1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận suy nghĩa của mình về những nguyên nhân dẫn đếntội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác cũng như những vấn đề về bạo lực mạng bạo lựcngôn từ

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Suy Nghĩa Của Mình Về Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Tội Xâm Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Người Khác, Cũng Như Những Vấn Đề Về Bạo Lực Mạng Bạo Lực Ngôn Từ
Tác giả Phạm Viết Thanh Trang, Nguyễn Hồng Thùy Trinh, Phạm Thành Trung, Nguyễn Thị Bé Vân, Ngô Tường Vy, Trần Minh Tuấn, Lê Thị Kim Yến
Người hướng dẫn Võ Trần Phước Nguyên
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận về quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm...102.Cơ sở lý luận về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người qua môi trường mạng...113.Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn l

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và Thể Chất

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

HK2 - NĂM HỌC 2022-2023

Môn học : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2

Đề tài SUY NGHĨA CỦA MÌNH VỀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC, CŨNG NHƯ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BẠO LỰC MẠNG BẠO LỰC NGÔN TỪ XUẤT HIỆN Ở BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ CỦA GIỚI

TRẺ HIỆN NAY.

Giảng viên phụ trách VÕ TRẦN PHƯỚC NGUYÊN :

Lớp DHMK18DTT – 422000360467 Tiểu đội 7 – Nhóm 2

TP HCM, NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2023

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và Thể Chất

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

HK2 - NĂM HỌC 2022-2023 Môn học : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2

Đề tài SUY NGHĨA CỦA MÌNH VỀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC, CŨNG NHƯ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BẠO LỰC MẠNG BẠO LỰC NGÔN TỪ XUẤT HIỆN Ở BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ CỦA GIỚI

TRẺ HIỆN NAY.

Giảng viên phụ trách: VÕ TRẦN PHƯỚC NGUYÊN

Lớp DHMK18DTT – 422000360467

Tiểu đội 7 – Nhóm 2

TP HCM, NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2023

Trang 3

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH

VIÊN THEO NHÓM :

ST

T

Họ và Tên MSSV Nội dung Phân công Kết

quả thực hiện

Điểm của nhóm

Điểm của GV

1 Phạm Viết

Thanh Trang

22692511 Phương pháp luận Tốt 10

2 Nguyễn Hồng

Thùy Trinh

22692821 Đối tượng nghiên cứu Tốt 10

3 Phạm Thành

Trung

22694841 Phương pháp nghiên

cứu

4 Nguyễn Thị Bé

Vân

22727551 Làm mục lục và định

dạng word

5 Ngô Tường Vy 22732491 Ý nghĩa tiểu luận Tốt 10

7 Trần Minh Tuấn 22688131 Lý do chọn đề tài Tốt 10

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài: 5

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng nghiên cứu : 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

Phương pháp luận: 7

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 8

5 Ý nghĩa của đề tài 9

Ý nghĩa lý luận 9

Ý nghĩa thực tiễn 9

6 Cấu trúc của đề tài 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỂU LUẬN 9

Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ, XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ GIỚI TRẺ HIỆN NAY 10

Chương 3: GIẢI PHÁP 10

NỘI DUNG 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỂU LUẬN 10

1 Cơ sở lý luận về quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm 10

2.Cơ sở lý luận về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người qua môi trường mạng 11

3.Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận với sự xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm 12

Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ, XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ GIỚI TRẺ HIỆN NAY 13

1 Thực trạng quan điểm về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm và vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng của giới trẻ hiện nay: 13

Chương 3: GIẢI PHÁP 15

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1 Giải quyết vấn nạn xúc phạm danh dự, nhân phẩm và vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng của giới trẻ hiện nay, có thể áp dụng một số giải pháp sau: 15 KẾT LUẬN 16

Danh Mục Bảng Biểu

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới Trong thời đại 4.0, internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đều phát triển với tốc độ nhanh chóng, đem lại nhiều tiện ích cho con người, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường Một trong những vấn đề “nổi cộm” trong những năm gần đây chính là việc bảo vệ quyền khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm trong môi trường internet, khi pháp luật về an ninh mạng chưa thực sự được thực thi một cách có hiệu quả, chế tài chưa chặt chẽ, với các quy định chưa theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng phức tạp của mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ hiện nay, khi mà internet và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người, tình trạng xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác và bạo lực trên mạng đang trở thành vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác, cũng như vấn đề về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ sẽ giúp chúng ta thấu hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này

Điều này là cần thiết vì trở thành nạn nhân của xâm hại danh tiếng hay bị đe dọa, bắt nạt trên mạng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm sinh lý của con người, mà còn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cá nhân và xã hội, thậm chí là đe dọa đến tính mạng Hơn nữa, việc bạo lực trên mạng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều phiền toái, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa người với người với nhau

Điều quan trọng là hiểu thêm về những nguyên nhân gây ra các vấn

đề này Ví dụ, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin kéo theo

Trang 7

khả năng tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng các công nghệ kỹ thuật số đã giải quyết được nhiều vấn đề thông tin, nhưng một lượng lớn thông tin thiếu kiểm soát cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến việc xâm phạm vào danh dự và quyền riêng tư của người khác Ngoài ra, những hình ảnh và thông tin không chính xác, sai sự thật cũng có thể được lan truyền một cách nhanh chóng trên mạng Thêm vào đó, hệ thống giáo dục về tình cảm nhân đạo, tư vấn tâm lý, bổ sung về kiến thức khi tham gia mạng xã hội trong trường học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này

Tổng kết lại, việc chọn đề tài nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác, cũng như những vấn đề

về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ trên mạng của giới trẻ hiện nay, giúp chúng ta thấu hiểu và giải quyết vấn đề này, tạo ra một sự hiểu biết chính xác hơn về những nguyên nhân gây ra tổn thương về tâm lý, sức khỏe và danh dự của mỗi người Đó là tất cả các lý do để chúng tôi chọn đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ sống trong thế giới thực mà còn có thể tương tác, giao tiếp với nhau thông qua thế giới ảo, trong đó, mạng xã hội chính là một trong những phương tiện gắn kết con người lại với nhau trong không gian này Và

vì vậy, các vấn đề xã hội trong thế giới thực cũng đồng thời tồn tại trong thế giới ảo, trong đó, vấn đề dẫn đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác, cũng như bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ xuất hiện ở bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay Vậy do đâu mà vấn nạn này xuất hiện, và tại sao đến bây giờ vẫn còn tồn tại và chưa có biện pháp giải quyết triệt để? Đây là câu hỏi mà mọi người đều quan tâm và cũng là lý do chúng em chọn đề tài này

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ thực trạng môi trường, nguyên nhân, giải pháp, quan điểm của Đảng về vấn đề về nhân dẫn đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác, bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ xuất hiện ở

bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay

Trang 8

3 Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về vấn đề xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác, các vấn đề về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất

cứ đâu và với bất kỳ ai trong mỗi chúng ta Và nêu rõ thực trạng, giải pháp vấn đề trên

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:

Để trình bày và giải quyết những vấn đề về nguyên nhân dẫn đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác, cũng như những vấn đề về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ xuất hiện ở giới trẻ hiện nay Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Tổng quan tình hình nghiên cứu chủ yếu dùng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để khái quát các vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố để đưa ra những nội dung kế thừa cũng như khái quát các vấn đề mà luận án cần nghiên cứu

-Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa để làm rõ các khái niệm liên quan đến các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người cũng như những vấn đề về bạo lực mạng bạo lực ngôn từ xuất hiện ở bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay

-Sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh để làm rõ lịch sử lập pháp về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người cũng như những vấn đề về bạo lực mạng bạo lực ngôn từ xuất hiện ở bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay

Trang 9

-Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận

đa ngành – liên ngành để làm rõ các quy định của BLHS hiện hành về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, những vấn đề về bạo lực mạng bạo lực ngôn từ xuất hiện ở bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này

-Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành – liên ngành để đưa ra một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người cũng như những vấn đề về bạo lực mạng bạo lực ngôn từ xuất hiện ở bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay

5 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa lý luận

Thông qua đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như phân tích rõ

về những nguyên nhân dẫn đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác, cũng như những vấn đề về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ xuất hiện ở

bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay Bên cạnh đó, đề tài cũng giúp cho mọi người nhận thức về tính nguy hiểm vấn đề này Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, vướng mắc qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác cũng như những vấn đề về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ ở bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này dùng để giải đáp những thắc mắc cũng như là sự quan tâm của mọi người trước những nguyên nhân tại sao vấn xâm phạm danh dự nhân phẩm, cũng như những vấn đề về bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ xuất hiện ở

bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay bởi đây là một vấn đề nóng nổi mang tính toàn cầu Rõ ràng, bạo lực mạng chính là một vấn nạn không hồi kết và để lại những hậu quả vô cùng nặng nề Cho dù đã có những luật định riêng về an ninh mạng Vì vậy, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham

Trang 10

khảo, nghiên cứu học tập và bạn đọc có thể đóng góp, bổ sung thêm thông tin, nội dung mà chúng tôi đã thực hiện để thực hiện việc nghiên cứu các đề tài tương tự khác

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận được bố cục thành ba chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỂU LUẬN

Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BẠO

LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ, XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Chương 3: GIẢI PHÁP

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỂU LUẬN

1 Cơ sở lý luận về quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm

Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm được công nhận từ rất sớm bởi các văn kiện quốc tế liên quan đến quyền con người Cụ thể, tại tại Điều

1 và Điều 2 của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948, quyền con người được ghi nhận như sau: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em” Bên cạnh đó, Điều 12 của Tuyên ngôn này cũng khẳng định: “Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…” Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng ghi nhận: “Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín” Có thế thẩy, các văn kiện quốc tế được công nhận rộng rãi trên thế giới đã ghi nhận

Trang 11

quyền bất khả xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm như một phần quyền nhân thân của con người

Việt Nam là một trong những quốc gia thừa nhận và bảo vệ quyền nhân thân của con người, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm Tiêu biểu, ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân

sự chính trị Trước khi tham gia vào các công ước này, Việt Nam đã có sự thừa nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người trong Hiến pháp năm 1980, cụ thể tại Điều 70: “Công dân có quyền được pháp luật bảo

hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” Đến năm 2013, Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại một lần nữa nhấn mạnh

và khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”[2] Cụ thể hóa các quy định này, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34, Khoản 1 của Điều 584 và Điều 592

về các nguyên tắc bồi thường và đối tượng phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm Các văn bản pháp luật khác cũng có sự ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và các chế tài khi xâm phạm quyền Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về tội làm nhục người khác và Điều

156 về tội vu khống người khác Ngoài ra, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần

số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020 cũng đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên môi trường mạng[3] Như vậy, có thể thấy, quyền bất khả xâm phạm về danh dự

và nhân phẩm đã được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ thông qua nhiều văn bản pháp luật

2.Cơ sở lý luận về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người qua môi trường mạng.

Trang 12

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và quyền bất khả xâm phạm

về danh dự và nhân phẩm của con người là những khái niệm khá trừu tượng

và mông lung, khi chưa đặt ra được những tiêu chí nhất định để xác định có hay không việc xâm phạm quyền và đánh giá mức độ xâm phạm quyền Bên cạnh đó, việc phán xét sự xâm phạm còn phụ thuộc khá nhiều vào các chuẩn mực đạo đức và hậu quả thực tế đối với người bị xâm phạm Xuất phát từ đặc điểm này, việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của con người trong môi trường mạng internet đang là một thách thức rất lớn đối với các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền

Ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng 2018 có hiệu lực đã đặt những “viên gạch” đầu tiên, xây dựng nền móng cho việc bảo vệ quyền nhân thân của con người trong môi trường mạng internet Trên tinh thần của Luật này, những hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; đưa ra thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được xem là thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật[4] Tuy nhiên, những quy định của Luật An ninh mạng 2018 còn khá chung chung và chưa thực sự đặt ra những giải pháp thiết thực nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người, cũng chưa bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng và ngày càng phức tạp của mạng xã hội Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng 2018 còn khá bất cập trong việc điều chỉnh các hành vi đa dạng của người dùng internet để có thể phòng ngừa và xử lý các trường hợp xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác

3.Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận với sự xâm phạm quyền bảo

vệ danh dự, nhân phẩm

Bên cạnh quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, quyền tự do ngôn luận cũng là một trong số những quyền con người được ghi nhận và bảo vệ từ rất sớm trong các văn kiện quốc tế Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên

Ngày đăng: 24/05/2024, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w