Vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao Động việt nam

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao Động việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mục lục LỜI CẢM ƠN 2 LỜI Cam đoan 3 Mở đầu 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Bố cục của bài tiểu luận 7 Chương I: Lý luận về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động Việt Nam 8 1.1. Khái niệm và đặc trưng của quan hệ lao động 8 1.2. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động 9 1.2.1. Định nghĩa 9 1.2.2. Biểu hiện 10 1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau 11 1.3. Quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam 12 Chương II: Thực trạng Vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động Việt Nam 15 2.1. Thực trạng quan hệ lao động ở việt nam hiện nay 15 2.1.1. Lương tối thiểu 15 2.1.2 Quan hệ lao động 18 2.1.3 Những khoảng trống pháp luật, chính sách 20 2.2. Đánh giá thực trạng vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động ở Việt Nam. 22 2.2.1. Những thành tựu đã đạt được 22 2.2.2. Những hạn chế và vấn đề còn tồn tại 24 Chương III: Giải pháp nhằm Vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động Việt Nam 27 3.1. Các giải pháp đề xuất 27 3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế giám sát thực thi 27 3.1.2. Nâng cao nhận thức cho cả hai bên 27 3.1.3. Tăng cường đối thoại, trọng tài lao động 27 3.1.4. Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội 28 3.2. Trách nhiệm của sinh viên 28 Kết luận 31 Tài liệu tham khảo 32 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tôn trọng lẫn nhau trong lao động là một giá trị đạo đức quan trọng, góp phần xây dựng môi trường làm việc văn minh, hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển chung. Tôn trọng là cơ sở cho sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời quyết định hiệu quả của quá trình hợp tác. Quan hệ lao động không chỉ mang tính kinh tế thuần túy. Những yếu tố về nhân văn và tinh thần trong quan hệ lao động cũng rất sâu sắc làm cho quan hệ lao động trở nên nhạy cảm hơn so với các quan hệ khác. Sự khác biệt về địa vị kinh tế và về mục tiêu giữa người sử dụng lao động và người lao động chỉ không còn là rào cản tâm lý giữa các bên khi họ có thái độ đúng mực và thực sự tôn trọng lẫn nhau, cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh xoay quanh quan hệ lao động một cách thực sự khách quan và không định kiến. Sự tôn trọng của các bên được biểu hiện ở việc biết lắng nghe, chia sẻ công việc, tạo điều kiện cho nhau tham gia và cùng quyết định. Tôn trọng thể hiện ở hành vi ứng xử hàng ngày, bằng ngôn ngữ và cử chỉ có văn hóa, bảo toàn thể diện và nhân phẩm của nhau, biết thừa nhận xứng dáng những gì đối tác đã làm được, ở thái độ khiêm tốn, ở sự công bằng và ở việc thực hiện đúng các cam kết. Xuất phát từ nhận định trên trên, em xin chọn đề tài "Vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong xác lập, vận hành quan hệ lao động Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động * Phạm vi nghiên cứu Quan hệ lao động tại Việt Nam 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu - Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động. Hiểu rõ hơn về quy định nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Thấy được ưu điểm và hạn chế trong việc vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động. Từ đó tìm ra giải pháp thiết thực, phù hợp với lao động Việt Nam hiện nay. - Góp phần nâng cao trình độ của bản thân, phục vụ cho công việc trong tương lai. Hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện theo yêu cầu của giảng viên. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau từ đó hiểu hơn về nguyên tắc này, nắm rõ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quan hệ trong lao động. - Biết hơn về thực trạng vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam. Thu thập, thống kê, tìm hiểu tài liệu từ đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quan hệ lao động và đưa ra giải pháp khắc phục. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ dựa trên các phương pháp phổ biến như: - Phương pháp thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp em sử dụng trong suốt quá trình làm đề tài. Hy vọng rằng với thái độ trung thực, khách quan và siêng năng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật lao động của Việt Nam hiện tại và tương lai 5. Bố cục của bài tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hện lao động Việt Nam Chương 2: Thực trạng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả nguyên tắc tôn trọng lân nhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam Chương I: Lý luận về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động Việt Nam 1.1. Khái niệm và đặc trưng của quan hệ lao động Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa các chủ thể (người lao động hoặc tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và Nhà nước) nảy sinh từ quá trình thuê mướn lao động để đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội dựa trên cơ sở pháp luật. Quan hệ lao động là một phạm trù rộng, đa dạng và phức tạp. Việc phân loại quan hệ lao động phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí phân loại đó là căn cứ vào chủ thể quan hệ lao động, cơ cấu chủ thể tham gia, trình tự của quan hệ lao động, các cấp quan hệ lao động, các biểu hiện của quan hệ lao động…. Quan hệ lao động lại mang tính bất bình đẳng nhất định về mặt kinh tế. Người lao động thường ở vị thế yếu thế hơn vì tiền lương là nguồn thu nhập chính để tồn tại, còn người sử dụng lao động thì có nhiều lựa chọn khác. Chính vì lẽ đó, pháp luật cần có những quy định bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ này. Một điểm quan trọng nữa là lợi ích của hai bên không hoàn toàn trùng khớp, đặc biệt là trong ngắn hạn. Trong khi người lao động muốn có mức lương cao hơn, người sử dụng sẽ cân nhắc nhiều yếu tố về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất. Nhưng về lâu dài, các bên cần phải điều chỉnh, cân bằng lợi ích lẫn nhau để duy trì quan hệ lao động ổn định và phát triển. Nhìn chung, quan hệ lao động là một khái niệm hết sức phức tạp, chứa đựng những mâu thuẫn vốn có nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Chỉ bằng cách hiểu rõ bản chất và đặc điểm của quan hệ này, chúng ta mới có thể xây dựng và vận hành nó đúng đắn, công bằng và hợp lý cho tất cả các bên liên quan. 1.2. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động 1.2.1. Định nghĩa Trong bất cứ mối quan hệ nào, sự tôn trọng lẫn nhau luôn là một yếu tố quan trọng để duy trì sự hài hòa và phát triển lâu dài. Điều này càng đúng hơn với quan hệ lao động - mối quan hệ đặc biệt giữa người lao động và người sử dụng lao động (chủ sử dụng). Tôn trọng là biểu hiện khi các chủ thể quan hệ lao động nhận diện được các giá trị của bản thân và giá trị của đối tác để đưa ra các quyết định thể hiện việc công nhận sự tồn tại của nhau không còn phân biệt (giới tính, tuổi tác, trình độ, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc...). Nhận diện được giá trị bản thân đầy đủ, chính xác chính là tôn trọng mình, nhận diện giá trị của đối tác chính là tôn trọng người. Trong quan hệ lao động, không biết tôn trọng mình thì khó có thể biết tôn trọng người. Tôn trọng, nếu xét về mặt ý nghĩa thì nó là cách cư xử giữa người với người, còn nếu đặt vào trong các mối quan hệ khác trong xã hội thì đó là một nguyên tắc vô cùng quan trọng để giúp các mối quan hệ đó vững vàng theo thời gian. Tôn trọng là yêu cầu đầu tiên cần phải tuân thủ trong việc xây dựng một mối quan hệ. Cũng như bất cứ mối quan hệ nào trong quan hệ lao động, tôn trọng là cơ sở nền tảng cho sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời quyết định hiệu quả của quá trình hợp tác bởi "được tôn trọng" là một quyền cơ bản của mỗi người, mỗi bên. Như trên đã nêu, quan hệ lao động không phải chỉ mang tính kinh tế thuần túy. Tính nhân văn trong quan hệ lao động cũng rất sâu sắc làm cho quan hệ lao động trở nên nhạy cảm hơn so với quan hệ kinh tế hay dân sự thông thường. Sự khác biệt về địa vị kinh tế xã hội, về mục tiêu giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ được khỏa lấp khi họ có thái độ đúng mực và thực sự tôn trọng lẫn nhau, cùng đồng lòng giải quyết các vấn đề nảy sinh xung quanh quan hệ lao động một cách khách quan, không thiên kiến, định kiến. Tôn trọng sẽ làm cho các bên cảm thấy thoải mái, thêm tự tin trong công việc, kích thích hoạt động và sức sáng tạo của con người trong quá trình lao động. Trái ngược với tôn trọng là bất tôn trọng thậm chí là coi thường và khinh bỉ, thái độ này chính là nguồn gốc của những xung đột giữa các chủ thể hay nói cách khác quan hệ lao động không được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng thì hiếm khi tồn tại lâu dài. Tôn trọng được hình thành khi người ta đối xử với người khác theo cái cách mà họ muốn được đối xử. Ở đâu có sự tôn trọng, ở đó có nền tảng của quan hệ lao động lành mạnh và đó là một trong những chìa khóa tạo ra sự thành công của doanh nghiệp. Nguyên tắc tôn trọng ngày càng được đề cao và được coi như chuẩn mực văn hóa của quan hệ lao động trong doanh nghiệp. 1.2.2. Biểu hiện Nguyên tắc tôn trọng giữa các bên trong quan hệ lao động được biểu hiện theo cách: Thứ nhất là các bên cần biết lắng nghe ý kiến, quan điểm, nguyện vọng… của nhau về những vấn đề trong quá trình tương tác quan hệ lao động. Biết lắng nghe để hiểu hơn đối tác, để có hành vi ứng xử phù hợp và kể cả khi không hoàn toàn đồng thuận thì biết lắng nghe cũng giúp mỗi bên tránh được sai lầm đáng tiếc vì không hiểu nhau. Thứ hai là các bên cần biết chia sẻ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện nhiệm vụ. Tôn trọng thể hiện từ những biểu hiện nhỏ nhất như: hành vi ứng xử hàng ngày, ngôn ngữ và cử chỉ có văn hóa, thái độ tôn trọng thể diện và nhân phẩm của nhau, biết thừa nhận kết quả mà đối tác đã đạt được, thực hiện đúng các cam kết đã thiết lập… Thứ ba là các bên cần biết tự bảo vệ và đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện không đúng đắn trong quá trình lao động. Khi các bên, đặc biệt là bên người sử dụng lao động thể hiện sự tôn trọng, thì chính họ đã bắt đầu tạo lập một môi trường văn hoá trong doanh nghiệp. Trong môi trường văn hóa đó, văn hóa đối thoại, văn hóa thương lượng, văn hóa chia sẻ… giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng sẽ được hình thành và phát triển. Hệ quả tất yếu của sự tôn trọng là thái độ làm việc tích cực và có trách nhiệm của mỗi bên. Những yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng là trình độ nhận thức; văn hóa, lối sống; thói quen ứng xử, môi trường xã hội nơi quan hệ lao động đang diễn ra. Tất cả những yếu tố trên đều có thể được hóa giải nếu như các chủ thể quan hệ lao động có ý thức tự nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như nỗ lực thay đổi bản thân.

Trang 1

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viênmôn Quan hệ lao động đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ íchcho em trong suốt thời gian qua Đó sẽ là nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùngquý giá Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và thầy cô đã đưa môn Quan hệlao động vào giảng dạy Để em có thể có nhiều kiến thức về lĩnh vực này

Trong quá trình làm bài tiểu luận Đôi lúc cách trình bày còn hạn chế nênbài làm của em khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đónggóp của thầy cô để bài thi được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài tiểu luận “ Vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau

trong xác lập, vận hành quan hệ lao động Việt Nam” là công trình nghiên cứu

của riêng em, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bấtkỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu Các số liệu trongchuyên đề được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minhbạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứuđã được công bố, các website.

Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả bài làm của người khác, em xin chịuhoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2024

Trang 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Bố cục của bài tiểu luận 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG LẪN NHAU TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT NAM 8

1.1 Khái niệm và đặc trưng của quan hệ lao động 8

1.2 Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động 9

1.2.1 Định nghĩa 9

1.2.2 Biểu hiện 10

1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau 11

1.3 Quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG LẪN NHAU TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT NAM 15

2.1 Thực trạng quan hệ lao động ở việt nam hiện nay 15

2.1.1 Lương tối thiểu 15

Trang 5

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÔN

TRỌNG LẪN NHAU TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT NAM 27

3.1 Các giải pháp đề xuất 27

3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế giám sát thực thi 27

3.1.2 Nâng cao nhận thức cho cả hai bên 27

3.1.3 Tăng cường đối thoại, trọng tài lao động 27

3.1.4 Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội 28

3.2 Trách nhiệm của sinh viên 28

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Tôn trọng lẫn nhau trong lao động là một giá trị đạo đức quan trọng, gópphần xây dựng môi trường làm việc văn minh, hiệu quả và thúc đẩy sự phát triểnchung Tôn trọng là cơ sở cho sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và ngườilao động, đồng thời quyết định hiệu quả của quá trình hợp tác Quan hệ lao độngkhông chỉ mang tính kinh tế thuần túy Những yếu tố về nhân văn và tinh thầntrong quan hệ lao động cũng rất sâu sắc làm cho quan hệ lao động trở nên nhạycảm hơn so với các quan hệ khác Sự khác biệt về địa vị kinh tế và về mục tiêugiữa người sử dụng lao động và người lao động chỉ không còn là rào cản tâm lýgiữa các bên khi họ có thái độ đúng mực và thực sự tôn trọng lẫn nhau, cùnggiải quyết các vấn đề nảy sinh xoay quanh quan hệ lao động một cách thực sựkhách quan và không định kiến Sự tôn trọng của các bên được biểu hiện ở việcbiết lắng nghe, chia sẻ công việc, tạo điều kiện cho nhau tham gia và cùng quyếtđịnh Tôn trọng thể hiện ở hành vi ứng xử hàng ngày, bằng ngôn ngữ và cử chỉcó văn hóa, bảo toàn thể diện và nhân phẩm của nhau, biết thừa nhận xứng dángnhững gì đối tác đã làm được, ở thái độ khiêm tốn, ở sự công bằng và ở việcthực hiện đúng các cam kết.

Xuất phát từ nhận định trên trên, em xin chọn đề tài "Vận dụng nguyêntắc tôn trọng lẫn nhau trong xác lập, vận hành quan hệ lao động Việt Nam"

làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu* Đối tượng nghiên cứu

Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động

* Phạm vi nghiên cứu

Quan hệ lao động tại Việt Nam

Trang 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệlao động Hiểu rõ hơn về quy định nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong phápluật Việt Nam hiện hành Thấy được ưu điểm và hạn chế trong việc vận dụngnguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động Từ đó tìm ra giải phápthiết thực, phù hợp với lao động Việt Nam hiện nay.

- Góp phần nâng cao trình độ của bản thân, phục vụ cho công việc trong tươnglai Hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện theo yêu cầu của giảng viên.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau từ đó hiểu hơn vềnguyên tắc này, nắm rõ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quan hệtrong lao động.

- Biết hơn về thực trạng vận dụng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệlao động tại Việt Nam Thu thập, thống kê, tìm hiểu tài liệu từ đó đánh giánhững ưu điểm và hạn chế trong quan hệ lao động và đưa ra giải pháp khắcphục.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ dựa trên các phương pháp phổ biến như:- Phương pháp thu thập thông tin;

- Phương pháp thống kê;- Phương pháp phỏng vấn.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp em sử dụng trong suốtquá trình làm đề tài.

Hy vọng rằng với thái độ trung thực, khách quan và siêng năng, kết quả nghiêncứu sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật laođộng của Việt Nam hiện tại và tương lai

Trang 8

5 Bố cục của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Đề tàiđược chia làm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hện laođộng Việt Nam

Chương 2: Thực trạng nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ laođộng tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả nguyên tắc tôn trọng lânnhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG LẪN NHAUTRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và đặc trưng của quan hệ lao động

Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa các chủ thể (người lao độnghoặc tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chứcđại diện cho người sử dụng lao động và Nhà nước) nảy sinh từ quá trình thuêmướn lao động để đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội dựatrên cơ sở pháp luật.

Quan hệ lao động là một phạm trù rộng, đa dạng và phức tạp Việc phânloại quan hệ lao động phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau Các tiêu chí phânloại đó là căn cứ vào chủ thể quan hệ lao động, cơ cấu chủ thể tham gia, trình tựcủa quan hệ lao động, các cấp quan hệ lao động, các biểu hiện của quan hệ laođộng….

Quan hệ lao động lại mang tính bất bình đẳng nhất định về mặt kinh tế.Người lao động thường ở vị thế yếu thế hơn vì tiền lương là nguồn thu nhậpchính để tồn tại, còn người sử dụng lao động thì có nhiều lựa chọn khác Chínhvì lẽ đó, pháp luật cần có những quy định bảo vệ quyền lợi của người lao độngtrong mối quan hệ này.

Một điểm quan trọng nữa là lợi ích của hai bên không hoàn toàn trùngkhớp, đặc biệt là trong ngắn hạn Trong khi người lao động muốn có mức lươngcao hơn, người sử dụng sẽ cân nhắc nhiều yếu tố về hiệu quả kinh tế, chi phí sảnxuất Nhưng về lâu dài, các bên cần phải điều chỉnh, cân bằng lợi ích lẫn nhauđể duy trì quan hệ lao động ổn định và phát triển.

Nhìn chung, quan hệ lao động là một khái niệm hết sức phức tạp, chứađựng những mâu thuẫn vốn có nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết cho sựphát triển của xã hội Chỉ bằng cách hiểu rõ bản chất và đặc điểm của quan hệ

Trang 10

này, chúng ta mới có thể xây dựng và vận hành nó đúng đắn, công bằng và hợplý cho tất cả các bên liên quan.

1.2 Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ lao động1.2.1 Định nghĩa

Trong bất cứ mối quan hệ nào, sự tôn trọng lẫn nhau luôn là một yếu tốquan trọng để duy trì sự hài hòa và phát triển lâu dài Điều này càng đúng hơnvới quan hệ lao động - mối quan hệ đặc biệt giữa người lao động và người sửdụng lao động (chủ sử dụng).

Tôn trọng là biểu hiện khi các chủ thể quan hệ lao động nhận diện đượccác giá trị của bản thân và giá trị của đối tác để đưa ra các quyết định thể hiệnviệc công nhận sự tồn tại của nhau không còn phân biệt (giới tính, tuổi tác, trìnhđộ, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc ) Nhận diện được giá trị bảnthân đầy đủ, chính xác chính là tôn trọng mình, nhận diện giá trị của đối tácchính là tôn trọng người Trong quan hệ lao động, không biết tôn trọng mình thìkhó có thể biết tôn trọng người Tôn trọng, nếu xét về mặt ý nghĩa thì nó là cáchcư xử giữa người với người, còn nếu đặt vào trong các mối quan hệ khác trongxã hội thì đó là một nguyên tắc vô cùng quan trọng để giúp các mối quan hệ đóvững vàng theo thời gian Tôn trọng là yêu cầu đầu tiên cần phải tuân thủ trongviệc xây dựng một mối quan hệ Cũng như bất cứ mối quan hệ nào trong quanhệ lao động, tôn trọng là cơ sở nền tảng cho sự hợp tác giữa người sử dụng laođộng và người lao động, đồng thời quyết định hiệu quả của quá trình hợp tácbởi "được tôn trọng" là một quyền cơ bản của mỗi người, mỗi bên.

Như trên đã nêu, quan hệ lao động không phải chỉ mang tính kinh tế thuầntúy Tính nhân văn trong quan hệ lao động cũng rất sâu sắc làm cho quan hệ laođộng trở nên nhạy cảm hơn so với quan hệ kinh tế hay dân sự thông thường Sựkhác biệt về địa vị kinh tế xã hội, về mục tiêu giữa người sử dụng lao động vàngười lao động sẽ được khỏa lấp khi họ có thái độ đúng mực và thực sự tôntrọng lẫn nhau, cùng đồng lòng giải quyết các vấn đề nảy sinh xung quanh quan

Trang 11

hệ lao động một cách khách quan, không thiên kiến, định kiến Tôn trọng sẽ làmcho các bên cảm thấy thoải mái, thêm tự tin trong công việc, kích thích hoạtđộng và sức sáng tạo của con người trong quá trình lao động Trái ngược vớitôn trọng là bất tôn trọng thậm chí là coi thường và khinh bỉ, thái độ này chínhlà nguồn gốc của những xung đột giữa các chủ thể hay nói cách khác quan hệlao động không được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng thì hiếm khi tồntại lâu dài Tôn trọng được hình thành khi người ta đối xử với người khác theocái cách mà họ muốn được đối xử Ở đâu có sự tôn trọng, ở đó có nền tảng củaquan hệ lao động lành mạnh và đó là một trong những chìa khóa tạo ra sự thànhcông của doanh nghiệp Nguyên tắc tôn trọng ngày càng được đề cao và đượccoi như chuẩn mực văn hóa của quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

1.2.2 Biểu hiện

Nguyên tắc tôn trọng giữa các bên trong quan hệ lao động được biểuhiện theo cách:

Thứ nhất là các bên cần biết lắng nghe ý kiến, quan điểm, nguyện vọng…

của nhau về những vấn đề trong quá trình tương tác quan hệ lao động Biết lắngnghe để hiểu hơn đối tác, để có hành vi ứng xử phù hợp và kể cả khi khônghoàn toàn đồng thuận thì biết lắng nghe cũng giúp mỗi bên tránh được sai lầmđáng tiếc vì không hiểu nhau.

Thứ hai là các bên cần biết chia sẻ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện

nhiệm vụ Tôn trọng thể hiện từ những biểu hiện nhỏ nhất như: hành vi ứng xửhàng ngày, ngôn ngữ và cử chỉ có văn hóa, thái độ tôn trọng thể diện và nhânphẩm của nhau, biết thừa nhận kết quả mà đối tác đã đạt được, thực hiện đúngcác cam kết đã thiết lập…

Thứ ba là các bên cần biết tự bảo vệ và đấu tranh không khoan nhượng với

những biểu hiện không đúng đắn trong quá trình lao động Khi các bên, đặc biệtlà bên người sử dụng lao động thể hiện sự tôn trọng, thì chính họ đã bắt đầu tạolập một môi trường văn hoá trong doanh nghiệp Trong môi trường văn hóa đó,

Trang 12

văn hóa đối thoại, văn hóa thương lượng, văn hóa chia sẻ… giữa người sửdụng lao động và người lao động cũng sẽ được hình thành và phát triển Hệ quảtất yếu của sự tôn trọng là thái độ làm việc tích cực và có trách nhiệm của mỗibên.

Những yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc tôntrọng là trình độ nhận thức; văn hóa, lối sống; thói quen ứng xử, môi trường xãhội nơi quan hệ lao động đang diễn ra Tất cả những yếu tố trên đều có thể đượchóa giải nếu như các chủ thể quan hệ lao động có ý thức tự nâng cao kiến thức,kỹ năng cũng như nỗ lực thay đổi bản thân.

1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau

Có thể coi sự tôn trọng lẫn nhau là chuẩn mực cho mọi mối quan hệtrong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ lao động Đây là vấn đề khôngthể chỉ bàn mà phải xử lý nghiêm túc, triệt để Bởi nếu thiếu sự tôn trọng, dù làmối quan hệ mới bắt đầu hay mối quan hệ đã tồn tại được một thời gian thì sẽkhó tiếp tục duy trì và phát triển Trong quan hệ lao động, có rất nhiều yếu tốkhác nhau tồn tại giữa người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm địavị, vai trò, mục tiêu… Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau, ngay từ đầu rất dễnảy sinh sự thù địch, thù địch vì những lý do đơn giản Vì vậy, sự tôn trọng làyếu tố quan trọng giúp xóa bỏ mọi khác biệt và giúp cả hai bên đứng trên cơ sởcông bằng, bình đẳng khi hợp tác.

Mặt khác, khi nhân viên được đối xử tôn trọng, họ cảm thấy an toàn, tựtin và thoải mái khi làm việc Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu quả và năngsuất lao động Ngược lại, ngay cả sự thiếu tôn trọng nhỏ nhất cũng có thể làmgiảm lòng tin, sự hứng thú với công việc và khả năng đóng góp của nhân viên.Đối với người sử dụng lao động, việc thực hiện nguyên tắc này cũng là cáchthiết lập và duy trì môi trường làm việc lành mạnh trong doanh nghiệp Chỉ khimọi người tôn trọng lẫn nhau thì sự thống nhất, thống nhất mới được duy trì,những xung đột, mầm mống bất hòa không cần thiết mới có thể được loại bỏ

Trang 13

Nói tóm lại, sự tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết để thiết lập và duy trìquan hệ lao động bền vững Đây là nguyên tắc quan trọng mà các bên trongquan hệ lao động phải tận tâm tuân theo và nó có vai trò rất lớn Bởi vì nói mộtcách đơn giản, nếu không có sự tôn trọng thì khó có thể đạt được điều gì tốtđẹp.

1.3 Quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trongquan hệ lao động tại Việt Nam

Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau là một trong những nguyên tắc cơ bảntrong quan hệ lao động tại Việt Nam, được thể hiện qua các quy định của phápluật lao động và được thực hiện thông qua các hành động cụ thể của các chủ thểtham gia vào quan hệ lao động.

Dưới đây là một số quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc tôntrọng lẫn nhau trong quan hệ lao động tại Việt Nam:

1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

 Điều 37 quy định: "Người lao động có quyền được hưởng lương, thưởngvà các chế độ phúc lợi theo quy định của pháp luật Người sử dụng laođộng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động." Điều 72 quy định: "Người lao động có quyền tự do tổ chức và tham gia

công đoàn."

2 Bộ luật Lao động năm 2019:

 Điều 5 quy định: "Nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động là tự nguyện,bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của nhau."

 Điều 6 quy định: "Người sử dụng lao động và người lao động có quyền vànghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ lao động."

 Điều 7 quy định: "Người sử dụng lao động và người lao động có quyền

Trang 14

 Điều 8 quy định: "Người sử dụng lao động và người lao động có quyềnbình đẳng về cơ hội lao động."

 Điều 9 quy định: "Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thươnglượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợptác, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của nhau."

 Điều 10 quy định: "Hợp đồng lao động phải thể hiện nguyên tắc tôn trọngquyền lợi hợp pháp của nhau giữa người sử dụng lao động và người laođộng."

 Điều 37 quy định: "Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tôn trọng quyềntự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình của ngườilao động."

 Điều 38 quy định: "Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tôn trọng quyềnđược thông tin của người lao động."

 Điều 39 quy định: "Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tôn trọng quyềnđược tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động."

3 Luật Công đoàn năm 2019:

 Điều 4 quy định: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấpcông nhân, đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng củangười lao động."

 Điều 5 quy định: "Công đoàn hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện,dân chủ, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của nhau."

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNGLẪN NHAU TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VIỆT NAM

2.1 Thực trạng quan hệ lao động ở việt nam hiện nay

Mặc dù sự chuyển dịch của lao động - việc làm diễn ra khá mạnh mẽ ởViệt Nam song nhận thức về quan hệ lao động hiện còn hết sức hạn chế Theobáo cáo của Ngân hàng Thế giới, chưa đầy 1% các doanh nghiệp xác định cácquy định về lao động là một hạn chế đáng kể đối với tăng trưởng, 28% doanhnghiệp coi đây chỉ là một hạn chế vừa phải, còn lại không coi đây là trở ngại haythách thức (Ngân hàng Thế giới, 2014) Nếu nhìn từ bên ngoài, các quy địnhchính sách, pháp luật về bảo vệ việc làm của Việt Nam là khá chặt chẽ vànghiêm ngặt song trên thực tế các quy định này hiện đang có lợi cho chủ sửdụng lao động Cơ hội cho người ngoài cuộc - những lao động chưa có việc làmhưởng lương lại rất hạn chế, thậm chí rất khó tiếp cận được thị trường để chuyểnđổi nghề nghiệp của mình Người lao động chưa được trao quyền yêu cầu giớichủ đáp ứng những nhu cầu về tăng lương, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội.Phản ứng duy nhất là đình công, bỏ việc cùng với những thiệt thòi về quyền lợivà công bằng xã hội.

2.1.1 Lương tối thiểu

Lương tối thiểu được quy định như một công cụ để đảm bảo mức sống cơbản trong xã hội và là một nhân tố quan trọng quyết định sự ổn định của quan hệlao động Theo quy định, lương tối thiểu là mức thanh toán thấp nhất cho mộtlao động thực hiện công việc đơn giản trong điều kiện lao động bình thường.Tiền lương tối thiểu được xác định và điều chỉnh căn cứ vào các yếu tố như mứcsống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; chỉ số giá tiêu dùng và tốc độtăng trưởng kinh tế; quan hệ cung - cầu lao động, việc làm, thất nghiệp và năngsuất lao động Lương tối thiểu còn là cơ sở để tính toán thang lương cho cán bộviên chức và người lao động trong khu vực công; thanh toán bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động; các khoản phụ cấp

Ngày đăng: 23/05/2024, 09:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan