1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022

62 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Mô Hình Cấu Trúc Tự Hồi Quy Vectơ (SVAR) Phân Tích Cơ Chế Truyền Tải Chính Sách Tiền Tệ Tại Việt Nam Giai Đoạn 2008-2022
Tác giả Dương Vũ Hương Thảo
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Bách Phương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Toán Kinh Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 15,56 MB

Nội dung

Ứng dụng mô hình kinh tế lượng, bằng cách xây dựng mô hình cấu trúc tự hồi quy vecto, tac giả mô hình hóa mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ mô trong nền kin

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA TOAN KINH TE

Chuyên ngành: Toán Kinh tế

Đề tài: UNG DUNG MÔ HÌNH CÂU TRÚC TU HOI QUY VECTƠ (SVAR)PHAN TÍCH CƠ CHE TRUYEN TAI CHÍNH SÁCH TIEN TE TẠI VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2008-2022

Sinh viên thực hiện : Dương Vũ Hương Thảo

Mã sinh viên : 11194764

Lớp : Toán Kinh tế 61

Giảng viên hướng dẫn : ThS Hoang Bích Phuong

Hà Nội, 11/2022

Trang 2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

LỜI CẢM ƠN

Qua cả quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện bài chuyên đề tốt nghiệp,tác giả — Dương Vũ Hương Thảo thực sự cảm thấy vô cùng biết ơn các thầy cô,bạn bè, người thân đã luôn lắng nghe, tận tình hỗ trợ về mọi mặt, giúp đỡ và chỉbảo, tạo mọi điều kiện cũng như đưa ra những lời khuyên, những lời khích lệ đểtác giả luôn giữ vững được tinh than cũng như trang bị đủ kiến thức, yên tâm bước

những bước chân vững chắc và day tự tin trên chặng đường cuối cùng của quá

trình học Đại học.

Trước tiên, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô giáo bộmôn Toán Kinh tế nói riêng và khoa Toán Kinh tế của trường Đại học Kinh tếQuốc dân nói chung Thay cô đã truyền lửa cho tác giả tiếp tục với con đường đam

mê những con số, mô hình; cung cấp rất nhiều những kiến thức quý giá, bổ ichkhông chỉ là về mặt chuyên môn mà còn là những câu chuyện chia sẻ về bài học

cuộc sống, giúp cho tác giả có được những hành trang bỏ ích trên con đường sắp

tới của mình và trong quá trình thực hiện bài chuyên đề tốt nghiệp này

Đặc biệt, tác gia xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Hoàng BíchPhương Tác giả chân thành cảm ơn cô, cảm ơn sự dẫn dắt của cô, cảm ơn nhữnggợi ý, phân tích mang tính chuyên môn và có giá trị thực tế, cảm ơn những lời

động viên vô cùng tình cảm của cô, tất cả đã giúp tác giả hoàn thành được bài

chuyên đê lân này.

Tác giả mong muốn răng đề tài của mình có thể đóng góp phần nào đó giá trịthực tế đối với Chính phủ nói chung và hệ thống ngân hàng, tô chức tin dung nói riêngnhằm giúp các nhà quản lý có thé hiểu rõ về sự truyền tải chính sách tiền tệ qua kênhtín dụng, từ đó có các giải pháp để quản trị rủi ro, tăng cường kinh tế, xây dựng nước

nhà ngày một giàu mạnh, cường thịnh Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này,

do vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều mặt hạn chế, nên bài chuyên

đề không thé tránh khỏi những điểm chưa được hoàn chỉnh, còn sai sót Chính vì vậy,

tác giả kính mong nhận được những lời góp ý từ quý thầy cô và ban học dé bài chuyên

đề của tác giả được hoàn thiện hơn Bên cạnh đó, bản thân

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện chuyên đề

Thảo Dương Vũ Hương Thảo

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 1

Trang 3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

MỤC LỤC

0809.1007775 ẽ 1

9/20/15 .,Ô 2 TÓM TAT CHUYEN DE THUC TẬP s° se se se se sse©ssevsserssezsscrs 4 DANH MỤC BANG BIỀU - 2-5 s<c<£Ss£ESsESseESESsEESeEASEESEEAExseTsersserserssre 5 /0);000000206.0.00003757 6

DANH MUC VIET là v0 7

7000575 — 8

CHUONG 1: CO SỞ LY THUYÉT VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 12

1.1 Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và các biến số kinh tế vĩ mô 12

1.1.1 Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước -¿- 2 z+++zx+zx+rxerxerree 12 1.1.2 Các biến số kinh tế vĩ mô và chỉ tiêu tiền tệ 2- 2s s+E+EE+E£EeEzEeExzzezxez 15 1.2 Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các tô chức tín dụng ¬ 16

1.2.1 Cơ sở hình thành kênh tín dụng «1E xEx *v 91 g n rườn 16 1.2.2 Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại 18

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hang thurong Mai 0P 21

1.3 Anh hưởng của các cú sốc ngoại sinh tới chính sách tiền tệ và mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với chỉ tiêu tiền tệ -¿5¿©++cs++cxz+cse2 25 1.3.1 Ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ (CPIUS) và lãi suất vốn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FFR) đến mức độ truyền tải chính sách tiền tệ trong nước 25 1.3.2 Mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với các chỉ tiêu tiền tệ - 26

1.4 Tổng quan nghiên CỨU 2- 22 2 E+EE+E£EEE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkrrrerreee 27 1.4.1 Nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngOÀI eee + k kg ng, 27 1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Naim 6 6 221v ng nh ngư, 28 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIEN TE VÀ MOT SO YEU TO KINH TE VĨ MÔ TẠI VIET NAM GIAI DOAN 2008 — 2022 . 30

2.1 Tình hình kinh tế, chính sách tiền tệ và diễn biến kênh tin dụng 30

2.1.1 Tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ -. 2¿ + ++22++22x++tzx+zrxeezrez 30

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 2

Trang 4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

2.1.2 Diễn biến kênh tín dụng tại Việt Nam - 5 5 3c 11v grưy 34

2.2 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và một số yếu tố vĩ mô - 36

2.2.1 Ngudn dữ liệu 2: ©5c 2 SE 2 2 19E121127111121111121111211211 11.11111111 36

2.2.2 Thống kê mô tả - 2-2 2 SE£+E£2EE£EE£EEEEEEEEEEEE1E71121127121127171121111211 1110 37 2.2.3 Ma trận hệ số tương quan 2- 2© ©++2E++EEE2EEESEEEEEEESEEESEEeSrkrerkesrkesrxee 39

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SVAR PHÂN TÍCH MÓI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHÍ TIEU TIEN TE VÀ CAC BIEN SO KINH TE Vi MÔ TẠI VIỆT NAM

TRONG GIAI DOAN 2008-2(02/2 -ss-s<©vseEv+sESveE+vseEvxsetrseetrsenrsseorssrer 41

3.1 Giới thiệu mô hình SVAR ¿55225 2x22 2E£EEEeEvEEeExerrrrerrrrerrrrrrve 41

kinn‹ sẽ o4 4I

3.1.2 Phương pháp ước lượng mô hình - s6 6+5 E21 E*vE+ESEskskererkesee 4I E60 ÔỎ 43 E0 ố ố dd 43

3.2 Định dạng cấu trúc mô hình - 2-2 s2 £+Ez+EE+EE£+E£+EE+EEeEEzEezrxrrxerxee 43

3.3 Kết quả thực nghiệm - 2-22 5¿++++E++EEE£EE+SEEEEEEEEESEErEEkrrkrerkrrrvee 46

3.3.1 Cac két qua 0c nố 5 46

3.3.2 Ham 000 1n 47

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2£ e° 2< s£©s££sseEssEssesseEsersserserssese 53

TÀI LIEU THAM KHHẢO - se 5< 5< se£vse£+seEvseEvseEvseExserxserkserssersserssersee 55 3:0900001020077 - 57

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 3

Trang 5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

TOM TAT CHUYEN ĐÈ THỰC TAP

Tác giả đánh giá thực trạng truyền tải chính sách tiền tệ cũng như những nhân

tố ảnh hưởng đến quá trình truyền tải qua kênh tín dung, cu thé qua hai kênh bảng cânđối kế toán của người đi vay và kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng

Ứng dụng mô hình kinh tế lượng, bằng cách xây dựng mô hình cấu trúc tự

hồi quy vecto, tac giả mô hình hóa mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền tệ và các biến

số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam dé đánh giá thực trạng điều hành và

cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín dụng ở

Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, phân tích hiệu ứng theo thời gian từ cú sốc

tín dụng, cú sốc lãi suất đến tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số giá tiêu dùng- hai

mục tiêu của chính sách tiên tệ Việt Nam.

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 4

Trang 6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC BANG BIEUBảng 1.1 Các dạng chính sách tiền tỆ ¿- 2: ©52©x2+£x2zEtzxeerxzrxerrxees 12

Bang 2.1 Các biến trong mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) 36Bang 2.2 Ma trận hệ số tương quan các biến trong nghiên cứu - 40Bảng 3.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vi các biến trong mô hình 46

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 5

Trang 7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Hình 3.5 Hàm phản ứng đây của GDP trước cú sốc lãi suất (mô hình SVAR 2) 51

Hình 3.6 Hàm phản ứng day của CPIVN trước cú sốc lãi suất (mô hình SVAR 2)

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 6

Trang 8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC VIET TAT

Ký hiệu viết tắt | Từ viết đây đủ bằng tiếng Việt

SVAR Mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

CPIUS Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Ky

FFR Lãi suất vốn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED)

GDP Tổng : sản phẩm trong nước của Việt Nam

CPIVN Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

LEN Lãi suất cho vay của các tô chức tín dụng

DOC Tín dụng đôi với nên kinh tế

EXE Tỷ giá giao dịch của các tô chức tín dụng vào cuối kỳ

C Chỉ tiêu của nên kinh tế

I Nhu cau dau tu của nên kinh tế

NX Xuất khâu ròng của nén kinh tế

FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

FED Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

OLS phương pháp hỏi quy bình phương nhỏ nhật.

GLS phương pháp bình phương tối thiêu tổng quát

11194764 — Dương Vũ Hương Thao

Trang 9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

MỞ ĐẦU

1 LY DO CHON DE TÀI

Xuất phát từ sự đa dạng về chính trị- văn hóa- xã hội mà nền kinh tế củamỗi quốc gia lại có những đặc trưng riêng, cùng với đó là sự vận động liên tục của

thị trường tài chính và các trung gian tài chính, mức độ hiệu quả của các kênh

truyền tải chính sách tiền tệ cũng ghi nhận những sự đổi thay theo thời gian Theo

các nghiên cứu cua Cecchetti (1999), Ganev và cộng sự (2002) va Mishkin (2009),

chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền tải khácnhau như kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh tín dụng, kênh giá cả tài sản Trong khimột số nghiên cứu đã nêu lên quan điểm rang tai các quốc gia phát triển với thịtrường tài chính hiện đại, kênh truyền tải chính sách quan trọng nhất thường làkênh lãi suất, thì ngược lại, với các quốc gia trong giai đoạn đang phát triển, kênh

tín dụng và kênh tỷ giá mới là các kênh chủ đạo.

Về mặt lý thuyết kinh tế, chính sách tiền tệ luôn đóng vai trò quan trọng

nhằm tác động đến nền kinh tế của các quốc gia dé đạt được các mục tiêu như ồn

định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả So với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác,chính sách tiền tệ luôn thê hiện tác động rõ nét và sâu sắc tới nền kinh tế nói chung,thị trường tài chính nói riêng trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế củatừng quốc gia, nhất là trong ngắn hạn Thông qua các công cụ của hoạt động tíndụng và ngoại hồi, các chỉ tiêu tiền tệ như: cung tiền M2, tín dụng, lãi suất và tỷgiá hối đoái, các chính sách tiền tệ đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tác động

đến thị trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và mức giá cả trong nên kinh tế, từ đó ồn

định nền kinh tế và thúc đây tăng trưởng và phát triển Do vậy, đặt ra yêu cầu cầnthiết lập một chính sách tiền tệ phù hợp, mà điều này đòi hỏi các nhà hoạch địnhchính sách phải có một sự hiéu biết rõ ràng về cơ chế truyền tải tiền tệ và tam quantrọng của các kênh truyền tải khác nhau như tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái vàgiá cả tài sản, đồng thời nhận biết và phân tích được ảnh hưởng của các kênh truyềntải này đến các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất Clinton vàEngert (2000) và Kuttner và Mosser (2002) đã chỉ ra rằng, hiệu quả của chính sáchtiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đánh giá chính xác về thời điểm và tácđộng của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền tải tới hoạt

động kinh tê và kiêm soát giá cả của các nhà hoạch định chính sách của quôc gia.

Ké từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, hầu hết các chuyên giađều nhất trí cho rang các hệ thong kinh tế và tài chính của châu A đã trở nên vững

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 8

Trang 10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

chắc hơn 10 năm sau- năm 2007, Việt Nam ngày càng hội nhập chặt chẽ vào nền

kinh tế thế giới khi chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại Thé giới (WTO) ngày 11/1/2007 Cùng với sự phát triển không ngừngcủa các nước trong khu vực, Việt Nam đã có những điều chỉnh lớn trong việc thựcthi chính sách tiền tệ và lựa chọn cơ chế điều hành chính sách tiền tệ phù hợp vớiđặc điểm, quy mô nén kinh tế cũng như đặc điểm của từng giai đoạn phát triển,xây dựng Một 86 quéc gia da lua chon co chế điều hành chính sách tiền tệ với đặc

trưng là mức độ tự chủ cao trong điều hành chính sách tiền tệ hoặc lựa chọn hệ

thống tỷ giá hối đoái và mức độ tự do nhất định trong các dòng vốn quốc tế vớimục tiêu chính là thiết lập một thị trường tiền tệ 6n định và minh bạch, thúc daytăng trưởng và ôn định giá cả hàng hóa trong nước

Đề điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu

vĩ mô đã đề ra, đánh giá tác động bên trong và bên ngoài của nền kinh tế, Ngânhàng Nhà nước nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ thông qua nghiên cứu định lượng về cơ chế

truyền tải tiền tệ của nước mình, cũng như các biện pháp hạn chế những tác độngtiêu cực của chính sách tiền tệ hoặc tận dụng các cơ hội trong quá trình hội nhập

va tự do hóa thị trường tai chính Đối với Việt Nam, việc phân tích và đánh giá cơchế truyền tải tiền tệ đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước,

nhưng việc đưa phân tích định lượng vào trong nhiều nghiên cứu vẫn còn hạn chế.

Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quyvectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn2008-2022” Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tự hồiquy véc tơ (SVAR) để mô hình hóa mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền tệ và các

biến số kinh tế vĩ mô của một nên kinh tế thị trường với độ mở lớn như Việt Nam

trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) Các phương pháp

SVAR được xem là linh hoạt vì nó có thé chứa nhiều mối quan hệ giữa các biến

số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép chúng ta xác địnhđược những cú sốc tiền tệ trực giao Trong mô hình này, tác giả thiết lập các điềukiện cần thiết dé tìm ra những cú sốc tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, sau đó đánh

giá hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền tải tín dụng đếngiá cả hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước

dựa trên các số liệu thu thập từ Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu thống kê tàichính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF), CEIC Data, FRED Economics Data,Vietstock Finance giai đoạn 2008-2022 Từ đó, đề xuất các giải pháp cho Chính

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 9

Trang 11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước (vì chính sách tiền tệ là công cụ kiểm soát

cung tiền của Ngân hàng Nhà nước) tăng cường tác động tích cực của việc truyền

tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của Việt Nam trong thời gian tới

2 MỤC TIEU NGHIÊN CỨU

Ứng dụng mô hình kinh tế lượng, bằng cách xây dựng mô hình vectơ tự hồiquy có cấu trúc (SVAR) mô hình hóa mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền tệ và cácbiến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam dé đánh giá thực trạng điều hànhchính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước qua kênh tín dụng ở Việt Nam tronggiai đoạn nghiên cứu Từ đó, tác giả phân tích định hướng và mức độ truyền tảichính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đến các chỉ tiêu tiền tệ và các biến sốkinh tế vĩ mô thông qua kênh tín dụng

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu chính là các chỉ tiêu tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ

mô bao gom 7 biến và được chia làm 2 khu vực, đó là: khu vực quốc tế (với 2 biếnchỉ số giá tiêu ding của Hoa Kỳ (CPIUS), lãi suất vốn của Cục Dự trữ Liên bangHoa Kỳ FED (FFR)) và khu vực trong nước (với 5 biến tổng sản phẩm trong nước(GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPIVN), lãi suất cho vay của các tô chức tín dụng(LEN), tín dụng đối với nền kinh tế (DOC) và ty giá giao dịch các tổ chức tín dụng

vào cuối kỳ (EXE))

Trên cơ sở so sánh hàm phản ứng đây của các biến mục tiêu vĩ mô với lãisuất giữa hai mô hình, nghiên cứu này sẽ trả lời hai câu hỏi: (i) kênh tin dụng cóthực sự tồn tại tại Việt Nam hay không? và nếu có thì (ii) mức độ khuếch đại củakênh tín dụng là mạnh hay yêu?

Bài viết tập trung xác định và đánh giá các yếu tô ảnh hưởng đến các chỉ sốtrong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2022

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy có cấu trúc SVAR đề phân tíchmối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ mô

5 KET CAU CHUYEN DE

Chuyên dé có kết cau gồm 3 phan chính:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết và tông quan nghiên cứu

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 10

Trang 12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Chương 2 Đánh giá môi quan hệ giữa chính sách tiên tệ và một sô yêu tô

kinh tế vĩ mô tại việt nam giai đoạn 2008 — 2022

Chương 3 Ứng dụng mô hình SVAR phân tích mối quan hệ giữa các chỉtiêu tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ mô tại việt nam trong giai đoạn 2008-2022

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 11

Trang 13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

CHUONG 1: CƠ SỞ LY THUYET VA TONG QUAN

NGHIEN CUU

1.1 CHINH SACH TIEN TE CUA NGAN HANG NHA NUOC VA

CAC BIEN SO KINH TE Vi MO

1.1.1 Chính sách tiền tệ của Ngân hang Nha nước

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, quy định: “Chính sách lưu thông

tiền tệ hay chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc giacủa cơ quan nhà nước có thâm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu 6n định giá tri

đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện

pháp đề thực hiện mục tiêu đề ra”

1.1.1.2 Phân loại

Có 6 dạng chính sách tiền tệ được trình bày trong bảng sau:

Chính sách tiền tệ Biến số tác động Mục tiêu dài hạn

Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiên | Cố định tỷ lê lạm phát

Cô định tỷ giá Tỷ giá Ty giá

Bản vị vàng Giá vàng Lạm phát thâp đo băng giá

Thứ nhất, tái cấp vén- hình thức cấp tín dụng của Ngân hang Nhà nước đối

với các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, dự trữ bắt buộc- số tiền mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngânhàng Nhà nước dé thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Tùy từng loại hình tổ chứctín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quy định

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 12

Trang 14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

ty lệ dự trữ bắt buộc riêng, nhằm đảm bao tính thanh khoản, nhằm thực hiện chínhsách tiền tệ băng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ Ngân hàng Nhà nước không

chỉ quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, mà còn đối với tiền gửi

vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi

Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở- hoạt động Ngân hàng Nhà nước mua bán

giấy tờ có giá ngăn hạn đối với tô chức tín dụng trên thị trường tiền tệ, điều hòacung cầu về giấy tờ có giá, quy định giấy tờ có giá được phép giao dịch

Thứ tư, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác- đượcNgân hàng Nhà nước công bố dé điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng

lãi Trong trường hợp có bất thường trong thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nướcquy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng

với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Thứ năm, tỷ giá hôi đoái- tương quan sức mua giữa đông nội tệ và đông ngoại tệ trên thi trường có sự điêu tiét của Nhà nước, vừa phản ánh sức mua của

đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hồi.

1.1.1.4 Mục dich

Chính sách tiền tệ được thực hiện nhằm 3 mục đích sau:

Thứ nhất, kiểm soát lạm phát và ồn định giá trị đồng tiền Thông qua chínhsách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước có thê tác động đến sự tăng hoặc giảm giá trịđồng tiền của nước mình Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền

nhưng không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế khôngthể phát triển được Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một

tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại

Thứ hai, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Chính sách tiền tệ mở rộnghay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã

hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nềnkinh tế Dé có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia

tăng.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọichính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, dé giữ chonhịp độ tăng trưởng đó ôn định, đặc biệt việc ồn định giá trị đồng bản tệ là rất quantrọng, nó thê hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ Mục tiêu này chỉ đạtđược khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 13

Trang 15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Về lâu dài, ba mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không

tách rời Tuy nhiên, khi xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này cóthé mâu thuẫn với nhau, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Do đó, dé đạt được các mụctiêu trên một cách hài hoà thì Ngân hàng Nhà nước cần phải có sự phối hợp chínhsách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác Phần lớn, Ngân hàng Nhà nước cácnước coi sự ôn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ

1.1.1.5 Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tin dụng

Bernanke và Gertler (1995) đã đề xuất hai kênh truyền tải thông qua bảng

cân đối kế toán của người đi vay và kênh khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân

hàng.

Thứ nhất, kênh truyền tải thông qua bảng cân đối tài sản có hàm ý răng tác

động của chính sách tiền tệ là không cân xứng và không tuyến tính Bởi lẽ, bên

cạnh ảnh hưởng trực tiếp làm tăng chỉ phí lãi vay, giảm lợi nhuận, dòng tiền, giá

trị tài sản thé chấp và giá trị ròng của doanh nghiệp, chính sách tiền tệ còn gây anh

hưởng gián tiếp tới tình hình tài chính của các chủ thê sản xuất kinh doanh trongnền kinh tế do nhu cau đối với hàng hóa và dịch vụ giảm, khiến doanh thu sụt

giảm, hàng tồn kho ứ đọng, khoản phải thu trả chậm Hệ quả là nhu cầu vay vốn

dé tiến hành đầu tư của doanh nghiệp bị hạn chế đáng kể Trong điều kiện bangcân đối tài sản của các chủ thê vay vốn là lành mạnh thì việc tăng mặt bằng lãi suất(hệ quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là khôngđáng kể) Tuy nhiên, vẫn mức tăng lãi suất đó, nhưng trong điều kiện tình hình tài

chính của các chủ thể vay vốn đang suy yếu và cơ cau vốn ở mức độ rủi ro cao thì

chính sách tiên tệ có tác động rât mạnh.

Thứ hai, kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín dụng của ngân hàngcho thấy, ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vàcác cú sốc tiêu cực khác từ nền kinh tế sẽ khiến cho tổ chức tín dụng phải đối mặt

với những vấn đề thanh khoản sụt giảm, rủi ro tín dụng tăng cao, nợ xấu phát sinh,

sự tăng cường thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý, dẫn đến khả năng cấp tín

dụng có xu hướng giảm (do lượng tiền gửi huy động giảm xuống, buộc các tô chức

tín dụng phải giảm quy mô tín dụng).

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 14

Trang 16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

1.1.2 Các biến số kinh té vĩ mô và chỉ tiêu tiền tệ

1.1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ (CPIUS) và của Việt Nam (CPIVN)

Chỉ số giá tiêu dùng của một quốc gia là chỉ số phan ánh mức thay đồi tươngđối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian được tính bằng phần trăm ở đất nước đó.CPI đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian mà người tiêu dùng trả

cho một giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ, thường được gọi là lạm phát.

1.1.2.2 Lãi suất vốn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Ky FED (FFR)

Đây là lãi suất mà tại đó các tô chức lưu ký giao dịch các quỹ liên bang (số

dư được giữ tại các Ngân hàng Dự trữ Liên bang) với nhau qua đêm Khi một tôchức lưu ký có số dư thặng dư trong tài khoản dự trữ của mình, nó sẽ cho các ngânhàng khác vay số dư lớn hơn Tỷ lệ quỹ liên bang hiệu quả về cơ bản được xác

định bởi thị trường nhưng chịu ảnh hưởng của Cục Dự trữ Liên bang thông qua

các hoạt động thị trường mở đề đạt được tỷ lệ quỹ liên bang mục tiêu

1.1.2.3 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Tổng san phâm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch

vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định, là số

đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia GDP danh nghĩa (dữ liệu GDP thô,trước khi lạm phát) được định nghĩa là thước đo GDP, được biểu thị băng thuậtngữ tuyệt đối GDP thực tế đề cập đến thước đo GDP được điều chỉnh theo mứcgiá chung, trong một năm tài chính cụ thể GDP thực được coi là một chỉ số thực

sự của tăng trưởng kinh tế của đất nước bởi vì nó chỉ xem xét việc sản xuất vàkhông bị thay đổi giá cả hoặc biến động tiền tệ

1.1.2.4 Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dung (LEN)

Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng là khoản tiền theo thỏa thuận màngười vay sẽ phải trả cho tổ chức tín dụng khi vay tiền, tài sản Khi giao kết hợpđồng cho vay hai bên sẽ thỏa thuận số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn trả.Trường hợp nếu thỏa thuận lãi suất cho vay cao hơn lãi suất cao nhất do Bộ luậtDân sự quy định thì phần lãi suất cao hơn sẽ không có giá trị ràng buộc, thậm chínếu cho vay với lãi suất quá cao sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định

của Bộ luật Hình sự có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 15

Trang 17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

1.1.2.5 Tín dụng đối với nên kinh tế (DOC)

Bién tin dụng đại diện cho lượng tin dung của hệ thống tô chức tin dụng cấpcho nền kinh tế Kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín dụng của ngân hàngcho thấy, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như húttiền về thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khả năng cấp tín dụng của hệ thống tôchức tín dụng có xu hướng giảm (do lượng tiền gửi huy động giảm xuống, buộccác tổ chức tín dụng phải giảm quy mô tin dụng) Ngoài ra, các tô chức tin dụng

có quy mô nhỏ, tình hình tài chính yếu, tỷ lệ tài sản có tính lỏng thấp sẽ chịu tácđộng lớn hơn là nhóm tổ chức tín dụng lớn, tình hình tài chính ồn định, tỷ lệ tài

sản có tính lỏng cao trước các cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ hoặc cú sốc tiêu

cực khác.

1.1.2.6 Tỷ giá giao dịch các tổ chức tín dụng vào cuối kỳ (EXE)

Day là tỷ giá hỗi đoái giữa hai loại tiền tệ, hay tỷ giá mà tại đó một đồngtiền này sẽ được trao déi cho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồngtiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác Biến tỷ giá đóng vai tròvừa là công cụ chính sách tiền tệ vừa là yếu tố bảo đảm cho sự cân bang của cáckhu vực trong nền kinh tế trong mô hình

1.2 CO CHE TRUYEN TAI CHÍNH SÁCH TIEN TE QUA KENH TÍN

DUNG CUA CAC TO CHUC TIN DUNG

1.2.1 Cơ sở hình thành kênh tín dung

Vào đầu thập niên 1990, bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu lý thuyết vàthực nghiệm về mối quan hệ mờ nhạt giữa lãi suất và đầu tư vào tài sản dài hạn.Theo Bernanke và Gertler (1995), chính sách tiền tệ bị thiếu hiệu quả trong việc

làm giảm lãi suất trung, dài hạn, đặc biệt là lãi suất thực, vốn đóng vai trò quan

trọng trong quyết định đầu tư vào các tài sản dài hạn của các chủ thé kinh tế Dé

khắc phục vấn đề này, Bernanke và Gertler (1995) đã đề xuất kênh tín dụng đượcxây dựng trên giả định cấu trúc tài chính có tác động tới hành vi và tiêu dùng củacác chủ thể trong nền kinh tế, đại diện cho một nhóm các nhân tố có tác dụng

khuếch đại và lan truyền tác động của chính sách tiền tệ tới các biến số vĩ mô,

thông qua hai kênh truyền tải là bảng cân đối tài sản của người đi vay và khả năngcấp tín dụng của hệ thống ngân hàng

Một số lý thuyết kinh tế vĩ mô được xây dựng dựa trên giả định là cau trúctài chính không có tác động tới hành vi đầu tư và tiêu dùng Nghĩa là các chủ thể

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 16

Trang 18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

kinh tế không chịu ảnh hưởng từ sự khác biệt giữa các nguồn vốn được sử dụng

cho hoạt động đầu tư và tiêu dùng Thực tẾ, giả định này không tồn tại vì: thứ nhất,các chủ thể trong nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng nguồn vốn tích lũy nội bộ

trước khi huy động nguồn vốn từ bên ngoài; thứ hai, các doanh nghiệp có quy môlớn có khả năng huy động vốn thông qua phát hành cô phiếu, trái phiếu trong khi

các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân lại phụ thuộc vào các khoản vay từ các

ngân hàng Như vậy, các mô hình kinh tế truyền thống trở nên thiếu hiệu quả trong

việc đưa ra các lập luận về tác động của các chính sách kinh tế tới các mục tiêu vĩ

mô Trên thực tế, các chủ thể đi vay thường có xu hướng sử dụng nguồn vốn bêntrong hon là nguồn vốn bên ngoài với 2 lý do sau đây: thứ nhất, chủ thé đi vaykhông muốn chia sẻ thông tin về hoạt động kinh doanh hay chịu sự giám sát sửdụng vốn vay từ phía chủ thê cho vay; thứ hai, chỉ phí sử dụng nguồn vốn bênngoài thường cao hơn so với nguồn vốn nội bộ bắt nguồn từ việc chủ thé cho vaykhông chắc chắn rằng lợi ích của họ được chủ thê đi vay đảm bảo Đây cũng là cơ

sở lý thuyết quan trọng dé xây dựng cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ thôngqua kênh tín dụng Phần thưởng nguồn vốn bên ngoài là sự chênh lệch giữa nguồnvốn bên ngoài (từ phát hành trái phiếu, cô phiếu, vay ngân hàng) và nguồn vốn bêntrong (từ thu nhập giữ lại) của các chủ thể kinh tế Mức chênh lệch này phản ánh

sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng, tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và chi phí của người đi vay.

Chi phi vốn

Hình 1.1 Cơ chế khuếch đại ảnh hưởng của chính sách tiền tệ

Nguồn: Internet

Gia định F là nguồn vốn chủ sở hữu với chi phí sử dung tương ứng la, 7,

bao gồm lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro Nếu thị trường tín dụng hoàn hảo, lãisuất vay vốn sẽ tương đương r¡ Tuy nhiên, do tồn tại tình trạng thông tin bat cân

xứng và các chi phí giao dịch nên mức lãi suất doanh nghiệp phải trả sẽ đạt mức

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 17

Trang 19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

7%, cao hơn r, một mức tương đương phan thu nhập vốn bên ngoài Khi lãi suấtvay vốn tăng, đường chi phí vốn S, sẽ dịch chuyền đến Š; thay vi Š¡, vì có sự tănglên của phan thu nhập vốn bên ngoài Tương ứng, quy mô vốn vay giảm còn (I, —F), mức quy mô vốn vay này nhỏ hon (1¡ — F), chứng tỏ rằng sự giảm xuống củaquy mô vốn vay cũng bị khuếch đại Nhìn chung, khi lãi suất vay vốn tăng, sự tănglên trong chi phí sử dụng vốn vay và sự giảm xuống trong quy mô vốn vay đều bịkhuếch đại mạnh hơn bởi sự tăng lên của phần thu nhập vốn bên ngoài Điều nàyhàm ý rang sự không hoàn hảo của thị trường tín dụng có thé khuếch đại các cú

Anh hưởng thông qua tác động tới rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch

Cơ sở của kênh truyền tải này là phần thu nhập vốn bên ngoài tỷ lệ nghịch

với tinh hình tài chính của người di vay Gia tri tài sản ròng và giá tri các tài san

có tính thanh khoản cao của người đi vay càng lớn thì phần thu nhập vốn bên ngoàicàng nhỏ Chính sách tiền tệ thắt chặt làm suy yếu tình hình tài chính của người đivay thông qua 2 ảnh hưởng: Thứ nhất, ảnh hưởng trực tiếp qua các khoản vay ngắnhạn hoặc có lãi suất thả nổi Khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ,

nguôn vốn cho vay giảm, chi phí huy động tăng, các ngân hàng sẽ có xu hướngtăng lãi suất cho vay Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào đặc điểm của cơ câu nguồnvốn huy động và cơ cau tin dụng của ngân hàng (ngắn hạn hay dài hạn, lãi suất cô

định hay thả nổi) Chi phí lãi vay tăng làm giảm lợi nhuận, dòng tiền và giá trị tài

sản ròng đặc biệt là đối với các chủ thể có tỷ lệ nợ cao; thứ hai, lãi suất tăng làm

giảm giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay Ngoài ra, khi giá trị tài sản ròng giảm,

các doanh nghiệp có xu hướng chấp nhận các dự án có rủi ro cao hơn, rủi ro đạođức và lựa chọn đối nghịch tăng lên làm các ngân hàng thương mại thận trọng hơntrong việc đưa ra quyết định tín dụng, từ đó giảm phần nào mong muốn cấp tíndụng của ngân hàng, đầu tư của doanh nghiệp vì thế cũng sẽ giảm theo

Lua chọn đối nghịch khi đánh giá khách hàng xảy ra trong trường hợp khách

hàng bị từ chối cấp tín dụng cho dù họ sẵn sàng trả mức lãi suất cao hơn đối với

những phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có mức rủi ro cao Vì nếuphương án, dự án thành công thì người vay nhận được nhiều lợi ích kinh tế hơn

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 18

Trang 20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

trong khi ngân hàng chỉ nhận được lãi vay theo thỏa thuận; ngược lại, nếu thất bại,

cả hai bên đều gặp rủi ro như nhau là không thu hồi được vốn bỏ ra Chính sách

tiền tệ thắt chặt làm tăng rủi ro lựa chọn đối nghịch, các ngân hàng thương mại trởnên khắt khe hơn trong quá trình xét duyệt và cấp tín dụng cho khách hàng, làmgiảm khối lượng tin dụng cap cho nền kinh tế

Anh hưởng thông qua sự bién động của mức giá chung

Khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, mức giáchung tăng Các khoản mục bên nợ trên bảng cân đối kế toán thường được chỉ trả

lãi theo mức lãi suất có định, điều này làm giá tri thực các khoản nợ giảm xuống,

giảm gánh nặng nợ cho doanh nghiệp Trong khi đó, các khoản mục tài sản trên

bảng cân đối kế toán ít bị ảnh hưởng hơn, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

tăng lên, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức giảm Các ngân hàng thương mại

sé dé dàng chấp nhận các đề nghị vay vốn của doanh nghiệp hơn, làm tăng dau tư,

sản lượng của nền kinh tế cũng vì thế mà tăng theo

1.2.2.2 Truyén tải chính sách tiền tệ thông qua khả năng cấp tín dụng của ngânhàng

Anh hưởng thông qua dự trữ ngân hàng

Khi chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng thắt chặt, lượng tiền dựtrữ trong hệ thống ngân hàng thương mại giảm xuống, ảnh hưởng tới khả năngcung ứng các khoản vay Ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển, kênh tíndụng chủ yếu phát huy tác động thông qua nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệpvừa và nhỏ do các doanh nghiệp này gặp hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từthị trường cổ phiếu và trái phiếu Ngược lại, ở các quốc gia phát triển hoặc dang

phát triển có thị trường tài chính phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, thì

ngay cả các doanh nghiệp lớn vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn tín dụng, kênh tín dụngđóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải chính sách tiền tệ đến các biến số kinh

tế vĩ mô

Anh hưởng thông qua vốn chủ sở hữu ngân hàng

Chính sách tiền tệ thắt chặt làm tình hình sản xuất kinh doanh của người đivay gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng, làmgiảm vốn chủ sở hữu ngân hang, do tăng trích lập dự phòng rủi ro hoặc mat vốn

do nợ xấu, khiến cho các ngân hàng thương mại thận trọng hơn trong việc cấp tíndụng Ngoài ra, các ngân hàng thương mại phải duy trì hệ số CAR không thấp hơn

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 19

Trang 21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

mức tối thiểu, đáp ứng quy định về an toàn vốn Việc huy động thêm vốn sẽ khó

khăn và tốn chi phí nên giải pháp dé các ngân hàng thương mại tăng tỷ trong vốnchủ sở hữu trở lại là giảm hoạt động cho vay, khiến cho những chủ thé phụ thuộcvào tín dụng ngân hàng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn và cắt giảm các hoạtđộng chỉ tiêu, đầu tư

Quá trình tự do hóa tài chính và ứng dụng các công cụ tài chính mới làm

giảm vai trò của kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín dụng Đối với thịtrường tài chính phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, các biện pháp điềuhành chính sách tiền tệ còn mang tính chất hành chính, trực tiếp làm gia tăng nhưngcũng đồng thời tạo ra ảnh hưởng không tốt tới truyền tải chính sách tiền tệ quakênh tín dụng Ngoài ra, sự thiếu đa dạng trong thị trường đầu tư tại Việt Nam dẫnđến việc tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là một phương thức đầu tư khá phổ biến Khi

đó, hệ thống ngân hàng thương mại có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, tính Ôn định của nguồn vốn bị giảm xuống do các chủ thể có thérút vốn bat cứ lúc nào dé tìm kiếm các khoản lợi nhuận cao hơn xuất hiện trên thitrường Nguồn vốn thiếu ổn định với kỳ hạn bình quân ngắn nhưng lại phải sửdụng dé cấp tín dụng với kỳ hạn bình quân dai hơn khiến hệ thống ngân hàngthương mại phải đối mặt với nhiều rủi ro khi mặt bằng lãi suất thị trường tăng (khichính sách tiền tệ thắt chặt) hoặc ngược lại Ngoài ra, áp lực huy động vốn ngắnhạn khiến cho mặt bang lãi suất ngắn hạn tăng, tạo áp lực lên mặt bằng lãi suấttrung và dai hạn, khiến cho việc giảm lãi suất không hè dé dàng Sự khuếch đạiảnh hưởng này khiến cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ tác động tiêu cực tới sự

ồn định và khả năng cấp tín dụng ra nền kinh tế của ngân hàng thương mai

Thứ hai, chi phí vốn tăng cao do ngân hàng thương mại phải trả khoản lãităng thêm cho người gửi tiền dé đáp ứng được mức sinh lời kỳ vọng của họ Chi

phí huy động vốn tăng sẽ tạo áp lực lên chi phí cho vay của ngân hàng thương mại

nhằm duy trì mức lợi nhuận phù hợp (mức sinh lời kỳ vọng của các cô đông) Ngânhàng thương mại phản ứng lại bằng cách cho vay các khách hàng có mức độ rủi rocao với lãi suất cho vay cao hơn Các doanh nghiệp phải vay vốn với mức lãi suấtcao sẽ làm tăng chỉ phí, giá thành sản phâm và giảm đi tính cạnh tranh của sảnphẩm Đặc điểm này cho thấy mối quan hệ giữa truyền tải chính sách tiền tệ quakênh khả năng cấp tín dụng, kênh bảng cân đối kế toán của người đi vay và kênhchấp nhận rủi ro

Khi nghiên cứu về truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng, cần chú

ý rằng mặc dù chính sách tiền tệ tác động trực tiếp lên lãi suất, nhưng tác động của

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 20

Trang 22

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

sự thay đổi lãi suất lên các nhân tố khác (hơn là tác động trực tiếp lên đầu tư vàtiêu dùng) mới đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng tới các biến số vĩ mô như

thu nhập, thất nghiệp và lạm phát Ngoài ra, kênh tín dụng còn giải thích dựa trênlập luận: lãi suất tăng trong điều kiện tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt sẽ

không tạo ra nhiêu ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại.

1.2.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh

tín dụng ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Các yếu tô vĩ mô

Sự phát triển của thị trường tài chính

Thứ nhất, kênh tín dụng sẽ yêu hơn nếu thị trường tài chính phát triển mạnhhơn Khi thị trường tài chính phát triển, doanh nghiệp, cá nhân có thể vay vốn từ

thị trường tài chính thay vì các ngân hàng thương mại, kênh tín dụng sẽ giảm tính

hiệu quả Thứ hai, kênh tín dụng cũng bi ảnh hưởng bởi chi phí giao dich tài chính.

Chi phí giao dịch tài chính cao sẽ khiến cho các chủ thê kinh tế gặp khó khăn khihuy động vốn trên thị trường tài chính và trở nên trung thành hơn với các ngân

hàng thương mại đang có quan hệ tín dụng, kênh tín dụng sẽ mạnh hơn Thứ ba,

các cải tiễn trong thị trường tài chính tac động đến vai trò của kênh tin dụng Gần

đây có khá nhiều những cải tiến trên thị trường tài chính, tiêu biểu là hoạt độngchứng khoán hóa Nếu ngân hàng thương mại có khả năng thanh lý tài sản thôngqua hoạt động chứng khoán hóa, khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng thương

mại này sẽ tăng lên và trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc chính sách, kênh

tín dụng hiệu quả hơn.

Mức độ hiệu quả của thị trường liên ngân hang

Thị trường liên ngân hàng đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin cho côngtác điều hành của Ngân hàng Nhà nước và là điểm khởi đầu của quá trình truyềntải Nếu thị trường liên ngân hàng kém phát triển thì xác suất xảy ra những batthường trên thị trường này sẽ tăng lên Nếu thị trường liên ngân hàng không phảnánh được lượng vốn dư thừa hay thiếu hụt từ phía các ngân hàng thương mại,không xác định được chi phí vốn, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó năm được tình hìnhtiền tệ trên thị trường cũng như mức độ rủi ro thanh khoản của hệ thống, ảnh hưởngtới khả năng đưa ra quyết định kịp thời và phù hợp dé tác động tới lượng vốn khảdụng và chi phí vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Ngoài ra, khi Ngân hàngNhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, một số ngân hàng thương mạikhông đủ điều kiện vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 21

Trang 23

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

khoản lớn, buộc phải vay Ngân hàng Nhà nước Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cùng

một lúc phải thắt chặt chính sách tiền tệ đồng thời nỗ lực bảo đảm an toàn hoạtđộng cho hệ thống ngân hàng, khiến cho mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ bịgiảm đi phần nào

Mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hang

Các quốc gia có hệ thống ngân hàng thương mại với quy mô nhỏ và thị phần

tín dụng chủ yếu thuộc về các ngân hàng thương mại Nhà nước thường có mức độcạnh tranh kém và thiếu lành mạnh Quá trình truyền tải chính sách tiền tệ từ mứclãi suất chính sách tới mặt bằng lãi suất thị trường và tín dụng trong nên kinh tế bi

giảm hiệu quả do các ngân hàng thương mại thiếu cạnh tranh sẽ phản ứng khá

chậm chạp và không mang lại hiệu quả trong việc truyền tải chính sách tiền tệ như

kỳ vọng.

Nhân tổ khác

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng cùng một công cụ chính sách

tiền tệ, cách thức truyền tải chính sách tiền tệ vẫn có sự khác nhau nhất định tùy

vào điều kiện kinh tế vĩ mô của từng quốc gia Kênh tín dụng bị ảnh hưởng bởi cácđặc điểm kinh tế địa phương, độ mở của nên kinh tế, các cuộc khủng hoảng, cơcầu kinh tế của quốc gia, mức nợ công, ngoài ra, kênh tín dụng sẽ mạnh hơn nếu

Ngân hàng Nhà nước độc lập hơn.

1.2.3.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh

bang can doi kê todn của người di vay

Ty trong vay nợ trong nguồn von

Đối với chủ thé kinh tế có ty trọng vay nợ trong nguôn vốn càng lớn, phụthuộc càng nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng, một sự thay đổi nhỏ trong chínhsách tiền tệ hoặc chính sách tín dụng ảnh hưởng càng nhanh và đáng kể tới tìnhhình tài chính của chủ thé này, hay mức độ truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh

bảng cân đối kế toán của người đi vay càng lớn Điều này là do đòn bẩy tài chínhcao sẽ có tác dụng khuếch đại sự thay đổi nhỏ trong lãi suất lên chi phí lãi vay và

ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của doanh nghiệp Cùng với đó, việc giảm hạn mức

tín dụng sẽ buộc doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh lại Tổng hợphai ảnh hưởng này là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùngcủa cá nhân, hộ gia đình sẽ giảm xuống nhanh chóng Thời hạn vay vốn càng ngắn

và lãi suât thả nôi thì ảnh hưởng của chính sách tiên tệ càng nhanh va rõ rệt Vé vi

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 22

Trang 24

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

mô, tại các quốc gia có thị trường chứng khoán kém phát triển và các quốc gia cónhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ thé khó tiếp cận thị trường chứng khoánhoặc tiếp cận nhưng không hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng,

sẽ có mức nhạy cảm cao với những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước.

Năng lực quản trị và sản xuất kinh doanh

Khi chính sách tiền tệ thắt chặt, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinhdoanh tốt có xu hướng điều chỉnh lại quyết định đầu tư và tiêu dùng theo hướngthu hẹp và thận trọng hơn, nên sẽ ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thắt chặt chính sách

tiền tệ hơn Ở góc độ vĩ mô, một nền kinh tế có hiệu quả đầu tư và khả năng cạnhtranh thấp sẽ rất khó ứng phó trước các cú sốc từ việc thắt chặt chính sách tiền tỆ.Khi đó, các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp nói riêng và toàn nên kinh tế

nói chung suy giảm, khiến việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàngthương mại trở nên khó khăn hơn Ngoài ra, sự yếu kém này còn làm giảm tốc độphục hồi của nền kinh tế sau các cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ, làm việc truyềntải chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đây tín dụng, và hỗ trợ phục hồi tốc độtăng trưởng kinh tế trở nên thiếu hiệu quả

1.2.3.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại

Tỷ trọng tín dụng trong tong tài sảnNếu tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản của ngân hàng thương mại thấp,

các ngân hang thương mai sẽ còn khả năng mở rộng tín dụng khi Ngân hàng Nhà

nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hoặc tiếp tục cấp tín dụng trong trườnghợp chính sách tiền tệ thắt chặt) thông qua việc chuyền các tài sản có tính lỏng caothành tiền mặt dé cấp tín dụng cho nền kinh tế Ngược lại, một ngân hàng thươngmại có tỷ trọng tín dụng cao sẽ gặp phải trở ngại khi phải huy động thêm vốn trênthị trường (với mức lãi suất cao hơn) hoặc vay Ngân hàng Nhà nước (đáp ứng cácđiều kiện tài chính chặt chẽ hơn) và đáp ứng các quy định về an toàn vốn trongtrường hợp tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng thương mại đã ở mức cao Nghiêncứu của Eid (201 1) cho thay, với ngân hàng có tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sảnlớn hơn 75% không thể hiện hành vi chấp nhận rủi ro trong thời kỳ lãi suất thấp;nhưng các ngân hàng có tỷ trọng này thấp hơn 30% ảnh hưởng của chính sách tiền

tệ nới lỏng tới việc châp nhận rủi ro của các ngân hàng là rât đáng kê, các ngân

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 23

Trang 25

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

hàng này sẽ có xu hướng mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng rất nhanh và mạnh trong

thời gian ngắn

Tỷ lệ nợ xấu (dự phòng rủi ro) trên dự nợ tín dụng

Đối với các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng cao,

khi nợ xấu phát sinh, các ngân hàng thương mại này phải trích lập dự phòng rủi ro

dé xử lý nợ xấu, làm giảm nguồn lực tài chính dé cấp tín dụng, đồng thời các ngânhàng thương mại này cũng thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng do lo ngại nợxâu tiếp tục phát sinh, ảnh hưởng tới an toàn hoạt động ngân hàng hoặc phải chịu

sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Vì vậy, khi Ngân hàng Nhà nước

thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, các ngân hàng thương mại này vẫn sẽ gặpnhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng

Tính thanh khoản của ngân hàng

Tính thanh khoản của ngân hàng thường được thê hiện bởi việc năm giữ cáctài sản có tính thanh khoản cao Trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, các

ngân hàng thương mại có tính thanh khoản cao sẽ dé dàng chuyền đổi các tài sản

thành tiền để cấp tín dụng cho khách hàng Havro và Vale (201 1) đã kết luận thanh

khoản có ảnh hưởng tới quá trình cấp tín dụng, cụ thể, các ngân hàng với danh mụctài sản có tính thanh khoản cao có xu hướng cấp tín dụng dễ dàng hơn

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tong tài sản của ngân hàng

Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì mức độ chấp nhận rủi ro có thê

gia tăng vì chúng có đủ khả năng hấp thụ các khoản thua lỗ phát sinh do rủi ro tíndụng Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ảnh hưởng tới khả năng mở rộng tíndụng của ngân hàng thông qua việc kiêm soát sự biến động của tài sản có rủi ro.Các ngân hàng thương mại có tỷ lệ an toàn vốn thấp sẽ thận trọng trong việc mở

rộng tín dụng hơn các ngân hàng thương mại khác.

Mic độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hang

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện thôngqua phạm vi hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng, khái quát tương đối

bằng cấu trúc thu nhập của ngân hàng Thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng vềbản chất là ít biến động và ít chịu kiểm soát bởi quy định pháp luật hơn so với hoạt

động tín dụng, đầu tư ngân hàng thương mại có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với

tông thu nhập ở mức cao sẽ có mức độ châp nhận rủi ro cao, từ đó làm gia tăng

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 24

Trang 26

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

mong muôn va khả nang cap tin dụng Vì vậy, các ngân hàng có nguôn thu đa dạng

hơn sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn

Mic độ đa dạng hóa danh mục tín dụng của ngân hang

Ngân hàng thương mại với mức độ đa dạng hóa danh mục tín dụng cao sẽ

giúp làm giảm rủi ro cho ngân hàng, vì thế sẽ có khả năng chấp nhận rủi ro caohơn Tuy nhiên, khi mức độ liên kết giữa các ngành ngày càng tăng (đặc biệt làtrong giai đoạn suy thoái kinh tế), các cú sốc tác động tới nền kinh tế sẽ không chỉtác động tới một vai ngành hay tác động ngược chiều giữa các ngành dé loại trừrủi ro mà có thê ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các ngành, làm gia tăng rủi ro củatoàn bộ danh mục tín dụng, khiến khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương

mại giảm xuông.

Khả năng sinh lời cua ngân hàng

Nghiên cứu thực nghiệm của Delis và cộng sự (2011) đưa ra nhận định rằngngân hàng thương mại có khả năng sinh lời cao có thể sẵn sàng chấp nhận giảm

bớt các tiêu chuẩn cho vay của mình dé tạo điều kiện mở rộng tín dụng khi Ngân

hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ

1.3 ANH HUONG CUA CAC CU SOC NGOẠI SINH TỚI CHÍNH SÁCH TIEN TE VA MOI QUAN HE GIỮA CAC BIEN KINH TE Vi

MO VOI CHi TIEU TIEN TE

1.3.1 Anh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng cia Hoa Kỳ (CPIUS) và lãi suất

vốn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FFR) đến mức độ truyền tải chính

sách tiên tệ trong nước

Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ là một chỉ số kinh tế rất quan trọng được

Hoa Kỳ công bố thường xuyên, thê hiện thông tin giá tiêu dùng của nền kinh tếHoa Kỳ, từ đó cung cấp cái nhìn kịp thời về mức độ tăng trưởng và lạm phát đangdiễn ra trên nền kinh tế của đất nước này CPI là một thước đo lạm phát mạnh vớikhả năng ảnh hưởng đáng kê đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, vìthông qua CPI, các cơ quan quản lý thị trường kinh tế Hoa Kỳ sẽ đưa ra các đánh

giá về chỉ sô lạm phát của quôc gia họ.

Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ- Ngân hàng Nhà nước của Hoa

Kỳ thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng "lãi suất quỹ vốntại FED" Lãi suất quỹ liên bang là lãi suất trung tâm trên thi trường tài chính Hoa

Kỳ Nó ảnh hưởng đên các loại lãi suât khác như lãi suât cơ bản, là lãi suât mà các

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 25

Trang 27

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

ngân hàng tính cho khách hàng của họ có xếp hạng tín dụng cao hơn Ngoài ra, lãi

suất quỹ liên bang ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất dài hạn như thế chấp, cho vay và

tiệt kiệm, tat cả đêu rat quan trọng đôi với sự giàu có và niêm tin của người tiêu dùng.

Một trong bốn vai trò quan trọng của FED là thực thi chính sách tiền tệ quốcgia băng cách tối đa việc làm, kiểm soát và ôn định giá cả, và điều chỉnh lãi suấtdài hạn Vì Đô la Mỹ là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới, mà Cục

Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ với chính sách điều chỉnh lãi suất vốn cùng các chínhsách lưu thông tiền tệ, nên FED sẽ có tác động trực tiếp đến đồng bạc xanh này-đồng tiền chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế Trong khi đó, nềnkinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ cùng với độ mở tương đối nên sẽ dễ bịảnh hưởng từ các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là từ nền kinh tế lớn có sức ảnh hưởngmạnh đến kinh tế thế giới như Hoa Kỳ Dé xem xét các tác động của nhân tố bênngoài, tác động từ quốc tế, bài nghiên cứu sử dung 2 biến CPIUS và FFR - đạidiện cho cú sốc ngoại sinh, do đó sẽ độc lập với sự phát triển kinh tế

1.3.2 Môi quan hệ giữa các biên kinh tế vĩ mô với các chỉ tiêu tiên tệ

Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định mở rộng chính sách tiền tệ sẽ làm chocung tiền tăng lên, mặt bằng lãi suất giảm xuống với giả định cầu tiền không đổi

Lãi suất giảm sẽ làm tăng nhu cầu chi tiêu (C), nhu cầu đầu tư (I) và kế cả xuất

khẩu rong (NX) cua nén kinh té C, I, va NX tăng lên sẽ lam tăng tổng cầu của nềnkinh tế Trên đồ thị Tổng cung — Tổng cầu (AS-AD), đường tổng cầu AD dịchchuyên sang phải, làm tăng GDP thực và mức giá chung

Ngược lại, khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm chocung tiền giảm, từ đó làm cho lãi suất cân bằng tăng lên Lãi suất tăng sẽ làm giảmchỉ tiêu dùng (C), đầu tư (1) và xuất khẩu ròng (NX), và do vậy làm giảm tổng cầu(AD) Tổng cầu giảm sẽ làm giảm GDP thực và mức giá chung

Hai biến nội sinh bao gồm tổng sản phâm quốc nội và chỉ số giá tiêu dùng

là các mục tiêu của chính sách tiền tệ do đây là hai mục tiêu cuối cùng mà hầu hếtNgân hàng Nhà nước của các quốc gia trên thế giới hướng tới Biến lãi suất đạidiện cho công cụ chính sách tiền tệ và là biến phản ánh rõ định hướng điều hànhchính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là nới lỏng hay thắt chặt Việc lựa chọnbiến lãi suất cho vay thay vì lãi suất thị trường liên ngân hàng là do Ngân hàngNhà nước chọn lượng tiền cơ sở là mục tiêu hoạt động (kiểm soát khối lượng) thay

vì lãi suất thị trường liên ngân hàng, tuy nhiên, lượng tiền cơ sở lại bị ảnh hưởng

nhiêu bởi hành vi tái cap vốn của các tô chức tín dụng lẫn những can thiệp trên thị

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 26

Trang 28

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Thêm vào đó, việc không kiểm soát tốtlượng tiền cơ sở và quá trình truyền tải chính sách tiền tệ từ lượng tiền cơ sở tớicác mục tiêu trung gian là cung tiền và lãi suất khiến cho Ngân hàng Nhà nước

thường phải áp dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp trong một số giai đoạn.Biến tín dụng đại diện cho lượng tín dụng của hệ thống tô chức tín dụng cấp chonên kinh tế Biến tỷ giá đóng vai trò vừa là công cụ chính sách tiền tệ vừa là yêu

tố bảo dam cho sự cân bằng của các khu vực trong nền kinh tế trong mô hình

1.4 TONG QUAN NGHIÊN CỨU

Do chịu ảnh hưởng từ đặc điểm của từng nền kinh tế, sự vận động không

ngừng của thị trường tài chính và các trung gian tài chính, mức độ hiệu quả của

các kênh truyền tải chính sách tiền tệ thay đôi theo thời gian và không gian nêncác nghiên cứu về truyền tải chính sách tiền tệ đưa ra các kết luận rất khác nhau

về vai trò của kênh tín dụng Có thể nói, kênh tín dụng là đại diện cho một nhóm

các nhân tô có tác dụng khuếch đại và lan truyền tác động của chính sách tiền tệ

tới các biến số vĩ mô, là “cơ chế tăng cường” chứ không han là một kênh truyền

tải độc lập.

1.4.1 Nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài

Nghiên cứu Kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng

Kashyap va Stein (1995, 2000) trong “The impact of monetary policy on bank balance sheets In Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy”

phân tích kênh kha năng cấp tín dụng trên co sở tách biệt các ngân hang thông quatiêu chí về quy mô và thanh khoản Khi chính sách tiền tệ thắt chặt, trong khi cáckhoản tín dụng của các ngân hàng lớn không bị ảnh hưởng nhiều thì các ngân hàng

nhỏ lại giảm mạnh các khoản tín dung cap ra nên kinh tê.

Peek và Rosengren (1995) đã chỉ ra trong bài nghiên cứu “Bank regulation

and the credit crunch Journal of Banking & Finance” rằng các ngân hàng khôngbảo đảm đủ vốn chủ sở hữu sẽ thu hẹp quy mô rất nhanh chóng so với các ngânhàng có nguôồn vốn chủ sở hữu lớn Do thị trường tài chính không hoàn hảo, các

ngân hàng khó có thể huy động tiền gửi hoặc vay trên thị trường liên ngân hàngnhằm bi dap sự thiếu hut về vốn khả dụng

Bài nghiên cứu “Bank size, bank capital, and the bank lending channel.

Journal of Money, Credit, and Banking” cua Kishan va Opiela (2000) cho thay cacngân hang nhỏ với quy mô vốn thấp thường phan ứng rất nhanh va mạnh với các

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 27

Trang 29

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

cú sôc tiên tệ khi mà nguôn thanh khoản của ngân hàng thường xuyên rơi vào tình

trạng căng thắng

Nghiên cứu Kênh bảng cân đối kế toán của người đi vay

Trong nghiên cứu “The role of credit market imperfections in the monetary transmission mechanism: Arguments and evidence Scandinavian Journal of

Economics”, Gertler va Gilchrist (1993) đã nhận định các khoản nguồn vốn không

trả lãi vay của doanh nghiệp nhỏ tăng lên khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính

sách tiền tệ thắt chặt Nghiên cứu còn cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng

giảm hàng ton kho và các khoản vay ngắn hạn cùng với sự sụt giảm của doanh thu.

Tuy vậy, các doanh nghiệp lớn không đối mặt với vấn đề căng thắng thanh khoản

sẽ tăng nợ nhằm tài trợ cho hàng tồn kho

Bernanke va Gertler (1995) đã nhận định trong “Inside the black box: the credit channel of monetary policy transmission National bureau of economic

research” chính sách tiền tệ thắt chặt trực tiếp làm giảm đi năng lực tài chính củakhách hàng đi vay thông qua chỉ phí lãi vay tăng lên và dòng tiền ròng giảm xuống

Sự tăng lên của lãi suất còn khiến giá tài sản giảm xuống và đồng nghĩa với đó làgiá trị tài sản ban đầu cũng giảm theo Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng ảnh hưởng

tới tổng cầu và khiến cho doanh thu, dòng tiền của doanh nghiệp giảm xuống

Bernanke, Gertler, va Gilchrist (1999) trong nghiên cứu “The financial accelerator in a quantitative business cycle framework Handbook of

macroeconomics” chỉ ra rang trong bối cảnh that chat chính sách tiền tệ, doanhnghiệp nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng so vớinhững doanh nghiệp lớn Hau hết các nghiên cứu đều đưa đến một kết luận là chínhsách tiền tệ thắt chặt sẽ đưa đến sự sắp xếp lại các nguồn vốn

1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Nguyễn Phi Lân (2015) với bai tin “Co chế truyền tải tiền tệ đưới góc độphân tích định lượng” đã sử dụng mô hình SVAR để phân tích cơ chế truyền tảichính sách tiền tệ đối với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam trong giaiđoạn sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 Tác giả thiết lập các điều kiện

cần thiết dé tìm ra những cú sốc tiền tệ và ty giá của Việt Nam, sau đó đánh giáhiệu quả tác động của chính sách tiền tệ và các kênh truyền tải khác nhau đến giá

cả hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước dựatrên bộ số liệu thu thập từ Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu thống kê tài chính

của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF) từ năm 1998 - 2009

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 28

Trang 30

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

Trên báo Khoa học Xã hội và Nhân văn, Chu Khánh Lân và Trần Thị HươngGiang (2016) đã đánh giá thực trạng truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng

tại Việt Nam trong giai đoạn 1998-2012 qua mô hình kinh tế lượng Bằng việc xâydựng mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR), nhóm tác giả đã mô hình hóacác mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tiền tệ như lãi suất, tín dụng và các biến số kinh

tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam Qua đó, nhóm tácgiả phân tích định hướng và mức độ truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng

Nhà nước qua kênh tín dụng tới các chỉ tiêu tiên tệ và các biên sô kinh tê vĩ mô.

Trong bài nghiên cứu “Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của cácngân hàng thương mại tại Việt Nam” (2019), Đào Trúc Linh tiến hành kiểm định

sự ton tại của các kênh truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam, thông qua đó đưa

ra kết luận về sự tồn tại của kênh tín dụng, đồng thời đánh giá chiều hướng truyềntải của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại tại ViệtNam cũng như mức độ đóng góp của kênh này vào diễn biến các mục tiêu chínhsách tiền tệ của nền kinh tế vĩ mô Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng kết hợp

với phân tích thực tiễn, bài nghiên cứu trình bày những định hướng điều hành chính

sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thương mại trong thời gian tới Qua đó, đề xuấtcác giải pháp trực tiếp nhằm tăng cường khả năng truyền tải chính sách tiền tệ quakênh tín dụng cho ba chủ thé: Ngân hang Nhà nước, hệ thong ngân hàng thương mại

và khách hàng vay vốn Ngoài ra, bài luận còn đề xuất các giải pháp gián tiếp trên gócnhìn tổng thể nhằm hỗ trợ gia tăng hiệu quả truyền tải của kênh tín dụng

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 29

Trang 31

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế

nợ cho vay khá lớn, dé đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các

ngân hàng thương mại cũng là một trong những tác nhân gây tăng lạm phát Cùng

với đó là luồng vốn nước ngoài (bao gồm FDI và kiều hối, ) dé vào Việt Namtăng mạnh, trong khi nhà nước còn lúng túng trong việc quản lý Bên cạnh đó, nềnkinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Hoa Kỳ (nền kinh tế lớn nhất thế giới khiđó) gặp nhiều khó khăn Vụ đồ bề tín dụng nhà đất ở Hoa Kỳ buộc Chính phủ vàNgân hàng Trung ương Hoa Kỳ phải ra tay cứu trợ Giá cả thế giới tăng, trong đóđặc biệt là giá dầu, sắt thép, vàng biến động bất thường, chưa từng xảy ra ở mức

cao như vậy.

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ thị trường và kìm hãm sự tăng

trưởng nóng của thị trường bất động sản Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứngtrước một bài toán khó trong công cuộc điều hành chính sách tiền tệ Sau 1 thờigian thắt chặt tiền tệ, ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điềuchỉnh trong chính sách điều hành lãi suất nhằm nới lỏng thị trường Ngày20/10/2008, Ngân hang Nhà nước ban hành 1 loạt những thay đổi lớn trong điềuhành chính sách tiền tệ Kết quả là, từ ngày 5/11/2008 lãi suất liên tục giảm chotới cuối năm

Giai đoạn 2009 — 2015

Năm 2009 - 2011, trước hai thách thức lớn của nén kinh tế là lạm phát cao

và khu vực sản xuất gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh dạn ápdụng cơ chế điều hành mới là xây dựng và công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụnghàng năm thay cho việc các tổ chức tín dụng sẽ tự quyết trong giai đoạntrước Trong 6 tháng đầu năm 2011, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng

11194764 — Dương Vũ Hương Thao 30

Ngày đăng: 24/05/2024, 00:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các dạng chính sách tiền tệ - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Bảng 1.1. Các dạng chính sách tiền tệ (Trang 13)
Hình 1.1. Cơ chế khuếch đại ảnh hưởng của chính sách tiền tệ - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 1.1. Cơ chế khuếch đại ảnh hưởng của chính sách tiền tệ (Trang 18)
Hình 2.1. Thống kê mô tả và diễn biến của các biến số giai đoạn Q1/2008 đến - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 2.1. Thống kê mô tả và diễn biến của các biến số giai đoạn Q1/2008 đến (Trang 39)
Bảng 2.2. Ma trận hệ số tương quan các biến trong nghiên cứu - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Bảng 2.2. Ma trận hệ số tương quan các biến trong nghiên cứu (Trang 41)
Hình 3.1. Hàm phan ứng day của GDP trước cú sốc lãi suất (mô hình SVAR 1) - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 3.1. Hàm phan ứng day của GDP trước cú sốc lãi suất (mô hình SVAR 1) (Trang 49)
Hình 3.2. Hàm phan ứng day của CPIVN trước cú sốc lãi suất(mô hình - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 3.2. Hàm phan ứng day của CPIVN trước cú sốc lãi suất(mô hình (Trang 49)
Hình 3.3. Ham phản ứng day của GDP trước cú sốc tín dung (mô hình - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 3.3. Ham phản ứng day của GDP trước cú sốc tín dung (mô hình (Trang 50)
Hình 3.4. Ham phản ứng day của CPIVN trước cú sốc tín dung - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 3.4. Ham phản ứng day của CPIVN trước cú sốc tín dung (Trang 51)
Hình 3.5. Ham phản ứng day của GDP trước cú sốc lãi suất (mô hình SVAR 2) - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 3.5. Ham phản ứng day của GDP trước cú sốc lãi suất (mô hình SVAR 2) (Trang 52)
Hình 3.6. Ham phan ứng day của CPIVN trước cú sốc lãi suất (mô hình - Chuyên đề thực tập: Ứng dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vectơ (SVAR) phân tích cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2022
Hình 3.6. Ham phan ứng day của CPIVN trước cú sốc lãi suất (mô hình (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w