1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chính sách công sự tham gia của các chủ thể vào quá trình ban hành và thực hiện một chính sách cụ thể

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 446,88 KB

Nội dung

Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay; Điều kiện a Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH CÔNG

ĐỀ TÀI SỰ THAM GIA CỦA CÁC CHỦ THỂ VÀO QUÁ TRÌNH BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN MỘT CHÍNH SÁCH CỤ THỂ? GVHD: Trần Huyền Trang SVTH: Nhóm 9 Lê Minh 7123401038

Nguyễn Văn Nghi 7123401043

Nguyễn Phú Sỹ 7123401055

Nguyễn Hoài Nam 7123401040

Nguyễn Minh Toàn 7123401061

Nguyễn Huy Hoàng 7123401021

Hoàng Dương Linh 7123401028 Nguyễn Đức Thịnh 7123401060

Lớp: QTDN12

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Lý do chọn đề tài này là vì xóa đói giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Đây là biểu hiện sinh động về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành tựu trong thực hiện chủ trương này thời gian qua là điểm sáng về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, không ai có thể phủ nhận

II Mục đích nghiên cứu

Trong qua trình hình thành và phát triển đất nước, có biết bao vấn đề phải giải quyết Những vấn đề đó được giải quyết bằng những chính sách cụ thể đã được phê duyệt Để hoàn thiện và thực thi 1 chính sách thì phải nhờ đến rất nhiều

sự tham gia của những chủ thể khác nhau Vì vậy bài phân tích này nhằm phân tích

rõ được rõ quá trình tham gia của các chủ thể trong một chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo

III Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng của các hộ nghèo giai đoạn 2011-2015

- Nghiên cứu sâu hơn về các chủ thể tham gia thực hiện và ban hành chính sách

- Bên cạnh đó, tìm hiểu, phân tích, đánh giá chính sách của Chính phủ Từ

đó thấy được quá trình thực thi chính sách và hiệu quả của chính sách đó Chính sách: “Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015”

IV Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Giai đoạn 2011-2015

- Không gian: chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định

số 167/2008/qđ-ttg giai đoạn 2

1

Trang 3

B NỘI DUNG

I Thực trạng hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 2011-2015

- Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2% Các năm sau đó, tỷ lệ này đều giảm dần: năm 2011 giảm còn 11,76%; năm 2012 giảm còn 9,6%; năm

2013 giảm còn 7,8%; năm 2014 giảm còn 5,97% Năm 2015, ước tỷ lệ hộ

nghèo cả nước còn dưới 5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

- Cũng theo Báo cáo này, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm từ 50,97% cuối năm 2011 xuống còn 38,2% cuối năm 2013; 32,59% cuối năm 2014; bình quân giảm trên 5%/năm Như vậy, bình quân tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân trên 5%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra theo Nghị quyết số

80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm

2011 - 2020 và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 phê duyệt chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 Được biết, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 30.451 tỷ đồng, đạt 109% tổng kinh phí được phê duyệt của Chương trình Trong đó, Chương trình đã đầu tư 4.459 công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển sản xuất và phục vụ nhu cầu dân sinh tại các huyện nghèo Xây dựng và đưa vào sử dụng trên 1.600 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo Trong 2 năm (2012 - 2013), Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng được 8.959 công trình bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhà sinh hoạt cộng đồng Năm 2014, đã đầu tư xây dựng 6.221 công trình, năm 2015 là 2.069 công trình, tập trung chủ yếu vào đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, công trình nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học Các địa phương cũng đã tổ chức

hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các hộ gia đình; giao khoán bảo vệ rừng với diện tích trên 2 triệu ha cho trên 155.000 hộ; thực hiện đào tạo, đưa khoảng 9.500 lao động đi làm việc tại nước ngoài Thông qua thực hiện mô hình giảm nghèo, số hộ thoát nghèo đạt khoảng 15 - 20%, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng khoảng 15%; tạo việc làm cho 25% lao động nông thôn Tổ chức tập huấn cho khoảng 140 nghìn lượt cán bộ giảm nghèo

ở cơ sở Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 như: kết quả giảm nghèo chưa

Trang 4

vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên

60 - 70% Số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước

II Nội dung của chính sách

“QUYẾT ĐỊNH (Số: 33/2015/QĐ-TTg) VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 (CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ

167/2008/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2)”

- Nội dung chính sách đề cập: Mục tiêu của chính sách: Thực hiện hỗ trợ nhà

ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn (theo báo cáo rà soát của các địa phương), đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững Mức vay: hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân sách Chính sách Xã hội để làm nhà ở Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay; Điều kiện a) Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập

đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; b) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác; c) Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà

ở khác có thời gian từ 08 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ Phạm vi áp dụng Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 được áp dụng đối với các hộ thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây: 1 Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo

3

Trang 5

đơn, tàn tật) 2 Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số 3 Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai 4 Hộ gia đình đang sinh sống tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn 5 Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn 6 Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ 7 Các hộ gia đình còn lại

III Các chủ thể tham gia vào việc thực hiện và ban hành chính sách

1 Đối với các Bộ, ngành Trung ương

a) Bộ Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp các Bộ liên quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập

Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách

xã hội và các Bộ, ngành liên quan và mời Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ mỗi năm một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Kiện toàn Ban Điều phối chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

để đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015;

- Hàng năm, lập dự toán chi phí hoạt động của Ban Điều phối chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; gửi Bộ Tài chính để bố trí kinh phí hoạt động cho Ban Điều phối

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ đăng ký kế hoạch nguồn vốn ngân sách Nhà nước hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng tổng hợp kế hoạch, cân đối, bố trí vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Quyết định này

c) Bộ Tài chính

- Trên cơ sở tổng số cấp bù chênh lệch lãi suất do Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện khấu trừ vào tổng mức cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách Trung ương cho Ngân hàng Chính sách xã hội;

Trang 6

- Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng cân đối, bố trí vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất kịp thời cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí hoạt động của Ban Điều phối chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 vào nguồn chi thường xuyên của

Bộ Xây dựng theo dự toán chi phí hàng năm

d) Ủy ban Dân tộc hướng dẫn các địa phương xác định thôn đặc biệt khó khăn; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

e) Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và kế hoạch cấp

bù chênh lệch lãi suất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ rủi ro theo quy định hiện hành; hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện

2 Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chịu trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt Đề án và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn, đảm bảo theo tiến độ quy định tại Quyết định này

b) Công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ trên địa bàn; xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định Chỉ đạo việc lập và phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở theo quy định của Quyết định này

c) Gửi Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 -

2015 trên địa bàn đã được phê duyệt về Bộ Xây dựng, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian 03 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành để bố trí vốn và phối hợp đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ

d) Giao việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 cho Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình

167 (đối với các địa phương không có Ban Chỉ đạo Chương trình 167, giao Ban Chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giảm nghèo các cấp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 theo

5

Trang 7

quy định tại Quyết định này; chỉ đạo Sở Xây dựng thiết kế một số mẫu nhà ở phù hợp để người dân tham khảo, lựa chọn

đ) Bố trí đủ chi phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách theo quy định tại Quyết định này Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn vận động cộng đồng ủng hộ, giúp

đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở;

Ngoài ra, tùy điều kiện thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương để nâng cao chất lượng nhà ở của các hộ gia đình e) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này; có biện pháp phòng ngừa việc chuyển nhượng nhà ở trái quy định

g) Hàng tháng có báo cáo nhanh, mỗi năm một lần có báo cáo định kỳ kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ

h) Chỉ đạo lập kế hoạch vốn thực hiện chính sách (bao gồm tất cả các nguồn vốn), báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân hàng năm gửi về Bộ Xây đựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội để làm căn cứ tổng hợp kế hoạch vốn vay

3 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách giảm nghèo cấp huyện để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg;

b) Tổng hợp phê duyệt theo thẩm quyền danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn theo khoản 4, Điều 4 Thông tư này

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc diện đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo quy định; có biện pháp phòng ngừa việc chuyển nhượng nhà ở trái quy định; lập báo cáo nhanh kết quả thực hiện gửi về Sở Xây dựng trước ngày 20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan

4 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Kiện toàn Ban giảm nghèo cấp xã để thực hiện Chính sách;

b) Xem xét, tổng hợp danh sách hộ gia đình được hỗ trợ vay vốn và có nhu cầu vay vốn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp phê duyệt theo khoản 3, Điều 4 Thông tư này;

c) Tổ chức nghiệm thu xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ gia đình xây dựng mới hoặc hoàn thành

Trang 8

30% khối lượng công việc xây dựng đối với những hộ gia đình thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có) và xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để làm

cơ sở giải ngân và thanh toán vốn vay theo quy định Mỗi loại biên bản lập 03 bản:

01 bản chủ hộ giữ, 01 bản gửi phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, 01 bản Ủy ban nhân dân cấp xã làm cơ sở lập văn bản tổng hợp danh sách hộ nghèo hoàn thành khối lượng xây dựng theo giai đoạn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân vốn vay, thời gian không được quá 03 ngày làm việc;

d) Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở bao gồm:

- Trích danh sách có tên hộ nghèo được vay vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở;

- Đơn đăng ký vay vốn hỗ trợ và cam kết xây dựng nhà ở;

- Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng;

- Các chứng từ vay vốn để làm nhà ở

e) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng vốn vay làm nhà ở đúng mục đích, đảm bảo nhà ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng; vận động các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ gia đình nghèo xây dựng nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình, tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ để giảm giá thành xây dựng nhà ở;

5 Đối với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

a) Có trách nhiệm chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng nhà ở b) Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tham gia xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật)

6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, phối hợp với Chính phủ và chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở; đồng thời thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu

Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã

7

Trang 9

huy động được (bao gồm vốn bằng tiền hoặc hiện vật như nhà ở, vật liệu xây dựng) cho các địa phương đảm bảo hợp lý và công bằng

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tích cực vận động các doanh nghiệp ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở

7 Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, ban hành theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

3 Kết quả đạt được

3.1 Về mặt tích cực

- Trong giai đoạn 2011-2015, đã có khoảng 780.000 căn nhà ở xã hội được đưa vào

sử dụng, giải quyết chỗ ở cho khoảng trên 3 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách Nhiều người dân được cải thiện chỗ ở

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng được Bộ Xây dựng mới công bố cho thấy, công tác phát triển nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở người dân, đặc biệt các đối tượng người có công, người nghèo ở khu vực thường xuyên bị bão, lũ, ngập lụt, người thu nhập thấp ở đô thị có khó khăn về nhà ở Nhờ đó, hàng trăm nghìn hộ gia đình chính sách, người nghèo, thu nhập thấp có điều kiện cải thiện chỗ ở Tính đến hết tháng 12/2015, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22,0 m2 sàn/người (tăng 1,1 m2/người so với năm 2014, tăng 4,5 m2/người so với năm 2010) Năm 2015, cả nước phát triển thêm khoảng 1 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực

đô thị, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội khu vực đô thị đạt khoảng 2,8 triệu m2 Đến tháng 12/2015, theo báo cáo của 53 địa phương đã được tạm ứng kinh phí, số lượng hộ người có công với cách mạng đã được hỗ trợ về nhà ở là 64.254 hộ (trong

đó có 39.264 hộ xây mới nhà ở và 24.990 hộ sửa chữa nhà ở) Đồng thời, đã hỗ trợ thêm cho 7.847 hộ thuộc các tỉnh mới rà soát bổ sung sau báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012, với số vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương khoảng 285 tỉ đồng Trong năm 2015, đã hoàn thành đầu tư xây dựng 13 dự

án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp (quy mô xây dựng khoảng 6.164 căn hộ),

20 dự án nhà ở xã hội cho công nhân (với quy mô khoảng 8.273 căn hộ) Tính đến nay, đã hoàn thành đầu tư xây dựng 51 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

và 84 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với khoảng 54.400 căn hộ Đồng thời, Bộ Xây dựng đang tiếp tục triển khai 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Trang 10

và 63 dự án nhà ở xã hội Đối với chương trình nhà ở sinh viên, đến cuối năm

2015, đã bàn giao đưa vào sử dụng 85/95 dự án, giải quyết chỗ ở cho khoảng 220.000 sinh viên Số dự án còn lại đang trong giai đoạn xong phần thô Số lượng học sinh, sinh viên đã được bố trí vào ở đạt tỉ lệ bình quân khoảng 80% Ngoài ra, chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo cũng như chương trình tôn nền vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long, chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đang được gấp rút triển khai, hỗ trợ thiết thực cho người dân Tính chung trong giai đoạn 2011-2015,

đã có khoảng 780.000 căn nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng, giải quyết chỗ ở cho khoảng trên 3 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách

3.2 Về mặt hạn chế

- Mặc dù chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 đã

có những thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế

- Dưới đây là một số hạn chế chính của chính sách này: Phạm vi hỗ trợ hạn chế: Chính sách này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở cho

hộ nghèo Tuy nhiên, việc cung cấp nhà ở mới không được đề cập rõ ràng trong chính sách này Điều này có thể làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các hộ nghèo Chưa phân bổ hợp lý nguồn lực: Một số địa phương và tổ chức thực hiện chính sách chưa phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả Điều này dẫn đến việc không công bằng trong việc cung cấp hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo

và tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng Thiếu sự tham gia của cộng đồng: Chính sách chưa đủ khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình thực hiện chính sách Sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các dự án nhà ở Thiếu phương pháp đánh giá và giám sát chặt chẽ: Việc đánh giá và giám sát chính sách hỗ trợ nhà ở chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và toàn diện Điều này làm giảm khả năng đánh giá hiệu quả của chính sách và cung cấp thông tin cần thiết để điều chỉnh và cải tiến trong quá trình triển khai Thiếu các biện pháp kích thích kinh tế: Chính sách chưa đặc biệt chú trọng đến việc tạo điều kiện để hộ nghèo có thể tự phát triển kinh

tế và có thu nhập ổn định Việc thiếu các biện pháp kích thích kinh tế có thể khiến những hộ nghèo vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ nhà ở trong dài hạn Thiếu sự liên kết với các chính sách khác: Chính sách hỗ trợ nhà ở chưa được tích hợp chặt chẽ với các chính sách khác như chính sách giáo dục, chính sách y tế và chính sách phát triển kinh tế Sự thiếu liên kết này có thể làm giảm hiệu quả của chính sách và không thể tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững cho hộ nghèo

> Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn

2011-2015 đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện sống và tạo điều

9

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w