Phong cách giao tiếp Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trongxã hội có mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi, ngôn ngữ nhằm trao đổi thôn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Thị Hồng Minh Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021.
Trang 2Lời mở đầu
Giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội loài người Giao tiếp có trong mọi hoạt động của con người, là nhu cầu không thể thiếu của con người Ngày nay, khoa học cũng đã phần nào chứng minh sự giao tiếp được thực hiện từ lúc con người còn là thai nhi Đến khi ta được sinh ra và là thực sự bắt đầu mối quan hệ giao tiếp không ngừng “học ăn, học nói, học gói, học mở” để tồn tại, hoạt động và phát triển nhân cách Nếu không có sự giao tiếp với con người, thì ta không thể trở thành “người” được Do đó, tùy mức độ mở rộng giao tiếp của từng người mà tâm hồn, trí tuệ của họ được phát triển Giao tiếp giữa cá nhân con người với con người trong xã hội đã rất quan trọng, nhưng ở đó phong cách giao tiếp lại càng quan trọng hơn Thấy được tầm quan trọng của phong cách giao tiếp trong đời sống xã hội, em viết bài tiểu luận này nhằm nêu được ngắn gọn tầm quan trọng của chúng tác động như thế nào tới học tập, công việc, những vấn đề của xa hội Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I Cơ sở lý luận về phong cách giao tiếp 1 Phong cách giao tiếp
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong
xã hội có mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi, ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống tạo nên những ảnh hưởng, tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau.
Giao tiếp theo nghĩa rộng là “ Quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con ngườivới môi trường của mình, trong quá trình đó nó có sử dụng đầy đủ cá phương thức cảm giác, đa kênh truyền”
Trang 3Trong cuộc sống, ở mỗi con người hay nhóm người dần hình thành nên những nét riêng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động Chúng tạo nên phong cách giao tiếp của người đó hoặc nhóm nguời dó.
Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác,các ứng xử tương đối ổn dịnh của mỗi con người hoặc mỗi nhóm người trong giao tiếp.
2 Đặc trưng của phong cách giao tiếp2.1 Tính ổn định
Tính ổn định của phong cách giao tiếp biểu hiện ở chỗ, phong cách giao tiếp của mỗi con người, mỗi nhóm người là tương đối như nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau Chẳng hạn, một giáo viên có phong cách giảng bài chậm rãi, ung dung thư thái, thì không chỉ trên bục giảng mà ngay cả với đồng nghiệp hay người thân trong gia đình, người đó cũng thường nói chậm rãi, ung dung thư thái như vậy.
Tính ổn định của phong cách giao tiếp được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó cơ bản là:
- Đặc điểm thể chất của cá nhân: Chẳng hạn như chiểu cao, tỉ lệ giữa các phẩn của cơ thể: đầu, mình, chân,tay cũng ánh hưởng nhiểu đến dáng đi, đứng.
- Nghề nghiệp: Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, mỗi con người thường tham gia vào những quan hệ giao tiếp ổn định, trong những điểu kiện, hoàn cảnh cũng tương đối ổn định, chúng tạo nên những nét riêng trong giao tiếp của những người cùng nghề Từ đó, phong cách giao tiếp của người thầy giáo khác phong cách giao tiếp của người thầy thuốc, phong cách giao tiếp của người thư ký khác phong cách giao tiếp của nhà khoa học, phong cách
Trang 4giao tiếp của người kinh doanh khác phong cách giao tiếp của người nông dân…
- Đặc trưng của thời đại: Chẳng hạn, phong cách giao tiếp của con người trong thời kỳ đổi mới có nhịp điệu nhanh, hối hả, khẩn trương hơn thời bao cấp.
Tính ổn định của phong cách giao tiếp tạo nên nét riêng của mỗi con người, mỗi nhóm người trong giao tiếp.
2.2 Tính chuẩn mực
Giao tiếp là một hành vi xã hội phổ biến của con người Nó được quy định bởi các chuẩn mực xã hội, như đạo đức, văn hoá, thẩm mỹ, pháp luật; phong tục, tập quán, truyền thống, lễ giáo và các nguyên tắc khác được ấn định trong giao tiếp.
Ví dụ: Một học sinh muốn trả lời câu hỏi của thầy giáo thì câu mở đầu phải là: “ Em thưa thầy ”; Một nhân viên khi báo cáo kết quả với giám đốc thì phải: “ Thưa giám đốc .” đó là phép lịch sự tối thiểu.
Trong giao tiếp, nếu ta không tuân thủ các chuẩn mực, các quy tắc, thì chúng ta dễ bị đánh giá là “thiếu văn hóa”, " thiếu giáo dục”, “ hỗn láo” hoặc nhẹ nhàng hơn là “ không lịch sự”.
2.3 Tính linh hoạt của phong cách giao tiếp
Trong phong cách giao tiếp của mỗi con người, bên cạnh những yếu tố ổn định, khó thay đổi, còn có những yếu tố được thay đổi theo tình huống giao tiếp, chúng giúp con người có những lời nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể Như vậy, tính linh hoạt trong phong cách giao tiếp nói lên sự khéo léo, mềm dẻo của mỗi con người trong giao tiếp, ứng xử với người khác nhằm giúp cho quá trình giao tiếp đó đạt hiệu quả.
3 Các loại phong cách giao tiếp
Trang 5Phong cách giao tiếp của mỗi con người có những nét riêng không ai giống ai Nói cách khác phong cách giao tiếp của con người là rất đa dạng và phong phú Tuy vậy, căn cứ vào những nét nổi trội, điển hình, nhiều nhà tâm lý học phân biệt 3 loại phong cách giao tiếp: Phong cách dân chủ, phong cách độc đoán và phong cách tự do
3.1 Phong cách giao tiếp dân chủ
Phong cách giao tiếp dân chủ biểu hiện qua những nét nổi bật sau đây: - Bình đẳng, gần gũi, thoải mái:
Người có phong cách dân chủ có xu hướng tạo không khí bình đẳng, thân mật, thoải mái trong giao tiếp Họ cố gắng thu hẹp khoảng cách với đối tượng giao tiếp tới mức có thể, thông qua ăn mặc, đi đứng, nói năng, điệu bộ, cử chỉ v.v Chẳng hạn, một người lãnh đạo dân chủ thì khi tiếp khách, cho dù đó là nhân viên dưới quyền, họ thường niềm nở, vui vẻ chìa tay ra cho khách, mời khách ngồi, chủ động ngồi gần khách, quan tâm hỏi thăm sức khỏe v.v
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm tâm lí cá nhân của họ
Trong giao tiếp, người có phong cách dân chủ thường chú ý tìm hiểu các đặc điểm tâm lí cá nhân của đối tượng giao tiếp như: sở thích, thói quen, nhucâu,quan điểm v.v để từ đó có phương pháp tiếp cận hợp lý Chính vì vậy mà họ thường được đánh giá là dễ gần, dễ thông cảm, dễ nói chuyện, không khoảng cách v.v.
- Lắng nghe đối tượng giao tiếp
Lắng nghe là một trong những nét nổi bật thường thấy ở người có phongcách giao tiếp dân chủ Họ điềm tĩnh, kiên trì lắng nghe người khác và những ý kiến xác đáng của người khác luôn được họ quan tâm đáp ứng kịp thời hoặc có lời giải thích rõ ràng.
Trang 6Phong cách giao tiếp dân chủ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, yên tâm, tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong công việc Chính vì vậy mà người có phong cách giao tiếp dân chủ thường được nhiều người yêu mến, kính trọng, tin tưởng.
Tuy nhiên, dân chủ phải có nguyên tắc, không xoá nhoà mọi ranh giới giữa người này với người khác trong giao tiếp Trong trường hợp ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng “cá mè một lứa”, xuề xoà, “dân chủ quá trớn” Đặc biệt, trong giao tiếp mang tính chất công việc, dù người đối thoại có thoải mái đến mức độ nào đi chăng nữa, thì vẫn có những nguyên tắc mà chúng ta không được bỏ qua.
3.2 Phong cách giao tiếp độc đoán
Ngược với phong cách dân chủ là phong cách độc đoán Người có phong cách giao tiếp độc đoán thường đề cao nguyên tắc, đòi hỏi ranh giới phải được tôn trọng Họ thường hành động một cách cứng rắn, kiên quyết, đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều cứng nhắc, xuất phát từ ý của mình, ít chú ý đến người khác, vì vậy không ít người ngại tiếp xúc với họ Ở những tổ chức mà người lãnh đạo là người có phong cách độc đoán, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân viên khó được phát huy Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phức tạp, khẩn cấp, đòi hỏi một con người quyết đoán, dám chịu trách nhiệm thì phong cách giao tiếp độc đoán thường phát huy được tác dụng
3.3 Phong cách giao tiếp tự do
Người có phong cách giao tiếp tự do thường biểu hiện những đặc điểm sau:
- Hành vi, lời nói, ứng xử, thái độ bị chỉ phối nhiều bởi tâm trạng, cảm xúc và tình huống Do đó, các nguyên tắc, chuẩn mục nhiều khi bị coi nhẹ
Trang 7Ví dụ: Một người lãnh đạo dễ dàng bỏ qua, không xử lý vi phạm kỷ luật của nhân viên, hoặc nhân viên thích nghỉ sớm thì cho nghỉ ngay, không cần biết lý do có thoả đáng hay không
- Mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp thường dễ dàng thay đổi; Ví dụ: A đang đi cùng B thì gặp C, A dừng lại trò chuyện với C và quên luôn cả B đang đứng chờ và việc mà A đang giúp B.
- Quan hệ giao tiếp rộng nhưng hời hợt, không sâu sắc.
Phong cách giao tiếp tự do có ưu điểm là làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, do đó phát huy được tính tích cực của họ, đặc biệt là với những người có ý thức tự giác cao Song nguời có phong cách giao tiếp tự do cũng dễ bị người khác coi thường, dễ bị đánh giá là thiếu đứng đắn và thiếu nghiêm túc.
Như vậy, ba loại phong cách giao tiếp nêu trên đều có những mặt yếu và mặt mạnh Không có loại nào là tối ưu cho mọi trường hợp Điều này đòi hỏi chúng ta phải biết kết hợp cả ba loại phong cách giao tiếp và tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể mà thể hiện phong cách giao tiếp tối ưu nhất.
Chương II Phân tích phong cách giao tiếp của một cá nhân trong thực tế.
Ông Luân, giám đốc công ty TNHH Sao Vàng, phụ trách 30 nhân viên Công ty Sao Vàng do chính ông đứng ra thành lập đã đi vào hoạt động hơn 1 năm nay Do là công ty mới và nhân viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm nên mọi việc trong công ty đều do ông Luân tự mình đưa ra các quyết định Khi giải quyết các công việc của công ty, ông thường xuyên áp đặt ý kiến của mình, không nghe ý kiến đóng góp của nhân viên.
Thời gian đầu vừa thành lập, mọi việc trong công ty diễn ra thuận lợi , công ty dần đi vào hoạt động ổn định Nhưng thời gian gân đây, nhân viên
Trang 8trong công ty bắt đầu chán nản, mệt mỏi, thường xuyên không tập trung vào công việc.
* Phân tích phong cách giao tiếp của ông Luân:
- Phong cách giao tiếp của ông Luân là phong cách giao tiếp độc đoán.
Ông luôn đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều cứng nhắc, xuất phát từ ý của mình, ít chú ý đến các nhân viên khác Với lối tư duy áp đặt là kiểu tư duy luôn cho mình là đúng, bắt buộc người khác phải suy nghĩ và hành động theo quan điểm của mình.
- Ưu điểm của phong cách giao tiếp độc đoán:
+ Trong hoàn cảnh phức tạp, khẩn cấp, đòi hỏi một con người quyết đoán, dám chịu trách nhiệm thì phong cách giao tiếp độc đoán thường phát huy được tác dụng
- Nhược điểm phong cách giao tiếp độc đoán:
+ Ở những tổ chức mà người lãnh đạo là người có phong cách độc đoán, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân viên khó được phát huy.
+ Họ thường hành động một cách cứng rắn, kiên quyết, đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều cứng nhắc, xuất phát từ ý của mình, ít chú ý
đến người khác, vì vậy không ít người ngại tiếp xúc với họ.
+ Người có phong cách giao tiếp độc đoán này dễ hình thành ở nhân viên tâm thế chống đối ngầm, không tuân theo nguyên tắc làm việc.
* Nếu là ông Luân trong trường hợp trên việc giải quyết vấn đề và quản lý nhân viên hiệu quả hơn, có thể giải quyết như sau:
- Ông nên thay đổi phong cách độc đoán sang phong cách giao tiếp dân chủ sẽ tốt hơn bởi Thế mạnh của một người lãnh đạo có phong cách giao tiếp dân chủ:
Trang 9+ Tạo được cảm giác gần gũi, thoải mái đối với cấp dưới.
+ Nhà lãnh đạo theo phong cách giao tiếp dân chủ thường được nhân viên yêu mến, kính trọng, tin tưởng.
+ Làm cho nhân viên của công ty cảm thấy tự tin, phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong mọi công việc điều này làm cho công ty ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn
- Các vấn đề chung của công ty nên mang ra họp, thảo luận và thống nhất giữa các thành viên trong công ty.
- Trao cho nhân viên quyền tự do được phát biểu ý kiến, lắng nhe ý kiến của họ Mỗi cá nhân trong công ty đều là nhân tố giúp công ty ngày một đi lên và phát triển.
- Người cán bộ lãnh đạo như ông Luân phải biết động viên, khuyến khích kịp thời để cho cấp dưới tin tưởng và thấy mình được tôn trọng.
Tuy nhiên, không thể có một phong cách giao tiếp tối ưu cho mọi trường hợp, dù đó là phong cách giao tiếp dân chủ Vậy nên, vì vậy người giao tiếp đó - cụ thể là ông Luân, cần kết hợp hài hoà giữa các phong cách để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Chương III Ý nghĩa của việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong giao tiếp vào công việc, cuộc sống hàng ngày của bản thân.
Thứ nhất, việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp giúp chúng ta tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, không áp lực căng thẳng: Ngay trong những giây phút đầu tiên tiếp xúc, chúng ta phải tạo được bầu không khí thân mật, gân gũi, hữu nghị Muốn vậy, trước hết chúng ta cần chú ý đến những biểu hiện về lời nói, cách diễn đạt, ăn nói ứng xử cần khéo léo Chẳng hạn, khi trò chuyện, cần sử dụng phong cách giao tiếp tự do thoải mái, nhiệt tình,
Trang 10chân thành, cởi mở, không được làm cho bầu không khí trở nên nặng nể, căng thẳng.
Thứ hai, sử dụng phong cách giao tiếp phù hợp giúp bản thân mở rộng được nhiều mối quan hệ Tạo được thiện cảm ở người khác, những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh Từ cách ăn nói thuyết phục, lắng nghe người khác, thấu hiểu,… ta tạo dấu ấn cho người khác, có cơ hội đạt được thành công trong công việc và học tập.
Thứ ba, trong gia đình cần chia sẻ, trò chuyện cùng nhau với 1 thái độ chân thành… làm xóa nhòa mọi khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình Trong học tập và làm việc nhóm giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm phải bình đẳng, lắng nghe nhau, cùng xây dựng ý kiến ,… Từ đó, giúp bản thân cũng như mọi người trong nhóm, tập thể có thể được sống và làm việc trong một bầu không khí tâm lý thoải mái, tin tưởng lẫn nhau.
Hơn nữa, nó chính là chìa khóa gắn kết được mối quan hệ trong công việc cũng như học tập,… chúng ta phải thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với những tình huống và hoàn cảnh khác nhau Từ đó, sử dụng phong cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất
Trang 11
Kết luận
Thế giới tâm hồn con người là vô cùng phong phú và cũng đầy phức tạp, biến động khó lường vì thế giới luôn vận động, phát triển Để vận dụng thành công phong cách giao tiếp cần một sự am hiểu con người sâu sắc, một bản lĩnh, kinh nghiệm sống phong phú, một tấm lòng vị tha, đại lượng vì lợi ích chung, vì sự văn minh, tiến bộ, hạnh phúc của tập thể nói riêng và của xã hội nói chung.
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Chu Văn Đức, "Giáo trình kỹ năng giao tiếp" (2005), NXB Hà Nội 2 https://giatricuocsong.org/tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep/ Tầm
quan trọng của kĩ năng giao tiếp (2021)