Tác động từ hoạt động vi tính hóa đến công tác quản trị trang thiết bị tại CHK sân bay...14Chương 3: Tầm quan trọng của việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay...153.1.
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ HÀNG KHÔNG
CHUYÊN ĐỀ
QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY
ĐỀ TÀI:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY
Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
Số thứ tự (Phòng đào tạo ghi)
Tp Hồ Chí Minh, tháng 3/2023
Trang 2CÁN BỘ CHẤM THI 1 CÁN BỘ CHẤM THI 2
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Chương 1: Sơ lược trang thiết bị ở Cảng hàng không, sân bay 2
2.1 Các khái niệm 2
2.2 Hệ thống thiết bị nhà ga hành khách 3
2.2.1 Các trang thiết bị phục vụ hành khách - hành lý 3
2.2.2 Các thiết bị kiểm soát an ninh 3
2.2.3 Các thiết bị phục vụ công cộng 3
2.2.4 Các thiết bị quản lý thông tin nhà ga 4
2.2.5 Hệ thống điện thoại trong nhà ga: 4
2.2.6 Hệ thống báo cháy – chống cháy: 5
2.2.7 Thiết bị bảo trì: 5
2.2.8 Hệ thống cáp mạng lắp đặt sẵn 5
2.3 Hệ thống thiết bị nhà ga hàng hóa 5
2.4 Hệ thống trang thiết bị trong khu bay 5
2.4.1 Trang thiết bị mặt đất trên sân đỗ 5
2.4.2 Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo 6
Chương 2: Quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay 6
2.1 Dự báo nhu cầu, hoạch định trang thiết bị CHK 6
2.1.1 Các bước trong dự báo 6
2.1.2 Loại dự báo 7
2.1.3 Phương pháp dự báo 7
2.2.4 Hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay 7
2.2 Quản trị dịch vụ, sửa chữa bảo trì thiết bị CHK 9
2.2.1 Mục đích của quy trình bảo trì, bảo dưỡng 9
2.2.2 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế trang thiết bị, máy móc .10
2.3 Vi tính hóa hệ thống quản lý trang thiết bị 13
Trang 42.3.1 Các hoạt động vi tính hóa tại Cảng hàng không sân bay 132.3.2 Tác động từ hoạt động vi tính hóa đến công tác quản trị trang thiết bị tại CHK sân bay 14Chương 3: Tầm quan trọng của việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay 153.1 Tầm quan trọng của việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay.153.2 Thực tiễn của việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay ở Việt nam 163.3 Hoàn thiện hơn nữa về việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay 183.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa về việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay 183.2.2 Định hướng hoàn thiện hơn nữa về việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay 203.3.3 Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa về việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam 22PHẦN KẾT LUẬN 23TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hàng không đã trở thành một trong những ngành công nghiệp thay đổi thế giới, hội nhập quốc tế rất mạnh mẽ và đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng giao thương quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần đưa Việt Nam trở thành một điểm đến
du lịch hấp dẫn trong con mắt bạn bè quốc tế Dưới sự tác động xấu của đại dịch covid 19 làm cho ngành hàng không thế giới nói chung cũng như trong nước nói riêng ngưng trệ, ảnh hưởng đến quá trình vận tải hàng không sụt giảmmạnh, sau đại dịch ngành hàng không thế giới nói chung và hàng không Việt Nam nói riêng đang từng bước hồi phục và ngành tăng trưởng mạnh mẽ của các hãng hàng không trong suốt thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất trong việc thị trường hàng không Việt Nam vẫn còn tiềm năng kinh doanh rất lớn Bên cạnh đó Chính Phủ cũng thường xuyên quan tâm tới phát triển ngành hàngkhông như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và xây dựng hành lang pháp lý tạo môi trường hoạt động thuận lợi, Điều này càng kích thích tham vọng tham gia vào ngành hàng không của nhiều công ty lớn hiện nay Trong thị trường mở
và ngày càng phát triển như hiện nay các hãng hàng không cần có chiến lược
và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc quản trị trang thiết bị của mình để giúp doanh nghiệp vận tải hàng không giữa được vị thế và phát triển bền vững
Bài tiểu luận này chúng em sẽ phân tích về “ Tầm quan trọng của việc quản trị trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay” là chủ đề nghiên cứu của nhóm
em
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay Đồng thời tìm hiểu thực tiễn việc quản trị trang thiết bị tại các Cảng hàng không Việt Nam nói chung, từ đó nhóm em đưa ra những kiến nghị
cá nhân góp phần cải thiện và phát triển việc quản trị trang thiết bị tại các Cảnghàng không, sân bay ở Việt Nam
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Sơ lược trang thiết bị ở Cảng hàng không, sân bay
2.1 Các khái niệm
Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết,
bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế
Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị,
thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiệnvận chuyển hàng không
Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất
cánh, hạ cánh và di chuyển
Trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay là thiết bị dịch vụ và bảo trì
được sử dụng tại cảng hàng không để hỗ trợ các hoạt động hàng không và các hoạt động liên quan
Theo Thông tư 17/2016/TT-BGTVT về quy định chi tiết về quản lý khai thác CHK, SB ngày 30 tháng 6 năm 2016, tại điều 49 cho rằng: - Thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường được áp dụng, bao gồm cả tiêu chuẩn của ICAO - Thiết bị thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay; thiết bị lắp đặt, hoạt động tại khu bay phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác - Người quản lý, khai thác thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay ban hành và thực hiện các quy trình khai thác, bảo trìphù hợp với tài liệu khai thác, bảo trì của nhà sản xuất; có phương án, thiết bị
dự phòng thay thế để đảm bảo không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ hàng không; tổ chức huấn luyện, cập nhật cho nhân viên điều khiển, vận hành về tài liệu kỹ thuật, quy trình khai thác, bảo trì, quy định về bảo đảm an toàn khai thác tại khu bay - Việc đầu tư, khai thác các thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với quy hoạch cảng hàng
Trang 7không, sân bay, điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, phạm
vi cung cấp dịch vụ của người khai thác thiết bị, phương tiện, mục đích sử dụng - Niên hạn sử dụng của các phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay tuân thủ theo tiêu chuẩn áp dụng
2.2 Hệ thống thiết bị nhà ga hành khách
2.2.1 Các trang thiết bị phục vụ hành khách - hành lý
- Hệ thống làm thủ tục hành khách
- Cầu dẫn hành khách (ống lồng) là 1 phương tiện tiện lợi, hữu ích
cho hành khách lên/ xuống máy bay trong cả những điều kiện thời tiết bình thường cũng như khi thời tiết không thuận lợi
- Xe đẩy hành lý: là loại xe chuyên dụng để chở vali, đồ đạc của khách
hàng
- Hệ thống xử lý hành lý: Là hệ thống băng chuyền được lắp đặt bán
tự động làm nhiệm vụ chuyên chở các hành lý không mang theo người của hành khách ra máy bay sau khi đã làm các thủ tục hàng không
Hệ thống xử lý hành lý bao gồm:
● Hành lý làm thủ tục check-in
● Hành lý trung chuyển - Transfer Baggage
● Hành lý đến - Arrival Baggage
2.2.2 Các thiết bị kiểm soát an ninh
- Hệ thống soi chiếu an ninh: Soi chiếu hành lý và kiểm soát hành khách đi tàu bay
- Thiết bị dùng cho xuất nhập cảnh: Thiết bị dùng cho công an cửa
khẩu phục vụ cho việc kiểm tra hành khách xuất nhập cảnh
Trang 8- Hệ thống phân phối điện: Dùng để cung cấp điện cho toàn bộ hoạt
động của nhà ga
- Hệ thống phát thanh công cộng:
Là một hệ thống khuyếch đại điện tử với bộ trộn tín hiệu, bộ khuyếch đại vàloa, dùng để phát nhạc, phát thanh, nhắn tin công cộng cho hành khách và nhânviên trong nhà ga
- Hệ thống truyền tin, thông tin công cộng: Dùng để thông báo thông
tin công cộng và giải trí cho hành khách đi, đến và các người đón, tiễn ở nhà ga hành khách thông qua hệ thống màn hình video được lắp đặt ở các vị trí trong nhà ga hành khách
- Hệ thống thang máy, thang cuốn: Dùng để chở hành khách, hàng
hóa, hành lý
- Hệ thống điều hòa không khí: Dùng để tạo môi trường không khí bên
trong nhà ga, từ đó đảm bảo điều kiện tiện nghi về môi trường khôngkhí
2.2.4 Các thiết bị quản lý thông tin nhà ga
- Hệ thống quản lý thông tin (MIS – Management Information System)
- Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay (FIDS- Flight Information Display System): Đây là hệ thống bao gồm các bảng thông báo điện tử,
biển hiệu điện tử ở sân bay nhằm cập nhật thông tin về các chuyến bay tại nhà ga
- Hệ thống quản lý doanh thu: Cung cấp chương trình tính hóa đơn tự
động cho các đơn vị thuê mặt bằng khai thác của nhà ga hành khách và các hãng hàng không hoạt động tại sân bay
- Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) là một hệ thống tập trung theo dõi,
điều hành, và quản lý của tòa nhà
2.2.5 Hệ thống điện thoại trong nhà ga: Cung cấp hệ thống điện thoại cho
nhà ga, thông qua một tổng đài điện độc lập với mạng điện thoại công cộng và được kết nối với bên ngoài thông qua các đường trung kế
Trang 92.2.6 Hệ thống báo cháy – chống cháy:
- Hệ thống báo cháy: Cung cấp hệ thống phòng cháy cho toàn bộ nhà ga
- Hệ thống phòng cháy – chữa cháy: dùng để chữa cháy cho toàn bộ nhà
ga
2.2.7 Thiết bị bảo trì: Là các thiết bị, máy móc dùng để bảo trì tòa nhà
2.2.8 Hệ thống cáp mạng lắp đặt sẵn
2.3 Hệ thống thiết bị nhà ga hàng hóa
Bao gồm các thiết bị như:
- Các thiết bị tiếp nhận, làm thủ tục hàng hóa: bàn cân, băng chuyền,
quầy thủ tục, bảng thông báo;
- Các phương tiện dùng cho việc di chuyển xếp dỡ hàng hóa.
- Thiết bị soi chiếu an ninh, an toàn và hải quan, thiết bị PCCC
- Băng chuyền hàng hóa
- Các thiết bị làm lạnh, thông gió ở kho hàng, các kho chứa hàng đặc
biệt: động vật sống, hàng nguy hiểm,…
- Các phương tiện thông tin quản lý tòa nhà
2.4 Hệ thống trang thiết bị trong khu bay
2.4.1 Trang thiết bị mặt đất trên sân đỗ
Được phân thành 3 cấp:
2.4.1.1 Cấp 1: Các thiết bị có cấu tạo, tính năng kỷ thuật ở mức độ đơn giản
- Xe băng chuyền hành lý – hàng hóa; Xe kéo hành lý, hàng hóa;
- Xe xúc, xe nâng; Xe chở suất ăn
- Xe dolly; Xe dẫn tàu bay
- Xe và thiết bị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay;
- Các loại xe thông thường khác hoạt động phục vụ theo yêu cầu trên khu bay
2.4.1.2 Cấp 2: Các thiết bị có cấu tạo, tính năng kỹ thuật ở mức độ trung bình
- Xe thang; Xe phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt;
- Xe cấp nước sạch; Xe hút chất thải vệ sinh máy bay;
Trang 10- Các loại xe cẩu và thiết bị nâng;
- Xe và thiết bị cứu hỏa; xe cứu thương;
- Xe chở khách trong sân bay; Xe vệ sinh sân đường;
- Xe và thiết bị tẩy vết cao su đường cất hạ cánh, Xe phun sơn
2.4.1.3 Cấp 3: Các phương tiện có cấu tạo, tính năng kỹ thuật ở mức độ phức tạp
- Xe và trạm điều hòa không khí;
- Xe và thiết bị nâng hàng;
- Xe và thiết bị cấp điện cho tàu bay
2.4.2 Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo
- Hệ thống đèn tiếp cận: Được đặt ở đầu đường cất hạ cánh, cung cấp
thông tin về tim đường băng, độ thăng bằng của máy bay nơi không có ánh sáng nền, các thông tin về địa hình và dựa vào kiểu dáng của hệ thống đèn tiếp cận mà phi công biết quy chiếu của sân bay
- Hệ thống đèn thềm: Được đặt tại đầu đường cất hạ cánh, giúp phi công
xác định vị trí bắt đầu đường hạ cánh
- Hệ thống đèn giới hạn đường băng: Báo hiệu cho phi công biết điểm
kết thúc đường băng để hoàn thành việc hạ cánh
- Hệ thống đèn đường cất hạ cánh: Là hệ thống quan trọng trong hệ
thống đèn tín hiệu của 1 sân bay
- Đèn tim đường lăn: Trợ giúp người lái nhận diện đường lăn phục vụ cho
quá trinh cất hạ cánh hoặc lăn vào đường sân đỗ
- Hệ thống đèn lề đường lăn;
- Hệ thống đền PAPI;
- Hệ thống đèn chớ;
- Cột gió;
- Hệ thống biển báo - đèn biển báo
Chương 2: Quản trị trang thiết bị tại Cảng hàng không, sân bay
2.1 Dự báo nhu cầu, hoạch định trang thiết bị CHK
2.1.1 Các bước trong dự báo
- Xác định mục đích của dự báo
Trang 11- Chọn các loại thiết bị cần dự báo
- Thời hạn ngắn: thường là ít hơn 3 tháng hoặc đến 1 năm
- Dự báo trung hạn: 3 tháng đến 3 năm
- Thời hạn dài dự báo: trên 3 năm
Các dự báo trung / dài hạn giải quyết nhiều vấn đề bao quát hơn và hỗ trợ các quyết định quản lý về hoạch định định và sản phẩm, máy tính, thiết bị và quy trình Dự báo ngắn hạn thường sử dụng nhiều phương pháp luận khác nhau hơn
là dự báo dài hạn Các dự báo ngắn hạn có hướng chính xác hơn các hạn chế dựbáo
2.2.4 Hoạch định nhu cầu trang thiết bị tại Cảng hàng không sân bay
Xác định nhu cầu trang thiết bị
Trong mỗi tổ chức, Tại bộ phận cung ứng việc xác định nhu cầu trang thiết bị, máy móc, v.v bao gồm các bước sau:
- Xác định trang thiết bị của từng bộ phận
- Tổng hợp nhu cầu của cả tổ chức
Xác định nhu cầu trang thiết bị cần mua sắm trong đó xác định nhu cầu trang thiết bị của các bộ phận thuộc công ty.Thường xuất phát từ bộ phận khai thác, vận hành hoặc các bộ phận quản lý trang thiết bị tồn kho Phòng cung ứng xác định nhu cầu trang thiết bị dựa trên:
- Phiếu yêu cầu trang thiết bị
Trang 12- Bảng dự toán trang thiết bị
Tổng hợp nhu cầu trang thiết bị của toàn thể công ty Khi nhận được các tài liệutrên, nhân viên phòng cung ứng phải kiểm tra kỹ lưỡng độ hoàn chỉnh và chính xác
Xác định nhu cầu trang thiết bị cần mua Chúng ta áp dụng công thức sau:A= B – C – D
A: Nhu cầu trang thiết bị cần mua
B: Tổng nhu cầu trang thiết bị của tất cả bộ phận trong công ty
C: Trang thiết bị còn trong kho
D: Số lượng trang thiết bị công ty có thể tự sản xuất
Quyết định về loại trang thiết bị
Người quản lý khai thác trang thiết bị , phương tiện hàng không ban hành và thực hiện các quy trình khai thác, kiểm tra, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị hàng không phù hợp với tài liệu khai thác, bảo dưỡng của nhà sản xuất,
có phương án, trang thiết bị dự phòng và thay
thế đảm bảo không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ hàng không
Việc khai thác các trang thiết bị, phương tiện hàng không, sân bay phải phù hợpvới quy hoạch cảng hàng không, sân bay, phạm vi cung cấp dịch vụ của người khai thác trang thiết bị,mục đích sử dụng trang thiết bị Theo thông tư – về ban hành Quy chế khai thác cảng hàng không sân bay - tại điều 24: Phê chuẩn đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị, phương tiện hàng không tại cảng hàng không,sân bay
Quyết định về công suất
Xác định đúng đắn kích cỡ thiết bị của một doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp ấy nên ta cần nghiên cứu khái niệm
về kỹ thuật của việc hoạch định công suất doanh nghiệp Trước tiên ta cần phải xem xét với một công suất có sẵn nào đó làm sao có thể thỏa mãn được nhu cầu
đề ra Sau đó ta đi nghiên cứu đến các kĩ thuật nhằm giúp ta định giá được các thiết bị mới Các kĩ thuật này gồm có dự báo, Phân tích ra quyết định và phân tích tài chính Quản trị viên có thể có khả năng thay đổi nhu cầu Trong trường hợp như cầu vượt quá công suất, xí nghiệp có thể đơn giản, cắt giảm nhu cầu
Trang 13bằng cách nâng cao giá dịch vụ, tăng thời gian đặt hàng (có thể không tránh) vàgiảm bớt hoa hồng các đại lý Trong trường hợp công suất vượt quá yêu cầu, xí nghiệp có thể kích hoạt theo yêu cầu bằng cách giảm giá dịch vụ hoặc tăng cường tiếp thị hoặc thay đổi sản phẩm cho thích hợp với trường Thiết bị thừa không sử dụng đến (nghĩa là vượt quá công suất) sẽ làm tăng chi phí cố định,
sử dụng không hợp bị sẽ giảm tiền lời; cho nên có rất nhiều chiến thuật làm chocông suất thích hợp với nhu cầu Có nhiều cách thay đổi quá trình sản xuất cho thích với khối lượng sản xuất như:
- Thay đổi về nhân sự
- Điều chỉnh lại thiết bị và quá trình, có thể bao gồm cả việc mua máy mới hoặcbán hoặc cho thuê các thiết bị hiện có
- Cải tiến các phương pháp nhằm tăng năng suất chế tạo
- Sản phẩm thiết kế lại để dễ dàng tăng năng suất hơn nữa
Một vấn đề khác về công suất mà nhà quản trị có thể gặp phải là nhu cầu được thay đổi theo mùa hoặc theo chu kỳ Trong trường hợp đó quản trị cần biết tìm
ra các loại thiết bị thích ứng theo mùa để bù đắp cho thiết bị không đáp ứng được
2.2 Quản trị dịch vụ, sửa chữa bảo trì thiết bị CHK
Các kiểu tổ chức bảo trì:
-Xác định quyền sở hữu, phân công khai thác, vận hành,bảo dưỡng toàn bộ cơ sở vậtchất, TTB nhà ga hành khách để đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái tốt nhất
2.2.1 Mục đích của quy trình bảo trì, bảo dưỡng
● Nhằm hệ thống hoá các thủ tục thực hiện trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại công ty
● Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị máy móc
Trang 14● Đảm bảo hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa trang thiết bị máy móc được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cũng như sử dụng hiệu quả của các loại trang thiết bị máy móc.
● Giảm thiểu mức độ hao mòn, hư hỏng và thất thoát, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các loại trang thiết bị, máy móc
● Quy định rõ các trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban trong việc thông báo hư hỏng, giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị máy móc tại công ty
2.2.2 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế trang thiết bị, máy móc
2.2.2.1 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng
Việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường áp dụng đối với các trang thiết bị,máy móc mua mới và còn nằm trong thời gian bảo hành
Thời gian bảo trì, bảo dưỡng được diễn ra định kỳ theo quy định của nhàsản xuất và tùy theo từng loại trang thiết bị, máy móc
* Sơ đồ quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc