, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể, từ 219 triệu USD vào năm 2000 lên đến hơn 3,9 tỷ USD vào năm 2011 và 4,68 tỷ USD vào năm 2013 Trong bối cảnh tình hình quốc tế mới và ảnh hưởng từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một loạt các giải pháp nhằm nâng cao vị thế của ngànhocông nghiệp chế biếnogỗ của ViệtoNam

Nhìn chung, về vấn đề lý luận hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các quan điểm khác nhau về ngành công nghiệp chế biến gỗ Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào làm rõ vấn đề lý luận về phát triển chế biến gỗ Đây là điểm trống trong nghiên cứu tác giả sẽ thực hiện làm rõ cũng như phát triển thêm một cách toàn diện về cơ sở lý luận phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Về thực tiễn, các công trình nghiên cứu chỉ thấy rõ được một phần của thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ chung ở Việt Nam ví dụ như năng lực sản xuất, các cơ hội cũng như thách thức đang mở ra cho ngành chứ chưa phân tích được rõ từng khía cạnh để cho thấy được tiềm lực phát triển ngành Hơn thế nữa, trước bối cảnh đại dịch như hiện nay ngành chế biến gỗ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nghiên cứu của tác giả cũng sẽ giúp cho chỉ ra thêm những thách thức mới phải vượt qua của ngành trong bối cảnh kinh tế đang dần khôi phục như hiện nay Các nghiên cứu trên nhìn chung ở phạm vi rộng lớn toàn quốc, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở quy mô địa phương, cụ thể như ở Tây Ninh Chình vì thế có thể khẳng định nghiên cứu của tác giả phù hợp và cấp thiết trong tình hình hiện nay, hơn thế nữa cũng chưa từng được công bố hay thực hiện ở bất kỳ đề tài nào trước đây

Trang 32

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp chế biến gỗ

- Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Đề xuấtogiải pháp, kiến nghịophát triển công nghiệpochế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại Tây Ninh 4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Tây Ninh

Thời gian: số liệu thu thập được từ năm 2018 đến 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp

Nghiên cứu các lý thuyết, thu thập và tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet thông tin về phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ; Thu thập các số liệu từ các cơ quan chức năng…

5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp (để bổ sung cho thông tin thứ cấp) nhu cầu thị trường về sản phẩm gỗ đã chế biến

5.3 Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để thống kê số liệu về nhu cầu sản phẩm gỗ chế biến tại tỉnh Tây Ninh nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp

5.4 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn những nhà khoa học, các nhà quản lý lĩnh vực lâm nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong tỉnh Phỏng vấn về những vấn đề có tính chất chiến lược liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ để đề xuất giải pháp phát triển ngành công nghiệp này

6 Những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:

Trang 33

Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Tây Ninh, những kết quả đạt được cũng như những mặt tồn tại hạn chế, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến gỗ

- Chương 2: Thực trạng về phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Trang 34

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Công nghiệp chế biến

Kinh tế học chia nền kinh tế gồm 3 lĩnh vực chính: Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến từ các loại nguyên liệu khác nhau để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ những hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo

Công nghiệp chế biến là một phần của ngành công nghiệp, trong quá trình hoạt động làm chuyển biến các nguyên liệu thành các dạng sản phẩm khác và các nguyên liệu này không thể trở về các dạng vật liệu ban đầu

1.1.2 Công nghiệp chế biến gỗ

“Chế biếnogỗ là quá trình chuyểnohóa gỗ nguyên liệuodưới tác dụngocủa thiết bị, máyomóc hoặc công cụ, hóa chấtođể tạo thành cácosản phẩm cóohình dáng, kíchothước, thành phầnohóa học làmothay đổi hẳn soovới nguyên liệuoban đầu” (Lê Xuân Nguyên, 2011)

Trongocác tài liệu thốngokê quốc tế, ngành công nghiệpochế biếnođược định nghĩa là toàn bộokhu vực công nghiệpongoại trừ ngànhokhai khoáng, xây dựng, vàonhững ngành cungocấp các tiện íchosinh hoạt xã hộionhư điện, nước, và gas, thuộcomã ngành 3 trong hệ thốngophân loại ngành công nghiệp quốc tế (ISIC) Các đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp chế biến bao gồm sự biến đổi về chất của nguyên liệu nguyên thủy (được sản xuất từ quá trình khaiothác) thànhocác sản phẩmotrung gian và sau đó trở thànhocác sản phẩmocuối cùng Ngành công nghiệpochế biến cònođược hiểu làoquá trình tăngogiá trị choosản phẩm nông lâmosản

Trong ngữ cảnh này, ngành chế biến gỗ thuộc lĩnhovực sản xuấtovật chất và đóng vai tròochủ đạo trong cấu trúc kinhotế Nó tận dụng nguồn nguyênoliệu gỗothông qua quy trìnhochế biến để tạo ra đa dạng sản phẩmonhằm đáp ứng các nhuocầu đa dạng củaoxã hội Những sản phẩm này có khả năng lưu trữ lâuodài và vận chuyểnođi xa mà khôngobị hư hại

Trang 35

Với vai trò to lớn, ngành công nghiệp chế biến gỗ đóng góp quan trọng vào phát triển của nền KT - XH

1.1.3 Phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Phát triển công nghiệp được hiểu là quá trình công nghiệp hóa mang lại sự phát triển của chính ngành đó, ngày càng tăng và mở rộng so với các ngành kinh tế khác, trong đó có

nông nghiệp và dịch vụ (Krahn, H.J, Hughes, K.D., Lowe, G.S., 2011)

Phát triển công nghiệp đưa đến cuộc cách mạng trong nông nghiệp nói chung và công

nghiệp chế biến nói riêng (Overton, M., 1996) Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi, cải

thiện chuỗi sản xuất trong nông nghiệp đồng thời thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế

Phát triển công nghiệp hay công nghiệp hóa là việc mở rộng năng lực kinh tế bằng cách tăng trưởng sản xuất hàng hóa đa dạng như một bộ phận của sự phát triển KT - XH tổng thể Trình tự đầu tiên của quá trình phát triển công nghiệp là học cách tạo ra một cái gì đó mới, thay vì tập trung vào những gì đã và đang xảy ra

Như vậy, phát triển ngành CBG là quá trình phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội trong lĩnh vực CBG Ở mức độ kinh tế là sự tăng trưởng về quy mô, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế, năng lực, trình độ tổ chức sản xuất Ở mức độ xã hội là gia tăng thu nhập cho xã hội cho người lao động, sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất và bảo vệ môi trường của hoạt động CBG

Để phát triển ngành CBG theo định nghĩa nội hàm về phát triển có thể theo hai hướng phát triển chiều rộng và phát triển chiều sâu

Theo chiều rộng ngành CGB được phát triển thể hiện qua sự tăng trưởng về quy mô như về số lượng doanh nghiệp, quy mô về vốn, diện tích rừng trồng hằng năm, số lượng việc làm, mức độ mở rộng của thị trường tiêu thụ,…

Theo chiều sâu ngành CGB được phát triển thể hiện qua các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành, nâng cao hiệu quả KT - XH, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

1.2 Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Công nghiệp chế biến gỗ có vai trò quan trọng không chỉ riêng đối với ngành chế biến mà còn có ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp và nền kinh tế nước ta; việc phát triển

Trang 36

công nghiệp chế biến gỗ tập trung, theo quy hoạch nhằm góp phần bảo vệ môi trường và khai thác nguồn tài nguyên rừng được hiệu quả Bởi khi ngành này phát triển sẽ có sự ảnh hưởng và sức lan tỏa đến các ngành có liên quan, từ đó tạo điều kiện cùng nhau phát triển, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước Một số vai trò quan trọng có thể kể ra:

1.2.1 Thúc đẩy vùng nguyên liệu rừng trồng

Phát triển rừng trồng đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, kinh tế và xã hội

Ngành công nghiệp chế biến gổ phát triển sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển ngành lâm sản mà trong đó là trồng rừng sản xuất sẽ tăng lên để vừa đáp ứng thị trường nguyên liệu chế biến gổ và bảo vệ môi trường sống con người cụ thể:

- Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu

- Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự ngăn chặn được nạn bào mòn nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn nên lớp đất mặt không bị mỏng mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy độ phì nhiêu được duy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt và đất tốt nuôi lại rừng tốt

- Đa dạng sinh học: Với đặc trưng về khí hậu có gió mùa đông nam thổi tới gió lạnh đông bắc tràn về gió từ cao nguyên Tây Tạng và sườn đông dãy Hymalaya gió tây nam từ Ấn Độ Dương đi qua đem các loại hạt giống của các loài cây di cư đến nước ta Vì vậy thảm thực vật nước ta rất phong phú Một số loài cây trở nên hiếm có và có mặt trong núi rừng Việt Nam cây bao báp ở Châu Phi cây tay rế quấn ở Châu Mỹ Ngoài ra với đặc điểm sông ngoài rừng Việt Nam đã hình thành nên các loài cây đặc hữu riêng cho từng vùng Có loài chỉ sống trong bùn lầy có cây sống vùng nước mặt… đồng thời tạo nên các trái cây rừng đặc trưng chỉ có tại

Trang 37

vùng đó Môi trường sống đa dạng và phong phú là điều kiện để động vật rừng phát triển Vì vậy rừng không chỉ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng công nghiệp thức ăn, cho người dược liệu, thức ăn chăn nuôi mà còn là nguồn dự trữ các gen quí hiếm của động thực vật rừng

1.2.2 Nâng cao giá trị của sản phẩm gỗ tăng hiệu quả kinh tế

Nguồn cung cấp gỗ lâm sản và dược liệu: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Từ các loại gỗ tre nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như trang sức mĩ nghệ dụng cụ lao động thuyền bè truyền thống cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại…Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ ở Tây Ninh trong những năm gần đây thường không ổn định Giá trị sản phẩm làm ra hầu hết chưa qua chế biến, tiêu thụ thấp Nếu phát triển công nghiệp chế biến sẽ góp phần ổn định thị trường, giữ cho giá cả ổn định Mặt khác, qua quá trình chế biến sẽ làm tăng giá trị sản phẩm rừng, làm tăng hiệu quả của quá trình phát triển rừng bền vững và chế biến công nghiệp

1.2.3 Đáp ứng nhu cầu sản phẩm gỗ của thị trường trong và ngoài nước

Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời tốc độ đô thị hóa nhanh, nhất là khu vực Đông Nam bộ ( trong đó có Tây Ninh), do vậy thói quen tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng các sản phẩm chế biến để tiện lợi, ít tốn kém thời gian Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến gỗ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường mở rộng ra thế giới, việc phát triển ngành chế biến gỗ còn có ý nghĩa trong việc cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu

1.2.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan

Ngành công nghiệp chế biến gỗ có tính lan tỏa cao, khi ngành này phát triển sẽ sử dụng nguyên liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ, các loại nguyên liệu khác như keo ván, ốc, vít, bản lề… nên sẽ kéo theo nhiều ngành khác phát triển Từ đó cho thấy phát triển công nghiệp chế biến gỗ sẽ thúc đẩy các ngành phụ trợ phát triển theo

1.2.5 Tạo thêm việc làm cho người lao động

Phát triển công nghiệp chế biến gỗ sẽ tạo ra việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động trong chính ngành này và các ngành phụ trợ liên quan như: sản xuất keo gián,

Trang 38

bản lề, ốc,vít … và nhiều ngành phụ trợ khác Từ đó tạo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động, góp phần ổn định đời sống xã hội, giữ gìn an ninh trật tự

Trong công nghiệp chế biến gỗ, các loại vật liệu hay phụ tùng như keo gắn gỗ, các loại sơn, bản lề, ốc vít… giữ vai trò rất quan trọng trong chế biến gỗ xuất khẩu Đặc biệt, đối với sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất hiện đại, các vật liệu, phụ kiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lượng, giá trị gia tăng Đơn cử, để sản xuất ra 1m3 sản phẩm ván nhân tạo cần sử dụng 100kg keo dán, 8-10 kg chất chống ẩm, 02 kg chất đóng rắn… Đối với đồ gỗ nội ngoại thất, mỹ nghệ, lượng keo sử dụng khoảng 20 kg/m3 sản phẩm, đó là chưa kể đến sơn phủ bề mặt (trung bình mỗi m2 sản phẩm cần sử dụng khoảng 250g chất sơn phủ bề mặt và nhiều phụ kiện khác như ngũ kim, ốc vít, bản lề…) Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Theo thống kê sơ bộ hàng năm, Việt Nam cần phải nhập khẩu các loại phụ kiện chế biến đồ gỗ với giá trị khoảng 200 – 300 triệu USD Thực tế cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ một số nhà máy chế biến keo và vật liệu tại Bình Dương và một số địa phương khác, chỉ có khả năng sản xuất khoảng 10% nhu cầu nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước Phần còn lại, tức là 90%, phải nhập khẩu từ các quốc gia khác

Vì vậy, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, đến nay nước ta vẫn chưa có ngành phụ trợ cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu khi 90% phụ kiện cho ngành này vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu Mặc dù, trong nước đã có một vài DN đầu tư sản xuất phụ liệu phục vụ chế biến gỗ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường chứ chưa nói gì đến việc cạnh tranh với sản phẩm và DN nước ngoài

1.3 Nội dung phát triển công nghiệp chế biến gỗ 1.3.1 Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

hướng tới mục tiêu tổng quát là “Xây dựng công nghiệp chế biến gỗ thành ngành sản xuất có

công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao để chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế -

Trang 39

xã hội, bảo vệ môi trường”.Trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài

gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm

sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới (Quyết định số 327/QĐ - TTg)

1.3.2 Chính sách phát triển công nghiệp chế biến gỗ

Luật lâm nghiệm được Quốc Hội ban hành năm 2017 đã Quy định về chế biến và thương mại lâm sản để kết nối với giai đoạn bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp Luật tập trung quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý bền vững, tiêu thụ sản phảm, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới; việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng; hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; chính sách phát triển thị trường lâm sản; Tiếp theo đó là nghị định 156/ NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật lâm nghiệp; quyết định số 327/QĐ – TTg ban hành ngày 10/3/2022 về phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030

Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ

phục vụ xuất khẩu trong đó xác định quan điểm, mục tiêu “Phát triển công nghiệp chế biến

gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu”

Kế hoạch số 2588/KH-UBND, ngày 20/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về triển khai thực hiện đề án quản lý, phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2035

Như vậy về chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đã có tuy nhiên để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ thì việc nghiên cứu chính sách bổ sung phát triển

Trang 40

ngành gỗ là rất quan trọng vì vậy cần nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách về đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ khâu giống, trồng, chăm sóc rừng đến chế biến sản phẩm và chính sách liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp Đặt ưu tiên trong việc phân bổ nguồn ngân sách cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp gỗ; ưu tiên cấp nguồn ngân sách cho các chương trình thúc đẩy thương mại, phát triển và quảng bá thương hiệu của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam

1.3.3 Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ

Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ nhằm sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng quy hoạch chức năng rừng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm gỗ chế biến tại địa phương, trong nước và xuất khẩu Góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân tại địa phương, ổn định đời sống cho người dân làm nghề rừng, hạn chế phá rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo quy định; Xây dựng và triển khai thực hiện các Dự án trồng rừng sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trên toàn bộ diện tích đất chưa có rừng đã quy hoạch phát triển lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ gỗ nguyên liệu giấy, chế biến gỗ nhỏ và ván nhân tạo

1.3.4 Kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ

Để sản xuất ra được nhiều sản phẫm đồ gỗ, đạt được mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của địa phương nói riêng cũng như của cả nước nói chung, Nhà nước cần có những hoạt động thu hút đầu tư phát triển chế biến gỗ, cần có những hoạt động cụ thể như: - Chính sách hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư vào thành lập các doanh nghiệp chế biến gỗ

- Hợp tác mua công nghệ của các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao… từng bước làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nước

- Có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân trồng rừng để làm nguyên liệu chế biến gỗ

Ngày đăng: 24/05/2024, 12:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan