1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính ctcp tập đoàn công nghiệp cao su việt nam năm 2020 2022

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính CTCP Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam Năm 2020-2022
Tác giả Đặng Khánh Dương, Bùi Dương Tiểu Yến, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quốc Lập
Người hướng dẫn Ths. Đặng Thùy Nhung
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Thông qua phân tích tài chính sẽ giúp doanhnghiệp thấy được tình hình hoạt động kinh doanh, những điểm mạnh, điểm yếu củamình và đưa ra được các đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính

Trang 1

CAO SU VIỆT NAM NĂM 2020-2022

Giảng viên hướng dẫn : Ths Đặng Thùy Nhung

Nhóm sinh viên : Nhóm 3

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

CAO SU VIỆT NAM NĂM 2020-2022

Giảng viên hướng dẫn : Ths Đặng Thùy Nhung

Nhóm sinh viên : Đặng Khánh Dương – 7123105078

Bùi Dương Tiểu Yến – 7123105101 Nguyễn Thị Thu – 7123105092 Nguyễn Thị Liên - 7123101186 Nguyễn Quốc Lập - 7123112029

HÀ NỘI – 2023

Mục lục

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

PHỤ LỤC – DANH TỪ VIẾT TẮT 3

NỘI DUNG 4

1 Tổng quan 4

1.1 Phân tích nền kinh tế 4

1.2 Phân tích ngành 4

1.2.1 Giới thiệu ngành 4

1.2.2 Phân tích SWOT 5

1

Trang 4

MỞ ĐẦUTrong tình hình nền kinh tế phát triển hiện nay, có nhiều công ty, doanhnghiệp được hình thành trên nhiều lĩnh vực với quy mô lớn nhỏ nên doanh nghiệpmuốn đứng vững và phát triển thì cần có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ Đòi hỏidoanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quảnguồn vốn, quản lý tốt nguồn nhân lực Để thực hiện được điều đó doanh nghiệpcần nắm rõ tình hình tài chính của mình bằng cách nghiên cứu và phân tích tàichính.

Phân tích tình hình tài chính là cung cấp các phân tích, đưa ra các lời khuyêncho nhà đầu tư và doanh nghiệp Thông qua phân tích tài chính sẽ giúp doanhnghiệp thấy được tình hình hoạt động kinh doanh, những điểm mạnh, điểm yếu củamình và đưa ra được các đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính của công tytrong tương lai dựa vào phân tích tài chính của hiện tại và quá khứ Qua đó, doanhnghiệp sẽ kịp thời điều chỉnh trước những biến động thị trường đặt ra được hướng

đi chiến lược vững chắc, đem lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệpmình Điều này mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phân tích báo cáotài chính đối với doanh nghiệp, thông qua phương pháp thu thập và phân tích thôngtin, nhóm 3 tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty

Cổ phần Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (GVR)” với mốc thời gian

2020-2022 Để phân tích rõ sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp trong và sau đạidịch Covid-19 Đây là thời điểm mà nền kinh tế của cả thế giới gặp nhiều khó khăn

và đi vào khủng hoảng Từ việc phân tích sẽ thấy được chiến lược, sự lãnh đạo,quản lý của ban điều hành và có cái nhìn sâu sắc hơn về CTCP Tập đoàn côngnghiệp cao su Việt Nam

Nội dung phân tích gồm có:

1 Giới thiệu tổng quan

2 Phân tích công ty

3 Giải pháp

Trang 5

PHỤ LỤC – DANH TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 6

19 và cuộc xung đột tại Ukraine Điều này, dẫn đến hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực đếnnền kinh tế Việt Nam, như: việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịchCovid-19, sự tăng vọt của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào… Song, ViệtNam đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, đặc biệt là thực hiện khẩu hiệu vừachống dịch vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép, nền kinh tế

đã có bước phục hồi tích cực, như: GDP tăng ở mức 8,02% so với năm 2021; quy

mô đạt 9.513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD; GDP bình quân đầu ngườiđạt 95,6 triệu đồng/ người; năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 188,1 triệuđồng/1 lao động; tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 là mức tăng cao nhấtcác năm trong giai đoạn 2011-2022

1.2 Phân tích ngành

1.2.1 Giới thiệu ngành

Ngành công nghiệp cao su là một trong những ngành công nghiệp trọngđiểm và đóng rất lớn vào nền kinh tế Cao su là một nguyên liệu chính được sửdụng để sản xuất các loại sản phẩm từ bánh xe ô tô cho đến sản phẩm y tế Cácnước chủ yếu sản xuất cao su trong giai đoạn này bao gồm Thái Lan, Indonesia,Việt Nam và Malaysia Tuy nhiên, các nhà sản xuất cao su ở các quốc gia khác

Trang 7

như Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka cũng đóng góp đáng kể vào sản lượng thếgiới Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, đây là giai đoạn đầy sự biến động, khókhăn đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành cao su nói riêng do ảnhhưởng của chiến tranh giữa Nga và Ukraine và đại dịch Covid-19.

1.2.2 Phân tích SWOT

Ngành cao su có nhiều triển vọng phát triển với nhiều biểu hiện đang có nhưlàn sóng đầu tư thiết bị hiê ˆn đại chất lượng cao, giá tương đối hợp lý; nguồnnguyên liê ˆu phong phú và kỹ thuâ ˆt cung cấp bởi các nhà cung cấp; đặc biệt, đang

có mô ˆt số hỗ trợ từ Nhà nước cho ngành cao su

Nhiều doanh nghiệp có thể tận dụng các rừng cao su đã hết độ tuổi khai thác

để tiến hành khai thác và chế biến gỗ

Nhờ quỹ đất quản lý rộng đủ điều kiện để phát triển các ngành nghề có hiệuquả cao; tập trung được nhiều nguồn, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện cácmục tiêu, chương trình lớn; có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp liênquan đến sản phẩm chính như công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp cao su.Đầu tư cho các hạng mục phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, doanhnghiệp sẽ thu được nhiều thành quả Sản phẩm cao su thiên nhiên thân thiện vớimôi trường, có thể tái chế và dễ dàng phân hủy khi thải ra môi trường là lợi thế lớnkhi chào hàng sang những thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản khi đòihỏi sản phẩm phải sản xuất xanh, nguyên liệu bền vững và mức độ an toàn cao.1.2.2.4 THREATS (Thách thức)

Với đặc thù của ngành cao su, năng suất khai thác phụ thuộc khá nhiều vào

độ tuổi cây Cây cao su bắt đầu bước vào khai thác được sau 5 năm Vào giai đoạn

từ 18 đến 23 năm tuổi, cây cho năng suất cao nhất

6

Trang 8

Việc chịu sức ép cạnh tranh trực tiếp từ các sản phẩm nước ngoài, khi phầnlớn các công ty nước ngoài đều sản xuất theo chuỗi cung ứng toàn cầu, áp dụng cảitiến công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Hê ˆ thống quản lý chưa tốt; giá thành sản phẩm còn cao; chất lượng không ổnđịnh, đồng đều Hơn nữa, công nghiê ˆp cao su là ngành công nghiê ˆp phụ trợ, lệthuô ˆc rất nhiều vào các nhà lắp ráp, máy móc… Đáng chú ý, chúng ta đang phảiphụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Một số chính sách thuế gây vướng mắc và nhiều khó khăn cho các doanhnghiệp cao su như: phải kê khai thuế giá trị gia tăng đối với cao su sơ chế trongkhâu kinh doanh thương mại, chưa được hưởng chính sách như các sản phẩm trồngtrọt khác, chính sách thuế thu nhập từ gỗ cao su trên vườn cây như thu nhập bấtthường Mặt khác, việc xây dựng thương hiệu ngành cao su chưa nhận được sự hỗtrợ phát triển đồng bộ từ các cơ quan Bộ ngành

1.3 Phân tích công ty

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group - VRG)được thành lập từ năm 1975, sau nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức và tên gọi;ngày 26/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa - Tậpđoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Ngày 22/05/2018, Tập đoàn tổ chức Đại hộiđồng cổ đông lần đầu, ra mắt Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam - Công ty cổphần và chính thức chuyển qua hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từngày 01/06/2018, là tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Namvới mức vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng (nhà nước chiếm 96,77%) GVR tập trung vào

5 lĩnh vực kinh doanh chính, bao gồm Trồng, chế biến, kinh doanh cao su; Chếbiến gỗ; Sản phẩm công nghiệp cao su; Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu côngnghiệp; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Công ty có thế mạnh và nguồn lựclớn về đất đai để phát triển trồng rừng nguyên liệu Hiện nay, GVR quản lý hơn410.000 ha cao su ở trong và ngoài nước Trong đó, diện tích cao su trong nước làgần 300.000 ha, hơn 87.000 ha tại Campuchia và gần 30.000 ha tại Lào Mỗi nămGVR sản xuất bình quân 320.000 tấn cao su các loại Tuy chỉ chiếm 30% diện tích

Trang 9

và sản lượng cao su cả nước, nhưng GVR giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúcđẩy ngành cao su Việt Nam phát triển.

Từ năm 2020 đến năm 2022, đây là giai đoạn đầy sự biến động và khó khănđối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành cao su nói riêng do ảnhhưởng của xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine bùng phát, kéo dài; cạnh tranhchiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát tăng cao, xu hướng tănglãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia và hậu quả của đạidịch Covid-19 dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế khu vực lẫn toàn cầu Dẫn đếnviệc giá bán mủ cao su, giá bán gỗ củi cao su giảm mạnh nên các doanh nghiệp bị

lỗ hoặc kết quả hoạt động giảm Tất cả những yếu tố đó đã tác động tiêu cực đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Trước những khó khăn đó, GVR đãchỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kép đó là vừa chống dịch vừa khôi phục hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

8

Trang 10

2 Phân tích công ty

2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

2.1.1.Tổng tài sản

Đơn vị: Triệuđồng

Nhìn chung, tổng tài sản của GVR giai đoạn 2020 – 2022 có xu hướng giảm

Cụ thể, chênh lệch tổng tài sản năm 2021 – 2020 giảm 1.263 tỷ đồng với tốc độtăng trưởng âm 1,6% Vào năm 2022 tuy đã hồi phục nhưng tổng tài sản vẫn giảmthể hiện qua sự chênh lệch so với 2021 là giảm 637 tỷ đồng tương ứng với tốc độtăng trưởng âm 0,8% Vì thế có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh có sự biếnđộng

II Các khoản đầu tư tài

Trang 11

Tổng tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này có sự tăng lên nhưngkhông nhiều theo các năm Kết cấu tài sản ngắn hạn chiếm tỉ lệ thấp so với tổng tàisản, nó chiếm chưa đến 30% Năm 2022 mức TSNH này cao nhất chiếm 29,9%.Tiền và các khoản tương đương tiền trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm,năm 2022 là năm có tỷ lệ mức giảm cao nhất là 933 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ17,6% Với mức lượng tiền giảm từng năm cho thấy tập đoàn thu hẹp sản xuất kinhdoanh do đại dịch Covid-19 Kết cấu tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ

lệ rất thấp so với tổng tài sản: vào năm 2020 và 2021 chiếm chưa đến 7%; năm

2022 mức tỉ lệ này còn thấp hơn, chiếm chưa đến 6% Qua đó thấy ta thấy tập đoànkhông sử dụng nhiều tiền mặt trong quá trình hoạt động

Hàng tồn kho từ năm 2020 đến năm 2021 tăng 1.391 tỷ đồng tương ứng với66,9% Hàng tồn lại nhiều do gặp cản trở việc bán hàng và sản xuất, nhu cầu muahàng thấp

Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực của Covid-19, năm 2020 và 2021

là 2 năm bùng phát dịch bệnh mạnh mẽ, nền kinh tế quốc dân và trên toàn thế giới

bị ảnh hưởng nặng nề, tác động chủ yếu là tăng chi phí phát sinh từ phòng chốngCovid-19, một số vật tư đầu vào tăng đột biến hoặc cung ứng không đúng tiến độ,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và việc vận chuyển khó khăn làm tăng chi phívận chuyển, hàng bán chậm Sang năm 2022 lượng hàng tồn kho tăng nhẹ 644 tỷđồng tương đương với 18,6% Năm 2022 là một năm có rất nhiều khó khăn, trởngại và thách thức ngoài dự báo đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung vàngành cao su nói riêng do ảnh hưởng của xung đột quân sự giữa Nga và Ukrainebùng phát, kéo dài; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt;lạm phát tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa ởnhiều quốc gia và hậu quả của đại dịch Covid-19 dẫn đến suy giảm tăng trưởngkinh tế toàn cầu Ở trong nước, áp lực lạm phát tăng cao, giá xăng dầu, nguyên vậtliệu biến động mạnh và nhu cầu thị trường giảm gây nhiều khó khăn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của Tập đoàn

2.1.1.2 Tài sản dài hạn

10

Trang 12

Đơn vị: Triệuđồng

IV Tài sản dang dở dài

V Đầu tư tài chính dài

Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ cao so với tổng giá trị tài sản, trong 3 năm gầnnhất đều đạt trên 70% Trong đó, năm 2020 chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 72,4%.Tổng giá trị tài sản dài hạn năm 2021 giảm so với năm 2020 là 1.866 tỷ đồngtương ứng với tốc độ tăng trưởng âm 3,2% Xu hướng tiếp tục giảm vào năm 2022thể hiện qua chênh lệch so với năm 2021 là 1.263 tỷ đồng tương ứng với tốc độtăng trưởng âm 2,2% Như vậy, tổng tài sản dài hạn trong giai đoạn 2020 – 2022

có xu hướng giảm

Tài sản cổ định so với tổng giá trị tài sản chiếm hơn 1/3, tỷ trọng lớn nhấtđạt 43,31% vào năm 2022 Từ năm 2020 đến năm 2021 TSCĐ tăng 1.996 tỷ đồngtương đương 6,5% Từ năm 2021 đế năm 2022, TSCĐ tăng 1.384 tỷ đồng tươngđương 4,3% Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tài sản dài hạn của Tập đoànchủ yếu là các vườn cây cao su, các nhà máy chế biến và giá trị của các khu côngnghiệp, cho nên dù có bị ảnh hưởng bởi đại dịch và các cuộc xung đột giữa cácnước trên thế giới thì TSCĐ của GVR cũng không bị ảnh hưởng nhiều

Trang 13

Đầu tư tài chính dài hạn năm 2021 giảm so với năm 2020 là 402 tỷ đồng vớitốc độ tăng trưởng âm 12,7% Sang năm 2022 có sự tăng nhẹ nhưng không đáng

kể Tỷ lệ đầu tư tài chính dài hạn so với tổng giá trị tài sản còn khá thấp, chiếmchưa đến 4%, cao nhất vào năm 2020 là 3,94% Từ số liệu trên ta thấy nguồn tiềncủa đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu từ hoạt động đầu tư vào công ty liên kết, liêndoanh Trong 3 năm, Tập đoàn đầu tư trong 15 – 16 công ty liên kết, liên doanh,với đa dạng loại hoạt động kinh doanh

Tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy TSNH và TSDH của GVR cónhững biến động tiêu cực là chủ yếu Nguyên nhân chính do hậu quả của dịchCovid 19, ảnh hưởng của xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine bùng phát, kéodài; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát tăng cao,

xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia…càng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn, trong đó có GVR Tuy nhiên, bên cạnh những biến động tiêu cực thì Tậpđoàn cũng đã hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra, việc phân bổ và sử dụngnguồn vốn của công ty luôn được chú trọng để gia tăng năng lực sản xuất, đầu tư,kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,

2.1.2.Tổng nguồn vốn

Đơn vị: Triệuđồng

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn trong 3 năm gần nhất có

xu hương giảm dần qua từng năm, thể hiện qua sự chênh lệch giá trị năm 2021 sovới 2020 là 1.263 tỷ đồng và chênh lệch 2022 so với 2021 là 637 tỷ đồng Vì thế

có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh có sự biến động, để hiểu rõ hơn ta sẽ đivào từng khoản mục trong kết cấu của nguồn vốn

2.1.2.1 Nợ phải trả

12

Trang 14

Đơn vị: Triệuđồng

ở mức an toàn

Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu mô tả tổng các giá trị khoản nợ phải trả cho nhàcung cấp trong thời hạn không quá 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất, kinhdoanh thông thường

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, nợ ngắn hạn của GVR giảm xuống646,968 tỷ đồng cho thấy doanh nghiệp không quá áp lực thanh toán ngay lập tứccác khoản nợ này

Nợ dài hạn là chỉ số thể hiện khả năng doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụtài chính trong khoảng thời gian dài Nhìn vào biểu đồ trên ta cũng thấy được, nợdài hạn của doanh nghiệp chiểm tỷ trọng hơn nửa của nợ phải trả và giảm liên tục:Năm 2021 so với năm 2020 giảm 148 tỷ đồng và tiếp tục giảm vào năm 2022 là

498 tỷ đồng (gần 4 lần so với năm 2021) Điều này phản ánh khả năng huy độngvốn thấp, hạn chế trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của đạidịch Covid 19 gây ra những biến đổi của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng,thể hiện DN khá cẩn trọng trong công tác quản lý tình hình tài chính

Trang 15

2.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

Đơn vị: Triệuđồng

II Nguồn kinh phí và quỹ

Giai đoạn này, tổng vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao và

ổn định ở mức 64 – 68% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng Cao nhất là vàonăm 2022 với giá trị 53.466 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 68,2% tổng nguồn vốn Đây

là con số khả quan với doanh nghiệp, khi mà vốn CSH tăng dẫn tới hoạt động sảnxuất kinh doanh có hiệu quả, cho thấy doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn sẵn

có của mình để phát triển sản xuất kinh doanh, việc vay mượn được cân nhắc vàchọn lọc sao cho tối thiểu hóa chi phí liên quan và không làm ảnh hưởng tiêu cựcđến các chỉ số tài chính của Tập đoàn, lợi nhuận theo đó mà tăng cao giúp bổ sungvốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của DN

2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 1997 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được

thành lập để quản lý và phát triển sản xuất cao su thiên nhiên với

mục tiêu phát triển ngành cao su thành ngành kinh tế mũi nhọn

trong tổng thể nền kinh tế quốc dân Năm 2021, ngành cao su

Việt Nam, trong đó GVR giữ vai trò đầu tàu, khẳng định được vai

trò, vị thế vững mạnh Không chỉ đóng góp về giá trị kinh tế, các

doanh nghiệp ngành cao su còn đóng góp quan trọng vào công

tác an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển nông thôn mới, góp phần

củng cố, giữ vững quốc phòng an ninh và tăng cường mối quan hệ

hợp tác quốc tế

14

Trang 16

Biểu Đồ 2.2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh Tập Đoàn

Công Nghiệp Cao Su Việt Nam

Doanh Thu Thuần Giá Vốn Hàng Bán Lợi Nhuận Thuần Từ Hoạt Động Kinh Doanh

Đơn vị: Triệu ĐồngBảng 2.2.1: Tình hình kinh doanh của Tập Đoàn Công

Nghiệp Cao Su Việt Nam

Đơn vị: Triệu Đồng

Doanh thu thuần bán

Giai đoạn 2020-2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ tăng 5.073 tỷ đồng tương đương 24,03% Có thể thấy sự tăng

trưởng này của Tập đoàn là tín hiệu đáng khen ngợi của doanh

nghiệp do phải hoạt động trong giai đoạn mà tình hình kinh tế

-xã hội trên thế giới và trong nước gặp nhiều biến động như chiến

tranh thương mại, lạm phát tăng cao,…đặc biệt là dịch bệnh

Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nghiệp trọng tới nền kinh tế thế

giới Năm 2022, doanh thu thuần ở mức 25.426 tỷ đồng, doanh

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2.2: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam - phân tích báo cáo tài chính ctcp tập đoàn công nghiệp cao su việt nam năm 2020 2022
Bảng 2.2.2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam (Trang 17)
Bảng 2.2.3: Doanh thu hoạt động tài chính của GVR - phân tích báo cáo tài chính ctcp tập đoàn công nghiệp cao su việt nam năm 2020 2022
Bảng 2.2.3 Doanh thu hoạt động tài chính của GVR (Trang 18)
Bảng 2.2.4: Các chi phí thuế Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam - phân tích báo cáo tài chính ctcp tập đoàn công nghiệp cao su việt nam năm 2020 2022
Bảng 2.2.4 Các chi phí thuế Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w