Đề cương Nghiệp vụ Sư phạm 2, phần lý thuyết, khoa Sư phạm, chuyên ngành Giáo dục Tiểu học 1. Tính chất của nghề GV *Đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo, tính nghệ thuật - Khối lượng kiến thức trong bài giảng phải đảm bảo tính chính xác và khoa học. - Luôn tư duy và có sự thay đổi, sáng tạo, cập nhật tìm kiếm những phương pháp dạy học phù hợp nhất với thời đại, lấy người học làm trung tâm - Người giáo viên phải khéo léo ứng xử, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học *Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp - Người GV luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Lao động sư phạm đóng vai trò quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. - Người GV đã làm việc vượt qua không gian, thời gian. Chính vì vậy nghề giáo được xem như một nghề lao động trí óc chuyên nghiệp 2. Phẩm chất chính trị của người GV - Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong nhân cách của người GV, quyết định niềm tin chính trị, toàn bộ hành vi cũng như ảnh hưởng của người GV đối với HS. - Người GV phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa gắn liền với lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp, luôn say sưa học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn * Biểu hiện cụ thể: - Nhận thức tư tưởng chính trị của một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: tham gia các hoạt động chính trị - xã hội - Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: + Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức + Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương + Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. + Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước 3. Phẩm chất đạo đức của người GV * Lòng yêu nghề - Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo - Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành - Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo - Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh * Lòng yêu trẻ - Bằng lòng yêu con trẻ, thầy cô sẽ dễ dàng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ, xây nên những nét tính cách và cảm xúc tích cực - Thương yêu, tôn trọng, quan tâm, đối xử công bằng với HS - Luôn thể hiện tinh thần giúp đỡ HS một cách chân thành, giản dị - Hết lòng giảng dạy, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. - Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công - Tuy nhiên luôn phải đề cao và nghiêm khắc đối với trẻ.2 * Lối sống, tác phong nhà giáo 4. Năng lực giáo dục của người GV 5. Phân tích năng lực dạy học của người giáo viên 6. Phân tích vai trò của giao tiếp sư phạm với sự phát triển nhân cách của học sinh 7. Phân tích phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm 8. Phân tích phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm4 Phong cách độc đoán trong giao tiếp là phong cách mà giáo viên chỉ chú ý đến nội dung công việc và giới hạn nội dung thực hiện công việc một cách cứng nhắc mà không chú ý đến đặc điểm riêng của từng đối tượng. - Ưu điểm: Rất phù hợp trong việc GV triển khai những công việc đến HS trong thời gian ngắn mà phải hoàn thiện ngay. - Nhược điểm: thường thể hiện cách đánh giá và hành vi ứng xử đơn phương, một chiều như HS nào thụ động trong học tập thường bị coi là “chây lười” “biếng nhác”..Nếu như GV áp đặt kiểu phong cách độc đoán này, thì lâu dần ở HS sẽ hình thành tâm thế “chống đối ngầm”..trước mặt thầy cô thì ngoan lễ phép, nhưng sau lưng thì tỏ thái độ chống đối. Những GV có phong cách này thường trung thực, thẳng thắn nhiều khi hơi vụng về trong tiếp xúc với người khác. Nhược điểm là nhiều khi “khô khan” , “cứng nhắc”, tính giáo dục , tình cảm mờ nhạt ở phong cách này. 9. Phân tích phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm 10. Phân tích nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm
Trang 11 Tính chất của nghề GV
*Đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo, tính nghệ thuật
- Khối lượng kiến thức trong bài giảng phải đảm bảo tính chính xác và khoa học
- Luôn tư duy và có sự thay đổi, sáng tạo, cập nhật tìm kiếm những phương pháp dạy học phù hợp nhất với thời đại, lấy người học làm trung tâm
- Người giáo viên phải khéo léo ứng xử, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học
*Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
- Người GV luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm Lao động sư phạm đóng vai trò quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển
- Người GV đã làm việc vượt qua không gian, thời gian Chính vì vậy nghề giáo được xem như một nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
2 Phẩm chất chính trị của người GV
- Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong nhân cách của người GV, quyết định niềm tin chính trị, toàn bộ hành vi cũng như ảnh hưởng của người GV đối với HS
- Người GV phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa gắn liền với lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp, luôn say sưa học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
* Biểu hiện cụ thể:
- Nhận thức tư tưởng chính trị của một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương
+ Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương
+ Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước
3 Phẩm chất đạo đức của người GV
* Lòng yêu nghề
- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo
- Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành
- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo
- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh
* Lòng yêu trẻ
- Bằng lòng yêu con trẻ, thầy cô sẽ dễ dàng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ, xây nên những nét tính cách và cảm xúc tích cực
- Thương yêu, tôn trọng, quan tâm, đối xử công bằng với HS
- Luôn thể hiện tinh thần giúp đỡ HS một cách chân thành, giản dị
- Hết lòng giảng dạy, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt
- Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công
- Tuy nhiên luôn phải đề cao và nghiêm khắc đối với trẻ
Trang 2* Lối sống, tác phong nhà giáo
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học
- Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo
- Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ
- Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của PHHS
- Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường
- Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục
- Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công
- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
4 Năng lực giáo dục của người GV
Năng lực giáo dục bao gồm năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực cảm hóa học sinh, năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức
các hoạt động giáo dục
● Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau, nhằm thiết lập nên những mối quan hệ giáo dục
GV cần phải mô phạm và chừng mực Mỗi cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành vi ứng xử cũng như lời nói của giáo viên đều được
HS coi như những chuẩn mực để các em học tập và làm theo GV phải không ngừng tự đổi mới, rèn luyện đạo đức, tác phong mẫu mực để là những tấm gương cho HS noi theo
● Năng lực xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua giảng dạy và tích hợp các nội dung giáo dục trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng
● Năng lực cảm hóa học sinh:
- GV phải có uy tín cao trước HS, được HS kính nể, tôn trọng
- Cần có sự hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, thấu cảm, vị tha bao dung, sử dụng tình yêu thương vun đắp để cảm hóa các em
- Sự tôn trọng chính HS của mình, chấp nhận những sở thích, những tư duy khác biệt, không áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình lên học sinh
● Năng lực vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
5 Phân tích năng lực dạy học của người giáo viên
NLDH là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao NLDH gồm các năng lực thành phần cơ bản sau đây:
- GV xây dựng KHDH theo hướng tích hợp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục Phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS
- Năng lực thực hiện được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và giáo dục, gồm các kĩ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, luyện tập kĩ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học sinh… ( NL sd ngôn ngữ của GV
Trang 3- Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS
- Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của HS; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học
- Năng lực tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định
6 Phân tích vai trò của giao tiếp sư phạm với sự phát triển nhân cách của học sinh
Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau,
nhằm thiết lập nên những mối quan hệ giáo dục
- Giao tiếp giúp con người có dáng đi thẳng và cách ứng xử của con người
Để cho trẻ biết đi đứng dáng người thì phải dạy cho trẻ tập đi Không có sự tiếp xúc của người lớn, trẻ không có dáng đi của người Trước khi ăn trẻ đều nhìn người lớn ăn, làm mẫu để chúng tập cầm muỗng, cầm đũa ăn đúng như người lớn, phong cách ăn của người – con người có nhân cách
- Giao tiếp giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ
Trẻ sinh ra chưa biết nói, dần dần trẻ hiểu được ngôn ngữ và sử dụng được ngôn ngữ đơn giản để thỏa mãn một số nhu cầu sinh học, nhận thức của trẻ
Suốt cả đời người, con người vẫn còn phải học Cách nói, cách dùng từ, nhịp điệu ngôn ngữ thể hiện con người có nhân cách, phải nhờ có tiếp xúc với những người xung quanh Nhân cách được hình thành và phát triển chính trong quá trình giao tiếp
- Trí tuệ của con người được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh
Thông qua giao tiếp hàng loạt các chức năng tâm lý được hình thành như: tưởng tượng, tư duy, ý thức, những chức năng tâm
lý này tạo thành một chất lượng tâm lý mới, đó là trí tuệ của con người
- Giao tiếp giúp cho lao động của con người mang tính xã hội, tính tập thể
Lao động của con người là sự liên kết giữa các cá nhân, phối hợp, điều hòa theo sự phân công lao động của xã hội Lao động liên kết cùng nhau phải thông qua sự tiếp xúc, giao tiếp với nhau theo sự phân công của xã hội
- Ý thức của con người được hình thành và phát triển
Năng lực làm chủ hành động, ngôn ngữ, thái độ của mình trong các quan hệ chỉ được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh
Học sinh có ý thức làm bài đầy đủ, học thuộc bài ở nhà, chuẩn bị bài đầy đủ, chu đáo khi đến lớp học, được hình thành và phát triển qua nhiều lần, nhiều năm học, nhiều thầy cô rèn luyện mới có được ý thức đó, như vậy, thiếu giao tiếp với thầy cô, học sinh sẽ không có ý thức học tập nghiêm túc
7 Phân tích phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm
Phong cách toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của mỗi cá nhân Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động
tương đối bền vững, ổn định của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở HS
Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm là GV coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống kinh nghiệm, trình
độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức HS Nhờ đó GV dự đoán chính xác các mức độ phản ứng và hành vi của HS trong và sau quá trình giao tiếp
- Ưu điểm: lắng nghe nguyện vọng, ý kiến, tôn trọng nhân cách của HS, kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng
trong khả năng Tạo ra một niềm tin yêu, kính trọng ở HS với thầy cô Đồng thời, tạo ra tính độc lập sáng tạo, sự ham mê hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức, nâng cao vai trò, vị trí của HS trong tập thể cũng như sự đánh giá của bản thân
- Nhược điểm: nếu không lưu ý sẽ dễ dẫn đến những trường hợp như “nuông chiều thả mặc” HS; nhiều khi dân chủ dân chủ
quá trớn, dễ mất đi ranh giới giữa thầy và trò
8 Phân tích phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm
Trang 4Phong cách độc đoán trong giao tiếp là phong cách mà giáo viên chỉ chú ý đến nội dung công việc và giới hạn nội dung thực
hiện công việc một cách cứng nhắc mà không chú ý đến đặc điểm riêng của từng đối tượng
- Ưu điểm: Rất phù hợp trong việc GV triển khai những công việc đến HS trong thời gian ngắn mà phải hoàn thiện ngay
- Nhược điểm: thường thể hiện cách đánh giá và hành vi ứng xử đơn phương, một chiều như HS nào thụ động trong học tập
thường bị coi là “chây lười” “biếng nhác” Nếu như GV áp đặt kiểu phong cách độc đoán này, thì lâu dần ở HS sẽ hình thành tâm thế “chống đối ngầm” trước mặt thầy cô thì ngoan lễ phép, nhưng sau lưng thì tỏ thái độ chống đối
Những GV có phong cách này thường trung thực, thẳng thắn nhiều khi hơi vụng về trong tiếp xúc với người khác Nhược điểm
là nhiều khi “khô khan” , “cứng nhắc”, tính giáo dục , tình cảm mờ nhạt ở phong cách này
9 Phân tích phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm
Phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm là thái độ, hành vi, cử chỉ điệu bộ ứng xử của cá nhân đối với HS dễ dàng thay đổi
trong những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Phong cách tự do thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi xen lẫn sự khéo léo đối xử sư phạm, cũng có những trường hợp biểu hiện như là giao tiếp ngẫu nhiên
- Ưu điểm: phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức ở HS, kích thích tư duy độc lập sáng tạo ở các em Kích thích được
sự tự giác trong học tập của HS, nhất là các em học giỏi
- Nhược điểm: trong một số tình huống thầy, cô không làm chủ được cảm xúc của mình, trong tâm trí họ những quy định ngặt
nghèo về quan hệ giữa thầy giáo và học sinh thường bị coi nhẹ Như trong một số tình huống học sinh xin nâng điểm thầy, cô
dễ dàng có thể cho điểm, hoặc khi học sinh xin nghỉ học để đi đá bóng thầy, cô cũng đồng ý ngay Thường những người này nhiều khi dễ dãi một cách thái quá, trong quan hệ với học sinh nhiều khi có lời nói và cử chỉ không phù hợp với tác phong nhà giáo
10 Phân tích nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm
- KN: biểu hiện ở khả năng dựa vào những biểu lộ bên ngoài (sắc thái biểu cảm, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác…) mà phán
đoán chính xác những trạng thái tâm lí bên trong của chủ thể giao tiếp (GV) và đối tượng giao tiếp (HS)
- Phân loại:
+ Kỹ năng phán đoán dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói
Nhờ tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói mà GV phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng, dựa vào đó để nhận xét, đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của đối tượng giao tiếp
(Ví dụ: Khi vui vẻ giọng nói thường trong trẻo, nhịp nói nhanh; Khi ra lệnh giọng cương quyết; Khi bối rối thì xấu hổ, mặt đỏ, toát mồ hôi )
+ Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách
Cùng một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau Hoặc ngược lại, sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau có thể là biểu hiện của các tâm trạng khác nhau
(Ví dụ, GV có tâm trạng buồn, nhưng không muốn để ảnh hưởng đến học sinh nên đã tự kiềm chế để tạo không khí vui vẻ trong giờ lên lớp…)
Tuy nhiên, nhờ có những dấu hiệu chung nhất về cảm xúc qua các biểu hiện bên ngoài mà người ta vẫn có thể phán đoán đúng các trạng thái và đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp
+ Kỹ năng định hướng gồm định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc với học sinh, tập thể học sinh, phụ huynh
Kỹ năng định hướng là phác thảo chân dung tâm lý của HS, tập thể HS, PHHS mà người GV tiếp xúc để thực hiện mục đích giáo dục Phác thảo chân dung tâm lý đối tượng giao tiếp càng đúng, càng chính xác thì việc giao tiếp càng đạt hiệu quả cao Phác thảo chân dung tâm lý là xây dựng mô hình tâm lý về những phẩm chất tâm lý đặc thù của đối tượng Trên cơ sở đó giáo viên có các phương án ứng xử khác nhau để đạt được kết quả trong giao tiếp
Trang 5=> Kỹ năng này rất quan trọng, nó quyết định thái độ và hành vi của GV khi tiếp xúc với HS Giao tiếp với học sinh mà giáo viên không biết rõ được mình sẽ nói gì với em đó, và không đoán trước được em đó sẽ trả lời như thế nào thì không thể đạt được hiệu quả cần thiết
- Yêu cầu khi thực hiện kỹ năng:
+ Giao tiếp với HS cần có thái độ thiện cảm, tự tin, tạo cảm giác thoải mái để HS bộc lộ trung thực những đặc điểm tâm lý cá nhân
+ GV phải rèn luyện vốn kiến thức và kinh nghiệm sống để có thể xác định đúng vị trí trong giao tiếp để tạo điều kiện cho HS chủ động giao tiếp và GV có nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm
11 Phân tích nhóm kỹ năng định vị giao tiếp sư phạm
- KN: là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách HS đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa
trên hoạt động nhận thức tích cực
- Đặc điểm:
+ Mô hình nhân cách của HS ở giai đoạn này gắn với hiện thực, tương đối ổn định
+ GV có hành vi ứng xử trong giao tiếp phù hợp với HS
+ GV biết xác định đúng không gian, thời gian giao tiếp và phải chọn thời điểm mở đầu, điểm dừng, tiếp tục và kết thúc quá trình giao tiếp
Kỹ năng định vị xây dựng những nội dung chủ yếu thuộc về nhóm dấu hiệu nhân cách và vị trí của HS trong quan hệ xã hội
Một số yêu cầu
- GV phải rèn luyện nhiều trong hoạt động nghề nghiệp, không ngừng học tập và củng cố vốn kinh nghiệm của cuộc sống
- GV phải tiếp xúc nhiều lần với đối tượng giao tiếp, tránh nóng vội, đặt vị trí của mình vào vị trí của HS để thấu hiểu và có kế hoạch trợ giúp HS
- GV trong giao tiếp phải có sự nhập vai chân thực, chân thành Tuyệt đối tránh sự mập mờ, giả dối, mới đạt được sự hoàn thiện
kỹ năng định vị
- GV có hành vi ứng xử trong giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh của HS
12 Phân tích quy trình tham vấn/tư vấn tâm lý cho học sinh
- KN: là sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó, nhà tham vấn sử dụng các kỹ năng chuyên môn trợ giúp thân
chủ đối mặt, đánh giá đúng vấn đề, đồng thời khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải và có năng lực đối mặt, giải quyết những vấn đề tương tự nảy sinh trong tương lai
- Dấu hiệu: là một quá trình, là sự trợ giúp, là trợ giúp thân chủ khai thác tiềm năng
- Phân biệt tham vấn và tư vấn:
+ Tham vấn: là gồm nhiều lần tương tác Kết quả tham vấn ổn định, lâu bền Thân chủ là trung tâm
+ Tư vấn: Tư vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ Kết quả tư vấn không lâu bền Nhà tư vấn là trung tâm
- Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn cho học sinh tại trường học:
+ Nguyên tắc tôn trọng thân chủ trong quá trình tham vấn:
+ Nguyên tắc chấp nhận, không phán xét thân chủ
+ Nguyên tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ
+ Nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thông tin cho thân chủ
13 Phân tích nhóm kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của HS trong giao tiếp sư phạm
GV xây dựng “mô hình nhân cách HS” một cách đúng đắn, chính xác cần dựa vào các dấu hiệu bên ngoài
Trang 6- Nhóm dấu hiệu bên ngoài nhận biết bằng nhận thức cảm tính như: Chiều cao, hình dáng, đầu tóc, chân tay Sự nhận
biết các dấu hiệu bên ngoài mang tính tổng quát, ít nhiều có sự tham gia của tư duy, gọi chung là lý trí – trực giác Để rèn luyện được kỹ năng nhận biết bên ngoài GV phải phối hợp nhiều giác quan cùng tham gia quan sát, ngoài ra cần rèn luyện trực giác trong thực tiễn giảng dạy và giáo dục
- Nhóm dấu hiệu mang tính chất tổng quát của cả nhận thức cảm tình bề ngoài với lý tính về tính cách, tình cảm đạo đức
GV càng có thâm niên cao thì việc “xây dựng mô hình nhân cách học sinh” càng nghiêng về dấu hiệu tâm lý bên trong điều
đó giúp cho việc đánh giá, nhận xét của GV với HS càng gần với hiện thực Do đó mà hành vi ứng xử của GV càng phù hợp với đối tượng giao tiếp
14 Phân tích kỹ năng xử lý tình huống sư phạm
Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm là việc vận dụng những tri thức sư phạm ( tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư
phạm…), những kinh nghiệm sư phạm, những kỹ năng ứng xử giao tiếp để giải quyết một cách hợp lý tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
- Kỹ năng nhận thức tình huống sư phạm: nhận thức rõ mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống, nguyên nhân khách quan,
nguyên nhân chủ quan gây ra tình huống, diễn biến tâm lý của các đối tượng tham gia trong tình huống Từ đó bình tĩnh, không vội vã để tìm ra các giải pháp
- Kỹ năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để đề xuất các phương án
+ Hình thành mối liên hệ giữa tình huống sư phạm với các tri thức và kinh nghiệm đã có
+ Đề xuất các phương án giải quyết tình huống sư phạm
+ Phân tích những điểm tích cực và hạn chế của mỗi phương án đến từng đối tượng tham gia tình huống Đặc biệt chú ý đến diễn biến tâm lý của các đối tượng và hiệu quả giáo dục của từng phương án
+ Đề xuất phương án giải quyết tối ưu
- Kỹ năng thể hiện phương án giải quyết tình huống sư phạm:
+ Thể hiện phương án giải quyết tình huống sư phạm bằng lời nói, hành vi, thái độ, cảm xúc phù hợp Chú ý sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, biểu cảm, giàu sức thuyết phục Tác phong sư phạm bình tĩnh, tự tin
+ Lý giải cơ sở của phương án đã lựa chọn một cách khoa học, logic
- Kỹ năng đánh giá hiệu quả giáo dục trong việc giải quyết tình huống sư phạm: đề ra những bài học kinh nghiệm bằng
các quy tắc, các nguyên tắc giáo dục tiên tiến, nêu lên những nguyên tắc giải quyết khái quát nhất, áp dụng giải quyết các
tình huống sư phạm tương tự
15 Phân tích kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết vào việc nhận diện, kiểm soát,
điều chỉnh và sử dụng những rung động của cá nhân khi có những kích thích tác động nhằm giúp GV thay đổi trạng thái cảm xúc của bản thân theo chiều hướng tích cực trong các mối quan hệ giữa cá nhân và người khác
- Kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân: nhận ra được các dạng cảm xúc hiện thời của bản thân ( Vui sướng; Ngạc
nhiên; Đau khổ; Căm giận; Khinh bỉ: Khiếp sợ )
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân: kìm nén, kiềm chế những cảm xúc tích cực hay tiêu cực
- Kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân: Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc đồng thời là người biết “bộc lộ cảm
xúc” và biết “che dấu cảm xúc thực ” của mình trước người khác bằng các điệu bộ, cử chỉ, cơ thể và ngôn ngữ, trong những trường hợp cần thiết, để mang lại hiệu quả hành động hay hiệu quả ứng xử Để điều khiển cảm xúc bản thân, GV cần nhận
dạng cảm xúc của mình, kiểm soát cảm xúc khi nó xuất hiện và chọn phương án tối ưu nhất để chuyển cảm xúc tích cực
Ví dụ trong tình huống gây tức giận, thay vì những hành động bộc phát là cãi nhau, quát tháo, cá nhân có thể lựa chọn phương án kiềm chế, bỏ đi, im lặng… Trong khi lựa chọn ra phương án tối ưu cá nhân sẽ suy nghĩ tới hậu quả sẽ có khi lựa chọn từng phương án đó
- Kỹ năng sử dụng cảm xúc của bản thân: Sử dụng cảm xúc của mình là một phương tiện để đạt mục đích nào đó trong
nhận thức, thái độ hay hành động là mức độ cao nhất, đồng thời cũng là cấu phần quan trọng trong cấu trúc tâm lý của quản
lý cảm xúc của cá nhân, là tăng lên, giảm đi cường độ cảm xúc, đôi khi là tạo ra và thể hiện cảm xúc đó như thật nhằm đạt
mục đích nhất định