Để có một mối quan hệ tốt, chúng ta cần phải có kỹ năng giao tiếp và cách giao tiếp tốt tuy nhiên I.C.Vapilic cho rằng: “Giao thiệp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG MỀM TÊN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Sinh viên thực hiên : Nguyễn Thị Hương
Mã sinh viên : 20213517
Giáo viên : TS Tô Phương Oanh
Hà Nội, tháng 01 Năm 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
TÊN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hương
CÁN BỘ CHẤM 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ CHẤM 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, tháng 01 Năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU: 4
2 NỘI DUNG: 4
2.1.Khái niệm kỹ năng giao tiếp: 4
2.2.Bản chất của quá trình giao tiếp: 5
2.3.Các kỹ năng giao tiếp: 7
2.4.Các rào cản giao tiếp: 8
2.5 Một tình huống cụ thể của việc giao tiếp không hiệu quả: 9
2.6.Xây dựng kế hoạch của bản thân trong việc rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp: 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
Trang 4Tên chủ đề:
Khả năng giao tiếp
1 MỞ ĐẦU:
Giao tiếp là “câu trả lời hiển nhiên cho những chia rẽ đau đớn giữa bản thân
và người khác, những suy nghĩ riêng tư và công cộng, những suy nghĩ bên trong
và thế giới bên ngoài” Do đó, giao tiếp khó được định nghĩa một cách thống nhất vì nó thường được dùng để chỉ một loạt các loại hành vi khác nhau hoặc để giới hạn những gì có thể được đưa vào một loại giao tiếp Theo John Peters, khó khăn trong việc xác định giao tiếp bắt nguồn từ thực tế, giao tiếp vừa là một hiện tượng chung, vừa là một chuyên ngành cụ thể Và trong cuộc sống hàng ngày luôn tồn tại các mối quan hệ giao tiếp, vì mỗi con người là tổng thể của các mối quan hệ xã hội Người xưa có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Văn hóa ứng xử là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng
ta Trong tất cả các mối quan hệ trong xã hội, chúng ta đều phải giao tiếp và ứng xử với nhau Để có một mối quan hệ tốt, chúng ta cần phải có kỹ năng giao
tiếp và cách giao tiếp tốt tuy nhiên I.C.Vapilic cho rằng: “Giao thiệp với mọi
người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” Và xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại càng ảnh hưởng
đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mỗi quan hệ giữa con người và con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, dạy học, ngoại giao Ngày nay với xuất hiện của thông điệp “toàn cầu hóa” càng khẳng định hơn nữa vai trò của giao tiếp
2 NỘI DUNG:
2.1.Khái niệm kỹ năng giao tiếp:
Theo từ điển Tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu
dược trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm xóa bỏ rào cản để đạt hiệu quả trong việc giao tiếp; là khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp để xây dựng, vận hành các mối quan hệ trong xã hội Kỹ năng của con người
Trang 5thường được đánh giá thông qua các thao tác, các hoạt động cụ thể và hiệu quả thực tiễn Nhưng để có kỹ năng tốt, mọi người cần có hiểu biết đúng về những
gì mình đang làm, đang thực hiện
2.2.Bản chất của quá trình giao tiếp:
Thực chất của quá trình giao tiếp là quá trình chuyển giao thông tin giữa người nhận và người gửi Thông điệp được truyền đi nhưng người nhận phải hiểu được ý nghĩa của thông tin đó Đây là cách duy nhất để giao tiếp thành công Đối với sinh viên khối ngành kinh tế, nhân văn và giáo dục kỹ năng giao tiếp của họ nhìn chung khá tốt
Mục đích của quá trình giao tiếp là truyền tải được những thông điệp Đây là một quá trình liên quan đến người gửi và người nhận Người gửi là người truyền tải thông điệp đi, thôn tin được mã hóa qua kênh để truyền đến người nhận, còn người nhận sẽ giải mã thông tin Quá trình này có thể gặp trục trặc do hiểu sai thông điệp, bản dịch sai hoặc các kênh truyền thông bị sai bởi một hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá trình này Điều này tạo nên những rối loạn không cần thiết và giảm hiệu quả Thực tế thì thông điệp chỉ thật
sự thành công khi cả người gửi và người nhận đều cảm nhận nó theo cùng một cách
Thông điệp: được truyền từ người gửi đến người nhận vì vậy hãy để
tâm đến thông điệp của bạn Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý luận, những gì được giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng như phong cách giao tiếp riêng của bạn Thông điệp luôn luôn có cả
Trang 6yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí tuệ để chúng ta có thể xem xét tính hợp lý của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động
Giải mã: là quá trình thông điệp được dịch và tạo ra ý nghĩa nhất định Kênh truyền thông: Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh:
gặp gỡ trực tiếp là phương tiện phong phú nhất, cho phép phản hồi tức thì; gọi điện thoại; gặp qua video; viết thì bằng thư từ; email; bản ghi nhớ hay báo cáo
Phản hồi: Người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, bằng lời hay các
hình thức khác đối với thông điệp của bạn Hãy chú ý sát sao đến những phản hồi này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu chính xác thông điệp của bạn hay không
=)) Quá trình giao tiếp là một quá trình tương hỗ và tuần hoàn, sự phản hồi tạo cơ hội định hình lại thông điệp ban đầu và nó phụ thuộc vào người gửi, người nhận thông tin nhiều yếu tố khác; có ý tưởng, có mã hóa, có sự tiếp nhận, giải mã,
Mỗi con người có hai phần biết và không biết được diễn tả qua ô tâm lí trong quá trình tương tác với người khác Có 4 ô:
Ô mở: là phần công khai, dữ liệu gồm bản thân và người khác đều biết về
nhau khi tiếp cận lần đầu: tóc, mặt, giới tính, tên, tuổi,
Ô mù: gồm dữ kiện mà người khác biết về mình, nhưng bản thân mình
không biết như mình không biết mình nói nhanh cho đến khi nghe mẹ nói Đây là ô mà mình chỉ biết khi người khác phản hồi, nếu không có
sự phản hồi thì phần mù sẽ trở lên lớn hơn
Ô ẩn (bí mật): là dữ kiện mà bản thân biết rõ nhưng muốn che giấu, chưa
muốn bộc lộ cho ai biết Đó có thể là tâm sự riêng tư, quan điểm; một khoảnh khắc xấu hổ hay một nỗi sợ nào đó mà bạn sợ nếu đối phương biết họ sẽ nghĩ khác về bạn
Ô đóng (không nhận biết): chính bản thân và người khác đều không biết:
năng khiếu, năng lực chưa được khám phá Điều này được khám phá nhanh hay chậm phụ thuộc vào môi trường
Trang 72.3.Các kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp:
Lắng nghe thực sự quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp, nó không đơn thuần là bản năng mà là cả quá trình rèn luyện
Lắng nghe để hiểu, đồng cảm, để biết cách phân tích và đưa ra lời khuyên hữu ích
Với quá trình lắng nghe, bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng tương tác qua lại giữa bạn và đối phương
Lắng nghe cũng là biện pháp hạn chế cũng như cách giải quyết xung đột hiệu quả Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp
Để học cách lắng nghe, rất đơn giản, hãy tập trung nghe và đừng ngắt lời đối phương Thỉnh thoảng bạn hãy gật đầu hoặc mỉm cười để họ biết bạn vẫn đang chú ý đến họ
Kỹ năng quan sát:
Kỹ năng này sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh hành vi và lời nói cho phù hợp
Kỹ năng giao tiếp ứng xử:
Dân gian thường nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” Chào hỏi là điều cực kỳ cơ bản và cần thiết để mở màn một cuộc nói chuyện Với mỗi đối tượng, câu chào hỏi có thể linh hoạt sao cho phù hợp
Bên cạnh câu chào, làm quen thì cách tạm biệt cũng quan trọng không kém Lời tạm biệt có thể tạo cơ hội và cũng có thể làm đứt liên lạc trong mối quan hệ
Kỹ năng thuyết phục:
Tài hùng biện không chỉ nằm ở lời nói mà còn nằm ở ngôn ngữ cơ thể Do đó hãy chú ý đến vị trí đầu, lưng, biểu cảm,
Muốn thuyết phục người khác bạn cần tạo được lòng tin cho họ, nắm bắt sự tương đồng với người nghe, luôn có dẫn chứng và lập luận cụ thể, chặt chẽ Bạn cần hiểu đối tượng người nghe là ai để đưa ra lời nói phù hợp
Kỹ năng đặt câu hỏi:
Nếu như mình chỉ lắng nghe thụ động thì người kia sẽ cảm thấy nhàm chán và cảm thấy như mình đang nói chuyện một mình Đặt câu hỏi tưởng chùng như
Trang 8một việc dễ dàng, tuy nhiên đặt câu hỏi thông minh và biết khi nào nên đặt câu hỏi thì không phải ai cũng làm được
Hãy tập trung và chủ động lắng nghe rồi trao đổi thông tin qua lại giúp cuộc trò chuyện vui vẻ, sôi nổi, có ý nghĩa hơn
Kỹ năng xử lí tình huống:
Trong cuộc sống, có đôi khi ta sẽ gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”, những lúc thế này ta cần linh hoạt xử lý vấn đề để mình và đối phương bớt ngại ngùng hoặc khiến họ thoải mái hơn
Để giúp xử lý tình huống hiệu quả, có một số gợi ý sau: lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ Bình tĩnh, nắm bắt tâm lý và quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng
2.4.Các rào cản giao tiếp:
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện , hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày Có người hướng nội ,
có người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất Nhưng cũng không ít người gặp phải một số rào cản trong giao tiếp làm ảnh hưởng đến công việc, sau đây là một số rào cản khách quan và chủ quan, mọi cái hiện hữu:
Về ngoại hình: Đây cũng là một trong những rào cản chính khiến nhiều
người ngại giao tiếp với những người xung quanh Ngoại hình luôn là một ưu thế vô hình giúp nhiều người tự tin và ngược lại cũng khiến không ít người tự ti cũng như ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Về định kiến, thành kiến: thường dẫn đến những giả định sai lầm hoặc
rập khuôn Mọi người thường nghe những gì mình mong được nghe hơn là những gì thực sự được nói và đi đến những kết luận không chính xác, khó giữ được tính khách quan, đánh giá tiêu cực, lệch lạc về thông tin thu thập được VD: nông dân thì ăn nói cọc cằn
người miền Trung thì kiểu ngạo
người miền Bắc thì ăn nói lòng vòng
người miền Nam thì vô tư, cởi mở
con trai mặc áo hoa coi là bê đê
Về sự khác biệt ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa: “Phương
Trang 9ngữ” là tiếng nói ở mỗi vùng miền trong một quốc gia còn khó nghe, nữa là quốc gia này với quốc gia khác, ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác Và các chuẩn mực tương tác xã hội cũng như cách thể hiện cảm xúc sẽ rất khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau
VD: ở Ấn Độ việc lắc đầu không thể hiện sự phản đối mà thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình
cách đàn ông và phụ nữ giao tiếp với nhau: bắt tay, hôn nhẹ,
Về sự chênh lệch địa vị, tuổi tác, giới tính
VD: người có địa vị cao thì có tiếng nói hơn người địa vị thấp
người có tuổi tác cao thì được tôn trọng hơn người trẻ
nam giới được tôn trọng hơn nữ giới
Về môi trường giao tiếp không thuận tiện: thời tiết, hoàn cảnh, thời
gian, không gian,
Về chính bản thân: quá để ý tới bản thân, có thói quen đổ lỗi, luôn cho
bản thân là đúng; sự ưu tiên của bản thân: thấy mình hiểu biết hơn người khác thì tự cao, thấy mình là trung tâm của mọi hoạt động ; căng thẳng tâm lí của bản thân: cố thủ, không mở rộng để tiếp nhận thông tin
=)) Tùy vào trình độ, tuổi tác cách giao tiếp sẽ khác nhau, các rào cản được xem như bộ lọc bóp méo thông điệp khiến giao tiếp không thành công Vì vậy để có kỹ năng giao tiếp tốt chúng ta cần quan tâm những rào cản, những yếu tố ảnh hưởng và cải thiện nó Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ xây dựng và giữ gìn được các mối quan hệ tốt đẹp xung quanh từ bạn bè, đồng nghiệp, đến gia đình, đối tác… Đừng để những rào cản này hạn chế khả năng giao tiếp của bạn Nên nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp có thể được rèn luyện, trau dồi từng ngày Và nếu bạn quyết tâm học hỏi, khắc phục sẽ cải thiện được rất nhiều
2.5 Một tình huống cụ thể của việc giao tiếp không hiệu quả:
Tình huống 1: Trong lớp học giao tiếp tiếng Anh của tôi, một bạn sinh viên
Việt Nam được cô giáo yêu cầu hỏi và trả lời một số câu hỏi liên quan đến chủ
đề "Giới thiệu bản thân", bạn sinh viên đó hỏi Lucy_giáo viên tiếng Anh “ Cô
có bạn trai không?” và “ Cô có thích con trai Việt Nam không” Cô chỉ giữ im lặng bởi theo văn hóa phương Tây đấy là những câu hỏi khá riêng tư Rõ ràng
là sinh viên Việt Nam không có ý định can thiệp vào vấn đề cá nhân của Lucy Chỉ vì các bạn không biết rằng các câu hỏi của mình được xem là vấn đề tế nhị
Trang 10nên tránh trong văn hóa phương Tây Sinh viên chỉ muốn thể hiện sự thân thiện của mình với Lucy
Rào cản: về sự khác biệt văn hóa.
Biện pháp khắc phục: Chúng ta nên tìm hiểu, nắm được những kiến thức
chung nhất về văn hóa của đối phương và chúng ta nên phát triển kỹ năng đa văn hóa
Tình huống 2: Trong một cuộc thảo luận nhóm, mọi người đang nói về vấn đề
bảo vệ môi trường, bạn Thảo có thắc mắc và muốn đưa ra ý kiến của mình nhưng vì bạn ngại nói, ngại giao tiếp trước những người lạ nên bạn chỉ ngồi im
mà không chia sẻ ý kiến của mình với các bạn
Rào cản: Thói quen ít nói, tự ti, tâm lí sợ sai
Biện pháp khắc phục: Bạn cần thay đổi thói quen, chủ động bắt chuyện với
người khác, gặp gỡ nhiều người để học hỏi
Tình huống 3: Hàng xóm nhà tôi có một chị gái 20 tuổi xăm hình, nhuộm tóc,
mẹ tôi rất không vừa ý và hay phàn nàn với mẹ của chị đó rằng đó là hư hỏng, đua đòi Sau đó mẹ bảo tôi không được học theo chị, tôi không đồng ý với quan điểm của mẹ Tôi và mẹ đã tranh luận về vấn đề đó rằng đây là sở thích, không liên quan đến vấn đề học thức, giáo dục
Rào cản: Về định kiến, thành kiến xã hội.
Biện pháp khắc phục: Bạn nên nhận biết ảnh hưởng tiêu cực của định kiến,
chịu trách nhiệm với những điều bạn nói và nên tiếp xúc trực tiếp với đối phương, không nên nhìn mặt mà bắt hình dong
2.6.Xây dựng kế hoạch của bản thân trong việc rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp:
Giới trẻ ngày nay đổ xô đến các trung tâm đào tạo và rèn luyện những kỹ năng cơ bản, trong đó có kỹ năng giao tiếp Gánh nặng của người trẻ khi bước vào công việc và áp lực cuộc sống là kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với bạn bè trong cuộc sống Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để có được những kỹ năng hoàn hảo đó thì không hề đơn giản Trước tiên, ta cần phải hiểu được bản chất và tầm quan trọng của các kỹ năng Trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu xã hội bao gồm cả giao tiếp là cấp độ thứ ba sau nhu cầu về sinh lý và an toàn Ông cha ta từng nói: "Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí
và sự bang giao cho ta cái nghiệp" Không chỉ vậy, một trong ba yêu cầu hàng đầu của các nhà tuyển dụng hiện nay là giao tiếp tốt Sinh viên ra trường hiện nay nhận thấy rằng việc các bạn trẻ có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc với môi
Trang 11trường thực tế còn quá ít Việc tập trung quá nhiều vào chuyên môn học vấn của bản thân, có thể khiến môi trường giao tiếp kém năng động, rất nhiều các bạn trẻ không biết cách bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất Không biết trình bày và thể hiện điểm mạnh của bản thân khi đứng trước nhà tuyển dụng
Vì vậy hãy xây dựng cho bản thân một kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ trong việc rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp Bạn cần học hỏi, rèn luyện và áp dụng trong mọi hoạt động mỗi ngày để hình thành kỹ năng cho bản thân Mỗi người
sẽ có nhận thức cá nhân khác nhau nên việc tích lũy và vận dụng kỹ năng giao tiếp của mỗi người là khác nhau Thông qua nhận thức cá nhân, mọi người đều
có thể đón nhận và tiếp thu kỹ năng giao tiếp ở mức độ khác nhau Từ những kiến thức hiện có của bạn tiếp thu chúng lại với nhau nghĩa là bạn đang kế thừa những thứ tốt đẹp đã được chứng minh trước đó Và kiểm duyệt thông tin chỉ chấp nhận những kiến thức mà bạn cho là đúng, đó chính là tính chọn lọc Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mang tính cá nhân Vì mỗi người đều phải tự học hỏi
và rút kinh nghiệm, phục vụ cho mục đích giao tiếp của bản thân mà không có khuôn khổ, không theo quy tắt nào Ta nên kết hợp nó với những kỹ năng khác như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, để đạt hiệu quả cao hơn Tôi đã tự lập một số kế hoạch bản thân như sau:
Lắng nghe trực tiếp khi giao tiếp: Khi trong một cuộc thảo luận, ta nên
chú ý, lắng nghe xem người nói đang nói về vấn đề gì Hoặc khi đi chơi với bạn bè, thay vì chơi điện thoại ta nên lắng nghe, nói chuyện với bạn bè
Quan sát và kết hợp ngôn ngữ cơ thể: Khi ta nói chuyện việc kết hợp
với cử chỉ, hành động, biểu cảm cũng làm cho cuộc đối thoại đa dạng, thoải mái hơn Nhưng cũng cần quan sát đối phương để tránh việc họ cảm thấy khó chịu
Sự thân thiện: Điều này rất cần thiết khi giao tiếp Nếu ta không thân
thiện thì ta sẽ không thể nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh Thậm chí là sẽ mất đi một mối quan hệ
Sự tự tin: Trong bất kì hoàn cảnh nào, sự tự tin luôn giúp ta vượt qua
những vấn đề khó khăn nhất Và để có sự tự tin, ta cần biết bản thân đang chuẩn bị nói gì, làm gì, sắp xếp các lời nói, hoạt động một cách trơn tru, hợp lí
Ta cũng cần hiểu bản thân muốn gi, rèn luyện thường xuyên hơn và tự tin với những gì mình có, bất kể là ngoại hình hay kiến thức
Sự đồng cảm: là khi người khác có chuyện buồn ta phải biết đặt mình