Bài giảng "Nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" phù hợp cho sinh viên ngành Luật, Quản trị nhân sự. Bài giảng trình bày các nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn lao động quốc tế, bao gồm: nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc tự do lập hội và đàm phán tập thể, nguyên tắc về điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh lao động, nguyên tắc về mức lương tối thiểu, nguyên tắc về thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bài giảng cũng phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng tiêu chuẩn lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời thảo luận về những thách thức trong việc thực thi tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam, ví dụ như việc thiếu hụt nguồn nhân lực thanh tra lao động, nhận thức còn hạn chế của người lao động và người sử dụng lao động về tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Trang 31 Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế
1.1 Khái niệm tiêu chuẩn lao động quốc tế theo ILO
Tiêu chuẩn lao động quốc tế là các văn bản pháp lý do các đối
tác ba bên của ILO (chính phủ, người sử dụng lao động và
người lao động) soạn thảo và thông qua, quy định các nguyên
tắc và quyền cơ bản trong lao động Các tiêu chuẩn này có
thể tồn tại dưới dạng Công ước – mang tính ràng buộc pháp
lý của điều ước quốc tế mà các quốc gia thành viên có thể phê
chuẩn, hoặc dưới dạng Khuyến nghị – là những hướng dẫn
không mang tính chất bắt buộc.
Trang 4Tự do Hiệp hội và Bảo
vệ Quyền tổ chức, 1948
(Số 87)
Project analysis slide 2
Tuổi Lao động Tối thiểu, 1973 (Số 138)
Các hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ nhất, 1999 (Số 182)
Trả công Bình đẳng,
1951 (Số 100)
Quyền Tổ chức và
Thương lượng Tập thể, 1949
(Số 98)
Lao động Cưỡng bức
1930 (Số 29)
Xóa bỏ Lao động
Cưỡng bức, 1957 (Số 105)
Chống Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp),
1958 (Số 111)
8 CÔNG ƯỚC CƠ BẢN
Trang 51 Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế
1.2 Ý nghĩa của các tiêu chuẩn lao động Quốc tế
• Vào năm 1919, các quốc gia ký Hiệp ước Versailles đã thành
lập nên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với ghi nhận thực
tế rằng “các điều kiện lao động hiện tại hàm chứa những bất
công, nặng nhọc và thiếu thốn đối với rất nhiều người và có
thể dẫn đến sự bất ổn tới mức có thể làm tổn hại tới hòa bình
và sự hài hòa của thế giới” Để giải quyết vấn đề này, ILO đã
thiết lập nên một hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế điều
chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lao động
• Ngay từ năm 1919, những người sáng lập ILO nhận ra rằng nền kinh tế toàn cầu cần có luật chơi rõ ràng để đảm bảo sự phát triển kinh tế sẽ diễn ra song hành với công bằng xã hội, thịnh vượng và hòa bình cho tất cả mọi người Cho đến nay, và kể cả trong tương lai, nguyên tắc này vẫn giữ nguyên tính phù hợp.
Trang 61 Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế
1.3 Phân loại các tiêu chuẩn lao động Quốc tế
- Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organisation – ILO), các tiêu chuẩn lao động quốc tế
cơ bản được chia thành 22 nhóm khác nhau Trong 22 nhóm tiêu chuẩn đó, có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi như:
(i) gắn chặt với quyền của người lao động;
(ii) làm nền tảng cho việc bảo đảm, thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác;
(iii) mọi quốc gia thành viên của ILO phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện…
- Những tiêu chuẩn lao động quốc tế đó được gọi là những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản (TCLĐQTCB)
Trang 71 Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế
1.3 Phân loại các tiêu chuẩn lao động Quốc tế
- ILO hiện có tất cả 190 Công ước và 206 Khuyến nghị (một số tồn tại từ năm 1919), và 6 Nghị định thư Theo thời gian, một số tiêu chuẩn không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới Vì vậy, ILO cũng đã thông qua các Công ước sửa đổi để thay thế cho các Công ước phiên bản cũ, hay còn được gọi là các Nghị định thư, trong đó có đưa thêm vào các điều khoản mới so với các Công ước cũ.
- Có 8 Công ước cơ bản, bao trùm các chủ đề được
xem là các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao
động: tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả quyền
thương lượng tập thể; xóa bỏ các hình thức lao
động cưỡng bức hoặc bắt buộc; xóa bỏ lao động
trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử trong lao động
và nghề nghiệp Các nguyên tắc này cũng được thể
hiện trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền
Cơ bản trong Lao động (1998) của ILO.
Trang 81 Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế
1.3 Phân loại các tiêu chuẩn lao động Quốc tế
Tiêu chuẩn lao động quốc tế đầu tiên – Công ước về Thời giờ làm việc (Công nghiệp), 1919 (Số 1) – được Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ nhất thông qua vào năm 1919 Đó là thời điểm đặc biệt quan trọng đối với quyền của người lao động bởi Công ước giới hạn thời giờ làm việc còn 8 tiếng mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần Trước đó, một tuần làm việc trung bình của một người lao động toàn thời gian trong ngành sản xuất tại Mỹ vào năm 1890 là 100 giờ.
Trang 91 Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế
1.3 Phân loại các tiêu chuẩn lao động Quốc tế
Công ước mới nhất của ILO là Công ước số 190 về
Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối tại nơi làm việc Công
ước được thông qua tại Hội nghị Lao động Quốc tế lần
thứ 108 vào tháng 6/2019 Công ước ghi nhận rằng bạo
lực và quấy rối trong thế giới việc làm“có thể cấu thành
vi phạm hoặc lạm dụng quyền con người là mối đe
dọa đối với cơ hội bình đẳng, là hành vi không thể chấp
nhận và dung túng đối với việc làm thỏa đáng.”
Trang 102 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
Tính đến tháng 1/2020, Việt Nam đã gia nhập 24 Công ước Lao động Quốc tế Riêng trong năm 2019, năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập của ILO, Việt Nam đã phê chuẩn thêm 3 Công ước:
- Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể
- Công ước số 159 về Phục hồi Chức năng Lao động và Việc làm (Người khuyết tật)
- Công ước số 88 về Dịch vụ Việc làm.
Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 Công ước cơ bản của ILO Hai Công ước còn lại là Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội
và Bảo vệ Quyền Tổ chức và Công ước số 105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức.
Trang 112 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
- Công ước số 87 thông qua ngày 09/7/1948 Công ước đã
ghi nhận nguyên tắc rằng: Người lao động và người sử dụng
lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, có
quyền được thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa
chọn của mình mà không phải xin phép trước, với một điều
kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó
- Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền:
(i) Lập ra điều lệ và quy tắc, bầu đại diện, tổ chức việc điều hành các hoạt động và soạn thảo chương
trình hoạt động của mình;
(ii) Thành lập và gia nhập các liên đoàn, tổng liên đoàn và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn
đó đều có quyền gia nhập các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động Các
tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ Các cơ quan công quyền phải tránh mọi sự can thiệp
có tính chất hạn chế quyền này hoặc cản trở việc thực hiện hợp pháp quyền đó.
Trang 122 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
Tại Việt Nam, điều này có nghĩa tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động Tổ chức đó sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Tổ chức của người lao động, sau khi hoàn tất thủ tục nói trên, sẽ có một số quyền tự chủ nhất định phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam.
Trang 132 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
- Công ước số 98 được thông qua ngày 01/7/1949 Theo Điều
1 Công ước này, người lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước mọi hành vi phân biệt đối xử chống lại việc làm của họ
- Ngày 14/6/2019, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98 với các nội dung cơ bản nhằm đảm bảo thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể diễn
ra một cách hiệu quả, đó là:
(i) Bảo vệ người lao động và cán bộ công đoàn không bị phân
biệt đối xử tại nơi làm việc;
(ii) Bảo đảm cho các tổ chức đại diện của người lao động và
người sử dụng lao động không bị can thiệp hoặc chi phối
từ bên còn lại;
(iii) Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự
nguyện, thiện chí.
Trang 142 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
• Công ước số 29 được thông qua ngày 28/6/1930, gồm 33 điều quy định các
quốc gia thành viên cam kết phải có chính sách quốc gia hủy bỏ việc sử dụng
lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức trong thời gian ngắn
nhất.
• Khoản 1 Điều 2 Công ước số 29 định nghĩa: Lao động cưỡng bức hoặc bắt
buộc là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự
đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm.
• Công ước số 29 cũng quy định các trường hợp ngoại lệ của tình trạng lao động
cưỡng bức, bao gồm các công việc hoặc dịch vụ:
(i) Có tính chất quân sự thuần túy; hoặc
(ii) là nghĩa vụ công dân bình thường; hoặc
(iii)buộc phải thực hiện do quyết định của Tòa án đặt dưới sự giám sát và kiểm
tra của các cơ quan công quyền; hoặc
(iv) buộc phải làm do tình trạng khẩn cấp như chiến tranh, động đất, dịch bệnh…;
hoặc
(v) là những công việc nhỏ phục vụ cộng đồng.
Trang 152 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
• Công ước số 105 được thông qua ngày 25/06/1957 đã ghi nhận rằng, mọi nước thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó (Điều 1)
• Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội; phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới, thể hiện những cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động của Việt Nam và cộng đồng quốc tế
Trang 162 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
• Công ước số 111 được thông qua ngày 25/6/1958 Công ước quy định, thành viên của Công ước
này cam kết tuyên bố và theo đuổi một chính sách quốc gia, bằng những phương pháp phù hợp với
hoàn cảnh và thực tiễn quốc gia, nhằm thúc đẩy bình đẳng về cơ hội và về đối xử trong việc làm
và nghề nghiệp để xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử về mặt này
• Mỗi thành viên Công ước phải có các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn quốc gia để:
(i) Đạt được sự hợp tác của các tổ chức của người sử dụng lao động, của người lao động và các tổ
chức thích hợp khác nhằm đẩy mạnh việc chấp nhận và thực hiện chính sách này;
(ii) Ban hành pháp luật và thúc đẩy các chương trình giáo dục nhằm đảm bảo việc chấp nhận và
(v) Bảo đảm sự tuân thủ chính sách trong hoạt động của các tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề và
sắp xếp việc làm theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quốc gia;
(vi) Thể hiện trong báo cáo hàng năm của mình về việc áp dụng Công ước này những biện pháp đã
sử dụng để theo đuổi chính sách đó và kết quả đã đạt được
-> Việt Nam phê chuẩn Công ước số 111 năm 1997
Trang 172 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
• Công ước số 138 được thông qua ngày 26/7/1973 Điều 1 Công ước số
138 ghi rõ: “Mọi nước thành viên chịu hiệu lực của Công ước này cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia, nhằm bảo đảm thật sự việc bãi
bỏ lao động trẻ em và nâng dần tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động tới độ tuổi mà các thiếu niên có thể phát triển đầy đủ nhất về thể lực và trí lực”
• Xét thấy các nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại và phù hợp với lợi ích của Việt Nam, nên ngày 24/6/2003 Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này.
Trang 182 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:
•Công ước số 182 được thông qua ngày 17/6/1999, mỗi một
thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ áp dụng những biện pháp
tức thời và hữu hiệu để đảm bảo việc cấm và loại bỏ những hình
thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như một vấn đề khẩn cấp Trong
Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ được áp dụng cho tất cả
những ai dưới 18 tuổi.
Trang 192 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Tình hình thực hiện và tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
• Việt Nam tham gia trở lại tư cách thành viên của ILO từ năm 1992 Từ
đó đến nay, Việt Nam tích cực thực hiện các Tiêu chuẩn lao động quốc tế, hoàn thiện thể chế quản trị thị trường lao động…
• Riêng trong năm 2019, Việt Nam đã phê chuẩn 03 công ước của ILO, bao gồm: Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm, Công ước số 159 về tái thích ứng việc làm cho người khuyết tật, đặc biệt là Công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể (01 trong 08 công ước cơ bản của ILO) Cùng với việc gia nhập các công ước, Việt Nam cũng thể hiện sự nghiêm túc trong việc nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế được đề cập trong các công ước vào trong hệ thống luật pháp quốc gia.
Trang 202 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
2.1 Tình hình thực hiện và tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam
• Cùng với việc gia nhập các công ước, Việt Nam cũng thể hiện sự nghiêm túc trong việc nội luật hóa các tiêu chuẩn
lao động quốc tế được đề cập trong các công ước vào trong hệ thống luật pháp quốc gia
+ Quyết định số 2528/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất
gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội giai
đoạn 2016 - 2020;
+ Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế về
lao động - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
+ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp
+ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã
hội
• Để tiếp tục nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO, ngày 20/11/2019, Quốc hội Việt Nam đã thông
qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) (sau đây gọi là Bộ luật Lao động năm 2019) Những chính sách lao động của Nhà
nước ta được cụ thể hóa trong nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 được các chuyên gia của ILO đánh giá cao